Blog

Nhân lực và máy móc thiết bị nhà thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Trong nội dung bài viết này, người viết xin đề cập đến các quy định pháp luật đối với việc kê khai và đánh giá kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu, thực tiễn thực hiện; đồng thời đề xuất một vài giải pháp nhằm “hỗ trợ” các nhà thầu và chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình chuẩn bị HSDT cũng như đánh giá HSDT.

Quy định về kê khai và đánh giá kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu

Về kê khai kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu: HSMT là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để bên mời thầu đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Vì vậy, lẽ dĩ nhiên trong HSMT (đối với gói thầu không thực hiện sơ tuyển) chắc chắn phải đưa ra các yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. HSDT là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của HSMT và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong HSMT. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của HSMT, HSDT đương nhiên cũng phải kê khai kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tham dự thầu.

Trước hết, phải khẳng định rằng, việc kê khai kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu là nhằm chứng minh khả năng thật sự của nhà thầu hay nói cách khác là thực lực mà nhà thầu có thể huy động để thực hiện gói thầu. Nhà thầu là tổ chức thì khi kê khai kinh nghiệm và năng lực trong HSDT cần tuân thủ một số quy định như sau:

Thứ nhất, nhà thầu phải kê khai trung thực các thông tin liên quan đến kinh nghiệm và năng lực của mình theo đúng yêu cầu của HSMT.

Thứ hai, nhà thầu chỉ được sử dụng năng lực, kinh nghiệm của chính mình (tức là thực lực sẵn có của chính mình) để kê khai trong HSDT (bao gồm cả thực lực của các đơn vị thành viên, nếu được huy động) để đảm bảo rằng nếu trúng thầu sẽ huy động được để thực hiện các nội dung công việc của gói thầu.

IMG

Chẳng hạn, trường hợp công ty mẹ hay tổng công ty tham dự thầu thì chỉ kê khai năng lực và kinh nghiệm của đơn vị (công ty con, chi nhánh, xí nghiệp…) được giao trực tiếp thực hiện gói thầu nếu công ty mẹ hay tổng công ty thực tế sẽ huy động các đơn vị này tham gia thực hiện gói thầu khi được lựa chọn trúng thầu. Tuy nhiên, trường hợp cả công ty mẹ hay tổng công ty và các công ty con cùng tham dự thầu một gói thầu thì công ty mẹ hay tổng công ty chỉ kê khai kinh nghiệm và năng lực của mình mà không bao gồm kinh nghiệm và năng lực của công ty con và ngược lại, công ty con cũng chỉ được kê khai kinh nghiệm và năng lực của chính mình trong HSDT (không bao gồm kinh nghiệm và năng lực của công ty mẹ hay tổng công ty).

Thứ ba, nhà thầu liên danh kê khai kinh nghiệm và năng lực trên cơ sở văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên nhằm đảm bảo tổng kinh nghiệm và năng lực của liên danh đáp ứng yêu cầu của HSMT; đồng thời kinh nghiệm và năng lực của từng thành viên đáp ứng yêu cầu đối với phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

Thứ tư, khi kê khai kinh nghiệm và năng lực, nhà thầu phải nộp đầy đủ các tài liệu kèm theo (được quy định trong HSMT) để chứng minh kinh nghiệm và năng lực đã kê khai trong HSDT. Chẳng hạn, khi kê khai kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự thì nhà thầu phải nộp kèm theo các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp đồng đó và phải có xác nhận của chủ đầu tư; kê khai năng lực kỹ thuật như máy móc, thiết bị thì nhà thầu phải kèm theo văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê (đối với trường hợp không thuộc sở hữu của nhà thầu); kê khai năng lực tài chính thì phải kèm theo báo cáo kiểm toán và các văn bản tài chính khác như báo cáo kiểm toán, tờ khai tự quyết toán thuế, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế…

 

Về đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu: Theo quy định của Luật Đấu thầu, việc đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu được thực hiện ở bước đánh giá chi tiết HSDT. Nhà thầu vượt qua bước đánh giá sơ bộ sẽ được tiếp tục đánh giá chi tiết, ở bước này, kinh nghiệm và năng lực mà nhà thầu đã kê khai trong HSDT sẽ được xem xét, đánh giá. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Luật Đấu thầu, trong đó bao gồm việc được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực.

Trên cơ sở các quy định đối với nhà thầu khi kê khai kinh nghiệm và năng lực trong HSDT, việc đánh giá HSDT của chủ đầu tư, bên mời thầu cũng cần phải bảo đảm một số nguyên tắc.

Thứ nhất, việc đánh giá HSDT chỉ và phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT (trong đó có tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực), các yêu cầu khác nêu trong HSMT, đồng thời căn cứ vào HSDT đã nộp cũng như các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu theo phương pháp và trình tự đánh giá lần lượt được quy định tại các Điều 29, Điều 35 Luật Đấu thầu; không được phép thay đổi, bổ sung tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực sau thời điểm đóng thầu.

 

Thứ hai, chỉ xem xét đánh giá kinh nghiệm và năng lực thực tế của nhà thầu trên cơ sở kê khai của nhà thầu khi có kèm theo đầy đủ các văn bản, tài liệu chứng minh.

 

Thứ ba, đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá kinh nghiệm phải thực hiện trên cơ sở thỏa thuận liên danh (trong đó có phân định trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh) theo nguyên tắc kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu liên danh là tổng kinh nghiệm và năng lực của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014


Các căn cứ chứng minh năng lực tài chính của nhà thầu


Các căn cứ chứng minh năng lực tài chính của nhà thầu được Căn cứ Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

Tiêu chuẩn đánh giá đúng năng lực của các nhà thầu xây dựng

“b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác”

Mẫu hồ sơ năng lực công ty

Khi tham gia đấu thầu dự án, công ty sẽ gửi đến hội đồng thẩm định Hồ sơ năng lực của công ty, gồm những thông tin cần thiết về lịch sử hình thành, thành tích đạt được, nguồn vốn, khả năng tài chính…

Download Mẫu hồ sơ năng lực công ty

Mật khẩu : Cuối bài viết

Xem thêm: Báo giá thiết kế hồ sơ năng lực – Company Profile

Hồ sơ năng lực của công ty cũng ảnh hưởng nhất định tới thành công của công ty trong những dự án lớn.

Mẫu hồ sơ năng lực công ty

GIỚI THIỆU CHUNG

 

 

Kính gửi Quý khách hàng!

 

Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông DTC được ra đời vào ngày 17 tháng 3 năm 2006 trong lúc sự phát triển và bùng nổ Công nghệ và Truyền thông tại Việt Nam. Ra đời với sứ mệnh phục vụ khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đưa ra những giải pháp hữu ích nhất. DTC đã tự lựa chọn cho mình con đường đi lên lấy chất lượng và uy tín hàng đầu. Năm 2006 cũng là năm thương hiệu DTC chính thức được ra đời.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong đa lĩnh vực như: Truyền thông, Quảng cáo, Quảng cáo trực tuyến, Thiết kế website; cung cấp các dịch vụ gia tăng trên Internet và Điện thoại; cung cấp các giải pháp thương mại điện tử; … Với các chuyên gia hàng đầu, quy trình làm việc chuyên nghiệp, khép kín. Con người DTC luôn được trau dồi, tu dưỡng và ý thức được sứ mệnh phục vụ khách hàng của mình. “Chăm sóc khách hàng là để tồn tại và phát triển” đã là câu nói cửa miệng của mỗi con người DTC.

Trong thời gian sắp tới, Việt Nam tiếp tục tham gia và hội nhập mạnh mẽ với thế giới trên mọi phương diện. Rất nhiều cơ hội, thách thức đang chờ đón chúng ta ở phía trước. DTC cũng sẽ không ngừng lắng nghe những ý kiến góp ý đầy thiện chí, cũng như những phê bình nghiêm túc để phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến quy trình quản lý, và cải thiện chất lượng phục vụ theo phương châm: “Không ngừng học hỏi, sáng tạo”.

DTC luôn trân trọng giá trị nền tảng cho sự phát triển, đó là các cơ hội được hợp tác với Quý khách hàng. Và không có bất kỳ khó khăn nào có thể ngăn cản chúng tôi mang lại những giá trị tiện ích phù hợp với mong muốn và lợi ích của Quý khách hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng với tập thể DTC đoàn kết, vững mạnh và sự ủng hộ của Quý khách hàng, DTC chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

 

Hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

 

 

 

 

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

 

  1. GIỚI THIỆU VỀ DTC:

 Tháng 3 năm 2006 Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC được ra đời với mục đích và tôn chỉ hàng đầu là xây dựng một phong cách phục vụ đẳng cấp, đáp ứng càng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng với thời gian ngày càng rút ngắn và hiệu quả ngày càng nâng cao.

Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC tiến tới mục tiêu triển khai toàn diện các dịch vụ hỗ trợ và giải pháp kinh doanh và tiếp thị công nghệ số trên Internet tại Việt Nam và khu vực, giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ thông tin, truyền thông kỹ thuật số và Internet trong việc phát triển kinh doanh. Ngoài ra, phát triển và đẩy mạnh các dự án truyền thông, xây dựng một tập đoàn truyền thông lớn mạnh.

DTC với định hướng trở thành một tập đoàn công nghệ truyền thông và quảng cáo trực tuyến, phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp sức mạnh tri thức, tính đoàn kết tập thể và công nghệ ở một tầm cao mới. Với cơ cấu gọn nhẹ, khả năng tài chính vững mạnh và kinh doanh ổn định cùng với một phương pháp quản trị doanh nghiệp áp dụng CNTT, DTC đang ngày càng khẳng định vị trí và vị thế trong lĩnh vực phần mềm, truyền thông, và quảng cáo trực tuyến.

Phương châm hoạt động của Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC:

Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC luôn hướng tới những công nghệ cao nhằm mục đích tư vấn cũng như chuyển giao công nghệ có chất lượng cao tới khách hàng. Chính điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng trong bối cảnh kinh tế hội nhập.

Đối với Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC sự hài lòng của khách hàng là điều quan trọng nhất. Sự hài lòng này đã và đang được thể hiện rõ nét trong từng dịch vụ, sản phẩm mà Công ty cung cấp: chất lượng cao của sản phẩm, dịch vụ; của giải pháp; và điều quan trọng nhất là mạng lại hiệu quả cho khách hàng.

Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC đã xây dựng những nguyên tắc chuẩn trong phục vụ khách hàng như sau:

  • Đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả mọi yêu cầu của khách hàng.
  • Đảm bảo sự hoạt động liên tục đối với các dịch vụ mà Công ty cung cấp.
  • Nhiệt tình, chu đáo với thái độ nhanh nhẹn, hòa nhã.
  • Đảm bảo cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý và sức cạnh tranh cao.
  • Luôn quan tâm đến chính sách đào tạo nhân viên để đảm bảo tính chuyên môn cao.

 

  1. TƯ CÁCH PHÁP NHÂN:

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông DTC.

Tên giao dịch quốc tế: DTC Communication Jsc.

VP tại Hà Nội: Tòa nhà F4, Khu đô thị Trung Yên Yên Hòa, Cầu giấy, Hà Nội

VP tại TP.HCM: Số 322 Lê Hồng Phong, Q10, TP.HCM

Tel: 04.2691636                                                Fax: 04.2691696

Website: http://dtc.vnn.vn

E-mail: sales@dtc.vnn.vn / hcm@dtc.vnn.vn

  1. SẢN PHẨM DỊCH VỤ:

 

Với định hướng chiến lược trong vòng 3 năm DTC phấn đấu trở thành công ty chuyên nghiệp hàng đầu khu vực trong các lĩnh vực hoạt động chính: Truyền thông, Quảng cáo trực tuyến, Tư vấn thiết kế website, Dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet, Giải pháp thương mại điện tử, … DTC đã và đang tập trung năng lực chuyên môn và nguồn lực tài chính cho các lĩnh vực hoạt động sau:

 

  • Quảng cáo và truyền thông

+ Quảng cáo trực tuyến

+ Quảng bá trực tuyến

+ Xuất bản báo điện tử

+ Tư vấn xây dựng hệ thống TMĐT

+ Nghiên cứu thị trường trực tuyến

  • Tư vấn, thiết kế website

+ Tư vấn thiết kế website giới thiệu doanh nghiệp

+ Tư vấn thiết kế website bán hàng

+ Tư vấn thiết kế và cung cấp giải pháp TMĐT

+ Hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giải pháp xử lý sự cố

  • Dịch vụ tên miền và lưu trữ dữ liệu

+ Đăng ký tên miền quốc tế và việt nam

+ Cung cấp server lưu trữ

+ Cung cấp giải pháp email doanh nghiệp

+ Cung cấp giải pháp bảo mật, bảo vệ hệ thống

  • Giải pháp TMĐT

+ Xây dựng dự án TMĐT

+ Tư vấn, hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm TMĐT

+ Cung cấp giải pháp TMĐT cho doanh nghiệp

  1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN:

Các sản phẩm dịch vụ của DTC đều được xây dựng trên nền tảng kết hợp công nghệ hiện đại của thế giới và khả năng sáng tạo của người Việt Nam. Việc ứng dụng Khoa học Công nghệ tiên tiến và khai thác nguồn nhân lực trong nước đã giúp cho DTC tạo ra được những sản phẩm chuyên nghiệp đẳng cấp quốc tế với giá cả cạnh tranh.

Các dự án được quản lý và thực hiện theo những quy trình và tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nội dung và tiến độ của khách hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống hỗ trợ khách hàng của DTC bao gồm một đội ngũ các nhà tư vấn, thiết kế và chuyên viên lập trình giỏi được đào tạo chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong các dự án quốc tế luôn luôn sẵn sàng để phục vụ các bạn.

  • Công nghệ

Thiết kế: Công nghệ 3 chiều của Autodesk 3D Studio, phim 2 chiều Macromedia Flash, Xử lý ảnh Adobe Photoshop, vẽ đồ hoạ Adobe Inlustrator, Corel Draw với những phiên bản mới nhất, chuyên nghiệp nhất.

  • Lập trình

DTC định hướng phát triển và sử dụng công nghệ phần mềm thương mại với tính ổn định cao và các hệ thống hỗ trợ chuyên nghiệp nhất của Microsoft, Oracle…

     Môi trường Windows

    Công nghệ .NET, Web+

    Ngôn ngữ : C#, VB, ASPX, PHP…

    Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server, Oracle, MySql

Tư vấn hệ thống Công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, dịch vụ lập trình quốc tế, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ quản trị hệ thống, phát triển các ứng dụng Web, cung cấp các dịch vụ IT chuyên nghiệp và dịch vụ gia tăng là các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Các giải pháp của DTC là các giải pháp phần mềm nền tảng nhằm xây dựng một hệ thống thông tin tổng thể hoàn thiện, ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ hệ thống quản lý tổ chức và doanh nghiệp. Cách tiếp cận đó là sự khác biệt cơ bản của DTC so với các công ty phần mềm khác trong bối cảnh thị trường vốn rất quen thuộc với cách tiếp cận truyền thống là phát triển các ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề tác nghiệp cụ thể trong quản lý. Với đội ngũ tư vấn giỏi và có kinh nghiệm, chúng tôi được các khách hàng tin tưởng trong việc hoạch định các chiến lược và lộ trình đầu tư toàn diện một cách hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

  • Platform: Sun J2EE technology, Hewlett-Parkard e-speak technology, Microsoft platform.
  • Web Servers & Application Servers: IIS, Apache Web Server, IBM Websphere, BEA Weblogic, SiliverStream, Microsoft.NET.
  • Middleware & Web Services: J2EE/EJB, RMI, CORBA, ORBit, RMI-IIOP, COM/DCOM, MTS, SOAP, DB2 XML Extender.
  • Programming Language and Scripting: Java, C, C++, Visual Basic, Delphi, JSP, Perl, ASP, ASP.NET, Java/VB Script, XML/XSL, XSL-FO, Lotus Notes Domino, HTML/DHTML, WebL, PL/SQL, VisualAge for Java.
  • Web Deverlopment: HTML/DHTML, WebL, ASP, Servlet/JSP, Java Scrip, VB Scrip, Perl, PHP, MS FrontPage, MS Visual InterDev, CoffeeCup HTML, Macromedia Studio MX, Adobe PhotoShop, Corel Draw, DTC’s Autonomous Dweb.
  • Operating System: Sun Solaris, Redhat Linux, MS DOS, MS Window 95/98/NT/2000, Novel Netware, OS/400, HP Unix, AIX, AS/400, Sun Solaris, OS/2, and VMS/VÃ.
  • Database: Oracle, MS SQL Server, MS Access, FoxPro , MySQL, DB2, PostgreSQL, Lotus Notes Domino, Sybase.
  • Networking: Novell, Window NT/2000, UNIX, Linux, Internet/Intranet, WAN/LAN, Voice over IP, low-level TCP/IP, Symbian OS, Mobile Computing.
  • Web based applications: Lotus Notes, MS Exchange, and Mdaemon.
  • Analysis anh design tools: Rational Rose, Rational XDE, ERWin, Oracle, UML.
  • Solutions and architecture: Portal server and applications, Data warehouse implementations, Web-based Applications, Client/Server Applications, e-Commerce, ERP solutions.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC là một trong những công ty cung cấp các dịch vụ về truyền thông với một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao.

Cán bộ, nhân viên của DTC luôn tâm niệm hai chữ “Chất lượng” là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. “Chất lượng” của DTC được thể hiện trong từng khâu, từng giai đoạn và mọi lúc mọi nơi. Chính điều này đã tạo nên niềm tin của khách hàng đối với DTC.

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

TÊN KHÁCH HÀNG ĐỊA CHỈ
Tập đoàn Việt Á – VAPOWER 18/2, 370 Cầu giấy, Hà Nội
Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh

VPBANK

Số 8 – Lê Thái Tổ, Hà Nội
Tập đoàn Công nghệ MK Toà nhà M3-M4,
91 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Trường PTTH Nguyễn Trãi An hưng – An dương – Hải Phòng
Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – VUSTA 53 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Viện Nghiên cứu Xã hội 53 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Công ty CP Truyền thông Pri 12 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Công ty CP Đầu tư Bất động sản – Ngân hàng VPBank (VPreit) 141 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Công ty CP Tập đoàn địa ốc Viễn Đông Số 17/167 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Công ty Phần mềm và Truyền hình Việt Nam (CEC) 14/192 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng Công ty Thương mại Hapro 38-40 Lê Thái Tổ – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Công ty phần mềm và truyền thông VASC 99 Triệu Việt Vương, Hà Nội
Công ty TNHH TM & DV Anh Tuấn 44 Đào Tấn – Ba Đình – Hà Nội
Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị – HUD 777 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội
Công ty Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Anh Vũ 21 Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội
Công ty CP Xây dựng & Trang thiết bị Viễn Đông Số 17/167 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội

 

DỰ ÁN TIÊU BIỂU

  1. Cổng thông tin về công nghệ, máy tính, laptop hàng đầu Việt nam

http://www.yeulaptop.vn

  1. Cổng thông tin về doanh nghiệp, cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Lưu trữ hàng trăm nghìn tên, số điện thoại cùng địa chỉ của doanh nghiệp trên toàn quốc:

http://www.admin.vn

  1. Dự án kết hợp cùng VOVNEWS: Tra cứu và đánh giá thương hiệu, logo của các doanh nghiệp.

http://www.logovietnam.vn

  1. 4. Báo điện tử Tin mới: Một trong những kênh thông tin trực tuyến hàng đầu tại Việt nam. Đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng thứ hạng truy cập của Google, Alexa.

http://tinmoi.vn

  1. 5. Báo điện tử Tin cổ phiếu: Kênh thông tin về thị trường chứng khoán, cổ phiếu hàng đầu tại Việt Nam.

http://tincophieu.vn

  1. 6. Phần mềm quản lý truy xuất dữ liệu– Bộ phận Thẻ VPBANK
  2. 7. Phần mềm trực tuyến quản lý dữ liệu Liên hiệp hội các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA ( Trong khuân khổ dự án xây dựng cơ sở dữ liệu các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam)
  3. 8. Cổng thông tin tập đoàn điện lực Việt Á – VIETA/VAPOWER

– Website tập đoàn

– Website 17 công ty thành viên

– Website 4 nhà máy trực thuộc

– Hệ thống email

– Hệ thống quản lý thông tin nội bộ

  1. 9. Cổng thông tin tập đoàn công nghệ MK

– Website tập đoàn

– Website công ty thẻ nhựa

http://mk.com.vn

  1. 10. Tập đoàn địa ốc Viễn đông

http://tapdoanviendong.vn

  1. 11. Phần mềm quản lý thư viện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
  2. 12. Website Trường PTTH Nguyễn trãi – Hải phòng

Phần mềm tra cứu và quản lý điểm học sinh.

http://thpt-nguyentrai-haiphong.edu.vn

  1. 13. Cổng thông tin Công ty CP Quản lý Bất động sản Ngân Hàng Ngoài Quốc doanh – VPREIT

– Website công ty Vpreit

– Phần mềm quản lý thông tin, nhân sự nội bộ

– Phần mềm quản lý hỗ trợ dịch vụ Mini Office

– Sàn giao dịch bất động sản ( liên kết của VPBANK – TECHCOMBANK – MILITARY BANK)

http://vpreit.com.vn

  1. 14. Website công ty Phần mềm và Truyền hình Việt Nam

http://cec.vn

  1. 15. Công ty du lịch Hapro; Công ty cổ phần Hapro Bốn Mùa

http://haprobonmua.vn ; http://haprotravel.com

  1. 16. Công ty Du lịch AT Travel

– Website công ty: http://attravel.vn

– Phần mềm quản lý nội bộ trực tuyến: http://internal.attravel.vn

  1. 17. Công ty HUDCIC: http://hudcic.com.vn
  2. 18. Cổng thương mại điện tử công ty Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Anh Vũ

http://anhvumobile.com.vn

Và rất nhiều đơn vị khác đều cảm thấy yên tâm khi sử dụng dịch vụ của DTC bởi sự nhiệt tình, chu đáo của các nhân viên DTC.

Do sự cạnh tranh trên mọi lĩnh vực ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp đều cố gắng giảm chi phí tối đa để tăng tính cạnh tranh. Thấu hiểu được điều nay, DTC đã không ngừng tìm tòi các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, DTC còn tư vấn và cung cấp nhiều giải pháp hữu hiệu khác về truyền thông theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng nhằm đem đến hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiêp.

 

 

 

 

 

 

 

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ  ĐỊNH HƯỚNG

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

 

DTC là một hệ thống đội ngũ nhân viên và lãnh đạo chuyên nghiệp hóa, gồm nhiều thành viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty lớn, đầu ngành. Mô hình vận hành hoạt động công ty được bố trí theo chiều ngang, làm gia tăng sự thuận tiện trong việc vận hành cỗ máy kinh doanh và gia tăng sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận trong công ty.

  1. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

 

 

 

Cơ cấu tổ chức trong công ty được bố trí theo mô hình chiến lược do Ban Giám đốc đề ra với phương châm “Đơn giản – Hiệu quả”, DTC chú trọng vào chuyên môn hóa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm chức năng và phòng ban hỗ trợ.

Cơ cấu tổ chức phân theo chức năng được quản lý và điều hành chặt chẽ theo mô hình thông tin hai chiều tương tác hợp lý. Cho phép mệnh lệnh cấp cao nhất được đi theo con đường ngắn nhất, rõ ràng nhất tới mọi nhân viên, do đó công việc được triển khai đúng mục tiêu, đúng người, đúng việc. Thêm vào đó, đội ngũ nhân lực có trình độ, chuyên nghiệp, các đối tác uy tín đã tạo nên một sức mạnh tổng thể chung cho thương hiệu DTC trong việc cung cấp các dịch vụ tối ưu đến các Quý khách hàng.

Bằng các hệ thống quản trị trực tuyến, chúng tôi đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu để đảm bảo mục tiêu và kế hoạch đề ra luôn thực hiện đúng theo thời gian yêu cầu. Ngoài ra điều này còn giúp đảm bảo các mục tiêu nhân sự luôn rõ ràng và cụ thể. Những điều này đã và đang giúp chúng tôi luôn có 1 đội ngũ nhân sự lớn mạnh, công ty lớn mạnh.

Hầu hết các nhân viên trong Công ty đều đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng. Những kinh nghiệm thực tế, sự cọ xát thường xuyên kết hợp với việc tư trao dồi, rèn luyện kỹ năng đã tạo cho Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC một nguồn nhân lực có kiến thức rộng và sâu trong lĩnh vực mà Công ty cung cấp.

Tại DTC chúng tôi luôn đặt niềm tin vào mỗi nhân sự của mình. Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC luôn mong muốn mỗi thành viên của Công ty là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Họ luôn có cơ hội để phát triển và thành công vì Công ty Quảng cáo Truyền thông DTC luôn có những định hướng phát triển mới phù hợp với họ. Thành công của Công ty được chia cho chính những thành viên xuất sắc của Công ty, những người làm nên sức mạnh của Công ty ngày nay.

  1. ĐỊNH HƯỚNG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:
  • Truyền thông:
  • Tư vấn lập kế hoạch khuyếch trương sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
  • Tổ chức sản xuất và mời tài trợ các sự kiện truyền hình.
  • Xây dựng, tổ chức chương trình, sự kiện truyền thông.
  • Quảng cáo:
  • Tư vấn, thiết kế quảng cáo chuyên nghiệp.
  • Quảng cáo biển tấm lớn, điểm chờ xe bus, xe bus, …
  • Quảng cáo trực tuyến.
  • Công nghệ thông tin:
  • Tư vấn thiết kế website doanh nghiệp.
  • Tư vấn thương mại điện tử.
  • Tư vấn quảng bá website.
  • Thiết kế website, phần mềm, ứng dụng trực tuyến.
  • Cung cấp server, tên miền, lưu trữ website.
  • Cung cấp giải pháp, ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp.

NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

  1. VỐN:

–   Vốn cố định: 750.000.000 vnđ

–   Vốn lưu động: 1.250.000.000 vnđ

  1. NGUỒN VỐN:

–   Vốn chủ sở hữu: 2.000.000.000 vnđ

–   Cam kết tài trợ vốn của một số ngân hàng đối tác với tổng mức tài trợ đương đương tổng nguồn vốn tự có tại cùng thời điểm và tài trợ vốn cho các dự án lớn đến 50% giá trị đầu tư ngay khi DTC ký được HĐ với các đối tác.

–   Các cổ đông sáng lập cam kết tiếp tục góp vốn với tỷ lệ theo mức góp vốn hiện hành để tăng vốn điều lệ lên đến 2.000 triệu đồng.

  1. KẾT QUẢ SXKD NĂM 2006 – 2007 VÀ KHKD NĂM 2008:
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 Kế hoạch 2008
1 Doanh thu 456.222.165 600.953.500 900.000.000
2 Chi phí sản xuất 377.906.440 419.414.993 655.000.000
3 Lợi nhuận 78.315.725 181.538.507 245.000.000
4 Nộp thuế và các nghĩa vụ nhà nước 21.928.403 50.830.782 68.600.000

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU

 MỤC TIÊU:

–  Doanh thu tăng trưởng bình quân: 25% năm

–  Lợi nhuận tăng trưởng bình quân: 30% năm

–  Phấn đấu đến năm 2019  niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán

–  Mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp

  1. GIÁ TRỊ DTC ĐANG XÂY DỰNG:

Giá trị cốt lõi mà DTC đang theo đuổi là niềm tin vào sự nỗ lực và tinh thân làm chủ doanh nghiệp của các thành viên công ty. Với nguồn năng lực nội tại, sự phát triển của DTC được kích hoạt từ hạt nhân là đội ngũ tri thức trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động, chuyên nghiệp, sáng tạo mang lại tinh thần doanh nhân thời đại mới dám chấp nhận thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tại DTC toàn thể lãnh đạo và nhân viên chúng tôi đặt lên hàng đầu phương châm: “Lợi ích của khách hàng là sự sống còn của DTC”.

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Mẫu Giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền cá nhân là văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong nội dung của giấy ủy quyền.
Download Mẫu Giấy ủy quyền

Mật khẩu : Cuối bài viết

1. Mẫu giấy ủy quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————– o0o —————–

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005.

– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:……………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………..

Số CMND: …………………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:…………………………….

Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………………..

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: 

Họ tên:………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………

Số CMND: ……………………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:………………………….

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………………….

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

IV. CAM KẾT

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

……………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Hướng dẫn cách viết Giấy ủy quyền

Cách viết giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng trình bày  theo mẫu chuẩn và trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày,…Các bạn nên đọc kỹ nội dung và cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai sót khi biên soạn giấy tờ.

Sau đây, Hồ sơ xây dựng sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi Giấy Ủy quyền chuẩn nhất.

– Quốc hiệu tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – hạnh phúc

– Tên loại giấy tờ

Giấy ủy quyền + sự việc bạn muốn ủy quyền

Ví dụ: Giấy ủy quyền rút tiền

– Bên ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Ví dụ: Nguyễn văn A, 1990, 135448508, Cầu giấy-Hà Nội

– Bên nhận ủy quyền:

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Ví dụ: Phan Thị B, 1989, 163186546, Đống Đa- Hà Nội

– Nội dung ủy quyền

Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …đến ngày…Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng công  chứng giữa các cá nhân trong pháp nhân)

Sau này, nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì Tòa án sẽ lấy văn bản này làm căn cứ để giải quyết.

Ghi chú:

Nếu bạn bận công việc không thể trực tiếp làm được bạn có thể ủy quyền cho một người nào đó thực hiện công việc đó như lấy hộ bằng tốt nghiệp, hoặc làm thủ tục, ký thay hay bất kỳ công việc gì có thể nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình làm thủ tục thay, để được pháp luật chấp nhận với việc làm thay đó bạn cần có giấy ủy quyền dành cho cá nhân.

Giấy ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân cung cấp mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân và cách viết giấy ủy quyền cho người đọc tham khảo và làm theo, để có thể viết một giấy ủy quyền chuẩn hợp pháp bạn cần có bạn cần cung cấp thông tin của mình và người được ủy quyền với các thông tin như họ tên, ngày sinh, số chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú…và nêu rõ mối quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền là như thế nào.

Cách viết các loại giấy ủy quyền cũng có chút ít khác nhau tùy thuộc vào nội dung ủy quyền, bạn cũng nên tìm hiểu cách viết giấy ủy quyền để có một biểu mẫu tốt nhất.

Sau khi viết xong giấy ủy quyền cá nhân bạn cần có chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền, và cần có xác nhận của địa phương đồng ý và chứng nhận chuyện ủy quyền cá nhân giữa hai cá nhân trên, để tránh xảy ra những tranh chấp hoặc mâu thuẫn không đáng có..

Mẫu thỏa thuận liên danh

Mẫu thỏa thuận liên danh

Thỏa thuận liên danh là mẫu bản đấu thầu về thỏa thuận liên danh của các đơn vị doanh nghiệp. Mẫu đấu thầu thỏa thuận liên danh nêu rõ gói thầu, các thành viên tham gia đấu thầu – thỏa thuận liên danh, nguyên tắc chung của việc đấu thầu thỏa thuận liên danh, trách nhiệm của các thành viên, hiệu lực thi hành đấu thầu.

Download Mẫu thỏa thuận liên danh

Mật khẩu : Cuối bài viết

Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đấu thầu thỏa thuận liên danh tại đây.

Mẫu đấu thầu - thỏa thuận liên danh

THỎA THUẬN LIÊN DANH

……….., ngày………. tháng ………..năm………..

Gói thầu: …………………………………………..[ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: ………………………………………[ghi tên dự án]

– Căn cứ ………………………………..[Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội];

– Căn cứ………………………………..[Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng];

– Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu _______ [ghi tên gói thầu] ngày ___ tháng ____ năm ____;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh [ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà:………………………………………………………………………………………….

Chức vụ:……………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………….

Fax:…………………………………………………………………………………………………………….

E-mail:…………………………………………………………………………………………………………

Tài khoản:…………………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………………..

Giấy ủy quyền số ngày ___tháng ____ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ______ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án _____ [Ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ______ [Ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên trong liên danh. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

– Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh

– Bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng

– Hình thức xử lý khác ___ [Ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án _____ [Ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh

Các bên nhất trí ủy quyền cho _____ [Ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau ([1 Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.]1):

[- Ký đơn dự thầu;

– Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình,làm rõ HSDT;

– Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

– Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

– Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ______ [Ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh _____ [Ghi cụ thể phần công việc và giá trị tương ứng, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh và nếu có thể ghi tỷ lệ phần trăm giá trị tương ứng].

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

– Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

– Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

– Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

– Hủy đấu thầu gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án ______ [Ghi tên dự án] theo thông báo của bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập thành ____ bản, mỗi bên giữ ____ bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH
[Ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Kết luận

Trên đây là Mẫu thỏa thuận liên danh được sử dụng trong việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu. Để có đầy đủ kiến thức về hồ sơ dự thầu các bạn tham khảo thêm các bài viết chủ đề về hồ sơ dự thầu liên quan sau đây.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Bảng tham khảo mã công việc cho công việc lập đơn giá dự toán, dự thầu
  2. Các đơn vị lập hồ sơ dự thầu uy tín
  3. Tổng hợp các mẫu hồ sơ dự thầu
  4. Cẩm nang hồ sơ dự thầu Full từ A-Z
  5. Báo giá lập hồ sơ dự thầu
  6. Các biểu mẫu dự thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : tay quay giàn phơi
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Mẫu cam kết của nhà thầu

Mẫu cam kết của nhà thầu là văn bản được lập ra để ghi chép về những cam kết của nhà thầu. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Download Mẫu cam kết của nhà thầu

Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

…,ngày…tháng…năm…..

CAM KẾT CỦA NHÀ THẦU

Kính gửi: – Nhà đầu tư xây dựng công trình…….

Căn cứ Bản hợp đồng số:…./….-….. ;

Căn cứ tính chất công việc…………..;

Họ và tên:……………………………………………………. Ngày sinh:……….

CMND/CCCD số:………………. Ngày cấp:…/…./……. Nơi cấp:……………..

Nơi ĐKHT:……………………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại:…………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………………………………………….

Chức vụ: Nhà thầu       thuộc  Công ty:………………………………………….

Trụ sở tại:…………………………………………………………………………

Hôm nay, ngày…/…/… tôi là nhà thầu công trình …….tại ……………..xin cam kết những vấn đề như sau:

1.Thời gian và địa điểm thực hiện công việc

– Tiến hành thực hiện đúng như thời gian và địa điểm được giao nhận tức là ngày…/…/…..

Mức độ dự kiến hoàn thành trong vòng…  Năm, trừ trường hợp có các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành tôi sẽ lên kế hoạch thông báo lại cho nhà đầu tư trong khoảng thời gian sớm nhất.

2.Tiến trình làm việc

-Thực hiện đúng như các bên đã thỏa thuận.

-Thực hiện công việc hợp lý đảm bảo quá trình làm việc diễn ra đúng kế hoạch

– Đảm bảo chất lượng công việc tốt, đạt yêu cầu…

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

3.Thái độ làm việc

– Thực hiện công việc đúng thời gian, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc.

– Theo dõi, giám sát công nhân trong quá trình làm việc

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

4.Chất lượng nguyên vật liệu

– Tiến hành kiểm tra chất lượng đầu vào của các nguyên vật liệu đảm bảo đủ tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng.

– Tuyệt đối không sử dụng các nguyên vật liệu không đạt yêu cầu,……………….

……………………………………………………………………………………..

5.Nội dung khác ( nếu có)

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Ngoài ra, tôi cam kết thực hiện chính xác đầy đủ các điều khoản đã thống nhất trong hợp đồng.

Nếu không thực hiện,thực hiện không đầy đủ tôi hoàn toàn xin chịu mọi trách trách nhiệm.

NHÀ THẦU

Mẫu cam kết của nhà thầu là mẫu bản cam kết được nhà thầu lập ra để ghi chép về cam kết của mình khi xây dựng.

  • Mẫu cam kết của nhà thầu nêu rõ:
  • Thông tin của nhà thầu
  • Nội dung cam kết

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Cẩm nang hồ sơ dự thầu Full từ A-Z
  2. Báo giá lập hồ sơ dự thầu
  3. Bảng tham khảo mã công việc cho công việc lập đơn giá dự toán, dự thầu
  4. Tổng hợp các mẫu hồ sơ dự thầu
  5. Các đơn vị lập hồ sơ dự thầu uy tín
  6. Các biểu mẫu dự thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bảo đảm dự thầu là gì và được quy định như thế nào trong luật đấu thầu?

Trên thực tế hiện nay, các vấn đề pháp lý về mời thầu, tham gia đấu thầu, bảo đảm dự thầu đều được người dân quan tâm. Do vậy, để góp phần hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc pháp lý có liên quan về bảo đảm dự thầu của khách hàng, công ty luật Minh Khuê tư vấn như sau:

Khái niệm: Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Điều 11 Luật đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP quy định về bảo đảm dự thầu, theo đó, bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Một là, đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

Hai là, đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

– Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

– Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

+ Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

+ Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

– Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

– Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

– Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2013 thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.

– Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu năm 2013.

– Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Đấu thầu năm 2013;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật Đấu thầu năm 2013;

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

 + Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Mẫu đơn xin dự thầu và mẫu thư giảm giá dự thầu

Mẫu đơn xin dự thầu và mẫu thư giảm giá dự thầu

Đơn dự thầu này được ban hành theo Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Qua đây, Dương Gia muốn cung cấp đến các bạn mẫu đơn dự thầu, mẫu thư xin giảm giá dự thầu cũng như cách viết đơn xin dự thầu.

Download Mẫu đơn xin dự thầu và mẫu thư giảm giá dự thầu

Mật khẩu : Cuối bài viết

1. Mẫu đơn dự thầu

2. Mẫu thư xin giảm giá dự thầu

TT Tên công tác giảm giá Lý do giảm giá Số tiền giảm giá
1 Công tác A X đồng
2 Công tác B Y đồng
3 Công tác C Z đồng

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Cẩm nang hồ sơ dự thầu Full từ A-Z
  2. Báo giá lập hồ sơ dự thầu
  3. Bảng tham khảo mã công việc cho công việc lập đơn giá dự toán, dự thầu
  4. Tổng hợp các mẫu hồ sơ dự thầu
  5. Các đơn vị lập hồ sơ dự thầu uy tín
  6. Các biểu mẫu dự thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2013

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Luật số: 43/2013/QH13

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013

LUẬT

ĐẤU THẦU

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật đấu thầu.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;

g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;

2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;

4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được chọn áp dụng quy định của Luật này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

1. Hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

3. Đối với việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó.

4. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

5. Chứng thư số là chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.

7. Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

8. Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

9. Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.

11. Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

13. Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

14. Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

15. Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

16. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

17. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

18. Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.

19. Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

20. Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

21. Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.

22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

23. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

24. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.

25. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

26. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.

27. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

28. Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

32. Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

33. Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

34. Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

37. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.

38. Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.

39. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học – công nghệ, tài nguyên – môi trường, giao thông – vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.

40. Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.

41. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

43. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

44. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

45. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;

b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 7. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

1. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

c) Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;

d) Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

đ) Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

e) Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

2. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

b) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;

d) Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.

Điều 8. Thông tin về đấu thầu

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

d) Danh sách ngắn;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

i) Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

l) Thông tin khác có liên quan.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 9. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế.

Điều 10. Đồng tiền dự thầu

1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ được chào thầu bằng đồng Việt Nam.

2. Đối với đấu thầu quốc tế:

a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;

b) Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;

c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

d) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài.

Điều 11. Bảo đảm dự thầu

1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

5. Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.

7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.

8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

a) Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;

c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu;

d) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu;

đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;

e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;

g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;

h) Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày cho từng nội dung thẩm định: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình;

i) Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

k) Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

l) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;

m) Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

n) Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

2. Chính phủ quy định chi tiết về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, gói thầu có sự tham gia của cộng đồng; thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư; thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng.

Điều 13. Chi phí trong đấu thầu

1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.

2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;

c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm:

a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;

b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 14. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

1. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

2. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tế để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

a) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh;

b) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

3. Đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp bao gồm:

a) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới;

b) Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật;

c) Nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ.

4. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây:

a) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi;

b) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi.

5. Các đối tượng và nội dung ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ có quy định khác về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Đấu thầu quốc tế

1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

2. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 16. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

1. Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Điều 17. Các trường hợp hủy thầu

1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

4. Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 18. Trách nhiệm khi hủy thầu

Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

1. Cơ sở được tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu cho cá nhân quy định tại Điều 16 của Luật này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

c) Có đội ngũ giảng viên về đấu thầu có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;

d) Có tên trong danh sách cơ sở đào tạo về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Cơ sở đào tạo về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

b) Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu cho học viên theo đúng quy định;

c) Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

d) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 2.

HÌNH THỨC, PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP

MỤC 1. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 20. Đấu thầu rộng rãi

1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.

Điều 21. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 22. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Điều 24. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Điều 25. Tự thực hiện

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 26. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 27. Tham gia thực hiện của cộng đồng

Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

MỤC 2. PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Điều 29. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

Điều 30. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

Điều 31. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

2. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

3. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

Mục 3: TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP

Điều 32. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

1. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập với chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp.

2. Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 3.

KẾ HOẠCH VÀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 33. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Điều 34. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án:

a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

b) Nguồn vốn cho dự án;

c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

d) Các văn bản pháp lý liên quan.

2. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:

a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;

b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;

c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;

d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có);

đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có).

3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Điều 35. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu

1. Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

2. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn, thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

6. Loại hợp đồng:

Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Điều 36. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.

2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:

a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

Điều 37. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này;

b) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi dự án, dự toán mua sắm được phê duyệt hoặc đồng thời với quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện;

b) Căn cứ báo cáo thẩm định, người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Điều 38. Quy trình lựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:

a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:

a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;

b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;

b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng.

6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;

b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;

c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;

d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) Ký kết hợp đồng.

7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;

b) Tổ chức lựa chọn;

c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;

d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 4.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU, HỒ SƠ ĐỀ XUẤT; XÉT DUYỆT TRÚNG THẦU

Điều 39. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Phương pháp giá thấp nhất:

a) Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

2. Phương pháp giá đánh giá:

a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

a) Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

c) Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều này sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 40. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

a) Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất;

b) Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất;

c) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;

d) Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

2. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

3. Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.

Điều 41. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất

Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Điều 42. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

c) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;

b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.

Điều 43. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;

c) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

đ) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.

Chương 5.

MUA SẮM TẬP TRUNG, MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN, MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ; CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG

MỤC 1. MUA SẮM TẬP TRUNG

Điều 44. Quy định chung về mua sắm tập trung

1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.

3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 45. Thỏa thuận khung

1. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.

2. Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm.

MỤC 2. MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN

Điều 46. Điều kiện áp dụng

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 47. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định tại các điều 38, 39, 40, 41, 42 và 43 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết về mua sắm thường xuyên.

MỤC 3. MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ

Điều 48. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế

1. Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV của Luật này.

2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác.

3. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật này;

b) Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 49. Mua thuốc tập trung

1. Mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia và cấp địa phương.

2. Mua thuốc tập trung và lộ trình thực hiện mua thuốc tập trung do Chính phủ quy định.

Điều 50. Ưu đãi trong mua thuốc

Việc ưu đãi trong mua thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này. Đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào thuốc nhập khẩu.

Điều 51. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc đấu thầu; danh mục thuốc đấu thầu tập trung; danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

2. Chính phủ quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế và việc công khai giá thuốc, vật tư y tế theo kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 52. Thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư y tế

Trường hợp các cơ sở y tế ngoài công lập không chọn áp dụng quy định của Luật này đối với mua thuốc, vật tư y tế thì cơ sở y tế đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng mặt hàng thuốc và đơn giá thuốc, giá vật tư y tế đã trúng thầu của các cơ sở y tế công lập tuyến tỉnh trên cùng địa bàn.

MỤC 4. CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG

Điều 53. Hình thức lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.

Điều 54. Quy trình lựa chọn nhà thầu

1. Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;

b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 6.

LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 55. Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Quyết định phê duyệt dự án;

b) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

c) Các văn bản có liên quan.

2. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:

a) Tên dự án;

b) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án;

c) Sơ bộ vốn góp của Nhà nước, cơ chế tài chính của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có);

d) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

e) Loại hợp đồng;

g) Thời gian thực hiện hợp đồng.

Điều 56. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư

1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;

b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 57. Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư

1. Bên mời thầu trình người có thẩm quyền kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời gửi tổ chức thẩm định.

2. Tổ chức thẩm định lập báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền.

3. Người có thẩm quyền căn cứ hồ sơ trình và báo cáo thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 58. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: phương pháp giá dịch vụ, phương pháp vốn góp của Nhà nước, phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước và phương pháp kết hợp.

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 59. Xét duyệt trúng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất hợp lệ;

b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

c) Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

d) Đáp ứng yêu cầu về tài chính;

đ) Dự án đạt hiệu quả cao nhất.

2. Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do nhà đầu tư không trúng thầu.

Chương 7.

LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ QUA MẠNG

Điều 60. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng

1. Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng, các nội dung và quy trình sau đây được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

a) Đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Đăng tải hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên danh;

d) Nộp, rút hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

đ) Mở thầu;

e) Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

g) Ký kết, thanh toán hợp đồng;

h) Các nội dung khác có liên quan.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng và lộ trình áp dụng.

Điều 61. Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.

2. Người sử dụng nhận biết được thời gian thực khi truy cập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu thầu qua mạng.

3. Hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.

Chương 8.

HỢP ĐỒNG

MỤC 1. HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ THẦU

Điều 62. Loại hợp đồng

1. Hợp đồng trọn gói:

a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;

b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;

c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;

d) Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế;

đ) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp sử dụng nhà thầu tư vấn để lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu tư vấn phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc.

2. Hợp đồng theo đơn giá cố định:

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.

3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.

4. Hợp đồng theo thời gian:

Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.

Điều 63. Hồ sơ hợp đồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có);

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:

a) Biên bản hoàn thiện hợp đồng;

b) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

c) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

đ) Các tài liệu có liên quan.

3. Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Điều 64. Điều kiện ký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

Điều 65. Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn

1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật này. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể.

3. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu. Trường hợp bổ sung khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Chính phủ quy định nội dung hợp đồng liên quan đến đấu thầu.

Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.

2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Điều 67. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng (nếu có).

2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

3. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian.

4. Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt. Trường hợp dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng sau khi điều chỉnh phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.

5. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

6. Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

c) Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của nhà thầu gây ra.

7. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

MỤC 2. HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 68. Loại hợp đồng

Hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) và các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Điều 69. Hồ sơ hợp đồng

1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản hợp đồng;

b) Phụ lục hợp đồng (nếu có);

c) Biên bản đàm phán hợp đồng;

d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

h) Các tài liệu có liên quan.

2. Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.

Điều 70. Điều kiện ký kết hợp đồng

1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn còn hiệu lực.

2. Tại thời điểm ký kết, nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm các điều kiện về vốn góp của Nhà nước, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ.

Điều 71. Hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn

1. Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án. Đối với nhà đầu tư liên danh, tất cả các ngành viên liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả đàm phán hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và văn bản thỏa thuận đầu tư.

Điều 72. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.

3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4. Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Chương 9.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU, NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 73. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 của Luật này.

2. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Xử lý vi phạm về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Hủy thầu theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

5. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

7. Đối với lựa chọn nhà thầu, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

a) Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

c) Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 của Luật này.

8. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, người có thẩm quyền còn có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định lựa chọn bên mời thầu;

b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

c) Quyết định xử lý tình huống;

d) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng;

đ) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

e) Yêu cầu bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về đấu thầu và công việc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

9. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

11. Giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

12. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 74. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu.

3. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

4. Quyết định xử lý tình huống.

5. Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

6. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

7. Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

8. Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

9. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

10. Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.

11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

12. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

13. Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này.

14. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 75. Trách nhiệm của bên mời thầu

1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;

e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

d) Quyết định xử lý tình huống;

đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

3. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;

e) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

i) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

k) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

l) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 76. Trách nhiệm của tổ chuyên gia

1. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

3. Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Bảo lưu ý kiến của mình.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 77. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư

1. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).

3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.

4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 78. Trách nhiệm của tổ chức thẩm định

1. Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

3. Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.

4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.

5. Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.

6. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan tranh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Điều 79. Trách nhiệm của bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật này, bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng;

2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp bên mời thầu bị mất chứng thư số hoặc phát hiện chứng thư số bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để hủy bỏ và cấp mới chứng thư số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tổ chức đấu thầu;

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;

4. Kiểm tra và xác nhận việc đăng tải các thông tin của mình đã nhập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 80. Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Ngoài các trách nhiệm quy định tại Điều 77 của Luật này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây:

1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng;

2. Quản lý và không tiết lộ khóa bí mật của chứng thư số được cấp. Trường hợp người sử dụng thuộc nhà thầu, nhà đầu tư bị mất hoặc phát hiện có một bên thứ ba đang sử dụng chứng thư số của đơn vị mình thì phải tiến hành ngay việc thay đổi khóa bí mật chứng thư số, hủy bỏ chứng thư số theo hướng dẫn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư số bảo đảm chứng thư số còn hiệu lực trong suốt quá trình tham gia đấu thầu;

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi đăng nhập bằng chứng thư số của mình;

4. Chịu trách nhiệm về kết quả khi tham gia đấu thầu qua mạng trong trường hợp gặp sự cố do hệ thống mạng ở phía nhà thầu, nhà đầu tư làm cho tài liệu không mở và đọc được;

5. Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 10.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 81. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

1. Ban hành, phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu.

2. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

3. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

4. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

5. Quản lý hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.

6. Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.

Điều 82. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.

2. Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định các nội dung về đấu thầu quy định tại Điều 73 của Luật này đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình;

b) Phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;

c) Chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 83. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước theo quy định tại Điều 81 của Luật này.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau đây:

a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 84. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;

2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;

3. Giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu;

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu;

6. Trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 73 của Luật này; trường hợp là chủ đầu tư thì còn phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 74 của Luật này.

Điều 85. Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Quản lý và vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu qua mạng theo quy định.

3. Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng và đăng ký, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

4. Lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

5. Thông báo công khai điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia đấu thầu qua mạng.

Điều 86. Xử lý tình huống

1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.

2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:

a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;

b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;

c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 87. Thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu

1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:

a) Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này;

b) Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu;

b) Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

3. Giám sát hoạt động đấu thầu:

Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 88. Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 11.

HÀNH VI BỊ CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ ĐẤU THẦU

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật này:

a) Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Điều 90. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định như sau:

a) Người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước đối với những trường hợp do người có thẩm quyền đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;

b) Quyết định xử lý vi phạm phải được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương 12.

GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ VÀ TRANH CHẤP TRONG ĐẤU THẦU

MỤC 1. GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU

Điều 91. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:

a) Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 92 của Luật này;

b) Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.

Điều 92. Quy trình giải quyết kiến nghị

1. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.

2. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập; cấp địa phương do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở địa phương thành lập;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày chủ đầu tư, bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

e) Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

3. Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư như sau:

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;

d) Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư.

4. Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư như sau:

a) Nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị đến bên mời thầu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

b) Bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

c) Trường hợp bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà đầu tư không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà đầu tư có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của bên mời thầu;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà đầu tư;

đ) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà đầu tư đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến bên mời thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;

e) Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

5. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến người có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị không được xem xét, giải quyết.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

MỤC 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG ĐẤU THẦU TẠI TÒA ÁN

Điều 93. Nguyên tắc giải quyết

Việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 94. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khi khởi kiện, các bên có quyền yêu cầu Tòa án tạm dừng ngay việc đóng thầu; phê duyệt danh sách ngắn; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

Chương 13.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 95. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

3. Bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.

Điều 96. Quy định chi tiết

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Hồ sơ mời thầu là gì ? Các Lưu ý khi xây dựng hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là gì ? Các Lưu ý khi xây dựng hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu từ (Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật đấu thầu 2013 )

Lưu ý khi xây dựng hồ sơ mời thầu

Theo Luật Đấu thầu, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu (NT) đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu (BMT) trên cơ sở bảo đảm đạt được mục tiêu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.  Khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế để lựa chọn NT, các yêu cầu cho một gói thầu được gọi là HSMT. Đây là tài liệu để NT căn cứ vào đó chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT) và để BMT đánh giá HSDT nhằm chọn ra NT trúng thầu.

Trong quá trình lựa chọn NT, việc xác định các yêu cầu (HSMT) cho 1 gói thầu đóng vai trò quyết định. Do vậy, trong Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP (NĐ63) đã có nhiều quy định liên quan đến HSMT.

Đầu tiên là quy định về các căn cứ để xây dựng HSMT, đó là:

– Quyết định đầu tư được người có thẩm quyền phê duyệt cho 1 dự án đầu tư phát triển. Theo đó, những nội dung về kỹ thuật thuộc dự án như cấu hình, đặc tính, thông số kỹ thuật của thiết bị, tài liệu thiết kế… sẽ trở thành các  yêu cầu về kỹ thuật trong HSMT.

– Kế hoạch lựa chọn NT được người có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, những nội dung sau thuộc kế hoạch lựa chọn NT sẽ phải quán triệt khi lập HSMT:

1. Hình thức lựa chọn NT là đấu thầu trong nước hay đấu thầu quốc tế, thực hiện đấu thầu trực tiếp (theo kiểu truyền thống) hay qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Ví dụ, trường hợp đấu thầu quốc tế thì khi lập HSMT phải lưu ý  một số khác biệt so với đấu thầu trong nước như về ngôn ngữ, về đồng tiền sử dụng, về thời gian trong các khâu thuộc quá trình lựa chọn NT… Đặc biệt, trường hợp đấu thầu qua mạng thì phải tuân thủ một số nội dung đặc thù để phù hợp với công cụ là Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sử dụng công nghệ số.

2. Giá gói thầu liên quan đến nhiều vấn đề khi lập HSMT. Chẳng hạn, đối với gói thầu quy mô nhỏ, gói thầu mua sắm hàng hóa (có giá gói thầu  10 tỷ đồng), gói thầu xây lắp (có giá gói thầu    20 tỷ đồng) thì phương pháp đánh giá (tức là cách xếp hạng NT đã vượt qua kỹ thuật) có thể là sử dụng phương pháp giá thấp nhất hay phương pháp giá đánh giá. Nhưng nếu giá gói thầu cho thấy gói thầu không phải là quy mô nhỏ thì không thể sử dụng phương pháp giá thấp nhất.

3. Gói thầu có được chia thành nhiều phần độc lập hay không sẽ quyết định việc lập HSMT để hướng dẫn NT cân nhắc tham dự thầu cho phần nào đó thuộc lợi thế của mình hay bắt buộc phải tham gia toàn bộ gói thầu.

4. Các nội dung khác như phương thức lựa chọn NT là 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ hay 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; loại hợp đồng (HĐ) là trọn gói hay theo đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh; thời gian thực hiện hợp đồng đều phải quán triệt khi lập HSMT.

5. Đối với gói thầu xây lắp, theo quy định, khi lập HSMT phải có tài liệu thiết kế kèm dự toán được duyệt. Thiết kế nêu trong HSMT là cơ sở để NT đưa ra biện pháp, giải pháp thi công, đề xuất đội ngũ nhân sự chủ chốt, biện pháp huy động thiết bị thi công, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu chủ yếu. Tiên lượng bóc từ thiết kế sẽ trở thành tiên lượng mời thầu để NT căn cứ vào đó hình thành giá dự thầu.

Tóm lại, không thể xây dựng HSMT mà không dựa vào các định hướng có tính pháp lý trong kế hoạch lựa chọn NT được phê duyệt. Một trong những nội dung quan trọng khi thẩm định HSMT (để có thêm căn cứ cho chủ đầu tư xem xét, phê duyệt HSMT) là phải nói rõ HSMT đã phù hợp với quyết định đầu tư cùng các tài liệu liên quan hay chưa và đã phù hợp với kế hoạch lựa chọn NT hay chưa. Tất nhiên, ngoài ra, khi lập HSMT còn phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về đấu thầu, điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế (nếu liên quan), các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và đặc biệt phải hiểu thấu đáo nội dung ưu đãi trong lựa chọn NT cũng như các quy định khác liên quan.

Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?

Dự án đầu tư là gì, sơ đồ giai đoạn các bước, thủ tục, nội dung, chi phí thẩm định, làm dự án, nghị định lập ban quản lý dự án đầu tư xd.

1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Định nghĩa, khái niệm về dự án đầu tư công trình xây dựng là gì căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 có giải thích từ ngữ như sau:

“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Trong đó, hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc theo quy định tại khoản 21 Điều 3 LXD 2014 gồm:

  • Lập quy hoạch xây dựng
  • Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Khảo sát xây dựng
  • Thiết kế xây dựng
  • Thi công xây dựng
  • Giám sát xây dựng
  • Quản lý dự án
  • Lựa chọn nhà thầu
  • Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì
  • Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

2. Các loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Hiện nay, có rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại và các quy định đối với từng nhóm dự án công trình xây dựng cũng có quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện, quản lý… riêng biệt.

Trong đó, cách phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình về cơ bản được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP – Nghị định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất như sau:

Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án:

– Dự án quan trọng quốc gia

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C

Mỗi nhóm dự án sẽ có các tiêu chí cụ thể về quy mô, tính chất, loại công trình chính được quy định cụ thể và chi tiết tại Phụ lục số 01 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Phụ lục 01 phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Phụ lục 01 phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Loại dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:

  • Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo loại nguồn vốn sử dụng:

  • Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
  • Dự án đầu tư xây dựng vốn ngoài ngân sách
  • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác.

Ngoài ra, có nhiều người phân loại làm dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng hạng mục như: quy định về lập dự án đầu tư xây dựng chung cư, nhà xưởng cho thuê, chợ, khách sạn, nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, trường học (mầm non, tiểu học…) lò gạch, nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, trạm dừng chân, trung tâm thương mại, bệnh viện, nghĩa trang…

 

Bản vẽ thi công là gì ? Cách lập và trách nhiệm việc lập bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công là gì ? Cách lập và trách nhiệm việc lập bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công được gọi rất phổ biến trong cuộc sống? Tuy nhiên để hiểu tường tận vấn đề thì không phải ai cũng nắm rõ tường tận, hôm nay hồ sơ xây dựng xin mang đến bài viết “Bản vẽ thi công là gì và thiết kế kế bản vẽ thi công như thế nào?” chú ý theo dõi nhé!

1. Bản vẽ thi công là gì ?

Bản vẽ thi công là gì

Bản vẽ thi công là một loại bản vẽ thường dùng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá… Bản vẽ thi công là giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng, và khi được chủ đầu tư phê duyệt nó sẽ được triển khai ngay theo đúng thời gian và tiến độ của dự án được để ra.

Trong nghị định số 46/2015/NĐ_CP của chính phủ ghi rõ “Bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế”.

Bản vẽ thi công nằm trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ thi công, trong bản vẽ thi công có lập dự toán và bóc tách khối lượng, do vậy sẽ giúp KTS và kế toán dễ lên khối lượng nguyên vật liệu và dự toán kinh phí xây dựng cho công trình.

Đối với các kỹ sư thiết kế, bản vẽ thi công là phần cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ, bao gồm: thuyết minh giải pháp thiết kế, bảng tính chọn thiết bị, bản vẽ cad… Nhờ bản vẽ thi công, những người giám sát công trình sẽ dễ dàng quản lý số lượng và tiến độ của công nhân xây dựng hơn.

2. Bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ thi công?

Bản vẽ thi công là gì

 

Theo điều 11.1 và điều 11.2 thông tư số 26/2016/TT- BXD của chính phủ quy định về những bên có trách nhiệm lập bản vẽ thi công như sau:

1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

3. Lập bản vẽ hoàn công như thế nào?

Theo phụ lục II.1.a và b thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:

a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan có thẩm quyền đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của bản vẽ sẽ được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.

4. Nội dung thẩm tra bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công là gì

Khi thẩm tra một bản vẽ thi công, những bên có thẩm quyền liên quan sẽ thẩm tra những vấn đề sau:

1. Thiết kế kỹ thuật và thiết kế cơ sở có phù hợp nhau không

2. Giải pháp kết cấu công trình có hợp lý

3. Các quy định đang được áp dụng có được tuân thủ đúng

4. Đánh giá mức độ an toàn của công trình

5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ

6. Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

5 . Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng 

– Tờ trình thẩm định thiết kế.
– Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
– Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
– Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;
– Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (nếu có).
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
– Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
– Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.


6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác (ngoài vốn nhà nước)

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành  chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao:
– Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định thiết kế của công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị)
– Bộ Giao thông vận tải chủ trì thẩm định thiết kế của công trình giao thông (trừ công trình do Bộ Xây dựng quản lý);
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thiết kế của công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
– Bộ Công Thương chủ trì thẩm định thiết kế của công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành (trừ công trình công nghiệp nhẹ);
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì thẩm định thiết kế của các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình công cộng từ cấp III trở lên, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ.

Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng của các công trình còn lại (trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền), phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bản vẽ thi công. Hi vọng bài viết sẽ mang đến bạn những tham khảo hữu ích, thiết thực.

Thông tin liên lạc là gì? Sự bùng nổ của thông tin liên lạc trong xây dựng

Thông tin liên lạc được xem là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ở thời chiến thông tin liên lạc là mạch máu liên kết lại để truyền đạt thông tin mang đến những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta, còn ở thời bình thông tin liên lạc lại là một phần của cuộc sống văn mình, với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại mang lại cho chúng ta nhiều loại thiết bị truyền thông tin liên lạc hiện đại. Bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về thông tin liên lạc là gì? Sự bùng nổ của thông tin liên lạc.

 1. Thông tin liên lạc là gì?

Thông tin liên lạc là gì?
Thông tin liên lạc là gì?

Thông tin liên lạc bạn thấy xuất hiện nhiều nhất trong các CV xin việc, và một số giấy tờ bạn gửi đến một địa chỉ khác bằng email, bằng đường bưu điện… vậy thông tin liên lạc là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản về thông tin liên lạc là những thông tin cơ bản của bạn như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, email đây được xem là những thông tin liên lạc cơ bản của một người.

Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu theo một cách đơn giản và bóc bạch chúng ra bằng cách định nghĩa từng từ trong cụm thông tin liên lạc, để cho người đọc hiểu một khái niệm rộng hơn thì thông tin là bất ký thực thể hoặc hình thức cung cấp câu trả lời cho một câu hỏi nào đó, hoặc đưa ra bất kỳ một thông tin nào đó, nó được liên quan đến kiến thức và dữ liệu đó được gọi là thông tin. Còn liên lạc được hiểu là sự truyền tin cho nhau, đưa những thông tin từ nơi này đến nơi khác cho người cần được gọi là liên lạc, từ những phân tích ở trên chúng ta có thể hiểu thông tin liên lạc theo nghĩa rộng có thể hiểu đó là việc truyền thông tin từ người này đến người khác, những thông tin cần thiết được gọi là thông tin liên lạc

Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những thông tin liên quan đến công nghệ thông tin liên lạc, sự phát triển mạnh của thông tin liên lạc ngày nay, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé

2. Những tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc ngày nay

Những tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc ngày nay
Những tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc ngày nay

Công nghệ thông tin liên lạc hiện nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta có, nó phát triển một cách nhanh chóng và tiến bộ theo thời gian.

Nếu là trước đây phương tiện thông tin liên lạc con người sử dụng chim bồ câu để đưa thư, hay ở thời chiến tranh để đưa thông tin liên lạc các chiến sĩ phải dùng rất nhiều cách nhưng đa phần đều là những cách thô sơ và việc đưa thông tin diễn ra rất chậm và khó khăn, nhưng những năm gần đây khi công nghệ 4.0 phát triển phương tiện thông tin liên lạc được cải tiến hơn rất nhiều với rất nhiều thiết bị được chế tạo ra, đầu tiên là ở thế kỷ XVIII lần đầu chúng ta chứng kiến thành tựu vô cùng vượt bậc của thời đại công nghệ đó chính là sóng vô tuyến, điện thoại điện tín… đây được xem là những phát minh vĩ đại nhất của loài người, những con người không dừng lại ở đó, sáng tạo là vô hạn chính vì vậy mà ở thế kỷ XX con người lại tiếp tục sử dụng truyền hình và máy vi tính để truyền thông tin liên lạc. Điều này cho thấy công nghệ thông tin liên lạc càng ngày càng phát triển vượt bậc và tiên tiến hơn rất nhiều.

Nội dung bên dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về thông tin liên lạc của xã hội loài người của chúng ta trong những năm gần đây, hãy cùng tham khảo nội dung sau đây nhé.

2.1. Internet

Internet đây được xem là kho tàng của thông tin, nó đơn giản là các trang website, người lập đưa những thông tin cần thiết lên và những người cần sẽ tìm đến nó, đây được xem là sự kết nối giữa người dùng với hệ thống thông tin có sẵn trên các trang website, nhằm cung cấp thông tin đến những người có nhu cầu. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có trang website riêng, trên đó có đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp, nhờ có internet mà nó đã giúp việc thông tin liên lạc được dễ dàng hơn, hiện nay internet đang là một trong những phương tiện thông tin liên lạc được nhiều người ưa chuộng và ngày càng phát triển tiến bộ về sự hiện đại và tiện dụng. Nó sẽ là nòng cốt cho những phát triển trong tương lai.

2.2. Mạng không dây

Nếu trước kia phương tiện truyền thông tin liên lạc bằng chim, bằng con người hay bằng những phương tiện di chuyển thô sơ, truyền thông tin một cách chậm trễ thì ngày nay, nơi nào có mạng nói đó có thể truyền thông tin liên lạc nhanh như tốc độ ánh sáng, người ta sử dụng mạng không dây hay còn gọi là mạng wlan, mạng wifi để truyền và bắt thông tin, việc sử dụng sóng vô tuyến năng lượng thấp để truyền tải dữ liệu từ thiết bị này đến thiết bị khác, mà không cần sử dụng những thiết bị có dây. Chỉ cần nơi nào có kết nối mạng wifi chúng ta có thể gửi thông tin liên lạc đến địa chỉ chúng ta cần, cho phép người gửi và người nhận có thể trao đổi thông tin khi di chuyển ở bất cứ đâu. Có thể nói sự phát minh thành công của wifi mang lại rất nhiều lợi ích cho những người làm kinh doanh, những người thường xuyên di chuyển muốn nắm bắt tình hình ở công ty, khi họ di chuyển hoặc công tác, chỉ cần có sóng wifi họ có thể nắm bắt được những thông tin đang diễn ra ở công ty, hoặc gửi những chỉ thị, hợp đồng, hay những thông tin cần thiết khác cho mọi người.

2.3. Thư điện tử

Thư điện tử là một dạng gửi thông tin liên lạc qua internet, hiện nay thư điện tử khá phổ biến, hầu như mọi người đã thay thế thư viết tay bằng thư điện tử vì độ tiện lợi của nó. Với thư điện tử thông tin liên lạc được truyền đi một cách nhanh chóng hơn, đa dạng hơn, gửi tin nhắn được gửi một cách trực tiếp kèm với đó là hình ảnh, chỉ sau 1s nhấn enter là người nhận đã có thể nhận được. Ngoài ra việc sử dụng thư điện tử còn giúp người nhận và người gửi lưu trữ được những thông tin gửi đi và những thông tin nhận, đấy quả thực là một chức năng giúp ích cho người dùng.

2.4. Điện thoại thông minh

Điện thoại thông minh có thể nói là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay với việc tích hợp rất nhiều tính năng cần thiết cho người dùng, bạn có thể truy cập internet, chơi trò chơi, điện thoại liên lạc với khách hàng, đối tác, người thân… bên cạnh đó nó còn có rất nhiều tính năng như đặt cuộc hẹn, cài đặt rất nhiều ứng dụng khách như google, google dịch, cài đặt các phần mềm trực tuyến, phần mềm game… vì sự đa dạng về tính năng, dễ sử dụng và chi phí sử dụng một chiếc điện thoại ngày nay không quá cao. Nên ai cũng có từ một đến 2 chiếc điện thoại thông minh, Có thể nói điện thoại di động làm rất tốt nhiệm vụ truyền thông liên lạc, chỉ cần có số điện thoại của người cần gặp là bạn đã có thể liên lạc với họ được.

2.5. Mạng xã hội

Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như facebook, zalo … đang trở thành những phương tiện thông tin liên lạc phổ biến nhất, ở đâu có mạng là ở đó cho phép bạn liên lạc được với người thân, bạn bè, đối tác một cách dễ dàng, bạn cũng có thể đăng hình, đăng tải những nội dung bạn muốn chia sẻ hay đơn giản và đọc những thông tin bạn quan tâm. Mạng xã hội sẽ giúp bạn liên kết các thông tin lại một cách tốt nhất. Mạng xã hội phát triển làm cho mọi việc trở nên đơn giản hơn trong việc chia sẻ thông tin. Hiện nay mạng xã hội còn là nơi để nhiều người kinh doanh buôn bán tiềm kiếm cơ hội làm giàu, nhờ mạng xã hội, một kênh có số lượng khách hàng vô cùng rộng và tiềm năng, lại không mất phí khi tham gia. Chính vì vậy mà mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

3. Tầm quan trọng của thông tin liên lạc

Tầm quan trọng của thông tin liên lạc
Tầm quan trọng của thông tin liên lạc

– Từ những phân tích ở trên chúng ta thấy được thông tin liên lạc hiện nay phát triển rất mạnh và đa dạng dưới nhiều hình thức, những lợi ích và tầm quan trọng mà nó mang lại cho đời sống con người và sự phát triển công nghệ của loại người như thế nào cùng tìm hiểu nội dung sau đây nhé.

– Phương tiện thông tin liên lạc hiện đại ra đời giúp cho việc truyền tải thông tin trở nên đơn giản hơn, chi phí truyền tải thông tin cũng rẻ hơn rất nhiều chỉ cần một cái nhấn chuột là thông tin của bạn sẽ được chuyển đến người cần.

– Thông tin liên lạc hiện đại giúp đưa tin một cách nhanh chóng và kịp thời giúp cho việc kinh doanh buôn bán trở nên thuận lợi hơn, chuyền tải thông tin dữ liệu khoảng cách không còn là rào cản.

– Phương tiện truyền thông tin liên lạc ngày nay cực kỳ bảo mật, chính vì vậy mà người dùng luôn luôn an tâm để gửi đi những thông tin mật mà không lo bị lộ hay bị mất

Hy vọng với những thông tin đưa trên đã giúp bạn hiểu được thông tin liên lạc là gì, những phương tiện thông tin liên lạc phổ biến hiện nay. Nhờ có những phương tiện thông tin hiện đại kể trên mà cuộc sống của người dân ngày càng tân tiến, thông tin được lan truyền rộng, giúp cho việc tìm kiếm thông tin cũng trở nên đơn giản hơn.

4. Hệ thống thông tin liên lạc trong công trình ?

Hệ thống điện nhẹ còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System) là tổ hợp của các hệ thống và thiết bị công nghệ cao, được phát triển và nâng cấp theo mục đích, công năng và sự tiện ích cho người sử dụng. Hệ thống điện nhẹ chiếm tỉ trọng không quá lớn (10-20% giá trị dự án), nhưng lại có thể quyết định đẳng cấp chất lượng của một công trình. Một công trình xây dựng được chia ra thành hai phần là phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Phần cơ điện gồm rất nhiều các hệ thống liên quan với nhau để tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh cho công trình. Một trong các hệ thống quan trọng đó chính là hệ thống điện nhẹ.

Các nguyên tắc thiết kế chính của một hệ thống ELV là Giao tiếp mở và Dữ liệu mở. Một thiết kế ELV chỉ sử dụng một mạng duy nhất để kết nối tất cả các hệ thống với nhau. Đường mạng này được cài đặt bởi một nhà thầu có giấy chứng nhận và sử dụng các thiết bị công nghiệp tiêu chuẩn. Việc này giúp loại bỏ chi phí của việc sử dụng các mạng riêng biệt được cài đặt bởi các nhà thầu khác nhau. Một nhà thầu ELV sẽ trở thành điểm quản lý và xử lý duy nhất cho tất cả các hệ thống quản lý mạng, kết nối, an ninh và cung cấp các máy chủ hoặc máy chủ ảo, giúp cho việc quản trị hệ thống của chủ đầu tư trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, công năng của công trình, một hệ thống điện nhẹ có thể bao gồm các hệ thống sau:

  • Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS/BAS – Building Management System/Building Automation System): Dùng trong tích hợp các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa quản lý hoạt động của công trình.
  • Hệ thống tổng đài (PABX): Duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài. Gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại (Telephone).
  • Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone)
  • Hệ thống camera giám sát (CCTV): Dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh cho công trình.
  • Hệ thống âm thanh công cộng (PA) và cảnh báo sớm (EWIS): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng có chức năng truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình. Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
  • Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy.
  • Hệ thống báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình. Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom.
  • Hệ thống Intrusion: Hệ thống chống trộm, chống đột nhập trong các công trình.
  • Hệ thống Car Parking: Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động.
  • Hệ thống Intercom: Hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Trong các bệnh viện thường sử dụng một loại hệ thống Intercom đặc biệt gọi là Nurse call.
  • Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV): Hệ thống truyền hình có thể sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
  • Hệ thống Lighting Control: Tự động hóa giám sát & điều khiển hệ thống chiếu sáng công trình.
  • Hệ thống AV (Audio video Visual): Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu…
  • Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system): Thường được ứng dụng trong bệnh viện, ngân hàng.
  • Hệ thống Hội nghị truyền hình (Teleconferencing)
  • Hệ thống âm thanh hội nghị và hội thảo: Bao gồm hệ thống hội thảo, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị, các trung tâm hội nghị quốc tế.
  • Hệ thống Master Clock: Hệ thống đồng hồ trung tâm, dùng để đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như tất cả các hệ thống trong công trình theo một nguồn thời gian chính xác. Thường ứng dụng trong trung tâm thể thao, sân vận động, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trụ sở cơ quan, trường học …
  • Hệ thống MPDP: Hệ thống hiển thị màn hình ghép.
  • Hệ thống camera giám sát giao thông: Ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông, các ứng dụng kiểm soát tốc độ hay các trường hợp vi phạm giao thông.
  • Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện. Được ứng dụng tại các sân bay hay nhà ga xe điện ngầm…
  • Hệ thống nhà ở thông minh (Smart Home): Tổng thể các giải pháp như hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống cảnh báo an ninh, hệ thống giám sát môi trường, hệ thống giải trí đa phương tiện và nhiều tiện ích khác… sẽ mang lại cho chủ nhân ngôi nhà sự thoải mái, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống điện nhẹ tuy có giá trị nhỏ trong công trình, nhưng lại mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn cho người sử dụng và chủ đầu tư công trình.

Tóm lại, việc cung cấp đầy đủ một hệ thống ELV sẽ tạo ra một cơ sở hiện đại, tiện nghi cho cả tòa nhà, giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.

Chỉ giới xây dựng là gì? Những điều cần biết về chỉ giới xây dựng

Chỉ giới xây dựng là gì? Những điều cần biết về chỉ giới xây dựng

Đối với những người trong ngành xây dựng thì các thuật ngữ về bản vẽ thi công, thiết kế, chỉ giới xây dựng,… vô cùng quen thuộc. Nhưng với những người lần đầu mua nhà hoặc xây nhà, xây công trình thì khái niệm chỉ giới xây dựng là gì vẫn còn khá mơ hồ.  Do đó nhiều người nhầm lẫn giữa các loại chỉ giới căn bản này và bị mất oan mấy mét đất. Vậy chỉ giới xây dựng là gì?

1.  Chỉ giới xây dựng là gì?

Không phải lúc nào chúng ta cũng được phép xây dựng nhà cửa hay công trình trên toàn bộ thửa đất thuộc phạm vi chỉ giới đường đỏ. Quy định xây dựng buộc phải đảm bảo một khoảng lùi vào trong mới được xây dựng. Điều này nhằm để chừa không gian lưu thông cho dây điện hay đảm bảo cảnh quan.

Và đường chỉ giới xây dựng đã chừa phạm vi chỉ giới đường đỏ và khoảng lùi cho phép. Chỉ giới xây dựng là giới hạn mà bạn được phép xây dựng công trình trên thửa đất mà mình sở hữu.

Vùng được phép xây dựng công trình nằm trong chỉ giới xây dựng
Vùng được phép xây dựng công trình nằm trong chỉ giới xây dựng

Bên trong giới hạn của chỉ giới xây dựng bạn có thể xây các công trình theo yêu cầu chủ đầu tư được phép xây dựng nhà cửa hay công trình trên thửa đất đó.

Cùng với các nội dung khác, chỉ giới xây dựng được xác định rõ trong giấy phép xây dựng. Như vậy, chỉ giới xây dựng dùng để xác định diện tích xây dựng.

2.     Những lưu ý về chỉ giới xây dựng

Lưu ý, cũng có một số trường hợp công trình có thể xây trên toàn bộ đất nếu chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng trùng nhau.

Thông thường thì chỉ giới xây dựng sẽ nhỏ hơn so với chỉ giới đường đỏ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng có thể trùng nhau. Khi đó nghĩa là công trình sẽ được thi công sát với ranh giới lô đất. Hoặc phạm vi chỉ giới xây dựng có thể lùi vào so với chỉ giới đường đỏ theo yêu cầu của quy hoạch.

Do đó, chỉ giới xây dựng phải được xác định trong đề án quy hoạch của khu đô thị. Khoảng diện tích giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng gọi là “khoảng lùi”.

2

Những phần không gian khi xây dựng như phần ban công, ô van, hay mái hiên… có thể vượt khỏi chỉ giới xây dựng. Như thì phần chỉ giới xây dựng bên trên của công trình xây dựng sẽ lớn hơn chỉ giới đường đỏ.

Theo quy định xây dựng thì các bộ phận của công trình được phép vượt quá chỉ giới xây dựng là các phần phụ như:

Bậc tam cấp, bậu cửa, vệt dắt xe,cách cửa, gờ chỉ, ô-văng, móng nhà…. Riêng phần méo của ban công được vượt quá chỉ giới xây dựng 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.
Khi khởi công xây dựng công trình, đơn vị thi công phải hiểu rõ về các chỉ giới này để tránh vi phạm quỹ đất cũng như thiệt diện tích đất xây dựng.

Giấy phép xây dựng là gì ?

Để xây dựng nhà, công trình, dự án xây dựng hầu hết các trường hợp chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng nhằm đảm bảo công trình được xây dựng đúng theo quy hoạch, tiêu chuẩn của pháp luật quy định. Vậy theo quy định pháp luật mà cụ thể ở đây là Luật Xây dựng 2014 thì giấy phép giấy dựng là gì? Những nội dung nào cần quan tâm về giấy phép xây dựng?

 

1. Khái niệm

Căn cứ Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 thì:

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

2. Phân loại: 

Giấy phép xây dựng bao gồm: Giấy phép xây dựng có thời hạn và giấy phép xây dựng theo giai đoạn

Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

3. Nội dung của giấy phép xây dựng

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

– Tên công trình thuộc dự án.

–  Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

– Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

–  Loại, cấp công trình xây dựng.

– Cốt xây dựng công trình.

– Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

– Mật độ xây dựng (nếu có).

– Hệ số sử dụng đất (nếu có).

– Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 90 Luật xây dựng còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

4. Điều chỉnh giấy phép

Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế kiến trúc xây dựng công trình khác với nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Nội dung khác biệt bao gồm:

Vị trí xây dựng công trình, cốt nền xây dựng công trình, các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, chiều cao công trình, số tầng (đối với công trình dân dụng) và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh. Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.

 5. Gia hạn giấy phép

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng.

6. Cấp lại giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.

7. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;

b) Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép xây dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng trong từng trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 95, 96, 97 Luật xây dựng 2014

Lưu ý: Một số công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014

Nghiệm thu công trình là gì? Các bước nghiệm thu công trình

Nghiệm thu công trình là gì? Các bước nghiệm thu công trình

Ngày hôm nay công ty xây dựng Kim Thành Vina sẽ giới thiệu cho bạn về quy trình, điều kiện và quá trình nghiệm thu. Là một đơn vị hoạt động lâu năm, chúng tôi chuyên các dịch vụ sửa chữa nhà, xây dựng nhà phố, chung cư, trường học, các căn biệt thự,.. với kinh nghiệm mà chúng tôi vốn có, chúng tôi luôn tin rằng sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất?

Trước khi đi vào quy trình công tác nghiệm thu thì trước hết bạn phải hiểu được khái niệm nghiệm thu là gì?

Nghiệm thu là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi thi công công trình, bạn có thể hiểu theo cách đơn giản hơn là kiểm tra chất lượng công trình. Nghiệm thu công trình được các cơ quan chức năng có thẩm quyền, họ dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã thi công. Từ đó họ sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá xem công trình có đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không và có thể sử dụng không.

 Công ty TNHH Xây Dựng TM DV Kim Thành ViNa

Và trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về nghiệm thu, biết đâu có thể có ích cho bạn sau này, bạn hãy tìm hiểu nhé !

1. Quy trình công tác nghiệm thu hoàn thành

– Có 3 quy trình chính

+ Quy trình 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

+ Quy trình 2: Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

+ Quy trình 3: Nghiệm thu công trình khi đã hoàn thành, các hạng mục công trình xây dựng.

Cơ sở nghiệm thu công tác xây dựng

– Tất cả các yêu cầu của bộ hồ sơ mời thầu.

– Hợp đồng kinh tế về kĩ thuật phải được kí kết giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.

– Các văn bản pháp luật trong đầu tư và xây dựng.

– Các tiêu chuẩn kĩ thuật và định mức kinh tế – kĩ thuật.

Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành

– Hồ sơ nghiệm thu gồm có các biên bản nghiệm thu, tài liệu làm căn cứ để thực hiện việc nghiệm thu công trình nhanh hơn.

–  Các biên bản nghiệm thu và bảng tính lượng công việc đã được nghiệm là là những thứ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ thanh toán công việc. Trong giai đoạn thi công, các hạng mục của công trình và hoàn thiện công trình.

2. Điều kiện để tiến hành công tác nghiệm thu

Với các công việc như xây lắp các bộ phận kết cấu, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và các thiết bị máy móc phù hợp theo quy định của pháp luật.

– Những công trình đã được hoàn thành nhưng nó vẫn còn một số tồn tại như chất lượng công trình nhưng không hề ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng của công trình thì bình thường có thể được chấp nhận nghiệm thu nhưng phải tiến hành đầy đủ các công việc sau đây:

+ Lập bảng thống kê những tồn tại còn sót về chất lượng, quy định rõ ràng thời gian sửa chữa và khắc phục do nhà thầu thực hiện.

+ Các đơn vị liên quan phải có trọng trách theo sát và kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục những tồn tại còn sót lại đã nói như trên.

+ Ngay sau khi được nhà thầu sửa chữa, khắc phục xong tình trạng trên thì bắt đầu tiến hành nghiệm thu lại lần nữa.

– Trong quá trình nghiệm thu công trình các thiết bị, máy móc phải tuân thủ tuyệt đối các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành.

Trong quá trình xây dựng và bàn giao để đưa công trình vào sử dụng thì các biên bản nghiệm thu dùng để làm căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết toán giá thành công trình khi đã xong.

Nếu trong trường hợp, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có điều khoản có thể ứng tạm phí khi chưa lập văn bản nghiệm thu công trình hoàn thiện, chưa thanh toán.

– Đối với trường hợp tiến hành nghiệm thu lại là do: công việc xây dựng đã nghiệm thu rồi nhưng lại thi công lại lần nữa hoặc các thiết bị máy móc đã được lắp đặt xong nhưng sau đó lại thay đổi bằng thiết bị máy móc khác thì tất nhiên phải nghiệm thu lại.

– Đối với việc xây dựng, giai đoạn đang thi công xây dựng, các bộ phận của công trình sau khi được nghiệm thu thì chuyển sang cho các nhà thầu khác thi công thì nhà thầu tiếp theo phải được tiến hành tham gia quá trình nghiệm thu và kí xác nhận vào biên bản.

Lưu ý: Tất cả công việc, kết cấu và bộ phận công trình xây dựng trước khi bị lấp kín thì phải được nghiệm thu xong.

– Khi sửa chữa, gia cố các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng thì không nghiệm thu được, thì sau khi sửa chữa – gia cố xong thì phải tiến hành công tác nghiệm thu lại theo các phương pháp xử lí kĩ thuật của đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

Nhưng sau khi sửa chữa – gia cố xong mà không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu vững chắc, sử dụng bình thường thì các hạng mục công trình, kết cấu và bộ phận công trình xây dựng không được nghiệm thu.

3. Quá trình thực hiện việc nghiệm thu:

– Những đơn vị tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu gồm có:

+ Đại diện cho nhà thầu.

+ Đại diện cho phía chủ đầu tư.

+ Đại diện cho các bên thiết kế, các bên được mời.

– Có 4 quá trình thực hiện nghiệm thu

+ Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm đã được chế tạo sẵn, để đưa vào sử dụng trong công trình.

+ Nghiệm thu tất cả từng công việc trong thời gian xây dựng.

+ Nghiệm thu công trình theo từng bộ phận, từng giai đoạn thi công.

+ Nghiệm thu khi hạng mục đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

Nghiệm thu là công việc rất cần thiết để đảm bảo công trình xây dựng có đủ tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Cách lập hồ sơ nghiệm thu
  2. 86 mẫu biên bản nghiệm thu hoàn chỉnh cho công trình xây dựng
  3. Hỏi đáp về hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng
  4. Nghiệm thu công trình là gì? Các bước nghiệm thu công trình
  5. Hồ sơ nghiệm thu PCCC
  6. Phần mềm lập hồ sơ nghiệm thu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là gì?

Bạn thường được nghe về tổ chức có tư cách pháp nhân, tuy nhiên bạn chưa thực sự có sự hiểu biết rõ ràng về thuật ngữ pháp lí “mơ hồ” này. Bài viết Tư cách pháp nhân là gì của Hồ sơ xây dựng sẽ thông tin đến bạn những thông tin quan trọng về tư cách pháp nhân, sự ảnh hưởng của tư cách pháp nhân đến chọn loại hình, thành lập doanh nghiệp.

Những điều cần biết về tư cách pháp nhân

Thế nào là tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức được gọi là pháp nhân (là con người trên phương diện pháp lý chứ không phải con người thực thể).

Tổ chức có tư cách pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tư cách pháp nhân ảnh hưởng gì đến thành lập doanh nghiệp.

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Hay bạn quan tâm hơn chính là chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

  • Chọn loại hình:

Theo Luật doanh nghiệp 2014, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
  • Công ty hợp danh (HD).
  • Công ty cổ phần (CP).

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

– Chế độ chịu trách nhiệm: Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến chế độ chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp (trừ trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ).

Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.

  • Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. DNTN chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản (không chỉ của doanh nghiệp mà còn bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp). Chính điều này làm nên sự đặc biệt của DNTN.

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao (do chế độ trách nhiệm vô hạn), nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.

– Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ câu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.

Trên đây là những chia sẻ của Hồ sơ xây dựng về tư cách pháp nhân và những ảnh hưởng của tư cách pháp nhân trong thành lập, tổ chức doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn thêm về các thông tin về tư cách pháp nhân của công ty khi thành lập doanh nghiệp. 

Vật liệu xây dựng là gì? Các loại vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là gì? Vật liệu xây dựng gồm những gì? Các loại vật liệu xây dựng  hay vật liệu xây dựng bao gồm các loại nào?. Các chuyên gia kỹ thuật của Hồ sơ xây dựng sẽ tư vấn, giải đáp các câu hỏi trên cho quý khách hàng.

1. Vật liệu xây dựng là gì?

Vật liệu xây dựng được hiểu là bất kỳ vật liệu có mục đích sử dụng cho ngành xây dựng. Có một số vật liệu xây dựng là những chất hiện diện trong tự nhiên. Ví dụ như: đất sét, đá, cát, và gỗ, thậm chí cành cây và lá… Tất cả những vật liệu xây dựng này đều đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà.

Ngoài các vật liệu xây dựng tự nhiên, cũng có rất nhiều sản phẩm nhân tạo đã được sử dụng để phục vụ ngành xây dựng. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Vật liệu xây dựng có chức năng cung cấp thành phần của nơi sinh hoạt và các cấu trúc bao gồm cả nhà.

2. Vật liệu xây dựng gồm những gì?

Để biết vật liệu xây dựng gồm những gì. trước hết, bạn đã biết vật liệu xây dựng là gì chưa?
Vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu nào được sử dụng cho mục đích xây dựng cho các tòa nhà và công trình. Các nguyên liệu đến từ tự nhiên, chẳng hạn như đất, đá, cát và gỗ,….

Ngoài các nguyên liệu tự nhiên, nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng cho xây dựng cũng được gọi là vật liệu xây dựng như
gạch, ống nước, cống xi măng, cốt thép,…

Tất cả những nguyên liệu chúng tôi kể trên khi đã phục vụ cho xây dựng đều được coi là vật liệu xây dựng.

Vậy, vật liệu xây dựng bao gồm những  gì? Tên các loại vật liệu xây dựng phổ hiến nhất hiện nay?

Để bạn có thể dễ dàng nắm bắt được các loại vật liệu. Chúng tôi sẽ phân ra thành các nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên và nhóm vật liệu xây dựng nhân tạo.

1 –  Nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên

  • Than Bùn, đất
  • Cát. đá, sỏi
  • Gỗ, các loại tre, nứa, lá, cành,

2 –  Nhóm vật liệu xây dựng nhân tạo

  • Gạch nung và gạch đất nung
  • Hỗn hợp xi măng
  • Bê tông
  • Các loại vải: vải địa kỹ thuật
  • Bọt biển, xốp
  • Kính, thủy tinh
  • Thạch cao
  • Kim loại: Sắt, thép, inox, đồng, nhôm,…
  • Nhựa
  • Giấy và màng
  • Gốm sứ
Công dụng của các loại vật liệu trong xây dựng
  • Bùn, đất, đất sét: Trước đây, các bức tường được tạo ra bằng cách sử dụng hỗn hợp bùn hoặc đất sét được nhào với nước. Đất và đặc biệt là đất sét có khả năng thích ứng nhiệt rất tốt, giữ nhiệt độ ở mức không đổi. Ngôi nhà được xây dựng bằng đất có xu hướng mát mẻ tự nhiên vào mùa hè và ấm áp trong thời tiết lạnh. Sau này, người ta chế tạo ra gạch từ đất nung, nó trở thành vật liệu xây dựng không thể thiếu cho đến ngày nay.
  • Cát: Cát thường được sử dụng chung với xi măng, vôi để làm vữa cho công việc xây dựng và làm thạch cao. Cát cũng được sử dụng để làm hỗn hợp bê tông.
  • Đá, sỏi là vật liệu xây dựng có từ lâu đời nhất mà vẫn được sử dụng phổ biến ở thời đại ngày nay. Trên thế giới có nhiều loại đá dùng để xây dựng với nhiều tính chất và nhu cầu khác nhau. rất nhiều công trình được xây dựng bằng đá nguyên khối vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như kim tự tháp Ai Cập khiến nhiều người phải nể phục về độ bền chắc của đá.
  • Gỗ, tre, nứa, lá cành:  Gỗ đã được phát hiện và sử dụng làm vật liệu xây dựng hàng ngàn năm. Tuy không phải là một loại vật liệu xây dựng bền chắc như đá nhưng nó lại mang tính thẩm mỹ cao, thân thiện, dễ sử dụng cho mọi công trình.
  • Gạch – gạch đất nung: Hiện nay bạn có thể tìm thấy các loại gạch khác ngoài gạch được làm từ đất nung như gạch từ xi măng, gạch men,… Dù là làm bằng chất liệu gì thì trong xây dựng, gạch vật là nhóm vật liệu xây dựng quan trọng cho mỗi công trình.
  • Xi măng tổng hợp: là một loại chất kết dính thủy lực, được coi là vật liệu xây dựng quan trọng và thực sự cần thiết cho bất cứ công trình nào.
  • Bê tông: Bê tông là một loại vật liệu xây dựng tổng hợp được làm từ sự kết hợp của cốt liệu và chất kết dính như xi măng. Dạng bê tông phổ biến nhất đang được sử dụng cho các công trình hiện nay là bê tông xi măng Portland, bao gồm cốt liệu khoáng sản (thường là sỏi và cát ), xi măng portland và nước.
  • Bọt biển, xốp: Tấm nhựa xốp được sử dụng làm lớp lót cho các vật liệu khác chẳng hạn như bê tông. Nó có trọng lượng nhẹ, dễ định hình và còn là chất cách điện tuyệt vời.
  • Thủy tinh: Sản phẩm thủy tinh được coi là một trong những vật liệu khá quan trọng cho các công trình xây dựng nhà ở. Thông thường bạn có thể thấy là các tấm kính cửa, vừa mang lại thẩm mỹ, ánh sáng cho căn phòng. Vừa là vật liệu giữ nhiệt hiệu quả. Thủy tinh thường được làm từ hỗn hợp cát và silicat, được nung trong bếp lửa ở nhiệt độ cao được gọi là lò nung, nó rất giòn, nhiều loại dễ vỡ.
  • Thạch cao: Thạch cao là vật liệu thường được tìm thấy ở các trần nhà có khả năng chịu lực, lực cản và lực cản ngang cùng với tính kháng động đất, chống cháy và tính chất nhiệt.
  • Kim loại: sắt, thép, inox, nhôm, đồng,… được sử dụng làm khung cấu trúc cho các tòa nhà lớn hơn như tòa nhà chọc trời , hoặc lớp phủ bề mặt bên ngoài. Có nhiều loại kim loại được sử dụng để xây dựng.
  • Nhựa: là nhóm vật liệu cho phép dễ uốn, hoặc có tính chất dẻo. Nhiều loại nhựa có khả năng chịu nhiệt, độ cứng và khả năng phục hồi rất tốt. Nó được coi là vật liệu xây dựng quan trọng bậc nhất hiện nay cho các công trình.
  • Gốm sứ, giấy,… cũng đều là những vật liệu xây dựng quan trọng được xem là những nguyên liệu không thể thiếu cho các công trình.

Bạn đã nắm được vật liệu xây dựng gồm những gì? Tên các loại vật liệu xây dựng, tính chất và công dụng của từng loại vật liệu trong xây dựng rồi chứ? Mong rằng với các chia sẻ này của Nguyên Đức sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và lựa chọn vật liệu tốt nhất để kinh doanh, sử dụng cho công trình của mình.

Thí nghiệm hiện trường xây dựng là gì ?

Thí nghiệm hiện trường xây dựng là gì ?

Thí nghiệm bàn nén hiện trường là thí nghiệm mô phỏng đế móng và đất công trình khi ở trạng thái tự nhiên. Nó được hiểu đơn giản là việc khảo sát địa chất hiện trường trước khi xây dựng công trình. Thông qua thí nghiệm, chúng ta có thể có được những thông tin tổng quát nhất về nền đất.

Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường xây dựng

Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường xây dựng được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BXD hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:

1. Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó. Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực hiện.

2. Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định. Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị được điều chuyển. Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện cho công trình. Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm, Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổ sung.

3. Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí nghiệm được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

4. Các thiết bị thí nghiệm đặt cố định tại trạm thí nghiệm hiện trường phải được kiểm định/hiệu chuẩn lại theo quy định của pháp luật về đo lường trước khi tiến hành các thí nghiệm.

5. Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và trong thời gian 01 tháng sau khi kết thúc các hoạt động của trạm thí nghiệm hiện trường, tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng tại địa phương nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng,

Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định về trạm thí nghiệm hiện trường xây dựng theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm về vấn đề này tại Thông tư 06/2017/TT-BXD.

Các phương pháp thí nghiệm hiện trường

Các phương pháp thí nghiệm hiện trường được thực hiện ngoài hiện trường song song với quá trình khoan khảo sát địa chất.

Tùy vào từng tính chất cụ thể của công trình mà áp dụng loại thí nghiệm thích hợp. Các thí nghiệm thường hay sử dụng tại hiện trường là thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm đo điện trở đất, thí nghiệm quan trắc mực nước ngầm trong hố khoan.

Tham khảo phụ lục E của TCVN 9363: 2012 về các phương pháp thí nghiệm hiện trường.

Ví dụ minh họa cho thí nghiệm cắt cánh

Các phương pháp thí nghiệm hiện trường

E.1 Thí nghiệm xuyên tĩnh:

Thí nghiệm xuyên tĩnh có thể được thực hiện để làm rõ tính đồng nhất của địa tầng, đặc tính biến dạng và sức chịu tải của đất nền, dự tính sức chịu tải của cọc đơn… Thí nghiệm được thực hiện trong các lớp đất dính và đất rời không chứa cuội sỏi. Mục đích của thí nghiệm này là cung cấp thêm các thông tin để thiết kế và thi công các phần ngầm có độ sâu không lớn.

E.2 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT:

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT là thí nghiệm xuyên động được thực hiện trong hố khoan, được dùng làm cơ sở để phân chia các lớp đất đá, xác định độ chặt của đất loại cát, trạng thái của đất loại sét, xác định vị trí lớp đất đặt mũi cọc, tính toán khả năng chịu tải của cọc, cũng như thiết kế móng nông… Thí nghiệm này còn được dùng để xác định chiều sâu dừng khảo sát, đánh giá khả năng hoá lỏng của đất loại cát bão hoà nước.

E.3 Thí nghiệm cắt cánh:

Thí nghiệm cắt cánh được thực hiện trong các lớp đất có trạng thái từ dẻo mềm đến chảy, trong hố khoan để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất, cung cấp thêm các thông tin cho việc thiết kế và thi công các công trình ngầm có độ sâu không lớn.

E.4 Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan:

Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan được sử dụng cho các lớp đất rời và đất dính và thực hiện được ở các độ sâu khác nhau để xác định đặc tính biến dạng và mô đun biến dạng ngang của đất đá.

E.5 Thí nghiệm ép nước trong hố khoan:

Thí nghiệm ép nước trong hố khoan được dùng để xác định tính thấm nước, khả năng hấp thụ nước của đá gốc nứt nẻ. Bản chất của phương pháp thí nghiệm là cách ly từng đoạn hố khoan bằng các nút chuyên môn, sau đó ép nước vào các đoạn đất đá cách ly với các chế độ áp lực định trước.

E.6 Thí nghiệm hút nước từ hố khoan:

Thí nghiệm hút nước từ hố khoan nhằm xác định lưu lượng, hệ số thấm, kể cả của đất ở thành hố móng, độ dốc thuỷ lực và khả năng có thể sinh ra áp lực thuỷ động, phục vụ cho công tác thiết kế chống giữ và chống thấm cho thành và đáy hố móng, công tác thiết kế thi công hạ mực nước ngầm

E.7 Quan trắc nước:

Quan trắc nước để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm:
E.7.1 Đo mực nước tĩnh (ống standpipe): Đo mực nước tĩnh (ống standpipe) chiều sâu đặt ống nhỏ hơn 15 m nhằm cung cấp các thông tin về chế độ nước mặt. Ống đo nước cho phép thấm vào bên trong trên toàn bộ chiều dài. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công hố đào, tường tầng hầm, đề xuất biện pháp làm khô đáy móng cho việc thi công.
E.7.2 Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer): Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer) độ sâu đặt đầu đo phụ thuộc vào cấu tạo địa tầng và vị trí tầng chứa nước. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công cọc nhồi, tường trong đất, các giải pháp thi công theo công nghệ ướt (chọn công nghệ thi công thích hợp).

E.8 Thí nghiệm xác định điện trở của đất:

Thí nghiệm xác định điện trở của đất được thực hiện trong lòng hố khoan theo độ sâu để cung cấp các thông số thiết kế chống sét và tiếp đất.

E.9 Xác định tầng hoặc túi chứa khí

Trong một số trường hợp cần xác định tầng hoặc túi chứa khí trong đất có khả năng gây nhiễm độc hoặc cháy nổ khi khoan cọc nhồi hoặc đào hố móng sâu.

E.10 Thí nghiệm nén tĩnh

Khi khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công móng cọc, tiến hành công tác thí nghiệm nén tĩnh để xác định sức chịu tải của cọc đơn và các phương pháp khác để kiểm tra chất lượng cây cọc. Khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì ?

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì ?

Đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

1. Các khái niệm về báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

– Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

– Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

2. Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

– Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không

– Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.

– Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.

3. Vai trò và ý nghĩa trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

– Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
+ Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
+ Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
+ Góp phần cho phát triển bền vững.
– Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

4. Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTMkế hoạch bảo vệ môi trường.
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

5. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).

Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.

Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

6. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:

– Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;

– Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;

– Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;

– Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;

– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;

– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;

-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;

– Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

7. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.

– Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Biên bản kiểm định môi trường tại hiện trường

Biên bản kiểm định môi trường tại hiện trường

Mẫu biên bản kiểm định gồm những nội dung nào? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu 05-MTr: Biên bản kiểm định môi trường tại hiện trường là gì?

Mẫu 05-MTr: Biên bản kiểm định môi trường tại hiện trường là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm định môi trường tại hiện trường. Mẫu nêu rõ nội dung kiểm định, thông tin biên bản… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2012/TT-BCA của Bộ Công an.

2. Mẫu 05-MTr: Biên bản kiểm định môi trường tại hiện trường

 

(1) ……………………..
………………………
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …../BB- ……  

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG TẠI HIỆN TRƯỜNG

Căn cứ ………………………………………………………………………………..

Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày … tháng ….. năm 20 ….., tại ……………, chúng tôi gồm:

1- Đại diện tổ công tác(2): ……………………………………..………………………

2- Đại diện cơ sở được kiểm định: ……………………………………………………

3- Tham gia chứng kiến: ………………………………………………………………

4- Cán bộ kiểm định:

  1. ……………………………………………………………………………………….
  2. 2. ……………………………………………………………………………………….
  3. ……………………………………………………………………………………….

Đã tiến hành kiểm định môi trường theo  ……………………………., kết quả như sau:

QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH:

(Ghi trình tự các công việc và kết quả đo kiểm, gồm: Điểm đo kiểm (mốc xác định, tọa độ), thành phần/ thông số môi trường, thời gian, phương pháp/ thiết bị, kết quả (nếu có ngay), số lần đo kiểm, điều kiện thời tiết…)

…….…………………………………………………………………………………..

…………………….…………………………………………………………………..

………………………….……………………………………………………………..

Biên bản lập xong hồi … giờ … phút, ngày ….. tháng ….. năm 20 ……, những người có tên trên đã đọc lại và cùng ký tên xác nhận dưới đây.

Đại diện Cơ sở được kiểm định
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Đại diện tổ công tác
(Ký và ghi rõ họ tên)
Cán bộ kiểm định
(Ký và ghi rõ họ tên)

Những người chứng kiến (Ký và ghi rõ họ tên)

____________

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan thực hiện kiểm định.

(2) Ghi rõ họ tên và chức danh (cấp bậc/chức vụ) của từng người trong các mục 1 đến 4.

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị

Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị

Biên bản nghiệm thu chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị là biên bản được sử dụng kiểm tra hay thẩm định chất lượng của vật tư, vật liệu, thiết bị được sử dụng trong các công trình thi công, dự án xây dựng. Để soạn thảo biên bản này thì cần phải biết những gì liên quan tới nội dung biên bản hay cần chú ý những vấn đề nào, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết vấn đề này.
Download Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị

Mật khẩu : Cuối bài viết

Mẫu biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị công trình xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ

SỐ: …………………..

Công trình: ………………………………………………………………………………………………………..

Hạng mục: …………………………………………………………………………………………………………

  1. Thiết bị (hoặc cụm thiết bị) được nghiệm thu: …………………………………………………….

(Ghi rõ tên thiết bị được nghiệm thu)

  1. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  • Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)………………………………..

– Ông: ……………………………………………… Chức vụ: …………………………………………………

  • Đại diện Nhà thầu thi công: ………………………..(Ghi tên nhà thầu)………………………….

– Ông: …………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………….

  1. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: …………..giờ……ngày…….tháng……năm……

Kết thúc: ………….giờ……ngày……..tháng……năm……

Tại công trình: ……………………………………………………………………………………………………

  1. Đánh giá công tác chế tạo, lắp đặt:
  2. Về căn cứ nghiệm thu:

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt :

Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)

– Tiêu chuẩn, quy phạm gia công chế tạo, lắp đặt được áp dụng:

(Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)

– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng: Hồ sơ mời thầu

– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình chế tạo, lắp đặt:

(Ghi tên, số các kết quả thí nghiệm: Kéo nén thép, siêu âm đường hàn, thử kín nước, các chứng chỉ xuất xưởng vv…)

– Biên bản nghiệm thu các công việc hoàn thành trong quá trình gia công chế tạo.

– Nhật ký thi công, giám sát.

– Bản vẽ hòan công do nhà thầu lập.

  1. Về chất lượng chế tạo, lắp đặt:

(Ghi rõ chất lượng công tác chế tạo, lắp đặt có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm  áp dụng)

  1. Các ý kiến khác (nếu có):
  2. Kết luận:

(Cần ghi chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai giai đoạn thi công tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi tiến hành chạy thử không tải).

CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.