Blog

Quan trắc lún là gì ? Cách thực hiện công tác quan trắc như thế nào ?

Mỗi công trình xây dựng được xây lên thì việc quan trắc lún là rất cần thiết nó giúp đánh giá về mức độ an toàn của công trình. Cùng hồ sơ xây dựng tìm hiểu chi tiết định nghĩa cũng như các thức quan trắc lún thực hiện ra sao cụ thể sau đây:

Quan trắc lún là gì?

Quan trắc lún công trình xây dựng là phương pháp cần thiết và quan trọng khi xử lý công trình xây dựng gặp sự cố lún nền, chuyển dịch quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và mức độ an toàn của người thi công hay người sử dụng.

Giá trị của quan trắc lún

Nhà đầu tư sẽ kiểm tra, xác định được giá trị lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình của công trình) so với các giới hạn lún được tính toán trong thiết kế thi công xây dựng nhờ tiến hành công tác quan trắc lún . Ngoài ra, còn có thể đánh giá khả năng làm việc của nền móng công trình thời điểm hiện tại và mức độ hiện trạng sau khi đưa vào sử dụng. Thêm vào đó, ta cũng xác định được giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép đối với các loại công trình và các nền đất xây dựng khác nhau hay không.

Hình 1. Công trình bị lún

Quan trắc lún được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình.

Trước khi tiến hành quan trắc lún công trình, việc lập ra một kế hoạch và các phương án thực hiện kế hoạch đó là điều tất yếu. Thông qua kế hoạch có sẵn, người thực hiện quan trắc lún cũng chủ động được công việc quan trắc của mình cần phải hoàn thành vào thời gian nào, điều chỉnh tiến độ ra sao cho phù hợp với kế hoạch.

Bước 2: Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc. 

Xác định mốc chuẩn và mốc quan trắc lún căn cứ trên những quy định trong xây dựng là yếu tố bắt buộc trước khi tiến hành quá trình quan trắc lún.

Hình 2. Máy thủy bình điện tử Trimble Dini 03

Bước 3: Phân bố vị trí đặt mốc cơ sở mặt bằng và độ cao.

Cần tiến hành phân bổ những mốc cơ sở mặt bằng và độ cao với các mốc đo lún.

Bước 4: Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho nhà và công trình.

Gắn cố định các mốc đo lún vào những vị trí đã đặt mốc trước đó để phục vụ cho công tác đo đạc.

Bước 5: Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng.

Tất cả là những loại máy đo đạc chuyên dụng có độ chính xác cao để phục vụ cho công tác quan trắc lún công trình và được lập trình sẵn các chương trình ứng dụng đo đạc.

Bước 6: Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo.

Sau khi tiến hành đo độ lún, người thực hiện đo sẽ lưu giữ lại những số liệu đo thực tế, sau đó tiến hành nhập số liệu, tính toán, phân tích kết quả đo để đưa ra những cảnh báo, dự báo, phương án thi công …hợp lý nhất để hạn chế được những rủi ro do lún gây ra.

Công trình nào cần thực hiện quan trắc lún?

Các công trình đang xây dựng thì gặp sự cố như:  mất an toàn, độ chịu lực của kết cấu nền móng công trình gặp sự cố có khả năng gây nguy hiểm ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình và con người. Các công trình lớn có diện tích từ 300m2 trở lên, có khả năng tụ tập đông người từ cấp III như: rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm thương mại, nhà thi đấu…

Ngoài ra, đối với các công trình đang xây dựng như chung cư, căn hộ, khu dân cư,… khi phát hiện thấy vết nứt, công trình nghiêng bất thường cần phải thực hiện công tác xác định nguyên nhân gây lún chính xác và tiến hành ngay quan trắc lún, thí nghiệm vật liệu xây dựng ngay để đảm bảo an toàn, nhằm tránh tình trạng mất an toàn ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và tính mạng của con người.

Yêu cầu về độ chính xác trong quan trắc lún công trình

1. Giai đoạn thi công

Tùy thuộc và đặc điểm của từng công trình xây dựng và loại nền móng được thực hiện dưới công trình mà yêu cầu về độ chính xác khi đo lún công trình quy định như sau:

Loại công trình và nền móng
Độ chính xác
quan trắc (mm)
Công trình xây dựng trên nền đá gốc và nửa đá gốc ± 1.0
Công trình trên nền sét, cát, nền chịu lực khác ± 3.0
Các loại đập đất, đá chịu áp lực cao ± 5.0
Các công trình xây dựng trên nền trượt ± 10.0
Các loại công trình bằng đất đắp ± 15.0

2. Giai đoạn vận hành

Dựa vào mức độ chuyển dịch của công trình mà có thể đề ra được độ chính xác khi quan trắc lún.

Chu kỳ quan trắc lún

– Quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình là phương pháp đo lặp lại được thực hiện nhiều lần trên một công trình xây dựng, mỗi lần đo được gọi là một chu kỳ quan trắc. Thời gian thực hiện chu kỳ quan trắc sẽ tùy thuộc vào từng loại công trình khác nhau, từng loại nền móng và đặc điểm mức độ chuyển dịch trên công trình và tiến độ thi công xây dựng công trình.

– Các chu kỳ quan trắc chuyển dịch được phân chia thành 3 giai đoạn là: Giai đoạn thi công, giai đoạn hoàn thiện đầu vận hành và giai đoạn vận hành.

– Trong giai đoạn thi công, chu kỳ quan trắc được thực hiện ngay đầu thời điểm hoàn thiện xong phần móng, khi đó công trình chưa chịu tác động của tải trọng và áp lực ngang. Các chu kỳ tiếp theo được thực hiện tùy thuộc vào tiến độ xây dựng và tải trọng công trình, thông thường thì từ từ 2 đến 4 tháng thực hiện đo 1 chu kỳ.

– Trong giai đoạn hoàn thiện, vận hành, các chu kỳ được ấn định phụ thuộc vào tốc độ chuyển dịch và đặc điểm vận hành công trình. Thời gian đo giữa 2 chu kỳ có thể chọn từ 6 tháng đến 1 năm, thời gian giữa 2 chu kỳ được ấn định thưa hơn khi công trình dần đi vào ổn định.

– Trong giai đoạn vận hành khai thác công trình thời gian đo giữa 2 chu kỳ có thể từ 6 tháng đến 1 năm hoặc 2 năm. Khi công trình đi vào ổn định với tốc độ chuyển dịch khoảng 1-2 mm/năm thì có thể ngừng quan trắc. Trường hợp đột biến có sự cố bất thường thì phải đo quan trắc. Trường hợp đột biến có sự cố bất thường thì phải đo quan trắc bổ sung.

– Các chu kỳ cần được quan trắc đúng thời điểm, sao cho có thể phản ánh rõ nét nhất quy luật chuyển dịch, biến dạng và theo quy trình thống nhất công nghệ, chất lượng và phương pháp đánh giá kết quả.

Để tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực trắc đạc – quan trắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn thêm.

Tiến độ thi công là gì ? Cách lập tổng tiến độ thi công nhanh nhất

Tiến độ thi công là gì ? Cách lập tổng tiến độ thi công nhanh nhất

Trong xây dựng việc lập cũng như tiến độ thi công là việc làm rất quan trọng nó ảnh hướng đến thời gian vận hành cũng như hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Download Phần mềm lập tiến độ thi công

Mật khẩu : Cuối bài viết
Hồ sơ xây dựng đưa các bạn tìm hiểu mọi ngõ ngách về tiến độ thi công để bạn cùng tham khảo sau đây:

Tiến độ thi công là gì ?

Tiến độ thi công có thể hiểu là  là một sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các hạng mục công việc của dự án. Sơ đồ này biểu diễn mối quan hệ ràng buộc về các yếu tố thời gian, không gian cho các hoạt động công việc của dự án, mỗi công việc sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định và có mối liên hệ ràng buộc với các công việc khác và được giới hạn bằng thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của một dự án.

Bảng tiến độ thi công công trình

Mỗi hoạt động, công tác hay hạng mục công việc… đều có một mốc hoàn thành.

Tiến độ thi công thường được xem như là văn bản pháp lý giữa Nhà thầu thi công cho những cam kết của họ với Chủ đầu tư theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Bởi lẽ tiến độ thi công là một công cụ để Chủ đầu đo lường và đánh giá tốc độ thực thi các công việc của dự án. Dựa vào các mốc hoàn thành công việc nói trên, Chủ đầu tư sẽ đánh giá là tiến độ dự án nhanh, đạt hay bị chậm so với kế hoạch.

Chắc năng của Tiến độ thi công

Tuỳ vào giai đoạn của dự án mà tiến độ thi công sẽ có các chức năng khác nhau.

  • Ở giai đoạn dự án chưa diễn ra thì Tiến độ thi công có chức năng là lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
  • Ở giai đoạn dự án đang chạy thì Tiến độ thi công có chức năng là theo dõi và giám sát kế hoạch.

Các yêu cầu và cơ sở lập tiến độ thi công

Việc lập tiến độ thi công căn cứ vào các yêu cầu cũng như các cơ sở để lên một kế hoạch tiến độ thi công. Vì vậy trước khi triển khai kế hoạch cần xác định đúng các yêu cầu và nắm bắt được đúng cơ sở của nó thì mới đảm bảo cho công tác kế hoạch được lập đúng và chính xác.

1. Các yêu cầu của tiến độ thi công xây dựng

– Chủ đầu tư yêu cầu hoặc nhà thầu đề xuất công nghệ thi công sẽ áp dụng vào dự án là gì?

– Trường hợp áp dụng các vật liệu sẵn có để tiết kiệm tài nguyên, khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị hiện có.

– Trình tự thi công hợp lý, phương pháp thi công hiện đại phù hợp với tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình.

– Tập trung đúng lực lượng vào khâu sản xuất trọng điểm.

– Đảm bảo sự nhịp nhàng ổn định, liên tục trong quá trình sản xuất.

2. Cơ sở lập tiến độ thi công xây dựng

Khi lập tiến độ thi công cần căn cứ vào các loại tài liệu sau đây:

– Bản vẽ thi công

– Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án hay quy phạm kỹ thuật thi công

– Định mức lao động, vật tư, xe máy thiết bị

– Khối lượng của từng công tác

– Tính chất vật tư, máy móc thiết bị đặc chủng

– Năng lực của Đơn vị thi công

– Công nghệ thi công, biện pháp kỹ thuật thi công

– Đặc điểm tình hình địa chất thủy văn, điều kiện giao thông khu vực thi công

– Diện tích mặt bằng tổ chức thi công

– Khả năng cũng cấp các công tác tạm: hệ thống cấp điện, nước…

– Thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình do chủ đầu tư đề ra.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Top 5 phần mềm lập tiến độ thi công tốt nhất hiện nay
  2. 6 Bước căn bản để lập tiến độ dự án
  3. Bảng tiến độ thi công nhà xưởng
  4. Các bước quản lý tiến độ hiệu quả trong quản lý dự án
  5. Hỏi đáp tiến độ thi công

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : tổng thầu xây dựng nhà xương vinacon
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Quy trình quản lý chất lượng công trình

Quy trình quản lý chất lượng công trình

Quy trình quản lý chất lượng công trình nhằm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật công trình, đơn vị thi công phải thực hiện đúng các chỉ dẫn, yêu cầu của thiết kế cũng như các quy định của quy trình thi công và nghiệm thu được sử dụng để thi công các hạng mục công trình.

I . QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

A.   GIỚI THIỆU CHUNG

Quy trình quản lý chất lượng công trình nhằm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật công trình, đơn vị thi công phải thực hiện đúng các chỉ dẫn, yêu cầu của thiết kế cũng như các quy định của quy trình thi công và nghiệm thu được sử dụng để thi công các hạng mục công trình. Ngoài ra, Đơn vị thi công phải thực hiện đúng các quy trình về công tác quản lý XDCB, quản lý chất lượng công trình của Nhà nước liên quan đên công tác xây lắp của gói thầu.

Để đảm bảo việc theo dõi, kiểm soát chất lượng thi công trên công trình, ngoài lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật trực tiếp thi công tại các đội, đơn vị thi công còn bố trí tại công trình các bộ phận kỹ thuật như sau :

Bộ phận kỹ thuật thi công bao gồm 03 kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật thi công, theo dõi, chỉ đạo, giám sát toàn diện quá trình thi công từ khâu đầu là chuẩn bị vật liệu đến khâu cuối là nghiệm thu bàn giao công trình.

B –   CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Quy trình quản lý chất lượng công trình để xây dựng công trình đãm bảo chất lượng kỹ thuật, Đơn vị thi công thực hiện đầy đủ và triệt để đúng hồ sơ thiết kế và Quy trình quy phạm, kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công công trình.

1-    Cử cán bộ – kỹ sư, công nhân đúng chuyên nghành, có trình độ chuyên môn cao để thi công công trình.

Cử cán bộ chuyên trách thường xuyên giám sát chất lượng công trình.

2-    Hằng ngày đơn vị thi công có nhật ký thi công để ghi chép các công việc đã thực hiện và những ý kiến của kỹ sư giám sát.

3-    Phối hợp thường xuyên với kỹ sư giám sát và chủ nhiệm đồ án thiết kế để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, phải tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giai đoạn thi công. Thực hiện công tác giao ban thường kỳ tại công trường.

4-    Trong quá trình thi công, kỹ sư chỉ đạo thi công và cán bộ, công nhân của Đơn vị thi công tuyệt đối tuân thủ các hồ sơ thiết kế được, các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng.

5-    Tổ chực tại hiện trường bộ phận thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng thi công kịp thời chính xác. Tất cả các vật liệu đưa vào thi công phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và được cơ quan có thẩm quyền công nhận là sản phẩm thương mại đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật xây dựng.

a) Các vật liệu như : Xi măng – sắt thép – cát – đá, . . . trước khi đưa vào sử dụng phải được thí nghiệm kiểm tra và chỉ tiêu cơ lý, hóa tại phòng thí nghiệm chuyên nghành và phải được cấp chứng chỉ  hợp lệ.

b) Bê tông phải thí nghiệm cấp phối, lấy mẫu kiểm tra và thử độ sụt trong quá trình thi công.

Đơn vị thi công luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, các chứng từ thí nghiệm vật liệu và cấu thành hạng mục công trình để làm cơ sở cho việc nghiệm thu công trình, sẵn sàng thực hiện việc kiểm tra thí nghiệm của chủ đầu tư  khi xét thấy cần thiết.

Trong công tác bê tông phải đảm bảo thi công đúng mác thiết kế. Công tác bảo dưỡng bê tông cũng phải được quan tâm đúng quy trình.

c) Ván khuôn được gia công phẳng, nhẵn và chống dính, chống rò rĩ nước xi măng và đảm bảo mỹ thuật công trình. Việc tháo dỡ ván khuôn theo đúng quy trình quy phạm trong thi công.

d) Trong quá trinh thi công đặc biệt quan tâm đến công tác định vị vị trí các hạng mục thi công. Việc kiểm tra tọa độ, cao độ công trình bằng máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình. Đo đạc kích thước, khoảng cách các cấu kiện dùng thước thép.

6- Tất cả các hạng mục thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu bằng văn bản theo từng giai đoạn thi công mới được thi công phần tiếp theo.

Sau khi thi công xong công trình phải có biên bản tổng nghiệm thu kỹ thuật và biên bản bàn giao công trình, hồ sơ hoàn công công trình với chủ đầu tư.

Các hạng mục, phần việc chơa đạt yêu cầu kỹ thuật, đơn vị thi công sẽ sửa chữa kịp thời theo đúng yêu cấu của chủ đầu tư. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành công trình theo luật định.

Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm thi công hiện hành của Nhà nước, của Bộ xây dựng & Bộ giao thông vận tải.

C – CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM KIỂM TRA VẬT LIỆU :

Toàn bộ vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều phải được kiểm tra chất lượng bằng các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý theo quy định hiện hành.

Trước khi đưa các vật liệu vào thi công công trình Đơn vị thi công tổ chức lấy mẫu vật liệu thí nghiệm vật liệu theo tiêu chuẩn công trình giao thông đường bộ – Tập 1 vật liệu và phương pháp thử do Bộ GTVT ban hành năm 1996 để xác định đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý cần thiết của vật liệu.

Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của các loại vật liệu xây dựng cát, đất đắp nền đường, đá dăm, xi măng. . . Xác định các loại vật liệu đủ tiêu chuẩn được sử dụng để thi công.

Căn cứ vào các chỉ tiêu của vật liệu, Đơn vị thi công tiến hành thiết kế cấp phối bê tông, bê tông nhựa, xác định tỉ lệ hao phí cho một đơn vị cấp phối làm cơ sở thực hiện trong thi công.

Vật liệu mua về đến công trình đều phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Các kết quả thí nghiệm được trình kỹ sư tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát của Chủ đầu tư, khi được sự đồng ý mới đưa vào sử dụng.

Công tác thi công bê tông, bê tông nhựa đều được lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra. Công tác lấy mẫu theo từng ca sản xuất, trên các mẫu ghi rõ hạng mục, số liệu mẫu, ngày tháng năm và ký tên giám sát viên trên mẫu. Bảo quản mẫu đúng quy định. Tuyết đối chấp hành các kết luận của công tác thí nghiệm và các ý kiến cuôí cùng của tư vấn giám sát và chủ đầu tư.

D – ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Nội dung công tác đảm bảo chất lượng trong thi công bao gồm hướng dẫn kỹ thuật thi công, giám sát kỹ thuật thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công phù hợp với quy trình quản lý chất lượng công trình.

1 – Công tác hướng dẫn kỹ thuật thi công :

Căn cứ hồ sơ thiết kế, quy trình thi công và nghiệm thu được áp dụng, bộ phận kỹ thuật thi công tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn thi công cần thiết như sơ đồ đào, sư đồ san rải đất, sư đồ đầm nén đất, sư đồ lu lèn các loại mặt đường v.v… và phổ biến đến các tổ, đội thi công trước khi thi công.

Thực hiện việc giải thích, chỉ dẫn thi công trên hiện trường cho cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp thi công.

Phát hiện các thiếu sót trong hồ sơ, chủ động đề suất các biện pháp xử lý kỹ thuật trong thi công.

2 – Công tác giám sát thi công :

– Căn cứ vào hồ sơ TKKT, các cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát công trường thực hiện việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát toàn bộ các khâu trong quá trình thi công từ giám sát chất lượng vật liệu mua về đến thi công đúng quy trình quy phạm kỹ thuật theo đồ án được duyệt ở tất cả các hạng mục. Ghi chép nhật ký thi công hàng ngày.

– Kiểm tra các công việc chuẩn bị trước khi thi công.

– Giám sát kiểm tra việc sử dụng vật liệu đúng thành phần, đúng chủng loại.

– Giám sát kiểm tra việc chế tạo các loại vật liệu bán thành phẩm như bê tông, xi măng đúng theo yêu cầu.

– Các chủng loại vật tư, vật liệu thí nghiệm được kết luận không đạt yêu cầu sẽ không được đem vào sử dụng mà phải được giải phóng khỏi công trường.

– Các kết cấu không đạt yêu cầu về chất lượng ( thông qua thí nghiệm về ép mẫu và kiểm tra thực tế thi công tại hiện trường ) đều phải phá bỏ và thi công lại.

– Mọi trường hợp bất lợi về thời tiết ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình sẽ tạm dừng thi công cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi.

– Công tác bảo dưỡng các kết cấu công trình trong quá trình phát triễn cường độ sẽ thực hiện thường xuyên đảm bảo đúng quy trình quy định.

3 – Sử dụng máy móc, thiết bị :

Đơn vị thi công sẽ đưa vào tham gia thi công công trình các loại thiết bị, xe máy thi công đúng chủng loai, phù hợp về công suất (có bảng kê thiết bị, xe máy tham gia thi công công trình kèm theo). Đảm bảo hệ số sẳn sàng làm việc cao. Các thiết bị đo, đếm kiễm tra trên công trình đều là loại còn mới sử dụng tốt đã qua kiễm nghiệm kỹ thuật.

Đơn vị thi công tuân thủ triệt để quy trình bảo dưỡng của các thiết bị xe máy nhằm kéo dài tuổi thọ cũng như hạn chế tối đa những trục trặc kỹ thuật của máy móc thiết bị đang trong thời kỳ sử dụng thi công.

Đơn vị thi công sử dụng thợ vận hành thiết bị máy móc có trình độ nghệp vụ tốt, đã có kinh nghiệm qua sử dụng thiết bị, máy móc thi công trên nhiều công trình có yêu cầu kỹ thuật thi công tương tự như công trình này.

4 – Công tác nghiệm thu :

Đơn vị thi công tổ chức nghiệm thu nội bộ theo các tiêu chuẩn nghành do Bộ GTVT ban hành và tiêu chẩn Việt Nam có liên quan :

+ Nền đường, san nền : Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4447 – 87 “Công tác đất – Qui phạm thi công và nghiệm thu” về quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu nền đường sắt & nền đường bộ, số 3964/QĐ/PC của Bộ GTVT.

+ Móng đá dăm  : Theo quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm  22TCN 06 – 77.

Trong thi công việc nghiệm thu các thành phần công việc hoặc các hạng mục công trình được thực hiện như sau :

– Khi hoàn thành một công việc, hoặc một hạng mục đều phải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời kỹ sư tư vấn, Chủ đầu tư nghiệm thu.

– Tất cả các thành phần công việc hặc các hạng mục công trình đã thi công đều phải được kỹ sư tư vấn, chủ đầu tư đồng ý nghiệm thu đảm bảo yêu cầu thì mới chuyển tiếp sang hạng mục khác.

E – BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH :

Đơn vị thi công bảo hành công trình theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian 12 tháng kể từ ngày bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Trong thời gian bảo hành công trình, đơn vị thi công chủ động thường xuyên bố trí cán bộ kỹ thuật kiểm tra công trình phát hiện các hư hỏng để có biện pháp sử lý kịp thời.

II. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG

II.1 – CÔNG TÁC TỔ CHỨC AN TOÀN CHUNG :

Trong quá trình thực hiện thi công công trình, công tác an toàn được coi là vấn đề hết sức quan trọng, được ưu tiên cho tất cả các hoạt động đảm bảo các biện pháp an toàn liên tục trong mọi nơi, mọi lúc, trực tiếp hoặc gián tiếp tại công trình.

Đơn vị thi công tuân thủ tất cả các quy định của Pháp luật cho mọi công tác an toàn, tuân thủ tất cá các điều luật quy định về môi trường hiện hành của Quốc gia và tại địa phương nơi thực hiện thi công công trình.

Trong phần này đơn vị thi công trình bày kế hoạch và phương án đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thực hiện công trình.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu, đơn vị thi công chuẩn bị và đệ trình cho chủ đầu tư xem xét và phê duyệt một bản kế hoạch an toàn bao gồm các vấn đề sau :

II.2 – BIỆN PHÁP AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN :

– Các phương tiện chuyên chở vật liệu phải có đủ thiết bị an toàn, có người am hiểu xi nhan, bốc dỡ từng loại hàng theo quy định, không tung ném tuỳ tiện, phải chằng buộc chắc chắn, không cho người nằm, ngồi trên phương tiện khi không cho phép.

– Không chở và vận chuyển quá tải trọng cho phép, có bạt che chắn khi vận chuyển và có biển báo cấm người qua lại khu xếp hàng, vật liệu.

II.3- BIỆN PHÁP AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG :

1 – Phương án an toàn cho người :

a) An toàn lao động cho người :

– Tổ chức cho toàn bộ công nhân, nhân viên làm việc trên công trường học tập nội quy cụ thể cho từng hạng mục thi công.

– Các nhân viên của hệ thống an toàn viên có mặt liên tục đặc biệt ở những vị trí thi công nguy hiểm. Khi làm việc các nhân viên an toàn phải đeo băng đỏ, có loa phát thanh để nhắc nhở công nhân.

– Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, khi làm việc trên cao công nhân phải đeo dây an toàn. . .

– Tại các vị trí thuận lợi, cắm các biển quảng cáo nhắc nhở công tác an toàn. Các sàn thi công phải có lan can bảo vệ chắc chắn.

b) An toàn cho công trình :

– Việc chuyển giai đoạn thi công của một hạng mục phải đảm bảo cho kết cấu đã được xây dựng đủ khả năng chịu lực hoặc không bị ảnh hưởng bởi các hạng mục đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng.

c) An toàn trên công trường thi công :

– Trước và trong giờ làm việc, nghiêm cấm uống rượu, bia và các chất kích thích khác.

– Trời tối, mưa giông bão có gió từ cấp 5 trở lên thì ngừng làm việc .

d) Trạm sơ cứu :

– Nhà thầu xây dựng, duy trì và trang bị đầy đủ cho một trạm sơ cứu tại hiện trường để cấp cứu kịp thời cho những trường hợp bị tai nạn và những trường hợp bị tai nạn và những căn bệnh đột xuất, chuyển những bệnh nhân này lên tuyến trên để điều trị nếu thấy cần thiết. Điều trị, cấp phát thuốc cho những bệnh nhân thông thường tại công trường.

– Trạm sơ cứu được xây dựng ở khu vực nhà BCH của công trường

2 – Biện pháp an toàn trong quá trình vận hành máy móc thiết bị thi công.

– Kiểm tra cẩn thận các bộ phận của máy móc thiết bị trước khi hoạt động.

– Chế độ bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, phải thực hiện đúng quy định

– Vận hành, hoạt động của mỗi thiết bị phải đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

– Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho máy thi công.

– Sử dụng các thiết bị điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, cầu dao chung cho toàn bộ và cầu dao riêng cho từng phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Tất cả các thiết bị khi dùng điện phải tiếp địa theo quy phạm, dây tải điện phải có bọc lót cách điện, đồng hồ đo điện, găng tay, ủng, kiềm cách điện, chỉ có thợ điện mới được sửa chửa điện, lúc sửa chửa điện phải cắt điện và phải có người theo dõi. Phải có đủ hệ thống điện chiếu sáng khi làm việc ban đêm và khi tối trời (ánh sáng cần dùng từ 18h tối tới 6h sáng hôm sau nếu làm việc cả đêm).

– Khi sử dụng máy hàn phải kiểm tra toàn bộ máy hàn, khu hàn và các dụng cụ phục vụ công tác hàn, dây tải điện phải làm đồng bộ và đúng quy phạm hàn điện. Người thợ hàn không ngồi, đứng trực tiếp lên vật hàn, không hàn gần những vật liệu dễ cháy, nổ (như xăng dầu, tranh tre nứa lá). Hàn trên cao phải đeo dây an toàn và phải có người theo dõi. Khi hàn nơi ẩm ướt phải có ván lót cho người thợ hàn (tránh điện giật). Trời mưa to, giông lớn thì phải nghĩ việc và che đậy các thiết bị điện cẩn thận. Mỗi khi hàn xong, trước khi rời vị trí hàn, người thợ hàn phải ngắt điện (đóng cầu dao điện). Thợ hàn và phụ hàn khi làm việc phải sử dụng đầy đủ các phòng hộ cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Đối với công tác bê tông và vận chuyễn vữa bê tông cần làm theo quy phạm là :

+ Tất cả các bộ phận chuyển động của máy phải được che chắn , bảo vệ, máy trộn bê tông phải đặt nới cao ráo , chắc chắn , bằng phẳng , xung quanh máy phải có rãnh thoát nước , vị trí công nhân đùng vận hành và đỗ vật liệu và đổ vật liệu vào thùng trộn phải vững chắc và được chống trơn , trượt đường vận hành vữa bê tông phải thường xuyên rắc cát ( nếu vận chuyển bằng thủ công )

+ Khi máy trộn đang làm việc thì người lao động tuyệt đối không được đưa tay hoặc cuốc xẻng vào thùng trộn , cấm người và các phương tiện khác đứng dưới hoặc sát miệng thùng trộn .

3- Công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực thi công

– Có trích ngang đăng ký tạm trú cho lực lượng cán bộ CNV ( kể cả hợp đồng  ngắn hạn ) trong quá trình thi công tại địa phương nơi có công trình

– Có  nội quy sinh hoạt ,ăn , ở nơi xây dụng công trình . Lán trại làm nơi khô ráo , thuận tiện cho việc nghỉ ngơi của người lao động và đề phòng ngập lụt khi mùa mưa kéo dài , đồng thời phải neo chằng chắc chắn , tránh sập đổ , đảm bảo an toàn , hạn chế tối đa thiệt hại về người và của khi có bão lụt xảy ra .

– Các công trình phụ như kho tàng , nhà vệ sinh phải làm nơi cuối hướng gió và cách nơi ăn nghỉ ít nhất là 50 m , nghiêm cấm phóng uế bừa bãi , có biện pháp phòng ngừa bệnh mùa hè, vệ sinh công cộng , nguồn nước sạch .

– Thiết lập liên lạc thông tin 24/24 h trong phạm vi thi công công trình . Đơn vị thi công sẽ lắp đặt điện thoại cố định tại BCH công trình , và trang bị điện thoại di động cho các cán bộ chủ chốt tham gia điều hành công trình . Đơn vị thi công sẽ công khai các số điện thoại để các bên liên quan tiện quan  hệ làm việc .

III- GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, CHỮA CHÁY TRÊN CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG :

Công tác phòng chống cháy nổ trên công trình là điều cần thiết và bắt buộc mọi người trên công trình phải có ý thức bảo vệ và phòng chống . Chúng tôi đề ra biện pháp phòng chống cháy nổ như sau :

– Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ được bố trí hợp lý, thuận tiện

– Trong nội qui công trường có điểm cấm mang các vật liệu nổ vào trong công trường, ngoài ra có biển cấm lửa tại các nơi dể cháy như thùng chứa nhiên liệu , kho vật tư điện nước, kho xăng dầu.

– Công trường sẽ lập một tổ chữa cháy không chuyên và huấn luyện công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra , lực lượng này được huy động tham gia chữa cháy , công nhân vận hành máy, thủ kho cũng được huấn luyện chữa cháy bằng bình xịt. Phổ biến cho công nhân khi phát hiện ra cháy báo ngay về Ban điều hành công trường và trên bàn điện thoại Ban điều hành có số điện thoại của lực lượng chữa cháy của địa phương.

– Chúng tôi sẽ chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ, sẽ bố trí 4 bình chữa cháy đặt tại kho vật tư điện nước 2 cái và tại phòng máy phát điện 2 cái. Ngoài ra cát, nước cũng được dùng cho công tác chữa cháy nếu có sự cố xảy ra.

– Đường ra vào và trong nội bộ công trường được bố trí thuận tiện cho xe chữa cháy thực hiện nhiệm vụ khi có sự cố.

– Kho bãi chứa vật liệu được chúng tôi sắp xếp hợp lý, thuận tiện, An toàn, đúng theo qui định về PCCC.

– Những vật liệu chất  dễ gây cháy nổ hoặc dễ lan truyền lửa như cốp pha gỗ, xăng dầu chạy máy thi công, vật tư điện nước … được chúng tôi bảo quản kỹ lưỡng, xếp riêng biệt bằng các kho riêng biệt.

 VI. BIỆN PHÁP BẢO VỆ  MÔI TRƯỜNG

VI.1 – TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN .

– Kỹ sư quản lý môi trường :

+ Hiểu biết về luật cũng như các thủ tục, văn bản liên quan đến môi trường của Việt Nam

+ Lập kế hoạch kiểm soát môi trường sau đó trình lên ban quản lý môi trường.

+ Chỉ đạo ban quản lý môi trường.

+ Chịu trách nhiệm toàn bộ trong các hoạt động để đảm bảo an toàn về môi trường.

+ Tập hợp thông tin giám sát của các nhân viên môi trường dưới các đội.

+ Báo cáo các hoạt động về môi trường lên ban quản lý môi trường.

+ Ghi nhật ký công trường hàng ngày.

– Các nhân viên quản lý môi trường :

+ Hiểu biết về luật cũng như các thủ tục, văn bản liên quan đến môi trường của Việt Nam.

+ Nhận lệnh từ BCH sau đó hướng dẫn tới các đơn vị thi công.

+ Giám sát hàng ngày việc thực hiện các công việc có liên quan tới môi trường.

+ Báo cáo hàng ngày lên BCH.

– Các thi hành viên ở các đội :

+ Tuân thủ mọi vấn đề mà các Nhân viên quản lý môi trường truyền đạt sau đó hướng dẫn nhân viên thi công thực hiện.

+ Kiểm tra mọi vấn đề có liên quan đến môi trường trước khi thi công.

+ Kiểm tra thiết bị, máy móc đảm bảo an toàn về môi trường.

+ Nhắc nhở nhân viên đơn vị thi công làm việc đúng phương pháp đã duyệt.

+ Kiểm tra điều kiện làm việc.

+ Báo cáo hoạt động lên nhân viên quản lý môi trường.

VI.2 – TIẾP CẬN VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.

          1 Không khí :

a. Khái quát.

– Trong khi tiến hành thi công sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí. Trong số đó có thể kể đến những vấn đề sau :

+ Bụi bốc lên do sự đi lại của các xe cộ.

xem thêm quy trình quản lý chất lượng công trình

+ Khí thải của xe cộ, máy phát điện Diezen . . .

+ Bụi bốc lên do đào, xúc đất, . . .

+ Mùi bốc ra từ các rác thải sinh hoạt, do đốt các phế thải cây cối bị chặt . . .

– Tất cả những bụi bẩn, khí thải bốc lên đều có tác hại đến môi trường, đặc biệt nó làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của công nhân cũng như của nhân dân ở khu lân cận, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến cây cối và nước trong vùng.

b. Các biện pháp giãm thiểu, sửa chữa và phòng ngừa.

– Trong quá trình trộn bê tông, các biện pháp sau đây sẽ được sử dụng để giảm thiểu tác động đến môi trường :

+ Thường xuyên làm sạch và tưới nước cho nơi đặt trạm trôn, các khu vực phụ trợ để giảm thiểu bụi.

+ Lắp đặt và vận hành hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí thích hợp bất kỳ khi nào trạm trôn hoạt động.

+ Thường xuyên làm sạch và tưới nước cho máy trộn bê tông.

– Tất cả các động cơ đốt trong có thể dừng ngay khi không sử dụng.

– Tất cả các nguồn phát thải và các thiết bị đi kèm phải được kiểm tra và duy tu đều đặng.

– Khi vận hành các thiết bị có sử dụng các loại nhiên liệu có thể gây ô nhiễm môi trường thì trước đó phải được sự đồng ý của Bộ Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường.

– Để tránh bụi, sẽ tưới nước lên các đường có xe qua lại và trên những con đường đi bộ.

– Trong quá trình đập, phá dỡ phải tiến hành tưới nước để khống chế bụi. Thiết bị phun nước sẽ được sữ dụng trong khi bốc xếp vật liệu đào và tại các khu đào, đắp. Tuy nhiên không tưới quá nhiều nước.

– Đối với các công việc có liên quan tới cát thì chú ý tới tốc độ và chiều gió để tránh cát bay về phía công trình hay khu dân cư, nhà ở.

– Trong khi đổ hay vận chuyển vật liệu cát đá . . . nếu trông thấy cát bụi bốc lên cách hơn 2m từ nguồn thì khắc phuc ngay bằng cách giãm chiều cao đổ các vật liệu xuống dưới 2m.

– Không đốt các chất thải ở ngoài trời trừ đốt cành cây và lá khô tại nơi đã được chỉ định.

– Những vật vụn trong xây dựng cần phải tái sinh nếu có thể được.

– Các phương tiện rửa bánh xe phải đặt tại mọi lối ra ngoài công trường để ngăn cản vật liệu bụi theo ra ngoài công trường và thải ra các đường công cộng. Nước rửa phải được lắng khỏi bùn, cát và được làm sạch ít nhất mỗi tuần 1 lần.

– Tất cả các xe có thùng hở mà chở vật liệu phát sinh bụi đều phải được gắn các tấm chắn xung quanh và đằng sau. Các vật liệu không được cao hơn tấm chắn và được che bằng một tấm vải nhựa sạch còn tốt.

– Tốt độ của các xe trong công trường không vượt quá 15km/h để giảm việc khuấy bụi trong công trường.

Nước :

a. Khái quát.

– Ô nhiểm nước là một vấn đề rất quan trọng trong suốt quá trình thi công công trình. Ô nhiễm nước có thể phát sinh do các hoạt động sau :

+ Rò rỉ hóa chất, xăng dầu, dầu nhớt từ các thiết bị thi công.

+ Nước thải từ sinh hoạt cũng như trong thi công.

+ Nước mưa chảy tràn qua các khu vực thi công . . .

b. Các biện pháp giãm thiểu, sửa chữa và phòng ngừa.

– Xây dựng các hố tự hoại, hố hóa học và các công trình thoát nhỏ. Không tháo nước thải từ một hố tự hoại trực tiếp vào nước mặt.

– Bố trí các công trình thi công tạm cách xa các hố thu nước  ít nhất là 50m.

– Các công trình thoát nước sẽ được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng.

– Kiểm tra thường xuyên các thiết bị, máy móc để ngăn ngừa rò rĩ xăng dầu. Việc thay dầu nhớt chỉ được tiến hành trong khu vực bảo dưỡng.

– Nước thoát ra từ các khu vực bảo dưỡng xe, khu vực sửa chữa máy móc và vũng nước rữa bánh xe phải được đi qua bộ phận thu dầu trước khi thải đi.

– Việc giám sát chất lượng nước trước khi thi công để thiết lập các điều kiện cơ sở phải được tiến hành tối thiểu tại 3 vị trí. Các thông số đo được phải bao gồm :

+ Chất rắn lơ lửng.

+ Ô-xy hòa tan.

+ Độ đục.

          3 Tiếng ồn :

a. Khái quát :

– Tiếng ồn ở công trường xây dựng phát sinh từ những nguồn có cường độ và bản chất khác nhau. Chủ yếu là do những thiết bị nặng hoạt động tại chỗ như các máy nén, máy nén khí và thủy lực, máy đào, máy lu, máy rải, máy bóc xếp, máy… Những nguồn khác có thể là ô tô tải đi lại trên công trường, việc xúc và đổ các vật liệu, còi. Ngoài ra việc duy tu kém những máy móc cũng tạo ra những rung động.

Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động

Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động

Download Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động

Mật khẩu : Cuối bài viết

I. TỔNG QUAN VỀ BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG:

1. An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:

–         Tất cả các công nhân làm việc trên công trường đều phải được huấn luyện và hướng dẫn về an toàn và phòng chống cháy nổ.

–         Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công

–         Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công

–         Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công

–         Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người

–         Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công

–         Trang bị các bình chữa cháy

–         Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra cách điện, bơm nước, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.

2.     Công tác vệ sinh môi trường:

– Công tác này được đặt ra một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại công trường và cả khu vực xung quanh.

– Công việc phải được tiến hành làm đâu, gọn đấy, vật tư, vật liệu, dụng cụ thi công phải ngăn nắp có kho chứa, không để bừa bãi trên công trường khó quản lý.

3. Biện pháp an ninh trật tự:

– Để đảm bảo tốt cho công việc này, việc tuyển chọn nhân lực trên công trường đều phải sử dụng công nhân đã qua quá trình chọn lựa chọn kỹ càng.

– Lập danh sách cán bộ công nhân viên tham gia trên công trường được sự xác nhận của cơ quan chủ quản và phải đăng ký tạm trú với công an địa phương. Trong quá trình thi công phải chấp hành đúng các qui định của địa phương và cơ quan nhà nước.

– Cùng tham gia và phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh trật tự công cộng trong quá trình thi công.

– Nghiêm cấm tổ chức cờ bạc, rượu chè, gây gỗ, đánh nhau trên công trường

– Chấp hành đúng nội qui công trường

– Không được ăn ở nấu nướng trên công trường

– Hằng ngày kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào công trường.

4. Phối hợp với nhà thầu khác:

– Trong quá trình thi công, việc phối hợp với các đơn vị thi công các hạng mục khác, các bộ phận chức năng của Chủ đầu tư có liên quan là hết sức quan trọng góp phần đảm bảo tiến độ, an toàn cũng như chất lượng cho toàn bộ các hạng mục của công trình.

– Trong quá trình thi công nếu các đơn vị khác cùng tiến hành thi công trong công trình thì tất cả các đơn vị phải tổ chức các buổi hợp cùng chủ đầu tư để có các biện pháp phối hợp nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thi công của nhau, các bên phải có cam kết rang buộc với nhau như sau:

+ Không cố ý gây hại đến phần việc do đơn vị khác thi công

+ Giáo dục cán bộ, công nhân tham gia thi công trong công trình không được gây rối, true chọc nhau gây mất trật tự

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác cùng tiến hành thi công trên cùng một mặt bằng, đảm bảo tiến độ chung cho tất cả các bên

+ Nếu bất kỳ đơn vị nào cố ý hay vô tình làm hư hại ảnh hưởng đến vật chất, chất lượng, tiến độ …của bên khác phải cùng bàn bạc và có biện pháp đền bù thỏa đáng

+ Có thông báo với chủ đầu tư và các đơn vị khác thời gian dự định thi công các khu vực liên quan đến các đơn vị khác hoặc các bộ phận liên quan của Chủ đầu tư để bàn biện pháp phối hợp tránh tình trạng thi công chồng chéo.

+ Đảm bảo vệ sinh chung. Ngoài việc dọn dẹp vệ sinh hằng ngày, sau mỗi ca thi công thì hàng tuần các đơn vị phải kết hợp dọn vệ sinh tổng thể tại toàn bộ khu vực thi công.

+ Trong quá trình thi công phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng có liên quan như tổ điện, tổ bảo vệ… để đảm bảo việc thi công được thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn trong công trình.

5. An toàn khi thi công:

a. Tổng quan:

– Các qui định an toàn phải được áp dụng cho toàn bộ kỹ sư giám sát và công nhân thi công trên công trường như dưới đây:

+ Đảm bảo tất cả các trang thiết bị an toàn lao động phải được cung cấp trước khi bắt đầu thi công như mũ bảo hộ, ủng, găng tay, kính…

+ Đảm bảo các trang thiết bị an toàn lao động cho người phải được mặc, đeo đúng cách.

+ Các dụng cụ, máy móc thi công phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn trước khi đưa vào sử dụng

+ Đảm bảo trên công trường phải đầy đủ các thiết bị thi công an toàn như: dàn giáo, cẩu trục, pa -lăng…

+ Các thiết bị thi công như máy hàn điện, cẩu, máy cắt kim loại, xe đẩy, bình gió đá, máy mài… và các dụng cụ cầm tay như máy cắt tay, máy mài tay… cho công nhân cơ điện trước khi đưa đến công trình thi công phải được kiểm tra độ chính xác, độ an toàn cho người sử dụng. Tránh trường hợp gây tai nạn trong quá trình thi công.

+ Tại các vị trí thăng chốt phải trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ, các bình cứu hỏa, các dụng cụ bảo vệ kịp thời khi có sự cố cháy nổ

+ Cần phải có tủ thuốc theo tiêu chuẩn qui định (loại A, B hay C tùy theo số người hay theo khu vực làm việc). Phải có các bản hướng dẫn sơ cấp cứu khi bị chảy máu, điện giật, say nắng, say nóng, ngất xỉu, ngộ độc, ngã cao, gãy tay chân…treo bên cạnh tủ thuốc.

+ Rào chắn, lưới bảo vệ, băng cảnh báo an toàn phải được sử dụng trên công trường.

+ Các bình chữa cháy phải được đưa tới các vị trí có nguy cơ xảy ra cháy nổ.

+ Thang và lối thoát hiểm phải thông thoáng để đề phòng trong các tình huống khẩn cấp.

+ Phải đảm bảo đủ ánh sang khi làm việc đêm

+ Vị trí làm việc phải được dọn sạch sẽ loại bỏ hết rác rưởi và các vật dụng nguy hiểm

+ Tất cả công nhân và cán bộ phải được học qua khóa huấn luyện ATLĐ

+ Phải có bộ phận phụ trách an toàn lao động và có nhật ký ATLĐ

b. Các công việc với máy hàn và hàn nhiệt:

– Công nhân thực hiện phải được trang trí bằng kính, găng tay, mũ…

– Các bình chữa cháy phải luôn được đặt cạnh nơi làm việc

– Máy hàn phải được kiểm tra cẩn thận trước khi làm việc

c. Làm việc trên cao:

– Các công nhân phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao lớn hơn 2 cm

– Giáo thi công phải có đủ mâm, giằng giáo và được lắp đúng cách

– Phải có thang chữ A để sử dụng trong các vị trí phù hợp

d. Biện pháp đảm bảo an toàn PCCC:

– Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ nổ

– Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, sinh lửa, sinh nhiệt.

– Hàng hóa trong kho phải sắp xếp theo đúng qui định an toàn.

– Lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện.

e. Biện pháp an toàn hệ thống điện:

– Có đủ thiết bị bảo vệ chống quá tải, ngắn mạch, sự cố rò điện

– Cấm sử dụng điện bằng cách đấu dây pha của một nguồn và dây trung tính của nguồn khác vào thiết bị.

II. MỘT SỐ QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:

1.Về mặt quản lý mặt bằng thi công:

Từng bước triển khai thi công, các đơn vị phải lập thiết kế mặt bằng tổ chức thi công theo từng giai đoạn thi công trình với ban điều hành thi công, các bộ phận liên quan. Mặt bằng tổ chức thi công phải được thể hiện cụ thể: Vị trí các tuyến đường thi coongphuf hợp với tổng mặt bằng thi công công trình, các biện pháp khi che chắn vật rơi khu vực mép ngoài công trình và tiếp giáp với công trình liền kề khu vực sáp xếp nguyên vật liệu, phê liệu, hệ thống điện chiếu sáng, nước phục vụ thi công và sinh hoạt…

2. Về quản lý lao động:

Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo luật qui định như:

Qui định về tuổi công nhân không dưới 18 tuổi, giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe, được huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu về ATLĐ, được trang bị phòng hộ cá nhân.

Công nhân ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng theo đúng thủ tục qui định của Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002. Có nội quy ăn ở cho công nhân và đăng ký tạm trú với cơ quan công an ở địa phương.

3. Về biện pháp quản lý kỹ thuật thi công An toàn (BPKTTC AT):

Tất cả các công việc thi công đều phải được các đơn vị lập và duyệt biện pháp kỹ thuât thi công an toàn.

Đối với những biện pháp thi công quan trọng, phức tạp đều phải lập biện pháp và trình ban điều hành dự án cấp có quyền phê duyệt trước khi thi công

Ban chỉ đạo an toàn lao động có quyền kiến nghị, đình chỉ ngừng ngay thi công nếu: Thi công không có biện pháp hoặc thực hiện trái các biện pháp được duyệt.

Ban chỉ đạo an toàn lao động có quyền đình chỉ ngay thi công khi phát hiện có nguy cơ xảy ra TNLĐ và cảnh báo ngay với Ban điều hành dự án để có biện pháp xử lý.

4. An toàn sử dụng điện và thiết bị thi công:

Có sơ đồ hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng cho tổng khu vực thi công phù hợp với tổng mặt bằng bố trí điện trên công trường. Đảm bảo ánh sáng đầy đủ chỗ làm việc và trên tuyến đường thi công và ban đêm. Các dây điện cao 5m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện nếu treo ở độ cao dưới 2,5 m kể từ mặt nền phải dung dây cáp bọc cao su, các đường cáp chon ngầm phải đi trong ống bảo vệ.

Khi lắp đặt sử dụng và sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường ngoài những qui định bắt buộc trong kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 4036: 1985

Khu vực máy trộn phía trên được làm mái che an toàn cho người vận hành, các máy có bảng nội quy vận hành máy, có biển cáo, biển cấm và hàng rào phân cách khu vực nguy hiểm.

Có qui trình vận hành an toàn cẩu tháp được duyệt (chế độ kiểm tra các thiết bị an toàn, vùng nguy hiểm khi cẩu đang mang tải, các biện pháp móc cẩu, vận chuyển, lắp dựng sắt xây dựng…)

5. Tham gia giao thông:

Các xe giao thông trong công trường phải được tuyệt đối chấp hành theo chỉ dẫn chung trên công trường  và tốc độ cho phép.

Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường, phải được che đậy kỹ, thùng xe phải kín, tránh rơi vãi bùn đất, các chất bẩn ra đường nội bộ công trường cũng như đường bố và hệ thống đường giao thông công cộng.

II.               CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN :

1.     Lập bản qui trình thi công an toàn chung cho toàn công trình, đăng ký với Sở Lao động – Thương binh Xã hội tại địa phương.

2.     Tất cả đội ngũ thi công công trường gồm Ban chỉ huy công trình và công nhân trực tiếp thi cồng đều phải được huấn luyện kỹ lưỡng về các biện pháp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ do Sở Lao động Thương binh và Xã Hội trực tiếp huấn luyện và cấp giấy phép.

3.     Lập các bản qui trình an toàn cho từng phần việc khác, phổ biến đến từng công nhân trước khi thực hiện công việc.

4.     Lập các bản cam kết an toàn lao động cho số công nhân tạm tuyển, các nhà thầu phụ hay các người nhận khoán việc.

5.     Gởi hồ sơ huấn luyện về công ty để được cấp thẻ an toàn, ghi số vào thẻ và sổ lưu (cần ảnh 3×4)

6.     Đội ngũ thi công trực tiếp phải được thẩm tra kỹ càng về qui trình, qui phạm, về các thao tác an toàn trong suốt quá trình thi công.

7.     Ban chỉ huy công trường phải thường cuyên đôn đốc, nhắc nhở bộ phận thi công về công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cũng như vấn đề vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công.

8.     Khi có tai nạn xảy ra, cần phải tổ chức sơ cấp cứu kịp thời trước khi chuyển đến cơ quan y tế cứu chữa. Nếu tai nạn gây tổn thương nặng hay làm chết người thì phải cấp báo cho Công ty ngay, đồng thời báo cho Công an, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương, Sở y tế địa phương.

9.     Tổ chức mua bảo hiểm lao động thời hạn 1 năm cho cán bộ, công nhân để tránh những khó khăn phức tạp khi có tai nạn xảy ra.

10.                         Tất cả các tai nạn dù nhẹ hay nặng phải được lập biên bản điều tra cụ thể báo FAX về Công ty

11.                         Lập hồ sơ lưu và cấp trang bị bảo hộ lao động cho từng công nhân, cán bộ công trình. Kiểm tra việc sử dụng, phải kiên quyết trong việc buộc công nhân, cán bộ sử dụng hằng ngày. Sau công trình, cần kiểm tra lại trang bị BHLĐ và có biện pháp bảo quản để không phải trang bị lại cho công nhân lần nữa khi thời hạn sử dụng chưa hết

12.  Ban chỉ huy công trình phải thường xuyên và trực tiếp giữ liên lạc với Ban     quản lý dự án, với các cơ quan chức năng trong suốt quá trình thi công.

13.                         Tại công trường phải có kho chứa vật tư thiết bị gọn gàng và đảm bảo không để mất mát.

– Phải có kho chứa các loại vật tư dễ gấy ra cháy nổ và phải có biển báo.

– Vận chuyển gió đá và ga bằng xe đẩy chuyên dụng, đầu chai phải hướng lên trên và phải có nắp chụp van an toàn. Chỉ được phép giao việc cho người có trách nhiệm và bật thợ tương ứng sử dụng các phương tiện tương ứng trong quá trình thi công, lắp đặt, sửa chữa.

– Hàng ngày sau khi hết giờ làm việc các bộ phận phải tổ chức vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị thi công về đúng nơi qui định.

– Cử người trực tại công trường 24/24 để kịp thời xử lý kịp thời các tình huấn cháy, nổ xảy ra.

IV.CÁC CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC, THƯỞNG PHẠT:

Ban kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng cháy nổ, an toàn lao động có kế hoạch thường xuyên và đột xuất kiểm tra trên toàn bộ công trường. Ban kiểm tra có quyền đề xuất, nhắc nhở Bộ phận chỉ huy thi công về việc thực hiện các kế hoạch đề ra.

1.     Ban kiểm tra có quyền đề xuất với Ban quản lý dự án về việc tiếp tục hoặc đình chỉ thi công nếu nhận thấy các biện pháp an toàn lao động không được đáp ứng.

2.     Định kỳ có chính sách thưởng phạt cụ thể đối từng bộ phận thi công thực hiện tốt hoặc thực hiện không tốt các qui định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Căn cứ vào báo cáo của trưởng ban công trình với bản chấm điểm thi đua của ban bảo hộ lao động công ty kiểm tra trực tiếp tại công trình.

Biện pháp an toàn lao động vệ sinh môi trường

BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

– Khi thi công để đảm bảo đúng tiến độ và an toàn cho người và các phương tiện cơ giới, phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Phổ biến nguyên tắc an toàn lao động đến mọi người trong công trường xây dựng.

+ Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định của nhà nước như mũ, nón, quần áo, giày ủng… cho công nhân. Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thi công cho máy móc và công nhân trong công trường.

+ Trong tất cả các giai đoạn thi công cần phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các điều lệ quy tắc kỹ thuật an toàn.

Các nguyên vật liệu dễ cháy được bảo quản trong kho riêng theo quy phạm  PCCC hiện hành. Trong kho bãi chứa vật liệu và máy móc thiết bị có đường vận chuyển đi lại, chiều rộng đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển.

Khi vận chuyển vật tư bằng ô tô phải có biện pháp xếp gọn. Nếu chở cát, đá , sỏi thì  phải chất thấp hơn thùng xe 10 cm và có bạt che đậy.

Việc lắp đặt và sử dụng điện trong thi công : công nhân điện cũng như công nhân vận hành được học tập kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện. Các phần dẫn điện của các thiết bị điện được bọc kín bằng dụng cụ cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn cho việc thao tác. Cầu dao đặt trong hộp kín để nơi khô ráo.Các dụng cụ điện cầm tay được kiểm tra thường xuyên về hiện tượng cảm mát trên vỏ.

1.    Biện pháp an toàn lao động thi công nền đường :

+ Vật tư gọn gàng không chiếm chỗ gây ách tắc.

+ Những vị trí thi công cắt ngang, dọc hố móng phải có biển báo, rào chắn (ban ngày), đèn hiệu (ban đêm).
+ Không vứt bừa bãi vật tư ra 2 bên đường như (cốp pha, đinh, gạch, cát đá…).

+ Máy móc thiết bị thi công đặt gọn gàng đúng quy định.

2.    Biện pháp phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường:

a. Phòng chống cháy nổ:

– Biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường phải hết sức được coi trọng.

– Quán triệt tinh thần phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường tới toàn bộ cán bộ công nhân đang thi công trên công trường.

– Liên hệ phối hợp với các bộ phận phòng chống cháy nổ của các cơ quan xung quanh và chính quyền địa phương, để có phương án phối hợp phòng chống cháy nổ và phối hợp hành động khi sự cố xảy ra.

– Có biển báo những khu vực dễ gây cháy nổ, trang bị dụng cụ cứu hỏa như bình phun, bể nước, bể cát.

b. Vệ sinh môi trường:

– Không xả rác thải công trường, rác thải sinh hoạt bừa bãi.

– Kiểm soát chặt chẽ mức độ ô nhiễm, tiếng ồn, khói bụi, Xe vận chuyển vật liệu phải có bạt che.
– Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và phối hợp với các cơ quan hữu quan cùng thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.

Biện pháp thi công là gì ? Các bước lập biện pháp thi công thế nào ?

Biện pháp thi công có thể hiểu nôm la là quá trình để thực hiện xong một công trình chính vì vậy để sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu biện pháp thi công là gì và các bước lập biện pháp thi công cụ thể như sau :

Biện pháp thi công là gì ?

Biện pháp thi công đó là trình tự và cách thi công 1 công trình từ A – kết thúc, và BPTC phải đề ra được: hiệu quả về thời gian, hiệu quả về phòng chống (như: phòng cháy…) làm sao để hoàn thành công sớm nhất, an toàn nhất. Vì lý do vậy mà có thể nói, không có gì phải là “bí mật” trong vấn đề BPTC được,

Mật khẩu : Cuối bài viết

Biện pháp thi công hiểu nôm na là cách làm , cách thi công một công trình , hạng mục , công việc cụ thể của công trình xây dựng.

Biện pháp thi công là quá trình thi công công trình

Biện pháp thi công tiếng anh là gì

Biện pháp thi công tiếng anh là Manner of Execution hoặc construction method statement

Biện pháp thi công phải thể hiện được:

  • Thiết bị , công nghệ dự định chọn để thi công
  • Trình tự thi công
  • Phương pháp kiểm tra
  • Biện pháp an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường
  • Dự kiến sự cố và cách xử lý
  • Tiến độ thi công.

Đây là bài giải của một đề án mang tính khoa học kỹ thuật .Vì vậy bạn cần phải nêu ra được đầy đủ các luận cứ có tính thuyết phục thì mới được CĐT chấp thuận.

Nếu biện pháp của bạn lập là tiên tiến , mang lại hiệu quả cao về kỹ thuật cũng như kinh tế thì CĐT nào cũng chấp nhận và chính bạn được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế đó.

Ngược lại , bạn cứ lập BPTC theo phương án đã được chủ đầu tư dự kiến và khi ra thi công nếu bạn sử dụng BPTC khác thì bạn lại phải bảo vệ và cần được CĐT và TVGS thông qua, đằng nào thì cũng vậy.

Việc lập biện pháp thi công là một việc làm đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm rất nhiều. Và dưới đây mình xin chia sẽ các bạn một File biện pháp thi công công đường mà mình sưu tầm được. Hy vọng các bạn làm cầu đường sau khi xem xong có thể lên cho mình những ý tưởng về biện pháp thi công cầu đường tiếp theo

Các bước lập biện pháp thi công thế nào ?

Thông thường đối với từng hạng mục công trình sẽ có các bước cụ thể khác nhau tuy nhiên trong mức độ bài viết chúng tôi xin trình bày các bước lập một công trình xây dựng hoàn chỉnh sẽ phân theo loại hình công trình cũng như các hạng mục công trình

Có thể bạn quan tâm: Mẫu thuyết minh biện pháp thi công tổng hợp đầy đủ nhất !

Chính vì thế việc lập biện pháp thi công như thế nào thì người lập phải am hiểu về quy trình và các biện pháp thi công cũng như định mức công việc xây dựng của hạng mục đó

Trên đây là Biện pháp thi công là gì ? Các bước lập biện pháp thi công thế nào ? nếu các bạn cần tìm hiểu thêm hay thắc mắc có thể comment cuối bài viết hoặc vào Group của Hồ sơ xây dựng để được tư vấn thêm. Cảm ơn

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng azhome group

Mật khẩu: ******** . Xem cách tải phía dưới.

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng

Có rất nhiều bạn yêu cầu hướng dẫn dự toán xây dựng. Bài viết sau đây tập hợp các tài liệu cũng như hướng dẫn ban đầu cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu về dự toán công trình và theo dõi công trình xây dựng nhé.
Download 10 mẫu dự toán điện nhẹ mới nhất hiện nay

Mật khẩu : Cuối bài viết

1. Điều khó khăn nhất với bạn là ban đầu không biết bắt đầu như thế nào?
* Để khắc phục điều này, bạn cần hình dung về trình tự các bước thi công xây dựng công trình. Trình tự thông thường là: Bắt đầu tư việc chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công rồi từ từ đến các công việc tiếp theo. Người mới bắt đầu cũng luôn có tình trạng là sợ kể thiếu, kể sót các đầu việc. Bạn nên sử dụng giấy (nháp, giấy in một mặt) liệt kê dàn bài:
Ví dụ như:
– Phần móng
– Phần thân
– Phần mái
– Phần điện
– Phần nước
– Phần hoàn thiện
– …
* Sau đó bắt đầu chẻ nhỏ các đầu việc trong các phần đó.
Ví dụ như:
– Phần móng thì có thể là: Đào đất, bê tông lót, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông móng…
– Phần thân: Cốt thép + Ván khuôn + bê tông cột tầng 1, Cốt thép + Ván khuôn + bê tông dầm, sàn tầng 1, xây tường tầng 1…
* Tiếp theo bạn xem bản vẽ để ghi kích thước tìm được ra giấy, trong Dự toán GXD bạn có thể chọn lệnh: Tiện ích -> Bảng khối lượng / Dự toán để chuyển sang chế độ nhập khối lượng. Bạn đưa khối lượng bạn tìm được vào đó, rất dễ dàng và dễ hiểu. Chỉ cần nhập số liệu, Dự toán GXD tự tính kết quả giúp bạn. Rất thú vị.

Quy trình bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng

Áp dụng quy trình bóc tách khối lượng lập dự toán xây dựng đảm bảo sự đầy đủ các đầu việc, khoa học tiện lợi kiểm tra hạng mục côn trình nhằm đưa ra số liệu vật tư, chi phí chính xác nhất.  Đúc kết kinh nghiệm làm bóc tách nhiều dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau, chúng tôi đã xây dựng một quy trình làm việc chung để tăng tính chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và gia tăng độ chuẩn xác để hoàn thiện nhà đẹp đúng với kế hoạch, dự liệu đã định trước.

A – Phần Móng

– Công tác đất: (đào, đắp đất móng nền)

– Công tác bê tông: lót móng, móng

– Công tác cốt thép

– Công tác ván khuôn móng

– Công tác xây

– Công tác trát láng phần cổ móng ở ngoài nhà

– Công tác quét vôi

– Lấp móng, san nền…

B – Phần hè rãnh

– Công tác đất

– Công tác bê tông

– Công tác xây

– Công tác trát, láng

– Công tác quét vôi, sơn trang trí bồn hoa, tam cấp

– Công tác vận chuyển đất đi xa (nếu có)

C – Phần kết cấu

– Cột (Ván khuôn, cốt thép, bê tông)

– Dầm (Ván khuôn, cốt thép, bê tông)

– Sàn (Ván khuôn, cốt thép, bê tông)

– Lanh tô (Ván khuôn, cốt thép, bê tông, lắp đặt lanh tô nếu đúc sẵn)

– Cầu thang (Ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây gạch bậc, dầm chân thang, dầm chiếu nghỉ)

– Bổ trụ (Ván khuôn, cốt thép, bê tông cột)

– Giằng tường (Ván khuôn, cốt thép, bê tông dầm)

D – Phần thân nhà

– Công tác bê tông (đúc sẵn, tại chỗ)

– Công tác sắt thép

– Công tác xây

– Công tác trát, láng, lát, ốp

– Công tác cửa, then khóa

– Công tác quét vôi, sơn

– Láng, lát, dán, ốp trang trí… (nếu có)

– Công tác lắp ghép sàn

E – Phần mái

– Làm mái bằng:

– Kiểu dáng

– Xây tường mái

– Trát, ốp, quét vôi

– Chống nóng ngoài quy cách nêu trong các kiểu mái (nếu có)

– Làm mái dốc:

– Gỗ mái: vì kèo – xà gỗ, cầu phong

– Lợp mái, xây bờ

– Sơn, quét vôi

F – Phần điện, nước, chống sét

– Lắp đặt thiết bị vệ sinh (chậu rửa, vòi sen, lavabô … )

– Lắp đặt đường ống cấp thoát nước (ống, phụ kiện …)

– Lắp đặt thiết bị điện (kéo dải dây dẫn, hộp nối, áttômát, đèn, quạt … )

– Lắp đặt hệ thống chống sét (kim thu sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa …)

Tùy từng công trình cụ thể mà một vài công tác có thể vắng mặt trong từng phần của công trình. Trước khi tính ta cần liệt kê đầy đủ từng công việc và sắp xếp theo trình tự như trên. Nếu lập dự toán thi công thì ta nên tính theo trình tự thi công, để tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhặt khối lượng lập kế hoạch thi công, giao khoán khối lượng.

du toan.png

Bảng dự toán công trình​

2. Về khối lượng dự toán:
– Nếu đã chọn xong các công tác, xác định được các đầu việc cần làm. Thì giờ sẽ chuyển sang phần xác định khối lượng. Dĩ nhiên đến đây bạn phải đọc bản vẽ để xác định khối lượng rồi. Nếu bạn không học khối ngành xây dựng

– Kể cả các bạn học khối ngành xây dựng, nhưng chưa từng thiết kế hoặc thi công thì việc đọc bản vẽ bạn cũng có những cảm giác khó khăn nhất định. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, các bạn nên bỏ khoảng một buổi để xem, hiểu và thuộc ý tưởng người thiết kế và cả người thể hiện bản vẽ vì đôi khi chi tiết cấu kiện nằm ở nhiều bản vẽ khác nhau nên xem, đọc hiểu cũng cực. Những người được kinh qua công việc vừa thiết kế, vừa lập dự toán thì khi lập dự toán sẽ thuận lợi.

– Tóm lại về khối lượng các bạn cố gằng hết mức đừng quên những khối lượng chính, còn mấy cái đầu việc nho nhỏ có thể trong quá trình làm việc có nhiều người sẽ góp ý cho mình (VD: Đội kỹ thuật, Tư vấn thẩm tra dự toán, nhà thầu họ tự kiểm), thậm chí lúc đấu thầu còn có việc làm rõ lại khối lượng thừa thiếu lúc đấu thầu, chỉ có điều khi đó bạn sẽ vất vả một chút vì tư vấn lập dự toán phải sửa đổi, bổ sung. Nhưng không sao phải không bạn, ai mới bắt đầu chẳng gặp gian nan.

 3. Về chiết tính đơn giá:
– Có thể hiểu khái quát: Dự toán bằng khối lượng nhân đơn giá. Sau khi đã xác định được khối lượng ở trên, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công (tiền công hay tiền lương cho một ngày công), giá ca máy. Định mức là hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Ban đầu chưa rành lắm bạn cứ áp dụng nguyên theo định mức nhà nước hoặc mở các dự toán người đi làm trước đã làm ra để tham khảo, họ áp thế nào mình áp thế (dự toán đã được thẩm tra hoặc hồ sơ thanh quyết toán càng tốt). Khi nào quen tay rồi thì có thể can thiệp sâu thêm vì đôi khi thực tế thi công có một số định mức không phù hợp thì cần điều chỉnh (VD: đôi khi có những định mức vật liệu phụ, máy thi công không phù hợp thì có thể cắt bỏ). Lưu ý : mỗi địa phương đều ban hành đơn giá riêng đấy nhé.

Xây dựng công trình​

4. Về giá vật liệu:
Đây là vấn đề phức tạp. Về tính toán thì không phức tạp, cứ sửa trực tiếp trong bảng tính giá vật liệu đến hiện trường hoặc có số liệu thì nhập thẳng vào bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư. Vấn đề là giá vật tư lấy ở đâu? làm sao để được chấp nhận giá đó? Bạn có thể tham khảo Công bố giá liên Sở XD-TC địa phương hoặc trên mạng (giaxaydung.vn) hoặc đi khảo sát ở các cửa hàng, đại lý. Vấn đề tính giá vật liệu đến hiện trường sẽ nói ở bài khác.

5. Về tiền lương nhân công:
Với Dự toán có sẵn bảng lương đầy đủ nhân công Theo Thông tư 05/2016/TT-BXD với công thức trong Excel, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu.
6. Về giá ca máy:
Dự toán có sẵn bảng giá ca máy Theo Định mức 1134/2015/QĐ-BXD, Thông tư 05/2016/TT-BXD với công thức trong Excel, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu.

7. Một vấn đề bạn cũng cần quan tâm là bảng tổng hợp kinh phí và các hệ số:

– Điều chỉnh lại hệ số chi phí nhân công, máy thi công: Mỗi địa phương sẽ có hướng dẫn riêng tùy theo mức lương vùng, miền;
– Chi phí trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước: Trong Thông tư 06/2016/TT-BXD có bảng 3.7, 3.8 để tra các định mức chi phí này, bạn cần biết cách phân loại công trình (công trình của bạn là dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi hay hạ tầng kỹ thuật) để chọn định mức cho phù hợp.
– CP dự phòng: Gồm hai loại Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh thì trong dự toán bằng 5% các chi phí tính phía trước (xem thêm Thông tư 06/2016/TT-BXD, phụ lục 03). Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá, đây là vấn đề khó.

Câu hỏi : gian phoi do thong minh

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tổng hợp đầy đủ các văn bản cần thiết để lập dự toán xây dựng công trình

Tổng hợp đầy đủ các văn bản cần thiết để lập dự toán xây dựng công trình

Việc lập dự toán xây dựng công trình rất cần độ chính xác và tinh cậy. Chính vì lẽ đõ  chúng ta cùng tìm hiểu các văn bản cần thiết để lập dự toán xây dựng nhé:
Để lập dự toán công trình, các bạn cần có các văn bản sau:

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công.

– TT05/2016 TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

– Nghị Định 63/2014 NĐ-CP ngày 26/6/2014 Hướng dẫn luật đấu thầu

– Định mức xây dựng 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007, định mức lắp đặt 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007của Bộ Xây dựng và các tập định mức bổ sung.

– Các bộ định mức sửa chữa, định mức khảo sát, định mức vật tư, thí nghiệm…(sẽ được nêu cụ thể trong từng chuyên đề học liên quan).

– Đơn giá Xây dựng cơ bản, lắp đặt, sửa chửa, khảo sát,….của Tỉnh thành ban hành.

– Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương nơi có công trình đang lập dự toán.

Tham khảo : Giá vật liệu liên Sở Tài chính – Xây dựng của 63 tỉnh/thành phố

– Các thông báo giá vật liệu xây dựng hàng tháng hoặc quý của liên Sở Xây dựng – tài chính các địa phương.

Đây là các văn bản (các thông tư, nghị định, đơn giá,…) không thể thiếu để lập dự toán công trình.

các văn bản cần thiết để lập dự toán công trình xây dựng

 

Tổng tiến độ thi công là gì ? 6 Bước căn bản để lập tiến độ dự án

 Bước căn bản để lập tiến độ dự án

ĐTC - 6 Bước căn bản để lập tiến độ dự án

Việc lập tổng tiến độ dự án thường là một trong những công việc khó khăn mà những người làm quản lý dự án, hay chỉ huy trưởng các công trường … đều phải đối mặt.  Việc lập tiến độ dự án không chỉ là yếu tố khoa học mà còn bao hàm nhiều yếu tố nghệ thuật trong đó, và kết quả cuối cùng của các dự án minh chứng cho điều này. Có rất nhiều bài báo, hay sách về quản lý dự án nói về cách để lập tiến độ dự án, tuy nhiên ĐTC tin rằng chỉ cần làm theo 6 bước căn bản dưới đây để lập tiến độ dự án thì bạn sẽ thành công và không còn cảm thấy khó khăn nữa.

Bạn đã bao giờ nghe nói các nhà quản lý dự án không có cách làm việc giống nhau trong đó có việc lập và theo dõi tiến độ dự án khác nhau. Nếu bạn đã từng nghe thì đây là lúc bạn phải xem lại cách mà tổ chức bạn, đội nhóm của bạn cũng như bản thân bạn lập và quản lý tiến độ dự án.
Một trong số những khó khăn đặt ra là các thành viên của một nhóm làm dự án thường phải làm việc với nhiều nhà quản lý dự án có cách xây dựng và theo dõi tiến độ khác nhau. Tôi thường nghe mọi người phàn nàn rằng tại sao các nhà quản lí dự án không có cách làm việc giống nhau? Để khắc phục điều này, hãy tham khảo 6 bước căn bản sau đây:
  • BƯỚC 1: Xác định các công việc cần đưa vào tiến độ
  • BƯỚC 2: Lên trình tự cho các công việc
  • BƯỚC 3: Định lượng tài nguyên cần có cho các công việc
  • BƯỚC 4: Tính toán thời gian cần để thực hiện các công việc
  • BƯỚC 5: Xây dựng tiến độ
  • BƯỚC 6: Theo dõi và quản lý tiến độ

BƯỚC 1: Xác định các công việc cần đưa vào tiến độ

Hãy thiết lập hệ thống phân chia công việc (Work Breakdown Structure -WBS) rồi chia nhỏ các hoạt động ra để có thể lên được tiến độ làm việc cho chúng. Hãy sử dụng ngay WBS cho dự án của mình nếu bạn sử dụng bao giờ trước đấy nhé vì lợi ích của WBS là rất lớn.Nếu bạn thậm chí còn chưa sử dụng WBS cho dự án của mình thì bạn nên làm việc đó ngay lập tức.
Hãy xem xét từng gói công việc WBS và xác định những công việc nào là công việc cần thiết để tạo nên các gói công việc đó. Ví dụ gói công việc của bạn trong WBS là “Thi công móng”, vậy thì các công việc bạn cần để lập tiến độ sẽ bao gồm: “Ép cọc BTCT 300×300”, “Đào đất”, “Cốt thép móng” , “Cốp pha móng”, và rồi “Bê tông móng”.

BƯỚC 2: Lên trình tự cho các công việc

Bạn có biết trò chơi ghép hình thuở nhỏ? chúng ta phải xếp từng hình một theo một trật tự nhất định để hoàn thành hình ghép. Khi sắp xếp trình tự các công việc bạn cũng nên tư duy một cách tương tự, trong đó mỗi một bức tranh ở trên sẽ đại diện cho một công việc, vậy thì công việc đầu tiên, thứ hai, thứ ba là gì, v.v.  Đây chính là mục đích của bước thứ hai. Chúng ta sẽ lên thứ tự công việc bằng cách sắp xếp chúng theo một tuần tự nhất định.

Ví dụ, bạn phải ép cọc trước sau đó mới tiến hành đào đất và tiếp theo là thi công cốt thép, cốp pha, bê tông móng.

Trong một số trường hợp, hai hay nhiều công việc có thể được thực hiện song song. Đây là bước để chúng ta nhìn vào các việc phụ thuộc về mặt tiến độ như có công việc phải kết thúc rồi mới bắt đầu công việc khác, có khi công việc bắt đầu cùng nhau, có khi công việc kết thúc cùng nhau, v.v nhằm tìm ra những mối quan hệ giữa công việc này với công việc khác khác. Nếu bạn sử dụng MS Project để lập tiến độ thì chính là các mối liên hệ SS, FS, FF, SF mà MS Project đã cung cấp

BƯỚC 3: Định lượng tài nguyên cần có cho các công việc

Ở bước thứ ba này đòi hỏi bạn phải định lượng được những nguồn tài nguyên cần sử dụng để đạt được mục tiêu của mỗi công việc đề ra. Việc này bao gồm định lượng được số lượng nhân công, vật tư, chi phí cố định và các máy móc thiết bị để thực hiện công việc. Các nguồn tài nguyên này cần được chọn lựa từ trước khi bạn tính đến lượng thời gian thực hiện các công việc đó.

BƯỚC 4: Tính toán thời gian cần để thực hiện các công việc

Bước này đòi hỏi bạn và cộng sự của mình phải phân tích sẽ mất bao lâu để hoàn thiện được một công việc trong kế hoạch. Bạn có thể sử dụng một số công cụ sau để làm việc này:

Tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của một người đã có kinh nghiệm và thành thạo trong việc ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành một công việc nhất định.

So sánh các dự án tương đương: đây là cách tiếp cận thông qua nghiên cứu các dự án tương đồng với dự án đang thực hiện trong cùng một tổ chức, từ đó dự đoán một công việc nên được thực hiện trong bao lâu.
Ước lượng tham số hóa (Parametric Estimating): Việc này chỉ đơn giản là nêu lên một ước tính. Ví dụ, bạn có thể tham khảo định mức hao phí tài nguyên nhân công, máy móc cho các công việc thông qua các phần mềm dự toán dự thầu như GXD, Acitt, G8…để biết rằng với lượng tài nguyên ước tính như trong bước 3 thì một công việc mất bao nhiêu ngày.
Đánh giá 3 điểm: trong một số trường hợp khác phức tạp hơn thì có thể dùng phân tích PERT (Project Evaluation and Review Technique), đây là một công cụ rất hữu ích để đánh giá được thời gian của một hoạt động. Bạn chỉ cần đưa ra một trọng số của thời gian hoàn thành một công việc theo 3 xu hướng: bi quan, khả thi và lạc quan. Ước tính này có công thức sau:

(Thời gian bi quan + 4 x Thời gian khả thi + thời gian khả quan) / 6

BƯỚC 5: Xây dựng tiến độ

Bước này là quy trình trong đó các công việc đã được xếp theo tiến độ, các nguồn lực tài nguyên cần thiết và thời gian của mỗi công việc đã được sử dụng để đưa ra một kế hoạch tổng thể. Những công cụ sử dụng trong quy trình này bao gồm phương pháp Đường găng (Critical Path Method), rút ngắn tiến độ, các viễn cảnh nếu – thì, cân bằng nguồn lực cũng như chuỗi găng CCM (Critical Chain Methods). Tất cả những công cụ này bạn đều có thể thao tác đơn giản trong phần mềm lập và quản lý tiến độ MS Project.
Khi tiến độ đã được xây dựng thì nó sẽ trở thành khung tham chiếu để đưa ra cái nhìn tổng thể về kế hoạch và tiến độ thực tế sau này.
ĐTC-Tiến độ trên MS Project và đường Găng dự án
Tiến độ trên MS Project và đường Găng dự án

BƯỚC 6: Theo dõi và quản lý tiến độ

Trong bước cuối cùng này sẽ bao gồm việc theo dõi cũng như quản lý các tiến độ đã được đề ra. Bước này sẽ được thực hiện xuyên suốt cả dự án và sẽ đảm bảo rằng tất cả các công việc đạt được đều trùng khớp với những kế hoạch được đề ra. Việc quản lý tiến độ đòi hỏi việc sử dụng hệ thống báo cáo tiến độ, hệ thống kiểm soát thay đổi tiến độ, ví dụ như việc sử dụng yêu cầu thay đổi tiến độ (Project Change Requests), quản lý công việc và các phương pháp phân tích khác để xác định có cần thêm hoạt động gì để đưa tiến độ đi đúng quỹ đạo của nó hay không. Bạn hãy thực hành sử dụng MS Project để giúp bạn làm những công việc này được nhanh, hiệu quả và trực quan hơn (Tham khảo khóa học MS Project tại đây).
Để tư duy mạch lạc về quy trình sử dụng MS Project anh em có thể tham khảo lưu đồ TẠI ĐÂY
Hãy like, share bài viết này cho bạn bè đồng nghiệp của mình nhé. Và hãy comment ý kiến đóng góp của bạn phía cuối bài post này nhé cung ĐTC nhé.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Bảng tiến độ thi công nhà xưởng
  2. Các bước quản lý tiến độ hiệu quả trong quản lý dự án
  3. Hỏi đáp tiến độ thi công
  4. Tiến độ thi công là gì ? Cách lập tổng tiến độ thi công nhanh nhất
  5. Top 5 phần mềm lập tiến độ thi công tốt nhất hiện nay
  6. 6 Bước căn bản để lập tiến độ dự án

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng

Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng mới nhất, Thanh lý hợp đồng xây dựng khi nào? Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

1. Biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình

2. Thanh lý hợp đồng xây dựng khi nào?

  • Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
  • Hợp đồng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Tại Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn thi công xây dựng công trình thì hợp đồng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ tại Điều 17 và Điều 18 của Thông tư này (Tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng bởi bên nhận thầu/giao thầu).

3. Những lưu ý khi viết biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng

Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng


QCVN 18: 2014/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG

National technical regulation on Safety in Construction

 

MỤC LỤC

Mục lục

Lời nói đầu

1 Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.2 Đối tượng áp dụng

1.3 Tài liệu viện dẫn

1.4 Giải thích từ ngữ

2 Quy định kỹ thuật

2.1 Yêu cầu chung

2.2 Tổ chức mặt bằng công trường

2.3 Lắp đặt và sử dụng điện trong thi công

2.4 Công tác bốc xếp và vận chuyển

2.5 Sử dụng dụng cụ cầm tay

2.6 Sử dụng xe máy xây dựng

2.7 Công tác khoan

2.8 Giàn giáo, giá đỡ và thang

2.9 Công tác hàn

2.10 Tổ chức mặt bằng và sử dụng máy ở các xưởng gia công phụ

2.11 Sử dụng bi tum, ma tít và lớp cách ly

2.12 Công tác đất

2.13 Công tác móng và hạ giếng chìm

2.14 Thi công các công trình ngầm

2.15 Công tác sản xuất vữa và bê tông

2.16 Công tác xây

2.17 Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông

2.18 Công tác lắp ghép

2.19 Làm việc trên cao và mái

2.20 Công tác hoàn thiện

2.21 Công tác lắp ráp thiết bị công nghệ và đường ống dẫn

2.22 Công tác lắp đặt thiết bị điện và mạng lưới điện

2.23 Công tác tháo dỡ, sửa chữa, mở rộng nhà và công trình

2.24 Thi công trên mặt nước

3. Tổ chức thực hiện

 

Lời nói đầu

QCVN 18: 2014/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số: 14/2014/TT-BXD ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG

National technical regulation on Safety in Constructions

1 Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (sau đây gọi tắt là công trình xây dựng).

Các yêu cầu về trang bị an toàn cho người lao động, kiểm định an toàn máy móc trên công trường tuân theo các quy định hiện hành của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng công trình.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

QCVN 01: 2008/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;

QCVN 02: 2008/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;

QCVN QTĐ-5: 2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện, Tập 5 – Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;

QCVN QTĐ-06: 2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện, Tập 6 – Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;

QCVN QTĐ-07: 2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện, Tập 7 – Thi công các công trình điện;

QCVN 02: 2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện;

QCVN 03: 2011/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện;

QCVN 07: 2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.

1.4 Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.4.1Cơ quan chức năng có thẩm quyền: là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành các quy định về hoạt động xây dựng; thanh tra, kiểm tra về xây dựng theo quy định của pháp luật.

1.4.2Người lao động: là người đang làm việc trong công trường hoặc cơ sở sản xuất của ngành Xây dựng.

1.4.3Xe máy xây dựng: là các phương tiện vận chuyển cơ giới và các trang thiết bị phục vụ thi công xây lắp tại các công trình xây dựng.

2 Quy định về kỹ thuật

2.1 Yêu cầu chung

2.1.1 Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ các hồ sơ (tài liệu) thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, trong đó phải thể hiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ.

2.1.2 Người lao động làm việc trên cao và dưới hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề. Không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề trên cao xuống.

2.1.3 Chỉ những người lao động được huấn luyện và đáp ứng các yêu cầu về bơi lội mới được làm việc trên sông nước; phải được trang bị đầy đủ thuyền, phao và các dụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng chế độ quy định. Đối với thợ lặn phải thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ. Tất cả thuyền, phao và các dụng cụ cấp cứu khác phải được kiểm tra để đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng.

2.1.4 Người lao động làm việc trên công trường phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.

GHI CHÚ: Một số ví dụ cụ thể: Về yêu cầu đối với công nhân hàn điện, theo 3.4.2 của QCVN 3: 2011/BLĐTBXH; Về yêu cầu về quản lý sử dụng an toàn thiết bị nâng, theo 3.6 của QCVN 7: 2012/BLĐTBXH…

2.1.5 Khi làm việc trên cao (từ 2 m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây an toàn.

2.1.6 Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.

2.1.7 Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên.

2.1.8 Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp.

2.1.9 Phải có đủ biện pháp thông gió và phương tiện đề phòng khí độc hoặc sập lở khi làm việc dưới các giếng sâu, hầm ngầm hoặc trong các thùng kín. Trước và trong quá trình làm việc phải có chế độ kiểm tra chặt chẽ và có người trực bên ngoài, nhằm bảo đảm liên lạc thường xuyên giữa bên trong và bên ngoài và kịp thời cấp cứu khi xảy ra tai nạn.

2.1.10 Trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ trên các tuyến đường giao thông và các khu vực đang thi công về ban đêm. Không cho phép làm việc ở những chỗ không được chiếu sáng. Chiếu sáng tại chỗ làm việc từ 100 đến 300 lux, chiếu sáng chung từ 30 đến 80 lux.

2.1.11 Phải có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng.

2.1.12 Khi trên công trường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường xây dựng có chứa các nguồn phóng xạ tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.

2.1.13 Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.

2.1.14 Trên công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định. Các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên.

2.2 Tổ chức mặt bằng công trường

2.2.1 Yêu cầu chung

2.2.1.1 Xung quanh khu vực công trường phải được rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường. Trong trường hợp có đường giao thông công cộng chạy qua công trường, thì phải mở đường khác hoặc phải có biển báo ở hai đầu đoạn đường chạy qua công trường để các phương tiện giao thông qua lại giảm tốc độ.

2.2.1.2 Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước đảm bảo mặt bằng thi công khô ráo, sạch sẽ. Không được để đọng nước trên mặt đường hoặc để nước chảy vào hố móng công trình. Những công trường ở gần biển, sông, suối phải có phương án phòng chống lũ lụt, sạt lở đất.

2.2.1.3 Các công trình phụ trợ phát sinh yếu tố độc hại phải được bố trí ở cuối hướng gió, đảm bảo khỏang cách đến nơi ở của cán bộ, người lao động trên công trường và dân cư địa phương hoặc có biện pháp ngăn ngừa độc hại theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2.2.1.4 Giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1 m. Đối với đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông, phải có rào chắn cao trên 1 m, ban đêm phải có đèn báo hiệu.

2.2.1.5 Phải có giải pháp chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 m) xuống. Không được đổ vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.

2.2.1.6 Phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và vật (như rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che, …) ở những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống. Giới hạn của vùng nguy hiểm này được xác định theo Bảng 1.

Bảng 1 – Giới hạn vùng nguy hiểm đối với các công trình xây dựng

Độ cao có thể rơi các vật
m

Giới hạn vùng nguy hiểm
m

Đối với nhà hoặc công trình đang xây dựng (tính từ chu vi ngoài)

Đối với khu vực di chuyển tải (tính từ hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của tải di chuyển khi rơi)

Đến 20

5

7

Từ 20 đến 70

7

10

Từ 70 đến 120

10

15

Từ 120 đến 200

15

20

Từ 200 đến 300

20

25

Từ 300 đến 450

25

30

2.2.1.7 Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo, phá dỡ công trình cũ; nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu của công trình, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị lớn; khu vực có khí độc; chỗ có các đường giao thông cắt nhau phải có rào chắn hoặc biển báo, ban đêm phải có đèn báo hiệu.

2.2.2 Đường đi lại và vận chuyển

2.2.2.1 Tại các đầu mối giao thông trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng từng tuyến đường cho các phương tiện vận tải cơ giới, thủ công. Trên các tuyến đường của công trường phải đặt hệ thống biển báo giao thông đúng với các quy định về an toàn giao thông hiện hành.

2.2.2.2 Khi dùng phương tiện thủ công hoặc cơ giới để vận chuyển qua các hố rãnh, phải bố trí ván, cầu, cống để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Kích thước, kết cấu ván, cầu, cống được xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành.

2.2.2.3 Chiều rộng đường ô tô tối thiểu là 3,5 m khi chạy 1 chiều và rộng 6 m khi chạy 2 chiều. Bán kính vòng tối thiểu là 10 m.

2.2.2.4 Đường giao thông cho xe cơ giới, các điểm giao cắt với đường sắt, chế độ đặt biển báo, đặt trạm gác phải tuân theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2.2.2.5 Khi phải bố trí đường vận chuyển qua dưới những vị trí, công trình đang có bộ phận thi công bên trên hoặc các bộ phận máy, thiết bị đang vận hành bên trên thì phải làm sàn bảo vệ bên dưới.

2.2.2.6 Đường hoặc cầu cho người lao động vận chuyển nguyên vật liệu lên cao không được dốc quá 300 và phải tạo thành bậc. Tại vị trí cao và nguy hiểm phải có lan can bảo vệ đảm bảo an toàn.

2.2.2.7 Các lối đi vào nhà hoặc công trình đang thi công ở tầng trên phải là những hành lang kín và có kích thước mặt cắt phù hợp với mật độ người, thiết bị và dụng cụ thi công khi di chuyển qua hành lang.

2.2.2.8 Đường dây điện bọc cao su đi qua đường vận chuyển phải mắc lên cao hoặc luồn vào ống bảo vệ được chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 40 cm. Các ống dẫn nước phải chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 30 cm.

2.2.3 Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị

2.2.3.1 Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công trường với số lượng đủ phục vụ cho thi công. Địa điểm các khu vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản. Không được sắp xếp bất kỳ vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc.

2.2.3.2 Trong các kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải có đường vận chuyển. Chiều rộng của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và thiết bị bốc xếp. Giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 1 m.

2.2.3.3 Nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải đặt cách xa đường ô tô, đường sắt, đường cần trục ít nhất là 2 m tính từ mép đường gần nhất tới mép ngoài cùng của vật liệu (phía gần đường).

2.2.3.4 Khi vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi, xỉ v.v…) đổ thành bãi, phải có biện pháp kỹ thuật chống sạt trượt đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

2.2.3.5 Vật liệu dạng bột (xi măng, thạch cao, vôi bột…) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xi lô, bunke…, đồng thời phải có biện pháp chống bụi khi xếp dỡ.

Thùng lớn chứa vật liệu dạng bột, phải có nắp hoặc lưới bảo vệ. Bên trong thùng phải được chiếu sáng đầy đủ. Chỉ cho phép người lao động vào trong xilô, bunke, kho chứa khi có cán bộ kỹ thuật thi công hướng dẫn và giám sát. Phải có các trang bị chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho người lao động (tời kéo, dây an toàn…).

2.2.3.6 Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ…) phải được bảo quản trong kho riêng theo các quy định phòng cháy chữa cháy hiện hành.

2.2.3.7 Các loại axit phải đựng trong các bình kín làm bằng sứ hoặc thủy tinh chịu axit và phải để trong các phòng riêng được thông gió tốt. Các bình chứa axit không được xếp chồng lên nhau. Mỗi bình phải có nhãn hiệu ghi rõ loại axit, ngày sản xuất.

2.2.3.8 Chất độc hại, vật liệu nổ, các thiết bị chịu áp lực phải bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo các quy định hiện hành về an toàn hóa chất, vật liệu nổ và thiết bị áp lực.

2.2.3.9 Khi sắp xếp nguyên vật liệu trên các bờ hào, hố sâu phải tính toán để đảm bảo an toàn khi thi công theo quy định tại 2.12.

2.2.3.10 Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô không được cao quá 1 m. Gạch xây xếp nằm không được cao quá 25 hàng.

2.2.3.11 Các tấm sàn, tấm mái xếp thành chồng không được cao quá 2,5 m (kể cả chiều dày các lớp đệm lót). Tấm tường phải được xếp ở giữa các khung đỡ để thẳng đứng hoặc các giá chữ A. Tấm vách ngăn chỉ được để ở vị trí thẳng đứng trong các khung giá.

2.2.3.12 Các khối móng, khối tường hầm, các khối và tấm kỹ thuật vệ sinh, thông gió, khối ống thải rác xếp thành chồng không được cao quá 2,5 m (kể cả chiều dày các lớp đệm lót).

2.2.3.13 Cấu kiện dài chế tạo sẵn xếp thành chồng không được cao quá 2 m (kể cả các lớp đệm lót).

2.2.3.14 Cấu kiện khối và tấm xếp thành từng chồng không được cao quá 2,5 m (kể cả các lớp đệm).

2.2.3.15 Vật liệu cách nhiệt xếp thành chồng không được cao quá 1,2 m và phải được bảo quản ở trong kho kín, khô ráo.

2.2.3.16 Ống thép có đường kính dưới 300 mm phải xếp theo từng lớp và không cao quá 2,5 m. Ống thép có đường kính từ 300 mm trở lên, các loại ống gang xếp thành từng lớp, không được cao quá 1,2 m và phải có biện pháp chống giữ chắc chắn.

2.2.3.17 Thép tấm, thép hình xếp thành từng chồng không được cao quá 1,5 m. Loại có kích thước nhỏ xếp lên các giá với chiều cao tương tự; tải trọng thép xếp trên giá phải nhỏ hơn hoặc bằng tải trọng cho phép của giá đỡ.

2.2.3.18 Gỗ cây xếp thành từng chồng, có kê ở dưới, phải có cọc ghìm hai bên và không được cao quá 1,5 m. Gỗ xẻ xếp thành từng chồng không được cao quá 1/2 chiều rộng của chồng đó; nếu xếp xen kẽ lớp ngang và lớp dọc thì không được cao quá chiều rộng của chồng đó, kể cả chiều dày các lớp đệm.

2.2.3.19 Kính phải được đóng hòm và đặt trong giá khung thẳng đứng. Chỉ xếp một lớp, không được chồng lên nhau.

2.2.3.20 Máy móc và trang thiết bị kỹ thuật của công trình chỉ được xếp một lớp.

2.3 Lắp đặt và sử dụng điện trong thi công

2.3.1 Khi lắp đặt, sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường, ngoài những quy định trong Quy chuẩn này còn phải tuân theo các quy định tại QCVN QTĐ-5: 2009/BCT, QCVN QTĐ-06: 2009/BCT, QCVN QTĐ-07: 2009/BCT, QCVN 01: 2008/BCT và các quy định hiện hành khác về kỹ thuật điện và an toàn điện.

2.3.2 Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện, phải được đào tạo và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện. Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường, phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó. Công nhân trực điện ở các thiết bị điện có điện áp đến 1 000 V phải có trình độ bậc 4 an toàn điện trở lên.

2.3.3 Trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Phải có hai hệ thống riêng cho điện động lực và điện chiếu sáng.

2.3.4 Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện (dây dẫn, thanh dẫn, tiếp điểm của cầu dao, cầu chảy, các cực của máy điện và dụng cụ điện…) phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác. Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện, bọc kín, hoặc treo cao. Đối với những bộ phận dẫn điện để hở theo yêu cầu trong thiết kế hoặc do yêu cầu của kết cấu, phải treo cao, phải có rào chắn và treo biển báo hiệu.

2.3.5 Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình, phải là dây có bọc cách điện; phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn; phải ở độ cao ít nhất là 2,5 m đối với mặt bằng thi công và 5,0 m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây điện có độ cao dưới 2,5 m kể từ mặt nền hoặc mặt sàn thao tác, phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện. Cáp điện dùng cho máy thi công di động, phải được quấn trên tang hoặc trượt trên rãnh cáp. Không được để chà xát cáp điện trên mặt bằng hoặc để xe cộ chèn qua hay các kết cấu khác đè lên cáp dẫn điện.

2.3.6 Các đèn chiếu sáng có điện áp lớn hơn 36 V, phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5 m.

2.3.7 Không được sử dụng các lưới điện, các cơ cấu phân phối các bảng điện và các nhánh rẽ của chúng có trong quá trình lắp đặt, để thay cho các mạng điện và các thiết bị điện tạm thời sử dụng trên công trường. Không được để dây dẫn điện thi công và các dây điện hàn tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của các kết cấu của công trình.

2.3.8 Các thiết bị điện, cáp, vật tiêu thụ điện… ở trên công trường (không kể trong kho) đều phải được coi là điện áp, không phụ thuộc vào việc chúng đã mắc vào lưới điện hay chưa.

2.3.9 Các thiết bị đóng ngắt điện dùng để đóng ngắt lưới điện chung tổng hợp và các đường dây phân đoạn cấp điện cho từng khu vực trên công trình, phải được quản lý chặt chẽ sao cho người không có trách nhiệm không thể tự động đóng ngắt điện. Các cầu dao cấp điện cho từng thiết bị hoặc từng nhóm thiết bị phải có khóa chắc chắn. Các thiết bị đóng ngắt điện, cầu dao… phải đặt trong hộp kín, đặt nơi khô ráo, an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố. Khi cắt điện, phải bảo đảm các cầu dao hoặc các thiết bị cắt điện khác không thể tự đóng mạch. Trường hợp mất điện phải cắt cầu dao để đề phòng các động cơ điện khởi động bất ngờ khi có điện trở lại. Không được đóng điện đồng thời cho một số thiết bị dùng điện bằng cùng một thiết bị đóng ngắt.

2.3.10 Ổ phích cắm dùng cho thiết bị điện di động phải ghi rõ dòng điện lớn nhất của chúng. Cấu tạo của những ổ và phích này phải có tiếp điểm sao cho cực của dây bảo vệ (nối đất hoặc nối không) tiếp xúc trước so với dây pha khi đóng và ngược lại đồng thời loại trừ được khả năng cắm nhầm tiếp điểm. Công tắc điện trên các thiết bị lưu động (trừ các đèn lưu động) phải cắt được tất cả các pha và lắp ngay trên vỏ thiết bị đó. Không được đặt công tắc trên dây di động.

2.3.11 Tất cả các thiết bị điện đều phải được bảo vệ ngắn mạch và quá tải. Các thiết bị bảo vệ (cầu chảy, rơle, áptômát…) phải phù hợp với điện áp và dòng điện của thiết bị hoặc nhóm thiết bị điện mà chúng bảo vệ.

2.3.12 Tất cả các phần kim loại của thiết bị điện, các thiết bị đóng ngắt điện, thiết bị bảo vệ có thể có điện, khi bộ phận cách điện bị hỏng mà người có khả năng chạm phải, đều phải được nối đất hoặc nối không theo quy định hiện hành về nối đất và nối không các thiết bị điện. Nếu dùng nguồn dự phòng độc lập để cấp điện cho các thiết bị điện, khi lưới điện chung bị mất thì chế độ trung tính của nguồn dự phòng và biện pháp bảo vệ, phải phù hợp với chế độ trung tính và các biện pháp bảo vệ khi dùng lưới điện chung.

2.3.13 Khi di chuyển các vật có kích thước lớn dưới các đường dây điện, phải có biện pháp đảm bảo an toàn. Phải ngắt điện nếu vật di chuyển có khả năng chạm vào đường dây hoặc điện từ đường dây phóng qua vật di chuyển xuống đất.

2.3.14 Chỉ người lao động điện được phân công mới được sửa chữa, đấu hoặc ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới điện. Chỉ được tháo mở các bộ phận bao che, tháo nối các dây dẫn vào thiết bị điện, sửa chữa các bộ phận dẫn điện sau khi đã cắt điện. Không được sửa chữa, tháo, nối các dây dẫn và làm các công việc có liên quan tới đường dây tải điện trên không khi đang có điện.

2.3.15 Đóng cắt điện để sửa chữa đường dây chính và các đường dây phân nhánh cấp điện cho từ 2 thiết bị điện trở lên, phải có thông báo cho người phụ trách thiết bị. Chỉ được đóng điện trở lại các đường dây này, sau khi đã có sự kiểm tra kỹ lưỡng và có báo cáo bằng văn bản của người phụ trách sửa chữa máy. Sau khi ngắt cầu dao để sửa chữa thiết bị điện riêng lẻ, phải khóa cầu dao và đeo biển cấm đóng điện hoặc cử người trực, tránh trường hợp đóng điện khi đang có người sửa chữa.

2.3.16 Chỉ được thay dây chảy trong cầu chảy khi đã cắt điện. Trường hợp không thể cắt điện thì chỉ được làm việc đó với loại cầu chảy ống hoặc loại nắp, nhưng nhất thiết phải lắp phụ tải. Khi thay cầu chảy loại ống đang có điện, phải có kính phòng hộ, găng tay cao su, các dụng cụ cách điện và phải đứng trên tấm thảm, hoặc đi giầy cách điện. Không được thay thế cầu chảy loại bản khi có điện. Khi dùng thang để thay các cầu chảy ở trên cao trong lúc đang có điện phải có người trực ở dưới.

2.3.17 Không được tháo và lắp bóng điện khi chưa cắt điện. Trường hợp không cắt được điện thì công nhân làm việc đó phải đeo găng tay cách điện và kính phòng hộ.

2.3.18 Không được sử dụng đèn chiếu sáng cố định để làm đèn cầm tay. Những chỗ nguy hiểm về điện phải dùng đèn có điện áp không quá 36 V. Đèn chiếu sáng cầm tay phải có lưới kim loại bảo vệ bóng đèn, dây dẫn phải là dây bọc cao su, lấy điện qua ổ cắm. Ổ cắm và phích cắm dùng điện áp không lớn hơn 36 V, phải có cấu tạo và mầu sơn phân biệt với ổ và phích cắm dùng điện áp cao hơn. Các đèn chiếu sáng chỗ làm việc phải đặt ở độ cao và góc nghiêng phù hợp, để không làm chói mắt do tia sáng trực tiếp từ đèn phát ra.

2.3.19 Không cho phép sử dụng các nguồn điện để làm hàng rào bảo vệ công trường.

2.3.20 Các dụng cụ điện cầm tay (dụng cụ điện, đèn di động, máy giảm thế an toàn, máy biến tần số…) phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây nối đất bảo vệ; phải được kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần về cách điện của dây dẫn, nguồn điện và chỗ hở điện. Riêng các biến áp lưu động ngoài các điểm trên, còn phải kiểm tra sự chập mạch của cuộn điện áp cao và cuộn điện áp thấp.

2.3.21 Không được dùng biến áp tự ngẫu làm nguồn điện cho các đèn chiếu sáng và dụng cụ điện cầm tay có điện áp không lớn hơn 36 V.

2.3.22 Chỉ được nối các động cơ điện, dụng cụ điện, đèn chiếu sáng và các thiết bị khác vào lưới điện bằng các phụ kiện quy định. Không được đấu ngoặc, xoắn các đầu dây điện.

2.4 Công tác bốc xếp và vận chuyển

2.4.1 Yêu cầu chung

2.4.1.1 Khi vận chuyển vật liệu và sản phẩm hàng hóa phục vụ cho việc xây dựng, ngoài các yêu cầu của phần này còn phải tuân thủ nội quy công trường.

2.4.1.2 Tải trọng tối đa cho phép mỗi người lao động trên 18 tuổi khi bốc xếp, mang vác với quãng đường không quá 60 m như sau: nam 50 kg, nữ 30 kg.

2.4.1.3 Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng; phải quy định tuyến đường cho người và các loại phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn.

2.4.1.4 Trước khi bốc xếp – vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng.

2.4.1.5 Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn, phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng hoặc phải duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

2.4.1.6 Khi vận chuyển chất nổ, chất phóng xạ, chất độc, thiết bị có áp lực và chất dễ cháy phải sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.

2.4.1.7 Bốc xếp hàng vào ban đêm hoặc khi không đủ ánh sáng thiên nhiên, phải được chiếu sáng đầy đủ. Khi bốc xếp các loại vật liệu dễ cháy nổ phải sử dụng đèn chống cháy nổ chuyên dùng; không được dùng đuốc đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng.

2.4.1.8 Bốc xếp các loại vật liệu nặng có hình khối tròn hoặc thành cuộn (thùng phuy, dây cáp, cuộn dây…), nếu lợi dụng các mặt phẳng nghiêng để lăn, trượt từ trên xuống phải dùng dây neo giữ ở trên, không để hàng lăn xuống tự do. Người tham gia bốc xếp chỉ được đứng phía trên và hai bên mặt phẳng nghiêng.

2.4.1.9 Khi vận chuyển các chất lỏng chứa trong bình, chai, lọ phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng; phải chèn giữ để tránh đổ vỡ.

2.4.1.10 Không được chở xăng ê-ti-len cùng với các loại hàng khác.

2.4.1.11 Người lao động bốc xếp các loại nguyên vật liệu rời như xi măng, vôi, bột, thạch cao, phải được trang bị phòng hộ đầy đủ theo chế độ hiện hành.

2.4.1.12 Bốc xếp và vận chuyển hóa chất ăn mòn, hóa chất độc hại, các bình khí nén, khí hóa lỏng phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, rơi đổ. Không được để người dính dầu mỡ bốc xếp và di chuyển các bình chứa ôxy và khí nén.

2.4.1.13 Không được dùng vòi để hút xăng dầu bằng mồm hoặc dùng các dụng cụ múc xăng dầu trực tiếp bằng tay, mà phải dùng các dụng cụ chuyên dùng. Khi múc rót axit phải làm từ từ, thận trọng tránh để axit bắn vào người, không được đổ nước vào axit mà chỉ rót axit vào nước khi pha chế. Người lao động thực hiện công việc này phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.

2.4.1.14 Xếp hàng lên toa tầu, thùng xe không được chất quá tải, quá khổ; phải chèn buộc chắc chắn, tránh để rơi đổ, xê dịch trong quá trình vận chuyển.

2.4.2 Vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

2.4.2.1 Trước khi bốc xếp phải: Kiểm tra các phương tiện dụng cụ vận chuyển như quang treo, đòn gánh và các bộ phận của xe (càng, bánh, thùng xe, ván chắn, dây kéo…) đảm bảo không bị đứt dây, gãy càng… trong quá trình vận chuyển; Kiểm tra tuyến đường vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.

2.4.2.2 Khi khuân vác vận chuyển các vật nặng cần từ hai người trở lên, phải giao cho một người chịu trách nhiệm điều khiển và ra lệnh thống nhất.

2.4.2.3 Trước khi xếp hàng lên xe cải tiến, xe ba gác phải chèn bánh và chống đỡ càng xe thật chắc chắn.

2.4.2.4 Khi xếp hàng trên xe:

– Đối với các loại hàng rời: gạch, đá, cát, sỏi,… phải chất thấp hơn thành thùng xe 2 cm và có ván chắn hai đầu;

– Đối với các loại hàng chứa trong các bao mềm như xi măng, vôi bột,… được xếp cao hơn thành xe nhưng không quá 2 bao và phải có dây chằng chắc chắn;

– Đối với các loại hàng cồng kềnh không được xếp cao quá 1,5 m tính từ mặt đường xe đi (đối với xe người kéo hoặc đẩy) và phải có dây chằng buộc chắc chắn;

– Đối với các loại thép tấm, thép góc, cấu kiện bê tông có chiều dài lớn hơn thùng xe phải chằng buộc bằng dây thép.

2.4.2.5 Người lao động đẩy các loại xe ba gác, xe cải tiến lên dốc phải đi hai bên thành xe và không được tì tay lên hàng để đẩy. Khi đỗ xe trên dốc phải chèn bánh chắc chắn. Khi xuống dốc lớn hơn 15o thì phải quay càng xe về phía sau và người kéo phải giữ để xe lăn xuống từ từ.

2.4.2.6 Khi dùng xe do súc vật kéo, người điều khiển phải đi bên trái súc vật, không được đi bên cạnh thùng xe hoặc ngồi trên thùng xe. Xe phải được trang bị hệ thống phanh hãm, khi vận chuyển ban đêm phải có đèn hiệu.

2.4.3 Vận chuyển bằng ôtô, máy kéo

2.4.3.1 Khi chất hàng lên xe, tùy theo từng loại hàng mà có biện pháp sắp xếp để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

2.4.3.2 Khi lấy vật liệu từ các miệng rót của bunke xilô… phải bố trí đỗ xe sao cho tâm của thùng xe đúng với tâm dòng chảy của vật liệu từ miệng rót của bunke, xilô…

2.4.3.3 Khi chở các loại hàng rời như gạch, ngói, cát, sỏi,… phải xếp hoặc đổ thấp hơn thành xe 10 cm. Muốn xếp cao hơn phải nối cao thành xe, chỗ nối phải chắc chắn nhưng không được chở quá trọng tải cho phép của xe.

2.4.3.4 Đối với các loại hàng nhẹ, xốp, cho phép xếp cao hơn thành xe nhưng không được xếp rộng quá khổ cho phép của xe, đồng thời phải chằng buộc chắc chắn.

2.4.3.5 Khi chở các loại hàng dài cồng kềnh như: vì kèo, cột, tấm sàn, tấm tường, thiết bị máy móc,… phải có vật kê chèn giữ và chằng buộc chắc chắn. Nếu hàng có chiều dài lớn hơn 1,5 chiều dài thùng xe thì phải nối thêm rơ moóc, sàn rơ moóc phải cùng độ cao với sàn thùng xe. Chỗ nối rơ moóc với xe phải được bảo đảm chắc chắn, tránh bị đứt tuột và quay tự do khi xe chạy. Không được dùng ô tô ben để chở hàng có kích thước dài hơn thùng xe hoặc nối thêm rơ moóc vào xe ben.

2.4.3.6 Không được chở người trên các loại ôtô, cần trục, xe hàng, trên thùng ô tô tự đổ, trên rơ moóc, nửa rơ moóc, xe téc và xe tải có thành (loại không được trang bị để chở người). Không được chở người trong các thùng xe có chở các loại chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy, các bình khí nén hoặc các hàng cồng kềnh. Không được cho người đứng ở bậc lên xuống, chỗ nối giữa rơ moóc, nửa rơ moóc với xe, trên nắp ca pô, trên nóc xe, hoặc đứng ngồi ở khỏang trống giữa thùng xe và ca bin xe.

2.4.3.7 Trước khi cho xe chạy, người lái xe phải:

– Kiểm tra toàn hệ thống phanh hãm;

– Kiểm tra hệ thống tay lái, các cần chuyển và dẫn hướng, các ốc hãm, các chốt an toàn;

– Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, còi;

– Kiểm tra các bộ phận nối của rơ moóc, nửa rơ moóc với ô tô máy kéo;

– Kiểm tra lại hệ thống dây chằng buộc trên xe.

2.4.3.8 Đối với các loại ô tô tự đổ, ngoài việc kiểm tra các bộ phận như quy định tại 2.4.3.7 còn phải kiểm tra các bộ phận:

– Các chốt hãm giữ thùng ben khỏi bị lật;

– Khả năng kẹp chặt thùng ben và cơ cấu nâng;

– Chất lượng của các chốt hãm phía sau thùng xe.

2.4.3.9 Trong phạm vi công trường: Xe phải chạy với tốc độ không quá 10 km/h; khi ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ không quá 5 km/h. Khỏang cách giữa các xe cùng chiều phải đảm bảo không dưới 20 m.

2.4.3.10 Người lái xe phải có bằng tương ứng với loại xe điều khiển. Người lái xe trước khi rời khỏi xe phải tắt máy, kéo phanh tay, rút chìa khóa điện và khóa cửa buồng lái. Khi dừng xe (máy vẫn nổ) thì người lái xe không được rời vị trí lái xe để đi nơi khác. Không được để người không có nhiệm vụ vào buồng lái.

2.4.3.11 Không đỗ xe trên đoạn đường dốc. Trường hợp đặc biệt phải đỗ thì phải chèn bánh chắc chắn.

2.4.3.12 Vị trí ô tô đứng đổ vật liệu xuống các hố đào lấy theo 2.6.1.15 và phải đặt gờ chắn để xe không lùi quá vị trí quy định. Khi xe đỗ trên các cầu cạn để đổ vật liệu xuống hố móng, thì phải trang bị các trụ chắn bảo hiểm cho cầu cạn.

2.4.3.13 Khi quay đầu, lùi xe phải bấm còi báo hiệu và quan sát kỹ đề phòng có người hoặc xe cộ qua lại.

2.4.3.14 Không được dùng máy kéo để kéo hàng lên dốc quá 300 hoặc xuống dốc quá 150.

2.4.3.15 Nếu dùng thiết bị nâng để xếp hàng, khi hàng chưa hạ xuống, mọi người không được đứng trong thùng xe, thùng toa hoặc ngồi trong buồng lái; người lao động phải đứng ngoài thùng xe, thùng toa để điều chỉnh hàng bằng móc, bằng dây.

2.4.4 Vận chuyển bằng tầu hỏa, xe goòng

2.4.4.1 Đường sắt, đường goòng phải xây dựng tuân thủ quy định của giao thông đường sắt hiện hành. Độ dốc của đường sắt, đường goòng dùng cho các toa xe hoặc goòng đẩy tay không lớn hơn 2 %.

2.4.4.2 Công trường phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ các tuyến đường, các ghi chuyển hướng, các đoạn đường cong.

2.4.4.3 Các cầu cạn trên các tuyến đường phải có lan can bảo vệ hai bên. Khỏang cách từ thành toa xe đến lan can không nhỏ hơn 1 m. Mặt cầu phải lát ván khít, trên mặt ván ở các đoạn dốc phải có các thanh gỗ nẹp ngang để chống trượt cho người lao động đẩy xe qua lại.

2.4.4.4 Khỏang cách giữa các xe goòng đẩy tay chạy cùng chiều trên một tuyến đường không được nhỏ hơn 20 m đối với đường bằng; không nhỏ hơn 30 m đối với các đoạn đường dốc. Xe goòng phải có phanh chân, chốt hãm tốt. Không được hãm xe goòng bằng cách chèn bánh hoặc bằng bất kì hình thức nào khác. Trước khi cho goòng hoạt động, người điều khiển phải kiểm tra lại thiết bị hãm.

2.4.4.5 Đối với goòng đẩy tay phải luôn luôn có người điều khiển. Không được đứng trên goòng khi goòng đang chạy hoặc để goòng chạy tự do.

2.4.4.6 Khi kéo goòng lên dốc bằng dây cáp, phải có biện pháp ngăn không cho người qua lại ở khu vực chân dốc và hai bên tuyến dây cáp.

2.4.4.7 Tốc độ đẩy goòng không được lớn hơn 6 km/h. Khi gần tới chỗ tránh hoặc bàn xoay phải giảm tốc độ cho goòng chạy chậm dần. Khi goòng chạy phải có còi báo hiệu cho mọi người tránh xa đường goòng. Nếu bị sự cố (đổ goòng, trật bánh,…), phải báo hiệu cho các goòng phía sau dừng lại. Khi chạy goòng ban đêm hoặc qua các đường hầm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.

2.4.4.8 Trước khi bốc xếp hàng hóa lên hoặc xuống goòng phải hãm phanh, chèn bánh. Những goòng có thùng lật phải đóng chốt hãm. Hàng xếp trên goòng phải chằng buộc chắc chắn. Nếu là hàng rời thì phải chất thấp hơn thành goòng 5 cm.

2.4.5 Vận chuyển bằng đường thủy

2.4.5.1 Trước khi bốc xếp hàng hóa lên, xuống tầu, thuyền… phải neo giữ tầu, thuyền chắc chắn. Bốc xếp hàng phải có thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy nhiệm hướng dẫn và giám sát.

2.4.5.2 Cầu lên xuống tầu, thuyền không được dốc quá 30o và phải có nẹp ngang. Chiều rộng của mặt cầu không nhỏ hơn 0,3 m khi đi 1 chiều; không nhỏ hơn 1 m khi đi hai chiều. Một đầu cầu phải có mấu mắc vào tầu, thuyền, đầu kia tựa vững chắc vào bờ. Khi cầu dài quá 3 m phải có giá đỡ giữa nhịp.

2.4.5.3 Khi chở các loại hàng dễ thấm nước như đất, cát, xi măng, vôi,.. nhất thiết phải có bạt hoặc mái che mưa.

2.4.5.4 Trước khi bốc xếp hàng hóa phải kiểm tra và sửa chữa dụng cụ bốc xếp, các phương tiện cẩu chuyển và các thiết bị phòng hộ.

2.4.5.5 Không được xếp hàng hóa lên tầu, thuyền cao quá boong tàu, mạn thuyền. Những loại hàng nhẹ xốp có thể chất cao hơn chiều cao của thuyền nhưng phải chằng buộc chắc chắn, và phải đề phòng lật thuyền.

2.4.5.6 Khi có gió từ cấp 5 trở lên phải đưa tầu thuyền vào nơi ẩn nấp an toàn.

2.5 Sử dụng dụng cụ, thiết bị cầm tay

2.5.1 Yêu cầu chung

2.5.1.1 Dụng cụ, thiết bị cầm tay phải an toàn và tiện lợi, các bộ phận chuyển động phải được che chắn tối đa, có cơ chế tắt ngay lập tức và không bị ngẫu nhiên bật trở lại, không làm việc quá tốc độ an toàn ghi trên dụng cụ và chỉ khởi động từ tốc độ nhỏ nhất.

2.5.1.2 Các dụng cụ, thiết bị có khối lượng 10 kg trở lên phải được trang bị cơ cấu để nâng, treo khi làm việc.

2.5.1.3 Các dụng cụ, thiết bị cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm:

– Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác;

– Cán không bị nứt, vỡ, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp đảm bảo an toàn khi thao tác.

2.5.1.4 Dụng cụ, thiết bị cấp cho người lao động phải đồng bộ, kèm theo hướng dẫn sử dụng dễ hiểu và dễ thực hiện.

2.5.1.5 Dây cấp điện và ống dẫn khí nén phải được chôn dưới đất hoặc treo trên cao, không được kéo căng, xoắn hoặc gấp khi đang vận hành. Không được đặt dây cáp điện, dây dẫn điện hàn cũng như các ống dẫn hơi đè lên nhau.

2.5.1.6 Chỉ những người đã được đào tạo và được chỉ định mới được sử dụng thiết bị điện, khí nén. Khi làm việc người lao động phải sử dụng dụng cụ và các bộ phận của dụng cụ theo đúng chức năng thiết kế; phải ở trạng thái khỏe mạnh, tỉnh táo và mang đầy đủ trang bị phòng hộ cần thiết (quần áo, mũ, kính, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng, dây an toàn,…). Khi làm việc trên cao, người lao động phải được trang bị thùng đựng đồ vặt; dụng cụ và thùng đựng đồ vặt phải được buộc dây tránh rơi gây tai nạn.

2.5.1.7 Khi không làm việc, dụng cụ, thiết bị cầm tay phải được tắt và đóng gói, bảo quản ngăn nắp, cẩn thận, tránh đổ vỡ, tránh gây sát thương do các bộ phận nhọn sắc. Phải bao bọc lại các bộ phận nhọn sắc của dụng cụ, thiết bị khi di chuyển.

2.5.1.8 Trước khi sử dụng phải kiểm tra mọi điều kiện làm việc an toàn của dụng cụ, thử chạy không tải để phát hiện sai sót, những bộ phận đã hoặc sắp bị hỏng cần phải sửa chữa ngay.

2.5.1.9 Trong quá trình làm việc, người lao động phải đứng ở tư thế an toàn, vững chãi trên 2 chân, dùng cả 2 tay để điều khiển dụng cụ, không được đứng trên các bậc thang nối dài. Khi khoan hoặc siết đai ốc, phải chắc chắn rằng vật liệu được khoan hoặc siết đai ốc đã được kẹp chặt. Tuyệt đối không dùng tay để dọn phoi kim loại, nắm bắt các bộ phận máy đang quay hoặc đặt tay, chân gần các bộ phận máy đang chuyển động.

2.5.1.10 Phải ngắt nguồn dẫn động ngay lập tức khi thấy hiện tượng bất thường, khi mất điện, mất hơi, khi di chuyển dụng cụ hoặc khi ngừng việc. Không được để các dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện hoặc khí nén mà không có người trông coi.

2.5.1.11 Quanh khu vực mạch điện hở không được sử dụng các thước cuộn bằng thép, thước nhôm, các thước được gia cố kim loại có tính từ điện, các tua vít và các dụng cụ dẫn điện khác. Chỉ những dụng cụ được cách điện hoặc làm từ vật liệu không dẫn điện mới được dùng ở gần nơi có dòng điện chạy qua và có nguy cơ bị điện giật. Chỉ những dụng cụ không phát ra tia lửa mới được làm việc gần chỗ có bụi và hơi dễ cháy và dễ nổ.

2.5.1.12 Trong khi thi công phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng xuyên thủng các kết cấu làm bắn mảnh bê tông, gạch đá và các loại vật liệu khác vào những người xung quanh.

2.5.2 Dụng cụ cầm tay cơ học

2.5.2.1 Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay làm bằng các loại tre, gỗ phải đảm bảo cứng, dẻo, không bị nứt, nẻ, mọt, mục; phải nhẵn và nêm chắc chắn.

2.5.2.2 Chìa vặn (cờ lê) phải lựa chọn theo đúng kích thước của mũ ốc. Miệng chìa vặn không được nghiêng choãi ra, phải đảm bảo tim trục của chìa vặn thẳng góc với tim dọc của mũ ốc. Không được vặn mũ ốc bằng các chìa vặn có kích thước lớn hơn mũ ốc bằng cách đệm miếng thép và giữa cạnh của mũ ốc vào miệng chìa vặn. Không được nối dài chìa vặn bằng các chìa vặn khác hoặc bằng các đoạn ống thép (trừ các chìa vặn lắp ghép đặc biệt).

2.5.2.3 Khi đục phá kim loại hoặc bê tông bằng các dụng cụ cầm tay, người lao động phải đeo kính phòng hộ. Tại nơi làm việc chật hẹp và đông người phải có tấm chắn bảo vệ.

2.5.3 Dụng cụ, thiết bị điện cầm tay

2.5.3.1 Không để nước rơi vào ổ cắm hoặc phích điện. Không được sử dụng dụng cụ, thiết bị điện cầm tay dưới trời mưa.

2.5.3.2 Các dụng cụ, thiết bị điện phải được nối tiếp đất, trừ các dụng cụ cách điện kép đã được kiểm định và có đánh dấu phân biệt.

2.5.3.3 Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện cầm tay ở các nơi dễ bị nguy hiểm về điện phải dùng điện áp không lớn hơn 36 V. Ở những nơi ít nguy hiểm về điện có thể dùng điện áp 110 V hoặc 220 V, người lao động phải đi ủng, hoặc giầy và găng tay cách điện. Khi sử dụng dụng cụ, thiết bị điện cầm tay bên trong các bể, giếng kim loại phải cử người theo dõi từ bên ngoài.

2.5.4 Dụng cụ, thiết bị khí nén cầm tay

2.5.4.1 Cò của dụng cụ, thiết bị khí nén cầm tay phải thuận tiện cho sử dụng và có cơ cấu sao cho khi không còn lực ấn thì nguồn cấp khí nén tự động ngắt.

2.5.4.2 Không được nối các ống dẫn khí nén trực tiếp vào các đường ống chính mà chỉ được nối qua các van ở hộp phân phối khí nén, hoặc các nhánh phụ.

2.5.4.3 Trước khi nối các ống dẫn khí nén, phải kiểm tra thông ống dẫn. Chỉ được lắp hoặc tháo ống dẫn phụ ra khỏi ống dẫn chính khi đã ngừng cấp khí nén. Chỉ sau khi đã đặt các dụng cụ, thiết bị vào vị trí đã định mới được cấp khí nén.

2.5.4.4 Các mối nối ống dẫn khí nén đều phải siết chặt bằng đai sắt. Không được buộc hoặc treo ống dẫn khí nén bằng dây thép.

2.6 Sử dụng xe máy xây dựng

2.6.1 Yêu cầu chung

2.6.1.1 Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật, trong đó phải có các thông số kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật.

2.6.1.2 Các thiết bị nâng sử dụng trong xây dựng phải đủ giấy phép lưu hành, giấy đăng kiểm thiết bị nâng còn thời hạn. Các thiết bị phải được quản lý, sử dụng phù hợp với QCVN 02: 2011/BLĐTBXH, QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, các tiêu chuẩn hiện hành về thiết bị nâng và các quy định trong phần này.

Đối với cần trục tháp:

– Phải lập thiết kế biện pháp thi công, trong đó xác định rõ vị trí lắp dựng, quy trình vận hành, biện pháp tháo dỡ và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trường;

– Phải áp dụng các biện pháp chủ động ngăn ngừa vật rơi;

– Khi phạm vi vùng hoạt động của cần cẩu vượt ra ngoài phạm vi công trường xây dựng, phải có biện pháp bảo vệ an toàn cho người và phương tiện giao thông phía dưới theo quy định tại Bảng 1;

– Cần cẩu tháp phải dừng hoạt động khi vận tốc gió từ cấp 5 trở lên hoặc theo quy định của nhà sản xuất.

2.6.1.3 Các thiết bị nâng phải được ghi rõ mức tải trọng tương ứng với từng bán kính nâng và điều kiện làm việc ở mỗi mức tải trọng để người vận hành luôn nhìn thấy được và chấp hành nghiêm chỉnh. Thiết bị nâng phải có chân đế vững chắc, nền đất nơi thiết bị nâng làm việc phải được khảo sát địa chất và gia cố từ trước để đảm bảo an toàn chịu lực. Trước khi cẩu phải biết trọng lượng hàng, kiểm tra các móc và cáp tải và độ cân tải ở độ cao 20 cm rồi mới được nâng lên. Luôn phải cử người xi nhan và theo dõi trạng thái cẩu. Những người lao động đứng dưới đất không được lại gần vị trí cẩu hàng và phải đội mũ bảo hộ. Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng,… phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất, nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 r thì mới được phép nâng hạ tải. Việc móc buộc cáp phải giao cho những người được đào tạo và có kinh nghiệm, không được giao cho phụ nữ và trẻ em. Quá trình nâng chuyển phải được chỉ huy bởi người có kinh nghiệm và phải tuân thủ theo hiệu lệnh thống nhất.

2.6.1.4 Không được sử dụng thiết bị nâng hàng để nâng người (trừ trường hợp cấp cứu) và kéo lê hàng; Không được cẩu hàng qua đầu mọi người, khi phải cẩu hàng gần chỗ đông người qua lại phải có biện pháp che chắn khu vực cẩu, nếu không thể được thì phải tạm thời ngăn đường hoặc chuyển hướng đi của mọi người trong thời gian cẩu; phải giữ khỏang cách giữa cần cẩu hoặc vật cẩu tới các vật bất động khác tối thiểu là 50 cm.

2.6.1.5 Các xe máy sử dụng là thiết bị chịu áp lực hoặc có thiết bị chịu áp lực phải thực hiện các quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về bình chịu áp lực và các quy định trong phần này.

2.6.1.6 Các xe máy xây dựng có dẫn điện động phải được: Bọc cách điện hoặc bao che kín các phần mang điện để trần; Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.

2.6.1.7 Đối với các xe máy chạy bằng nhiên liệu, tuyệt đối không được hút thuốc hoặc đưa ngọn lửa tới gần bình nhiên liệu và không được mở nắp bình nhiên liệu bằng cách dùng vật kim loại để đập. Nếu xảy ra cháy mà không có bình cứu hỏa thì phải dập lửa bằng đất, cát hoặc phủ bằng bạt, phớt, tuyệt đối không được đổ nước vào nhiên liệu cháy.

2.6.1.8 Những bộ phận chuyển động của xe máy và các vùng có khả năng văng bắn chất lỏng hoặc vật rắn ra khi xe máy hoạt động có thể gây nguy hiểm cho người lao động, phải được che chắn hoặc trang bị bằng các phương tiện bảo vệ. Trong trường hợp không thể che chắn hoặc trang bị bằng phương tiện bảo vệ khác thì phải trang bị thiết bị tín hiệu. Riêng các tang cáp phải để hở để theo dõi được quá trình quấn cáp và tình trạng cáp.

2.6.1.9 Cơ chế hoạt động của xe máy phải bảo đảm sao cho khi xe máy ở chế độ làm việc không bình thường phải có tín hiệu báo hiệu, còn trong các trường hợp cần thiết phải có thiết bị ngừng, tự động tắt xe máy.

2.6.1.10 Các xe máy xây dựng phải được trang bị thiết bị tín hiệu âm thanh và ánh sáng, phải phát tín hiệu trước khi chuyển động, khi lưu thông trên đường phải tuân thủ luật giao thông hiện hành và các bộ phận công tác phải được thu về vị trí an toàn. Khi hoạt động trên công trường phải có biển báo.

2.6.1.11 Cơ chế điều khiển phải loại trừ khả năng tự động hoặc ngẫu nhiên đóng mở xe máy.

2.6.1.12 Các xe máy phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn hiện hành về an toàn máy.

2.6.1.13 Vị trí lắp đặt xe máy phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và người lao động trong suốt quá trình sử dụng. Nền đất ở những nơi thiết bị thi công di chuyển và hoạt động phải đủ khả năng chịu tải trọng của thiết bị và các tải trọng khác trong suốt quá trình thi công. Nếu đất nền không đủ khả năng chịu tải thì phải áp dụng các biện pháp gia cố nền để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

2.6.1.14 Các xe máy làm việc hoặc di chuyển gần đường dây tải điện phải đảm bảo khỏang cách từ điểm biên của máy hoặc tải trọng đến đường dây gần nhất không nhỏ hơn trị số trong Bảng 2.

Bảng 2 – Khỏang cách điểm biên của máy hoặc tải trọng đến đường dây gần nhất

Điện áp của đường dây tải điện, kV

1

1 ÷ 20

35 ÷ 110

154 ÷ 220

300

500 ÷ 700

Khỏang cách nằm ngang, m

1,5

2

4

5

6

9

2.6.1.15 Các xe máy làm việc cạnh hào, hố phải đảm bảo khỏang cách từ điểm tựa gần nhất của xe máy đến hào, hố không được nhỏ hơn trị số trong Bảng 3.

Bảng 3 – Khỏang cách từ điểm tựa gần nhất của xe máy đến hào hố

Chiều sâu của hố
m

Loại đất

Cát

Đất cát

Đất sét

Sét

Khỏang cách nằm ngang từ điểm tựa gần nhất của xe máy đến chân taluy của hào, hố (m)

1

1,5

1,25

1

1

2

3

2,4

2

1,5

3

4

3,6

3,25

1,75

4

5

4,4

4

3,0

5

6

5,3

4,75

3,5

Trong trường hợp điều kiện mặt bằng không cho phép thực hiện được yêu cầu trên thì phải có biện pháp gia cố chống sụt lở hào hố, khi tải trọng lớn nhất.

2.6.1.16 Khi di chuyển xe máy dưới các đường dây tải điện đang vận hành, phải đảm bảo khỏang cách tính từ điểm cao nhất của xe máy đến điểm thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn trị số cho ở Bảng 4.

Bảng 4- Khỏang cách tính từ điểm cao nhất của xe máy đến điểm thấp nhất của đường dây

Điện áp của đường dây tải điện, kV

1

1 ÷ 20

35 ÷ 110

154 ÷ 220

300

500 ÷ 700

Khỏang cách thẳng đứng, m

1

2

3

4

5

6

2.6.1.17 Không được sử dụng xe máy khi:

– Hết hạn sử dụng ghi trong giấy phép sử dụng và phiếu kiểm định đối với thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực;

– Hư hỏng hoặc không có thiết bị an toàn;

– Hư hỏng hoặc thiếu các bộ phận quan trọng;

– Điều kiện thời tiết gây mất an toàn;

– Điện áp nguồn dẫn động giảm quá 15 %.

2.6.1.18 Khi xe máy đang hoạt động, người vận hành không được phép bỏ đi nơi khác hoặc cho người khác vận hành hay có mặt trong cabin.

2.6.1.19 Đối với vận thăng:

– Phải được kiểm định sau khi chế tạo, sau mỗi lần lắp dựng hoặc sửa chữa lớn và định kỳ theo quy định;

– Kết cấu thép của vận thăng phải được nối đất;

– Phải có cơ cấu tự động ngắt chuyển động khi đang xếp dỡ hàng và khi cửa vào, cửa ra chưa được người vận hành đóng lại. Trên vận thăng phải có nút “Stop” để dừng chuyển động khi có sự cố. Nếu vận thăng bị dừng vì sự cố, mọi người phải chờ lực lượng cứu hộ, không được tự ý trèo ra ngoài;

– Khi dừng công việc phải hạ vận thăng xuống vị trí thấp nhất, ngắt nguồn dẫn động, khóa cửa ra vào;

– Người vận hành và sử dụng vận thăng phải mang quần áo bảo hộ gọn gàng, không được dùng khăn quàng, phụ nữ phải quấn gọn tóc dưới mũ.

2.6.1.20 Vùng nguy hiểm bên dưới vận thăng đang hoạt động phải được rào chắn và có biển báo cấm người qua lại.

2.6.1.21 Nếu dùng móc sắt để kéo dỡ hàng thì móc phải dài không nhỏ hơn 1,8 m. Đầu móc phía tay cầm của người lao động phải phẳng, nhẵn, không uốn gập.

2.6.1.22 Vận thăng phải được che chắn an toàn từ các phía. Độ cao che chắn đối với vận thăng vận chuyển người không dưới 1,1 m, đối với vận thăng không vận chuyển người không dưới 0,5 m và phải cao hơn hàng vật liệu rời tối thiểu 0,1 m.

2.6.1.23 Hàng xếp trên vận thăng phải gọn gàng, không vượt quá kích thước vận thăng và chằng buộc chắc chắn, các bộ phận của vận thăng phải được hãm để không xê dịch trong quá trình vận chuyển. Bi tum nóng chảy vận chuyển trên vận thăng phải đựng trong các thùng chứa.

2.6.1.24 Người vận hành xe máy phải bảo đảm các tiêu chuẩn đã quy định. Khi sử dụng xe máy phải thực hiện đầy đủ các quy định trong quy trình vận hành an toàn xe máy.

2.6.2 Kiểm tra và bảo trì

2.6.2.1 Trước khi cho xe máy hoạt động phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe máy, tình trạng mặt bằng thi công và tầm quan sát của người vận hành máy. Chỉ sử dụng xe máy khi tình trạng kỹ thuật của thiết bị và điều kiện mặt bằng thi công đảm bảo yêu cầu.

2.6.2.2 Xe máy xây dựng phải được bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kì theo đúng quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

2.6.2.3 Chỉ được tiến hành bảo dưỡng, hiệu chỉnh sửa chữa kỹ thuật xe máy sau khi đã ngừng động cơ, đã tháo xả áp suất trong các hệ thống thủy lực và khí nén, các bộ phận công tác đã nằm ở vị trí an toàn. Riêng thiết bị nâng, phải được kiểm định lại sau mỗi lần có sự cố hoặc tháo lắp, sửa chữa, thay thế các bộ phận quan trọng.

2.7 Công tác khoan

2.7.1 Phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động như: biện pháp nâng, hạ cần khoan, trang bị dây an toàn, che chắn đề phòng vật nặng từ trên cao rơi xuống. Không thực hiện các công việc trên khi trời mưa to, giông bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Khi trời tối hoặc ban đêm phải có đèn chiếu sáng nơi làm việc.

2.7.2 Khi nâng, hạ hoặc sửa chữa tháp khoan, những người không có nhiệm vụ phải ra khỏi phạm vi làm việc, cách tháp khoan một khỏang ít nhất bằng 1,5 chiều cao của tháp.

2.7.3 Khi di chuyển máy khoan phải hạ cần, trừ trường hợp di chuyển trên mặt đường bằng phẳng, chiều dài đường đi không quá 100 m. Di chuyển các tháp khoan cao hơn 12 m phải dùng dây cáp chằng giữ 4 phía và buộc ở độ cao từ 2/3 đến 3/4 chiều cao của tháp. Khỏang cách từ tháp tới người điều khiển tời kéo tháp phải đảm bảo ít nhất bằng chiều cao của tháp cộng thêm 5 m. Khi tạm ngừng di chuyển, phải néo các dây chằng lại.

2.7.4 Khỏang cách giữa máy khoan và thành tháp khoan không được nhỏ hơn 1 m. Nếu không đảm bảo được khỏang cách đó thì phải làm tấm chắn bảo vệ.

2.7.5 Khỏang cách giữa tháp khoan với các công trình khác phải xác định theo thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công. Khỏang cách giữa các tháp khoan đặt gần nhau ít nhất phải bằng 1,5 lần chiều cao của tháp khoan cao nhất.

2.7.6 Xung quanh mỗi tháp khoan phải có giá đỡ để đề phòng cần khoan bị đổ. Phải có cầu thang cho người lao động lên xuống tháp. Cầu thang và sàn thao tác trên tháp khoan phải có lan can bảo vệ xung quanh cao 1 m. Nếu không làm được lan can thì người lao động phải mang dây an toàn.

2.7.7 Sau khi lắp đặt tháp khoan phải cố định các dây néo. Các dây néo phải cố định chắc chắn vào các mỏ néo theo yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật thi công. Chỉ được tiến hành điều chỉnh tháp khoan khi đã bố trí đầy đủ các dây néo theo yêu cầu trên.

2.7.8 Trước khi tiến hành khoan, phải kiểm tra tháp và các thiết bị theo các yêu cầu sau:

– Độ bền chắc của các neo giữ;

– Tính ổn định của các liên kết ở tháp;

– Độ bền vững của sàn, giá đỡ;

– Độ lệch tâm của tháp khoan;

– Khi các trụ chống đỡ hay các cột tháp bị biến dạng (lõm, cong, vênh, nứt…) hoặc các nối neo, kẹp bị hỏng phải sửa chữa bảo đảm an toàn mới được tiến hành khoan;

– Trước khi bắt đầu khoan chính thức phải tiến hành khoan thử và có biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của máy khoan.

2.7.9 Ngoài việc kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật của thiết bị, phải kiểm tra tháp khoan trong những trường hợp sau:

– Trước và sau khi di chuyển tháp khoan;

– Trước và sau khi khắc phục sự cố;

– Sau khi ngưng việc vì có giông bão và có gió từ cấp 5 trở lên;

– Sau khi khoan trúng túi khí.

2.7.10 Người lao động không được ở trên tháp khoan khi cần khoan đang nâng, hạ. Chỉ khi có hiệu lệnh của người chỉ huy mới được nâng, hạ cần khoan. Hiệu lệnh phải được quy định thống nhất và phổ biến cho mọi người biết trước khi thi công.

2.7.11 Các tháp khoan phải có hệ thống chống sét. Các thiết bị điện phải được nối đất bảo vệ.

2.7.12 Hố khoan khi ngừng làm việc phải được che đậy chắc chắn. Trên tấm đậy hoặc rào chắn phải treo biển báo và đèn tín hiệu.

2.8 Giàn giáo, giá đỡ và thang

2.8.1 Yêu cầu chung

2.8.1.1 Tất cả các loại giàn giáo, giá đỡ phải được thiết kế, thi công, lắp dựng, nghiệm thu và bảo dưỡng đảm bảo an toàn. Chú ý những chỉ dẫn, quy định, yêu cầu kỹ thuật được ghi hoặc kèm theo chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất giàn giáo chuyên dùng.

2.8.1.2 Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ, thang không đúng chức năng sử dụng của chúng. Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ được lắp kết hợp từ các loại, dạng khác nhau hoặc sử dụng nhiều loại mà không có thiết kế riêng.

2.8.1.3 Không được chống giáo lên mặt phẳng nghiêng khi không có biện pháp kỹ thuật chống trượt cho thanh chống.

2.8.1.4 Không được sử dụng giàn giáo, giá đỡ khi:

– Giàn giáo, giá đỡ bằng các vật liệu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn áp dụng;

– Không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động nêu trong thiết kế hoặc trong chứng chỉ xuất xưởng của chúng; nhất là khi không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công… cũng như vào các vị trí chưa tính toán để chịu được lực neo giữ;

– Có biến dạng, rạn nứt, mòn, gỉ hoặc thiếu các bộ phận;

– Khe hở giữa các sàn công tác và tường nhà hoặc công trình lớn hơn 5 cm khi xây và lớn hơn 20 cm khi hoàn thiện;

– Khỏang cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 60 cm;

– Các cột giàn giáo và các khung đỡ đặt trên nền kém ổn định, có khả năng bị trượt, lở hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà, công trình mà không được xem xét, tính toán đầy đủ để đảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận, kết cấu đó và cho cột giàn giáo, khung đỡ.

2.8.1.5 Không được xếp tải lên giàn giáo, giá đỡ ngoài những vị trí đã quy định (nơi có đặt bảng ghi rõ tải trọng cho phép ở phía trên) hoặc vượt quá tải trọng theo thiết kế hoặc chứng chỉ xuất xưởng của nó. Không được xếp, chứa bất kỳ một loại tải trọng nào lên các thang của giàn giáo, sàn công tác.

2.8.1.6 Khi giàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất hai sàn công tác, bao gồm sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn thì vị trí giữa hai sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ. Không được làm việc đồng thời trên hai sàn công tác trong cùng một khoang mà không có biện pháp đảm bảo an toàn.

2.8.1.7 Khi giàn giáo cao hơn 12 m phải làm cầu thang trong một khoang giàn giáo. Độ dốc cầu thang không được lớn hơn 60o. Khỏang trống ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can an toàn ở cả ba phía.

2.8.1.8 Chiều rộng sàn công tác của giàn giáo không được nhỏ hơn 1 m. Khi vận chuyển vật liệu trên sàn công tác bằng xe đẩy tay thì chiều rộng sàn không được nhỏ hơn 1,5 m. Đường di chuyển của bánh xe phải lát ván; các đầu ván phải khít và liên kết chặt vào sàn công tác.

2.8.1.9 Ván lát sàn công tác bằng gỗ phải không bị mục, mọt hay nứt gãy và được thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định.

2.8.1.10 Khi phải làm sàn công tác theo quy định tại 2.2.2.6 thì phải có lan can cao ít nhất 1 m và có ít nhất 2 thanh ngang có khả năng giữ người khỏi bị ngã.

2.8.1.11 Các lối đi qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải có che chắn bảo vệ phía trên.

2.8.1.12 Giàn giáo, giá đỡ gần các hố đào, đường đi, gần phạm vi hoạt động của máy trục phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở hoặc các phương tiện vận chuyển va chạm làm đổ, gãy giàn giáo, giá đỡ.

2.8.1.13 Khi lắp dựng, sử dụng giàn giáo, giá đỡ ở gần đường dây tải điện (dưới 5 m, kể cả đường dây hạ thế) cần có biện pháp thật nghiêm ngặt đảm bảo an toàn về điện cho người lao động.

2.8.1.14 Trên giàn giáo, giá đỡ có lắp đặt, sử dụng điện chiếu sáng, trang thiết bị tiêu thụ điện nhất thiết phải tuân thủ theo quy định tại 2.3, 2.5.

2.8.1.15 Giàn giáo, giá đỡ có độ cao đến 4 m chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu và ghi vào nhật ký thi công; cao trên 4 m thì chỉ được phép sử dụng sau khi được nghiệm thu theo quy định về quản lý chất lượng.

Đối với cốp pha trượt, sàn công tác, lan can phòng hộ, thang và các tấm chắn gió phải được liên kết chặt với hệ cốp pha. Các ti thép đỡ kích phải được tính toán thiết kế và phần ti phía trên khối bê tông phải được giằng chống để đảm bảo độ ổn định. Các kích và thiết bị nâng phải được trang bị chốt hoặc thiết bị hãm tự động chống tụt.

2.8.1.16 Hàng ngày, trước khi làm việc, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra lại tình trạng của tất cả các bộ phận kết cấu của giàn giáo và giá đỡ. Trong khi đang làm việc, bất kỳ một người lao động nào phát hiện thấy tình trạng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ có thể nguy hiểm, phải dừng làm việc và báo cáo cán bộ kỹ thuật biết để tiến hành sửa chữa bổ sung.

2.8.1.17 Sau khi ngừng thi công trên giàn giáo, giá đỡ một thời gian dài (trên một tháng) nếu muốn tiếp tục thi công phải tiến hành nghiệm thu lại theo quy định tại 2.8.1.15.

2.8.1.18 Tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ phải được tiến hành theo chỉ dẫn trong thiết kế hoặc chứng chỉ xuất xưởng. Khu vực đang tháo dỡ phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại. Không được tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ bằng cách giật đổ.

2.8.1.19 Không được dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo, giá đỡ khi trời mưa to, giông bão hoặc gió từ cấp 5 trở lên. Khi tạnh mưa, muốn trở lại tiếp tục làm việc phải kiểm tra lại giàn giáo, giá đỡ theo quy định tại 2.8.1.16 và phải có biện pháp chống trượt ngã.

2.8.2 Giàn giáo tre, giàn giáo gỗ

2.8.2.1 Tre dùng làm kết cấu, giàn giáo phải là tre già không bị ải mục, mọt hoặc dập gãy, phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của các quy định hiện hành.

2.8.2.2 Gỗ dùng làm giàn giáo phải làm từ gỗ nhóm 5 trở lên theo quy định hiện hành, không bị cong vênh, mục, mọt, nứt gãy.

2.8.2.3 Giàn giáo gỗ có chiều cao lớn hơn 4 m hoặc chịu tải trọng nặng phải dùng liên kết bu lông. Giàn giáo tre phải buộc bằng loại dây bền chắc, lâu mục. Không được dùng đinh để liên kết giàn giáo tre.

2.8.2.4 Các chân cột giàn giáo tre phải chôn sâu 0,5 m và lèn chặt.

2.8.2.5 Giàn giáo tre, gỗ dựng lắp xong phải kiểm tra: Khả năng neo buộc của các liên kết, chất lượng vật liệu, các bộ phận kết cấu (lan can, cầu thang, ván sàn…).

2.8.3 Giàn giáo thép

2.8.3.1 Các ống thép dùng làm giàn giáo và các loại đai thép liên kết không bị cong, bẹp, lõm, nứt, thủng và các khuyết tật khác. Kết cấu giàn giáo thép phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành.

2.8.3.2 Các chân cột của giàn giáo phải được lồng vào chân đế và được kê ổn định, chắc chắn.

2.8.3.3 Giàn giáo phải neo chắc vào công trình trong quá trình lắp dựng. Vị trí đặt móc neo phải được thiết kế. Khi vị trí móc neo trùng với lỗ tường phải làm hệ giằng phía trong để neo, các đai thép phải liên kết chắc chắn để đề phòng thanh đà trượt trên cột đứng.

2.8.3.4 Khi lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo thép gần đường dây điện (dưới 5 m) phải theo quy định tại 2.8.1.13.

2.8.3.5 Khi dựng giàn giáo cao hơn 4 m phải làm hệ thống chống sét theo chỉ dẫn của thiết kế. Trừ trường hợp giàn giáo dựng lắp trong phạm vi được bảo vệ bởi hệ thống chống sét đã có.

2.8.4 Giàn giáo treo, nôi treo

2.8.4.1 Tiết diện dây treo phải theo chỉ dẫn của thiết kế và phải đảm bảo hệ số an toàn không được nhỏ hơn 6.

Giàn giáo treo phải làm dây treo bằng thép tròn hoặc dây cáp. Nôi treo phải dùng dây treo bằng cáp mềm.

2.8.4.2 Giàn giáo treo và nôi treo phải được lắp dựng cách các phần nhô ra của công trình một khỏang tối thiểu bằng 10 cm.

2.8.4.3 Con-xon phải cố định vào các bộ phận kết cấu vững chắc của công trình. Không được tựa trên mái đua hoặc bờ mái.

2.8.4.4 Giàn giáo treo phải được neo buộc chắc chắn với công trình.

2.8.4.5 Khi lên xuống giàn giáo treo, người lao động phải dùng thang dây cố định chắc chắn vào con- xon hoặc qua các lỗ hổng của tường.

2.8.4.6 Trước khi dùng giàn giáo treo phải thử lại với tải trọng tĩnh có trị số lớn hơn 25 % tải trọng tính toán. Đối với nôi treo, trước khi sử dụng ngoài việc thử với tải trọng tĩnh như trên còn phải thử với các loại tải trọng sau:

a, Tải trọng của nôi treo khi nâng, hạ với trị số lớn hơn 10 % tải trọng tính toán.

b, Tải trọng treo và móc treo có trị số lớn hơn 2 lần tải trọng tính toán và thời gian treo thử trên dây ít nhất là 15 min.

2.8.4.7 Khi nâng hạ nôi treo phải dùng tời có phanh hãm tự động. Không được để rơi tự do. Khi ngừng làm việc phải hạ nôi treo xuống.

2.8.5 Tháp nâng di động

2.8.5.1 Đường di chuyển của tháp nâng di động phải bằng phẳng theo phương dọc cũng như phương ngang.

2.8.5.2 Tháp nâng di động đã đặt vào vị trí phải chèn bánh và cố định kích hãm. Tháp nâng di động phải có hệ thống chống sét theo chỉ dẫn của thiết kế.

2.8.5.3 Di chuyển tháp nâng di động phải nhẹ nhàng, không bị giật. Không được di chuyển tháp nâng di động khi có gió từ cấp 5 trở lên và khi có người hoặc vật liệu trên sàn công tác.

2.8.6 Giá đỡ con-xon

2.8.6.1 Các khung của giá đỡ phải đặt trên nền bằng phẳng và ổn định. Khi chưa thi công xong kết cấu sàn tầng phải gác ván tạm lên đòn kê để đặt khu giá đỡ, không đặt khung giá đỡ trực tiếp lên các dầm sàn.

2.8.6.2 Các giá đỡ chỉ được xếp thành chồng hai khung. Trường hợp muốn xếp thành chồng ba khung thì phải hạn chế tải trọng đặt trên sàn công tác hoặc có biện pháp gia cố. Cả hai trường hợp trên đều phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải trọng của giá đỡ. Các khung ở tầng trên phải neo vào các bộ phận kết cấu chắc chắn của công trình.

2.8.6.3 Khi lên xuống sàn thao tác của giá đỡ, người lao động phải dùng thang tựa và không được vịn vào khung để lên xuống sàn.

2.8.6.4 Con-xon phải được liên kết chắc chắn vào các bộ phận kết cấu của công trình.

2.8.6.5 Khi chuyển vật liệu lên sàn công tác, phải dùng thang tải hoặc các thiết bị cẩu chuyển khác. Không được liên kết các thiết bị nâng hạ vào con-xon. Khi lên xuống sàn công tác của giá con-xon, người lao động phải đi từ phía trong công trình ra qua các lỗ tường.

2.8.7 Thang

2.8.7.1 Thang phải đặt trên mặt nền bằng phẳng, ổn định và chèn giữ chắc chắn. Không được tựa thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 60hoặc nhỏ hơn 45o. Trường hợp thang đặt trái với quy định này phải có người giữ thang và chân thang phải được chèn giữ chắc chắn.

2.8.7.2 Khi nối dài thang phải dùng dây buộc chắc chắn; đầu thang phải neo buộc vào công trình.

2.8.7.3 Trước khi lên làm việc trên thang gấp, phải néo dây để đề phòng thang bị doãng ra.

2.8.7.4 Khi sử dụng thang phải kiểm tra tình trạng an toàn chung của thang. Đối với thang mới hoặc thang đã để lâu không dùng, trước khi dùng phải thử lại với tải trọng bằng 120 daN.

2.8.7.5 Trước khi để người lên thang phải kiểm tra lại vật chèn thang cũng như vị trí tựa thang.

2.8.7.6 Không được treo vật nặng quá tải trọng cho phép vào thang khi đang có người làm việc trên thang. Không được dùng thang gấp để làm giàn giáo hay giá đỡ.

2.9 Công tác hàn

2.9.1 Yêu cầu chung

2.9.1.1 Trước mỗi ca làm việc, thợ hàn phải kiểm tra tất cả các thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn và dụng cụ chữa cháy; đảm bảo các dụng cụ, thiết bị hoạt động tốt, các khớp nối đã kín khít, vật liệu đúng chủng loại.

2.9.1.2 Ở những tầng tiến hành hàn điện, hàn hơi và các tầng phía dưới (khi không có sàn chống cháy bảo vệ) phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính không nhỏ hơn 5 m, còn đối với vật liệu và thiết bị có khả năng bị nổ phải di chuyển đi nơi khác.

2.9.1.3 Phải có các biện pháp chống sụp đổ khi cắt các bộ phận của kết cấu.

2.9.1.4 Không được phép hàn cắt bằng ngọn lửa trần đối với các thiết bị đang chịu áp lực hoặc đang chứa các chất cháy nổ, các chất độc hại.

2.9.1.5 Khi hàn điện, hàn hơi trong các thùng kín hoặc phòng kín, phải tiến hành thông gió tốt; tốc độ gió phải đạt được từ 0,3 m/s đến 1,5 m/s; phải bố trí người ở ngoài quan sát để xử lý kịp thời khi có nguy hiểm. Trường hợp hàn có sử dụng khí hóa lỏng (Propan, Butan và Ôxit cacbon) thì miệng hút của hệ thống thông gió phải nằm ở phía dưới. Phải sử dụng các thiết bị ống dẫn thoát khói, quạt thổi hoặc mặt nạ để tránh hít khói hàn.

2.9.1.6 Khi hàn cắt các thiết bị mà trước đó đã chứa chất cháy lỏng, hoặc axit, phải súc rửa sạch rồi sấy khô, sau đó kiểm tra xác định bảo đảm nồng độ của chúng nhỏ hơn nồng độ nguy hiểm mới được tiến hành công việc.

2.9.1.7 Trước khi hàn ở các khu vực có hơi khí cháy nổ, độc hại phải kiểm tra nồng độ các hơi khí đó và phải tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành. Trường hợp cần thiết phải tiến hành thông gió bảo đảm không còn nguy cơ cháy nổ, độc hại mới bắt đầu công việc.

2.9.1.8 Không được đồng thời hàn hơi và hàn điện trong các thùng kín.

2.9.1.9 Khi hàn trong các thùng kín phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài hoặc dùng đèn di động cầm tay, điện áp không được lớn hơn 12 V. Phải dùng biến áp cách ly cho đèn chiếu sáng và đặt ở bên ngoài. Không được dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.

2.9.1.10 Thợ hàn hơi, hàn điện kể cả người phụ hàn phải được trang bị mặt nạ hoặc tấm chắn có kính hàn phù hợp. Trước khi hàn thợ hàn phải kiểm tra đầy đủ các điều kiện về an toàn.

2.9.1.11 Chỉ được hàn trên cao sau khi đã có biện pháp chống cháy và biện pháp bảo đảm an toàn cho vật liệu, thiết bị và người làm việc đi lại ở phía dưới.

2.9.1.12 Hàn cắt các bộ phận, thiết bị điện hoặc gần các thiết bị điện đang hoạt động phải có biện pháp đề phòng điện giật.

2.9.2 Hàn điện

2.9.2.1 Đấu nối điện từ lưới điện vào máy hàn phải qua cầu dao, dây chảy. Máy hàn phải có thiết bị đóng cắt điện. Khi ngừng sử dụng phải cắt nguồn điện cung cấp cho máy hàn. Việc sử dụng máy hàn điện và công việc hàn điện phải tuân thủ QCVN 03: 2011/BLĐTBXH.

2.9.2.2 Phần kim loại của thiết bị hàn điện (vỏ máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều…) cũng như

các kết cấu và sản phẩm hàn, phải được nối đất bảo vệ.

2.9.2.3 Để dẫn điện hàn tới kìm hàn điện, mỏ hàn phải dùng dây cáp mềm cách điện có tiết diện phù hợp với dòng điện lớn nhất của thiết bị hàn và thời gian kéo dài của một chu trình hàn.

2.9.2.4 Chỗ nối các cáp dẫn điện phải thực hiện bằng phương pháp hàn và bọc cách điện. Việc đấu cáp điện vào thiết bị hàn phải được thực hiện bằng đầu cốt đồng, được bắt bằng bu lông và đính chặt bằng mối hàn thiếc tới thiết bị hàn.

2.9.2.5 Khi di chuyển hoặc đặt các dây điện hàn, không để va chạm làm hỏng vỏ cách điện. Không để cáp điện tiếp xúc với nước, dầu, cáp thép, đường ống có nhiệt độ cao. Khỏang cách từ các đường dây điện hàn đến các đường ống có nhiệt độ cao, các bình ôxy, các thiết bị chứa khí axêtylen hoặc các thiết bị chứa khí cháy khác không được nhỏ hơn 5 m. Chiều dài dây dẫn từ nguồn điện đến máy hàn không được dài quá 15 m.

2.9.2.6 Tiết diện nhỏ nhất của đường dây mát dẫn điện về phải đảm bảo an toàn theo điều kiện đốt nóng do dòng điện hàn đi qua. Mối nối giữa các bộ phận dùng làm dây dẫn về phải đảm bảo chắc chắn bằng cách kẹp, bulông hoặc hàn. Khi hàn trong các phòng có nguy cơ cháy nổ, dây dẫn về phải được cách điện như dây chính.

2.9.2.7 Chuôi kìm hàn phải làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc que hàn. Đối với dòng điện hàn có cường độ 600 A trở lên, không được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn trong chuôi kìm.

2.9.2.8 Điện áp tại các kẹp của máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều trong lúc phát hồ quang, không được vượt quá 110 V đối với máy điện một chiều và 70 V đối với máy biến áp xoay chiều.

2.9.2.9 Các máy hàn tiếp xúc cố định phải dùng loại biến áp 1 pha và đấu với lưới điện xoay chiều có tần số 50 Hz và điện áp không được lớn hơn 50 V. Điện áp không tải không vượt quá 36 V.

2.9.2.10 Chỉ được lấy nguồn điện hồ quang từ máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều, máy chỉnh lưu. Không được lấy trực tiếp từ lưới điện.

2.9.2.11 Không được nối và tháo dây ở đầu ra của máy hàn khi còn có điện.

2.9.2.12 Khi hàn trong các thùng kín bằng kim loại, máy hàn phải để ngoài; thợ hàn phải được trang bị mũ cao su, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su.

2.9.2.13 Các máy hàn để ngoài trời phải có mái che mưa. Không được hàn ở ngoài trời khi có mưa, bão.

2.9.2.14 Hàn ở nơi có nhiều người cùng làm việc hoặc ở những nơi có nhiều người qua lại phải có tấm chắn làm bằng vật liệu không cháy để ngăn cách bảo vệ những người xung quanh.

2.9.2.15 Trên các máy hàn tiếp xúc kiểu hàn nối, đều phải lắp lá chắn bảo vệ bằng thủy tinh trong suốt để người lao động quan sát quá trình hàn.

2.9.2.16 Chỉ được tiến hành làm sạch các điện cực trên các máy hàn điện và hàn đường sau khi đã cắt điện.

2.9.2.17 Máy hàn đường dùng nước làm nguội con lăn, phải lắp máng để hứng nước. Người lao động khi làm việc, phải đứng trên bục có trải thảm cao su cách điện.

2.9.2.18 Trên các máy hàn điện và hàn đường phải lắp kính che các điện cực ở phía thợ hàn đứng làm việc.

2.9.2.19 Chỉ những thợ hàn được đào tạo mới được phép hàn dưới nước.

2.9.2.20 Trước khi tiến hành công việc hàn dưới nước, phải khảo sát công trình định hàn một cách tỉ mỉ; phải lập biện pháp thi công và được thẩm duyệt thận trọng.

2.9.2.21 Khi hàn dưới nước phải có người nắm vững kỹ thuật an toàn ở trên mặt nước giám sát, liên lạc với người đang hàn dưới nước bằng điện thoại. Máy điện thoại, cầu dao, công tắc ngắt điện phải đặt ở vị trí thuận lợi để kịp thời xử lý sự cố.

2.9.2.22 Nếu trên mặt nước tại khu vực hàn, có váng dầu mỡ thì không được cho thợ hàn xuống làm việc dưới nước.

2.9.3 Hàn hơi

2.9.3.1 Hàn và cắt bằng hơi, ngoài các quy định trong phần này còn phải tuân theo các quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

2.9.3.2 Đất đèn (cacbua canxi) phải được bảo quản trong thùng kín; để ở nơi khô ráo thoáng mát và được phòng cháy. Khi mở thùng đất đèn phải dùng dụng cụ chuyên dùng.

2.9.3.3 Khi sử dụng bình sinh khí axêtylen, không được:

– Để áp suất hơi vượt quá quy định cho phép;

– Tháo bỏ các bộ phận điều chỉnh tự động, các van an toàn, đồng hồ đo áp suất;

– Sử dụng các thiết bị an toàn đã bị hỏng hoặc không chính xác;

– Mở nắp ngăn đất đèn của bình khi chưa tháo hết khí còn lại trong bình;

– Đặt bình ở lối đi lại, ở gần cầu thang, ở tầng hầm, chỗ đông người nếu không có biện pháp bảo vệ phòng khi bình bị nổ.

2.9.3.4 Bình sinh khí axêtylen phải có bầu dập lửa. Trước mỗi lần sử dụng và ít nhất hai lần trong mỗi ca làm việc phải kiểm tra lại mức nước trong bầu dập lửa.

2.9.3.5 Trước khi làm sạch bình sinh khí axêtylen, phải mở tất cả các lỗ (vòi, cửa,…) để thông hơi.

2.9.3.6 Khi nghiền đất đèn phải đeo kính và khẩu trang. Khi lấy đất đèn còn lại trong bình sinh khí ra phải đeo găng tay cao su.

2.9.3.7 Phải phân loại và để riêng các chai chứa khí và các chai không còn khí. Chai chứa khí để thẳng đứng trong các giá và được cố định bằng xích, móc hoặc đai khóa.

2.9.3.8 Chỉ được nhận, bảo quản và giao cho người tiêu thụ những chai có đủ các bộ phận bảo hiểm.

2.9.3.9 Chai chứa khí axêtylen sơn màu trắng, chữ “AXÊTYLEN” viết trên chai sơn mầu đỏ. Chai chứa ôxy sơn mầu xanh da trời, chữ “ÔXY” viết trên chai bằng sơn mầu đen.

2.9.3.10 Các chai ôxy và axêtylen dùng khi hàn phải đặt nơi thoáng mát, khô ráo, có mái che mưa nắng, cách xa đường dây điện trần hoặc các vật đã bị nung nóng. Khi di chuyển phải đặt trên giá xe chuyên dùng. Khỏang cách giữa các chai ôxy và axêtylen (hoặc bình sinh khí axêtylen) cũng như khỏang cách giữa chúng với nơi hàn, nơi có ngọn lửa hở hoặc nơi dễ phát sinh tia lửa tối thiểu là 10 m.

2.9.3.11 Khi vận chuyển và sử dụng chai ôxy:

– Không được vác lên vai hoặc lăn trên đường;

– Phải dùng các phương tiện vận tải có bộ phận giảm xóc;

– Nếu vận chuyển đường dài, phải xếp chai theo chiều ngang của xe và mỗi chai phải có 2 vòng đệm bằng cao su hoặc chão gai có đường kính 25 mm;

– Không được bôi dầu mỡ vào chân ren. Tay dính dầu mỡ không được sờ vào chai.

2.9.3.12 Khi sử dụng, tùy theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, phải để lại trong chai một lượng khí đảm bảo áp lực tối thiểu là:

– 50 kPa đối với chai chứa ôxy;

– 330 kPa đối với chai chứa khí axêtylen.

2.9.3.13 Mở van bình axêtylen, chai ôxy và lắp các bộ giảm áp trên bình phải có dụng cụ chuyên dùng. Không được dùng các bộ phận giảm áp không có đồng hồ đo áp lực hoặc đồng hồ không chính xác. Đồng hồ phải được hiệu chuẩn theo quy định.

2.9.3.14 Trước khi hàn hoặc cắt bằng hơi, thợ hàn phải kiểm tra các đầu dây dẫn khí mỏ hàn, chai hơi, đồng hồ và bình sinh khí.

2.9.3.15 Khi mồi lửa phải mở van ôxy trước, rồi mở van axêtylen sau. Khi ngừng hàn phải đóng van axêtylen trước, đóng van ôxy sau.

2.9.3.16 Hàn trong các công trình đang xây dựng hoặc hàn trong các phòng đang lắp đặt thiết bị phải thông gió cục bộ.

2.9.3.17 Khi hàn nếu mỏ hàn bị tắc phải lấy dây đồng để thông, không dùng dây thép cứng.

2.9.3.18 Không được sửa chữa các ống dẫn axêtylen cũng như ống dẫn ôxy hoặc xiết các mũ ốc ở bình đang chịu áp lực khi kim áp kế chưa chỉnh về số 0.

2.10 Tổ chức mặt bằng và sử dụng máy ở các xưởng gia công phụ

2.10.1 Không được làm phát sinh tia lửa ở những khu vực dễ cháy. Tại những khu vực này phải có biển báo “Cấm lửa”.

2.10.2 Không được thải các dung dịch axit và các dung dịch bazơ vào các đường ống công cộng, các dung dịch này phải thải ra theo đường ống riêng.

2.10.3 Tại những vị trí đứng làm việc thường xuyên bị ẩm phải kê bục gỗ.

2.10.4 Những lối đi lại giữa các khu vực bên trong xưởng phải rộng ít nhất là 0,8 m. Không được để bất kì vật gì gây cản trở trên các lối đi lại.

2.10.5 Phải bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng ở các lối đi lại, cầu thang và tại các vị trí làm việc khi trời tối. Đèn phải bố trí sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt người lao động, không sáng quá, không rung động và không bị thay đổi cường độ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến thao tác của người lao động.

2.10.6 Tất cả các bộ phận điều khiển máy phải đặt ở vị trí an toàn và dễ dàng thao tác.

2.10.7 Vị trí đặt máy phải bảo đảm sao cho khi tháo dỡ hoặc sửa chữa, không làm ảnh hưởng đến máy bên cạnh và thao tác của người lao động.

2.10.8 Tất cả những cơ cấu an toàn của máy đều phải được lắp đủ và bảo đảm hoạt động tốt. Không được thử và vận hành các máy công cụ khi chưa lắp đầy đủ các cơ cấu an toàn.

2.10.9 Trước khi sửa chữa máy truyền động bằng đai truyền phải tháo đai truyền ra khỏi bánh xe.

2.10.10 Những bộ phận chuyển động lắp trên cao, nhưng cần phải theo dõi và điều chỉnh thường xuyên, thì phải làm sàn thao tác rộng ít nhất là 0,9 m và có lan can bảo vệ cao 1 m.

2.10.11 Các máy dùng động cơ điện hoặc có lắp điện chiếu sáng phải có nối đất bảo vệ.

2.10.12 Không được tra dầu mỡ vào máy khi máy đang vận hành.

2.10.13 Phải cắt nguồn điện vào máy trong các trường hợp sau:

– Khi ngừng việc, dù trong thời gian ngắn;

– Khi bị mất điện;

– Khi lau máy hoặc tra dầu, mỡ vào máy.

2.10.14 Phải dừng máy lại trong các trường hợp sau:

– Khi lấy vật gia công ra khỏi máy nếu máy không được trang bị bộ phận tự động đưa vật ra ngoài khi máy đang vận hành;

– Khi thay đổi dụng cụ, thiết bị.

2.10.15 Khi gia công bằng máy, nếu có các phoi kim loại hoặc tia lửa bắn ra, phải có lưới che chắn. Trường hợp không thể làm thiết bị che chắn được, phải trang bị cho người lao động đầy đủ các trang bị phòng hộ theo đúng chế độ hiện hành.

2.10.16 Ở những vị trí làm việc có sinh bụi phải có thiết bị hút bụi để bảo đảm nồng độ bụi không vượt quá giới hạn cho phép.

2.10.17 Khi máy đang vận hành, nếu phát hiện thấy những hiện tượng bất thường phải ngừng máy.

2.10.18 Khi các thiết bị điện bị hỏng, phải cắt điện và báo ngay cho thợ điện đến sửa chữa, không được tự ý sửa chữa.

2.10.19 Khi kết thúc công việc, phải tắt máy và chỉ được rời khỏi máy sau khi đã lau chùi sạch sẽ và kiểm tra cẩn thận.

2.11 Sử dụng bi tum, ma tít và lớp cách ly

2.11.1 Bi tum, ma tít

2.11.1.1 Điều chế

2.11.1.1.1 Nơi điều chế và nấu bi tum, ma tít, phải đặt cách xa công trình dễ cháy ít nhất 50 m, đồng thời phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy.

2.11.1.1.2 Dụng cụ, thiết bị điều chế, đun nóng bi tum, ma tít phải bảo đảm những yêu cầu sau:

– Thùng nấu phải có nắp làm bằng vật liệu không cháy và đậy kín. Không được đổ bi tum, ma tít vào quá 3/4 dung tích của thùng;

– Không được dùng những thùng đã có hiện tượng rò rỉ để nấu.

2.11.1.1.3 Trước khi lấy bi tum ở thùng ra nấu, phải lật nghiêng thùng để cho nước thoát hết ra ngoài.

2.11.1.1.4 Bi tum cho vào thùng nấu phải đảm bảo khô ráo, trong quá trình điều chế và nấu bi tum, ma tít không được để nước rơi vào thùng nấu.

2.11.1.1.5 Không được đổ bi tum ướt vào thùng bi tum nóng chảy.

2.11.1.1.6 Trường hợp dùng nhiên liệu lỏng (dầu hỏa, dầu mazút…) để đun nóng bi tum làm vật liệu chống thấm mái, cho phép được đặt lò nấu trên mái nếu không có nguy cơ gây cháy công trình.

2.11.1.1.7 Khi cần pha bi tum với xăng hoặc dầu phải bảo đảm những yêu cầu sau:

– Khi pha chế, người lao động phải đứng ở đầu gió và chỉ được đổ bi tum từ từ vào xăng hoặc dầu, khuấy nhẹ bằng thanh gỗ. Không được đổ xăng hoặc dầu vào bi tum nóng chảy;

– Nhiệt độ của bi tum trong quá trình pha chế hỗn hợp phải thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của dung môi pha chế ít nhất là 30oC;

– Nơi pha chế bi tum phải thoáng gió và cách xa ngọn lửa trần ít nhất là 20 m.

2.11.1.2 Vận chuyển

2.11.1.2.1 Các dụng cụ múc, chứa bi tum, ma tít nóng chảy phải khô ráo và chắc chắn. Phải dùng gáo có cán dài để múc bi tum, ma tít nóng chảy.

2.11.1.2.2 Khi vận chuyển, bi tum, ma tít nóng chảy phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– Vận chuyển bi tum, ma tít nóng chảy đến nơi thi công phải bằng các phương tiện cơ giới chứa trong các thùng kim loại có nắp đậy kín; không được đựng quá 3/4 dung tích thùng;

– Chỉ được vận chuyển các thùng bi tum, ma tít chảy bằng các phương tiện thủ công khi không thể dùng được các phương tiện cơ giới.

2.11.1.2.3 Vận chuyển các thùng bi tum nóng chảy lên cao phải dùng các phương tiện cơ giới.

2.11.2 Lớp cách ly

2.11.2.1 Khi rải bi tum, phải đi giật lùi ngược hướng gió thổi. Người lao động phải mang đầy đủ các trang bị phòng hộ: khẩu trang, găng tay, ủng cao su. Những người không có nhiệm vụ không được đến gần khu vực đang rải bi tum.

2.11.2.2 Khi rải bi tum trên mái phải có biện pháp đề phòng bi tum nóng chảy rơi vào người ở bên dưới.

2.11.2.3 Trước khi bắt đầu đặt lớp cách ly cho thiết bị công nghệ, phải ngắt điện hoàn toàn các động cơ điện của thiết bị đó, đồng thời các đầu cấp hơi, và các dung dịch công nghệ phải được nút bịt lại thật chắc chắn. Tại những vị trí này phải treo biển báo có người đang làm việc.

2.11.2.4 Đặt lớp cách ly cho các thiết bị công nghệ, các đường ống phải tiến hành ngay trên mặt bằng, trước khi lắp đặt chúng, hoặc sau khi chúng đã được cố định theo như thiết kế.

2.11.2.5 Khi làm lớp cách ly bằng sơn, bi tum nóng chảy trong các phòng kín, giếng, hào…, người lao động phải sử dụng mặt nạ, kính phòng hộ và xoa dầu, cao đặc biệt vào những phần hở trên cơ thể.

2.11.2.6 Sau khi tạm ngừng hoặc kết thúc công việc nói trên, phải đặt biển báo cấm người lại gần những khu vực này. Chỉ được vào bên trong làm việc tiếp tục khi có lệnh của người có trách nhiệm và khi nồng độ các chất độc trong không khí đã giảm xuống ít nhất bằng giới hạn cho phép.

2.11.2.7 Khi đặt lớp cách ly bằng bông khoáng, bông thủy tinh hoặc các vật liệu tương tự, người lao động phải sử dụng kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang. Quần áo làm việc phải được cài kín cúc cổ và tay áo.

2.11.2.8 Khi đặt lớp cách ly bằng bông thủy tinh gần các đường dây điện đang vận hành phải cắt điện.

2.12 Công tác đất

2.12.1 Yêu cầu chung

2.12.1.1 Những quy định của phần này áp dụng cho công tác đào đất hố móng, đường hào lộ thiên trong các công trình xây dựng.

2.12.1.2 Chỉ được phép đào đất hố móng, đường hào theo hồ sơ thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt.

2.12.1.3 Khi đào đất trong khu vực có các tuyến ngầm (dây cáp ngầm, đường ống dẫn nước, dẫn hơi…), phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý các tuyến đó và có sơ đồ chỉ dẫn vị trí, độ sâu của công trình. Đơn vị thi công phải đặt biển báo, tín hiệu thích hợp tại khu vực có tuyến ngầm và phải cử cán bộ kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình đào đất.

2.12.1.4 Không được dùng máy; không được dùng công cụ gây va mạnh như xà beng, cuốc chim, choòng đục, thiết bị dùng khí ép để đào đất ở gần các tuyến ngầm. Khi phát hiện các tuyến ngầm lạ hoặc không đúng với sơ đồ chỉ dẫn hoặc gặp các vật trở ngại như bom, đạn, mìn… lập tức phải ngừng thi công, để xem xét và có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ được tiếp tục làm việc, sau khi đã có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn.

2.12.1.5 Khi đào đất ở gần đường cáp điện ngầm đang vận hành, nếu không được phép cắt điện phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho người lao động (dùng dụng cụ cách điện, có trang bị phòng hộ cách điện) và phải có sự giám sát trực tiếp của cơ quan quản lý đường cáp điện trong thời gian đào.

2.12.1.6 Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc hại phải lập tức ngừng thi công và người lao động phải rời khỏi khu vực nguy hiểm cho đến khi có các biện pháp khử hết hơi khí độc hại.

2.12.1.7 Đào hố móng, đường hào… gần lối đi, tuyến giao thông, trong khu vực dân cư phải có rào ngăn và biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Rào ngăn phải đặt cách mép ngoài lề đường không ít hơn 1 m.

2.12.1.8 Trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng (kể cả khi mưa to) để tránh nước chảy vào hố đào làm sụt lở thành hố đào.

– Trong khi đang đào đất phải bơm hết nước ở hố móng, đường hào để phòng đất bị sụt lở.

– Khi mực nước ngầm cao hơn cao độ đáy móng phải có biện pháp ổn định hố đào, chống đẩy trồi đất đáy hố móng (hạ mực nước ngầm, làm hệ chống …).

2.12.1.9 Đào hố móng, đường hào ở vùng đất có độ ẩm không cao và không có nước ngầm có thể đào thẳng vách (không cần chống vách) với chiều sâu đào:

– Không quá 1 m với loại đất mềm có thể đào bằng cuốc bàn;

– Không quá 2 m với loại đất cứng phải đào bằng xà beng, cuốc chim, choòng.

2.12.1.10 Trong mọi trường hợp đào đất khác với điều kiện tại 2.12.1.9 phải đào đất có mái dốc hoặc có chống vách.

2.12.1.11 Khi đang đào đất nếu do điều kiện thiên nhiên hay ngoại cảnh làm thay đổi trạng thái đất như nền bị ngấm nước mưa kéo dài, đất quá ẩm hay bão hòa nước …, đơn vị thi công phải kiểm tra lại vách hố đào, mái dốc. Nếu không đảm bảo an toàn phải có biện pháp gia cố để chống trượt, sụt lở đất, sập vách bất ngờ (giảm độ nghiêng dốc, tạm ngừng việc chở đất, gia cường thanh chống …).

2.12.1.12 Khi đào hố móng, đường hào có mái dốc hoặc có chống vách, không được phép đặt tải trọng sai vị trí, khu vực và chủng loại đã quy định trong thiết kế kỹ thuật thi công như: xếp vật liệu, đổ đất đào, đặt xe máy, đường ray, đường goòng; di chuyển xe cộ, dựng cột điện… không đúng nơi hoặc vị trí quy định của thiết kế.

2.12.1.13 Không được đào theo kiểu “hàm ếch”. Nếu phát hiện có vật thể ngầm phải dừng thi công ngay và người lao động phải dời đến nơi an toàn. Chỉ được thi công tiếp sau khi đã phá bỏ “hàm ếch” hoặc vật thể ngầm.

2.12.1.14 Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng vách hố đào, mái dốc. Nếu phát hiện vết nứt dọc theo vách hố móng, mái dốc phải dừng thi công ngay. Người cũng như máy móc, thiết bị phải chuyển đến vị trí an toàn. Sau khi có biện pháp xử lý thích hợp mới được tiếp tục làm việc.

2.12.1.15 Đào hố móng, đường hào trong phạm vi chịu ảnh hưởng của xe máy và thiết bị gây chấn động mạnh, phải có biện pháp ngăn ngừa sự phá hoại mái dốc.

2.12.1.16 Khu vực đào đất có cây cối, phải có biện pháp chặt cây, đào gốc an toàn. Trước khi chặt cây, phải có tín hiệu âm thanh cảnh báo khu vực nguy hiểm. Dùng máy đào gốc cây, phải có biện pháp đề phòng đứt dây kéo.

2.12.1.17 Dùng vật liệu nổ để phá bỏ các khối đá ngầm, móng nhà cũ hoặc làm tơi khối đất quá rắn phải tuân thủ các quy định tại QCVN 02: 2008/BCT.

2.12.1.18 Lối lên xuống hố móng, phải làm bậc dài ít nhất là 0,7 m rộng 0,4 m. Khi hố đào hẹp và sâu, phải dùng thang tựa. Không được bám vào các thanh chống vách hoặc chống tay lên miệng hố đào để lên xuống.

2.12.1.19 Lấy đất bằng gầu, thùng… từ hố móng, đường hào lên phải có mái che hoặc lưới bảo vệ chắc chắn bảo đảm an toàn cho người lao động. Khi nâng hạ gầu, thùng… phải có tín hiệu thích hợp (âm thanh, ánh sáng.. ) để tránh gây tai nạn.

2.12.2 Đào đất có mái dốc

2.12.2.1 Đào hố móng, đường hào khác với quy định tại 2.12.1.8, 2.12.1.9 phải tạo mái dốc (nếu không chống vách) theo các góc nghiêng không lớn hơn các trị số ở Bảng 5.

Bảng 5 – Góc nghiêng của mái dốc đào không chống

Loại đất

Trạng thái đất

Ít ẩm (khô)

Ẩm

Ướt

Góc giữa mái dốc và phương ngang, (o)

Tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang

Góc giữa mái dốc và phương ngang, (o)

Tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang

Góc giữa mái dốc và phương ngang, (o)

Tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang

Sỏi, cuội

40

1: 1,20

40

1: 1,20

35

1: 1,45

Cát hạt to

30

1: 1,75

32

1: 1,60

25

1: 2,15

Cát hạt trung

28

1: 1,90

35

1: 1,45

25

1: 2,15

Cát hạt nhỏ

25

1: 2,15

30

1: 1,75

20

1: 2,77

Sét pha

50

1: 0,84

40

1: 1,20

30

1: 1,75

Đất hữu cơ

40

1: 1,20

35

1: 1,45

25

1: 2,15

Đất than bùn không có rễ cây

40

1: 1,20

25

1: 2,15

15

1: 3,75

2.12.2.2 Không được đào đất cát, cát pha bão hòa nước mà không có hệ vách chống.

2.12.2.3 Đối với mái dốc dài hơn 3 m và độ dốc lớn hơn 1: 1 hoặc mái dốc có độ dốc lớn hơn 1: 2 nhưng bị ẩm ướt, thì người lao động làm việc trên đó phải đeo dây an toàn buộc vào cọc neo giữ chắc chắn.

2.12.3 Đào đất có vách chống

2.12.3.1 Khi đào hố móng, đường hào không tạo mái dốc theo quy định tại 2.12.2.1 phải làm hệ chống theo quy định ở Bảng 6.

Bảng 6 – Hệ thanh chống

Loại đất

Kiếu chống

Đào sâu đến 3 m

Đào sâu từ 3 5 m

Đào sâu từ 5 m trở lên

Đất có độ ẩm trung bình

Chống ngang cách quãng 2 tấm

Chống ngang liên tục (khít)

Chống theo thiết kế

Đất có độ ẩm cao, đất rời

Chống ngang hoặc liên tục (khít)

Chống đứng

Chống theo thiết kế

Tất cả các loại đất khi có nước ngầm

Đóng ván cừ sâu vào đáy hố đào ít nhất 0,75 m

Chống theo thiết kế

2.12.3.2 Đối với hố móng rộng phải tính toán thiết kế hệ thống chống đỡ.

2.12.3.3 Đào hố móng, đường hào ở nơi ẩm ướt hoặc đất cát dễ bị sụt lở, phải dùng ván ghép khít với nhau và phải đóng sâu xuống đáy hố đào tối thiểu 0,75 m.

2.12.3.4 Đào hố móng, đường hào ở vùng đất cát chảy phải tính toán thiết kế ván chống riêng, trong đó bao gồm các biện pháp gia cố vách chống và hạ mực nước ngầm.

2.12.3.5 Đào hố móng, đường hào ngay cạnh các hố đào cũ đã lấp đất, nhưng đất lấp chưa ổn định phải có biện pháp gia cố vách chống chắc chắn và trong quá trình đào phải thường xuyên quan sát tình trạng của vách chống.

2.12.3.6 Nếu thu hồi thanh chống ở những vùng đất dễ bị sụt lở hoặc ở bên cạnh các công trình cũ có thể làm mất ổn định vách hố đào hoặc công trình đó, phải tháo từng phần hoặc để lại toàn bộ hệ chống.

2.12.3.7 Khi đào đất bằng máy phải dùng hệ vách chống không có thanh chống hoặc nếu không chống vách phải tạo mái dốc như quy định tại 2.12.2.1.

2.12.4 Đào đất thủ công

2.12.4.1 Dùng cuốc, xẻng hoặc bất kì dụng cụ cầm tay nào khác phải đúng quy định tại 2.5. Đặc biệt cần lưu ý quy định tại 2.12.1.5.

2.12.4.2 Đất đào dưới đáy hố móng, đường hào phải đổ vào khu vực, vị trí đã được quy định trong thiết kế thi công, nhưng phải cách miệng hố ít nhất là 0,5 m. Đất đổ lên miệng hố đào phải có độ dốc không quá 45so với mặt phẳng ngang. Khi đào đất bên sườn đồi, núi phải có biện pháp chống đất, đá lăn bất ngờ theo mái dốc.

2.12.4.3 Công tác thoát nước, kiểm tra tình trạng vách hố đào mái dốc, làm bậc lên xuống phải theo đúng quy định tại 2.12.1.8, 2.12.1.11, 2.12.1.18.

2.12.4.4 Khi đào hố móng, đường hào sâu hơn 2 m phải bố trí ít nhất là 2 người lao động cùng làm việc, nhưng phải đứng cách xa nhau để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ.

2.12.4.5 Không được bố trí người làm việc trên miệng hố móng trong khi đang có người làm việc bên dưới hố đào cùng một khoang mà đất, đá có thể rơi, lở xuống người ở dưới.

2.12.4.6 Không được ngồi nghỉ ở cạnh hố đào hoặc thành đất đắp.

2.12.5 Đào đất bằng máy

2.12.5.1 Đào đất bằng máy xúc

2.12.5.1.1 Trong thời gian máy hoạt động mọi người không được đi lại trên mái dốc tự nhiên cũng như trong phạm vi bán kính hoạt động của máy. Khu vực này phải có biển báo.

2.12.5.1.2 Nền đặt máy phải ổn định, bằng phẳng. Nếu nền đất yếu phải lát tà vẹt, xe phải có vật kê chèn chắc chắn.

2.12.5.1.3 Khi vận hành và di chuyển máy xúc, phải thực hiện đầy đủ các quy định chung tại 2.6 (kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn, phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải, bàn giao tình trạng máy sau mỗi ca làm việc, di chuyển máy dưới đường dây điện cao thế).

2.12.5.1.4 Không được thay đổi độ nghiêng của máy xúc khi gầu xúc đang mang tải.

2.12.5.1.5 Không được điều chỉnh phanh, khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gầu. Không được hãm phanh đột ngột.

2.12.5.1.6 Không được để máy xúc hoạt động khi đang dùng tay để cố định dây cáp. Không được dùng tay để nắn thẳng dây cáp khi đang dùng tời quấn cáp.

2.12.5.1.7 Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp. Không được dùng cáp đã bị nối.

2.12.5.1.8 Khi ngừng việc phải di chuyển máy xúc ra khỏi gương tầng và hạ gầu xuống đất. Chỉ được làm sạch gầu xúc, khi đã hạ gầu xuống đất.

2.12.5.1.9 Chỉ được cho máy xúc làm việc về ban đêm hoặc lúc có sương mù, khi đã đảm bảo chiếu sáng đầy đủ.

2.12.5.1.10 Trong bất kì trường hợp nào khỏang cách giữa cabin máy xúc ngoạm 1 gầu và thành hố đào không được nhỏ hơn 1 m.

2.12.5.1.11 Khi di chuyển máy xúc trên đoạn đường có độ dốc lớn hơn 15phải có sự hỗ trợ của máy kéo hoặc tời. Khi di chuyển không được để gầu xúc mang tải; gầu phải đặt dọc theo hướng di chuyển của máy, đồng thời hạ cần cách mặt đất từ 0,5 m đến 0,9 m.

2.12.5.1.12 Khi điều khiển gầu xúc để đổ đất vào thùng xe ôtô, phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất. Không được điều khiển gầu xúc qua buồng lái. Lái xe không được ngồi trong buồng lái khi máy xúc đang đổ đất vào thùng xe.

2.12.5.2 Đào đất bằng máy ủi

2.12.5.2.1 Khi đào đất bằng máy ủi, phải quy định phạm vi hoạt động của máy. Mọi người không được đi lại, làm việc trên đường di chuyển của máy, kể cả trường hợp khi máy tạm dừng hoạt động.

2.12.5.2.2 Không được dùng máy ủi để thi công trên các mái dốc lớn hơn 30o. Không được thò ben ra khỏi mép hố móng, đường hào (khi đổ đất).

2.12.5.2.3 Công nhân lái máy phải luôn luôn thực hiện các quy định sau:

– Khi máy di chuyển phải quan sát phía trước;

– Ban đêm hoặc trời tối không được làm việc nếu không chiếu sáng đầy đủ;

– Khi ngừng làm việc phải hạ ben trên mặt đất.

2.12.5.2.4 Khỏang cách tối thiểu giữa hai máy ủi (tính từ điểm biên gần nhất giữa hai máy) cùng làm việc trên một mặt bằng là 2 m.

2.12.5.3 Đào đất bằng máy cạp

2.12.5.3.1 Đào đất bằng máy cạp phải cách hố móng, đường hào một khỏang không nhỏ hơn 0,5 m hoặc cách mái dốc một khỏang không nhỏ hơn 1 m.

2.12.5.3.2 Không được dùng máy cạp để thi công ở những sườn dốc hơn 30o.

2.12.5.3.3 Không được đổ đất ở thùng máy ra khi máy đang di chuyển.

2.12.5.3.4 Khi máy đang di chuyển, không được để người đứng giữa thùng máy và đầu kéo, đi qua bộ phận nối thùng máy và đầu kéo.

2.12.5.3.5 Khi di chuyển máy cạp phải hạ thùng cách mặt đất một khỏang ít nhất là 0,35 m.

2.12.5.3.6 Khi máy đang hoạt động không được sửa chữa, tra dầu mỡ vào bất kì một bộ phận nào của máy.

2.12.5.3.7 Phải tháo thùng xe ra khỏi đầu kéo khi công nhân sửa chữa các bộ phận dưới thùng xe.

2.12.5.3.8 Khi sử dụng các loại máy đào đất như: máy xúc, máy ủi, máy cạp …, ngoài những quy định trên phải tuân theo các quy định tại 2.6.

2.12.6 Đào giếng và hố thăm dò

2.12.6.1 Đào giếng và đào hố thăm dò trong những điều kiện khác với quy định tại 2.12.1.9, phải có vách chống.

2.12.6.2 Khi đào giếng và đào hố thăm dò phải theo các quy định sau:

– Phía trên miệng hố đào phải có lưới thép che chắn để đề phòng đất, đá trên miệng hố rơi xuống;

– Thùng để chuyển đất đá từ dưới lên phải buộc chắc chắn vào đầu dây kéo. Khi chuyển các tảng đá từ dưới hố đào lên, người lao động phải lên khỏi hố;

– Không được chất vật liệu đầy quá miệng thùng;

– Người lao động phải lên khỏi hố đào khi chuyển đất đá từ dưới lên nếu không có mái che chắn;

– Khi làm việc trong giếng và hố thăm dò phải có ít nhất 02 người trở lên nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

2.12.6.3 Khi có người đang làm việc dưới hố đào, không được làm bất kì việc gì có thể phát sinh ra tia lửa trong hố đào.

2.12.6.4 Người lao động xuống hố sâu phải dùng thang hoặc thùng nâng. Dây kéo phải lấy với hệ số an toàn bằng 9 lần tải trọng thực tế, lượng dự trữ dây kéo không nhỏ hơn 6 vòng tang tời và tời quay phải cố định chắc chắn.

2.12.6.5 Trước khi để người lao động xuống hố đào phải kiểm tra bảo đảm không có hơi khí độc hại ở dưới hố. Nếu có hơi khí độc hại không được để người lao động xuống hố và phải có biện pháp khử hết hơi độc hại đó.

2.12.6.6 Khi dùng thùng nâng để nâng hạ người lao động trong giếng hoặc hố đào thăm dò, chỉ được phép dùng tời tay và tốc độ di chuyển không quá 1 m/s, đồng thời phải có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật thi công phụ trách. Tời phải có đầy đủ thiết bị hãm tự động. Phải kiểm tra tời trước mỗi ca làm việc và trong 1 ca phải kiểm tra tời ít nhất là 2 lần.

2.12.7 Đào đất bằng phương pháp cơ giới thủy lực

2.12.7.1 Chỉ được lắp súng phun nước vào hệ thống cung cấp nước sau khi kiểm tra các khóa hãm ở nguồn cung cấp nước làm việc tốt.

2.12.7.2 Không để súng phun nước hoạt động khi không có người trông coi.

2.12.7.3 Khi tạm ngừng việc phải hướng vòi nước chếch xuống đất và quay về phía không có người qua lại.

2.12.7.4 Khỏang cách giữa nơi đặt súng phun nước và gương tầng không được nhỏ hơn chiều cao của gương tầng.

2.12.7.5 Phải thường xuyên xem xét tình trạng của đường ống dẫn nước từ trạm bơm đến nơi đặt súng phun.

2.12.7.6 Khu vực đặt súng phun phải có rào ngăn và biển báo Cấm.

2.12.7.7 Trước khi cho súng phun hoạt động, phải kiểm tra tình trạng của các van. Trên đường ống dẫn nước trong phạm vi không quá 10 m tính từ chỗ làm việc của công nhân điều khiển súng phun nước, phải có van để ngừng cấp nước trong các trường hợp sự cố.

2.12.7.8 Không được đi lại trên các đường ống dẫn nước. Phải làm lối đi lại riêng.

2.12.7.9 Chỉ được thay vòi phun, xiết chặt các chỗ nối, hoặc sửa chữa các hư hỏng của súng phun sau khi đã tắt động cơ.

2.12.7.10 Ban đêm trong phạm vi hoạt động của súng phun phải được chiếu sáng đầy đủ.

2.12.7.11 Công nhân điều khiển súng phun nước và công nhân ở trạm bơm phải liên lạc với nhau bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng.

2.12.7.12 Trong phạm vi hoạt động của súng phun, nếu có đường điện cao thế đi qua, phải đề phòng có luồng, tia nước chạm vào dây hoặc cột điện.

2.12.7.13 Không được đặt đường ống dẫn lên các giá đỡ gần các đường dây điện cao thế.

2.12.7.14 Các máng dẫn bùn đặt trên giá đỡ phải đảm bảo độ bền và ổn định; hai bên máng dẫn phải có sàn thao tác rộng 0,7 m và có lan can bảo vệ cao 1,0 m. Chỉ cho phép làm sạch rốn thu bùn khi đã tắt súng phun nước và máy hút bùn.

2.12.7.15 Người và xe cộ không được đi qua lại phía dưới máng dẫn bùn và ống dẫn nước.

2.12.7.16 Mương dẫn bùn và hố chứa bùn phải có thành bảo vệ chắc chắn. Không được đi lại trên thành bảo vệ.

2.12.7.17 Sau khi ngừng làm việc phải: báo hiệu để đóng trạm bơm; đóng van ở súng phun; hút hết bùn vào nơi chứa.

2.13 Công tác móng và hạ giếng chìm

2.13.1 Thi công móng nông

2.13.1.1 Không được đổ hoặc ném vật liệu (gạch, đá…) từ trên miệng hố móng xuống hố. Phải dùng các phương tiện cơ giới hoặc máng dẫn để đưa vật liệu xuống hố móng; đầu dưới của máng dẫn phải đặt cách đáy hố móng không quá 0,5 m.

2.13.1.2 Đường đi lại, vận chuyển vật liệu phải nằm ngoài vùng lăng thể sụt lở của hố móng.

2.13.1.3 Phải kiểm tra tình trạng ổn định của thành hố móng trước khi thi công. Trong quá trình thi công móng, nếu phát hiện có nguy cơ sụt lở thành hố phải nhanh chóng rời người khỏi vùng nguy hiểm.

2.13.1.4 Lên xuống hố móng phải có thang chuyên dùng. Không được lên xuống bằng cách đu, nhảy hoặc lợi dụng hệ văng chống.

2.13.1.5 Vật liệu để làm móng phải để cách mép hố móng 1 m và phải có ván chắn.

2.13.2 Thi công móng cọc

2.13.2.1 Dây cáp dùng để kéo cọc bằng cơ giới phải có hệ số an toàn không nhỏ hơn 6 và không nhỏ hơn 4 khi kéo bằng thủ công.

2.13.2.2 Trước khi dựng cọc phải kiểm tra chất lượng cọc để loại bỏ những cọc không đảm bảo an toàn, những người không có nhiệm vụ phải đứng ra ngoài phạm vi đang dựng cọc một khỏang ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2 m.

2.13.2.3 Chỉ được kéo cọc bằng dây cáp luồn qua ròng rọc chuyển hướng khi các ròng rọc này đã cố định vào đế máy theo phương thẳng đứng và cọc nằm trong phạm vi tầm nhìn của người điều khiển.

2.13.2.4 Khi cần điều chỉnh lại cọc phải để cho búa ngừng đập và hạ búa sát đầu cọc. Khi chỉnh sửa đầu cọc phải nâng búa cách đầu cọc một khỏang không lớn hơn 0,3 m, đồng thời phải giữ búa bằng dây hoặc chốt.

2.13.2.5 Khi cắt các đầu thừa của cọc bê tông phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng ngừa mảnh bê tông văng bắn hoặc đầu cọc đổ vào người.

2.13.2.6 Khi thi công cọc nhồi:

– Không được thi công và đổ bê tông cọc khi có gió trên cấp 5;

– Phải dùng nắp đậy lỗ khi ngừng khoan;

– Trường hợp phải đào hố cọc bằng biện pháp thủ công: chỉ được tiến hành trong đất ổn định, không có nước ngầm và thành hố được chống đỡ liên tục;

– Chỉ cho phép người làm việc trong lỗ khoan có đủ không gian để thao tác và có đường kính ít nhất 1,0 m;

– Các vị trí nguy hiểm phải có biển báo hiệu và có người canh gác.

2.13.2.7 Khi thi công ép cọc:

– Đối với các thiết bị sử dụng vật nặng làm đối trọng, phải lập biện pháp an toàn trong sắp đặt, tháo dỡ và chuyển tải đối trọng;

– Người điều khiển hệ thống thủy lực phải ở vị trí có thể quan sát được tất cả các công việc lắp dựng cọc, hàn nối cọc, lắp đặt cọc dẫn và các công việc phụ trợ khác;

– Các đốt cọc được lắp dựng lên giá máy ép cọc bằng thiết bị nâng và phải được neo giữ trong suốt quá trình thi công.

2.13.2.8 Khi thi công giếng cát, bấc thấm

– Lớp san tạo mặt bằng phải đủ khả năng chịu tải trọng của thiết bị thi công. Khi cần thiết phải thử tải nền bằng máy xúc hoặc xe ben chất đầy tải;

– Trong trường hợp nhiều thiết bị đang làm việc trên cùng mặt bằng thì nên bố trí chúng cách nhau một khỏang cách lớn hơn tổng chiều cao của các thiết bị.

2.13.3 Hạ giếng chìm

2.13.3.1 Khi chất thêm tải lên thành giếng, phải bảo đảm an toàn cho những người làm việc ở dưới giếng. Không được đào sâu xuống dưới vành giếng quá 1 m.

2.13.3.2 Phải có phương tiện bảo đảm an toàn cho người lên xuống giếng, có biện pháp thoát người nhanh chóng trong trường hợp đất ở đấy bị sụt lở bất ngờ, phải có 2 nguồn điện cung cấp cho các máy bơm thoát nước ở các giếng (một nguồn sử dụng còn một nguồn dự phòng).

2.13.3.3 Không được để người ở dưới giếng, khi gầu ngoạm lấy đất ra khỏi giếng. Trường hợp cần phải có người làm tín hiệu ở dưới giếng, thì người đó phải đứng ngoài phạm vi hoạt động của gầu và phải có che chắn bảo vệ ở phía trên.

2.13.3.4 Khi dùng cần trục để nâng đất ra khỏi giếng, phải đặt thùng trong hệ thống ống ngăn di động và có tín hiệu ánh sáng báo hiệu.

2.13.3.5 Phạm vi lòng giếng có người làm việc bên dưới phải có che chắn phía trên và đảm bảo các quy định tại 2.1.

2.13.3.6 Cầu cạn, giàn giáo, giá đỡ và các chi tiết liên kết ống dẫn vữa phải làm đúng theo các quy định tại 2.8 và 2.17.

2.14 Thi công các công trình ngầm

2.14.1 Yêu cầu chung

2.14.1.1 Khi thi công các công trình ngầm, ngoài việc thực hiện các quy định trong phần này còn phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn trong các hầm lò.

2.14.1.2 Trước khi thi công các công trình ngầm, phải có đầy đủ các tài liệu: thiết kế, thiết kế kỹ thuật thi công, bản đồ trắc địa, tài liệu địa chất, thủy văn, sơ đồ các công trình cũ trong khu vực thi công, các văn bản nghiệm thu các điều kiện đảm bảo an toàn.

2.14.1.3 Khi tiến hành thi công công trình ngầm phải có thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công gồm:

– Quy trình kỹ thuật thi công hướng dẫn trình tự thi công và các biện pháp chống đỡ, lắp đặt an toàn;

– Biện pháp chống nước ngầm;

– Biện pháp bảo vệ các loại đường ống, đường dây liên lạc các đường hầm đã hoặc đang thi công khác cũng như các công trình khác nằm trên mặt đất gần nơi thi công;

– Phương án phòng ngừa, xử lý sự cố trong các công trình ngầm;

– Các biện pháp thông gió, chiếu sáng, đo kiểm tra khí độc hại và bảo đảm vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công.

2.14.1.4 Khi thi công các công trình ngầm dưới hoặc gần các công trình khác, phải có biện pháp đề phòng và giám sát chặt chẽ tình trạng ổn định của công trình đó trước và trong quá trình thi công.

2.14.1.5 Người làm việc trong công trình ngầm phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định hiện hành.

2.14.1.6 Tất cả máy, thiết bị, phương tiện, phục vụ thi công công trình ngầm, ngoài việc thực hiện theo các quy định tại 2.6, còn phải thực hiện đúng các quy định riêng phù hợp với điều kiện an toàn trong khi thi công các công trình ngầm.

2.14.1.7 Phải thành lập đội cấp cứu hầm lò chuyên trách (hoặc bán chuyên trách), trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu người bị nhiễm độc, cứu sập, chữa cháy để kịp thời cứu chữa khi có sự cố bất ngờ.

2.14.2 An toàn khi thi công

2.14.2.1 Khi vào làm việc trong các công trình ngầm, phải có ít nhất từ 2 người trở lên và phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ số người ra, vào làm việc trước và sau mỗi ca. Mỗi lần đổi ca, phải kiểm tra kỹ số người làm việc, tình trạng an toàn của nơi làm việc và ghi đầy đủ vào sổ giao ca.

2.14.2.2 Trước khi làm việc mọi người phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ cần thiết cho một ca làm việc. Phải kiểm tra vì chống từ ngoài cửa gương lò độc đạo trở vào tới gương đang thi công, các thiết bị an toàn, tình trạng kỹ thuật an toàn. Lấy hết đá tại khu vực làm việc để bảo đảm an toàn mới được thi công.

2.14.2.3 Khi phát hiện thấy có dấu hiệu nguy hiểm có thể gây tai nạn lao động hoặc sự cố, phải dừng lại và kịp thời xử lý.

2.14.2.4 Khi có sự thay đổi các điều kiện địa chất, thủy văn phải xem xét và sửa đổi lại thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công cho phù hợp.

2.14.2.5 Trước khi thi công gần các đường dây điện ngầm hoặc đường ống chịu áp lực, phải cắt điện hoặc khóa van đường ống lại.

2.14.2.6 Khi thi công ngầm dưới tuyến đường sắt, phải thường xuyên quan sát tình trạng của nền đường. Nếu thấy nền đường xuất hiện biến dạng, phải ngừng ngay công việc và xử lý kịp thời.

2.14.2.7 Trong quá trình thi công các công trình ngầm, nếu thấy phát sinh hoặc nghi ngờ có khí mê-tan, khí các-bô-nic hoặc các loại khí độc khác, phải tiến hành đo kiểm tra xác định cụ thể nồng độ khí và có biện pháp làm giảm nồng độ xuống mức quy định cho phép, đồng thời có biện pháp phòng, chống nhiễm độc và chống cháy, nổ khí.

2.14.2.8 Khoan bắn mìn trong các công trình ngầm phải tuân thủ QCVN 02: 2008/BCT.

2.14.2.9 Khi đào các gương hầm phải chú ý quan sát hiện tượng lở của gương. Nếu có phải lập tức dừng lại và xử lý kịp thời.

2.14.2.10 Khi có hiện tượng biến dạng thanh chống, phải tăng cường thêm các thanh chống mới.

2.14.2.11 Khi thấy thanh chống đã hỏng, chỉ được tháo từng thanh một. Trước khi tháo phải gia cố chắc chắn các thanh chống đứng trước và sau thanh bị hư hỏng. Ở các hầm lò độc đạo khi thay thanh chống hoặc chống phá mở rộng đoạn lò bị nén, phải tiến hành chống đuổi theo gương và không được để người ra vào làm việc phía trong (tính từ chỗ chống phá vào gương). Ở các ngã ba có nhánh hầm độc đạo, khi chống phá cách ngã ba 5 m, phải dừng ngay mọi công việc trong nhánh độc đạo. Sửa chữa các đường hầm lò dốc trên 25phải làm từ trên xuống.

2.14.2.12 Khi đào và chống giếng đứng, cần chú ý:

– Trong khỏang từ gương lò giếng tới thanh chống vĩnh viễn, phải có các thanh chống tạm thời. Trường hợp đá rắn, ổn định thì thanh chống tạm cũng không được cách gương lò quá 1 m;

– Phải có sàn bảo vệ để chặn vật rơi từ trên cao xuống sàn cách đáy giếng không quá 4,0 m;

– Khỏang cách từ mép sàn bảo vệ tới thành thanh chống của giếng không được quá 0,5 m;

– Khi di chuyển sàn, người lao động ở gương phải lên hết trên mặt đất;

– Cán bộ kỹ thuật thi công, phải giám sát tại chỗ việc di chuyển sàn bảo vệ và các thiết bị cơ khí khác treo trong giếng;

– Khi sử dụng sàn treo, phải làm mái ở bên trên để bảo vệ những người đang làm việc trên sàn;

– Trước khi bắn mìn, sàn treo phải được kéo lên cao cách gương ít nhất từ 15 m đến 30 m;

– Nếu dùng thùng treo để chuyển đất đá thì cửa chắn miệng giếng, chỉ được mở khi thùng đi qua. Cánh cửa phải kín.

2.14.2.13 Khi xây giếng bằng đá, gạch hay đổ bê tông thì khỏang trống giữa thành hố với thành giếng, phải được chèn kỹ.

2.14.2.14 Xung quanh miệng giếng, phải có rào chắn cao tối thiểu 2,5 m, phía ra vào phải có cửa sắt. Khi ngừng công tác, các cửa đó phải đóng khóa cẩn thận. Tất cả các đầu tầng ở lò giếng cũng phải có cửa sắt hay chắn song sắt.

2.14.2.15 Đào đường hầm bằng khiên đào:

– Các cơ cấu phụ kiện của khiên đào khi đưa xuống vị trí thi công và khi lắp, phải tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ kỹ thuật thi công và phải tuân theo hiệu lệnh thống nhất;

– Chỉ được phép đào đất trong giới hạn mái đua của khiên;

– Không được di chuyển khiên đào một khỏang lớn hơn chiều dài của đoạn vòm chống.

2.14.2.16 Đào đường hầm bằng phương pháp ép đường ống theo phương nằm ngang:

– Cho phép người làm việc bên trong đường ống khi đường kính bên trong của đường ống bằng hoặc lớn hơn 1,2 m;

– Đường ống dài trên 7 m phải được thông gió cưỡng bức với lượng không khí sạch được tính toán cho sự hô hấp của một người không nhỏ hơn 4 m3/min;

– Chỉ cho phép đào đất bằng phương pháp thủ công trong đường ống khi đã loại trừ được khí, nước ở trong gương;

– Phải có thông tin liên lạc hai chiều với người lao động làm trong đường ống;

– Không được đào đất ngoài giới hạn mép của đường ống.

2.14.3 Đi lại và vận chuyển trong công trình ngầm

2.14.3.1 Ở mỗi cửa ra vào công trình ngầm, phải có nội quy quy định việc đi lại, vận chuyển an toàn trong đường hầm. Ngoài các quy định trong Quy chuẩn này, cần phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng. Các kết cấu gia cố miệng giếng dẫn xuống công trình ngầm, phải làm cao hơn miệng giếng ít nhất là 0,5 m. Cửa giếng phải có nắp đậy chắc chắn, không được đặt bất cứ vật gì lên nắp hoặc xung quanh miệng giếng trong phạm vi nhỏ hơn 0,5 m.

2.14.3.2 Các lối rẽ trong công trình ngầm phải có biển báo, mũi tên chỉ dẫn cụ thể.

2.14.3.3 Những đoạn đường hầm không sử dụng nữa hoặc tạm thời không sử dụng, phải được rào kín, đặt biển báo hoặc đèn đỏ. Các hố rãnh sâu trên mặt bằng có người qua lại, phải được đậy hoặc rào chắn cẩn thận.

2.14.3.4 Khi qua lại các đường hầm có vận chuyển bằng tời trục, phải được sự đồng ý của người vận hành. Chỉ được phép đi sau khi phương tiện vận chuyển đã ra khỏi đường trục và đã đóng ngáng chắn ở đầu tời trục.

2.14.3.5 Đường lên xuống công trình ngầm thông qua giếng đứng, giếng nghiêng, đều phải có nội quy quy định cụ thể và bậc thang được bố trí tùy theo độ dốc của hầm.

– Độ dốc dưới 45phải có tay vịn chắc chắn;

– Độ dốc trên 45phải dùng thang lồng, thang có lan can bảo vệ hoặc thang máy;

– Tại giếng đứng, độ dốc của thang không được quá 80và cứ 8 m cao phải có sàn nghỉ.

2.14.3.6 Khi đi lại trên thang, các dụng cụ làm việc như búa, kìm…, phải đựng trong túi đeo chắc chắn.

2.14.3.7 Trong đường hầm có các phương tiện vận chuyển phải dành riêng đường cho người đi lại rộng:

– Ít nhất 0,7 m (tính từ mép ngoài của phương tiện tới mép ngoài của vì chống) đối với các đường hầm có vận chuyển bằng xe goòng;

– Ít nhất 1,5 m đối với các đường hầm có vận chuyển bằng ô tô.

2.14.3.8 Không được đi qua giữa hai xe đứng gần nhau, trèo qua đoàn xe hoặc đứng trên tăm – pông của xe goòng.

2.14.3.9 Mọi phương tiện không được vận chuyển trong công trình ngầm khi chưa có chiếu sáng đầy đủ theo quy định.

2.14.3.10 Không được đồng thời vận chuyển người và các vật liệu khác trong cùng một thang máy. Không được vận chuyển người bằng xe skíp hoặc bằng thiết bị tự đổ khác.

2.14.3.11 Vận chuyển bằng đường goòng phải theo các quy định tại 2.4 và các yêu cầu sau:

– Độ dốc của đường goòng không quá 7 %;

– Tốc độ của xe goòng đẩy tay không quá 4,0 km/h;

– Tốc độ của goòng kéo bằng cáp không quá 3,6 km/h;

– Khi đẩy xe goòng phải có đèn chiếu sáng để mọi người có thể trông thấy;

– Không được đứng phía trước để hãm hoặc kéo goòng.

2.14.3.12 Sử dụng tời kéo phải đặt trên khung và liên kết chắc chắn. Phải có tín hiệu liên lạc báo hiệu khi tời hoạt động. Không được qua lại làm việc dọc hai bên đường dây cáp tời khi tời đang hoạt động.

2.14.3.13 Không được tháo móc cáp khi đoàn xe chưa dừng hẳn. Không được thò đầu vào giữa hai toa xe để tháo, nối hai toa xe.

2.14.3.14 Vận chuyển trong công trình ngầm bằng ôtô, ngoài việc tuân thủ các quy định tại 2.4 còn phải tuân thủ các quy định sau:

– Tốc độ xe không được vượt quá 5 km/h;

– Mọi người không được ở trên thùng xe, bên ngoài ca bin xe;

– Phanh, còi, đèn chiếu sáng, đèn báo… của xe phải đủ và hoạt động tốt;

– Không được đỗ xe để nghỉ ở trong đường hầm;

– Không được dùng xe chạy xăng trong công trình ngầm.

2.14.4 Sử dụng thiết bị điện và chiếu sáng

2.14.4.1 Lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện trong công trình ngầm, ngoài việc thực hiện các quy định trong phần này còn phải thực hiện các quy định tại 2.3 và các quy định hiện hành về an toàn nối đất và nối không các thiết bị điện.

2.14.4.2 Các thiết bị điện phải có rơ-le tự động ngắt khi có sự cố. Phải kiểm tra định kỳ tình trạng cách điện của các bộ phận dễ bị rò điện, sự hoạt động của rơ-le rò.

2.14.4.3 Phải có sơ đồ mạng điện, trong đó ghi rõ mạng điện lực, điện chiếu sáng, các vị trí nơi đặt và công suất của thiết bị điện, thiết bị phân phối, báo hiệu và điện thoại. Khi có sự thay đổi, phải ghi rõ sự thay đổi đó vào sơ đồ.

2.14.4.4 Các công trình ngầm có nguy hiểm về hơi khí, bụi, nổ phải sử dụng thiết bị điện an toàn phòng nổ phù hợp.

2.14.4.5 Công tắc, cầu dao điện phải để nơi thuận tiện, an toàn khi sử dụng. Phải có bảng chỉ dẫn rõ ràng cho từng thiết bị.

2.14.4.6 Đèn pha dùng trong công trình ngầm phải lắp bằng kính mờ.

2.14.4.7 Các lối đi lại, cầu thang lên xuống phải thường xuyên được chiếu sáng.

2.14.4.8 Các trạm điện trong công trình ngầm, phải có đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy thích hợp.

2.14.4.9 Dây dẫn điện trong công trình ngầm:

– Phải dùng cáp có vỏ bọc cao su cách điện, ngoài có vỏ kim loại bảo vệ nếu là dây cố định;

– Nếu là dây di động phải dùng cáp mềm có vỏ bọc cao su cách điện;

– Các dây cáp điện phải treo cao tránh va chạm gây hỏng cáp.

2.14.4.10 Điện chiếu sáng trong công trình ngầm chỉ được dùng đường dây có điện thế không quá 127 V. Nếu dùng các đèn huỳnh quang cố định cho phép dùng đường dây có điện thế không quá 220V.

2.14.4.11 Mạch điện điều khiển dùng cho các máy cố định và di động, cho phép dùng điện áp không quá 36 V nếu dùng dây điện có vỏ bọc cách điện và 12 V nếu dùng dây trần. Trong công trình ngầm không có khí mê-tan hay không có nguy hiểm bụi nổ, cho phép dùng điện áp 24 V trên dây trần.

2.14.4.12 Không được dùng biến áp điều khiển hở trong các công trình ngầm.

2.14.5 Thông gió

2.14.5.1 Các công trình ngầm phải đảm bảo thông gió bằng các thiết bị thông gió thích hợp. Các đường lò độc đạo sâu quá 10 m, phải được thông gió cưỡng bức.

2.14.5.2 Việc thông gió trong công trình ngầm phải luôn đảm bảo:

– Tỉ lệ ôxy trong không khí không dưới 20 % thể tích;

– Tỉ lệ các loại khí độc hại khác dưới giới hạn cho phép;

– Lượng không khí cần cho sự hô hấp của một người không dưới 4 m3/min;

– Nhiệt độ tối đa không quá 30oC.

2.14.5.3 Nguồn điện cấp cho quạt gió chính, phải được cấp từ hai nguồn độc lập (một nguồn hoạt động, một nguồn dự phòng).

2.14.5.4 Quạt thông gió chính:

– Phải có bộ phận đảo chiều gió trong vòng 10 min khi có sự cố và đảm bảo 60 % lượng gió so với lượng gió tiêu chuẩn khi hoạt động bình thường;

– Phải có động cơ dự phòng, nếu có khí mê-tan thì phải có quạt dự phòng.

2.14.5.5 Nếu có khả năng xuất hiện khí độc, khí mê-tan, người lao động phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ phòng hộ theo đúng chế độ quy định và các thiết bị đo kiểm tra khác.

2.14.5.6 Khi đang làm việc thấy xuất hiện nhiều khí độc hại hoặc hệ thống thông gió bị hỏng phải ngừng ngay công việc, mọi người phải rút ra nơi an toàn. Chỉ khi đã xử lý xong, đảm bảo an toàn mới được tiếp tục công việc.

2.14.5.7 Khoan đá phải tiến hành khoan ướt hoặc áp dụng các biện pháp chống bụi khác.

2.14.5.8 Hàn trong công trình ngầm, phải tính toán thông gió cụ thể để đảm bảo nồng độ hơi độc dưới mức cho phép.

2.14.5.9 Lối vào công trình ngầm phải thường xuyên dọn sạch phế liệu và vật liệu thừa cũng như các kết cấu chống đỡ, giàn giáo, thiết bị chưa dùng đến.

2.14.5.10 Hệ thống thoát nước trong công trình ngầm, phải thường xuyên đảm bảo thoát nước tốt.

2.15 Công tác sản xuất vữa và bê tông

2.15.1 Yêu cầu chung

2.15.1.1 Khi làm việc trong kho chứa vật liệu dễ sinh bụi (xi măng, vôi, thạch cao…) và ở những vị trí đặt máy đập, máy nghiền, máy sàng các nguyên liệu và bán thành phẩm phải đảm bảo các yêu cầu về thông gió và chống bụi.

2.15.1.2 Bộ phận vít tải phải có che chắn bằng lưới thép. Khi vận chuyển vật liệu dạng bụi phải có nắp đậy kín.

2.15.2 Hố vôi, tôi vôi

2.15.2.1 Khi tôi vôi không được để vôi cục ngập quá 1/3 chiều cao hố hoặc thùng tôi. Xung quanh hố tôi vôi phải làm hàng rào bảo vệ đảm bảo an toàn; phải có biển báo; nơi có người đi lại ban đêm phải có đèn báo hiệu. Hàng rào phải cách miệng hố 50 cm, cao ít nhất 80 cm và có hai thanh ngang có khả năng ngăn giữ người khỏi rơi ngã. Cọc rào phải được chôn sâu và chắc chắn.

2.15.2.2 Không được làm hố vôi gần đường có nhiều người hoặc xe cộ qua lại.

2.15.2.3 Khi lấy vôi từ hố lên phải dùng các dụng cụ chuyên dùng. Không được lấy vôi lên trực tiếp bằng tay; không được lội xuống hố vôi.

2.15.3 Trộn vữa và bê tông

2.15.3.1 Khi thùng trộn đang vận hành hoặc sửa chữa phải hạ ben xuống vị trí an toàn.

2.15.3.2 Không được dùng xẻng hoặc các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa và bê tông ra khỏi thùng trộn đang vận hành.

2.15.3.3 Khi dùng chất phụ gia cho vào hỗn hợp vữa phải có biện pháp phòng ngừa bỏng chấn thương và phải tuân thủ các quy định (hoặc hướng dẫn) của nhà sản xuất.

2.15.4 Vận chuyển vữa và bê tông

2.15.4.1 Khi vận chuyển vữa và bê tông bằng các loại xe đẩy tay, máy trục, máy nâng phải theo đúng các quy định tại 2.4 và 2.6.

2.15.4.2 Cầu công tác để ô tô vận chuyển bê tông đổ hố móng phải có tấm chắn ở đầu. Tốc độ của ô tô chạy trên cầu nhỏ hơn hoặc bằng 3 km/h. Hai bên cầu công tác phải có lối đi rộng ít nhất bằng 1,2 m và phía ngoài phải có lan can cao 1 m.

2.15.4.3 Chỉ được tháo vữa bê tông một cách từ từ khi gầu ben đã dừng hẳn. Khỏang cách từ đáy gầu ben đến bề mặt kết cấu nơi cần đổ hoặc sàn công tác không lớn hơn 1 m. Nếu lớn hơn 1 m thì phải sử dụng máng hoặc ống đổ bê tông.

2.15.4.4 Khi sử dụng máy bơm vữa phải tuân theo quy định tại 2.6.

2.15.4.5 Không được sử dụng gầu, ben để chuyển vữa bê tông khi nắp của chúng không đậy khít hoặc các bộ phận treo móc không đảm bảo.

2.15.4.6 Khi sử dụng cần cẩu chuyển gầu, ben chứa vữa bê tông phải tuân theo quy định tại 2.6 và người lao động phải đứng ra xa vùng nguy hiểm của tải trọng.

2.16 Công tác xây

2.16.1 Xây móng

2.16.1.1 Phải thường xuyên giám sát và kiểm tra tình trạng của thành hố móng. Trong mùa mưa, phải chú ý đến hiện tượng sụt lở của mái dốc hoặc sự hư hỏng của vách chống.

2.16.1.2 Người lao động lên xuống hố móng, phải dùng thang tựa hoặc bậc lên xuống. Khi trời mưa phải có biện pháp đề phòng trượt ngã.

2.16.1.3 Phải chuyển vật liệu xuống hố móng bằng phương pháp cơ giới hoặc bằng các dụng cụ cải tiến như máng, rãnh có mặt phẳng nghiêng hoặc thùng. Vật liệu đựng trong thùng phải thấp hơn thành thùng ít nhất là 0,1 m. Không được đứng sát miệng hố móng để đổ vật liệu xuống hố.

2.16.1.4 Không được để người làm việc hoặc vận chuyển vật liệu trên miệng hố móng khi có người đang làm việc ở dưới hố, nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn.

2.16.1.5 Trong quá trình xây dựng, nếu hố móng bị ngập nước, phải bơm hết nước trước khi tiếp tục làm việc. Người không được ở dưới hố móng trong thời gian nghỉ giải lao.

2.16.1.6 Khi xây dựng hố móng ở độ sâu trên 2 m hoặc xây móng dưới chân đồi, núi lúc mưa to phải dừng ngay công việc.

2.16.2 Xây tường

2.16.2.1 Phải xem xét tình trạng của móng hoặc của phần tường đã xây trước cũng như tình trạng của giàn giáo và giá đỡ trước khi thi công.

2.16.2.2 Khi xây tới độ cao cách nền nhà hoặc mặt sàn tầng 1,5 m phải bắc giàn giáo hoặc giá đỡ theo quy định tại 2.8.

2.16.2.3 Chuyển vật liệu lên sàn công tác ở độ cao trên 2 m phải dùng các thiết bị cẩu chuyển. Bàn nâng gạch phải có thành chắn đảm bảo không rơi, đổ khi nâng.

2.16.2.4 Khi làm sàn công tác trong nhà để xây thì bên ngoài nhà, phải đặt rào ngăn hoặc biển báo cấm cách chân tường 1,5 m nếu xây ở độ cao không lớn hơn 7 m hoặc cách chân tường 2 m nếu xây ở độ cao lớn hơn 7 m.

2.16.2.5 Không được phép: Đứng trên bờ tường để xây; Đi lại trên bờ tường; Đứng trên mái hắt để xây; Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống; Để dụng cụ hoặc vật liệu xây dựng trên bờ tường đang xây.

2.16.2.6 Không được xây tường quá hai tầng khi tầng dưới chưa có dầm sàn hoặc sàn tạm.

2.16.2.7 Khi xây, nếu có mưa to, giông hoặc gió cấp 6 trở lên, phải che đậy, chống đỡ khối xây để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ.

2.16.2.8 Khi xây xong trụ độc lập hoặc tường đầu hồi, về mùa mưa bảo phải làm mái che ngay.

2.16.2.9 Khi vừa xây vừa cố định các tấm ốp, chỉ được ngừng xây khi đã xây quá độ cao mép trên của các tấm ốp đó.

2.16.2.10 Xây các mái hắt nhô ra khỏi tường quá 20 cm phải có giá đỡ con-xon. Chiều rộng của các giá đỡ con-xon phải lớn hơn chiều rộng của mái hắt 30 cm. Chỉ được tháo dỡ giá đỡ con-xon khi kết cấu mái hắt đã đạt cường độ thiết kế.

2.16.2.11 Xây vòm cửa hoặc vỏ mỏng phải có thiết kế kỹ thuật thi công riêng. Tháo ván khuôn vòm phải tuân theo quy định tại 2.19.

2.16.2.12 Phải tiến hành gia công đá xây trong khu vực dành riêng, được rào chắn. Những người không có nhiệm vụ không được phép vào trong khu vực này. Nếu khỏang cách giữa các vị trí làm việc của thợ gia công đá nhỏ hơn 3 m thì phải làm các vách che bảo vệ giữa các vị trí đó.

2.16.3 Xây ống khói

2.16.3.1 Tại khu vực đang thi công ống khói, trong phạm vi bán kính 10 m tính từ chân ống khói về các hướng, phải làm rào ngăn và đặt biển báo. Lối ra vào khu vực này phải làm mái che và đặt biển báo.

2.16.3.2 Khi nối dài thêm các trục đỡ của máy nâng tải, phải căn cứ vào mức độ xây thân ống khói. Sử dụng máy nâng tải trong thi công ống khói, phải tuân thủ các quy định ở 2.6.

2.16.3.3 Khi người lao động lên xuống, phải dùng giàn giáo, thang của thiết bị thi công hoặc thang sắt chôn sâu vào thân ống khói ít nhất một đoạn là 25 cm, hoặc dùng thiết bị chuyên dùng khác. Không được dùng bàn nâng để đưa người lao động lên xuống.

2.16.3.4 Xung quanh thân ống khói từ độ cao 3 m, phải làm sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ 2 đến 3 m. Nếu làm sàn bảo vệ bằng ván gỗ, gỗ phải dày ít nhất là 4 cm. Nếu làm lưới bảo vệ, phải đan bằng dây thép đường kính 3 mm có kích thước mắt lưới 20 x 20 mm. Sàn (hoặc lưới) phải được đặt dốc về thân ống khói một góc tối thiểu bằng 15o.

2.16.3.5 Khi sử dụng điện chiếu sáng bên trong thân ống khói, phải tuân thủ quy định an toàn về sử dụng điện.

2.16.3.6 Tại vị trí làm việc, trên sàn công tác cũng như trên các tấm chắn bảo vệ, phải thường xuyên thu dọn các vật liệu thừa và rác.

2.16.4 Xây lò

2.16.4.1 Khi xây lò phải dùng giàn giáo treo hoặc giàn giáo khung treo quy định tại 2.8. Giàn giáo phải dựng lắp cách khối xây ở một khỏang tối thiểu là 5 cm.

2.16.4.2 Khi đưa vật liệu lên sàn công tác ở độ cao lớn hơn 2 m, phải dùng máy nâng tải đặt bên ngoài khối xây. Công nhân ở trên sàn công tác làm nhiệm vụ bốc, xếp ở bàn nâng và công nhân điều khiển máy nâng ở bên dưới, phải liên lạc với nhau bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng.

2.16.4.3 Khi thi công ở những vị trí có thể phát sinh hơi khí độc hại (gần các lò cao, tháp rửa…) phải có người thường trực cấp cứu khi xảy ra tai nạn bất ngờ. Không được tự động mở các cửa van, khóa và cửa điều tiết các đường ống dẫn khí. Tại các bộ phận nói trên phải treo biển cấm.

2.16.4.4 Dùng máy mài gạch phải theo các quy định tại 2.6.

2.16.4.5 Đèn chiếu sáng tại những vị trí xây dựng chật hẹp và tối phải theo quy định tại 2.15.2.2.

2.16.4.6 Khi làm việc ở các đường ống dẫn khí lò, bộ phận lọc khí phải có biện pháp kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ. Khi làm gần các đường ống dẫn khí lò, phải đóng tất cả các cửa ở một phía để tránh gió lùa.

2.17 Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông

2.17.1 Gia công và lắp dựng cốp pha

2.17.1.1 Cốp pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế biện pháp thi công được phê duyệt.

2.17.1.2 Chỉ được đặt cốp pha của tầng trên, sau khi đã cố định cốp pha của tầng dưới.

2.17.1.3 Dựng lắp cốp pha ở độ cao không lớn hơn 6 m được dùng giá đỡ để đứng thao tác; ở độ cao trên 6 m phải dùng sàn thao tác. Dựng lắp cốp pha treo hoặc cốp pha tự mang ở độ cao hơn 8 m thì phải giao cho người lao động có kinh nghiệm thực hiện.

2.17.1.4 Dựng lắp cốp pha cho các kết cấu vòm và vỏ mỏng phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khỏang cách từ cốp pha đến sàn công tác không lớn hơn 1,5 m. Ở vị trí cốp pha nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất là 40 cm.

2.17.1.5 Khuôn treo phải liên kết chắc chắn. Chỉ được đặt khuôn treo vào khung sau khi các bộ phận của khung đã liên kết chắc.

2.17.1.6 Không được để thiết bị, vật liệu (không có trong thiết kế) và những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng lên trên cốp pha.

2.17.1.7 Không được đặt và chất xếp các tấm cốp pha, các bộ phận của cốp pha lên chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc, các lối đi cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình, ở các vị trí thẳng đứng hoặc nghiêng khi chưa giằng néo chúng.

2.17.1.8 Trước khi đổ bê tông, phải kiểm tra cốp pha, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn và biển báo.

2.17.2 Cốp pha tấm lớn

2.17.2.1 Lên xuống các đống xếp cốp pha có chiều cao lớn hơn 1,5 m phải dùng thang chuyên dùng.

2.17.2.2 Khi sử dụng cốp pha tấm lớn cùng với các thiết bị nâng thì các thiết bị nâng phải có bộ phận tín hiệu bằng âm thanh.

2.17.2.3 Chỉ được sử dụng các bộ phận cốp pha tấm lớn, các con-xon chuyên dùng, giàn giáo sàn công tác… khi đã được cán bộ kỹ thuật thi công kiểm tra.

2.17.2.4 Không được đồng thời nhấc và dịch chuyển bằng cần cẩu từ 2 bộ phận của cốp pha tấm lớn trở lên, trừ trường hợp lắp ráp một vài bộ phận liên kết từ trước được cho phép trong thiết kế.

2.17.2.5 Khỏang trống dành để lắp ghép các bản cầu thang và chiếu nghỉ phải được rào ngăn bằng lan can.

2.17.2.6 Không được nhấc và dịch chuyển các tấm khuôn tường của cốp pha tấm lớn có diện tích bề mặt nhỏ hơn hoặc bằng 12 mkhi tốc độ gió bằng 10 m/s và những tấm có diện tích lớn hơn 12 mkhi tốc độ gió bằng 7,5 m/s.

2.17.2.7 Trong khi lắp ráp các bộ phận của cốp pha tấm lớn, những người không có nhiệm vụ không

được vào vùng nguy hiểm của tải trọng trong thời gian nâng, di chuyển và hạ cốp pha.

2.17.2.8 Không được đi lại và làm việc trên các tấm khuôn tường đã lắp ráp xong của cốp pha tấm lớn khi chúng không có sàn thao tác và lan can bảo vệ.

2.17.3 Cốp pha trượt, cốp pha leo

2.17.3.1 Khu vực thi công dùng cốp pha trượt, cốp pha leo phải có rào ngăn và biển báo.

2.17.3.2 Lắp ráp các bộ phận cốp pha trượt, cốp pha leo và giàn giáo treo phải theo đúng thiết kế và quy định tại 2.8.

2.17.3.3 Khi di chuyển cốp pha trượt, cốp pha leo phải kiểm tra các thiết bị móc buộc (trượt hoán vị) và thiết bị nâng (trượt liên tục).

2.17.3.4 Người lao động làm việc ở trên cao và người lao động làm việc ở dưới phải liên lạc với nhau bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng.

2.17.3.5 Trên sàn thao tác phải ghi tải trọng lớn nhất cho phép và chỉ được xếp vật liệu lên sàn công tác ở những vị trí đã được quy định trước trong thiết kế.

2.17.3.6 Các bộ phận của cốp pha trượt phải được bảo quản tại các bãi chứa khô ráo, bằng phẳng và có mái che.

2.17.3.7 Các thiết bị nâng, thiết bị dùng để thi công cốp pha trượt phải có hệ thống tín hiệu bằng âm thanh và chỉ được trượt sau khi đã được nghiệm thu và cán bộ kỹ thuật thi công phụ trách ra lệnh.

2.17.3.8 Trong thời gian trượt, người không có nhiệm vụ không được trèo lên sàn thao tác. Người lao động không được đứng tập trung trên các sàn thao tác của cốp pha trượt. Việc qua lại chỉ được thực hiện đối với từng người một. Để đi lại giữa sàn thao tác của cốp pha vành ngoài và sàn thao tác trên cốp pha trượt, phải sử dụng cầu vượt có chiều rộng không nhỏ hơn 0,8 m. Việc lên xuống giữa hai sàn, phải qua một lỗ hổng dành riêng bằng một thang đặc biệt. Sau khi lên xuống phải đậy lỗ lên xuống.

2.17.3.9 Khi thi công trụ rỗng của cầu bằng cốp pha trượt, thì các lỗ hổng ở trên các sàn gia cố ngang để người lao động lên xuống phải bố trí dích dắc, nếu bố trí trên cùng một trục thẳng đứng thì phải có nắp đậy.

2.17.4 Gia công và lắp dựng cốt thép

2.17.4.1 Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.

2.17.4.2 Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng. Sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân thủ quy định tại 2.10. Phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép.

2.17.4.3 Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là gia công các loại thép có đường kính lớn hơn 20 mm. Nếu bàn gia công cốt thép có người lao động làm việc ở hai phía, thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1 m.

2.17.4.4 Khi nắn thẳng cốt thép tròn cuộn bằng máy phải: Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy; Hãm động cơ khi đưa đầu cốt thép vào trục cuộn; Rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn đến tang của máy.

2.17.4.5 Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy từ 1,5 m đến 2 m và đặt cách mặt nền không lớn hơn 0,5 m, xung quanh phải có rào chắn. Giữa trục cuộn và tang của máy phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang tháo. Chỉ được mắc đấu sợi thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.

2.17.4.6 Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột và văng vào người. Đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che chắn. Chỉ được tháo hoặc lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi tời kéo ngừng hoạt động.

2.17.4.7 Không được dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80 cm nếu không có các thiết bị đảm bảo an toàn.

2.17.4.8 Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng hoạt động.

2.17.4.9 Không uốn thẳng các đoạn thép bằng cách kéo căng chúng tại các vị trí không được rào chắn và không an toàn ở trên công trường.

2.17.4.10 Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép có chiều dài nhỏ hơn 30 cm.

2.17.4.11 Dàn cốt thép phải được đặt cẩn thận, không lật, không rơi trước khi lắp dựng cốp pha cho chúng.

2.17.4.12 Lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm, xà, cột, tường và các kết cấu tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1 m.

2.17.4.13 Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, mối buộc. Khi cắt bỏ các phần thép thừa ở trên cao, người lao động phải đeo dây an toàn và bên dưới phải có biển cảnh báo.

2.17.4.14 Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn 40 cm.

2.17.4.15 Hàn cốt thép vào khung và lưới; hàn thép chờ… phải tuân theo quy định tại 2.9.

2.17.4.16 Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên các ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép trong thiết kế.

2.17.4.17 Khi đặt cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện. Trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.

2.17.5 Cốt thép ứng lực trước

2.17.5.1 Trước khi bắt đầu kéo các thanh hoặc bó cốt thép của các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, phải kiểm tra lại tình trạng bơm kích và các thiết bị khác có liên quan. Các thanh cốt thép kéo không được có khuyết tật như vết cắt, gấp khúc, xoắn, gẫy.

2.17.5.2 Khi kéo cốt thép phải có rào ngăn cao ít nhất 1,5 m ở hai đầu bệ kéo và ở giữa các thiết bị kéo, trừ trường hợp cốt thép được đặt trong ống thép. Khi kéo cốt thép phải có tín hiệu âm thanh hoặc đèn đỏ báo hiệu.

2.17.6 Đổ và đầm bê tông

2.17.6.1 Trước khi đổ bê tông, phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, đường vận chuyển.

2.17.6.2 Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30trở lên, phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị. Người lao động phải đeo dây an toàn.

2.17.6.3 Thi công bê tông ở hố sâu, đường hầm, người lao động phải đứng trên sàn thao tác.

2.17.6.4 Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần: Nối đất vỏ đầm rung; Dùng dây bọc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm. Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 min, sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 min. Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

2.17.6.5 Thi công bê tông ở độ sâu lớn hơn 1,5 m, phải dùng máng dẫn hoặc vòi voi cố định chắc chắn vào các bộ phận cốp pha hoặc sàn thao tác.

2.17.6.6 Dùng vòi rung để đổ vữa bê tông phải: Cố định chắc chắn máy chấn động với vòi; Không được đứng dưới vòi voi khi đang đổ bê tông.

2.17.6.7 Lối qua lại phía dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào chắn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc phải có người qua lại, thì phải làm các tấm che ở phía trên lối qua lại đó.

2.17.6.8 Người không có nhiệm vụ, không được đứng ở sàn rót vữa bê tông. Người lao động làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh và tháo móc gầu ben phải có găng tay, ủng.

2.17.7 Bảo dưỡng bê tông

2.17.7.1 Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo hoặc giá đỡ. Không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh cốp pha. Không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng.

2.17.7.2 Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng.

2.17.8 Tháo dỡ cốp pha

2.17.8.1 Chỉ được tháo cốp pha khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định.

2.17.8.2 Khi tháo cốp pha phải theo trình tự hợp lý, phải có các biện pháp đề phòng cốp pha hoặc kết cấu công trình bị sụp đổ bất ngờ. Nơi tháo cốp pha phải có rào ngăn và biển báo.

2.17.8.3 Trước khi tháo cốp pha phải thu gọn hết vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo cốp pha.

2.17.8.4 Khi tháo cốp pha, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu thấy có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo ngay cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.

2.17.8.5 Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình. Không được để cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốp pha từ trên cao xuống. Cốp pha sau khi tháo phải được nhổ đinh, bảo dưỡng hoặc sửa chữa gia cường và xếp vào nơi quy định.

2.17.8.6 Tháo dỡ cốp pha đối với những khoang bê tông cốt thép có khẩu độ lớn thì phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.

2.18 Công tác lắp ghép

2.18.1 Yêu cầu chung

2.18.1.1 Sử dụng các loại máy trục và các loại thiết bị khác trong công tác lắp ghép các kết cấu công trình, phải theo quy định tại 2.6 và các quy định hiện hành về kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.

2.18.1.2 Sử dụng các dụng cụ điện, hơi nén hoặc khí cắt, đục lỗ, hàn,… trong quá trình lắp trên cao phải có giàn giáo theo quy định tại 2.8.

2.18.1.3 Không được dùng thang tựa vào các bộ phận đang lắp để làm bất cứ việc gì.

2.18.1.4 Khi lắp phải dùng các loại giàn giáo hoặc giá đỡ theo quy định của thiết kế thi công. Trường hợp làm khác với thiết kế quy định phải được cán bộ kỹ thuật thi công phụ trách cho phép.

2.18.1.5 Các kết cấu, cấu kiện phải sắp xếp hợp lý, đảm bảo dễ dàng khi buộc móc và không bị sập đổ, xoay trượt khi xếp dỡ.

2.18.1.6 Các khuyên tải chuyên dùng để treo móc các kết cấu, cấu kiện, phải đảm bảo chắc chắn, không bị gẫy, biến dạng khi nâng.

2.18.1.7 Các kết cấu, cấu kiện không có bộ phận buộc móc chuyên dùng phải được tính toán xác định vị trí và cách treo buộc để đảm bảo trong suốt quá trình nâng chuyển không bị trượt rơi.

2.18.1.8 Những kết cấu, cấu kiện có khả năng xoay lật khi nâng chuyển phải được chằng buộc chắc chắn và dùng dây mềm để néo hãm.

2.18.1.9 Đối với những kết cấu, cấu kiện trong quá trình cẩu lắp dễ bị biến dạng sinh ra ứng suất phụ phải được gia cường chắc chắn trước khi cẩu lên.

2.18.1.10 Phải ngừng cẩu lắp khi có gió từ cấp 5 trở lên hoặc khi trời tối.

2.18.1.11 Trong quá trình cẩu lắp, không được để người đứng, bám trên kết cấu, cấu kiện. Đồng thời không để cho các kết cấu, cấu kiện đi qua phía trên đầu người.

2.18.1.12 Sau khi buộc móc, phải nâng tải lên đến độ cao 20 cm rồi dừng lại để kiểm tra mức độ cân bằng và ổn định của tải. Nếu tải treo chưa cân phải cho hạ xuống mặt bằng để hiệu chỉnh lại. Không được hiệu chỉnh tải khi tải đang ở trạng thái treo lơ lửng.

2.18.1.13 Người tiếp nhận vật cẩu ở trên cao phải đứng trên sàn thao tác của giàn giáo hoặc giá đỡ và phải đeo dây an toàn. Dây an toàn phải móc vào các bộ phận kết cấu ổn định của công trình hoặc móc vào dây trục đã được căng cố định chắc vào kết cấu ổn định của công trình.

2.18.1.14 Không được đứng trên các kết cấu, cấu kiện lắp ráp chưa được ổn định chắc chắn. Không được với tay đón, kéo hoặc xoay vật cẩu khi còn treo lơ lửng.

2.18.1.15 Chỉ được tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu, cấu kiện sau khi đã neo chằng chúng đúng theo quy định của thiết kế (cố định vĩnh viễn hoặc tạm thời). Không cho xê dịch kết cấu, cấu kiện đã được lắp đặt sau khi đã tháo móc cẩu, trừ trường hợp thiết kế thi công đã quy định.

2.18.1.16 Không được ngừng công việc khi chưa lắp đặt kết cấu, cấu kiện vào vị trí ổn định.

2.18.1.17 Không được xếp, hoặc đặt tạm các vật cẩu lên sàn tầng, sàn thao tác hoặc bộ phận kết cấu khác vượt quá khả năng chịu tải theo thiết kế của các kết cấu đó.

2.18.1.18 Chỉ được lắp các phần trên sau khi đã cố định xong các bộ phận của phần dưới theo thiết kế quy định.

2.18.1.19 Khi cần thiết phải có người làm việc ở phía dưới thiết bị, kết cấu đang lắp ráp (kể cả phía trên chúng), phải thực hiện các biện pháp đặc biệt đảm bảo an toàn cho những người làm việc.

2.18.1.20 Khi cẩu lắp gần đường dây điện đang vận hành, phải bảo đảm khỏang cách an toàn theo quy định tại 2.6.

2.18.2 Lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn

2.18.2.1 Lắp cột phải dùng khung dẫn, trường hợp không có phải cố định cột bằng các dây chằng và chèn. Các công việc hàn và đổ bê tông để liên kết các kết cấu bê tông cốt thép đã định vị xong, phải được tiến hành từ sàn thao tác hoặc giàn giáo di động chuyên dùng, có thành chắn hoặc từ sàn treo.

2.18.2.2 Chỉ được lắp các tấm sàn tầng hoặc tấm mái, sau khi đã cố định chắc chắn các dầm hoặc giàn và đã làm sàn thao tác bảo đảm an toàn.

2.18.2.3 Chỉ được lắp các tường và các tầng sàn phía trên, sau khi đã lắp xong hoàn toàn các tầng sàn phía dưới. Các lỗ hổng trên tầng sàn phải được che đậy kín hoặc rào chắn bảo đảm an toàn; phải có có các chỉ dẫn cảnh báo phù hợp.

2.18.2.4 Các tấm cầu thang, chiếu nghỉ phải được lắp ghép đồng thời với việc lắp ghép kết cấu nhà hoặc công trình.

2.18.2.5 Sau khi lắp tấm cầu thang, nếu chưa kịp lắp lan can cố định, phải làm lan can tạm để người lao động lên xuống được an toàn. Phải lắp đồng bộ từng tấm chiếu nghỉ cùng với các tấm cầu thang trước khi lắp tiếp tầng trên.

2.18.2.6 Khi lắp các tấm tường phải neo đủ các dây neo hoặc thanh chống theo thiết kế quy định.

2.18.2.7 Lắp các tấm ban công hoặc ô văng phải có thanh chống trước khi cố định vĩnh viễn. Khi cố định các tấm ban công hoặc ô văng và lắp lan can cho ban công, người lao động phải đeo dây an toàn.

2.18.3 Lắp ráp các công trình bằng thép

2.18.3.1 Các kết cấu thép có kích thước lớn, phải được gia cường bằng các thiết bị giằng chống tạm, bảo đảm ổn định khi cẩu lắp.

2.18.3.2 Lối đi lại từ giàn vì kèo này sang giàn vì kèo khác, phải lát ván và làm lan can bảo vệ. Không được đi lại trên các giằng chống gió, thanh chéo hoặc xà gồ và trên các thanh cánh thượng của giàn vì kèo. Chỉ được đi lại trên thanh cánh hạ của giàn, khi có dây cáp căng dọc theo giàn để móc dây an toàn. Lối đi lại trên mái hoặc cánh trên của giàn thép, phải làm rộng ít nhất là 0,5 m và có lan can bảo vệ cao 1,0 m.

2.18.3.3 Trước khi cẩu chuyển kết cấu thép, phải kiểm tra kỹ các vị trí buộc móc và bảo đảm các dây cáp căng đều. Không được buộc móc vào các thanh giằng, bản nối liên kết.

2.18.3.4 Không được lắp khung cửa trời chung với giàn. Khi lắp khung cửa trời, người lao động phải đứng trên sàn thao tác và đeo dây an toàn. Công việc lắp ráp phải theo đúng trình tự thiết kế đã quy định.

2.18.3.5 Chỉ được tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu đã lắp vào vị trí, sau khi đã đảm bảo các liên kết theo các yêu cầu sau:

– Đối với cột, phải có ít nhất 4 bulông neo giữ ở các phía hoặc giữ bằng khung dẫn và dây chằng;

– Đối với giàn vì kèo, sau khi đã lắp xong các xà gồ, các thanh giằng với các giàn đã được lắp đặt và cố định trước;

– Đối với dầm cầu trục, sau khi đã bắt chặt ít nhất là 50 % số bulông hoặc đinh tán theo quy định của thiết kế;

– Đối với các kết cấu hàn, dùng bulông tạm thời bắt vào tất cả các lỗ bulông. Nếu không có lỗ bắt bulông, phải dùng đồ gá chuyên dùng để xiết chặt;

– Đối với kết cấu tấm mỏng tán đinh, sau khi đã bắt bulông với số lượng ít nhất bằng 20 % số lỗ theo chu vi;

– Đối với ống dẫn, sau khi đã lắp toàn bộ bulông ráp hoặc hàn được 20 % chiều dài đường hàn theo quy định của thiết kế;

– Đối với kết cấu mái, phải được thực hiện theo quy định tại 2.8.

2.18.3.6 Lắp ráp các công trình như bể chứa, ống dẫn hơi ở độ cao từ 2 m trở lên phải có sàn thao tác.

2.18.3.7 Việc lắp dựng kết cấu thép chỉ được tiến hành khi các móng, chân đế bằng bê tông có đủ độ cứng cần thiết để chịu tải trọng của kết cấu thép.

2.19 Làm việc trên cao và mái

2.19.1 Yêu cầu chung

2.19.1.1 Ở những vị trí cao của kết cấu hoặc mái có độ dốc lớn, cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, dụng cụ và vật liệu theo các quy định hiện hành.

2.19.1.2 Khi làm việc tại những khu vực cao bao gồm cả mái nhà có cao độ hơn 2 m, cần phải có biện pháp bảo vệ xung quanh các cạnh mở bằng lan can theo quy định. Tại những nơi không thể sử dụng lan can an toàn, phải có các biện pháp bảo vệ an toàn khác.

2.19.1.3 Khi làm việc trên cao, việc sử dụng cầu thang, đường dốc hoặc thang tựa phải tuân theo các quy định hiện hành.

2.19.1.4 Khi thi công trên cao và mái, nếu không thể sử dụng được giải pháp an toàn bằng lan can, thì người lao động phải được bảo vệ bằng lưới an toàn hoặc dây an toàn.

2.19.2 Làm mái

2.19.2.1 Phải kiểm tra kỹ tình trạng các kết cấu chịu lực của mái và các phương tiện, bảo đảm an toàn trước khi làm các công việc trên mái.

2.19.2.2 Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25o, người lao động phải đeo dây an toàn và móc vào vị trí cố định.

2.19.2.3 Người lao động làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25o, phải có thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại an toàn. Thang phải được cố định chắc chắn vào công trình, chiều rộng của thang không được nhỏ hơn 30 cm, các thanh ngang đặt cách đều nhau một khỏang 40 cm.

2.19.2.4 Chỉ được phép để vật liệu trên mái ở những vị trí đã quy định trong thiết kế kỹ thuật thi công. Những tấm mái có kích thước lớn, được chuyển lên mái từng tấm một và phải đặt ngay vào vị trí và cố định tạm theo yêu cầu của thiết kế. Trường hợp cần chuyển nhiều tấm lên mái cùng một lúc, phải có thiết bị chuyên dùng và bố trí vị trí xếp đặt trên mái bảo đảm an toàn.

2.19.2.5 Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc, kể cả trường hợp do tác động của gió.

2.19.2.6 Lắp mái đua, làm máng nước, ống khói, tường chắn mái, bậu cửa trời, bờ mái, ống thông hơi, ống thoát nước… phải có giàn giáo hoặc giá đỡ theo quy định tại 2.8.

2.19.2.7 Trong phạm vi đang có người làm việc trên cao và trên mái, phải có rào ngăn và biến cấm bên dưới để tránh vật liệu, dụng cụ từ trên rơi vào người qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra ngoài mép mái theo hình chiếu bằng một khỏang cách 2 m khi mái có độ cao không quá 7 m và cách 3 m khi mái có độ cao lớn hơn 7 m. Trường hợp đặc biệt, theo quy định của thiết kế thi công.

2.19.2.8 Làm mái có sử dụng bi tum phải theo quy định tại 2.11.

2.19.2.9 Chỉ được ngừng làm việc trên cao và trên mái, sau khi đã cố định các tấm lợp và thu dọn hết các vật liệu dụng cụ.

2.19.2.10 Công tác làm mái và trên cao, không được phép thực hiện khi trời ẩm ướt hoặc mưa.

2.19.2.11 Các lỗ mở trên mái phải được đậy kín và cố định chắc chắn.

2.19.3 Làm việc trên ống khói

2.19.3.1 Khi lắp dựng và sửa chữa ống khói trên cao, cần phải sử dụng giàn giáo phù hợp. Lưới an toàn phải được đặt dưới giàn giáo ở khỏang cách phù hợp.

2.19.3.2 Sàn giáo phải đặt ở khỏang cách ít nhất 65 cm từ đỉnh của ống khói.

2.19.3.3 Phải để lại sàn giáo ngay dưới sàn công tác để đảm bảo an toàn cho thi công.

2.19.3.4 Khỏang cách giữa cạnh trong của giàn giáo và thành ngoài của ống khói, không được lớn hơn 20 cm ở mọi điểm.

2.19.3.5 Sàn bảo vệ cần phải đặt trên: Lối vào ống khói; Đường đi và nơi làm việc của người lao động để chống các vật rơi.

2.19.3.6 Khi công nhân sử dụng thang ngoài để leo lên ống khói, cần sử dụng dây an toàn theo quy định.

2.19.3.7 Trong khi làm việc trên những ống khói độc lập, cần phải có rào bảo vệ ở khỏang cách an toàn.

2.19.3.8 Những công nhân xây dựng, sửa chữa, bảo trì ống khói không được: Làm việc bên ngoài ống khói mà không có dây an toàn; Đặt dụng cụ giữa quần áo bảo hộ và người hoặc trong các túi không chuyên dụng; Kéo theo vật liệu và thiết bị nặng bằng tay; Neo ròng rọc hoặc giàn giáo vào thang leo mà không kiểm tra sự ổn định của chúng; Làm việc một mình; Leo lên ống khói mà không dùng thang hoặc dây an toàn.

2.20 Công tác hoàn thiện

2.20.1 Yêu cầu chung

2.20.1.1 Chất, xếp, bảo quản, bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu sử dụng các xe máy, sàn công tác, giàn giáo, thang khi làm công tác hoàn thiện: trát, sơn, mộc, kính, lát… phải theo đúng các quy định tại 2.4, 2.6 và 2.8.

2.20.1.2 Không được phép sử dụng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao, trừ những công việc làm trong các phòng kín với chiều cao không quá 3,5 m.

2.20.1.3 Không được làm các công việc hoàn thiện đồng thời ở hai hay nhiều tầng trên một phương thẳng đứng nếu ở giữa các tầng không có sàn che chắn bảo vệ.

2.20.1.4 Phải đảm bảo ngắt điện hoàn toàn trước khi trát, sơn, dán giấy hoặc ốp các tấm lên trên bề mặt của hệ thống điện. Điện chiếu sáng phục vụ cho công tác hoàn thiện kể trên (nếu có) phải sử dụng điện áp không lớn quá 36 V.

2.20.2 Trát

2.20.2.1 Trát bên trong và bên ngoài nhà cũng như các bộ phận chi tiết kết cấu khác của công trình phải dùng giàn giáo, giá đỡ theo quy định tại 2.8.

2.20.2.2 Khi đưa vữa lên mặt sàn công tác cao không quá 5 m, phải dùng các thiết bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến. Đối với những sàn công tác cao trên 5 m, phải dùng máy nâng hoặc các phương tiện cẩu chuyển khác. Không với tay đưa các thùng vữa lên mặt sàn công tác cao quá 2 m.

2.20.2.3 Thùng, xô đựng vữa cũng như các dụng cụ khác phải để ở vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt, đổ.

2.20.2.4 Trát bằng máy phun vữa phải tuân theo các quy định tại 2.6. Người lao động điều khiển máy phun vữa phải có ủng, găng tay và kính bảo hộ.

2.20.2.5 Điện dùng cho công tác trát trong bể, hầm kín phải có điện áp không lớn hơn 36 V.

2.20.2.6 Khi trộn vữa có pha các hóa phẩm cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nơi trộn vữa có pha clo phải bố trí ở nơi thoáng gió và xa khu vực có người ở một khỏang ít nhất là 0,5 km (trường hợp không đáp ứng được yêu cầu trên, phải có giải pháp đảm bảo an toàn được chấp thuận). Không được trát vữa có pha clo trong các phòng, hầm, hào kín khi chưa được thông gió tốt. Người làm các công việc có tiếp xúc với vữa pha clo phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định hiện hành.

2.20.3 Quét vôi, sơn

2.20.3.1 Quét vôi, sơn và trang trí bên ngoài nhà phải làm giàn giáo theo quy định tại 2.8.

2.20.3.2 Sơn khung cửa trời phải có giàn giáo chuyên dùng và người lao động phải đeo dây an toàn. Không được đi lại trên khung cửa trời.

2.20.3.3 Chỉ được dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên diện tích nhỏ ở độ cao cách nền nhà hoặc sàn không quá 5 m. Ở độ cao trên 5 m, nếu dùng thang tựa phải cố định đầu thang với các bộ phận kết cấu ổn định của công trình. Không được tì thang vào khung cửa sổ.

2.20.3.4 Sử dụng các máy sơn vôi, sơn dầu phải theo quy định tại 2.6.

2.20.3.5 Sơn bên trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại, phải trang bị cho người lao động mặt nạ phòng độc.

2.20.3.6 Khi sơn bên trong nhà bằng các loại sơn có chứa chất độc hại, phải mở tất cả cửa và thiết bị thông gió trong phòng trước khi bắt đầu vào làm việc ít nhất 1 h.

2.20.3.7 Không được hút thuốc lá và làm bất kỳ một công việc có sử dụng lửa hoặc phát sinh tia lửa ở trong khu vực sử dụng sơn nitrô. Phải ngắt điện nếu trong phòng có đường dây dẫn điện hoặc các thiết bị điện đang vận hành.

2.20.3.8 Không được cho người vào trong buồng đã quét vôi, sơn có pha các chất độc hại chưa khô và chưa được thông gió tốt mà không có thiết bị bảo vệ an toàn.

2.20.3.9 Nhà điều chế sơn phải được thông gió tốt. Đèn chiếu sáng và các thiết bị trong nhà điều chế sơn, phải đảm bảo an toàn về cháy nổ. Các thùng đựng sơn phải có nhãn hiệu ghi rõ tên vật liệu, mã hiệu, loại dung môi, số hiệu sản phẩm, ngày sản xuất và trọng lượng.

2.20.3.10 Khi dùng dầu để pha chế, phải có biện pháp đề phòng dầu bắn ra ngoài. Không chứa dầu quá 1/4 dung tích thùng nấu. Nơi đun dầu phải bố trí riêng biệt và phải theo đúng các quy định về phòng cháy và chữa cháy hiện hành.

2.20.3.11 Khi tẩy các lớp sơn cũ bằng hóa chất, người lao động phải đeo găng tay cao su và dùng gáo có cán dài để múc. Dung dịch thải ra sau khi tẩy phải được thu hồi vào thùng riêng để xử lý theo quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

2.20.4 Dán pô-li-izô-bu-ti-len và các vật liệu chống thấm khác

2.20.4.1 Phòng để rửa, tháo dỡ pô-li-izô-bu-ti-len và gia công hồ dán phải ngăn cách với các phòng sản xuất khác; phải có biện pháp thông gió, chiếu sáng và phòng nổ.

2.20.4.2 Không được dùng xăng ê-ti-len để làm sạch bề mặt. Trong xưởng không được dự trữ xăng ê- ti-len với số lượng sử dụng quá một ngày.

2.20.4.3 Các thùng chứa xăng và hồ dán phải kín và đặt trong các thùng bằng thép hoặc gỗ có đai chắc chắn, có khóa và cạnh thùng phải bọc cao su.

2.20.4.4 Khi chuyển hồ dán hoặc xăng phải dùng bình nhôm, bình chất dẻo hoặc bình tráng kẽm có nắp đậy kín. Khi múc hồ dán phải dùng gáo nhôm có quai.

2.20.4.5 Khi dán pô-li-izô-bu-ti-len vào các thiết bị ở ngoài trời phải nối đất bảo vệ các thiết bị đó; phải có hệ thống thông gió, phòng nổ và dùng đèn điện cầm tay có điện áp không lớn hơn 12 V.

2.20.4.6 Không được làm bất kỳ công việc gì có thể phát sinh tia lửa trong phạm vi dán pô-li-izô-bu-ti- len với bán kính 25 m.

2.20.4.7 Khi có người dán pô-li-izô-bu-ti-len bên trong các thiết bị, phải có người trực bên ngoài. Khu vực đang dán pô-li-izô-bu-ti-len phải có rào ngăn và biển báo.

2.20.4.8 Đối với các vật liệu chống thấm khác, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

2.20.5 Sử dụng xi măng lưu huỳnh và sơn ac-đê-mít

2.20.5.1 Thùng nấu xi măng lưu huỳnh phải bố trí cách khu vực thi công một khỏang ít nhất là 25 m. Nếu đặt thùng nấu trong phòng kín phải làm chụp hút gió ở phía trên. Khi đặt thùng nấu ngoài trời phải có mái che.

2.20.5.2 Để làm nóng đều các chất chứa trong thùng nấu và đề phòng lưu huỳnh bị cháy cục bộ, phải có đệm cát ngăn cách thành từng lớp.

2.20.5.3 Trước khi cho xi măng lưu huỳnh vào thùng nấu phải sấy khô thùng. Không cho phép chứa xi măng lưu huỳnh đầy quá 3/4 thùng.

2.20.5.4 Khi đổ xi măng lưu huỳnh vào mạch của lớp xây lót lò, người lao động phải sử dụng mặt nạ phòng độc.

2.20.5.5 Bột ac-đê-mít phải chứa trong thùng có nắp đậy kín và để trong phòng riêng.

2.20.5.6 Khi trộn bột ac-đê-mít, người lao động phải sử dụng mặt nạ phòng độc và găng tay cao su.

2.20.6 Ốp bề mặt

2.20.6.1 Khu vực gia công đá phải có rào chắn và biển cấm.

2.20.6.2 Người lao động đẽo đá phải ngồi cách xa nhau ít nhất là 3 m; nếu không bảo đảm khỏang cách trên thì phải có tấm chắn ở giữa. Không được bố trí người lao động ngồi làm việc đối diện nhau. Người lao động đập đá, đẽo đá phải có kính phòng hộ và khẩu trang.

2.20.6.3 Khi gia công những tảng đá có kích thước lớn và nặng phải kê chèn chắc chắn.

2.20.6.4 Nơi cưa đá phải làm sàn gỗ và có rãnh thoát nước tốt. Phải luôn luôn dọn sạch sẽ sàn và có biện pháp đề phòng trơn ngã.

2.20.6.5 Phòng gia công đá có sinh bụi phải được thông gió tốt và người lao động phải đeo khẩu trang phòng hộ.

2.20.6.6 Khi dùng các dụng cụ chạy điện cầm tay để gia công đá phải tuân thủ các quy định tại 2.5.

2.20.6.7 Khi sắp xếp vật liệu đá đã gia công ở kho bãi phải tuân thủ các quy định tại 2.2.

2.20.6.8 Khi ốp các viên đá vào bề mặt các công trình phải đảm bảo chắc chắn. Khi ốp các viên có kích thước lớn phải có biện pháp chống đỡ. Phải ốp theo thứ tự từ dưới lên trên.

2.20.7 Kính

2.20.7.1 Khi nâng hạ, chuyển dịch và lắp các tấm kính ở trên cao, phải làm sàn che bảo vệ cho những vị trí nằm trực tiếp bên dưới hoặc phải có rào ngăn và biển cấm tại khu vực đó.

2.20.7.2 Lắp kính cho khung cửa trời, cửa sổ đóng cố định ở trên cao phải sử dụng giàn giáo sàn công tác.

2.20.7.3 Không được tựa thang vào mặt kính hoặc các khung cửa đã lắp kính.

2.20.7.4 Khi di chuyển các tấm kính lớn phải do ít nhất hai người lao động tiến hành, phải sử dụng găng tay vải bạt, dây thừng có đệm lót bằng cao su hoặc các dụng cụ chuyên dùng khác. Khi di chuyển, tấm kính phải được đặt ở phương thẳng đứng.

2.20.7.5 Khi trang trí mặt kính bằng máy phun cát hoặc bằng a-xít, người lao động phải được trang bị kính phòng hộ, găng tay… theo chế độ hiện hành.

2.20.8 Mộc

Lắp ráp cửa sổ, cửa ra ban công phải được làm từ phía bên trong của phòng.

2.21 Công tác lắp ráp thiết bị công nghệ và đường ống dẫn

2.21.1 Yêu cầu chung

2.21.1.1 Tất cả các công việc có sử dụng tới thiết bị chạy bằng điện, các thiết bị nâng chuyển phải thực hiện theo đúng các quy định tại 2.5 và 2.6 và các quy định hiện hành về kỹ thuật an toàn sử dụng thiết bị nâng.

2.21.1.2 Các rãnh, hố ở móng thiết bị, chỗ người lao động qua lại phải được che đậy kín; phải có các chỉ dẫn cảnh báo phù hợp.

2.21.1.3 Khi tẩy rửa các lớp bảo quản ở các thiết bị công nghệ và các đường ống dẫn, phải dùng các dung dịch kiềm không độc hại. Trước khi cẩu đặt thiết bị lên cao, phải cọ sạch đất cát và các chất bẩn khác bám dính vào thiết bị.

2.21.1.4 Khi phải thi công dưới các thiết bị đang lắp ráp, hoặc các thiết bị đang còn kê tạm bằng kích hoặc đang treo trên dây cáp, phải bảo hiểm bằng cách đặt dưới các thiết bị đó các giá đỡ đã được tính toán chịu được tải trọng của thiết bị.

2.21.1.5 Việc cân bằng tĩnh rôto máy nén tuabin, máy bơm,…phải thực hiện trên các trụ đỡ bắt chặt trên các giá chắc chắn. Sức nâng của giá và trục đỡ không dưới 1,5 lần trọng lượng rôto. Các trụ đỡ này phải cao bằng nhau và có che chắn để phòng rôto lăn, trôi bất ngờ.

2.21.1.6 Khi lắp ráp thiết bị hình trụ và các thùng chứa ghép bằng nhiều đoạn phải có chèn để đề phòng thiết bị lăn bất ngờ.

2.21.1.7 Khi lắp ráp các thiết bị, các đường ống dẫn bằng phương pháp nối dài ra hoặc nối cao lên phải cố định chúng chắc chắn, không được để ở trạng thái treo lơ lửng.

2.21.1.8 Những thiết bị lắp dựng theo chiều đứng, nếu khung của thiết bị đó không đủ để ổn định, cần phải chằng giữ đúng theo biện pháp thi công và ít nhất phải có 3 dây chằng. Chỉ được tháo dây ra khi thiết bị đã được cố định chắc chắn.

2.21.1.9 Không được lắp ráp các chi tiết, các khớp nối của các thiết bị, các đường ống dẫn vào những thiết bị, đường ống tương tự đang hoạt động.

2.21.1.10 Phải thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của dòng điện khi lắp ráp các thiết bị, các đường ống gần các đường dây tải điện.

2.21.1.11 Khi tiến hành kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa hoặc tháo dỡ các thiết bị, các đường ống dẫn trong môi trường có hơi, khí độc hoặc thiết bị, đường ống đó đã từng có hơi, khí độc, phải có biện pháp thi công an toàn; phải tiến hành kiểm tra đảm bảo thiết bị hoặc phần đường ống đó đã được tẩy sạch các chất độc hại.

2.21.1.12 Lắp ráp các thiết bị, các đường ống dẫn trong điều kiện có nguy cơ cháy nổ phải đảm bảo:

– Sử dụng các dụng cụ đồ nghề làm từ kim loại màu hoặc được mạ đồng, không có khả năng phát sinh ra tia lửa. Chỉ được phép làm ấm máy (nếu cần thiết) bằng nước nóng hoặc hơi nóng;

– Không được dùng giẻ tẩm dầu để lau chùi thiết bị. Giẻ có dính dầu mỡ phải tập trung lại, để trong thùng sắt, khi xong việc phải mang ra khỏi phòng;

– Không được ném các chi tiết máy, các đồ vật bằng kim loại có thể phát sinh ra tia lửa;

– Không được đi giày đế có đóng đinh hay cá sắt.

2.21.1.13 Khi lắp ráp các thiết bị ôxi, không được dùng giẻ để lau hoặc đòn kê có dính dầu mỡ.

2.21.1.14 Khi tháo dỡ thiết bị, đường ống phải bảo đảm độ ổn định của các cụm thiết bị còn lại. Phải thường xuyên theo dõi độ ổn định của các cụm thiết bị đó. Chỉ được bắt đầu tháo dỡ sau khi thiết bị, phần đường ống cần tháo dỡ đã được tách hẳn với mạch điện bên ngoài và các đầu mối khác. Chỉ nâng hạ các phần đã tháo dỡ khi đã bảo đảm chắc chắn không bị vướng.

2.21.2 Lắp ráp các thiết bị công nghệ

2.21.2.1 Lắp ráp các thiết bị nâng phải tuân thủ theo đúng các quy định tại 2.6 và các quy định hiện hành khác về kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng.

2.21.2.2 Lắp ráp các thiết bị nhiệt năng phải tuân thủ các quy định hiện hành về kỹ thuật an toàn đối với nồi hơi.

2.21.2.3 Chỉ được phép tiến hành lắp đặt các thiết bị công nghệ khi có hồ sơ kỹ thuật, các hướng dẫn về lắp ráp, vận hành và biện pháp thi công, biện pháp an toàn.

2.21.2.4 Phải thực hiện mọi biện pháp đề phòng động cơ điện tự hoạt động trở lại, khi lắp đặt các thiết bị công nghệ có truyền động điện.

2.21.3 Thử nghiệm các thiết bị công nghệ

2.21.3.1 Trước khi thử nghiệm (không tải và có tải) phải:

– Phổ biến cho những người tham gia thử nghiệm nắm được yêu cầu, trình tự công việc làm, những biện pháp đảm bảo an toàn lao động đã được duyệt;

– Thông báo cho những người làm việc ở khu vực gần nơi thử nghiệm biết thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc thử nghiệm;

– Rào chắn hoặc đặt các vị trí gác bảo vệ không để người lạ mặt vào trong khu vực thử nghiệm;

– Kiểm tra lại các liên kết giữa thiết bị và bệ máy, tình trạng cách điện và tiếp địa của phần điện, trang thiết bị. Kiểm tra lại hệ thống khởi động, phanh hãm, các phận đo kiểm tra và bảo vệ;

– Đảm bảo ánh sáng đầy đủ cho các vị trí làm việc; Làm vệ sinh loại bỏ các vật lạ ra khỏi thiết bị; Kiểm tra hệ thống tín hiệu;

– Trong trường hợp cần thiết, phải đặt hệ thống tín hiệu báo động sự cố, tổ cấp cứu.

2.21.3.2 Áp lực trong thiết bị cần thử phải tăng từ từ một cách đều đặn và không vượt quá mức quy định. Phải thường xuyên kiểm tra các chỉ số của đồng hồ đo và sự hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị đang thử nghiệm.

2.21.3.3 Tất cả các đường ống và phụ kiện chịu áp lực trước khi đấu nối phải được thử nghiệm bằng phương pháp thủy lực.

2.21.3.4 Trước khi chạy thử toàn bộ thiết bị, cần phải cho động cơ chạy không tải và chạy từng phần.

– Chạy thử thiết bị lần đầu nhất thiết phải chạy không tải, sau đó kiểm tra lại toàn diện khi đã dừng thiết bị hoàn toàn;

– Chỉ được cho thiết bị chạy có tải sau khi đã thử không tải; phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.21.3.5 Sau khi ngừng thử nghiệm phần cơ, trong giờ nghỉ hoặc lúc xem xét kiểm tra các phần động của thiết bị, phải cắt nguồn cung cấp năng lượng.

2.21.3.6 Khi thử nghiệm các thiết bị công nghệ, không được:

– Để người đứng trước các cửa, nắp, các mối liên kết bằng mặt bích của các thiết bị chịu áp lực;

– Tháo gỡ các che chắn bảo vệ;

– Khởi động thiết bị khi chưa được phép của người chỉ huy cuộc thử và khi chưa báo trước cho những người cùng tham gia;

– Mở các cửa nắp, làm vệ sinh và tra dầu mỡ cho thiết bị; Tì, tựa vào các chuyển động; Làm các việc ở phía trên và phía dưới của thiết bị.

2.21.3.7 Việc sửa chữa các sai sót đã phát hiện được sau khi thử nghiệm, chỉ được thực hiện sau khi đã dừng thiết bị hoàn toàn và ngừng việc cấp điện.

2.21.4 Lắp đặt các đường ống dẫn

2.21.4.1 Lắp đặt đường ống dẫn

2.21.4.1.1 Bốc xếp vận chuyển ống dẫn phải tuân thủ quy định tại 2.4, ống xếp trên xe vận chuyển phải cố định chắc chắn không được xê dịch theo cả hai phương.

2.21.4.1.2 Ống đã chuyển ra tuyến thi công phải để cách xa mép đường hào ít nhất là 1,5 m. Các đoạn ống đã hàn liền nhau cần đặt trên giá kê chuyên dùng hoặc đặt trực tiếp lên nền đất, có kê đệm để chống lăn hoặc trượt.

2.21.4.1.3 Khi gia công ống ở cơ sở gia công cần đảm bảo những điều kiện sau đây:

– Khi sửa chữa, gia công ống hoặc làm các việc chuẩn bị khác, ống phải được kê cố định ở cả hai đầu;

– Phần quay của giá hàn ống phải được trang bị những thiết bị hãm chắc chắn;

– Xoay ống trên giá phải dùng các loại chìa vặn chuyên dùng. Không được đứng trên đường ống để lăn;

– Khi đánh sạch đầu ống hoặc tẩy sạch gỉ hàn và khi uốn ống bằng phương pháp nhiệt, người lao động phải đeo kính phòng hộ;

– Các đoạn ống dài phải có giá đỡ. Khi cần dội nước để làm lạnh ống phải dùng gáo có cán dài.

2.21.4.1.4 Khi lắp đặt đường ống trên các cầu cạn, phải có giá đỡ hoặc thang đưa người lao động lên xuống, không được lên xuống bằng các kết cấu của cầu cạn.

2.21.4.1.5 Khi lắp đặt đường ống gần đường dây tải điện đang vận hành, nếu đoạn ống dài nhất có thể va chạm vào dây dẫn thì phải cắt điện.

2.21.4.1.6 Không được neo giàn giáo, giá đỡ cũng như máy và các thiết bị vào ống.

2.21.4.1.7 Không được lắp và hàn các ống dẫn ở trạng thái treo, nếu phía dưới chỗ làm việc không bố trí đầy đủ các thiết bị an toàn.

2.21.4.1.8 Khi hàn, làm sạch, làm kín các mối nối các ống dẫn phải có mái che mưa nắng. Chỗ làm việc của thợ hàn phải được che, không để mặt trời chiếu vào khi nhiệt độ không khí trên 30oC và không để mưa ướt hay gió lạnh thổi vào.

2.21.4.1.9 Khi cạo, rửa ống, phải có bệ đỡ. Số lượng bệ và cách bố trí phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, đường kính ống và máy cạo rửa.

2.21.4.1.10 Khi làm công việc sơn ống cũng như các việc có liên quan đến bi tum, xăng, ma tít, phải tuân thủ quy định tại 2.11 và 2.20.

2.21.4.1.11 Lán trại dùng làm nơi rửa ống bằng dung dịch hóa chất, phải có hệ thống thông gió tốt và xa nơi có người làm việc, chỉ người có nhiệm vụ và được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân mới được vào.

2.21.4.1.12 Chỉ được hạ các đoạn ống cũng như các phụ kiện của ống xuống hào, sau khi mọi người đã lên khỏi đoạn hào đó. Không được dùng gậy hoặc xà beng để bẩy lăn tự do ống xuống hào. Không được dùng thanh chống vách hào làm chỗ đỡ ống. Nếu đất sụt xuống trong khi đang hạ ống, thì chỉ được phép dọn đất sau khi đã kê đỡ ống chắc chắn. Đòn kê phải chờm khỏi mép hào ít nhất là 1 m.

2.21.4.1.13 Trước khi bắt đầu hạ ống xuống hào, cần kiểm tra thiết bị, dụng cụ, đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng đúng với biện pháp thi công. Dây cáp, thừng chão, ròng rọc… phải có thử tải trước. Độ bền của dây phải có hệ số an toàn gấp 6 lần.

2.21.4.1.14 Các máy đặt ống di chuyển dọc theo tuyến đường ống phải đi ngoài giới hạn của lăng thế đất sụt tự nhiên, nhưng phải cách mép hào ít nhất là 2 m.

2.21.4.1.15 Các máy đặt ống xuống hào, nếu đứng ở vị trí có độ dốc lớn hơn 10(sườn, đồi, sườn mương,… ) phải được kiểm tra độ ổn định của máy.

2.21.4.1.16 Khi đặt các đòn kê, tấm kê để lăn hoặc trượt ống, phải đảm bảo chắc chắn và giữ cho vách hào ổn định.

2.21.4.1.17 Khi làm việc bên trong giếng hoặc trong bể, phải có người trực trên miệng giếng hoặc lối ra vào bể.

2.21.4.1.18 Thi công các đường ống ngầm dưới nước phải trang bị các dụng cụ cấp cứu theo quy định tại 2.1.3. Tuyến đường ngầm qua khu vực sông có tàu thuyền qua lại, phải trang bị các dụng cụ báo hiệu khi thi công.

2.21.4.1.19 Các phương tiện đi lại dùng cho thi công trên sông, phải có liên lạc với trên bờ bằng vô tuyến điện, bằng tín hiệu hoặc loa, còi. Không được để người không có nhiệm vụ lên trên các phương tiện này.

2.21.4.1.20 Chỉ được phép tiến hành công việc trên các phương tiện nổi và cho thợ lặn xuống nước làm việc khi có sóng không quá cấp 3. Tầu thuyền qua lại khu vực đang có thợ lặn làm việc dưới nước, phải giảm tốc độ và phải đi cách xa thuyền lặn ít nhất 50 m.

2.21.4.1.21 Trước khi kéo ống để đặt xuống đáy sông, hồ phải phanh và chèn chặt toa xe chở ống. Tời kéo ống phải có dây neo chặt.

2.21.4.1.22 Trong khi kéo ống phải có tín hiệu; phương tiện chỉ huy phải đảm bảo liên lạc liên tục giữa người chỉ đạo công việc và người lao động trực tiếp thực hiện từng công tác riêng biệt.

2.21.4.1.23 Không được để bất cứ phương tiện nổi nào đi qua khu vực đang kéo ống.

2.21.4.1.24 Khi đặt đường ống thứ hai song song với đường ống thứ nhất đang hoạt động, trong thiết kế thi công, cần dự kiến các biện pháp để bảo vệ tốt đường ống đang hoạt động.

2.21.4.1.25 Đặt đường ống ngang qua các đường giao thông, phải có rào ngăn và biển báo; ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.

2.21.4.1.26 Đặt đường ống ngang qua đường sắt, phải bố trí người để kịp thời thông báo cho mọi người biết khi tàu sắp đến.

2.21.4.1.27 Đặt cách ly cho đường ống ở trong đường hào có sử dụng máy đặt ống để nâng tạm thời cả đường ống dài liên tục, phải có biện pháp chống các chuyển dịch của đường ống sang hai bên.

2.21.4.1.28 Không được đứng và di chuyển trên các phần đường ống đặt trên không.

2.21.4.2 Lắp đặt các đường ống công nghệ

2.21.4.2.1 Cần phải đặt các phương tiện lắp nối cố định (như giá đỡ, con-xon, các kết cấu bê tông cốt thép hoặc kim loại, trụ tường, giá treo…) trước khi bắt đầu lắp ráp đường ống công nghệ.

2.21.4.2.2 Khi đánh dấu vị trí đặt giá đỡ, con-xon, giá treo cũng như khi lắp ráp đường ống, cần phải sử dụng giàn giáo và thực hiện đúng các quy định tại 2.8.

2.21.4.2.3 Khi đục lỗ tường hay sàn nhà để dẫn ống hoặc cố định điểm tựa, người lao động phải đeo kính phòng hộ. Trong trường hợp cần thiết phải có tấm chắn bảo vệ xung quanh.

2.21.4.2.4 Lắp ráp các đường ống bằng thủy tinh, sành sứ hoặc Fêro – silic cần phải có biện pháp đề phòng đổ vỡ làm bị thương người lao động.

2.21.4.2.5 Trong xưởng đang hoạt động, chỉ được tháo dỡ đường ống sau khi đã ngắt bỏ hoàn toàn đường ống đó khỏi các tổ máy và các đường ống đang hoạt động.

– Chỉ được tháo dỡ các đoạn ống và các cụm ống riêng biệt sau khi các phần ống còn lại đã được cố định chắc chắn.

– Không được tháo dỡ cùng một lúc các đường ống ở các độ cao khác nhau trong cùng một chiều thẳng đứng.

2.21.5 Thử nghiệm đường ống

2.21.5.1 Thử nghiệm đường ống bằng thủy lực phải bảo đảm những yêu cầu sau:

– Đường ống nối từ bơm vào đường ống cần thử nghiệm cũng phải qua thử thủy lực trước đó;

– Tại các mặt bịt kín, nắp đậy, các cửa có nắp đậy, các mối ghép mặt bích…của đường ống trong thời gian thử nghiệm phải đặt các biển báo và dấu hiệu thích hợp;

– Những người tham gia cuộc thử phải đứng ở những vị trí an toàn, có tấm che chắn đề phòng các nắp đậy có thể văng ra khi các mối liên kết bị phá hủy;

– Không được tăng áp suất trong đường ống khi tiến hành xem xét phát hiện các hư hỏng;

– Chỉ cho phép thử nghiệm thủy lực cùng lúc nhiều ống đặt trên cùng một giá hoặc cầu vượt khi những kết cấu trên đã được tính toán để chịu được các phụ tải tương ứng.

2.21.5.2 Việc thử nghiệm đường ống bằng khí nén chỉ được phép thực hiện, nếu phương pháp thử nghiệm bằng thủy lực không hợp lý.

2.21.5.3 Thử nghiệm đường ống bằng khí nén có phụ kiện bằng gang (trừ phụ kiện bằng gang rèn) chỉ được dùng áp suất không quá 400 kPa. Các phụ kiện bằng gang phải qua thử thủy lực sơ bộ để xác định cường độ trước.

2.21.5.4 Thử nghiệm đường ống bằng khí nén phải bảo đảm những yêu cầu sau:

– Máy nén, thiết bị và các dụng cụ đo sử dụng trong cuộc thử phải được bố trí cách đường ống cần thử một khỏang ít nhất là 10 m;

– Các van an toàn của thiết bị phải được cân chỉnh với áp suất tương ứng;

– Nối và tháo những đường ống dẫn hơi từ máy nén tới đoạn ống chỉ được làm khi đã cho máy nén ngừng hoạt động.

2.21.5.5 Không được dùng khí nén để thử nghiệm đường ống trong xưởng đang hoạt động hoặc đường ống nằm trên cùng một giá đỡ, cầu vượt hoặc rãnh với các đường ống khác đang hoạt động.

2.21.5.6 Trong thời gian thử bằng thủy lực và bằng khí nén các đường ống chịu lực, không được:

– Siết chặt bu-lông của các mối nối mặt bích;

– Đứng đối diện với các mặt bích kín của đường ống thử;

– Gõ vào các mối hàn;

– Sử dụng các áp kế không đảm bảo;

– Để người ở trong khu vực nằm của đường ống thử khi đang nén khí.

2.21.5.7 Thử nghiệm đường ống phải được tổ chức vào ban ngày. Trường hợp phải thực hiện vào ban đêm, phải bảo đảm chiếu sáng cho phần ống thử với độ sáng không nhỏ hơn 50 lux.

2.21.5.8 Xác định vùng nguy hiểm khi thử nghiệm đường ống theo Bảng 7.

Bảng 7 – Vùng nguy hiểm khi thử nghiệm đường ống

Loại vật liệu làm đường ống và áp suất thử nghiệm

Đường kính ống
(mm)

Bán kính vùng nguy hiểm
(m)

1. Ống thép với áp suất thử 1 000 kPa

Tới 300

7

Từ 300 đến 1 000

10

Trên 1 000

20

2. Ống gang với áp suất thử 150 kPa

Tới 500

10

Trên 500

20

3.Ống gang với áp suất thử 600 kPa

Tới 500

15

Trên 500

25

2.22 Công tác lắp đặt thiết bị điện và mạng lưới điện

2.22.1 Yêu cầu chung

2.22.1.1 Di chuyển, nâng và lắp đặt các động cơ điện, các máy sử dụng điện, các khí cụ đóng, ngắt điện chỉ được tiến hành khi chúng ở trạng thái ngắt điện.

2.22.1.2 Di chuyển, lắp đặt các thiết bị điện phải dùng các dụng cụ chuyên dùng để neo buộc. Không được dùng các loại dây thép, xích, cáp để buộc các bộ phận cách điện, các tiếp điểm của các lỗ ở chân đế. Phải có biện pháp ngăn chặn, chống lật đổ. Khi vận chuyển bằng xe, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp chống vỡ, xây xát, va đập và biến dạng, chống mưa nắng, đặc biệt đối với thiết bị chính xác có biện pháp chống va chạm, chống lắc, chống rung.

2.22.1.3 Khi vận chuyển và tập kết thiết bị điện đến vị trí lắp đặt, phải có biện pháp bảo quản, chống mưa nắng, chống ẩm ướt, nóng, bụi, hơi nước hoặc các chất có hại.

2.22.1.4 Trước khi lắp đặt phải kiểm tra vị trí và độ ổn định của các gối tựa, các bộ phận kết cấu của công trình ở vị trí lắp đặt. Trong khi lắp đặt, các máy biến thế phải làm ngắn mạch các đầu ra của máy và nối đất bảo vệ các đầu dây đó.

2.22.1.5 Khi sử dụng máy trục để lắp ráp thiết bị điện, các đường cáp trần có điện, mạng điện chiếu sáng và động lực nằm trong vùng làm việc, phải được ngắt điện và rào chắn.

2.22.1.6 Đèn để kiểm tra sự đóng ngắt đồng thời của các tiếp điểm phải dùng điện áp không quá 12 V.

2.22.1.7 Trong phạm vi có đặt máy li tâm lọc dầu và tại chỗ đặt thiết bị đổ dầu, phải treo biển “Cấm lửa”.

2.22.1.8 Lắp đặt máy ngắt điện một cực phải bảo đảm chắc chắn và điều chỉnh sự ăn khớp đồng thời của các tiếp điểm của máy ngắt.

2.22.1.9 Điều chỉnh các máy ngắt điện phải có biện pháp đề phòng các bộ phận truyền động của máy ngắt do nguyên nhân nào đó đóng điện bất ngờ.

2.22.1.10 Cầu chì của các mạng điện nối với thiết bị lắp ráp phải tháo ra trong suốt thời gian thi công. Chỉ được đặt cầu chì vào mạng điện để điều chỉnh thiết bị sau khi mọi người đã ở vị trí an toàn.

2.22.1.11 Trước khi đóng điện để thử lưới điện và thiết bị điện phải, ngừng tất cả các công việc có liên quan, đồng thời người ở trong buồng phân phối phải ra khỏi khu vực nguy hiểm.

2.22.1.12 Trước khi thử các bộ phận truyền động từ xa bằng dòng điện thao tác hoặc bằng khí nén phải treo biển báo “Có điện nguy hiểm” trên các thiết bị đó.

2.22.1.13 Khi tiến hành các công việc bên trong bộ góp khí, phải dùng khóa để giữ chặt van giữ không khí vào và treo biển “Cấm đóng điện”.

2.22.1.14 Van an toàn trên bình góp khí phải được điều chỉnh và thử với áp suất lớn hơn áp suất cho phép không quá 10 %.

2.22.1.15 Cho điện áp vào để thử rơ-le, áp-tô-mát máy ngắt và các dụng cụ khác phải làm theo phiếu công tác và sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật sau khi đã thử nghiệm các thiết bị đó.

2.22.1.16 Phần hở của các thiết bị phân phối phải được che chắn, khi chưa có tấm lát trên các rãnh cấp điện phải dùng ván che tạm. Không được để dây dẫn điện thi công tiếp xúc với các bộ phận dây điện của công trình.

2.22.2 Lắp đặt máy điện và máy biến áp

2.22.2.1 Khi dùng dầu, xăng để lau chùi các bộ phận của thiết bị phải tổ chức thông gió, phòng cháy và có trang bị phòng hộ theo quy định hiện hành.

2.22.2.2 Trước khi đo điện trở của máy có phần quay phải cắt mạch điện. Phải có ít nhất hai người làm và kiểm tra đảm bảo không có điện áp trên máy đó. Lắp ráp xong phải làm ngắn mạch và nối đất bảo vệ các đầu ra của dây dẫn.

2.22.2.3 Khi sấy hoặc đốt nóng để kiểm tra máy biến áp và máy điện, phải dùng vật liệu cách điện không cháy. Quạt thổi không khí chạy điện dùng để sấy máy biến áp và máy điện, phải có thiết bị phòng tránh tia lửa điện.

2.22.2.4 Trước khi sấy máy điện và máy biến áp bằng dòng điện, phải nối đất bảo vệ vỏ máy và thùng dầu.

2.22.2.5 Sấy máy biến áp bằng phương pháp cảm ứng, phải có biện pháp đề phòng chạm mát. Phải loại trừ khả năng người có thể tiếp xúc với các cuộn dây cảm ứng. Không được dùng ngọn lửa hở để xem nhiệt kế.

2.22.2.6 Chỉ được sửa chữa các hư hỏng khi đã cắt mạch điện. Không được sửa chữa các bộ phận trong thiết bị đang vận hành.

2.22.3 Lắp và nạp ắc quy

2.22.3.1 Không được thực hiện bất kì hoạt động gì có thể phát sinh ra tia lửa ở trong phòng ắc quy. Gian chứa ắc quy phải dùng đèn chiếu sáng có điện áp từ 6 V trở lên phải có vỏ kính bao ngoài. Ngoài kính bao phải có lớp thép chống đỡ. Dây điện phải đi trong ống kim loại và phải được kiểm tra thường xuyên để khỏi xảy ra ngắn mạch.

2.22.3.2 Phòng ắc quy phải thoáng, ngoài việc thông gió nhân tạo liên tục trong suốt quá trình làm việc còn phải thông gió trước và sau khi làm việc ít nhất là 30 min.

2.22.3.3 Tại vị trí bảo quản axit, kiềm, cũng như nơi nắn, lắp hàn các tấm chì không được để thức ăn, nước uống và các thực phẩm khác.

2.22.3.4 Trong phòng pha chế dung dịch điện phân không được làm bất cứ việc gì khác. Phòng ắc quy phải đặt vòi nước hay thùng đựng nước. Thùng đựng nước rửa và dung dịch trung tính, phải đặt trên giá và phải sơn màu để dễ phân biệt. Giá kê ắc quy axit và ắc quy kiềm phải được lót bằng cao su.

2.22.3.5 Các chất điện phân có axit, phải được pha trong các bình chuyên dùng. Không được pha dung dịch axit trong các chậu thủy tinh. Chỗ có axit, chất điện phân, chất kiềm rơi vãi ra, phải trung hòa và rửa bằng các dung dịch axit bôric nếu là dung dịch kiềm. Không được hút bằng miệng qua ống chuyển các dung dịch điện phân.

2.22.3.6 Phòng để làm các công việc như: cạo sun-phát khỏi các tấm chì và nắn lại các tấm chì, phải được thông gió tốt. Khi cạo sun-phát khỏi các tấm chì, phải dùng bàn chải hoặc giẻ lau. Không được lau trực tiếp bằng tay.

2.22.3.7 Không được nâng, di chuyển, kê kích các giá kê cũng như đặt hay thay các tấm đệm, các đáy bình và thùng đựng đầy chất điện phân.

2.22.3.8 Khi kiểm tra các kẹp đầu cực của bình ắc quy, phải đeo găng tay cao su cách điện. Khi vặn đai ốc để nối các bình ắc quy với nhau, phải đề phòng chìa vặn chạm vào các cực khác nhau của máy.

2.22.4 Lắp đặt mạng điện

2.22.4.1 Khi nắn các dây kim loại bằng tời và các dụng cụ khác, phải làm ở khu vực riêng có rào che chắn xung quanh và bảo đảm khỏang cách an toàn đối với các thiết bị điện và đường dây đang vận hành.

2.22.4.2 Không được đứng trên thang tựa hoặc thang gấp để kéo căng theo phương nằm ngang các đường dây dẫn có tiết diện lớn hơn 4 mm.

2.22.4.3 Không chập nhiều dây chảy có cường độ định mức nhỏ thay cho một dây chảy có cường độ định mức lớn. Không được lắp một hoặc hai cầu chì nổ vào mạng 3 pha.

2.22.4.4 Đường dây mạng động lực và chiếu sáng phải đi riêng rẽ.

2.22.4.5 Các bộ phận của máy móc thiết bị điện, đều phải được tiếp đất nếu các bộ phận đó có thể có điện khi cách điện bị hỏng.

2.22.4.6 Trước lúc bắt đầu quay tang kéo dây cáp ngầm, phải nhổ hết đinh nhô ra trên tang và kẹp chặt đầu cáp nhô ra ngoài.

2.22.4.7 Khi đặt cáp, tang và các dụng cụ đồ nghề khác lên mép hào, phải theo các quy định tại 2.12. Tại vị trí đặt tang và các thiết bị xả cáp, phải có biện pháp chống sụt lở vách hào.

2.22.4.8 Khi xả cáp khỏi tang bằng tời hay bằng máy, phải có dụng cụ hãm tang cáp.

2.22.4.9 Khi đặt cáp, không được đứng hoặc dùng tay để giữ dây cáp ở các góc ngoặt.

2.22.4.10 Việc xả cáp ngầm bằng tời qua ròng rọc ở giếng cáp hoặc buồng cáp ở các tầng, chỉ được thực hiện khi có tín hiệu bằng âm thanh hoặc ánh sáng.

2.22.4.11 Lắp các hộp nối cáp có sơn hoặc hỗn hợp Ebônit, phải có biện pháp phòng ngừa cháy đối với các chất đó.

2.22.4.12 Khi bịt kín các đầu dây cáp và các phễu hoặc dùng xăng để rửa vỏ hay dây cáp ở trong phòng kín, phải thông gió và phòng cháy tốt.

2.22.4.13 Khi đốt đèn hàn nấu chảy bi tum và thuốc hàn, phải làm ở ngoài trời. Bi tum và thuốc hàn nóng chảy, phải đặt trong các hộp kín và đưa xuống hầm bằng dụng cụ chuyên dùng.

2.22.4.14 Làm đường dây tải điện trên không, phải tuân thủ các quy định hiện hành về xây dựng các công trình điện.

2.22.4.15 Không được neo, buộc các thiết bị nâng hạ hoặc các công việc tương tự khác vào cột điện. Khi lắp đặt các thiết bị ở gần các đường dây đang có điện áp, phải tuân thủ quy định tại 2.6.

2.22.4.16 Khi dựng các cột điện phức tạp bằng thiết bị và các công cụ nâng kéo, phải dùng dây chằng để điều chỉnh. Dựng và hạ các cột trong điều kiện phức tạp khỏang giữa hai đường dây đang có điện, phải có cán bộ kỹ thuật thi công giám sát.

2.22.4.17 Trong lúc đang kéo hoặc tháo dây, không được để người hoặc xe cộ đi qua khu vực đang vượt dây, tại nơi này phải có biển cấm. Trường hợp phải bảo đảm giao thông bình thường, phải có biện pháp bảo đảm an toàn.

2.22.4.18 Trong khi kéo dây, không được leo lên các cột góc để làm bất kì một việc gì.

2.22.4.19 Khi dùng tháp nâng hoặc thang di động, phải theo quy định tại 2.8.

2.22.4.20 Tháo và lắp đường dây dẫn điện trên không, phải ngắt mạch và nối đất di động hai đầu và khỏang giữa đường dây, sao cho khỏang cách giữa các thiết bị nối đất không lớn hơn 3 km; chỉ khi nào không có người trên đầu cột mới được tháo thiết bị nối đất di động.

2.22.4.21 Đường dây điện hoặc đường dây cáp nâng, phải được đặt ở độ cao không được nhỏ hơn 4,5 m và ở những chỗ xe cộ qua lại không nhỏ hơn 6 m.

2.22.5 Làm việc ở trạm điện đang hoạt động

2.22.5.1 Chỉ sửa chữa, lắp ráp các thiết bị điện trong trạm đang hoạt động, khi có phiếu công tác và đã thực hiện ngắt điện ở thiết bị đó và các thiết bị có liên quan.

2.22.5.2 Khi sửa chữa và lắp đặt máy biến áp trong trạm, phải ngắt điện phía hạ áp để khỏi nóng biến thế.

2.22.5.3 Tại các chỗ nối thiết bị phân phối kín và hở với dây nối đất bảo vệ, phải làm các kẹp hoặc đánh sạch sơn ở các chỗ đó để kẹp dây nối đất bảo vệ di động bằng mỏ kẹp. Khi bắt dây nối đất, phải nối với cực nối đất trước rồi mới nối vào vỏ thiết bị cần nối đất. Khi tháo dây nối đất, phải tiến hành ngược lại.

2.22.6 Thử nghiệm, bàn giao đưa vào vận hành các trạm điện

2.22.6.1 Phải có đầy đủ hồ sơ lý lịch của thiết bị và văn bản đảm bảo kỹ thuật lắp đặt, cũng như các yêu cầu về kỹ thuật an toàn mới đưa thiết bị điện vào thử nghiệm.

2.22.6.2 Khi thử nghiệm sứ cách điện và cáp cũng như thử nghiệm và chỉnh dịch sự làm việc của các thiết bị cục bộ chỉnh lưu của máy biến thế, máy biến dòng phải tuân thủ các quy định hiện hành về kỹ thuật vận hành và an toàn sử dụng các thiết bị điện trong xí nghiệp.

2.22.6.3 Trước khi thử nghiệm đóng điện các thiết bị phân phối gá lắp, phải kiểm tra tình trạng các khóa ở các cửa, các bộ phận che chắn, các biển báo, trang bị phòng hộ chống cháy, đèn chiếu sáng, điện thoại liên lạc và nối đất bảo vệ.

2.22.6.4 Khi thử nghiệm và đóng điện các thiết bị điện, phải có rào ngăn và biển báo.

2.22.6.5 Khi tiến hành điều chỉnh thiết bị điện mới để bàn giao, phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người. Khi quan sát phải đứng xa các bộ phận có điện, ngừng làm việc ở các bộ phận có điện, đồng thời phải che chắn và có biển báo ở khu vực đó

2.23 Công tác tháo dỡ, sửa chữa, mở rộng nhà và công trình

2.23.1 Yêu cầu chung

2.23.1.1 Trước khi tháo dỡ, sửa chữa, mở rộng nhà hoặc công trình, phải tiến hành:

– Khảo sát đánh giá đúng tình trạng của nền móng, tường cột, dầm, sàn trần và các kết cấu khác của nhà và công trình đó;

– Khảo sát đánh giá các nguy cơ về cháy, nổ, hóa chất độc hại và hậu quả của việc phá dỡ cải tạo sửa chữa đối với sức khỏe con người;

– Khảo sát đánh giá và có biện pháp kiểm tra đối với các công trình lân cận, đánh giá ảnh hưởng trong và sau khi phá dỡ cải tạo;

– Kết quả khảo sát phải lập thành hồ sơ để làm căn cứ cho thiết kế thi công.

2.23.1.2 Nhà và công trình bị hư hỏng có nguy cơ sập đổ bất ngờ, nhưng chưa tiến hành sửa chữa được ngay thì phải có biện pháp gia cố chống đỡ hoặc phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại vùng nguy hiểm.

2.23.1.3 Trước khi tiến hành phá dỡ phải:

– Kiểm tra và tháo dỡ hết bom đạn (nếu có);

– Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, nếu đảm bảo an toàn mới sử dụng. Trong trường hợp không xử lý được phải cắt bỏ hệ thống điện cũ, thay bằng đường điện mới để phục vụ thi công;

– Có biện pháp chống đỡ các kết cấu có khả năng sụp đổ bất ngờ, khi tháo dỡ công trình hoặc tháo dỡ các bộ phận có liên quan đến kết cấu đó;

– Có biện pháp hạn chế sự chấn động khi cắt, kéo, tháo dỡ các kết cấu.

2.23.1.4 Khu vực phá dỡ phải có rào chắn biển cấm người và xe cộ qua lại, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Rào cao 2 m, bao quanh khu vực phá dỡ, cửa ra vào phải được kiểm soát chặt chẽ.

2.23.1.5 Khi tháo dỡ các công trình trong phạm vi các cơ sở đang hoạt động, phải có biện pháp đảm bảo an toàn chung.

2.23.1.6 Khi tháo dỡ về ban đêm hoặc ở những vị trí không đủ ánh sáng, phải bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ. Các dây dẫn điện phải mắc vào cột riêng, không được mắc vào các kết cấu công trình đang tháo dỡ.

2.23.1.7 Không được tháo dỡ công trình trong các trường hợp sau:

– Khi có gió từ cấp 5 trở lên;

– Ở hai hoặc nhiều tầng cùng một lúc trên cùng một phương thẳng đứng;

– Khi đang có người làm việc ở bên dưới khu vực đang tháo dỡ mà chưa có biện pháp che chắn an toàn.

2.23.1.8 Khi tháo dỡ công trình ở trên cao, phải có rào ngăn khu vực nguy hiểm ở bên dưới và phải đặt biển cấm.

2.23.1.9 Khi tiến hành tháo dỡ, phải có biện pháp đề phòng các bộ phận công trình có nguy cơ sập đổ bất ngờ. Khi cắt kết cấu ra từng phần nhỏ, phải có biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập bất ngờ, đồng thời phải có các biện pháp phòng tránh các bộ phận kết cấu bị cắt rời văng vào người.

2.23.1.10 Tháo dỡ ô văng hoặc các bộ phận cheo leo, phải làm giàn giáo. Trường hợp đứng trên các bộ phận kết cấu khác của công trình để tháo dỡ phải có biện pháp bảo đảm an toàn.

2.23.1.11 Tháo dỡ công trình bằng cơ giới, phải cấm mọi người vào các lối đi lại của máy và dọc hai bên đường cáp kéo. Máy hoặc thiết bị dùng để tháo dỡ công trình, phải đặt ngoài phạm vi sập lở công trình. Nếu dùng máy hoặc thiết bị để kéo đổ công trình, phải đặt cách xa công trình ít nhất bằng 1,5 chiều cao công trình.

2.23.1.12 Phá dỡ các công trình bằng phương pháp nổ mìn, phải có thiết kế cụ thể và phải tuân theo các quy định tại QCVN 02: 2008/BCT.

2.23.1.13 Khi xử lý các bộ phận công trình hư hỏng, nhất là các bộ phận trên cao phải lập biện pháp thi công an toàn, phải trang bị đầy đủ những dụng cụ phòng hộ cần thiết cho người lao động.

2.23.1.14 Phá dỡ ống khói, trụ gạch cũng như các mảng tường cao hơn 1,5 m đã bị hư hỏng nặng. không được dùng các dụng cụ cầm tay (choòng, búa..) để đục phá. mà phải dùng các thiết bị thích hợp và các biện pháp thi công đặc biệt. Không được giật đổ tường lên sàn tầng. Không được phá ống khói, tường gạch bằng cách đục ở chân.

2.23.2 Phá dỡ kết cấu vòm hình trụ, ống khói

2.23.2.1 Không được phá dỡ kết cấu hình trụ cao bằng phương pháp nổ mìn, hoặc lật đổ trừ khi khu vực xung quanh đủ lớn để kết cấu đổ xuống một cách an toàn.

2.23.2.2 Tháo dỡ vòm hình trụ, phải tiến hành từ đỉnh xuống hai phía; tháo dỡ vòm hình cầu hoặc cánh buồm, phải phá từng dải dài không quá 0,5 m theo vòng tròn từ đỉnh xuống chân.

2.23.2.3 Khi tiến hành tháo dỡ vòm phải làm giá đỡ hệ thống chống đỡ vòm, phải tuân theo các quy định tại 2.8.

2.23.2.4 Tháo dỡ vòm lò, phải đứng trên giàn giáo. Không được đứng trên vòm lò để tháo dỡ. Khi tháo dỡ vòm lò phải phun nước chống bụi.

2.23.3 Phá dỡ tường

2.23.3.1 Tường phải được phá dỡ theo từng tầng, bắt đầu phá dỡ từ trên mái xuống dưới.

2.23.3.2 Khi cần thiết, những bức tường không có gì chống đỡ, phải được giằng chống lại khi tiến hành phá dỡ.

2.23.4 Phá dỡ sàn

2.23.4.1 Khi cần thiết, để phòng ngừa sự nguy hiểm, cần phải trang bị các tấm ván sàn và sàn thao tác phục vụ cho người lao động đi lại và di chuyển trong quá trình phá dỡ.

2.23.4.2 Phải rào chắn ngăn ngừa nguy hiểm tại các ô sàn hở mà vật liệu có thể rơi xuống.

2.23.5 Phá dỡ kết cấu thép

2.23.5.1 Trong quá trình tiến hành phá dỡ các bộ phận của kết cấu, phải ngăn ngừa sụp đổ của kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép.

2.23.5.2 Kết cấu thép phải được phá dỡ theo từng tầng.

2.23.5.3 Các bộ phận của kết cấu thép sau khi phá dỡ, phải được hạ thấp dần dần, không thả từ trên cao xuống.

2.23.6 Cải tạo, sửa chữa

2.23.6.1 Trước khi xây cao thêm các công trình hoặc lắp dựng thêm các cấu kiện vào các bộ phận công trình làm tăng tải trọng của các bộ phận công trình, phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận công trình có liên quan. Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện biện pháp gia cố thích hợp để bảo đảm an toàn.

2.23.6.2 Khi sửa chữa các bộ phận ở trên sàn tầng, phải lót kín hoặc rào chắn các lỗ hổng ở sàn, phải làm lan can chắc giữa các khoang chống.

2.23.6.3 Khi sửa chữa các ống dẫn khí, dẫn hơi…, phải kiểm tra độ kín, khít của hệ thống van trong suốt quá trình sửa chữa.

2.23.6.4 Khi sửa chữa phía dưới các cuốn vòm, vòm phải có ván khuôn và hệ thống chống đỡ phù hợp. Khu vực sửa chữa phải rào chắn không cho người qua lại.

2.23.6.5 Sửa chữa các lò nung đang vận hành, nhất thiết phải có tấm che chắn hoặc làm tường ngăn tạm thời để tránh bức xạ nhiệt khí độc hại.

2.24 Thi công trên mặt nước

2.24.1 Yêu cầu chung

2.24.1.1 Khi thi công trên mặt nước hoặc ở gần nước, phải chú ý: Bảo vệ người lao động tránh rơi xuống nước; Cứu hộ khi có người rơi xuống nước.

2.24.1.2 Phải có biện pháp về an toàn, khi thi công trên mặt nước hoặc ở gần mặt nước với yêu cầu về các dụng cụ bảo hiểm sau:

– Hàng rào bảo vệ, lưới an toàn, dây bảo hiểm;

– Phao cứu sinh, áo cứu sinh và thuyền cứu sinh (hoặc môtô);

– Phòng chống các mối nguy hiểm khác như các loài bò sát (sống ở gần mặt nước) và các động vật khác.

2.24.1.3 Cầu tàu, thuyền phao, cầu, chân cầu, đường đi lại và nơi làm việc tại nơi có công việc trên mặt nước, phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.

2.24.1.4 Các kết cấu nổi trên mặt nước cần có chòi, lán che chắn để bảo vệ người lao động.

2.24.1.5 Các thiết bị nổi trên mặt nước, phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cứu sinh phù hợp như: dây cứu hộ, móc câu, phao.

2.24.1.6 Các loại bè mảng được sử dụng phải:

– Có đủ độ bền để chịu được tải trọng tối đa mà nó sẽ phải chuyên chở;

– Được chằng néo, neo đậu một cách chặt chẽ;

– Tiếp cận được một cách dễ dàng.

2.24.1.7 Các bề mặt sàn bằng thép, phải được xử lý để tạo ma sát hoặc che phủ bởi các bề mặt chống trơn trượt.

2.24.1.8 Tất cả các bề mặt làm việc, phải có hàng rào bảo vệ.

2.24.1.9 Các ống dẫn nổi, phải có đường đi an toàn.

2.24.1.10 Không được vào phòng bơm thủy lực, khi không thông báo hoặc không có người đi cùng.

2.24.1.11 Dây tời, dây kéo, xô, đầu cắt và dây buộc thuyền, phải được kiểm tra hàng ngày.

2.24.1.12 Người lao động chỉ lên và xuống tàu ở những bến an toàn.

2.24.1.13 Phải điểm danh người lao động thường xuyên.

2.24.2 Thuyền

Thuyền để chuyên chở người lao động và người điều khiển, phải đáp ứng các yêu cầu của các Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các tiêu chuẩn lựa chọn áp dụng.

2.24.3 Cứu hộ và các thủ tục cấp cứu

2.24.3.1 Người lao động làm việc trên mặt nước, phải được cung cấp một số bộ dụng cụ hồi phục sức khỏe, áo cứu sinh…

2.24.3.2 Không làm việc đơn độc trên mặt nước.

2.24.3.3 Người lao động phải được huấn luyện các công việc cần làm, khi xảy ra các tình huống khẩn cấp.

3 Tổ chức thực hiện

3.1 Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dụng tại địa phương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công tác thi công xây dựng theo quy định của Quy chuẩn này.

3.3 Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Xây dựng để có hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung.

Tổ chức mặt bằng thi công là gì và yêu cầu chung khi tổ chức mặt bằng công trường

Tổ chức mặt bằng thi công là gì và yêu cầu chung khi tổ chức mặt bằng công trường

Yêu cầu chung khi tổ chức mặt bằng công trường được quy định cụ thể tại Điểm 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng, theo đó, mặt bằng công trường cần phải tuân thủ những yêu cầu sau:

1 Xung quanh khu vực công trường phải được rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường. Trong trường hợp có đường giao thông công cộng chạy qua công trường, thì phải mở đường khác hoặc phải có biển báo ở hai đầu đoạn đường chạy qua công trường để các phương tiện giao thông qua lại giảm tốc độ.

2 Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước đảm bảo mặt bằng thi công khô ráo, sạch sẽ. Không được để đọng nước trên mặt đường hoặc để nước chảy vào hố móng công trình. Những công trường ở gần biển, sông, suối phải có phương án phòng chống lũ lụt, sạt lở đất.

3 Các công trình phụ trợ phát sinh yếu tố độc hại phải được bố trí ở cuối hướng gió, đảm bảo khỏang cách đến nơi ở của cán bộ, người lao động trên công trường và dân cư địa phương hoặc có biện pháp ngăn ngừa độc hại theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

4 Giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1 m. Đối với đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông, phải có rào chắn cao trên 1 m, ban đêm phải có đèn báo hiệu.

5 Phải có giải pháp chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 m) xuống. Không được đổ vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.

6 Phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và vật (như rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che, …) ở những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống. Giới hạn của vùng nguy hiểm này được xác định theo Bảng 1.

7 Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo, phá dỡ công trình cũ; nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu của công trình, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị lớn; khu vực có khí độc; chỗ có các đường giao thông cắt nhau phải có rào chắn hoặc biển báo, ban đêm phải có đèn báo hiệu.

Trên đây là tư vấn về yêu cầu chung khi tổ chức mặt bằng công trường. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng.

Trân trọng!

Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

BỘ XÂY DỰNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 06/2016/TT-BXD

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng s 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định và quản  chi phí đầu tư xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi Tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (gọi tắt là Nghị định số 32/2015/NĐ-CP) và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).

2. Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác vận dụng, áp dụng các quy định của Thông tư này.

Chương II

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 3. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng

1. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, trong đó chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

– Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

– Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

– Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

– Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

– Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

– Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

– Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

– Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

– Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

– Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

– Lập mới hoặc Điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

– Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

– Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành;

– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

– Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

– Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

– Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

– Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Nghiệm thu, bàn giao công trình;

– Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

– Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;

– Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

– Thực hiện các công việc quản lý khác.

b) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

– Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

– Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

– Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;

– Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

– Thiết kế xây dựng công trình;

– Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

– Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

– Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

– Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

– Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

– Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

– Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông;

– ng dụng hệ thống thông tin công trình;

– Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

– Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng (nếu có), tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác;

– Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

– Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);

– Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình;

– Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

– Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường;

– Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

– Thực hiện các công việc tư vấn khác.

c) Chi phí khác để thực hiện các công việc gồm:

– Rà phá bom mìn, vật nổ;

– Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;

– Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

– Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

– Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm Mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);

– Các Khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;

– Hạng Mục chung gồm các Khoản Mục chi phí tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Thông tư này;

– Các chi phí thực hiện các công việc khác.

2. Trường hợp yêu cầu xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thì nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, nội dung tổng mức đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

4. Đối với dự án, sử dụng vốn phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) thì ngoài các nội dung được tính toán trong tổng mức đầu tư nói trên còn được bổ sung các Khoản Mục chi phí cần thiết khác cho phù hợp với đặc thù, tính chất của dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn này theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ phù hợp với Điều kiện cụ thể và mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình.

Điều 4. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP như sau:

a) Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án.

b) Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình

c) Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.

d) Kết hp các phương pháp quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này.

2. Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trường hp chưa đủ Điều kiện xác định quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác định được nhưng chưa có dữ liệu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã, đang thực hiện và Điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác.

3. Một số Khoản Mục chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được bổ sung và dự tính để đưa vào tổng mức đầu tư xây dựng.

4. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.

Điều 5. Thẩm định, thẩm tra và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Mu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Thông tư này.

Điều 6. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

1. Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được Điều chỉnh đối với các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Việc bổ sung chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP do chủ đầu tư tổ chức xác định khi chỉ số giá xây dựng bình quân của các chỉ số giá xây dựng liên hoàn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố từ thời Điểm thực hiện dự án đến thời Điểm Điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá xây dựng sử dụng trong tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt.

3. Đối với các công trình chưa có trong danh Mục chỉ số giá xây dựng do Sở Xây dựng công bố và công trình xây dựng theo tuyến đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP thì chỉ số giá xây dựng bình quân tại Khoản 2 Điều này được xác định căn cứ các chỉ số giá xây dựng từ thời Điểm thực hiện dự án đến thời Điểm Điều chỉnh trên cơ sở phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

4. Phần giá trị tăng tổng mức đầu tư xây dựng do bổ sung chi phí dự phòng to quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này gồm phần giá trị tăng do mức độ tăng thêm của chỉ số giá xây dựng đối với khối lượng đã thực hiện đến thời Điểm Điều chỉnh và phần giá trị tăng do mức độ thay đổi chỉ số giá xây dựng (kể cả mức độ biến động dự kiến trên thị trường) đối với khối lượng còn lại phải thực hiện.

5. Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng Điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Chương III

DỰ TOÁN XÂY DỰNG

Mục 1. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 7. Nội dung dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP được xác định cho công trình, hạng Mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công. Trong đó, chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

– Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

– Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí Điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp.

– Thu nhập chịu thuế tính trước là Khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.

– Thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước.

2. Chi phí thiết bị của công trình, hạng Mục công trình gồm các Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Chi phí quản lý dự án gồm các Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự toán xây dựng công trình không gồm các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng có liên quan đến toàn bộ dự án.

5. Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình gồm các Khoản Mục chi phí như quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này. Trong đó:

a) Chi phí hạng Mục chung gồm:

– Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công;

– Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh;

– Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu;

– Chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường;

– Chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên;

– Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp đồng lao động dài hạn của doanh nghiệp) đến và ra khỏi công trường;

– Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có);

– Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có);

– Chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự);

b) Không tính lãi vay trong thời gian xây dựng vào dự toán xây dựng công trình. Đối với các dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không gồm chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm Mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); các Khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án.

6. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Điều 8. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình

1. Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương pháp nêu tại các Điểm a, b dưới đây.

a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình

– Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và giá xây dựng công trình. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, hạng Mục công trình và giá xây dựng công trình được quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này. Đ đồng bộ với dự toán gói thầu thì giá xây dựng để lập dự toán có thể là giá xây dựng đầy đủ.

– Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công trong dự toán xây dựng đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư này. Đối với công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế thì chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định tại Thông tư này và bổ sung các chi phí cần thiết theo yêu cầu của gói thầu đấu thầu quốc tế, bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ.

– Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung như hướng dẫn tại Bảng 3.9 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

– Thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước.

b) Tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng.

– Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng. Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình.

Việc xác định bảng giá vật liệu, nhân công và máy thi công theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Bảng giá khối lượng hao phí và chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn tại bảng 3.4 và 3.5 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

– Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng như hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1 Điều này.

2. Xác định chi phí thiết bị

a) Chi phí thiết bị được xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng. Giá mua thiết bị theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc theo giá thị trường tại thời Điểm tính toán, hoặc của công trình có thiết bị tương tự (công suất, công nghệ, xuất xứ) đã và đang thực hiện.

Đối với các thiết bị cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và đơn giá sản xuất, gia công phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.

b) Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự toán tùy theo yêu cầu cụ thể của công trình.

c) Chi phí lắp đặt thiết bị, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.

3. Xác định chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố đã sử dụng tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng hoặc bằng cách lập dự toán.

4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

a) Chi phí tư vấn trong dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình thì được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết phù hợp với quy định của nhà nước.

b) Trường hp phải thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài thì chi phí tư vấn được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn, các quy định của cấp có thẩm quyền và thông lệ quốc tế. Phương pháp xác định chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

5. Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền hoặc bằng cách lập dự toán hoặc bằng giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì bổ sung các chi phí này, bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí, phù hợp với Điều kiện cụ thể của công trình và mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.

6. Xác định chi phí dự phòng

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm), kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp vi loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

7. Phương pháp xác định chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Điều 9. Thẩm định, thẩm tra và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

1. Nội dung thẩm định, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Mu báo cáo kết quả thẩm định, thẩm tra dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Thông tư này.

Điều 10. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được Điều chỉnh trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1, 4 và thẩm quyền xác định, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh theo quy định tại Khoản 3, 5 Điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh được hướng dẫn tại phần III Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Mục 2. DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG

Điều 11. Dự toán gói thầu thi công xây dựng

1. Nội dung và phương pháp xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Trường hợp dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ, khi xác định dự toán gói thầthi công xây dựng cần tổng hợp theo đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ tương ứng với khối lượng công tác xây dựng cần thực hiện của gói thầu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

3. Chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng gồm một, một số hoặc toàn bộ các chi phí được xác định trong dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt phù hợp với phạm vi công việc, yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật của gói thầu và được xác định bằng định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc bằng cách lập dự toán. Tổng chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng không được vượt chi phí hạng Mục chung trong dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.

4. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm:

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thi công xây dựng của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng được xác định chi phí dự phòng theo Điểm a, b Khoản này không vượt mức tỷ lệ % chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

5. Dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Mục 1 phần II Phụ lục số 2 Thông tư này.

Điều 12. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình

1. Nội dung và phương pháp xác định dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị gồm các Khoản Mục chi phí như dự toán gói thầu thi công xây dựng và được xác định bằng cách lập dự toán theo phương pháp xác định chi phí xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

3. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình gồm:

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí mua sắm thiết bị; chi phí đào tạo và chuyn giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng được xác định chi phí dự phòng theo Điểm a, b Khoản này không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng tương ứng với từng yếu tố của dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

4. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định theo hướng dẫn tại Mục 2 phần II Phụ lục số 2 Thông tư này.

Điều 13. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng

1. Nội dung và phương pháp xác định dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP .

2. Chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

3. Chi phí thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được xác định bằng dự toán theo hướng dẫn như phương pháp xác định chi phí xây dựng.

4. Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng nhưng tổng tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng không vượt mức tỷ lệ % chi phí dự phòng tương ứng với từng yếu tố của dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt.

5. Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên được xác định trong chi phí khác của gói thầu. Đối với gói thầu khảo sát xây dựng của công trình từ cấp II trở lên, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là Khoản Mục chi phí riêng của dự toán gói thầu.

6. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Mục 3 phần II Phụ lục số 2 Thông tư này.

Điều 14. Dự toán gói thầu hỗn hợp

1. Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC) gồm dự toán các công việc theo quy định tại Điều 13 và Điều 11 của Thông tư này.

2. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC) gồm dự toán các công việc theo quy định tại Điều 12 và Điều 11 của Thông tư này.

3. Dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC) và gói thầu lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (chìa khóa trao tay) theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Điều 15. Thẩm quyền xác định, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng

1. Việc tổ chức xác định, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán các gói thầu xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Dự toán gói thầu đã được phê duyệt nhưng chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư tổ chức cập nhật bằng chỉ số giá hoặc giá và các chế độ chính sách có liên quan khác, phê duyệt để thay thế giá gói thầu đã duyệt trước thời Điểm mở thầu Khoảng 28 ngày.

3. Trường hợp dự toán gói thầu xây dựng vượt dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.

Chương IV

ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Mục 1. ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG

Điều 16. Hệ thống và phương pháp lập định mức xây dựng

1. Định mức xây dựng gồm định mức kinh tế – kỹ thuật và định mức chi phí được quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình:

a) Định mức dự toán xây dựng công trình được lập theo trình tự sau:

– Lập danh Mục công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng của công trình th hiện các yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, Điều kiện thi công, biện pháp thi công và xác định đơn vị tính phù hp.

– Xác định thành phần công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng của công trình.

– Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công.

– Lập các Tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công.

b) Phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 của Thông tư này.

3. Định mức chi phí xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Điều 17. Quản lý định mức xây dựng công trình

1. Bộ Xây dựng công bố định mức xây dựng theo Điều 34 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP đ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng, vận dụng, tham khảo vào việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xác định định mức dự toán xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 Thông tư này tổ chức xây dựng, thống nhất với Bộ Xây dựng định mức dự toán xây dựng cho các công việc có tính đặc thù riêng chuyên ngành đặc thù của Bộ, của ngành và địa phương chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng, hoặc đã có danh Mục nhưng theo công nghệ mới theo quy định tại Khoản 1 Điều này để công bố cho chuyên ngành, địa phương và gửi những định mức dự toán xây dựng đã công bố về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

3. Chủ đầu tư sử dụng, vận dụng, tham khảo hệ thống định mức dự toán xây dựng có cùng công nghệ và Điều kiện áp dụng đã được công bố hoặc vận dụng định mức dự toán có cùng Điều kiện công nghệ và Điều kiện áp dụng ở các công trình đã và đang thực hiện làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đối với các công việc xây dựng đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, Điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của công trình hoặc chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố thì chủ đầu tư tổ chức Điều chỉnh và bổ sung định mức dự toán xây dựng theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP làm cơ sở để tính chi phí đầu tư xây dựng công trình.

4. Nhà thầu tư vấn lập dự toán xây dựng theo thiết kế của công trình có trách nhiệm đề xuất định mức dự toán xây dựng cho các công tác xây dựng mới hoặc định mức cần phải Điều chỉnh, bổ sung để lập dự toán và đảm bảo tính đầy đủ về hồ sơ tài liệu báo cáo chủ đầu tư.

Mục 2. GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 18. Nội dung và phương pháp lập giá xây dựng công trình

1. Giá xây dựng công trình gồm đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình và giá xây dựng tổng hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

a) Đơn giá xây dựng chi Tiết được tính cho các công tác xây dựng cụ thể của công trình gồm đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), làm cơ sở xác định dự toán xây dựng công trình và dự toán gói thầu xây dựng.

b) Giá xây dựng tổng hp được tính cho nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình tại Điểm a Khoản này gồm giá xây dựng tổng hp không đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng.

2. Phương pháp lập giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 Thông tư này.

Điều 19. Quản lý giá xây dựng công trình

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định và công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình làm cơ sở quản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

2. Giá vật liệu xây dựng phải được công bố định kỳ theo tháng, quý; phải đảm bảo cập nhật đủ chủng loại vật liệu được sử dụng phổ biến. Mức giá vật liệu xây dựng được công bố phải tương ứng với tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời Điểm công bố (nêu rõ cự ly vận chuyển). Đối với địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các Sở Xây dựng cần phải trao đổi thông tin trước khi công bố để tránh sự khác biệt quá lớn.

3. Đơn giá nhân công xây dựng được xác định và công bố trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng; phải phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc nhân công trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình; phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương; phù hợp với đặc Điểm, tính chất công việc của nhân công xây dựng; đáp ứng yêu cầu chi trả một số Khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và một số Khoản phải trả khác).

4. Đơn giá ca máy và thiết bị thi công được xác định và công bố trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng và phù hợp với mặt bằng giá thị trường địa phương ở thời Điểm công bố.

5. Trách nhiệm quản lý giá xây dựng công trình của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng và nhà thầu thi công xây dựng

a) Chủ đầu tư thực hiện xác định và quản lý giá xây dựng theo quy định tại Điều 21 và Điều 31 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

b) Tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng thực hiện lập, thẩm tra giá xây dựng công trình và quản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 va Điều 32 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

c) Nhà thầu thi công xây dựng thực hiện quản lý giá xây dựng công trình theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Mục 3. CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Điều 20. Quy định chung xác định chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng công bố theo loại công trình, theo cơ cấu chi phí (gồm chỉ số giá phần xây dựng, chỉ số giá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác), yếu tố chi phí gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá nhân công xây dựng, chỉ số giá máy và thiết bị xây dựng được xác định trên cơ sở danh Mục và số lượng công trình đại diện để tính toán.

2. Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân trong Khoảng thời gian được lựa chọn, không gồm các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh (nếu có). Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).

3. Cơ cấu chi phí sử dụng để tính toán chỉ số giá xây dựng phải phù hợp với cơ cấu chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, được tổng hợp các số liệu thống kê và được sử dụng cố định đến khi có sự thay đổi thời Điểm gốc. Cơ cấu chỉ số giá để thanh toán hợp đồng được xác định trên cơ sở cơ cấu dự toán gói thầu.

Điều 21. Phân loại chỉ số giá xây dựng

1. Các chỉ số giá xây dựng được xác định theo công trình, loại công trình gồm:

a) Chỉ số giá theo yếu tố chi phí gồm:

– Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá vật liệu xây dựng công trình.

– Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá nhân công xây dựng công trình.

– Chỉ số giá máy và thiết bị thi công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.

b) Chỉ số giá theo cơ cấu chi phí gồm:

– Chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá của phần xây dựng công trình.

– Chỉ số giá phần thiết bị là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá của phần thiết bị của công trình.

– Chỉ số giá phần chi phí khác là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá của một số loại chi phí như quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác của công trình.

c) Chỉ số giá xây dựng theo loại công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá của từng loại công trình xây dựng.

2. Chỉ số giá xây dựng được công bố gồm các loại chỉ số giá theo quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

3. Đối với công trình, gói thầu xây dựng cụ thể, việc tính toán toàn bộ hay một số các chỉ số giá nêu tại Khoản 1 Điều này căn cứ Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý chi phí và cơ cấu chi phí của dự toán gói thầu.

Điều 22. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng để công bố được xác định theo trình tự như sau:

a) Xác định thời Điểm tính toán gồm thời Điểm gốc, thời Điểm so sánh.

b) Lập danh Mục chỉ số giá cần xác định, lựa chọn các yếu tố đầu vào.

c) Thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu tính toán.

d) Xác định chỉ số giá xây dựng công trình gồm xác định cơ cấu chi phí, tính toán chỉ số giá cho từng loại yếu tố đầu vào, theo yếu tố chi phí, theo cơ cấu chi phí và chỉ số giá xây dựng công trình.

2. Chỉ số giá xây dựng cho công trình được xác định trên cơ sở tiến độ và các Điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời Điểm gốc và thời Điểm so sánh cho phù hợp. Cơ cấu chi phí xác định chỉ số giá để Điều chỉnh dự toán là cơ cấu dự toán của công trình. Cơ cấu chi phí xác định chỉ số giá để Điều chỉnh giá hợp đồng là cơ cấu chi phí của giá gói thầu.

3. Chỉ số giá xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Thông tư này.

Điều 23. Quản lý chỉ số giá xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn ngân sách hàng năm của địa phương để giao Sở Xây dựng tổ chức thực hiện một số công việc sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ hướng dẫn của Thông tư này và tình hình biến động giá xây dựng của địa phương tổ chức xác định đ công bố kịp thời chỉ số giá xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

b) Cập nhật, lưu trữ thường xuyên các thông tin giá cả vật tư, vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công trên thị trường xây dựng tại địa phương và gửi về Bộ Xây dựng định kỳ hàng tháng.

c) Công bố các chỉ số giá xây dựng theo tháng, quý, năm và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

2. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Thông tư này tổ chức xác định chỉ số giá xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trường hợp sử dụng chỉ số giá xây dựng nêu trên để Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư quyết định áp dụng. Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước quyết định áp dụng.

Điều 24. Công bố chỉ số giá xây dựng

1. Chỉ số giá xây dựng được công bố gồm:

a) Chỉ số giá xây dựng quốc gia được Bộ Xây dựng công bố theo quý và theo năm.

b) Các loại chỉ số giá xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư này được Sở Xây dựng công bố theo tháng, quý, năm theo các biểu 7.1, 7.2, 7.3 và 7.4 phần II Phụ lục số 7 của Thông tư này.

2. Thời Điểm công bố

a) Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo tháng, việc công bố được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng kế tiếp sau.

b) Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo quý, việc công bố được thực hiện vào tuần thứ hai của tháng đầu quý kế tiếp sau.

c) Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo năm, việc công bố được thực hiện đồng thời với chỉ số giá quý IV của năm.

Chương V

GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

Điều 25. Quy định chung về xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng là mức chi phí bình quân xác định cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.

2. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được xác định trên cơ sở yêu cầu quản lý sử dụng máy và thiết bị thi công, các định mức hao phí tính giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng và mặt bằng giá của địa phương.

3. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của công trình cụ thể được xác định phù hợp với thiết kế tổ chức xây dựng, biện pháp tổ chức thi công xây dựng, loại máy thi công xây dựng (hoặc dự kiến) sử dụng để thi công xây dựng công trình, tiến độ thi công xây dựng công trình và mặt bằng giá tại khu vực xây dựng công trình.

Điều 26. Nội dung chi phí trong giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng gồm toàn bộ hoặc một số Khoản Mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công Điều khiển và chi phí khác của máy.

2. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chưa gồm chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự).

Điều 27. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được xác định phù hợp với các loại máy có cùng công nghệ, xuất xứ, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu và theo trình tự sau:

a) Lập danh Mục máy và thiết bị thi công xây dựng;

b) Xác định các định mức hao phí tính giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;

c) Tính toán giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng.

2. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục số 6 Thông tư này.

Điều 28. Quản lý giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Xây dựng căn cứ vào phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 của Thông tư này tổ chức xác định và công bố giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP làm cơ sở tham khảo, sử dụng khi xác định giá xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

2. Chủ đầu tư sử dụng, vận dụng, tham khảo giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng đã được công bố làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình. Trường hợp các loại máy và thiết bị thi công xây dựng không có trong công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hp với yêu cầu sử dụng và Điều kiện thi công của công trình thì chủ đầu tư tổ chức xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 Thông tư này.

3. Nhà thầu tư vấn lập dự toán xây dựng theo thiết kế xây dựng của công trình có trách nhiệm đề xuất giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chưa được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và Điều kiện thi công của công trình để lập dự toán và đảm bảo tính đầy đủ về hồ sơ tài liệu báo cáo chủ đầu tư.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng

Trách nhiệm quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 34, 35 và 36 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Điều 30. Xử lý chuyển tiếp

a) Việc thực hiện xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 37 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

b) Đối với dự án đã phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Thông tư này nhưng chưtriển khai thực hiện, khi Điều chỉnh dự án thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Thông tư này.

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016 và thay thế các Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn phương pháp định xác định giá ca máy và thiết bị thi công và Thông tư số 02/2011/TT-BXD ngày 22/02/2011 hướng dẫn xác định và công bố chỉ số giá xây dựng của Bộ Xây dựng.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– T
òa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng;
– Lưu: VP, Vụ KTXD, Viện KTXD (300b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỦ TRƯỞNG

Bùi Phạm Khánh

 

PHỤ LỤC SỐ 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

I. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:

VTM = GBT,TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)

Trong đó:

– VTM: tổng mức đầu tư xây dựng của dự án;

– GBTTĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

– GXD: chi phí xây dựng;

– GTB: chi phí thiết bị;

– GQLDA: chi phí quản lý dự án;

– GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– GK: chi phí khác;

– GDP: chi phí dự phòng.

1.1. Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

1.2. Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

          (1.2)

Trong đó:

– GXDCTi: chi phí xây dựng của công trình hoặc hạng Mục công trình thứ i thuộc dự án (i = 1 ÷ n);

– n: số công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án (trừ công trình làm lán trại để ở và Điều hành thi công).

Chi phí xây dựng của công trình, hạng Mục công trình được xác định theo công thức sau:

  (1.3)

Trong đó:

– QXDj: khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thứ j của công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án (j=1÷m);

– Zj: giá xây dựng tổng hợp tương ứng với nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thứ j. Giá xây dựng tổng hợp có thể là giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này;

– T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành.

1.3. Xác định chi phí thiết bị

Căn cứ vào Điều kiện cụ thể và nguồn thông tin, số liệu có được của dự án, chi phí thiết bị của dự án được xác định như sau:

1.3.1. Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi Tiết về thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.

Dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ đối với thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ trên cơ sở lựa chọn mức giá thấp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất, nhà cung ứng thiết bị (trừ những loại thiết bị lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường) đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp thiết bị cho công trình hoặc giá những thiết bị tương tự công suất, công nghệ và xuất xứ trên thị trường tại thời Điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện. Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sử dụng các báo giá nêu trên.

1.3.2. Trường hp chi phí thiết bị của dự án không xác định được theo hướng dẫn tại Điểm 1.3.1 nêu trên thì căn cứ vào thông tin, dữ liệu chung về công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của công trình, chi phí thiết bị của dự án được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình theo công thức (1.9) tại Điểm 2.2 Mục 2 của Phụ lục này.

1.3.3. Trường hợp chi phí thiết bị của dự án không xác định được theo hướng dẫn tại Điểm 1.3.1 và 1.3.2 nêu trên thì căn cứ vào dữ liệu về giá của những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời Điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.

Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán nêu ở Mục 2 phần I Phụ lục số 2 của Thông tư này.

1.4. Xác định chi phí quản  dự án, chi phí tư vn đầu tư xây dựng và các chi phí khác

Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định theo định mức chi phí tỷ lệ như Mục 3, 4, 5 phần I Phụ lục số 2 của Thông tư này hoặc bằng cách lập dự toán hoặc từ dữ liệu của các dự án tương tự đã thực hiện. Trong trường hợp ước tính thi tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) không vượt quá 15% tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.

Vốn lưu động ban đầu (V) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo Điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

1.5. Xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:

GDP = GDP1 + GDP2                     (1.4)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:

GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GKx kps       (1.5)

Trong đó:

– kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.

Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

      (1.6)

Trong đó:

– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);

 t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;

– Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;

– LVaytchi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.

– IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời Điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:

           (1.7)

Trong đó:

T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T3;

In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;

In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;

± IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so vi mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.

2. Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Trường hp xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo công thức 1.1 của Phụ lục này.

2.1. Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án được xác định theo công thức (1.2) tại Mục 1.2 phần I của Phụ lục này. Chi phí xây dựng của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình (GXDCT) được xác định theo công thức sau:

GXDCT = SXD x P + CCT-SXD           (1.8)

Trong đó:

– SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án.

– P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án.

– CCT-SXD: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình thuộc dự án;

2.2. Xác định chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức sau:

GTB = STB P + CCT-STB   (1-9)

Trong đó:

– STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí thiết bị của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án;

– P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng Mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình thuộc dự án xác định.

– CCT-STB: các Khoản Mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình của công trình, thuộc dự án.

2.3. Xác định các chi phí khác

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại Mục 1.1, 1.4, Mục 1.5 phần I của Phụ lục này.

3. Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện

Các dự án tương tự là những dự án có công trình xây dựng cùng loại, cấp công trình, quy mô, tính chất dự án, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.

Tùy theo tính chất, đặc thù của các dự án tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, dữ liệu của dự án có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định tổng mức đầu tư:

3.1. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình, hạng Mục công trình xây dựng tương tự đã hoặc đang thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức sau:

V=     (1.10)

Trong đó:

– n: số lượng công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;

– i: số thứ tự của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;

– GTti: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n);

– Ht: hệ số qui đổi chi phí về thời Điểm lập dự án đầu tư xây dựng. Hệ số Ht được xác định bằng chỉ số giá xây dựng. Năm gốc chỉ số giá phải thống nhất để sử dụng hệ số này.

– Hkv: hệ số qui đổi chi phí khu vực xây dựng. Hệ số Hkv xác định bằng phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu tư dự án và mặt bằng giá khu vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán;

– CTti: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

Trường hợp tính bổ sung thêm những chi phí cần thiết của dự án đang tính toán nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình của dự án tương tự thì CTti >0. Trường hp giảm trừ những chi phí đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng Mục công trình của dự án tương tự nng không phù hợp hoặc không cần thiết cho dự án đang tính toán thì CTti <0, trường hợp giảm trừ thì CTti nhân với các hệ số Ht và Hkv.

3.2. Trường hợp với nguồn dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng Mục công trình tương tự đã và đang thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các công trình thì cần quy đổi các chi phí này về thời Điểm lập dự án, địa Điểm xây dựng dự án, đồng thời bổ sung chi phí cần thiết khác (nếu có). Trên cơ sở chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình đã quy đổi, các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như hướng dẫn tại Mục 1.1, 1.4, Mục 1.5 phần I của Phụ lục này.

4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư xây dựng

Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo Điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn dữ liệu, có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bảng 1.1. TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án: ……………………………..

Đơn vị tính:…

TT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

 

 

GBT,TĐC

2

Chi phí xây dựng

 

 

GXD

2.1

Chi phí xây dựng công trình chính

 

 

 

2.2

Chi phí xây dựng công trình phụ trợ (trừ lán trại).

 

 

 

 

…………………

 

 

 

3

Chi phí thiết bị

 

 

GTB

4

Chi phí quản lý dự án

 

 

GQLDA

5

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

GTV

5.1

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

 

 

 

5.2

Chi phí thiết kế xây dựng công trình

 

 

 

5.3

Chi phí giám sát thi công xây dựng

 

 

 

 

…………………

 

 

 

6

Chi phí khác

 

 

GK

6.1

Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

 

 

 

6.2

Chi phí hạng Mục chung

 

 

 

 

…………………………….

 

 

 

7

Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2)

 

 

GDP

7.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

 

 

GDP1

7.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

GDP2

 

TNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7)

 

 

VTM

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)

Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …, số….

Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng không bao gồm toàn bộ các Khoản Mục chi phí nêu tại Bảng 1.1 thì xác định theo các Khoản Mục chi phí thực tế của dự án.

II. SƠ BỘ TNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ cơ sở dữ liệu từ phương án thiết kế sơ bộ của dự án về quy mô, công suất hoặc hoặc năng lực phục vụ, sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính như sau:

Công thức tổng quát ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng:

VSb = GSbBT, TĐC + GSbXD + GSbTB + GSbQLDA + GSbTV + GSb+ GSbDP      (1.11)

Trong đó:

– VSb: sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng;

– GSbBTTĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

– GSbXD: chi phí xây dựng;

– GSbTB: chi phí thiết bị;

– GSbQLDA: chi phí quản lý dự án;

– GSbTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– GSbK: chi phí khác;

– GSbDP: chi phí dự phòng.

1. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Căn cứ dự kiến về địa Điểm, diện tích mặt đất cần sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc ước tính chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo diện tích đất cần sử dụng và các chế độ chính sách về thu hồi đất, bồi thường về đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại địa Điểm dự kiến có dự án và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan.

Khi có thể xác định được khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc ước tính chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng dẫn tại Mục 1.1 phần I của Phụ lục này.

2. Chi phí xây dựng

2.1. Căn cứ phương án thiết kế sơ bộ của dự án thể hiện được quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án thì chi phí xây dựng của dự án được ước tính như sau:

Chi phí xây dựng của dự án (GSbXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình thuộc dự án.

Chi phí xây dựng của công trình (GSbXDCT) được ước tính theo công thức sau:

GSbXDCT = P x SXD x kĐCXD + CCT-SXD          (1-12)

Trong đó:

– P: quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án;

– SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án.

– kĐCXD: hệ số Điều chỉnh suất chi phí xây dựng và được xác định bằng kinh nghiệm chuyên gia;

– CCT-SXD: các Khoản Mục chi phí thuộc dự án chưa được tính trong suất chi phí xây dựng công trình.

2.2. Đối với phương án thiết kế sơ bộ của dự án chỉ thể hiện ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, thông tin sơ bộ về quy mô, công suất hoặc hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án thì chi phí xây dựng của dự án được ước tính từ dữ liệu chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 3 phần I của Phụ lục này.

3. Chi phí thiết bị

3.1. Căn cứ phương án thiết kế sơ bộ thể hiện được quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình thuộc dự án thì chi phí thiết bị của dự án được ước tính như sau:

Chi phí thiết bị của dự án (GSbTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GSbTBCT) được ước tính theo công thức sau:

GSbTBCT = P x STB x kĐCTB + CCT-STB           (1.13)

Trong đó:

– STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí thiết bị của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án;

– kĐCTB: hệ số Điều chỉnh suất chi phí thiết bị của công trình, kĐCTB được xác định, bằng kinh nghiệm chuyên gia;

– CCT-STB: các Khoản Mục chi phí thuộc công trình chưa được tính trong suất chi phí thiết bị công trình.

3.2. Đối với phương án thiết kế sơ bộ chỉ có sơ lược về dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị của dự án được ước tính từ các dữ liệu chi phí thiết bị của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 3 phần I của Phụ lục này.

4. Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác

Chi phí quản lý dự án (GSbQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GSbTV) và chi phí khác (GSbK) được ước tính không vượt quá 15% của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.

Tỷ lệ ước tính chưa bao gồm phần chi phí lãi vay và vốn lưu động (nếu có) thuộc chi phí khác trong thời gian thực hiện của dự án.

5. Chi phí dự phòng

Xác định như quy định tại Điểm 1.5 Mục I Phụ lục này và bổ sung ước tính chi phí phần khối lượng không lường trước được của dự án

Bảng 1.2. TỔNG HỢP SƠ BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án: …………………………………………….

Đơn vị tính:…

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

 

 

GSbBT, TĐC

2

Chi phí xây dựng

 

 

GSbXD

3

Chi phí thiết bị

 

 

GSbTB

4

Chi phí quản lý dự án

 

 

GSbQLDA

5

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

GSbTV

6

Chi phí khác

 

 

GSbK

7

Chi phí dự phòng

 

 

GSbDP

 

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7)

 

 

VSb

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CH TRÌ
(ký, họ tên)

Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …số…

 

PHỤ LỤC SỐ 2

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

I. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP        (2.1)

Trong đó:

– GXD: chi phí xây dựng;

– GTB: chi phí thiết bị;

– GQLDA: chi phí quản lý dự án;

– GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– GK: chi phí khác;

– GDP: chi phí dự phòng.

Dự toán xây dựng công trình được tổng hợp theo Bảng 2.1 của Phụ lục này.

1. Xác định chi phí xây dựng (GXD)

Chi phí xây dựng của công trình là toàn bộ chi phí xây dựng của các hạng Mục công trình chính, công trình phụ trợ (trừ công trình tạm để ở và Điều hành thi công), công trình tạm phục vụ thi công có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương pháp hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.

2. Xác định chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị xác định theo công trình, hạng Mục công trình gồm chi phí mua sm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí liên quan khác được xác định theo công thức sau:

GTB = GMS + GĐT + G (2.2)

Trong đó:

– GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

– GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

– G: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;

2.1. Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được xác định theo công thức sau:

          (2.3)

Trong đó:

– Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n);

– Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n), được xác định theo công thức:

Mi = Gg + Cvc + CI+ Cbq + T       (2.4)

Trong đó:

– Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính, đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm chi phí thiết kế và giám sát chế tạo thiết bị;

– Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến hiện trường công trình;

– Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu;

– Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;

– T: các loại thuế và phí có liên quan.

Đối với những thiết bị chưa đủ Điều kiện xác định được giá theo công thức (2.4) nêu trên thì có thể dự tính trên cơ sở lựa chọn mức giá thấp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng thiết bị (trừ những loại thiết bị lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường) đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp thiết bị cho công trình hoặc giá những thiết bị tương tự công suất, công nghệ và xuất xứ trên thị trường tại thời Điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện. Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sử dụng các báo giá nêu trên.

Đối với các loại thiết bị công trình, thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện.

2.2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tùy theo đặc Điểm cụ thể của từng dự án.

2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với chi phí xây dựng.

Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 2.2 của Phụ lục này.

3. Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

3.1. Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDA = N x (GXDtt + GTBtt)            (2.5)

Trong đó:

– N: định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí quản lý dự án tương ứng với quy mô xây lắp và thiết bị của dự án (theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng);

 GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng;

– GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.

3.2. Trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định theo hướng dẫn tại Điểm 3.1 trên không phù hợp thì được xác định bằng cách lập dự toán. Phương pháp lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

4.1. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

      (2.6)

Trong đó:

– Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

– Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1÷m) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

4.2. Trường hợp một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện trước khi xác định dự toán xây dựng công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng giá trị hợp đồng tư vấn đó ký kết.

5. Xác định chi phí khác (GK)

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

        (2.7)

Trong đó:

– Ci: chi phí khác thứ i (i=1÷n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

– Dj: chi phí khác thứ j (j=1÷m) được xác định bằng lập dự toán;

– Ek: chi phí khác thứ k (k=1÷1);

– CHMC: Chi phí hạng Mục chung

Chi phí hạng Mục chung được xác định như sau:

CHMC = (CNT + CKKLx (1+T) + CK  (2.8)

Trong đó:

a) CNT: chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công.

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công là chi phí để xây dựng nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và Điều hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công được tính bằng tỷ lệ 2% trên chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng tỷ lệ 1% đối với các công trình còn lại.

Đối với các trường hợp đặc biệt khác (như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quốc tế) nếu Khoản Mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công tính theo tỷ lệ (%) trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ Điều kiện thực tế tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí này.

Phương pháp lập dự toán cho Khoản Mục chi phí này như phương pháp xác định chi phí xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này. Định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo công trình dân dụng.

Đối với trường hp đấu thầu thì Khoản Mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu.

b) CKKL: chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế gồm: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng quy định tại bảng 2.4 của Phụ lục này.

c) CK: chi phí hạng Mục chung còn lại gồm: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp) đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có); chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyn trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự) và được xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc dự tính chi phí.

Trường hợp xác định bằng dự toán thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.

d) T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Dự toán chi phí hạng Mục chung được tổng hợp theo bảng 2.3 của Phụ lục này.

6. Xác định chi phí dự phòng (GDP)

Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2 (2.9)

Trong đó:

– GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau:

GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GKx kps                   (2.10)

– kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps  5%.

– GDP2chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

          (2.11)

Trong đó:

– T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (quý, năm);

– t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1÷T);

– GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong Khoảng thời gian thứ t;

– IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức 1.7 tại Phụ lục số 1 của Thông tư này

± IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.

 

Bảng 2.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Công trình: ………………………………….

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THU

KÝ HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí xây dựng

 

 

 

GXD

1.1

Chi phí xây dựng công trình

 

 

 

 

1.2

Chi phí xây dựng công trình phụ trợ (tr lán trại).

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí thiết bị

 

 

 

GTB

3

Chi phí qun lý dự án

 

 

 

GQLDA

4

Chi tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

 

GTV

4.1

Chi phí thiết kế xây dựng công trình

 

 

 

 

4.2

Chi phí giám sát thi công xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chi phí khác

 

 

 

GK

5.1

Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

 

 

 

 

5.2

Chi phí bảo hiểm công trình

 

 

 

 

5.3

Chi phí hạng Mục chung

 

 

 

dự toán

 

 

 

 

6

Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2)

 

 

 

GDP

6.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

 

 

 

GDP1

6.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

 

GDP2

 

TỔNG CỘNG (1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6)

 

 

 

GXDCT

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

 

Bảng 2.2. TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ

Công trình: …………………………………………………….

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

KÝ HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí mua sắm thiết bị

 

 

 

GMS

1.1

 

 

 

 

1.2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

 

 

 

GĐT

3

Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị

 

 

 

G

4

Chi phí khác có liên quan

 

 

 

GK

 

TỔNG CỘNG (1+2+3+4)

 

 

 

GTB

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

Bảng 2.3. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ HẠNG MỤC CHUNG

Công trình: …………………………………………………

Đơn vị tính: đồng

TT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

 HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công

 

 

 

CNT

2

Chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế

 

 

 

CKKL

3

Các chi phí hạng Mục chung còn lại

 

 

 

CK

3.1

Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường

 

 

 

 

3.2

Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công

 

 

 

 

3.3

Chi phí hoàn tr hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG (1+2+3)

 

 

 

CHMC

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

Bảng 2.4. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ MỘT SỐ CÔNG VIỆC THUỘC HẠNG MỤC CHUNG KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG TỪ THIẾT KẾ

(Gồm các Khoản Mục chi phí tại Điểm b, Khoản 5.1 Phụ lục số 2 của Thông tư này)

Đơn vị tính: %

STT

LOẠI CÔNG TRÌNH

TỶ LỆ (%)

1

Công trình dân dụng

2,5

2

Công trình công nghiệp

2,0

Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện, hầm lò

6,5

3

Công trình giao thông

2,0

Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông

6,5

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

2,0

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

2,0

– Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng Mục công trình thì các hạng Mục công trình đều áp dụng định mức tỷ lệ trên theo loại công trình.

– Đối với công trình có chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng dưới 50 (tỷ đồng) thì đnh mức chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế quy định tại bảng 2.4 nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại hiện trường.

– Riêng chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm và không bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông phục vụ thi công trong hầm.

– Đối với công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí:

+ Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình;

+ Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện phục vụ thi công;

+ Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ;

+ Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RCC).

II. DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG

1. Dự toán gói thầu thi công xây dựng

Dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức sau:

GGTXD = GXD + GHMC + GDPXD (2.12)

Trong đó:

 GGTXD: dự toán gói thầu thi công xây dựng;

– GXD: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;

 GHMC: chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng;

– GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng

a) Chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho công trình, hạng Mục công trình, công trình phụ trợ (trừ lán trại), công trình tạm phục vụ thi công thuộc phạm vi gói thầu thi công xây dựng, gồm khối lượng các công tác xây dựng và đơn giá xây dựng của các công tác xây dựng tương ứng (gồm chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng)

Phương pháp xác định chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.

b) Chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng gồm một, một số hoặc toàn bộ các chi phí được xác định trong hạng Mục chung trong dự toán xây dựng công trình được phê duyệt phù hợp với phạm vi công việc, yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật của gói thầu.

Phương pháp xác định các nội dung trong chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng theo hướng dẫn tại Mục 5 phần I của Phụ lục này.

c) GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức sau:

GDPXD = GDPXD1 + GDPXD2              (2.13)

Trong đó:

+ QDPXD1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức:

GDPXD1 = (GXD + GHMCx kps         (2.14)

kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, kps ≤ 5%.

+ GDPXD2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình tại công thức (2.11) của Phụ lục số 2, trong đó GtXDCT là chi phí xây dựng và chi phí hạng Mục chung của gói thầu thi công xây dựng.

Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu gói thầu thi công xây dựng theo bảng 2.5 của Phụ lục này.

2. Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình

Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định theo công thức sau:

GGTTB = GMS + GĐT + G + GDPTB (2.15)

Trong đó:

– GGTTB: dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình;

– GMS: chi phí mua sắm thiết bị thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

– GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

– G: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh;

– GDPTB: chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình.

a) Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được tính toán và xác định căn cứ nhiệm vụ công việc phải thực hiện của gói thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, khối lượng công tác thực hiện của gói thầu và giá vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình và các chi phí khác có liên quan phù hợp với thời Điểm xác định dự toán gói thầu.

Phương pháp xác định các nội dung chi phí trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình (chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh) được xác định theo hướng dẫn tại Mục 2 phần I của Phụ lục này.

b) Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định theo công thức sau:

GDPTB = GDPTB1 + GDPTB2              (2.16)

Trong đó:

+ GDPTB1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác đnh theo công thức:

GDPTB1 = (GMS + GĐT + G + GKx kps      (2.17)

kps là hệ số dự phòng cho khối lượng vật tư, thiết bị phát sinh, kps  5%.

GDPTB2: chi phí dự phòng cho yếu t trượt giá của dự toán gói thu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình tại công thức (2.11) của Phụ lục số 2, trong đó GtXDCT là chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh của gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện trong Khoảng thời gian thứ t.

Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình như bảng 2.6 của Phụ lục này.

3. Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng

3.1. Đối với các công việc tư vấn xác định theo tỷ lệ phần trăm hoặc theo dự toán người – tháng (man – month) gồm: chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

3.2. Đối với các công việc tư vấn thí nghiệm chuyên ngành thì được xác định như dự toán chi phí xây dựng tại Mục 1 phần II Phụ lục này.

Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng như bảng 2.7 của Phụ lục này.

Bảng 2.5. TỔNG HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG

Dự án: …………………………

Gói thầu: …………………………

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THU

THUẾ GTGT

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

 HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí xây dựng của gói thầu

 

 

 

GXD

1.1

Công tác A

 

 

 

 

1.2

Công tác B

 

 

 

 

1.3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí hạng Mục chung

 

 

 

GHMC

2.1

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công tại hiện trường

 

 

 

 

2.2

Chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế

 

 

 

 

2.3

Chi phí các hạng Mục chung còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chi phí dự phòng (GDPXD1 + GDPXD2)

 

 

 

GDPXD

3.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

 

 

 

GDPXD1

3.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

 

GDPXD2

 

TỔNG CỘNG (1+2+3)

 

 

 

GGTXD

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

Bảng 2.6. TỔNG HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU MUA SẮM VẬT TƯ, THIẾT BỊ LẮP ĐẶT VÀO CÔNG TRÌNH

Dự án: …………………………….

Gói thầu: ………………………….

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THU GIÁ TRỊ GIA TĂNG

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

 HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí mua sắm thiết bị

 

 

 

 

1.1

Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ

 

 

 

 

1.2

Chi phí mua sắm thiết bị công trình

 

 

 

 

2

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

 

 

 

 

3

Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh

(Xác định bằng cách lập dự toán như đối với chi phí xây dựng, bao gồm các chi phí hạng Mục chung và các chi phí khác có liên quan)

 

 

 

 

4

Chi phí dự phòng (GDPTB1 + GDPTB2)

 

 

 

GDPTB

4.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh

 

 

 

GDPTB1

4.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

 

GDPTB2

 

TỔNG CỘNG (1+2+3+4)

 

 

 

GGTTB

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

 

Bảng 2.7. TỔNG HỢP DỰ TOÁN GÓI THẦU TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án: …………………………………..

Gói thầu: ……………………………….

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC TƯ VẤN

GIÁ TRỊ TRƯỚC THU

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

KÝ HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Công việc tư vấn A

 

 

 

 

2

Công việc tư vấn B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TNG CỘNG

 

 

 

GGTTV

 

NGƯỜI LẬP
(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ
(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

 

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH

Dự toán xây dựng công trình Điều chnh áp dụng cho trường hợp thiết kế thay đổi được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Đối với gói thầu đã ký hợp đồng thì việc xác định dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh chỉ áp dụng cho công việc phát sinh phải lập dự toán theo quy định về quản lý hp đồng xây dựng và phải phù hợp với các nội dung đã thỏa thuận tại hợp đồng xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh (GDC) được xác định bằng dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt (GPD) cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) là phần giá trị dự toán công trình Điều chỉnh (GPDC). Dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh xác định theo công thức sau:

GDC = GPD ± GPDC           (2.19)

Phần dự toán công trình Điều chỉnh được xác định do yếu tố thay đổi khối lượng và yếu tố trượt giá:

GPDC = GPDCm + GPDCi      (2.20)

Trong đó:

– GPDCm: Phần dự toán công trình Điều chỉnh do yếu tố thay đổi khối lượng;

– GBSi: Phần dự toán công trình Điều chỉnh do yếu tố trượt giá.

Dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh được tổng hợp như bảng 2.8 của Phụ lục này.

1. Phần dự toán công trình Điều chỉnh do yếu tố thay đổi khối lượng

Phần dự toán công trình Điều chỉnh do yếu tố thay đổi khối lượng được xác định theo công thức sau:

GPDCm = GPDCXDm + GPDCTBm + GPDCTVm + GPDCKm               (2.21)

1.1. Phần chi phí xây dựng Điều chỉnh do yếu tố thay đổi khối lượng (GPDCXDm) được xác định theo công thức:

GPDCXDm             (2.22)

Trong đó:

– Qi: khối lượng công tác xây dựng thay đổi (tăng, giảm, phát sinh);

– Di: đơn giá xây dựng tương ứng với khối lượng công tác xây dựng thay đi tại thời Điểm Điều chỉnh,

1.2. Phần chi phí thiết bị Điều chỉnh cho yếu tố thay đổi khối lượng (GPDCTBm) được xác định theo công thức:

GPDCTBm            (2.23)

Trong đó:

– Qj: khối lượng loại thiết bị thay đổi (tăng, giảm, phát sinh);

– Dj: đơn giá thiết bị tương ứng với khối lượng thiết bị thay đổi tại thời Điểm Điều chỉnh.

1.3. Phần chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Điều chỉnh (GPDCTVm) và phần chi phí khác Điều chỉnh GPDCKm) do yếu tố thay đổi khối lượng được xác định như Mục 4, 5 phần I của Phụ lục này. Trong đó, khi lượng cần tính toán xác định, là phần khối lượng thay đổi (tăng, giảm, phát sinh).

2. Phần dự toán công trình Điều chỉnh do yếu tố biến động giá

Phần dự toán công trình Điều chỉnh do yếu tố biến động giá được xác định theo công thức sau:

GPDCi           (2.24)

Trong đó:

– : phần chi phí xây dựng Điều chỉnh;

– : phần chi phí thiết bị Điều chỉnh;

2.1. Xác định phần chi phí xây dựng Điều chỉnh  

2.1.1. Phương pháp bù trừ trực tiếp

a) Xác định chi phí vật liệu Điều chỉnh (VL)

Phần chi phí vật liệu Điều chỉnh (VL) được xác định bằng tổng chi phí Điều chỉnh của từng loại vật liệu thứ j (VLj) theo công thức sau:

               (2.25)

Phần chi phí Điều chỉnh loại vật liệu thứ j được xác định theo công thức sau:

         (2.26)

Trong đó:

– QJiVL: lượng hao phí vật liệu thứ j của công tác xây dựng thứ i trong khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh (i=1÷n);

– CLJVL: giá trị chênh lệch giá của loại vật liệu th j tại thời Điểm Điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong dự toán được duyệt;

Giá vật liệu xây dựng tại thời Điểm Điều chỉnh được xác định trên cơ sở công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương phù hợp với thời Điểm Điều chỉnh và mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình. Trường hp giá vật liệu xây dựng theo công bố giá của địa phương không phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình và các loại vật liệu xây dựng không có trong công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương thì giá của các loại vật liệu này được xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng (trừ những loại vật liệu xây dựng lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường) đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu của công trình về tiến độ, khối lượng cung cấp, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của vật liệu hoặc giá của loại vật liệu xây dựng có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và đang được sử dụng ở công trình khác.

b) Xác định chi phí nhân công Điều chỉnh (NC)

Chi phí nhân công Điều chỉnh được xác định theo công thức sau:

      (2.27)

Trong đó:

– QiNC: lượng hao phí nhân công của công tác thứ i trong khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh (i=n);

– CLiNC: giá trị chênh lệch đơn giá nhân công của công tác thứ i tại thời Điểm Điều chỉnh so với đơn giá nhân công trong dự toán được duyệt (i=n).

Đơn giá nhân công tại thời Điểm Điều chỉnh được xác định theo công bố giá nhân công của địa phương hoặc theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng phù hợp với quy định hiện hành.

c) Xác định chi phí máy thi công Điều chỉnh (MTC)

Chi phí máy thi công Điều chỉnh (MTC) được xác định bằng tổng chi phí Điều chỉnh của từng loại máy thi công thứ j (MTCj) theo công thức sau:

            (2.28)

Chi phí Điều chỉnh máy thi công thứ j được xác định theo công thức sau:

           (2.29)

Trong đó:

– QJiMTC: lượng hao phí máy thi công thứ j của công tác xây dựng thứ i trong khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh (i=1÷n);

– CLJMTC: giá trị chênh lệch giá ca máy thi công thứ j tại thời Điểm Điều chỉnh so với giá ca máy thi công trong dự toán được duyệt (i=n).

Giá ca máy thi công tại thời Điểm Điều chỉnh được xác định theo quy định hiện hành.

Phần chi phí xây dựng Điều chỉnh được tổng hợp như Bảng 2.9 của Phụ lục này.

2.1.2. Phương pháp theo chỉ số giá xây dựng

2.1.2.1. Trường hợp sử dụng chỉ số giá phần xây dựng

Chi phí xây dựng Điều chỉnh () được xác định theo công thức sau:

                        (2.30)

Trong đó:

– GXD: chi phí xây dựng trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh;

– IXD: chỉ số giá phần xây dựng tại thời Điểm Điều chỉnh.

– : chỉ số giá phần xây dựng tại thời Điểm lập dự toán GXD

Chỉ số giá phần xây dựng công trình được xác định theo quy định hiện hành.

2.1.2.2. Trường hợp sử dụng chỉ số giá xây dựng theo các yếu tố chi phí (chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng công trình, chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình)

2.1.2.2.1. Xác định chi phí vật liệu Điều chỉnh (VL)

Chi phí vật liệu Điều chỉnh được xác định theo công thức sau:

       (2.31)

Trong đó:

– GVL: chi phí vật liệu trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh;

– PVL: tỷ trọng chi phí vật liệu xây dựng công trình cần Điều chỉnh trên chi phí vật liệu trong dự toán được duyệt;

– IVL: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại thời Điểm Điều chỉnh;

– : chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại thời Điểm lập dự toán GVL

Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình được xác định theo quy định hiện hành.

2.1.2.2.2. Xác định chi phí nhân công Điều chỉnh (NC)

Chi phí nhân công Điều chỉnh được xác định theo công thức sau:

            (2.32)

Trong đó:

– GNC: chi phí nhân công trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh;

– INC: chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại thời Điểm Điều chỉnh;

– : chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại thời Điểm lập dự toán GNC

Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình được xác định theo quy định hiện hành.

2.1.2.2.3. Xác định chi phí máy thi công Điều chỉnh (MTC)

Chi phí máy thi công Điều chỉnh được xác định theo công thức sau:

      (2.33)

Trong đó:

– GMTC: chi phí máy thi công trong dự toán được duyệt của khối lượng xây dựng cần Điều chỉnh;

– IMTC: chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời Điểm Điều chỉnh;

– : chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình tại thời Điểm lập dự toán GMTC

Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình được xác định theo quy định hiện hành.

Chi phí xây dựng Điều chỉnh được tổng hợp như Bảng 2.9 của Phụ lục này.

2.1.3. Phương pháp kết hợp

Tùy theo các Điều kiện cụ thể của từng công trình có thể sử dụng kết hp các phương pháp trên để xác định chi phí xây dựng Điều chỉnh cho phù hợp.

2.2. Xác định phần chi phí thiết bị Điều chỉnh ()

Chi phí thiết bị Điều chỉnh được xác định bằng tổng của các chi phí mua sắm thiết bị Điều chỉnh chi phí lắp đặt thiết bị Điều chỉnh, chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị Điều chỉnh và các chi phí Điều chỉnh khác.

2.2.1. Chi phí mua sắm thiết bị Điều chỉnh ()

Chi phí mua sắm thiết bị Điều chỉnh được xác định theo công thức sau:

                   (2.34)

Trong đó:

– : chi phí thiết bị trong dự toán được duyệt;

– : chi phí thiết bị tại thời Điểm cần Điều chỉnh.

2.2.2. Chi phí lắp đặt thiết bị Điều chỉnh và chi phí thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị Điều chỉnh được xác định như chi phí xây dựng Điều chỉnh.

Bảng 2.8. TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH

Công trình: ………………………………………………………………………………………………….

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

GIÁ TRỊ SAU THUẾ

KÝ HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

I

Dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt

 

 

 

GPD

II

Phần dự toán xây dựng công trình Điều chỉnh

 

 

 

GPDC

II.1

Phần dự toán công trình Điều chỉnh,cho yếu tố thay đổi khối lượng

 

 

 

GPDCm

II.2

Phần dự toán công trình Điều chnh cho yếu tố biến động giá

 

 

 

GBSi

 

TỔNG CỘNG (I+II)

 

 

 

GDC

 

NGƯỜI LẬP

(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

Bảng 2.9. TỔNG HỢP DỰ TOÁN PHẦN CHI PHÍ XÂY DỰNG ĐIỀU CHỈNH

Công trình: ……………………………………………………………………………………….

Đơn vị nh: đồng

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

Chi phí vật liệu

VL

 

 

2

Chi phí nhân công

NC

 

 

3

Chi phí máy thi công

MTC

 

 

 

Chi phí trực tiếp

VL+NC+MTC

 

T

II

CHI PHÍ CHUNG

T x tỷ lệ

 

C

III

THU NHẬP CHỊU THU TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ

 

TL

 

Chi phí xây dựng trước thuế

(T+C+TL)

 

G

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

x TGTGT-XD

 

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

 

NGƯỜI LẬP

(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

 

PHỤ LỤC SỐ 3

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

Chi phí xây dựng được xác định cho công trình, hạng Mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công theo một trong các phương pháp sau:

I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình

1.1. Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng Mục công trình.

1.2. Đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình có thể là đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước). Để đồng bộ với dự toán gói thầu thì đơn giá áp dụng có thể là đơn giá đầy đủ.

Đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình được tổng hợp theo bảng 3.3 của Phụ lục này.

2. Xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp

2.1. Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng Mục công trình và được tổng hợp từ một nhóm, loại công tác xây dựng để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.

2.2. Giá xây dựng tổng hợp được lập tương ứng với danh Mục và nội dung của khối lượng nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.

Giá xây dựng tổng hợp có thể là giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính, trước) được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình. Đ đồng bộ với dự toán gói thầu thì đơn giá áp dụng có thể là đơn giá đầy đủ.

Giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp theo bảng 3.3 của Phụ lục này.

Phương pháp lập giá xây dựng công trình hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.

Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP KHÔNG ĐẦY ĐỦ

Ngày ….. tháng….. năm……

Công trình: ……………………………………………………………………………………..

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

 HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

Chi phí vật liệu

 

VL

2

Chi phí nhân công

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

 

M

 

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

 

T

II

CHI PHÍ CHUNG

T x tỷ lệ

 

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ

 

TL

 

Chi phí xây dựng trước thuế

(T+C+TL)

 

G

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G x TGTGT-XD

 

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

GXD

 

NGƯỜI LẬP

(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

 

Trong đó:

– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng một nhóm danh Mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình;

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong giá xây dựng tổng hợp một nhóm danh Mục công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình;

– Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j;

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đối với công tác xây dựng thứ j;

Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy và thiết bị thi công (Djm) trong đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được tính toán và tổng hợp theo Bảng 3.4 của Phụ lục này.

+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 3.7, 3.8 và 3.9 của Phụ lục này;

+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng Mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế;

TGTGTXD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng;

+ Knc: hệ số nhân công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau:

Knc = 1+ tỷ lệ khối lượng công việc phải làm đêm * 30% (đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm).

+ Km: hệ số máy thi công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau:

Km = 1 – g + g* Knc

Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình quân trong giá ca máy.

Khối lượng công việc phải làm đêm được xác định theo yêu cầu tiến độ thi công xây dựng của công trình và được chủ đầu tư thống nhất.

Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chTiết của công trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH ĐẦY ĐỦ VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP ĐẦY ĐỦ

Đơn vị tính:…

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

1

Chi phí xây dựng trước thuế

 

G

2

Thuế giá trị gia tăng

G x TGTGTXD

 

GTGT

3

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

GXD

 

NGƯỜI LẬP

(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

Trong đó:

– Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ:

+ Qi là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình (i=n);

+ Di là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.

– Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình đầy đủ:

+ Qi là khối lượng công tác xây dựng thứ i của công trình (i=1÷n);

+ Di là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện công tác xây dựng thứ i của công trình.

+ G: chi phí xây dựng công trình trước thuế;

+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng;

+ GXD: chi phí xây dựng công trình sau thuế;

Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây dựng sau thuế trong dự toán công trình, hạng Mục công trình được xác định theo công thức sau:

       (3.1)

Trong đó:

– gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng Mục công trình (i=n).

Trên cơ sở mức độ tổng hợp hoặc chi Tiết của các khối lượng công tác xây dựng xác định theo Mục 1 và 2 của phần này có thể kết hp sử dụng đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình và giá xây dựng tổng hợp để xác định chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình.

Bảng 3.3. TỔNG HỢP GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Tên công trình: ……………………………………………………………………………………

PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH

Stt. (Tên công tác xây dựng)

Đơn vị tính:…..

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ

MÃ HIỆU VL, NC, M

THÀNH PHẦN HAO PHÍ

ĐƠN VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

DG.1

 

Chi phí VL

 

 

 

 

V.1

 

 

 

 

 

V.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

VL

 

Chi phí NC (theo cấp bậc thợ bình quân)

công

 

 

NC

 

Chi phí MTC

 

 

 

 

M.1

 

ca

 

 

 

M.2

 

ca

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

M

PHẦN GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP

Stt. (Tên nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cu, bộ phận của công trình)

Đơn vị tính:…

MàHIỆU ĐƠN GIÁ

THÀNH PHN CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG

THÀNH PHẦN CHI PHÍ

TỔNG CỘNG

VẬT LIỆU

NHÂN CÔNG

MÁY

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

DG.1

 

 

 

 

 

 

 

DG.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

VL

NC

M

 å

Ghi chú:

– Mã hiệu đơn giá, mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công có thể bằng chữ, bằng số hoặc kết hp chữ, số và được thống nhất với mã hiệu định mức được cơ quan có thẩm quyền công bố.

– Trường hợp xác định giá xây dựng tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG

Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí xây dựng có thể được xác định trên cơ sở tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cần thiết và bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng.

1. Xác định tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công

Tổng khối lượng hao phí các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình như sau:

– Xác định từng khối lượng công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình như Mục 1.1 phần I của Phụ lục này.

– Xác định khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công tương ứng với từng khối lượng công tác xây dựng theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng Mục công trình thông qua mức hao phí về vật liệu, nhân công và máy và thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật.

– Tính tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công cho công trình, hạng Mục công trình bằng cách tổng hợp hao phí tất cả các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công giống nhau của các công tác xây dựng khác nhau.

Khi tính toán cần xác định rõ số lượng, đơn vị, chủng loại, quy cách đối với vật liệu; số lượng ngày công cho từng cấp bậc công nhân; số lượng ca máy cho từng loại máy và thiết bị thi công theo thông số kỹ thuật chủ yếu và mã hiệu trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình.

2. Xác định bảng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công

Giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở giá thị trường nơi xây dựng công trình hoặc theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.

– Xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp trên cơ sở tổng khối lượng hao phí từng loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy và thiết bị thi công tương ứng theo Bảng 3.4 và Bảng 3.5 của Phụ lục này.

Chi phí xây dựng tính theo tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định và tổng hợp theo Bảng 3.6 của Phụ lục này.

Bảng 3.4. HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CHO CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG

Stt

Mã hiệu

Tên công tác

Đơn vị

Khối lượng

Mức hao phí

Khối lượng hao phí

Vật liệu

Nhân công

Máy

Vật liệu

Nhân công

Máy

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

[9]

[10]

[11]

001

ĐM.001

Công tác thứ 1

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

V.001

Cát mịn

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

V.002

Gạch chỉ

viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

N.001

Nhân công 3/7

công

 

 

 

 

 

 

 

 

N.002

Nhân công 3,5/7

công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

M.001

Máy trộn vữa 80 lít

ca

 

 

 

 

 

 

 

 

M.002

Vận thăng 0,8T

ca

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

002

ĐM.002

Công tác thứ 2

….

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3.5. TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG, CHI PHÍ MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG CHI PHÍ TRỰC TIẾP

Đơn vị tính: …

Stt

Mã hiệu

Nội dung

Đơn vị

Khối lượng

Giá

Thành tiền

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]=[5]x[6]

I

 

Vật liệu

 

 

 

 

I.1

V.001

Cát mịn

m3

 

 

 

I.2

V.002

Gạch chỉ

viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

VL

II

 

Nhân công

 

 

 

 

II.1

N.001

Nhân công 3/7

công

 

 

 

II.2

N.002

Nhân công 3,5/7

công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

NC

III

 

Máy thi công

 

 

 

 

III.1

M.001

Máy trộn vữa 80 lít

ca

 

 

 

III.2

M.002

Vận thăng 0,8T

ca

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

M

Ghi chú:

Nhu cầu về các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công (cột 5) được tổng hợp từ hao phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công giống nhau của toàn bộ các công tác xây dựng của công trình, hạng Mục công trình (cột 9, cột 10, cột 11 trong Bảng 3.4 của Phụ lục này).

Bảng 3.6. TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG TÍNH THEO KHỐI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIP

 

 

 

1

Chi phí vật liệu

Lấy từ Bảng 3.5

 

VL

2

Chi phí nhân công

Lấy từ Bảng 3.5

 

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

Ly từ Bảng 3.5

 

M

 

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

 

T

II

CHI PHÍ CHUNG

T x tỷ lệ

 

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T+C) x tỷ lệ

 

TL

 

Chi phí xây dựng trước thuế

(T+C+TL)

 

G

IV

THU GIÁ TRỊ GIA TĂNG

x TGTGT-XD

 

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

GXD

 

NGƯỜI LẬP

(ký, họ tên)

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng…, số

Trong đó:

– Định mức tỷ lệ chi phí chung theo Bảng 3.7 và 3.8 của Phụ lục này;

– Định mức thu nhập chịu thuế tính trước theo Bảng 3.9 của Phụ lục này;

– G: chi phí xây dựng công trình, hạng Mục công trình trước thuế;

– TGTGTXD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng;

– GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng Mục công trình sau thuế.

– Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng. Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt theo hướng dẫn tại Bảng 3.7.

Bảng 3.7: ĐỊNH MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ CHUNG

Đơn vị tính: %

TT

Loại công trình thuộc dự án

Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt (tỷ đồng)

15

100

500

1000

>1000

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

1

Công trình dân dụng

6,5

6,0

5,6

5,4

5,2

 

Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa

10,0

9,0

8,6

8,4

8,2

2

Công trình công nghiệp

5,5

5,0

4,6

4,4

4,2

 

Riêng công trình xây dựng đường hầm thủy điện, hầm lò

6,5

6,3

6,0

5,8

5,7

3

Công trình giao thông

5,5

5,0

4,6

4,4

4,2

 

Riêng công trình hầm giao thông

6,5

6,3

6,0

5,8

5,7

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

5,5

5,0

4,6

4,4

4,2

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

5,0

5,0

4,1

3,9

3,7

Ghi chú:

– Trường hợp quy mô chi phí xây dựng trước thuế nằm trong Khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.7 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau:

         (3.2)

Trong đó:

+ Gt: chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt;

+ Ga: giá trị chi phí xây dựng cận trên giá trị cần tính định mức;

+ Gb: giá trị chi phí xây dựng cận dưới giá trị cần tính định mức;

+ Ka: Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga;

+ Kb: Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb.

– Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán công trình được xác định theo loại công trình tương ứng với mức chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt.

– Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

– Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi phí nhân công trong dự toán xây dựng của các loại công tác xây dựng, lắp đặt của công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.8.

Bảng 3.8: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG TÍNH TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

Đơn vị tính: %

TT

Loại công tác

Chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (tỷ đồng)

15

100

>100

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

1

Công tác duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa

66

60

56

2

Công tác đào, đắp đất công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàn toàn bằng thủ công

51

45

42

3

Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh, điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

65

59

55

Ghi chú:

– Trường hợp quy mô chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp nằm trong Khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.8 thì định mức tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí nhân công được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức (3.2) nêu trên.

– Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại Bảng 3.7 và 3.8 được Điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tùy Điều kiện cụ thể của công trình.

Bảng 3.9. ĐỊNH MỨC THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

STT

LOẠI CÔNG TRÌNH

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

[1]

[2]

[3]

1

Công trình dân dụng

5,5

2

Công trình công nghiệp

6,0

3

Công trình giao thông

6,0

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

5,5

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

5,5

6

Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cu kiện và kết cấu xây dựng

6,0

– Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.

– Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng Mục công trình thì các hạng Mục công trình có công năng riêng biệt áp dụng định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước theo loại công trình phù hp.

– Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung.

Trường hợp dự án yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo tỷ lệ quy định tại cột [3] theo hướng dẫn tại Bảng 3.7, Bảng 3.8 và Bảng 3.9 của Thông tư này.

Đối với công trình an ninh quốc phòng thì tùy thuộc loại hình công trình tương ứng để áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước quy định tại Bảng 3.7, 3.8 và 3.9 của Phụ lục này cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC SỐ 4

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

Giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình và giá xây dựng tổng hợp.

Đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình là chỉ tiêu kinh tế  kỹ thuật, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, đơn vị bộ phận của công trình.

Đơn giá xây dựng được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc xác định từ định mức dự toán xây dựng của công trình.

I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH

1. Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình

Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình:

– Danh Mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá;

– Định mức dự toán xây dựng theo danh Mục cần lập đơn giá;

– Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế giá trị tăng) đến hiện trường công trình;

– Giá nhân công xây dựng của công trình;

– Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình.

2. Xác định đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình không đầy đủ

2.1. Xác định chi phí vật liệu (VL)

Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:

           (4.1)

Trong đó:

– Vi: lượng vật liệu thứ i (i=n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;

 : giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=n) được xác định phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật liệu được quy định, theo yêu cầu sử dụng vật liệu của công trình và tính đến hiện trường công trình. Giá của một đơn vị vật liệu xây dựng thứ i được xác định theo công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương phù hợp với thời Điểm lập đơn giá và giá thị trường tại nơi xây dựng công trình.

Trường hợp giá vật liệu xây dựng theo công bố giá của địa phương không phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình và các loại vật liệu xây dựng không có trong công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương thì giá của các loại vật liệu này được xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng (trừ những loại vật liệu xây dựng lần đầu xuất hiện trên thị trường và chỉ có duy nhất trên thị trường) đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu của công trình về tiến độ, khối lượng cung cấp, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của vật liệu hoặc tham khảo giá của loại vật liệu xây dựng có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và đang được sử dụng ở công trình khác.

Đối với những loại vật liệu xây dựng mà thị trường trong nước không có phải nhập khẩu thì giá các loại vật liệu này xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá thấp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và xuất xứ hàng hóa.

Đối với công trình sử dụng vốn ODA, trường hợp khi xác định giá những loại vật liệu mà thị trường trong nước có mà cần phải nhập khẩu theo quy định tại hiệp định vay vốn của nhà tài trợ thì giá các loại vật liệu nhập khẩu xác định theo báo giá nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa và mặt bằng giá trong khu vực.

Trường hợp giá vật liệu chưa được tính đến hiện trường công trình thì giá vật liệu đến hiện trường công trình được xác định theo hướng dẫn tại Mục 2.4 của phụ lục này.

– Kvl: hệ số tính chi phí vật liệu khác (nếu có) so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu xác định trong định mức dự toán xây dựng công trình.

2.2. Xác định chi phí nhân công (NC)

Chi phí nhân công được xác định theo công thức:

NC = N x Gnc     (4.2)

Trong đó:

– N: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp sản xuất theo cấp bậc thợ bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;

– Gnc: đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.3. Xác định chi phí máy thi công (MTC)

Chi phí máy thi công được xác định bằng công thức sau:

  (4.3)

Trong đó:

– Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng;

– Gimtc: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo Phụ lục số 6 của Thông tư này;

– Kmtchệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán xây dựng công trình.

2.4. Phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường công trình (Gvl)

Giá vật liệu đến hiện trường công trình được xác định theo công thức:

Gvl = Gng + Cv/c + Cbx + Cvcnb + Chh         (4.4)

Trong đó:

– Gng: giá vật liệu tại nguồn cung cấp (giá vật liệu trên phương tiện vận chuyển);

– Cv/c: chi phí vận chuyển đến công trình;

– Cbx: chi phí bốc xếp (nếu có);

– Cvcnb: chi phí vận chuyển nội bộ công trình (nếu có).

– Chh: chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có);

Bảng tính giá vật liệu đến hiện trường công trình được tổng hp theo hướng dẫn tại bảng 4.1. Trong đó chi phí vận chuyển vật liệu đến công trình xác định trên cơ sở phương án vận chuyển (cự ly, cấp đường vận chuyển, loại, tải trọng phương tiện vận chuyển) phù hợp với Điều kiện thi công xây dựng công trình.

Một số loại vật liệu xây dựng mua với số lượng lớn mà nhà sản xuất hoặc cung cấp không tính (chiết khấu) chi phí vận chuyển thì không tính chi phí vận chuyển vào giá vật liệu đến hiện trường của các loại vật liệu này.

Bảng 4.1. BẢNG TÍNH GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN HIỆN TRƯỜNG CÔNG TRÌNH

Stt

Loại vật liệu

Đơn vị tính

Giá vật liệu đến công trình

Chi phí vận chuyển nội bộ công trình (nếu có)

Chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có)

Giá vật liệu đến hiện trường công trình

Giá vật liệu tại nguồn cung cấp

Chi phí vận chuyển đến công trình

Chi phí bốc xếp (nếu có)

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

[9] = [4]+[5]+[6]+[7]+[8]

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Xác định đơn giá xây dựng chi Tiết đầy đủ của công trình

– Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công của đơn giá xây dựng chi Tiết đầy đủ của công trình được xác định theo hướng dẫn tại Mục 2 phần I của Phụ lục này.

– Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình. Định mức tỷ lệ chi phí chung theo hướng dẫn tại bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

– Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung trong đơn giá xây dựng chi Tiết của công trình. Thu nhập chịu thuế tính trước theo hướng dẫn tại bảng 3.9 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

II. Phương pháp xác định giá xây dựng tổng hợp công trình

1. Cơ sở xác định giá xây dựng tổng hợp

– Danh Mục nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình;

– Đơn giá xây dựng công trình tương ứng với nhóm loại công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.

2. Xác định giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ

Trình tự xác định giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ theo trình tự sau:

– Bước 1. Xác định danh Mục nhóm loại công tác xây lắp, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình cần lập giá xây dựng tổng hợp, một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, đơn vị tính và nội dung thành phần công việc phù hợp.

– Bước 2. Tính khối lượng xây lắp (q) của từng loại công tác xây dựng cấu thành giá xây dựng tổng hợp.

– Bước 3. Xác định chi phí vật liệu (VLi), nhân công (NCi), máy thi công (Mi) tương ứng với khối lượng xây dựng (q) tính từ hồ sơ thiết kế của từng loại công tác xây lắp cấu thành giá xây dựng tổng hợp theo công thức:

VLi = q x vl; NCi = q x nc; Mi = q x m     (4.8)

– Bước 4. Tổng hợp kết quả theo từng Khoản Mục chi phí trong giá xây dựng tổng hợp theo công thức:

        (4.9)

Trong đó:

– VLi, NCi, Mi: là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công của công tác xây dựng thứ i (i=1÷n) cấu thành trong giá xây dựng tổng hợp.

3. Xác định giá xây dựng tổng hợp đầy đủ

– Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công của giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được xác định theo hướng dẫn tại Mục 2 phần II của Phụ lục này.

– Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong giá xây dựng tổng hợp. Định mức tỷ lệ chi phí chung theo hướng dẫn tại bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

– Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung trong giá xây dựng tổng hợp. Thu nhập chịu thuế tính trước theo hướng dẫn tại bảng 3.9 Phụ lục số 3 của Thông tư này.

 

PHỤ LỤC SỐ 5

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư s 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

I. XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MỚI

Định mức dự toán xây dựng mới của công trình được xác định theo trình tự sau:

Bước 1. Lập danh Mục công tác, công việc xây dựng hoặc kết cấu mới của công trình chưa có trong danh Mục định mức dự toán được công bố

Danh Mục công tác, công việc xây dựng hoặc kết cấu mới đảm bảo yêu cầu thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, Điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu của công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

Bước 2. Xác định thành phần công việc

Thành phần công việc thể hiện các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành, phù hợp với Điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác hoặc kết cấu xây dựng.

Bước 3: Tính toán hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công

1. Tính toán hao phí vật liệu

1.1. Xác định thành phần hao phí vật liệu

Thành phần hao phí vật liệu là những vật liệu được xác định theo yêu cầu thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu theo quy định và những vật liệu khác để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Thành phần hao phí vật liệu gồm:

1.1.1. Vật liệu chính: là những loại vật liệu cơ bản tham gia cấu thành nên một đơn vị sản phẩm theo thiết kế và có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí vật liệu.

– Đơn vị tính được xác định theo quy định trong hệ thống đơn vị đo lường thông thường hoặc bằng hiện vật.

1.1.2. Vật liệu khác: là những loại vật liệu tham gia cấu thành nên một đơn vị sản phẩm theo thiết kế nhưng có tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí vật liệu.

– Đơn vị tính được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí của các loại vật liệu chính trong chi phí vật liệu.

1.2. Tính toán mức hao phí vật liệu

Mức hao phí vật liệu là lượng hao phí cần thiết theo yêu cầu thiết kế để hoàn thành một đơn vị khối lượng của công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

1.2.1. Công thức tính toán hao phí vật liệu chính như sau:

a) Vật liệu không luân chuyển

VL1 = QV x (1 + Ht/c)        (5.1)

Trong đó:

– QV: lượng hao phí của vật liệu cần thiết theo yêu cầu thiết kế tính trên đơn vị tính định mức.

– Ht/c: tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công theo hướng dẫn trong định mức sử dụng vật liệu được công bố. Đối với những vật liệu mới, tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công có thể vận dụng theo định mức sử dụng vật liệu đã được công bố; theo tiêu chuẩn, chỉ dẫn của nhà sản xuất; theo hao hụt thực tế hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia.

b) Vật liệu luân chuyn

Lượng hao phí vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức sử dụng vật liệu được công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức sử dụng vật liệu.

Công thức tính toán

VL2 = QVLC x (1 + Ht/cx KLC         (5.2)

Trong đó:

– QVLC: lượng hao phí vật liệu luân chuyển.

– Ht/c: được xác định như công thức (5.1).

– KLC: hệ số bù vật liệu khi luân chuyển được xác định theo định mức sử dụng vật liệu do Bộ Xây dựng công bố.

+ Đối với vật liệu có số lần luân chuyển, tỷ lệ bù hao hụt khác với quy định trong định mức sử dụng vật liệu được công bố. Hệ số KLC được xác định theo công thức sau:

       (5.3)

Trong đó:

h: tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi, trường hp không bù hao hụt h = 0.

n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển.

1.2.2. Xác định hao phí vật liệu khác

Đối với các loại vật liệu khác được định mức bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức dự toán xây dựng và được xác định theo loại công việc, tham khảo theo số liệu kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức dự toán của công trình tương tự.

2. Tính toán hao phí nhân công

Hao phí nhân công được xác định trên số lượng, cấp bậc công nhân trực tiếp theo cấp bậc bình quân (không bao gồm công nhân Điều khiển máy và thiết bị thi công xây dựng) thực hiện để hoàn thành đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ.

Mức hao phí nhân công được tính toán theo phương pháp sau:

2.1. Theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công

Mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng được xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hp với Điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

Công thức xác định mức hao phí nhân công như sau:

            (5.4)

Trong đó:

– NC: mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

– TNC: số ngày công cần thực hiện để hoàn thành khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

– Q: khối lượng cần thực hiện của công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

– K: hệ số chuyển đổi sang định mức dự toán xây dựng. Hệ số này phụ thuộc vào nhóm công tác, công việc (đơn giản hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công), yêu cầu kỹ thuật, Điều kiện thi công, chu kỳ làm việc liên tục hoặc gián đoạn, khối lượng thực hiện công việc liên tục của công tác. K = 1,05÷1,3 được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia.

2.2. Theo s liệu thống kê của công trình đã và đang thực hiện có Điều kiện, biện pháp thi công tương tự

Mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng được tính toán trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê.

Mức hao phí nhân công được xác định theo công thức (5.4)

2.3. Theo s liệu khảo sát thực tế

Mức hao phí nhân công cho một đơn vị khối lượng của công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng được tính toán trên cơ sở số lượng công nhân từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng công nhân trong cả dây chuyền theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa Điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ…) và tham khảo các quy định về sử dụng công nhân.

Công thức xác định mức hao phí nhân công như sau:

NC = å (tgđm x Kx Ktgn (5.5)

– tgđm: là mức hao phí nhân công trực tiếp từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc của từng công đoạn hoặc theo dây chuyền công nghệ thi công cho một đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng cụ thể (giờ công).

– K: được xác định theo công thức (5.4).

– Ktgn = 1/8: hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.

2.4. Phương pháp kết hợp

Căn cứ Điều kiện cụ thể, có thể kết hợp 3 phương pháp trên để xác định hao phí nhân công cho công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố.

3. Tính toán hao phí máy thi công

3.1. Xác định thành phần hao phí máy thi công

Thành phần hao phí máy thi công là những máy, thiết bị thi công được xác định theo thiết kế tổ chức thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng. Thành phần hao phí máy thi công bao gồm:

3.1.1. Máy thi công chính: là những máy thi công chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí máy thi công trên đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

3.1.2. Máy khác: là những loại máy thi công có tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí máy thi công trên đơn vị khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

– Đơn vị tính được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với tổng chi phí của các loại máy và thiết bị thi công chính trong chi phí máy và thiết bị thi công.

3.2. Xác định mức hao phí máy và thiết bị thi công

Mức hao phí máy và thiết bị thi công là lượng hao phí cần thiết theo yêu cầu dây chuyền công nghệ tổ chức thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng của công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

Tính toán hao phí máy thi công chính

Công thức tổng quát xác định mức hao phí máy thi công chính như sau:

     (5.6)

Trong đó:

– K: hệ số chuyển đổi sang định mức dự toán xây dựng. Hệ số này phụ thuộc vào nhóm công tác, công việc (đơn giản hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công), yêu cầu kỹ thuật, Điều kiện thi công, chu kỳ làm việc liên tục hoặc gián đoạn, khối lượng thực hiện công việc liên tục của công tác. K =1,05÷1,3 được xác định theo kinh nghiệm chuyên gia.

– Kcs: hệ số sử dụng công suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi công của các bước công việc và có sự Điều chỉnh, phù hợp khi trong dây chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất, Kcs  1.

– QCM: định mức năng suất máy thi công trong một ca.

Định mức năng suất máy thi công được xác định theo phương pháp như sau:

3.2.1. Theo dây chuyền công nghệ t chức thi công

Định mức năng suất máy thi công xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền công nghệ tổ chức thi công hoặc tham khảo năng suất máy thi công trong các tài liệu về sử dụng máy hoặc xác định theo công thức sau.

QCM = NLT x Kt   (5.7)

Trong đó:

– NLT: năng suất lý thuyết trong một ca

– Kt: hệ số sử dụng thời gian trong một ca làm việc của máy thi công.

3.2.2. Theo s liệu thống kê của công trình đã và đang thực hiện có Điều kiện, biện pháp thi công tương tự

Định mức năng suất máy thi công được xác định trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, tổng hợp từ công trình cho một đơn vị tính để hoàn thành khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng theo nhiều chu kỳ của dây chuyền công nghệ tổ chức thi công tương tự và được xác định theo công thức sau.

         (5.8)

Trong đó:

– mTK: khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng cần thực hiện theo số liệu thống kê, tổng hợp.

– tCM: thời gian hoàn thành khối lượng công tác, tổng hp, công việc hoặc kết cấu xây dựng theo số liệu thống kê, tổng hợp (giờ máy).

– Ktgm = 1/8: hệ số chuyển đổi từ định mức giờ máy sang định mức ca máy.

3.2.3. Theo s liệu khảo sát thực tế

Định mức năng suất máy thi công được tính toán theo số liệu khảo sát (theo thời gian, địa Điểm, khối lượng thực hiện trong nhiều chu kỳ…) của từng loại máy hoặc tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy và các quy định về sử dụng máy thi công và được xác định theo công thức sau:

         (5.9)

Trong đó:

– mKS: khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng cần thực hiện theo số liệu khảo sát thực tế.

– tCM: thời gian hoàn thành khối lượng công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng theo số liệu khảo sát thực tế (giờ máy).

– Ktgm = 1/8: hệ số chuyển đổi từ định mức giờ máy sang định mức ca máy.

3.2.4. Phương pháp kết hợp

Căn cứ Điều kiện cụ thể, có thể kết hợp 3 phương pháp trên để xác định hao phí máy thi công cho công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố.

Xác định hao phí máy và thiết bị thi công khác

Đối với các loại máy và thiết bị thi công khác được định mức bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc định mức dự toán công trình tương tự.

Bước 4. Lập các Tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công

Tập hợp các Tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các Khoản Mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.

Mỗi Tiết định mức gồm 2 phần:

1. Thành phần công việc: Thuyết minh rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc hoàn thành công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả Điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.

2. Bảng định mức các Khoản Mục hao phí: Mô tả rõ tên, chủng loại, quy cách vật liệu chính trong công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu khác; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, công suất của các loại máy, thiết bị thi công chính và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng.

Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chính được tính bằng hiện vật, các vật liệu khác tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí vật liệu chính; hao phí nhân công tính bằng ngày công theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị thi công chính được tính bằng số ca máy, các loại máy khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí của các loại máy, thiết bị thi công chính.

Các Tiết định mức xây dựng mới được tập hợp theo nhóm, loại công tác, công việc hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hóa thống nhất.

II. XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH

Khi sử dụng định mức dự toán được công bố, định mức dự toán công trình tương tự nhưng do Điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc cả ba yếu tố này có một hoặc một số thông số chưa phù hợp với quy định trong định mức dự toán được công bố, định mức dự toán của công trình tương tự thì Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công cho phù hợp với công trình theo các bước như sau:

Bước 1: Lập danh Mục định mức dự toán cần Điều chỉnh.

Bước 2: Phân tích, so sánh về yêu cầu kỹ thuật, Điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể với nội dung trong định mức dự toán được công bố.

Bước 3: Điều chỉnh hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

1. Điều chỉnh hao phí vật liệu

– Đối với những loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo yêu cu thiết kế thì căn cứ quy định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán Điều chỉnh.

– Đối với vật liệu phục vụ thi công thì Điều chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức dự toán công bố, định mức dự toán công trình tương tự theo tính toán từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.

2. Điều chỉnh hao phí nhân công

Điều chỉnh thành phần, hao phí nhân công căn cứ theo Điều kiện tổ chức thi công của công trình hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.

3. Điều chỉnh hao phí máy thi công

Trường hợp thay đổi dây chuyền máy, thiết bị thi công theo Điều kiện tổ chức của công trình khác với quy định trong định mức dự toán đã công bố, định mức dự toán công trình tương tự thì tính toán Điều chỉnh mức hao phí theo Điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.

 

PHỤ LỤC SỐ 6

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư s 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

I. NỘI DUNG CHI PHÍ TRONG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.

Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số Khoản Mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công Điều khiển và chi phí khác của máy.

Giá ca máy được xác định theo công thức:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK (đng/ca)     (6.1)

Trong đó:

– CCM: giá ca máy (đồng/ca)

– CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca)

– CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca)

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca)

– CNC: chi phí nhân công Điều khiển (đồng/ca)

– CCPK: chi phí khác (đồng/ca)

II. XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG CHI PHÍ TRONG GIÁ CA MÁY

1. Xác định chi phí khấu hao

Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức:

              (6.2)

Trong đó:

– CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca)

– G: nguyên giá máy trước thuế (đồng)

– GTH: giá trị thu hồi (đồng)

– ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm)

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm)

Xác định nguyên giá của máy

+ Nguyên giá của máy để tính giá ca máy công trình, được xác định theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.

+ Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời Điểm đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại 1 công trình), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các Khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy.

+ Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan đ đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời Điểm tính giá ca máy.

+ Nguyên giá của máy không bao gồm các chi phí như quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư này và các chi phí như: chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và các thiết bị, máy thi công xây dựng tương tự khác từ lần thứ 2 trở đi. Các chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi phí hạng Mục chung trong dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng.

Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý. Giá trị thu hồi được tính như sau:

+ Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá;

+ Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

Xác định số ca làm việc của máy trong năm

Số ca làm việc của máy trong năm được xác định như sau:

+ Thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê về thời gian sử dụng máy trong thực tế;

+ Xử lý số liệu thống kê về thời gian sử dụng máy đã thu thập, xác định số ca làm việc trong năm của máy theo số liệu thống kê đã được xử lý.

+ Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo Điều kiện cụ thể của công trình;

+ Xác định số ca làm việc của máy trong năm theo Điều kiện cụ thể của công trình.

Trong quá trình xác định số ca làm việc của máy trong năm theo số liệu thống kê đã được xử lý có thể tham khảo số ca làm việc của các loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố.

Hồ sơ số liệu về thi gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời Tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy,…

Định mức khấu hao của máy được xác định trên cơ sở:

– Hướng dẫn của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

– Định mức khấu hao của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

– Mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy theo Điều kiện cụ thể của công trình.

2. Xác định chi phí sửa chữa

Chi phí sửa chữa máy là các Khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy.

Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công thức:

 (6.3)

Trong đó:

– CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca)

– ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm)

– G: nguyên giá máy trước thuế (đồng)

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm)

Định mức sửa chữa cho một năm sử dụng máy được xác định trên cơ sở quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành máy, chất lượng máy, Điều kiện sử dụng máy và mặt bằng giá bảo dưỡng, sửa chữa máy trên thị trường.

Định mức sửa chữa của máy được xác định trên cơ sở:

– Ước tính tổng số các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy tương ứng với tổng số ca máy định mức trong cả đời máy;

– Quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy;

– Phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy.

– Định mức sửa chữa của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Trong chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.

3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

Nhiên liệu, năng lượng cho một ca làm việc của máy là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian làm việc của máy đ tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.

Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,… gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức:

           (6.4)

Trong đó:

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca).

– ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca.

– GNL: giá nhiên liệu loại i.

– Kp: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i.

– n: số loại nhiên liệu sử dụng trong một ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong một ca làm việc của máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca, suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy và Điều kiện cụ thể của công trình hoặc theo loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc có giá trị tùy theo từng loại máy và Điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị trong Khoảng như sau:

– Động cơ xăng: 1,01 đến 1,03

– Động cơ diesel: 1,02 đến 1,05

– Động cơ điện: 1,03 đến 1,07

Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá thì không tính trong giá ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu chính của các loại máy nhưng tham gia thực hiện các loại công tác có thời gian (số giờ) làm việc thực tế của máy trong ca khác nhau thì xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu theo nguyên tắc phù hợp với số giờ thời gian làm việc thực tế của máy trong ca của từng loại công tác.

4. Xác định chi phí nhân công Điều khiển

Chi phí nhân công Điều khiển trong một ca làm việc của máy được xác định trên cơ sở quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân Điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và các quy định về đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân cấp tỉnh.

Chi phí nhân công Điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức:

          (6.5)

Trong đó:

– N: số lượng công nhân theo cấp bậc Điều khiển máy loại i trong 1 ca máy.

– CTL: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân Điều khiển máy loại i.

– n: số lượng, loại công nhân Điều khiển máy trong 1 ca máy.

Số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân Điều khiển máy xác định theo loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công Điều khiển máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì không tính chi phí nhân công Điều khiển trong giá ca máy.

5. Xác định chi phí khác

Chi phí khác trong giá ca máy là các Khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các Khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng.

Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức:

    (6.6)

Trong đó:

– CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca).

– GK: định mức chi phí khác của máy (% năm).

– G: nguyên giá máy trước thuế (đồng).

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở:

– Tổng hợp các Khoản chi phí quản lý máy theo tài liệu thu thập được trong thực tế của loại máy cần tính.

– Rà soát để loại bỏ các Khoản chi không hợp lý, bổ sung các Khoản chi cần thiết nhưng chưa có do đặc thù của thời Điểm phát sinh số liệu trong các tài liệu.

– Phân bổ chi phí cho từng máy, loại máy.

– Quy đổi giá trị Khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy.

– Phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.

– Định mức chi phí khác của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Định mức chi phí khác của máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với từng loại máy, cỡ máy và Điều kiện khai thác, sử dụng máy tương ứng với Điều kiện cụ thể của công trình.

6. Xác định giá ca máy chờ đợi

Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc đ làm nhưng không do lỗi của nhà thầu.

Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công Điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công Điều khiển) và chi phí khác của máy.

PHỤ LỤC SỐ 7

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

I. TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác đnh thời Điểm tính toán

1. Thời Điểm được lựa chọn để tính toán các chỉ số giá xây dựng để công bố:

a) Thời Điểm gốc được xác định theo công bố hiện hành của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được cố định trong Khoảng thời gian là 5 năm.

b) Thời Điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố so với thời Điểm gốc.

c) Khi có sự thay đổi về thời Điểm gốc cần tính toán lại các năm đã công bố (theo năm) so với thời Điểm gốc mới (tối thiểu là 1 năm trước thời Điểm gốc mới).

2. Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể thì chủ đầu tư phải căn cứ vào tiến độ và các Điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời Điểm gốc, thời Điểm so sánh cho phù hợp.

Bước 2. Lập danh Mục các loại công trình, lựa chọn các yếu tố chi phí đầu vào.

a) Việc lựa chọn số lượng và danh Mục loại công trình theo loại hình công trình để công bố được căn cứ vào yêu cầu quản lý, các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, quy định về phân loại, cấp công trình.

b) Khi xác định chỉ số giá xây dựng cho loại công trình thì phải lựa chọn, lập danh Mục các công trình đại diện cho loại công trình đó. Số lượng công trình đại diện cho loại công trình được xác định tùy thuộc Điều kiện cụ thể từng địa phương nhưng không ít hơn 3 công trình.

c) Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho một công trình cụ thể thì công trình đó là công trình đại diện.

d) Các yếu t chi phí đầu vào đại diện là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình. Việc lựa chọn loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu để tính toán chỉ số giá xây dựng được xác định theo nguyên tắc chi phí cho loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu đó phải chiếm tỷ trọng ln (trên 80%) trong chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng của công trình.

Bước 3. Thu thập và xử lý số liệu, dữ liệu tính toán.

a) Yêu cầu về thu thập số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí:

– Số liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) đã được phê duyệt bao gồm chi Tiết các Khoản Mục chi phí;

– Các chế độ, chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử dụng vật liệu, lao động, máy và thiết bị thi công và các chi phí khác có liên quan ở thời Điểm tính toán.

b) Các yêu cầu về thông tin giá thị trường của các yếu tố đầu vào:

 Giá vật liệu xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 Mục 2 phần I Phụ lục số 4 Thông tư này. Danh Mục vật liệu đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, xuất xứ.

– Giá nhân công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Điểm 2.2 Mục 2 phần I Phụ lục số 4 Thông tư này

– Giá ca máy thi công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 Mục 2 phần I Phụ lục số 4 Thông tư này. Danh Mục máy và thiết bị thi công sử dụng để tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, công suất và xuất xứ.

c) Xử lý số liệu tính toán chỉ số giá xây dựng:

– Đối với các số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí:

+ Việc xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được bao gồm các công việc rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh lại số liệu, dữ liệu và cơ cấu dự toán chi phí. Số liệu về cơ cấu dự toán chi phí cần phải được quy đổi theo cơ cấu dự toán quy định tại thời Điểm gốc.

+ Các số liệu về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) phải được quy đi về mặt bằng chi phí ở thời Điểm gốc.

– Đối với các thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào: các số liệu, dữ liệu thu thập về giá cả các yếu tố đầu vào cần phải được kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh, cụ thể:

+ Giá các loại vật liệu xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp của chủng loại, quy cách, nhãn mác.

+ Giá các loại nhân công đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp với loại cấp bậc công nhân thực hiện công việc.

+ Giá ca máy của các loại máy và thiết bị thi công đầu vào được kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, công suất, xuất xứ.

Bước 4. Xác định chỉ số giá xây dựng.

4.1. Xác định các chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí

4.1.1. Chỉ s giá vật liệu xây dựng công trình (KVL) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng chi phí từng loại vật liệu chủ yếu nhân với chỉ số giá loại vật liệu chủ yếu tương ứng đó. Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình tại thời Điểm so sánh như sau:

         (7.1)

Trong đó:

– Pvlj: tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

– KVLj: chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;

– m: số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.

Tỷ trọng chi phí bình quân (Pvlj) của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.

Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện đó, được xác định như sau:

     (7.2)

Trong đó:

– : tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i;

– : chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện thứ i.

Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: Xi măng, cát xây dựng, đá xây dựng, gỗ xây dựng, gạch xây, gạch ốp lát, thép xây dựng, vật liệu bao che, vật liệu điện, vật liệu nước, nhựa đường, vật liệu hoàn thiện.

Tùy theo đặc Điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, loại vật liệu xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.

Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng (KVLj) được tính bằng bình quân các chỉ số giá của các loại vật liệu xây dựng có trong nhóm vật liệu đó.

Chỉ số giá của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá bình quân đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời Điểm so sánh so với thời Điểm gốc.

4.1.2. Chỉ s giá nhân công xây dựng công trình (KNC) xác định bằng bình quân các chỉ số giá nhân công xây dựng của các loại bậc thợ chủ yếu của công trình hoặc loại công trình.

Tùy theo đặc Điểm, tính chất cụ thể của từng công trình, loại công trình xây dựng để lựa chọn loại bậc thợ nhân công chủ yếu phục vụ tính toán chỉ số giá nhân công xây dựng công trình cho phù hợp.

Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công sử dụng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng do cơ quan nhà nước có thm quyền công bố tại thời Điểm tính toán, phù hợp với mặt bằng giá nhân công thị trường.

Chỉ số giá nhân công xây dựng của từng loại bậc thợ chủ yếu xác định bằng tỷ số giữa đơn giá ngày công của công nhân xây dựng tại thời Điểm so sánh với thời Điểm gốc.

4.1.3. Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng chi phí của từng loại máy thi công xây dựng chủ yếu nhân với chỉ số giá của loại máy thi công xây dựng chủ yếu đó, cụ thể như sau:

     (7.3)

Trong đó:

– PMk: tỷ trọng chi phí của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k trong tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

– KMk: chỉ số giá của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k

– f: số máy thi công xây dựng chủ yếu.

Tổng các tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng máy thi công xây dựng chủ yếu của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu đó so với tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện. Công thức xác định như sau:

   (7.4)

Trong đó:

– : tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i;

– : chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i.

Các máy thi công xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: máy làm đất, máy vận chuyển, máy nâng hạ, máy phục vụ công tác bê tông, máy gia công kim loại, máy phục vụ công tác cọc, máy đào hầm, máy làm đường.

Tùy theo đặc Điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, các máy thi công xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.

Chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết bị thi công đó tại thời Điểm so sánh so với thời Điểm gốc.

4.2. Xác định các chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí

4.2.1. Chỉ s giá phần xây dựng (IXD) xác định bằng tích của chỉ số giá phần chi phí trực tiếp nhân với hệ số liên quan đến các Khoản Mục chi phí còn lại tính trên thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng.

IXD = ITT x                 (7.5)

Trong đó:

– ITT: chỉ số giá phần chi phí trực tiếp trong chi phí xây dựng của công trình đại diện;

– H: hệ số các Khoản Mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được tính trên chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng của công trình đại diện.

Chỉ số giá phần chi phí trực tiếp (ITT) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu xây dựng, nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp với các chỉ số giá vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng, được xác định theo công thức sau:

ITT = PVL x KVL + PNC x KNC + PMTC x KMTC             (7.6)

Trong đó: PVL, PNC, PMTC – Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện;

Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.

KVL, KNC, KMTC: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện.

Cách xác định các thành phần của công thức (7.6) như sau:

– Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình (KVL, KNC, KMTC) xác định theo hướng dẫn tại Mục 4.1 nêu trên.

– Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp (PVL, PNC, PMTC) được xác định như sau:

Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu (PVL)nhân công (PNC)máy thi công xây dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn.

Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng so với tổng các chi phí này của công trình đại diện đó. Công thức xác định như sau:

       (7.7)

     (7.8)

  (7.9)

Trong đó:

– PVLi, PNCi, PMTCi: tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i;

– GVLi, GNCi, GMTCi: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện thứ i;

– GTti: tổng của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i.

Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng được xác định căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng thực hiện, các định mức, đơn giá xây dựng công trình, công bố giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công.

Hệ s liên quan đến các Khoản Mục chi phí còn lại (H) trong chi phí xây dựng được xác định bằng tỷ số của tổng tích các hệ số Khoản Mục tính trên vật liệu, nhân công, máy thi công nhân với tỷ trọng chi phí tương ứng tại thời Điểm so sánh và tổng tích của hệ số đó với tỷ trọng chi phí của chúng tại thời Điểm gốc.

Hệ số H có thể được xác định như sau:

     (7.10)

Trong đó:

: hệ số các Khoản Mục chi phí còn lại (chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) trong chi phí xây dựng được tính trên chi phí VL, NC, MTC tại thời Điểm so sánh;

– : hệ số các Khoản Mục chi phí còn lại (chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) trong chi phí xây dựng được tính trên chi phí VL, NC, MTC tại thời Điểm gốc;

– tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công tại thời Điểm so sánh.

Tỷ trọng chi phí của từng loại chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp tại thời Điểm so sánh xác định bằng tỷ trọng chi phí tương ứng tại thời Điểm gốc nhân với chỉ số giá của nó chia cho chỉ số giá phần chi phí trực tiếp.

    (7.11)

  (7.12)

       (7.13)

Hệ số liên quan đến các Khoản Mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm: chi phí chung, chi phí thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng tính trên chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định căn cứ vào hướng dẫn việc lập dự toán chi phí xây dựng ban hành tại thời Điểm gốc và thời Điểm so sánh và loại công trình.

4.2.2. Chỉ s giá phần thiết bị công trình (ITB) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị chủ yếu đó (nếu có) nhân với hệ số biến động các chi phí tương ứng nói trên của các công trình đại diện lựa chọn.

ITB = PSTB x KSTB + P K        (7.14)

Trong đó:

– PSTB, P: tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn;

– KSTB, K: hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ số biến động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn.

Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi phí mua sắm thiết bị bình quân tại thời Điểm so sánh với thời Điểm gốc.

Giá thiết bị xác định theo phương pháp Điều tra, thống kê số liệu giá cả của những loại thiết bị chủ yếu có số lượng lớn, giá cả cao và biến động nhiều trên thị trường, hoặc có thể xác định trên cơ sở tham khảo mức độ trượt giá thiết bị, hoặc tính theo yếu tố trượt giá của cơ cấu sản xuất thiết bị.

Các loại thiết bị chủ yếu là những loại thiết bị có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí mua sắm thiết bị. Ví dụ đối với các công trình xây dựng dân dụng: hệ thống thang máy, hệ thống Điều hòa v.v.; đối với các công trình xây dựng công nghiệp: dây chuyền công nghệ sản xuất chính v.v.

Hệ số biến động chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (nếu có) xác định như đối với chỉ số giá phần xây dựng.

4.2.3. Chỉ s giá phần chi phí khác (ICPK) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân các Khoản Mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của các công trình đại diện nhân với hệ số biến động các Khoản Mục chi phí tương ứng, được xác định theo công thức sau:

            (7.15)

Trong đó:

– PKMKs: tỷ trọng bình quân của Khoản Mục chi phí chủ yếu thứ s trong tổng chi phí các Khoản Mục chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;

– KKMKs: hệ số biến động chi phí của Khoản Mục chi phí chủ yếu thứ s trong chi phí khác của các công trình đại diện;

– e: số Khoản Mục chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình đại diện.

Các Khoản Mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của công trình đại diện là những Khoản Mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khác của công trình đại diện, ví dụ đối với công trình xây dựng dân dụng, những Khoản Mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác như chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án,…

Đối với những Khoản Mục chi phí chiếm tỷ trọng < 1,5% trong tổng chi phí khác của công trình đại diện thì có thể không sử dụng để tính.

Đối với một số Khoản Mục chi phí khác tính trên chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng chỉ số giá phần xây dựng hoặc chỉ số giá phần thiết bị tương ứng.

Đối với một số Khoản Mục chi phí khác tính trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng bình quân của chỉ số giá phần xây dựng và chỉ số giá phần thiết bị.

4.3. Xác định chỉ số giá xây dựng công trình

Chỉ số giá xây dựng công trình được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác với các Chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện lựa chọn.

Chỉ số giá xây dựng công trình (I) được tính theo công thức sau:

I = PXD IXD + PTB ITB + PCPK ICPK         (7.16)

Trong đó:

– PXD, PTB, PCPK: tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn; Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.

– IXD, ITB, ICPK: chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác của công trình đại diện lựa chọn.

Cách xác định các thành phần của công thức (7.16) như sau:

– Chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác (IXD, ITB, ICPK) xác định theo hướng dẫn tại Điểm 4.2 Phụ lục này.

– Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác (PXD, PTB, PCPK) được xác định như sau:

Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng (PXD)chi phí thiết bị (PTB), chi phí khác (PCPK) được xác định bằng bình quân số học của các tỷ trọng chi phí xây dựng, tỷ trọng chi phí thiết bị, tỷ trọng chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện trong loại công trình.

Tỷ trọng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện đó so với tổng các chi phí này của công trình. Công thức xác định như sau:

  (7.17)

   (7.18)

 (7.19)

Trong đó:

– PXDi, PTBi, PCPKi: tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác so với tổng các chi phí này của công trình đại diện thứ i;

– GXDi, GTBi, GCPKi: chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện thứ i;

– GXDCTi: tổng các chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác của công trình đại diện thứ i.

Các số liệu về chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn được xác định từ các số liệu thống kê thu thập.

II. CÁC BIỂU MẪU CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH, THÀNH PHỐ)

Bảng 7.1: CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gc 20….

Tháng (quý, năm) trước

1

Công trình dân dụng

 

 

1.1

Công trình nhà ở

 

 

1.2

Công trình công cộng

 

 

 

 

2

Công trình công nghiệp

 

 

2.1

Công trình năng lượng

 

 

2.2

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

….

 

 

3

Công trình hạ tầng kỹ thuật

 

 

3.1

Công trình cấp nước

 

 

3.2

Công trình thoát nước

 

 

….

 

 

4

Công trình giao thông

 

 

4.1

Công trình đường bộ

 

 

4.2

Công trình cầu

 

 

….

 

 

5

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

 

5.1

Công trình thủy lợi

 

 

5.2

….

 

 

Bảng 7.2: CHỈ SỐ GIÁ PHẦN XÂY DỰNG

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gc 20….

Tháng (quý, năm) trước

1

Công trình dân dụng

 

 

1.1

Công trình nhà ở

 

 

1.2

Công trình công cộng

 

 

….

 

 

2

Công trình công nghiệp

 

 

2.1

Công trình năng lượng

 

 

2.2

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

 

 

3

Công trình hạ tầng kỹ thuật

 

 

3.1

Công trình cấp nước

 

 

3.2

Công trình thoát nước

 

 

….

 

 

4

Công trình giao thông

 

 

4.1

Công trình đường bộ

 

 

4.2

Công trình cầu

 

 

….

 

 

5

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

 

5.1

Công trình thủy lợi

 

 

5.2

….

 

 

Bảng 7.3: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gốc 20….

Tháng (quý, năm) trước

Vật liệu

Nhân công

Máy TC

Vật liệu

Nhân công

Máy TC

1

Công trình dân dụng

 

 

 

 

 

 

1.1

Công trình nhà ở

 

 

 

 

 

 

1.2

Công trình công cộng

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

2

Công trình công nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.1

Công trình năng lượng

 

 

 

 

 

 

2.2

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công trình hạ tng kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

3.1

Công trình cấp nước

 

 

 

 

 

 

3.2

Công trình thoát nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Công trình giao thông

 

 

 

 

 

 

4.1

Công trình đường bộ

 

 

 

 

 

 

4.2

Công trình cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

 

5.1

Công trình thủy lợi

 

 

 

 

 

 

5.2

….

 

 

 

 

 

 

Bảng 7.4: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Đơn vị tính: %

STT

Loại vật liệu

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gốc 20….

Tháng (quý, năm) trước

1

Xi măng

 

 

2

Cát xây dựng

 

 

3

Đá xây dựng

 

 

4

Gạch xây

 

 

5

Gỗ xây dựng

 

 

6

Thép xây dựng

 

 

7

Nhựa đường

 

 

8

Gạch lát

 

 

9

Vật liệu tấm lp, bao che

 

 

10

Kính xây dựng

 

 

11

Sơn và vật liệu sơn

 

 

12

Vật tư ngành điện

 

 

13

Vật tư, đường ống nước

 

 

….

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 8

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH/ THẨM TRA/ TƯ VẤN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

I. BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Báo cáo kết quả thẩm định/thm tra tổng mức đầu tư xây dựng được tổng hợp như mẫu 8.1 sau đây.

Mu 8.1. Báo cáo kết quả thẩm đnh / thẩm tra tổng mức đầu tư xây dng

ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Số hiệu văn bản)
V/v: thẩm định / thẩm tra tổng mức đầu tư ……….

..., ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Dự án: ……………………………………………..

Địa Điểm: …………………………………………………………………………………

Kính gửi: ……………………………………………..

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư i với đơn vị thm định) hoặc theo đề nghị của (người quyết định đầu tư / chủ đầu tư) i với đơn vị tư vn thẩm tra) về việc thẩm định / thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên cơ quan, đơn vị thẩm định / thẩm tra) có ý kiến như sau:

1. Khái quát về dự án

– Tên dự án, công trình; địa Điểm xây dựng, quy mô,… công trình;

– Chủ đầu tư; các đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án,…;

– Quá trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

2. Các cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng trong thẩm định / thẩm tra

– Luật xây dựng;

– Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Các văn bản khác của nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương…;

– Các hồ sơ, tài liệu của dự án đầu tư gồm…

3. Nhận xét về chất lượng hồ sơ tổng mức đầu tư xây dựng

– Nhận xét về phương pháp lập tổng mức đầu tư xây dựng được lựa chọn tính toán;

– Nhận xét về các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

– Kết luận về đủ hay không đủ Điều kiện thẩm định / thẩm tra.

4. Nguyên tắc thẩm định/thẩm tra

– Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng với đặc Điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;

– Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định tổng mức đầu tư xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đi với các chi phí sử dụng đ tính toán, xác định các chi phí trong tng mức đầu tư xây dựng;

– Xác định giá trị tng mức đầu tư xây dựng sau khi thực hiện thm định/thẩm tra. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định/thẩm tra.

5. Kết quả thẩm định/thẩm tra

Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị tổng mức đầu tư xây dựng (tên dự án) sau thẩm định/thẩm tra như sau:

Đơn vị tính:…

TT

Nội dung chi phí

Giá trị đề nghị thẩm định/thẩm tra

Giá trị thẩm định/thẩm tra

Tăng, giảm

1

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

 

 

 

2

Chi phí xây dựng

 

 

 

3

Chi phí thiết bị

 

 

 

4

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

5

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

 

6

Chi phí khác

 

 

 

7

Chi phí dự phòng

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

(có phụ lục chi Tiết kèm theo)

6. Nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án:

6.1 Nêu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu.

6.2 Đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo các chỉ tiêu trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư xây dựng được thẩm định/thm tra.

7. Kết luận và kiến nghị

 

NGƯỜI THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– …

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)

Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …, s …

Nơi nhận

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA

(ký tên, đóng dấu)

 

II. BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Báo cáo kết quả thẩm định / thẩm tra dự toán xây dựng công trình được tổng hợp như mẫu 8.2 sau đây.

Mu 8.2. Báo cáo kết quả thẩm đnh/ thẩm tra d toán xây dựng công trình

ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Số hiệu văn bản)
V/v: thẩm định / thẩm tra dự toán công trình ………..……….
………………………………

..., ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO KT QUẢ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA
DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Công trình: ……………………………………………………………………………………….

Địa Điểm: ……………………………………………………………………………………..

Kính gửi: …………………………………….

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư (đối với đơn vị thm định) hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc theo hợp đồng (số hiệu hợp đng) (đối với đơn vị tư vấn thẩm tra) về việc thẩm định / thẩm tra dự toán xây dựng công trình (tên công trình). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên cơ quan, đơn vị thm định / thẩm tra) có ý kiến như sau:

1. Căn cứ thẩm đnh / thẩm tra

– Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Các văn bản khác có liên quan của nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương…;

– Các hồ sơ, tài liệu về dự án đầu tư, thiết kế, dự toán xây dựng công trình gồm…

2. Giới thiệu chung về công trình

– Tên công trình;

– Chủ đầu tư;

– Các đơn vị tư vấn lập thiết kế, lập dự toán công trình;

3. Nhận xét về chất lượng hồ sơ dự toán xây dựng công trình

– Nhận xét phương pháp lập dự toán được lựa chọn;

– Nhận xét về các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí trong trong dự toán xây dựng công trình;

– Kết luận về đủ hay không đủ Điều kiện thẩm định / thẩm tra.

4. Nguyên tắc thẩm định/thẩm tra

– Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;

– Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các Khoản Mục chi phí của dự toán xây dựng công trình;

– Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định/thẩm tra và kiến nghị giá trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các Khoản Mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định/thm tra.

5. Kết quả thẩm định / thẩm tra

Theo các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định / thẩm tra như sau:

Đơn vị tính:…

Stt

Nội dung chi phí

Giá trị đề nghị thẩm định/thẩm tra

Giá trị thẩm định/thẩm tra

Tăng, giảm

1

Chi phí xây dựng

 

 

 

2

Chi phí thiết bị

 

 

 

3

Chi phí quản lý dự án

 

 

 

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

 

 

5

Chi phí khác

 

 

 

6

Chi phí dự phòng

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

(có phụ lục chi Tiết kèm theo)

6. Nguyên nhân tăng, giảm:

(Nêu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu).

7. Kết luận và kiến nghị

 

NGƯỜI THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– …

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)


Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …, s …

Nơi nhận

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH / THẨM TRA

(ký tên, đóng dấu)

 

III. BÁO CÁO THẨM TRA DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG

Báo cáo kết quả thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng được tổng hợp như mẫu 8.3 sau đây.

Mu 8.3. Báo cáo kết quả thẩm tra d toán gói thầu xây dng

ĐƠN VỊ THẨM TRA
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Số hiệu văn bản)
V/v:  / thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng ………..……….
………………………………

..., ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA
DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG

Gói thầu: …………………………………………………………………………..

Công trình: ………………………………………………………………………

Địa Điểm: ……………………………………………………………………………

Kính gửi: ……………………………………..

Theo đề nghị của (chủ đầu tư) hoặc theo hợp đồng (số hiệu hợp đồng) về việc thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng (tên gói thầu xây dựng). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên đơn vị thẩm tra) có ý kiến như sau:

1. Căn cứ thẩm tra

– Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Các văn bản khác có liên quan của nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương…;

– Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến gói thầu gồm…

2. Giới thiệu chung về gói thầu xây dựng

– Tên gói thu;

– Tên công trình;

– Chủ đầu tư;

– Các đơn vị tư vấn lập thiết kế, lập dự toán gói thầu xây dựng;

3. Nhận xét về chất lượng hồ sơ dự toán gói thầu xây dựng

– Nhận xét phương pháp xác định dự toán gói thầu xây dựng được lựa chọn;

– Nhận xét về các cơ sở để xác định các Khoản Mục chi phí trong trong dự toán gói thầu xây dựng;

– Kết luận về đủ hay không đủ Điều kiện thẩm tra.

4. Nguyên tắc thẩm tra

– Theo nội dung cơ cấu và kiểm tra phương pháp xác định các Khoản Mục chi phí của loại gói thầu xây dựng tại phần II Phụ lục số 2 của Thông tư này

– Về giá trị dự toán gói thầu xây dựng.

5. Kết quả thẩm tra

Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị dự toán gói thầu xây dựng sau thẩm tra như sau:

Đơn vị tính: …

Stt

Nội dung chi phí

(Theo cơ cấu Khoản Mục chi phí của loại gói thầu xây dựng)

Giá trị đề nghị

Giá trị thẩm tra

Tăng, giảm

1

………

 

 

 

2

………

 

 

 

3

………

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

(có phụ lục chi Tiết kèm theo)

6. Nguyên nhân tăng, giảm:

Nêu và phân tích nguyên nhân tăng, giảm đối với những nội dung chi phí tăng, giảm chủ yếu.

7. Kết luận và kiến nghị

 

NGƯỜI THẨM TRA

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– …

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)

Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …, s …

Nơi nhận

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ THẨM TRA

(ký tên, đóng dấu)

 

IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ TƯ VẤN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Báo cáo kết quả tư vấn xác định chỉ số giá xây dựng công trình xây dựng được tổng hợp như mẫu 8.4 sau đây:

Mu 8.4. Báo cáo kết quả tư vn xác đnh chỉ s giá xây dựng công trình

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

(Số hiệu văn bản)
V/v: Thông báo kết quả chỉ số giá xây dựng công trình…

..., ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TƯ VẤN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Công trình: ……………………………………………………

Địa Điểm: ……………………………………………………………………….

Kính gửi: …………………………………………………………….

Thực hiện hợp đồng (số hiệu hợp đồng) về việc tư vấn tính toán chỉ số giá xây dựng công trình/gói thầu (tên công trình). Sau khi nghiên cứu hồ sơ (tên đơn vị tư vấn) có ý kiến như sau:

1. Căn cứ xác định chỉ số giá xây dựng công trình/ gói thầu.

– Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Các văn bản khác có liên quan của nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương, hồ sơ liên quan đến công trình/gói thầu…

2. Nguyên tắc và phạm vi xác định chỉ số giá xây dựng.

– Thời Điểm gốc xác định chỉ số giá xây dựng.

– Thời Điểm so sánh tính chỉ số giá xây dựng.

– Về cơ sở để xác định chỉ s giá vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng, máy thi công xây dựng (phương pháp xác định, nguyên tắc lựa chọn yếu tố đầu vào,…).

– Chỉ số giá xây dựng được áp dụng cho công trình (tên công trình/gói thầu).

3. Kết quả xác định chỉ số giá xây dựng.

Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì kết quả xác định chỉ số giá xây dựng công trình (tên công trình) như sau:

Thời Điểm gốc tháng….(100%)

Đơn vị tính: %

STT

Chỉ số giá xây dựng

Tháng…/năm….

Tháng/năm…

Tháng/năm…

1

Vật liệu

 

 

 

 

Xi măng

 

 

 

 

Cát

 

 

 

 

….

 

 

 

2

Máy thi công

 

 

 

3

Nhân công

 

 

 

4. Kết luận và kiến nghị.

 

NGƯỜI THỰC HIỆN

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– (ký, họ tên)

– …

NGƯỜI CHỦ TRÌ

(ký, họ tên)
Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng …, s …

Nơi nhận

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TƯ VẤN

(ký tên, đóng dấu)

Chi phí dự phòng là gì và phương pháp xác định chi phí theo yếu tố nào ?

Chi phí dự phòng là gì và phương pháp xác định chi phí theo yếu tố nào ?

Cách xác định chi phí xây dựng dự phòng theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:

GDP = GDP1 + GDP2 (1.4)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) xác định theo công thức sau:

GDP1 = (GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps (1.5)

Trong đó:

– kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.

Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì kps ≤ 5%.

Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế.

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

 (1.6)

Trong đó:

– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);

– t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;

– Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;

– LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t.

– IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời Điểm tính toán (không tính đến những thời Điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:

 (1.7)

Trong đó:

T: Số năm (năm gần nhất so với thời Điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq; T≥3;

In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;

In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;

Xem thêm: Quy định về phân bổ chi phí dự phòng mới nhất năm 2021

± IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.

Xem thêm: Hướng dẫn xác định chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Trên đây là nội dung câu trả lời về cách xác định chi phí xây dựng dự phòng theo phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Quy định về phân bổ chi phí dự phòng mới nhất năm 2021
  2. Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  3. Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  4. Hỏi đáp chi phí dự phòng
  5. Chi phí dự phòng là gì và phương pháp xác định chi phí theo yếu tố nào ?

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Thu nhập chịu thuế tính trước là gì? Tại sao phải tính thu nhập chịu thuế tính trước trong dự án?

Thu nhập chịu thuế tính trước là một khái niệm mà rất nhiều bạn kế toán cũng còn chưa hiểu rõ nó là gì và bản chất của nó như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số kiến thức cơ bản có thể bạn chưa biết giúp bạn thuận tiện hơn trong công việc và cuộc sống hãy cùng tham khảo

Thu nhập chịu thuế tính trước là gì?

Nhiều người trong kinh doanh đều nói đến thu nhập chịu thuế tính trước, nhưng khái niệm của nó là gì? Có rất nhiều ý kiến về khái niệm thu nhập chịu thuế tính trước là gì đã được đưa ra để giải thích cho thuật ngữ này. Có thể tổng kết lại như sau: Thu nhập chịu thuế tính trước là giá trị chênh lệch giữa giá trị hàng hóa bán ra với giá trị tạo ra hàng hóa của nhà thầu.

Thực ra bản chất của thu nhập chịu thuế tính trước chính là lợi nhuận của nhà thầu được tính trước khi hoàn thành dự án cho chủ đầu tư.

Khái  niệm trên được hiểu như sau: Giá trị tạo ra hàng hoá là chi phí chi trả để tạo ra hàng hóa đó. Các sản phẩm hay công trình xây dựng khi được nhà thầu sản xuất ra hoặc là sản phẩm mua từ một đơn vị khác và đưa vào để bán trực tiếp hoặc sử dụng để làm nguyên vật liệu xây dựng công trình cho chủ đầu tư thì nhà thầu sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để có được các sản phẩm hoặc nguyên vật liệu này. Thêm vào đó là các khoản chi phí liên quan cần phải chi ra để đưa sản phẩm vào dự án (ví dụ: chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí dùng để trả công cho công nhân ….). Cộng thêm thuế VAT.

Giá trị hàng hóa bán ra: là giá trị mong đợi bán ra của nhà thầu sau khi đã cộng thêm giá trị tạo ra hàng hóa.

Công thức tính thuế thu nhập chịu trước

Công thức tính thuế thu nhập chịu trước

Thu nhập chịu thuế tính trước thường được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế tính trước thường được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế tính trước = 5,5% tổng giá trị chi phí trực tiếp đã xây dựng trong quyết toán hay còn gọi là “lãi định mức”.

Theo quy định hiện hành của chính phủ, khi lập dự toán chi phí xây dựng cho một công trình xây dựng thì thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng cách nhân định mức tỷ lệ (quy định theo loại công trình xây dựng) với (Chi phí trực tiếp + chi phí chung). Trong trường hợp có vật tư do chủ đầu tư cung cấp thì giá trị vật tư được cấp vẫn được tính vào chi phí vật liệu trong khoản chi phí trực tiếp. Dự toán xây lắp này của mỗi nhà thầu sẽ được chủ đầu tư tổng hợp và phê duyệt để làm cơ sở định giá trần cho gói thầu phục vụ cho đấu thầu / chỉ định thầu.

Tại sao nhà thầu phải tính thu nhập chịu thuế tính trước

Theo nguyên tắc định giá sản phẩm trong xây dựng thì khi nhà thầu tham gia đấu thầu tranh giành xây dựng một công trình hoặc để giành quyền cung cấp sản phẩm của mình thì nhà thầu phải định trước giá sẽ tranh bán. Giá này là giá mong đợi bán ra của nhà thầu và cũng là giá trị hợp đồng của nhà thầu với chủ đầu tư. Giá này được gọi là giá tham gia dự thầu và được tính bằng tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung cộng với phần lợi nhuận tính trước của nhà thầu công thêm VAT. Khi tham gia đấu thầu, nhà thầu sẽ không tính thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ lệ định mức do nhà nước quy định mà thường thấp hơn định mức và có thể bằng 0 tùy theo tính hình và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

Tại sao nhà thầu phải tính thu nhập chịu thuế tính trước

Tóm lại, nhà thầu phải tính thu nhập chịu thuế tính trước là để tạo nên giá bán của sản phẩm. Đồng thời thu nhập chịu thuế tính trước còn thể hiện tính cạnh tranh trong kinh doanh của nhà thầu.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải tính thu nhập chịu thuế tính trước trong kinh doanh để có thể tạo ra và duy trì được lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn mà vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ về thuật ngữ thu nhập chịu thuế tính trước và  nắm được nhiều thông tin hơn khi làm các công việc liên quan đến đấu thầu và kế toán nhé! Chúc các bạn thành công.

Chi phí chung là gì ? Chi phí chung được tính toán ra sao

Chi phí chung là gì? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để tìm kiếm câu trả lời Hồ sơ xây dựng mời các bạn theo dõi bài viết cung cấp dưới đây ngay lúc này.

I- Chi phí chung công trình xây dựng

  • Vâng chắc hẳn nếu bạn có tìm hiểu định nghĩa chi phí chung là gì thì bạn sẽ thấy 1 khái niệm hoàn toàn chung chung như:
  • Là các thành phần chi phí không liên quan trực tiếp đến việc thi công xây lắp công trình nhưng lại cần để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo thi công của các doanh nghiệp xây dựng.

kế toán xây dựng

chi phí chung công trình xây dựng

  • Nếu là 1 kế toán xây dựng đã có kinh nghiệm thì nói đến chi phí chung còn hình dung ra được gồm những chi phí nào?. Nhưng em là dân ngoại đạo nói khái niệm thế làm sao em biết được.
  • Vâng chính vì thế Hồ sơ xây dựng sẽ liệt kê chi tiết xem chi phí chung gồm những gì?
  • Thứ 1: Đó là chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường: Chi phí này hiện tại vẫn đang thường được xác định bằng tỉ lệ % (theo thông tư 04/2010/TT-BXD)
  • Thứ 2: Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, nội bộ công trường: Chi phí ăn ở; chi phí cầu phà, bến bãi; chi phí di chuyển thiết bị thi công; di chuyển nhân công lao động…
  • Thứ 3: Chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có):
  • Chi phí mua bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ; giày, mũ bảo hộ; dây lưng an toàn; găng tay bảo hộ; kính bảo hộ; khẩu trang bảo hộ; các dụng cụ phòng cháy chữa cháy; các thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động…
  • Chi phí mua lưới an toàn, giàn giáo an toàn, ….
  • Chi phí huấn luyện giảng dạy an toàn lao động cho người lao động
  • Chi phí cho nhân viên hướng dẫn điều khiển giao thông; các thiết bị cảnh báo an toàn giao thông: đèn, còi tín hiệu; dây
  • Thứ 4: Chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh: Chi phí Thu dọn vệ sinh hàng ngày; Chi phí vận chuyển, xử lý phế thải; Chi phí xử lý chống ồn, chống bụi; chi phí.
  • Thứ 5: Chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình: tùy vào đặc điểm của từng địa điểm công trình để tính: hoàn trả hệ thống cây xanh; vỉa hè; cầu, cống, rãnh; di chuyển đường cáp, ống ngầm…
  • Thứ 6: Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu: Khối lượng: dựa vào số lượng các thí nghiệm phải làm; Đơn giá: dựa vào báo giá và hợp đồng của các phòng LAS để tính..
  • Thứ 7: Và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình: Hút bùn, bơm nước,… không thường xuyên.

kế toán xây dựng

bảng tổng hợp chi phí xây dựng

II- Thủ tục biểu mẫu cần để bảo vệ chi phí chung

  • Vâng phía trên là 7 chi phí chung thật tình khi a kể ra em mới nghĩ đến là mình có thể lấy thêm những chi phí gì. Vậy còn để bảo vệ được thì cần những biểu mẫu giấy tờ gì?
  • Còn tùy vào đặc thù của từng Hợp đồng để chuẩn bị, nhưng căn bản gồm có.
  • 1. Chi phí lán trại tạm: Thì bạn cần có bản vẽ hoàn công, tính đơn giá tổng hợp có diễn giải chi tiết khối lượng kèm theo; để chặt chẽ làm biên bản xác nhận với GS của CĐT hoặc ghi chép đầy đủ trong Nhật ký thi công.
  • 2. Chi phí di chuyển thiết bị thi công: Có thể là hợp đồng thuê dịch vụ, thanh lý, hóa đơn (bản sao) hoặc các chứng từ thực tế trong khi bạn thực hiện các công việc này: phí cầu phà, nhiên liệu, phí ăn ở dọc đường,…
  • 3. Chi phí an toàn vệ sinh lao động: cái này thì dễ rồi bạn liệt kê ra khối lượng các loại dụng cụ bảo hộ đã cấp phát; chi phí đào tạo hướng dẫn ATLĐ cho người lao động; chi phí cho tài liệu học tập ATLĐ, băng rôn, khẩu hiệu,….
  • Vâng đây chỉ là 1 trong những vấn đề nhỏ thôi, nhưng để đào sâu ra thì chúng ta có rất nhiều câu hỏi khác nhau.Nếu như Friend cũng đang có thắc mắc thì hãy tham gia khoá học của Sơn để tôi và bạn có thể cùng nhau trao đổi trực tiếp nhé. Hoặc bạn có thể kết nối với tôi qua zalo theo số 0904.873.388 nhé

Các điều kiện để chi phí lán trại sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế hiện tại gồm những gì?

Bạn phải hoàn thành bản vẽ, tính toán đơn giá tổng thể với phần diễn giải chi tiết về khối lượng, để làm báo cáo xác nhận hoặc ghi lại đầy đủ vào nhật ký thi công và:

+ Vật tư hoặc NVL để xuất khẩu kho, nghiên cứu và máy móc đã qua sử dụng để xây dựng và lắp đặt …

+ Các bản vẽ về nhà tạm, nhà kho,…

+ Dự toán chi phí xây dựng nhà tạm

+ Biên bản nhận và vận hành các tòa nhà tạm thời

+ Sơ đồ trang web của lán trại.

Trên đây là tất tần tật những thông tin có liên quan tới Chi phí chung là gì? Và những câu hỏi thường hay bắt gặp liên quan tới chủ đề này. Hy vọng bạn đọc có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích và có nhiều những trải nghiệm thú vị cùng với chuyên mục hồ sơ xây dựng.

Mẫu thông báo mời thầu

Mẫu thông báo mời thầu được sử dụng trong khâu lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện các Hợp đồng như Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, Hợp đồng mua sắm hàng hóa, xây lắp, lắp đặt thiết bị; Hợp đồng phi dịch vụ,… Mẫu thông báo mời thầu lựa chọn nhà thầu để ký kết Hợp đồng đối tác đầu tư, Hợp đồng đối tác công tư, dự án đầu tư,… Mẫu thông báo mời thầu là một văn bản đảm bảo cho việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở cạnh tranh năng lực, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế cao. Mẫu thông báo mời thầu là văn bản không thể thiếu trong quá trình tổ chức mời thầu, đấu thầu xây dựng, đấu thầu mua sắm hàng hóa,…

Download Mẫu thông báo mời thầu

Mật khẩu : Cuối bài viết

Hồ sơ xây dựng giới thiệu tới bạn đọc bạn đọc Mẫu thông báo mời thầu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải về máy để thuận tiện trong việc nghiên cứu, áp dụng. (File tải về: Mẫu thông báo mời thầu mới nhất).

 Địa điểm bán………..;điện thoạ:…………. Fax……

Biểu mẫu Mẫu thông báo mời thầu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp

Câu hỏi : cửa lưới chống muỗi Azhome
Mật khẩu: 20XXXXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Chuyển giao công nghệ là gì ? Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ giúp đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào nước ta; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện dưới phương thức nào và đối tượng chuyển giao công nghệ.

Khái niệm

– Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

– Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

– Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao

– Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

+ Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

+ Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

+ Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

+ Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng được pháp luật quy định

Trường hợp đối tượng công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Như vậy, việc chuyển giao công nghệ cần xem xét đối tượng đó có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không? Nếu có thì cần thực hiện cả việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng đó.

Hình thức chuyển giao công nghệ

– Chuyển giao công nghệ độc lập.

– Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

Dự án đầu tư;

+ Góp vốn bằng công nghệ;

+ Nhượng quyền thương mại;

+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

+ Mua, bán máy móc, thiết bị quy định

– Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

– Việc chuyển giao công nghệ quy định tại này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ  được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định.

Phương thức chuyển giao công nghệ

– Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

– Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.

– Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

– Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định kèm theo các phương thức quy định.

– Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

Quyền chuyển giao công nghệ

– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

– Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.

Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ

– Môi giới chuyển giao công nghệ.

– Tư vấn chuyển giao công nghệ.

– Đánh giá công nghệ.

– Thẩm định giá công nghệ.

– Giám định công nghệ.

– Xúc tiến chuyển giao công nghệ.

Như vậy, việc quy định chuyển giao công nghệ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệphát triển thị trường khoa học và công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâmnâng cao trình độ, tiềm lực công nghệ quốc gia nhằm bảo đảm quốc phòngan ninhphát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội.

Chi phí thiết bị là gì ? Xác định thiết bị trong dự toán xây dựng công trình

Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng công trình

  • Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư căn cứ khối lượng tính theo thiết kế và nguyên tắc quy định tại (CDPL) để xác định chi phí thiết bị, hoặc vận dụng theo quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước
  • Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, chi phí thiết bị xác định theo quy định tại (CDPL mục I.2) như sau:

ü  Công thức tính chi phí thiết bị Gtb = Gms + Gđt + Glđ, trong đó: Gms là chi phí mua sắm thiết bị, Gđt là chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), Glđ là chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị

ü  Từng khoản mục chi phí xác định như sau:

1. Xác định chi phí mua sắm thiết bị (Gms)

Công thức tính Gms = ∑Gmsi, trong đó: ∑Gmsi là tổng chi phí mua sắm các loại thiết bị, Gmsi là chi phí mua sắm loại thiết bị thứ i

Chi phí mua sắm loại thiết bị thứ i tính theo công thức Gmsi = Qi x Mi, trong đó:

  • Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế
  • Mi là giá loại thiết bị thứ i (tính cho 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng thiết bị)

ü  Giá loại thiết bị thứ i xác định theo công thức Mi = G + Cvc + Clk + Cbq + T, trong đó:

o   G là đơn giá thiết bị tại nơi mua (đối với thiết bị trong nước) hoặc tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã bao gồm chi phí thiết kế và giám sát chế tạo thiết bị

o   Cvc là đơn giá vận chuyển thiết bị từ nơi mua (đối với thiết bị trong nước) hoặc từ cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đến hiện trường công trình

o   Clk là đơn giá lưu kho, bãi, container (đối với thiết bị nhập khẩu)

o   Cbq là  đơn giá bảo quản, bảo dưỡng thiết bị tại hiện trường

o   T là các loại thuế và phí liên quan

ü  Đối với thiết bị không xác định được giá theo công thức trên thì giá thiết bị (Mi) lấy theo báo giá thấp nhất của các nhà sản xuất/cung cấp hoặc lấy theo giá thiết bị tương tự tại các công trình đã và đang thực hiện

ü  Đối với thiết bị cần sản xuất, gia công thì giá thiết bị (Mi) xác định theo khối lượng và đơn giá sản xuất, gia công hoặc theo báo giá gia công của các nhà sản xuất hoặc lấy theo giá gia công thiết bị tương tự tại các công trình đã và đang thực hiện

2. Xác định chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (Gđt)

Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ xác định bằng dự toán hoặc tạm tính

  • Trường hợp xác định bằng dự toán thì vận dụng theo cách lập dự toán chi phí tư vấn được hướng dẫn tại (CDPL) như sau:

ü  Nội dung dự toán bao gồm các khoản chi phí: chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng

ü  Giá trị dự toán được xác định theo công thức Gđt=Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp

o   Ccg là chi phí chuyên gia = số lượng chuyên gia x thời gian làm việc x tiền lương

–   Số lượng chuyên gia và thời gian làm việc xác định tùy thuộc yêu cầu công việc

–   Tiền lương chuyên gia nước ngoài (nếu có) xác định theo thị trường, tiền lương chuyên gia trong nước xác định như sau:

+   Mức lương theo tháng theo quy định tại đây

+   Mức lương theo tuần, ngày, giờ theo quy định tại đây

o   Cql là chi phí quản lý = Ccg x N

–   Nếu Ccg < 1 tỷ đồng thì N = 55%

–   Nếu Ccg > 1 đến < 5 tỷ đồng thì N = 50%

–   Nếu Ccg > 5 tỷ đồng thì N = 45%

o   Ck là chi phí khác: văn phòng phẩm, khấu hao thiết bị, phần mềm, hội họp,…

o   TN là thu nhập chịu thuế tính trước = 6% x (Ccg + Cql)

o   VAT là thuế GTGT = V x (Ccg + Cql + Ck + TN)

–   V = 0% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)

–   V = 5% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)

–   V = 10% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)

o   Cdp là chi phí dự phòng = 10% x (Ccg + Cql + Ck + TN + VAT)

  • Trường hợp tạm tính thì lấy theo chi phí của công trình tương tự đã và đang thực hiện

3. Xác định chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (Glđ)

Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (sau đây gọi chung là chi phí lắp đặt) xác định bằng dự toán như đối với chi phí xây dựng

Công thức tính chi phí Glđ = VL + NC + M + C + TL + VAT, trong đó: VL là chi phí vật liệu, NC là chi phí nhân công, M là chi phí máy thi công, C là chi phí chung, TL là thu nhập chịu thuế tính trước, VAT là thuế giá trị gia tăng

3.1. Tính chi phí vật liệu (VL)

Chi phí vật liệu tính theo công thức VL = ∑VLi, trong đó: ∑VLi là tổng chi phí vật liệu của công tác lắp đặt tất cả các loại thiết bị

Chi phí vật liệu của công tác lắp đặt loại thiết bị thứ i được xác định theo công thức VLi = Qi x Dvli, trong đó:

ü  Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế

ü  Dvli là chi phí vật liệu lắp đặt 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng loại thiết bị thứ i, được tính theo công thức tính Dvli = ∑(Vj x Gvlj) x (1 + Kvli), trong đó:

–   ∑(Vj x Gvlj) là tổng chi phí các loại vật liệu

–   Vj là mức hao phí vật liệu thứ j được xác định theo định mức dự toán xây dựng

–   Gvlj là giá vật liệu thứ j (chưa bao gồm thuế VAT) đến hiện trường công trình, được xác định theo công bố của địa phương

+   Trường hợp giá vật liệu chưa tính đến hiện trường công trình thì xác định giá đến hiện trường theo hướng dẫn tại (CDPL mục I.2.4), công thức tính Gvl = Gng + Cvc + Cbx + Cvcnb + Chh, trong đó:

*   Gng là giá vật liệu tại nguồn cung cấp (giá trên phương tiện vận chuyển)

*   Cvc là chi phí vận chuyển đến công trình được xác định theo cự ly, cấp đường, phương tiện vận chuyển và cước phí vận chuyển do UBND cấp tỉnh ban hành (nếu nhà sản xuất/nhà cung cấp chiết khấu chi phí vận chuyển thì Cvc = 0)

*   Cbx là chi phí bốc xếp (nếu có)

*   Cvcnb là chi phí vận chuyển nội bộ công trình (nếu có)

*   Chh là chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường (nếu có)

+   Các vật liệu không có giá công bố hoặc giá công bố không phù hợp thì lấy theo báo giá của nhà sản xuất/nhà cung cấp, hoặc giá vật liệu tương tự đã sử dụng ở công trình khác

+   Đối với vật liệu nhập khẩu:

*   Vật liệu mà trong nước không có thì lấy theo báo giá thấp nhất của nhà sản xuất/nhà cung cấp

*   Vật liệu mà trong nước có nhưng phải nhập khẩu theo hiệp định vay vốn của nhà tài trợ ODA thì lấy theo báo giá nhập khẩu

–   Kvli là hệ số chi phí vật liệu khác được tính bằng định mức tỷ lệ % trong định mức dự toán xây dựng

3.2. Tính chi phí nhân công (NC)

Chi phí nhân công tính theo công thức NC = ∑NCi, trong đó: ∑NCi là tổng chi phí nhân công của công tác lắp đặt tất cả các loại thiết bị

Chi phí nhân công của công tác lắp đặt loại thiết bị thứ i được xác định theo công thức NCi = Qi x Dnci, trong đó:

ü  Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế

ü  Dnci là chi phí nhân công lắp đặt 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng loại thiết bị thứ i, được tính theo công thức tính Dnci = ∑(Nj x Gncj), trong đó:

o   ∑(Nj x Gncj) là tổng chi phí các loại nhân công

o   Nj là mức hao phí nhân công thứ j được xác định theo định mức dự toán xây dựng

o   Gncj là giá nhân công thứ j, được xác định theo công bố của địa phương

Trường hợp làm việc ban đêm (từ 22h đến 6h sáng theo quy định tại CDPL) thì chi phí nhân công (Dnci) được nhân với hệ số làm đêm Kđ = 1,3

3.3. Tính chi phí máy thi công (M)

Chi phí máy thi công tính theo công thức M = ∑Mi, trong đó: ∑Mi là tổng chi phí máy thi công của công tác lắp đặt tất cả các loại thiết bị

Chi phí máy thi công của công tác lắp đặt loại thiết bị thứ i được xác định theo công thức Mi = Qi x Dmi, trong đó:

ü  Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế

ü  Dmi là chi phí máy thi công lắp đặt 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng loại thiết bị thứ i, được tính theo công thức tính Dmi = ∑(Mj x Gmj) x (1 + Kmi), trong đó:

o   ∑(Mj x Gmj) là tổng chi phí các loại máy công

o   Mj là mức hao phí loại máy thi công thứ j được xác định theo định mức dự toán xây dựng

o   Gmj là giá ca máy loại máy thi công thứ j, được xác định theo công bố của địa phương

Các máy không có giá công bố hoặc giá công bố không phù hợp thì xác định giá ca máy theo hướng dẫn tại (CDPL)

o   Kmi là hệ số chi phí máy khác được tính bằng định mức tỷ lệ % trong định mức dự toán xây dựng

Trường hợp làm việc ban đêm (từ 22h đến 6h sáng theo quy định tại CDPL) thì chi phí máy thi công (Dmi) được nhân với hệ số làm đêm Kđ = 1 + g x 1,3 (trong đó: g là tỷ lệ tiền lương trong giá ca máy, 1,3 là hệ số nhân công làm đêm)

3.4. Tính chi phí chung (C)

Chi phí chung được xác định theo tỷ lệ (%) trên chi phí nhân công theo quy định tại (CDPL)

Công thức tính C = NC x Dc x K, trong đó:

ü  C là chi phí chung

ü  NC là chi phí nhân công

ü  Dc là định mức chi phí chung tương ứng với NC

Trường hợp NC nằm giữa 2 mức chi phí trong bảng định mức thì Dc được nội suy theo công thức Dc = D2 – (D2 – D1)/(NC1 – NC2) x (NC – NC2), trong đó:

o   NC1 là mức chi phí nhân công cận trên (NC1 > NC)

o   NC2 là mức chi phí nhân công cận dưới (NC2 < NC)

o   D1 là định mức tương ứng với NC1

o   D2 là định mức tương ứng với NC2

ü  K là hệ số điều chỉnh đối với công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo: K = 1,05 ÷ 1,1

3.5. Tính thu nhập chịu thuế tính trước (TL)

Thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo định mức tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định tại (CDPL)

Công thức tính TL = (T + C) x Dt, trong đó:

ü  TL là thu nhập chịu thuế tính trước

ü  T là chi phí trực tiếp = VL + NC + M

ü  C là chi phí chung

ü  Dt là định mức tỷ lệ (%)

3.6. Xác định thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng được xác định theo công thức VAT = (T + C + TL) x V, trong đó V là mức thuế suất thuế VAT xác định như sau:

ü  V = 0% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)

ü  V = 5% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)

ü  V = 10% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)

 

Thông tư 11/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

BỘ XÂY DỰNG

———–

Số: 11/2019/TT-BXD

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

————-

 

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây viết tắt là giá ca máy) làm cơ sở phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2019/NĐ-CP).
  2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng nguồn vốn khác áp dụng các quy định tại Thông tư này, để xác định chi phí đầu tư xây dựng làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Điều 3: Nguyên tắc xác định giá ca máy

  1. Giá ca máy là mức chi phí bình quân xác định cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.
  2. Giá ca máy được xác định trên cơ sở yêu cầu quản lý sử dụng máy và thiết bị thi công xây dựng, các định mức hao phí tính giá ca máy và mặt bằng giá của địa phương.
  3. Giá ca máy được xác định phù hợp với quy định về máy thi công xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công trình.
  4. Giá ca máy của công trình cụ thể được xác định theo loại máy thi công xây dựng sử dụng (hoặc dự kiến sử dụng) để thi công xây dựng công trình phù hợp với thiết kế tổ chức xây dựng, biện pháp thi công xây dựng, tiến độ thi công xây dựng công trình và mặt bằng giá tại khu vực xây dựng công trình.

Điều 4. Nội dung giá ca máy

  1. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy.
  2. Giá ca máy chưa bao gồm chi phí cho các loại công tác xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, nước, khí nén và các loại công tác xây dựng thực hiện tại hiện trường phục vụ cho việc lắp đặt, vận hành thử của một số loại máy như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị tương tự. Các chi phí này được lập dự toán riêng theo biện pháp thi công và tính vào chi phí gián tiếp của dự toán công trình.
  3. Các nội dung chi phí trong giá ca máy được xác định phù hợp theo loại máy có cùng công nghệ, xuất xứ, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu.

Điều 5. Phương pháp xác định giá ca máy

  1. Trình tự xác định giá ca máy như sau:
  2. a) Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng;
  3. b) Xác định thông tin, số liệu cơ sở phục vụ tính toán xác định giá ca máy;
  4. c) Tính toán, xác định giá ca máy theo định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản hoặc theo giá ca máy thuê.
  5. Chi tiết phương pháp xác định giá ca máy được quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này.
  6. Định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản để xác định giá ca máy được quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.

Điều 6. Quản lý giá ca máy

  1. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp khảo sát và ban hành định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản để xác định giá ca máy.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao cho cơ quan chuyên môn về xây dựng căn cứ vào phương pháp xác định giá ca máy theo hướng dẫn tại Thông tư này xác định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo định kỳ quý/năm hoặc khi có sự thay đổi lớn về giá trên thị trường xây dựng để làm cơ sở xác định chi phí máy thi công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
  3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện hoặc thuê tư vấn có năng lực chuyên môn theo quy định để thực hiện một phần việc hoặc toàn bộ công việc khảo sát thu thập số liệu xác định giá ca máy, khảo sát thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy. Kinh phí cho việc xác định giá ca máy được bố trí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  4. Chủ đầu tư sử dụng giá ca máy đã được công bố làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình. Trường hợp các loại máy và thiết bị thi công xây dựng không có trong công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công của công trình hoặc trường hợp dự án đầu tư thuộc địa bàn hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chủ đầu tư tổ chức xây dựng giá ca máy của công trình theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Thông tư này, trình người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình và gửi về cơ quan chuyên môn của địa phương và Bộ Xây dựng để phục vụ quản lý.
  5. Nhà thầu tư vấn lập dự toán xây dựng có trách nhiệm đề xuất giá ca máy chưa được công bố hoặc đã công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công của công trình để lập dự toán và đảm báo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tài liệu báo cáo chủ đầu tư.
  6. Các doanh nghiệp kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng trên địa bàn tỉnh, các chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây lắp trúng thầu tại các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, dự án PPP trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm cung cấp các thông tin về giá ca máy, giá thuê máy và các thông tin phục vụ cho việc khảo sát, xác định và công bố giá ca máy trên địa bàn tỉnh theo biểu mẫu do cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu cung cấp.

Điều 7. Xử lý chuyển tiếp

  1. Trường hợp tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này và chưa ký kết hợp đồng xây dựng thì người quyết định đầu tư quyết định việc điều chỉnh giá ca máy trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng làm cơ sở xác định giá gói thầu theo giá ca máy do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trên cơ sở đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện dự án.
  2. Các gói thầu xây dựng đã ký kết hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư thì thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và nội dung hợp đồng xây dựng đã ký kết.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 /02 /2020
  2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chính phủ;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Cơ quan TW các đoàn thể;

– Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;

– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước;

– Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;

– Bộ Xây dựng: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;

– Lưu: VT, PC, Cục KTXD.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

              Bùi Phạm Khánh

 

 

 

 

 

                                                                             

 

PHỤ LỤC SỐ 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)

 

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.

Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK                                                  (1)

Trong đó:

– CCM: giá ca máy (đồng/ca);

– CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);

– CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);

– CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);

– CCPK: chi phí khác (đồng/ca).

  1. Xác định các nội dung chi phí trong giá ca máy

Các khoản mục chi phí trong giá ca máy được xác định trên cơ sở định mức các hao phí xác định giá ca máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này và mặt bằng giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công, nguyên giá ca máy tại địa phương. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này.

1.1 Xác định chi phí khấu hao

  1. a) Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

  1. b) Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

 

 

 

 

Trong đó:

– CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);

– G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

– GTH: giá trị thu hồi (đồng);

– ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

  1. c) Nguyên giá máy:

– Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới, phù hợp với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.

– Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời điểm đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại một công trình), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy, không bao gồm thuế VAT.

– Nguyên giá của máy không bao gồm các chi phí như quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này và các chi phí như: chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và các thiết bị, máy thi công xây dựng tương tự khác từ lần thứ hai trở đi. Các chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi phí gián tiếp trong dự toán xây dựng công trình.

– Nguyên giá của máy được xác định trên cơ sở các số liệu sau:

+ Khảo sát nguyên giá máy thi công của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực thiết bị công trình xây dựng, kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có thiết bị máy móc xây dựng; báo giá của nhà cung cấp, theo hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;

+ Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy;

+ Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố hoặc nguyên giá máy tham chiếu của Bộ Xây dựng tại Phụ lục 2 Thông tư này.

  1. d) Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác định như sau:

– Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.

– Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

đ) Định mức khấu hao của máy (%/năm) được xác định trên cơ sở định mức khấu hao của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

  1. e) Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

1.2 Xác định chi phí sửa chữa

  1. a) Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:

 

Trong đó:

– CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca)

– ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm)

– G: nguyên giá máy trước thuế VAT (đồng)

– NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

  1. b) Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
  2. c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e mục 1 Phụ lục này.
  3. d) Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.

1.3 Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

  1. a) Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.

Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,… gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

  1. c) Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

 

Trong đó:

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);

– ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;

– GNL: giá nhiên liệu loại i;

– KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;

– n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.

  1. c) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công được xác định theo quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
  2. d) Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:

– Giá xăng, dầu: theo thông cáo báo chí giá xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình;

– Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.

đ) Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:

– Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;

– Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;

– Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.

  1. e) Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá của công tác đó thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhiên liệu, năng lượng.

1.4 Xác định chi phí nhân công điều khiển

  1. a) Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.
  2. b) Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

 

Trong đó:

– Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy;

– CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;

– n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.

  1. c) Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy trong một ca làm việc của một loại máy được xác định số lượng, thành phần và cấp bậc thợ điều khiển quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này.
  2. d) Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.

đ) Trường hợp các loại máy để thực hiện một số loại công tác (như khảo sát xây dựng, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công điều khiển máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì khi xác định giá ca máy không tính thành phần chi phí nhân công điều khiển.

1.5. Xác định chi phí khác

  1. a) Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

 

Trong đó:

– Ck: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);

– Gk: định mức chi phí khác của máy (% năm);

– G: nguyên giá máy trước thu ế (đồ ng);

– N­CA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

  1. b) Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở định mức chi phí khác của máy quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này. Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì định mức chi phí khác của máy được xác định theo quy định tại mục 2 Phụ lục này
  2. c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e mục 1 Phụ lục này.
  3. Xác định giá ca máy của loại máy và thiết bị thi công chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này:

Trường hợp loại máy và thiết bị chưa có trong quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư này thì việc xác định giá ca máy thực hiện theo các phương pháp khảo sát, xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy quy định tại mục 2.1 Phụ lục này để phục vụ tính toán xác định giá ca máy. Đối với một số loại máy và thiết bị thi công xây dựng có sẵn thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường thì có thể khảo sát, xác định giá thuê máy trên thị trường để phục vụ tính toán xác định giá ca máy theo phương pháp quy định tại mục 2.2 Phụ lục này. Cụ thể như sau:

2.1 Phương pháp khảo sát xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy

  1. a) Trình tự khảo sát xác định giá ca máy theo các định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản của giá ca máy như sau:

– Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng cần xác định giá ca máy.

– Bước 2: Khảo sát số liệu làm cơ sở xác định từng định mức hao phí và các dữ liệu cơ bản xác định các thành phần chi phí của giá ca máy;

– Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy bình quân.

  1. b) Nội dung khảo sát xác định định mức các hao phí để tính giá ca máy:

– Định mức khấu hao của máy: khảo sát về mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy do nhà sản xuất máy công bố hoặc theo điều kiện sử dụng cụ thể của máy;

– Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy trong cả đời máy từ các hồ sơ, tài liệu sau: nhật ký công trình, thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các quy định về bảo dưỡng, sửa chữa máy; quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy.

– Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy; quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố… Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của công trình.

– Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca; số liệu tính toán theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động.

– Số lượng nhân công: Khảo sát số lượng công nhân điều khiển máy, trình độ tay nghề (cấp bậc thợ); khảo sát các quy định về nhân công điều khiển máy do nhà sản xuất máy công bố.

– Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này; quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.

  1. c) Nội dung khảo sát xác định nguyên giá của máy:

Nguyên giá của máy cần xác định giá ca máy được xác định trên cơ sở :

– Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;

– Báo giá của nhà cung cấp hoặc của các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực thiết bị công trình xây dựng, kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;

– Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy;

– Tham khảo nguyên giá máy từ hồ sơ máy thi công của các nhà thầu trúng thầu các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;

– Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố.

  1. d) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy.

– Định mức các hao phí xác định giá ca máy và nguyên giá máy được sàng lọc và xử lý dữ liệu trên cơ sở tổng hợp các thông tin, số liệu khảo sát theo từng nội dung.

– Trường hợp một trong các định mức hao phí xác định giá ca máy thiếu số liệu khảo sát hoặc không đủ cơ sở, tài liệu để khảo sát số liệu thì được xác định bằng cách tính toán điều chỉnh quy định định mức của các loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nhưng khác về công suất hoặc thông số kỹ thuật chủ yếu tại Phụ lục số 2 Thông tư này.

– Giá ca máy của mỗi công tác xây dựng được xác định theo phương pháp xác định các thành phần chi phí cơ bản của giá ca máy trên cơ sở số liệu sau khi phân tích.

– Định mức các hao phí để tính giá ca máy sau được xác định theo phương pháp khảo sát được gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp, ban hành phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2.2 Phương pháp khảo sát giá ca máy thuê trên thị trường:

  1. a) Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau:

– Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng có thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường;

– Bước 2: Khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường;

– Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân.

  1. b) Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Khảo sát trên địa bàn các địa phương và các địa phương lân cận.
  2. c) Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê:

– Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê giá cho thuê máy của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán, cho thuê máy.

– Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán xây dựng của công trình.

  1. d) Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau:

– Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) như các khoản mục chi phí quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này và chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị đến công trình… được tách riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được khảo sát.

– Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán xây dựng) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo.

– Trường hợp doanh nghiệp công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo ca máy để phục vụ tính toán.

– Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác).

– Khảo sát các thông tin cơ bản của máy: về thông số kỹ thuật của máy (chủng loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu…); về xuất xứ của máy; về tình trạng của máy.

– Khảo sát các thông tin cơ bản về doanh nghiệp cho thuê máy;

đ) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê.

Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể:

– Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại mục 1 Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.

– Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.

  1. Xác định giá ca máy chờ đợi
  2. a) Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của nhà thầu.
  3. b) Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy.
  4. Xác định giá thuê máy theo giờ
  5. a) Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng.
  6. b) Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc.
  7. c) Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc khảo sát xác định theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục 1 Thông tư này.

 

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)

CHƯƠNG I: MÁY VÀ THIÉT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

 

Stt Mã hiệu Loại máy và thiết bị Số ca năm Định mức (%) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng (1ca) Nhân công điều khiển máy Nguyên giá tham khảo (1000 VND)
Khấu

hao

Sửa

chữa

Chi phí khác
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1.1 M101.0000 MÁY THI CÔNG ĐẤT VÀ LU LÈN
M101.0100 Máy đào một gầu, bánh xích

– dung tích gầu:

1 M101.0101 0,40 m3 280 17,0 5,80 5 43 lít diezel 1×4/7 809.944
2 M101.0102 0,50 m3 280 17,0 5,80 5 51 lít diezel 1×4/7 952.186
3 M101.0103 0,65 m3 280 17,0 5,80 5 59 lít diezel 1×4/7 1.075.609
4 M101.0104 0,80 m3 280 17,0 5,80 5 65 lít diezel 1×4/7 1.183.203
5 M101.0105 1,25 m3 280 17,0 5,80 5 83 lít diezel 1×4/7 1.863.636
6 M101.0106 1,60 m3 280 16,0 5,50 5 113 lít diezel 1×4/7 2.244.200
7 M101.0107 2,30 m3 280 16,0 5,50 5 138 lít diezel 1×4/7 3.258.264
8 M101.0108 3,60 m3 300 14,0 4,00 5 199 lít diezel 1×4/7 6.504.000
9 M101.0115 Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa thủy lực 280 17,0 5,80 5 83 lít diezel 1×4/7 2.150.000
10 M101.0116 Máy đào 1,60 m3 gắn đầu búa thủy lực 300 16,0 5,50 5 113 lít diezel 1×4/7 2.530.564
M101.0200 Máy đào một gầu, bánh hơi – dung tích gầu:
11 M101.0201 0,80 m3 260 17,0 5,40 5 57 lít diezel 1×4/7 1.172.647
12 M101.0202 1,25 m3 260 17,0 4,70 5 73 lít diezel 1×4/7 2.084.693
M101.0300 Máy đào gầu ngoạm (gầu đây) – dung tích gầu:
13 M101.0301 0,40 m3 260 17,0 5,80 5 59 lít diezel 1×5/7 1.080.697
14 M101.0302 0,65 m3 260 17,0 5,80 5 65 lít diezel 1×5/7 1.188.698
15 M101.0303 1,20 m3 260 16,0 5,50 5 113 lít diezel 1×5/7 2.208.172
16 M101.0304 1,60 m3 260 16,0 5,50 5 128 lít diezel 1×5/7 2.806.763
17 M101.0305 2,30 m3 260 16,0 5,50 5 164 lít diezel 1×5/7 3.732.682
M101.0400 Máy xúc lật – dung tích gầu:
18 M101.0401 0,65 m3 280 16,0 4,80 5 29 lít diezel 1×4/7 690.656
19 M101.0402 1,25 m3 280 16,0 4,80 5 47 lít diezel 1×4/7 1.061.665
20 M101.0403 1,65 m3 280 16,0 4,80 5 75 lít diezel 1×4/7 1.362.509
21 M101.0404 2,30 m3 280 14,0 4,40 5 95 lít diezel 1×4/7 1.769.175
22 M101.0405 3,20 m3 280 14,0 3,80 5 134 lít diezel 1×4/7 3.282.220
M101.0500 Máy ủi – công suất:
23 M101.0501 75 cv 280 18,0 6,00 5 38 lít diezel 1×4/7 496.093
24 M101.0502 110 cv 280 14,0 5,80 5 46 lít diezel 1×4/7 851.855
25 M101.0503 140 cv 280 14,0 5,80 5 59 lít diezel 1×4/7 1.366.980
26 M101.0504 180 cv 280 14,0 5,50 5 76 lít diezel 1×4/7 1.753.811
27 M101.0505 240 cv 280 13,0 5,20 5 94 lít diezel 1×4/7 2.203.242
28 M101.0506 320 cv 280 12,0 4,10 5 125 lít diezel 1×4/7 3.710.784
M101.0600 Máy cạp tự hành – dung tích thùng:
29 M101.0601 9 m3 280 14,0 4,20 5 132 lít diezel 1×6/7 1.727.900
30 M101.0602 16 m3 280 14,0 4,00 5 154 lít diezel 1×6/7 2.631.577
31 M101.0603 25 m3 280 13,0 4,00 5 182 lít diezel 1×6/7 3.289.328
M101.0700 Máy san tự hành – công suất:
32 M101.0701 110 cv 230 15,0 3,60 5 39 lít diezel 1×5/7 1.022.799
33 M101.0702 140 cv 230 14,0 3,08 5 44 lít diezel 1×5/7 1.370.764
34 M101.0703 180 cv 250 14,0 3,10 5 54 lít diezel 1×5/7 1.713.454
M101.0800 Máy đầm đất cầm tay – trọng lượng :
35 M101.0801 50 kg 200 20,0 5,40 4 3 lít xăng 1×3/7 26.484
36 M101.0802 60 kg 200 20,0 5,40 4 3,5 lít xăng 1×3/7 33.134
37 M101.0803 70 kg 200 20,0 5,40 4 4 lít xăng 1×3/7 35.771
38 M101.0804 80 kg 200 20,0 5,40 4 5 lít xăng 1×3/7 37.663
M101.0900 Máy lu bánh hơi tự hành – trọng lượng tĩnh:
39 M101.0901 9 t 270 15,0 4,30 5 34 lít diezel 1×4/7 611.661
40 M101.0902 16 t 270 15,0 4,30 5 38 lít diezel 1×4/7 695.012
41 M101.0903 18 t 270 14,0 4,3 5 42 lít diezel 1×4/7 765.981
42 M101.0904 25 t 270 14,0 4,10 5 55 lít diezel 1×4/7 873.524
M101.1000 Máy lu rung tự hành – trọng lượng tĩnh:
43 M101.1001 8 t 270 14,0 4,60 5 19 lít diezel 1×4/7 778.593
44 M101.1002 15 t 270 14,0 4,30 5 39 lít diezel 1×4/7 1.268.266
45 M101.1003 18 t 270 14,0 4,30 5 53 lít diezel 1×4/7 1.484.153
46 M101.1004 20t 270 14,0 4,3 5 61 lít diezel 1×4/7 1.535.452
47 M101.1005 25 t 270 14,0 3,70 5 67 lít diezel 1×4/7 1.668.970
M101.1100 Máy lu bánh thép tự hành – trọng lượng tĩnh:
49 M101.1101 6,0 t 270 15,0 2,90 5 20 lít diezel 1×4/7 310.973
50 M101.1102 8,5 t 270 15,0 2,90 5 24 lít diezel 1×4/7 365.850
51 M101.1103 10 t 270 15,0 2,90 5 26 lít diezel 1×4/7 476.144
52 M101.1104 12 t 270 15,0 2,90 5 32 lít diezel 1×4/7 516.960
M101.1200 Máy lu chân cừu tự hành – trọng lượng tĩnh:
53 M101.1201 12 t 270 15,0 3,60 5 29 lít diezel 1×4/7 1.073.429
54 M101.1202 20 t 270 15,0 3,60 5 61 lít diezel 1×4/7 1.610.452
M102.0000 MÁY NÂNG CHUYỂN
M102.0100 Cần trục ô tô – sức nâng:
55 M102.0101 3 t 250 9,0 5,10 5 25 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

645.827
56 M102.0102 4 t 250 9,0 5,10 5 26 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

693.293
57 M102.0103 5 t 250 9,0 4,70 5 30 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

769.879
58 M102.0104 6 t 250 9,0 4,70 5 33 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

948.964
59 M102.0105 10 t 250 9,0 4,50 5 37 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

1.328.572
60 M102.0106 16 t 250 9,0 4,50 5 43 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 1.556.727
61 M102.0107 20 t 250 8,0 4,50 5 44 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 1.939.546
62 M102.0108 25 t 250 8,0 4,30 5 50 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 10 2.230.644
63 M102.0109 30 t 250 8,0 4,30 5 54 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 10 2.521.398
64 M102.0110 40 t 250 7,0 4,10 5 64 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 10 3.736.007
65 M102.0111 50 t 250 7,0 4,10 5 70 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 10 5.241.944
M102.0200 Cần cẩu bánh hơi – sức nâng:
66 M102.0201 6t 240 9,0 4,5 5 25 lít diezel 1×4/7+1×6/7 629.428
67 M102.0202 16 t 240 9,0 4,50 5 33 lít diezel 1×4/7+1×6/7 1.032.544
68 M102.0203 25 t 240 9,0 4,50 5 36 lít diezel 1×4/7+1×6/7 1.266.087
69 M102.0204 40 t 240 8,0 4,00 5 50 lít diezel 1×4/7+1×6/7 2.624.354
70 M102.0205 63 t 240 8,0 4,00 5 61 lít diezel 1×4/7+1×6/7 3.109.212
71 M102.0206 80t 240 3,8 5 67 lít diezel 1×4/7+1×6/7 4.714.447
72 M102.0207 90 t 240 7,0 3,80 5 69 lít diezel 1×4/7+1×7/7 5.870.688
73 M102.0208 100 t 240 7,0 3,80 5 74 lít diezel 1×4/7+1×7/7 7.072.227
74 M102.0209 110 t 240 7,0 3,60 5 78 lít diezel 1×4/7+1×7/7 8.936.333
75 M102.0210 130 t 240 7,0 3,60 5 81 lít diezel 1×4/7+1×7/7 10.669.966
M102.0300 Cần cẩu bánh xích – sức nâng:
76 M102.0301 5 t 250 9,0 5,40 5 32 lít diezel 1×4/7+1×5/7 808.517
77 M102.0302 10 t 250 9,0 4,50 5 36 lít diezel 1×4/7+1×5/7 1.085.398
78 M102.0303 16 t 250 9,0 4,50 5 45 lít diezel 1×4/7+1×5/7 1.411.235
79 M102.0304 25 t 250 8,0 4,60 5 47 lít diezel 1×4/7+1×6/7 1.896.437
80 M102.0305 28 t 250 8,0 4,60 5 49 lít diezel 1×4/7+1×6/7 2.263.892
81 M102.0306 40 t 250 8,0 4,10 5 51 lít diezel 1×4/7+1×6/7 2.973.986
82 M102.0307 50 t 250 8,0 4,10 5 54 lít diezel 1×4/7+1×6/7 3.818.900
83 M102.0308 63 t 250 7,0 4,10 5 56 lít diezel 1×4/7+1×6/7 4.653.327
84 M102.0309 80 t 250 7,0 3,80 5 58 lít diezel 1×4/7+1×6/7 5.492.391
85 M102.0310 100 t 250 7,0 3,80 5 59 lít diezel 1×4/7+1×6/7 7.004.354
86 M102.0311 110 t 250 7,0 3,60 5 63 lít diezel 1×4/7+1×6/7 8.157.167
87 M102.0312 130 t 250 7,0 3,60 5 72 lít diezel 1×4/7+1×6/7 11.463.578
88 M102.0313 150 t 250 7,0 3,60 5 83 lít diezel 1×4/7+1×6/7 12.790.430
89 M102.0314 250t 200 7,0 3,6 5 141 lít diezel 1×4/7+1×6/7 26.563.873
90 M102.0315 300t 200 7,0 3,6 5 155 lít diezel 1×4/7+1×6/7 36.309.348
M102.0400 Cần trục tháp – sức nâng:
91 M102.0401 5 t 290 13,0 4,70 6 42 kWh 1×3/7+1×5/7 871.689
92 M102.0402 10 t 290 12,0 4,00 6 60 kWh 1×3/7+1×5/7 1.419.834
93 M102.0403 12 t 290 12,0 4,00 6 68 kWh 1×3/7+1×5/7 1.729.964
94 M102.0404 15 t 290 12,0 4,00 6 90 kWh 1×3/7+1×5/7 1.900.450
95 M102.0405 20 t 290 11,0 3,80 6 113 kWh 1×3/7+1×5/7 2.279.943
96 M102.0406 25 t 290 11,0 3,80 6 120 kWh 1×3/7+1×6/7 3.161.607
97 M102.0407 30 t 290 11,0 3,80 6 128 kWh 1×3/7+1×6/7 3.962.098
98 M102.0408 40 t 290 11,0 3,50 6 135 kWh 1×3/7+1×6/7 4.598.753
99 M102.0409 50 t 290 11,0 3,50 6 143 kWh 1×4/7+1×6/7 5.768.420
100 M102.0410 60 t 290 11,0 3,50 6 198 kWh 1×4/7+1×6/7 7.210.611
M102.0500 Cần cẩu nổi:
101 M102.0501 Kéo theo – sức nâng 30 t 195 9,0 6,20 7 81 lít diezel 1 t.phII.1/2 + 3 thợ máy (2×2/4+1×3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4 2.794.100
102 M102.0502 Tự hành – sức nâng 100 t 195 9,0 6,00 7 118 lít diezel 1 t.tr 1/2 + 1 tpII 1/2 +

4 thợ máy (3×2/4 + 1×4/4) + 1 thợ điện 3/4 + 1 thuỷ thủ 2/4

4.205.700
M102.0600 Cổng trục – sức nâng:
103 M102.0601 10 t 195 12,0 2,80 5 81 kWh 1×3/7+1×5/7 471.300
104 M102.0602 20 t 195 12,0 2,80 5 90 kWh 1×3/7+1×6/7 655.320
105 M102.0603 30 t 195 12,0 2,80 5 90 kWh 1×3/7+1×6/7 730.500
105 M102.0604 50 t 195 12,0 2,50 5 123 kWh 1×3/7+1×7/7 891.135
106 M102.0605 60 t 195 12,0 2,50 5 144 kWh 1×3/7+1×7/7 966.900
107 M102.0606 90 t 195 12,0 2,50 5 180 kWh 1×3/7+1×7/7 1.300.802
108 M102.0701 Cẩu lao dầm K33-60 195 12,0 3,50 6 233 kWh 1×3/7+4×4/7+1×6/7 2.698.418
109 M102.0702 Thiết bị nâng hạ dầm 90 t 195 12,0 3,50 6 232 kWh 1×3/7+2×4/7+1×6/7 2.955.481
110 M102.0703 Hệ thống xe goong di chuyển dầm (gồm mô tơ điện 3,5 kW và con lăn) 195 14,0 3,50 6 16 kWh 1×4/7 11.818
M102.0800 Cầu trục – sức nâng:  

 

111 M102.0801 30 t 290 9,0 2,30 5 48 kWh 1×3/7+1×6/7 378.691
112 M102.0802 40 t 290 9,0 2,30 5 60 kWh 1×3/7+1×6/7 426.157
113 M102.0803 50 t 290 9,0 2,30 5 72 kWh 1×3/7+1×6/7 482.909
114 M102.0804 60 t 290 9,0 2,30 5 84 kWh 1×3/7+1×7/7 579.445
115 M102.0805 90 t 290 9,0 2,30 5 108 kWh 1×3/7+1×7/7 720.350
116 M102.0806 110 t 290 9,0 2,10 5 132 kWh 1×3/7+1×7/7 994.021
117 M102.0807 125 t 290 9,0 2,10 5 144 kWh 1×3/7+1×7/7 1.143.067
118 M102.0808 180 t 290 9,0 2,10 5 168 kWh 1×3/7+1×7/7 1.486.217
119 M102.0809 250 t 290 9,0 2,00 5 204 kWh 1×3/7+1×7/7 1.918.794
M102.0900 Máy vận thăng – sức nâng:
120 M102.0901 0,8 t 290 17,0 4,30 5 21 kWh 1×3/7 187.683
121 M102.0902 2 t 290 17,0 4,10 5 32 kWh 1×3/7 251.200
122 M102.0903 3 t 290 17,0 4,10 5 39 kWh 1×3/7 288.920
M102.1000 Máy vận thăng lồng – sức nâng:
123 M102.1001 3 t 290 16,5 4,10 5 47 kWh 1×3/7 590.336
M102.1100 Tời điện – sức kéo:
124 M102.1101 0,5 t 240 15,0 5,10 4 4 kWh 1×3/7 4.600
125 M102.1102 1,0 t 240 15,0 5,10 4 5 kWh 1×3/7 5.900
126 M102.1103 1,5 t 240 15,0 4,60 4 5,5 kWh 1×3/7 16.400
127 M102.1104 2,0 t 240 15,0 4,60 4 6,3 kWh 1×3/7 23.900
128 M102.1105 3,0 t 240 15,0 4,60 4 11 kWh 1×3/7 38.600
129 M102.1106 3,5 t 240 15,0 4,60 4 12 kWh 1×3/7 42.500
130 M102.1107 5,0 t 240 15,0 4,60 4 14 kWh 1×3/7 51.700
M102.1200 Pa lăng xích – sức nâng:
131 M102.1201 3 t 240 15,0 4,60 4 1×3/7 7.900
132 M102.1202 5 t 240 15,0 4,20 4 1×3/7 10.200
M102.1300 Kích nâng – sức nâng:
133 M102.1301 10 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 4.600
134 M102.1302 30 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 5.800
135 M102.1303 50 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 9.800
136 M102.1304 100 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 19.000
137 M102.1305 200 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 27.400
138 M102.1306 250 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 44.000
139 M102.1307 500 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 95.500
140 M102.1308 Hệ kích nâng 25 t (máy bơm

dầu thủy lực 3 kW)

190 13,0 2 5 6 kWh 1×4/7 118.182
M102.1400 Kích thông tâm
141 M102.1401 RRH – 100 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 84.383
142 M102.1402 YCW – 150 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 11.694
143 M102.1403 YCW – 250 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 18.000
144 M102.1404 YCW – 500 t 190 13,0 2,20 5 1×4/7 55.491
145 M102.1501 Kích đẩy liên tục tự động ZLD-60 (60t, 6c) 190 13,0 3,50 5 29 kWh 1×4/7+1×5/7 242.715
146 M102.1601 Kích sợi đơn

YDC – 500 t

190 13,0 2,20 5 1×4/7 20.179
M102.1700 Trạm bơm dầu áp lực- công suất:
147 M102.1701 40 MPa (HCP-400) 190 16,0 6,50 5 14 kWh 1×4/7 24.077
148 M102.1702 50 MPa (ZB4 – 500) 190 16,0 6,50 5 20 kWh 1×4/7 30.497
M102.1800 Xe nâng – chiều cao nâng:
149 M102.1801 12 m 280 13,0 4,00 5 25 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 731.758
150 M102.1802 18 m 280 13,0 3,80 5 29 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 994.767
151 M102.1803 24 m 280 13,0 3,80 5 33 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 1.254.565
M102.1900 Xe thang – chiều dài thang:
152 M102.1901 9 m 280 15,0 3,90 5 25 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 1.008.639
153 M102.1902 12 m 280 15,0 3,70 5 29 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 1.371.165
154 M102.1903 18 m 280 15,0 3,70 5 33 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 1.662.779
M103.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG
M103.0100 Máy đóng cọc tự hành, bánh xích – trọng lượng đầu búa:
155 M103.0101 1,2 t 260 14,0 4,40 5 56 lít diezel 1×5/7 1.125.927
156 M103.0102 1,8 t 260 14,0 4,40 5 59 lít diezel 1×5/7 1.233.813
157 M103.0103 3,5 t 260 13,0 3,90 5 62 lít diezel 1×5/7 2.354.696
158 M103.0104 4,5 t 260 13,0 3,90 5 65 lít diezel 1×5/7 2.751.960
M103.0200 Máy đóng cọc chạy trên ray – trọng lượng đầu búa: 146 lít diezel 1×5/7 12.825.610
160 M103.0201 1,2 t 260 14,0 3,90 5 24 lít diezel

+ 14 kWh

1×5/7 579.674
161 M103.0202 1,8 t 260 14,0 3,90 5 30 lít diezel

+ 14 kWh

1×5/7 852.657
162 M103.0203 2,5 t 260 12,0 3,50 5 36 lít diezel

+ 25 kWh

1×5/7 1.129.080
163 M103.0204 3,5 t 260 12,0 3,50 5 48 lít diezel

+ 25 kWh

1×5/7 1.271.935
164 M103.0205 4,5 t 260 12,0 3,50 5 63 lít diezel

+ 34 kWh

1×5/7 1.570.829
165 M103.0206 5,5 T 260 12,0 3,50 5 78 lít diezel

+ 34 kWh

1×5/7 1.872.934
M103.0300 Máy búa rung tự hành, bánh xích – công suất:
166 M103.0301 60 kW 220 13,0 4,80 5 40 lít diezel

+

159 kWh

1×5/7 3.047.619
167 M103.0302 90 kW 220 13,0 4,80 5 51 lít diezel

+

240 kWh

1×5/7 4.585.650
M103.0400 Búa rung – công suất:
168 M103.0401 40 kW 240 14,0 3,80 5 108 kWh 122.906
169 M103.0402 50 kW 240 14,0 3,80 5 135 kWh 149.734
170 M103.0403 170 kW 240 14,0 2,64 5 357 kWh 282.270
M103.0500 Tàu đóng cọc – trọng lượng đầu búa:
171 M103.0501 1,8 t 240 12,0 5,90 6 42 lít diezel 1 t.phII.1/2 + 3 thợ máy (2×2/4+1×3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4 2.891.261
172 M103.0502 2,5 t 240 12,0 5,90 6 47 lít diezel 1 t.phII.1/2 + 3 thợ máy (2×2/4+1×3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4 2.994.676
173 M103.0503 3,5 t 240 12,0 5,90 6 52 lít diezel 1 t.phII.1/2 + 3 thợ máy (2×2/4+1×3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4 3.049.364
174 M103.0504 4,5 t 240 12,0 5,90 6 58 lít diezel 1 t.phII.1/2 + 3 thợ máy (2×2/4+1×3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 1 thủy thủ 2/4 3.765.940
M103.0600 Tàu đóng cọc C 96 – búa thuỷ lực, trọng lượng đầu búa:
175 M103.0601 7,5 t 240 11,0 4,60 6 162 lít diezel 1 t.tr1/2 + 1 t.phII.1/2 +

4 thợ máy (3×2/4+1×4/4)

+ 1 thợ điện 3/4 + 1 thuỷ thủ 2/4

9.816.850
M103.0700 Máy ép cọc trước – lực ép:
176 M103.0701 60 t 210 17,0 4,00 5 38 kWh 1×4/7 138.727
177 M103.0702 100 t 210 17,0 4,00 5 53 kWh 1×4/7 188.256
178 M103.0703 150 t 210 17,0 4,00 5 75 kWh 1×4/7 213.021
179 M103.0704 200 t 210 17,0 4,00 5 84 kWh 1×4/7 237.786
180 M103.0801 Máy ép cọc Robot thủy lực tự hành 860t 180 22,0 3,96 5 756 kWh 1×3/7+1×4/7 6.642.900
181 M103.0901 Máy ép thuỷ lực (KGK – 130C4), lực ép 130 t 240 15,0 2,60 5 138 kWh 1×4/7 671.738
182 M103.1001 Máy cấy bấc thấm 230 12,0 3,10 5 48 lít diezel 1×4/7 1.099.500
M103.1100 Máy khoan xoay:
183 M103.1101 Máy khoan xoay

80kNm÷125kNm

260 13,0 8,20 5 52 lít diezel 1×6/7 3.934.467
184 M103.1102 Máy khoan xoay

150kNm÷200kNm

260 13,0 8,20 5 68 lít diezel 1×6/7 4.514.371
185 M103.1103 Máy khoan xoay >

200kNm÷300kNm

260 13,0 8,20 5 96 lít diezel 1×6/7 11.608.382
186 M103.1104 Máy khoan xoay >

300kNm÷400kNm

260 13,0 6,50 5 137 lít diezel 1×6/7 14.865.951
187 M103.1105 Gầu đào (thi công móng cọc, tường Barrette) 260 13,0 5,80 5 565.686
188 M103.1201 Máy khoan tường sét 260 13,0 6,50 5 32 lít diezel + 171 kWh 1×6/7 4.600.000
M103.1300 Máy khoan cọc đất
189 M103.1301 Máy khoan cọc đất (1 cần) 260 13,0 6,50 5 36 lít diezel + 167 kWh 1×6/7 5.354.545
189 M103.1302 Máy khoan cọc đất (2 cần) 260 13,0 6,50 5 36 lít diezel + 167 kWh 1×6/7 6.109.091
190 M103.1401 Máy cấp xi măng 260 13,0 6,50 5 14.800
M103.1500 Máy trộn dung dịch – dung tích:
191 M103.1501 750 lít 300 16,0 6,40 5 13 kWh 1×3/7 25.796
192 M103.1502 1000 lít 300 15,0 5,80 5 18 kWh 1×4/7 177.479
M103.1600 Máy sàng lọc – năng suất:
193 M103.1601 100 m3/h 300 15,0 5,80 5 21 kWh 1×4/7 353.468
M103.1700 Máy bơm dung dịch – năng suất:
194 M103.1701 15 m3/h 215 16,0 6,60 5 37 kWh 1×4/7 22.000
195 M103.1702 200 m3/h 215 16,0 6,60 5 50 kWh 1×4/7 43.182
M104.0000 MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
M104.0100 Máy trộn bê tông – dung tích:
196 M104.0101 250 lít 165 19,0 6,50 5 11 kWh 1×3/7 30.210
M104.0200 Máy trộn vữa – dung tích:
198 M104.0201 80 lít 170 19,0 6,80 5 5 kWh 1×3/7 12.841
199 M104.0202 150 lít 170 19,0 6,80 5 8 kWh 1×3/7 17.828
200 M104.0203 250 lít 170 19,0 6,80 5 11 kWh 1×3/7 22.873
M104.0300 Máy trộn vữa xi măng – dung tích:
201 M104.0301 1200 lít 170 19,0 6,80 5 72 kWh 1×4/7 75.863
202 M104.0302 1600 lít 170 19,0 6,80 5 96 kWh 1×4/7 104.103
M104.0400 Trạm trộn bê tông – năng suất:
203 M104.0401 16 m3/h 260 15,0 5,80 5 92 kWh 1×3/7+1×5/7 907.804
204 M104.0402 25 m3/h 260 15,0 5,60 5 116 kWh 1×3/7+1×5/7 1.264.024
205 M104.0403 30 m3/h 260 15,0 5,60 5 172 kWh 1×3/7+1×5/7 1.596.969
206 M104.0404 50 m3/h 260 15,0 5,60 5 198 kWh 1×3/7+1×5/7 2.549.373
207 M104.0405 60 m3/h 260 15,0 5,30 5 265 kWh 1×3/7+1×5/7 2.804.470
208 M104.0406 75 m3/h 260 15,0 5,30 5 418 kWh 2×3/7+1×5/7 3.237.391
209 M104.0407 90 m3/h 260 15,0 5,30 5 425 kWh 2×3/7+1×5/7 4.306.280
210 M104.0408 125 m3/h 260 15,0 5,30 5 446 kWh 2×3/7+1×5/7 5.375.168
211 M104.0409 160 m3/h 260 15,0 5,00 5 553 kWh 3×3/7+1×5/7 5.643.909
M104.0500 Máy sàng rửa đá, sỏi – năng suất:
212 M104.0501 35 m3/h 155 18,0 7,60 5 76 kWh 1×4/7 18.917
213 M104.0502 45 m3/h 155 18,0 7,60 5 97 kWh 1×4/7 23.618
M104.0600 Máy nghiền sàng đá di động

– năng suất:

214 M104.0601 20 m3/h 260 18,0 8,60 5 315 kWh 1×3/7+1×4/7 1.351.273
215 M104.0602 25 m3/h 260 18,0 7,60 5 357 kWh 1×3/7+1×4/7 1.766.194
216 M104.0603 125 m3/h 260 18,0 7,60 5 630 kWh 1×3/7+1×4/7 5.964.816
M104.0700 Máy nghiền đá thô – năng suất:
217 M104.0701 14 m3/h 260 18,0 8,60 5 134 kWh 1×3/7+1×4/7 214.626
218 M104.0702 200 m3/h 260 18,0 8,60 5 840 kWh 1×3/7+1×4/7 1.831.774
M104.0800 Trạm trộn bê tông asphan – năng suất:
219 M104.0801 25 t/h 190 15,0 5,70 5 210 kWh 1×4/7+1×5/7+1×6/7 3.286.462
220 M104.0802 50 t/h 190 15,0 5,70 5 300 kWh 1×4/7+1×5/7+1×6/7 4.648.053
221 M104.0803 60 t/h 190 15,0 5,70 5 324 kWh 2×4/7+1×5/7+1×6/7 5.422.748
222 M104.0804 80 t/h 190 15,0 5,50 5 384 kWh 2×4/7+2×5/7+1×6/7 6.094.486
223 M104.0805 120 t/h 190 15,0 5,50 5 714 kWh 2×4/7+2×5/7+1×6/7 6.737.442
M105.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BỘ
M105.0100 Máy phun nhựa đường – công suất:
224 M105.0101 190 cv 150 13,0 5,60 6 57 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 930.161
M105.0200 Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa – năng suất:
225 M105.0201 65 t/h 180 14,0 6,40 5 34 lít diezel 1×3/7+1×5/7 1.284.890
226 M105.0202 100 t/h 180 14,0 6,40 5 50 lít diezel 1×3/7+1×5/7 1.520.612
227 M105.0203 130 cv – 140 cv 180 14,0 3,80 5 63 lít diezel 1×3/7+1×5/7 2.991.351
228 M105.0301 Máy rải Novachip 170 cv 180 14,0 3,8 5 79 lít diezel 1×3/7+1×5/7 13.200.000
229 M105.0401 Máy rải cấp phối đá dăm, năng suất 50 m3/h – 60 m3/h 180 14,0 4,20 5 30 lít diezel 1×3/7+1×5/7 2.043.419
230 M105.05402 Máy rải xi măng SW16TC (16m3) 180 14,0 5,60 6 57 lít diezel 1×3/7+1×5/7 6.500.000
M105.0500 Máy cào bóc
231 M105.0501 Máy cào bóc đường Wirtgen – 1000C 220 16,0 5,80 5 92 lít diezel 1×4/7+1×5/7 3.128.588
232 M105.0502 Máy cào bóc tái sinh, Wigent 2400 180 16,0 5,80 5 340 lít diezel 1×4/7+1×7/7 24.432.515
233 M105.0503 Máy cào bóc tái sinh, công suất > 450 HP 180 16,0 5,80 5 523 lít diezel 1×4/7+1×7/7 17.000.000
234 M105.0601 Thiết bị sơn kẻ vạch YHK 10A 200 20,0 3,50 5 1×4/7 57.211
235 M105.0701 Lò nấu sơn YHK 3A, lò nung keo 200 17,0 3,60 5 11 lít diezel 1×4/7 324.920
236 M105.0801 Máy rót mastic 200 17,0 4,50 5 4 lít xăng 1×4/7 34.166
237 M105.0901 Thiết bị nấu nhựa 500 lít 200 25,0 10,00 5 1×4/7 45.516
238 M105.1001 Máy rải bê tông SP500 200 14,0 4,20 5 73 lít diezel 1×3/7+1×5/7 7.369.287
M106.0000 PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
M106.0100 Ô tô vận tải thùng – trọng tải:
239 M106.0101 1,5 t 250 18,0 6,20 6 7 lít xăng 1×2/4

lái xe nhóm 9

157.562
240 M106.0102 2 t 250 18,0 6,20 6 12 lít xăng 1×2/4

lái xe nhóm 9

183.212
241 M106.0103 2,5 t 250 17,0 6,20 6 13 lít xăng 1×2/4

lái xe nhóm 9

218.983
242 M106.0104 5 t 250 17,0 6,20 6 25 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

317.869
243 M106.0105 7 t 250 17,0 6,20 6 31 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

427.131
244 M106.0106 10 t 250 16,0 6,20 6 38 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

560.241
245 M106.0107 12 t 260 16,0 6,20 6 41 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

606.044
246 M106.0108 15 t 260 16,0 6,20 6 46 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

739.497
247 M106.0109 20 t 270 14,0 5,40 6 56 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

1.248.374
248 M106.0110 32 t 270 14,0 5,40 6 62 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 10

1.976.364
M106.0200 Ô tô tự đổ – trọng tải:
249 M106.0201 2,5 t 260 17,0 7,50 6 19 lít xăng 1×2/4

lái xe nhóm 9

248.104
250 M106.0202 5 t 260 17,0 7,50 6 41 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

437.559
251 M106.0203 7 t 260 17,0 7,30 6 46 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

616.643
252 M106.0204 10 t 280 17,0 7,30 6 57 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

704.070
253 M106.0205 12 t 280 17,0 7,30 6 65 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

812.415
254 M106.0206 15 t 300 16,0 6,80 6 73 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

1.035.410
255 M106.0207 20 t 300 16,0 6,80 6 76 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

1.540.447
256 M106.0208 22 t 300 14,0 6,80 6 77 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

1.802.194
257 M106.0209 25 t 340 13,0 6,80 6 81 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 10

2.341.396
258 M106.0210 27 t 340 13,0 6,60 6 86 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 10

2.505.849
M106.0300 Ô tô đầu kéo – công suất:
259 M106.0301 150 cv 200 4,90 6 30 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

448.050
260 M106.0302 200 cv 200 4,90 6 40 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

618.750
261 M106.0303 272 cv 260 11,0 4,00 6 56 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 10

1.079.950
262 M106.0304 360 cv 260 11,0 3,80 6 68 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 10

1.136.368
M106.0400 Ô tô chuyển trộn bê tông – dung tích thùng trộn:
263 M106.0401  

6 m3

260 14,0 5,70 6 43 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

884.645
264 M106.0402 10,7 m3 260 14,0 5,50 6 64 lít diezel 1×1/4+1×3/4

lái xe nhóm 9

2.176.758
265 M106.0403 14,5 m3 260 14,0 5,50 6 70 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 10 2.966.930
M106.0500 Ô tô tưới nước – dung tích:
266 M106.0501 4 m3 260 13,0 4,80 6 20 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

438.539
267 M106.0502 5 m3 260 12,0 4,40 6 23 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

497.469
268 M106.0503 6 m3 260 12,0 4,40 6 24 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

571.304
269 M106.0504 7 m3 260 11,0 4,10 6 26 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

688.248
270 M106.0505 9 m3 260 11,0 4,10 6 27 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

796.249
271 M106.0506 16 m3 270 11,0 4,10 6 35 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

1.114.405
M106.0600 Ô tô hút bùn, hút mùn khoan, dung tích:
272 M106.0601 2 m3 260 13,0 5,20 6 19 lít diezel 1×2/4

lái xe nhóm 9

435.615
273 M106.0602 3 m3 260 13,0 5,20 6 27 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 9

642.388
M106.0700 Ô tô bán tải – trọng tải:
274 M106.0701 1,5 t 250 16,0 4,50 6 18 lít xăng 1×2/4

lái xe nhóm 9

359.717
M106.0800 Rơ mooc – trọng tải:
275 M106.0801 15 t 240 13,0 3,70 6 160.855
277 M106.0802 30 t 240 13,0 3,10 6 251.560
278 M106.0803 40 t 240 13,0 3,10 6 297.117
279 M106.0804 60 t 240 13,0 3,10 6 333.817
280 M106.0805 100 t 240 13,0 3,10 6 537.425
281 M106.0806 125 t 240 13,0 3,10 6 601.973
M106.0900 Xe bồn chuyên dụng
282 M106.0901 30 t 240 13,0 3,10 6 93 lít diezel 1×3/4

lái xe nhóm 10

259.150
283 M106.0902 Xe bồn 13-14m3 (chở bitum, polymer) 180 14,0 5,60 6 35 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 3.243.150
M107.0000 MÁY KHOAN ĐẤT ĐÁ
M107.0100 Máy khoan đất đá, cầm tay – đường kính khoan:
284 M107.0101 D ≤ 42 mm

(động cơ điện-1,2 kW)

240 18,0 8,50 5 5 kWh 1×3/7 13.471
285 M107.0102 D ≤ 42 mm

(truyền động khí nén – chưa

tính khí nén)

240 18,0 8,50 5 1×3/7 26.484
286 M107.0103 D ≤ 42 mm

(khoan SIG – chưa tính khí

nén)

240 18,0 6,50 5 1×3/7 126.804
287 M107.0104 Búa chèn

(truyền động khí nén – chưa

tính khí nén)

240 18,0 8,50 5 1×3/7 6.134
M107.0200 Máy khoan xoay đập tự hành, khí nén (chưa tính khí nén) – đường kính khoan:
288 M107.0201 D75-95 mm 270 17,0 5,30 5 1×3/7+1×4/7 1.101.564
289 M107.0202 D105-110 mm 270 17,0 5,30 5 1×3/7+1×4/7 1.376.725
M107.0300 Máy khoan hầm tự hành, động cơ diezel – đường kính khoan:
290 M107.0301 D 45 mm (2 cần – 147 cv) 285 13,0 3,90 6 84 lít diezel 1×4/7+1×7/7 11.436.520
291 M107.0302 D 45 mm (3 cần – 255 cv) 285 13,0 3,90 6 138 lít diezel 1×4/7+1×7/7 16.668.260
M107.0400 Máy khoan néo – độ sâu khoan:
292 M107.0401 H 3,5 m (80 cv) 285 13,0 3,90 6 38 lít diezel 1×4/7+1×7/7 12.651.359
M107.0500 Máy khoan ROBBIN, đường kính khoan:
293 M107.0501 D 2,4 m (250 kW) 240 13,0 3,20 6 675 kWh 1×4/7+1×7/7 41.605.242
M107.0600 Tổ hợp dàn khoan neo, công suất:
294 M107.0601 9 kW 240 18,0 1,80 6 16 kWh 1×4/7 2.207.026
M107.0700 Máy khoan tạo lỗ neo gia cố mái ta luy:
295 M107.0701 YG 60 250 13,0 4,50 5 28 lít diezel 1×3/7+1×4/7 1.043.321
M107.0800 Máy khoan dẫn vào đá chuyên dụng HCR1200-EDII
296 M107.0801 HCR1200-EDII 285 13,0 5,2 5 332 lít diezel 1×4/7 5.660.000
M108.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC
M108.0100 Máy phát điện lưu động – công suất:
297 M108.0101 37,5 kVA 170 12,0 3,90 5 24 lít diezel 1×3/7 117.173
298 M108.0102 62,5 kVA 170 12,0 3,90 5 36 lít diezel 1×3/7 172.893
299 M108.0103 93,75 kVA 170 11,0 3,60 5 45 lít diezel 1×4/7 244.894
300 M108.0104 150kVA 170 10,0 3,3 5 76 lít diezel 1×4/7 320.678
301 M108.0105 250 kVA 170 10,0 3,3 5 106 lít diezel 1×4/7 335.697
M108.0200 Máy nén khí, động cơ xăng – năng suất:
302 M108.0201 600 m3/h 180 10,0 4,60 5 46 lít xăng 1×4/7 374.105
M108.0300 Máy nén khí, động cơ diezel – năng suất:
303 M108.0301 240 m3/h 180 11,0 5,40 5 28 lít diezel 1×4/7 156.842
304 M108.0302 360 m3/h 180 11,0 5,40 5 35 lít diezel 1×4/7 217.034
305 M108.0303 420 m3/h 180 11,0 5,40 5 38 lít diezel 1×4/7 281.811
306 M108.0304 540 m3/h 180 11,0 5,40 5 44 lít diezel 1×4/7 321.366
307 M108.0305 600 m3/h 180 10,0 5,00 5 47 lít diezel 1×4/7 410.793
308 M108.0306 660 m3/h 180 10,0 5,00 5 50 lít diezel 1×4/7 478.552
309 M108.0307 1200 m3/h 180 10,0 3,90 5 75 lít diezel 1×4/7 959.970
310 M108.0308 1260 m3/h 180 10,0 3,50 5 78 lít diezel 1×4/7 1.103.857
M108.0400 Máy nén khí, động cơ điện – năng suất:
311 M108.0401 5 m3/h 180 12,0 5,20 5 2 kWh 1×3/7 2.866
312 M108.0402 300 m3/h 180 11,0 3,80 5 86 kWh 1×3/7 143.199
313 M108.0403 600 m3/h 180 11,0 3,40 5 125 kWh 1×4/7 309.098
M109.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY
M109.0100 Sà lan – trọng tải:
314 M109.0101 200 t 290 11,0 5,90 6 721.153
315 M109.0102 250 t 290 11,0 5,90 6 901.384
316 M109.0103 400 t 290 11,0 5,50 6 1.207.730
317 M109.0104 600 t 290 11,0 5,50 6 1.420.866
318 M109.0105 800 t 290 11,0 5,20 6 2.012.922
319 M109.0106 1000 t 290 11,0 5,20 6 2.368.110
M109.0200 Phao thép – trọng tải:
320 M109.0201 60 t 230 11,0 5,90 6 121.530
321 M109.0202 200 t 230 11,0 5,90 6 211.645
322 M109.0203 250 t 230 11,0 5,90 6 222.193
323 M109.0301 Pông tông 230 13,0 5,20 6 343.952
M109.0400 Thuyền (ghe) đặt máy bơm – trọng tải:
324 M109.0401 5 t 230 11,0 5,20 6 44 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 258.000
325 M109.0402 40 t 230 11,0 5,20 6 131 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 1×3/4 887.000
M109.0500 Ca nô – công suất:
326 M109.0501 12 cv 260 12,0 6,00 6 3 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 94.701
327 M109.0502 23 cv 260 12,0 6,00 6 5 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 103.988
328 M109.0503 30 cv 260 12,0 5,40 6 6 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 112.816
329 M109.0504 54 cv 260 12,0 5,40 6 10 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 2/4 144.918
330 M109.0505 75 cv 260 11,0 4,60 6 14 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 + 1 thủy thủ 2/4 207.403
331 M109.0506 150 cv 260 11,0 4,60 6 23 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 + 1 máy I 1/2 +1 thủy thủ 2/4 364.360
M109.0700 Tầu kéo và phục vụ thi công thuỷ (làm neo, cấp dầu,…) – công suất:
332 M109.0701 75 cv 260 9,5 5,20 6 68 lít diezel 1 thuyền trưởng 1/2 + 2 thợ máy (1×2/4+1×3/4) + 1 thợ điện 2/4 + 2 thuỷ thủ 2/4 258.000
333 M109.0702 150 cv 260 9,5 5,00 6 95 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó I 1/2 + 1 máy I 1/2 + 2 thợ máy

(1×3/4 + 1×2/4) + 2 thuỷ thủ (1×2/4 + 1×3/4)

612.500
334 M109.0703 250 cv 260 5,00 6 148 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó I 1/2 + 1 máy I 1/2 + 2 thợ máy

(1×3/4 + 1×2/4) + 2 thuỷ thủ (1×2/4 + 1×3/4)

787.238
335 M109.0704 360 cv 260 9,5 5,00 6 202 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó I 1/2 + 1 máy I 1/2 + 2 thợ máy

(1×3/4 + 1×2/4) + 2 thuỷ thủ (1×2/4 + 1×3/4)

887.000
336 M109.0705 1200 cv (tầu kéo biển) 270 9,5 3,80 6 714 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó I 2/2 + 1 máy I 2/2 + 3 thợ máy

(2×3/4 + 1×2/4) + 4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

9.851.500
M109.0800 Tàu cuốc sông- công suất:
337 M109.0801 495 cv 290 7,0 5,10 6 520 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 2 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 4 thợ máy

(3×3/4 + 1×4/4) + 4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

11.237.300
M109.0900 Tàu cuốc biển – công suất:
338 M109.0901 2085 cv 290 7,0 4,50 6 1751 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 2 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 4 thợ máy

(3×3/4 + 1×4/4) + 4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

34.650.000
M109.1000 Tàu hút – công suất:
339 M109.1001 585 cv 290 9,0 4,10 6 573 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II

2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 2 thợ

máy (1×3/4 + 1×4/4) +

4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

7.685.500
340 M109.1002 1200 cv 290 7,0 3,75 6 1008 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I

2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 6 thợ máy

(5×3/4 + 1×4/4) + 2 thuỷ thủ (1×3/4 + 1×4/4)

20.115.500
341 M109.1003 4170 cv 290 7,0 2,40 6 3211 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I

2/2 + 3 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 6 thợ máy

(5×3/4 + 1×4/4) + 4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

101.976.100
M109.1100 Tàu hút bụng tự hành – công suất:
342 M109.1101 1390 cv 290 7,0 6,50 6 1446 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I

2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 2 thợ máy

(1×3/4 + 1×4/4) + 4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

11.388.400
343 M109.1102 5945 cv 290 7,0 6,00 6 5232 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 điện trưởng 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 2 thợ máy

(1×3/4 + 1×4/4) + 4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

65.840.000
M109.1200 Tầu ngoạm (có tính năng phá đá ngầm), công suất 3170 CV – dung tích gầu:
344 M109.1201 17 m3 290 9,0 5,50 6 2663 lít diezel 1 thuyền trưởng 2/2 + 1 thuyền phó 2/2 + 1 máy trưởng 2/2 + 1 máy II 2/2 + 1 kỹ thuật viên cuốc I 2/2 + 3 kỹ thuật viên cuốc II 2/2 + 4 thợ

máy (3×3/4 + 1×4/4) +

4 thuỷ thủ (3×3/4 + 1×4/4)

38.478.500
M109.1300 Máy xáng cạp – dung tích gầu:
345 M109.1301 1,25 m3 250 10,0 5,20 6 70 lít diezel 1×5/7 1.699.696
346 M109.1401 Trạm lặn 170 25,0 7,50 8 1 thợ lặn cấp I 1/2+1 thợ lặn 2/4 77.160
M110.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG HẦM
M110.0100 Máy xúc chuyên dùng trong hầm – dung tích gầu:
347 M110.0101 0,9 m3 290 13,0 4,80 6 52 lít diezel 1×4/7 3.125.148
348 M110.0102 1,65 m3 290 13,0 4,80 6 65 lít diezel 1×4/7 3.593.955
M110.0200 Máy cào đá, động cơ điện – năng suất:
349 M110.0201 3 m3/ph 290 12,0 5,30 6 248 kWh 1×3/7 975.792
M110.0300 Thiết bị phục vụ vận chuyển đá nổ mìn trong hầm:
350 M110.0301 Tời ma nơ – 13 kW 300 14,0 4,30 6 43 kWh 1×4/7 29.121
351 M110.0302 Xe goòng 3 t 300 14,0 4,30 6 1×4/7 30.956
352 M110.0303 Đầu kéo 30 t 300 11,0 3,80 6 37 lít diezel 1×4/7 3.107.721
353 M110.0304 Quang lật 360 t/h 300 14,0 4,30 6 27 kWh 1×4/7 247.875
M110.0400 Máy nâng phục vụ thi công hầm – công suất:
354 M110.0401 135 cv 270 12,0 3,10 6 45 lít diezel 1×4/7 781.918
M111.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG, ĐƯỜNG CÁP NGẦM
M111.0100 Máy và thiết bị khoan đặt đường ống:
355 M111.0101 Máy nâng TO-12-24, sức nâng 15 t 180 16,0 4,20 6 53 lít diezel 1×4/7+1×7/7 1.091.245
356 M111.0102 Máy khoan ngang UĐB-4 150 17,0 4,20 6 33 lít xăng 1×4/7+1×7/7 464.335
M111.0200 Máy và thiết bị khoan đặt đường cáp ngầm:
357 M111.0201 Máy khoan ngầm có định hướng 260 15,0 3,50 6 201 kWh 1×4/7+1×7/7 5.938.103
358 M111.0202 Hệ thống STS (phục vụ khoan ngầm có định hướng khi khoan qua sông nước) 150 15,0 3,50 6 2 kWh 1×6/7+1×4/7 1.755.761
M112.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG KHÁC
M112.0100 Máy bơm nước, động cơ điện – công suất:
359 M112.0101 1,1 kW 190 17,0 4,70 5 3 kWh 1×3/7 3.440
360 M112.0102 2 kW 190 17,0 4,70 5 5 kWh 1×3/7 3.898
361 M112.0103 14 kW 180 16,0 4,50 5 34 kWh 1×3/7 17.198
362 M112.0104 20 kW 180 16,0 4,20 5 48 kWh 1×3/7 27.860
M112.0200 Máy bơm nước, động cơ diezel – công suất:
363 M112.0201 5 cv 150 20,0 5,40 5 2,7 lít diezel 12.956
364 M112.0202 5,5 cv 150 20,0 5,40 5 3 lít diezel 15.478
365 M112.0203 10 cv 150 20,0 5,40 5 5 lít diezel 26.943
366 M112.0204 20 cv 150 18,0 4,70 5 10 lít diezel 65.809
367 M112.0205 25 cv 150 17,0 4,00 5 11 lít diezel 73.720
368 M112.0206 30 cv 150 17,0 4,00 5 15 lít diezel 89.198
369 M112.0207 40 cv 150 17,0 4,40 5 20 lít diezel 114.952
370 M112.0208 75 cv 150 16,0 3,80 5 36 lít diezel 237.442
371 M112.0209 120 cv 150 16,0 3,80 5 53 lít diezel 267.801
M112.0300 Máy bơm nước, động cơ xăng – công suất:
372 M112.0301 3 cv 150 20,0 5,80 5 1,6 lít xăng 9.860
373 M112.0302 6 cv 150 20,0 5,80 5 3 lít xăng 16.854
374 M112.0303 8 cv 150 20,0 5,80 5 4 lít xăng 22.013
375 M112.0401 Máy bơm chân không 7,5 kW 280 13,0 3,60 5 22 kWh 252.231
376 M112.0402 Máy bơm xói 4MC (75 kW) 180 13,0 3,60 5 180 kWh 1×3/7 120.039
377 M112.0501 Máy bơm áp lực xói nước đầu cọc (300 cv) 180 13,0 2,20 5 111 lít diezel 1×3/7 1.158.316
M112.0600 Máy bơm vữa – năng suất:
378 M112.0601 6 m3/h 150 18,0 6,60 5 19 kWh 1×4/7 103.415
379 M112.0602 9 m3/h 150 18,0 6,60 5 34 kWh 1×4/7 129.899
380 M112.0603 32 – 50 m3/h 150 18,0 6,10 5 72 kWh 1×4/7 170.830
M112.0700 Máy bơm cát, động cơ diezel – công suất:
381 M112.0701 126 cv 200 12,0 3,80 5 54 lít diezel 1×5/7 240.684
382 M112.0702 350 cv 200 12,0 3,50 5 127 lít diezel 1×5/7 505.900
383 M112.0703 380 cv 200 12,0 3,30 5 136 lít diezel 1×5/7 541.420
384 M112.0704 480 cv 200 12,0 3,10 5 168 lít diezel 1×5/7 659.820
M112.0800 Xe bơm bê tông, tự hành – năng suất:
385 M112.0801 50 m3/h 260 13,0 5,40 6 53 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 2.508.786
386 M112.0802 60 m3/h 260 13,0 5,00 6 60 lít diezel 1×1/4+1×3/4 lái xe nhóm 9 2.809.744
M112.0900 Máy bơm bê tông – năng suất:
387 M112.0901 40 – 60 m3/h 220 13,0 6,50 5 182 kWh 1×3/7+1×5/7 1.245.106
388 M112.0902 60 – 90 m3/h 220 13,0 6,50 5 248 kWh 1×4/7+1×5/7 1.711.849
M112.1000 Máy phun vẩy – năng suất:
389 M112.1001 9 m3/h (AL 285) 200 13,0 4,90 6 54 kWh 1×4/7 1.734.436
390 M112.1002 16 m3/h (AL 500) 200 13,0 4,50 6 429 kWh 1×4/7 6.737.447
M112.1100 Máy đầm bê tông, đầm bàn – công suất:
391 M112.1101 1,0 kW 150 25,0 8,80 4 5 kWh 1×3/7 6.420
M112.1200 Máy đầm bê tông, đầm cạnh – công suất:
392 M112.1201 1,0 kW 150 25,0 8,80 4 5 kWh 5.045
M112.1300 Máy đầm bê tông, dầm dùi – công suất:
393 M112.1301 1,5 kW 150 20,0 8,80 4 7 kWh 1×3/7 7.395
394 M112.1302 3,5 kW 150 20,0 6,50 4 16 kWh 1×3/7 24.535
M112.1400 Máy phun (chưa tính khí nén):
395 M112.1401 Máy phun sơn

400 m2/h

150 22,0 5,40 4 1×3/7 8.026
396 M112.1402 Máy phun chất tạo màng

5,5Hp

150 22,0 5,40 4 1×3/7 7.452
397 M112.1403 Máy phun cát 200 22,0 4,20 4 1×3/7 16.510
398 M112.1404 Máy phun bi 235 kW 250 22,0 4,20 4 176 kWh 1×3/7+1×4/7 3.123.015
M112.1500 Máy khoan đứng – công suất:
399 M112.1501 2,5 kW 220 12,5 4,10 4 5 kWh 42.900
400 M112.1502 4,5 kW 220 12,5 4,10 4 9 kWh 57.200
M113.1600 Máy khoan sắt cầm tay, đường kính khoan:
401 M113.1601 13 mm 130 30,0 8,40 4 1 kWh 4.150
M112.1700 Máy khoan bê tông cầm tay – công suất:
402 M112.1701 0,62 kW 150 30,0 7,50 4 0,9 kWh 4.800
403 M112.1702 0,75 kW 150 20,0 7,50 4 1,1 kWh 6.250
404 M112.1703 1,50 kW 110 20,0 7,50 4 2,3 kWh 10.400
M112.1800 Máy luồn cáp – công suất:
405 M112.1801 15 kW 240 9,0 2,20 5 27 kWh 1×3/7 94.900
M112.1900 Máy cắt cáp – công suất:
406 M112.1901 10 kW 230 13,3 3,50 4 13 kWh 1×3/7 23.400
M112.2000 Máy cắt sắt cầm tay – công suất:
407 M112.2001 1,7 kW 130 30,0 7,50 4 3 kWh 7.750
M112.2100 Máy cắt gạch đá – công suất:
408 M112.2101 1,7 kW 90 14,0 7,00 4 3 kWh 7.900
M112.2200 Máy cắt bê tông – công suất:
409 M112.2201 7,5 kW 120 20,0 5,50 4 11 kWh 1×3/7 17.400
410 M112.2202 12 cv (MCD 218) 120 20,0 4,50 5 8 lít xăng 1×3/7 38.500
M112.2300 Máy cắt ống – công suất:
411 M112.2301 5 kW 240 14,0 4,50 4 9 kWh 1×3/7 28.200
M112.2400 Máy cắt tôn – công suất:
412 M112.2401 5 kW 240 13,0 3,80 4 10 kWh 1×3/7 18.800
413 M112.2402 15 kW 240 13,0 3,90 4 27 kWh 1×3/7 156.600
M112.2500 Máy cắt đột – công suất:
414 M112.2501 2,8 kW 240 14,0 4,10 4 5 kWh 1×3/7 41.700
M112.2600 Máy cắt uốn cốt thép – công suất:
415 M112.2601 5 kW 240 14,0 4,10 4 9 kWh 1×3/7 18.200
M112.2700 Máy cắt cỏ cầm tay – công suất:
416 M112.2701 0,8 kW 190 20,5 10,50 4 2 kWh 4.600
417 M112.2801 Máy cắt thép Plasma 230 13,0 3,80 4 13 kWh 1×3/7 68.900
M112.2900 Búa căn khí nén (chưa tính khí nén) – tiêu hao khí nén:
418 M112.2901 1,5 m3/ph 120 30,0 6,60 5 5.400
419 M112.2902 3,0 m3/ph 120 30,0 6,60 5 6.100
M112.3000 Máy uốn ống – công suất:
420 M112.3001 2,8 kW 230 14,0 4,50 4 5 kWh 1×3/7 28.200
M112.3100 Máy lốc tôn – công suất:
421 M112.3101 5 kW 230 13,0 3,90 4 10 kWh 1×3/7 54.800
M112.3200 Máy cưa kim loại – công suất:
422 M112.3201 1,7 kW 230 14,0 4,10 4 4 kWh 22.700
423 M112.3202 2,7 kW 230 14,0 4,10 4 6 kWh 27.300
M112.3300 Máy tiện – công suất:
424 M112.3301 10 kW 230 14,0 4,10 4 19 kWh 1×3/7 111.400
M112.3400 Máy bào thép – công suất:
425 M112.3401 7,5 kW 230 14,0 4,10 4 16 kWh 1×3/7 72.900
M112.3500 Máy phay – công suất:
426 M112.3501 7 kW 230 14,0 4,10 4 15 kWh 1×3/7 89.100
M112.3600 Máy ghép mí – công suất:
427 M112.3601 1,1 kW 220 14,0 4,10 4 2 kWh 1×3/7 6.100
M112.3700 Máy mài – công suất:
428 M112.3701 1 kW 220 14,0 4,90 4 2 kWh 3.500
429 M112.3702 2,7 kW 230 14,0 4,90 4 4 kWh 11.200
M112.3800 Máy cưa gỗ cầm tay – công suất:
430 M112.3801 1,3 kW 180 30,0 10,50 4 3 kWh 7.600
M112.3900 Máy hàn một chiều – công suất:
431 M112.3901 50 kW 200 24,0 4,50 5 105 kWh 1×4/7 26.000
M112.4000 Máy hàn xoay chiều – công suất:
432 M112.4001 14 kW 200 21,0 4,80 5 29 kWh 1×4/7 8.600
433 M112.4002 23 kW 200 21,0 4,80 5 48 kWh 1×4/7 16.000
M112.4100 Máy hàn hơi – công suất:
434 M112.4101 1000 l/h 160 21,0 4,80 5 1×4/7 3.400
435 M112.4102 2000 l/h 160 21,0 4,80 5 1×4/7 5.200
436 M112.4201 Máy hàn cắt dưới nước 90 21,0 10,00 5 1 thợ lặn cấp I 1/2+1 thợ lặn 2/4 106.900
M112.4300 Máy hàn nối ống nhựa:
437 M112.4301 Máy hàn nhiệt cầm tay 200 21,0 6,50 5 6 kWh 1.532
438 M112.4302 Máy gia nhiệt D315mm 200 21,0 6,50 5 8 kWh 1×4/7 50.000
439 M112.4303 Máy gia nhiệt D630mm 200 21,0 6,50 5 12 kWh 1×4/7 122.727
440 M112.4304 Máy gia nhiệt D1200mm 200 21,0 6,50 5 18 kWh 1×4/7 170.909
M112.4400 Máy quạt gió – công suất:
441 M112.4401 2,5 kW 160 19,0 1,70 5 16 kWh 3.600
442 M112.4402 4,5 kW 160 19,0 1,70 5 29 kWh 7.900
M112.4500 Máy khoan khoan đập cáp – công suất:
443 M112.4501 40 kW 200 14,0 6,40 5 144 kWh 1×4/7 630.000
M112.4600 Máy khoan xoay – công suất:
444 M112.4601 54 cv 230 14,0 6,50 5 19 lít diezel 1×4/7 1.117.200
445 M112.4602 300 cv 230 13,0 3,90 5 97 lít diezel 1×6/7 7.036.900
M112.4700 Bộ kích chuyên dùng:
446 M112.4701 Bộ thiết bị trượt (60 kích loại 6 t) 200 18,0 4,50 5 65 kWh 1×4/7+1×7/7 550.300
447 M112.4702 Bộ kích lắp dựng, tháo dỡ

ván khuôn 50-60 t

200 13,0 2,20 5 14 kWh 1×4/7 91.300

 

CHƯƠNG II: MÁY VÀ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG KHẢO SÁT, THÍ NGHIỆM

 

Stt Mã hiệu Loại máy và thiết bị Số ca năm Định mức (%) Nguyên giá tham khảo (1000 VND)
Khấu

hao

Sửa

chữa

Chi phí khác
1 2 3 4 5 6 7 8
M201.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT
448 M201.0001 Bộ khoan tay 180 15 6,00 5 35.083
449 M201.0002 Máy khoan XY-1A 180 10 5,00 5 76.000
450 M201.0003 Máy khoan XY-3 180 10 5,00 5 210.909
451 M201.0004 Máy khoan GK-250 180 10 5,00 5 136.364
452 M201.0005 Bộ nén ngang GA 180 10 3,00 5 476.947
453 M201.0006 Búa căn MO – 10 (chưa tính khí nén) 180 20 6,60 5 6.363
454 M201.0007 Búa khoan tay P30 180 15 8,50 5 12.268
455 M201.0008 Thùng trục 0,5 m3 150 20 8,00 5 3.096
456 M201.0009 Máy khoan F-60L 250 10 4,00 5 1.396.445
457 M201.0010 Máy xuyên động RA-50 180 10 3,50 5 58.816
458 M201.0011 Máy xuyên tĩnh Gouda 180 10 2,80 5 495.291
459 M201.0012 Thiết bị đo ngẫu lực 180 10 3,00 5 340.513
460 M201.0013 Bộ dụng cụ thí nghiệm SPT 180 10 3,50 5 10.777
461 M201.0014 Biến thế thắp sáng 150 18 4,50 5 3.325
462 M201.0015 Máy thăm dò địa vật lý UJ-18 150 10 3,20 4 31.300
463 M201.0016 Máy thăm dò địa vật lý MF-2-100 150 10 3,20 4 38.752
464 M201.0017 Máy, thiết bị thăm dò địa chấn – loại 1 mạch (ES-125) 150 10 2,20 4 97.797
465 M201.0018 Máy, thiết bị thăm dò địa chấn – loại 12 mạch

(Triosx-12)

150 10 2,00 4 292.130
466 M201.0019 Máy, thiết bị thăm dò địa chấn – loại 24 mạch

(Triosx-24)

150 10 2,00 4 343.379
467 M201.0020 Máy thuỷ bình điện tử 180 10 2,80 4 15.822
468 M201.0021 Máy toàn đạc điện tử 180 10 1,80 4 178.855
469 M201.0022 Bộ thiết bị khống chế mặt bằng GPS (3 máy) 180 10 1,50 4 670.706
470 M201.0023 Ống nhòm 180 10 2,00 4 1.147
471 M201.0024 Kính hiển vi 200 10 1,80 4 8.943
472 M201.0025 Kính hiển vi điện tử quét 200 10 1,20 4 3.221.684
473 M201.0026 Máy ảnh 150 10 2,00 4 6.306
M202.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU, CẤU KIỆN VÀ KẾT CẤU XÂY DỰNG
474 M202.0001 Cần Belkenman 180 10 2,80 4 20.866
475 M202.0002 Thiết bị đếm phóng xạ 180 10 2,20 4 142.511
476 M202.0003 TRL Profile Beam 180 10 1,80 4 399.443
477 M202.0004 Máy FWD 180 10 1,40 4 2.056.833
478 M202.0005 Thiết bị đo phản ứng Romdas 180 10 3,00 4 92.408
479 M202.0006 Bộ thiết bị PIT (đo biến dạng nhỏ) 180 10 2,20 4 348.767
480 M202.0007 Bộ thiết bị đo PDA (đo biến dạng lớn) 180 10 1,40 4 1.371.222
481 M202.0008 Bộ thiết bị siêu âm 180 10 2,00 4 573.827
482 M202.0009 Cân điện tử 200 10 1,80 4 8.255
483 M202.0010 Cân phân tích 200 10 1,80 4 12.726
484 M202.0011 Cân bàn 200 10 1,80 4 4.815
485 M202.0012 Cân thủy tĩnh 200 10 1,80 4 5.618
486 M202.0013 Lò nung 200 10 4,00 4 14.217
487 M202.0014 Tủ sấy 200 10 4,50 4 12.268
488 M202.0015 Tủ hút khí độc 200 10 4,00 4 12.268
489 M202.0016 Tủ lạnh 250 10 4,00 4 7.796
490 M202.0017 Máy hút chân không 200 10 4,50 4 3.783
491 M202.0018 Máy hút ẩm OASIS-America 200 10 4,00 4 10.319
492 M202.0019 Bếp điện 150 30 6,50 4 803
493 M202.0020 Bếp cát 150 30 6,50 4 1.032
494 M202.0021 Máy chưng cất nước 200 10 3,50 4 7.567
495 M202.0022 Máy trộn đất 200 10 3,50 4 6.306
496 M202.0023 Máy trộn xi măng, dung tích 5lít 200 10 3,50 4 19.949
497 M202.0024 Máy trộn dung dịch lỏng (máy đo độ rung vữa) 200 10 3,50 4 16.968
498 M202.0025 Máy đầm tiêu chuẩn (đầm rung) 200 10 4,50 4 6.306
499 M202.0026 Máy cắt đất 200 10 3,00 4 2.637
500 M202.0027 Máy cắt mẫu lớn (30×30) cm 200 10 3,00 4 17.198
501 M202.0028 Máy cắt ứng biến 200 10 2,20 4 163.950
502 M202.0029 Máy nén 3 trục 200 10 1,60 4 779.854
503 M202.0030 Máy ép litvinốp 200 10 3,00 4 17.886
504 M202.0031 Kích tháo mẫu 200 10 2,20 4 7.796
505 M202.0032 Máy ép mẫu đá, bê tông 200 10 2,20 4 166.931
506 M202.0033 Máy cắt mẫu vật liệu (bê tông, gạch, đá) 200 10 3,50 4 72.574
507 M202.0034 Máy khoan mẫu đá 200 10 3,50 4 67.071
508 M202.0035 Máy mài thử độ mài mòn 200 10 4,20 4 10.319
509 M202.0036 Máy nén một trục 200 10 3,00 4 17.886
510 M202.0037 Máy nén Marshall 200 10 2,20 4 264.728
511 M202.0038 Máy CBR 200 10 2,50 4 78.994
512 M202.0039 Máy thí nghiệm thuỷ lực quay tay 200 10 3,50 4 8.369
513 M202.0040 Máy nén 4 t (quay tay) 200 10 3,50 4 7.796
514 M202.0041 Máy nén thuỷ lực 10 t 200 10 3,50 4 21.440
515 M202.0042 Máy nén thuỷ lực 50 t 200 10 3,50 4 35.656
516 M202.0043 Máy nén thuỷ lực 125 t 200 10 3,50 4 47.695
517 M202.0044 Máy nén thuỷ lực 200 t 200 10 3,50 4 62.000
518 M202.0045 Máy kéo nén thủy lực 100 t 200 10 3,50 4 52.166
519 M202.0046 Máy kéo nén uốn thuỷ lực 25 t 200 10 3,50 4 28.892
520 M202.0047 Máy kéo nén uốn thuỷ lực 100 t 200 10 2,20 4 241.340
521 M202.0048 Máy gia tải – 20 t 200 10 3,50 4 37.261
522 M202.0049 Máy caragrang (làm thí nghiệm chảy) 200 10 3,50 4 6.306
523 M202.0050 Máy xác định hệ số thấm 200 10 2,50 4 86.447
524 M202.0051 Máy đo PH 200 10 3,50 4 9.287
525 M202.0052 Máy đo âm thanh 200 10 3,50 4 8.369
526 M202.0053 Máy đo chiều dày màng sơn 200 10 2,50 4 107.772
527 M202.0054 Máy đo điện thế thí nghiệm ăn mòn cốt thép

trong bê tông

200 10 2,50 4 92.408
528 M202.0055 Máy đo vết nứt 200 10 3,50 4 16.280
529 M202.0056 Máy đo tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông 200 10 2,20 4 134.027
530 M202.0057 Máy đo độ thấm của I-on Clo 200 10 2,00 4 193.874
531 M202.0058 Dụng cụ đo độ cháy của than 200 10 3,50 4 12.038
532 M202.0059 Máy đo gia tốc 200 10 2,50 4 98.370
533 M202.0060 Máy ghi nhiệt ổn định 200 10 3,50 4 16.854
534 M202.0061 Máy đo chuyển vị 200 10 2,50 4 60.765
535 M202.0062 Máy xác định môđun 200 10 3,00 4 31.300
536 M202.0063 Máy so màu ngọn lửa 200 10 3,00 4 41.733
537 M202.0064 Máy so màu quang điện 200 10 2,50 4 107.313
538 M202.0065 Máy đo độ dãn dài Bitum 200 10 2,50 4 62.599
539 M202.0066 Máy chiết nhựa (Xốc lét) 200 10 3,50 4 8.828
540 M202.0067 Bộ thí nghiệm độ co ngót, trương nở 200 10 3,50 4 14.561
541 M202.0068 Bộ dụng cụ đo độ xuyên động hình côn DCP 180 10 1,40 5 1.376
542 M202.0069 Thiết bị thử tỷ diện 200 10 3,50 4 15.822
543 M202.0070 Bàn dằn 200 10 3,50 4 26.828
544 M202.0071 Bàn rung 200 10 3,50 4 9.745
545 M202.0072 Máy khuấy bằng từ 200 10 3,50 4 15.249
546 M202.0073 Máy khuấy cầm tay NAG-2 200 10 3,50 4 9.057
547 M202.0074 Máy nghiền bi sứ LE1 200 10 3,50 4 8.369
548 M202.0075 Máy phân tích hạt LAZER 200 10 2,50 4 82.778
549 M202.0076 Máy phân tích vi nhiệt 200 10 2,50 4 67.071
550 M202.0077 Tenxômét 200 10 3,50 4 7.911
551 M202.0078 Máy đo độ giãn nở bê tông 200 10 2,50 4 83.466
552 M202.0079 Máy đo hệ số dẫn nhiệt 200 10 3,50 4 7.452
553 M202.0080 Máy nhiễu xạ Rơn ghen (phân tích thành phần hoá lý của vật liệu) 200 10 1,20 4 2.364.900
554 M202.0081 Cần ép mẫu thử gạch chịu lửa 120 30 6,50 4 1.147
555 M202.0082 Côn thử độ sụt 120 30 6,50 4 909
556 M202.0083 Dụng cụ xác định độ chịu lực va đập xung kích gạch lát xi măng (viên bi sắt) 120 30 6,50 4 1.147
557 M202.0084 Dụng cụ xác định giới hạn bền liên kết 120 30 6,50 4 803
558 M202.0085 Chén bạch kim 200 10 1,20 4 25.223
559 M202.0086 Kẹp niken 200 10 1,80 4 9.057
560 M202.0087 Máy siêu âm đo chiều dầy kim loại 200 10 3,00 4 42.306
561 M202.0088 Máy dò vị trí cốt thép 200 10 2,50 4 67.071
562 M202.0089 Máy siêu âm kiểm tra chất lượng mối hàn 200 10 2,20 4 153.517
563 M202.0090 Máy siêu âm kiểm tra cường độ bê tông của

cấu kiện BT, BTCT tại hiện trường

200 10 2,50 4 64.204
564 M202.0091 Súng bi 200 10 3,50 4 8.599
565 M202.0092 Thiết bị hấp mẫu xi măng 200 10 3,50 4 1.200
566 M202.0093 Bình hút ẩm 200 10 3,50 4 500
567 M202.0094 Bộ dụng cụ xác định thấm nước 200 10 3,50 4 22.000
568 M202.0095 Bơm thủy lực ZB4-500 200 10 3,50 4 16.360
569 M202.0096 Đồng hồ đo áp lực 200 10 2,20 4 200
570 M202.0097 Đồng hồ đo biến dạng 200 10 2,20 4 1.200
571 M202.0098 Đồng hồ đo nước 200 10 2,20 4 2.800
572 M202.0099 Đồng hồ đo lún 200 10 2,20 4 1.800
573 M202.0100 Đồng hồ Shore A 200 10 2,20 4 1.500
574 M202.0101 Dụng cụ đo độ bền va đập 200 10 6,50 4 1.200
575 M202.0102 Dụng cụ đo hệ số giãn nở ẩm 200 10 6,50 4 5.000
576 M202.0103 Dụng cụ phá vỡ mẫu kính 200 10 6,50 4 2.500
577 M202.0104 Dụng cụ thử thấm mực 200 10 6,50 4 500
578 M202.0105 Dụng cụ Vica 200 10 6,50 4 1.900
579 M202.0106 Dụng cụ xác định độ bền va đập 200 10 6,50 4 90.000
580 M202.0107 Dụng cụ xác định độ bền va uốn 200 10 6,50 4 80.000
581 M202.0108 Khuôn Capping mẫu 200 10 6,50 4 1.500
582 M202.0109 Khuôn dập mẫu 200 10 6,50 4 440
583 M202.0110 Kích kéo thủy lực 60 t 200 10 2,20 4 20.455
584 M202.0111 Kích thủy lực 800 t 200 10 2,20 4 124.150
585 M202.0112 Kính phóng đại đo lường 200 10 2,50 4 3.500
586 M202.0113 Kính lúp 200 10 2,50 4 200
587 M202.0114 Máy bộ đàm 200 10 2,50 4 350
588 M202.0115 Máy cắt quay tay 200 10 2,50 4 1.200
589 M202.0116 Máy cắt, mài mẫu vật liệu 200 10 2,50 4 18.000
590 M202.0117 Máy đo dao động điện tử (kèm đầu đo dao động 3 chiều) 200 10 2,50 4 6.300
591 M202.0118 Máy đo độ bóng 200 10 2,50 4 6.500
592 M202.0119 Máy khoan HILTI hoặc loại tương tự 200 10 2,50 4 15.000
593 M202.0120 Thiết bị đo độ dẫn nước 200 10 3,50 4 2.500
594 M202.0121 Thiết bị đo độ dày 200 10 3,50 4 1.500
595 M202.0122 Máy đo độ giãn nở nhiệt dài 200 10 3,50 4 2.500
596 M202.0123 Máy dò khuyết tật 200 10 3,50 4 3.500
597 M202.0124 Máy đo kích thước 200 10 3,50 4 2.500
598 M202.0125 Máy đo thời gian khô màng sơn 200 10 3,50 4 3.000
599 M202.0126 Máy đo ứng suất bề mặt 200 10 3,50 4 5.000
600 M202.0127 Máy đo ứng suất điện tử 200 10 3,50 4 5.000
601 M202.0128 Máy Hveem 200 10 2,50 4 15.000
602 M202.0129 Máy kéo vải địa kỹ thuật 200 10 2,50 4 220.000
603 M202.0130 Máy kéo, nén WDW-100 200 10 2,50 4 220.000
604 M202.0131 Máy thử cơ lý thạch cao 200 10 2,50 4 5.000
605 M202.0132 Máy kiểm tra độ cứng 200 10 2,50 4 9.900
606 M202.0133 Máy làm sạch bằng siêu âm 200 10 2,50 4 3.500
607 M202.0134 Máy mài mòn bề mặt 200 10 2,50 4 18.000
608 M202.0135 Máy mài mòn sâu 200 10 2,50 4 4.500
609 M202.0136 Máy nén cố kết 200 10 2,50 4 25.000
610 M202.0137 Máy phân tích thành phần kim loại 200 10 2,50 4 10.000
611 M202.0138 Máy quang phổ đo hệ số phản xạ ánh sáng 200 10 2,50 4 50.000
612 M202.0139 Máy quang phổ đo hệ số truyền sáng 200 10 2,50 4 60.000
613 M202.0140 Máy siêu âm đo vết nứt 200 10 2,50 4 36.500
614 M202.0141 Máy soi kim tương 200 10 2,20 4 10.000
615 M202.0142 Máy thấm 200 10 2,20 4 19.900
616 M202.0143 Máy thử độ bền nén, uốn 200 10 2,20 4 210.000
617 M202.0144 Máy thử độ bục 200 10 1,80 4 5.000
618 M202.0145 Máy thử độ rơi côn 200 10 1,80 4 4.500
619 M202.0146 Máy uốn gạch 200 10 1,80 4 80.000
620 M202.0147 Nồi hấp áp suất cao (Autoclave) 200 10 3,50 4 5.500
621 M202.0148 Thiết bị đo chuyển vị Indicator 200 10 3,50 4 15.000
622 M202.0149 Thiết bị đo điểm sương 200 10 3,50 4 10.000
623 M202.0150 Thiết bị đo độ bền ẩm 200 10 3,50 4 10.000
624 M202.0151 Thiết bị đo độ cứng màng sơn 200 10 3,50 4 5.000
625 M202.0152 Thiết bị đo độ dày 200 10 3,50 4 1.500
626 M202.0153 Thiết bị đo hệ số ma sát 200 10 3,50 4 5.000
627 M202.0154 Thiết bị đo thử độ kín 200 10 3,50 4 5.000
628 M202.0155 Thiết bị thử tính năng sử dụng của sứ vệ sinh 200 10 2,80 4 15.000
629 M202.0156 Thiết bị thử va đập phản hồi 200 10 2,80 4 10.000
630 M202.0157 Tủ chiếu UV 200 10 2,80 4 5.000
631 M202.0158 Tủ khí hậu 200 10 2,80 4 60.000
632 M202.0159 Thước đo vết nứt 200 10 2,80 4 139
633 M202.0160 Vi kế 200 10 2,80 4 139
634 M202.0161 Máy scanner (khổ Ao) 150 13 3,00 4 119.581
635 M202.0162 Máy vẽ plotter 220 13 3,00 4 99.975
636 M202.0163 Máy vi tính 220 13 4,00 4 10.089
637 M202.0164 Máy tính xách tay 220 13 3,50 4 18.917
M203.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ĐIỆN, ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP
638 M203.0001 Bộ tạo nguồn 3 pha 220 10 3,50 5 508.246
639 M203.0002 Bộ nguồn AC-DC 220 10 3,50 5 49.988
640 M203.0003 Công tơ mẫu xách tay 220 10 3,50 5 210.613
641 M203.0004 Hộp bộ đo tgd Delta 220 10 3,50 5 1.000.900
642 M203.0005 Hợp bộ đo lường 220 10 3,50 5 946.212
643 M203.0006 Hợp bộ phân tích hàm lượng khí 220 10 3,50 5 1.618.868
644 M203.0007 Hợp bộ thí nghiệm cao áp 220 10 3,50 5 507.559
645 M203.0008 Hợp bộ thí nghiệm rơle 220 10 3,50 5 955.957
646 M203.0009 Máy điều chỉnh điện áp 1pha 220 10 3,50 5 19.835
647 M203.0010 Máy đo độ A xít 220 10 3,50 5 182.524
648 M203.0011 Máy đo độ chớp cháy kín 220 10 3,50 5 174.957
649 M203.0012 Máy đo độ nhớt 220 10 3,50 5 150.307
650 M203.0013 Máy đo điện áp xuyên thủng 220 10 3,50 5 36.574
651 M203.0014 Máy đo điện trở một chiều 220 10 3,50 5 179.658
652 M203.0015 Máy đo điện trở tiếp địa 220 10 3,50 5 61.109
653 M203.0016 Máy đo điện trở tiếp xúc 220 10 3,50 5 104.905
654 M203.0017 Cầu đo tang dầu cách điện 220 10 3,50 5 365.277
655 M203.0018 Máy đo tỷ trọng 220 10 3,50 5 73.491
656 M203.0019 Máy đo vạn năng 220 10 3,50 5 151.224
657 M203.0020 Máy chụp sóng 220 10 3,50 5 521.317
658 M203.0021 Máy kiểm tra độ ổn định oxy hoá dầu 220 10 3,50 5 374.105
659 M203.0022 Máy phát tần số 220 10 3,50 5 133.224
660 M203.0023 Máy phân tích độ ẩm khí SF6 220 10 3,50 5 184.244
661 M203.0024 Máy đo vi lượng ẩm 220 10 3,50 5 166.702
662 M203.0025 Mê gôm mét 220 10 3,50 5 50.446
663 M203.0026 Thiết bị kiểm tra áp lực 220 10 3,50 5 86.332
664 M203.0027 Thiết bị tạo dòng điện 220 10 3,50 5 499.762

 

 

Hợp đồng trọn gói là gì?

Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Hợp đồng trọn gói thường áp dụng cho các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ.

1. Cơ sở pháp lý

2. Khái niệm hợp đồng trọn gói

3. Nguyên tắc thanh toán với hợp đồng trọn gói

  Điều 95. Thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói 

4. Gói thầu nào áp dụng với hợp đồng trọn gói?

5. Những lưu ý khi áp dụng hợp đồng trọn gói

5. Hỏi đáp tình huống về hợp đồng trọn gói?

Hỏi: Chúng tôi đã ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu  trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi để thực hiện hợp đồng theo hình thức trọn gói. Tuy nhiên, do sơ suất trong hợp đồng thiếu 1 nội dung (1 hạng mục), vậy nên xử lý tình huống này như thế nào?

Trả lời:

Hợp đồng trong các hoạt động đấu thầu là sản phẩm Cuối cùng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để gắn trách nhiệm của mỗi bên (trách nhiệm thực hiện và thanh toán) trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hợp đồng xây dựng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 48/2010/NĐ-CP là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng.
Do vậy, việc xử lý tình huống trên không thể tách rời hợp đồng đã ký giữa hai bên, các quy định pháp luật liên quan được sử dụng làm căn cứ để xây dựng hợp đồng. Trong đó, cần lưu ý các quy định về nội dung của hợp đồng trọn gói tại Điều 48 Nghị định 85/2009/NĐ-CP:
– Hợp đồng theo hình thức trọn gói không được điều chỉnh giá hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng; không căn cứ vào dự toán cũng như các quy định hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác
– Đối với hợp đồng xây lắp sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành công việc theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiến thanh toán cho nhà thầu.
Căn cứ quy định nêu trên, trở lại tình huống của Bạn đối với hợp đồng trọn gói trong xây lắp thì có 2 tình huống dặt ra như sau:
a) Nội dung công việc của gói thầu là đủ rõ, giá hợp đồng là phù hợp với giá trúng thầu nhưng nội dung chi tiết lại thiếu giá của một hạng mục nào đó, ví dụ hợp đồng ghi:
Hạng mục A: 40
Hạng mục B: 30
Hạng mục D: 50
Tổng cộng : Giá hợp đồng ghi là 160 (thiếu giá của hạng mục C: 40)
Nếu trong hợp đồng ghi như trên với tổng là 160 nhưng bỏ sót giá của hạng mục C thì việc xử lý là đơn giản. Trong hợp đồng xây lắp thì việc nghiệm thu căn cứ theo thiết kế, còn việc thanh toán là theo hình thức hợp đồng Đối với hình thức hợp đồng trọn gói, khi nhà thầu hoàn thành theo đúng thiết kế thì được thanh toán bằng số tiễn ghi trong hợp đồng (tức giá hợp đồng) mà không phụ thuộc vào khối lượng thực tế thực hiện nhiều hơn hay ít hơn như nêu trong hợp đồng (Điều 48 Nghị đình 85/2009/NĐ- CP). Như vậy, nhà thầu được thanh toán là 160 như giá hợp đồng đã ký, miễn là công việc thực hiện được nghiệm thu theo thiết kế.
b. Trong hợp đồng ghi như sau:
Hạng mục A: 40
Hạng mục B: 30
Hạng mục D: 50
Tổng cộng : 120
Do hợp đồng đã ký là trọn gói theo thiết kế thì căn cứ Điều 48 Nghị định 85/2009/NĐ-CP, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện để đạt được theo thiết kế nhưng việc thanh toán chỉ là 120. Nói khác đi đây là sơ suất “chết người của nhà thầu. Nhưng hợp đồng đã ký thì phải thực hiện như thường nói là “bút sa gà chết .
Đối với hợp đồng theo đơn giá thì giá hợp đồng là 160 hay 120 đều không có nhiều ý nghĩa. Vì số tiền thanh toán cho nhà thầu căn cứ vào khối lượng thực tế (được xác nhận bởi nhà thầu, tư vấn giám sát và chủ đầu tư) và trên cơ sở đơn giá mà nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu.
Như vậy, việc đưa ra lời giải cho một tình huống cụ thể phụ thuộc vào nhiều chi tiết liên quan. Tuy nhiên, sự sơ suất đặc biệt trong hợp đồng là điều không nên có, bởi lẽ có khi phải trả giá dắt.

Mẫu Hợp đồng Nguyên tắc Thuê xe máy thi công xây dựng

Mẫu Hợp đồng Nguyên tắc thuê xe máy thi công này được sử dụng trong trường hợp nhà thầu tham gia đấu thầu cần chứng minh rằng sẽ có đủ xe máy thi công nếu trúng thầu.
Download Mẫu Hợp đồng Nguyên tắc Thuê xe máy thi công xây dựng

Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

( V/v Cho thuê thiết bị thi công)

Số : ……/16/HĐNT-CT

 

  • Căn cứ Luật Thương Mại – Quốc Hội ban hành ngày 27/06/2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006;
  • Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu “…………………”, công trình “………………………….”;
  • Căn cứ khả năng cung ứng của bên B và nhu cầu của bên A.

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 2016, tại văn phòng Công ty TNHH Xây dựng Chính Thành, chúng tôi gồm:

BÊN A: (BÊN MUA)         CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG CHÍNH THÀNH

Địa chỉ         : ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại    : …………………                             Fax     : …………………

Mã số thuế    : …………………

Đại diện       : Ông …………………                      Chức vụ: Giám đốc

BÊN B: (BÊN BÁN)           ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ         : ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại    : …………………                             Fax     : …………………

Mã số thuế    : …………………

Đại diện       : Ông …………………                      Chức vụ: Giám đốc

Bên A và Bên B thống nhất các nội dung và điều khoản như sau:  

ĐIỀU 1: PHẠM VI CÔNG VIỆC  

Bên B đồng ý cho Bên A thuê thiết bị để thực hiện Gói thầu …………………….. thuộc công trình ………………………………………. tại địa điểm: …………………………… trong trường hợp Bên A được trúng thầu, cụ thể như sau :

Stt Tên thiết bị ĐVT Số lượng
1 Ô tô benz ≥ 10 tấn Chiếc 04
2 Xe lu Chiếc 03
3 Xe cuốc Chiếc 02
4 ………………. Chiếc ………
5 ………………. Chiếc ………

ĐIỀU 2: GIÁ CẢ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

–  Giá thuê thiết bị: Giá được tính theo thời điểm thi công.

–  Phương thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM MỖI BÊN

  1. Trách nhiệm bên A

–  Thanh toán theo Điều 2.

–  Giữ gìn thiết bị của bên B sau khi bàn giao, không để mất mát, hư hỏng. Trong trường hợp mất hoặc hư hỏng bên A phải bồi thường giá trị thực của thiết bị.

–  Khi có sự cố xảy ra bên A phải  báo cho bên B để kịp thời giải quyết.

  1. Trách nhiệm bên B

–  Giao thiết bị đúng hạn, đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng và yêu cầu về an toàn của bên A kèm theo bản sao hóa đơn mua xe, hoặc giấy kiểm định xe, hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe.

– Trong trường hợp nếu thiết bị không đúng yêu cầu của bên A thì bên B cần hoán đổi cho phù hợp và chịu toàn bộ chi phí phát sinh.

–  Cấp hóa đơn tài chính cho bên A theo đúng số lượng đã thuê và hóa đơn phải hoàn toàn hợp lệ và hợp lý.

–  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của các hóa đơn chứng từ khi xuất cho bên A.

ĐIỀU 4:  ĐIỀU KHOẢN CHUNG

–    Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

–   Nếu có thay đổi phát sinh sẽ được bàn bạc thống nhất giữa hai bên và phải được bổ sung, điều chỉnh bằng văn bản hoặc lập phụ lục hợp đồng có xác nhận của hai bên.

–  Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này nếu giải quyết bằng thương lượng giữa hai bên không được thì thống nhất đưa ra Trọng tài kinh tế hoặc Tòa án Nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết.

–   Sau khi các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng mua bán trên coi như đã được thanh lý.

–   Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 (hai) bản.

           ĐẠI DIỆN BÊN A                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Quyết định thành lập công ty là gì ?

Quyết định thành lập công ty là trong những bước quan trọng để cho doanh nghiệp của công ty bạn có thể tiến hành việc kinh doanh của công ty mình thực sự là hợp pháp theo đúng với trình tự theo sự quy định của pháp luật. Trước khi để doanh nghiệp của bạn có thể tiến hành việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn được thành lập công ty của bạn thì bạn cần phải đáp ứng được đó chính là: Cần đưa ra cho mình về Quyết định thành lập công ty. Đó là cơ sở nền tảng để cho doanh nghiệp của công ty bạn có thể tiến hành việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn thực sự là hợp pháp theo quy đinh của pháp luật

Quyết định thành lập công ty TNHH  của doanh nghiệp bạn hoặc mô hình kinh doanh công ty khác của doanh nghiệp của chính bạn cần thể hiện được:

Thứ nhất: Doanh nghiệp của bạn phải có tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bạn: đây là một đặc điểm cơ bản nhất để cho doanh nghiệp của công ty bạn có thể tiến hành việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn, dù doanh nghiệp bạn là ai? Tiến hành hình thức kinh doanh của mình theo mô hình nào? Thì doanh nghiệp của bạn cũng cần phải đáp ứng được phải có tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bạn

 Thứ hai: Doanh nghiệp của bạn cần đưa ra được lý do khi thành lập công ty của chính bạn: nghĩa là doanh nghiệp nên đặt ra cho mình rằng mình tiến hành việc kinh doanh của doanh nghiệp mình là nhằm mục đích kinh doanh gì? Có thể là vì môi trường? hoặc các hoạt động khác mà doanh nghiệp của bạn cần được tiến hành tự do theo thỏa thuận thống nhất của doanh nghiệp bạn miễn sao mà doanh nghiệp của bạn có thể tiến hành việc kinh doanh của doanh nghiệp mình là hợp pháp theo quy định của pháp luật

Thứ ba: cần chuẩn bị cho mình về các thành viên, các cổ đông thành lập công ty của chính mình để xác định xem thành viên nào là thành viên thành lập ra công ty của chính bạn, thành viên nào là thành viên góp vốn vào công ty của mình một cách nhanh chóng nhất theo quy định của pháp luật

Thứ tư: doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị cho mình về việc quyết định các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn: bạn nên tham khảo về các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình, kinh doanh những ngành nghề không thuộc các ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật,…

Thứ năm: doanh nghiệp của bạn sẽ phải có chữ ký chứng thực của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bạn trong việc trên để có  thể chứng minh những việc làm đó là hoàn toàn với sự quy định của pháp luật,….

Trên đây, là sự tư vấn của công ty chúng tôi về việc Quyết định thành lập công ty là gì? Mọi thông tin cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau đây:

Trường hợp khối lượng công việc mời thầu “vênh” với thiết kế

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào.

Bà Nguyễn Thùy An (TPHCM) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống như sau:

Công trình X có chủ đầu tư là ban A, cấp quyết định đầu tư là UBND huyện B. Giá gói thầu xây lắp được phê duyệt là 4 tỷ 700 triệu đồng. Khi mở thầu và xét thầu kết quả tóm tắt như sau:

– Có 4 nhà thầu: 1-2-3-4 nộp hồ sơ dự thầu.

– Trong 4 nhà thầu này có 3 nhà thầu: 1-2-3 nộp thêm dự toán chào thêm khối lượng.

– Hai nhà thầu 1-2 đạt yêu cầu xét năng lực.

– Hai nhà thầu 3-4 không đạt năng lực.

Giá chào thêm của hai nhà thầu 1-2 và thêm giá theo bảng tiên lượng đều vượt giá gói thầu.

Bà An hỏi, giải quyết tình huống nêu trên như thế nào? Các bên đã mời các đơn vị có liên quan và hai nhà thầu này ký biên bản xác định đúng có khối lượng thiếu nêu trên, vậy phải trình xin phát sinh khối lượng và phê duyệt hay xin phê duyệt dự toán chào thêm của nhà thầu đạt giá thấp hơn trong hai nhà thầu hay xin điều chỉnh quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật (dự phòng phí còn 500 triệu đồng)?

Trường hợp nếu có điều chỉnh thì vẫn bảo đảm không làm thay đổi tổng mức đầu tư, xử lý tình huống này như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 1, Điều 43 Luật Đấu thầu quy định một trong những điều kiện để xem xét, đề nghị trúng thầu là có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.

Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

Điểm b, Khoản 3, Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào.

Trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu.

Đối với vấn đề của bà An, việc xem xét, đề nghị trúng thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Theo Baochinhphu.vn