Bản vẽ thi công là gì ? Cách lập và trách nhiệm việc lập bản vẽ thi công

13/04/202050

Bản vẽ thi công được gọi rất phổ biến trong cuộc sống? Tuy nhiên để hiểu tường tận vấn đề thì không phải ai cũng nắm rõ tường tận, hôm nay hồ sơ xây dựng xin mang đến bài viết “Bản vẽ thi công là gì và thiết kế kế bản vẽ thi công như thế nào?” chú ý theo dõi nhé!

1. Bản vẽ thi công là gì ?

Bản vẽ thi công là gì

Bản vẽ thi công là một loại bản vẽ thường dùng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng, chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá… Bản vẽ thi công là giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng, và khi được chủ đầu tư phê duyệt nó sẽ được triển khai ngay theo đúng thời gian và tiến độ của dự án được để ra.

Trong nghị định số 46/2015/NĐ_CP của chính phủ ghi rõ “Bản vẽ thi công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và các thiết bị được sử dụng thực tế”.

Bản vẽ thi công nằm trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ thi công, trong bản vẽ thi công có lập dự toán và bóc tách khối lượng, do vậy sẽ giúp KTS và kế toán dễ lên khối lượng nguyên vật liệu và dự toán kinh phí xây dựng cho công trình.

Đối với các kỹ sư thiết kế, bản vẽ thi công là phần cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ, bao gồm: thuyết minh giải pháp thiết kế, bảng tính chọn thiết bị, bản vẽ cad… Nhờ bản vẽ thi công, những người giám sát công trình sẽ dễ dàng quản lý số lượng và tiến độ của công nhân xây dựng hơn.

2. Bên nào có trách nhiệm lập bản vẽ thi công?

Bản vẽ thi công là gì

 

Theo điều 11.1 và điều 11.2 thông tư số 26/2016/TT- BXD của chính phủ quy định về những bên có trách nhiệm lập bản vẽ thi công như sau:

1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.

3. Lập bản vẽ hoàn công như thế nào?

Theo phụ lục II.1.a và b thông tư số 26/2016/TT-BXD như sau:

a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình, công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp (photocopy) lại và được các bên liên quan có thẩm quyền đóng dấu, ký xác nhận lên bản vẽ để làm bản vẽ hoàn công. Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của bản vẽ sẽ được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này;

b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này.

4. Nội dung thẩm tra bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công là gì

Khi thẩm tra một bản vẽ thi công, những bên có thẩm quyền liên quan sẽ thẩm tra những vấn đề sau:

1. Thiết kế kỹ thuật và thiết kế cơ sở có phù hợp nhau không

2. Giải pháp kết cấu công trình có hợp lý

3. Các quy định đang được áp dụng có được tuân thủ đúng

4. Đánh giá mức độ an toàn của công trình

5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ

6. Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

5 . Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng 

– Tờ trình thẩm định thiết kế.
– Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
– Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
– Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình;
– Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (nếu có).
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
– Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
– Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.


6. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác (ngoài vốn nhà nước)

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành  chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao:
– Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định thiết kế của công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị)
– Bộ Giao thông vận tải chủ trì thẩm định thiết kế của công trình giao thông (trừ công trình do Bộ Xây dựng quản lý);
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thiết kế của công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
– Bộ Công Thương chủ trì thẩm định thiết kế của công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành (trừ công trình công nghiệp nhẹ);
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì thẩm định thiết kế của các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình công cộng từ cấp III trở lên, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các Bộ.

Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế xây dựng của các công trình còn lại (trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền), phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bản vẽ thi công. Hi vọng bài viết sẽ mang đến bạn những tham khảo hữu ích, thiết thực.


Thẻ : bản vẽ thi công thiết kế kỹ thuật thi công