Blog

Thế Nào Phòng Thí Nghiệm Chuyên Ngành Xây Dựng Las (Las-XD)?

Thế Nào Phòng Thí Nghiệm Chuyên Ngành Xây Dựng Las (Las-XD)?

Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Construction Testing Laboratory.

Phòng thí nghiệm được công nhận là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng công nhận đủ năng lực, được quyền thực hiện một số lĩnh vực thí nghiệm theo Quyết định công nhận. Phòng thí nghiệm phải đặt cố định tại một địa chỉ cụ thể.

Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Las (Las-XD)

Phòng thí nghiệm được công nhận phải có đủ các điều kiện quy định theo tiêu chuẩn TCXDVN 297: 2003-Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng- Tiêu chuẩn công nhận như sau:

Xem thêm: Danh sách các phòng thí nghiệm được công nhận LAS-XD

‒  Phạm vi hoạt động: chỉ có quyền thực hiện những thí nghiệm ghi trong danh mục quyết định công nhận.

‒  Tổ chức và quản lý: phải có quyết định thành lập của một tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền; phải có khả năng quản lý hoạt động của mình bằng máy vi tính.

‒  Đảm bảo chất lượng: phải có đủ trang thiết bị, hiểu biết, tay nghề và trình độ quản lý, đảm bảo các số liệu và kết quả thí nghiệm đã công bố là chuẩn xác, sai số nằm trong phạm vi quy định của tiêu chuẩn tương ứng.

‒  Lực lượng cán bộ: phải cóTrưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số công nhân, thí nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm và những cán bộ cần thiết khác.

Xem thêm: Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

‒  Diện tích mặt bằng: phải có diện tích mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm việc (không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm). Diện tích mặt bằng tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm không dưới 15m2. Nếu là phòng thí nghiệm tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không dưới 30m2.

‒ Môi trường: phải có môi trường thoả mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho từng lĩnh vực. Đối với những chuyên ngành có yêu cầu thí nghiệm và lưu mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn thì phải có phòng chuẩn.

‒ Quản lý chất lượng: phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của TCVN ISO 9001:2000; Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

‒ Trang thiết bị: phải đáp ứng các trang thiết bị được quy định hoặc tương đương và phải đạt độ chuẩn xác theo yêu cầu của mỗi phương pháp thử.

‒ Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành có yêu cầu phòng chuẩn.
‒ Công nhân, thí nghiệm viên: phải có ít nhất 2 công nhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh vực được các cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ.

‒ Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm: trưởng, phó phòng thí nghiệm, phải có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng và được đào tạo về quản lý phòng thí nghiệm do các cơ quan có chức năng tổ chức.

‒ Tài liệu kỹ thuật: phải có đủ tiêu chuẩn phương pháp thử hoặc tài liệu hướng dẫn thí nghiệm tương ứng. Có thể dùng TCVN, TCXDVN, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở (đã được đăng ký khi công nhận) hay các tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài.

‒ Quản lý mẫu thử: phải thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm theo đúng yêu cầu của mỗi phương pháp thử quy dịnh.

‒ Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm:phải thoả mãn yêu cầu quy định đối với mỗi phương pháp thử tương ứng. Các thiết bị thí nghiệm phải qua kiểm định của cơ quan có thẩm quyền (có chứng chỉ ghi rõ thời hạn hiệu lực).

‒ Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về độ chính xác và đầy đủ các thông tin mà phương pháp thử yêu cầu.

‒ Lưu giữ hồ sơ: phải lưu giữ hồ sơ kết quả thí nghiệm đã công bố trong thời hạn 5 năm. Trường hợp đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ do đơn vị quy định riêng.

Các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường.

Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường

1. Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó.

Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực hiện.

2. Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định. Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị được điều chuyển.

Xem thêm: Đơn giá thí nghiệm vật liệu xây dựng

Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện cho công trình. Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm.

Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổ sung.

3. Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

4. Các thiết bị thí nghiệm đặt cố định tại trạm thí nghiệm hiện trường phải được kiểm định/hiệu chuẩn lại theo qui định của pháp luật về đo lường trước khi tiến hành các thí nghiệm.

5. Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và trong thời gian 01 tháng sau khi kết thúc các hoạt động của trạm thí nghiệm hiện trường, tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng tại địa phương nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng. (Theo Thông tư Số: 08/2016/TT-BXD)

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Đơn giá thí nghiệm vật liệu xây dựng
  2. Mẫu hợp đồng thí nghiệm vật liệu xây dựng
  3. Danh sách các phòng thí nghiệm được công nhận LAS-XD
  4. Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng
  5. Hỏi đáp về thí nghiệm vật liệu xây dựng
  6. Thí nghiệm vật liệu xây dựng là gì ? Các quy định về lấy mẫu thí nghiệm

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Khái niệm đúng nhất về “ công trình xây dựng”

Công trình xây dựng là gì?

Nói về “ công trình xây dựng” thì chắc chắn ai cũng sẽ hình dung đó là sản phẩm của ngành xây dựng do những người hoạt động trong lĩnh vực này tạo ra. Hiểu đơn giản , công trình xây dựng là cái nhà, là trường học, là bệnh viện, là đường xá, là siêu thị, là chung cư,…tất cả những gì được xây dựng.

dinh-nghia-cong-trinh-xay-dung

Công trình xây dựng là gì?

Định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất thì “ công trình xây dựng là gì” là: sản phẩm được tạo nên bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.

Phân loại “công trình xây dựng”

Khái niệm “ công trình xây dựng là gì?” rất đơn giản và dễ hiểu nên chắc chắn những ai nghe qua cũng đều có thể nắm bắt. Tuy nhiên, về “công trình xây dựng” thì không đơn giản chỉ có khái niệm mà còn có nhiều vấn đề liên quan. Phân loại các loại công trình lao động cũng là điều quan trọng mà anh em cần nắm rõ.

Công trình xây dựng” được phân làm 5 loại chính gắn với mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chúng tôi xin được điểm các loại công trình xây dựng sau:

– Công trình dân dụng:
cong-trinh-xay-dung-nha-o-tu-nhan

Cồn trình xây dựng nhà ở tư nhân

Bao gồm nhà ở ( nhà riêng, nhà chung cư, nhà tập thể) và công trình công cộng (Công trình giáo dục, y tế, thể thao, Công trình tôn giáo, tín ngưỡng, Công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp; nhà ga, trụ sở cơ quan nhà nước)

– Công trình công nghiệp bao gồm: 

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo, Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, Công trình dầu khí, Công trình năng lượng, Công trình hoá chất, Công trình công nghiệp nhẹ

– Công trình hạ tầng kỹ thuật:

Nằm trong gói công trình này bao gồm công trình cấp, thoát nước, xử lý chất thải rắn, đèn sáng công cộng và các công trình khác như: nghĩa trang, nhà hỏa táng, công viên, cây xanh, bãi đỗ xe,…

– Công trình giao thông:

Loại công trình thuộc gói công trình giao thông bao gồm các công trình đường bộ, đường sắt, cầu, hầm, công trình hàng hải, công trình hàng không.

– Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Nằm trong gói này bao gồm công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

cong-trinh-dan-dung

Công trình dân dụng xây dựng xây dựng khu dân cư

Công trình xây dựng được phân thành nhiều loại và mỗi loại lại có những loại nhỏ vì thế nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu và khó nhớ. Tuy nhiên, vì mỗi loại đều gắn với từng lĩnh vực trong đời sống xã hội, chúng ta được gặp hàng ngày vì thế chỉ cần nhìn những công trình trên thực thế để phân loại chứ không nhất thiết phải nhớ máy móc như trong các văn bản, quy định.

Các công trình được miễn xin cấp phép

Chắc chắn đây sẽ là phần anh em quan tâm nhất bởi ngay cả những người trong nghề không phải ai cũng nắm được những loại công trình được miễn cấp phép và loại phải xin cấp phép. Không phải loại công trình nào cũng được tự do xây dựng, có những loại công trình phải được cấp phép mới được tiến hành xây dựng. Đây là một điều rất quan trọng trước khi tiến hành thực hiện dự án hay xây dựng bất cứ công trình nào. Vậy nhưng ngay cả những người trong nghề không phải ai cũng nắm được điều này. Vậy những công trình xây dựng nào thì không cần phải xin giấy cấp phép trước khi xây dựng?

cong-trinh-xay-dung-can-xin-phep

Công trình xây dụng lớn cần xin phép trước khi tiến hành

Theo luật xây dựng 2014, 12 trường hợp sau được miễn xin cấp phép là:

  • Xây nhà ở có quy mô dưới 7 tầng: đây là một điều vô cùng lý tưởng đối với người dân khi có ý định xây nhà vì không còn phải đau đáu xin cấp phép nếu xây nhà không quá 7 tầng. Tuy nhiên công trình vẫn phải đảm bảo công trình phải có tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/50 và thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở.
  • Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt các thiết bị : anh em có thể thoải mái sửa sang, tân trạng cho ngôi nhà yêu thích của mình theo sở thích cá nhân mà không cần phải xin cấp phép.
  • Công trình bí mật nhà nước
  • Công trình xây dựng theo lệnh khẩn
  • Công trình tạm phục vụ thi công công trình chính
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư
  • Xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị
  • Công trình thuộc hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn
  • Xây dựng công trình thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
  • Công trình xây dựng nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên

Hạng mục công trình là gì?

Hạng mục công trình là gì?

Những thuật ngữ thông dụng trong xây dựng như hạng mục công trình là gì? Mật độ xây dựng là gì có lẽ khá quen thuộc với những kiến trúc sư hay những người làm ngành xây dựng. Thế nhưng với những ai không am hiểu sâu hoặc không làm trong ngành nghề này thì sẽ khó mà hiểu rõ được.

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về hạng mục công trình là gì, bài viết của Hồ sơ xây dựng hôm nay sẽ giải đáp chi tiết nhất về chủ đề này.

Hạng mục công trình là gì?

Theo điều 3 của luật xây dựng đã nêu: Hàng mục công trình là một phần của công trình với công năng có thể vận hành độc lập. Các toà nhà hay công trình đang xây dựng sẽ chứa nhiều hạng mục khác nhau.

hang-muc-cong-trinh-la-gi

Ví dụ để bạn hiểu hơn về hạng mục phụ trợ là gì?: khi Eco Thăng Long đang triển khai xây biệt thự nhà vườn trọn gói. Công trình xây dựng sẽ gồm nhiều hạng mục khác nhau. Ví dụ như: tường rào bao quanh công trình, bể bơi (nếu có), tiểu cảnh sân vườn…

Công trình xây dựng là gì?

Cũng theo Điều 3 của Luật xây dựng cho biết công trình chính là gì?: Công trình xây dựng là một sản phẩm đã được tạo ra từ nhiều vật liệu xây dựng khác nhau.

Cùng với đó là các thiết bị hỗ trợ và tạo thành nhờ sức lao động của con người.

cong-trinh-xay-dung-la-gi

Một công trình xây dựng tiến hành cần phải được liên kết định vị với đất. Phần đó có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước. Công trình được xây dựng theo thiết kế định sẵn.

  • Một dự án khi được đầu tư xây dựng công trình có thể có trong đó một hay nhiều công trình khác nhau.
  • Trong một công trình cũng sẽ có một hoặc nhiều hạng mục công trình khác nhau.
  • Ở một hạng mục sẽ có nhiều công tác xây lắp. Mỗi công tác hoàn thành được nghiệm thu trước khi tiến hành thi công công tác tiếp theo.

Lưu ý trong thi công các hạng mục công trình

  • Trong nghiệm thu, đối với nhóm các công việc khi bị che lấp bởi những công việc tiếp theo người ta mới gọi là nghiệm thu giai đoạn.
  • Theo Nghị định 15/2013 sẽ bỏ ràng buộc nghiệm thu giai đoạn. Tùy vào chủ đầu tư để quyết định có phân giai đoạn để nghiệm thu hay không thì tùy, thấy không cần thiết bạn có thể bỏ qua.
  • Sau khi tất cả các công việc, cấu kiện đã được nghiệm thu xong. Các công trình hay hạng mục ở công trình khi hoàn thành, người ta sẽ tiến hành nghiệm thu hoặc bàn giao để đưa vào sử dụng.

Với những công trình có nhiều hạng mục. Ví dụ như: tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại. Các khách sạn 3 sao, khách sạn 4 sao, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao,… với những tiêu chuẩn về thiết kế khách sạn quy định trở thành văn bản rõ ràng khi xong hạng mục nào có thể đưa vào sử dụng.

Hoặc đồng loạt tiến hành nghiệm thu ở tất các các hạng mục 1 lần nữa. Nó thông qua biên bản nghiệm thu. Khi đó hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Ví dụ về hạng mục công trình

– Ở công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện với các công trình phân xưởng chính. Các công trình nhà thí nghiệm, công trình nhà lò hơi. Hoặc công trình kho than… được gọi là những hạng mục công trình.

– Công trình có nhiều hạng mục: Công trình xây dựng thuỷ điện sông Đà gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau. Ví dụ như: các tổ máy phát điện, đập, kênh dẫn, hồ chứa nước, nhà ở, nhà làm việc,…

Hệ thống kỹ thuật công trình là gì ? Tìm hiểu các giải pháp công trình

Hệ thống kỹ thuật công trình là gì ? Tìm hiểu các giải pháp công trình
Hệ thống kỹ thuật trong công trình hay còn gọi là hệ thống M&E (Mechanical & Electrical)  gồm các hạng mục Điều hòa không khí và thông gió, phòng cháy, chữa cháy, cấp thoát nước, cung cấp gas LPG và khí nén, phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng, Điều khiển, Điện nhẹ.

Hiện nay khi bắt tay vào triển khai xây dựng một công trình chúng ta thường nghe cụm từ ME hay MEP. Vậy ME hay MEP là gì? Nó bao gồm những gì còn khá nhiều người còn chưa hiểu rõ hết cụm từ này.
Khi xây dựng công trình xây dựng ( tòa nhà, khách sạn, resort, sân vận động, nhà máy ….) bao gồm 3 phần Kiến trúc, xây dựng và ME. Ngoài các phần kiến trúc, kết cấu ( xây dựng thô, xây dựng hoàn thiện, nội thất) thì các thiết bị còn lại nằm trong phần ME. Hay nói cách khác ME là các nhân tố làm cho công trình hoạt động được.
Trước đây khi khoa học chưa phát triển thì một công trình xây dựng chỉ có hệ thống cấp điện, cấp nước và hệ thống thông tin liên lạc đơn giản ( điện thoại, ti vi) nên chúng ta hay gọi là hệ thống điện nước. Phần này chiếm giá trị đầu tư rất khiêm tốn trong tổng giá trị đầu tư của công trình (khoảng 5-10%) Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì một công trình đã trang bị rất nhiều hệ thống hiện đại giúp tăng tính tiện nghi của công trình. Giá trị chiếm khá lớn trong tổng giá trị đầu tư (40%- 60%) của công trình.
ME là chữ viết tắt của của Mechanical Electrical, nhưng do dùng hai từ này không diễn tả được hệ thống cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary –P&S) và hệ thống phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting) nên hiện nay người ta dùng từ MEP (Mechanical Electrical Plumbing) cho đầy đủ tuy vậy hiện nay ở Việt nam mọi người hay dùng ME hay M&E ( kỹ sư ME) có lẽ cho tiện và ngắn gọn.
Hệ thống ME (MEP) bao gồm:
1. Hệ thống thông gió, điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning) gọi tắt là HVAC.
2. Hệ thống điện: (Electrical system).
3. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy (Fire Protection Systems hoặc Fire alarm & Fire fighting).
– Hệ thống chống sét
4. Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary)
5. Hệ thống ống cấp Gas , ống cấp khí cho bệnh viện, ống rác thải …( Process Piping system)
6. Hệ thống thông tin liên lạc gồm:
– Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
– Hệ thống điện thoại: Telephone system
– Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system. ( CCTV)
– Hệ thống truyền hình ( truyền hình cáp Community Access Television -CATV, truyền hinh anten Master Antenna Television – MATV)
– Hệ thống âm thanh ( public address system)
– Hệ thống quản lý tòa nhà ( Building Manager System- BMS)
Ngoài ra chúng ta còn nghe đến từ Điện nặng và Điện nhẹ đây là cách dùng do dân trong nghề ME (MEP) hay dùng để chỉ các hệ thống sau:
Điện Nặng (Hight Voltage ) : là để chỉ hệ thống điện cấp cho động lực và các thiết bị điện có điện áp cao từ 110V trở lên.
Điện Nhẹ (Low Voltage ) : là để chỉ hệ thống điện cấp cho các thiết bị điện có điện áp thấp hơn 110V ( internet, camera, tivi, âm thanh, BMS….)
Trên đây là các hệ thống chính trong ME (MEP) tuy vậy nhiệm vụ của một kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực ME (MEP) khá phức tạp sẽ đề cập trong bài sau.

Luật Xây dựng 2014

QUỐC HỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 50/2014/QH13

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2014

 

LUẬT

XÂY DỰNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật xây dựng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

2. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

3. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

4. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành là Bộ được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành xây dựng do mình quản lý.

5. Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

6. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

7. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.

8. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của đồ án quy hoạch xây dựng là chỉ tiêu được dự báo, xác định, lựa chọn làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp quy hoạch xây dựng bao gồm quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường.

9. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

10. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

11. Cốt xây dựng là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa.

12. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

13. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư là cơ quan, tổ chức có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án và được người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ thẩm định.

15. Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

16. Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.

17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

18. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

19. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

20. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.

21. Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

22. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.

23. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.

24. Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

25. Khu chức năng đặc thù là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục thể thao; cảng hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

26. Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.

27. Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.

28. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

29. Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

30. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

31. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

32. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.

33. Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

34. Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.

35. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng.

36. Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.

37. Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định.

38. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

39. Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.

40. Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.

41. Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

42. Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

43. Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

44. Thời hạn quy hoạch xây dựng là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.

45. Vùng quy hoạch là không gian lãnh thổ được giới hạn bởi một hoặc nhiều đơn vị hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng

1. Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

3. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

6. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy định của Luật này.

7. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

8. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng

1. Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.

2. Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.

3. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.

Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 6. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng

1. Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư.

4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.

5. Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.

6. Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 7. Chủ đầu tư

1. Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án.

2. Tùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể như sau:

a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;

b) Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng;

c) Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật;

d) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư.

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

a) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;

b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

2. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 9. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng

1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:

a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;

b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;

c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;

d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;

đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.

2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;

b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;

c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

3. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng mua các loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở xã hội, tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

2. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng; ưu tiên nhà thầu có công trình được Nhà nước trao tặng giải thưởng chất lượng công trình xây dựng khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng.

3. Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ khả năng, điều kiện đảm nhận.

Điều 11. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vật liệu mới.

2. Nhà nước bảo hộ thương hiệu xây dựng Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện hỗ trợ và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Điều 4 của Luật này.

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.

2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.

3. Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.

6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

Chương II

QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 13. Quy hoạch xây dựng và căn cứ lập quy hoạch xây dựng

1. Quy hoạch xây dựng gồm các loại sau:

a) Quy hoạch vùng;

b) Quy hoạch đô thị;

c) Quy hoạch khu chức năng đặc thù;

d) Quy hoạch nông thôn.

2. Quy hoạch xây dựng được lập căn cứ vào các nội dung sau:

a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch ngành, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng có liên quan đã được phê duyệt;

b) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;

c) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.

3. Quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Điều 14. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng

1. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng gồm:

a) Phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững; thống nhất với quy hoạch phát triển ngành; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;

b) Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển;

c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế;

d) Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;

đ) Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn.

2. Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:

a) Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động;

b) Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.

Điều 15. Rà soát quy hoạch xây dựng

1. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Định kỳ rà soát quy hoạch xây dựng là 10 năm đối với quy hoạch vùng, 05 năm đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, 03 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

3. Kết quả rà soát quy hoạch xây dựng phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, quyết định.

Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng

1. Cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.

Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.

2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương.

3. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 17. Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng

1. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.

2. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.

4. Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

5. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.

Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng quyết định hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn tham gia lập quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Khi lựa chọn tư vấn lập quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng hoặc chủ đầu tư phải căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn tổ chức tư vấn không đủ điều kiện năng lực.

3. Khuyến khích lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng thông qua hình thức thi tuyển đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong khu chức năng đặc thù.

Điều 19. Kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng

1. Nhà nước bảo đảm kinh phí theo quy định của pháp luật cho công tác lập quy hoạch xây dựng.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ kinh phí để lập quy hoạch xây dựng.

Điều 20. Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự sau:

1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;

2. Điều tra, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng;

3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng;

4. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.

Điều 21. Lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng

1. Cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư lập quy hoạch xây dựng phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ quy hoạch xây dựng và cung cấp tài liệu lưu giữ này cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG

Điều 22. Quy hoạch xây dựng vùng và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng

1. Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng sau:

a) Vùng liên tỉnh;

b) Vùng tỉnh;

c) Vùng liên huyện;

d) Vùng huyện;

đ) Vùng chức năng đặc thù;

e) Vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh.

2. Trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, phần quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được cụ thể hóa thông qua các đồ án chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

3. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đối với vùng liên tỉnh, vùng chức năng đặc thù có ý nghĩa quốc gia, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh;

b) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng các vùng khác thuộc đơn vị hành chính do mình quản lý.

Điều 23. Nhiệm vụ và nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng

1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng gồm:

a) Xác định luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi ranh giới vùng;

b) Xác định mục tiêu phát triển vùng;

c) Dự báo quy mô dân số vùng, nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn phát triển;

d) Xác định yêu cầu về tổ chức không gian đối với hệ thống đô thị, khu vực nông thôn, vùng và khu chức năng chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn.

2. Nội dung đồ án quy hoạch xây dựng vùng gồm:

a) Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện phải xác định và phân tích tiềm năng, động lực phát triển vùng; dự báo về tốc độ đô thị hóa; giải pháp phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn; xác định khu vực chức năng chuyên ngành, cơ sở sản xuất, hệ thống công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng;

b) Quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù được hình thành trên cơ sở tiềm năng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên; xác định và phân tích tiềm năng phát triển, khả năng khai thác, phân vùng chức năng, bố trí dân cư và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tính chất và mục tiêu phát triển vùng;

c) Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh phải phân tích động lực và tác động của tuyến, hành lang đối với sự phát triển của các khu vực dọc tuyến, các giải pháp khai thác, sử dụng đất đai, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tính chất của tuyến, hành lang và bảo đảm an toàn giao thông trên toàn tuyến;

d) Quy hoạch xây dựng chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải dự báo phát triển và nhu cầu sử dụng đất; xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối, công trình phụ trợ, mạng truyền tải chính, mạng phân phối và phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn công trình;

đ) Căn cứ quy mô, tính chất của vùng, đồ án quy hoạch xây dựng vùng được nghiên cứu trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 – 1/250.000;

e) Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch xây dựng vùng từ 20 năm đến 25 năm, tầm nhìn 50 năm;

g) Quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt là cơ sở để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 3. QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ

Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

1. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được lập cho các khu chức năng sau:

a) Khu kinh tế;

b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

c) Khu du lịch, khu sinh thái;

d) Khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng;

đ) Khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao;

e) Cảng hàng không, cảng biển;

g) Khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật;

h) Khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư.

Điều 25. Các cấp độ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

1. Quy hoạch chung xây dựng được lập cho khu chức năng đặc thù có quy mô từ 500 héc ta trở lên làm cơ sở lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng.

2. Quy hoạch phân khu xây dựng được lập cho khu vực chức năng đặc thù có quy mô dưới 500 héc ta làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng.

3. Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho các khu vực trong khu chức năng đặc thù làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.

Điều 26. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù

1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:

a) Luận cứ, cơ sở hình thành, xác định phạm vi ranh giới khu chức năng đặc thù;

b) Xác định tính chất, dự báo quy mô dân số của khu chức năng đặc thù, yêu cầu về định hướng phát triển không gian, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn quy hoạch;

c) Đối với quy hoạch chung xây dựng, cải tạo khu chức năng đặc thù, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định yêu cầu khu vực phải giải tỏa, khu vực được giữ lại để chỉnh trang, khu vực phải được bảo vệ và yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng khu chức năng đặc thù.

2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian các khu chức năng, trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao; hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên cao, trên mặt đất, dưới mặt nước và ngầm dưới mặt đất; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

b) Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000;

c) Thời hạn quy hoạch từ 20 năm đến 25 năm;

d) Đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong khu chức năng đặc thù.

3. Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù chuyên biệt gồm việc xác định quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; định hướng phát triển không gian các phân khu chức năng; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

Điều 27. Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù

1. Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:

a) Yêu cầu về diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch của phân khu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực quy hoạch;

b) Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo;

c) Những yêu cầu khác đối với từng khu vực quy hoạch.

2. Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đối với từng lô đất; bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn khu chức năng đặc thù; đánh giá môi trường chiến lược;

b) Bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được thể hiện theo tỷ lệ 1/2.000;

c) Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển của khu chức năng đặc thù;

d) Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù và lập quy hoạch chi tiết xây dựng.

Điều 28. Quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù

1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù gồm:

a) Yêu cầu về diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực quy hoạch;

b) Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo cho những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo;

c) Những yêu cầu khác đối với từng khu vực quy hoạch.

2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trong khu chức năng đặc thù gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất, thiết kế đô thị; bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược;

b) Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được thể hiện theo tỷ lệ 1/500;

c) Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chi tiết xây dựng được xác định trên cơ sở kế hoạch đầu tư;

d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.

Mục 4. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

Điều 29. Đối tượng, cấp độ và trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn

1. Quy hoạch xây dựng nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông thôn.

2. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm các cấp độ sau:

a) Quy hoạch chung xây dựng được lập cho toàn bộ ranh giới hành chính của xã;

b) Quy hoạch chi tiết xây dựng được lập cho điểm dân cư nông thôn.

3. Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức việc lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

Điều 30. Quy hoạch chung xây dựng xã

1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính chất, chức năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của xã; dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu; yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng xã gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;

b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000;

c) Thời hạn quy hoạch từ 10 năm đến 20 năm;

d) Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã.

Điều 31. Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn

1. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn.

2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm:

a) Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chính xã, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất;

b) Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được thể hiện theo tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000;

c) Thời hạn quy hoạch căn cứ theo kế hoạch đầu tư và nguồn lực thực hiện;

d) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được phê duyệt là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.

Mục 5. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 32. Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng

1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Điều 33. Hội đồng thẩm định và nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng

1. Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng tổ chức lập. Bộ Xây dựng là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

2. Ủy ban nhân dân quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp.

3. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.

4. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm:

a) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch xây dựng có liên quan và với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Yêu cầu về nội dung đối với từng loại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng được quy định tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này.

5. Nội dung thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng gồm:

a) Việc đáp ứng các điều kiện của tổ chức thực hiện thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 150 của Luật này;

b) Căn cứ lập đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;

c) Sự phù hợp của đồ án quy hoạch xây dựng với nhiệm vụ và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch xây dựng quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương này.

Điều 34. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

a) Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh;

b) Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao;

c) Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia;

d) Quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổ chức lập.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

a) Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện;

b) Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ các quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

c) Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

5. Hình thức, nội dung phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm:

a) Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng phải được phê duyệt bằng văn bản;

b) Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của đồ án quy hoạch xây dựng được quy định, tại các điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này và danh mục các bản vẽ được phê duyệt kèm theo.

Mục 6. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 35. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng

1. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

a) Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chiến lược quốc phòng, an ninh; dự án động lực phát triển vùng;

b) Có thay đổi về điều kiện địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, biến động lớn về dân số và kinh tế – xã hội.

2. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

a) Có điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành của vùng;

b) Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng;

c) Quy hoạch xây dựng không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử – văn hóa và ý kiến cộng đồng;

d) Có biến động về khí hậu, địa chất, thủy văn;

đ) Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.

3. Quy hoạch xây dựng nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

a) Có điều chỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

b) Có điều chỉnh về quy hoạch xây dựng vùng;

c) Có điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương;

d) Có biến động về điều kiện địa lý, tự nhiên.

Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng

1. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.

2. Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện.

Điều 37. Các loại điều chỉnh quy hoạch xây dựng

1. Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được quy định như sau:

a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng được tiến hành khi tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch;

b) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế – xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai.

2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được quy định như sau:

a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù;

b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng;

c) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế – xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng.

Điều 38. Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng

1. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế – xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.

2. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng chấp thuận về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.

3. Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng, công bố quy hoạch xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và các mục 2, 3, 4 và 5 Chương này.

Điều 39. Trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng

1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.

2. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng.

3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

Mục 7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 40. Công bố công khai quy hoạch xây dựng

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai.

2. Nội dung công bố công khai quy hoạch xây dựng gồm nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch xây dựng và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được ban hành, trừ nội dung có liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật nhà nước.

3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền kịp thời công bố công khai cho tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện.

Điều 41. Trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng

1. Đối với quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan công bố quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trừ các quy hoạch quy định tại điểm a khoản này;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan công bố quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố đồ án quy hoạch xây dựng phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý để mọi người thực hiện và giám sát việc thực hiện.

4. Ủy ban nhân dân xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn.

5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch xây dựng.

6. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng nếu không tổ chức công bố, công bố chậm, công bố sai nội dung quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng

1. Đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt phải được công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.

2. Ngoài hình thức công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền còn quyết định các hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng như sau:

a) Tổ chức hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, cơ quan thông tấn báo chí;

b) Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các pa-nô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng;

c) In ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng

1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Công khai hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng;

b) Giải thích quy hoạch xây dựng;

c) Cung cấp thông tin bằng văn bản.

2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu.

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản phải nộp phí về việc cung cấp thông tin mà mình yêu cầu.

4. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã cung cấp.

Điều 44. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa

1. Việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.

2. Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt.

3. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau:

a) Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ mốc giới được phê duyệt;

b) Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi đã có nhà đầu tư được lựa chọn.

4. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

5. Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện.

6. Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.

7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ mốc giới thực địa.

8. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

9. Khi quy hoạch xây dựng được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch điều chỉnh.

10. Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí, di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Mục 8. QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 45. Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng

1. Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Điều 46. Giới thiệu địa điểm xây dựng

1. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu.

2. Địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô, tính chất đầu tư, tiết kiệm diện tích đất xây dựng; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường của vùng, khu chức năng đặc thù và khu vực nông thôn.

Điều 47. Giấy phép quy hoạch xây dựng

1. Giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.

2. Việc cấp giấy phép quy hoạch xây dựng phải căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của khu chức năng đặc thù, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng, quy định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.

3. Nội dung giấy phép quy hoạch xây dựng gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực dự án, thời hạn của giấy phép quy hoạch xây dựng.

4. Thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch xây dựng được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

5. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép quy hoạch xây dựng nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

6. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự cấp giấy phép quy hoạch xây dựng.

Điều 48. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù thuộc địa bàn mình quản lý theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo, điều phối việc quản lý quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh gồm:

a) Xác định danh mục chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng;

b) Thu hút, điều phối nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng;

c) Rà soát, điều chỉnh và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh;

d) Chủ trì phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh theo giai đoạn thực hiện quy hoạch.

3. Kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch xây dựng.

Chương III

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 49. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng.

2. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau.

Điều 50. Trình tự đầu tư xây dựng

1. Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định trong nội dung quyết định đầu tư.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Điều 51. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.

2. Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.

3. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

5. Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 52. Lập dự án đầu tư xây dựng

1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

4. Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.

Điều 54. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

đ) Các nội dung khác có liên quan.

Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Điều 56. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư.

2. Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm:

a) Tờ trình thẩm định dự án của chủ đầu tư;

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Các tài liệu, văn bản có liên quan.

3. Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Điều 57. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng

1. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật này.

3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật này;

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

b) Dự án sử dụng vốn khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án;

c) Dự án thực hiện theo các hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư có phần góp vốn của nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư thẩm định các nội dung khác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật này;

b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Trường hợp sử dụng vốn khác thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.

6. Dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.

7. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định dự án và thiết kế cơ sở được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

8. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

9. Tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định, thẩm tra dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, thẩm tra của mình. Tổ chức, cá nhân lập dự án không được tham gia thẩm định, thẩm tra dự án do mình lập.

Điều 58. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng

1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

2. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm:

a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;

b) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

c) Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;

d) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

đ) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;

e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;

g) Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.

3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thẩm định gồm:

a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ trương đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ;

b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;

c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật này thì nội dung thẩm định gồm:

a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế – xã hội;

b) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;

d) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận;

đ) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình;

e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Điều 59. Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Thời gian thẩm định dự án được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

1. Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia;

2. Thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A;

3. Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B;

4. Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

5. Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định thì cơ quan, tổ chức thẩm định phải báo cáo cơ quan cấp trên xem xét, quyết định việc gia hạn; thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng

1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia;

b) Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật quyết định đầu tư dự án.

3. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 61. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:

a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

2. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định.

3. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

4. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.

6. Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng.

Mục 3. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.

3. Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.

4. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.

5. Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết về mô hình, tổ chức và hoạt động của các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều 63. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực để quản lý một số dự án thuộc cùng chuyên ngành, tuyến công trình hoặc trên cùng một địa bàn.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.

3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật này, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật này;

b) Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.

4. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

Điều 64. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

1. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực tiếp quản lý thực hiện một dự án được áp dụng đối với dự án được quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của chủ đầu tư. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tùy thuộc yêu cầu, tính chất của dự án. Thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư.

Điều 65. Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư ký kết hợp đồng tư vấn quản lý dự án với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việc quản lý dự án.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát công việc tư vấn quản lý dự án và được ủy quyền cho tư vấn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng quản lý dự án.

Điều 66. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 67. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1. Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.

2. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.

4. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.

Mục 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, NHÀ THẦU TƯ VẤN VÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;

c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;

d) Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

c) Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

đ) Tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 66 của Luật này;

e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

g) Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

a) Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;

b) Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;

c) Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;

b) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;

c) Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;

d) Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Nhà thầu tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao;

b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo quy định của pháp luật;

c) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;

d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu tư vấn lập, quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã được ký kết phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;

c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Điều 71. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng

1. Cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

a) Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án và giải trình trong trường hợp cần thiết;

b) Thu phí thẩm định dự án theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

c) Yêu cầu chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn hoặc mời chuyên gia tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án khi cần thiết;

d) Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối thực hiện yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định dự án.

2. Cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:

a) Thẩm định nội dung của dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Luật này;

b) Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định dự án để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định dự án của mình.

Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng

1. Người quyết định đầu tư xây dựng có các quyền sau:

a) Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng;

b) Không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án;

c) Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Thay đổi, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi thấy cần thiết phù hợp với quy định tại Điều 61 của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người quyết định đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:

a) Tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng;

b) Bảo đảm nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng;

c) Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng của chủ đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

d) Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

KHẢO SÁT XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Mục 1. KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Điều 73. Loại hình khảo sát xây dựng

1. Khảo sát địa hình.

2. Khảo sát địa chất công trình.

3. Khảo sát địa chất thủy văn.

4. Khảo sát hiện trạng công trình.

5. Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

Điều 74. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng

1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.

2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.

3. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.

4. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.

5. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.

Điều 75. Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

1. Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.

2. Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.

3. Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.

Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;

c) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;

d) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;

đ) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

b) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;

c) Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;

d) Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;

đ) Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;

e) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng

1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:

a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;

b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;

c) Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;

b) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

c) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

d) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Mục 2. THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Điều 78. Quy định chung về thiết kế xây dựng

1. Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.

2. Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc quy mô, tính chất, loại và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

3. Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;

b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;

c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;

d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có).

4. Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).

5. Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng.

Điều 79. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng

1. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội tại khu vực xây dựng.

2. Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.

3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

4. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.

5. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.

6. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

Điều 80. Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

1. Phương án kiến trúc.

2. Phương án công nghệ (nếu có).

3. Công năng sử dụng.

4. Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.

5. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.

6. Chỉ dẫn kỹ thuật.

7. Phương án phòng, chống cháy, nổ.

8. Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

9. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

10. Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.

Điều 81. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

1. Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

2. Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

3. Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình xây dựng khi trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

4. Chính phủ quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

Điều 82. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng

1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;

b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước.

2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Phần thiết kế công nghệ và nội dung khác (nếu có) do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;

b) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

3. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Phần thiết kế công nghệ (nếu có), dự toán xây dựng do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định;

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với các công trình xây dựng còn lại;

c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.

4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật khi thẩm định thiết kế xây dựng.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.

Điều 83. Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng

1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:

a) Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở;

b) Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.

2. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.

3. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.

4. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận.

5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ.

6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

7. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình.

8. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.

Điều 84. Điều chỉnh thiết kế xây dựng

1. Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;

b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.

2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thiết kế xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thiết kế thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c) Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế hoặc lựa chọn nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu từ chối thực hiện công việc này;

d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện thiết kế xây dựng;

b) Xác định nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho nhà thầu thiết kế xây dựng;

d) Thực hiện đúng hợp đồng thiết kế xây dựng đã ký kết;

đ) Trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và nộp phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng;

e) Lưu trữ hồ sơ thiết kế xây dựng;

g) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

1. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:

a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;

b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng;

c) Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;

d) Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng;

đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;

b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

c) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

d) Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

đ) Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước;

e) Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 87. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng

1. Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có các quyền sau:

a) Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và giải trình trong trường hợp cần thiết;

b) Thu phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

c) Mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở thẩm định khi cần thiết;

d) Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.

2. Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có trách nhiệm sau:

a) Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này;

b) Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.

Điều 88. Lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện.

2. Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.

3. Việc lập, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

4. Chính phủ quy định chi tiết về lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

Chương V

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

3. Giấy phép xây dựng gồm:

a) Giấy phép xây dựng mới;

b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

c) Giấy phép di dời công trình.

4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.

Điều 92. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

1. Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

2. Đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;

b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;

d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt;

c) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.

2. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.

4. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thực hiện gia hạn giấy phép xây dựng có thời hạn.

5. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.

Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;

d) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;

c) Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:

a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;

b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế theo quy định của Chính phủ.

Điều 96. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

4. Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Điều 97. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình.

2. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

4. Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

5. Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:

a) Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

b) Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng

1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;

b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;

d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Điều 99. Gia hạn giấy phép xây dựng

1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;

b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

3. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.

Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng

1. Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng;

b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát.

Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng

1. Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;

b) Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép xây dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

2. Quy trình gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng hoặc cấp lại giấy phép xây dựng.

3. Việc nhận kết quả, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

4. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

5. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng đối với từng loại giấy phép xây dựng, từng loại công trình.

6. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết mẫu đơn đề nghị, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Điều 104. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

1. Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng.

2. Theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

3. Cấp giấy phép xây dựng theo quy trình và trong thời hạn theo quy định tại Điều 102 của Luật này.

4. Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm nghiêm trọng.

5. Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật.

Điều 105. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng

1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 102 của Luật này.

2. Thực hiện các biện pháp cần thiết khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Điều 106. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các quyền sau:

a) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép xây dựng;

b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;

c) Được khởi công xây dựng công trình theo quy định của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng;

b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

c) Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;

d) Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.

Chương VI

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Mục 1. CHUẨN BỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình

1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;

đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;

e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 108. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

1. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.

3. Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.

4. Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

Điều 109. Yêu cầu đối với công trường xây dựng

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:

a) Tên, quy mô công trình;

b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

d) Bản vẽ phối cảnh công trình.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:

a) Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;

b) Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;

c) Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;

d) Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.

3. Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.

Điều 110. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng

1. An toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện với môi trường.

2. Vật liệu, cấu kiện sử dụng vào công trình xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

3. Vật liệu xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công bán thành phẩm phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu trong nước. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc sử dụng vật liệu nhập khẩu phải được quy định trong nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phù hợp với thiết kế xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) do người quyết định đầu tư quyết định.

Mục 2. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 111. Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình

1. Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.

4. Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.

5. Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

6. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.

Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;

đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

b) Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;

c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;

h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:

a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;

b)  Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;

c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;

d) Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;

e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;

d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;

đ) Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;

e) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

g) Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;

h) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;

i) Bảo hành công trình;

k) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

l) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 114. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng

1. Nhà thầu thiết kế có các quyền sau:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;

c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư;

d) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế;

đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu thiết kế có các nghĩa vụ sau:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này;

b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả thiết kế theo quy định của hợp đồng, người thực hiện nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;

c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hợp đồng thiết kế xây dựng với chủ đầu tư;

d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về những bất hợp lý trong thiết kế xây dựng;

đ) Khi phát hiện việc thi công sai thiết kế được phê duyệt thì phải thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 115. An toàn trong thi công xây dựng công trình

1. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng.

2. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.

3. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

1. Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra.

Điều 117. Di dời công trình xây dựng

1. Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.

2. Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.

3. Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.

Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

b) Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.

3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra;

b) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ;

c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết định không kịp thời hoặc quyết định trái với quy định của pháp luật.

Điều 119. Sự cố công trình xây dựng

1. Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau:

a) Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;

b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có liên quan;

c) Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại.

2. Khi phát hiện, được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố;

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình.

3. Công trình có sự cố chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố cho phép.

4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mục 3. GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG, NGHIỆM THU, BÀN GIAO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình

1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

Điều 121. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

đ) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

e) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 122. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình

1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:

a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;

b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;

c) Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

d) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;

đ) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;

b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;

c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;

đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;

e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 123. Nghiệm thu công trình xây dựng

1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:

a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;

b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.

2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.

4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:

a) Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

5. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

Điều 124. Bàn giao công trình xây dựng

1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:

a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là người quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình xây dựng cho chủ quản lý sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản.

3. Khi bàn giao công trình xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan.

4. Trường hợp chưa bàn giao được công trình cho chủ quản lý sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tạm thời quản lý, vận hành công trình xây dựng.

Mục 4. BẢO HÀNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 125. Bảo hành công trình xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thi công. Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.

2. Nội dung bảo hành công trình gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.

3. Thời gian bảo hành công trình, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo loại, cấp công trình xây dựng và quy định của nhà sản xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết bị.

4. Chính phủ quy định chi tiết về bảo hành công trình xây dựng.

Điều 126. Bảo trì công trình xây dựng

1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;

b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;

c) Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.

2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.

3. Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.

4. Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì công trình xây dựng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng.

Điều 127. Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng

1. Chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác sử dụng công trình hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng khi công trình hết thời hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất an toàn, gây sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng, an toàn của công trình lân cận, môi trường và của cộng đồng.

2. Khi quyết định dừng khai thác sử dụng đối với công trình sử dụng chung, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình về quyết định của mình.

3. Việc khai thác sử dụng công trình xây dựng chỉ được tiếp tục khi đã được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn. Trường hợp công trình hết thời hạn sử dụng, nếu có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng phải thực hiện kiểm định chất lượng, gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) bảo đảm an toàn, công năng sử dụng của công trình.

Mục 5. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ

Điều 128. Công trình xây dựng đặc thù

1. Công trình xây dựng đặc thù gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước;

b) Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp;

c) Công trình xây dựng tạm.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 129. Xây dựng công trình bí mật nhà nước

1. Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu phải bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình đến giai đoạn nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

3. Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước.

Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp

1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng công trình, bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu, tiến độ thực hiện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Điều 131. Xây dựng công trình tạm

1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

2. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt.

3. Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

Chương VII

CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Mục 1. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 132. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng, kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng; hướng dẫn và quản lý việc cấp chứng chỉ định giá xây dựng; công bố các chỉ tiêu, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng.

3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.

5. Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 133. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 134. Tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng.

2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí trong dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 135 của Luật này, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác.

3. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án hoặc được xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng hoặc từ dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã thực hiện.

4. Tổng mức đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt và là cơ sở để quản lý chi phí của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt là mức chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự án.

5. Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.

Điều 135. Dự toán xây dựng

1. Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.

2. Nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.

3. Dự toán xây dựng sử dụng vốn nhà nước được phê duyệt theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 của Luật này là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng.

4. Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này;

b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

5. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định.

Điều 136. Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng

1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế – kỹ thuật và định mức chi phí. Giá xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi tiết và giá xây dựng tổng hợp cho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình hoặc công trình.

2. Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng.

3. Hệ thống định mức và giá xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng, tham khảo trong xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố chỉ số giá xây dựng tại địa phương.

Điều 137. Thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng

1. Việc thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư. Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ thanh toán.

2. Công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phải thực hiện quyết toán dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án đầu tư trong giới hạn tổng mức đầu tư được phê duyệt. Thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Chính phủ.

3. Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 144 và Điều 147 của Luật này.

Mục 2. HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:

a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;

d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:

a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;

c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 139. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;

c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Điều 140. Các loại hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng.

2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm:

a) Hợp đồng tư vấn xây dựng;

b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình;

c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;

d) Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;

đ) Hợp đồng xây dựng khác.

3. Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:

a) Hợp đồng trọn gói;

b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;

c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;

d) Hợp đồng theo thời gian;

đ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;

e) Hợp đồng theo giá kết hợp;

g) Hợp đồng xây dựng khác;

h) Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.

Điều 141. Nội dung hợp đồng xây dựng

1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ pháp lý áp dụng;

b) Ngôn ngữ áp dụng;

c) Nội dung và khối lượng công việc;

d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

n) Rủi ro và bất khả kháng;

o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

p) Các nội dung khác.

2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Điều 142. Hồ sơ hợp đồng xây dựng

1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141 của Luật này và các tài liệu kèm theo hợp đồng.

2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:

a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;

b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư vấn xây dựng;

c) Điều kiện chung của hợp đồng;

d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;

đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;

e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;

g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;

h) Các phụ lục của hợp đồng;

i) Các tài liệu khác có liên quan.

3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 điều này.

Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng

1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:

a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;

c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;

d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:

a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;

b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.

Điều 144. Thanh toán hợp đồng xây dựng

1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

2. Các bên hợp đồng thỏa thuận về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

3. Bên giao thầu phải thanh toán đủ giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Đối với hợp đồng trọn gói, việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, việc thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu và đơn giá hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh theo thỏa thuận hợp đồng.

6. Đối với hợp đồng theo thời gian, việc thanh toán chi phí chuyên gia tư vấn được xác định trên cơ sở mức tiền lương chuyên gia và các chi phí liên quan đến hoạt động của chuyên gia tư vấn nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

7. Đối với hợp đồng theo chi phí, cộng phí việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở chi phí trực tiếp thực hiện công việc của hợp đồng và các chi phí quản lý, lợi nhuận của bên nhận thầu theo thỏa thuận.

8. Việc thanh toán đối với khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng xây dựng được thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.

9. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Điều 145. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng

1. Các bên hợp đồng có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp sau:

a) Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết;

b) Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán.

2. Bên giao thầu có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau:

a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc giải thể;

b) Bên nhận thầu từ chối hoặc liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng.

3. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:

a) Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể;

b) Do lỗi của bên giao thầu dẫn tới công việc bị dừng liên tục vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu vượt quá thời hạn đã thỏa thuận của các bên kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trước khi một bên tạm dừng, chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng, chấm dứt hợp đồng; trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

4. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

a) Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;

b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;

c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;

d) Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.

6. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.

3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

a) Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

Chương VIII

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

2. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.

3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động của nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài; chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực của tổ chức và điều kiện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động xây dựng.

Điều 149. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.

2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

3. Thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I;

b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng còn lại.

Điều 150. Điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng

1. Có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.

Điều 151. Điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng

1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập, thẩm tra dự án; cá nhân tham gia lập, thẩm tra dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng. Thành viên tham gia phải đủ năng lực hành nghề lập dự án phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng.

Điều 152. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;

b) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;

b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;

c) Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng làm việc ổn định;

d) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

Điều 153. Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng

1. Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.

2. Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao.

3. Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.

4. Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.

Điều 154. Điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.

Điều 155. Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng

1. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.

2. Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.

Điều 156. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.

Điều 157. Điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình

1. Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.

2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.

3. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

Điều 158. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập

Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;

2. Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.

Điều 159. Quản lý và giám sát năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm đăng ký thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình với Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nơi có trụ sở chính của tổ chức.

2. Cá nhân hành nghề độc lập trong hoạt động xây dựng có trách nhiệm đăng ký thông tin về năng lực hành nghề của mình với Sở Xây dựng nơi thường trú.

3. Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân để đăng tải trên trang thông tin điện tử do mình quản lý; kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định về điều kiện năng lực hoạt động của các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu dự thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu và thông tin về năng lực hoạt động xây dựng đã được đăng ký theo quy định tại Điều này.

Chương IX

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Điều 160. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.

3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.

4. Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.

5. Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.

6. Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.

9. Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.

10. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.

11. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

12. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 161. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch; ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.

2. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện pháp luật về xây dựng; phân công, phân cấp quản lý nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, phức tạp vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 162. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:

1. Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền.

3. Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng.

5. Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.

6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.

8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

9. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình.

10. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án.

11. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.

12. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.

13. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính phủ giao.

Điều 163. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của Luật này;

b) Nghiên cứu ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

c) Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện giám sát đánh giá đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;

b) Phối hợp với Bộ Xây dựng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý được phân công;

c) Tổng hợp tình hình, thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

d) Thực hiện việc báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của mình gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 164. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;

b) Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan ngang bộ khác tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

c) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi;

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;

b) Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp trên tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn do mình quản lý. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

c) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên để tổng hợp, theo dõi;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 165. Thanh tra xây dựng

1. Thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về xây dựng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng tại địa phương.

3. Thanh tra chuyên ngành trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.

4. Chính phủ quy định chi tiết về thanh tra xây dựng.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 166. Điều khoản chuyển tiếp

1. Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động tiếp theo chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định của Luật này.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án sử dụng vốn nhà nước được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì không phải chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý dự án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62 của Luật này.

3. Công trình được xây dựng trước thời điểm Luật này có hiệu lực đang tồn tại phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng sau khi giải phóng mặt bằng không còn phù hợp về kiến trúc thì được phép tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình thì phải thực hiện theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 167. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 hết liệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 168. Quy định chi tiết

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

Thiết bị lắp đặt vào công trình là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014

Thiết bị lắp đặt vào công trình gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.

Hồ sơ dự thầu

I. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

 

1. Phương pháp giá thấp nhất:

 

– Áp dụng với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

 

-Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

 

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để xếp hạng.Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

 

2. Phương pháp giá đánh giá:

 

– Áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

 

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

 

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu và các yếu tố khác;

 

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

 

3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

 

– Áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá.

 

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

 

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

 

*)Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

 

II. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

 

1. Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức

 

Thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

 

a) Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản.

 

+) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

 

+) Các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất;

 

b) Phương pháp giá cố định áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu.

 

+) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

 

+) Các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất;

 

c) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu.

 

+) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.

 

+) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

 

+) Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;

 

d) Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù.

 

+) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.Mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời mở hò sơ xuất tài chính làm cơ sở thương thảo hợp đồng.

 

2. Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân

 

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.

 

III. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất

 

Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất trong chào hàng cạnh tranh thực hiện theo phương pháp giá thấp nhất.

Hồ sơ thanh quyết toán công trình

Bạn đang phải làm một hồ sơ quyết toán công trình xây dựng nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bạn không biết quyết toán công trình xây dựng cần những gì và trình tự làm một hồ sơ quyết toán bao gồm những bước nào?

Sau đây Hồ sơ xây dựng xin được chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về hồ sơ quyết toán công trình xây dựng với hy vọng sẽ giúp những bạn kế toán xây dựng có cái nhìn tổng quát về công việc quyết toán của mình:

I. CÁC CĂN CỨ ĐỀ LẬP HỒ SƠ THANH TOÁN – QUYẾT TOÁN

1. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký với chủ đâu tư

2. Căn cứ vào các quy định của nhà nước gồm:

Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

+ Thông tư số 26/2016/TT-BXD_Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

+ Thông tư số 09/2016/TT-BTC_Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

+ Nghị định Số: 37/2015/NĐ-CP_ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

+ Thông tư số 08/2016/TT-BTC_ Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

II. HỒ SƠ THANH TOÁN GIAI ĐOẠN BAO GỒM NHỮNG GÌ ?

Khi nhà thầu nhập vật tư, thiết bị về công trường hoặc thi công lắp đặt xong trên hiện trường thì nhà thầu làm hồ sơ thanh toán. Do đó hồ sơ thanh toán giai đoạn thông thường bao gồm 2 loại: Hồ sơ thanh toán phần thiết bị, vật tư về công trình và Hồ sơ thanh toán phần lắp đặt.

1. Hồ sơ thanh toán phần thiết bị, vật tư về công trường gồm những giấy từ gì:

a. Hồ sơ Chất lượng

– Bìa hồ sơ (Có đủ các thông tin sau: Hồ sơ thanh toán đợt mấy ? Hạng mục gì ? Côn trình gì ? Chủ đầu tư là ai ? Tư vấn giám sát là ai ? Nhà thầu là ai ? Ngày tháng….)

– Các biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng (Kèm Bảng kê vật tư thiết bị được nghiệm thu)

+ Phiếu đề nghị nghiệm thu

+ Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước trước khi đưa vào sử dụng (Kèm Bảng kê vật tư thiết bị được nghiệm thu)

– Các giấy từ chứng nhận chất lượng đi kèm gồm:

+ Đối với các vật tư thiết bị sản xuất trong nước Việt Nam:  Phiếu xuất xưởng, kết quả test, kết quả kiểm tra, công bố chất lượng lô hàng, chứng nhận của các cơ quan độc lập khác (Có thể chỉ cần 1 trong các giấy tờ trên).

+ Đối với các vật tư, thiết bị sản xuất ở nước ngoài: Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Viết tắt là CO), Chứng nhận về chất lượng (CQ), Bảng kê chi tiết là một phần của bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa (Packing List), Vận đơn vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam (Bill of Lading) (Thiết bị thì thường gồm tất cả các giấy tờ trên, còn vật từ thì ít hơn)

– Các giấy giao hàng hoặc các Biên bản giao hàng từ nhà cung cấp cho nhà thầu có kê chi tiết các vật tư, thiết bị gì, mã hiệu, quy cách ra sao, số lượng bao nhiêu/

Chú ý:

– Trong quá trình làm bảng kê này các bạn nên sắp xếp theo thứ tự có trong hợp đồng kinh tế đã ký để người kiểm tra hồ sơ đối chiếu được dễ dàng và thuận lợi.

– Sắp xếp hồ sơ các bạn cũng nên sắp xếp theo đúng thứ tự trên.

b. Hồ sơ về giá trị

– Bìa hồ sơ (Có đủ các thông tin sau: Hồ sơ thanh toán đợt mấy ? Hạng mục gì ? Côn trình gì ? Chủ đầu tư là ai ? Tư vấn giám sát là ai ? Nhà thầu là ai ? Ngày tháng….)

– Giấy đề nghị thanh toán

– Bảng tổng hợp giá trị thanh toán

– Bảng diễn tổng hợp diễn giải khối lượng thanh toán hạng mục cơ – điện

+ Bảng diễn giải khối lượng thanh toán – phần Điện, điện nhẹ (Nếu có)..

+ Bảng diễn giải khối lượng thanh toán – phần Cấp thoát nước (Nếu có)..

+ Bảng diễn giải khối lượng thanh toán – phần Điều hòa Thông gió (Nếu có)..

+ Bảng diễn giải khối lượng thanh toán – phần Phòng cháy chữa cháy (Nếu có).

Chú ý:

– Trong quá trình làm bảng tổng hợp và bảng diễn giải này các bạn nên sắp xếp theo thứ tự có trong hợp đồng kinh tế đã ký để người kiểm tra hồ sơ đối chiếu được dễ dàng và thuận lợi.

– Sắp xếp hồ sơ các bạn cũng nên sắp xếp theo đúng thứ tự trên.

2. Hồ sơ thanh toán lắp đặt

a. Hồ sơ Chất lượng

– Bìa hồ sơ (Có đủ các thông tin sau: Hồ sơ thanh toán đợt mấy ? Hạng mục gì ? Côn trình gì ? Chủ đầu tư là ai ? Tư vấn giám sát là ai ? Nhà thầu là ai ? Ngày tháng….)

– Các biên bản nghiệm thu lắp đặt trên hiện trường

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ lắp đặt  (Thanh toán hạng mục gì thì phải có biên bản nghiệm thu lắp đặt hệ thống đó).

+ Phiếu đề nghị nghiệm thu

+ Biên bản nghiệm thu lắp đặt  (Thanh toán hạng mục gì thì phải có biên bản nghiệm thu lắp đặt hệ thống đó).

– Các biên bản nghiệm thu vật tư, thiết bị trước khi đưa vào sử dụng

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng (Kèm Bảng kê vật tư thiết bị được nghiệm thu)

+ Phiếu đề nghị nghiệm thu

+ Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước trước khi đưa vào sử dụng (Kèm Bảng kê vật tư thiết bị được nghiệm thu)

– Các giấy từ chứng nhận chất lượng đi kèm gồm:

+ Đối với các vật tư thiết bị sản xuất trong nước Việt Nam:  Phiếu xuất xưởng, kết quả test, kết quả kiểm tra, công bố chất lượng lô hàng, chứng nhận của các cơ quan độc lập khác (Có thể chỉ cần 1 trong các giấy tờ trên).

+ Đối với các vật tư, thiết bị sản xuất ở nước ngoài: Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Viết tắt là CO), Chứng nhận về chất lượng (CQ), Bảng kê chi tiết là một phần của bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa (Packing List), Vận đơn vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam (Bill of Lading) (Thiết bị thì thường gồm tất cả các giấy tờ trên, còn vật từ thì ít hơn)

– Các Giấy giao hàng hoặc các Biên bản giao hàng từ nhà cung cấp cho nhà thầu có kê chi tiết các vật tư, thiết bị gì, mã hiệu, quy cách ra sao, số lượng bao nhiêu

Chú ý:

– Tùy từng yêu cầu của chủ đầu tư, trong phần hồ sơ chất lượng thanh toán lắp đặt có chủ đầu tư chỉ cần yêu cầu bản phô tô các Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng và các Biên bản nghiệm thu lắp đặt, không cần các Biên bản giao hàng và các giấy tờ chứng nhận chất lượng vì các hồ sơ này đã nằm trong hồ sơ thanh toán vật tư đầu vào.

c. Hồ sơ về giá trị

– Bìa hồ sơ (Có đủ các thông tin sau: Hồ sơ thanh toán đợt mấy ? Hạng mục gì ? Côn trình gì ? Chủ đầu tư là ai ? Tư vấn giám sát là ai ? Nhà thầu là ai ? Ngày tháng….)

– Giấy đề nghị thanh toán

– Bảng tổng hợp giá trị thanh toán

– Bảng diễn tổng hợp diễn giải khối lượng lắp đặt hạng mục cơ – điện

+ Bảng diễn giải khối lượng lắp đặt – phần Điện, điện nhẹ  kèm Bản vẽ sơ họa hoàn công (Shop Drawing) (Nếu có)

+ Bảng diễn giải khối lượng lắp đặt – phần Cấp thoát nước kèm Bản vẽ sơ họa hoàn công (Shop Drawing) (Nếu có)

+ Bảng diễn giải khối lượng lắp đặt – phần Điều hòa Thông gió kèm Bản vẽ sơ họa hoàn công (Shop Drawing) (Nếu có)

+ Bảng diễn giải khối lượng lắp đặt – phần Phòng cháy chữa cháy kèm Bản vẽ sơ họa hoàn công (Shop Drawing)  (Nếu có)

Chú ý:

– Trong quá trình làm bảng tổng hợp và bảng diễn giải này các bạn nên sắp xếp theo thứ tự có trong hợp đồng kinh tế đã ký để người kiểm tra hồ sơ đối chiếu được dễ dàng và thuận lợi.

– Sắp xếp hồ sơ các bạn cũng nên sắp xếp theo đúng thứ tự trên.

III. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI LẬP HỒ SƠ THANH TOÁN

Bước 1:  Đọc kỹ hợp đồng xem hồ sơ thanh toán giai đoạn bao gồm những tài liệu gì?

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ chất lượng

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ giá trị

Bước 4: Kiểm tra các biên bản xem đã đầy đủ chữ ký của các bên chưa ?

Bước 4: In bìa, đóng quyển

Bước 5: Kiểm tra lần cuối trình Giám đốc ký trước nộp Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.

Các loại Bản vẽ Xây dựng trong Tiếng Anh

Giai đoạn thiết kế là giai đoạn đầu tiên và quyết định đến sự thành công của một dự án xây dựng. Tùy vào từng loại dự án mà có nhiều giai đoạn thiết kế với các loại bản vẽ khác nhau

Giai đoạn lên ý tưởng thiết kế, làm phương án là giai đoạn đầu tiên và quyết định đến sự thành công của một dự án xây dựng.

Tùy vào từng dự án mà có nhiều giai đoạn thiết kế với các loại bản vẽ khác nhau:

Giai đoạn Thiết kế

Với các dự án trong nước tùy vào loại và cấp công trình, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP chia ra thiết kế 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước, bao gồm các giai đoạn:

  1. Thiết kế cơ sở
  2. Thiết kế kỹ thuật
  3. Thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thi công bao gồm đầy đủ các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ M&E… và đầy đủ các hạng mục trong dự án.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngoài bản vẽ, đơn vị tư vấn thiết kế cần lập thêm bảng dự toán ( tương đương với BOQ ) và bảng Spec vật liệu để phục vụ công tác đấu thầu và thi công xây dựng công trình.

Giai đoạn Thi công

Khác với các dự án trong nước hay cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư, các dự án tư nhân hay có yếu tố nước ngoài, giai đoạn thiết kế đơn giản và linh hoạt hơn, đơn vị tư vấn thiết kế chỉ đưa bản vẽ phương án thiết kế phương án kèm theo các chỉ dẫn về yêu cầu kỹ thuật, vật liệu. Quá trình chào thầu và thi công tùy vào từng hạng mục và giai đoạn mà có nhiều loại bản vẽ:

  1. Estimation Drawings: Bản vẽ sơ bộ dùng cho giai đoạn báo giá
  2. Application Drawings: Bản vẽ dùng để xin phép, ví dụ xin phép PCCC, cấp phép xây dựng…
  3. Shop Drawings: Bản vẽ thi công dùng cho giai đoạn thi công ngoài công trường
  4. As- Built Drawings: Bản vẽ hoàn công

Các loại bản vẽ xây dựng trong tiếng anh

Concept drawing

Bản vẽ phác thảo thể hiện ý tưởng thiết kế. Bản vẽ concept thường chỉ quan cần thể hiện quy hoạch chung và ý tưởng về kiến trúc. Thể hiện hình dáng như thế nào, kiểu kiến trúc thế nào…

Basic Design

Bản vẽ thiết kế cơ sở

Construction drawing

Bản vẽ thi công, bản vẽ thiết kế thi công

Detail drawing

Bản vẽ chi tiết, bản vẽ thiết kế thi công (Detailed drawing hay construction drawing tương đương một ý như nhau). Có kỹ sư cho rằng detailed drawing là tên gọi chung cho các bản vẽ có tính chi tiết chung chung dễ hiểu với tất cả các nước

Shop drawing

Bản vẽ các giai đoạn đầu chỉ đưa ra phương án sơ bộ và không đủ chi tiết để triển khai thi công ngoài công trường. Quá trình thi công phải cần thêm bản vẽ Shop drawing.

  • Bản vẽ shop drawing là bản vẽ thi công chi tiết nhất để triển khai thi công xây dựng ngoài công trường. Dựa vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật cùng với Spec của dự án chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ shop drawing cho hạng mục thi công của mình và trình lên chủ đầu tư phê duyệt.
  • Có nhiều loại bản vẽ shopdrawing: shop drawing hạng mục ốp lát, shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao, Shop drawings hạng điện chiếu sáng trong nhà, …
  • Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt là mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc triển khai bản vẽ shop trở nên dễ dàng với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Xem thêm bài viết:  Shop drawing là gì

As-built drawing

  • Quá trình thi công xây dựng ngoài công trường không tránh khỏi những thay đổi do phát sinh, do sự nhầm lẫn của bản vẽ shop drawing, do sự va chạm về cấu kiện giữa các hạng mục, do thay đổi về chủng loại vật liệu trên thị trường hay rất, rất nhiều lý do khác… Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng đã hoàn thành cập nhật lại tất cả các thay đổi đó.
  • Bản vẽ hoàn công do nhà thầu lập lại trên cơ sở bản vẽ thi công đã được phê duyệt, vừa là căn cứ để làm hồ sơ thanh toán, quyết toán với chủ đầu tư, vừa là hồ sơ lưu để chủ đầu tư có thể cải tạo và mở rộng sửa chữa sau này.

Archirectural drawing

Bản vẽ kiến trúc

Structural drawing

Bản vẽ kết cấu

M&E drawing

Bản vẽ cơ điện, bản vẽ điện nước

General plan

Bản vẽ tổng mặt bằng (1 số trường hợp dùng Master plan)

Cadastral survey

Đo đạc địa chính

Site plan

Bản vẽ mặt bằng tổ chức công trường, thể hiện vị trí ban chỉ huy, lán trại, vị trí tập kết và gia công vật liệu, đường công vụ trong quá trình thi công…

Elevation drawing

Bản vẽ mặt đứng (nhiều khi chỉ dùng Elevation là mặt đứng)

Front elevation drawing

Mặt đứng chính

Site elevation

Mặt bên (mặt đứng hông)

Rear elevation

Mặt đứng sau

1st floor plan

Mặt bằng tầng 1

2nd floor plan

Mặt bằng tầng 2

Section

Bản vẽ mặt cắt

Longitudinal section

Bản vẽ mặt cắt dọc

Site elevation

(Bản vẽ) mặt cắt ngang

Footings layout plan

Bản vẽ bố trí móng đơn

Foundation plan

Bản vẽ mặt bằng móng

Basement plan

Bản vẽ mặt bằng tầng hầm

Floor plan

Bản vẽ mặt bằng sàn

Roof plan

Bản vẽ mặt bằng mái

Xem thêm bài: Các thuật ngữ tiếng anh trong xây dựng

Kết cấu thép AZHOME

M&E, MEP là gì ?

M&E là viết tắt của từ Mechanical and Electrical. MEP là viết tắt của Mechanical Electrical Plumbing. Là hệ thống cơ điện.

M&E hay MEP là gì?

M&E là viết tắt của từ Mechanical and Electrical. MEP là viết tắt của Mechanical Electrical Plumbing, chỉ các hệ thống CƠ – ĐIỆN trong một dự án.

Một dự án xây dựng thường bao gồm 3 phần chính:

  1. Xây dựng
  2. Nội thất kiến trúc
  3. Hệ thống cơ điện ( Hệ thống ME hay MEP)

Phần xây dựng hay phần thô bao gồm các công tác thi công móng, thi công phần thân cột dầm sàn, xây trát ốp lát, sơn bả…

Phần nội thất là cung cấp và lắp đặt đồ đạc như bàn ghế, tủ, quầy và cá đồ trang trí.

Phần cơ điện còn gọi là ME hay MEP bao gồm tất cả các hạng mục:

  • Hệ thống điện ( Electrical)
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
  • Hệ thống phòng cháy ( Fire alarm & Fire fighting)
  • Hệ thống cấp thoát nước ( Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)

M&E và MEP khác nhau thế nào?

Hệ thống cơ điện tên chính xác là MEP, và M&E là một cách gọi khác không chính xác theo thói quen mà thôi.

Phần Electrical

Như tên gọi, Electrical bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng (lighting), Điều khiển (control system), Điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).

Điện nặng bao gồm:

  • Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system hay grounding system
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA ( public address system) ….

Có thể ví công trình như một con người, thì phần xây dựng như 1 bộ khung xương, phần nội thất kiến trúc như bộ quần áo thì phần cơ điện là linh hồn giúp công trình vận hành trơn tru.

Trước đây khi nhu cầu và trình độ kỹ thuật chưa cao, các thiết bị và quy mô công trình còn hạn chế, gói cơ điện chỉ bao gồm hệ thống điện, nước và phần thông tin liên lạc như mạng internet, điện thoại. Giá trị gói M&E vào khoảng 10% tổng giá trị công trình.

Ngày nay khi nhu cầu sử dụng và các thiết bị phát triển, Hệ thống cơ điện đã bao gồm thêm nhiều hệ thống như hệ thống điều hòa thông gió, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị camera an ninh, hệ thống âm thanh, gas…. Giá trị gói M&E đã tăng đáng kể, rơi vào 50%-70% giá trị công trình.

Kỹ sư M&E

Kỹ sư ME là tên gọi chung cho các kỹ sư làm trong các hạng mục Cơ Điện tòa nhà.

Kỹ sư M&E không có nghĩa phải thông thạo cả 2 phần M hoặc E. Thực ra phần M hay E đều còn chia nhỏ ra các hạng mục khác nhau nữa, mỗi hạng mục sẽ có các kỹ sư chuyên nghiệp về nó đảm trách. Tuy nhiên người ta hay gọi chung họ là kỹ sư M&E vì thực tế là công việc mà từng kỹ sư đó đảm trách thường có sự liên quan và phối hợp của cả M và E. Không thể nói kỹ sư HVAC chỉ biết phần máy lạnh, và kỹ sư điện không cần quan tâm máy lạnh hoạt động ra sao. Các kỹ sư kinh nghiệm và chuyên nghiệp, tuy rằng họ chỉ làm chuyên về Cơ hoặc Điện, nhưng các kiến thức về Cơ Điện họ đều nắm tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Kết cấu thép AZHOME

Thuật ngữ Tiếng Anh Xây Dựng

Chắc hẳn chúng ta dù là sinh viên hay kỹ sư đã đi làm, đều từng bối rối khi nghe hay xem một tài liệu có nói đến một thuật ngữ tiếng anh xây dựng mà không biết hay không hiểu chính xác ý nghĩa của nó là gì, hoặc đôi khi chúng ta muốn viết Email hay báo cáo mà không biết từ đó tiếng anh là gì?

Bài viết sau đây sẽ giải đáp một vài thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành xây dựng cơ bản và thông dụng nhất, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn.

Spec – Specification

Spec là viết tắt của Specification, nghĩa là chỉ dẫn kỹ thuật (Technical Specification)

Spec quy định rõ tất cả các loại vật liệu trong dự án kèm với các tiêu chuẩn nghiệm thu đi kèm và mọi công tác thi công nghiệm thu công việc phải theo.

BOQ – Bill of Quantities

BOQ là Bảng khối lượng công việc phục vụ công tác đấu thầu và ký hợp đồng

Để hiểu rõ hơn về BOQ, bạn có thể xem bài viết: Boq, Bill of Quantities

Shop drawing

Bản vẽ shop drawing là bản vẽ chi tiết dùng để thi công trên công trường.

As- Built drawing

Bản vẽ hoàn công, là bản vẽ thực hiện sau khi kết thúc dự án

Để rõ hơn về các loại bản vẽ trong xây dựng bạn tham khảo bài: Các bản vẽ trong xây dựng trong tiếng anh

Factory

Dự án nhà máy, nhà xưởng. Trong các dự án thi công xây dựng nhà công nghiệp có một số hạng mục:

  • Workshop: Nhà xưởng sản xuất
  • Office: Văn phòng làm việc
  • Canteen: Nhà ăn
  • Utility: Hạng mục phụ trợ
  • Fire fighting: Hệ thống PCCC
  • Water tank: Bể nước
  • Plumping system: Hệ thống bơm
  • Landscape: Cảnh quan

Owner hay Client

Chủ đầu tư, là đơn vị hay cá nhân chi tiền để thực hiện dự án

Achitect

Đơn vị tư vấn thiết kế phần kiến trúc

Structural Engineer

Đơn vị tư vấn thiết kế phần kết cấu

Constractor

Nhà thầu xây dựng, ngoài ra còn có Main Contractor và Sub Constractor là thầu chính và thầu phụ

Survey

Là công tác trắc đạc, tim cos. Đây là công tác đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình thi công xây dựng.

Civil work

Là công tác về xây dựng cơ bản như công tác móng, đào đất, cốp pha, cốt thép đổ bê tông…

Site engineer

Kỹ sư hiện trường, là các kỹ sư làm việc tại công trường.

Kỹ sư hiện trường có nhiệm vụ tổ chức, khớp nối, nghiệm thu với các tổ đội, các nhà thầu liên quan, với tư vấn giám sát và chủ đầu tư trên công trường

Steel structure

Công tác về kết cấu thép như sản xuất kết cấu thép, lắp đặt bu lông neo, lắp dựng kết cấu…

M&E và MEP

M&E là viết tắt của từ Mechanical and ElectricalMEP là viết tắt của Mechanical Electrical Plumbing. Tiếng việt gọi là bộ môn cơ điện

Hệ thống cơ điện bao gồm 4 hạng mục chính:

  • Hệ thống điều hòa không khí, thông gió (HVAC)
  • Hệ thống điện: điện nặng, điện nhẹ
  • Hệ thống cấp thoát nước và hóa chất
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Xem thêm bài viết: ME và MEP là gì?

Kết cấu thép AZHOME

BOQ, Bill of Quantities và Spec có vai trò gì trong dự án?

BOQ là viết tắt của Bill of Quantities, là bảng chi tiết các đầu việc, khối lượng, và đơn giá, thành tiền. Spec ( Technical specification ) thể hiện các loại vật liệu được lập dựa trên bản vẽ thi công đã được phê duyệt và yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Trong quá trình đi làm và tham gia các dự án xây dựng, dù làm ở vị trí nào đôi khi chúng ta hay nghe nhắc đến BOQ hay Spec của dự án, vậy BOQ và Spec nghĩa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm này.

BOQ là gì?

BOQ là viết tắt của Bill of Quantities, BOQ là bảng chi tiết các đầu việc, khối lượng, chủng loại vật liệu được các kỹ sư QS lập dựa trên bản vẽ thi công đã được phê duyệt và yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Spec – Specification

Spec là viết tắt của Specification, nghĩa là chỉ dẫn kỹ thuật (Technical Specification)

Spec quy định rõ tất cả các loại vật liệu trong dự án kèm với các tiêu chuẩn nghiệm thu đi kèm và mọi công tác thi công nghiệm thu công việc phải theo.

Với các dự án trong nước có tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn thiết kế là bên đưa ra Spec cùng với bản vẽ thi công. Với các dự án tổng thầu, đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thiết kế kèm Spec để phục vụ cho công tác báo giá và ký hợp đồng.

Vai trò của BOQ và Technical Spec trong dự án xây dựng

BOQ và Spec giúp các nhà thầu chào giá cho cùng một đầu việc và khối lượng cụ thể giúp quá trình bỏ thầu và chọn thầu công bằng và chính xác. Bảng BOQ này là căn cứ để đánh giá hồ sơ thầu và đàm phán về giá dự thầu nếu cần thiết.

Ngoài ra, bảng giá trị BOQ cũng dùng để ký hợp đồng, để xác định các khoản thanh toán hỗ trợ như chi phí lập bản vẽ shop drawing, chi phí chuẩn bị mặt bằng hay hỗ trợ về quản lý… và xác định các giai đoạn thanh toán của hợp đồng.

Tại nước ngoài, BOQ được chuẩn hóa và được quy định rất rõ ràng nhưng hiện tại trong môi trường xây dựng Việt Nam, BOQ chủ yếu dùng cho các dự án có yếu tố nước ngoài và chưa có một quy chuẩn nào cụ thể.

BOQ

Mẫu bảng BOQ

Một bảng BOQ chính xác và đầy đủ sẽ giúp cả nhà thầu và chủ đầu tư lên kế hoạch thi công và chuẩn bị về tài chính đầy đủ, tuy nhiên vẫn có những trường hợp sai xót của BOQ, ví dụ nhầm lẫn về mặt số học, hay đơn vị của đầu việc ( đơn vị có thể là gói, hay m2, hoặc khối lượng…) Do vậy giá trị quyết toán cần 2 bên ngồi lại và thống nhất. Thông thường giá trị quyết toán cuối cùng sẽ theo khối lượng thi công thực tế trên công trường.

Tuy vậy, ngày càng có nhiều các công cụ hỗ trợ theo mô hình 3D chứa thông tin ( BIM) nên BOQ có thể lấy thông tin từ các mô hình BIM này để cho ra một bảng giá trị chính xác.

Một số dự án ký hợp đồng khi chưa có bản vẽ thiết kế đầy đủ, BOQ là bảng giá trị gần đúng và giá trị quyết toán cuối cùng căn cứ trên khối lượng thực tế nghiệm thu trên công trường.

BOQ cũng có thể dùng để khống chế thiết kế, khi chủ đầu tư xác định 1 giá trị đầu tư nhất định và các bản vẽ thi công shop drawing cùng với bảng chỉ dẫn về vật liệu Spec phải làm sao để có một giá trị tổng mức là phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư.

Xem thêm bài viết liên quan:

Kết cấu thép VSTEEL

Giới thiệu BIM và Phần mềm Tekla trong xây dựng

BIM (Mô hình Thông tin Xây dựng) là viết tắt của Building Information Modeling – là một mô hình 3D thông minh chứa thông tin giúp các kiến trúc sư, kỹ sư nhà quản lý hiểu và nắm rõ dự án trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình

Lịch sử ra đời của BIM

Những năm đầu của thập kỷ 1970, một công nghệ mới với thuật ngữ là Building Information Modeling (BIM) đã xuất hiện trong ngành công nghiệp xây dựng, sử dụng mô hình ba chiều (3D) để thiết lập, phân tích và truyền đạt thông tin của công trình.

Cong nghe Bim

Mô hình Bim

Tuy nhiên phải đến năm 2002, tên gọi Building Information Modeling (BIM) được Autodesk đặt ra và được phổ biến rộng rãi bởi Jery Laiser (một chuyên gia phân tích công nghiệp người Mỹ) để mô tả mô hình không gian ba chiều thiết lập bằng công cụ máy tính để thể hiện các vật thể. Nó giúp quá trình trao đổi và chia sẻ thông tin của công trình bằng cách số hóa. Các nhà tư vấn thiết kế cũng như các nhà thầu xây dựng có thể sử dụng các phần mềm BIM (chẳng hạn như Autodesk Revit Architectural, Revit Structure, Revit MEP, v.v.) để tạo nên một mô hình của công trình trên máy vi tính giống hệt như công trình thực tế ở ngoài công trường.

Mô hình 3D chứa các thông tin của dự án, thể hiện tất cả các mối liên hệ về mặt không gian, các thông tin hình học, kích thước, số lượng, vật liệu của các cấu kiện, bộ phận của công trình, thời gian thi công, nhà thầu…

BIM là gì

Theo định nghĩa của Autodesk, BIM (Mô hình Thông tin Xây dựng) là viết tắt của Building Information Modeling – là một mô hình 3D thông minh chứa thông tin giúp các kiến trúc sư, kỹ sư nhà quản lý hiểu và nắm rõ dự án trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.

Cong nghe Bim

Bim ứng dụng trong tất cả các quá trình của dự án

Như vậy BIM không đơn thuần chỉ là một mô hình 3D, BIM là công nghệ tạo dựng và sử dụng mô hình kĩ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả quá trình vận hành sử dụng dự án. Phần mềm đơn giản chỉ là một công cụ để BIM được thực hiện. BIM chứa đựng những thay đổi mang tính cách mạng trong việc thông tin của công trình xây dựng được tạo ra, thể hiện, và sau này được sử dụng trong quá trình xây dựng. Do hợp nhất được thông tin từ tất cả các khía cạnh của quá trình xây dựng công trình nên BIM có thể làm tăng hiệu quả sử dụng và tính sẵn có của các thông tin này lên gấp nhiều lần.

BIM liên quan đến tất cả các bên tham gia trong toàn bộ vòng đời của dự án như kiến trúc sư, kĩ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, Ban quản lý khai thác sử dụng tòa nhà…, tất cả những người góp sức và trao đổi thông qua việc chia sẻ mô hình BIM.

Tất cả các dữ liệu liên quan đến mô hình công trình đều được lưu trữ tại môi trường trao đổi dữ liệu chung (CDE -Common Data Environment). Các bên liên quan sẽ dùng dữ liệu này cho các giai đoạn từ thiết kế, thi công, và giúp quản lý vận hành công trình

Một số phần mềm hỗ trợ dựng mô hình BIM:

Phan mem Bim

Một số phần mềm hỗ trợ Bim

Kiến trúc:

  • Autodesk Revit Architecture
  • Graphisoft ArchiCAD
  • Bentley Architecture
  • 4MSA IDEA Architectural Design (IntelliCAD)
  • CADSoft Envisioneer
  • Softtech Spirit
  • RhinoBIM (BETA)

Kết cấu:

  • Autodesk Revit Structure
  • Bentley Structural Modeler
  • Bentley RAM, STAAD and ProSteel
  • Tekla Structures
  • Metal Wood Framer
  • Autodesk Robot Structural Analysis

Cơ điện:

  • Autodesk Revit MEP
  • Bentley Hevacomp Mechanical Designer
  • 4MSA FineHVAC + FineLIFT + FineELEC + FineSANI
  • Gehry Technologies – Digital Project MEP Systems Routing
  • CADMEP (CADduct / CADmech)

Quản lý dự án:

  • Autodesk Navisworks
  • Vico Office Suite
  • Vela Field BIM
  • Bentley ConstrucSim
  • Tekla BIMSight

Dự toán:

  • Vico,
  • CostX…

Ứng dụng BIM tại Việt Nam

Công nghệ BIM đang ngày càng phát triển và được đông đảo các kiến trúc sư, kỹ sư và sinh viên đón nhận. Một số dự án đã đưa công nghệ BIM vào ứng dụng và thu được những kết quả tốt như dự án The Landmark 81, dự án sân bay Cam Ranh…

Quyết Định số 2500/QĐ-TTg-Bộ Xây dựng ngày 22/12/2016 Phê duyệt Đề án “Áp dụng Hệ thống thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.” Đã đưa ra lộ trình ứng dụng BIM vào thực tiễn ngành xây dựng là một tín hiệu đáng mừng với ngành xây dựng Việt Nam

Ứng dụng PM Tekla Structures trong lĩnh vực nhà thép tiền chế

Tekla Structures là phần mềm của Hãng Tekla – một thành viên của Tập đoàn Trimble. Tekla Structures là phần mềm số một ứng dụng công nghệ BIM hiện nay, cho phép thiết lập và quản lý mô hình 3D kết cấu công trình chính xác, hỗ trợ suốt quá trình xây dựng từ thiết kế đến gia công sản xuất, lắp dựng, quản lý thi công và vận hành sử dụng công trình.

Mo hinh Tekla

Mô hình Tekla cho nhà thép tiền chế

Sử dụng phần mềm Tekla để mô hình hóa các dự án nhà xưởng tiền chế, nhà khung thép đã thu được những thành quả to lớn đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Xem thêm bài viết: Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Ưu điểm của phần mềm Tekla Structures

  • Mô hình 3D trực quan sinh động, giải quyết các vấn đề về va chạm kết cấu mà bản vẽ 2D không thấy được
  • Quản lý các thay đổi, update tất cả các cấu kiện liên quan
  • Xuất bản vẽ 2D và khối lượng chi tiết theo cấu kiện và vật liệu dễ dàng ( Bảng BOQ)
  • Tối ưu hóa bản vẽ gia công kết cấu thép
  • Phối hợp và trao đổi giữa những bộ phận khác nhau, kể cả bộ phận ngoài công trường.
  • Lên kế hoạch sản xuất với các thông tin trên mô hình.
  • Tích hợp khâu thiết kế với chế tạo và chuyển giao thông tin tự động

Kết cấu thép AZHOME

Bản vẽ Shop Drawing là gì?

Khái niệm Shop drawing gặp thường xuyên với các kỹ sư làm cho nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài, ít gặp hơn với các nhà thầu làm việc trong các dự án trong nước.

Shop drawing là gì?

Khái niệm shop drawing gặp thường xuyên với các kỹ sư làm cho nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài, ít gặp hơn với các nhà thầu làm việc trong các dự án trong nước. Nguyên nhân là do cách triển khai dự án từ khâu thiết kế đến khâu bản vẽ thi công trên công trường có khác nhau.

Với cách triển khai bản vẽ thiết kế các dự án kiểu Việt Nam

Với các dự án Việt Nam, tùy vào từng dự án, từng cấp công trình mà giai đoạn thiết kế được chia ra làm 2 bước hay 3 bước gồm:

Bản vẽ thi công là bản vẽ cuối cùng làm căn cứ để làm thi công ngoài công trường.

Cách triển khai bản vẽ với các dự án nước ngoài

Các dự án nước ngoài đơn vị tư vấn thiết kế thường chỉ làm 2 loại bản vẽ:

  • Bản vẽ phương án sơ bộ ( Concept drawing)
  • Bản vẽ chấp thuận ( Approved drawing)

Bản vẽ chấp thuận thể hiện được toàn bộ ý đồ thiết kế cũng như các các loại vật liệu sử dụng trong dự án. Đây là bản vẽ được căn cứ để chủ đầu tư làm việc với các nhà thầu thi công như nhà thầu xây dựng, nhà thầu hoàn thiện, nhà thầu cơ điện ME

Tuy nhiên, bản vẽ Approved chỉ là  bản vẽ phương án và để thi công, nhà thầu thi công sẽ phải thực hiện một bước tiếp theo là làm bản vẽ Shop drawing, đây là bản vẽ chi tiết nhất làm căn cứ để thi công trên công trường.

Về cơ bản, bản vẽ Shop drawing do nhà thầu thi công thực hiện nên bản vẽ Shop drawing luôn chính xác và chi tiết hơn nhiều so với bản vẽ thi công mà cách  các dự án trong nước đang thực hiện.

 

Xem ngay: Nhà thầu xây dựng uy tín nhất hiện nay.

Các loại bản vẽ Shopdrawing

Tùy vào từng nhà thầu và các hạng mục thi công mà có nhiều loại bản vẽ Shop drawing:

  • Shop drawing phần xây dựng
  • Shop drawing phần kết cấu thép
  • Shop drawing hạng mục ốp lát
  • Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
  • Shop drawing hạng mục điện chiếu sáng trong nhà, …

Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt là mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc triển khai bản vẽ shop drawing trở nên dễ dàng với độ chính xác tuyệt đối.

Triển khai bản vẽ shop drawing kết cấu thép bằng phần mềm TEKLA

Với hạng mục kết cấu thép, hiện nay các công ty kết cấu thép, nhà thép tiền chế đã bắt kịp xu thế của thế giới khi sử dụng các phầm mềm BIM như Tekla, Revit… vào mô hình không gian 3D và từ đó xuất ra bản vẽ Shop drawing rất dễ dàng với sự chính xác tuyệt đối.

Mô hình Tekla

Mô hình Tekla 3D và xuất bản vẽ shopdrawings

Azhome Group cũng đang làm theo cách này và từ đó, làm căn cứ cho các công tác tiếp theo như công tác đặt vật liệu, công tác gia công sản xuất, công tác lắp dựng và quản lý dự án.

Kết luận

Qua bài viết bạn đã hiểu Shop Drawing là gì . Với kiến thức có được hy vọng các bạn áp dụng vào thực tiến cho hoạt động của mình. Rất mong sự phản hồi đóng góp ý kiến phản hồi từ quý độc giả để Hồ sơ xây dựng ngày càng hoàn thiện nội dung hơn

Kỹ sư QS là gì ?

Kỹ sư QS  là gì ?

QS là viết tắt của Quantity Surveyor, là kỹ sư làm về khối lượng phục vụ các giai đoạn chào thầu hay thanh toán. QS có thể làm việc cho nhà thầu xây dựng hoặc ban A của chủ đầu tư

QS là viết tắt của Quantity Surveyor, là kỹ sư làm về khối lượng phục vụ các giai đoạn chào thầu hay thanh toán. Kỹ sư QS có thể làm việc cho Nhà thầu xây dựng hoặc ban Quản lý dự án của Chủ đầu tư.

Thông thường QS làm cho Chủ đầu tư sẽ nhiều công việc và áp lực hơn do phải tổng hợp khối lượng của nhiều hạng mục trong nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều nhà thầu khác nhau.

Công việc của kỹ sư QS toán là tính toán, kiểm tra các khối lượng vật liệu, nhân công cần thiết cho dự án. Bảng khối lượng mà kỹ sư QS lập ra ( BOQ – Bill of Quantities) được sử dụng để Chủ đầu tư và Nhà thầu lấy căn cứ để làm hồ sơ chào thầu.

Tìm hiểu thêm: Boq và Spec là gì?

Nhiệm vụ cụ thể của kỹ sư QS gồm:

  • Kiểm tra hồ sơ dự toán do đơn vị Tư vấn thiết kế lập trong giai đoạn thiết kế thi công, tính pháp lý của TVTK, Mã đầu việc, khối lượng, đơn giá…
  • Cung cấp đầu mục khối lượng dự toán, chủng loại thiết bị vật tư… cho Phòng đấu thầu để tiến hành mời thầu.
  • Phối hợp với các phòng ban khác: Phòng đấu thầu, Ban quản lý dự án, Phòng vật tư để kiểm tra, xác nhận các công tác phát sinh trong giai đoạn thi công.
  • Cập nhật, điều chỉnh khối lượng các hạng mục phát sinh vào hồ sơ dự toán của dự án.
  • Kiểm tra khối bảng khối lượng nhà thầu gửi lên phục vụ công tác thanh quyết toán.

Để làm một kỹ sư QS giỏi:

QS là một vị trí rất quan trọng. Để làm một QS giỏi cần một số yếu tố như:

  • Giỏi chuyên môn và kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ công việc.
  • Kỹ năng đọc bản vẽ tất cả các bộ môn: kiến trúc, kết cấu, điện nước, điều hòa thông gió, hoàn thiện…, và am hiểu tất cả các lĩnh vực đó.
  • Công việc của QS đa phần là ngồi trên máy tính với bản vẽ Cad, bảng Excel và một số phần mềm dự toán. Khối lượng công việc là rất lớn nên kỹ sư QS cần phải có đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và chịu được áp lực trong công việc.
  • Hiểu về pháp luật và những quy định liên quan để có các giải pháp phù hợp khi làm việc với nhà thầu cũng như các bên liên quan.
  • Hiểu rõ về Spec của Dự án để nhanh chóng phát hiện ra các lỗi của nhà thầu hay các phòng ban khác khi đề xuất vật liệu không giống với các yêu cầu ghi trong Spec.
  • Nắm được tiến độ và các thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Kết cấu thép AZHOME

BOQ và spec là gì ?

BOQ là viết tắt của Bill of Quantities, là bảng chi tiết các đầu việc, khối lượng, và đơn giá, thành tiền. Spec ( Technical specification ) thể hiện các loại vật liệu được lập dựa trên bản vẽ thi công đã được phê duyệt và yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Trong quá trình đi làm và tham gia các dự án xây dựng, dù làm ở vị trí nào đôi khi chúng ta hay nghe nhắc đến BOQ hay Spec của dự án, vậy BOQ và Spec nghĩa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm này.

BOQ là gì?

BOQ là viết tắt của Bill of Quantities, BOQ là bảng chi tiết các đầu việc, khối lượng, chủng loại vật liệu được các kỹ sư QS lập dựa trên bản vẽ thi công đã được phê duyệt và yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Spec – Specification

Spec là viết tắt của Specification, nghĩa là chỉ dẫn kỹ thuật (Technical Specification)

Spec quy định rõ tất cả các loại vật liệu trong dự án kèm với các tiêu chuẩn nghiệm thu đi kèm và mọi công tác thi công nghiệm thu công việc phải theo.

Với các dự án trong nước có tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn thiết kế là bên đưa ra Spec cùng với bản vẽ thi công. Với các dự án tổng thầu, đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thiết kế kèm Spec để phục vụ cho công tác báo giá và ký hợp đồng.

Vai trò của BOQ và Technical Spec trong dự án xây dựng

BOQ và Spec giúp các nhà thầu chào giá cho cùng một đầu việc và khối lượng cụ thể giúp quá trình bỏ thầu và chọn thầu công bằng và chính xác. Bảng BOQ này là căn cứ để đánh giá hồ sơ thầu và đàm phán về giá dự thầu nếu cần thiết.

Ngoài ra, bảng giá trị BOQ cũng dùng để ký hợp đồng, để xác định các khoản thanh toán hỗ trợ như chi phí lập bản vẽ shop drawing, chi phí chuẩn bị mặt bằng hay hỗ trợ về quản lý… và xác định các giai đoạn thanh toán của hợp đồng.

Tại nước ngoài, BOQ được chuẩn hóa và được quy định rất rõ ràng nhưng hiện tại trong môi trường xây dựng Việt Nam, BOQ chủ yếu dùng cho các dự án có yếu tố nước ngoài và chưa có một quy chuẩn nào cụ thể.

BOQ

Mẫu bảng BOQ

Một bảng BOQ chính xác và đầy đủ sẽ giúp cả nhà thầu và chủ đầu tư lên kế hoạch thi công và chuẩn bị về tài chính đầy đủ, tuy nhiên vẫn có những trường hợp sai xót của BOQ, ví dụ nhầm lẫn về mặt số học, hay đơn vị của đầu việc ( đơn vị có thể là gói, hay m2, hoặc khối lượng…) Do vậy giá trị quyết toán cần 2 bên ngồi lại và thống nhất. Thông thường giá trị quyết toán cuối cùng sẽ theo khối lượng thi công thực tế trên công trường.

Tuy vậy, ngày càng có nhiều các công cụ hỗ trợ theo mô hình 3D chứa thông tin ( BIM) nên BOQ có thể lấy thông tin từ các mô hình BIM này để cho ra một bảng giá trị chính xác.

Một số dự án ký hợp đồng khi chưa có bản vẽ thiết kế đầy đủ, BOQ là bảng giá trị gần đúng và giá trị quyết toán cuối cùng căn cứ trên khối lượng thực tế nghiệm thu trên công trường.

BOQ cũng có thể dùng để khống chế thiết kế, khi chủ đầu tư xác định 1 giá trị đầu tư nhất định và các bản vẽ thi công shop drawing cùng với bảng chỉ dẫn về vật liệu Spec phải làm sao để có một giá trị tổng mức là phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư.

Xem thêm bài viết liên quan:

Kết cấu thép AZHOME

Mật độ xây dựng

Việc xây dựng bất kỳ dự án nhà xưởng  hay nhà dân dụng nào cũng phải dựa trên bộ Tiêu chuẩn về về kỹ thuật xây dựng và quy hoạch xây dựng. Trong đó quy định rất rõ ràng về các thông số như hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng…

Xem thêm: Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng?

Hệ số sử dụng đất là gì?

Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ giữa Tổng diện tích sàn xây dựng ( Tổng diện tích các sàn của các tầng, trừ các tầng kỹ thuật, hố thang máy) trên Tổng diện tích lô đất.

HSD = Tổng diện tích sàn toàn công trình
Diện tích lô đất

Trong đó tổng diện tích sàn toàn công trình không bao gồm diện tích sàn của tầng hầm và mái

Mật độ xây dựng là gì?

Mật độ xây dựng được chia làm 2 loại: Mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp.

Mật độ xây dựng thuần ( Net-tô)

  • Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời. (Trừ sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất)
  • Cách tính mật độ xây dựng:

Mật độ xây dựng ( %) = Diện tích chiếm đất của công trình (m2) / Tổng diện tích lô đất (m2) x 100%

Mật độ xây dựng gộp

  • Mật độ xây dựng gộp là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).

Bảng tra mật độ xây dựng một số dạng công trình

Quy chuẩn xây dựng quy hoạch Việt Nam – Quy hoạch xây dựng có quy định rõ ràng về mật độ xây dựng:

Bảng trên ta thấy, đối với công trình nhà ở, biệt thự có diện tích lô đất < 50 m2 trở xuống thì mật độ xây dựng là 100%, tức được xây dựng hết diện tích lô đất.

Lô đất có diện tích từ 50m2 đến 75 m2 thì xây 90% tức diện tích xây dựng công trình chỉ được 45m2 đến 67,5m2

Trường hợp lô đất là từ 75m2 -100m2 thì được xây dựng 80%

Tương tự với lô đất từ 1.000m2 trở lên chỉ được xây dựng 40%

Bảng tra mật độ xây dựng cho các công trình nhà xưởng, nhà công nghiệp

Nội suy mật độ xây dựng

Với các nhà xưởng và công trình có diện tích không như bảng tra, chúng ta phải nội suy ra mật độ xây dựng cho phép bằng công thức:

Trong đó:

  • Nt: Mật độ xây dựng cần tính
  • Ct: Diện tích khu đất cần tính
  • Ca: Diện tích khu đất cận trên
  • Cb: Diện tích khu đất cận dưới
  • Na: Mật độ xây dựng cận trên trong bảng 1 tương ứng với Ca
  • Nb: Mật độ xây dựng cận dưới trong bảng 1tương ứng với Cb

Bảng tỷ lệ các hạng mục xây dựng cho nhà xưởng công nghiệp

Như vậy theo qui chuẩn trên diện tích lô đất càng lớn mật độ xây dựng càng bị thu hẹp.

Mật độ xây dựng được quy định trong các quy chuẩn là mật độ xây dựng thuần, không tính cho các hạng mục khác như đường giao thông, cây xanh, tiểu cảnh.

Thông thường trong bản vẽ quy hoạch 1/500 ghi rõ diện tích các hạng mục và mật độ xây dựng để tiện cho công việc theo dõi và quản lý.

Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao công trình cũng được ghi trên  giấy phép xây dựng. Trước khi tiến hành nộp hồ sơ xin phép xây dựng, chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền có quyền gửi đơn đề nghị lên Ban quản lý khu công nghiệp, phòng quản đô thị hoặc phòng tài nguyên môi trường cung cấp các thông tin quy hoạch của lô đất trước khi tiến hành công tác thiết kế.

Tham khảo thêm:

Kết cấu thép Vsteel

Design and Build

Design and Build

Hợp đồng Design and Build là hợp đồng trọn gói bao gồm cả thiết kế và thi công. Mô hình này đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư.

Design and Build là gì?

Hợp đồng Design and Build ( viết tắt là hợp đồng D&B) là hợp đồng trọn gói bao gồm cả thiết kế và thi công. Loại hợp đồng này áp dụng được cho mọi lĩnh vực xây dựng từ dự án văn phòng, chung cư cao tầng, sân vận động, giao thông, công nghiệp với một kết quả vượt trội.

Mô hình Design Build thay thế cho cách tiếp cận cũ là Thiết kế và Thi công là 2 hợp đồng riêng biệt. Đơn vị tư vấn thiết kế tư vấn bản vẽ kỹ thuật và phối cảnh, đơn giá cho chủ đầu tư. Và qua đấu thầu, chủ đầu tư chọn ra một nhà thầu phù hợp để thực hiện dự án.

Hợp đồng Design and Build rất phổ biến trên thế giới tuy nhiên tại Việt Nam, loại hợp đồng này mới chỉ được áp dụng cho các dự án lớn của tư nhân hay nước ngoài đầu tư và đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt so với cách tiếp cận dự án theo kiểu cũ.

Ưu điểm của Design and Build

Tiết kiệm thời gian

Một hợp đồng duy nhất bao gồm Thiết kế và Thi công hạn chế được việc thay đổi thiết kế hay chọn lại vật liệu so với cách làm cũ. Việc thiết kế và thi công là một nhóm thống nhất thúc đẩy sự hợp tác theo một nguyên tăc chung và nhất quán ngay từ lúc bắt đầu đến kết thúc dự án

Tối ưu vốn đầu tư

Một nhóm làm việc thống nhất ngay từ đầu sẽ có nhiều giải pháp để xử lí công việc việc như chọn vật liệu, giải pháp kết cấu, biện pháp thi công sẽ làm giảm chi phí thi công dự án.

Chủ đầu tư thay vì quản lý nhiều hợp đồng khác nhau thì chỉ cần quản lý một hợp đồng, nên việc kiểm soát dự án là dễ dàng hơn

Hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình thi công gây lãng phí

Chất lượng thi công tốt hơn

Đội ngũ xây dựng và thiết kế cùng làm việc đáp ứng nhu cầu hiệu suất, không phải yêu cầu thiết kế tối thiểu, có nhiều sáng kiến ​​để cung cấp một giải pháp tốt hơn so với các công ty chỉ  có quan điểm làm việc 1 phía.

Tìm hiểu thêm bài viết:

Lời kết

Một công ty xây dựng chuẩn mô hình Design and Build sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cho chủ đầu tư. Chính vì thế, nó mặc nhiên sẽ trở thành nhu cầu lớn trong ngành xây dựng. Cũng dễ hiểu vì sao các công ty xây dựng lớn đều hướng đến mô hình này. Tuy vậy, điều này cũng sẽ là một thách thức vô cùng lớn đối với các công ty muốn hướng đến mô hình Design and Build.

Azhome Group là một tập hợp của đông đảo các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và kỹ sư cơ khí và công nhân lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp, chúng tôi tự hào là một đơn vị đủ năng lực triển khai  các dự án theo mô hình Design and Build.

Nếu bạn là chủ đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này, hãy liên hệ với chúng tôi:

Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AZHOME GROUP 

Miền Bắc: Số 17 Tố Hữu - Trung Văn - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

Miền Nam: Tầng 1 An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3

Miền Trung : Số 02 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Hotline: 0904 87 33 88

Website: https://azhomegroup.vn

Bộ sưu tập (999 MẪU NHÀ ĐẸP) năm 2022 đẹp nhất Việt Nam hiện nay .!.

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng

Xây dựng nhà xưởng luôn là bài toán phức tạp với đa phần mọi người muốn đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất. Các vấn đề như quy mô nhà xưởng, sơ đồ bố trí mặt bằng, vật liệu, giá thành xây dựng, tiến độ thi công… luôn là một thắc mắc với các nhà đầu tư.

Download Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng

Mật khẩu : Cuối bài viết

VINACON VIỆT NAM là tổng thầu chuyên thiết kế nhà xưởng, nhà công nghiệp, công trình dân dụng do một đội ngũ các kỹ sư đã từng làm việc trong các công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam như Sumitomo Mitsui Construction, Taisei, Kurihara, Samsung C&T, Vinaconex, HACC1…

Với phương châm luôn tận tâm với khách hàng, làm việc trung thực, cùng với việc kiểm soát an toàn và chất lượng luôn đặt lên hàng đầu, đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật của Vinacon được đào tạo từ các trường chuyên ngành và có kinh nghiệm qua các công trình thực tiễn đã thực hiện rất nhiều dự án xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước. Vinacon tự hào đã và sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho mỗi chủ đầu tư khi có nhu cầu đầu tư vào công trình xây dựng của mình.

Thông tin liên hệ:

VINACON GROUP

 Chi nhánh Hà Nội : Số 17 Tố Hữu – C37 Bộ Công An – Tố Hữu – Nam Từ Liêm 
☎️ Hotline: 0904.87.33.88
 Chi nhánh HCM : 44 Nguyễn Ảnh Thủ -Tân Chánh Hiệp – Quận 12  
☎️ Hotline: 0912.07.64.66
 Chi nhánh Đà Nẵng : 68 đường Tôn Đức Thắng -Hoà Khánh – Quận Liên Chiều 
☎️ Hotline: 0902.038.666
☎️ Website: https://azhomegroup.vn

 

MẪU HỢP ĐỒNG THI CÔNG NHÀ XƯỞNG

Sau đây là Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng:

HỢP ĐỒNG THI CÔNG

Số:  004-2014/HĐTC –BAH-MP

Công trình      : MÁI CHE NHÀ MÁY BAH – BAYER

Hạng mục       : THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ MÁI CHE CHOP NHÀ MÁY BAH – BAYER

Địa điểm          : Ấp 4, TT  Uyên Hưng, Huyện Tân Huyên, Tỉnh Bình Dương.

       –      Căn cứ Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003

–      Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính Phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

–      Căn cứ vào các văn bản pháp luật liên quan.

Hôm nay, tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí Kim Loại Xây Dựng Hoàng Kim , chúng tôi gồm có:

BÊN A (Bên giao thầu) :

 CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG HÀN VIỆT

§  Đại diện               :Ông TRẦN TRỌNG HÙNG          Chức vụ:  Giám Đốc

§  Địa chỉ                 :168 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Cao, Quận 1, TP HCM

§  Điện thoại            :(08) 22142166                                      Fax:(08) 3911880

§  Tài khoản số       :182 494 999, Ngân hàng ACB – CN Thị Nghè – TPHCM

§  Mã số thuế           :0305 456 789

BÊN B (Bên nhận thầu) CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ ĐẸP AZHOME VIỆT NAM

Đại diện bởi    : Ông TRẦN CHỈ DŨNG                                   Chức vụ         : Phó Giám đốc

Địa chỉ             : 236M KDC Nam Hùng Vương, Lê Cơ, P. An Lạc, Q. Bình Tân,

Tp.HCM

Điện thoại       : 08 350 340 10

Fax                   : ……………….

Tài khoản        : 180 081 819 Ngân hàng ACB – CN Phú Lâm – TP HCM.

Mã số thuế      : 0312 794 911

Website: https://azhomegroup.vn

Sau thời gian đàm phán, hai bên đồng ý ký kết Hợp đồng thi công (“Hợp Đồng") này với các điều khoản và điều kiện như sau:

ĐIỀU 1 :ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG THI CÔNG

1.1             Bên A đồng ý giao cho Bên B ký hợp đồng thi công công trình:

Công trình      : MÁI CHE NHÀ MÁY BAH – BAYER

Hạng mục       : THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ MÁI CHE CHOP NHÀ MÁY BAH – BAYER

Địa điểm          : Ấp 4, TT  Uyên Hưng, Huyện Tân Huyên, Tỉnh Bình Dương.

      Khối lượng công việc : Theo Bảng tổng hợp dự toán đã được hai bên thống nhất ký duyệt đính kèm.

(Sau đây gọi tắt là “Công Trình")

ĐIỀU 2 :NHỮNG TÀI LIỆU KÈM THEO HỢP ĐỒNG

Các tài liệu sau đây là một phần không thể tách rời của Hợp Đồng này:

2.1       Bảng tổng hợp dự toán ký duyệt của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Kim Loại Xây Dựng Hoàng Kim.

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật do bên B cung cấp được bên A đồng ý ký duyệt hoặc của Bên A và Bên B đồng ý.

2.2       Các văn bản điều chỉnh phát sinh (tăng hoặc giảm) (nếu có).

Tất cả các công việc phát sinh liên quan đến hợp đồng qua Email được phản hồi giữa hai bên kể từ ngày hợp đồng được ký kết đều có tính pháp lý;

ĐIỀU 3 :THỜI HẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

3.1    Thời gian thi công Công Trình: Thời gian thi công Công Trình là 30 ngày (“Thời Hạn Thi Công"). Ngày khởi công Công Trình tính từ ngày Bên A thanh toán xong Đợt 1; phê duyệt bản vẽ và bàn giao mặt bằng thi công theo điều kiện quy định Điều 5.4 (“Ngày Khởi Công"). Nhưng không quá 5 ngày kể tư ngày bằn giao mặt bằng thi công.

Sẽ không tính vào thời gian của Thời Hạn Thi Công đối với khoảng thời gian bị đình trệ là do:

(a)  Lỗi của Bên A bao gồm cả việc do Bên A chậm thanh toán cho Bên B theo Hợp Đồng.

(b)  Lỗi của bên A do những thay đổi ở công trường có sự khác biệt so với tiến độ ban đầu (thời gian đình trệ căn cứ vào nhật ký công trường) kể cả sự thay đổi thiết kế.

Có lý do chính đáng của Bên B và Bên B đã thông báo bằng văn bản cho Bên A biết; hoặc

Xảy ra những sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật .

3.2 Trừ trường hợp quy định tại Điều 3.2 nêu trên, nếu Bên B thi công chậm tiến độ thì Bên B sẽ bị phạt 0,3% trên giá trị của Đợt thanh toán gần nhất mà Bên A phải thanh toán tiếp theo Hợp Đồng cho một (1) ngày chậm trễ nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá 5% giá trị theo Hợp Đồng mà Bên A phải thanh toán cho bên B và Bên A có quyền chấm dứt hợp đồng, mọi thiệt hại do bên B chịu.

ĐIỀU 4 :GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Với phạm vi công việc theo Điều 1 của Hợp Đồng, hai bên thống nhất Giá Trị Hợp Đồng là: 314,328,000   VND (Bằng chữ : Ba trăm mười bốn triệu, ba trăm hai mươi tám ngàn đồng.) Giá trị trên đã bao gồm 10% thuế VAT

Chi tiết giá trị hợp đồng xem “ BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN” đính kèm.

Giá Trị Hợp Đồng này đã bao gồm tất cả chi phí để vật tư vận chuyển lắp dựng hoàn chỉnh tại công trường, bảo hành.

Giá trị hợp đồng là trọn gói cho các các hạng mục theo “ BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN” đính kèm. Khi có phát sinh tăng, hoặc giảm hai bên sẽ căn cứ vào đơn giá trong Bảng dự toán chi tiết để làm phát sinh tăng hoặc giảm. Các hạng mục phát sinh không có trong đơn giá dự toán thì hai bên sẽ thống nhất cụ thể.

4.2    Phương thức thanh toán hợp đồng thi công:

Đợt 1: Để Bên B tiến hành chuẩn bị vật tư, đảm bảo thi công theo đúng tiến độ yêu cầu của Công Trình.Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi ký Hợp Đồng, Bên A thanh toán cho Bên B 30% Giá Trị Hợp Đồng (sau thuế giá trị gia tăng).

Bên B phải nộp bảo lãnh tạm ứng với thời gian 45 ngày cho giá trị tiền tạm ứng.

(a)  Đợt 2: Khi Bên B thực hiệc được khoản 80% giá trị hợp đồng. Trong vòng 05 ngày làm việc, Bên A thanh toán cho Bên B thêm 30% Giá Trị Hợp Đồng (sau thuế giá trị gia tăng).

(b)  Đợt 3: Khi Bên B thực hiện xong giá trị khối lượng theo hợp đồng & nghiệm thu bàn giao. Trong vòng 30 ngày làm việc, Bên A thanh toán thêm cho Bên B 35% Giá Trị Hợp Đồng (sau thuế giá trị gia tăng).

(c)  Đợt 4 : Sau khi Bên B kết thúc thời gian bảo hành 12 tháng kể từ ngày hai Bên ký biên bản nghiệp thu bàn giao, trong vòng 03 ngày làm việc Bên phải thanh toán cho Bên B giá trị còn lại của hợp đồng

4.3    Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của Bên B như sau:

Người thụ hưởng       : Công ty Cổ Phần Cơ Khí Kim Loại Xây Dựng Hoàng Kim

Tài khoản        : 180 081 819 Ngân hàng ACB – CN Phú Lâm – TP HCM.

Mọi khoản lệ phí ngân hàng liên quan đến việc chuyển khoản sẽ do Bên A chịu.

Chậm thanh toán: Nếu Bên A chậm thanh toán cho Bên B quá ba (3) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán theo quy định tại Điều 4.2 của Hợp Đồng thì phải trả lãi trên số tiền vi phạm cho Bên B theo mức lãi suất cho vay tiền Đồng ngắn hạn công bố bởi Ngân hàng ACB – CN Phú Lâm – TPHCM tại thời điểm vi phạm. Nếu bên A chậm thanh toán từ 30 ngày trở lên bên B có quyền tính lãi suất quá hạn theo quy định của Ngân Hàng bên B và xem xét việc tiếp tục thực hiện hợp đồng & mọi thiệt hại do Bên A chịu hoàn toàn.

4.4    Chứng từ nghiệm thu thanh toán:

Thanh toán theo đợt

–         Giấy đề nghị thanh toán

–         Hóa đơn VAT theo qui định của Bộ Tài Chính với giá trị thanh toán trong đợt.

–         Bảo lãnh tiền tạm ứng.

–         Giấy ủy quyền ký hợp đồng.

Thanh toán đợt cuối

–         Giấy đề nghị thanh toán

–         Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình

–         Bảng tính giá trị thanh quyết toán được duyệt

–         Hóa đơn VAT theo qui định của Bộ Tài Chính với giá trị thanh toán đợt cuối .

Hồ sơ thanh toán hai bên A và B phải hoàn tất chậm nhất trong vòng 05 ngày kể từ ngày nghiệm thu bàn giao.

ĐIỀU 5 :QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A

5.1       Được nhận Công Trình đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn;

Được nhận bảo hành Công Trình đầy đủ từ Bên B;

Phổ biến nội qui công trường cho Bên B thi công;

Bàn giao mặt bằng thi công và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B thi công tại công trường bao gồm cung cấp điện, nước … phù hợp với điều kiện thi công; (bên B thanh toán chi phí công tác kéo nguồn và tiền điện, nước theo giá trị sử dụng tại đầu nguồn);

Bàn giao cọc mốc tim tuyến Công Trình cho Bên B ba (3) ngày trước ngày Bên B khởi công Công Trình;

Cử đại diện có đủ thẩm quyền thường xuyên có mặt giám sát việc thi công và nghiệm thu từng công đoạn kỹ thuật trong suốt quá trình thi công (“Đại Diện Giám Sát"). Trước khi Bên B khởi công Công Trình, Bên A sẽ cung cấp cho Bên B văn bản chỉ định Đại Diện Giám Sát;

Xác nhận điều chỉnh phát sinh (tăng hoặc giảm) kịp thời cho Bên B (nếu có). Bên A đồng ý Đại Diện Giám Sát có quyền ký xác nhận khối lượng phát sinh và việc xác nhận này có giá trị ràng buộc Bên A;

Bên A mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định nhà nước của công trình.

Thanh toán cho Bên B đầy đủ và đúng theo quy định của Hợp Đồng.

Nhận bàn giao Công Trình và Ký Biên Bản Nghiệm Thu theo yêu cầu của Bên B. Nếu sau 10 ngày kể từ ngày nghiệm thu bàn giao các hạng mục mà bên A chưa ký nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng thì công trình coi như đã chính thức được đưa vào sử dụng và bên B căn cứ vào đó để bảo hành công trình cho bên A.

ĐIỀU 6 :QUYỀN TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B

6.1    Được nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo Hợp đồng thi công;

Thi công Công Trình đảm bảo đúng theo Bản vẽ thiết kế, chủng loại vật tư theo Bảng báo giá trừ khi có sự thay đổi thiết kế hoặc chủng loại vật tư được Bên A yêu cầu. Khi đó Bên B có quyền điều chỉnh lại Giá Trị Hợp Đồng (có thể tăng hoặc giảm). Thi công đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ;

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn lao động,  mua bảo hiểm cho công nhân do Bên B cử đến tham gia tại công trường;

Mua bảo hiểm xây dựng – lắp dựng công trình theo giá trị hợp đồng trước thuế VAT.

Bên B đảm bảo trong quá trình thi công không làm thiệt hại, hư hỏng tài sản của bên A, tài sản của người khác. Nếu bên B làm thiệt hại, hư hỏng thì phải chịu đền bù cho bên bị thiệt hại.

Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật cũng như các dung sai sai số theo Tiêu Chuẩn Việt Nam hiện hành cho phép.

Được quyền thuê thầu phụ thực theo theo sự quản lý của Bên B.

Hoàn thành và bàn giao Công Trình đúng thời hạn.

ĐIỀU 7 :NGHIỆM THU, BÀN GIAO VÀ BẢO HÀNH

7.1  Nghiệm thu Công Trình:

(a)   Sau khi hoàn thành Công Trình, Bên B sẽ thông báo cho Bên A nghiệm thu Công Trình. Trong vòng ba (3) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên B, Bên A phải cùng với Bên B tiến hành nghiệm thu bàn giao Công Trình và Ký Biên Bản Nghiệm Thu. Kể từ ngày thứ tư (4) trở đi, Bên B có quyền tính thêm chi phí cử người quản lý, trông coi Công Trình, cũng như các chi phí hợp lý khác (nếu có).

(b)     Quá năm (05) ngày kể từ ngày nhận được thông báo lần 2 của Bên B về việc nghiệm thu bàn giao mà Bên A vẫn chưa cùng Bên B nghiệm thu bàn giao thì Công Trình được xem như đã được bên B hoàn thành theo đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ theo đúng qui định của hợp đồng (“ Công trình được xem hoàn thành"), Bên B có quyền, nhưng không bắt buộc, rút người, máy móc thiết bị ra khỏi Công Trình .khi đó mọi rủi ro, mất mát, hư hỏng Công Trình sẽ do bên A chiu trách nhiệm.

Bên B có trách nhiệm chuẩn bị các văn bản theo quy định của pháp luật hiện hành để nghiệm thu Công Trình.

(d)           Sau khi ký Biên Bản Nghiệm Thu, nếu Bên A chưa thanh toán hết bất kỳ khoản thanh toán nào theo Điều 4 của Hợp Đồng thì Bên A vẫn chưa được phép đưa Công Trình vào sử dụng ngay cả khi đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao Công Trình.

Bảo hành Công Trình:

(a)            Thời gian bảo hành Công Trình là mười hai (12) tháng kể từ ngày ký Biên Bản Nghiệm Thu. Trong trường hợp qui định tại điều 7.1.(b), bên B sẽ bảo hành Công Trình trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày Công Trình Được Xem Hoàn Thành. Bên A công nhận sẽ không còn quyền yêu cầu bên B bảo hành khi hết tháng thứ mười hai kể từ ngày Công Trình Được Xem Hoàn Thành.

(b)           Trong thời gian bảo hành Bên B có trách nhiệm sửa chữa kịp thời những hư hỏng do lỗi thi công của Bên B chậm nhất là ba (3) ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Bên A.

ĐIỀU 8 :CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN

8.1  Hợp đồng thi công sẽ chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp sau:

(a)   Bên A bị phá sản;

(b)     Bên B bị phá sản;

(c)            Nếu quá thời hạn Mười (10) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán theo quy định tại Điều 4.2. (a) của Hợp Đồng và sau khi Bên B đã gửi thông báo bằng văn bản cảnh báo việc sẽ chấm dứt Hợp Đồng cho Bên A nhưng Bên A vẫn không thanh toán cho Bên B, Bên B có quyền đơn phương chấm dứt Hợp Đồng; hoặc

(d)           Xảy ra sự kiện bất khả kháng theo Điều 9.4 của Hợp Đồng.

Khi Hợp đồng thi công chấm dứt theo Điều 8.1.(c) thì Bên A phải chịu phạt vi phạm Hợp Đồng với mức phạt là 10% của tổng giá trị của các Đợt thanh toán còn lại của Hợp Đồng và phải bồi thường thiệt hại cho Bên B.

ĐIỀU 9 : BẤT KHẢ KHÁNG

9.1       Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như: động đất, bão, lũ lụt, hoả hoạn, chiến tranh hoặc các nguy cơ xảy ra chiến tranh và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các sự kiện khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt Hợp Đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng có nhiệm vụ phải:

(a)          Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra;

(b)          Thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng trong vòng bảy (7) ngày ngay sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện Hợp Đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp Đồng.

Nếu việc thực hiện Hợp đồng tiếp tục bị ngăn cản trong vòng một trăm tám mươi (180) ngày do sự kiện bất khả kháng, một trong các bên có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp Đồng cho bên kia, thông báo này có hiệu lực trong vòng hai mươi tám (28) ngày. Nếu hết hạn hai mươi tám (28) ngày nhưng tác động của bất khả kháng vẫn tiếp tục thì Hợp Đồng sẽ tự động chấm dứt và khi đó:

(a)          Bên B sẽ báo cáo giá trị công việc đã thực hiện và Bên A sẽ thanh toán toàn bộ giá trị các công việc đã được thực hiện cho Bên B theo đơn giá trong Hợp Đồng; và

(b)          Đối với những chi phí thiết bị và nguyên vật liệu đặt hàng cho Sản Phẩm đã được chuyển tới và chi phí hoặc những vật tư/thiết bị Bên B có trách nhiệm giao sẽ được Bên A tiếp nhận và Bên A sẽ thanh toán toàn bộ cho Bên B.

ĐIỀU 10 :ĐIỀU KHOẢN CHUNG

10.1   Hợp đồng thi công này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

10.2   Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp Đồng. Mọi thay đổi, bổ sung phải được hai bên thỏa thuận thống nhất bằng văn bản. Phần sửa đổi, bổ sung sẽ là một phần không thể tách rời của Hợp Đồng.

10.3   Nếu có tranh chấp xảy ra mà hai bên không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh (có tên viết tắt là TRACENT) giải quyết theo quy tắc tố tụng của TRACENT.

10.4      Trong trường hợp có bất cứ sự bất đồng nào giữa ngôn ngữ tiếng Hoa và tiếng Việt, thì ngôn ngữ tiếng Việt có giá trị pháp lý cao hơn.

Hợp đồng thi công này được lập thành bốn (4) bản chính bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ hai (2) bản chính có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Cẩm nang xây dựng nhà xưởng từ A đến Z
  2. Top 20 danh sách các nhà thầu xây dựng nhà xưởng uy tín
  3. Báo giá thiết kế Nhà xưởng
  4. Đơn giá thi công nhà xưởng
  5. Biện pháp thi công lắp dựng nhà xưởng
  6. Các bước lập dự toán nhà xưởng
  7. Tổng hợp các mẫu hợp đồng thiết kế và thi công Nhà xưởng
  8. Các mẫu File tính toán cho nhà xưởng
  9. Các mẫu dự toán nhà xưởng nhà xưởng
  10. Các mẫu bản vẽ nhà xưởng Full
  11. Phần mềm Dự toán Online Nhà xưởng
  12. Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất hiện nay

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

 XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG THEO CHUẨN QUỐC TẾ:

Lý do bạn nên chọn VINACON:

1. Cung cấp giải pháp thiết kế, xây dựng nhà xưởng Đẹp, Chất Lượng cao.

2. Giá thi công nhà xưởng tối ưu nhất.

3. Dự Toán chính xác giá thi công nhà xưởng.

4. Thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng.

5. Hỗ trợ tư vấn - gặp gỡ trao đổi hoàn toàn miễn phí.

VINACON là công ty chuyên thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, nhà kho công nghiệp chất lượng cao ngoài ra VINACON còn thiết kế thi công tòa nhà văn phòng, tham gia khảo sát, kiểm định,....

VINACON đã tham gia nhiều công trình xây dựng khắp nước. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng những công trình có quy mô lớn của các nhà đầu tư nổi tiếng đến từ các quốc gia trên khắp thế giới như: Japan, Korean, Đài Loan, America (USA), Singapore,....

Uy tín của VINACON ngày càng được củng cố khi chúng tôi được biết đến nhiều hơn qua những lời khen ngợi về thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, tinh thần cầu thị và trung thực trong kinh doanh.

VINACON giờ đây đã là một thương hiệu được tin cậy đối với những chủ đầu tư có tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.

Lợi ích của quý khách:

Chúng tôi đã và đang triển khai các dự án nhà xưởng quy mô lớn từ 70.000 mét vuông đến hơn 200.000 mét vuông của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như: Korean, Japan, Đài Loan,... Chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về uy tín, năng lực thực hiện dự án tại Việt Nam, vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế Giới.

VINACON cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ xây dựng nhà xưởng tốt nhất. Bằng sự nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, chúng tôi đã chinh phục được nhiều dự án lớn và lấy được lòng tin cũng như sự hài lòng của các "Ông Lớn" trên thế giới sang Việt Nam đầu tư công trình.

VINACON rất hân hạnh được phục vụ quý khách với tinh thần: "HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN"

Những mô hình xây dựng nhà xưởng tiền chế phổ biến hiện nay:

NHỮNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG VINACON ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM

Chi nhánh Hà Nội : Số 17 Tố Hữu - C37 Bộ Công An - Tố Hữu - Nam Từ Liêm
☎️ Hotline: 0904.87.33.88
Chi nhánh HCM : 44 Nguyễn Ảnh Thủ - P.Tân Chánh Hiệp - Quận 12
☎️ Hotline: 0912.07.64.66
Chi nhánh Đà Nẵng : 68 đường Tôn Đức Thắng - P. Hoà Khánh - Quận Liên Chiều
☎️ Hotline: 0902.038.666

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép

Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép

Sản xuất nhà thép tiền chế trong nhà xưởng là một quá trình gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau, chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng của từng giai đoạn gia công.

Sản xuất nhà thép tiền chế trong nhà xưởng là một quá trình gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau, chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng của từng giai đoạn gia công.

Tại nhà máy của  VSTEEL, chúng tôi căn cứ vào tiêu chuẩn tiêu chuẩn “Kết cấu thép – Gia công, lắp ráp, nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật ” TCVN 170:2007, từ đó  tạo một bộ quy chuẩn riêng để nghiệm thu từng giai đoạn sản xuất, bộ quy chuẩn này đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nước ngoài, từ đó  tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt nhất.

Quy trình sản xuất kết cấu thép

Tại nhà máy của Vsteel, quy trình sản xuất kết cấu thép được thực hiện theo quy trình:

  1. Cắt phôi thép
  2. Gá cấu kiện
  3. Hàn tự động
  4. Nắn thẳng cấu kiện
  5. Hàn bản mã, sườn gia cường, khoan lỗ
  6. Phun bi/ phun cát và vệ sinh bề mặt cấu kiện
  7. Sơn hoàn thiện

Chất lượng đường hàn

Tiêu chuẩn kỹ thuật hàn

  • Chọn chế độ hàn cao cho bảo đẩm hàn ngấu: hệ số ngấu jn = b / h phải không nhỏ hơn 1,3 đối với mối hàn góc và không nhỏ hơn 1,5 đối với mối hàn đối đầu.
  • Khi hàn kết cấu làm bằng thép dày trên 20 mm phải dùng các phương pháp để giảm bớt nhiệt của mối hàn để hạn chế cong vênh do nhiệt, giảm tốc độ nguội ví dụ hàn bậc thang, hàn từ giữa đường hàn ra hai phía.
  • Ngoài ra, kỹ sư cần chú đến việc chuẩn bị mặt hàn như làm sạch, tẩy hết xỉ và những chỗ cháy khuyết, v.v.

Các phương pháp kiểm tra đo đạc mối hàn

  • Kiểm tra bằng mắt thường: gồm việc xem xét chất lượng bên ngoài, đường hàn có đủ kích thước trong phạm vi, chiều cao đường hàn có đúng yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật? Kích thước của mối hàn theo quy định của thiết kế nhưng không được vượt quá giá trị lớn nhất và dung sai cho trong TCVN 1691-75; mối hàn không bị nứt, rỗ; Các chỗ lõm trên tiết diện phải được hàn đầy.
  • Kiểm tra bằng bột từ hoặc bằng chất lỏng thấm như dùng dầu hoả tẩm lên mặt mối hàn và nước phấn để phát hiện vết dầu loang; dùng nước xà phòng bơm bằng khí nén một phía và phát hiện bọt khí xà phòng ở phía kia.
  • Kiểm tra không phá hoại: gồm một loạt các phương pháp vật lí như kiểm tra bằng siêu âm, kiểm tra bằng tia X, kiểm  tra macro đường hàn để phát hiện được các chỗ không liên tục bên trong kim loại hàn. Các phương pháp này thường được thực hiện bởi các phòng Las chuyên ngành, theo sự đặt hàng của khách hàng.
  • Những mối hàn bị lỗi khi thi công phải tẩy bỏ bằng máy cắt, mài hoặc thổi bằng ôxy, không được xâm phạm vào thép cơ bản. Làm sạch bề mặt trước khi hàn lại. Sau khi sửa chữa xong, lại phải thực hiện lại việc kiểm tra với cùng kĩ thuật và tiêu chí.
  • Kiểm tra kết cấu hàn. Khi hàn xong cấu kiện, luôn luôn có biến hình hàn làm cấu kiện bị cong vênh. Việc đầu tiên là dùng mắt thường kiểm tra độ cong vênh của kết cấu và phải nắn sửa lại cho thẳng.

Khoảng cách giữa các tim lỗ và các mã liên kết

Khoảng cách  các  tim lỗ được tiêu chuẩn quy định rõ, phụ thuộc vào phương pháp gia công:

  • Khi thi công kết cấu thép đơn chiếc và được tổ hợp theo đường kẻ đã vạch
  • Khi khoan theo dưỡng khoan

TCVN 170:2007 quy định:

  • Chiều dài cấu kiện có thể sai số : theo TCXD 1mm đến 5 mm tuỳ theo chiều dài cấu kiện và phương pháp gia công;
  • Độ thẳng của thanh thép hình là 0,001 L nhưng không quá 10 mm
  • Sai lệch vị trí giữa các lỗ với nhau là 1,5 mm

tiêu chuẩn gia công kết cấu thép

tiêu chuẩn gia công kết cấu thép

Bảng 7: Sai lệch cho phép  về kích thước và chiều dài theo TCVN 170:2007

Với gia đoạn hoàn thiện chúng tôi tham khảo các tiêu chuẩn như TCVN 9377-1:2012. Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.

Quá trình gia công cấu kiện trong nhà xưởng càng chính xác giúp quá trình thi công lắp dựng đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ. Để tìm hiểu về quá trình gia công kết cấu thép trong nhà xưởng, các bạn tham khảo thêm bài:

KCS là gì ?

KCS là viết tắt của từ Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm, phòng KCS là phòng quan trọng bậc nhất trong nhà máy sản xuất của AZHome

KCS là viết tắt của từ Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm, nhân viên KCS đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ và chất lượng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Công việc của nhân viên KCS tương đương với nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm (QC)

Xem thêm: Qa Qc là làm gì?

Nhiệm vụ của phòng KCS

Tại xưởng sản xuất nhà thép tiền chế Azhome, nhiệm vụ của phòng KCS bao gồm:

– Nhận nhiệm vụ và kế hoạch ngày hoặc kế hoạch tuần từ quản đốc nhà máy

– Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào như các loại vật tư phụ, thép tấm và các cấu kiện đầu ra của nhà máy.

  • Biết thông tin, quy cách, chủng loại của vật tư đầu vào để kiểm tra có đúng chủng loại vật liệu của dự án hay không.
  •  Đọc và kiểm tra bản vẽ, ghi chép số liệu các cấu kiện của từng lô hàng.
  • Tìm nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý, kiểm tra kết quả xử lý khi vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra có vấn đề. Báo cáo với quản đốc hoặc người phụ trách bộ phận về những vấn đề phát sinh để có phương án giải quyết.
  • Nhân viên KCS phải ký xác nhận vật tư đầu vào và các sản phẩm do mình nhập hoặc xuất.

– Kiểm tra quá trình sản xuất của công nhân để đảm bảo hàng hóa được sản xuất theo đúng bản vẽ, đúng tiêu chuẩn.

– Được quyền đình chỉ tạm thời việc sử dụng nguyên liệu không đúng mục đích, công tác gia công, xuất hàng có vấn đề về chất lượng.

– Được quyền lập biên bản đối với các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

– Được quyền dừng sản xuất nếu phát hiện các hành vi gây mất an toàn lao động

– Phòng KCS cần phối hợp với các phòng ban khác, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công nghệ sản xuất của nhà máy.

 

CO và CQ là gì ?

CO là viết tắt của Certificate of Origin, CQ là viết tắt của Certificate of Quality

Trong các dự án về xây dựng, giao thông hay các dự án cung cấp thiết bị… Công tác hồ sơ vật liệu đầu vào yêu cầu các vật liệu trong nước phải có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất, chứng chỉ chất lượng đi kèm.

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm thép hộp 100x100x2,5 Hòa Phát

Còn đối với hàng hóa vật liệu nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc phải có Co Cq. Vậy Co Cq là gì?

CO là gì?

CO là viết tắt của Certificate of Origin:

CO là chứng chỉ xuất xứ, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu, thành ra có nhiều loại CO ( miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Do đó mục đích của CO là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về XNK của hai nước nhập và xuất.

CQ là gì?

CQ là viết tắt của Certificate of Quality:

Cq là chứng chỉ chất lượng. Chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá.

CQ do đơn vị nào cung cấp?

Đơn vị sản xuất chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình sản xuất, hoặc cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng. Còn giấy C/Q phải do cơ quan độc lập có chức năng cấp cho hàng hóa đó.

CO CQ là đủ để chứng minh chất lượng của vật liệu?

Thông thường CO CQ là đủ để chứng minh chất lượng của sản phẩm đó. Tuy nhiên trong các dự án của Việt Nam, bên A ( chủ đầu tư) vẫn yêu cầu phải có kết quả thí nghiệm của sản phẩm đó theo các tiêu chuẩn TCVN hiện hành hay theo chỉ tiêu kỹ thuật riêng của dự án ( Specification)

Ví dụ trong các dự án về kết cấu thép và nhà thép tiền chế, các sản phẩm như bu lông, thép tấm, thép hình… nhập khẩu, ngoài chứng chỉ CO CQ, các vật liệu này vẫn được mang đi thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý, chỉ tiêu hóa học… tại các phòng Las theo spec của dự án hoặc yêu cầu của Chủ đầu tư hay Tư vấn giám sát.

QA và QC là gì ?

Cả 2 lĩnh vực QA và QC đều là quản lý chất lượng sản phẩm, nhưng tính chất và công việc là hoàn toàn khác nhau.

QA QC là gì?

Nhiều người còn nhầm lẫn hoặc chưa hiểu rõ vị trí và vai trò của QA và QC trong sản xuất, xây dựng. Cả 2 vị trí kỹ sư QA và QC đều là quản lý chất lượng sản phẩm, nhưng tính chất và công việc là hoàn toàn khác nhau.

Tùy vào quy mô và đặc thù của từng công ty mà cơ cấu bộ phận QA và QC có thể chia ra hoặc nhập chung lại với nhau.

Kỹ sư QA

QA là viết tắt của Quality Assurance là bộ phận Đảm bảo chất lượng. Công việc chính của kỹ sư QA là thiết lập và đưa ra các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng.

Ví dụ: Khâu nào cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm; sản phẩm phải đạt được mức độ nào thì sẽ được công nhận là chính phẩm, những lỗi nào sẽ quy ra là thứ phẩm, những chi tiết nào được xem là phế phẩm; kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn, phương pháp nào và dùng dụng cụ, máy móc gì để kiểm tra.

Kỹ sư QA có các công việc, như:

  • Đánh giá nội bộ hệ thống Quản lý chất lượng của công ty.
  • Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất tại nhà máy hay thi công ngoài công trường
  • Phối hợp với bên sản xuất khi có yêu cầu kiến nghị của khách hàng với sản phẩm
  • Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định ( ví dụ: các báo cáo hồ sơ hoàn thành dự án)
  • Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc tại của công ty
  • Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Kỹ sư QC

QC là viết tắt của Quality Control là bộ phận Quản Lý chất lượng. Kỹ sư QC trực tiếp làm công tác kiểm tra các sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất theo quy trình mà bộ phận QA đã đề ra.

Công việc thông thường của QC bao gồm:

  • Lập kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu
  • Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
  • Lập báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
  • Lập báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, thi công
  • Thông tin với giám sát khách hàng hoặc đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư về tình hình chất lượng sản phẩm.

Như vậy, QA là bộ phận bao quát, chịu trách nhiệm tổng thể về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng. QC là bộ phận thực hiện những quy định, hướng dẫn của QA, kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất.

Như vậy về cơ bản Qa/ Qc tương đương với bộ phận KCS của các công ty Việt Nam, tuy nhiên trong các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài có sự phân chia vai trò và nhiệm vụ rõ ràng và chi tiết hơn kỹ sư KCS của Việt Nam.

Tại nhà máy sản xuất nhà thép tiền chế Vsteel, chúng tôi áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Mọi sản phẩm và cấu kiện đều được các kỹ sư QA, QC kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng các cấu kiện trước khi xuất hàng đi lắp đặt tại công trường.