Blog

Biên bản thanh lý hợp đồng khảo sát, thiết kế, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên ký hợp đồng nhằm ghi nhận tình trạng thực hiện hợp đồng đã hoàn thành và tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc cũng như nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định:


Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

Công trình: …………………

Căn cứ Hợp đồng tư vấn xây dựng số: 48/HĐ-TVXD ngày 15/10/2008 giữa Ban quản lý ………………… và Công ty …………………. về việc Khảo sát, thiết kế lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: ……………………………………………………………………………………

Căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành đã được hai bên thống nhất nghiệm thu;

Hôm nay ngày     tháng    năm 2008, tại Ban quản lý ………………………………………………..

  1. Bên Giao thầu (gọi tắt là bên A):

– Tên đơn vị: Ban quản lý …………..

– Địa chỉ:

– Đại diện:

– Điện thoại:                   Fax:

– Tài khoản số:

  1. Bên nhận thầu ( gọi tắt là bên B ):

– Tên đơn vị: Công ty

– Địa chỉ:

– Đại diện:

– Điện thoại:                   Fax:

– Tài khoản số:

– Mã số thuế:

HAI BÊN THỐNG NHẤT LẬP BIÊN BẢN

THANH LÝ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ VỚI CÁC NỘI DUNG SAU

  1. Về khối lượng thực hiện

Bên B hoàn thành đầy đủ các nội dung của bản hợp đồng đã ký kết.

  1. Về kinh phí hợp đồng:
  2. Giá trị hợp đồng:

(Bằng chữ: ………………………………..)

  1. Giá trị thanh toán theo khối lượng hai bên A và bên B xác nhận: ……

(Bằng chữ: ………………………..)

  1. Giá trị Hợp đồng tại thời điểm thanh lý làm tròn là …….

(Bằng chữ: ……………………..)

  1. Kinh phí bên A đã thanh toán cho bên B: không.
  2. Số tiền bên A phải thanh toán cho bên B là …….

(Bằng chữ: Chín triệu chín trăm hai mươi hai nghìn đồng)

– Bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B số tiền trên sau….. ngày kể từ ngày ký thanh lý hợp đồng.

Biên bản Thanh lý hợp đồng được lập thành 08 bản có giá trị pháp lý như nhau; mỗi bên giữ 04 bản để làm căn cứ thực hiện./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B                                                  ĐẠI DIỆN BÊN A

 

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP-250 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

Trong quá trình làm hồ sơ dự thầu thì việc lập biện pháp thi công là quá trình không thể tách rời.

Chính vì vậy hôm nay Hồ sơ xây dựng .com xin giới thiệu thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

Download Thuyết minh biện pháp thi công ép cọc nhà 5 tầng

Mật khẩu : Cuối bài viết

Hình ảnh Phối cảnh nhà 5 tầng có kiến trúc hợp lý

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP THI CÔNG

I. CƠ SỞ LẬP BIÊN PHÁP THI CÔNG

  • Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình .
  • Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN.
  • Điều kiện và năng lực nhà thầu .
  • Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GÓI THẦU :

1 . Khái quát chung:

Công trình cấp II ,5 tầng kết cấu khung chịu lực trên nền móng cọc ép  tổng diện tích  nhà làm việc 1759 m2.Bậc chiụ lửa : bậc II – tiêu chuẩn 2622-78.

Trước khi thi công công trình chính là nhà làm việc 5 tầng thì cần phá dỡ giải phóng mặt bằng một số nhà cũ nằm trong khu vực thi công. Biện pháp phá dỡ cụ thể được chúng tôi trình bày ở phần thuyết minh phá dỡ.

Công trình được xây dựng nằm trong trung tâm thành phố Nam Định mặt chính tiếp giáp đường Trần Nhật Duật chiều rộng lòng đường rộng 12m chiều rộng vỉa hè 7m .Nên điều kiện hạ tầng kĩ thuật tương đối thuận lợi như :

Hệ thống điện bao gồm các cột và dây cáp trên trục hè đường, tại khu vực hè có trạm biến áp rất thuận tiện cho việc cung cấp điện.

Hệ thống cung cấp nước sạch thành phố dọc theo hè đường.

Hệ thống tông tin liên lạc thuận lợi, các đường trục thông tin nằm trên vị trí hè đường.

2.Đặc điểm của gói thầu

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu cộng với tham quan thực tế, nhà thầu rút ra những đặc điểm chính của gói thầu  như sau:

Gói thầu xây lắp trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Nam Định là công trình nhà cao tầng nằm trong lòng thành phố, điều kiện thi công chật  hẹp. Nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh chung của thành phố. Do vậy để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, chúng tôi đã lập biện pháp thi công chi tiết cùng các yêu cầu kĩ thuật kèm theo trong thuyết minh biện pháp thi công.

3. Kết luận

Nhà thầu  chúng tôi là đơn vị có bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà cao tầng với đội ngũ cán bộ kĩ sư, kĩ thuật giàu kinh nghiệm, công nhân lành nghề. Hệ thống máy móc phục vụ thi công đồng bộ tiên tiến hiện đại như máy ép cọc thuỷ lực, máy xúc, vận thăng …Nhà thầu chúng tôi tự tin khẳng định có đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công gói thầu này.

III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG

1.Quản lý chung của Công ty.

Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Công ty. Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được Công ty phê duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công & cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với Chủ đầu tư & Tư  vấn thiết kế.

2.Tổ chức thi công ngoài hiện trường:

Ban chỉ huy công trường: Gồm có Cán bộ của Công ty & các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình.

          Chỉ huy trưởng công trường: Đại diện cho nhà thầu ở công trường, có trách nhiệm điều hành toàn bộ dự án – điều tiết các đơn vị thi công về tiến độ, quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công.

Bộ phận vật tư : Bộ phận vật tư cho dự án này là rất quan trọng, bởi dự án có nhiều chủng loại vật tư . Bộ phận này đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ chính của cơ quan cung ứng vật tư là đặt và nhận hàng như: (Các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, các chi tiết, cấu kiện, trang thiết bị phục vụ thi công công trình). Sau đó căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang thiết bị cho việc thi công (Đáp ứng theo bản tiến độ cung cấp vật tư và thiết bị cho công trình).

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Gồm 2 kĩ sư có kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách khi công trình lên cao sẽ có 1 người phụ trách ở trên và 1 người chịu trách nhiệm tổng thể đều  có thâm niên nhiều năm thi công công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc. Chỉ đạo thi công hạng mục của mình. Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng, chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc thi công như: Thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật v.v… thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình.ngoài ra còn có các 3 kĩ thuật viên phụ trách chi tiết công việc

Đội ngũ công nhân: Các đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công xây dựng công trình như: Các đội thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ côp pha, thợ xây, thợ trang trí nội thất, thợ điện, thợ nước… Trong mỗi giai đoạn, được điều đến công trường để kịp tiến độ thi công.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG CỦA NHÀ THẦU

3. Bố trí tổng mặt bằng thi công:

Bố trí tổng mặt bằng thi công dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh.

Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công cốp pha, cốt thép, các kho xi măng, cốt thép, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên(Xem bố trí trên tổng mặt bằng xây dựng).

Vị trí đặt máy móc thiết bị:Vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn vữa phải phù hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ ràng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển.

Bãi để cát đá, sỏi, gạch:Vị trí các bãi cát, đá, sỏi là cơ động trong quá trình thi công nhằm giảm khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển.

Bãi gia công cốp pha, cốt thép: Cốp pha được dùng là cốp pha thép kết hợp cốp pha gỗ. Các bãi này được tôn cao hơn xung quanh 10-15cm, rải 1 lớp đá mạt cho sach sẽ, thoát nước. Tại các bãi này cốp pha gỗ được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Cốp pha thép được kiểm tra làm sạch, nắn thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Bãi gia công cốt thép được làm lán che mưa hoặc có bạt che khi trời mưa.

Kho tàng: Dùng để chứa xi măng, vật tư qúy hiếm, phụ gia. Các kho này được bố trí ở các khu đất trống sao cho thuận tiện cho việc xuất vật tư cho thi công, chúng có cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.

Nhà ban chỉ huy công trường: Được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.

Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Được bố trí xung quanh công trường ở các khu đất trống, các nhà này bố trí sao cho an toàn ít bị ảnh hưởng quá trình thi công, cấu tạo từ nhà khung thép hoặc gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.Do công trình nằm ở vị trí chật hẹp nên trên công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu đất khác.

Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư, cơ quan chức năng sở tại để xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện). Dây điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện đến cầu dao tổng đặt tại phòng trực là loại dây cáp mềm bọc cao su có kích thước 3×16+1×10. Dây dẫn từ cầu dao tổng đến các phụ tải như máy trộn bê tông, thăng tải ….là loại cáp mềm bọc cao su có kích thước 3×10+1×6. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn sâu ít nhất 0,7m. Ngoài ra còn bố trí 03 máy phát điện dự phòng 250kVA phục vụ cho thi công khi mất điện.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại nhà trực công trường có lắp aptômát để ngắt điện khi bị chập, quá tải.

Nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để xin cấp nước thi công. Nước được lấy từ nguồn nước gần công công trường , đầu họng nước nhà thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng. Nước từ nguồn cấp được dẫn đến chứa tại các bể chứa tạm trên công trường.Trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt có sẵn tại công trường không đủ để phục vụ thi công, chúng tôi tiến hành khoan giếng, xây dựng bể lọc nước, dàn mưa, tiến hành kiểm định chất lượng nước đảm bảo các quy định về nước thi công theo qui phạm.

Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và nước dư trong quá trình thi công (nước ngâm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu về ga và thoát vào mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm. Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt và thi công được thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh chung và mỹ quan khu vực công trường.

3. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

3.1) Vật liệu đưa công trình

Các vật tư đưa vào công trình phải có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và TCVN. Trước khi đưa vào công trình phải trình mẫu cho cán bộ Tư vấn giám sát, cán bộ chủ đầu tư để xét duyệt.

Một số loại vật tư chủ yếu dự kiến dùng cho công trình:

< >Cát: sông Hồng ,sông lô.Đá: 1×2 đạt tiêu chuẩn quy định.Xi măng: Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Nghi Sơn..Cốt thép : Thép Thái Nguyên hoặc loại tương đương trở lên.CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM CỦA VIỆT NAM MÀ CHÚNG TÔI CAM KẾT ÁP DỤNG KHI THI CÔNG DỰ ÁN NÀY:

 

 

TỔ CHỨC THI CÔNG

TCVN 4055 :1985

NGIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

TCVN 4091 :1985

CỌC –PHƯƠNG  PHAP THÍ NGHIỆM BẰNG TẢI TRỌNG ÉP DỌC TRỤC

TCXD 269 : 2002

THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC BÊ TÔNG NỀN MÓNG

TCVN 79     :1980

KẾT CẤU GẠCH ĐÁ, QUI PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 4085 :1985

GẠCH ỐP LÁT – YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 4055 :1985

KẾT CẤU BÊ TỐNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI

TCVN 6414 :1998

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG

TCVN 5674 :1992

BÊ TÔNG, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN

TCVN 5440 :1991

XI MĂNG POÓCLĂNG

TCVN 2682 :1992

XI MĂNG – CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

TCVN   139 :1991

CÁT XÂY DỰNG, YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 1770 :1986

ĐÁ DĂM, SỎI DÙNG TRONG XÂY DỰNG, YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 1771 :1987

BÊ TÔNG NẶNG-YÊU CẦU BẢO DƯỠNG ẨM

TCVN 5592 :1991

VỮA XÂY DỰNG, YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCVN 4314 :1986

HƯỚNG DẪN PHA TRỘN VÀ SỬ DỤNG VỮA XÂY DỰNG

TCVN 4459 :1987

HỆ THỐNG CẤP NƯỚC BÊN TRONG, QUI PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 4519 :1988

HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ

TCVN 4125 :1985

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC VỀ GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ

TCVN 1231 :1979

HỆ THỐNG TIÊU AN TOÀN LAO ĐỘNG

TCVN 2287 :1978

KẾT CẤU THÉP GIA CÔNG LẮP RÁP VÀ NGHIỆM THU-YÊU CẦU KỸ THUẬT

TCXD   170 : 1989

3.3) Qui trình thực hiện, kiểm tra từng công việc

Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai sót, nhà thầu đề ra Qui trình thực hiện, kiêm tra từng công việc như sau:

< >Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển khai thi công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót, bất hợp lý hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên Ban chỉ huy công trường Công ty để giải quyết.Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển khai chi tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng sử lý các sai sót và trình duyệt với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát để xem xét giải quyết. Các loại vật tư đưa vào thi công (đặc biệt là vật tư quí hiếm) cũng phải trình duyệt.Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển khai thi công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật bên A, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế.Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ. Nội dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của cốp pha, vị trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu cho bê tông, nước thi công, các chhi tiết chôn sẵn.Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát.Dùng các khối bêtông có kích thước 1.0 ´ 1.0 ´ 2.0 (m) có trọng lượng 5 (T) làm đối trọng, mỗi bên dàn ép đặt 9 khối bêtông có tổng trọng lượng là 45 (T)- Đặc biệt khi ép cọc trục 1 của  công trình do vướng bờ tường của công trình bên cạnh nên không thể chất tải đối xứng trên dàn ép mà ta phải chất tải bất đối xứng nên có điều kiện dự phòng số khối bê tông có thể nhiều hơn so với tính toán.

 

2.2.Công tác chuẩn bị:

      Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.

Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm

2.3.Trình tự thi công.

        Quá trình ép cọc trong hố móng gồm các bước sau:

a.Chuẩn bị:

– Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng.

-Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót  xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang trong suốt quá trình ép cọc.

-Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.

-Chất đối trọng lên khung đế.

-Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.

b. Quá trình thi công ép cọc:

Bước 1: Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng.

Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của  toàn bộ cọc do đó đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C1 trùng ví đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm.

Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.. Nếu  máy không có thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng.

Khi 2 mặt masát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s.

Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.

Bước2:Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế  (ép đoạn cọc trung gian C2):

Khi đã ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian C2 .

Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng.

Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn.

Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C2 trùng với trục kích và đường trục C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1 %.Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc bằng ni vô .Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4 KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế.

Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.

Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.

Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2 cm/s.

Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn ( hoặc phải kiểm tra dị vật để xử lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.

Trong quá trình ép cọc, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá  trình gia tăng lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng  lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép .Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên,cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.

  Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc :

< >Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không khít phải có biện pháp làm khít.Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.Ngày đúc cọc . Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc . Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc .Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.áp lực dừng ép cọc.Loại đệm đầu cọc. Trình tự ép cọc trong nhóm. Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ nghiêng.Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.          * Trên đây là toàn bộ kĩ thuật ép cọc cho phần cọc thí nghiệm cũng như thi công cọc đại trà.lưu ý phần cọc thí nghiệm phải tiến hành theo đúng tiêu chuẩn cọc thí nghiêm như thiết kế quy định và TCXD 269-2002 .Sau khi cọc thí nghiệm đạt tiêu chuẩn thiết kế và được đơn vị tư vấn thiết kế giám sát cho phép thì mới tiến hành thi công cọc đại trà.

3. Biện pháp thi công đào đất, lấp đất hố móng

a.Công tác đào đất hố móng:

Do thiết kế toàn bộ móng của các hạng mục công trình là móng cọc ép, cốt nền đặt móng – 1,75m,  khối lượng đào đất lớn, nền nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa thủ công. Đất đào 1 phần được vận chuyển ra khỏi côngtrường đổ về bãi thải, một phần để lại xung quanh hố móng và các khu đất chưa khởi công để sau này lấp đất hố móng, tôn nền.

Máy đào sẽ đào đến cách cao độ thiết kế của hố móng (các đầu cọc) khoảng 50 cm thì dừng lại và cho thủ công sửa đến cao độ thiết kế .

Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở

Trong quá trình thi công luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.

b.Công tác lấp đất hố móng:

Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng đã được nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng bằng máy kết hợp với thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc Mikasa đến độ chặt thiết kế.

Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20-25cm, đầm chặt bằng máy đầm cóc đến độ chặt ,kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.

4. Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.

Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.

Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha:

Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

Lắp đặt ván khuôn móng cột.

– Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép

– Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn  .

– Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể .

– Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để gia cường.

– Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .

 Ván khuôn cột. 

– Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.

– Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

– Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

– Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm .

– Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

* Cách lắp ghép :

-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .

– Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ .

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.

– Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.

– Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

Ván khuôn dầm.

Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau :

– Xác định tim dầm .

– Rải ván lót để đặt chân cột .

– Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm .

– Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng

các giằng .

– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông .

– Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế .

 Ván khuôn sàn .

– Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.

– Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:

– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.

– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính,  kiểm tra vệ sinh cốp pha.

Công tác tháo dỡ ván khuôn:

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm2.

Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

-Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông

-Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.

5. Biện phápthi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép.

  a . Các yêu cầu của kỹ thuật.

Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

-Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ

-Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giơi  hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.

-Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng

-Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.

b . Gia công cốt thép .

– Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép (với D =< 16) với D>= D16 thì dùng máy nắn cốt thép.

– Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.

– Với các thép D<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép D> 20 thì dùng máy để cắt.

– Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế ( với thép D <12 thì uốn bằng tay, D>= 12 thì uốn bằng máy).

c . Bảo quản cốt thép sau khi gia công .

– Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng .

– Các đống được để  ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m.

d . Lắp dựng cốt thép .

Quy định chung :

-Thép đến hiện trường không bị cong vênh.

-Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.

– Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.

– Lắp đặt phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ ( dùng các con kê bằng BT ).

– Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép ( dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá).

– Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch vị trí.

e. Lắp đặt cốt thép một số kết cấu cụ thể :

e.1 . Móng độc lập :

    Lắp thép đế móng,đế đài cọc ,đế dầm móng :

– Xác định trục, tâm móng, cao độ đặt lưới thép ở đế móng.

– Lắp lưới thép đế móng có thể gia công sẵn hoặc lắp buộc tại hố móng. Lưới thép được đặt trên các con kê để  đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.

   Lắp thép cổ móng .

– Xếp các thanh thép lên khung gỗ.

– Lồng cốt đai vào các thép đứng, các mối nối cốt đai phải so le không nằm trên cùng 1 thanh thép chịu lực.

– Buộc thép đai vào thép đứng.

– Cố định thép, có thể dùng gỗ đặt ngang qua hố móng.

  e.2 . Dựng buộc cốt thép cột :

– Kiểm tra vị trí cột .

– Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.

– Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế. Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.

  e.3 . Cốt thép dầm .

– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép .

– Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất .

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.

– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra .

g . Kiểm tra nghiệm thu cốt thép.

-Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau :

– Hình dáng kích thước, quy cách.

– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.

– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.

– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.

  6.Biện pháp, thi công bê tông.

-Bê tông dùng cho công trình là bê tông được trộn bằng máy đổ băng thủ công vận chuyển lên các tầng nhà bằng xe cải tiến và vận thăng.

Sau đây trình bày cho công tác bê tông trộn tại hiện trường .

  a . Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông.

  a.1. Vật liệu .

Đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu chưa có tại chỗ phải có kế hoạch cung ứng kịp thời để đảm bảo thi công liên tục.

         Xi măng: Chủng loại xi măng và mác ximăng sử dụng phải phù hợp với thiết kế và các điều kiện, tính chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình.

Việc bảo quản và vận chuyển ximăng phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 2682: 1992-Ximăng pooclăng

        Cát: Cát dùng để làm bê tông nặng phải thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN1770:1986-Cát xây dựng-yêu cầu kỹ thuật

Bãi chứa cát phải khô rác, đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.

         Đá, sỏi: Cốt liệu lớn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 1771-1986, ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu:

-Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dầy bản; không lớn hơn3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 bề dầy nhỏ nhất của kết cấu công trình

-Khi đổ bê tông bằng vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ nhất của đường kính ống.

   Nước: Nước dùng cho trôn và bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 4506: 1987 “Nước cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật”.

Các nguồn nước uống được đều có thể trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.

    a.2. Vệ sinh ô đổ :

– Kiểm tra lần cuối kích thước các bộ phận .

– Dọn sạch sẽ rác bẩn trong ô đổ, các chỗ không bằng phẳng thì phải san sửa lại cho phẳng.

– Với các ô đổ lam nham thì dùng nước rửa sạch (nhưng không để nước đọng lại trên bề mặt).

 a.3 . Kiểm tra ván khuôn cốt thép.

(Xem công tác ván khuôn cốt thép).

   a.4 . Chuẩn bị máy móc nhân lực, điện, nước .

– Kiểm tra lại các thiết bị thi công (máy trộn, máy đầm, thiết bị vận chuyển …).

– Chuẩn bị đường vận chuyển, điện, nước, bố trí đủ nhân lực.

   b . Trộn và vận chuyển vật liệu.

   b.1. Yêu cầu đối với vữa bê tông :

Vữa phải được trộn đều đồng nhất, có độ sụt hình côn thích hợp cho từng kết cấu, từng phương pháp trộn, có thời gian ninh kết > thời gian trộn + thời gian vận chuyển + thời gian thi công .

b.2 . Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường :

Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông 500lít đặt tại hiện trường.

Cấp phối (Xi măng, cát, đá ) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều (khoảng 2,5 phút với máy trôn 500lít)

    Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn: Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.

Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.

b.3. Vận chuyển vật liệu :

–  Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít.

– Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận  chuyển.

– Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.

c . Đổ bê tông :

-Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác .

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.

– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

– Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.

– Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có  đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

– Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí

Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

d. Đầm bê tông :

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s

Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

e. Bảo dưỡng bê tông :

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước  đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường.Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

g . Đổ bê tông một số kết cấu cụ thể :

   Đổ bê tông cột :

– Dùng máng tôn đưa bê tông vào khối đổ qua các cửa sổ.

– Chiều cao rơi tự  do của bê tông không quá 2m để bê tông không bi phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc , khi đầm không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến cử sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.

– Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 – 20 cm.

   Đổ bê tông sàn :

– Bê tông được lên bằng vận thăng chuyển ra sàn bằng xe cải tiến, xe cút kít.

– Đầm bê tông bằng đầm dùi kết hợp đầm mặt. Đầm dùi để đầm kết cấu dầm, đầm mặt để đầm bản sàn.

Đổ bê tông móng :

– Bê tông được đổ trực tiếp vào khối đổ hoặc qua máng .

– Đầm bê tông bằng đầm dùi.

7. Biện pháp thi công xây.

1. Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây.

a. Vữa xây.

– Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.

– Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.

– Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.

– Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.

– Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.

b. Khối xây.

– Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).

– Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.

– Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo theo quy phạm.

2. Biện pháp thi công.

a. Chuẩn bị mặt bằng.

– Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây

– Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn.

– Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).

– Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra.

– Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây khối lượng lớn.

– Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.

b. Phương pháp trộn vữa.

– Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng hoặc cấp phối để tính được Ban quản lý công trình đồng ý và giám sát.

– Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để xây.

c. Trình tự thi công.

– Làm sạch bề mặt.

– Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .

– Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

– Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

– Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.

8 .Biện pháp thi công lát nền, láng.

8.1) Công tác Lát nền

1. Yêu cầu kỹ thuật :

– Vật liệu lát bằng gạch Ceramic 300×300 cho các phòng, gạch chống trơn 200 x 200  cho khu vệ sinh là loại gạch lát cao cấp, yêu cầu kỹ thuật như sau:

a. Sai số cho phép

– Cao độ theo phương ngang trên bề mặt sai số cho phép 2 ~ 3 mm.

– Không nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt lát phải phẳng không gồ ghề lồi lõm cục bộ, kiểm tra bằng thước nhôm có chiều dài 2m, khe hở giữa mặt lát và thước không vượt quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng yêu cầu thiét kế, kiểm tra độ dốc bằng ni vô, đổ nước thử hay cho lăn viên bi thép 10mm nếu có chỗ lõm tạo vũng đọng nước phải bóc lên lát lại.

b. Hoàn thiện

– Màu sắc và men gạch theo như bản vẽ.  Các viên gạch lát phải vuông vắn, không cong vênh, sứt góc, không có các khuyết tật khác trên bề mặt, những viên gạch lẻ  bị chặt thì cạnh chặt phải được mài phẳng. Chiều dày của lớp vữa xi măng lót không được quá 15mm, mạch gạch lát sàn : 1.5 mm và được chèn đầy bằng xi măng nguyên chất hoà với nước ( hồ nhão ).

2. Biện pháp thi công

a. Chuẩn bị mặt bằng

– Dọn dẹp vệ sinh mặt nền, tưới nước mặt nền.

– Chuẩn bị máy móc phục vụ thi công.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa.

– ở những vị trí có yêu cầu về chống thấm nước như khu vệ sinh trước khi lát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các lớp vữa lót.

b. Trình tự thi công

– Theo bản vẽ các đường lưới mực sẽ được đánh trên mặt sàn, trắc đạc cung cấp đường vuông góc cho mạch gạch trung tâm.

– Trắc đạc sẽ đánh cốt + 600 mm trên mặt tường bao.

– Mặt phẳng vữa lót sẽ được triển khai trước với cao độ tương đối chính xác cho công tác lát gạch theo như bản vẽ thiết kế.

– Hàng gạch triển khai đầu tiên bắt đầu tại vị trí đường mực cho vuông góc và dây căng sẽ định vị đúng trên sàn. Mạch gạch thẳng hay cong sẽ được kiểm tra chặt chẽ cả hai phía.

– Cao độ sẽ cố định theo đúng bản vẽ, cùng với việc dùng dây căng định vị hai đầu trên tường và dùng thước đo xuống.

– Sau khi đã chắc chắn các bước trên hàng gạch bắt đầu triển khai theo hai cách. Cao độ và độ phẳng của mạch kiểm tra thường xuyên bằng dây căng và thước cũng như về chất lượng sản phẩm.

– Sau khi công việc kết thúc, kỹ sư sẽ kiểm tra và nếu cần thiết sẽ có chỉ dẫn để sửa chữa.

c. Phương pháp làm mạch gạch

– Mạch gạch chèn với vữa xi măng trắng ( đã được chấp thuận, XM trắng + nước).

– Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm lên mạch gạch lát làm bong gạch.

– Mặt sàn được lau sạch và bảo dưỡng bằng nước.

– Hồ xi măng lấp kín mạch gạch theo đúng quy cách và dùng giẻ lau cao su hay các dụng cụ có sẵn.

– Sau thời gian ngắn, vữa làm mạch gạch sẽ được lau sạch bằng giẻ hay miếng xốp,  cho mạch sắc gọn không để xi măng bám dính nếu cần thiết mạch gạch có thể sửa lại.

– Cuối cùng lau sạch lại toàn bộ bề mặt đúng như yêu cầu hoàn thiện.

– Sau khi hoàn tất, kỹ sư nghiệm thu và sửa lại nếu cần thiết. Sau đó mời bên giám sát nghiệm thu và ký.

8.2) Công tác láng

Làm sạch bề mặt lớp láng, những nơi vữa khó bám phải đánh sờm bề mặt và tưới nước xi măng. Lấy cốt cao độ và đắp mốc nơi nào cần độ dốc phải tuân thủ theo thiết kế. Thường xuyên dùng thước tầm 3m và nivô kiểm tra độ ngang bằng và độ dốc theo chỉ dẫn thiết kế của lớp láng. Đảm bảo độ dốc thoát nước theo thiết kế. Sau khi láng xong 1 ngày phải bảo dưỡng lớp láng bằng bao tải ẩm, không được để cho nước chảy qua mặt láng, sau ít nhất 3 ngày mới được đi lại trên mặt lớp láng.

9. Công tác trát, ốp 

9.1Công tác trát 

Nhiệm vụ của lớp trát là bảo vệ tường tránh khỏi các tác động của môi trường bên ngoài. Ngoài ra còn làm tăng tiện nghi và vẻ đẹp của công trình. Yêu cầu của lớp trát là vữa phải bám chắc lấy tường, cột. Lớp trát phải phẳng, thẳng, và bề mặt phải nhẵn. Trước khi trát phải vệ sinh bề mặt tường sau đó tưới nước vừa đủ độ ẩm. Trên mặt phẳng của tường đắp các cữ mốc khoảng cách giữa các cữ mốc từ 1,5 đến 1,8m tuỳ theo bức tường rộng hẹp.Thước tầm 2m của thợ phải được tỳ lên hai cữ để gióng độ phẳng của tường. Những chỗ lõm cần được mạng vữa lên trước để tạo độ bằng phẳng nhất định. Nếu trát dầy hơn 1cm cần phải trát làm nhiều lớp, lớp trước khô xe mặt mới trát lớp sau. Sau khi mạng vữa lên tường cần dùng bàn xoa để xoa cho nhẵn. Chỗ giáp lai giữa hai lần trát rất rễ bị cộm cần phái chú ý đặc biệt. Trát những trụ cột độc lập cần chú ý đến bề rộng của đỉnh cột và chân cột, yêu cầu phải bằng nhau tránh hiện tượng trên to dưới nhỏ làm cho cột mất đi vẻ vững trãi của nó. Việc trát tường được tiến hành khi khối xâyđã đủ độ co ngót để tránh hiện tượng tường xuất hiện vết nứt ngang theo các mạch vữa. ở những nơi thường tiếp xúc với nước cần trát bằng vữa xi măng. Nếu có yêu cầu thì phải đánh màu xi măng, dùng xi măng nguyên chất hoà với nước thành dung dịch lỏng quyét lên bề mặt tường sau đó dùng bay miết bóng. Thời điểm tốt nhất để đánh màu là khi lớp vữa trát còn ẩm. sau khi đánh màu xong khoảng bốn tiếng thì bảo dưỡng thường xuyên.

9.2 công tác ốp

Trước khi ốp phải trát một lớp vữa xi măng cát  tỷ lệ 1:3 theo thể tích. Các viên gạch loại nhỏ gắn trực tiếp lên tường, nếu nặng hơn phải có móc sắt để neo vào tường.Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch ốp chặt vào tường, mạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ. Khi ốp thì ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì dùng thước tầm để kiểm tra nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng. Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang. ốp xong cả mạch hoà nước xi măng lau mạch. Sau khi ốp xong phải nương nhẹ mặt ốp khoảng 10 ngày cho mặt ốp thật rắn, lấy khăn lau bóng mặt, dùng thanh tre vót bẹt lấy cật để cào những vết vữa bám trên tường.

10. Thi công hệ thống cấp thoát nước.

– Việc lắp đặt các đường ống, phụ kiện, máy bơm phải tuân theo các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế và tuân theo quy phạm TCVN 4513 – 1988

Hệ thống cấp thoát nước sử dụng theo đúng thiết kế và TCVN 4519/1998.

– Ống chôn trong sàn, tường phải có độ dốc đạt yêu  cầu sử dụng và phải được cố định, ống chôn dưới đất phải được đặt trong đệm cát.

– Trước khi lắp ống phải được nghiệm thu bằng văn bản theo yêu cầu sau:

+ Cao độ lắp đặt, độ dốc thiết kế.

+ Độ kín nước.

+ Áp lực thử tải cho hệ thống cấp nước là 0,5kg/cm2, thời gian thử tải là 10 phút.

–  Lắp đặt các thiết bị vệ sinh ( theo yêu cầu thiết kế).

– Khi lắp đặt các đường ống sẽ tiến hành cùng với công tác xây dựng. Các đầu ống được che đậy chắc chắn tránh đầu ống bị hư hỏng và các vật liệu khác rơi vào  làm tắc hoặc vỡ ống.

– Trước khi thực hiện việc che phủ các ống ngầm phải được kiểm tra giám sát của bên Chủ đầu tư.

– Các thiết bị được lắp đặt sau khi đã thực hiện xong công tác hoàn thiện.

– Công tác lắp đặt ccác đường ống thoát nước, mương thoát nước sao cho đủ độ dốc tự chảy.

– Các vị trí đường ống xuyên qua sàn được xác định và chờ sẵn trước khi đổ bê tông. Các mỗi tiếp giáp giữa đường ống và bê tông phải được sử lý kỹ càng.

– Các hệ thống cấp thoát nước trước khi đưa vào sử dụng phải được thử áp lực.

– Thoát nước mái: Phần ống tiếp giáp với sênô phải được chèn kỹ bằng ống sành. ống nhựa có phễu thu được lồng ra phía ngoài và được cố định vào tường.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu chèn trực tiếp ống nhựa vào điểm thu nước của sê nô mái rất hay bị thấm, vì hai độ vật liệu có độ co dãn khác nhau lớn, dễ bị sinh vết nứt giữa hai mặt tiếp xúc khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

11. thi công hệ thống điện

Công tác lắp đặt điện được tiến hành 2 bước:

Bước 1: Tiến hành trước công tác hoàn thiện, lắp đặt các loại dây dẫn, các đế âm tường của ổ cắm, công tắc,ổ chia nhánh…

Các loại dây dẫn phải đúng chủng loại chào thầu, kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành lắp đặt.

Các loại dây dẫn chủ được phép nối tại các vị trí ổ cắm, ổ chia nhánh … và được cuốn kỹ bằng băng dính cách điện.

Bước 2: Tiến hành sau công tác hoàn thiện, lắp đặt các nắp ổ cắm công tắc, ổ chia nhánh và các thiết bị khác. Các thiết bị đều được kiểm tra trước khi lắp đặt.

Một số điểm cần chú ý khi lắp thiết bị điện :

Cần phải bắt đầu công tác này ngay từ khi bắt đầu thi công thô để đặt chi tiết chờ đúng vị trí hạn chế việc đục phá bê tông khi lắp đặt.

Sau khi lắp đặt các thiết bị dưới sàn phải kiểm tra kỹ các mối chắp vá, nối, tránh hiện tượng thấm, ngấm. Nếu có hiện tượng ngấm phải xử lý ngay bằng cách láng chống thấm, ngâm nước xi măng đúng quy trình cho đến hết thấm mới được thi công thép.

12 . Thi công hệ thống chống sét

    Hệ thống chống sét đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngôi nhà, đặc biệt là nhà cao tầng nó bảo vệ cho công trình, thiết bị, con người trong ngôi nhà tránh được tác động của thiên nhiên.

– Hệ thống kim thu sét phải đúng tiêu chuẩn của kim thu sét khoảng cách các kim trên mái đặt theo đúng thiết kế. Kim được cố định chắc chắn vào mái nhà.

– Các dây nối tiếp đất là các dây thép phi 12 phải được hàn nối đúng kĩ thuật và được kiểm tra kĩ lưỡng, liên kết các bật thép vào tường theo thiết kế.

– Hệ thống tiếp đất quyết định đến tính chất của hệ thống chống sét. Nên các cọc thép tiếp đất phải và dây thép chôn dưới mương phải đúng độ sâu thiết kế. Khi thi công phải kiểm tra bằng đồng hồ đo điện trở của đất và đạt được điện trở theo thiết kế yêu cầu.

– Các công tác hoàn thiện khác : Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy, lắp cửa nhôm kính, vách ngăn, đổ bê tông nền hè theo đúng bản vẽ thiết kế.

13. thi công phá dỡ giải phóng mặt bằng

Tất cả các công trình cũ nằm trên khu vực thi công nhà 5 tầng cần phá dỡ đều là đều là công trình cũ hỏng một  số là nhà cấp 4 mái lợp ngói và tôn. Một số  là nhà mái  bằng sàn mái là bê tông cốt thép đã thấm  dột suống cấp cần phá  bỏ. Biện pháp phá dỡ cụ chi tiết như sau:

13 . 1 biện pháp phá dỡ các nhà cấp 4

          Vì toàn bộ hệ thống mái và ngói lợp đã hư hỏng nên không còn vật liệu nào có thể tận dụng được. Tiến hành tháo dỡ đến đâu các vật liệu thải được cho lên xe tải có bạt che phủ đổ ra bãi thải của thành phố.

Tiến hành tháo dỡ bằng thủ công. Công nhân tiến hành tháo từng bộ phận của mái từ trên xuống dưới, các kết cấu lớn như xà gồ, vì kèo… được treo buộc cẩn thận và hạ  từ từ xuống mặt đất. Do các kết cấu đã mục nát nên cần chú ý đến công tác an toàn cho công nhân, không đi lại trên các kết cấu nếu không biết chúng có chắc chắn không. Toàn bộ thao tác phá dỡ của công nhân ở trên cao được thực hiện trên sàn công tác là hệ thống giáo thép và có dây an toàn.

Các bức tường thấp  và nhỏ nên được tiến hành đập phá bằng thủ công.công nhân dùng dụng  cụ cầm tay như búa phá dùng máy nén khí, búa tạ để phá dỡ.

13.2 Biện pháp phá  dỡ các nhà  mái bằng khu vệ sinh bể nước.

Đối với nhà mái bê tông cốt thép, dùng máy khoan hơi, máy khoan điện để đục phá các lớp bê tông thành từng ô sau đó dùng máy cắt cắt cốt thép thành từng đoạn để dễ vận chuyển.Lưu ý  các dầm chính chịu lực của kết cấu mái sẽ được phá sau khi các ô sàn đã được phá song theo đúng  trình tự.

Toàn bộ phần móng của các công trình và  phần bể ngầm sẽ được phá dỡ bằng máy xúc gầu nghịch máy sẽ bóc các lớp móng lên đổ lên ô tô vận chuyển .

V. BIỆN PHÁP AN TOÀN, AN NINH TRẬT TỰ, MÔI TRƯỜNG, CỨU   HOẢ

1. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG AN NINH TRẬT TỰ

a. Biện pháp chống bụi khi thi công

– Đây là công trình có cả phần phá dỡ công trình cũ nên biện pháp chống bụi khi thi công là rất quan trọng. Dùng vải bạt che xung quanh, những phần việc mang tính chất đập phá cần thường xuyên phun nước để chống bụi. Phế thải, vật tư khi vận chuyển đến, đi bằng ô tô đều phủ kín bạt. Mọi rơi vãi trên đường trong công trình đều được vệ sinh ngay trong ngày làm việc.

– Thường xuyên vệ sinh trên công trường. trong điều kiện thời tiết khô hanh phải dùng biện pháp phun nước để chống bụi.

– Khi trở vật liệu rời như cát, đá, sỏi,…phải có bật che phủ.

– Tập kết vật liệu đúng nơi cho phép, tập kết gọn, có bạt che phủ.

b. Vệ sinh ăn  ở cho công nhân tại công trường

– Khu vực lán trại ở phải thường xuyên quét dọn, có rãnh thoát nước xung quanh lán. Bếp nấu sạch có lưới chống ruồi.

– Nhà vệ sinh bố trí ở nơi xa khu ở, cuối hướng gió và vệ sinh hàng ngày.

– Rác thải trong sinh hoạt được tập trung vào một chỗ sau đó đổ đúng nơi quy định

c. Biện pháp sử lý chất thải, nước thải

– Toàn bộ phế thải được thu dọn ngay nếu điều kiện cho phép, trong trường hợp chỉ cho phép đổ vào giờ quy định thì phải thu gọn không để bừa bãi.

– Đối với nước thải làm các hệ thống rãnh để thoát nhanh chóng, tránh ứ đọng, tắc nghẽn làm ô nhiễm khu vực.

d. biện pháp đảm bảo an ninh trật tự công trường

–  Trước khi tiến hành thi công nhà thầu chúng tôi sẽ làm việc với công an Phường đăng kí tạm trú cho tất cả công nhân thi công trên công trường để tiện quản lí cho địa phương và tránh tình trạng các đối tượng xấu trà trộn vào công trường gây mất  trật tự công trường và khu vực xung quanh.

–  Cổng ra vào công trường có bố trí bảo vệ trực 24/24 đảm bảo chỉ những người có nhiệm vụ thi công mới được ra vào công trường.

– xung quanh công trường có  điện chiếu sáng bảo vệ vào ban  đêm.

– Trước khi tiến hành khởi công chúng tôi sẽ làm biển báo cho nhân dân trong khu vực biết được tên công trình quy mô tính chất công trình và những tác động khi thi công có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

2. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG

a. Đối với người lao động

Tất cả công nhân công ty được công ty phân công làm việc trong công trường đều có đủ điều kiện sau :

– Đủ tuổi theo quy định của nhà nước và là công nhân viên có ký hợp đồng lao động với công ty.

< >Có giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện để lao động.Có đủ chứng chỉ công nhân bậc thợ.

Trên đây là toàn bộ những biện pháp kĩ thuật và tổ chức thi công cơ bản nhất mà nhà thầu dự kiến áp  dụng trong quá trình thi công công trình. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ kĩ thuật, với tay nghề cao của công nhân, với những trang thiết bị hiện đại và khả năng hoàn thành công việc đã được kiểm qua các dự án trong nhiều năm qua. Chúng tôi khẳng định rằng nếu được chủ đầu tư lựa chọn và giao thầu, nhà thầu chúng tôi sẽ hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư một công trình đảm bảo về chất lượng, có tính mỹ thuật cao và bàn giao đúng tiến độ.

Câu hỏi : đơna giá thiết kế nhà xưởng

Mật khẩu: 10XX20X1 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thiết kế bản vẽ thi công cột anten 125m

Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo Thiết kế bản vẽ thi công cột anten 125m
BTS là một cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng nhằm tạo thông tin liên lạc không dây giữa các thiết bị thuê bao viễn thông và nhà điều hành mạng. Các thiết bị thuê bao có thể là điện thoại di động, thiết bị internet không dây trong khi các nhà điều hành mạng có thể là mạng di động GSM, CDMA hay hệ thống TDMA cơ bản.

Mặt bằng móng Cột Anten
Mặt bằng móng Cột Anten
Mặt bằng bố trí bu lông móng cột Anten
Mặt bằng bố trí bu lông móng cột Anten
Mặt đứng cột Anten
Mặt đứng cột Anten

Biện pháp thi công đường dây tải điện trên không điện áp 220 KV

ĐƯỜNG DÂY CAO THẾ: Có điện áp từ (110kV- 220 kV đến -500kV): Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn ghi ở biểu tại mục 4 của bài này. Các đường dây này thường sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện lắp trên các loại cột: Cột bê tông ly tâm; Cột tháp sắt…chiều cao trên 18m:
Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:
Với điện áp 500 kV khoảng 24 bát / chuỗi;
Với điện áp 220 kV từ (12-14) bát/chuỗi;
Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;
Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/chuỗi, có thể dùng sứ đứng
Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng.

Mật khẩu : Cuối bài viết

Đ­ỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG ( ĐDK )

ĐIỆN ÁP TỚI 220 KV.

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

9.1- Yêu cầu chung.

 

Khi xây lắp ĐDK điều kiện điện áp tới 220 KV nhất thiết tuân theo quy trình này. Hệ thống điện khí hoá giao thông và các dạng hệ thống điện chuyên dùng khác có qui trình và  chỉ dẫn riêng quy phạm riêng.

Những công việc xây lắp ĐDK phải thực hiện theo đúng thiết kế, theo tiêu chuẩn xây dựng Nhà n­ớc, quy phạm trang thiết bị điện ( QTĐ ) và quy phạm kỹ thuật an toàn hiện hành.

Những công việc phát sinh ngoài thiết kế, trong từng tr­ờng hợp cụ thể phải đ­ợc sự đồng ý của cơ quan thiết kế, cơ quan giao thầu ( Ban QLCT ) và cơ quan quản lý cấp trên.

Để thực hiện có hiệu quả những công việc chủ yếu của công trình Đ điều kiện, cơ quan xây lắp phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:

– Lập thiết kế tổ chức thi công ( TCTC ).

–  Chuẩn bị chu đáo vật t­, kỹ thuật và nhân lực.

– Nâng cao việc sử dụng  cơ giới khi thi công và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thi công.

– Nghiên cứu tổ chức thi công hợp lý.

Thiết kế tổ chức thi công ( TCTC ) ĐDK điều kiện từ 35 KV trở lên phải bao gồm các nội dung sau:

– Sơ đồ tổ chức thi công.

– Phân đoạn, tuyến thi công.

– Đặc điểm kỹ thuật công trình.

– Bảng tổng hợp khối l­ợng thi công chủ yếu.

– Biểu đồ tiến độ thi công.

– Các biện pháp thi công chủ yếu ( kèm theo các sơ đồ công nghệ thi công nh­ đào đúc móng, lắp ráp dựng cột, rải và căng dây v.v… ).

– Bố trí kho bãi để tiếp nhận và vận chuyển vật t­ và thiết bị ra tuyến.

– Phân bổ nhân lực theo nhu cầu tiến độ cho từng đoạn tuyến.

– Nhu cầu cung cấp xe máy, cấu kiện, vật liệu và phụ kiện mắc dây cho từng đoạn tuyến theo tiến độ.

– Tổ chức cơ sở gia công cơ khí và sửa chữa xe máy trên tuyến.

– Xây dựng các công trình phụ trợ tạm thời ( nhà cửa, điện n­ớc, thông tin liên lạc, kho bãi v.v… ).

– Biện pháp thi công đặc biệt cho các đoạn Đ điều kiện thi công bên cạnh đ­ờng dây đang mang điện, dựng cột và rải căng dây phải yêu cầu cắt điện, thi công những chỗ v­ợt đ­ờng dây điện lực 35 – 110 KV và đ­ờng sắt điện khí hoá, dịch chuyển các công trình xây dựng đã có ra khỏi hành lang an toàn của tuyến Đ DK.

– Những vấn đề an toàn cho công việc xây lắp chủ yếu:

Đối với ĐDK điện áp 35 KV nếu không có đặc điểm kỹ thuật phức tạp thì cho phép thực hiện đơn giản ngắn gọn, nh­ng phải có đầy đủ tài liệu cần thiết để tiến hành chỉ đạo tổ chức thi công có hiệu quả.

Cơ quan giao thầu ( Ban QLCT ) phải chuyển cho bên xây lắp những tài liệu sau đây:

– Đề án thiết kế đã đ­ợc duyệt ( bao gồm cả thiết kế tổ chức xây dựng công trình ).

– Giấy phép cấp đất xây dựng.

– Những tài liệu pháp lý đã đ­ợc thoả thuận thống nhất của các cơ quan có liên quan đến việc thi công công trình nh­:

+ Sự tr­ng dụng phần đất đ­ợc phép tiến hành thi công trên tuyến.

+ Đ­ợc phép làm việc ở những nơi có Đ điều kiện, đ­ờng dây thông tin, những đoạn đ­ờng sắt, đ­ờng ô tô cấp I đang khai thác và những nơi có công trình ngầm khác ( đ­ờng cáp điện lực, đ­ờng cáp thông tin, đ­ờng ống hơi, n­ớc, dầu v.v… )

+ Đ­ợc phép chặt cây phát tuyến và dịch chuyển công trình xây dựng trên phần đất đ­ợc tiến hành thi công.

Cơ quan giao thầu ( Ban QLCT ) phải giao tim mốc tuyến Đ DK cho bên xây lắp cùng với các tài liệu kỹ thuật về nền móng của tuyến không ít hơn 1 tháng tr­ớc khi thi công. Những công việc trắc đạc để thông tuyến và giác móng do bên xây lắp làm.

Ghi ký hiệu cọc tim mốc Đ DK phải dùng sơn. Cọc phải bố trí sao cho không gây trở ngại giao thông ở những nơi có khả năng h­ hỏng cọc phải đ­ợc bảo vệ.

Khi nhận cột điện bằng bê tông cốt thép phải kiểm tra nh­ sau:

– Lý lịch xuất x­ởng bao gồm: ngày chế tạo, ngày xuất x­ởng, mác bê tông và dạng cốt thép.

– Có ký hiệu cột viết bằng sơn, ở phần cột không sơn d­ới đất.

– Không có vết rỗ và vết trên bề mặt cột với kích th­ớc không quá 10 mm theo mọi phía. Các vết rỗ và vỡ nhỏ hơn 10 mm không đ­ợc nhiều hơn 2 trên 1 mét dài, các vết rỗ và vỡ này phải đ­ợc trát phẳng bằng vữa xi măng – cát cấp phối 1: 2.

Cột bê tông ly tâm không đ­ợc có nhiều hơn một vết nứt dọc cột với bề rộng tới 0,2mm trong cùng một mặt cắt, không đ­ợc có vết nứt ngang cột – với bề rộng qua 0,2 néu cột dùng cốt thép thanh và không đ­ợc 0,1 mm nếu cột đ­ợc dùng cốt thép nhiều sợi.

Số l­ợngvết nứt dọc có bề rộng tới 0,1 mm là ki hạn chế, các vết nứt có bề rộng từ 0,1 đến 0,2 mm phải đ­ợc phủ kín bảo vệ.

VIII-9. Khi nhận trụ móng và cọc móng bằng bê tông cốt thép phải kiểm tra nh­ sau:

– Lý lịch xuất x­ởng bao gồm: Ngày chế tạo, ngày xuất x­ởng, mác bê tông và dạng cốt thép.

– Ghi ký hiệu trụ móng và cột bằng sơn.

– Không đ­ợc có vết nứt và sứt vỡ ở mặt bê tông có bu lông néo.

Tất cả những chi tiết kim loại của cột gỗ và cột bê tông cốt thép phải sơn hoặc mạ chống gỉ theo quy định của thiết kế.

Kết cấu cột thép khi chế tạo, lắp ráp phải theo đúng thiết kế, ghi nhận kết cấu đó để đ­a vào xây lắp phải kiểm tra nh­ sau:

Lý lịch cột của nhà máy chế tạo đ­ợc chỉ rõ về kiểu cột, mã hiệu và chứng chỉ thép, mã hiệu que hàn, số thứ tự của từng bộ phận chi tiết cột, ngày tháng sản xuất.

Việc ghi số hiệu cột phải phù hợp với sơ đồ lắp ráp của nhà máy và bản vẽ thiết kế. Sơn hoặc mạ chống gỉ cho cột phải thực hiện tại nhà máy, và phù hợp với thiết kế.

Khi nhận cách điện và phụ kiện mắc dây phải kiể m tra nh­ sau:

– Phải có tài liệu kiểm tra chất l­ợng từng lô cách điện của nhà máy chế tạo. Trên bề mặt cách điện không đ­ợc có vết nứt, sứt mẻ, hỏng men và các khuyết tật khác. Các cách điện có những khuyết tật kể trên phải loạibỏ, phụ kiện mắc dây không đ­ợc có các vết nứt, rỗ. Đai ốc phải vặn ra lắp vào dễ dàng suốt chiều dài ren lớp bảo vệ không đ­ợc có khuyết tật. Tất cả các phụ kiện mắc dây đều phải có chứng chỉ kỹ thuật của nhà máy chế tạo.

Tất cả các kết cấu của cột thép, cột bê tông cốt thép, trụ móng và cột móng bê tông cốt thép để ở kho bãi phải có biện pháp bảo quản chất l­ợng tốt.

Trong tr­ờng hợp phải thi công bên cạnh đ­ờng dây đang mang điện, ở các khoảng v­ợt sông, v­ợt đ­ờng dây điện lực và thông tin, v­ợt đ­ờng sắt, đ­ờng bộ v.v… thì các bên giao thầu ( QLCT ) nhận thầu ( xây lắp ) và các cơ quan có liên quan phải lập các văn bản thoả thuận bao gồm nội dung sau:

– Ngày và giờ thi công, ngày và giờ cấm các tàu thuyề xe cộ hoạt động v.v… ngày và giờ tắt điện, biện pháp bảo vệ những công trình nằm kề Đ điều kiện để tránh h­ hỏng, biện pháp kỹ thuật an toàn cho từng phần việc thi công chủ yếu, họ tên ng­ời chỉ huy tthi công của bên cơ quan xây lắp. Họ tên ng­ời đại diện chp cơ quan giám sát, biện pháp tổ chức thực hiện các công việc cụ thể từ khởi công đến khi hoàn thành.

Khi xây lắp ĐDK ở vùng núi có địa hình phức tạp cũng nh­ khi xây lắp các khoảng v­ợt đặc biệt thì lúc bắt đầu các công việc cơ bản phải làm đ­ờng tạm để đảmbảo cung cấp vật t­, thiết bị và cơ giới thi công cho từng vị trí.

Công tác đào đúc móng, lắp dựng cột phải tiến hành theo sơ đồ công nghệ đã đ­ợc lập trong thiết kế tổ chức thi công. Đối với từng khoảng néo phải có sơ đồ công nghệ rải và căng dây cho phù hợp với địa hình cụ thể của từng khu vực.

9.2- Công tác vận chuyển.

Tr­ớc khi vận chuyển cột điện, các loại trụ móng và cọc móng bê tông cốt thép ra tuyến thi cơ quan xây lắp phải khảo sát tình trạng các tuyến đ­ờng cho phù hợp với ph­ơng tiện vận chuyển. Nếu trên tuyến đ­ờng đó cần phải cải tạo sửa chữa cầu, đ­ờng thì cơ quan thi công phải thoả thuận với cơ quan thiết kế để bổ sung dự toán.

Khi vận chuyển những cột có chiều dài lớn phải dùng xe kéo cột chuyên dùng và phải có biện pháp chằng buộc chắc chắn. Khi bốc rỡ cột lên xuống ph­ơng tiện vận tải phải dùng cẩu hoặc thiết bị t­ơng đ­ơng. Cấm bẩy cột gây nứt vỡ cột. Khi vận chuyển trụ móng và cọc móng bê tông cốt thép phải có biện pháp bảo vệ bu lông không bị h­ hỏng. Cấm dùng biện pháp bẩy lật cấu kiện để di chuyển trên mặt bằng.

Ru lô dây dẫn và dây chống sét khi vận chuyển phải luôn luôn ở t­ thế thẳng đứng ( t­ thế lăn ).

Cách điện khi vận chuyển phải đ­ợc bao gói trong thùng gỗ, tránh vận chuyển chung cách điện với các vật rắn, có khả năng va đập gây h­ hỏng.

9.3 – Phát tuyến.

Khi bắt đầu tổ chức công việc phát tuyến phải tuân theo những qui định đã nêu ở phần trên, ngoài ra phải có biện pháp kỹ thuật thi công và biện pháp an toàn đề phòng tránh tai nạn.

Gốc cây sau c­a cắt không đ­ợc cao trên mặt đất không quá 10 cm , đối với cây có đ­ờng kính tới 30 cm và không quá 1/3 đ­ờng kính của cây khi đ­ờng kính lớn hơn 30 cm và tại vị trí cột thì phải c­a cắt d­ới mặt đất.

Khi Tuyến ĐDK  qua rừng và cây xanh ( cây ăn quả ) không nhất thiết phải phát tuyến. Quy định khoảng cách từ dây dẫn có độ võng thấp nhất khi nhiệt độ cao nhất và bị gió thổi ngiêng lệch tới cây và không đ­ợc nhỏ hơn 1 m. Ngoài ra còn phải xem thêm quy phạm trang bị điện ( QTĐ).

Việc dọn sạch tuyến ĐDK để thi công là do cơ quan đảm nhận phát tuyến thực hiện. Không đ­ợc chặt các bụi cây ở vùng đất dễ bị sói lở trong thời gian m­a lũ, gặp tr­ờng hợp nh­ vậy phải thực hiện theo quy định của quy phạm trang bị điện ( QTĐ) về khoảng cách dây dẫn tới cây xanh.

Gỗ cây đ­ợc xếp đống trên tuyến trong thời gian thi công phải có biện pháp phòng chống cháy.

9.4 – Công tác làm móng.

Đào đất hố móng Đ DK phải thực hiện theo quy định về đào đất và sơ đồ công nghệ đ­ợc lập trong thiết kế tổ chức thi công. Tr­ớc khi đào phải giác móng chính xác.

Đáy hố móng sau khi đào phải dọn sạch sẽ, bằng phẳng, và phải kiểm tra độ cao t­ơng đối của đáy so với thiết kế. Sửa phẳng đáy hố móng bằng ph­ơng pháp xén phẳng đất để không làm h­ hỏng kết cấu nguyên thổ của đất đáy móng. Chỉ cho phép đắp đất làm phẳng mặt bằng đáy hố khi có độ chênh d­ới 100 mm và sau đó phải tiến hành đầm kỹ.

Đáy hố móng néo phải làm sạch và phẳng theo góc ngiêng quy định của thiết kế. Nếu sai về độ ngiêng thì không đ­ợc v­ợt quá 10%.

Hố hình trụ dùng cho cột ly tâm chôn trực tiếp phải đào bằngmáy khoan, tr­ờng hợp đào băng thủ công thì kích th­ớc hố móng và biện pháp gia cố phải theo đúng thiết kế quy định.

Cho phép dùng nổ mìn, ép đất tạo hố hình trụ đối với loại đất sét, á sét và đất dẻo. trong ph­ơng pháp nổ mìn này thì thuốc nổ đ­ợc tính toán định l­ợng phân bổ theo chiều sâu của lỗ khoan mồi có đ­ờng kính 70cm.

Khi tiến hành nổ mìn tạo hố móng kể trên phải đ­ợc phép của cơ quan chuyên môn ( công an ) và phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan đó.

Cho phép hoàn chỉnh hố móng, ở nơi đất đá bằng ph­ơng pháp nổ mìn, giới hạn an toàn của vùng nổ mìn phải tuân theo quy phạm an toàn về nổ mìn.

Công nhân viên làm việc nổ mìn phải đ­ợc sát hạch kiểm tra kỹ thuật đánh mìn và quy phạm an toàn về công tác nổ mìn, đồng thời phải có sổ nhật ký nổ mìn.

Chỉ cho phép nổ mìn khi trời sáng, cấm nổ mìn khi trời ch­a sáng rõ hoặc khi có giông bão. Công việc nổ mìn phải tiến hành cẩn trọng trong một ph­ơng án kỹ thuật chính xác và thống nhất d­ơí sự chỉ huy của một ng­ời chịu trách nhiệm chính.

Nếu trong hố móng có n­ớc tr­ớc khi lắp đặt móng hoặc đúc móng hay lấp đất hố móng phải tiến hành bơm n­ớc ra ngoài.

Độ sâu đáy hố móng phải theo đúng thiết kế. Tr­ờng hợp đào hố móng khó thực hiện độ sâu thiết kế thì phải đ­ợc c­ quan thiết kế đồng ý.

Khi thi công trụ móng và cọc móng bê tông cốt thép phải tuân theo quy phạm xây dựng nền và móng. Các mối hàn hoặc các liên kết của các trụ móng lắp ghép phải đ­ợc bảo vệ chống rỉ. Tr­ớc khi hàn phải cạo sạch rỉ ở các chi tiết hàn. Đối với móng bê tông cốt thép đúc sẵn nếu có bề dầy của lớp bê tông bảo vệ nhỏ hơn 30mm và tất cả các móng đặt ở môi tr­ờng xâm thực phải có biên pháp bảo vệ.

Môi tr­ờng xâm thực có tác hại tới bê tông phải đ­ợc cơ quan khảo sát thăm dò địa chất xác định bằng phân tích hoá học. Vị trí trên tuyến ĐDK  có môi tr­ờng xâm thực vị trí cột trên tuyến ĐDK  phải đ­ợc chỉ dẫn trong thiết kế.

Sau khi đúc móng hoặc lắp đặt móng đúng yêu cầu kỹ thuật và đúng thiết kế thì tiến hành lập văn bản nghiệm thu và lấp móng. Đất lấp móng phải phù hợp với thiết kế và đ­ợc đầm nén cẩn thận theo từng lớp.

D­ỡng để lắp đặt trụ móng lắp ghép chỉ đ­ợc tháo sau khi đã lấp đất đến độ cao 1/2 móng.

Chiều cao lấp đất au đầm nén còn phải tính tới khả năng lún của đất đắp.

Sai số cho phép trong lắp đặt móng và cọc móng lắp ghép phải thực hiện theo bảng VIII-1.

Bảng VIII-1

[sociallocker] [/sociallocker]
TT Tên gọi Sai số cho phép đối với cột
Không dây néo Có dây néo
1 Độ chênh lệc bằng phẳng đáy hố móng 10 mm 10 mm
2 Khoảng cách giã các trụ của các trụ móng trong mặt phẳng ± 20 mm ±50 mm
3 Chênh lệch cao trình phía trên mặt trụ móng 20 mm 20 mm
4 Góc nghiêng trục dọc của trụ móng 00, 30′ ± 1030′
5 Góc nghiêng của trục móng néo ± 2030′
6 Sự dịch chuyển trụ móng trong mặt phẳng 50 mm

 

Phải dùng những miếng đệm thép khi lắp ráp cột để chỉnh sự chênh lệch cao trình mặt trên trụ móng.

 

Khi đúc móng bê tông tại chỗ phải thực hiện theo qui phạm xây dựng kết cấu bê tông cốt thép.

Sai lệch kích th­ớc của bu lôngmóng chôn cột không đ­ợc v­ợt qua:

 

– Khoảngcách theo chiều ngang giữa các trụ bu lông chân cột là ± 10 mm.

– Chênh lệc độ cao trên đỉnh bu lông chân cột 20 mm

 

9.5 – Lắp ráp và dựng cột.

 

Mặt bằng lắp ráp ở mỗi vị trí cột phải đảm bảo thuận lợi cho việc thi công các chi tiết. Ngoài ra còn phải tính tới đ­ờng qua lại phục vụ lắp, dựng cột của các ph­ơng tiện cơ giới, vận tải. Lắp ráp cột phải tiến hành theo đúng trình tự và sơ đồ công nghệ đã đ­ợc lập trong thiết kế tổ chức thi công.

 

Lắp ráp cột gỗ phải phù hợp với bản vẽ thiết kế. Chất l­ợng liên kết bu lông lắp ráp cột phải đảm bảo theo yêu cầu sau:

 

Kích th­ớc quy cách bu lông, phải đúng thiết kế không cho phép lắp bu lông có đ­ờng kính nhỏ hơn vào lỗ liên kết không trùng tâm gi­ã hai chi tiết ghép. Bu lông phải đi suốt và chặt lỗ khoan. Liên kết bu lông thì trục phải thẳng góc với mặt phẳng liên kết và phần ren bu lông không  đ­ợc ăn sâu vào phía trong hơn 1 mm.

 

Đầu bu lông và đai ốc phải tiếp xúc chặt với mặt phẳng chi tiết liên kết và vòng đệm, phần nhô ra của bu lông không đ­ợc nhỏ hơn 40 mm và không lớn hơn 100 mm.

 

Đai ốc phải xiết chặt tới độ chối và phải phá ren có độ sâu không lớn hơn 3 mm hoặc phải xiết thêm một đai ốc chống tự tháo. Tại tất cả các đai ốc ở độ cao lớn 3 m kể từ mặt đất phải dùng ph­ơng pháp phá ren để chống tự tháo.

 

Vòng đệm phải đặt d­ới đai ốc từ 1 đên 2 cái. Cấm không đ­ợc sẻ rãnh d­ới vòng đệm. Tr­ờng hợp phẩn ren bu lông không đủ dài để xiết chặt liên kết bu lông thì cho phép đặt thêm một vòng đệm ở đầu bulông.

 

Tr­ớc khi dựng cột bê tông cốt thép nhất thiết phải kiểm tra lại xem bề mặt thân cột có bị sứt, nứt và vỡ quá tiêu chuẩn cho phép hay không.

Nếu có, phải xử lý theo điều đã chỉ dẫn trên. Bề mặt chỗ vỡ, x­ớc d­ới tiêu chuẩn khi xử lý phải xù xì không nhẵn để đảm bảo liên kết chặt với lớp vữa xi măng – cát trát vá.

 

Kiểm tra chất l­ợng đ­ờng hàn của thép ở ngoài hiện tr­ờng, thông th­ờng quan sát bằng mắt bằng đo kích th­ớc đ­ờng hàn, tiến hành gõ để nghe âm thanh. Khi ng­ời kiểm tra yêu cầu khoan để kiểm tra chất l­ợng đ­ờng hàn thì chỉ cho phép khoan không quá 1 mũi trên tổng chiều dài 20 m đ­ờng hàn. Công nhân hàn tham gia hàn kết cấu cột thép phải là công nhân chuyên nghiệp về hàn.

Sai số cho phép khi lắp ráp cột thép phải tuân theo quy phạm về chế tạo, lắp ráp và tiếp nhận kết cấu thép.

 

Cáp thép dùng làm dây néo cột, phải có lớp bảo vệ chống gỉ, cáp phải đ­ợc chế tạo và ghi số hiệu cho từng vị trí cột trên tuyến và vận chuyển tới từng vị trí t­ơng ứng.

 

Cáp thep dùng để thi công phải tết đầu cáp và tính toán cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Cáp thép thi công phải đ­ợc kiểm tra tải trọng ở thời điểm bắt đầu dựng cột vào móng bằng cách nâng tải ở độ cao không quá 30 cm tính từ mặt đất hoặc mặt giá kê. Việc nâng tải phải tiến hành từ từ đều đặn, nếu không bị tuột đứt, gãy là đ­ợc. Khi tiến hành dựng cột v­ợt phức tạp phải có biện pháp riêng đ­ợc lập trong thiết kế tổ chức thi công. Đối với cột bình th­ờng thì theo sơ đồ công nghệ lắp dựng định hình.

 

Chèn chân cột vào hố hình trụ cho cột ly tâm chôn trực tiếp đ­ợc tiến hành sau khi đã dựng cột và điều chỉnh đúng vị trí thiết kế. Lớp chèn cột phải làm đúng theo yêu cầu của thiết kế quy định và đầm chặt bằng công cụ chuyên dùng.

 

Việc chèn chân cột bê tông cốt thép, gỗ, thép vào lỗ móng hình cốc phải tiến hành sau khi dựng cột vào đúng vị trí thiết kế và kiểm tra cố định cột bằng nêm bê tông đúc sẵn, lớp vữa chèn chân cột phải theo quy định của thiết kế và phải làm trong cùng ngày dựng cộ.

 

Tr­ớc khi dựng cột theo ph­ơng pháp bản lề xoay thì trụ móng kiểu nấm và cọc móng phải bố trí thanh chống lực đẩy của bản lề vào móng khi dựng cột. Cấm dựng cột khi ch­a hoàn thiện công việc làm móng, lấp móng và thanh chống kể trên.

 

Ghi nhật ký công trình thi công móng và lắp ráp cột đã bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, phần móng đã có biên bản nghiệm thu, thì ng­ời phụ trách thi công đ­ợc phép ra lệnh dựng cột vào móng. Tr­ớc khi ra lệnh dựng cột, ng­ời phụ trách thi công phải cho tiến hành kiểm tra các công việc nh­  sau:

 

– Kiểm tra móng, đo lại kích th­ớc vị trí bu lông móng chân cột xem có sai lệch so với thiết kế không ; phần ren bu lông móng có sạch và sứt vỡ không ? đai ốc có dễ vặn và tháo ra không ?

 

– Kiểm tra chất l­ợng lắp ráp cột, chất l­ợng mối hàn và độ siết chặt bu lông, phá ren bu lông để chống tự tháo … nếu có thanh cột cong vênh phải nắn thẳng.

 

Khi dựng cột bằng ph­ơng pháp bản lề xoay thì phải kiểm tra các chi tiết mối buộc của bộ dựng và phải thử tải ở thời điểm bắt đầu dựng cột. Khi cần thiết phải tính toán gia cố thêm cho kết cấu cột bảo đảm vững chắc mới đ­ợc tiến hành dựng cột. Phía đối diện với chiều dựng cột phải bố trí thiết bị phanh hãm chắc chắn. Đối với cột có dây néo và cột ly tâm khi dựng nhất thiết phải có dây tăng cạnh để đảm bảo trụ cột luôn trùng với tim h­ớng dựng cột.

 

Các ph­ơng án kỹ thuật lắp dựng cột phải tính toán khả năng chịu lực của cột và các chi tiết kết cấu thi công theo lực thi công để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lắp dựng cột, không làm biến dạng h­ hỏng cột.

 

Những cột đặt trên móng bê tông cốt thép hoặc cọc móng phải đ­ợc cố định chặt bằng bu lông móng chân cột, đai ốc bu lông chân cột phải xiết chặt tới độ chối và phải phá ren để chống hiện t­ợng tự tháo, những độ sâu không quá 3 mm.

 

Tại bu lông chân các loại cột phải đặt 2 đai ốc và sau khi dựng cột, xiết chặt đai ốc phải đ­ợc bao bọc bê tông theo yêu cầu thiết kế.

 

Khi cố định chặt cột vào móng thì chỉ cho phép giữa đế chân cột và mặt phẳng trụ móng sai lệch độ cao không quá 40 mm. Đệm có chiều dầy tổng cộng không quá 40 mm. Kích th­ớc và hình dáng bên ngoài của tấm đệm phải xác định theo thiết kế kết cấu đế cột.

 

Tiến hành kiểm tra cột theo chiều thẳng đứng nếu là cột không dây néo và cột hình P thì thông th­ờng dùng quả dọi, còn đối với cột thép hình tháp phải dùng máy kinh vĩ.

 

Sai lệch cho phép của cột bêtông cốt thép và cột đỡ không dây néo so với thiết kế phải tuân theo bảng VIII-2.

 

Bảng VIII-2.

 

Tên gọi Trị số cho phép
Cột gỗ Cột bê tông
1- Sailệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và ngang tuyến 1: 100 1 : 150
2- Lệc tim tuyến nhô ra ngang tuyến với khoảng cột tới 200 m 100 mm 100 mm
Lớn hơn 200 m 200 200 mm
3- Đọ nghiêng của xà so với mặt phẳng nằm ngang 1 : 50 1 : 100
4- Độ xoay của xà so với trục thẳng góc tuyến hoặc chuyển vị đầu xà 50 100 mm chuyển vị đầu xà

 

Sai lệch cho phép đối với cổng hình P phải theo bảng VIII-3.

 

 

 

Bảng VIII-3.

 

Số Tên gọi Sai số cho phép
1 Sai lệc thẳng đứng theo dọc và ngang 1 : 100
2 Lệch tim tuyến ( nhô ra ngang tuyến ) 100 mm
3 Sai lệch khoảng cách giữa các trụ cột ± 100 mm
4 Sai lệch cao trình của xà tại vị trí cố định vào xà cột 80 mm
5 Sai lệc cao trình các trụ của bulông liên kết cố định vào xà cột 50 mm
6 Chuyển vị các trụ cột theo tâm tuyến ± 50 mm

 

Sai số cho phép khi dựng cột thép đơn phải phù hợp với yêu cầu của bảng VIII-4.

 

Bảng VIII-4.

 

Số Tên gọi Sai số cho phép
1 Sai lệc thẳng đứng theo dọc và ngang tuyến 1 : 200
2 Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến 100 mm
3 Lệch ngang tuyến ( nhô ra ngang tuyến ) với khoảng cột

Tới 200 m

200 – 300 m

Lớn hơn 300 m

 

100 mm

200 mm

300 mm

 

 

Sai số cho phép khi dựng cột thép hình cổng P có dây néo phải theo bảng VIII-5.

 

Bảng VIII-5

 

Số Tên gọi Sai số cho phép
1 Sai lệc thẳng đứng theo dọc và ngang tuyến 1 : 200
2 Sai lệch trục xà so với mặt phẳng nằm ngang khi chiều dài xà là L(m).

Tới 15 m

Lớn hơn 15 m

100 mm

1 : 150 L

1 : 250 L

3 Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến 100 mm
4 Lệch ngang tuyến khi chiều dài thẳng cột:

tới 250 m

Lớn hơn 250 m

 

200 mm

300 mm

 

Thiết bị chống sét, tiếp địa phải đ­ợc thực hiện theo yêu cầu lắp đặt thiết bị chống sét của quy trình này.

 

9.6- Lắp ráp cách điện và phụ kiện mắc dây.

 

Cách điện và các phụ kiện mắc dây phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà n­ớc hiện hành và yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo.

 

Lựa chọn cách điện và phụ kiện mắc dây phải tiến hành từ tr­ớc khi chuyển ra tuyến. Mỗi lỗ cách điện phải có tài liệu chứng chỉ kỹ thuật xuất x­ởng của nhà máy chế tạo.

 

Tr­ớc khi lắp ráp cách điện và phụ kiện mắc dây phải kiểm tra xem xét cẩn thận để lựa chọn chính xác. Sứ cách điện phải đảm bảo, không có vết nứt, vỡ, và phải lau sạch sơn, xi măng cũng nh­ bụi bẩn khác bằng dẻ lau với xăng, cấm dùng bản chải sắt để làm vệ sinh cách điện. Độ cách điện của vật cách điện phải đ­ợc kiểm tra bằng mêgômét 2500 V và trong đó độ cách điện của mỗi cái cách điện treo hoặc đứng không đ­ợc nhỏ hơn 300 Mêga Ôm.

 

Thông th­ờng lắp đặt xà tiến hành trong giai đoạn lắp ráp cột và lắp cách điện trong giai đoạn dựng cột hoặc giải căng dây.

Chân cách điện đứng phải lắp đặt chắc chắn vào xà hoặc cột, và phải đảm bảo thẳng đứng các loại cách điện đứng lắp trên xà và cột phải ngay thẳng, loại cách điện có chân ren thì phải vặn chân ren đến hết ren. Loại không có chân ren phải chèn chân bằng xi măng Poóclăng mác không nhỏ hơn 400 – 500 và 60% cát vàng sạch, không nên để vữa xi măng cát chèn chân cách điện quá dày.

 

Sau khi vữa xi măng cát chèn chân cách điện đã đông kết chắc chắn thì phải sơn phủ một lớp bitum mỏng 0,1 mm. Trục của chân cách điện đứng phải bố trí thẳng đứng chỉ cho phép lắp đặt cách điện đứng với góc nghiêng 450 ở những chỗ mắc dây thả trùng.

Những chi tiết phụ kiện mắc dây nối cách điện, kiểu treo phải dùng chốt chẻ và ở mộng ghép nối phải dùng khoá M chốt chẻ và khoá M phải bằng thép và đ­ợc sản xuất tại nhà máy chế tạo phụ kiện mắc dây, cấm không đ­ợc thay bằng đồng.

Tất cả chốt chẻ và khoá M phải bố trí trên một đ­ờng thẳng h­ớng về phía mặt cột nếu là cột đỡ còn đối với chuôi néo thì phải nằm về phía d­ới.

 

9.7.  Lắp ráp dây dẫn và dây chống sét.

 

Dây nhôm và dây nhôm lõi thép khi lắp ráp vào khoá đỡ hoặc néo       (khoá bu lông hoặc khoá nêm) phải có tấm đệm lót bằng nhôm để bảo vệ, nếu là dây đồng phải có tấm đệm lót bằng đồng.

Cố định dây dẫn vào cách điện đứng bằng cách dùng sợi dây dẫn quấn buộc theo sơ đồ công nghệ lắp đặt dây do thiết kế quy định.

Đ­ờng kính sợi dây dẫn dùng để quấn bện cố định dây dẫn vào cách điện đứng phải tuân theo bảng VIII-6.

 

Bảng VIII-6

 

Vật liệu dây và dây buộc Mặt cắt dây dẫn Đ­ờng kính sợi dâu buộc mm
Thép bất kỳ 2 + 2,7 mm
Nhôm bất kỳ 2,5 + 3,5 mm

 

Mã hiệu và mặt cắt dây dẫn và dây chống sét phải theo đúng thiết kế.

Khi tiến hành nối dây dẫn phải thực hiện nh­ sau:

 

a) Dây giằng của cột néo: Dùng khoá néo bulông, khoá nêm, khoá néo ép, đầu cót ép, pin hàn nhiệt.

 

– Khi dây nhôm lõi thép từ 95 – 240 mm thì nối dây trong dây giằng dùng pin hàn nhiệt.

– Khi dây nhôm lõi thép mặt cắt từ 300 mm trở lên dùng đầu nối ép.

 

b) Trong khoảng cột: Bằng ống nối kiểu xoắn, kiểu ép khấc và ép toàn thân.

– Đối với dây nhôm mặt cắt từ 95 mm. Dây nhôm lõi thép mặt cắt tới 180 mm và dây cáp thép mặt cắt tới 50 mm thì bằng ống nối ô van kiểu xoắn.

– Đối với dây nhôm mặt từ 120 đến 185 mm và dây dẫn bằng thép mặt cắt từ 70 – 95 mm bằng ống nối ô van xoắn hoặc ép khấc và hàn pin nhiệt bổ sung.

– Dây nhôm và dây nhôm lõi thép mặt cắt từ 240 mm trở lên bằng khoá nối ép toàn thân.

 

Trong mỗi khoảng cột chỉ cho phép không nhiều hơn 1 mối nối.

Không cho phép nối dây dẫn và chống sét trong những khoảng v­ợt giao chéo với đ­ờng phố đông đúc ng­ời qua lại. Đ­ờng dây không lớn hơn 1000 V, đ­ờng dây thông tin, đ­ờng ô tô, đ­ờng sắt, đ­ờng cáp … cho các loại dây dẫn mặt cắt nhỏ hơn 240mm.

 

Chỉ cho phép một mối nối ở các đoạn giao chéo kể trên cho các loại dây dẫn mặt cắt lớn hơn 240mm.

 

Khoảng cách nhỏ nhất từ mối nối đến khoá đỡ kiểu tr­ợt phải không nhỏ hơn 25 m. Độ bền kẹp chặt dây dẫn trong ống nối và khoá néo không đ­ợc nhỏ hơn 90% độ bền giới hạn của dây dẫn và dây chống sét đ­ợc nối.  Sai lệch kích th­ớc ống nối không đ­ợc v­ợt quá sai số cho phép của nhà chế tạo, sau khi ép hoặc xoắn nếu ống nối xuất hiện vết nứt thì phải loại bỏ.

 

Ống nối và khoá néo cũng nh­ hàm ép phải phù hợp với mã hiệu của dây. Trong 1 bộ hàm từ cả hai nửa phải cùng thống nhất 1 mã hiệu, đ­ờng kính hàm ép phải phù hợp với quy trình ép đổi dây, sai số cho phép về đ­ờng kính tiêu chuẩn của hàm ép không đ­ợc v­ợt quá 0,2 mm và đ­ờng kính của khoá sau khi ép không đ­ợc v­ợt quá đ­ờng kính của hàm ép tiêu chuẩn là 0,3 mm, nếu sau khi ép không thoả mãn đ­ợc điều kiện kể trên thì phải ép lại theo một bộ hàm ép mới cùng loại. Nếu sau khi ép lại vẫn không thực hiện đ­ợc theo đ­ờng kính yêu cầu thì phải cắt bỏ thay bằng khoá néo hoặc ống nối mới.

 

Những yêu cầu cơ bản đối với ống nối và khoá néo bao gồm:

 

– Kích th­ớc hình học phải phù hợp với yêu cầu quy trình lắp ráp của kiểu khoá.

– Trên bề mặtcủa ống nối hoặc khoá néo không đ­ợc có vết nứt, han gỉ đáng kể và h­ hỏng phần cơ khía chịu lực.

– Độ cong vênh của khoá sau khi ép không đ­ợc lớn hơn 3% so với chiều dài của khoá.

– Ống thép của ống nối ép phải bố trí cân đối trong vỏ nhôm.

– Trị số sụt áp hoặc điện trở ở trong khoá hay ống nối, không đ­ợc v­ợt quá 1,2 lần trị số sụt áp hoặc điện trở của đoạn dây dẫn có cùng chiều dài.

 

Những ống nối và khoá néo, khoá đỡ không đ­ợc nghiệm thu kỹ thuật, không có chứng chỉ xuất x­ởng, phải loại bỏ không đ­ợc dùng.

 

Hàn pin nhiệt nối dây phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Khi thực hiện mối hàn pin nhiệt phải tuân theo các yêu cầu sau đây:

 

Không đ­ợc đốt cháy các sợi dây dẫn, rỗ ở chỗ hàn phải đảm bảo không có độ sâu bằng 1/3 đ­ờng kính của sợi dây dẫn, ngoài ra không đ­ợc làm cho dây bị uốn cong ở chỗ hàn. Nếu mối hàn không đạt yêu cầu kể trên thì phải loại bỏ.

 

Khi dây dẫn nhiều sợi bị h­ hỏng ( đứt một số sợi ) phải tiến hành xem xét nếu trong phạm vị cho phép thì quấn bảo d­ỡng hoặc lắp đặt ống và nếu không còn trong phạm vi cho phép phải cắt nối bằng ống nối.

 

Các dạng sửa chữa dây dẫn h­ hỏng phải tuân theo bảng VIII-7 sau đây:

 

Số l­ợng sợi dây đứt Số sợi dây đứt hoặc thiếu trên độ dài 15 m Dạng sửa chữa

6 – 19

24 – 30

37 – 54

61 – 96

1

tới 3

– 4

– 5

Chỗ sợi đứt quấn đai bảo d­ỡng bù vào chỗ thiếu và đặt ống vá

6 – 7

18 – 19

24 – 30

37 – 54

61 – 96

2

3 – 5

4 – 8

5 – 10

6 – 13

Chỗ sợi đứt và chỗ thiếu sợi phải quấn đai bảo d­ỡng bù vào chỗ thiếu hoặc đặt ống vá

6 – 7

18 – 19

24 – 30

37 – 54

61 – 96

3

6

9

11

14

 

 

Phần h­ hỏng phải cắt bỏ và đặt một ống nối để nối dây

 

Đối với chỗ h­ hỏng cục bộ của dây dẫn ( chỗ lõm có chiều sâu v­ợt quá bán kính của sợi dây ) thì dạng sửa chữa cũng theo bảng VIII-7 và tính với 3 sợi h­ hỏng cục bộ t­ơng ứng với hai sợi đứt. Khi trên dây dẫn có lớp dây phía ngoài bị phồng một đoạn L mm thì ở chỗ h­ hỏng đó sẽ đặt một ống vá có chiều dài L + 100 mm, hoặc đặt hai ống vá có chiều dài nhỏ hơn đặt cách nhau một đoạn 20 mm.

 

Khi rải dây dẫn phải đặt dây trên cáp ròng rọc treo trên cột phải dùng biện pháp chống h­ hỏng dây theo bề mặt tiếp xúc với đất đá và các vật cản khác trên địa hình.

Rải dây qua đ­ờng phải đặt dây nằm trên dàn giáo ở độ cao quy định. Trong tr­ờng hợp cần thiết ở những chỗ có khả năng gây h­ hỏng dây thì phải có biện pháp thích hợp để bảo vệ dây.

 

Lắp ráp dây dẫn trong khoảng v­ợt phải tiến hành theo thời gian cho phép của cơ quan quản lý công trình d­ới khoảng v­ợt đó và cần có sự giám sát của cơ quan này.

 

Độ võng khi lắp dây dẫn và dây chống sét phải theo đúng thiết kế. Sai số cho phép không quá 5% với điều kiện đảm bảo khoảng cách tới đất hoặc tới các công trình khác phải theo đúng quy phạm trang bị điện ( QTĐ ).

 

Chênh lệch độ võng của dây dẫn và dây chống sét trong cùng một khoảng cột không đ­ợc v­ợt quá 10%. Ngắm độ võng dây dẫn và dây chống sét có thể tiến hành trong những khoảng cột xa nhất và khoảng gần nhất đến thiết bị kéo dây.

 

Độ lệch chuỗi cách điện đỡ dọc tuyến so với ph­ơng thẳng đứng không đ­ợc v­ợt quá:

 

– 50 mm đối với ĐDK điện áp 35 KV .

– 100 mm đối với ĐDK điện áp 110 KV.

– 200 mm đối với ĐDK điện áp 220 KV

 

Khoảng cách giữa chống rung và khoá néo, khoá đỡ phải theo đúng thiết kế với sai số không quá ± 25 mm.

Khoảng cách từ dây dẫn tới mặt đất và các công trình xây dựng phải thoả mãn các yêu cầu của quy phạm trang bị điện QTĐ.

Khoảng cách giữa dây dẫn và cột điện cũng nh­ khoảng cách giữa các dây dẫn trên cột khi chúng giao nhau ở chỗ đảo pha rẽ nhánh hoặc chuyển đổi vị trí không đ­ợc nhỏ hơn kích th­ớc thiết kế 10%.

9.8 -Lắp đặt chống sét ống.

Lắp đặt chống sét ống trên cột điện phải theo đúng thiết kế và sơ đồ công nghệ chế tạo, đồng thời phải để pin phóng điện dễ nhìn thấy từ mặt đất.

Khe hở phóng điện ngoài phải lắp ổn định và đảm bảo loại trừ khả năng phóng điện do n­ớc m­a chảy từ mỏ phóng điện trên xuống mỏ phóng điện d­ới. Chống sét ống phải lắp cố định chắc chắn vào cột và đảm bảo tiếp đất tốt.

Khi lắp chống sét ống phải kiểm tra đ­ờng kính trong của ống. Ống chống sét không có vết rạn nứt.

– Giá đỡ và má phóng phải có lớp bảo vệ chống gỉ.

– Khe hở ngoài phải điều chỉnh chính xác và không cho phép v­ợt quá 10% so với quy định của thiết kế.

– Vùng tản hơi phụt của chống sét ống không đ­ợc cắt ngang các phần tử của cột, dây.

– Miếng tôn báo hiệu chống sét tác động phải đặt vào đầu ống chống sét, không đ­ợc để lòng thòng.

9.9- Đánh số hiệu và sơn.

Trên những cột điện ở độ cao từ 2,5 – 3 m, phải kẻ số hiệu thứ tự cột. Số hiệu ĐDK phải có ở hai cột đầu và cuối tuyến dây, ở những cột giao chéo với đ­ờng dây có cùng điện áp, đ­ờng sắt và đ­ờng ô tô từ cấp I-V và trên tất cả những cột chạy song song với ĐDK có khoảng cách trục tuyến nhỏ hơn 200 m.

– Ở trên những cột ĐDK nhiều mạch có điện áp từ 35 KV trở lên ở những cột cuối, ở những cột kề với cột đảo pha và trên những cột phân nhánh.

Biển báo nguy hiểm cấm trèo phải đặt trên tất cả những cột trong vùng dân c­ đông đúc còn ở các vùng khác đặt cách một cột.

Tất cả các biển ký mã hiệu số thứ tự cột và ký hiệu ĐDK phải đặt phía hông cột về phía trái hoặc phía phải tuyến dây. Còn ở cột v­ợt đ­ờng thì ở mặt h­ớng về phía đ­ờng để dễ nhìn thấy.

Những cột sắt, xà sắt và các chi tiết kim loại của móng cột và trụ móng bê tông cốt thép phải thực hiện chống rỉ chủ yếu tại nhà máy chế tạo. Trên tuyến chỉ cho phép sơn lại ở những chỗ h­ hỏng.

Chỗ hàn nối lắp ráp của cột thép phải sơn lại sau khi hàn.

Không đ­ợc sơn chỗ nối cột với hệ thống nối đất, không đ­ợc sơn các chi tiết chôn ngầm trong kết cấu bê tông để liên kết lắp ghép. Trên bề mặt tiếp xúc liên kết lắp ráp giữa các đoạn cột không đ­ợc sơn.

Cấm sơn lại những chỗ h­ hỏng lớp bảo vệ chống rỉ của kết cấu và chi tiết kim loại ở trên tuyến trong thời gian m­a và bề mặt kim loại bị ẩm ­ớt.

 

9.10 – Nghiệm thu bàn giao công trình đ­a vào khai thác.

Nghiệm thu các công việc xây lắp đã hoàn thành phải tuân theo quy phạm trang bị điện ( QTĐ) và các quy phạm về nền móng, kết cấu công trình xây dựng và quy trình công nghệ chế tạo cách điện và phụ kiện mắc dây.

Nghiệm thu công trình không nhất thiết phải tiến hành sau khi công trình đã hoàn thành toàn bộ, mà có thể tién hành từng phần theo sự thoả thuận giữa bên xây dựng và bên giao thầu.

Bên giao thầu phải có ng­ời đại diện để kiểm tra các công việc theo tiến trình xây lắp ĐDK kể cả ” phần bị che phủ hoặc lấp ” và lập biên bản xác nhận.

Nếu bên giao thầu không thực hiện việc kiểm tra và nghiệm thu trên hiện tr­ờng trong quá trình thi công thì việc kiểm tra chất l­ợng và lập biên bản nghiệm thu vẫn tiến hành do bên xây lắp làm.

Sau khi kết thúc công việc lắp ráp dây dẫn và dây chống sét trong một khoảng néo riêng biệt thì bên xây lắp có thể đề nghị với bên giao thầu tiến hành kiểm tra và nghiệm thu chất l­ợng trong khoảng néo đó.

Khi bàn giao đ­a công trình vào khai thác thì bên xây lắp phải giao cho Hội đồng nghiệm thu những tài liêụ sau đây:

– Đề án thiết kế công trình.

– Những tài liệu thay đổi thiết kế.

– Những biên bản xác nhận chất l­ợng móng và tiếp địa.

– Các biên bản đo điện trở nối đất.

– Biên bản xác nhận chỗ giao chéo và v­ợt sông đã đ­ợc các cơ quan quản lý công trình liên quan thoả thuận.

– Bản liệt kê những công việc làm sai với thiết kế.

– Những văn bản pháp lý về sử dụng đất cho tuyến Đ D K vàcác tài liệu về đền bù phần đất d­ới tuyến dây đã đ­ợc các cơ quan hữu quan phê duyệt.

– Bản liệt kê các vật t­ dự phòng của công trình ( nếu có )

Hồ sơ đ­ợc l­u trữ theo chế độ đặc biệt đến khi công trình sử dụng , khai thác đã hoàn vốn đầu t­./.

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng cơ khí azhome
Mật khẩu: 2011XXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Báo giá lập hồ sơ dự thầu

VNCDesign.com.vn – một trong Top 10 công ty thiết kế lớn nhất Việt Nam với chi nhánh trải Khắp Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn chúng tôi tự hào là công tuy chuyên nghiệp trong lĩnh tự tư vấn xây dựng tại Việt nam. Bạn cần Lập hồ sơ Dự thầu liên hệ VNCDesign.com.vn về chi phí,  thủ tục quy trình lập hồ sơ dự thầu qua Hotline : 0904.87.33.88

BẢNG BÁO GIÁ CHI PHÍ DỊCH VỤ LÀM HỒ SƠ THẦU

Bao gồm các công việc chính (trong trường hợp đối tác cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý):
– Kê khai hồ sơ năng lực: Tài chính, nhân sự, máy móc …
– Làm giá thầu
– Thiết kể bản vẽ biện pháp thi công
– Thuyết minh biện pháp thi công
– Tiến độ thi công
STT Giá trị gói thầu
(tỷ)
Quân đỏ
(triệu)
Quân xanh
(triệu)
1 <=3 9 6
2 4 11 7
3 5 12 7
4 6 13 8
5 7 14 8
6 8 16 9
7 9 17 10
8 10 18 10
9 11 19 11
10 12 20 11
11 13-15 21 12
12 16-18 22 12
13 19-21 23 13
14 22-24 24 13
15 25-30 25 14
16 28-30 26 14
17 31-32 27 15
18 33-35 28 15
19 37-40 29 16
Cứ 3 tỷ tăng 1 triệu

Dịch vụ Lập Hồ sơ dự thầu của VNCDesign.com.vn:

– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu dự án trường học
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu nhà máy sản xuất
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu bệnh viện, trung tâm y tế
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu khu du lịch sinh thái
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm Đơn vị lập Hồ sơ Dự thầu chuyên nghiệp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY THIẾT KẾ VNC VIỆT NAM (VNC DESIGN)

Hotline Miền Bắc: 0904.87.33.88 – Miền Nam : 0912.07.64.66 – Miền Trung : 0908.66.66.22

Website : www.VNCDesign.com.vn

Email: Info@vndesign.com.vn

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Tổng hợp các mẫu hồ sơ dự thầu
  2. Cẩm nang hồ sơ dự thầu Full từ A-Z
  3. Bảng tham khảo mã công việc cho công việc lập đơn giá dự toán, dự thầu
  4. Các đơn vị lập hồ sơ dự thầu uy tín
  5. Các biểu mẫu dự thầu
  6. Báo giá lập hồ sơ dự thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao dự án đường trục phát triển phía bắc Thành phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây

Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án

Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG – CHUYỂN GIAO

DỰ ÁN ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC

THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG – TỈNH HÀ TÂY

(Hợp đồng BT)

SỐ: …..….. /HĐBT

 

GIỮA

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ TÂY

(LÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐƯỢC UBND TỈNH HÀ TÂY UỶ QUYỀN LÀM ĐẠI DIỆN)

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DU LỊCH NAM CƯỜNG

(LÀ NHÀ ĐẦU TƯ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ TÂY, THÁNG 01 NĂM 2008
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG – CHUYỂN GIAO

DỰ ÁN ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG – TỈNH HÀ TÂY

SỐ: …..….. /HĐBT

 

CĂN CỨ:

– Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

– Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Luật Xây dựng số 16/2002/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Luật Doanh nghiệp số 60/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về việc Quy định chi tiết về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

– Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản;

– Nghị định số 78/2007/NĐ – CP ngày 11/05/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT);

  • Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
  • Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP;
  • Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới; và Thông tư 04/2006/TT-BXD ngày 18/8/2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ;
  • Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
  • Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
  • Công văn số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2007);
  • Công văn số 1601/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng;
  • Công văn số 1739/TTgCP-CN ngày 15/11/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nối liền với đường Lê Văn Lương kéo dài của thành phố Hà Nội) theo hình thức hợp đồng BT và đầu tư khu đô thị mới Dương Nội;
  • Quyết định số 2174/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây về việc chấp thuận hồ sơ đề xuất dự án đầu tư đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông và Dự án khác (khu đô thị Dương Nội) theo hình thức hợp đồng BT của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Nam Cường;
  • Văn bản số 03/SXD-TĐ của Sở Xây dựng ngày 04/01/2007 về kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Dương Nội thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây;
  • Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, qua địa bàn thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây;
  • Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 của chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt quy hoạch 1/2000 trục đô thị phía Bắc Thành phố Hà Đông;
  • Quyết định số 1564/SGTVT-KT ngày 15/12/2007 của Sở Giao thông Vận tải về việc thẩm định thiết kế cơ sở Dự án đầu tư trục đô thị phía Bắc Thành phố Hà Đông;
  • Quyết định số 2568/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Dương Nội, tỷ lệ 1/500 tại xã Dương Nội TP Hà Đông ngày 26/12/2007;
  • Quyết định số 2686/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thực hiện đầu tư dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông;
  • Tờ trình số 16-TT/LN-TC của Liên ngành Sở Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và UBND thành phố Hà Đông
  • Báo cáo Kết quả thẩm tra Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây của Công ty CP Tư vấn xây dựng giao thông Hà Tây;
  • Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc cho phép đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây;
  • Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp của dự án Khu đô thị mới Dương Nội, thành phố Hà Đông do Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường làm chủ đầu tư.
  • Văn bản số 120 /UBND-TH ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh về việc chấp thuận nội dung thương thảo Hợp đồng BT dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông;
  • Các văn bản có liên quan khác;
  • Nhu cầu và mục đích của hai bên tham gia Hợp đồng;

 

Hôm nay, ngày 09 tháng 01 năm 2008 tại Sở Giao thông Vận tải Hà Tây, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, chúng tôi gồm có:

  1. SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ TÂY (BÊN A):

(Là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được UBND tỉnh Hà Tây uỷ quyền làm đại diện)

  • Người đại diện : Ông Phạm Tuấn Sơn
  • Chức vụ:         Giám đốc Sở
  • Địa chỉ cơ quan: Số 1A, Quang Trung, TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  • Điện thoại : 0343824314           Fax: 0343827980
  1. CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DU LỊCH NAM CƯỜNG (BÊN B):

(là Nhà đầu tư)

  • Người đại diện : Ông Trần Văn Cường
  • Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc
  • Địa chỉ:         Lô 24- đường Đông A – Khu đô thị mới Hoà Vượng – TP Nam                                     Định
  • Điện thoại :       832. 7643          Fax: 04.766.2438

 

Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng xây dựng – chuyển giao Dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông (gọi tắt là “Hợp đồng”) với những điều khoản như sau:

 

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

  1. Dự án BT: Là dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.
  2. Dự án khác: Là dự án Khu đô thị mới Dương Nội thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, theo: quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 được phê duyệt tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây ngày 26/12/2007; Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc cho phép đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây; Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp của dự án Khu đô thị mới Dương Nội, thành phố Hà Đông do Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường làm chủ đầu tư.
  3. Khu đất: là diện tích đất 174,23 ha đã được quy hoạch sử dụng để đầu tư xây dựng Dự án khác.
  4. Mặt bằng: Là mặt bằng Dự án BT và Dự án khác sau khi được bồi thường, giải phóng theo quy định của pháp luật.
  5. Công trình BT: Là đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây với chiều dài 5,07km (từ km 2+667 theo lý trình đường Lê Văn Lương kéo dài thành phố Hà Nội đến km 7+742) theo: Quyết định số: 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt quy hoạch 1/2000 trục đô thị phía Bắc Thành phố Hà Đông; theo kết quả thẩm định TKCS của Sở giao thông vận tải; Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp của dự án Khu đô thị mới Dương Nội, thành phố Hà Đông do Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường làm chủ đầu tư; Quyết định số 133/QĐ-NC ngày 02/01/2008 của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Nam Cường phê duyệt tổng mức đầu tư dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây; Văn bản 120 /UBND-TH ngày 08 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh về việc chấp thuận nội dung thương thảo Hợp đồng BT dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông; Báo cáo của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Tây về kết quả thẩm tra tổng dự toán.
  6. Các thuật ngữ khác không đề cập ở đây được hiểu là sử dụng theo các quy định giao dịch pháp luật hiện hành của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH CỦA HỢP ĐỒNG

1.1       Hai bên cam kết thực hiện Dự án BT theo hình thức đầu tư Xây dựng – Chuyển giao (viết tắt theo tiếng Anh là “BT”), theo đó Bên B tự huy động vốn, tự tổ chức xây dựng hoàn thành Công trình BT sau đó chuyển giao cho Bên A sở hữu, quản lý, khai thác và sử dụng Công trình BT. Để hoàn trả cho việc Bên B xây dựng và hoàn thành Công trình BT, Bên A sẽ giao cho Bên B Khu đất để thực hiện Dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

1.2       Bên B chấp nhận và cam kết thực hiện Dự án BT và Dự án khác theo đúng quy hoạch và thiết kế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chuyển giao Công trình BT cho Bên A theo đúng tiến độ mà hai bên thỏa thuận tại Điều 6 Hợp đồng.

ĐIỀU 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN BT

2.1       Mục tiêu:

Đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông được xây dựng nhằm kết nối liên thông giữa Thành phố Hà Đông với Thủ đô Hà Nội và giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 nối liền từ Hà Nội – Hà Đông do sự tham gia giao thông của nhiều phương tiện giao thông quá cảnh. Ngoài ra khi tuyến đường được xây dựng xong sẽ tạo ra không gian kiến trúc cảnh quan để xây dựng các khu đô thị mới khang trang, hiện đại làm động lực phát triển kinh tế của TP Hà Đông nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung.

2.2       Phạm vi của Dự án BT:

Dự án BT được xây dựng với chiều dài 5,07km (từ km 2+667 đến km 7+742) đi qua địa phận phường Vạn Phúc và các xã: Dương Nội, Văn Khê và Yên Nghĩa thuộc TP Hà Đông; mặt cắt ngang 40 m; Cầu vượt đường sắt, cầu qua kênh La Khê và cống qua kênh N2.

Trên toàn tuyến của Dự án BT, điểm đầu thuộc địa phận phường Vạn Phúc, TP Hà Đông (đấu nối với điểm cuối của tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài của thành phố Hà Nội) tới điểm cuối của tuyến đường là giao cắt với đường vành đai IV (quy hoạch) thuộc địa phận xã Yên Nghĩa. Khu vực này bao gồm phường Vạn Phúc, các xã Văn Khê, Dương Nội, Yên Nghĩa của TP Hà Đông.

ĐIỀU 3: NGUỒN VỐN, KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ, TỐNG VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN BT

  • Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu của Bên B và vốn do Bên B huy động theo quy định của pháp luật.
  • Khả năng tài chính: Vốn chủ sở hữu của Bên B tối thiếu bằng 20% tổng vốn đầu tư Dự án BT theo quy định của Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/05/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT.
  • Tổng vốn đầu tư của Dự án BT: 736.075.687.416 đồng (bằng chữ: bảy trăm ba mươi sáu tỷ không trăm bảy mươi lăm triệu sáu trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm mười sáu đồng);

Hai bên thống nhất tổng vốn đầu tư xây dựng Dự án BT không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng, trừ những trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 21 Hợp đồng làm phá huỷ công trình trong quá trình thi công và thời gian bảo hành;
  • Thay đổi quy mô đầu tư Dự án BT do Bên A yêu cầu so với dự án đầu tư đã được phê duyệt.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1       Chủ trì, phối hợp với Bên B tiến hành các thủ tục cần thiết liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao Mặt bằng Dự án BT và Dự án khác cho Bên B thi công công trình trong thời gian sớm nhất kể từ ngày được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án BT với điều kiện là Bên B hoàn thành nghĩa vụ ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật và Điều 14 Hợp đồng.

4.2       Thực hiện các quyền về quản lý, giám sát và kiểm tra chất lượng Công trình BT theo quy định tại Điều 9 Hợp đồng. Tại bất kỳ thời điểm nào Bên A có quyền yêu cầu Bên B dừng thi công Công trình BT nếu xác định được Bên B thi công công trình không phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các giải pháp kỹ thuật của Dự án BT được duyệt.

4.3       Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án BT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Dự án khác và có các phê chuẩn cần thiết để Bên B có thể tiến hành triển khai xây dựng Dự án khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

4.4       Tổ chức tiếp nhận, sở hữu, quản lý và khai thác sử dụng Công trình BT khi Công trình BT được hoàn thành và bàn giao theo quy định tại Hợp đồng này và các quy định của pháp luật hiện hành.

4.5       Thực hiện việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng Dự án BT theo đúng giá trị, phương thức và tiến độ quy định tại Điều 8 Hợp đồng.

4.6       Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1       Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án BT; xin các phê chuẩn và thỏa thuận cần thiết để thực hiện Dự án BT, Dự án khác; xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án khác.

5.2       Tiến hành việc thi công xây dựng Dự án BT, Dự án khác theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các giải pháp kỹ thuật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những công việc mà mình thực hiện.

5.3       Thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách tỉnh Hà Tây của Dự án khác cho Bên A theo quy định tại Điều 8 Hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc thực hiện Dự án BT, Dự án khác theo quy định của pháp luật và Hợp đồng này.

5.4       Xây dựng và chuyển giao Công trình BT theo đúng tiến độ quy định tại Điều 6 Hợp đồng.

5.5       Thực hiện các nghĩa vụ về bảo hành, bảo hiểm đối với Công trình BT theo các quy định của pháp luật.

5.6       Xuất trình hồ sơ thanh quyết toán công trình theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng này khi có yêu cầu của Bên A, khi hai bên thực hiện các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán và thanh lý Hợp đồng.

5.7       Có quyền ký các hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu, các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật.

5.8       Để hoàn trả cho việc Bên B xây dựng và hoàn thành Công trình BT, Bên A sẽ giao cho Bên B Khu đất để thực hiện Dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

  • Đối với dự án xây dựng nhà ở của Dự án khác chỉ được quyền huy động vốn và bán nhà cho các đối tượng được phép mua theo các điều kiện và quy định của pháp luật hiện hành.

5.10    Bên B phải dừng thi công Công trình BT nếu Bên A yêu cầu trên cơ sở xác định được Bên B thi công công trình không phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các giải pháp kỹ thuật của Dự án BT được duyệt.

5.11    Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này.

ĐIỀU 6: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN BT VÀ CHUYỂN GIAO DỰ ÁN BT

6.1       Tổng thời gian thực hiện Dự án BT là 18 tháng (545 ngày) kể từ ngày nhận được Mặt bằng do Bên A bàn giao.

Trong đó thời gian hoàn thành phần đường là 12 tháng, thời gian hoàn thành cầu là 18 tháng nhưng tổng thời gian thực hiện không quá 18 tháng.

6.2       Trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng theo quy định tại Điều 21 Hợp đồng và trường hợp do lỗi của Bên A làm ngừng trệ quá trình thi công thì hai Bên sẽ bàn bạc, thống nhất gia hạn thời hạn thi công Dự án BT trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai Bên.

6.3       Bên B cam kết chuyển giao công trình cho Bên A đúng tiến độ đảm bảo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 5 Hợp đồng. Việc chuyển giao Công trình BT phải tuân thủ các Điều 31,32 và 33 của Nghị định 78/2007/NĐ-CP.

ĐIỀU 7: QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

Quy mô đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các giải pháp kỹ thuật quy định thực hiện theo Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 của chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt quy hoạch 1/2000 trục đô thị phía Bắc Thành phố Hà Đông; Quyết định số 1564/SGTVT-KT ngày 15/12/2007 của Sở Giao thông Vận tải về việc thẩm định thiết kế cơ sở Dự án đầu tư trục đô thị phía Bắc Thành phố Hà Đông; Văn bản số 120/UBND-TH ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh về việc chấp thuận nội dung thương thảo Hợp đồng BT dự án đường trục phát triển phía Bắc thành phố Hà Đông và Phụ lục số 01 kèm theo Hợp đồng này. Một số thông số chính của Dự án BT trong hợp đồng này được mô tả như sau:

Tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án BT được áp dụng theo tiêu chuẩn 20 TCN 104-2007 (tiêu chuẩn đường đô thị – đường phố chính đô thị). Tốc độ thiết kế: 60km/h. Tải trọng thiết kế: mặt đường trục xe 12 tấn; mô đun đàn hồi Eyc ≥ 178Mpa. Cầu tải trọng thiết kế: HL93, người 30Mpa. Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo đường, đảm bảo đây là tuyến đường hiện đại, đáp ứng được các nhu cầu sử dụng hiện tại và tương lai. Các hạng mục đầu tư bao gồm: Đường giao thông (nền, mặt đường, hè vỉa…) có chiều rộng 40m, chiều dài 5,07km; các công trình cầu vượt sông và cầu cạn; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải; hệ thống cấp nước; hệ thống chiếu sáng; hào kỹ thuật; cây xanh; hệ thống an toàn giao thông.

ĐIỀU 8: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG BT, PHƯƠNG THỨC, TIẾN ĐỘ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN BT

8.1       Giá trị Hợp đồng BT:

            Giá trị Hợp đồng là Tổng vốn đầu tư Dự án BT nêu tại khoản 3.3 Điều 3 Hợp đồng            bằng 736.075.687.416 đồng (bằng chữ: bảy trăm ba mươi sáu tỷ không trăm bảy            mươi lăm triệu sáu trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm mười sáu đồng).

8.2       Phương thức thanh toán:

– Hai bên thoả thuận Bên A sẽ thanh toán cho Bên B toàn bộ giá trị Hợp đồng BT bằng 736.075.687.416 đồng (bằng chữ: bảy trăm ba mươi sáu tỷ không trăm bảy mươi lăm triệu sáu trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm mười sáu đồng), việc thanh toán được thực hiện thông qua đối trừ bằng tiền sử dụng đất Dự án khác.

Phần kinh phí dự phòng trong Tổng vốn đầu tư Dự án BT nêu tại khoản 3.3 Điều 3 Hợp đồng chỉ thực hiện thanh toán khi được sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành của pháp luật.

– Các nghĩa vụ thanh toán khác của Bên B được thực hiện theo Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp của Dự án Khu đô thị mới Dương Nội, thành phố Hà Đông do Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường làm chủ đầu tư.

8.3       Tiến độ thanh toán:

  • Bên A sẽ thanh toán cho Bên B toàn bộ giá trị thanh toán Hợp đồng tại thời điểm Bên B được bàn giao Mặt bằng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Dự án khác.
  • Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện Dự án khác theo trình tự như sau:
  • Đối với diện tích đất hỗn hợp thương mại, đất dịch vụ công cộng; đất ở cao tầng sẽ được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi cơ quan có thẩm quyền (do Bên A và Bên B thống nhất chỉ định) xác định bằng văn bản về giá trị Bên B đã đầu tư vào Công trình BT tương đương với giá trị tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích đất mà bên B xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không trước khi Bên B đã hoàn thành việc bồi thường, san lấp mặt bằng và cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Dương Nội và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
  • Đối với diện tích nhà ở thấp tầng sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và theo quy định tại Hợp đồng này.

8.3.3  Bên B phải nộp một lần vào ngân sách tỉnh Hà Tây toàn bộ số tiền chênh lệch sau khi đối trừ vào tài khoản nhà nước do Bên A chỉ định khi Bên A hoàn thành việc bàn giao toàn bộ diện tích Khu đất.

ĐIỀU 9: CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:

9.1       Quyền hạn, trách nhiệm của Bên B:

  • Thành lập Ban Quản lý – Điều hành dự án, bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó ban Quản lý – Điều hành để quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình trong công tác khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu bàn giao công trình, bảo hành xây lắp tuân thủ các quy định hiện hành của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm xây dựng quy định theo pháp luật hiện hành khác. Bên B có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện Dự án BT định kỳ một (01) tháng một lần cho Bên A.
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, đơn vị thẩm tra thiết kế và tổng dự toán thi công của Dự án BT, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát theo các quy định của pháp luật. Bên B phải báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm thực hiện Dự án BT cho Bên A trước khi triển khai thi công theo Điều 22 Nghị định 78/2007/NĐ-CP.

9.2       Quyền hạn, trách nhiệm của Bên A:

9.2.1  Thành lập Ban Quản lý dự án cùng với Bên B giám sát, kiểm tra chất lượng công trình, nghiệm thu, nhận bàn giao công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án BT.

9.2.2   Theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai Dự án BT theo quy hoạch, thiết kế cơ sở và Dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 10: CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

10.1    Mọi cơ quan, đơn vị quản lý và tham gia thực hiện đầu tư Dự án BT đều phải có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và việc bảo vệ môi trường.

10.2    Công tác khai thác tài nguyên để làm vật liệu thi công xây dựng Dự án BT, Bên B phải có giấy phép của các cơ quan chức năng. Trong quá trình khai thác, Bên B chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan Nhà nước bảo vệ môi trường.

ĐIỀU 11: CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT, CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ CẦN THIẾT CHO XÂY DỰNG, VẬN HÀNH

11.1    Để phục vụ công tác thi công, ngoài diện tích đất được thu hồi trong phạm vi chỉ giới đường đỏ để thực hiện Dự án BT, Nhà đầu tư được phép sử dụng tạm thời trong thời gian thi công tuyến đường diện tích đất hai bên đường mỗi bên là 6m tính từ chỉ giới đường đỏ. Phần công trình (cầu, cống tính từ chân taluy ra mỗi bên 7m) và được sử dụng thêm một số tuyến đường thi công công vụ và bãi tạm. Sau khi thi công xong, đất sử dụng tạm thời trong phạm vi trên sẽ được trả lại cho địa phương. Hoàn trả các tuyến đường phục vụ cho thi công theo quy định hiện hành.

11.2    Ưu tiên cho Bên B được sử dụng hệ thống công trình hạ tầng có liên quan phục vụ công tác vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị và thi công công trình.

 

ĐIỀU 12: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TƯ VẤN, THẨM TRA THIẾT KẾ, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH BT

Hai bên thống nhất thực hiện theo các quy định của Nhà nước về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Luật Xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

12.1    Tư vấn Thiết kế bản vẽ thi công và lập Tổng dự toán chi phí đầu tư xây dựng toàn             bộ tuyến đường: Bên B chỉ định công ty Tư vấn thiết kế đường bộ (HECO) thuộc       Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) thực hiện, trên cơ sở:

  • Thiết kế cơ sở tuyến đường đã được Sở Giao thông vận tải Hà Tây thẩm định và UBND Tỉnh Hà Tây phê duyệt cùng dự án đầu tư.
  • Quy hoạch 1/2000 trục đô thị phía Bắc Thành phố Hà Đông được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007.
  • Hồ sơ thiết kế cơ sở, thuyết minh Dự án và quy hoạch 1/500 khu đô thị mới Dương Nội do Sở Xây dựng Hà Tây thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật.

12.2   Thẩm tra Thiết kế bản vẽ thi công và Tổng dự toán chi phí đầu tư xây dựng toàn bộ tuyến đường: Bên B chỉ định một đơn vị Tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Trên cơ sở kết quả thẩm định của đơn vị tư vấn, Bên B ra quyết định phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và Tổng dự toán chi phí đầu tư xây dựng toàn bộ tuyến đường theo quy định hiện hành của Nhà nước về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

12.3   Công tác nghiệm thu: Trong quá trình thi công tuyến đường, Bên B cùng đơn vị tư vấn giám sát chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công việc, hạng mục công việc cho các Nhà thầu thi công theo đúng các quy định Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đối với công tác nghiệm thu chuyển giai đoạn và nghiệm thu bàn giao đưa Công trình BT vào sử dụng, Bên A có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để Bên B thực hiện đúng trình tự về quản lý chất lượng phù hợp với quy định của pháp luật.

ĐIỀU 13: BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

13.1    Bên B bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng thương mại có uy tín hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng này là 2% tổng vốn đầu tư Dự án BT.

13.2    Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký Hợp đồng và đến ngày Công trình BT được hoàn thành.

ĐIỀU 14: CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG VÀ BÀN GIAO MẶT BẰNG

14.1    Phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng:

Bao gồm phần diện tích thu hồi vĩnh viễn và phần diện tích tạm thu hồi.

  • Phần diện tích thu hồi vĩnh viễn: Nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ của tuyến đường. Trong phạm vi thu hồi vĩnh viễn, toàn bộ đất đai sẽ được thu hồi, các công trình nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối hoa màu sẽ phải di chuyển để xây dựng tuyến đường và các công trình liên quan.
  • Phần diện tích tạm thu hồi: Là phạm vi tạm thời được thu hồi trong quá trình thi công tuyến đường. Bên B sẽ phá dỡ và di chuyển cây cối, nhà cửa, vật kiến trúc để sử dụng đất trong quá trình thi công. Sau khi thi công xong, đất trong phạm vi trên sẽ được trả lại cho địa phương. Phạm vi chiếm dụng tạm thời được tính từ chỉ giới đường đỏ của tuyến đường ra mỗi bên 6m và được sử dụng thêm một số tuyến đường thi công công vụ và bãi tạm.

14.2    Hình thức bồi thường và các chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện theo phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại Quyết định 2398/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây ngày 11/12/2007.

14.3    Tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng:

  • Bên A chủ trì tổ chức việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (thực hiện theo Nghị định số 197 của Chính phủ) và bàn giao mặt bằng cho Bên B theo hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.
  • Bên B có trách nhiệm phối hợp với Bên A trong việc kiểm đếm, xác định giá trị bồi thường, lên phương án bồi thường và chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ khi được hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng phê duyệt, công bố công khai.
  • Việc bồi thường giải phóng mặt bằng chỉ tiến hành khi có Quyết định thu hồi đất và phương án giải phóng mặt bằng được phê duyệt.

14.4    Bàn giao Mặt bằng Dự án BT và Dự án khác:

Sau khi Hợp đồng BT được ký kết, Bên A tiến hành các thủ tục cần thiết để bàn giao Mặt bằng Dự án cho Bên B triển khai thi công, đồng thời bàn giao Mặt bằng Dự án khác theo quy hoạch 1/500 để Bên B tiến hành đầu tư xây dựng theo tiến độ được duyệt.

ĐIỀU 15: TỔ CHỨC CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH BT

Sau khi hoàn thành tuyến đường được ghi tại khoản 6.1 Điều 6 Hợp đồng và hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình BT, Bên B có trách nhiệm chuyển giao Công trình BT theo đúng tiến độ cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND tỉnh Hà Tây chỉ định để đưa vào khai thác sử dụng.

ĐIỀU 16: BẢO HÀNH VÀ BẢO HIỂM CÔNG TRÌNH BT

16.1    Bên B có trách nhiệm bảo hành Công trình BT theo quy định của pháp luật trong thời gian 24 tháng đối với bất cứ hư hỏng, sai sót nào của công trình xảy ra kể từ ngày hai bên ký biên bản nghiệm thu hạng mục Công trình BT đã hoàn thành để đưa vào sử dụng. Bên B phải có thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương 03% giá trị Hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ bảo hành Công trình BT.

16.2    Các hạng mục công trình bị hư hỏng, sai sót phải được Bên A lập thành danh sách gửi cho Bên B trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra hư hỏng, sai sót và chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn bảo hành. Bên B có trách nhiệm tiến hành ngay việc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, sai sót đó sau khi nhận được thông báo của Bên A. Thời gian sửa chữa, khắc phục công trình do hai bên thỏa thuận tùy vào mức độ hư hỏng, sai sót của công trình trong một thời hạn hợp lý.

16.3    Bên B chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí liên quan đến bảo hành công trình. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bên A mà Bên B không sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, sai sót của công trình, Bên A có quyền chỉ định bên thứ 3 thực hiện việc bảo hành. Toàn bộ chi phí trả cho bên thứ 3 thực hiện việc bảo hành do Bên B thanh toán.

16.4    Việc bảo hành không gồm bất kỳ các thiệt hại:

  • Gây ra do lỗi hoặc sửa chữa, thay đổi của Bên A; hoặc
  • Do sự kiện bất khả kháng; hoặc
  • Đối với người hoặc tài sản ngoài các hạng mục được Bảo hành.

16.5     Bảo hiểm Công trình BT:

Bên B có trách nhiệm mua Bảo hiểm Công trình BT và các tài sản thuộc quyền sở hữu của Bên A giao cho Bên B thực hiện Dự án BT theo quy định của pháp luật về bảo hiểm các công trình xây dựng.

ĐIỀU 17: CƠ CHẾ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰ ÁN BT

Bên B được hưởng các cơ chế ưu đãi theo Nghị định 78/2007/NĐ-CP và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và của tỉnh Hà Tây.

ĐIỀU 18: QUY ĐỊNH VỀ HUY ĐỘNG VỐN, CHUYỂN NHƯỢNG VÀ THẾ CHẤP HỢP ĐỒNG

18.1    Bên B được quyền quyết định về phương thức huy động vốn để thực hiện Hợp đồng. Việc huy động vốn tuân thủ các quy định của pháp luật.

18.2    Bên B có thể chuyển nhượng hợp pháp các quyền hạn và nghĩa vụ đã cam kết trong Hợp đồng này cho Nhà đầu tư khác. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Hợp đồng phải được Bên A chấp thuận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

18.3    Bên B được thế chấp tài sản hình thành từ Dự án BT trong quá trình thực hiện dự án nhưng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên A và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án quy định trong Hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật.

ĐIỀU 19: THỰC HIỆN DỰ ÁN KHÁC

19.1    Để đổi lại việc Bên B thiết kế, xây dựng và chuyển giao toàn bộ Công trình BT cho Bên A theo quy định tại Hợp đồng này, Bên A giao đất cho Bên B thực hiện Dự án khác theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Dương Nội tỷ lệ 1/500 và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, cụ thể như sau:

  • Tên dự án: Dự án Khu đô thị mới Dương Nội thành phố Hà Đông
  • Vị trí: nằm về phía Bắc thành phố Hà Đông, giáp với xã Văn Khê, đường Lê Trọng Tấn, xã Dương Nội, Tây Mỗ, Đại Mỗ và Trung Văn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Diện tích sử dụng đất: 174,23 ha.
  • Các loại công trình chính: Khu nhà ở hiện đại với nhiều loại hình: biệt thự, nhà vườn, nhà liền kề, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng, công trình giáo dục y tế, công trình văn hóa, thể dục, thể thao v.v..
  • Tiến độ thực hiện theo Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 của UBND tỉnh Hà Tây.
    • Hai bên nhất trí như sau:

– Tổng giá trị quyền sử dụng đất Dự án khác tại thời điểm ký hợp đồng BT là: 5.356.543.740.000 đồng như quy định tại Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách của Dự án Khu đô thị mới Dương Nội, thành phố Hà Đông do Công ty Thương mại và Du lịch Nam Cường làm chủ đầu tư. Giá trị này là cố định và không được tính toán lại trong suốt thời gian Bên B thực hiện Dự án khác.

– Tổng chi phí bồi thường GPMB, đầu tư xây dựng toàn bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đối trừ bằng giá trị quyền sử dụng đất được dự toán là: 4.282.891.843.000 đồng. Để được chính thức thanh quyết toán tổng chi phí nói trên, Bên B có trách nhiệm lập hồ sơ nghiệm thu và trình cấp có thẩm quyền của tỉnh Hà Tây phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước; sau khi thực hiện quyết toán nếu tổng chi phí đầu tư nói trên thấp hơn 4.282.891.843.000 đồng thì Bên B có trách nhiệm hoàn lại cho ngân sách tỉnh Hà Tây phần chênh lệch nói trên; ngược lại nếu tổng chi phí đầu tư nói trên lớn hơn 4.282.891.843.000 đồng thì Bên B không được Bên A hoàn trả lại phần chênh lệch nhưng Bên B được tính phần chênh lệch này vào tổng mức đầu tư của Dự án khác để làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế.

19.3    Bên B phải thực hiện các thủ tục liên quan đến giao đất để thực hiện Dự án khác theo quy định của luật đất đai hiện hành.

ĐIỀU 20: THÔNG BÁO

20.1    Tất cả các thông báo quy định trong Hợp đồng này phải được lập thành văn bản và được (i) gửi trực tiếp, hoặc (ii) qua bưu điện, hoặc (iii) gửi bằng fax và bản gốc được gửi qua bưu điện trong vòng ba (03) ngày làm việc theo địa chỉ được ghi cụ thể tại phần đầu của Hợp đồng này.

20.2    Thông báo sẽ có hiệu lực ngay khi người nhận (i) nhận trực tiếp hoặc (ii) nhận qua bưu điện, hoặc (iii) nhận bằng fax tại địa chỉ và số fax ghi cụ thể tại phần đầu của Hợp đồng này.

20.3    Mỗi bên sẽ thông báo cho bên kia bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ, số điện thoại hoặc số fax của mình.

ĐIỀU 21: BẤT KHẢ KHÁNG

21.1    Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng này do những sự kiện có tính chất bất thường và nằm ngoài tầm kiểm soát của bên bị ảnh hưởng như: thiên tai, địch họa, hoả hoạn, những quyết định hay sự thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.

21.2    Nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, việc một bên không thực hiện được hoặc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng này sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng. Tuy nhiên, trong vòng bảy (7) ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng bên bị ảnh hưởng phải gửi ngay thông báo cho bên kia khi nhận thấy rằng mình không thể thực hiện được nghĩa vụ hoặc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng do trường hợp bất khả kháng gây ra. Sau đó các bên sẽ thường xuyên trao đổi để thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc giảm nhẹ hậu quả của sự kiện bất khả kháng và giải quyết các hậu quả khác của sự kiện bất khả kháng.

ĐIỀU 22: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

22.1    Hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng bằng văn bản. Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận các điều kiện và thời hạn chấm dứt;

22.2    Một bên vi phạm bất kỳ quy định nào trong Hợp đồng này nhưng không sửa chữa khắc phục vi phạm đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên kia về việc vi phạm và yêu cầu sửa chữa, khắc phục vi phạm;

22.3    Bên B bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

22.4    Các bên hoàn thành mọi quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng này;

  • Do quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Bên B không được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy đầu tư thực hiện Dự án BT.

Khi xảy ra các trường hợp chấm dứt Hợp đồng, các bên tiến hành thủ tục thanh lý Hợp đồng bằng văn bản. Việc thanh lý Hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 23: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM VÀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

23.1    Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng: Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng này. Trừ trường hợp bất khả kháng theo Điều 21 nêu trên, nếu một bên vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia, thì ngoài việc buộc phải thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên kia và cho bên thứ ba (nếu có) theo giá trị thiệt hại thực tế.

23.2    Phạt vi phạm Hợp đồng:

Trường hợp các bên vi phạm các nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này thì ngoài việc phải gánh chịu trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng theo khoản 23.1 nêu trên, bên vi phạm còn bị phạt Hợp đồng với mức phạt là 12% giá trị Hợp đồng bị vi phạm.

ĐIỀU 24: QUYẾT TOÁN  HỢP ĐỒNG

24.1    Bên B làm hồ sơ quyết toán Hợp đồng BT theo các quy định hiện hành của pháp luật và Hợp đồng này, được hoàn trả bằng tiền sử dụng đất từ Dự án khác.

24.2    Sau khi Công trình BT được bàn giao, căn cứ vào tổng vốn đầu tư thực hiện Dự án BT đã được phê duyệt, các phát sinh (nếu có) và diện tích đất thực tế Bên B được nhận bàn giao tại khu đô thị mới Dương Nội, hai bên sẽ làm quyết toán theo quy định.

ĐIỀU 25: BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có bất cứ sự thay đổi nào buộc phải làm thay đổi quy mô, kết cấu, yêu cầu kỹ thuật của công trình so với Dự án BT được duyệt hoặc do các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 21 Hợp đồng hoặc khi có những quy định của Nhà nước có liên quan đến các quy định của Hợp đồng thì hai bên sẽ bàn bạc, thoả thuận để sửa đổi và ký Phụ lục bổ sung Hợp đồng.

ĐIỀU 26: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong trường hợp có bất kỳ sự tranh chấp nảy sinh từ hoặc liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng này, các bên sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hoà giải. Nếu không giải quyết được tranh chấp đó theo cách thức nêu trên trong vòng 30 ngày sau khi bắt đầu các cuộc thương thảo bằng cách một bên gửi thông báo cho bên kia, hoặc trong một thời hạn dài hơn do các bên thoả thuận với nhau bằng văn bản tại thời điểm đó, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đề nghị đưa việc tranh chấp ra Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để giải quyết theo quy định hiện hành, khi đó hai bên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh mọi phán quyết của cơ quan Trọng tài.

 

ĐIỀU 27: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

27.1    Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng này theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng và cùng có lợi.

27.2    Tất cả các điều khoản và từng phần của các điều khoản của Hợp đồng này sẽ có hiệu lực riêng biệt và độc lập với các điều khoản khác và nếu vào bất kỳ thời điểm nào những quy định trên vô hiệu, bất hợp pháp hoặc không thể thi hành theo quy định của pháp luật liên quan, thì hiệu lực, giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành của các điều khoản còn lại của Hợp đồng sẽ không bị ảnh hưởng dưới bất kỳ hình thức nào.

27.3   Các vấn đề  chưa hoặc không quy định tại Hợp đồng này hoặc đã quy định tại Hợp đồng này nhưng trong quá trình thực  hiện phát hiện thấy khác với quy định hiện hành của Nhà nước thì sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

27.4    Bất kỳ sự chia tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên của bên nào cũng không làm thay đổi hiệu lực của Hợp đồng.

27.5    Bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào về các điều khoản của Hợp đồng đều phải được sự đồng ý của hai bên và được ghi nhận bằng Phụ lục, Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.

27.6    Hai bên thừa nhận rằng mình đã đọc, hiểu rõ và chịu sự ràng buộc của Hợp đồng, đồng thời cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng. Tất cả các điều khoản khác không được quy định trong Hợp đồng sẽ được hiểu và áp dụng theo đúng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

27.7    Hai bên đảm bảo rằng cá nhân ký kết Hợp đồng thay mặt cho mỗi bên là người có đủ thẩm quyền ký vào Hợp đồng.

27.8    Các phụ lục, hồ sơ kèm theo được liệt kê dưới đây và các văn bản thoả thuận là bộ phận không tách rời của Hợp đồng:

  • Hồ sơ dự án đầu tư của Dự án BT và Dự án khác được UBND tỉnh phê duyệt.
  • Phụ lục số 01: Quy mô đầu tư xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các giải pháp kỹ thuật của Dự án BT.
  • Phụ lục số 02: Bảng tiến độ thực hiện Dự án BT.
  • Phụ lục số 03: Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng tài chính thực hiện dự án của Bên B.
  • Phụ lục số 04: Các văn bản, thông báo, quyết định của chính phủ và UBND tỉnh Hà tây về việc chấp thuận triển khai Dự án BT.
  • Phụ lục số 05: Các Quyết định phê duyệt Dự án BT và Dự án khác của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây.

27.9    Hợp đồng gồm 27 điều 18 trang được đánh số thứ tự từ trang 1 đến trang 18 mỗi trang đều có chữ ký của hai bên. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi Dự án BT được bàn giao đưa vào sử dụng và hết thời gian bảo hành. Hợp đồng này được lập thành 30 bản, có giá trị như nhau, Bên A giữ 10 bản, Bên B giữ 10 bản, 10 bản sẽ được gửi cho các cơ quan chức năng./.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP-701
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Nhận làm hồ sơ dự thầu

Kính thưa quý Doanh nghiệp, Hiện nay nhiều Doanh Nghiệp tham gia đầu thầu bị mắc nhiều nguyên nhân dẫn đến hồ sơ bị loại do không đảm bảo khâu thủ tục, sơ xuất dẫn đến không đáp ứng điều kiện tiên quyết.

Mời quý vị tham khảo :Các bước lập hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Mẫu hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Báo giá lập hồ sơ dự thầu

Chúng tôi là nhóm Kỹ sư, có trình độ chuyên môn tốt, nhiều năm kinh nghiệm về đấu thầu và làm các hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp: Dân dụng, công nghiệp, lắp đặt thiết bị điện nước, giao thông, thủy lợi. Chúng tôi nhận làm hồ sơ dự thầu với những công việc chính như sau:
1. Lập hồ sơ pháp lý dự thầu:
– Kê khai năng lực tài chính công ty;
– Kê khai vật tư, thiết bị gói thầu và làm hợp đồng nguyên tắc hoặc cam kết mua vật tư thiết bị trên;
– Hồ sơ nhân sự tham gia gói thầu: Làm hợp đồng, kê khai nhân sự, xử lý các yêu cầu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Hồ sơ máy móc tham gia gói thầu: Làm hợp đồng nguyên tắc, kê khai máy móc thiết bị, xử lý các yêu cầu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
2. Lập đơn giá dự thầu.
3. Lập biện pháp tổ chức thi công gói thầu.
Bao gồm:
– Lập thuyết minh biện pháp thi công theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Lập bản vẽ biệp pháp thi công theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
4. Lập tiến độ thi công

Hỏi đáp Chi phí lập hồ sơ mời thầu

Bạn Trịnh Thùy Dương ở địa chỉ duongktm@yahoo.com.vn hỏi:

Trong chi phí lập hồ sơ mời thầu (HSMT), phần bản vẽ xuất bản kèm HSMT do chủ đầu tư cấp. Trường hợp HSMT quốc tế phải làm bằng 2 thứ tiếng thì chủ đầu tư phải cấp bản vẽ cả tiếng Anh và tiếng Việt hay chỉ cấp bản tiếng Việt còn đơn vị tư vấn phải dịch sang tiếng Anh. Hệ số chi phí lập HSMT bằng 2 thứ tiếng có gồm chi phí dịch bản vẽ không.
Có quy định ở văn bản nào sản phẩm là bao nhiêu bộ không?
Trường hợp bản vẽ xuất bản kèm theo quyển HSMT quá nhiều (hơn 1000 bản vẽ/bộ) thì có được lập dự toán chi phí riêng?
Trên đây là một số vấn đề chúng tôi gặp phải khi lập HSMT cho một số đơn vị. Rất mong được Viện giải đáp thắc mắc để các bên cùng được hiểu rõ.
Trả lời:
Về vấn đề này, Hồ sơ xây dựng ý kiến trao đổi như sau:
Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 957/2009QĐ -BXD ngày 29/09/2009 công bố Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó có quy định tại điểm 3.1 mục 3: Định mức chi phí tư vấn công bố tại Quyết định này chưa bao gồm chi phí để lập hổ sơ bằng tiếng nước  ngoài. Khi xác định chi phí tư vấn có yêu cầu lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài theo định mức công bố tại Quyết định này thì bổ sung chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài; Chỉ phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí này dược lập trên cơ sở nội dung khối lượng công việc do chủ đầu tư thuê và các chế độ chính sách theo quy định.
Theo như quý bạn hỏi về các nội dung: Hồ sơ Chủ đầu tư cấp cho tư vấn lập bằng tiếng Anh và tiếng Việt hay chỉ bằng tiếng Việt; sản phẩm của công việc này là bao nhiêu bộ, bản vẽ xuất bản kèm theo HSMT quá nhiều có được lập dự toán riêng không? Các nội dung này được quy định tại Điều 108 mục 2 Luật Xây dựng, trong đó quy định Nội dung chủ yếu của Hợp đồng xây dựng bao gồm nội dung công việc phải thực hiện, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc…, các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng,…

Mời quý vị tham khảo :Các bước lập hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Mẫu hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Báo giá lập hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Dịch vụ tư vấn lập hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Mẫu hồ sơ mời thầu

Thủ tục làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng

Làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng và một số thông tin cần biết

Chứng chỉ năng lực công ty xây dựng (CCNLCTXD) là bản đánh giá quan trọng với đơn vị khi muốn tham gia hoạt động xây dựng. Vì thế việc tìm dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng đã và đang trở thành mối bận tâm hàng đầu của đông đảo đơn vị liên quan. Tuy nhiên trước khi tiến hành làm chứng chỉ thì để chủ động bạn nên nắm bắt một số quy định cần biết.

Làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng bắt buộc hay không?

Để nắm bắt liệu làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng bắt buộc không thì bạn cần hiểu bản chất của chứng chỉ. Nghĩa là bạn cần hiểu chính xác CCNLCTXD là gì?

Làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng rất quan trọng

Cụ thể bạn có thể hiểu chứng chỉ chính là bản đánh giá tóm tắt của cơ quan chức năng về năng lực của công ty. Đó có thể là đánh giá của một trong hai cơ quan sau:

  • Bộ xây dựng

  • Sở xây dựng

Theo đó chỉ những công ty hoạt động xây dựng đủ năng lực mới được xét cấp chứng chỉ. Đồng thời chứng chỉ này bạn cũng có thể xem như là giấy thông hành của công ty xây dựng khi muốn hoạt động. Nội dung chứng chỉ sẽ quy định rõ ràng điều kiện, quyền hạn của công ty khi hoạt động xây dựng. Vì thế CCNLCTXD là giấy tờ quan trọng và cần thiết đối với một công ty khi muốn tham gia hoạt động xây dựng.

Đặc biệt pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định rõ ràng hơn về giá trị của chứng chỉ. Ngay tại nghị định 100/2018/NĐ-CP nêu rõ một số lĩnh vực xây dựng công ty cần bắt buộc có CCNLCTXD. Vậy nên nhìn chung bạn có thể kết luận rằng CCNLCTXD rất quan trọng nhưng không bắt buộc với mọi đơn vị xây dựng. Thay vào đó chỉ những công ty xây dựng tham gia vào các lĩnh vực được quy định tại điều 57 của nghị định 100 mới bắt buộc.

Những đơn vị nào cần làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng?

Như đã lý giải ở trên thì việc làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng chỉ bắt buộc với một số lĩnh vực cụ thể. Vậy thực tế những đơn vị nào cần tiến hành làm chứng chỉ theo quy định? Ở đây bạn có thể nắm bắt chi tiết các lĩnh vực được quy định tại điều 57 nghị định 100 như sau:

Luật hiện hành quy định những lĩnh vực cụ thể bắt buộc có chứng chỉ năng lực

  • Khảo sát xây dựng

  • Khảo sát địa hình

  • Khảo sát địa chất

  • Lập quy hoạch xây dựng

  • Thiết kế thẩm tra công trình

  • Công trình dân dụng

  • Công trình công nghiệp

  • Công trình giao thông

  • Công trình hạ tầng kỹ thuật

  • Công trình phát triển nông thôn

  • Thiết kế điện công trình

  • Công trình cấp thoát nước

  • Quản lý dự án đầu tư

  • Thi công xây dựng công trình

  • Giám sát thi công xây dựng

  • Kiểm định dự án xây dựng

  • Quản lý chi phí đầu tư

Vì thế nếu công ty, doanh nghiệp của bạn có kế hoạch tham gia các lĩnh vực xây dựng kể trên thì cần có chứng chỉ năng lực. Trong trường hợp bạn không tiến hành các thủ tục để được cấp phép thì sẽ bị xử phạt.

Yêu cầu về điều kiện làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng

Chứng chỉ năng lực công ty XD là giấy tờ bắt buộc cần có khi công ty muốn tham gia các lĩnh vực trong quy định pháp luật. Tuy nhiên thực tế khi một đơn vị công ty xin làm chứng chỉ cần phải đáp ứng điều kiện. Điều này đồng nghĩa không phải công ty xây dựng nào cũng được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ năng lực. Cụ thể pháp luật hiện hành quy định những điều kiện cấp chứng chỉ bao gồm:

Công ty cần đáp ứng điều kiện mới xin làm chứng chỉ năng lực

  • Giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp. Trường hợp giấy tờ thay thế thì công ty có thể chọn quyết định thành lập được cấp bởi cơ quan chức năng

  • Lĩnh vực xin cấp chứng chỉ năng lực cần phù hợp lĩnh vực quy định trong giấy đăng ký kinh doanh

  • Các thành viên chủ chốt làm việc tại công ty cần có hợp đồng lao động

  • Các dự án XD đặc thù thì yêu cầu những thành viên chủ chốt phải có chứng chỉ hành nghề. Đồng thời thành viên còn phải tham gia bồi dưỡng thêm nghiệp vụ đặc thù của dự án

Làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có sử dụng được bao nhiêu năm?

Chứng chỉ năng lực công ty XD là giấy tờ có thời hạn sử dụng. Theo đó bao nhiêu năm thì cần tiến hành làm chứng chỉ năng lực công ty xây dựng được pháp luật quy định chi tiết.  Đó là nghị định 100/2018/NĐ –CP. Ngay khoản 20 điều 1 của nghị định có nêu rõ chứng chỉ sẽ có hiệu lực 10 năm.

Bạn chú ý tất cả các loại chứng chỉ năng lực công ty XD đều có hiệu lực giống nhau. Bao gồm:

  • Chứng chỉ hạng I

  • Chứng chỉ hạng II

  • Chứng chỉ hạng III

Chứng chỉ năng lực có thời hạn sử dụng

Mẫu dự toán nội thất văn phòng Canon Sài Gòn

Thiết kế nội thất văn phòng là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất bởi đây cũng là cốt lõi mang tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Việc thiết kế bài trí nội thất văn phòng sao cho văn phòng làm việc hiệu quả nhất chuyên nghiệp nhất giúp doanh nghiệp công ty gặt hái được những thành công, hơn nữa đây cũng là bộ mặt của doanh nghiệp. Cùng VNCDesign tham khảo mẫu dự toán nội thất văn phòng Canon Sài Gòn
>> Xem thêm :Báo giá thiết kế nội thất văn phòng
>> Xem thêm :Báo giá giá thi công văn phòng
>> Xem thêm :999 Mẫu thiết kế văn phòng đẹp

BẢNG ĐƠN GIÁ CHI TIẾT

HẠNG MỤC: THI CÔNG NỘI THẤT SHOWROOM CANON – LÊ BẢO MINH
ĐỊA CHỈ: 10A TRẦN HƯNG ĐẠO – QUẬN 1 – TP.HỒ CHÍ MINH

STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC QUY CÁCH SẢN PHẨM ĐVT KHỐI
LƯỢNG
ĐƠN
GIÁ (VNĐ)
THÀNH TIỀN (VNĐ)
I Thiết kế nội thất văn phòng                     –
II Thi công nội thất trọn gói 822,851,300
Trong đó:
A Tầng trệt (showroom)
Các hạng mục chung 201,830,000
1 Trần thạch cao Khung xương Vĩnh Tường, tấm dày 0,9cm sơn bả màu theo thiết kế. m2 148.00 290,000 42,920,000
2 Sơn tường trong nhà Sơn levis m2 40.60 50,000 2,030,000
3 Ảnh đề can Ảnh đề can giới thiệu sản phẩm in PP m2 45.90 180,000 8,262,000
4 Khung tranh mika Khung poster dày 5mm, chốt inox m2 45.90 1,400,000 64,260,000
5 Vận chuyển phế thải Vận chuyển phế thải lên xe và chuyên chở đi chuyến 4.00 800,000 3,200,000
6 Làm vệ sinh công nghiệp tron gói 1.00 15,000,000 15,000,000
7 Logo Business can be simple Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 715,000 715,000
8 Logo Digital Ixus Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,501,500 1,501,500
9 Logo Power shop Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,501,500 1,501,500
10 Logo Eos Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,072,500 1,072,500
11 Logo DV Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,072,500 1,072,500
12 Logo Lense Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,072,500 1,072,500
13 Logo Photocopy Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,430,000 1,430,000
14 Logo Máy in khổ lớn – LBP Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,787,500 1,787,500
15 Logo Demo Chữ meka dày 5ly bộ 1.00 1,072,500 1,072,500
16 Dòng chữ mê ka “Trải nghiệm chất lượng hình ảnh với máy in khổ lớn Canon”, Chữ meka dày 5cm bộ 1.00 2,275,000 2,275,000
17 Dòng chữ mê ka “Shoot & Print Direct”, Chữ meka dày 5cm bộ 1.00 1,625,000 1,625,000
18 Đề can PP cán mờ có chữ và hình ảnh Hình ảnh và dòng chũ “All you’ll ever need to capture and share the joy” m2 3.15 200,000 630,000
19 Bóc lớp gạch lát nền cũ m2 148.00 10,000 1,480,000
20 Lát nền gạch granit nhân tạo 600×600 Gạch granit nhân tạo Bàn Thạch m2 148.00 280,000 41,440,000
21 Thảm cỏ nhựa m2 3.65 250,000 912,500
22 Bục gỗ phía dưới và bao quanh phần thảm cỏ m2 3.65 1,800,000 6,570,000
Khu vực Lễ Tân, trưng bày máy đa năng, máy photocopy 124,630,400
1 Vách thạch cao Khung xương, sơn bả màu theo thiết kế. m2 15.64 360,000 5,630,400
2 Kệ trưng bày Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)3300x(B)850x(H)150 cái 1.00 5,500,000 5,500,000
3 Kệ trưng bày Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)3300x(B)850x(H)450 cái 1.00 10,000,000 10,000,000
4 Kệ trưng bày Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)1600m2x(B)900x(H)1000 cái 1.00 8,000,000 8,000,000
5 Salon khách Salon nhập khẩu bộ 2 38,000,000 76,000,000
6 Bàn salon Bàn salon bằng kính cái 2 8,000,000 16,000,000
7 Tủ đồ khu tiếp khách Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)1200m2x(B)600x(H)750 cái 1.00 3,500,000 3,500,000
Khu vực trưng bày máy LBP, máy in phun, máy Fax, máy quét 39,763,220
1 Vách thạch cao Vách Vĩnh tường, khung xương, sơn bả màu theo thiết kế. m2 4.75 360,000 1,710,720
2 Kệ trưng bày máy LBP, máy in phun, máy quét, máy in phun Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)5500m2x(B)900x(H)600 cái 1.00 14,000,000 14,000,000
3 Bục thấp quây quanh cột Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)8200m2x(B)300x((H)200 cái 1.00 8,000,000 8,000,000
4 Đợt kính trên kệ trưng bày máy LBP, máy quét, máy in phun Kính cường lực (Tempered Glass) dày 10mm m2 4.03 1,750,000 7,052,500
5 Ốp trần inox Trần thạch cao ốp tấm inox ngoài m2 9.00 600,000 5,400,000
6 Bọc nhôm trụ tròn Khung thép hộp ốp quanh cột phủ alumium màu bạc m2 6.00 600,000 3,600,000
Khu vực trưng bày máy Ixus, Power shop, Eos, Lennes 60,637,500
1 Vách thạch cao phần chụp thử Vách Vĩnh tường, khung xương, sơn bả màu theo thiết kế. m2 8.51 360,000 3,061,800
2 Phông chụp thử Phông di dộng trang trí chụp thử cái 2.00 3,000,000 6,000,000
3 Kệ trưng bày Eos, Power shot, Ixus Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (S)1650x(B)450x(H)600 cái 3.00 3,500,000 10,500,000
4 Đợt kính trên kệ trưng bày Eos, Power shot, Ixus Kính cường lực (Tempered Glass) dày 8mm m2 6.98 1,450,000 10,126,800
5 Trụ Inox đỡ kính Eos, Power shot, Ixus Trụ inox có 2 mặt hút chân không cái 12.00 700,000 8,400,000
6 Kệ trưng bày DV Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (S)1800x(B)450x(H)600 cái 1.00 3,500,000 3,500,000
7 Đợt kính trên kệ trưng bày DV Kính cường lực (Tempered Glass) dày 8mm m2 2.33 1,450,000 3,375,600
8 Trụ Inox đỡ kính DV Trụ inox có 2 mặt hút chân không cái 4.00 700,000 2,800,000
9 Kệ trưng bày Lennes Khung xươg gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (S)1200x(B)450x(H)600 cái 1.00 3,500,000 3,500,000
10 Đợt kính trên kệ trưng bày Lennes Kính cường lực (Tempered Glass) dày 8mm m2 1.52 1,750,000 2,656,500
11 Trụ Inox đỡ kính Lennes Trụ inox có 2 mặt hút chân không cái 4.00 700,000 2,800,000
12 Vách ngăn chia các tủ : máy ảnh, powershop, ixus, eos, dv, lenes Gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ, dày 40 m2 3.26 1,200,000 3,916,800
Khu vực trưng bày máy Photocopy, máy in khổ lớn 28,137,480
1 Kệ trưng bày (5) Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)4500x(B)1500x(H)450 cái 1.00 12,000,000 12,000,000
1 Kệ trưng bày (6) Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)4900x(B)850x(H)150 cái 1.00 7,500,000 7,500,000
2 Vách thạch cao Vách Vĩnh tường, khung xương, sơn bả màu theo thiết kế. m2 23.99 360,000 8,637,480
Khu vực trưng bày máy chiếu, mực in 23,332,000
1 Vách thạch cao Vách Vĩnh tường, khung xương, sơn bả màu theo thiết kế. m2 3.35 360,000 1,206,000
2 Kệ trưng bày máy Fax Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)2060xB(700)mx(H)600 cái 1.00 3,500,000 3,500,000
3 Đợt kính trên kệ trưng bày máy Fax Kính cường lực (Tempered Glass) dày 8mm m2 2.44 1,450,000 3,538,000
4 Kệ trưng bày mực in Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)2330xB(300)mx(H)600 cái 1.00 3,500,000 3,500,000
5 Đợt kính trên kệ trưng bày mực in Kính cường lực (Tempered Glass) dày 8mm m2 1.44 1,450,000 2,088,000
6 Cáp treo đợt kính Cáp màu bạc m 10.00 150,000 1,500,000
7 Màn chiếu điện Màn chiếu điều khiển từ xa bộ 1.00 8,000,000 8,000,000
Khu vực trưng bày Windows shop 23,551,500
1 Khu máy chiếu Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (S)1100xB(300)mx(H)600 cái 1.00 1,850,000 1,850,000
2 Vải bạt tráng nhựa trắng khu windows shop bộ 1.00 2,500,000 2,500,000
3 Tủ Window shop theo hình logo Khung thép hộp, ốp gỗ công nghiệp MDF, phủ vải nỉ trang trí, (L)2500x(B)3600 bộ 1.00 8,000,000 8,000,000
4 Vách gỗ phía sau windown shop Vách sơn màu theo thiết kế m2 6.61 1,150,000 7,601,500
5 Cửa vách gỗ phía sau windown shop Cửa sơn màu theo thiết kế m2 3.00 1,200,000 3,600,000
Khu vực Demo 17,134,000
1 Ốp trán thạch cao Vách Vĩnh tường, khung xương, sơn bả màu theo thiết kế. m2 3.15 360,000 1,134,000
2 Bục khu vực Demo Khung xương gỗ công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ (L)5250x(B)550x(H)600 cái 1.00 9,500,000 9,500,000
3 Bục máy tính Khung xương công nghiệp MDF, bả matit sơn Nyko theo màu chỉ định phủ PU bóng mờ D(1150)x(B)3300x(H)900 phía trên đặt mặt kinh 8 ly bộ 1.00 6,500,000 6,500,000
B Ngoại thất 90,340,000
1 Ốp nhôm Aluminum composite mặt tiền Nhôm màu đỏ m2 76.00 680,000 51,680,000
2 Lớp tôn cách âm, cách nhiệt Phía trên trần tầng trệt m2 22.00 200,000 4,400,000
3 Lắp dựng thép hộp Thép hộp 50x25x3 sơn chống rỉ m 256.60 100,000 25,660,000
4 Sơn toàn bộ mặt ngoài nhà Sơn levis m2 215.00 40,000 8,600,000
5 Sơn trong nhà (cả tầng trệt & lầu 1) Sơn levis m2 318.00 40,000 12,720,000
C Hệ thống điện, mạng internet, điện thoại 213,495,200
1 Bóng đèn âm trần trang trí Đèn dowlight Đài Loan cái 110 70,000 7,700,000
2 Đèn vuông 2 bóng Hãng Sino bộ 5 220,000 1,100,000
3 Đèn nê ông 0,6m Hãng Sino bộ 8 160,000 1,280,000
4 Đèn rọi sản phẩm Hãng Sino cái 60 120,000 7,200,000
5 Đèn rọi khu lễ tân Hãng Sino cái 6 120,000 720,000
6 Dây điện 2×1,5mm2 Hãng Trần Phú m 1,500 19,000 28,500,000
7 Dây điện 2×2,5mm2 Hãng Trần Phú m 750 28,000 21,000,000
8 Dây điện 2x4mm2 Hãng Trần Phú m 220 36,000 7,920,000
9 Aptomat điện 3pha Hãng Clipsal, 63A cái 4 915,000 3,660,000
10 Ổ cắm đôi Hãng Clipsal cái 32 65,780 2,104,960
11 Công tắc Hãng Clipsal cái 28 37,320 1,044,960
12 Tủ điện âm tường Hãng Clipsal cái 2 680,400 1,360,800
13 Gel hộp AP 8 1,920,000 15,360,000
14 Gel ruột gà Hãng Clipsal cuộn 8 817,920 6,543,360
15 Đế âm Hãng Clipsal cái 60 24,720 1,483,200
16 Dây mạng AMP m 1,200 12,000 14,400,000
17 Ổ cắm mạng + mặt Hãng Clipsal cái 50 180,000 9,000,000
18 Đầu cost mạng cái 120 3,600 432,000
19 Mặt điện thoại Hãng Clipsal cái 8 36,240 289,920
20 Tủ Switch cái 2 276,000 552,000
21 Switch (hoặc huble) 16 cổng Asus cái 3 3,600,000 10,800,000
22 Tổng đài điện thoại cái 1 6,400,000 6,400,000
23 Dây điện thoại 4 lõi m 300 6,600 1,980,000
24 Nhân công lắp đặt điện trọn gói 1 35,000,000 35,000,000
25 Chỉnh sửa hệ thống chiếu sáng Tạm tính theo bố trí không gian phòng 1 16,000,000 16,000,000
26 Chỉnh sửa trần thạch cao Tạm tính theo công việc lắp đặt điều hòa m2 48.60 240,000 11,664,000
TỔNG CỘNG (I+II): 822,851,300
Quy đổi sang đô la Mỹ (USD) 48,460
Ghi chú:
 – Đơn giá trên dựa theo thời giá hiện tại của thị trường và chỉ có hiệu lực trong vòng 20 ngày kể từ ngày hôm nay (22/12/2008).
 – Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 16.980 VND

Báo cáo thẩm tra trạm biến áp

Download Báo cáo thẩm tra trạm biến áp

Mật khẩu : Cuối bài viết

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA

THIẾT KẾ  KỸ THUẬT THI CÔNG  VÀ   DỰ TOÁN

CÔNG TRÌNH : TRẠM BIẾN ÁP 560KVA- 6(22)/0.4KV

Kính gửi :

 – TRƯỜNG CÁN BỘ THƯƠNG MẠI TRUNG ƯƠNG
  • Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
  • Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ – CP ra ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP.
  • Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ – CP ra ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP và Nghị định số 12/2000/NĐ – CP
  • Căn cứ Quyết định số 18/2003 /QĐ – BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Căn cứ hợp đồng kinh tế ký giữa  Trường cán bộ thương mại Trung Ương và  Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp & đô thị Việt Nam về việc thẩm tra thiết kế  kỹ thuật thi công và   dự toán trạm biến áp 560KVA
  • Căn cứ bộ tuyển tập Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Nhà Xuất bản Xây dựng ấn hành năm 1997 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

Sau khi xem xét, cơ quan thẩm tra Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công và  dự toán  công trình như sau :

  • Tên công trình : Trạm biến áp 6(22)kV-560KVA- Trường cán bộ thương mại Trung ương.
  • Chủ đầu tư : Trường cán bộ thương mại Trung ương.
  • Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn và thiết kế Điện lực Hà nội

 

 

 

I. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT:

1.1. Nội dung thiết kế kỹ thuật thi công:

Hồ sơ gồm 2 tập:

Tập 1 – Thuyết minh, dự toán và bản vẽ phần đIện

Tập 2 – Thuyết minh, dự toán và bản vẽ phần xây dựng

1.2. Các quy định và tiêu chuẩn  quy phạm đã áp dụng

– Tiêu chuẩn XD Việt Nam.

– Quy phạm trang bị điện : 11-TCN-19(21)-84 do Bộ điện lực ban hành năm 1984.

– Quy định của Công ty điện lực Thành phố Hà nội trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện

– Đơn giá XDCB ban hành theo quyết định  số  24/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố hà nội

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 66/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 67/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp

– Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh đường dây và trạm  ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ công nghiệp.

– Thông báo giá vật liệu  xây dựng của Sở TC-VG

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 286/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 285/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp

– Thông tư  07/2003/TT-BXD của Bộ xây dựng  ra ngày 17 tháng 6 năm 2003.

– Thông tư 120/2004/TT-BTC  hướng dẫn thi hành NGhị định 158/2004/NĐ-CP ra ngày 10/02/2004

– Quyết định 15/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.

– Quyết định 12/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng  ban hành định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng.

– Thông tư số 70/2000/TT-BTC ra ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

 

 

II. KẾT QUẢ  THẨM  THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG.

2.1. TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ:

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật do  Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế điện lực Hà nội lập là đơn vị có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh được phép  hành nghề tư vấn thiết kế xây dựng công trình tương tự có các kỹ sư phụ trách các bộ môn kỹ thuật đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế.

 

2.2. KẾT QUẢ THẨM TRA KỸ THUẬT.

1. Tóm tắt  thiết kế điện:

Nguồn điện:   ~22KV lộ 683-E3 được lấy từ  cột đIểm đấu cột rẽ nhánh vào trạm BA Vĩnh Tuy.

Trạm Ba 6(22)kV-560kVA kiểu KIOSK: : đặt trong đất nhà trường, lấy đIện từ cột đIểm đấu vào bằng cáp ngầm 24kV-Cu-XLPE-3x240mm2.

Nối đất trạm :       yêu cấu £ 4 ôm.

Cấp đIện hạ thế :  xa ~40m bằng 02 cáp ngầm 0,6/1kV-Cu-XLPE-4x185mm2.

2. Nhận xét về thiết kế điện:

Bố trí thiết bị cột điểm đấu, sơ đồ phân phối điện ở trạm KIOSK hợp lí. Các thiết bị điện  của cột điểm đấu và trạm biến áp được chọn đảm bảo an toàn.

Về cơ bản thuyết minh và bản vẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ngoại trừ một số đIểm cần bổ sung và chỉnh sửa.

3. Kiến nghị :

– Bổ sung trên sơ đồ bố trí cột điểm đấu (Bản vẽ 79-02-02):

  • Sơ đồ nguyên lí 1 dây cột điểm đấu.
  • Đánh số và đặt tên các chi tiết (tương ứng với tên trong thống kê).
  • Kích thước cao độ lắp đặt các thiết bị trên cột.
  • Thiếu hệ thống nối đất tại cột đIểm đấu.

– Chỉnh sửa tuyến cáp ngầm 22kV từ cột đIểm đấu vào trạm KIOSK:

+ Tuyến cáp 22kV qua đường và rẽ ngay trong lòng đường giữa cổng vào trường là không hợp lí (bản vẽ 79-01-04) bởi sẽ bất tiện cho việc sửa chữa thay thế cáp và đóng cọc mốc. Hai đầu ống cần nằm trong phạm vi hè đường.

– Bổ sung bản vẽ mặt bằng (phóng to) tại vị trí trạm biến áp 560kVA để biết toạ độ trạm và việc bố trí trạm có phù hợp với các công trình xung quanh hay không.

III. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ  SƠ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

3.1. Cơ sở thực hiện :

  1. Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
  2. Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ – CP ra ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP.
  3. Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ – CP ra ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP và Nghị định số 12/2000/NĐ – CP
  4. Căn cứ Quyết định số 18/2003 /QĐ – BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  5. Hồ sơ dự toán thiết kế
  6. Hồ sơ thiết kế có liên quan:

– Hồ sơ thiết kế thi công công trình do Công cổ phần  tư vấn và thiết kế Điện lực Hà nội

  1. Văn bản liên quan:

– Đơn giá XDCB ban hành theo quyết định  số  24/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố hà nội

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 66/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 67/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp

– Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh đường dây và trạm  ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ công nghiệp.

– Thông báo giá vật liệu  xây dựng số 02/TBVLXD của Sở TC-VG Hà nội

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 286/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 285/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp

– Thông tư  07/2003/TT-BXD của Bộ xây dựng  ra ngày 17 tháng 6 năm 2003.

– Thông tư 120/2004/TT-BTC  hướng dẫn thi hành NGhị định 158/2004/NĐ-CP ra ngày 10/02/2004

– Quyết định 15/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.

– Quyết định 12/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng  ban hành định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng.

– Thông tư số 70/2000/TT-BTC ra ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

– Thông tư số 05/2003/ TT-BXD ra ngày 14 tháng 03 năm 2004 của Bộ xây dựng về việc điều chỉnh hệ số nhân công và máy thi công

 

3.2. Nội dung thẩm tra

– Kiểm tính phần khối lượng;

– Kiểm tính phần giá và các chính sách áp dụng;

– Tổng hợp giá trị dự toán sau thẩm tra;

Các hạng mục thẩm tra bao gồm:

– Phần xây lắp

– Phần thiết bị

– Phần chi phí khác

3.3. Kết quả thẩm tra

a.Phần xây lắp

* Về khối lượng

– Các khối lượng lập trong dự toán khớp với bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên một số khối lượng cáp tính hao hụt quá nhiều ( trục hạ thế)

– Các khối lượng khác có sai số không lớn, được thể hiện trong bảng tính chi tiết.

* Về đơn giá

– Các đơn giá đã áp dụng phù hợp .

– Tính chênh lệch vật liệu không đúng theo TB 02/TBVLXD  ra ngày 1/6/2004 và TB 01/TBVLXD ra ngày 1/4/2004

– Các đơn giá khác có sai số không lớn, được thể hiện trong bảng tính chi tiết.

– Chưa đua phanà thử nghiệm vào tổng hợp

* Về mặt tính toán số học

– Các số liệu tính toán không có sai số số học;

* Giá trị dự toán phần xây lắp  theo kết quả thẩm tra

Giá trị dự toán thiết kế:              299.858.653 đồng;

Giá trị dự toán thẩm tra:            272.988.855 đồng;

Giá trị giảm sau thẩm tra:            -26.869.798 đồng;

Lý do giảm chính:

+ Hiệu chỉnh lại một số đơn giá và khối lượng.

+ Giá bệ biến áp thiết kế tính 6 triệu trong khí đó đã có phần chi phí xây lắp bệ

+ Phần cáp thuộc trụ hạ thế trong phanà lắp nhân công chỉ tính 50m, trong phần giá vật liệu tính 90m.

b. Phần mua sắm thiết bị.

*Về khối lượng

– Các khối lượng lập trong dự toán khớp với bản vẽ thiết kế;

* Về đơn giá

– Giá vật tư đã áp dụng phù hợp với giá cả thị trường

* Về mặt tính toán số học

– Các số liệu tính toán không có sai số số học;

* Giá trị dự toán phần mua sắm thiết bị

Giá trị dự toán thiết kế:              327.540.223 đồng;

Giá trị dự toán thẩm tra:            327.540.223 đồng;

Chênh lệch sau thẩm tra:                              0 đồng;

c.Phần chi phí khác

* Về mặt áp dụng

áp dụng theo đúng Quy định, văn bản hiện hành

Chưa tính chi phí Ban quản lý

Chưa tính chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

Chi phí giám sát xây lắp tính sai

* Về mặt tính toán số học

Các số liệu tính toán không có sai số số học;

* Giá trị dự toán phần chi phí khác theo kết quả thẩm tra

Giá trị dự toán thiết kế:                18.364.492 đồng;

Giá trị dự toán thẩm tra:              26.318.259 đồng;

Giá trị tăng sau thẩm tra:               7.953.766 đồng;

Lý do  tăng  là:

– Tính lại tỷ lệ các chi phí khác theo giá trị thẩm tra.

3.4. Kết luận chung

– Dự toán thiết kế  công trình Trạm biến áp 560KVA-6(22)/0.4KV do đơn vị thiết kế là Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế Điện lực Hà nội lập đã tuân thủ đúng các quy định về lập hồ sơ dự toán. Các khối lượng được tính về cơ bản khớp với hồ sơ thiết kế. Các đơn giá, định mức được áp dụng đúng với quy định hiện hành của Nhà Nước;

– Một số khối lượng, đơn giá chưa chính xác được điều chỉnh chi tiết trong bảng tính giá trị dự toán thẩm tra ( phụ lục kèm theo)

– Kết quả về giá trị  dự toán làm tròn sau thẩm tra là : 689.532.000đồng (Sáu trăm tám mươi chín triệu, năm trăm ba mươi hai ngàn đồng), giảm so với giá trị dự toán là  20.187.000đồng, trong đó:

 

STT

Hạng mục

Giá trị thiết kế lập

Giá trị thẩm tra lập

Chênh lệch

A

Phần xây lắp

299.858.653

272.988.855

-26.869.798

1

Tuyến cao thế

110.844.208

110.651.549

-192.659

2

Bệ đặt trạm biến thế

4.040.273

4.579.515

539.242

3

Trạm biến thế

130.539.487

119.043.075

-11.496.412

4

Trục hạ thế

48.229.104

31.734.867

-16.494.237

5

Thử nghiệm

6.205.581

6.979.849

774.268

B

Phần thiết bị

327.540.223

327.540.223

0

Tuyến cao thế

32.175.000

32.175.000

0

Trạm biến thế

295.365.223

295.365.223

0

C

Phần KTCB khác

18.364.492

26.318.259

7.953.766

D

Phần dự phòng

63.955.778

62.684.734

-1.271.044

Tổng cộng

709.719.146

689.532.070

-20.187.076

 

IV. KẾT LUẬN  VÀ KIẾN NGHỊ

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã tuân thủ  theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình theo Quyết định số 18/2003 /QĐ – BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng .

Thiết kế về cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên cần bổ sung và chỉnh sửa một số điểm kiến nghị trên.

Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt nam kính chuyển Quí cơ quan xem xét, nghiên cứu  phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo đúng Quy chế quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.

CÔNG TY TƯ VẤN XDCN VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

 

Nơi nhận :

– Như trên.

– Lưu công ty

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA

THIẾT KẾ  KỸ THUẬT THI CÔNG  VÀ   DỰ TOÁN

CÔNG TRÌNH : TRẠM BIẾN ÁP 560KVA- 6(22)/0.4KV

Kính gửi :

 – TRƯỜNG CÁN BỘ THƯƠNG MẠI TRUNG ƯƠNG

  • Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
  • Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ – CP ra ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP.
  • Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ – CP ra ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP và Nghị định số 12/2000/NĐ – CP
  • Căn cứ Quyết định số 18/2003 /QĐ – BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Căn cứ hợp đồng kinh tế ký giữa  Trường cán bộ thương mại Trung Ương và  Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp & đô thị Việt Nam về việc thẩm tra thiết kế  kỹ thuật thi công và   dự toán trạm biến áp 560KVA
  • Căn cứ bộ tuyển tập Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Nhà Xuất bản Xây dựng ấn hành năm 1997 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

Sau khi xem xét, cơ quan thẩm tra Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công và  dự toán  công trình như sau :

  • Tên công trình : Trạm biến áp 6(22)kV-560KVA- Trường cán bộ thương mại Trung ương.
  • Chủ đầu tư : Trường cán bộ thương mại Trung ương.
  • Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn và thiết kế Điện lực Hà nội

 

 

 

I. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT:

1.1. Nội dung thiết kế kỹ thuật thi công:

Hồ sơ gồm 2 tập:

Tập 1 – Thuyết minh, dự toán và bản vẽ phần đIện

Tập 2 – Thuyết minh, dự toán và bản vẽ phần xây dựng

1.2. Các quy định và tiêu chuẩn  quy phạm đã áp dụng

– Tiêu chuẩn XD Việt Nam.

– Quy phạm trang bị điện : 11-TCN-19(21)-84 do Bộ điện lực ban hành năm 1984.

– Quy định của Công ty điện lực Thành phố Hà nội trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện

– Đơn giá XDCB ban hành theo quyết định  số  24/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố hà nội

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 66/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 67/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp

– Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh đường dây và trạm  ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ công nghiệp.

– Thông báo giá vật liệu  xây dựng của Sở TC-VG

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 286/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 285/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp

– Thông tư  07/2003/TT-BXD của Bộ xây dựng  ra ngày 17 tháng 6 năm 2003.

– Thông tư 120/2004/TT-BTC  hướng dẫn thi hành NGhị định 158/2004/NĐ-CP ra ngày 10/02/2004

– Quyết định 15/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.

– Quyết định 12/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng  ban hành định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng.

– Thông tư số 70/2000/TT-BTC ra ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

 

 

II. KẾT QUẢ  THẨM  THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG.

2.1. TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ:

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật do  Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế điện lực Hà nội lập là đơn vị có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh được phép  hành nghề tư vấn thiết kế xây dựng công trình tương tự có các kỹ sư phụ trách các bộ môn kỹ thuật đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ thiết kế.

 

2.2. KẾT QUẢ THẨM TRA KỸ THUẬT.

1. Tóm tắt  thiết kế điện:

Nguồn điện:   ~22KV lộ 683-E3 được lấy từ  cột đIểm đấu cột rẽ nhánh vào trạm BA Vĩnh Tuy.

Trạm Ba 6(22)kV-560kVA kiểu KIOSK: : đặt trong đất nhà trường, lấy đIện từ cột đIểm đấu vào bằng cáp ngầm 24kV-Cu-XLPE-3x240mm2.

Nối đất trạm :       yêu cấu £ 4 ôm.

Cấp đIện hạ thế :  xa ~40m bằng 02 cáp ngầm 0,6/1kV-Cu-XLPE-4x185mm2.

2. Nhận xét về thiết kế điện:

Bố trí thiết bị cột điểm đấu, sơ đồ phân phối điện ở trạm KIOSK hợp lí. Các thiết bị điện  của cột điểm đấu và trạm biến áp được chọn đảm bảo an toàn.

Về cơ bản thuyết minh và bản vẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ngoại trừ một số đIểm cần bổ sung và chỉnh sửa.

3. Kiến nghị :

– Bổ sung trên sơ đồ bố trí cột điểm đấu (Bản vẽ 79-02-02):

  • Sơ đồ nguyên lí 1 dây cột điểm đấu.
  • Đánh số và đặt tên các chi tiết (tương ứng với tên trong thống kê).
  • Kích thước cao độ lắp đặt các thiết bị trên cột.
  • Thiếu hệ thống nối đất tại cột đIểm đấu.

– Chỉnh sửa tuyến cáp ngầm 22kV từ cột đIểm đấu vào trạm KIOSK:

+ Tuyến cáp 22kV qua đường và rẽ ngay trong lòng đường giữa cổng vào trường là không hợp lí (bản vẽ 79-01-04) bởi sẽ bất tiện cho việc sửa chữa thay thế cáp và đóng cọc mốc. Hai đầu ống cần nằm trong phạm vi hè đường.

– Bổ sung bản vẽ mặt bằng (phóng to) tại vị trí trạm biến áp 560kVA để biết toạ độ trạm và việc bố trí trạm có phù hợp với các công trình xung quanh hay không.

III. NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG HỒ  SƠ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

3.1. Cơ sở thực hiện :

  1. Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
  2. Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ – CP ra ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP.
  3. Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ – CP ra ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung quy chế điều lệ QLĐTXD ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP và Nghị định số 12/2000/NĐ – CP
  4. Căn cứ Quyết định số 18/2003 /QĐ – BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  5. Hồ sơ dự toán thiết kế
  6. Hồ sơ thiết kế có liên quan:

– Hồ sơ thiết kế thi công công trình do Công cổ phần  tư vấn và thiết kế Điện lực Hà nội

  1. Văn bản liên quan:

– Đơn giá XDCB ban hành theo quyết định  số  24/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố hà nội

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 66/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 67/QĐ-BCN ngày 11/10/1999 của Bộ công nghiệp

– Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh đường dây và trạm  ban hành kèm theo quyết định số 85/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ công nghiệp.

– Thông báo giá vật liệu  xây dựng số 02/TBVLXD của Sở TC-VG Hà nội

– Đơn giá lắp đặt trạm biến thế điện lực ban hàn kèm theo quyết định số 286/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp.

– Đơn giá lắp đặt đường dây tải điện ban hàn kèm theo quyết định số 285/QĐ-NLĐK ngày 23/2/2004 của Bộ công nghiệp

– Thông tư  07/2003/TT-BXD của Bộ xây dựng  ra ngày 17 tháng 6 năm 2003.

– Thông tư 120/2004/TT-BTC  hướng dẫn thi hành NGhị định 158/2004/NĐ-CP ra ngày 10/02/2004

– Quyết định 15/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.

– Quyết định 12/2001/QĐ-BXD ra ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng  ban hành định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng.

– Thông tư số 70/2000/TT-BTC ra ngày 17 tháng 7 năm 2000 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

– Thông tư số 05/2003/ TT-BXD ra ngày 14 tháng 03 năm 2004 của Bộ xây dựng về việc điều chỉnh hệ số nhân công và máy thi công

 

3.2. Nội dung thẩm tra

– Kiểm tính phần khối lượng;

– Kiểm tính phần giá và các chính sách áp dụng;

– Tổng hợp giá trị dự toán sau thẩm tra;

Các hạng mục thẩm tra bao gồm:

– Phần xây lắp

– Phần thiết bị

– Phần chi phí khác

3.3. Kết quả thẩm tra

a.Phần xây lắp

* Về khối lượng

– Các khối lượng lập trong dự toán khớp với bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên một số khối lượng cáp tính hao hụt quá nhiều ( trục hạ thế)

– Các khối lượng khác có sai số không lớn, được thể hiện trong bảng tính chi tiết.

* Về đơn giá

– Các đơn giá đã áp dụng phù hợp .

– Tính chênh lệch vật liệu không đúng theo TB 02/TBVLXD  ra ngày 1/6/2004 và TB 01/TBVLXD ra ngày 1/4/2004

– Các đơn giá khác có sai số không lớn, được thể hiện trong bảng tính chi tiết.

– Chưa đua phanà thử nghiệm vào tổng hợp

* Về mặt tính toán số học

– Các số liệu tính toán không có sai số số học;

* Giá trị dự toán phần xây lắp  theo kết quả thẩm tra

Giá trị dự toán thiết kế:              299.858.653 đồng;

Giá trị dự toán thẩm tra:            272.988.855 đồng;

Giá trị giảm sau thẩm tra:            -26.869.798 đồng;

Lý do giảm chính:

+ Hiệu chỉnh lại một số đơn giá và khối lượng.

+ Giá bệ biến áp thiết kế tính 6 triệu trong khí đó đã có phần chi phí xây lắp bệ

+ Phần cáp thuộc trụ hạ thế trong phanà lắp nhân công chỉ tính 50m, trong phần giá vật liệu tính 90m.

b. Phần mua sắm thiết bị.

*Về khối lượng

– Các khối lượng lập trong dự toán khớp với bản vẽ thiết kế;

* Về đơn giá

– Giá vật tư đã áp dụng phù hợp với giá cả thị trường

* Về mặt tính toán số học

– Các số liệu tính toán không có sai số số học;

* Giá trị dự toán phần mua sắm thiết bị

Giá trị dự toán thiết kế:              327.540.223 đồng;

Giá trị dự toán thẩm tra:            327.540.223 đồng;

Chênh lệch sau thẩm tra:                              0 đồng;

c.Phần chi phí khác

* Về mặt áp dụng

áp dụng theo đúng Quy định, văn bản hiện hành

Chưa tính chi phí Ban quản lý

Chưa tính chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

Chi phí giám sát xây lắp tính sai

* Về mặt tính toán số học

Các số liệu tính toán không có sai số số học;

* Giá trị dự toán phần chi phí khác theo kết quả thẩm tra

Giá trị dự toán thiết kế:                18.364.492 đồng;

Giá trị dự toán thẩm tra:              26.318.259 đồng;

Giá trị tăng sau thẩm tra:               7.953.766 đồng;

Lý do  tăng  là:

– Tính lại tỷ lệ các chi phí khác theo giá trị thẩm tra.

3.4. Kết luận chung

– Dự toán thiết kế  công trình Trạm biến áp 560KVA-6(22)/0.4KV do đơn vị thiết kế là Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế Điện lực Hà nội lập đã tuân thủ đúng các quy định về lập hồ sơ dự toán. Các khối lượng được tính về cơ bản khớp với hồ sơ thiết kế. Các đơn giá, định mức được áp dụng đúng với quy định hiện hành của Nhà Nước;

– Một số khối lượng, đơn giá chưa chính xác được điều chỉnh chi tiết trong bảng tính giá trị dự toán thẩm tra ( phụ lục kèm theo)

– Kết quả về giá trị  dự toán làm tròn sau thẩm tra là : 689.532.000đồng (Sáu trăm tám mươi chín triệu, năm trăm ba mươi hai ngàn đồng), giảm so với giá trị dự toán là  20.187.000đồng, trong đó:

 

STT

Hạng mục

Giá trị thiết kế lập

Giá trị thẩm tra lập

Chênh lệch

A

Phần xây lắp

299.858.653

272.988.855

-26.869.798

1

Tuyến cao thế

110.844.208

110.651.549

-192.659

2

Bệ đặt trạm biến thế

4.040.273

4.579.515

539.242

3

Trạm biến thế

130.539.487

119.043.075

-11.496.412

4

Trục hạ thế

48.229.104

31.734.867

-16.494.237

5

Thử nghiệm

6.205.581

6.979.849

774.268

B

Phần thiết bị

327.540.223

327.540.223

0

Tuyến cao thế

32.175.000

32.175.000

0

Trạm biến thế

295.365.223

295.365.223

0

C

Phần KTCB khác

18.364.492

26.318.259

7.953.766

D

Phần dự phòng

63.955.778

62.684.734

-1.271.044

Tổng cộng

709.719.146

689.532.070

-20.187.076

 

IV. KẾT LUẬN  VÀ KIẾN NGHỊ

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã tuân thủ  theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình theo Quyết định số 18/2003 /QĐ – BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng .

Thiết kế về cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên cần bổ sung và chỉnh sửa một số điểm kiến nghị trên.

Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt nam kính chuyển Quí cơ quan xem xét, nghiên cứu  phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo đúng Quy chế quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.

CÔNG TY TƯ VẤN XDCN VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

 

Nơi nhận :

– Như trên.

– Lưu công ty

 

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng
Mật khẩu: 20XXXXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất chung cư

Với hơn 10 năm trong nghề, AZHOME hiện là 1 trong số ít công ty có khả năng thiết kế nội thất chung cư làm hài lòng mọi sở thích, gu thẩm mỹ gia chủ và sáng tạo vô biên trong từng không gian thiết kế. Từ thiết kế nội thất chung cư hiện đại đến cổ điển, tân cổ, cao cấp, nội thất gỗ, thiết kế nội thất chung cư gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, thiết kế nội thất chung cư 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ, thiết kế nội thất chung cư 50m2, 65m2, 80m2, 100m2, 130m2,.. Đặc biệt 99% khách hàng đến với nội thất AZHOME đều rất ưng ý về cả ý tưởng lẫn công năng: 1 vẻ đẹp sang trọng với công năng hoàn hảo.


Mật khẩu : Cuối bài viết

Bạn đang có dự định thi công nội thất mà không biết một hợp đồng thiết kế nội thất bao gồm những gì? Vậy thì với những thông tin chi tiết về mẫu hợp đồng thi công nội thất mà AZhome cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kí kết hợp đồng đấy nhé! Hãy kéo xuống và đọc phần chi tiết nội dung dưới đây!

Xem thêm: mẫu hợp đồng thi công nội thất

Mẫu hợp đồng thi công nội thất chi tiết và chuẩn xác nhất

Hợp đồng thi công nội thất đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi hợp đồng thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị thi công và chủ đầu tư. Đây chính là biện pháp xử lí vụ mọi tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu hai bên xảy ra những điều không mong muốn. Qúy khách hàng có thể tham khảo mẫu hợp đồng chi tiết và chuẩn xác nhất năm 2019 qua bài viết này.

Nội dung chi tiết của hợp đồng thiết kế nội thất

Trong nội dung hợp đồng thi công nội thất bắt buộc phải có đầy đủ: Địa chỉ rõ ràng, loại hình công trình thi công nội thất, nội dung công việc, thời gian bắt đầu thi công, thời gian nghiệm thu vầ bàn giao dự án, giá thành thi công, cách thức thanh toán và trách nhiệm của hai bên. Trong đó bắt buộc phải có chữ kí của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công.

 

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

(Số:79/2021/HĐKT/VNC VN)

VỀ VIỆC THIẾT KẾ NỘI THẤT

Căn cứ Bộ Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006.

– Căn cứ vào Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005.

– Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.

Hôm nay, ngày   18   tháng   07   năm  2015, tại địa điểm văn phòng công ty Cổ phần Nội thất VNC Việt Nam – P209 – Tòa nhà B11D – KĐT Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội

Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế kiến trúc
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế nội thất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thi công nội thất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế nhà máy sản xuất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thi công xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng xây dựng Anh Việt
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thi công nhà xưởng Việt – Trung
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng liên danh trong xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thí nghiệm trong xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng khảo sát lập dự án, thiết kế dự án xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đụng đất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thuê đất xây dựng nhà xưởng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng tư vấn Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Hợp tư vấn lập dự án BT (Xây dựng – Chuyển Giao)

Chúng tôi gồm các bên dưới đây:

  • BÊN A: CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH
    • Người đại diện : …………………………………………………………………………………
    • Địa chỉ : ……………………………………………………………………………………………
    • CMT …………………………..        Ngày cấp :  …………….. Tại :  ……………………..
    • E-mail :  ……………………………..  Điện thoại : ………………………………..

    BÊN B : CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AZHOME VIỆT NAM

    • Người đại diện : PHẠM VĂN QUANG      Chức vụ : Giám đốc
    • Địa chỉ  : Tầng 12A – Tòa nhà The Pride – Tố Hữu – Hà Nội
    • Mã số thuế : 0109474960
    • Điện thoại : 043.999.3868  – Hotline: 0904.87.33.88 – 0912.07.64.66
    •  Website : https://azhomegroup.vn   Email: cskh.azhome@gmail.com
    • Phạm Văn Quang STK 21710000218626 – BIDV Từ Liêm
    • Phạm Văn Quang STK 3017147 – ACB – PGD Trung Văn
    • Phạm Văn Quang STK 1111222283388 – MB (Ngân hàng Quân đội)
    • Phạm Văn Quang STK 19027131892019 – Techcombank
    • Phạm Văn Quang STK 237384784 – VPBank
    • Phạm Văn Quang STK 21710000218635 – BIDV Từ Liêm
    • Phạm Văn Quang STK 0904873388 – MB (Ngân hàng Quân đội)
    • Phạm Văn Quang STK 0451001884192 – Vietcombank – CN Thành Công

Sau khi bàn bạc hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng với những điều khoản sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG:

Bên A đồng ý giao và bên B đồng ý nhận thực hiện công việc: Tư vấn thiết kế nội thất, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ bản vẽ thi công nội thất cho công trình với khối lượng tạm tính và đơn giá cụ thể như sau :

[sociallocker] [/sociallocker]

TT

Nội dung thiết kế

Diện tích (m2)

Đơn giá

Thành tiền

       Thiết kế nội thất       250   20.000.000      20.000.000

( Thành tiền : Hai mươi triệu đồng chẵn .)

  • Đơn giá trên là chưa bao gồm thuế VAT

ĐIỀU 2: QUY CÁCH, CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT, MỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM

2.1 Quy cách sản phẩm cuối cùng:

Sản phẩm bên B giao cho bên A gồm có :

01 Bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khổ A3 thể hiện rõ :
  • Mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất.
  • Chi tiết mặt bằng trần, lát sàn.
  • Chi tiết mặt bằng bố trí thiết bị điện, nước, cáp tivi, điện thoại.
  • Chi tiết mặt đứng khai triển diện tường .
  • Chi tiết hồ sơ thiết kế triển khai đồ đạc.
  • Mặt cắt khai triển.
  • Phối cảnh nội thất minh họa các không gian.
01 Bộ ảnh màu phối cảnh về công trình.
01 Đĩa CD lưu trữ file mềm toàn bộ công trình.

2.2 Yêu cầu về mỹ thuật :

Phương án thiết kế của bên B phải là phương án toàn diện, mang tính thẩm mỹ về tổng thể, lâu bền và phù hợp với nhu cầu và được sự chấp thuận của bên A.

Bên B có trách nhiệm tư vấn chuyên môn, tư vấn về thẩm mỹ cho bên A.

Bên A có trách nhiệm trao đổi, bàn bạc góp ý với bên B để hai bên cùng thống nhất và hướng đến những giá trị cao nhất cho sản phẩm.

2.3 Yêu cầu về kỹ thuật :

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy trình, quy phạm chuyên ngành cụ thể.

Hồ sơ đầy đủ, chi tiết  để bên A dễ dàng chọn lựa đơn vị thi công để triển khai theo đúng phương án thiết kế như trong hồ sơ.

2.4 Các giá trị khác :

Bên B đảm bảo các giá trị khác trong hồ sơ bao gồm

  • Tính khoa học về phong thủy trong thiết kế
  • Tính hợp lý trong những tư vấn về điều chỉnh hồ sơ thiết kế để tăng giảm tổng mức đầu tư cho phù hợp với khả năng của bên A với tâm niệm cùng nhau đưa đến một sản phẩm thực cuối cùng mang giá trị cao nhất.

Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế kiến trúc
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế nội thất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thi công nội thất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế nhà máy sản xuất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thi công xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng xây dựng Anh Việt
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thi công nhà xưởng Việt – Trung
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng liên danh trong xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thí nghiệm trong xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng khảo sát lập dự án, thiết kế dự án xây dựng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đụng đất
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng thuê đất xây dựng nhà xưởng
Mời quý vị tham khảo :Hợp đồng tư vấn Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Hợp tư vấn lập dự án BT (Xây dựng – Chuyển Giao)

ĐIỀU 3: THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.

1. Thời gian :

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng : 20 ngày.

Thời gian bắt đầu : Ngay sau khi hai bên ký hợp đồng, bên B nhận đủ số tiền tạm ứng đợt 1.

Thời gian kết thúc :  Sau khi bên B bàn giao hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và bộ ảnh 3 D nội thất. Bên A thanh toán số tiền còn lại và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

2. Tiến độ và quy trình thực hiện hợp đồng :

Giai đoạn 01:  Hồ sơ thiết kế cơ sở

Mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất

  • Thời gian : 3 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng

Phối cảnh 3D nội thất các không gian chính

  • Thời gian : 7 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất phương án mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất
Giai đoạn 02: Chỉnh sửa thiết kế cơ sở (nếu có)

Sau khi bên B bàn giao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bên A có quyền góp ý chỉnh sửa phương án theo ý mình.

Bên B có trách nhiệm chỉnh sửa để bên A thỏa mãn yêu cầu dựa trên những tư vấn của bên B cho bên A về :

  • Kiến trúc nội thất :  Tư vấn về những công năng cần thiết, không cần thiết trong khoa học về kiến trúc. Định hướng, định nghĩa lại sở thích của bên A có thể do bị pha và ảnh hưởng.
  • Khoa học phong thủy : Bên B có trách nhiệm cung cấp kiến thức để bên A hiểu đúng về khoa học phong thủy và tính hợp lý trong những thiết kế sơ bộ điều chỉnh.
  • Tăng giảm tổng mức đầu tư : Căn cứ vào tổng mức đầu tư dự kiến của bên A dành cho công trình, bên B có những tư vấn hợp lý về sử dụng vật liệu và đồ đạc để tạo ra được sản phẩm thực và giá trị cao nhất trong những điều kiện cụ thể.

Thời gian: Kéo dài thùy thuộc vào nội dung cần chỉnh sửa. Sau khi chỉnh sửa xong Bên B sẽ gửi lại cho Bên A bộ hồ sơ thiết kế  cơ sở hoàn chỉnh sẽ tiến tới 2 bên ký nhận và chuyển sang giai đoạn 03.

Giai đoạn 03: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Bao gồm :

  • Mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất.
  • Chi tiết mặt bằng trần, lát sàn.
  • Chi tiết mặt bằng bố trí thiết bị điện, nước, cáp tivi, điện thoại.
  • Chi tiết mặt đứng khai triển diện tường .
  • Chi tiết hồ sơ thiết kế triển khai đồ đạc.
  • Mặt cắt khai triển.
  • Phối cảnh nội thất minh họa các không gian.

Thời gian : 10 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất phương án thiết kế cơ sở.

Sau khi kết thúc giai đoạn 3, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng tư vấn thiết kế

Giai đoạn 04: Giám sát tác giả

Sau khi thanh lý hợp đồng tư vấn thiết kế, nếu bên A yêu cầu, bên B sẽ báo giá thi công chi tiết từng hạng mục cho bên A. Nếu hai bên thỏa thuận được các điều kiện cần thiết thì tiến hành ký hợp đồng thi công. Quá trình thi công của bên B sẽ có sự giám sát, phối hợp toàn diện giữa các kỹ sư thi công và các kiến trúc sư để đảm bảo tính tổng thể và hoàn mỹ cao nhất có thể cho công trình.

Nếu bên A chọn lựa một đối tác thi công khác, bên B sẽ hỗ trợ tư vấn về những vấn đề vướng mắc trong hồ sơ thiết kế để đảm bảo chất lượng tổng thể của công trình.

Thời gian dự trù phát sinh do trao đổi , tư vấn và thống nhất giữa các bên là 3 ngày.

Nếu thời gian trao đổi, tư vấn và thống nhất giữa các bên kéo dài hơn thời hạn dự trù thì không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng không tính những công việc phát sinh từ Bên A và không tính các ngày Chủ Nhật, Lễ, Tết.

[sociallocker] [/sociallocker]

ĐIỀU 4: GIÁ TRỊ  HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG

4.1 Giá trị hợp đồng :   20.000.000 VNĐ

( Bằng chữ : Hai mươi triệu đồng chẵn .)

Giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%

Giá trị hợp đồng có thể thay đổi trong các trường hợp sau :

  • Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng ban đầu.
  • Trường hợp bất khả kháng do nguyên nhân khách quan: Các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình chung.

4.2 Phương thức thanh toán :

Thanh toán chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sau khi ký hợp đồng Bên A tạm ứng cho Bên B số tiền tương ứng với 25% giá trị hợp đồng tương ứng với 5.000.000 VNĐ ( Năm triệu đồng chẵn ).
  • Giai đoạn 2 : Sau khi thống nhất phương án thiết kế 3D Bên A tạm ứng cho Bên B số tiền tương ứng với 50% giá trị hợp đồng tương ứng với 10.000.000 VNĐ ( Mười triệu đồng chẵn ).
  • Giai đoạn 3 : Sau khi giao hết hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công thì Bên A thanh quyết toán nốt cho Bên B số tiền còn lại.

4.3 Hình thức thanh toán :

Bên A thanh toán cho Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng tiền VNĐ.

4.4 Một số quy định khác :

Nếu Bên B trực tiếp thi công, hoàn thiện nội thất cho Bên A thì Bên A được miễn phí toàn bộ phí thiết kế nội thất ( tương ứng với 20.000.000 VNĐ ).

[sociallocker] [/sociallocker]

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN

Trách nhiệm của Bên A (Chủ đầu tư):

  • Cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ công tác thiết kế, các số liệu về hiện trạng, nội dung quy mô thiết kế, các yêu cầu đặc biệt nằm ngoài quy định, quy phạm hiện hành của Nhà nước phải được cấp có thẩm quyền cho phép và bên A phải chịu trách nhiệm về những yêu cầu đó.
  • Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B theo đúng quy định của Hợp đồng.
  • Khi Bên A đã thống nhất và ký xác nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật (xong phương án phối cảnh 3D). Lúc đó, nếu sửa đổi phương án thì Bên A chỉ được phép sửa đổi không quá 20% hồ sơ thiết kế sơ bộ.
  • Xác nhận rõ các giai đoạn thực hiện hợp đồng, giai đoạn thanh toán và các xác nhận thay đổi thiết kế.

Trách nhiệm của Bên B (Nội thất VNC):

  • Hoàn thành hồ sơ và công việc quy định trong hợp đồng đúng thời hạn.
  • Đảm bảo chất lượng hồ sơ theo những chuẩn mực của ngành.
  • Trường hợp bên B không thực hiện đúng tiến độ theo điều 3 của hợp đồng này thì mỗi ngày chậm , bên B sẽ chịu phạt 2% tổng giá trị Hợp đồng .
  • Bên B có trách nhiệm giải đáp các vướng mắc về hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công công trình (bao gồm trách nhiệm giám sát tác giả ).

 

ĐIỀU 6: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp , các bên phải có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên nguyên tắc  tôn trọng lẫn nhau  và chất lượng sản phẩm là số 1.

Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, sẽ có sự can thiệp bởi cơ quan pháp luật. Quyết định của cơ quan pháp luật là quyết định cuối cùng và ràng buộc của các bên thực thi.

Phí tòa án và tất cả chi phí khác sẽ do bên thua kiện chịu, trừ khi có một thỏa thuận nào khác giữa hai bên.

ĐIỀU 7: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về bảo mật.

Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng làm thành 02 bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Hợp đồng có hiệu lực sau khi được ký kết.

                          ĐẠI DIỆN BÊN A                                            ĐẠI DIỆN BÊN B

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP-888
Đáp án: XXX000 (6 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh biện pháp thi công nhà cao tầng

Nhà cao tầng là thể loại công trình có tên gọi chính xác là “nhà ở cao tầng” hay “cao ốc nhà ở”. Với sự phân loại hiện nay của nhiều nước thì nhà cao tầng được chia theo số tầng cao đạt được theo các cấp 9-15 tầng, 15-25 tầng, 25-40 tầng, và trên 40 tầng thì được gọi là nhà chọc trời.

Mật khẩu : Cuối bài viết

Trong bài viết các bước lập hồ sơ dự thầu thì thuyết minh biện pháp thi công là bước không thể thiếu trong quá trình lập hồ sơ :

 

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

Chương I : KHÁI QUÁT DỰ ÁN & PHẠM VI GÓI THẦU

I. GIỚI THIỆU CHUNG :

1. Vị trí xây dựng công trình :

Toà nhà …… tại Tp. HCM tọa lạc tại số …………, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, với tổng diện tích sàn xây dựng là 19 858 m2. Ranh giới tiếp giáp công trình như sau :
– Phía Đông Bắc : đường Đồng Khởi.
– Phía Tây Bắc : toà nhà Metropolitan.
– Phía Đông Nam : văn phòng Cục Đầu tư Phát triển.
– Phía Tây Nam : toà nhà văn phòng Hannam và khu dân cư.

2. Quy mô & cấu tạo công trình :

Công trình …………… tại Tp. Hồ Chí Minh là công trình cấp I, được xây dựng với qui mô : 2 tầng hầm, 1 tầng trệt, 1 tầng lửng, 11 tầng lầu (lầu 1 – lầu 11), 1 tầng kỹ thuật mái, tầng mái.
Phối cảnh nhà cao tầng
Hệ chịu lực :
[sociallocker] [/sociallocker]
– Phần móng : Móng bê tông cốt thép trên nền cọc bê tông cốt thép.
– Phần khung : Hệ khung chịu lực bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
Về kết cấu : Móng, cột, đà sàn, cầu thang bộ được thiết kế là bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
Về kiến trúc :
– Mặt ngoài công trình sử dụng đá granite tự nhiên, sơn gai, cửa nhôm kính.
– Tường xây gạch, bả mastic, sơn nước.
– Nền lát gạch ceramic, gạch granite nhân tạo, đá granite tự nhiên, trải gạch vinyl.
– Diện tích sàn xây dựng :19 858 m2.

3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình :

Công trình được xây dựng chủ yếu dựa trên các qui chuẩn, qui phạm và tiêu chuẩn Việt Nam về thi công xây dựng, cụ thể như sau :
 Quản lý chất lượng xây lắp công trình  xây dựng : Theo TCVN 5637 : 1991
 Tổ chức thi công : Theo TCVN 4055:1985.
 Nghiệm thu các công trình xây dựng  : Theo TCVN 4091 : 1985.
 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng : Theo TCVN 4516 : 1988.
 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng : Theo TCXD 79 : 1980.
 Kết cấu bê tông và Bê tông cốt thép toàn khối : Theo TCVN 4453 : 1995.
 Thi công kết cấu dự ứng lực : Theo AIC 318-2002.
 Chất lượng cáp và neo dự ứng lực : Theo ASTM 416-1994.
 Công tác hoàn thiện trong xây dựng : Theo TCXD 5674 : 1992.
 Bàn giao công trình xây dựng :  Theo TCVN 5640 : 1991.
 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng : TCVN : 4459 : 1987.
 Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng : Theo TCXD 65 : 1989.
 Kỹ thuật Phòng cháy – Chữa cháy :  Theo các TCXD và TCVN hiện hành trong Kỹ thuật phòng cháy – Chữa cháy do nhà xuất bản Xây dựng ấn hành năm 1999.
 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động : Theo TCVN 2287 : 1978
 Cấp thoát nước bên trong công trình : Theo TCVN 4519 : 1988
 Cáp điện lực, dây dẫn : Theo TCVN 4762 : 1989, 4765 : 1989, 4773 : 1989
 Huỳnh quang, đèn cao áp, tăng phô đèn : theo TCVN 5175 : 1990, 5324 : 1991

4. Quy mô của gói thầu :

– Gói thầu số 2 bao gồm thi công kiến trúc, kết cấu từ tầng trệt, tầng lửng, tầng lầu 1 đến tầng lầu 11, tầng kỹ thuật, tầng mái và các hệ thống kỹ thuật như điện động lực, điện chiếu sáng, chống sét, nối đất, cấp thoát nước cho công trình.

II – TRÌNH TỰ THI CÔNG :

Căn cứ theo hồ sơ mời thầu và bản vẽ thiết kế thi công chúng tôi sẽ tiến hành thi công theo trình tự như sau :
1. Tổ chức mặt bằng thi công.
2. Tập kết thiết bị, vật tư thi công.
3. Thi công khung sườn bê tông cốt thép.
4. Tháo dỡ cốp pha dầm sàn , xây tô, lắp đặt hệ thống điện, nước, chống sét …
5. Hoàn thiện công trình.

 

Chương II : BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

1 –  CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC

Tòa nhà Bảo Việt tại Tp. Hồ Chí Minh là công trình nhiều tầng (tầng trệt, tầng lửng, tầng 1- tầng 11, tầng kỹ thuật, tầng mái) vì vậy công tác trắc đạc được Nhà thầu đánh giá cực kỳ quan trọng. Công tác trắc đạc giúp việc thi công thực hiện được chính xác về mặt kích thước của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nằm ngang của kết cấu, xác định đúng vị trí của các cấu kiện, hệ thống kỹ thuật … và loại trừ đến mức tối thiểu các sai số về tim cốt, vị trí trong thi công.
Sau khi nhận được tim mốc của Chủ đầu tư chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cao độ hiện trạng, thiết lập lưới và tọa độ chuẩn và được bảo quản trong suốt quá trình thi công. Tất cả các tim mốc, cao độ của các hạng mục trong dự án đều phải xuất phát từ hệ lưới thi công này.
• Lập lưới trục toạ độ trắc đạc thi công
Lưới trắc đạc phục vụ cho thi công được lập căn cứ vào các tọa độ và cao độ chuẩn của Chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị thi công. Căn cứ vào các tọa độ và cao độ chuẩn thiết lập một hệ lưới và cao độ chuẩn phục vụ cho công tác định vị các hạng mục và xây dựng công trình. Từ các tọa độ và cao độ chuẩn thiết lập một hệ lưới riêng cho từng hạng mục theo các  trục của hạng mục đó. Các lưới trên đã được làm lệch đi 1000 mm so với trục chuẩn để thuận lợi cho việc đưa lưới trục này từ tầng dưới lên tầng trên. Đây là công tác quan trọng, bảo đảm công trình được bố trí đúng vị trí, kích thước và thẳng đứng. Các lưới trục của các tầng trên được lập trên cơ sở lưới xuất phát từ tầng trệt, các điểm này được chuyển lên các tầng trên theo phương pháp chuyển thẳng đứng.
 Phương pháp chuyển thẳng đứng : Trên từng sàn, bỏ 4 lỗ tròn  150 tương ứng với 4 điểm chuẩn đã nêu trên theo phương thẳng đứng. Dùng máy chiếu đứng lazer Plane 1110 có sai số tia chiếu 1 mm / 30 m cao để chuyển điểm lên sàn trên bằng cách xác định tâm đốm sáng tròn trên mặt kính mờ đặt trên lỗ. Quay máy lần lượt 90 xác định 4 điểm tâm nói trên và lấy trung bình của 4 điểm. Điểm trung bình này là điểm đã được chuyển lên sàn trên.
Chuyển độ cao lên tầng trên bằng thước thép đo trực tiếp theo mép tường, mép cột với độ sai lệch cho phép là  3mm. Sử dụng máy thủy bình tự động trong thi công. Để thống nhất và tiện lợi cho việc thi công các cấu kiện, chi tiết trên từng tầng cao độ được dịch + 1000 so với cao độ hoàn thiện, được định bằng sơn tại tường, vách, cột.
• Lập lưới quan trắc lún :
  Công trình được xây dựng trên chiều dài khá lớn và có nhiều khe lún giữa các khối nên trong quá trình thi công công trình có thể bị lún, lệch. Quan tâm đến vấn đề này, Nhà thầu sẽ bố trí trắc đạc thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện sự cố trên nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời.
Để xác định lún cho công trình Nhà thầu lập lưới kiểm tra lún tại 4 góc nhà và điểm ở giữa nhà và đổ bê tông các mốc chuẩn. Chúng tôi sẽ kiểm tra định kỳ từng tháng để xác định độ lún của công trình và báo cáo cho Ban quản lý công trình kết quả kiểm tra.
Các bước của công tác trắc đạc và các yêu cầu kỹ thuật sẽ được công ty chúng tôi tuân thủ theo quy định của TCVN 3972 -85, cụ thể như sau :
1 – Sau khi nhận tim mốc của Chủ đầu tư, chúng tôi sẽ xác định tim mốc trên mặt bằng .Vị trí các tim mốc được bảo vệ bằng cách đổ bê tông có rào chắn đảm bảo không bị mờ, bị mất trong quá trình thi công
2 – Lưới khống chế thi công được bố trí thuận tiện cho việc thi công được bảo vệ lâu dài đảm bảo độ chính xác cao.
3 – Các mốc đo lún được bố trí ở khoảng cách đảm bảo ổn định và bảo vệ trong suốt quá trình thi công. Khoảng cách từ mốc quan trắc lún đến công trình càng gần càng tốt. Thời gian quan trắc lún sẽ được thực hiện 1 tuần/1 lần, có chú ý đến điểm gia tải như đổ thêm sàn, xong phần xây … Các báo cáo kết quả quan trắc sẽ được thể hiện ở dạng bảng biểu đồ và hoàn thành ngay trong ngày đo. Báo cáo này được lập thành 2 bộ gồm các thông tin :
– Thời gian quan trắc.
– Tên người thực hiện quan trắc và ghi số liệu.
– Lý lịch thiết bị đo.
– Mặt bằng vị trí các mốc quan trắc.
– Các số liệu sau khi quan trắc tại các mốc .
– Các ghi chú (nếu có) của nhân viên đo đạc.
– Chữ ký của người thực hiện quan trắc, đại diện đơn vị thi công, Ban quản lý dự án và Tư vấn.
Toàn bộ các kết quả sẽ được trình cho Ban Quản lý dự án và Tư vấn để lưu trữ vào hồ sơ nghiệm thu các giai đoạn thi công, hoàn thành công trình.
4 – Nhà thầu sẽ tiến hành công tác trắc đạc một cách hệ thống, kết hợp chặt chẽ đồng bộ với tiến độ thi công. Công tác đo đạc được tiến hành thường xuyên trên công trường, bao gồm tất cả các công việc xác định vị trí, cao độ cho các hạng mục, các chi tiết thi công, từ việc lắp đặt cốp pha cho đến các công việc hoàn thiện thực hiện ở giai đoạn cuối công trình.
5 – Dụng cụ trắc đạc gồm các máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc tài sản của Nhà thầu. Tất cả đều ở trong tình trạng hoạt động tốt. Cụ thể gồm có :
– Máy kinh vĩ.
– Máy toàn đạc điện tử.
– Máy thủy chuẩn.

2 –  CÔNG TÁC  CỐP PHA

Công tác cốp pha là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng bê tông. Trong những năm qua, Nhà thầu chúng tôi đã đầu tư rất lớn cho công tác này. Hiện tại, để làm cốp pha cột, dầm, chúng tôi đã có sẵn các bộ cốp pha có thể tháo lắp dễ dàng, thi công nhanh và khả năng chịu tải lớn, ổn định cao trong lắp dựng , đầm đổ bê tông.
Các loại cốp pha được chúng tôi chuyển đến công trường và tập kết tại bãi chứa và gia công cốp pha trên mặt bằng của công trường.
Trước khi đưa vào sử dụng, bề mặt cốp pha được vệ sinh sạch sẽ.
Với những vật liệu có nhiều ưu điểm, thuận lợi cho việc thi công và áp dụng phương pháp nêu trên, cốp pha được thực hiện rất kín khít, nhưng để phòng ngừa những nơi có thể có kẽ hở nhỏ, chúng tôi vẫn dùng băng keo dán xử lý. Chúng tôi xin gởi kèm theo các catologe về Coma, dầm rút, giàn giáo để Chủ đầu tư, Tư vấn tham khảo và xem xét.
Phương pháp và các vật tư  trên đã và đang được Nhà thầu chúng tôi triển khai tại nhiều công trường, kết quả cho thấy kích thước hình học của cốp pha trước và sau khi đổ bê tông không có sự khác biệt và biến dạng.
Để bảo đảm cho tiến độ công trình và bê tông đạt đủ cường độ mới tháo dỡ, chúng tôi sẽ cung cấp và bố trí cốp pha theo tiến độ đề ra.
Trước khi tháo cốp pha, chúng tôi sẽ nộp trình Chủ đầu tư, Tư vấn kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông. Khi tháo cốp pha, chúng tôi sẽ mời Chủ đầu tư, Tư vấn nghiệm thu bề mặt bê tông. Nếu bề mặt bê tông có khuyết tật cần phải xử lý thì tùy theo mức độ khuyết tật, chúng tôi sẽ lập biện pháp xử lý các khuyết tật  trình lên Chủ đầu tư, Tư vấn và Thiết kế phê duyệt.
Cốp pha cột, vách cứng BTCT
. Cốp pha định hình panel cho các cột (có bản vẽ kèm theo).
. Cây chống đơn bằng thép.
. Hệ giằng bằng tăng đơ.
Cốp pha đầm sàn BTCT
. Cốp pha định hình panel cho các dầm (có bản vẽ kèm theo).
. Hệ đỡ sàn là dầm rút của Hàn Quốc có khẩu độ tối đa 4.6m
. Cây chống đơn bằng thép kết hợp cột chống tổ hợp Coma tam giác hoặc tứ giác tùy theo cấp tải trọng của sàn.
. Hệ giằng bằng các ống tube thép Þ49.
Công tác cốp pha sẽ được thực hiện như sau
Chuẩn bị
– Bật mực để xác định vị trí của cốp pha. Cụ thể như cốp pha cột thì phải bật mực tim, vị trí bao quanh cột… để  lắp ván khuôn theo đúng vị trí.
– Nếu cốp pha sử dụng cho cấu kiện là cốp pha định hình, có kích cỡ gia công sẵn, thì lựa chọn loại phù hợp với yêu cầu công việc. Nếu cốp pha sử dụng cho cấu kiện là ván khuôn, thì gia công (cưa, xẻ, bào, cắt …) theo đúng kích thước yêu cầu.
– Kiểm tra máy gia công cốp pha trước khi tiến hành công việc. Gỗ và dụng cụ gia công cốp pha sử dụng loại chất lượng đạt yêu cầu, gia công kỹ lưỡng, bảo đảm bề mặt bê tông phẳng, láng. Các góc, cạnh cốp pha vuông vắn, khít để tránh mất nước bê tông.
– Bố trí nhân lực phù hợp, thực hiện theo đúng nhu cầu công việc. Với những công tác cốp pha đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật (các cấu trúc lộ thiên, các chi tiết phức tạp … ) phải bố trí thợ có tay nghề cao, thạo nghề.
– Vệ sinh mặt bằng nơi sẽ lắp dựng cốp pha.
Thực hiện công tác cốp pha
– Cán bộ kỹ thuật phải trực tiếp chỉ đạo cho các tổ trưởng, thợ chuyên môn thực hiện công tác cốp pha, bảo đảm thực hiện đúng, chính xác theo yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng đã lắp dựng xong cốp pha lại phải tháo dỡ do không đúng kỹ thuật.
– Tiến hành lắp dựng cốp pha theo bản vẽ chi tiết và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Sử dụng các tấm cốp pha, các chi tiết đã gia công cho đúng cần dùng.
– Cốp pha được lắp dựng vững chắc, neo chặt vào các điểm cố định, không để xảy ra tình trạng cốp pha bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông.
– Sau khi lắp dựng cốp pha xong sẽ dọn vệ sinh sạch sẽ.
– Trước khi tiến hành các công tác tiếp theo, công tác cốp pha phải được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu.
– Trước khi đổ bê tông, cốp pha sẽ được xử lý kỹ thuật bằng cách tưới ẩm để tránh gỗ hút nước xi măng của bê tông, bôi trơn bề mặt tiếp xúc với bê tông để tránh bám dính …
Bảo dưỡng, bảo vệ công tác cốp pha
Cốp pha sau khi lắp dựng xong, nếu chưa đổ bê tông thì sẽ được bảo vệ kỹ, tránh không để gỗ bị nứt hay khối cốp pha bị xô lệch, không đúng theo hình dạng, kích thước thiết kế.
  Khi tháo cốp pha ra khỏi cấu trúc bê tông, chúng tôi sẽ thực hiện hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng, ván khuôn dùng ở bề mặt thẳng đứng chỉ được tháo gỡ sau 24 giờ và tránh làm hư hỏng bê tông . Nếu có những mảnh cốp pha bị dính chặt vào cấu trúc bê tông thì sẽ có biện pháp tháo, không để bị sót, ảnh hưởng đến các công tác tiếp theo.

3 –  CÔNG TÁC  CỐT THÉP

Để thi công khối lượng cốt thép cho toàn bộ công trình, chúng tôi sẽ gia công các khối lượng cốt thép có khối lượng lớn và tính chất định hình tại xưởng gia công cốt thép của chúng tôi đặt bên ngoài công trình và tại công trình sẽ bố trí bãi gia công cốt thép có qui mô nhỏ để xử lý ngay các yêu cầu cần thiết trong quá trình thi công nhằm đảm bảo đúng tiến độ. Cốt thép khi giao về công trường từng đợt theo tiến độ thi công của công trình và được bảo quản, xếp đặt trên các gối kê, che chắn tránh ẩm ướt. Thép giao phải kèm theo lý lịch xuất xưởng. Cốt thép dùng trong các kết cấu phải bảo đảm đáp ứng đúng yêu cầu của thiết kế về chủng loại, cường độ, kích thước hình học, không gỉ sét, vảy cám, không dính dầu mỡ, bùn , đất … Cốt thép trước khi gia công được thí nghiệm về tính cơ lý bởi cơ quan có thẩm quyền theo TCVN 197 – 95 và TCVN 198 – 85 và được Ban Quản lý chấp thuận mới được gia công.
Việc gia công cốt thép được tiến hành bằng máy gồm 1 máy cắt sắt và 1 máy uốn. Kích thước hình học của từng thanh thép được chúng tôi liệt kê chi tiết và nộp trình Ban quản lý dự án, giám sát Chủ đầu tư xét duyệt trước khi gia công.
Cốt thép sau khi gia công xong phải bảo đảm hình dáng hình học như đã trình duyệt. Các bán kính cong được tuân thủ đúng theo từng loại đường kính thép và theo TCVN. Khi gia công xong, thép được đánh số theo từng thanh, từng loại, từng vị trí lắp đặt để tránh nhầm lẫn. Cách buộc thép sẽ tuân theo thiết kế đã được chi tiết hoá. Vị trí, khoảng cách giữa các lớp thép được đặc biệt quan tâm, và chiều dày lớp bảo vệ sẽ bảo đảm sao cho cốt thép không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Giám sát kỹ thuật Chủ đầu tư sẽ nghiệm khi cốt thép trước  khi quyết định cho đổ bê tông. Công tác gia công, lắp dựng thép sẽ được chúng tôi bố trí kỹ sư đảm trách về khâu kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu.
Công tác cốt thép sẽ được thực hiện như sau
Chuẩn bị
– Tập hợp các số liệu, hồ sơ, lý lịch thép. Khi các số liệu đó ( lý lịch xuất xưởng, giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm cường độ … ) được tập hợp đầy đủ, bảo đảm thép sử dụng cho công trình đúng theo yêu cầu thiết kế thì mới được phép sử dụng.
– Thực hiện bản vẽ chi tiết gia công thép. Bộ phận gia công sẽ thực hiện theo đúng bản vẽ dưới sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ kỹ thuật. Thép sau khi gia công được đánh dấu, đánh số, sắp đặt theo đúng chủng loại và phân bổ tới nơi cần lắp dựng.
– Tiến hành vạch mực vị trí lắp thép.
– Vệ sinh thép trước khi lắp dựng (làm sạch rỉ, sét, bùn, đất …). Vệ sinh mặt bằng, vị trí lắp dựng thép.
– Chuẩn bị sẵn các phụ kiện, tập hợp sẵn ở vị trí  lắp thép như cục kê, kẽm buộc …
– Bố nhân lực phù hợp với yêu cầu công việc.
Thực hiện công tác cốt thép
– Cán bộ kỹ thuật phải trực tiếp chỉ đạo cho các tổ trưởng, thợ chuyên môn thực hiện công tác cốt thép, bảo đảm thực hiện đúng, chính xác theo yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng đã lắp dựng xong cốt thép lại phải tháo dỡ do không đúng kỹ thuật.
– Tiến hành lắp dựng cốt thép theo bản vẽ chi tiết và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Cốt thép sau khi lắp dựng xong bảo đảm đúng kích thước về đường kính, vị trí, khoảng cách, các điểm nối và chiều dài các mối nối. Khi nhận thép đã gia công, phải chú ý đặt thép ở nơi sạch sẽ, cao ráo, tránh làm bẩn thép. Thép được sắp đặt theo từng số hiệu đã đánh dấu lúc gia công để thuận tiện khi sử dụng.
– Trước khi lắp dựng, các đoạn  thép cần được vệ sinh, đánh sạch rỉ, sét, bụi đất. Không nên vệ sinh khi đã lắp xong thép vì thao tác rất khó khăn và dễ gây xô lệch.
– Sử dụng cục kê có kích thước theo yêu cầu, bảo đảm độ dày của lớp bê tông bảo vệ theo yêu cầu thiết kế.
– Cốp pha sẽ được lắp dựng vững chắc, không để sảy ra tình trạng cốt thép bị xô lệch, chuyển vị, biến dạng trong quá trình đổ, đầm bê tông.
– Sau khi lắp dựng cốt thép  xong sẽ dọn vệ sinh sạch sẽ. Ngoại trừ những khi thật cần thiết, tránh không đi lại trên cấu trúc thép đã lắp dựng đề phòng thép bị xô lệch.
– Trước khi tiến hành đổ bê tông, công tác cốt thép sẽ được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu.
– Khi đổ bê tông, chúng tôi sẽ  chú ý kiểm tra bố trí của các cục kê (không để cục kê bê tông bị bể, bị xô lệch, phân bổ chỗ nhiều, chỗ ít …) và tránh không để kẽm buộc bị bung, đứt …
[sociallocker] [/sociallocker]
Bảo vệ công tác cốt thép
– Cốt thép sau khi lắp dựng xong, nếu chưa đổ bê tông thì sẽ được  bảo vệ kỹ, tránh không để các vật nặng đè lên gây xô lệch, không đúng theo hình dạng, kích thước thiết kế và tránh để chất bẩn như dầu, mỡ, bụi, đất bám dính.
– Cốt thép sau khi lắp dựng xong, chúng tôi sẽ tiến hành đổ bê tông càng nhanh càng tốt, tránh để các điều kiện bên ngoài thâm nhập, làm cho thép bị rỉ, sét …
– Sản phẩm bê tông sau khi tháo cốp pha nhất thiết không được lòi thép.

4 –  CÔNG TÁC THI CÔNG CẤU KIỆN DỰ ỨNG LỰC

5 –  CÔNG TÁC BÊ TÔNG

Trong công tác bê tông chúng tôi sẽ tuân thủ theo TCVN 4453 – 87. Chất lượng các loại cốt liệu như cát, đá, xi măng, nước … được chúng tôi thường xuyên kiểm nghiệm theo TCVN 2682 : 99 ( ximăng ), TCVN 1770 – 86 ( cát xây dựng ), TCVN 1771 – 87 ( đá dăm, sỏi ), TCVN 4453 : 87 ( bê tông ). Các kết quả thí nghiệm sẽ được chúng tôi lưu giữ, nộp trình Ban quản lý xét duyệt. Chúng tôi sẽ nộp trình các bản sao về xi măng sử dụng để trộn bê tông, trong đó nêu rõ loại xi măng, nhà sản xuất, hãng cung cấp, số lượng giao đến công trường, và nêu rõ rằng xi măng đã được kiểm tra, phân tích chất lượng tại phòng thí nghiệm có chức năng được Ban Quản lý chấp thuận, bảo đảm phù hợp với yêu cầu sử dụng của công trình.
  Cấp phối bê tông sử dụng cho công trình sẽ được nộp trình Ban Quản lý, Thiết kế phê duyệt. Qui trình đổ bê tông cho từng loại cấu kiện cũng phải thông qua giám sát bên A để nhằm  đạt được chất lượng bê tông cao nhất. Các dụng cụ như dụng cụ che nắng để tránh mất nước nhanh, che mưa, đầm bê tông … luôn luôn được chúng tôi dự phòng sẵn. Bê tông phải bảo đảm sau khi đầm không bị rỗ, không bị phân tầng. Việc đầm lại bê tông cho các kết  cấu dầm sàn ( đầm và làm lại bề mặt sàn sau khi đã đầm xong trước đó khoảng 5 -> 10 phút ) được chúng tôi áp dụng theo khuyến cáo của Viện Khoa Học Xây Dựng để đem lại độ đặc chắc khi mất nước và tránh nứt rạn chân chim và nứt do mất nước nhanh theo hưởng cốt thép sàn.
Chúng tôi sẽ cung cấp tất cả thiết bị dụng cụ cần thiết để lấy mẫu thử nghiệm bê tông tại hiện trường đúng theo TCVN, bộ phận thí nghiệm độc lập này được sự chấp thuận của Chủ đầu tư sẽ thực hiện công tác lấy mẫu, thử nghiệm, khối lượng lấy mẫu thử nghiệm tuân theo TCVN 4453 – 1995, cường độ thí nghiệm của bê tông theo TCVN 3118 – 1993 và TCVN 3119 – 1993. Thử nghiệm độ sụt theo TCVN 3106 – 1993.
Công tác bê tông sẽ được thực hiện như sau
Chuẩn bị
– Tập hợp các số liệu, hồ sơ, lý lịch của cốt liệu sử dụng cho bê tông ( cát, đá, thép …). Khi các số liệu đó ( lý lịch xuất xưởng, giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm …) được tập hợp đầy đủ, đúng theo yêu cầu thiết kế thì mới được phép sử dụng. Thiết kế cấp phối bê tông theo yêu cầu của kết cấu công trình. Cấp phối này phải được sự chấp thuận của Ban quản lý. Sau khi có thiết kế cấp phối chúng tôi sẽ đúc mẫu lập phương 15 x 15 x15 bảo đưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật sau đó sẽ ép mẫu để kiểm tra cường độ .
– Cốt thép, cốp pha phải được nghiệm thu xong và được nghiệm thu bởi hội đồng nghiệm thu chấp thuận cho thực hiện công tác đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra kỹ lưỡng lại.
– Vạch cốt , cao độ mặt trên của khối đổ theo yêu cầu thiết kế. Chuẩn bị mặt bằng, tạo khoảng không thao tác, đường vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ.
– Vệ sinh vị trí đổ bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
– Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm, dụng cụ vận chuyển … Nếu bê tông đổ vào ban đêm thì phải chuẩn bị tốt hệ thống chiếu sáng. Kiểm tra kỹ khả năng, hoạt  động của máy ( đầm điện, máy trộn, xe chuyển … ), bảo đảm không bị trục trặc trong quá trình đổ bê tông.
– Bố trí lực lượng công nhân, thợ, giám sát  kỹ thuật đủ theo nhu cầu công việc. Lực lượng thi công này phải được huấn luyện trước, nắm vững các thao tác thực hiện công tác bê tông, có khả năng xử lý những sự cố xảy ra bất thường. Tất cả phải làm việc một cách thống nhất, ăn khớp, nhịp nhàng.
Thực hiện công tác bê tông
– Tổ chức các nhóm thực hiện bao gồm :
. Bộ phận hướng dẫn, chỉ đạo : gồm các cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công, bao gồm cả người chuyên lấy mẫu độ sụt, lấy mẫu bê tông … Bộ phận chỉ huy này phải có mặt thường trực khi đổ bê tông, phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật, có khả năng xử lý mọi tình huống sảy ra trong quá trình đổ bê tông.
. Nhóm kiểm tra : kiểm tra lại cốp pha, cốt thép, cục kê, kẽm buộc, vệ sinh …. trưóc , trong khi và sau khi đổ bê tông. Nếu phát hiện có các sự cố thì phải báo ngay cho người phụ trách để xử lý.
. Nhóm vận chuyển, đổ bê tông : bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông cho các khối lớn và bằng tời cho các khối nhỏ. Trong quá trình trộn, vận chuyển betông được bảo đảm không bị phân tầng và không chờ quá thời gian cho phép.
. Nhóm đầm bê tông : thực hiện công tác đầm bê tông. Bê tông phải đầm theo đúng kỹ thuật ( độ sâu đầu dùi đầm, khoảng  cách bước đầm ….)
. Nhóm hoàn thiện bề mặt bê tông : hoàn thiện bề mặt bê tông, bảo đảm  sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế, phẳng nhẵn hoặc tạo dốc, tạo gai theo yêu cầu.
– Bê tông được đầm bằng đầm dùi có đường kính đầu đầm là 32 và 48 đối với các cấu kiện như móng, cột, đà.
– Việc đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông sẽ phải thực hiện theo đúng kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ phận hướng dẫn, chỉ đạo.
Bảo dưỡng bê tông
– Bề mặt bê tông sau khi đổ 4h được chúng tôi bảo dưỡng bằng cách dùng bao bố tưới nước đắp lên bề mặt trong thời gian 7 ngày, bảo đảm bê tông không bị mất nước qua quá trình thủy hoá của xi măng và cường độ bê tông phát triển tốt.
 – Thời gian thi công bê tông hợp lý nhất là khi nhiệt độ ngoài trời không quá 30o C, vì bê tông được thi công trong điều kiện mát mẻ, tránh bị mất nước nên chúng tôi sẽ đổ bê tông vào sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm. Không để bê tông bị bốc hơi nước quá nhiều từ bề mặt bê tông và để duy trì nhiệt độ bê tông chỉ cao hơn 50C so với nhiệt độ mát. Việc bảo dưỡng bê tông cũng được quan tâm đặc biệt, luôn phủ kín bằng vải bố mềm, cát ướt. Cả ván khuôn cũng được tưới ẩm liên tục. Nước dùng tưới ẩm là loại nước sạch dùng trong  sinh hoạt, tránh tác hại của các chất ăn mòn.
Mối nối thi công
Trong quá trình thi công bê tông, chúng tôi không để mạch ngừng thi công. Nếu xảy ra trường hợp phải xử lý bằng mối nối thì bề mặt của mạch ngừng sẽ được vệ sinh sạch sẽ và được chà nhám cho lộ cốt liệu lớn, chà sạch, tưới nước xi măng trước khi bê tông được đổ vào. Mạch ngừng sẽ được để tại những vị trí mà tại đó lực cắt và mô-men nhỏ nhất (tại 1/4 nhịp), tất cả các mối nối thi công nào cũng đều phải được giật bậc và chồng nhau 600mm
Chúng tôi sẽ tổ chức lấy mẫu theo chỉ định của Bên A để nén thử cường độ, làm cơ sở để kiểm tra chất lượng và tháo cốp pha sau này.

6 –  CÔNG TÁC CHỐNG THẤM

Công tác chống thấm là khâu đặc biệt cần quan tâm vì rất thường hay xảy ra trường hợp phải sữa chữa, ảnh hưởng nhiều khi công trình đã được đưa vào sử dụng. Công tác này được chúng tôi quan tâm ngay từ khi thi công móng.
Để đổ bê tông các sàn, sê-nô mái …, các cốt liệu cát, đá được chúng tôi rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất lẫn trong đó bằng cách sàng nhiều lần.
Khi thi công bê tông các cấu kiện đòi hỏi chống thấm nên độ sụt của bê tông sẽ được khống chế chặt chẽ. Các vết lõm do ván khuôn để lại trong bê tông vệ sinh bằng bàn chải sắt, khí nén để thổi sạch rồi xử lý bằng hồ xi măng nguyên chất và được láng vữa tạo dốc hoặc đổ bê tông bảo vệ khi lớp hồ này vẫn ướt để đảm bảo lớp hồ dày chưa bị nứt rạn. Sau đó mới làm lớp chống thấm thứ 2 và ốp gạch.
Đối với sàn khu vệ sinh và hồ nước, sau khi đổ bê tông 12 giờ được ngâm nước xi măng trong thời gian là 20 ngày , khuấy nước ximăng hàng giờ để đảm bảo độ kín cho bê tông và được quét chống thấm bằng Sika trước khi thi công tiếp các phần bên trên của cấu kiện. Bê tông sử dụng cho các công tác này được trộn thêm phụ gia chống thấm của hãng Sika.

7 –  CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG

a) Yêu cầu kỹ thuật
Phải đảm bảo các yêu cầu chung khi xây tường và các yêu cầu sau :
– Đúng vị trí, kích thước của cửa, lỗ
– Đúng vị trí các lỗ goong hay vị trí các miếng gỗ kích kê chờ trong tường
– Các má cửa, lỗ không bị vênh vặn
b) Phương pháp xây
Cửa thường có 2 loại : cửa không có khuôn và cửa có khuôn.
 Xây tường trừ cửa không có khuôn :
 Xác định vị trí tim cửa
 Xác định chiều rộng trừ cửa. Do phải kể tới chiều dày của 2 lớp vữa trát ở 2 má cửa nên chiều rộng trừ cửa xác định như sau : Đo từ tim cửa ra mỗi bên một đoạn bằng ½ chiều rộng cộng với 1,5 đến 2cm.
 Từ hai vị trí vạch dấu xây 2 viên cữ, ấn định giới hạn phần tường 2 bên cửa.
 Xây cạnh cửa : Công việc xây cạnh cửa chính là xây mỏ đầu tường. Khi xây tường cạnh cửa có thể dùng dây lèo hay dùng khung tạm để xây. Khi trên trục tường có nhiều cửa, dây lèo được căng cho nhiều cửa để xây cùng một lúc.
 Cách dựng dây lèo : dựa vào viên cữ, dùng dây gai dựng lèo điều chỉnh cho dây thẳng đứng, đầu trên liên kết với dây nằm ngang.
 Xây tường trừ cửa có khuôn : Có 2 trường hợp : lắp dựng khuôn sau khi xây và lắp dựng khuôn trước khi xây.
  Lắp dựng khuôn cửa sau khi xây :
Trường hợp này ta phải đánh dấu vị trí trên mặt hoặc mặt trên dạ cửa sổ, dẫn mốc cao độ của mặt dưới thanh ngang phía trên của khuôn cửa trên mặt tường. Rồi dựa vào đó điều chỉnh cho khuôn đ1ung vị trí.
Để đảm bảo cho khuôn cửa sau khi lắp được ổn định, phải có biện pháp kê, chèn tạm bằng các con nêm. Điều chỉnh và cố định tạm xong, tiến hành chèn bật sắt, liên kết khung cửa với tường bằng vữa ximăng cát M50. Khi chèn xong cần bảo vệ khung cửa không bị xê dịch cho đến khi mối liên kết đạt cường độ.
  Lắp dựng khuôn cửa trước khi xây :
Phải dùng hệ thống cây chống để chống đỡ tạm sau khi dựng hkuôn, trường hợp này người ta dùng mốc cao độ ở chân tường để điều chỉnh độ cao mặt dưới thanh ngang trên cửa khuôn.
Để thuận lợi cho việc dựng khuôn, người ta thường xây 1 vài hàng gạch ở 2 bên cửa trước, sau đó mới dựng khuôn cửa. Khuôn cửa khi dựng phải đảm bảo yêu cầu : đúng vị trí, bảo đảm thanh đứng thẳng đứng, thanh ngang nằm ngang.
Phần tường hai bên cửa đi được xây khi khuôn đã được chèn chắc chắn, ổn định. Khi đó có thể dùng cạnh đứng của khuôn làm cữ để xây. Tại vị trí bật sắt phải xây bằng vữa ximăng cát vàng. Khi xây cần chú ý tránh va chạm mạnh vào khuôn dễ làm khuôn xê dịch vị trí.
Cả 2 trường hợp dựng khuôn sau hay trước khi xây tường thì mặt phẳng của khuôn phải nhô ra khỏi mặt tường bằng chiều dày lớp vữa trát.
c)  Kiểm tra đánh giá chất lượng khối xây
Trong quá trình làm phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của khối xây để phát hiện sai sót mà sửa chữa kịp thời. Đồng thời qua đó có thể đánh giá chất lượng của khối xây ở mức độ nào.
  Dụng cụ kiểm tra gồm : thước tầm, thước góc, thước đo dài, nivô, thước nêm, quả dọi…
Nội dung và phương pháp kiểm tra
• Kiểm tra thẳng đứng của khối xây . Ap thước tầm theo phương thẳng đứng vào bề mặt khối xây, áp nivô vào thước tầm. Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra thẳng đứng nằm vào giữa thì tường thẳng đứng. Nếu bọt nước lệch về 1 phía là tường bị nghiêng. Muốn biết trị số độ nghiêng là bao nhiêu thì chỉnh thước cho bọt nước của nivô nằm vào giữa. Khe hở giữa thước và tường là độ nghiêng của tường.
• Kiểm tra độ nằm ngang của khối xây :Đặt thước tầm trên mặt trên của khối xây, chồng nivô lên thước. Nếu bọt nước của ống thủy kiểm tra nằm ngang nằm vào giữa thì khối xây ngang bằng và ngược lại. Trị số sai lệch nằm ngang là khe hở giữa đầu thước và mặt tường khi điều chỉnh thước cho bọt nước nằm vào giữa.
• Kiểm tra mặt phẳng : Ap thước tầm vào mặt phẳng khối xây, khe hở giữa thước và khối xây là độ gồ ghề của khối xây.
• Kiểm tra góc vuông : Dùng thước vuông đặt vào góc hay mặt trên của tường để kiểm tra. Góc tường vuông khi 2 cạnh góc tường ăn phẳng với 2 cạnh của thước.
• Với tường cong, trụ tròn, gờ cong dùng các dụng cụ hỗ trợ : Thước vanh, thước cong có bán kính bằng bán kính của tường, gờ (bán kính thiết kế) để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra có được những trị số sai lệch thực tế đem so sánh với chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây góp phần vào việc đánh giá chất lượng xây dựng công trình
d) Trình tự thao tác trộn vữa bằng máy
• Kiểm tra máy trộn và làm vệ sinh thùng trộn cho sạch
• Đổ một xô nước vào thùng trộn, đóng cầu dao điện cho máy hoạt động, cánh quạt quay làm cho nước bám vào mặt thùng trộn để khi đổ vật liệu vào không bị bám dính vào thành thùng trộn
• Đong các loại vật liệu thành phần theo liều lượng đã xác định và đổ vào thùng trộn.
• Cho máy hoạt động từ 3-5 phút, tiến hành quan sát vữa trong thùng, nếu thấy vữa trộn đã đồng màu và dẻo thì ngắt cầu dao điện cho máy ngừng hoạt động.
• Điều khiển tay quay để đổ vữa trong thùng trộn ra ngoài để sử dụng
Khi vận hành máy trộn cần chú ý:
• Cối trộn không được vượt quá dung tích thùng trộn.
• Đóng cầu dao điện cho cánh quạt quay rồi mới đổ vật liệu vào thùng trộn.
• Vật liệu đưa vào thùng trộn phải đảm bảo chất lượng, đặt biệt không cho ximăng đã vón cục, cát, vôi có lẫn đá vào thùng để tránh cho cánh quạt khi quay bị kẹt.
• Khi cánh quạt bị kẹt phải ngắt ngay cầu dao.
• Sau mỗi ca trộn phải dội nước rửa sạch thùng trộn.
e)  An toàn lao động khi trộn vữa bằng máy
• Khi trộn vữa, công nhân phải có đủ trang htiết bị phòng hộ lao động theo qui định (quần áo, giày, kính, găng tay…)
• Dụng cụ phải được bố trí hợp lý để sử dụng thuận tiện, tránh chồng chéo.
• Khi trộn phải thực hiện đúng theo nội quy sử dụng máy và qui trình vận hành
• Cầu dao điện phải được bố trí cạnh công nhân điều khiển máy và ở cao độ 1,5m. Đường dây điện đi vào động cơ phải dùng cáp chì hoặc cao su.
• Quá trình vận hành ngoài vật liệu không được đưa bất cứ vật gì vào thùng trộn.
• Khi cánh quạt bị kẹt hoặc mất điện phải ngắt cầu dao.

8-  CÔNG TÁC TRÁT

a) Vữa trát
Yêu cầu kỹ thuật:
– Vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình
– Loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế
– Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, nhẵn
– Các cạnh, đường gờ chỉ phải sắc, thẳng, ngang bằng hay thẳng đúng
Đánh giá chất lượng lớp vữa trát – Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng.
Chỉ tiêu đánh giá Độ sai lệch (mm)
Tốt Khá Đạt yêu cầu
1.   Độ gồ ghề phát hiện bằng thước tầm 2m.
– Đối với công trình yêu cầu trát tốt
– Đối với công trình bình thường
2.   Lệch bề mặt so với phương đứng.
– Đối với công trình đạt yêu cầu trát tốt, trên toàn bộ chiều cao nhà không vượt quá
– Đối với công trình bình thường toàn bộ chiều cao nhà không vượt quá.
3.  Lệch so với phương ngang, phương thẳng đứng của bệ cửa sổ, cửa đi, cột, trụ.
– Đối với công trình trát tốt, trên toàn bộ các cấu kiện không vượt quá
– Đối với công trình bình thường không vượt quá
4.  Sai lệch gờ chỉ so với thiết kế với công trình trát tốt không vượt quá
[sociallocker] [/sociallocker]
Phương pháp kiểm tra đánh giá:
  Kiểm tra độ bám dính và độ đặc chắc của lớp vữa trát:
Gõ vào mặt trát nếu tiếng kêu không trong thì lớp vữa không bám chắc vào bề mặt trát.
  Kiểm tra độ thẳng đứng:
• Dùng thước tầm, nivô, thước nêm : Theo phương pháp này độ cắm sâu của thước nêm là độ sai lệch về thẳng đứng, thao tác kiểm tra. Thước nêm làm bằng gỗ tốt có khả năng chống mài mòn. Trên bề mặt hình tam giác của thước nêm người ta đánh dấu các vị trí tại đó thước có độ dày 1,2,3mm.
• Dùng thước đuôi cá và dây dọi:Theo phương pháp này khoảng cách giữa dây và điểm giữa chân thước là độ sai lệch thẳng đứng.
  Kiểm tra độ phẳng mặt trát
Thông thường dùng thước tầm 2m kết hợp với thước nêm để kiểm tra. Độ cắm sâu của thước nêm vào khe hở giữa thước và bề mặt lớp vữa trát là độ sai lệch về độ phẳng mặt trát
Chú ý: Cần tập trung kiểm tra ở vị trí chân tường, đỉnh tường, nơi giao nhau giữa 2 mặt phẳng trát.
  Kiểm tra góc vuông:
Đặt góc vuông vào góc tường đã trát. Khe hở giữa thước với một trong 2 cạnh của thước góc là độ sai lệch về góc vuông
  Kiểm tra ngang bằng : Dùng thước tầm, nivô đặt vào đáy dầm, mặt trần, mặt trên của gờ, lan-can để kiểm tra ngang bằng. Khe hở giữa một trong 2 đầu thước và mặt trát là độ sai lệch về ngang
  Sau khi đã có số liệu về kiểm tra. So sánh với chỉ tiêu trong bảng ta có thể kết luận chất lượng của công tác trát ở mức độ tốt, khá, đạt yêu cầu hay kém.
b) Trát tường phẳng
Chuẩn bị kích thước khi trát
+ Kiểm tra độ thẳng đứng của tường.
+ Kiểm tra độ phẳng đứng của tường.
+ Đục tẩy những vị trí lồi cao trên mặt tường.
+ Làm vệ sinh mặt trát như cạo sạch rêu, mốc, bóc tẩy, rửa các vật liệu khác bám trên mặt tường.
Làm mốc
Chú ý đối với bước tường có diện tích lớn vẫn phải khảo sát, kiểm tra và làm mốc trên toàn bộ diện tích định trát, nhưng dải mốc nên làm trong từng đoạn thi công hay phù hợp với từng ca làm việc.
Lên lớp vữa lót.
Trong phạm vi của một ô trát có các vị trí lõm sâu, phải lên vữa vào các vị trí đó trước cho tườnng tương đối phẳng mới lên vữa trát cho ô đó.
Trước khi lên vữa phải tạo độ ẩm cho bước tường cần trát. Chú ý tạo ẩm cho mọi chỗ tương đối đều nhau.
Lên lớp vữa lót trong một ô trát theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa được lên theo từng vệt liên tiếp nhau kín hết mặt trát trong phạm vi của dải mốc. Chiều dày của lớp vữa lót thường từ 3-7mm. Khi trát phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào tường. Có thể dùng bay hay bàn xoa để lên vữa hoặc vẩy vữa lên tường. Lớp vữa lót cũng cần trát cho tương đối phẳng để lớp vữa sau được khô đều.
Trát lớp vữa nền.
Khi lớp vữa lót se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nền dày từ 8-12mm. Có thể dùnng bay, bàn xoa hoặc bàn tà lột để lên lớp vữa nền. Với công trình yêu cầu chất lượng cao lớp trát bằng vữa XM cát. Trước khi trát lớp tiếp theo phải tưới thật ẩm lớp trát trước đó. Lớp nền được cán và xoa phẳng chờ khô cứng mới trát lớp tiếp theo.
Trát lớp vữa mặt.
Thông thường khi lớp vữa nền đã se thì trát lớp vữa mặt. Trường hợp vì lý do nào đó mà lớp nền trát nên bằng cát hạt lựu khô thì phải làm nhám bề mặt lớp nền và tưới ẩm rồi mới trát lớp mặt. Do chiều dày của lớp mặt nhỏ nên được trát với loại vữa dẻo hơn lớp nền. Thường dùng bàn xoa để lên vữa đôi lúc kết hợp với bay để bổ xung vững vào những chỗ hẹp, chỗ còn thiếu cần vữa ít. Vì là lớp ngoài cùng nên khi lên vững nếu thấy xuất hiệp sạn, đất, hợp chất hữu cơ thì phải lấy ra nếu không khi cán phẳng, xoa nhẵn sẽ bị vấp thước, hay khi quét vôi sẽ có vết loang lỗ rất xấu.
Cán phẳng.
– Dùng thước tầm có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai dải mốc để cán. Trước khi cán cần làm sạch và tạo ẩm cho thước để khi cán không dích thước và cán sẽ nhẹ tay hơn.
– Trong khi cán cần chú ý không để đầu thước chệch khỏi dãy mốc, không ấn thước mạnh lên dải mốc. Khi vững vữa đã đầy thước cần dừng cán, đưa thước ra gạt vữa vào hộc.
– Có thể phải cán nhiều lần để mặt lớp vữa phẳng với dải mốc. Cán xong một lượt cần quan sát mặt trát xem chỗ nào mặt thước không cán qua đó là những chỗ còn lõm . Dùng bay, bàn xoa bù vữa vào những vị trí đó rồi cán lại .
Xoa nhẵn .
– Khi vữa trát vừa xoa thì xoa nhẵn. Kiểm tra xem xoa nhẵn được chưa bằng cách :
– Dùng bàn xoa nếu bàn xoa duy chuyển được nhẹ nhàng, bề mặt lớp vữa mịn là có thể xoa nhẵn được. Cũng có thể xảy ra trường hợp lớp trát khô không đều , chỗ xoa được , chỗ không thể xoa được do còn ướt hay đã bị khô. Khi đó những chỗ ướt cần xoa lại. Nếu diện tích chỗ ướt ít có thể làm giảm độ ẩm bằng cách phủ lên bề mặt bằng cát khô sau đó gạt đi và có thể xoa đồng thời với chỗ khá. Những chỗ bị khô phải nhúng ướt bàn xoa và làm chổi đót nhúng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa .
– Thường phải xoa làm nhiều lần , lần sau nhẹ hơn lần trước để lớp vữa trát được nhẵn bóng
– Trát song một ô, ta tiến hành trát sang ô khác với trình tự thao tác đã nêu ở trên
Trường hợp trát bằng vữa ximăng cát cần lưu ý :
• Bề mặt cần trát phải làm ẩm thật kỹ để không hút mất nước của vữa ximăng làm chất lượng của lớp vữa ximăng gảm.
• Vì vữa ximăng cát có độ dẻo thấp hơn vữa tam hợp cho nên khi lên vữa phải di chuyển bay hay bàn xoa từ từ và ấn mạnh tay lên hơn khi lên vữa tam hợp.
• Lên vữa đến đâu là bảo đảm ngay được độ dày tương đối của lớp vữa. Tránh tình trạng phải bù, phải phủ nhiều lần.
• Chỉ lên vữa trong phạm vi nhỏ một. Sau đó tiến hành cán xoa ngay đề phòng vữa trát đã bị khô, việc sử lý để xoa phẳng, nhẵn rất khó khăn.
• Việc xoa nhăn tiến hành trong từng phạm vi hẹp, xoa tới khi không thấy các hạt cát nổi lên bề mặt trát là được.
c) Trát trần phẳng
Trát trần theo phương pháp ngang, nghiêng như trát trần sàn, trần mái, trần ô-văng, trần lô gia, trần cầu thang v…v.
TRÌNH TỰ THAO TÁC.
Chuẩn bị
– Bắc giáo sàn thao tác để trát trần cao thấp tùy thuộc vào người thợ nhưng thường người đứng từ 5cm đến 10cm là phù hợp.
– Mặt trần được trát phải sạch không có dầu mỡ, các chất hữu cơ … Có thể dùng bàn chải sắt để tẩy sạch.
– Căng dây kiểm tra mặt phẳng trần, dùng vữa xi măng mác cao xử lý chỗ bị lõm và những chỗ bê tông bị rỗ.
– Dùng nivô hoặc ống nhựa đựng nước vạch đường ngang bằng chuẩn xung quanh tường cách trần một khoảng tùy ý, thường cách trần từ 20-50cm
Làm mốc trát
– Tại các góc trần dùng bay đắp mốc kích thước 5x5cm, dùng thước đo từ đường ngang bằng chuẩn tới mặt mốc một đoạn bằng nhau, đối với trần ngang bằng, đối với trần dốc đo các đoạn khác nhau tùy thuộc vào độ dốc của trần
– Căng dây giữa các mốc ở góc trần để làm mốc trung gian. Dùng bay lên vữa nối liền các mốc thành dải mốc, dùng thước cán cho dải mốc phẳng.
Cán vữa
– Thường lên vữa thành 3 lớp đối với lớp trát dày 15-20mm. Lên thành 2 lớp với lớp vữa trát dày 10-15mm.
– Lớp lót dày từ 3-7mm. Lớp vữa nền dày 8-12mm. Khi trát lót phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào trần.
– Lớp mặt dày từ 3-5mm và có độ dẻo hơn lớp nền. Khi vữa se mặt dùng bàn xoa lên lớp mặt, chiều dày lớp vữa mặt lớn hơn chiều dày dải mốc 1-2mm. Lớp mặt được trát tương đối phẳng.
Cán phẳng
– Vệ sinh sạch sẽ và tạo ẩm cho thước để khi cán nhẹ và không dính vữa. Hai tay cầm hai đầu thước, đưa mặt cạnh thước áp sát mặt trần. Đưa thước di chuyển qua lại và dịch chuyển từ phía ngoài về phía ta đến khi mặt thước bám sát dải mốc
– Đối với họng trần (giao tuyến giữa tường với trần hoặc dầm với trần) thước được cán dọc theo giao tuyến
– Cán hết lượt nếu thấy còn các vị trí lõm dùng bay hoặc bàn xoa bù vữa cán lại đến khi toàn bộ trần phẳng với dải mốc.
Xoa nhẵn
– Dùng tay ấn nhẹ vào mặt trát, nếu mặt trát hơi lõm và ngón tay không dính vữa (vữa se) thì tiến hành xoa được.
– Lúc đầu xoa rộng vòng nặng tay thành các vòng tròn liên tiếp để vữa dàn đều, sau xoa hẹp vòng nhẹ tay để trần được bóng.
– Tại các vị trí giao tuyến giữa trần với tường, trần với dầm…. bàn xoa dọc theo giao tuyến để tạo giao tuyến phẳng
Chú ý: Có thể xoa nhẵn làm nhiều lần đến khi trần phẳng, bóng là được.
SAI PHẠM, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Mặt trát bị cháy
Trát trần về mùa hè nhiệt độ cao làm cho vữa trát rất nhanh khô đặc biệt là trần mái. Để khắc phục hiện tượng trên cần tưới nước ẩm mặt trần. Đối với mái chưa chống nóng có thể bơm nước ngâm từ 5-10cm để giảm nhiệt độ cho trần. Nếu mặt trát bị cháy (khô, xoa không bóng, cát nổi lên nhiều (xù ra) dùng chổi đót nhúng nước vẩy lên rồi xoa hoặc nếu mặt trần đã phẳng nhưng chưa nhẵn dùng miếng mút có kích thước 200x100x100 nhúng nước và xoa đều.
Mặt trát bị ướt và rơi khỏi trần
Do trần bị lõm, trát dày hoặc trần quá nhẵn lại không chú ý xử lý trước khi trát. Trước khi trát phải kiểm tra xử lý trát trước những chỗ lõm bằng xi măng mác cao hoặc tạo nhám cho trần.
Mặt trát chỗ ướt chỗ khô
Do trần không phẳng lồi, lõm lớp trát chỗ dày chỗ mỏng dẫn đến khô không đều.Vì vậy ngay từ khi chuẩn bị phải xử lý mặt trần tương đối phẳng, lồi thì đục đi và lõm thì đắp vào bằng vữa xi măng.
Mặt trần bị bong bộc
Sau khi xoa nhẵn xong vữa trát bị rơi ra hoặc gõ vào mặt trát thấy bộc. Hiện tượng trên chứng tỏ mặt trát đã bị bong khỏi trần trong quá trình trát hoặc do trần còn bẩn trước khi trát. Để giảm bớt và giải quyết hiện tượng trên, trong khi lót nên dùng vữa theo thiết kế và ấn mạnh tay để vữa bám chắc vào trần, làm sạch trần trước khi trát.
d) Trát trụ tiết diện vuông, chữ nhật
Ngoài những yêu cầu kỹ thuật chung của mặt trát còn phải đảm bảo đúng kích thước, các góc phải vuông, cạnh trụ sắc, thẳng đứng, các mặt trụ phẳng.
TRÌNH TỰ TRÁT
Chuẩn bị
– Kiểm tra vị trí, kích thước cơ bản của từng trụ và dãy trụ
– Đục, đẽo những phần nhô ra, đắp, bồi thêm những chỗ lõm.
– Với trụ bê tông cốt thép: Nếu mặt trụ nhẵn phải tạo nhám để có độ bám dính. Những chỗ bê tông bị rỗ phải có biện pháp xử lý trước khi trát.
– Nếu mặt trát khô phải tưới ẩm
Làm mốc trát
– Trước khi xây hoặc đổ bê tông tạo trụ phải xác định được tim ở chân trụ.
– Căn cứ vào tim chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc ni vô Dựa vào kích thước trụ (thiết kế) từ tim trụ đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc (Đắp mốc ở trụ đầu: dùng bay đắp mốc ở đầu trụ, dự vào kích thước thiết kế, từ tim trụ đo ta khống chế chiều dày của mốc. Đắp mốc ở một mặt xong, mặt tiếp theo phải dùng thước vuông để kiểm tra đảm bảo cho mốc ở các mặt liền kề vuông góc với nhau
– Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Khi chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian.
Lên vữa
– Trát lót : Dùng bay lên vữa ở cạnh trụ, sau đó trát dàn vào giữa. Bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát kín đều 4 cạnh trụ
– Trát lớp mặt:
Dùng thước : Dùng 2 thước tầm dựng ở 2 cạnh của mặt trụ đối nhau. Cạnh thước tầm ăn phẳng với mốc. Dùng gông thép Þ6 – Þ8 để giữ thước cố định
Dùng bàn xoa : Lên vữa để trát mặt. Trát từ 2 cạnh ốp thước trát vào trong theo thứ tự từ trên xuống
Cán thước
Dùng thước khẩu tựa vào 2 cạnh của thước tầm, cán ngang từ dưới lên, chỗ nào lõm dùng vữa bù ngay rồi cán lại cho phẳng.
Xoa nhẵn
Tại vị trí cạnh trụ thì xoa dọc theo thước. Khi xoa ở mặt trụ, phải giữ bàn xoa luôn ăn phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa.
Tháo thước
Tháo thước phải làm thận trọng như tháo thước ở cạnh, ở cạnh góc, khi trát tường phẳng, tháo thước xong, làm sạch thước rồi sửa lại cạnh cho sắc, đẹp.
e) Làm mốc trát
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA MỐC TRÁT
Để một bộ phận hay toàn bộ công trình sau khi trát được thẳng đứng, nằm ngang, phẳng cần phải làm mốc trước khi trát.
Mốc có chiều dày bằng lớp vữa định trát. Mốc được đắp bằng vữa hay làm bằng các miếng gỗ, gốm gắn lên bề mặt cần trát như tường, cột, trần, dầm.. cũng có thể dùng đinh đóng lên bề mặt các khối xây để làm mốc.
Mốc được phân bố trên bề mặt cần trát. Khoảng cách các mốc theo phương ngang phụ thuộc vào chiều dài thước tầm để cán. Theo phương đứng là độ cao của mỗi đợt giáo
Theo phương song song với chiều cán thước người ta dùng vữa nối các mốc lại với nhau, tạo thành các dải mốc
Dải mốc là cữ tỳ thước khi cán phẳng vữa giữa 2 dải mốc.
PHƯƠNG PHÁP LÀM MỐC TRÁT
Làm mốc trên diện rộng : Ap dụng để trát tường hay trần được làm theo trình tự sau :
Kiểm tra tổng thể bề mặt cần trát : Dùng dây căng, thước kiểm tra độ phẳng. Dùng thước tầm, ni vô kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng .
Biết được mức độ lồi lõm, nghiêng của tường, trần là bao nhiêu, từ đó quyết định chiều di của mốc bảo đảm cho mọi vị trí trên bề mặt cần trát được phủ một lớp vữa dày tối thiểu theo qui định.
Chiều dày của mốc sẽ quyết định chiều dày chung của lớp vữa trát. Điều đó có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và chất lượng của lớp vữa trát. Do vậy cần kiểm tra, khảo sát chu đáo, cẩn thận để có quyết định phù hợp. Trường hợp có chỗ lồi ra quá lớn ta phải đục bớt đi cho phẳng. Những chỗ lõm sâu cần dùng vữa đắp trước khi trát.
Mốc gồm có mốc chính và mốc phụ.
Mốc chính nằm ở vị trí 4 góc của bức tường hay trần và được làm trước. Mốc phụ nằm trên đường nối giữa 2 mốc chính theo 2 phương vuông góc với nhau. Mốc phụ được làm sau khi đã có mốc chính. Số lượng mốc phụ tùy thuộc vào diện tích định trát lớn hay nhỏ.
Làm mốc chính : Dùng vữa đắp hay đóng đinh lên 4 góc của bề mặt cần trát.
Đối với tường : tại góc phía trên cách đỉnh và cạnh bên một khoảng 10-15cm đặt mốc chính Các mốc chính còn lại ở phía dưới xác định bằng cách thả dọi từ mốc 1 và 2 xuống . Khi trát những bức tường có chiều cao nhỏ chỉ bằng chiều dài của thước nên dùng thước tầm và ni vô để xác định mốc chính phía dưới
Đối với trần : chọn một góc đắp mốc chính thứ 1, các mốc chính còn lại được lấy thăng bằng từ mốc 1 hoặc cùng đo một khoảng như nhau từ cốt trung gian nên khi làm mốc ở trần, từ cốt trung gian xuống khi láng, lát nền
Làm mốc phụ : Khi khoảng cách giữa 2 mốc chính theo phương vuông góc với hướng các thước lớn hơn chiều dài thước để cán hoặc ở vị trí tương ứng với chiều cao đợt giáo ta phải làm mốc phụ. Dùng dây căng giữa 2 mốc chính, xác định vị trí và đắp mốc phụ theo dây. Trên bề mặt nằm ngang mốc phụ cũng được xác định theo nguyên tắc trên.
Làm dải mốc : Dùng vữa nối các mốc theo phương song song với chiều cán thước. Dựa vào 2 mốc ở 2 đầu dùng thước cán phẳng ta có dải mốc
Sau khi cán phẳng mặt thước tầm theo 2 cạnh của dải mốc dùng bay cắt vát cạnh ta có hệ thống dải trên mốc tường
Chú ý : Đối với bề mặt cần trát có diện tích lớn, dải mốc chỉ làm để đủ trát trong một ca, tránh dải mốc bị khô phải xử lý trong khi trát.
Làm mốc trên diện tích hẹp và dài.
Các thanh có kích thước tiết diện nhỏ nhưng chạy dài như các thanh trang trí, thẳng đứng, nằm ngang, tay vịn lan can, gờ cửa sổ v..v.
+ Kiểm tra tổng thể trước khi làm mốc.
– Kiểm tra tổng thể của hệ thống thanh.
– Kiểm tra độ thẳng đứng, nằm ngang của từnng thanh.
– Kiểm tra độ phẳng của từng thanh theo các cạnh.
– Kiểm tra kích thước thực tế của mỗi thanh.
+ Làm mốc chính:
– Đối với thanh độc lập : Mốc chính được làm ở 2 đầu của thanh. Với thanh đứng mốc ở trên làm trước, ở dưới làm sau. Với thanh ngang mốc được làm ở một đầu bất kỳ của thanh. Mốc được làm tuần tự theo bề mặt của thanh, dựa vào mốc ở mặt đã có để làm mốc ở mặt bên kia.
– Đối với một hàng hay dãy thanh : Mốc chính được làm ở đầu của 2 thanh ngoài cùng.
+ Làm mốc phụ:
– Đối với thanh độc lập : Căng dây giữa 2 mốc chính ở 2 đầu để làm mốc phụ, khoảng cách mốc phụ lấy theo chiều dài của thước tầm.
– Đối với một hàng hay dãy thanh : Căn cứ mốc chính ở 2 đầu căng dây làm mốc chính cho các thanh ở giữa. Trong mỗi thanh, căng dây để làm mốc phụ như trường hợp thanh độc lập.

9 – CÔNG TÁC BẢ  MÁT TÍT

YÊU CẦU KỸ THUẬT
Bề mặt sau khi bả mát tít cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :
– Phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp.
– Bề dày các lớp bả không nên quá 1mm.
– Bề mặt mát tít không sơn phủ phải đều màu.
CHUẨN BỊ BỀ MẶT
– Các loại mặt trát đều có thể bả mát tít, nhưng tốt hơn là mặt trát bằng vữa ximăng cát vàng. Phải chuẩn bị tốt bề mặt bả mát tít.
– Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to : dùng giấy ráp số 3 đánh kỹ để rụng bớt hạt to bám trên bề mặt. Khi bả mát tít những hạt cát to này dễ bị lật lên bám lẫn vào mát tít khó thao tác.
– Quét trước đều 1 nước keo bằng chổi quét vội hoặc con lăn, mục đích tăng độ bám dính của mát tít vào bề mặt.
 TRÌNH TỰ VÀ THAO TÁC
Thường bả 3 lần, bề mặt mát tít hoàn htiện mới đạt chất lượng tốt.
Bả lần 1: Nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.
+ Bả bằng bàn bả :
– Dùng dao xúc mát tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải.
– Đưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho mát tít bám hết bề mặt. Sau đó dùng cạnh của bàn bả gạt đi gạt lại để dàn mát tít bám kín đều.
– Bả theo từng dải (đám) từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lõm bù mát tít cho phẳng.
+ Bả bằng dao bả lớn :
– Cầm dao bả mát tít ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại 1 bên đỡ lấy phía dưới của dao để thao tác.
– Dùng dao xúc mát tít đổ lên dao lớn 1 lượng vừa phải.
– Đưa dao áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho mát tít bám hết bề mặt. Sau đó dùng lưỡi dao gạt đi gạt lại để dàn mát tít bám kín đều.
Bả lần 2 : Tạo phẳng và làm nhẵn.
+ Để mát tít lần trước khô mới bả lần sau.
+ Dùng giấy ráp số 0 làm phẳng, nhẵn những chỗ gợn lên do vết bả để lại.
+ Đánh giấy ráp làm nhẵn bề mặt. Đeo khẩu trang để tránh bụi. Tay cầm giấy ráp luôn đưa sát bề mặt và di chuyển theo vòng xoáy trôn ốc. Vừa đánh vừa quan sát để đánh kỹ những chỗ gợn do vết dao bả hay bàn bả.
+ Bả mát tít : Phủ kín và tạo phẳng như lần 1 và làm nhẵn bóng.
Khi mát tít còn ướt, dùng 2 cạnh dài bàn bả gạt đi gạt lại trên bề mặt (2-3 lần), vừa gạt vừa miết nhẹ, đều tay. Thiếu thì bù thêm mát tít, tiếp tục làm cho nhẵn. Dùng bàn bả vuốt nhẹ lên bề mặt lần cuối.
+ Những góc lõm (giao tuyến giữa 2 mặt phẳng) phải dùng miếng cao su bả. Tay cầm sao cho ngón cái đè lên miếng cao su và 4 ngón kia ở dưới để thao tác. Dùng dao xúc mát tít, lượng vừa phải để phết vào 1 góc của miếng cao su, đặt miếng cao su (góc có mát tít) tiếp giáp với góc định bả và từ từ kéo dịch theo cạnh giao tuyến, vừa kéo vừa áp nhẹ cao su để mát tít bám hết vào góc.
Bả lần 3 : Hoàn thiện bề mặt mát tít.
– Kiểm tra trực tiếp bằng mắt phát hiện những vết xước, những chỗ lõm để bả mát tít dặm cho đều.
– Đánh giấy ráp làm phẳng nhẵn những chỗ lồi, giáp mối (giữa các đợt bả) hoặc gợn lên do vết bả để lại.
– Sửa sang lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng nét.

10 –  CÔNG TÁC LĂN SƠN

YÊU CẦU KỸ THUẬT
Bề mặt sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau :
– Màu sắc sơn phải đúng với màu do thiết kế.
– Bề mặt sơn không bị rỗ, không có nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.
– Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thẳng, nét và đều.
CHUẨN BỊ BỀ MẶT
– Làm sạch bề mặt
– Làm nhẵn phẳng bề mặt bằng mát tít
TRÌNH TỰ THAO TÁC
Trình tự sơn
– Bắt đầu từ trần, đến các bức tường, đến các má cửa rồi đến các đường chỉ và kết thúc với sơn chân tường
– Sơn trần, thường 3 nước để đều màu. Sơn xong 1 nước để khô mới sơn nước tiếp theo và cùng chiều với nước trước. Bởi vì lăn sơn dễ đều màu, thường không để lại vết rulô.
Thao tác lăn sơn
– Đổ sơn vào khay chừng 2/3 khay.
– Nhúng từ từ rulô vào khay sơn (đảm bảo chiều dài vỏ song song với mặt sơn ngập chừng 1/3 (không quá lõi trục 2 đầu). Kéo rulô lên sát lưới. Đẩy đi đẩy lại con lăn quay trên mặt nước sơn, sao cho vỏ rulô thấm đều sơn, đồng thời sơn thừa cũng được gạt vào lưới.
– Đưa rulô áp vào tường và đẩy cho rulô quay lăn từ dưới lên theo vệt thẳng đứng đến đường biên (không chờm quá đường biên) : kéo rulô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu, sâu xuống tới điểm dừng (có thể là chân tường hoặc kết thúc ở một đợt sơn nếu tường cao > 4m. Tiếp tục đầy rulô đến khi sơn bám hết vào bề mặt trát.
– Để không bị sót nên đẩy 2-3 lần 1 vệt. Các vệt chồng lên nhau 4-5cm.
– Thao tác lăn sơn trần cũng tương tự như sơn tường. Lăn theo từng vệt thẳng ngang hoặc dọc trần.
Thao tác quét sơn
– Khuấy đều và đổ sơn vào ca, khoảng 2/3 ca.
– Nhúng chổi từ từ vào sơn, sâu khoảng 3cm, nhấc chổi gạt sơn vào miệng ca.
– Đặt chổi sơn lên bề mặt : lúc đầu ấn nhẹ tay, sau càng di chuyển càng nặng tay.
– Nếu ấn quá nhẹ tay thì lớp sơn sẽ thành dải nhỏ và dày, còn nếu quá mạnh thì sơn mỏng và rõ nét chổi.

11 –  CÔNG TÁC LẮP DỰNG GIÀN GIÁO ỐNG THÉP

LẮP DỰNG
Lắp dựng phía trong công trình thường trên các nền bê tông hoặc nền cứng, bằng phẳng, ổn định, ít phải xử lý,
Khi lắp dựng ở phía ngoài công trình nền không bằng phẳng, không ổn định phải tiến hành xử lý mặt bằng giàn giáo.
– San, đầm chặt, làm phẳng và ngang bằng cho cả một dãy chân giáo.
– Đưa các tấm đế vào vị trí đặt chân giáo (nếu giáo cao và nền kém ổn định thì dưới tấm đế kê thêm tấm gỗ hoặc tấm bê tông đúc sẵn) đặt chân giáo thứ nhất lên tấm đế chân giáo thứ 2, thứ 3, … vào vị trí đã được ấn định, liên kết chân giáo bằng giằng chéo  Liên kết chân giáo thứ 3 với thư 2, thứ 4 với thứ 3, … cứ tiếp tục như thế cho cả dãy. Nhưng chú ý cho tất cả các chân giáo cùng đứng trên một mặt phẳng nằm ngang và cách công trình một khoảng 15 ÷ 20cm.
– Lắp các tấm sàn công tác: để 2 đầu móc của mặt giáo mắc vào các thanh ngang của chân giáo.
– Khi lắp xong đợt giáo ở dưới thì lắp đợt giáo tiếp theo ở trên lên các chân giáo ở dưới. Các chân cùng đợt liên kết với nhau bằng các giằng chéo sau đó lắp mặt sàn công tác.
Nếu giáo cao từ 3 đợt trở xuống dùng các chống xiên để chống. Nếu cao hơn phải dùng thép Þ6 hoặc tăng-đơ liên kết vào các vị trí của công trình mà khi xây hoặc đổ bê tông có thể móc chờ sẵn. Cứ 3 đợt giáo có một liên kết, còn một dãy giáo thì cứ 3 đến 4m có 1 liên kết, đảm bảo cho giáo ổn định an toàn. Ba đợt giáo có một thanh giằng dọc dùng các ống thép liên kết vào chân giáo bằng buộc hoặc khóa.
Việc lên xuống giàn giáo phải có thang, đối với giàn giáo cao có thể dùng thang máy đặt ở phía hai đầu của giàn giáo, đối với giàn giáo thấp dùng thang gỗ hoặc tre đặt phía bên trong sàn công tác. Thang được bố trí cách nhau từ 30-50m để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển vật liệu. Xung quanh giàn giáo có lưới bảo vệ & chống bụi. Trước khi bàn giao giàn giáo cho người sử dụng phải kiểm tra an toàn.
THÁO DỠ
 Giàn giáo ống thép định hình được tháo dỡ từ trên xuống, ngược lại với quy trình lắp dựng cho từng đợt. Chú ý những dây neo buộc tháo đến đâu thì dỡ giáo ở đợt đó chứ không được tháo trước các dây neo ở dưới. Các linh kiện của giáo đưa xuống bằng ròng rọc hoặc buộc  dây thả dần xuống, tuyệt đối không được ở trên ném xuống gây mất an toàn và làm hư hỏng giáo.
AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC LẮP DỰNG & THÁO DỠ GIÀN GIÁO
– Công nhân phải có đủ sức khỏe đảm bảo cho việc lên cao lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo.
– Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo phải tuân thủ theo các thứ tự đã quy định.
– Trong lúc làm việc không được nô đùa, không được sử dụng các chất kích thích.
– Phải sử dụng các phương tiện, dụng cụ bảo hộ.
– Đối với tất cả các loại giáo khi các đợt lắp dựng trước phải vững chắc mới được sử dụng đi lại để lắp dựng các đợt tiếp theo.
– Không được neo, tỳ giáo vào những bộ phận của công trình không vững chắc.
– Khi lắp dựng và tháo dỡ phải có biển báo cấm người không nhiệm vụ đi qua lại.
– Tháo dỡ xong phải thu dọn để dùng cho lần sau.
– Khi tháo dỡ dùng dây hoặc ròng rọc để thả các bộ phận, tuyệt đối không được đầy đổ cả giàn giáo hoặc tháo rồi đứng ở trên cao ném xuống đất gây hư hỏng và mất an toàn.
– Chân giáo phải đứng trên nền vững chắc, khi gặp nước không bị lún.
– Khớp nối, chốt, khóa phải đảm bảo liên kết tốt.
– Không dùng những ống thép quá cũ, hư hỏng.

12 – CÔNG TÁC  ỐP GẠCH

YÊU CẦU KỸ THUẬT
– Mặt ốp phải phẳng, màu sắc tuân theo thiết kế.
– Mạch thẳng, đều.
– Vữa dính kết tốt không bị bong rộp.
KỸ THUẬT ỐP GẠCH
a) Kỹ thuật ốp gạch không có mạch
+ Kiểm tra lại mặt ốp về độ phẳng, độ thẳng đứng nếu không đạt phải sửa lại bằng vữa xi măng cát vàng.
+ Dùng nivô, kẻ 1 đường nằm ngang ở chân tường, cách nền bằng chiều rộng viên gạch (ốp từ dưới lên) rồiđóng đinh trên một lati theo đường này, hoặc kẻ đường nằm ngang theo mép trên cùng của hàng ốp (ốp từ trên xuống đối với gạch có kích thước nhỏ).
+ Dùng dây dọi, vạch một đường thẳng đứng ở trung tâm mặt ốp (ốp đối xứng) hoặc ở một cạnh của mạch ốp. Căn cứ vào đường thẳng đứng và đường nằm ngang xếp gạch ướm thử để xác định viên mốc số 1, 2 cũng có thể dùng bằng phương pháp đo và dựa vào kích thước viên gạch ốp để tính ra viên mốc.
+ Sau khi ta xác định chính xác viên mốc số 1 và mốc số 2, phết vào mặt sau của viên mốc số 1 hoặc 2 đưa vào vị trí dùng búa cao su gõ điều chỉnh, dùng nivô kiểm tra độ thẳng đứng của viên mốc.
+ Căn cứ vào viên mốc 1 và 2, xác định đường thẳng đứng, căng dây ốp dàng cầu.
+ Dùng bay phết vữa xi măng lên mặt ốp của hàng cầu, một tay cầm viên gạch đã ngâm nước nhẹ nhàng dán lên mặt vữa, tay kia cầm búa cao su gõ nhẹ điều chỉnh viên gạch cho thẳng mạch và thẳng theo dây.
+ Dùng thước ốp lên mặt hàng cầu để kiểm tra độ phẳng.
+ Ốp xong hàng cầu thì căng dây theo 2 hàng cầu hai bên để ốp hàng phía trong. Hai cạnh của viên ốp sau phải ăn theo hai cạnh của viên ốp trước và một cạnh ăn theo dây căng.
+ Thường xuyên phải dùng thước tầm kiểm tra độ phẳng mặt ốp, ốp đến đâu chú ý vệ sinh mặt ốp đến đó để tránh vữa bám khô để trên mặt ốp sau này vệ sinh rất tốn công.
+ Đối với gạch ốp có kích thước nhỏ ta có thể tiến hành từ trên xuống với phương pháp tương tự như ốp ở dưới lên, nhưng không phải đóng thêm hàng lati mà mép của hàng trên cùng đặt đúng độ cao cần ốp, từ đó triển khai xuống bên dưới.
+ Lau mạch: Dùng hồ xi măng trắng phết lên các mạch để hồ xi măng lấp đầy các mạch. Dùng giẻ mềm lau sạch mạch ốp.
+ Cắt mạch để ốp những viên bị nhỡ, ở góc …
– Đo vị trí trống.
– Vạch lên viên gạch cần cắt.
– Dùng dao hoặc máy để cắt gạch.
– Mài mép viên gạch cho nhẵn.
– Phết vữa và ốp viên gạch vào khoảng trống.
b) Những sai phạm và cách khắc phục
+ Mặt ốp không phẳng có hiện tượng kênh vênh. Một hoặc hai góc viên gạch kênh cao hơn viên gạch bên cạnh từ 0,5mm – 3mm. Hiện tượng kênh làm cho mạch rộng, mặt ốp nhấp nhô. Nguyên nhân do phết vữa không đều chỗ dày chỗ mỏng hoặc vữa bị nhão quá bị chảy sệ sau khi dán (ốp).
+ Biện pháp sửa là cạy viên gạch kênh lên lát lại.
– Mạch vữa không đều (trường hợp mặt ốp có mạch) chỗ rộng chỗ hẹp. Nguyên nhân khi ốp không có nẹp cữ hoặc do vữa nhão làm cho mặt ốp bị chảy sệ sau khi lát.
– Mặt ốp bị bong hoặc gõ có tiếng “bộp”. Nguyên nhân do vữa khô quá, mặt ốp và gạch không tưới nước ẩm trước khi ốp, hay phết vữa không đều, viên gạch tiếp xúc với vữa không kín khắp, tạo nên những chỗ rỗng. Biện pháp khắc phục: Nếu viên gạch khi gõ có tiếng bộp ít ta có thể giữ nguyên, nếu “ bộp” nhiều thì phải cạy viên gạch đó ra, cạo sạch vữa cũ phết vữa mới và dán lại.

13 – CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LÁT

YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CỦA MẶT LÁT
– Mặt lát đúng độ cao, độ dốc (nếu có) và độ phẳng. Nếu mặt lát là gạch hoa trang trí thì phải đúng hình hoa, đúng màu sắc thiết kế. Viên lát dính kết tốt với nền, không bị bong bộp.
– Mạch thẳng, đều, được chèn đầy bằng vữa xi măng cát hay hồ xi măng lỏng.
XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO (CỐT) MẶT LÁT
– Căn cứ vào cao độ (cốt) thiết kế (còn gọi là cốt hoàn thiện) của mặt lát (thường vạch dấu ở trên hàng cột hiên), dùng ống nhựa mềm dẫn vào xung quanh khu vực cần lát, những vạch cốt trung gian cao hơn cốt hoàn thiện một khoảng từ 20  30cm. Người ta dẫn cốt trung gian vào 4 góc phòng, sao đó phát triển ra xung quanh tường.
– Dựa vào cốt trung gian ta đo xuống một khoảng 20  30cm sẽ xác định được cốt mặt lát (chính là cốt hoàn thiện)
XỬ LÝ MẶT NỀN
* Kiểm tra cốt mặt nền
Dựa vào cốt trung gian đã vạch ở xung quanh tường khu vực cần lát đo xuống phía dưới để kiểm tra cốt mặt nền.
* Xử lý mặt nền
– Đối với nền đất hoặc cát: Chỗ cao phải bạt đi, chỗ thấp đổ cát, tưới nước đầm chặt.
– Nền bê tông gạch vỡ: Nếu nền thấp hơn nhiều so với quy định thì phải đổ thêm một lớp bê tông gạch vỡ cùng mác với lớp vữa trước; nếu nền thấp hơn so với cốt quy định (2  3cm) thì tưới nước sau đó láng một lớp vữa xi măng cát M50. Nếu nền có chỗ cao hơn quy định, phải đục hết những chỗ gồ cao, cạo sạch vữa, tưới nước, sao đó láng tạo một lớp vữa xi măng cát M50.
– Nền, sàn bê tông, bê tông cốt thép: nếu nền thấp hơn cốt quy định, thì tưới nước rồi láng thêm một lớp vữa xi măng cát vàng M50; nếu nền thấp nhiều phải đổ một lớp bê tông đá M100.
Nếu nền cao hơn cốt quy định thì phải hỏi ý kiến cán bộ kỹ thuật và người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý (Có thể nâng cao cốt nền, sàn để khắc phục nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc đóng mở cửa; hoặc phải bạt chỗ cao đi)
14 – CÔNG TÁC LÁT GẠCH CERAMIC
YÊU CẦU KỸ THUẬT
+ Mặt lát :
– Mặt lát dính kết với nền , tiếp xúc với viên lát, khi gõ không có tiếng bong bộp.
– Mặt lát phẳng, ngang bằng hoặc dốc theo thiết kế.
– Đồng màu hoặc cùng loại hoa văn.
+ Mạch : thẳng, đều, không lớn quá 2mm
KỸ THUẬT LÁT
a) Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ
+ Gạch lát :
– Gạch sản xuất ra được đựng thành hộp, có ghi rõ kích thước màu gạch, xêri lô hàng. Vì vậy chú ý chọn những hộp gạch có cùng sêri sản xuất sẽ có kích thước gạch và màu đồng đều hơn.
– Nếu gặp viên mẻ góc hoặc cong vênh phải loại bỏ.
+ Vữa:
– Phải dẻo, nhuyễn đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
– Không lẫn sỏi sạn.
– Lát đến đâu trộn dần vữa đến đó.
+ Dụng cụ:
– Bay dàn vữa
– Thước tầm
– Nivô
– Dao cắt gạch (hoặc máy cắt )
– Búa cao su
– Miếng cao su mỏng
– Chổi đót
– Dây gai (hoặc dây nilông), đinh guốc, đục, giẻ sạch, găng tay cao su.
b) Phương pháp lát
Gạch gốm tráng men thuộc loại viên mỏng, thường lát không có mạch. Phương pháp tiến hành  như sau:
+ Láng một lớp vữa tạo phẳng
– Vữa ximăng cát tối thiểu từ mác 50 dày 20 ÷ 25mm. Sau 24 giờ chờ vữa khô sẽ tiến hành các bước tiếp theo.
– Kiểm tra vuông góc của phòng (bằng cách kiểm tra 1 góc vuông và hai đường chéo hoặc kiểm tra cả 4 góc vuông).
– Xếp ướm và điều chỉnh hàng gạch theo chu vi phòng. Hàng gạch phải thẳng, khít nhau, ngang bằng, phẳng mặt, khớp hoa văn và màu sắc.
– Phết vữa lát định vị 4 viên góc làm mốc và căng dây lát hai hàng cầu (1 -4) và (2-3) song song với hướng lát (lùi dần về phía cửa).
+ Căng dây lát hàng gạch nối giữa hai hàng cầu
– Dùng bay phết vữa trên bề mặt khoảng 3 đến 5 viên liền (bắt đầu từ góc trong cùng) đặt gạch theo dây. Gõ nhẹ bằng búa cao su điều chỉnh viên gạch cho đúng hàng, ngang bằng
– Cứ lát khoảng 3 ÷ 4 viên gạch dùng nivô kiểm tra độ ngang bằng của diện tích lát 1 lần ; dùng tay xoa nhẹ giữa 2 mép gạch có phẳng mặt với nhau không. Lát đến đâu lau sạch mặt lát bằng giẻ mền.
+ Lau mạch: Lát sau 36 giờ tiến hành lau mạch.
– Đổ vữa xi măng lỏng tràn khắp mặt lát. Dùng miếng cao su mỏng gạt cho ximăng tràn đầy khe mạch.
– Rải một lớp cát khô hay mùn cửa khắp mặt nền để hút khô hồ xi măng còn lại.
– Vét sạch mùn cưa hay cát, dùng giẻ khô lau nhiều lần cho sạch hồ xi măng còn dính trên mặt gạch.
NHỮNG SAI PHẠM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
– Viên lát bị bong bộp : nguyên nhân do rải vữa không đều viên gạch dính vữa không kín khắp.
– Viên lát bị nứt vỡ : vữa bị khô, dàn vữa không phẳng, chỗ vữa dày không lấy bớt ra trước khi đặt viên gạch, viên lát bị mấp mô gõ điều chỉnh nhiều làm viên gạch bị nứt vỡ.
– Mặt lát không phẳng, mạch không thẳng (nhai mạch ): nguyên nhân do chọn gạch không kỹ, lẫn những viên có kích thước không đều, khi lát mạch không thẳng (nhai mạch ); những viên gạch bị cong vênh làm cho mặt lát không phẳng, phải điều chỉnh nhiều lần mất công mà không hiệu quả.
Cách khắp phục:
– Luyện kỹ năng rải vữa sao cho thật đều, phẳng; đặt viên gạch đều tay tiếp xúc tốt với mặt nền, gõ nhẹ nhàng như dán gạch. Khi đặt gạch chỉ đặt một lần là được ít phải điều chỉnh không tốn thời gian, đảm bảo năng suất lao động.
– Chọn gạch kỹ, loại bỏ những viên cong vênh nhiều, những viên cùng kích thước lát vào cùng một hàng.
– Những viên gạch bị bong bộp, phải cạy lên, vét sạch vữa cũ, rải vữa mới và lát lại.

15 –  CÔNG TÁC CỬA

Trước khi thực hiện gia công từng loại cửa của bản vẽ thiết kế chúng tôi sẽ trình Catalo mẫu mã cụ thể cho từng loại cũng như các phụ kiện kèm theo .
Sau khi đã được sự chấp thuận của giám sát chủ đầu tư chúng tôi mới tiến hành đặt hàng thanh nhôm hàng loạt, dựa vào số liệu chính xác của chủ đầu tư cung cấp và tiến hành gia công sau 10 ngày đặt hàng. Các cấu kiện được gia công trực tiếp tại công trường để đảm bảo độ chính xác (phụ thuộc vào phần hoàn thiện, tô trát má cửa) xong sẽ được vận chuyển đến từng khu vực lắp dựng theo tiến độ thi công của chúng tôi và ban quản lý công trình đã đề ra .
Các cấu kiện khi chuyển đến công trường sẽ được chúng tôi bảo quản kỹ lưỡng tránh không để xảy ra tình trạng cấu kiện bị trầy, xước cũng như biến dạng hình học trước khi lắp dựng.
– Gia công cấu kiện & vận chuyển đến công trường :
Việc gia công chúng tôi có đội ngũ chuyên ngành có tay nghề cao phù hợp với công tác này đảm bảo tính chính xác, mỹ thuật khi đưa vào lắp dựng.
Các vật liệu trước khi cắt và lắp ráp sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng tuyệt đối không để xảy ra việc cắt thừa hoặc thiếu các thanh cấu tạo cho cấu kiện. Các thanh của cấu kiện khi lắp ráp đảm bảo độ chính xác về chiều dài, độ kín khít tại các vị  trí giao giữa các thanh, góc giao giữa các thanh đảm bảo đúng theo thiết kế
Khi lắp ráp các cấu kiện của cửa tại xưởng đặt tại công trường chúng tôi sẽ sử dụng khuôn mẫu định vị cho từng loại cửa đảm bảo số lượng cửa được sản xuất hàng loạt giống như cửa mẫu mà chúng tôi trình giám sát chủ đầu tư .
Trước khi xuất xưởng các cấu kiện phải được kiểm tra lại lần cuối về kích thước hình học, độ phẳng của cấu kiện. Khi vận chuyển các cấu kiện phải được bao bọc kỹ lưỡng tránh tình trạng cấu kiện bị trầy xước do ma sát khi vận chuyển .
Phương tiện vận chuyển thanh nhôm phải bằng xe chuyên dùng (xe tải) có thùng chuyên chở rộng & dài hơn kích thước của cấu kiện cần chuyên chở. Trên xe phải có bộ giá đỡ cấu kiện nhằm mục đích các cấu kiện có điểm tựa vững chắc và không đè lên nhau. Các cấu kiện phải được neo buộc chắc chắn vào bộ giá đỡ không để tình trạng cấu kiện bị xô đẩy làm trầy xước bề mặt khi vận chuyển trên đường đến công trường .
– Lắp dựng cấu kiện và bảo quản
Khi vận chuyển từ vị trí tập kết đến vị trí lắp dựng tùy theo cấu tạo của từng cấu kiện chúng tôi sẽ áp dụng đúng phương pháp vận chuyển để tránh tình trạng biến dạng trước khi lắp dựng.
Tại các vị trí tiếp giáp với tường trước khi tiến hành lắp dựng chúng tôi mới tháo bỏ phần bao bọc cấu kiện chống trầy xước. Các cao độ lắp dựng của cấu kiện được chúng tôi đo đạc định vị theo tim cốt , do BQLCT giao, sao cho tất cả các cửa được lắp dựng đúng theo cao độ thiết kế

16 – CÔNG TÁC LÀM TRẦNKHUNG NHÔM

– Hệ thống trần của công trình theo thiết kế là hệ thống trần khung nhôm, để đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật chúng tôi sẽ thực hiện như sau :
Lắp ráp hệ thống khung
Hệ thống khung bao gồm :
1. Thanh chữ U
2. Khoá giữ
3. Tăng đơ
4. Bộ thanh treo
5. Kẹp treo
Hệ thống khung trần được lắp ráp như sau:
– Xác định cao độ lắp trần theo thiết kế bằng nivô và vạch mực chuẩn xung quanh khu vực cần lắp trần.
– Định vị các móc treo và gắn chặt vào trần bêtông và được phân bố đều chính xác với khoảng cách theo thiết kế.
– Sau đó lắp đặt bộ thanh treo vào móc thép. Bộ thanh treo này bao gồm 2 thanh kim loại được ghép nối với nhau bằng bộ phận tăng đơ.
– Thanh hình chữ U nằm trên được khóa chặt vào bộ thanh treo bằng bộ dụng cụ kẹp treo được gắn vào thanh treo năm phía dưới.
– Tiếp tục lắp chặt thanh chữ U nằm phía dưới vào thanh chữ U nằm trên bằng khoá giữ, việc định vị thanh chữ U nằm dưới phụ thuộc vào kích thước tấm trần.
– Sau khi hệ thống khung đã được lắp dựng hoàn hảo, tiến hành lắp ráp tấm trần.

17 – HỆ THỐNG CHỐNG SÉT.

– Trong quá trình lắp đặt chúng tôi sẽ tuân theo TCVN và chỉ dẫn của thiết kế. Chú ý đến việc bố trí kim thu sét và hệ thống dây dẫn cũng như cọc tiếp đất.
– Sử dụng kim thu sét . Đảm bảo việc gắn kẹp trên mái không ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm của mái, các bộ phận khác trên mái cũng không bị ảnh hưởng.
– Các kết cấu kim loại trên mái sẽ được nối cứng vĩnh viễn vào kim thu sét.
– Liên kết giữa vỏ tủ điện, vỏ thiết bị và đất là 1 yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người vận hành sau này. Do đó chúng tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác kỹ thuật thi công hạng mục này như liên kết giữa vỏ thiết bị và dây tiếp địa sẽ được nối cẩn thận.
– Hệ thống cọc đất có điện  trở tiếp xúc đất không quá 10. Cọc đất bảo vệ chống sét không được dùng toàn bộ hay một phần cho hệ thống điện hay nối đất thiết bị.
– Thi công hệ thống chống sét này sẽ được sự kiểm nghiệm cuả Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát.

18 – CÔNG TÁC ĐIỆN HỆ THỐNG

Vật tư điện khi cấp đến công trường phải được sự đồng ý của chủ đầu tư về mẫu mã, chủng loại, chất lượng. Các đường ống đi dây phải kín, không gãy khúc, cong đều. Các mối nối dây được quấn cách điện tuyệt đối, không trùng nhau trong 1 ống.
Dây cáp khi nối phải có hộp nối, các công tắc, cầu dao được gắn chắc chắn vào tường, ngay ngắn. Trước khi đưa vào vận hành, chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu và chạy thử 100% công suất.
Công ty chúng tôi có Xí nghiệp Cơ-Điện-Lạnh là đơn vị chuyên ngành về điện, nước, lạnh có kinh nghiệm tốt, đã trải qua thi công nhiều công trình cao tầng tại TP.HCM như Plaza, Habouview, nhà máy xi măng Sao Mai được các chủ đầu tư đánh giá tốt khi các công trình đó được đưa vào vận hành, sử dụng. Trong suốt quá trình thi công, từ lúc đi ống, luồn dây điện đến khi lắp đặt thiết bị, bàn giao cho chủ đầu tư, bảo hành, bảo trì công trình, đội ngũ kỹ sư lành nghề của công ty chúng tôi sẽ hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu tỉ mỉ, cẩn thận.
Lắp tủ điện, bảng điện
Tủ điện, bảng điện được lắp đúng vị trí theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các bản vẽ đã được phê duyệt. Các thiết bị trong các tủ điện sẽ được dán nhãn tên. Các cầu dao ngắt điện loại tự động, ghi rõ tên tải mà nó có nhiệm vụ bảo vệ. Các dây dẫn đều được gắn  đầu cos khi đấu nối giữa các điểm và làm dấu tên.

19 – CÔNG TÁC CẤP THOÁT NƯỚC

Hệ thống hố ga, rãnh, nước ngầm và nước đi luồn trong tường, đi xuyên qua các tầng sàn sẽ do đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề của công ty chúng tôi thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật được nêu trong các bản vẽ và điều kiện kỹ thuật. Cốt đáy ống, độ dốc, tuyến, vị trí … được chúng tôi xác định cẩn thận trước khi thi công
Khi thực hiện công tác nước ngầm (nếu có), chúng tôi sẽ chú ý đặc biệt không để gây ảnh hưởng đến các hệ thống cáp, điện và các cấu trúc ngầm khác.
Việc dẫn ống xuyên tường, xuyên sàn là công tác đòi hỏi yêu cầu mỹ thuật cao, nên bộ phận thi công công việc này sẽ kết hợp, phối hợp  chặt chẽ với các bộ phận thi công xây dựng khác như bộ phận xây, bộ phận tô, bộ phận sơn nước … để thống nhất trong việc chờ lỗ, đặt hộp …, tránh không để xảy ra tình trạng phải đục tường, đập phần cấu trúc đã hoàn thiện, gây ảnh hưởng đến mỹ quan của cấu trúc. Hệ thống ống dẫn được chúng tôi thử áp lực trước khi hoàn thiện các lớp bên ngoài.

20 – CÔNG TÁC NGHIỆM THU, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

– Mỗi cấu kiện, mỗi thành  phần công tác phải được giám sát A, đại diện Ban Quản lý  nghiệm thu như nghiệm thu công tác nền, công tác cốp pha, công tác cốt thép … Khi nghiệm thu chúng tôi sẽ trình đầy đủ bản vẽ hoàn công, các chứng chỉ vật liệu liên quan và lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc
– Để quản lý chặt chẽ chất lượng từng bộ phận kết cấu công trình, công ty chúng tôi đã và sẽ thực hiện biện pháp sau :
– Các bộ phận kỹ thuật, cung ứng vật tư , dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện kỹ thuật qui định cho công trình, các qui trình, qui phạm đề ra và các yêu cầu của thiết kế. Tổ chức thi công trên công trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất. Tiến hành mua, cung ứng vật tư theo đúng chủng loại đã được duyệt.
– Các bước nghiệm thu sẽ do đội ngũ kỹ sư giám sát thi công kiểmtra nghiệm thu trước khi mời Bên A nghiệm thu.
– Các giai đoạn thi công chuyển công đoạn như xong phần móng, phần thân, phần xây tô … sẽ được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nghiệm thu. Thành phần ban nghiệm thu cơ sở sẽ có cả đại diện cơ quan thẩm quyền các cấp về chất lượng xây dựng, đại diện Thiết kế, đại diện giám sát…. Các hồ sơ, biểu mẫu, hoàn công sẽ được lập theo qui định của Nhà nước về nghiệm thu chất lượng công trình
– Bộ phận KCS có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ của Công ty chúng tôi đã được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng. Bộ phận KCS này của chúng tôi được bố trí và làm việc ngay tại hiện trường từ khi công trình bắt đầu thi công. Nhiệm vụ của bộ phận này đã được Giám đốc Công ty chúng tôi giao cho quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng qui trình thí nghiệm, kiểm tra . Mọi công tác đều được bộ phận này nghiệm thu, kiểm tra trước khi mời giám sát kỹ thuật A nghiệm thu. Bộ phận này có quyền từ chối mọi vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại. Ngoài trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình của bộ phận kỹ sư thi công còn có bộ phận KCS trên giám sát độc lập được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty. Bộ phận này lập sổ nhật ký công trường để cập nhật hàng ngày các yếu tố về điều kiện thi công như thời tiết, tiến trình thi công hay những thay đổi, bổ sung thiết kế, những vi phạm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Các biểu mẫu thí nghiệm về vật liệu thi công phải được lưu giữ, trình khi nghiệm thu, như lý lịch xuất xưởng của các loại vật liệu giao đến công trình. Các biểu  mẫu thể hiện tiến trình thi công, nghiệm thu công tác phần khuất sẽ được áp dụng theo mẫu của Nhà nước qui định.

Chương III : BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHUYẾT TẬT

Để đảm bảo được chất lượng của công trình không để xảy ra khuyết tật , chúng tôi sẽ áp dụng những những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới nhất của các vật liệu chuyên dùng trong xây dựng để quản lý chất lượng của công trình như đã trình bày ở phần biện pháp quản lý chất lượng của công trình.
Chúng tôi khẳng định rằng việc cung cấp vật tư, vật liệu theo yêu cầu thiết kế và mẫu trình duyệt là yêu cầu bắt buộc và là chữ tín của chúng tôi, việc cung cấp vật tư kém phẩm chất và thi công không đúng qui trình công nghệ ảnh hưởng tới chất lượng công trình là điều kiện không thể xảy ra. Nếu có chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu mọi phí tổn về việc làm lại hoặc xử lý và có thể không được thanh toán khối lượng phần đó .
Nếu có sự cố rủi ro xảy ra như lún sụt nứt nẻ công trình xây dựng, công trình bên cạnh, ngoài việc báo cáo với Ban quản lý để lập hồ sơ sự cố và phải kịp thời báo cho cơ quan quản lý Nhà nước theo qui định.
Đối với khuyết tật nhỏ có thể xảy ra như : bê tông rỗ mặt…. đều được báo với giám sát và thiết kế về mức độ khuyết tật và biện pháp xử lý: Nếu rỗ mặt bê tông nhẹ có thể đục tỉa  hết phần rỗ đến phần bê tông đặc chắc, vệ sinh bề mặt bằng bàn chải sắt, trám trét bề mặt bằng vữa xi măng mác cao tùy theo mức độ bằng Sika .
Nếu có sự nghi ngờ về kết quả bê tông của bộ phận nào đó thì có thể kiểm tra thí nghiệm cường độ bê tông bằng phương pháp bắn súng, siêu âm hay khoan nén mẫu tại kết cấu nghi ngờ. Việc yêu cầu làm lại, biện pháp xử lý do Ban Quản lý, thiết kế quyết định chúng tôi phải hoàn toàn tuân theo.
Các sự cố khác như thấm, nứt nẻ tường … đã được chúng tôi đặc biệt chú ý nếu xảy ra phải tìm nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp xử lý như nứt nẻ do nhiệt độ thay đổi lớn làm nứt nẻ vật liệu, tìm loại vật liệu thích ứng …. Nếu sự cố do chúng tôi gây ra, mọi phí tổn trong sửa chữa chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn. Đối với thấm sàn hoặc mái chúng tôi sẽ xử lý chống thấm bằng chất chống thấm của Hãng Sika, mặt sàn hoặc mái được đục, tẩy rửa sạch sẽ, làm khô trước khi chống thấm bằng Sika. Đối với tường bị nứt, chúng tôi sẽ cùng với giám sát bên A xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý, nếu nứt nhẹ vết nứt không phát triển theo thời gian chúng tôi sẽ đục tẩy, mở rộng vết nứt và trám trét lại bằng Sikadur của Hãng Sika.

Chương IV : CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI

Trong quá trình phát triển đi lên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới là điều cần thiết, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó chúng tôi đã từng bước thực hiện việc áp dụng KHKT mới trong điều hành, quản lý và thi công các công trình như  tổ chức hạch toán kế toán bằng hệ thống nối mạng vi tính, trang bị các máy móc cho công tác nền móng như khoan nhồi, ép cọc, đóng cọc, công tác trộn bê tông bằng các trạm trộn hiện đại, việc đưa cốt liệu vào trạm trộn bằng vi tính, công tác định vị công trình bằng các máy trắc địa thế hệ mới. Chúng tôi sẽ áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới cho công trình như :
– Công tác định vị công trình bằng máy thế hệ mới
– Công tác trộn bê tông
– Công tác đổ bê tông
– Công tác đầm bê tông
– Công tác cốp pha cây chống
– Công tác cắt uốn thép
– Công tác chống thấm
– Các máy móc cầm tay
Và sau đây xin trình bày cụ thể các giải pháp :
a/ Công tác định vị công trình bằng máy trắc địa thế hệ mới :
– Máy kinh vĩ : Máy kinh vĩ chúng tôi sử dụng là máy kinh vĩ  Laser level  Model 1110 dùng để xác định các cao trình, bố trí và canh thẳng . Máy có thể tự cân bằng trong phạm vị  4 độ , máy laser có thể sử dụng được ở những khối nhà cao không bị ảnh hưởng đến gió
– Máy laser plane : cho phép kiểm tra độ cao tức thời ở khắp mọi nơi trên công trường . Phạm vi tự động canh độ cao  cung 10′, độ chính xác  15″ ,  4mm mỗi 50m, 25mm mỗi km cả đi lẫn về
b/ Công tác trộn bê tông :
Trong công tác bê tông để đảm bảo chất lượng của bê tông và tiến độ của công trình,  chúng tôi sẽ sử dụng bê tông thương phẩm và 04  máy trộn bê tông 400 lít dự phòng  đặt tại công trình và tại công trình có bộ thí nghiệm mác, cân đo vật liệu…
Mục đích của chúng tôi khi sử dụng bê tông thương phẩm & dùng máy trộn bê tông dự phòng là :
– Đảm bảo chất lượng của bê tông, cốt liệu của bê tông được cân, đo đúng theo tiêu chuẩn cường độ của bê tông dự định đổ, mặt khác tại công trình có các thiết bị kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của bê tông trong từng mẻ trộn.
– Các vật liệu của bê tông được sàng rửa cẩn thận, không bị lẫn tạp chất.
– Khối lượng bê tông được đảm bảo đúng mác thiết kế
c/ Công tác thí nghiệm tại hiện trường :
Để có thể xác định được chất lượng của bê tông, chúng tôi đặt tại công trình 01 bộ thí nghiệm bao gồm :
  – Các loại cân bàn từ 20kg -> 60kg : Dùng để cân phụ liệu
– Cân điện tử  8kg : Dùng để cân phụ liệu
– Máy nén thủy lực : Đo cường độ bê tông
– Búa nẩy : Đo cường độ bê tông
– Máy trộn bê tông, vữa : Trộn bê tông, vữa  mẫu
– Bộ đo độ sụt bê tông : Đo độ sụt của bê tông
– Lò sấy : Sấy cát, đá
– Sàng cát đá : Sàng cát đá
– Máy thử độ ẩm : Thử nhanh độ ẩm
– Khuôn thép lấy mẫu bê tông
d/ Công tác đầm bê tông :
Đầm bê tông là công tác quan trọng là khâu cuối cùng quyết định đến chất lượng của bê tông. Chúng tôi sử dụng các  đầm dùi loại trục mềm có đường kính 35mm, đường kính phạm vi đầm 60cm có năng suất 9m3/h . Loại đầm này dùng để rung bê tông tạo độ đặc chắc cho bê tông , trọng lượng nhẹ thích hợp cho  đầm bê tông dầm , sàn , cột
Đối với nền, sàn chúng tôi sử dụng loại đầm thước có tính năng đầm chặc bê tông, tạo bề mặt nền một lớp bê tông bằng phẳng có cùng cao độ, chiều dài đầm lớn nhất 6m, động cơ đầm 3,7KW
e/ Công tác cốp pha , cây chống :
Công tác cốp pha là một trong những công tác quyết định đến chất lượng của bê tông. Trong những năm qua chúng tôi đã đầu tư  rất lớn cho công tác này. Hiện tại để làm cốp pha tường chúng tôi đã có sẵn những bộ cốp pha có thể tháo lắp dể dàng, thi công nhanh và có khả năng chịu tải lớn, ổn định cao trong lắp dựng, đầm đổ bê tông như :
– Hệ chống Comma bằng thép  được thiết kế trên cơ sở hệ khung tam giác và lắp ráp dể dàng, gọn nhẹ, chiụ tải lớn  từ 8 – 49 tấn tùy theo chiều cao của tầng
– Cốp pha định hình bằng thép
– Cây chốp thép  49 chiều cao sử dụng Max : 3,7m, min 2,2m tải trọng 1 tấn , điều chỉnh bằng ren
– Ván ép không thấm nước dày 18mm
Phương pháp lắp dựng và các vật tư trên được chúng tôi áp dụng tại nhiều công trình , kết quả cho thấy kích thước hình học, chất lượng bê tông đạt chất lượng rất tốt , đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của công trình.
f/ Công tác cốt thép :
Trong công tác cốt thép chúng tôi luôn chú ý đến chất lượng của cốt thép và kích thước hình học của thép khi lắp dựng vào công trình. Để đạt được những yêu cầu này chúng tôi sẽ sử dụng máy cắt uốn thép chuyên dùng tại xưởng và các máy cắt cầm tay có thể thao tác dể dàng trên các tầng cao, trước khi gia công cốt thép chúng tôi sẽ sử dụng các máy đánh rỉ thép chuyên dụng để đánh rỉ và làm sạch cốt thép, đảm bảo chất lượng của cốt thép khi được lắp dựng vào công trình.
g/ Công tác chống thấm :
Chống thấm là một công tác quan trọng cho tất cả các công trình xây dựng, thấm sẽ gây ra mất mỹ quan cho công trình cũng như chất lượng của công trình . Để đảm bảo cho công tác này chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp và vật liệu chống thấm mới nhất của Sika, Simon. Các qui trình chống thấm được chúng tôi tuân thủ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia các Hãng Sika, Simon.

Chương V : BIỆN PHÁP AN TOÀN THI CÔNG

Để thi công công trình đạt được kết quả theo yêu cầu và An toàn lao động chúng tôi tiến hành như sau :

A – TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN Ở CÔNG TRƯỜNG.

Khi tiến hành thi công công trình chúng tôi sẽ có các quyết định phân công  trách nhiệm những người làm công tác An toàn trong đó :
– Chỉ huy trưởng công trường phụ trách chung.
– Cán bộ kỹ thuật, đội trưởng sản xuất và đứng đầu các bộ phận liên quan làm thành viên
– Đặc biệt có một cán bộ bán chuyên trách giúp chỉ huy công trường theo dõi công việc này.

B –  CHỨC TRÁCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TRƯỜNG VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN BHLĐ.

1. Nhiệm vụ chỉ huy công trường :
  -Thành lập tiểu ban An toàn – BHLĐ ở công trường, phân giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phân giao trong ban.
-Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật cũng như các quy phạm An toàn mà nhà nước đã ban hành.
– Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chỉ thị về An toàn – BHLĐ của Công ty
– Tổ chức cho người lao động ở công trường được:
• Ký hợp đồng  hay thỏa ước lao động.
• Huấn luyện An toàn – BHLĐ theo các bước
• Kiểm tra sức khỏe
– Tổ chức bộ phận y tế, cấp cứu ở công trường
– Tổ chức bộ phận bảo vệ phòng cháy chữa cháy trên công trường
– Đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (trang bị BHLĐ) tối thiểu cho người lao động như giầy, nón bảo hộ, găng tay, dây An toàn cho công nhân làm việc trên cao.
– Lập sổ theo dõi huấn luyện An toàn lao động và ghi chép kiến nghị của cấp trên.
– Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện công tác lao động trên công trường thông qua các cuộc họp giao ban hằng ngày.
– Khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt  công tác An toàn. Đồng thời xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định An toàn lao động  trên công trường
2. Cán bộ kỹ thuật trên công trường có nhiệm vu :
– Giúp chỉ huy công trường thực hiện cụ thể các nhiệm vụ về An toàn lao động theo biện pháp An toàn.
– Kiểm tra đôn đốc hướng dẫn về đảm bảo An toàn khi thi công cho các bộ phận sản xuất theo khu vực được phân công.
– Chịu trách nhiệm chính về An toàn trong khu vực được phân công giám sát có quyền đình chỉ công việc khi có sự mất An toàn trong khu vực giám sát.
– Phát hiện những vi phạm về An toàn – BHLĐ ở toàn công trường và báo cáo kịp thời cho chỉ huy  công trường để xử lý (khu vực ngoài sự phân công)
3. Tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ :
– Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp an toàn thi công của công trường đề ra
– Tổ chức ký kết hợp đồng lao động hay  thỏa ưóc lao động tập thể cho người lao đông trong đơn vị mình quản lý.
– Khi giao nhiệm vụ cho người lao động phải phổ biến biện pháp an toàn kèm theo và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động (Bảo hộ lao động)
– Giám sát nhắc nhở và hướng dẫn cho người lao động làm việc bảo đảm an toàn và sử dụng trang bị BHLĐ đầy đủ
-Tổ chức tốt  xử lý  và cấp cứu tai nạn lao động
– Khen thưởng và xử lý kỷ luật kịp thời về An toàn – BHLĐ cho người lao động trong đơn vị mình.
4. Trách nhiệm người lao động:
– Nhận thức đúng đắn công tác an toàn BHLĐ để bảo vệ lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
– Trước khi lao động người công nhân phải nắm vững các thao tác An toàn quy trình lao động, sử dụng các trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
– Tuân theo sự phân công của tổ và làm tốt công việc của mình, không chủ quan làm bừa,  làm ẩu
– Không vì những mâu thuẫn cá nhân mà gây tai nạn cho đồng đội.
– Đoàn kết trong tổ tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc và chăm sóc thăm hỏi kịp thời cứu chữa khi đồng đội bị tai nạn lao động.
– Có quyền tự chối khi điều kiện làm việc thiếu an toàn.
– Có tinh thần làm chủ tập thể, kịp thời phát hiện, góp ý, ngăn cản những trường hợp vi phạm quy tắc an toàn trên công trường.
– Trong cơ chế mới hiện nay tổ chức công đoàn cần kết hợp với chỉ huy công trường, kiểm tra an toàn theo tháng hay phát động những phong trào thi đua đảm bảo an toàn theo từng kỳ. Tham gia với chính quyền trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động theo bộ luật lao động ban hành.

C – ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM  AN TOÀN LAO ĐỘNG

NHÀ NƯỚC ĐÃ BAN HÀNH VÀO THỰC TẾ Ở CÔNG TRƯỜNG.
Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp đảm bảo các quy phạm an toàn lao động mà Nhà nước đã ban hành vào thực tế công trường như sau :
1 – Tổ chức mặt bằng trên công trường
Trên công trường đảm bảo các yêu cầu sau :
– Bố trí mặt bằng hợp lý thuận lợi cho thi công và giao thông đi lại làm việc có bản vẽ mặt bằng kèm theo.
– Hệ thống chiếu sáng đầy đủ.
– Có đầy đủ công trình vệ sinh, tủ thuốc y tế.
– Có sổ nhật ký An toàn lao động.
– Có đầy đủ các bảng hiệu và biển cấm, nội quy An toàn như :
• Khẩu hiệu “An toàn là trên hết”, “Sản xuất phải An toàn”
• Nội quy An toàn công trường, nội quy An toàn sử dụng máy móc.
• Biển “Cấm đóng điện”, “Khu vực cấm” …
2 – Sử dụng trang bị bảo hộ lao động
– Người lao động làm việc trong công trường được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Đảm bảo 100% người làm việc trên công trường đội nón cứng và đeo dây an toàn khi làm việc cheo leo trên cao.
– Các trang bị bảo hộ lao động khác căn cứ vào từng loại công việc sẽ hợp lý cho người lao động như : găng tay thợ hàn, ủng cao su, khẩu trang chống bụi ….
3 – An toàn giao thông trên công trường
– Lái xe khi điều khiển phương tiện chạy ở ngoài công trường luôn luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ nhà nước đã quy định.
– Xe chạy trong công trường tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ trực ca, lực lượng bảo vệ hay biển báo trên công trường. Khi xe đi lại trong công trường, tài xế cần thận trọng tránh va chạm vào các vật xung quanh và người.
            – Lái xe phải kiểm tra thường xuyên, nhất là trước khi xe chạy.
– Lái xe khi ra khỏi xe, tắt máy  rút chìa khoá xe.
– Những người không có trách nhiệm không được tự động lên xe điều khiển phương tiện.
4 – An toàn trong lắp ráp sử dụng điện
–  Chỉ có công nhân được học qua nghề thợ điện mới được bố trí làm các công việc về điện.
– Lắp ráp mạng điện trên cùng công trường sẽ đảm bảo hợp lý trên mặt bằng và mặt đứng. Theo khu vực, theo tầng phải có tủ điện và cầu dao phân đoạn. Đối với các máy lớn được bố trí nguồn điện động lực riêng, điện chiếu sáng riêng. Tủ điện chính có áp-tô-mát đề phòng trường hợp sảy ra sự cố về điện. Sử dụng các ổ cắm điện di động với dây dẫn cáp bọc 2 lớp để phục vụ cho các dụng cụ điện cầm tay và chiếu sáng di động.
– Trong công trường những dây điện nối bọc nhiều, hoặc lớp bọc nhựa bên ngoài bị chảy và quá cũ. Thay thế những dây bọc đảm bảo an toàn. Trường hợp bất đắc dĩ phải nối dây điện sẽ dùng bằng băng keo cách điện.
– Tuyệt đối không có trường hợp nằm trên sắt thép hay vật tư đè lên. Trường hợp dây điện dùng cho máy di động phải quấn vào tời và trượt trên rãnh.
– Các cầu dao điện, ổ cắm, áp-tô-mát đặt nơi cao ráo, thuận lợi cho việc đóng ngắt điện, có hợp gỗ và có nắp bảo vệ.
– Khi sửa chữa điện, máy điện luôn luôn có 2 người. Tại vị trí cầu dao điện có bảng ” Cấm đóng điện “. Sau khi sửa chữa xong, muốn đóng điện, phải đóng ngắt 3 lần để báo hiệu.
– Thợ điện có đầy đủ các đồ nghề về điện và hàng ngày đi kiểm tra về điện khắp công trường. Nơi tầng hầm ẩm ướt, hoặc nơi người hay qua lại, nếu phát hiện thấy dây điện hở hoặc máy bị rò điện thì phải khắc phục ngay.
– Thợ điện được huấn luyện thành thạo việc cấp cứu người bị tai nạn điện và hướng dẫn cho các tổ trưởng sản xuất cách cắt điện khi có sự cố điện xảy ra.
– Người không hiểu biết hoặc không có trách nhiệm về công tác điện thì không được nối dây điện hoặc đóng mở cầu dao.
– Các máy dùng điện hoặc động cơ điện sẽ được kiểm tra vỏ máy bằng dụng cụ mê-gôm-kế thường xuyên.
– Tùy theo từng loại thiết bị điện hoặc động cơ, có các biện pháp bảo vệ phù hợp, chẳng hạn như nối đất bảo vệ, cắt mạng bảo vệ, nối không …. , đảm bảo không được để xảy ra sự cố về  điện trên công trường.
5 – An toàn trong công tác vận chuyển thép và vật liệu
– Tất cả các loại vật tư đưa vào công trường, nếu sử dụng ngay thì đưa đến tận vị trí cần dùng, nếu chưa sử dụng thì phải xếp gọn vào bãi chứa, kê chèn chân cẩn thận. Khi đưa thép lên cao thì phải buộc chèn chắc chắc, cẩn thận rồi mới chuyển đi . Khi vận chuyển sẽ được treo biển báo cấm người qua lại khu vực vận chuyển. Tuyệt đối không đưa thép lên cao khi chưa có các điều kiện an toàn.
Chúng tôi luôn luôn lưu ý : khi kéo thép lên cần tránh đụng chạm vào dây điện hoặc cầu dao điện. Khi sắp xếp thép sẽ bảo đảm gọn gàng theo chủng loại, không xếp thép quá tải trọng lên các tầng sàn hoặc giàn giáo.
6 – An toàn trong công tác lắp dựng giàn giáo, cốp pha, cốt thép
– Giàn giáo sử dụng thông dụng hiện nay là loại giàn giáo định hình. Khi lắp giáo, các  công nhân trèo lên cao sẽ được khám sức khỏe, trang bị dây an toàn và trước khi lắp được họp phổ biến các qui định an toàn và nhắc nhở anh em tính cẩn trọng khi thao tác. Vị trí đứng để lắp ráp trên cao không vững chắc thì phải trang bị dây đeo an toàn cho công nhân, dây này được móc vào một vị trí cố định. Khi lắp giáo, sàn thao tác bố trí người giám sát, có biển báo cấm người qua lại dưới khu vực đang lắp ráp. Kê chân giàn giáo chắc chắn và có neo giằng vào hệ cột cố định. Xung quanh công trường có lưới bao quanh che giàn giáo, và khi làm lên cao hệ giáo được lắp cao lên 1 hàng so với sàn để thay lan can bao che.
– Đất dưới chân giàn giáo được đầm chặt và có gỗ kê.
– Cốp pha gỗ, vật liệu vụn ở trên cao được thu dọn, đưa xuống bãi vật liệu dưới đất, để tránh trường hợp khi gió lớn hoặc do sơ xuất các loại vật liệu đó có thể văng xuống đất gây nguy hiểm cho người qua lại.
-Khi lắp giáo phải lắp theo từng giai đoạn, thẳng phẳng ngay ngắn không được lắp tầng cao tầng thấp.
– Chuyển vật liệu thừa trên sàn xuống đất chúng tôi dùng hệ thống ống xả rác cấu tạo bằng các thùng phuy liên kết chặt với nhau.
– Có biển cấm ném vật liệu thừa hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống
– Khi lắp dựng cốp pha, cốt thép hệ cây chống từng khối được kiểm tra bảo đảm chịu lực phân bố đều, kể cả tải trọng động khi đổ bê tông bằng bơm hoặc cẩu.
-Cốp pha được để gọn gàng ngay ngắn không chồng lên nhau, hay chồng lên cốt thép.
7 –  An toàn trong công tác thi công cấu kiện dự ứng lực :
C«ng t¸c an toµn trong gia c«ng, l¾p ®Ỉt c¸p :
– ViƯc gia c«ng ®­ỵc tin hµnh  khu vc riªng, xung quanh c rµo ch¾n vµ biĨn b¸o.
– Khi l¾p dng c¸p ph¶i sư dơng sµn thao t¸c lín h¬n 1m. Khi c¾t b c¸c phÇn s¾t tha  trªn cao c«ng nh©n ph¶i ®eo d©y an toµn vµ bªn d­íi ph¶i c biĨn b¸o vµ l­íi ch¾n. Li qua l¹i trªn c¸c khung ct thÐp ph¶i lt v¸n c chiỊu rng kh«ng nh h¬n 40cm. Buc thÐp ph¶i dng c¸c dơng cơ chuyªn dng, cm kh«ng ®­ỵc buc b»ng tay.
C«ng t¸c an toµn trong thi c«ng kÐo c¨ng :
– KiĨm tra k thit bÞ tr­íc khi vn hµnh
–  Tu©n thđ c¸c quy tr×nh vn hµnh thit bÞ
–  §eo d©y an toµn khi thi c«ng, kh«ng ®ng phÝa sau kÝch khi thao t¸c kÐo c¨ng
 8 – An toàn trong công tác đổ bê tông
– Khi nghiệm thu khối đổ bê tông chúng tôi lưu ý đến sự ổn định của khối đổ, cây chống, cầu thang lên xuống sàn thao tác, số lượng đầm bê tông, đèn chiếu sáng … Tất cả các điều kiện này đáp ứng đầy đủ mới tiến hành đổ bê tông .
– Công nhân đổ bê tông được trAng bị ủng cao su, đội nón cứng bảo hộ lao động, đeo găng tay.
– Khi sử dụng đầm điện để đầm bê tông sẽ kiểm tra An toàn điện của vỏ đầm và các các dây điện trước khi mang ra sử dụng .
9 – An toàn trong khi sử dụng các loại máy nhỏ trong xây dựng  (máy phát điện, máy đầm bê tông, máy cưa, máy bào)
-Tất cả các loại máy khi sử dụng có nhiều điểm chung về áp dụng biện pháp an toàn giống nhau như :
– Công nhân vận hành máy được đào tạo và có chứng chỉ
– Khi sử dụng máy làm các thủ tục bàn giao ca, kiểm tra xử  trí những hỏng hóc
– Quá trình hoạt động theo đúng công suất, tính năng của máy do nhà chế tạo quy định
– Đối với máy chạy điện, ngoài việc đấu điện đúng kỹ thuật An toàn, còn được thường xuyên kiểm tra tính cách điện của vỏ máy.
– Khi sửa máy cắt điện có người cảnh giới ở cầu dao điện
– Thường xuyên vệ sinh công nghiệp sạch sẽ khu vực đặt máy.
10 – Công tác phòng cháy chữa cháy
– Khi tiến hành thi công chúng tôi sẽ liên hệ với công An phòng chữa cháy địa phương  lập phương án phòng cháy, huấn luyện cho các lực lượng nòng cốt tại công trường, đồng thời trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chữa cháy như bình chữa cháy , cát, nước, máy bơm cụ thể như sau :
– Bố trí 04 bình chữa cháy tại các khu vực để máy phát điện & kho thiết bị .
– Đường đi lại đảm bảo cho xe chữa cháy đi vào dể dàng khi xảy ra hỏa hoạn.
– Cát, nước , máy bơm thi công cũng được sử dụnng khi xảy ra hỏa hoạn.
– Tại kho xi măng, kho vật tư điện nước có biển cấm lửa và biển ghi rõ nội qui phòng cháy chữa cháy
11 – Những biện pháp áp dụng khi xử trí những vụ việc liên quan đến tai nạn lao động
– Trong ngành xây dựng điều kiện làm việc phức tạp  lại đòi hỏi phải đáp ứng tiến độ, không để xảy ra tai nạn lao động là vấn đề khó khăn. Chính vì vậy, chúng ta phải hạn chế không để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
– Những vụ tai nạn lao động nhỏ có thể xảy ra, do đó vấn đề xử trí các vụ tai nạn lao động là quan trọng.
– Khi có tai nạn lao động, nếu là tai nạn điện, sẽ được cắt điện kịp thời, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Sau đó, tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân nếu họ bị ngất. Với các tai nạn dạng chảy máu, gãy xương; ta bình tĩnh xử lý, băng bó cầm máu rồi đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.
– Công nhân khi bị chấn thương sọ não, được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện nhanh nhất tới bệnh viện gần nhất.
– Nếu bị thương cột sống thì khi di chuyển phải hết sức nhẹ nhàng tránh cho người bị tai nạn các chấn thương thêm.
– Kịp thời lập biên bản hiện trường. Nội dung biên bản cần trung thực.
– Kịp thời báo về công ty để có biện pháp giúp đơn vị khắc phục hiệu quả.
– Họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, hoặc xử lý kỷ luật nhằm ngăn chặn và không để tai nạn tiếp diễn.

Chương VI : BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Vai trò của Ban chỉ huy công trường
– Ban chỉ huy công trường được giao toàn quyền quản lý, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công tác vệ sinh môi trường và thực hiện các thủ tục pháp lý với các cơ quan chính quyền sở tại, với Ban Quản lý Bên A và với người lao động.
– Ban chỉ huy công trường sẽ lập ra các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường nơi thi công và khu vực lân cận, như biện pháp che chắn, chống bụi, khói, chống ồn, bố trí giờ giấc thi công hợp lý cho từng công tác, nhất là các công tác dễ gây ồn, gây ô nhiễm, sử dụng máy móc thiết bị phù hợp, tuân theo các qui định của Nhà nước về chỉ số tiếng ồn, khói …
– Các biện pháp bảo đảm vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường sẽ được kết hợp chặt chẽ, phù hợp với biện pháp thi công.
– Ban chỉ huy công trường sẽ tổ chức một nhóm lao động phục vụ cho  công tác vệ sinh môi trường. Bộ phận này sẽ trực tiếp thực hiện các công việc  như quét dọn vệ sinh công trường và khu vực lân cận, tưới nước chống bụi, thu gom rác thải trong thi công  …
– Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành các qui định về vệ sinh, bảo vệ môi trường cho lực lượng cán bộ, nhân viên, công nhân tham gia thi công tại công trường thông qua các hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày, các cuộc họp giao ban giữa Ban chỉ huy với các đội trưởng đội thi công
Các biện pháp cụ thể bảo đảm vệ sinh, chống ô nhiễm môi trường
  + Hệ thống WC tại công trường
– Bố trí khu vệ sinh tạm tại công trường cho CB-CNV và công nhân. Khu vệ sinh này được nhóm lao động phục vụ của công trường quét dọn thường xuyên, có nước và các dụng cụ vệ sinh đầy đủ.
+  Hệ thống nước thải, nước thi công và nước phục vụ công tác PCCC
– Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ bằng nguồn cấp nước khu vực và 1 hồ nước 4m3, được bố trí hợp lý, thuận tiện.
– Hệ thống mương hở để thoát nước mưa, mương hở có độ dốc để thoát nước ra hệ thống thoát của khu vực. Mặt bằng thi công được tạo dốc thu nước vào mương hở tạo cho mặt bằng luôn luôn khô ráo không đọng nước.
– Việc thoát nước hố móng được thực hiện bằng máy bơm. Tùy theo lưu lượng nước ngầm số máy bơm được bố trí thích hợp. Tại công trình luôn có 2 máy bơm nước công suất 15m3/giờ, các máy bơm này được bơm ra mương hở qua đường ống.
+ Xử lý xà bần, rác thi công
– Chúng tôi sẽ bố trí hệ thống xử lý rác, xà bần thải ra trong thi công một cách hợp lý và nghiêm cấm xả rác trong công trường và khu vực lân cận cụ thể.
– Chúng tôi sẽ tổ chức một nhóm công nhân quét dọn thường xuyên thâu gom rác xả trong thi công như vỏ bao xi măng, mẩu gỗ cốp pha vụn … tập kết ở nơi qui định để từ đó vận chuyển ra khỏi công trường, đồng thời qui định rằng các loại rác xả trong thi công này không được quăng bừa bãi, mà phải để ở vị trí qui định thuận tiện cho nhân viên vệ sinh thu gom.
+ Công tác phòng chống bụi
– Công trường xây dựng là nơi thường sản sinh ra nhiều bụi nên chúng tôi sẽ triệt để thực hiện việc phòng chống bụi bằng các biện pháp sau :
– Tưới nước các nguồn gây bụi như tại khu vực trộn bê tông , đường đi lại và các khu vực trước khi quét dọn.
+ Công tác chống ồn, chống khói
– Máy móc trong thi công xây dựng thường là những loại dễ gây ồn, gây khói. Biện pháp cụ thể áp dụng là các loại máy gây khói nhiều đều không được sử dụng tại công trường. Máy móc đưa vào thi công chủ yếu là động cơ điện. Động cơ nổ, ngoài  máy phát điện 125KVA là lớn ra, các máy móc khác đều nhỏ và còn mới. Với máy phát điện 125KVA tại công trường, đây là máy còn hoạt động tốt không gây khói, để chống ồn cho  máy chúng tôi đặt máy trong nhà xung quanh bao che bằng tôn 2 lớp giữa 2 lớp có lớp cách âm.
– Giờ làm việc trên công trường được chúng tôi qui định từ 7h – 22h cho mỗi ngày làm việc để không ảnh hưởng đến giờ nghỉ của khu vực lân cận.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo vệ môi trường khu vực thi công
– Ngoài nhiệm vụ tuân thủ các qui định của các cơ quan chức năng của địa phương về việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Ban chỉ huy công trình còn có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chính quyền sở tại trong công tác bảo vệ vệ sinh môi trường tại khu vực thi công và nơi ở.

Chương VII : BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Công tác phòng chống cháy nổ trên công trình là điều cần thiết và bắt buộc mọi người trên công trình phải có ý thức bảo vệ và phòng chống. Chúng tôi đề ra biện pháp phòng chống cháy nổ như sau :
– Hệ thống nước phục vụ thi công, phục vụ công tác PCCC được chúng tôi cung cấp đầy đủ được bố trí hợp lý, thuận tiện.
– Trong nội qui công trường có điểm cấm mang các vật liệu nổ vào trong công trường, ngoài ra có biển cấm lửa tại các nơi dễ cháy như thùng chứa nhiên liệu, kho vật tư điện nước, kho xăng dầu.
– Công trường sẽ lập một tổ chữa cháy không chuyên và huấn luyện công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra, lực lượng này được huy động tham gia chữa cháy, công nhân vận hành máy, thủ kho cũng được huấn luyện chữa cháy bằng bình xịt. Phổ biến cho công nhân khi phát hiện ra cháy báo ngay về Ban điều hành công trường và trên bàn điện thoại Ban điều hành có số điện thoại của lực lượng chữa cháy của địa phương.
– Chúng tôi sẽ chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ, sẽ bố trí 4 bình chữa cháy đặt tại kho vật tư điện nước 2 cái và tại phòng máy phát điện 2 cái. Ngoài ra cát, nước cũng được dùng cho công tác chữa cháy nếu có sự cố xảy ra.
– Đường ra vào và trong nội bộ công trường được bố trí thuận tiện cho xe chữa cháy thực hiện nhiệm vụ khi có sự cố.
– Kho bãi chứa vật liệu được chúng tôi sắp xếp hợp lý, thuận tiện, An toàn, đúng theo qui định về PCCC.
– Những vật liệu chất  dễ gây cháy nổ hoặc dễ lan truyền lửa như cốp pha gỗ, xăng dầu chạy máy thi công, vật tư điện nước … được chúng tôi bảo quản kỹ lưỡng, xếp riêng biệt bằng các kho riêng biệt.

Chương VIII : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

A – GIỚI THIỆU CHUNG
Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ khâu khảo sát, qui hoạch lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán, thi công xây lắp đến việc quản lý sử dụng. Trong các yếu tố trên, thì chất lượng công trình chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khâu thi công xây lắp, bởi lẽ đây là giai đoạn sản phẩm hình thành, khó thay đổi và chi phí chủ yếu đổ vào đây.
Một công trình xây dựng hoàn thành – đó là sản phẩm, là công sức của cả một tập thể cán bộ, nhân viên, công nhân lao động. Sản phẩm đó thể hiện rõ chất lượng, trình độ quản lý của Ban Điều hành thi công, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, kỹ thuật chuyên môn và tay nghề của người thợ. Việc thi công một công trình mà càng thực hiện một cách khoa học nhất, tính toán kỹ lưỡng nhất, kiểm tra, giám sát cẩn thận nhất và tuân thủ  các qui phạm kỹ thuật triệt để nhất thì chất lượng công trình càng được bảo đảm.
B – CÁC CĂN CỨ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Các căn cứ sau đây sẽ là một trong những cơ sở nền tảng cho công tác quản lý chất lượng:
• Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt
• Các điều kiện, tiêu chuẩn  kỹ thuật của ngành xây dựng, của Nhà nước, của nước ngoài được dùng để tham khảo, tra cứu. Điều kiện kỹ thuật của công trình do Bên A phát hành và yêu cầu.
• Các điều kiện qui định trong hồ sơ đấu thầu, trong hợp đồng thi công
• Quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2000.
• Việc đúc kết kinh nghiệm quản lý các công trình xây dựng mà chúng tôi đã thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty.
C – CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỤ THỂ
1/- Bộ máy tổ chức công trường
Bộ máy tổ chức công trường được chúng tôi thành lập theo như sơ đồ kèm theo. Bộ máy này thể hiện rõ sự thống nhất quản lý công trường của công ty chúng tôi xuyên suốt từ cấp lãnh đạo cao nhất là Ban Giám đốc, Ban Chỉ huy công trường đến đội ngũ những người thợ, người lao động  trực tiếp thực hiện các công tác thi công dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của một đội ngũ các trưởng bộ phận thi công, các cán bộ kỹ thuật, các đội trưởng đội sản xuất. Tham gia gián tiếp vào công trường còn có các bộ phận khác cùng hỗ trợ, phối hợp với Ban Chỉ huy công trường về mặt tài chánh, vật tư, nhân sự, kỹ thuật …. là các phòng ban Công ty.
Việc phân công giao nhiệm vụ và phối hợp thực hiện của bộ máy điều hành, thi công công trường được nêu cụ thể tại phần  phụ lục Sơ đồ tổ chức hiện trường do chúng tôi lập và nộp trình.
2/- Nhân sự bố trí cho công trường
Lực lượng thi công của Công ty chúng tôi được bố trí làm việc tại công trường là đơn vị có kinh nghiệm thi công dày dặn, đã thực hiện rất nhiều công trình đạt chất lượng cao trên toàn quốc
3/- Chất lượng vật liệu
+ Khi giao vật liệu đến công trường
          Các vật liệu sử dụng cho công trình khi giao về công trường phải thực hiện như sau :
1- Trình mẫu và được Bên A chấp thuận. Mẫu vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu trong Điều kiện kỹ thuật, các qui phạm xây dựng. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử  nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến công trường.
2- Cung cấp vật liệu theo đúng mẫu được đã Bên A duyệt. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử  nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến công trường.
3- Bên giao, nhận vật tư giữa các bộ phận trong Công ty phải thực hiện các thủ tục giao nhận, các biên bản lưu giữ trong đó thể hiện rõ số lượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận …
Khi mua vật liệu và giao đến công trường chúng tôi sẽ tuân thủ các quy trình của ISO-9001 phiên bản năm 2000. Quy trình 7.4 mua sản phẩm và thực hiện theo trình tự các biểu mẫu của quy trình.
Và các hướng dẫn mua hàng :
ĐỐI VỚI CÁC VẬT TƯ MUA TRONG NƯỚC
– Dựa vào yêu cầu và tiến độ cấp vật tư  BM 04/CT8-QT7.4
– Nhân viên cung ứng lập đơn đặt hàng BM06/CT8-QT7.4
– Nhân viên cung ứng quan tâm đến chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán.
– Nhân viên cung ứng kiểm tra hàng mua vào bằng các cách sau:
1/ Bằng ngoại quan:
-Bao bì phải còn nguyên, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất     xứ rõ ràng.
– Quy cách đúng với yêu cầu kỹ thuật.
– Số lượng chủng loại
2/ Bằng cơ lý:
– Lấy mẫu đi thử nghiệm tại các trung tâm đo lường (khi có yêu cầu).
-Nhân viên cung ứng lập bản giao nhận hàng biểu mẫu (BM07/CT8-QT7.4)
ĐỐI VỚI VẬT TƯ CẦN NHẬP KHẨU
– Dựa vào yêu cầu cấp vật tư và các danh mục vật tư cần trong năm, biểu mẫu (BM        04/CT8-QT7.4, BM01/CT8-QT 7.4) lên kế hoạch xin giấy phép nhập khẩu.
– Giám Đốc công ty thương thảo, ký hợp đồng và mở L/C.
– Nhân viên cung ứng:
+ Nhận giấy báo hàng đến.
+ Làm thủ tục nhận hàng tại các cảng.
+ Kiểm tra về số lượng, chủng loại, quy cách, chứng thư về chất lượng hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập kho.
HỒ SƠ LƯU
Nhân viên cung ứng:
– Lưu biểu mẫu từ BM01/CT8-QT7.4 đến BM07/CT8-QT7.4
Kế toán vật tư:
– Lưu từ BM04/CT8-QT7.4 đến BM07/CT8-QT7.4 Mẫu số 01-VT, mẫu số 02-VT(CT8-QT7.5.5)
Thủ kho
– Lưu mẫu số 01-VT và mẫu số 06-VT(CT8-QT7.5.5)
TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP VẬT TƯ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
Chất lượng sản phẩm: Đánh giá theo ba thang điểm:
• Đạt yêu cầu tất cả các chỉ tiêu chất lượng (Đạt yêu cầu)          10 điểm
• Chưa đạt yêu cầu nhưng chấp nhận được (Chỉ đạt đối với những 6 điểm
chỉ tiêu chính của vật tư, các chỉ tiêu phụ chưa đạt).
• Không đạt 0 điểm
Thời gian giao hàng: Đánh giá theo 3 thang điểm
• Sớm hơn thời gian quy định 3 điểm
• Đúng thời gian quy định 2 điểm
• Không đúng thời gian quy định 0 điểm
Phương thức thanh toán: Đánh giá theo ba thang điểm
• Thanh toán sau khi giao hàng (ít nhất là 30 ngày) 5 điểm
• Thanh toán ngay khi giao hàng 3 điểm
• Thanh toán trước khi giao hàng (30%) 2 điểm
      Hậu mãi (nếu có) 1 điểm
Bảo đảm chất lượng : Đánh giá một hai yêu cầu sau:           1 điểm
• Chứng minh hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng
• Có chứng thư về lô vật tư cung cấp cho Công ty.
Thành tích: (đã cung cấp hàng cho công ty nhiều lần)
• Đánh giá lần đầu, lần hai không tính
• Đánh giá lần ba trở  đi (có thành tích ) 1 điểm
Uy tín : (xét xem có vi phạm hợp đồng nào không)
• Đánh giá lần đầu không xét.
• Đánh giá lần thứ hai trở đi nếu có vi phạm –2 điểm
CÁCH CHẤM ĐIỂM
– Về chỉ tiêu chất lượng, có thể dựa trên:
+ Quá trình cung cấp
+ Mẫu vật tư
+ Các thông số kỹ thuật của vật tư
Trong trường hợp nhà cung cấp lần đầu tiên khi cung cấp vật tư cho Công ty thì chất lượng vật tư dựa trên mẫu vật tư cung cấp hoặc thông số kỹ thuật về vật tư cung cấp đó.
– Các chỉ tiêu 1, 3, 5 áp dụng khi đánh giá lần đầu đối với nhà cung cấp mới.
– Đánh giá lần 2, 3 sẽ tính đến các chỉ tiêu 2, 4, 6, 7 tùy thuộc lần đánh giá.
ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP ĐẠT TIÊU CHUẨN
Nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn kể cả mới cũ khi:
Tổng số điểm  10 điểm trong đó chỉ tiêu chất lượng phải đạt > 6 điểm.
+ Bảo quản vật liệu tại công trường
– Vật liệu phải bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng yêu cầu về kho, bãi, về cách đóng, mở gói, chuyên chở …
+ Khi sử dụng vật liệu cho các công tác  thi công.
Vật liệu khi sử dụng cho các công tác thi công phải bảo đảm thực hiện như sau :
– Kiểm tra trước khi sử dụng xem chất lượng vật liệu đó có còn đáp ứng đúng yêu cầu không ( Ví dụ : xi măng không vón cục, gạch không mục , sắt không quá rỉ sét, kích cỡ gạch ốp lát không được sai lệch quá độ cho phép  … )
– Vệ sinh vật liệu trước khi sử dụng ( Ví dụ như sàng cát lại trước khi tô. )
4/- Chất lượng thi công
Chất lượng thi công của công trình sẽ được chúng tôi thực hiện theo quy trình 7.5.1 Quy Trình Kiểm Soát Sản Xuất Và Cung Cấp Dịch Vụ
KIỂM SOÁT SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
MỤC  ĐÍCH :
Tổng Công ty Xây dựng số 1 xây dựng và duy trì việc áp dụng quy trình này nhằm quy định các tiến trình triển khai và thực hiện các công trình thuộc Tổng Công ty, phù hợp với các hướng dẫn thi công sản xuất, đảm bảo kiểm soát mọi hoạt động thi công trên công trường, đảm bảo kế hoạch chất lượng, tiến độ công trình, an toàn lao động, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, tạo lập và phát triển lòng tin của khách hàng về các công trình, sản phẩm do Tổng Công ty đảm trách.
PHẠM VI ÁP DỤNG :
Quy trình này áp dụng cho tất cả các công trình thuộc các đơn vị trong hệ thống quản lý chất lượng của Tổng Công ty Xây dựng số 1 quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Sổ tay chất lượng CT8/STCL- Phần 7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.
-Sổ tay chất lượng CT8/STCL-Phần 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm.
-Quy trình chất lượng CT8/ QT 7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng.
-Quy trình chất lượng CT8/ QT8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
-Các hướng dẫn sản xuất của Cty và các XN.
-Các hướng dẫn ATLĐ, hướng dẫn sử dụng MMTB.
NỘI DUNG QUY TRÌNH :
– Chuẩn bị hồ sơ thi công.
– Chuẩn bị và bàn giao mặt bằng thi công.
– Triển khai thi công.
– Quản lý và vận hành xe máy -thiết bị và CCDC thi công.
– Cơ sở hạ tầng.
– Môi trường làm việc.
– Quy trình quản lý hoạt động sản xuất.
– Lập hợp đồng, quyết toán và thanh lý hợp đồng.
Mỗi cấu kiện, mỗi thành phần công tác phải được giám sát A, đại diện Ban Quản lý  nghiệm thu như nghiệm thu công tác nền, công tác cốp pha, công tác cốt thép … Khi nghiệm thu chúng tôi sẽ trình đầy đủ bản vẽ hoàn công, các chứng chỉ vật liệu liên quan và lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc theo đúng theo như quy trình chúng tôi đã trình bày.
Để quản lý chặt chẽ chất lượng từng bộ phận kết cấu công trình, Nhà thầu chúng tôi đã và sẽ thực hiện biện pháp sau :
– Áp dụng nghiêm ngặt theo đúng quy trình quản lý chất lượng ISO-9001 phiên bản năm 2000
– Các bộ phận kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện kỹ thuật qui định cho công trình, các qui trình, qui phạm đề ra và các yêu cầu của thiết kế. Tổ chức thi công trên công trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất.
– Các bước nghiệm thu sẽ do đội ngũ kỹ sư giám sát thi công kiểm tra nghiệm thu trước khi mời Bên A nghiệm thu.
– Các giai đoạn thi công chuyển  công đoạn như xong phần xong phần móng, phần thân, xong phần xây tô … sẽ được hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở nghiệm thu. Thành phần ban nghiệm thu cơ sở sẽ có cả đại diện cơ quan thẩm quyền các  cấp về chất lượng xây dựng, đại diện Thiết kế , đại diện giám sát … Các hồ sơ, biểu mẫu, hoàn công sẽ được lập theo qui định của Nhà nước về nghiệm thu chất lượng công trình
– Bộ phận quản lý chất lượng có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ của chúng tôi đã được thành lập và hoạt động rất có hiệu quả trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng. Bộ phận này của chúng tôi được bố trí và làm việc ngay tại hiện trường từ khi công trình bắt đầu thi công. Nhiệm vụ của bộ phận này đã được chúng tôi giao cho quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng qui trình thí nghiệm, kiểm tra. Mọi công tác đều được bộ phận này nghiệm thu, kiểm tra trước khi mời giám sát kỹ thuật A nghiệm thu. Bộ phận này có quyền từ chối mọi vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại. Ngoài trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình của bộ phận kỹ sư thi công còn có bộ phận quản lý chất lượng trên giám sát độc lập được sự chỉ đạo của Tổng Công ty.
– Bộ phận quản lý chất lượng sẽ lập sổ nhật ký công trường để cập nhật hàng ngày các yếu tố về điều kiện thi công như thời tiết, tiến trình thi công hay những thay đổi, bổ sung thiết kế, những vi phạm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
– Bộ phận quản lý chất lượng cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo lấy mẫu thí nghiệm về vật liệu thi công. Các mẫu này được lưu giữ, trình khi nghiệm thu, như lý lịch xuất xưởng của các loại vật liệu giao đến công trình.
– Công trường sẽ thực hiện các biểu  mẫu thể hiện tiến trình thi công, nghiệm thu công tác phần khuất sẽ được áp dụng theo mẫu của Nhà nước qui định.
– Công tác bê tông được chúng tôi chú ý đặc biệt vì chất lượng bê tông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi bền của cấu trúc công trình. Để thí nghiệm kiểm tra chất lượng bê tông thường xuyên, chúng tôi đặt tại công trình một bộ dụng cụ kiểm tra độ sụt của bê tông. Bê tông chỉ được đổ khi độ sụt đúng theo yêu cầu. Chúng tôi sẽ tổ chức lấy mẫu theo chỉ định của Bên A để nén thử cường độ.
5 / Máy móc thi công
Tất cả các máy móc phục vụ cho thi công trên công trường đều phải có phiếu kiểm định của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động và phải được bảo hiểm của các cơ quan chức năng.
Máy móc sử dụng được tận dụng tối đa công năng để phục vụ thi công nhằm tăng cường thêm tính nhanh chóng, chính xác .
Các công tác có tính chất riêng riêng biệt sẽ được dùng những loại máy móc phù hợp. Cụ thể như sau :
– Các  loại máy trắc đạc có độ chính xác cao sẽ được sử dụng để kiểm tra, định vị tim, cốt …
– Các loại máy phục vụ công tác đất: xe tải vận chuyển … sẽ được bố trí đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
– Các máy phục vụ cho công tác lắp đặt : xe cẩu, …
– Các loại máy phục vụ công tác trộn bê tông, đầm bê tông … được bố trí đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng
– Các loại máy văn phòng như máy vi tính, điện thoại … cũng được trang bị bảo đảm việc thông tin, soạn thảo được tiến hành nhanh, gọn.
Chúng tôi sẽ kiểm soát các hoạt động trên công trường và đảm bảo rằng tất cả các hoạt động trên công trường đều phải tuân thủ theo Quy trình Quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản năm 2000.
Vấn đề chất lượng công trình luôn luôn được Tổng Công ty chúng tôi quan tâm hàng đầu và có những chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó. Các biện pháp quản lý chất lượng mà chúng tôi đã lập ở trên sẽ được đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân  thi công trực tiếp ở công trường thực hiện triệt để và bổ xung những điểm cần thiết sao cho công trình này và những công trình tiếp theo của chúng tôi luôn luôn được đánh giá là những công trình chất lượng cao.

Chương IX : PHÂN TÍCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG

I –   THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TRƯỜNG
Tổng thời gian thi công công trình kể từ ngày nhận mốc và được lệnh khởi công công trình  là 324 ngày, kể cả ngày lễ và Chủ nhật.
II –    SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC BỘ PHẬN, TỔ THI CÔNG
Để đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình chúng tôi chỉ đạo giữa các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Hàng ngày, hàng tuần  chúng tôi sẽ tổ chức giao ban công trường để phân công, điều hành công việc và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, đơn vị liên quan. Trên tinh thần hợp tác, được sự quan tâm của Chủ đầu tư và Tư vấn, với lực lượng nhân sự giỏi tay nghề, giỏi điều hành thi công, máy móc thiết bị đầy đủ, tiện lợi, hiện đại, chúng tôi tin rằng sẽ có đủ khả năng để thi công công trình đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình thi công, chúng tôi sẽ kết hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau để cùng hoàn thành tốt công trình. Việc phối hợp công việc trong quá trình thi công giữa các  đơn vị chúng tôi sẽ được triển khai, bàn bạc, lên kế hoạch cụ thể trong các buổi giao ban hàng ngày và tại hiện trường. Trên đây là các biện pháp thi công chúng tôi sẽ áp dụng tại công trình Xây dựng ……………. tại Tp. Hồ Chí Minh.

Mẫu bảng tên công trình

Biển hiệu là thứ không thể thiếu đối với các tổ chức kinh doanh, biển hiệu thể hiện tên, địa chỉ, nội dung…của các đơn vị tổ chức này. Vậy quy định về biển hiệu được pháp luật quy định như thế nào?

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

Cùng hồ sơ xây dựng xin gửi các bạn mẫu bảng tên công trình sau đây :

 

Thuyết minh biện pháp thi công vỉa hè trong công trình giao thông

Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến


Mật khẩu : Cuối bài viết

Trong bài viết các bước lập hồ sơ dự thầu thì thuyết minh biện pháp thi công là bước không thể thiếu trong quá trình lập hồ sơ :

>>>Xem thêm : Mẫu thiết kế kết cấu vỉa hè thường sử dụng công trình

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP

 KỸ THUẬT THI CÔNG

I. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

1. Công Tác Chuẩn Bị Công Trường Và Định Vị Tuyến Công Trình

    • Kết hợp với đơn vị chủ đầu tư liên hệ các đơn vị giao thông và chính quyền địa phương quản lý trên các đoạn có tuyến xây dựng cống bể mới xin giáy phép và giải tỏa mặt bằng thi công.
    • Thành lập ban chi huy công trường có lãnh đạo Công Ty cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ viễn thông mạng thông tin, kinh tế tài chính vật tư ….sao cho việc tổ chức thi công công trình được tốt nhất. Các trách nhiệm của từng thành viên sẽ được quy đinh cụ thể bằng quyết định của Giám đốc Công Ty.

 

  • Cùng với bên A nhanh chóng hoàn tất thủ tục giấy phép xây dựng và nhận tuyến tiến hành làm công tác đền bù giải tỏa mặt bằng.

Kiểm tra các loại vật tư  theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm tốt mới đưa vào sử dụngcho cônh trình

  • Chuẩn bị kho bãi tập kết vật tư mời chủ đầu tư, tư vấn thiết kế đến kiểm tra trước khi thi công.
  • Tập kết , tổ chức bộ máy thi công biên chế các tổ đội lao động quán triệt yêu cầu về nội dung công việc và nội quy an toàn lao động.

Tập kết công cụ trang thiết bị thi công và các phương tiện đảm bảo an toàn giao thông, biển báo rào chắn …

– Thực hiện đào đảm bảo đúng kích thước, cao độ theo đồ án thiết kế. Lớp đất xấu không phù hợp sẽ được đào bỏ thay bằng lớp đất tốt.

-. Nhà thầu sẽ vận chuyển đất thải hoặc đất sử dụng lại đến đổ ở các khu vực quy định.

– Nền móng phải đảm bảo đúng cao trình thiết kế, bằng phẳng và luôn luôn được giữ khô ráo trước khi bắt đầu thi công phần xây đúc.

– Đất dùng để đắp nền đường được lấy từ mỏ đất đã được sự chấp thuận của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát.

– Khối lượng đất đắp theo đúng thiết kế đảm bảo cao trình thiết kế

– Trước khi tiến hành gia cố đất phải căn cứ vào kết cấu mặt đường và các tiêu chuẩn vật liệu cũng như khả năng trang thiết bị và các điều kiện liên quan khác để thiết kế tổ chức thi công cho phù hợp nhằm đảm bảo thời gian quy định chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

2. Thi công bó vỉa.

Thực hiện khuôn đào đúng vi trí, cao độ độ dốc và thiết kế

Ban gạt, lu lèn nền hạ đạt độ chặt thiết kế.

Trước khi thi công đơn vị thi công trình cấp phối cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát kiểm duyệt. Cấp phối do đơn vị có chức năng ( phòng lab) lập.

Bê tông được trộn bắng máy trộn, tỷ lệ cốt liệu theo đúng Mac bê tông thiết kế, được trộn khô đều trước khi cho nước vào. Bê tông sau khi trộn xong phải đảo bảo độ sụt và độ dẻo theo yêu cầu và đổ càng sớm càng tốt.

Bê tông phải được đầm kỹ bằng đầm dùi và đầm bàn.

Bê tông sau khi đổ được bảo dưỡng bằng vải bao bố ẩm nước nhằm tránh tác động của nắng tránh răn nứt bề mặt bêtông.

Sau khi đổ phải được rào chắn nhằm tránh người và phương tiện qua lại làm hư bề mặt bê tông.

* Giai đoạn lu sơ bộ

Dùng lu tĩnh từ 8 ¸ 10T lu sơ bộ trên bề mặt từ 3 ¸ 4 lượt/điểm với tốc độ 2 ¸ 2,5 Km/h. Mục đích của giai đoạn này là làm ép co lớp cát, làm cho kết cấu di chuyển đến vị trí ổn định.

* Giai đoạn lu lèn chặt

Dùng lu rung từ 16 ¸ 24T (chế độ rung cấp 1) lu chặt trên bề mặt từ 6 ¸ 8 lượt/điểm với tốc độ lu 4 ¸ 6 Km/h.

Dùng lu rung từ 16 ¸ 24T (chế độ rung cấp 2) lu chặt trên bề mặt từ 6 ¸ 8 lượt/điểm với tốc độ lu 4 ¸ 6 Km/h.

* Giai đoạn lu hoàn thiện

– Dùng lu tĩnh từ 8 ¸ 10T lu sơ bộ trên bề mặt từ 3 ¸ 4 lượt/điểm với tốc độ 4 ¸ 6 km/h

– Để đảm bảo lu lèn được đồng đều thì vệt sau đè lên vệt trước 25 ¸ 30cm

– Trong quá trình lu lèn nếu thấy vật liệu khô thì cần phải tưới nước thấm đều 1 ¸ 2 giờ mới tiếp tục lu tiếp.

– Trong những đoạn có bố trí siêu cao nên tiến hành lu từ bụng đường cong đến lưng đường cong, còn ở những đoạn đường thẳng thì lu từ mép vào giữa.

[sociallocker] [/sociallocker]

– Công tác thi công lớp K98 phải luôn đảm bảo độ bằng phẳng, thoát nước tốt.

Ta luy phải đảm bảo độ dốc, độ bằng phẳng và độ chặt yêu cầu.

– Công tác kiểm tra và nghiệm thu:

+ Kiểm tra độ chặt :Kiểm tra độ chặt nền đường bằng phương pháp AASHTOT91, độ chặt lớp đắp phải đạt K ³ 98

+ Kiểm tra cao độ dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ lớp đắp dựa vào mốc khống chế đường truyền.

+ Kiểm tra kích thước hình học của lớp đắp: dùng thước thép để kiểm tra.

+ Kiểm tra hướng tuyến: dùng máy toàn đạc điện tử để kiểm tra.

  • Các chỉ tiêu trên đạt yêu cầu thì làm biên bản nghiệm thu lớp đắp đó, cứ thế thi công, kiểm tra và nghiệm thu đến lớp đỉnh K98. Sai số cho phép cao độ của lớp đỉnh K98 là ±10mm.
  • Trước khi thi công đại trà lớp đắp K98 đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công thí điểm một đoạn khoảng100m làm cơ sở thực tế để hoàn thiện công nghệ thi công lớp đắp K98. Sau khi hoàn thiện công nghệ thi công lớp đắp K98 đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công đại trà.

4. Thi công trải cán lớp CPĐD nền vỉa hè

– Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, các thiết bị thi công

– Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp CPĐD sao cho, đồng đều, đảm bảo độ dốc ngan

– Tổ chức thi công một đoạn rải thử  50m ¸ 100 m

  • Sau khi ban gạt, lu lèn nền hạ đạt độ chặt thiết kế, tiến hành thí nghiệm kiểm tra hệ số nén chặt K = 0.9 do đơn vị có chức năng thí nghiệm.
  • Thi công từng lớp đá cấp phối 0x4, lu lèn và thường xuyên giữ độ ẩm của vật liệu để tạo sự kết dính đồng nhất.
  • Tiến hành thí nghiệm kiểm tra hệ số nén chặt K = 0.95 do đơn vị có chức năng thí nghiệm.

– Lấy mẫu CPĐD để thí nghiệm xác định g cmã và W0 (theo tiêu chuẩn đầm nén cải tiến AASHTO T180 )

– Bảo dưỡng và làm lớp nhựa tưới thấm

5. Công tác lát gạch Terrazo

– Gạch Terrazo: TCVN 6074: 1995.Kích thước gạcg theo thiết kế:

+ Chiều dày lớp mặt viên gạch không nhỏ hơn 8mm, chênh leach chiều dày trên cùng một viên gạch không lớn hơn 1mm, Sai lệch độ vuông góc không lớn hơn 1mm,Cong vênh mặt mài nhẵn không lớn hơn 0.5mm.

+ Sức vỡ cạnh trên toàn bộ chu vi lớp vỡ mặt sâu không quá 1mm, dài không quá 10mm, tính bằng số vết không lớn hơn 1. Không có sứt góc lớp mặt

+ Độ mài mòn lớp mặt không lớn hơn 0.45g/cm2, độ chịu lực xung kích không nhỏ hơn 20 lần.

+ Độ cứng lớp mặt đạt yêu cầu ( dộ cứng lớp mặt được xác định bằng cách dùng chìa vạch bằng đồng có lưỡi vạch rọng 5mm, dày 0.5mm, cạnh không sắt, dùng chìa vạch lean bề mặt sản phẩm ở các vị trí khác nhau, sau khi vạch không để lại vết hằn trên bề mặt sản phẩm thì được xem là đạt yêu cầu.)

  • Gạch loại 1 do các nhà máy sản xuất trong nước và phải được chào mẫu cho chủ đầu tư lựa chọn trước khi cung ứng đến công trường. Yêu cầu đạt các chỉ tiêu tối thiểu theo quy định về độ chính xác của kích thước, độ dày men, độ bóng, không rạn nứt, không vết khuyết, chất lượng đồng nhất.
  • Gạch ốp lát trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng phù hợp với chủng loại vật liệu đã mời và dự thầu.
  • Thi công lớp vữa đệm M75 dày 1,5cm làm chất kết dính giữa nền và gạch.
  • Đặt các viên gạch khít với nhau và dùng búa gõ đến khi nước ximăng trào lên phía trên phủ kín các đường kẻ lát
  • Lau chùi bề mặt gạch sau khi lát, tránh để vữa ximăng bám trên bề mặt gạch quá lâu gây ố gạch về sau.
  • Không cho đi lại trên khu vực mới lát cho đến khi lớp nền đã đạt đủ độ cứng.
  • Vỉa hè phải có độ dốc như thiết kế quy định, không tạo vũng đọng nước và được kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m.

6. Công tác BT đá 1×2 các loại

  • Được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 1771-1987.
  • Cốt liệu lớn dùng cho bê tông là đá dăm cỡ đá 1×2, 4×6 tiêu chuẩn có màu xanh nhạt khi khô .
  • Đá dăm đưa vào trộn bê tông đảo bảo các yêu cầu về thành phần hạt, hàm lượng hạt sét, bùn bụi trong đá dăm bằng cách rửa không quá trị số 1 đến 3 (tuỳ theo loại đá phún xuất, trầm tích hay sỏi và sỏi dăm); trong đó cục sét không quá 0.25%,. Không cho phép có màng sét bao phủ các hạt đá dăm và những tạp chất bẩn khác như gỗ mục, lá cây, rác rưởi… lẫn vào.
  • Bê tông được trộn bắng máy trộn, tỷ lệ cốt liệu theo đúng Mac bê tông thiết kế, được trộn khô đều trước khi cho nước vào. Bê tông sau khi trộn xong phải đảo bảo độ sụt và độ dẻo theo yêu cầu và đổ càng sớm càng tốt.
  • Bê tông phải được đầm kỹ bằng đầm dùi và đầm bàn.
  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông phải đúng quy phạm và bảo đảm mạch ngừng  không gây nguy hiểm cho chất lượng công trình. Trong cùng hạng mục thời gian thi công cách nhau quá 4 giờ thì phải làm vệ sinh và tạo nhám mép mạch ngừng.
  • Bê tông sau khi đổ được bảo dưỡng bằng vải bao bố ẩm nước nhằm tránh tác động của nắng tránh răn nứt bề mặt bêtông.
  • Sau khi đổ phải được rào chắn nhằm tránh người và phương tiện qua lại làm hư bề mặt bê tông.

7. Công tác thi công hố ga

– Căn cứ vào địa hình, dòng chảy tại vị trí thi công hố ga,cống nhà thầu sẽ có biện pháp nắn dòng chảy hoặc đặt cống tạm thoát nước. Tại những nơi không nắn dòng được hoặc mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm lớn thì nhà thầu sẽ đào hố tụ kết hợp máy bơm nước để thoát nước dòng chảy.

– Các hố ga,cống làm mới qua đường bố trí thi công từng nửa một để đảm bảo giao thông. Sau khi thi công xong nửa bên này và đắp đất thông xe mới tiến hành thi công nửa bên kia.

– Định vị các vị trí móng công trình theo đúng thiết kế, tiến hành đào móng (hoặc phá dỡ kết cấu cũ) bằng máy xúc kết hợp với thủ công, xúc đất, vật liệu đổ đi lên phương tiện vận chuyển đổ đúng vị trí . Khi đào móng cần đóng tường chắn bằng cọc cừ và gỗ ván để tránh sụt lở hố móng, đồng thời bố trí rào chắn để đảm bảo an toàn khi thi công.

– Sau khi đào đến cao độ thiết kế dùng thủ công san sửa đáy cống đúng cao độ,  trắc ngang, độ dốc của hố ga, cống và được đầm chặt đúng quy định hiện hành. Rải lớp đệm đá dăm, đầm lèn chặt đúng theo thiết kế được TVGS nghiệm thu trước khi lắp đặt hố ga ống cống…

– Sau khi thi công xong lớp dăm đệm 10cm và bê tông M15 đế cống thì tiến hành lắp đặt ống cống.

– Dùng máy đào cẩu cống và lắp đặt ống cống đảm bảo đúng vị trí, đúng hướng, đúng độ dốc và cao độ.

– Sau khi đã lắp đặt ống cống vào đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ tại các mối nối và được tưới ẩm trước khi dùng vữa xi măng mác M15 để nhét mối nối ống cống. Phía trong của các mối nối được bảo dưỡng bằng bao tải và giữ độ ẩm thường xuyên ít nhất 3 ngày

8.Công tác đào, đắp hố móng trồng cây :

  • Thực hiện khuôn đào đúng vị trí, độ sâu thiết kế.
  • Đào đất hố móng trồng cây tập kết gọn thành đóng để tận dụng đắp lại hố móng.
  • Lắp đặt các gốc cây có chống giữ bằng các thanh chống , tận dụng đất đào để đắp lại.
  • Lắp đặt bó vỉa gốc cây, trát bó vỉa gốc cây, lót gạch số 8 gốc cây.

II. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG,AN TÒAN GIAO THÔNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.

1) Biện pháp an toàn lao động

* Bảo đảm cho người và thiết bị

– Nhà thầu chúng tôi tổ chức mua bảo hiểm cho vật tư thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm tai nạn con người theo như quy định tại khoản 3 điều 55 quy chế quản lý đầu tư XD số 52/CP và thông tư số 137/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ tài chính hướng dẫn bảo hiểm công trình.

– Mọi thành viên tham gia thi công công trình được tập huấn về an toàn lao động và được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động trước khi tham gia thi công. Tổ chức một tủ thuốc quân y trên công trường. Tổ chức cấp cứu, ốm đau và tai nạn kịp thời.

– Mọi người khi tham gia dây chuyền sản xuất được bố trí đúng tay nghề và trình độ chuyên môn, phải được học các nội quy an toàn và mang đầy đủ bảo hộ lao động phù hợp với đặc điểm của từng công việc.

–  Công nhân thủ công, lái xe, lái máy được học an toàn lao động, cách thức phối hợp để thi công giữa xe máy và thủ công trước khi thi công.

–  Cán bộ phụ trách an toàn của Nhà thầu thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các hiện tượng mất an toàn xử lý ngay nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.

– Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, phòng chống sốt rét.

– Công nhân tham gia thi công là những người đủ tuổi lao động, đủ sức khoẻ và được kiểm tra sức  khoẻ định kỳ.

– Dây điện dùng trong thi công là loại dây có vỏ bọc cách điện tốt, người vận hành máy chạy bằng dây điện được trang bị ủng và găng tay cao su.

– Khi thi công ban đêm được bố trí đèn chiếu sáng đầy đủ.

– Nhà thầu sẽ thành lập một đội kiểm tra an toàn, thường xuyên kiểm tra an toàn lao động trên công trường. Hướng dẫn đội thi công theo các điều lệ về an toàn lao động, về khoảng cách đối với máy thi công.

– Sau mỗi ca thi công, máy móc thiết bị phải được tập kết về bãi theo quy định.

– Các thiết bị thi công ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn.

– Công tác phòng cháy nổ tại công trường cũng được quan tâm, phải bố trí bình cứu hoả cũng như thùng cát chữa cháy và phải có phương án chữa cháy khi có hoả hoạn xảy ra.

*Đảm bảo an toàn cho công trình

– Trong quá trình thi công, chúng tôi tiến hành các biện pháp hợp lý, tránh làm hư hỏng các công trình xung quanh như : Công trình kiến trúc văn hoá, hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới đường dây điện, thông tin liên lạc, đường xá, cầu cống, nhà cửa, tài sản của nhân dân… Trong trường hợp bất khả kháng Nhà thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư có biện pháp kịp thời để  khắc phục.

– Xe chở vật liệu, xe thi công được sử dụng theo đúng chức năng của từng loại, không chở quá tải gây hỏng hóc cho đường và các công trình xây lắp trên đó.

  • Đơn vị thi lập phương án thi công, phương án an toàn để đảm thông tin liên lạc ,an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.

– Trong suốt quá trinh thi công tuân thủ đúng quy trình an toàn lao động cho ngành và nhà nước đã ban hành.

2) Biện pháp an toàn giao thông

– Trong quá trình thi công Nhà thầu chúng tôi lập biện pháp thi công hợp lý để hạn chế ách tắc giao thông tối thiểu nhất.

– Làm đường tránh, đường công vụ để đảm bảo cho các phương tiện giao thông đi lại dễ dàng, không bị ách tắc giao thông, hoặc mất an toàn giao thông do lỗi của Nhà thầu gây nên. Nếu do điều kiện địa hình, thời tiết sinh ra lầy lội sẽ có máy ủi hỗ trợ các phương tiện giao thông qua lại.

–  Nhà thầu bố trí lực lượng nhân công khơi nước, vét bùn và tăng cường cho những nơi nền yếu . Khi hết thời gian lầy lội, các vật liệu này được dỡ bỏ dọn sạch và bổ sung vào đó là cấp phối, đá dăm, để đảm bảo giao thông và an toàn công trình.

– Luôn có lực lượng tham gia hướng dẫn giao thông. Có biển báo công trường, biển hạn chế tốc độ và hàng rào chắn đầy đủ cho mỗi vị trí thi công, các biển này ban đêm được bố trí đèn báo hoặc biển phản quang.

– Vật liệu tập kết về thi công đổ gọn về một phía, phần đường còn lại phải đủ rộng cho phương tiện giao thông qua lại được.

– Nhà thầu chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đảm bảo giao thông cho mọi phương tiện qua lại trên công trường 24/24h.

– Nhà thầu quy định bãi tập kết máy móc, vật liệu gọn gàng và đúng vị trí quy định. Tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu ngày nào gọn ngày ấy.

– Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục lực lượng lái xe trên công trường chấp hành luật lệ giao thông.

– Sau khi thi công xong từng đoạn, trước khi nghỉ đều phải làm vuốt nối để cho phương tiện đi lại được êm thuận.

3) Biện pháp an toàn môi trường

– Trong quá trình thi công cho đến khi kết thúc việc bảo hành công trình, Nhà thầu sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan, mỹ quan trong khu vực. Giữ gìn thảm thực vật xung quanh khu vực thi công, giải toả các chướng ngại, trở ngại không cần thiết, bố trí công trường gọn sạch, hoàn thiện ngay những hạng mục đã kết thúc thi công.

– Nhà thầu sẽ sử dụng các phương tiện, thiết bị thi công đạt các tiêu chuẩn vế khí thải và tiếng ồn của Việt Nam..

– Trạm trộn phải có hệ thống lọc bụi và các thiết bị kiểm soát tránh ô nhiễm môi trường xung quanh.

– Khai thác cấp phối hoặc đất đắp phải giữ gìn cảnh quan môi trường. Không làm lở đất, thay đổi dòng chảy sông suối làm ảnh hưởng đến kênh mương, ruộng vườn của nhân dân.

– Tất cả các nguồn nước sạch sẽ được bảo quản tốt, không đổ rác thải thi công và các vật liệu thi công vào các khu vực nước sạch.

– Khu vực ăn ở trong quá trình thi công được bố trí công trình vệ sinh đầy đủ. Mọi thành viên tham gia thi công được quán triệt ý thức vệ sinh trong quá trình sinh hoạt, ăn ở, thi công…

– Giáo dục thường xuyên cho cán bộ công nhân viên toàn công trường về ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường của địa phương và vệ sinh khu sinh hoạt. mọi người có ý thức chấp hành tốt các nội quy, quy định của địa phương nhằm bảo đảm  an ninh trên địa bàn, làm tốt công tác dân vận, tận dụng tối đa nhân công địa phương vào những công việc thích hợp nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.

Khi hoàn thiện bàn giao công trình: Nhà thầu chúng tôi sẽ tổ thu dọn rác rưởi, vật liệu thừa, tháo dỡ các công trình tạm thời phục vụ thi công, thanh thải lòng sông suối…các chướng ngại do thi công rơi vãi trong toàn bộ phạm vi công trường đảm bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp.

  • các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường như sau :
  • Chấp hành tốt các quy định của nhà nước về luật bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường tai khu vực thi công
  • Trong tổ chức thi công chia phân đoạn thi công phù hợp để thi công dứt điểm không tràn lan,tránh gây lầy lội khi mưa và bụi khi nắng.
  • Khi thi công nền đường vào mùa nắng hàng ngày bố trí xe nước thường xuyên tưới nước trong khu vực để hạn chế bụi trên đoạn đường đang thi công tránh ô nhiễm môi trường
  • Trước khi kết thúc công trình nhà thầu sẽ thu dọn mặt bằng công trường gọn gàng,sạch sẽ,chuyển hết các vật liệu thừa, dỡ bỏ các công trình trạm.
  • Vật liệu máy móc thi công phải tập kêt gọn gàng,đất đá thừa phải đổ tại vị trí quy định
  • Khi thi công hết sức chú y tránh chặt phá cây xanh trừ  trường hợp bất khả kháng, còn lại cần tránh né,đảm bảo cảnh quan môi trường.
  • Không đi lai tự do
  • Kết hợp với chính quyền sở để làm tốt công tác giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự nơi có cán bộ công nhân đóng quân thi công.

4) Biện pháp phòng cháy chữa cháy, chống ồn.

Lãnh đạo đơn vị cử cán bộ chuyên trách về an toàn PCCC để xây dựng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật đảm bảo an toàn cháy nổ trong phạm vi công trình. Đồng thời phổ biến các quy định và kỹ thuật PCCC và các chỉ dẫn cần thiết khi làm viêcj với từng chất liệu, vật liệu cháy cho đội ngũ công nhân, các đơn vị tham gia trực tiếp thi công tại công trường

Đội ngũ công nhân phải được trang bị kiến thức về PCCC là một vấn đề quan trọng và thiết thực, mọi người điều phai ý thức được việc phòng cháy chữa cháy để tránh hậu quả nghiêm trọng xãy ra. Vì vậy tại công trường phải lập ra phương án cụ thể để khi có sự cố xãy ra có đủ điều kiện kịp thời dập tắt được đám cháy hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Kiểm tra định kỳ việc tổ chức phòng cháy chữa cháy tại công trình

Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thuế các khâu hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường nhà xưởng, trạm thiết bị, vật liệu…..từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy trở thành không cháy và khó cháy. Ngăn chặn nguồn nhiệt gây cháy,quản lý chặc chẽ nguồn lửa,nhiết sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,sinh hoạt. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy và hạn chế chất cháy tới mức cần thiết.

Ngăn chặn đường phát triển của lửa từ xây tường ngăn cản ,đê bao,lắp đặt thiết bị chống cháy lan.Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự đọng

Để ngăn chặn trình trạng cháy nổ có thể xãy ra tại công trường cần chú ý một số điểm sau:

  • Phải bố trí mặt bằng tổ chức thi công hợp lý nhằm cách ly các chất dỡ cháy nổ với môi trường nguy hiểm
  • Phải xây dựng đội ngũ phòng cháy chữa cháy ngay tại công trình cũng như kết hợp với đội phòng chống cháy nổ cơ sở
  • Phối hợp chặt chẽ với cảnh sát PCCC trung tâm và khu vực phòng chống xử lý lập tức khắc phục sự cố.
  • Phổ biến cho công nhân đang tham gia xây dựng tại công trình về ý thức vật liệu dễ cháy nổ, và hiểm họa của cháy nổ có thể xãy ra
  • Đồng thời có những hình phạt nặng đối với những người cố ý để xãy ra cháy nổ
  • Phương pháp làm lạnh: là dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệy làm giảm nhiêt độ của đám cháy nhr hơn nhiệt độ bắt cháy của đám cháy , đám cháy tắt.
  •  Quy trình giải quyết sự cố xãy ra :Báo đông cháy, Cắt điện nơi xãy ra cháy, Cứu người bi nạn tổ chức thoát nạn cho người và di chuyển tài sản ra khỏi vùng cháy. Tổ chức lực lượng,sử dụng phương tiện chữa cháy tại chổ để cứu cháy đám cháy,Gọi điện báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp gọi 114, Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy tài sản , giũ gìn trật tự chữa cháy thuận lợi, Phối hợp với lực lượng chữa cháy để chữa đám cháy, Bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt đám cháy

Biện pháp phòng chống cháy nổ với thiết bị áp lực: như bình ga, bình ôxi phải qua kiểm tra kiểm định và con thời gian sử dụng. Công nhân theo sát phải có chứng chỉ nghề nghiệp và tuân theo quy trình an toàn cháy nổ.

Biện pháp phòng chống cháy nổ với vật tư: các loại vật liệu dễ cháy được bố trí gần bãi chứa cát, có dự trữ ít nhất 2 bình cứu hỏa cho một kho, không dự trữ nhiên liệu tronh khu vực thi công đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho các khu vực xung quanh công trừơng.

Biện pháp phòng chống cháy nổ với thiết bị thi công: các thiết bị như máy phát điện, máy đầm nhất là phần điện

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

1) Chương trình huấn luyện nhân sự:

Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia thi công trên công trình là lực lượng lành nghề, đã trải qua thi công hoàn thiện nhiều công trình, có kinh nghiệm thi công đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành công trình Giám sát Công ty tổ chức nghiệm thu từng phần, từng bước công việc hoàn thành với sự tham gia của Giám sát A.

Bộ phận KCS có chuyên môn và trình độ nghiệp vụ của Công ty chúng tôi đã thành lập và hoạt động rất có hiệu quả trong việc quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm xây dựng. Bộ phận KCS này của chúng tôi được bố trí và làm việc ngay tại hiện trường từ khi công trình bắt đầu thi công. Nhiệm vụ của bộ phận này đã được Giám đốc Công ty giao cho quyền và trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi công công trình theo đúng quy trình thí nghiệm, kiểm tra. Mọi công tác đều được bộ phận này nghiệm thu, kiểm tra trước khi mời Giám sát A nghiệm thu. Bộ phận này có quyền từ chối mọi vật liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, chủng loại. Ngoài trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình của bộ phận kỹ sư thi công còn có bộ phận KCS trên Giám sát độc lập được sự chỉ đạo của ban Giám đốc Công ty.

Bộ phận KCS sẽ lập sổ nhật ký công trường để cập nhật hàng ngày các yếu tố về điều kiện thi công như thời tiết, tiến trình thi công hay những thay đổi, bổ xung so với thiết kế, những vi phạm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Bộ phận KCS cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo lấy mẫu thí nghiệm về vật liệu thi công. Các mẫu này được lưu giữ, trình khi nghiệm thu, như lý lịch xuất xưởng của các loại vật liệu giao đến công trình.

Công trường sẽ thể hiện các biểu mẫu thể hiện tiến trình thi công, nghiệm thu công tác phần khuất sẽ áp dụng theo mẫu cuả nhà nước quy định.

Có sổ nhật ký công trường ghi rõ tình hình thi công hàng ngày trên công trường, cán bộ A, B ghi rõ nhận xét hàng ngày vào sổ nhật ký này.

2) Kiểm tra vật tư,vật liệu,cấu kiện đúc sẵn

Nhà thầu tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật hiện hành về vật tư, vật liệu cho tất cả các phần việc được thể hiện trong hồ sơ thiết kế hạng mục công trình.

          * Đá

– Đá dùng để xây lát sẽ là nguồn đá sạch, cứng, bền chắc, chịu được nước và thời tiết.

– Trọng lượng riêng sẽ không nhỏ hơn 2.4T/m3.

– Kích thước viên đá lớn nhất sẽ là 2/3 độ dày của lớp đá xây hoặc lát hoàn thiện. Kích thước nhỏ nhất sẽ là 1/3 độ dày của lớp xây hoặc lát hoàn thiện.

– Viên đá có hình dạng khối, các viên đá hình tròn sẽ được chấp nhận.

– Các viên đá khi xây hoặc lát sẽ được lựa chọn về kích thước và hình dáng và phải tránh các lỗ rỗng.

          * Xi măng

– Xi măng dùng để xây là xi măng Portland phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682 – 1992. Trước khi tiến hành thi công xây lát nhà thầu sẽ đệ trình chứng chỉ vật liệu và kết quả thí nghiệm xi măng cho TVGS xem xét và chấp thuận.

– Chỉ dùng xi măng đóng bao, có ghi nhãn mác theo đúng loại đã được chấp thuận.

          * Cát

Cát được sử dụng cho vữa xây là cát tự nhiên, sạch không lẫn tạp chất có hại và thoả mãn theo yêu cầu của tiêu chuẩn 14TCN 80 – 2001.

          * Nước

Nước sử dụng phải là nước sạch, không lẫn dầu mỡ, bùn đất, mùn và các tạp chất có hại, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 4506 – 87.

          * Vữa xây

Vữa xây là vữa xi măng phù hợp với tiêu chuẩn 14TCN 80 – 2001.

          * Đá dăm đệm

Đá dăm đệm được nghiền từ đá tự nhiên cứng có cấp phối phù hợp với cấp phối trong bảng sau :

Trong quá trình thi công, ngoài những yêu cầu kỹ thuật đã được thể hiện trong hồ sơ thầu, Nhà thầu sẽ chấp hành nghiêm ngặt các yêu cầu do Chủ đầu tư và Thiết kế qui định. Thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn và qui phạm hiện hành của Nhà nước.

    * Gạch TerrazoKích thước gạch theo thiết kế:

+ Chiều dày lớp mặt viên gạch không nhỏ hơn 8mm, chênh leach chiều dày trên cùng một viên gạch không lớn hơn 1mm, Sai lệch độ vuông góc không lớn hơn 1mm,Cong vênh mặt mài nhẵn không lớn hơn 0.5mm.

+ Sức vỡ cạnh trên toàn bộ chu vi lớp vỡ mặt sâu không quá 1mm, dài không quá 10mm, tính bằng số vết không lớn hơn 1. Không có sứt góc lớp mặt

+ Độ mài mòn lớp mặt không lớn hơn 0.45g/cm2, độ chịu lực xung kích không nhỏ hơn 20 lần.

+ Độ cứng lớp mặt đạt yêu cầu ( độ cứng lớp mặt được xác định bằng cách dùng chìa vạch bằng đồng có lưỡi vạch rộng 5mm, dày 0.5mm, cạnh không sắt, dùng chìa vạch lean bề mặt sản phẩm ở các vị trí khác nhau, sau khi vạch không để lại vết hằn trên bề mặt sản phẩm thì được xem là đạt yêu cầu.)

+ Gạch loại 1 do các nhà máy sản xuất trong nước và phải được chào mẫu cho chủ đầu tư lựa chọn trước khi cung ứng đến công trường. Yêu cầu đạt các chỉ tiêu tối thiểu theo quy định về độ chính xác của kích thước, độ dày men, độ bóng, không rạn nứt, không vết khuyết, chất lượng đồng nhất.

+ Gạch ốp lát trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra chất lượng phù hợp với chủng loại vật liệu đã mời và dự thầu.

3) Thử nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng

– Kiểm tra tim cống bằng máy kinh vĩ. Kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình.

– Kiểm tra tỷ lệ pha trộn vữa xây và bê tông bằng các hộc đong, cân vật liệu cho một bao xi măng. Giới hạn thời gian thi công của vữa xây để sử dụng hết lượng vữa trộn ra trước khi bắt đầu đông kết.

– Xác định lượng nước pha trộn theo thực tế bằng lượng nước thiết kế trừ đi lượng nước đã có sẵn trong độ ẩm cốt liệu.

– Dùng súng bắn thử cường độ bê tông để kiểm tra ống cống.

– Có đầy đủ khuôn lấy mẫu vữa xây để kiểm tra chất lượng.

– Ngay sau khi kết thúc các khối xây thực hiện công tác bảo dưỡng theo đúng chế độ bảo dưỡng bê tông.

– Cử cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm thi công cống để chỉ đạo thi công. Thường xuyên kiểm tra trong quá trình thi công từ khâu đúc cống đến lắp đặt hoàn thiện

4) Hệ thông báo cáo, biểu mẫu phục vụ quản lý chất lượng

  • Hệ thống biển báo, tiêu lệnh, nội quy phải rõ ràng, đầy đủ và để nơi dễ nhìn thấy.
  • Khi xảy ra sự cố phải báo ngay cho các cơ quan liên quan và tổ chức xử lý ngay bằng lực lượng, điều kiện sẵn có tại công trường.

Thiết kế sàn composite theo lý thuyết tối ưu

  Sàn liên hợp ( sàn composite) là một dạng kết cấu hỗn hợp giữa bêtông và sàn thép, trong đó sàn thép có cấu tạo dạng tấm gấp nếp, nên đã giảm bớt chiều dày và trọng lượng sàn đến mức tối đa. Ưu điểm của loại sàn này là không cần sử dụng ván khuôn. Lớp bêtông đúc tại chỗ trên mặt sàn thép tương đối mỏng. Kết cấu sàn như vậy sẽ tương đối nhẹ và cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự làm việc của khung sườn và nền móng công trình. Ngoài ra, cấu kiện của sàn liên hợp dễ gia công, vận chuyển, lắp ráp đơn giản, tốc độ thi công nhanh; phòng hoả tốt, có khả năng chịu lửa đến 2 giờ không cần lớp bảo vệ đặc biệt và 4 giờ nếu có bọc thêm lớp phòng cháy.

        Để có ảnh hưởng tích cực đến sự làm việc của nền móng, cũng như giảm dao động của công trình, em đã lựa chọn giải pháp thiết kế tối ưu là khối lượng của sàn nhỏ nhất bằng phương pháp quy hoạch toán học.

 

        II. Một số phương pháp cơ bản trong lý thuyết quy hoạch toán học

        Trong vòng nửa thế kỷ nay, một ngành toán học mới – lý thuyết quy hoạch toán học  – đã hình thành và phát triển mạnh mẽ do những đòi hỏi cấp bách về kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu tối ưu: nhiều nhất, ít nhất, nhanh nhất, rẻ nhất, tốt nhất…

        Với lý thuyết quy hoạch, người kỹ sư được trang bị thêm một số công cụ toán học rất có hiệu lực để giải các bài toán tối ưu mà trước đây các phương pháp cổ điển chưa thể giải được. Sau đây giới thiệu một số phương pháp cơ bản về lý thuyết quy hoạch toán học.

  1. Phương pháp đồ thị.
  2. Phương pháp đơn hình.
  3. Phương pháp građiên

 

 

        III. Giới thiệu một số hình ảnh và cấu tạo về sàn liên hợp :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

  Các dạng sàn liên hợp:

 

 

 

 

 

                                          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                 

              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                              

                                                              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        

                           

Tấm tôn gấp nếp đã được liên kết vào dầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                      Kết cấu dầm trong sàn liên hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             

                                   Trải cốt thép tròn chịu mômen âm

            IV. Tính toán:

 

           Ta chọn loại bản thép được dập gấp nếp với các thông số cấu tạo như sau:

 

 

          

 

 

 

                      

            2.1. Số liệu tính toán như sau:

+ Tấm tôn dùng loại Lysaght BONDESK của hãng BlueScope Lysaght Việt Nam, có Rs = 2975 Kg/cm2.  E = 2,1.106 Kg/cm2.

+   Sử dụng bêtông mác 350, có Rc = 155.104  kg/m2. Eb = 310.103 kG/cm2

+  Cốt thép tròn bố trí để chịu mômen âm là thép AI, có Rr = 230.105 kG/ m2.

            Dự định bố trí thép a150, có diện tích Ar = 1,98 cm2

       +   b: Chiều rộng của bản:                                       b = 1m.

       +   n1: Số sóng thép dưới:                                       n1 = 4

       +   n2: Số sóng thép trên:                                        n2 = 5

       +   b1: Chiều rộng sóng thép bên dưới :                  b1 = 105 mm = 0,105 m

       +   b2: Chiều rộng sóng thép bên trên :                   b2 = 67 mm = 0,067 m

       +   da : Chiều cao sóng tấm thép :                           da = 46 mm = 0,046 m

       +    : Góc nghiêng bụng tấm thép so với phương ngang:    = 600.

       +     t : Chiều dày của tấm thép:                                t = 2 mm = 0,002 m

          

             2.2. Xác định tải trọng:

     a. Tĩnh tải:

  1. Gạch lát:

     

    • Chiều dày: 1 cm = 0,01m
    • Khối lượng riêng : = 2000 kG/m3
    • Hệ số vượt tải : n = 1,1
    • Tải trọng phân bố tính toán trên 1m2 là: 0,01*2000*1,1 = 22 kG/m2
  2. Vữa ximăng:

     

    • Chiều dày: 2 cm = 0,02 m
    • Khối lượng riêng : = 1800 kG/m3
    • Hệ số vượt tải : n = 1,3
    • Tải trọng phân bố tính toán trên 1m2 là: 0,02*1800*1,3 = 46,8 kG/m2
    • Chiều dày phần bêtông: h – da/2 = h – 0,023(m)
    • Khối lượng riêng : = 2500 kG/m3
    • Hệ số vượt tải : n = 1,1
    • Tải trọng phân bố tính toán trên 1m2 là:

    (h – 0,023)*2500*1,1 = (h – 0,023)*2750  kG/m2

  1. Tấm thép gấp nếp:

     

    • Chiều dày: t = 2 mm = 0,002 m
    • Khối lượng riêng : = 7850 kG/m3
    • Hệ số vượt tải : n = 1,1
    • Tải trọng tập trung trên 1m2 là:

      [n1.b1+ n2.b2 +(n1 + n2).da/sin]*1* 0,002*7850 =

      = [4.0,105 + 5.0,067 + (4 + 5).0,046/sin600]*1*0,002*7850 = 19,3588 kG.

               –   Tải trọng phân bố tính toán trên 1m2 là:  kG/m2.

  1. Trần treo (kể cả các đường ống kỹ thuật):

     

    • Tải trọng phân bố tiêu chuẩn trên 1m2 là: 5 kG/m2.
    • Hệ số vượt tải là : n = 1,3
    • Tải trọng phân bố tính toán trên 1m2 là: 5*1,3 = 6,5 kG/m2
  2. Tổng cộng tải trọng tĩnh tải:

  gb = 22 + 46,8 + (h – 0,023)*2750 + 21,295 + 6,5 = 33,35 + h*2750   (kG/m2).

 

     b. Hoạt tải:

Hoạt tải tiêu chuẩn trên sàn tầng văn phòng:

                                               ptc = 300  (kG/m2).

Hoạt tải tính toán:                pb = 1,2*300 = 360 (kG/m2).

 

           c. Tải trọng toàn phần:     qb = 33,35 + h*2750 + 360

                                                       = 393,35 + h*2750      (kG/m2).                 (1)

 

          2.3 . Xây dựng hàm mục tiêu và các điều kiện ràng buộc:

              a. Hàm mục tiêu:   khối lượng của 1m2 sàn nhỏ nhất

 

                  P = gb*1m2 = 393,35 + h*2750   (kG).

                  P Þ Pmin                                                                                           (2)

                         b. Các điều kiện ràng buộc:

b.1–  Điều kiện về khả năng chịu lực tại tiết diện giữa nhịp : Mmax < [Mgiữa].   (3)

b.2–  Điều kiện về khả năng chịu lực tại tiết diện gối          : Mmin <  [Mgối].    (4)

b.3–  Điều kiện về độ võng của  tấm tôn trong quá trình thi công:

         Giả thiết trong quá trình thi công, sử dụng hệ cây chống với khoảng cách lớn nhất là 2m. Với khoảng cách các đã chọn, giả sử tấm tôn dập nguội đủ chịu trọng lượng bản thân, trọng lượng bê tông ướt và tải trọng thi công. Khi đó độ võng của tấm tôn được tính theo công thức :

                                < [] = L/150                                        (5)

Trong đó:    L: Chiều dài nhịp ,  L = 2m ;

                    p : Tải trọng bêtông ướt và tải trọng thi công 15 KG/m2

                 p = (h – da/2)**n + 15*1,2 = ( h – 0,023)*2650*1,1 + 18 (KG/m2)

                 p = h*2915  + 85,05  (kG/m2)

                 E = 2,1.106  kg/cm2 = 2,1.1010 kg/m2

          = 90,3 cm4 = 90,3.10 .10-8 m4   (trong 1m tiết diện tôn).

b.4 – Điều kiện về độ võng của bản sàn khi làm việc:        f < [f] = L/150

        Quy đổi diện tích tấm tôn dạng sóng trong 1m tiết diện về tấm tôn dạng phẳng: 

            Fsóng = Fphẳng =>  [n1.b1+ n2.b2 +(n1 + n2).da/sin]*t = 1m*t

  • 1,233*0,002 = 1*t=>t = 0,00247 mm

             Diện tích tấm thép là: Fphẳng = 2,466.10-3 m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi đó tiết diện tương đương có dạng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mặt khác:

Xét tỉ số giữa môđun đàn hồi của thép ( Et ) và môđun đàn hồi của bêtông ( Eb ):

                                       

Vậy quy đổi diện tích tấm thép thành diện tích bêtông là:

           Fquy đổi = Fphẳng * n =  2,466.10-3 * 6,77 =  0,017 m2

 

Tiết diện tương đương có dạng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Như vậy đây là một phép quy đổi tương đương về tỉ số (E*J) của tiết diện.

       – Xác định trục trung hoà của tiết diện:

        Gọi  x – x và y – y là trục trung hoà của tiết diện. Ta thấy hình có tính chất đối xứng qua trục y – y.

 

        Bây giờ cần xác định trục x – x:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chọn hệ trục ban đầu C2X2Y. Vì trục y là trục đối xứng nên xc = 0

yc xác định theo công thức:       

Trong đó:  

 

  (m2)

               

Và mômen quán tính của 1m tiết diện sàn là:

  .

 

 

 

  • Tính độ võng của 1m chiều rộng sàn ở nhịp biên:

          Ta biết rằng, biểu đồ mômen của 1m chiều rộng sàn ở nhịp biên có dạng như sau:

 

Và giá trị treo độ võng ở tiết diện giữa bản (dầm) là: 

Hay viết dưới dạng khác:  

       

 

Từ cách viết này, ta dễ dàng tìm được độ võng của bản là:

 

* Vậy độ võng của bản  ở nhịp biên cần thoả mãn điều kiện là:

                                                           (45)

 

  • Tính độ võng của 1m chiều rộng sàn tại nhịp giữa:

          Ta biết rằng, biểu đồ mômen của 1m chiều rộng sàn ở nhịp giữa có dạng như sau:

 

 

Và giá trị treo độ võng ở tiết diện giữa bản (dầm) là: 

Hay viết dưới dạng khác:  

 

 

 

 

Từ cách viết này, ta dễ dàng tìm được độ võng của bản là:

 

 

 

  • Vậy độ võng của bảnở nhịp biên cần thoả mãn điều kiện là:

 

                                                              (46)

 

b.5. – Điều kiện về chiều cao sàn nhỏ nhất:

           hmin =  da + 2* + a = 4,6 cm + 2*0,6 cm + 3 cm = 8,8 cm.

          

 

         Từ những điều kiện ràng buộc trên, ta tìm được chiều cao sàn h = 12 cm.

         Mặt cắt 1m bề rộng sàn như sau:

 

 

 

V. Thi công sàn Composite.

1. Tạo sóng gấp nếp cho tấm thép bằng máy Cán trục lăn.   

        Đây là loại máy năng suất cao nhất, dùng ở các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất hàng loạt lớn. Máy gồm một dãy các trục cán, có hình dạng khác nhau (hình 3). Dải thép đi qua các trục cán, dần dần được thay đổi hình dạng . Có thể cán được dải thép dày 0,3 đến 18 mm, rộng 20 đến 2000 mm. Tốc độ cán 10 đến 30 m/phút.

        Loại máy có năng suất cao, sử dụng ít nhân công, mỗi năm có thể  sản xuất hàng triệu mét cấu kiện. Tuy nhiên mỗi bộ trục cán chỉ dùng cho một loại tiết diện , muốn đổi tiết diện phải thay đổi trục cán, do đó giá thành cao. Hiện nay ở Việt Nam , bên cạnh các máy cán lớn của các công ty nước ngoài, nhiều công ty nhỏ trong nước cũng đã có nhiều máy cán, sản xuất hàn loạt tiết diện thành mỏng, ống có mối hàn để sử dụng trong xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3. Máy cán trục lăn.

2.  Trình tự thi công sàn composite cho một tầng điển hình.

      Khi các dầm của sàn đã được thi công lắp dựng xong, ta mới tiến hành thi công sàn Liên hợp Thép – Bêtông. Các bước thể hiện như sau :

      Bước 1 : Lắp đặt hệ sàn công tác :

      Dùng cần trục tháp cẩu sàn công tác đặt vào vị trí để phục vụ cho việc thi công sàn.

 

 

 

         Bước 2 : Đặt lớp thép đã tạo sóng lên dầm :

      –  Cần phải lưu ý đặt sao cho nếp sóng thể hiện đúng phương chịu lực của nó.

       – Sau khi tấm được đặt vào đúng vị trí thì hàn để liên kết nó vào cánh dầm để tránh gió lật.

 

 

 

Lắp ghép tấm tôn gấp nếp vào dầm

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                  Hàn mấu neo vào dầm

 

        Bước 3: Đặt cốt thép tròn lên sàn.

        Theo thiết kế, ta đặt thép tròn  lên sàn theo hai phương.

 

 

 

        Bước 4: Dựng hệ cây chống  và xà gồ .

       Theo tính toán, ta chỉ cần đặt một hàng chống giữa hai dầm, vì khi mới đổ, bêtông chưa làm việc liên hợp được với sàn. Khoảng cách các cây chống trong một hàng là 1,5m.

 

 

        Bước 5: Đổ bêtông sàn .

 

        Như vậy là đã hoàn thiện việc thi công sàn liên hợp tầng điển hình.

 

 

3. Trình tự thi công sàn composite theo chiều cao công trình.

     Một số điểm cần lưu ý :

  • Lớp bêtông trên sàn liên hợp rất mỏng nên ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và gió trên cao đến sự phát triển cường độ của bêtông là rất quan trọng. Điều này cần đến vấn đề bảo dưỡng thật kịp thời và khoa học.
  • Để rút ngắn thời gian thi công, cần phải có biện pháp phối hợp trình tự công việc hợp lý.

     Để đưa ra được giải pháp thi công tốt nhất thì mấu chốt đều xuất phát từ quá trình phát triển cường độ của bêtông sàn. Do đó ta cần phải nghiên cứu sự phát triển cường độ của bêtông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở miền bắc nước ta.

     Kết quả của nghiên cứu về sự phát triển  cường độ của bêtông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở miền bắc nước ta.

 

        Ta thấy rằng trong điều kiện có bức xạ trực tiếp của mặt trời, vận tốc gió lớn thì bêtông bị mất nước rất nhanh trong những giờ đầu, điều này có hại cho sự phát triển cường độ của bêtông. Hơn nữa, trong những giờ đầu thì cường độ của bêtông còn rất nhỏ nên ta không thể tưới nước lên ngay được. Vì vậy cách tốt nhất là làm giảm quá trình mất nước của bêtông, điều này có nghĩa rằng hãy để bêtông được phát triển cường độ trong bóng mát.

        Từ kết luận đó em đưa ra giải pháp khắc phục như sau:

Thi công lắp dựng sàn thép trước một số tầng, sau đó mới đổ bêtông cho sàn tầng dưới.       

Sơ đồ thi công được thể hiện ở hình vẽ sau:

 

 

  VI. Kết luận:

        Đây là một dạng kết cấu mới trên thế giới, có hiệu quả sử dụng cao. Nó thúc đẩy quá trình thi công một cách nhanh chóng, tiến xa so với việc thi công sàn bêtông thông thường, hơn nữa sàn có khối lượng rất nhẹ nên có ảnh hưởng tích cực đến sự làm việc của khung sườn và nền móng, do đó ít có giới hạn về chiều cao của công trình.

        Do đó sau khi nghiên cứu về loại sàn này, em thấy rằng nó hoàn toàn áp dụng được trong điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế và kỹ thuật xây dựng ở nước ta.

Tài liệu tham khảo

 

[1]. Edwin H. Gaylord Jr: Structural engineering handbook.

[2]. Structural systems for tall buildings.

[3]. The structural design of tall and special buildings. 2003

[4]. Đề tài NCKH cấp ngành: Nâng cao năng lực thiết kế các công trình đặc biệt

       trong xây dựng dân dụng (cao tầng và không gian lớn) (quyển 3).   

       Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hà Nội 9/2004.

[5]. GS. TSKH Võ  Như  Cầu: Tính kết cấu theo phương pháp tối ưu.

       NXB Xây dựng – 2003.

[6]. Ketcau.com.

[7]. Internet information và một số tài liệu chuyên ngành khác do GS Lê Kiều cung cấp.

 

Chi tiết quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình


Mật khẩu : Cuối bài viết

Hãy cùng Hồ sơ xây dựng tìm hiểu chi tiết 2 giai đoạn chính trong quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

– Căn cứ diện tích, quy mô, địa điểm thực hiện dự án và tổng mức đầu tư dự kiến → dự án thuộc nhóm A, B, C ?

A. Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau:

a) Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới – không kể mức vốn.
b)Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc quy mô đầu tư – không kể mức vốn.
c)Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn trên 600 tỷ đồng.

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

d)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm A-c), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dưng khu nhà ở; đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn trên 400 tỷ đồng.

Các bước thực hiện dự án đầu tư

e)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn 300 tỷ đồng.
f)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn trên 200 tỷ đồng.
B.Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một trong những điều kiện sau:

a)Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng.
b)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm B-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng.
c)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng.
d)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng.

C.Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những điều kiện sau:

a)Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn dưới 30 tỷ đồng. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch – không kể mức vốn.
b)Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm C-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn dưới 20 tỷ đồng.

Xem thêm: Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

c)Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn từ dưới 15 tỷ đồng.
e)Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn dưới 7 tỷ đồng.

– Căn cứ Luật xây dựng, các Nghị định, Thông tư và văn bản quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng hiện hành: quy trình và các thủ tục cần thực hiện đối với dự án này bao gồm các bước như sau:

1. Thoả thuận địa điểm và quy hoạch đối với cơ quan quản lý cấp địa phương ( UBND Quận cấp ).

Quy trình được tiến hành theo các bước sau:

1/ Văn bản thoả thuận địa điểm phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng thủ. Nếu vị trí đầu tư chưa quy hoạch hoặc không phù hợp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhưng thuộc danh mục ưu đãi đầu tư, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng đến môi trường thì được xem xét lập thủ tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo trình tự thủ tục.

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

2/ Hiệu lực văn bản thoả thuận địa điểm có hiệu lực pháp lý là 12 tháng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ký để nhà đầu tư làm các thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng và các thủ tục hành chính có liên quan. Hết thời hạn trên, nếu nhà đầu tư có văn bản với lý do chính đáng sẽ được cơ quan thẩm quyền xem xét cho gia hạn. Nếu nhà đầu tư không làm văn bản gia hạn thì sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của văn bản thoả thuận địa điểm, vị trí đất thoả thuận đương nhiên được tỉnh thu hồi.

3/ Cơ quan chủ trì khảo sát : Sở kế hoạch và Đầu tư chủ trì khảo sát, tham mưu cho Chủ tỉnh UBND tỉnh thoả thuận địa điểm các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư nộp hồ sơ thoả thuận địa điểm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm :

– Đơn đề nghị thoả thuận địa điểm đầu tư, trong đó nêu rõ các dự án đã được các cơ quan thẩm quyền của tỉnh và các địa phương khác cho phép đầu tư.

– Bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp (nếu chủ đầu tư là tổ chức kinh tế), hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đại diện. Các bản sao nêu trên không cần công chứng.

– Phương án sơ bộ về dự án (đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định của luật đầu tư; các dự án đầu tư BOT, BT, BTO; các dự án có diện tích đất từ 10 ha trở lên).

Xem thêm: Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

– Sơ đồ vị trí địa điểm hợp lệ (nếu có)

– Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất đai, mặt bằng nhà xưởng và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có, và không cần công chứng)

Hồ sơ được lập thành 7 bộ, trong đó có ít nhất 1 bộ bản chính.

4/ Tổ chức khảo sát địa điểm :

– Sở Kế hoạch Đầu tư mời đại diện các Sở, ngành và UBND các huyện liên quan tổ chức khảo sát trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

– Các sở ngành và UBND cấp huyện có ý kiến bằng văn bản liên quan đến lĩnh vực và địa phương quản lý gửi về Sở Kế hoạch Đầu tư tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày khảo sát địa điểm.

– Chủ đầu tư nộp hồ sơ chưa có sơ đồ hợp lý: liên hệ Phòng Tài nguyên môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường để hợp đồng để đo vẽ, trích lục lập hồ sơ địa điểm dự án và gửi về Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày khảo sát địa điểm.

– Dự án quy mô lớn, các dự án đặc thù mà ý kiến các ngành và địa phương có sự khác biệt, Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức họp thống nhất ý kiến trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh.

– Căn cứ ý kiến đề nghị của các cơ quan liên quan hoặc kết quả cuộc họp liên ngành, Sở Kế hoạch Đầu tư yêu cầu chủ đầu tư giải trình, sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

5/ Tổng hợp trình UBND tỉnh

– Nhà đầu tư nộp hồ sơ đã có sơ đồ vị trí địa điểm hợp lệ : Trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi các cơ quan liên quan có ý kiến khảo sát địa điểm và bổ sung sơ đồ khảo sát địa điểm, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

– Trường hợp tổ chức họp liên ngành: Trong thời hạn 5 ngày, nếu các ngành thống nhất địa điểm, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Nếu ý kiến các ngành vẫn còn sự khác biệt, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình Chủ tịch cho chủ trương trước khi lập hồ sơ trình thỏa thuận địa điểm.

– Trường hợp thông báo bổ sung hồ sơ: Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ bổ sung hợp lệ, Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

6/ Xem xét ký văn bản thỏa thuận địa điểm:

Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ do Sở Kế hoạch Đầu tư trình, Văn phòng UBND tỉnh xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản thỏa thuận địa điểm.

Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giải trình bổ sung hồ sơ thỏa thuận địa điểm, chậm nhất 2 ngày kể từ khi Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến, Văn phòng UBND tỉnh thông báo cho Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện.

Xem thêm: Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh không chấp nhận thỏa thuận địa điểm, chậm nhất 02 ngày kể từ khi Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến, Văn phòng UBND tỉnh thông báo bằng phiếu chuyển hoặc ban hành văn bản để Sở Kế hoạch Đầu tư có văn bản trả lời cho nhà đầu tư.

2. Thoả thuận quy hoạch kiến trúc ( Sở Quy Hoạch Kiến Trúc phê duyệt ).

2.1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Bước 1: Đơn vị xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch tự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Xây dựng Tỉnh trực thuộc

Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận xem xét viết giấy hẹn trả kết quả theo quy định, nếu không đầy đủ hợp lệ thì được hướng dẫn tại phòng Quy hoạch và quản lý nhà ở, công sở – Sở Xây dựng để hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nằm trong Văn phòng Sở Xây dựng Tỉnh trực thuộc

2.2. CÁCH THỰC HIỆN: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

IV. HỒ SƠ:

1. Đơn xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch

2. Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng

3. Các phương án kiến trúc của đồ án

4. Văn bản xác định chủ trương, quy mô đầu tư.

(Số lượng hồ sơ: 02 bộ)

2.3. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

2.4. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN TTHC: Tổ chức

2.5. CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Xây dựng

2. Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái

2.6. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

1. Luật quy hoạch đô thị

2. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005

3. Quyết định của UBND TP giao đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án ( Sở Tài Nguyên Môi trường).

4. Thẩm định thiết kế cơ sở ( Sở xây dựng ).

1. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình

Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
2. Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
3.Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt

Ví dụ quy trình thẩm định thiết kế cơ sở Sở xây dựng Vĩnh Long :

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Căn cứ Luật Xây dựng; Nghị định 209/2004/NĐ-CP; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ;Nghị định 12/2009/NĐ-CP; Nghị định 83/2009/NĐ-CP; Thông tư 03/2009/TT-BXD.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm vi đô thị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có giá trị ³ 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). Đối với các dự án khác, việc lấy ý kiến về thiết kế cơ sở do người quyết định đầu tư quyết định khi thấy cần thiết.

III. HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH GỒM:

1. Tờ trình đóng góp ý kiến về thiết kế cơ sở theo mẫu .Đối với các dự án do sở KH-ĐT gửi đến sẽ căn cứ theo văn bản chuyển hồ sơ của sở KH-ĐT.

2. Văn bản của cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư.

Xem thêm: Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

3. Chứng chỉ quy hoạch (nơi có quy hoạch chi tiết được duyệt) hoặc văn bản thoả thuận về địa điểm xây dựng (nơi chưa có quy hoạch chi tiết dược duyệt hoặc thay đổi so với quy hoạch chi tiết được duyệt) của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Đăng ký kinh doanh và hồ sơ kinh nghiệm của tổ chức tư vấn khảo sát,  thiết kế công trình.

5. Chứng chỉ hành nghề và hồ sơ kinh nghiệm của các cá nhân tham gia chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế.

6. Phần thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình.

7. Thiết kế cơ sở của dự án theo điều 8 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, số lượng 01 bộ), cụ thể như sau:

7.1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:

a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.

c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.

Xem thêm: Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.

đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

7.2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến, tỷ lệ 1/200 ~1/500.

b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc tỷ lệ 1/100 gồm bản vẽ mặt đứng, mặt bằng các tầng, các mặt cắt điển hình, phối cảnh công trình (nếu có). Chữ số thể hiện bản vẽ phải từ 2mm trở lên.

d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

8. Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình, gồm:

8.1. Khảo sát địa hình (nếu có) và bản vẽ tổng mặt bằng hiện trạng tỷ lệ 1/200 ~ 1/500 có thể hiện các công trình lân cận.

8.2. Khảo sát địa chất công trình (nếu có).

9. Kết quả thi tuyển kiến trúc công trình đối với trường hợp có thi tuyển.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

      20 ngày đối với dự án nhóm A; 15 ngày đối với dự án nhóm B; 10 ngày đối với dự án nhóm C (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

V. LỆ PHÍ:

Theo hướng dẫn tại Nghị định 83/2009/NĐ-CP nàgy 15/10/2009 của Chính phủ và Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính

5. Trình duyệt dự án đầu tư ( UBND TP ).

1. Khái niệm về dự án đầu tư:

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021

 Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì

Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

2. Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án:

Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:

– Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;

– Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;

– Lựa chọn hình thức đầu tư;

– Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện :

Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi

Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

3. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :

–  Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn

–  Qui mô dự án và hình thức đầu tư 

–  Khu vực và địa điểm đầu tư ( dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công …..) được phân tích, đánh giá cụ thể .

–  Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..

–   Lựa chọn các phương án xây dựng

–   Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả năng trả nợ và thu lãi.

–    Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.

–    Thành phần ,cơ cấu của dự án : tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết ,đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

 Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

4. Nội dung của Báo cáo khả thi :

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

– Mục tiêu đầu tư;

– Địa điểm đầu tư;

– Qui mô dự án;

– Vốn đầu tư;

– Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;

– Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;

– Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án;

– Các hình thức quản lí dự án;

– Hiệu quả đầu tư;

– Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;

– Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp, tính hợp lí , tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu ….

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư … ) tham gia  ngay từ khâu lập dự án .

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường  chiếm 5% kinh phí dự án , có khi lên tới 15 – 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Như vậy, việc Lập một dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được  tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này. Luật Trí Tâm đã thành công với nhiều dự án, thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.
6. Thi công.

 

Đây quá trình hình ảnh tự của các khâu trong dư án. Đó là hình ảnh trực quan để mọi người có thể sờ và nhìn thấy.
7. Bàn giao CSHT, CTCC (nếu có)

Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) còn được gọi là kết cấu hạ tầng, là hệ thống các công trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị.

Cơ sờ hạ tầng đô thị bao gồm hai hệ thống: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp nàng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.

Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm các công trình I tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trinh khác (Điều 3, Luật Xây dựng – 2003).

Ngoài ra còn cỏ hệ thống hạ tầng kinh tế (theo nghĩa hẹp) bao gồm các công trình nhà xưởng, kho tàng, bến bài, thủy lợi, chuồng trại, … phục vụ trực tiếp các ngành sản xuất và dịch vụ kinh tế. Cơ sở hạ tầng về kinh tế theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề về kinh tế có liên quan mật thiết tới sự phát triển đô thị, tuy nhiên kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn nên trong tài liệu này chỉ đề cập đến các chính sách liên quan tới cơ sở hạ tầng đô thị.

Hệ thống dịch vụ đô thị – tất cả các hoạt động quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội gọi là các hoạt động dịch vụ đô thị.

Theo định nghĩa này, hệ thống dịch vụ đô thị bao gồm hai phân hệ:

–     Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật đô thị chuyên quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hoạt động này do các công ty hay các tổ chức công ích đàm trách. Đó là các công ty độc quyền tự nhiên hay là các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý chặt chỗ của chính quyền.

Xem thêm: Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công

Công ty độc quyền tự nhiên là loại công ty một cách tự nhiên không có đối thủ cạnh tranh ví dụ công ty cấp điện, công ty cấp nước cho một thành phố. Không thể có nhiều công ty cùng chào bán điện, nước cho một hộ dân.

– Các hoạt động dịch vụ xã hội bao gồm các hoạt động trong những lĩnh vực I tê, giáo dục thể dục thể thao, an toàn cứu hộ, văn hỏa, thương mại, dịch vụ, v.v… Các hoạt động dịch vụ xã hội cùng là các hoạt động kinh tế, trong thị trường dịch vụ. tuy nhiên các hàng hóa (sản phẩm dịch vụ) là những hàng hỏa độc biệt mang nặng thuộc tính xã hội do đó được Nhà nước quản lý chất che.

8. Đưa công trình vào giai đoạn khai thác sử dụng.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
  2. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
  3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
  4. Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
  5. Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
  6. Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
  7. Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
  8. Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021
  9. Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Mẫu dự toán khách sạn FLC Thanh Hóa

Các bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu hay về dự toán công trình xây dựng hay trên internet hiện nay để tham khảo. Nhưng để tìm được tài liệu đầy đủ và chi tiết nữa thì bạn hãy truy cập Hồ sơ xây dựng nhé! Hôm nay chúng tôi chia sẻ đến cho các bạn mẫu dự toán công trình thủy lợi chi tiết nhất để các bạn có thể dự toán chi phí cần sử dụng cho công trình của mình. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về mẫu dự toán này và download free ở cuối bài viết nhé.

Mẫu dự toán công trình Khách sạn

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích kinh doanh có lãi.

Đây là mẫu dự toán đầy đủ, chi tiết các hạng mục về dự toán khách sạn

Một số hình ảnh của file

Trên đây là giới thiệu và hình ảnh của mẫu dự toán. Mong rằng mẫu dự toán này hữu ích với các bạn. Để download các bạn click vào link bên dưới nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu hay tại Hồ sơ xây dựng mà bạn nên tham khảo.

Download mẫu Dự toán công trình trường học

Thuộc tính MẪU DỰ TOÁN
Loại tài liệu DỰ TOÁN XÂY DỰNG
Số trang / Sheet 10
Dạng tài liệu Excel (.xlsx)
Năm phát hành 04/2020
Lĩnh vực CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN
Tải xuống Dự toán công trình Khạch sạn
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU SK205 (Model 2020) có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

 

Ngoài ra các bạn có thể xem nhiều tài liệu về xây dựng hơn tại Hồ sơ xây dựng nhé!

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Thuyết minh biện pháp thi công nhà cao tầng
  2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà chung cư cao tầng
  3. File excel tính toán xà gồ thép hộp được nhiều người dùng nhất
  4. File excel tính toán cột lệch tâm phẳng
  5. File excel tính toán tải trọng gió cho nhà xưởng.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Mẫu hồ sơ dự thầu bằng tiếng anh

Mẫu hồ sơ dự thầu bằng tiếng anh

Dowload Mẫu hồ sơ dự thầu bằng tiếng anh

Mật khẩu : Cuối bài viết

VNC Design với hơn 10 năm hình thành và phát triển đã tập hợp được các kỹ sư giàu kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ dự thầu qua nhiều công trình khác nhau từ Trung tâm thương mại đến cao ốc Văn phòng, từ Chung cư Cao cấp đến Biệt thự nhà Xưởng, sân golf, resort,….

 

 

Mời quý vị tham khảo :Các bước làm hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Mẫu hồ sơ dự thầu
Mời quý vị tham khảo :Báo giá chi phí lập hồ sơ dự thầu

TABLE OF CONTENT

 

I/ APPLICATION FOR BID

 

II/ GENERAL OUTLINE

1/  BUSINESS LICENSE

2/  THE MAIN BUSINESS LINE OF THE COMPANY

 

III/ PRICE DOCUMENTS FOR THE CONSTRUCTION TENDER:

1/  PRICED BILL OF QUANTITIES, PRICING SHALL BE WITH VND

2/  LETTER TO ACT AS A GUARANTEE FOR TENDER

 

IV/ TECHNICAL DATA

1/ A DETAILED MASTER SCHEDULE FOR THE CONSTRUCTION

2/  ORGANIZATION CHART OF COMPANY

3/ LIST OF PERSONNEL AND MANPOWER OF COMPANY

V/ QUALIFICATION DATA:

1/  FINANCIAL REPORTS OF THE LAST 3 YEARS

2/  PERFORMANCE REPORT OF PROJECT IN VIETNAM IN THE LAST 5 YEARS

 

VI/ SUPPLEMENTARY QUANTITIES

 

 

APPLICATION FOR BID

Project:            Haatz Factory in Hai Duong Province, Vietnam

To:                   HAATZ VINA Co., Ltd

Dai An Industrial Zone, Hai Duong City, Hanoi, Vietnam

I, Nguyen Duy Tan- Director of 105-HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO.1. Head office: 40A/12 Trung Phung, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam. Representative office: Room 1504- 17T2 Building, Trung Hoa-Nhan Chinh, Cau Giay Dist, Hanoi City, Vietnam.

The undersigned, having examined all the Tender documents, do hereby offer and undertake to execute, complete and maintain the whole of the works specified in the Tender documents and all other works in connection therewith and incidental fails pertinent thereto, to your entire satisfaction and in strict accordance with the rates and prices set forth in the Bills of Quantities, amounting to sum of  34,962,781,754 VND (in figures), (in words : Thirty four billion nine hundred sixty two million seven hundred eighty one thousand and seven hundred fifty four VND). And, the price of supplementary quantities is 1,534,503,872 VND ( in figures), (in words: one billion five hundred thirty four million five hundred three thousand and eight hundred seventy two VND.

1. And, I/We do herewith undertake to commence the work within (7) seven calendar days after receiving Advance Payment, if any or at the instance of the Client’s order to commerce, and to complete and deliver the whole of the works as aforesaid 05 months 07 days from the date of receiving Advance Payment.2. I/We further agree, in the event of my/our failing to execute the agreement and/or finish the Performance Guarantee within 7 days. In addition to the said event happened, the Client shall have right to take all the amount in tender guarantee (or security for a tender ) without any claim by the I/us.3. I/We do hereby agree that all terms and condition in the Invitation to Tender shall constitute one of reference conditions to negotiate and come to the agreement of the two parties. The contract’s specified condition will be accepted after being approved by the two parties.

4. Unless and until the formal agreement is prepared and executed, I/We do hereby agree that this tender together with your written acceptance (Letter of Award) thereof, shall constitute a binding contract between the two parties.

5.I/We understand that you are not bound to accept the lowest or any tender you may receive.

6.I/We undertake to provide our tender submission for a period of 60 days from the date of Tender submission and that the same shall remain binding upon me/us and may be accepted at any time before the expiration of such period.

7. I/We acknowledge that the appendix No.(if any) forms part of the tender.

 

I/We do set my hand/or respective hand hereto in Hanoi on 25th March ,2008

Notes:

In our opinion, the standard as your requirement is high in comparison with the common Projects. Therefore, if you follow our standard which we executed with a lot of Projects in Vietnam for foreign investor, you can reduce the amount up to 5.000.000.000 VND ( five billion VND). And this issue will be further discussed

Signature of Tenderder

Name of Tenderder: Nguyen Duy Tan

In the capacity and dully authorized to sign this Bidding Proposal

105-HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO.1

Head office: 40A/12 Trung Phung, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam

Representative office: Room 1504- 17T2 Building, Trung Hoa-Nhan Chinh, Cau Giay Dist, Hanoi City, Vietnam.

 

Name of Tenderder: Nguyen Duy Tan

 

In the capacity and dully authorized to sign this Bidding Proposal

105-HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO.1

Head office: 40A/12 Trung Phung, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam

Representative office: Room 1504- 17T2 Building, Trung Hoa-Nhan Chinh, Cau Giay Dist, Hanoi City, Vietnam.

 

 

AGRICULTURE AND RURAL

DEVELOPMENT BANK.

TAM TRINH BRANCH

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence– Freedom- Happiness

TENDER SECURITY

 

Based on terms and conditions of the Tender documents-Project: “Haatz Factory in Dai An Ip, Hai Duong City, Hanoi-Vietnam” sent by Haatz Vina Co ( hereinafter called the Owner)., Ltd to our customer – 105 Hanoi Construction Joint Stock Company No 1(hereinafter called the Contractor) about the Project: “Haatz Factory in Dai An Ip, Hai Duong City, Hanoi-Vietnam”.

According to the Contractor’s requirement, We- Tam Trinh Agriculture and Rural Development Bank whose legally registered office is located at 409 Tam Trinh Str, Hoang Mai Dist, Hanoi city ( hereinafter called “the Bank”) hereby issue The Tender Security and commit to pay to The Owner an amount up to 400.000.000 VND ( say in words: four hundred millions VND) if The Contractor do not execute the Project after being accepted as the successful Contractor enclosed with the two following conditions:

– Accepted the Price in the Bidding Proposal

– Accepted conditions in the Contract which is approved by the two parties in accordance with the agreement and negotiation after being accepted as the successful Contractor.

According to The Tender Security, Our responsibility limits only in the amount of 400.000.000  VND( in words: four hundred millions VND ). With each payment to the Owner in accordance with this Tender Security, our responsibility will reduce correspondence.

This Tender Security shall come into force from 25th March 2008 to 23rd May 2008

Any demand in respect thereof should reach us not later than the above mentioned expiry date. Otherwise, this Tender Security shall automatically become null and void.

This Tender Security is in compliance with the Vietnamese government’s Law. Any disputes relating to this Tender Security will be dealt with at authorized Court.

 

This Tender Security is not able to assign.

ESTIMATED GENERAL TABLE
Project: Haatz Vina Factory – HaiDuong Viet Nam
Order Item Unit Quantity Grand Total
unit price total
1 Architecture work lot 1.00 27996603561
2 Electricity work lot 1.00         5,199,926,810
3 Water work lot 1.00         1,766,251,383
Total       34,962,781,754
4 Total of construction area m2 6362.22
5 Unit price/ 1m2 VND 5495374.532

 

 

 

 

 

Personnel & Manpower

 

– Director

1

– Vice Director

1

– Cheef acounting

1

– Acounting in office

3

– Acounting in site

4

– Administration

2

– Cheef of Techinical Department

1

– Engineer in office

3

– Project  manager

8

– Engineer in site

35

– Supervisor

43

– Forman

64

– Worker driving machine

22

– Rebar woker

212

– Formwork worker

306

– Concrete worker

208

– Brick & mortar worker

418

– Painting worker

231

– Tile worker

115

– Ceiling worker

125

– Steel worker

37

– Wooden worker

44

REPORT ON BUSINESS ACTIVITIES
2005
Target Code Interpretation Current year Previous year
1 Total revenue 01 691,870,668,269 488,933,042,550
2 Deduction term 03
3 net revenue about sale and service supply 10 691,870,668,269 483,370,670,450
4 net price of goods 11 22,146,052,830 5,562,372,100
5 Gross profit of sale and service supply 20 709,050,566 1,230,828,990
6 Revenue of financial activities 21 10,641,754,427 15,437,837,296
7 Financial expenditure 22 10,130,722,114 14,732,618,254
in which: interest expenditure 23 5,358,487,985 35,002,045
8 Sale expenditure 24 5,288,754,853 4,896,090,704
9 Expenditure for company management 25 1,566,106,131 13,575,728,955
10 Net profit from contract 30 2,050,769,257 17,372,285,848
11 Other income 31 216,459,834
12 Other expenditure 32
13 Other porfit 40 2,050,769,257 17,155,826,014
14 Gross profit before tax 50 3,616,875,388 3,580,097,059
15 Income tax 51 1,014,325,107 1,031,974,500
16 Profit after tax 60 2,602,550,281 2,548,122,559

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : tời phơi quần áo
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Hợp đồng tư vấn thiết kế nội thất văn phòng

Mời các bạn tham khảo hợp đồng thiết kế nội thất văn phòng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo báo giá thiết kế nội thất văn phòng.

Download Hợp đồng tư vấn thiết kế nội thất văn phòng

Mật khẩu : Cuối bài viết

Mời các bạn click chuột vào tham khảo các mẫu thiết kế nội thất văn phòng đẹp

Xem thêm :999 mẫu thiết kế nội thất văn phòng

Xem thêm :Báo giá thiết kế nội thất văn phòng

            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———

 Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2009

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Số:  ………………/HĐKT

Về việc:      TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT

Công trình: TỔ HỢP NHÀ HÀNG-KHÁCH SẠN-VĂN PHÒNG CHO THUÊ

Địa điểm:   KHỐI 11 PHƯỜNG VĨNH TRẠI, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

TỈNH LẠNG SƠN

 

  1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG:
  • Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003 /QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4.
  • Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước được ban hành ngày 25/09/1989 và Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
  • Căn cứ Quy định của Bộ xây dựng về định mức chi phí lập Dự án và thiết kế xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
  • Quy định của Bộ Xây Dựng về định mức chi phí lập Dự án và thiết kế xây dựng công trỡnh số 1751/BXD ngày 14/08/2007 của Bộ trưởng bộ Xây Dựng.
  • Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

Hôm nay, ngày 17 tháng 6 năm 2009 tại Hà Nội, chúng tôi gồm các bên sau đây:  

  1. CÁC BÊN KÝ HỢP ĐỒNG:
  1. Bên giao thầu: CÁ NHÂN (BÊN A)
  • Địa chỉ :
  • Điện thoại :
  • Người đại diện :                                       Ông Chức vụ:
  • Mã số thuế :
  • Số tài khoản :

BÊN B : CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AZHOME VIỆT NAM

  • Người đại diện : PHẠM VĂN QUANG      Chức vụ : Giám đốc
  • Địa chỉ  : Tầng 12A – Tòa nhà The Pride – Tố Hữu – Hà Nội
  • Mã số thuế : 0109474960
  • Điện thoại : 043.999.3868  – Hotline: 0904.87.33.88 – 0912.07.64.66
  •  Website : https://azhomegroup.vn   Email: cskh.azhome@gmail.com
  • Phạm Văn Quang STK 21710000218626 – BIDV Từ Liêm
  • Phạm Văn Quang STK 3017147 – ACB – PGD Trung Văn
  • Phạm Văn Quang STK 1111222283388 – MB (Ngân hàng Quân đội)
  • Phạm Văn Quang STK 19027131892019 – Techcombank
  • Phạm Văn Quang STK 237384784 – VPBank
  • Phạm Văn Quang STK 21710000218635 – BIDV Từ Liêm
  • Phạm Văn Quang STK 0904873388 – MB (Ngân hàng Quân đội)
  • Phạm Văn Quang STK 0451001884192 – Vietcombank – CN Thành Công

 

Sau khi bàn bạc hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng với những điều khoản sau:

HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ KẾT

HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU:   Điều 1: Nội dung công việc phải thực hiện: Bên A đồng ý thuê bên B làm những công việc sau:

  • Lập hồ sơ thiết kế thi công nội thất .
  • Số lượng hồ sơ tối thiểu là 03 bộ, tối đa là 07 bộ.

Điều 2: Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật: Chất lượng công việc do bên B thực hiện phải đáp ứng được yêu cầu của bên A, phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy trình quy phạm chuyên ngành khác theo Điều 13 và Điều 24 Luật xây dựng. Điều 3: Thời gian, tiến độ thực hiện: * Thời gian bắt đầu: ngay sau khi hợp đồng được ký kết. * Ngày kết thúc:

  • Lập hồ sơ thiết kế thi công nội thất công trình:

*Ghi chú: Trong quá trình thiết kế, tiến độ thiết kế từng phần sẽ được bố trí phù hợp đảm bảo phục vụ thi công. Điều 4: Giá trị hợp đồng: Giá trị thiết kế tạm tính là 260.000.000đ (G), trong đó:

  • Khối văn phòng: 174.000.000 đ
  • Khối khách sạn: 86.000.000 đ

 

  NHÀ KHÁCH SẠN
STT Không gian Diện tích (m2) Số lượng (tầng) Đơn giá ( đ/m2) Thành tiền ( đồng)
1 Đại sảnh 130 1 200,000 26,000,000
2 Phòng nghỉ VIP 65 1 200,000 13,000,000
3 Phòng nghỉ loại 1 23.5 1 200,000 4,700,000
4 Phòng nghỉ loại 2 24 1 200,000 4,800,000
5 Phòng nghỉ loại 3 28.5 1 200,000 5,700,000
6 Phòng nghỉ loại 4 33 1 200,000 6,600,000
7 Khu vật lý trị liệu 154 1 200,000 30,800,000
8 Nhà hàng 154 1 200,000 30,800,000
9 Café ngoài trời 60 1 200,000 12,000,000
10 Hành lang cầu thang 18 11 200,000 39,600,000
174,000,000
  NHÀ VĂN PHÒNG
STT Không gian Diện tích (m2) Số lượng (tầng) Đơn giá (đ/m2) Thành tiền (đồng)
1 Không gian tiếp đón 130 1 200,000 26,000,000
2 Văn phòng (cả tầng) 150 1 200,000 30,000,000
3 Café ngoài trời 150 1 200,000 30,000,000
86,000,000

Tổng giá trị hợp đồng là: 260.000.000đ (Hai trăm sáu mươi triệu đồng chẵn). –     Giá trị trên đã bao hồm VAT và các chi phí phát sinh khác. * Giá trị hợp đồng trên có thể được điều chỉnh trong các trường hợp:

  • Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng.
  • Nhà nước có thay đổi chính sách, đơn giá.
  • Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Thanh toán hợp đồng: 5.1. Tạm ứng hợp đồng:

  • Lần 1: 30% giá trị của hợp đồng ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực.
  • Lần 2: 60% giá trị hợp đồng sau khi bàn giao toàn bộ hồ sơ phục vụ công tác xây lắp.

5.2. Thanh toán hợp đồng:

  • Sau khi công trình kết thúc đưa vào sử dụng, bên A thanh toán nốt 10% cho bên B theo khối lượng thanh quyết toán.

5.3. Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 5.4. Đồng tiền áp dụng để thanh toán: Tiền Việt Nam. Điều 6: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp:

  • Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng, các bên phải có trách nhiệm thương lượng giải quyết.
  • Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Việc một bên không hoàn thành nghĩa vục của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải: + Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra. + Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình. Điều 8: Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng: 8.1 Các trường hợp tạm dừng hợp đồng:

  • Do lỗi của bên giao thầu hoặc bên nhận thầu gây ra.
  • Các trường hợp bất khả kháng.
  • Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại. Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả thuận để khắc phục. 8.2 Huỷ bỏ hợp đồng:

  • Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
  • Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường.
  • Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Thực hiện và hoàn thành các công việc đã ghi trong các điều khoản của Hợp đồng.
  • Chịu trách nhiệm trước Bên A về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
  • Đảm bảo nhân sự thực hiện đúng chuyên ngành và có chứng chỉ hành nghề theo quy định hiện hành.
  • Tư vấn cho Bên A các thủ tục có liên quan.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Thực hiện các công việc đã ghi trong các điều khoản của Hợp đồng, phối hợp chặt chẽ với bên B, hỗ trợ bên B giải quyết mọi vướng mắc, tạo điều kiện để bên B hoàn thành công việc theo tiến độ của hợp đồng.
  • Giao cho Bên B các tài liệu liên quan.
  • Bên A có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán tiền cho bên B theo đúng điều 5 của hợp đồng này.

Điều 11: Ngôn ngữ sử dụng:

  • Ngôn ngữ của Hợp đồng sẽ là Tiếng Việt.

Điều 12: Điều khoản chung: 12.1. Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước về bảo mật. 12.2. Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. 12.3. Hợp đồng làm thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản. 12.4. Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

5 Điều Kiêng Kỵ Khi Sửa Chữa Nhà Ai Cũng Cần Phải Nắm Rõ

Tổng hợp 5 điều kiêng kỵ khi sửa chữa nhà ở mà bất kỳ ai cũng cần phải nắm bắt rõ nếu như đang muốn thực hiện sửa chữa, cải tạo ngôi nhà ở của mình. Cùng tham khảo qua những nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Sửa chữa và cải tạo nhà ở quan trọng không chỉ bởi vấn đề chỗ ở hay tiền bạc, thời gian mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống theo các khía cạnh khác nhau. Đó là lý do vì sao người ta luôn quan tâm đến những điều kiêng kỵ khi sửa nhà, đặc biệt là thay đổi đến kết cấu công trình.

Để hiểu rõ hơn về chủ đề này thì bạn hãy theo dõi những nội dung được chia sẻ dưới đây từ Kiến Trúc Hùng Gia Phát nhé.

5 điều kiêng kỵ khi sửa nhà ai cũng cần biết

Để tránh ảnh hưởng đến phong thủy, hao hụt tài lộc hay nhưng điều không may xảy ra sau khi sửa chữa nhà, nhất là khi cần thay đổi kết cấu, gia chủ nên lưu ý kiêng kỵ 5 điều tối quan trọng sau:

Về phong thủy

Hầu hết người châu Á, trong đó có Việt Nam rất quan trọng phong thủy khi xây dựng hay sửa chữa, nâng cấp nhà. Vì theo quan điểm của họ, yếu tố này tác động lớn đến tài lộc cũng như hạnh phúc gia đình.

Vậy để tránh những điều không lành liên quan đến phong thủy, quý khách cần kiêng kỵ những điểm sau:

1) Kiêng kỵ đối với phòng khách

Phòng khách là khu vực đầu tiên khi bước vô nhà cũng là nơi tiếp đón những vị khách đến thăm. Do đó, khi sửa chữa gia chủ cần lựa chọn màu tường, màu nền cũng như nội thất hợp với mệnh của mình.

  • Nếu nhà có cầu thang, không thiết kế đặt cầu thang ở vị trí giữa phòng khách (giữa ngôi nhà).

  • Tránh để hướng cầu thang đi thẳng vào khu vực bếp hoặc nhà vệ sinh gây bất lợi cho sinh hoạt.

2) Kiêng kỵ đối với phòng bếp

Dưới đây là một vài kiêng kỵ khi sửa chữa nhà bếp mà quý khách cần nắm rõ:

  • Bếp phải luôn đặt theo “tọa hung hướng cát” tức hướng Đông, Nam hay hướng Đông Nam.

  • Lưu ý không đặt bếp quá gần hoặc đối diện bồn rửa, đồng thời cũng không nên đặt kế bên tủ lạnh. (Gợi ý: đặt theo vị trí tam giác).

  • Không nên xây cửa phòng bếp hướng đối diện với phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh.

  • Đặt cửa phòng bếp, cửa sau và cửa chính trên 1 đường thẳng là điều hết sức kiêng kỵ khi sửa chữa nhà.

  • Vị trí bếp không nên đặt cạnh cửa sổ, không đặt đối diện hay quá gần cửa ra vào.

  • Tránh các vật sắc nhọn đặt theo hướng chiếu thẳng vào bếp.

3) Kiêng kỵ đối với phòng ngủ

Những kiêng kỵ sau sẽ giúp phòng ngủ sau khi sửa thuận lợi với lối sinh hoạt, đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến phong thủy:

  • Không đặt giường sát gần cửa ra vào.

  • Cửa phòng ngủ không đặt đối diện bếp hay WC.

  • Không đặt giường đối diện nhà vệ sinh khi có ý định xây nhà vệ sinh trong phòng.

4) Những kiêng kỵ khi sửa chữa ngoại thất ngôi nhà

Một vài lưu ý nhỏ trong thi công sửa khu vực ngoại thất nhà ở dưới đây sẽ giúp quý khách tránh được rất nhiều rắc rối:

  • Loại bỏ hẳn lớp sơn cũ trước khi sơn mới lại tường để đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ của lớp sơn.

  • Nên chọn màu tường ngoài tươi sáng, có khả năng chống thấm và chống bám bẩn tốt.

5) Kiêng kỵ trong quá trình sửa nhà

Bỏ hẳn những lớp sơn hay vật cản tại vị trí cần sửa hoặc làm mới để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãy lựa chọn một đơn vị làm việc có uy tín, trách nhiệm để được đảm bảo hơn.

Ngoài ra, trong suốt thời gian thi công cần thường xuyên theo dõi và thảo luận với nhà thầu những mong muốn của mình để sớm tìm cách giải quyết phù hợp.

Những thời điểm kiêng kỵ khi sửa nhà không phải ai cũng biết

Nếu quý khách đang có ý định sửa nhà thì nên tránh những khoảng thời gian được đề cập dưới đây:

Tháng 7 âm lịch

Theo dân gian người ta vẫn gọi tháng 7 là tháng cô hồn, tháng ma quỷ, vậy nên nếu sửa nhà vào thời điểm này có thể gặp phải vận xui kéo và theo nhiều điều không may xảy ra.

Đang trong thời gian chịu tang

Nếu gia đình bạn đang chịu tang thì nên tránh sửa nhà, hãy tạm gác lại để  xảy ra những chuyện xui quẩy nhé.

Gia đình có phụ nữ mang thai hoặc bé sơ sinh

Vì sửa chữa nhà sẽ tác động mạnh đến môi trường cũng như sinh hoạt gia đình nên khi nhà đang có phụ nữ mang thai hay bé sơ sinh thì không nên sửa nhà mà có thể lùi lại thực hiện sau.

Bài viết với 5 điều kiêng kỵ khi sửa nhà được Kiến Trúc Hùng Gia Phát chia sẻ ở trên là vô cùng quan trọng mà ai ai cũng cần hiểu biết và nắm rõ. Đừng lơ là để phải hối hận nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

+ Địa chỉ: 74/19 Trần Thái Tông, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh

+ Hotline: 0902 775 668

+ Email: kientrucxaydung.hunggiaphat@gmail.com

File excel tính tổng mức đầu tư cho các loại công trình

Các tài liệu về dự án đầu tư của Hồ sơ xây dựng không bao giờ làm các bạn thất vọng đâu nhé. Các bạn luôn nhận được các tài liệu hay, được nhiều người quan tâm từ page. Hôm nay chúng tôi chia sẻ đến cho các bạn File excel tính tổng mức đầu tư cho các loại công trình giúp cho  bạn có thể tính toán tổng mức đầu tư cho công trình của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu chi tiết hơn về File excel .

Dowload File excel tính tổng mức đầu tư cho các loại công trình

Mật khẩu : Cuối bài viết

File excel bao gồm các trang tính như:

Tìm hiểu thêm về Tổng mức đầu tư

Tổng mức Đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí để thực hiện dự án được xác định trong hồ sơ dự án và được người có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà dự án được phép chi cũng như chỉ người có thẩm quyền quyết định đầu tư mới được quyền điều chỉnh bổ sung nếu vượt quá giới hạn ban đầu đã xác định. Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (nếu có) và chi phí dự phòng.

Hướng dẫn sử dụng file Excel tính tổng mức đầu tư

Người ta thường có nhiều phương pháp để xác định Tổng mức đầu tư. Cách ước tính đơn giản nhất là từ suất đầu tư và quy mô công suất thiết kế của dự án để xác định. Phương pháp xác định dựa trên những số liệu, tài liệu của những dự án tương tự đã thực hiện (cùng tính năng công nghệ, cùng công suất thiết kế…).

Bảng tra excel quyết định 79 – Bảng nội suy theo quyết định 79

Phương pháp xác định dựa trên tài liệu thiết kế cơ sở của dự án và giá cả thị trường về xây dựng, thiết bị và các chi phí khác có liên quan để xác định. Tuy nhiên, trong thực tế đối với các dự án lớn và phức tạp, người ta thường áp dụng kết hợp các phương pháp trên tùy theo từng đối tượng công trình trong dự án mà xác định chi phí cấu thành tổng mức đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư có vai trò quan trọng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Quản lý chi phí của dự án không vượt tổng mức đầu tư là một trong những mục tiêu hàng đầu của quản lý dự án. Tuy nhiên để đảm bảo mục tiêu này Tổng mức đầu tư phải được tính đúng, tính đủ phù hợp với độ dài thời gian của dự án và yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.

Dowload File excel tính tổng mức đầu tư cho các loại công trình

Xin cảm ơn các bạn đã đón xem bài viết của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo với những tài liệu hay khác nhé!

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là gì
  2. Cẩm nang xác định tổng mức đầu tư dự án
  3. Top 13 đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ lập dự án đầu tư xây dựng
  4. Báo giá lập dự án đầu tư xây dựng
  5. Mẫu hợp đồng tư vấn lập dự án xây dựng
  6. Hỏi đáp về tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình
  7. Thẩm quyền thẩm định điều chỉnh thiết kế và tổng mức đầu tư
  8. Các căn cứ pháp lý lập tổng mức đầu tư dự án
  9. Phần mềm Lập Tổng mức đầu tư Xây dựng của dự án chạy trên Excel

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh quy hoạch 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba

Thuyết minh quy hoạch 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba – Hosoxaydung.com xin gửi tới bạn đọc. Khi cần lập dự án quy hoạch có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0904.87.33.88 để được tư vấn . Sau đây là thuyết minh quy hoạch :

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

 

HÀ NỘI 07/2006

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

 

A – TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN.

B – THUYẾT MINH DỰ ÁN :

CHƯƠNG 1 : Mở đầu

1.1 – Vị trí, địa điểm, chủ đầu tư

1.2 – Các căn cứ

1.3 – Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng

1.4 – Mục tiêu và nhiệm vụ của dự  án

1.5 – Hình thức đầu tư, qui mô nhân lực

CHƯƠNG 2: Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng

khu vực nghiên cứu thiết kế

2.1 – Vị trí và phạm vi nghiên cứu

2.2 – Đặc điểm tự nhiên

2.3 – Hiện trạng sử dụng đất

2.4 – Tình hình dân cư

2.5 – Hiện trạng công trình kiến trúc

2.6 – Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật

2.7 – Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan

CHƯƠNG 3 : Quy hoạch kiến trúc cảnh quan

3.1 – Tính chất

3.2 – Các quan điểm và nguyên tắc quy hoạch

3.3 – Các chỉ tiêu chính của dự  án

3.4 – Cơ cấu tổ chức quy hoạch

3.5 – Quy hoạch sử dụng đất đai

3.6 – Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc

3.7 – Bố cục cây xanh.

3.8 – Vật nuôi trong bảo tàng thiên nhiên .

3.9 – Khối lượng và kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc.

CHƯƠNG 4 : Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

4.1 – Quy hoạch giao thông

4.2 – Quy hoạch san nền cấp thoát nước

4.3 – Quy hoạch cấp điện, chống sét, PCCC, thông tin liên lạc

4.3 – Quy hoạch đánh giá tác động vệ sinh môi trường

CHƯƠNG 5 : Đánh giá tác động môi trường

5.1 – Cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

5.2 – Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động môi trường

5.3 – Giải pháp giảm tối thiểu tác động đến môi trường

5.4 – Các giải pháp nghiên cứu hạn chế các tác động về môi trường khi hệ thống cấp, thoát nước đi vào hoạt động

5.5 – Giải quyết vấn đề xử lý rác thải thi Quy hoạch đi vào hoạt động

5.6 – Giải pháp thu gom chất thải rắn

5.7 – Đánh giá hiệu quả của dự án

CHƯƠNG 6 : Phân tích hiệu quả đầu tư của dự án

6.1 – Cơ sở để tính toán

6.2 – Phân tích hiệu quả đầu tư của dự án

CHƯƠNG 7 : Nguồn vốn và tổng mức đầu tư

7.1 – Nguồn vốn và tổng mức đầu tư

7.2 – Tổng mức đầu tư

CHƯƠNG 8: Cơ chế quản lý quy hoạch và xây dựng

– tiến độ thực hiện

8.1 – Quản lý quy hoạch và xây dựng

8.2 – Tiến độ thực hiện

CHƯƠNG 9 : Kết luận và kiến nghị       

9.1 – Kết luận.

9.2 – Kiến nghị.

C- CÁC VĂN BẢN VÀ BẢN VẼ KÈM THEO

 

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

1 . Tên chủ đầu tư : Công ty cổ phần Nam Tam Đảo

Tên giao dịch đối ngoại : SOUTH TAM DAO JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt :  STAM DAO, JSC

Đăng ký kinh doanh : : số 1903000114 ngày 16/11/2004 tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư  tỉnh Vĩnh Phúc.

Vốn điều lệ : 17,5 tỷ đồng

Tên dự án: Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác Ba

2 . Hình thức đầu tư của doanh nghiệp:  Công ty cổ phần nam Tam Đảo cùng với vốn tự có, và các nguồn vốn huy động khác, các nguồn vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn thu từ việc phân lô khu đất bán xây biệt thự nhà Việt cổ, vốn cho thuê hạ tầng kỹ thuật ,chủ động triển khai một số hạng mục. Một số hạng mục sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp là các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước tham gia. Các nhà đầu tư sẽ mua hoặc thuê cơ sở hạ tầng để trực tiếp đầu tư vào các hạng mục tự chọn theo hình thức 100% vốn, hoàn toàn tự chủ, độc lập về quản lý, hạch toán kinh doanh. Chủ đầu tư sẽ là cơ quan quản lý đầu tư theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3 . Ngành nghề kinh doanh:

     – Dịch vụ vui chơi giải trí du lịch sinh thái, nhà nghỉ, nhà cho thuê,cà phê giải khát, tắm bùn, xông hơi mát sa,  thẩm mỹ viện, câu cá, đua thuyền, leo núi, vượt thác, tắm suối; Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá; Trồng rừng; Chế tác cây cảnh; Nuôi trồng thuỷ sản và nuôi động vật hoang dã; Trồng dược liệu; Mua bán nông , lâm thuỷ sản.

     – Kinh doanh bất động sản; Đào tạo nghề; Câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ

     – San lấp mặt bằng công trình; Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình điện nước; Khai thác khoáng sản

     – Thiết kế chế tạo lắp đặt và chuyển giao công nghệ các dây chuyền sản xuât.

4. Đại diện theo pháp luật của công ty:

Họ và tên : NGUYỄN TRUNG CHÍNH  (nam)    Điện thoại: 7.912522

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Đại học luật Hà Nội – Thạc sỹ quản lý Khoa Học Công Nghệ.

Sinh ngày : 03/04/1954   Dân tộc : Kinh                Quốc tịch : Việt nam

Chứng minh nhân dân số : 010427258

Ngày cấp : 14/10/1999                                         Nơi cấp : Công an Hà nội

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :

số 4,  tổ 25, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà nội

     Chỗ ở hiện tại : số 471 Đội Cấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà nội

 

 

CHƯƠNG 1:

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1  Vị trí, địa điểm, chủ đầu tư:

  • Tên Dự án :  Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh – Suối Tiên – Thác Ba.

–    Địa điểm : Xã Trung Mỹ –  huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

–   Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo

1.2  Các căn cứ thiết lập dự án đầu tư :

  • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010.
  • Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế các công trình du lịch sinh thái và công trình dân dụng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành năm 1997.
  • Căn cứ vào điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ.
  • Luật đất đai ngày 14/7/1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai ngày 02-12-1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 12-7-2001.
  • Luật đất đai mới 13/2003/QH ngày 26 – 11 – 2003.
  • Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
  • Căn cứ vào bản vẽ tổng hợp diện tích hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Căn cứ vào bản đồ địa hình khu đất bản vẽ tỉ lệ 1/2.000 do Liên đoàn INTERGEO- Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam lập tháng 8/2004.
  • Căn cứ vào số liệu của dự án thuỷ lợi hồ Thanh Lanh do công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 và Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Vĩnh Phúc cung cấp.
  • Quyết định của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản số 15/2001/QĐ – BXD .
  • Thông tư số 09/2000 TT – BXD về việc hướng dẫn lập, quản lý chi phí xây dựng thuộc các dự án đầu tư .
  • Quyết định số 12/2001/QĐ – BXD về việc ban hành chi phí Tư vấn thiết kế .
  • Thông tư số 01/1999 TT – BXD của Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình theo luật thuế giá trị gia tăng .
  • Thông tư số 02/TBVL – LS ngày 12/8/2002 về điều chỉnh giá vật liệu xây dựng từ tháng 8/2002 .
  • Thông tư số 04/2002/TT – BXD ngày 27/6/2002 hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản .
  • Tiêu chuẩn Xây dựng Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD – CSKD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ngày 14/12/1996 .
  • Tiêu chuẩn qui phạm về thiết kế qui hoạch xây dựng đô thị số 20/TCN – 1996.
  • Căn cứ vào bản vẽ tổng hợp diện tích hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đơn giá Xây dựng cơ bản tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
  • Luật du lịch ngày 11 tháng 06 năm 2005.
  • Căn cứ vào luật phòng cháy chữa cháy.
  • Nghị định của Chính phủ số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
  • Nghị định của Chính phủ số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
  • Thông tư số 22/2001/TT-BTC ngày03 tháng 04 năm 2001 sửa đổi Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.
  • Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B và C ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
  • Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
  • Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
  • Căn cứ qui hoạch tổng thể Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt
  • Căn cứ vào Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐ ngày 28-01-2002 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá VIII, kỳ họp thứ 8 về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc.
  • Căn cứcông văn số 37/2003 VVXPĐT ngày 26/6/2003 của Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm trình UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc xin khảo sát lập dự án đầu tư trồng rừng, xây dựng khu vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái tại khu vực hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Căn cứ công văn 1366/HC-UB ngày 11 tháng 7 năm 2003 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc cho phép Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm tiến hành các hoạt động đo đạc, khảo sát thiết kế để lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư tại khu vực hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Thông báo số 556-TB/TU ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Thường trực Tỉnh uỷVĩnh Phúc về việc Dự án nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình Khu vui chơi, du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Thông báo số 02/TB-UB ngày 06 tháng 01 năm 2004, kết luận của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi tại cuộc họp ngày 02/01/2004 về 02 dự án đầu tư tại huyện Mê Linh và huyện Bình Xuyên.
  • Quyết định 572/QĐ-UB ngày 25 tháng 2 năm 2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm cho Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm lập dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Thông báo số 687-TB/TU ngày 17 tháng 5 năm 2004 của Thường trực Tỉnh uỷVĩnh Phúc về việc mở rộng dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Quyết định số 1615/QĐ-CT ngày 25 tháng 5 năm 2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng: Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Quyết định 2651/QĐ-UB ngày 03 tháng 8 năm 2004 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm bổ sung cho Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm lập dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi, du lịch sinh thái tại Thanh Lanh, suối tiên, thác Ba, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Căn cứ vào Quyết định số 4999/QDD-UB ngày 27-12-2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v Thu hồi và tạm giao đất cho Doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm để triển khai đầu tư xây dựng Khu vui chơi, Du lịch sinh thái tại khu vực Thanh Lanh, suối Tiên, Thác Ba tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Thông báo số 1145 – TB/TU ngày 26-4-2005, ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về việc quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh – Suối Tiên – Thác Ba.
  • Công văn gửi các cơ quan có liên quan ngày 06/05/2005 của Doanh nghiệp Máy thiết bị Chính Tâm và công ty cổ phần Nam Tam Đảo về việc chuyển đổi tên gọi Chủ đầu tư từ doanh nghiệp tư nhân máy thiết bị Chính Tâm sang công ty cổ phần Nam Tam Đảo.
  • Căn cứ vào Quyết định số 2098/QDD-UBND ngày 29-7-2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu vui chơi du lịch sinh thái Thanh Lanh, Suối Tiên, thác Ba, tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Thông báo số 219/TB – UBND ngày 21 tháng 9 năm 2005 về kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Ái tại buổi làm việc với Công ty cổ phần Nam Tam Đảo về dự án hồ Thanh Lanh – Bình Xuyên.
  • Căn cứ vào thông báo số 140/TB-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phi.
  • Căn cứ vào Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 07 tháng 07 năm 2006 V/v Tạm duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh, suối Tiên, thác Ba tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

1.3  Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng:

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía bắc, nền kinh tế của Tỉnh trong những năm gần đây đã đi vào ổn định. Với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phát triển về mọi mặt, kinh tế văn hoá, xã hội.. nhu cầu về phát triển dịch vụ du lịch ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi giải trí của nhân dân.

Nằm ở trong vùng du lịch Bắc bộ, thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải……nhiều di tích lịch sử của Tỉnh đã được Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng như tháp Bình Sơn, danh thắng Tây Thiên, Đình Phú Mỹ, đình Hương Canh, đình Thổ Tang……Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc hàng năm ngày một tăng nhanh .

Doanh thu từ  các dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá du lịch tăng kéo theo các loại hình vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch phát triển, du khách đến Vĩnh Phúc ngoài các hoạt động tham quan thắng cảnh còn có nhu cầu về nghỉ ngơi an dưỡng, giải trí và thưởng thức các loại hình nghệ thuật, văn hoá dân gian, văn hoá ẩm thực và các loại hình sinh hoạt văn hoá đặc thù khác như du lịch làng nghề, lễ hội cổ truyền tìm hiểu về cuộc sống của cư dân bản địa. Hoạt động vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch sinh thái là một trong các loại hình văn hoá rất cần thiết của Vĩnh Phúc, nó đảm bảo được việc bảo vệ môi trường kết hợp với các hoạt động dịch vụ lấy nguồn vốn để đầu tư cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ ngành, nguồn thuỷ hải sản và các loài động thực vật quý. Việc phát triển đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, phát triển bảo vệ hệ sinh thái rừng, cải tạo cảnh quan đã đem lại hiệu quả lâu dài cho nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Chiến lược đầu tư  vào hệ thống các khu du lịch sinh thái  của Tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng sống cho người dân trong những năm tới.

Mục tiêu xây dựng khu vui chơi du lịch mới theo loại hình vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch sinh thái không những góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng và các loại hình hoạt động văn hoá sẵn có của Vĩnh Phúc mà còn có tác dụng bảo vệ môi sinh và tính giáo dục rất cao, phù hợp với công ước Quốc Tế về bảo vệ cảnh quan môi trường khu vực các di sản thiên nhiên cần bảo tồn.

Với mức  sống ngày càng tăng rõ rệt, việc tạo nên những quần thể kiến trúc khu vui chơi giải trí du lịch sinh thái với hệ thống dịch vụ cao đạt tiêu chuẩn ngày càng trở nên cấp thiết. Những quần thể khu du lịch sinh thái càng có nhiều tiêu chí rõ rệt có tiện nghi và có điều kiện phục vụ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng về lĩnh vực văn hoá. Hoạt động văn hoá gắn với sinh thái là phương thức giải quyết tốt nhất cho nhu cầu hoạt động du lịch trên một đơn vị diện tích được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, lịch sử hình thành, cảnh quan môi trường có sẵn, là hướng đi đúng của các nước phát triển trên thế giới về quy hoạch phát triển bảo vệ cảnh quan.

Mô hình văn hoá vui chơi giải trí thể thao du lịch sinh thái là giải pháp cơ bản của các nước có cuộc sống văn minh, hiện đại cần lưu giữ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đồng thời đưa nó vào kết hợp phục vụ con người. Sử dụng các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật truyền thống hài hoà đan xen tiếp thu các công nghệ kiến trúc hiện đại, các quan điểm mới mẻ về đời sống, văn hoá tinh thần vui chơi giải trí tạo ra sự phát triển chung về nhiều mặt của khu vực. Tạo ra được những cộng đồng sống có trách nhiệm, hiểu biết thực hiện nếp sống văn minh hiện đại kết hợp với việc bảo vệ thiên nhiên.

1.4  Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án.

1.4.1. Mục tiêu:

Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu có tiềm năng về sinh thái thành một trung tâm hoạt động văn hoá vui chơi giải trí nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ có tầm cỡ khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí , hoạt động thể thao mang tính nghệ thuật cao. Đồng thời đóng góp một điểm nhấn đẹp cho vùng đất du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

1.4.2. Nhiệm vụ của dự án:

  • Quy hoạch chi tiết và xây dựng Hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh – Suối tiên – Thác ba; Thuộc xã Trung Mỹ- huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, sơ đồ vị trí và khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến.
  • Xây dựng mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia khu đất và quy định chế độ quản lý sử dụng đất đai cho các hoạt động sử dụng đúng mục đích quy hoạch
  • Nghiên cứu đề xuất định hướng kiến trúc không gian cảnh quan chung của khu vui chơi giải trí văn hoá thể thao du lịch sinh thái.
  • Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng hạ tầng kỹ thuật : san nền , thiết kế cao độ phục vụ công tác quy hoạch giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải và quy hoạch cấp nước. Nghiên cứu cấp điện, nước cho toàn Dự án.
  • Nghiên cứu phân kỳ đầu tưxây dựng . Đánh giá hiệu quả đầu tư của Dự án.

1.5  Lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô của dự án.

1.5.1.Hình thức đầu tư : Xây dựng mới .

1.5.2. Qui mô :

1-5-2-1: Quy mô xây dựng Dự án:

Phạm vi khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 343,2ha. Trong đó:

+ Mặt hồ Thanh Lanh có diện tích khoảng 120ha, được dùng phục vụ chủ yếu cho việc tưới tiêu, thuỷ lợi và trên cơ sở đó có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản và lợi dụng mặt nước tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch.

+ Vùng đệm ven mặt hồ từ cốt +80m đến mặt nước có diện tích khoảng 67,4ha. Được làm sân tập gold, nơi trưng bày các san phẩm làng nghề, chợ lưu niệm  trồng thảm cỏ và cây có bóng mát cho du khách đi dạo

+ Khu du lịch sinh thái với các hạng mục có diện tích khoảng 155,8ha; gồm diện tích dành cho các loại hình vui chơi, văn hoá, thể thao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quảng trường công viên cây xanh, lâm viên và giao thông.

1-5-2-2: Quy mô nhân lực:

Dự án đầu tư xây dựng: Hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối Tiên – Thác Ba  được chia làm nhiều khu chức năng khác nhau, tuỳ theo mức độ hoạt động và quy mô từng khu mà phân bố nhân lực phù hợp. Trong kế hoạch phát triển từng giai đoạn đầu tư xây dựng, nhu cầu về nhân lực sẽ thay đổi luân chuyển tuỳ theo sự phát triển nhạy cảm của các chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Hiện tại dự kiến tổng số cán bộ, nhân viên làm việc trong khu vực sẽ có khoảng từ 120 đến 150 người lao động, trong đó phần đông là lao động tuyển dụng tại địa phương, một số sẽ được đào tạo chuyên môn riêng gắn với từng vị trí công tác.

 

CHƯƠNG 2:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỰC TRẠNG KHU VỰC

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ.

2.1  Vị trí, phạm vi nghiên cứu:

2.1.1. Vị trí:

– Nằm ở xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc.

– Giao thông từ Hà Nội theo quốc lộ 23 đi Vĩnh Phúc, rồi theo quốc lộ 2 tới thị trấn Hương Canh, rẽ theo đường 302 và theo đường nhánh vào xã Trung Mỹ.

– Tuyến giao thông du lịch có thể đi từ  Phúc Yên theo đường tỉnh lộ đi Xuân Hoà, qua hồ Đại Lải và nhập vào đường tỉnh lộ 302, theo đường nhánh đi vào xã Trung Mỹ.

– Nhìn chung, giao thông đối ngoại khu vực là rất thuận lợi, gắn kết được các khu vui chơi giải trí văn hoá du lịch khu vực với nhau tạo thành chuỗi trong tổng thể phát triển vui chơi giải trí văn hoá du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo chủ trương của tỉnh Công ty sẽ tiến hành xây dựng con đường lớn có bề rộng mặt đường từ 25 đến 32 m đi từ đường hồ Đại Lải đi Trung Hà vào khu đất của dự án theo một dự án riêng.

2.1.2.Phạm vi nghiên cứu:

a) Phạm vi khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 343,2ha.

Trong đó:

+ Mặt hồ Thanh Lanh có diện tích khoảng 120ha, được dùng phục vụ chủ yếu cho việc tưới tiêu, thuỷ lợi và trên cơ sở đó có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản câu thả vó bè, vận chuyển du khách trên mặt hồ.

+ Vùng đệm ven hồ có diện tích khoảng 67,4ha.

+ Khu đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật và vui chơi du lịch sinh thái có diện tích khoảng 155,8ha; gồm diện tích dành cho các loại hình vui chơi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, quảng trường công viên cây xanh và giao thông.

     b) Phạm vi khu đất nghiên cứu có vị trí ranh giới là:

+ Phía Tây Bắc tiếp giáp vườn Quốc gia và xa hơn nữa là khu du lịch Tam Đảo.

+ Phía Nam, Đông Nam  tiếp giáp với xã Trung Mỹ.

+ Phía Tây, Tây Nam giáp sông Tranh.

2.2.  Đặc điểm tự nhiên:

2.2.1 Địa hình, địa chất khu đất xây dựng.

a) Địa hình:

– Khu vực xây dựng nằm trên vùng đồi núi thấp có độ cao từ +100 đến +300 tiếp giáp với vùng đồng bằng là các dãy đồi thấp có cao độ từ +50 đến +100. Địa hình dốc ( độ dốc trung bình từ 5%-30%) vây xung quanh một thung lũng lớn sẽ ngập nước tạo thành hồ khi tuyến đập thuỷ lợi hoàn thành.

– Hệ thực vật, nguồn nước ở đây hầu hết bị hoang hoá. Các loài cây lớn quý hiếm hầu hết bị đốn chặt, cây cối tự nhiên phần nhiều là cây nhỏ và dây leo. Cây  cối chủ yếu tồn tại là một số diện tích rừng bạch đàn và rừng keo do các hộ dân phát nương trồng tự phát.

– Mặt địa hình phân cắt bởi các sườn núi có nơi độ dốc gần 400 và các con suối nhỏ hệ động vật thưa thớt.

– Toàn bộ khu lịch sinh thái là khu đồi đất và đá thiên nhiên. ở đây đất đai tương đối màu mỡ, có thể trồng được một số loài cây thuận lợi cho quá trình phát triển của dự án sau này.

b) Địa chất:

– Theo tài liệu địa chất của dự án Hồ chứa nước Thanh Lanh thì khu vực dự án nằm ở khu tiếp giáp giữa các trầm tích Trias trung bậc Lađini tầng đèo Nhe (T2Lđn) và các thành tạo mác ma Tam Đảo có tuổi Trias trung đến thượng.

– Các lớp địa tầng từ trên xuống dưới của khu vực hồ Thanh Lanh có các lớp  theo trình tự như sau:

+ở trên cùng là lớp đất lấp trồng cây tiếp đến là lớp á sét  chứa dăm và sỏi cuội sỏi màu nâu đỏ, nâu vàng. Hàm lượng dăm, cuội, sạn, sỏi chiếm từ 20 đến 25% Trạng thái nửa cứng đến cứng, kết cấu chặt vừa. Nguồn gốc pha bồi tích (deQ).

+Lớp dưới là đá cát kết, bột kết, màu xám đen đến xám xanh. Đá có cấu tạo phân lớp dày. Đá có độ tuổi T2lđn.

+ở dưới là đá phong hoá hoàn toàn thành đất sét chứa dăm sạn màu xám vàng, xám nâu loang lổ trắng, nhiều chỗ còn dạng đá nhưng tính chất hoàn toàn như đất.

2.2.2 Khí hậu thời tiết.

Khu vực dự án nằm tại vị trí thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt và có đặc điểm khí hậu như  sau:

– Nhiệt độ không khí:

+ Trung bình cả năm              : 23,40 C

+ Tháng max                          : 36,60C/tháng 7

+ Tháng min                           : 5,40C/tháng 1

– Hướng gió thịnh hành:

+ Mùa hè                                : Đông Nam và Nam

+ Mùa đông                            : Đông Bắc và Bắc

– Lượng mưa trung bình:

+ Hàng năm                           : 1790mm/năm

+ Tháng max                          : 431,8 mm/tháng 8

+ Tháng min                           : 13,1mm/tháng 12

Vào mùa hè thường có mưa rào lượng mưa lớn. Mùa đông có mưa phùn, lượng mưa nhỏ và kéo dài

– Độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm tuyệt đối trung bình Hàng năm            : 24,5 mb

+ Độ ẩm tuyệt đối trung bình Tháng max           : 43,7mb /tháng 8

+Độ ẩm tuyệt đối trung bình Tháng min            : 4,2 mb /tháng 12

+ Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng                  : 83 %

– Bão lũ:

Vào mùa mưa nước từ  thượng nguồn đổ xuống gây ra lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

– Sương mù:

Sương mù thường xuất hiện vào mùa đông, mùa hè hầu như không có sương mù.Trong năm sương mù nhiều nhất vào tháng 3.

– Tầm nhìn xa:

Vào mùa đông do ảnh hưởng của các đám mây và sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế.

– Mực nước hồ chứa nước Thanh Lanh: 

Lấy theo số liệu của Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Dung tích nước hồ chứa khoảng 10 triệu khối.

Mức nước cao nhất (lấy theo mực nước biển) là : 77,6m

Mức nước trung bình (lấy theo mực nước biển) là : 76,7m

Mức nước thấp nhất (lấy theo mực nước biển) là : 75,1m

Trong vùng nghiên cứu của dự án có 2  phức hệ chứa nước chính là các bồi tích thềm sông suối và tầng đá gốc phong hoá nứt nẻ

–  Nước chứa trong cát cuội sỏi khá phong phú , tầng này có liên quan chặt chẽ với nước suối và được cung cấp bởi lượng mưa trong khu vực. Đây là nguồn nước cung cấp chính cho sinh hoạt của dân cư trong vùng.

–  Nước chứa trong hệ thống khe nứt của đá gốc không được phong phú vì đá phong hoá sâu. Nguồn bù cấp cho nước khe nứt là nước mưa.

Nước trong tầng cuội sỏi có nhiều điểm giống nước suối. Nước có tên Bicacbonat-clorua canximanhê trung tính, nước trong không màu, không mùi, không vị, nước có dấu hiệu ăn mòn Bicacbonat.

–   Đối với nước trong đá gốc, nước có tên Bicacbonat clorua nat ri ka li nước trong không màu, không mùi, không vị, nước có dấu hiệu ăn mòn Bicacbonat, ăn mòn cacbonic

2.2.3 Vị trí xã hội.

– Dự án nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển về văn hoá du lịch của huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc, đóng vai trò quan trọng trong tổng thể chuỗi quy hoạch các khu du lịch Vĩnh Phúc, với mục tiêu bảo tồn phát triển tự nhiên, song song với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

– Với vị trí vẻ đẹp sẵn có cộng với đầu tư hợp lý, Dự án khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh- Suối tiên- Thác ba sẽ đáp ứng được nhu cầu về nghỉ ngơi giải trí của cán bộ nhân dân trong tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời cũng thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm tới Vĩnh Phúc.

2.2.4 Đặc điểm lịch sử văn hoá

– Địa danh Thanh Lanh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng đất cổ của nước Việt Nam có niên đại hàng ngàn năm, nơi có nền văn hoá lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. nằm trong khu vực có nhiều dân tộc ít người đang sinh sống, mỗi dân tộc lại có một phong tục tập quán riêng, nhiều lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển.

Dân tộc Mường ở Vĩnh Phúc có nền văn hoá dân gian khá phong phú. Các truyện thơ, ca dao, tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên, của nhân dân lao động với bọn áp bức thống trị, ca ngợi tình yêu đôi lứa.

Người Mường rất hay hát, cả lúc thờ cúng, ma chay. hát xéc bùa theo công chiêng, hát ví, hát đúm…

Dân tộc Sán Dìu  có cách ăn mặc gần giống người Kinh, làm ruộng lúa, chăn nuôi, khai thác lâm sản, đan lát….. sử dụng xe quệt không bánh, dùng trâu kéo để vận chuyển. Dồ giải khát thông thường là nước cháo loãng.

Người Sán Dìu ở nhà trệt, mái lợp rạ, tranh hoặc ngói trong từng xóm nhỏ. Thờ cúng tổ tiên, táo quân , thổ thần…..Trong một năm có các lễ: Thượng điền, hạ điền, cơm mới, cầu đảo…..Cha mẹ quyết định việc cưới xin. Người cha làm chủ gia đình. Con theo họ cha, con trai được hưởng gia tài, nhiều lễ thức trong ma chay. Lối hát đối nam nữ rất phổ biến. Các nhạc cụ tù và, kèn, trống, sáo, thanh la. Các trò chơi dân tộc: đi cà kheo, đánh cầu lông, đánh khăng, kéo co….

Người Việt (kinh) có hát chèo, hát xoan, các điệu múa dân gian của đồng bằng trung du Bắc bộ.

Người Dao cung có vốn dân gian phong phú. nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Đặc biệt phụ nữ  Dao mặc y phục rất sặc sỡ, các loại hoa văn độc đáo, ngoài ra các phong tục cưới xin, ma tray mang đậm màu sắc tôn giáo.

Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có rất nhiều lễ hội như:

Hội đình Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên.

Hội Sơn Đồng huyện Lập Thạch.

Hội Hạ Lôi huyên Mê Linh.

Hội Dưng huyện Vĩnh Tường.

Hội xuân làng Thổ Tang huyện Vĩnh Tường.

Các Di tích lịch sử- Văn hoá như:

Tháp Bình Sơn huyện Lập Thạch.

Danh thắng Tây Thiên huyện Tam Dương.

Đình làng Phú Mỹ huyện Mê Linh.

Đình Hương Canh huyện Bình Xuyên.

Đình Thổ Tang huyện Vĩnh Tường.

Các danh thắng du lịch như:

Khu du lịch Tam Đảo- vườn Quốc gia Tam Đảo.

Hồ Đại Lải huyện Mê Linh.

Làng nghề gốm sứ Hương Canh huyện Bình Xuyên.

Chợ Tam Lộng xã Tam Lộng.

Đặc biệt ngay dọc tuyến đường vào khu hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ hiện tại có 3 ngôi đền có từ lâu đời đó là đền Trình, đền Trung, và đền Thượng. Hàng năm vẫn thu hút nhân dân và khách thập phương đến thờ cúng.Và đặc biệt vẫn còn dấu ấn thành quận hẻo một di tích lịch sử  rất cần được bảo vệ và tôn tạo.

2.3  Hiện trạng sử dụng đất:

Nhìn chung toàn bộ khu đất nghiên cứu có địa hình gò đồi núi tương đối dốc, đất đai chủ yếu để hoang hoá, hệ động thực vật quý hiếm đã bị tàn phá, sự khai hoang khai thác rừng của dân địa phương mang tính tự phát đã làm mất đi sự nguyên sơ vốn có.

Khu đất phía Nam ngoài đập thuỷ lợi hiện đã được giải phóng, địa hình dốc thoai thoải gồm một số gò đồi thấp, cao độ trung bình +70m so với mực nước biển.

Ngay phía trong đập, liền kề với đập phụ 1 và đập chính có một quả đồi nhỏ, trên đó có đền Thượng, là di tích cần được bảo vệ và trùng tu.

Khu vực phía trong đập là thung lũng trải dài lên phía Bắc, địa hình tương đối bằng phẳng, mực nước hồ dự kiến ở cốt +76m, địa hình phía trên cốt +76m viền quanh núi có độ dốc thoai thoải, có chỗ rất dốc. Trong khu vực này còn có một quần thể gò đồi lớn có diện tích khoảng 22ha, nhiều cây nhỏ có độ cao trung bình dự kiến sẽ là khu đảo nổi trên mặt hồ

Dọc lên phía Bắc khu đất dốc dần lên cốt +80m và cốt +90m, tại đây có địa hình tương đối bằng phẳng dốc thoai thoải và rộng, diện tích khoảng 25ha. Thực vật chủ yếu là rừng bạch đàn mới trồng thưa thớt, một số ruộng nương, còn lại là bụi rậm, đất để hoang không được khai thác. Dự kiến khu vực này sẽ là khu trung tâm vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác.

Dọc theo suối lên khu đát nghiên cứu tại cốt +140m và cốt +200m, khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, hội tụ nhiều nhánh suối, hiện nay vẫn để hoang chưa được khai thác, thực vật chủ yếu là cỏ dại, cây bụi dậm, những cây lớn hầu hết đã bị đốn chặt. Dự kiến đặt một số trạm dịch vụ nhỏ phục vụ tua du lịch leo núi vượt thác nhằm bảo vệ và tăng nguồn thu bổ xung vào kế hoạch bảo tồn tự nhiên.

Kế tiếp lên các cốt cao cho đến cốt +400m so với mực nước biển dọc theo các con suối là thác Ba Ao, nơi đây thác đổ từ đỉnh núi xuống chia làm 3 cấp tạo nên một không gian kỳ thú và hấp dẫn, dự kiến nơi đây là chỗ nghỉ chân chặng kết của chuyến du lịch thám hiểm leo núi lội suối.

TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐAI TOÀN KHU

TT

Loại đất

Tỉ lệ (%)

I

Phân loại theo độ dốc :

1

Độ dốc dưới 5%

41

2

Độ dốc 5% – 15%

44

5

Độ dốc trên 15%

15

II

Phân loại theo thảm thực vật :

1

Đất rừng tự nhiên

21

2

Đất rừng tái sinh

27

3

Đất trống đồi trọc xen cây bụi nhỏ

19

4

Mặt nước

3

5

Đất trồng cây, ruộng cạn, sình lầy

30

III

Phân loại theo sử dụng :

1

Đất ở

1

2

Đất canh tác nông nghiệp

20

3

Mặt nước

3

4

Đất lâm nghiệp

27

5

Đất dân tự khai phá trồng cây

49

 

2.4  Tình hình dân cư và hiện trạng công trình kiến trúc:

Khu vực này hiện nay ngoài số hộ nằm trong diện di dời giải phóng mặt bằng của dự án thuỷ lợi hồ chứa nước Thanh Lanh còn một vài hộ dân địa phương và nơi khác đến dựng một số lán tạm sơ sài dùng để trông coi nương rẫy, hiện cần phải di dời để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư trồng rừng, tránh hiện tượng chặt phá rừng phát nương rẫy bừa bãi gây sói mòn đất ảnh hưởng tới môi trường sinh thái lòng hồ, công việc này rất quan trọng vì hiện nay theo thống kê tất cả các hồ nhân tạo chứa nước trên cả nước ta đều bị hiện tượng sói mòn làm ảnh hưởng rất lớn đến thể tích lòng hồ, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến phát triển nông lâm nghiệp.

2.5  Hiện trạng các công trình hạ tầng kĩ thuật:

2.5.1 Hiện trạng giao thông:

Giao thông hiện nay chỉ có 1 đường duy nhất đI qua xã Trung Mỹ vào khu vực dự án, đường đất đá đã xuống cấp, rất hẹp, nhiều ổ gà rất khó đi, vì thế việc đi lại vào khu vực hiện nay không được thuận lợi.

Giao thông trong khu vực hiện chỉ có 1 con đường mòn độc đạo nối từ phía ngoài đập vào trong khu cốt +120m, con đường này sẽ bị ngập nước một phần lớn khi hồ chứa nước Thanh Lanh hoàn thành.

Phần đường còn lại mòn dốc, gồ ghề. Khi triển khai dự án cần được quy hoạch, nâng cấp cải tạo để phục vụ đi lại nội vùng.

2.5.2 San nền, thoát nước mưa:

a) Hiện trạng nền:

Khu vực nghiên cứu có địa hình đa dạng, bao gồm những dải đồi nối tiếp nhau và bị chia cắt khá mạnh bởi các khe tụ thuỷ, tập trung nước mặt chảy về thung lũng.

+ Cao độ địa hình trải dài từ ngoài cốt thấp nhất là +40m chân đập chính dốc dần vào bên trong cốt lớn nhất là +400m (thác Ba Ao)

Nhìn chung địa hình khu vực đồi núi  không thuận lợi cho xây dựng các công trình quy mô lớn.

Khu vực đất bãi ở các cốt +80m, +90m, +100m có diện tích lớn, khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao văn hoá.

b) Hiện trạng thoát nước mưa:

Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa, chủ yếu nước chảy tự nhiên theo độ dốc địa hình về các khe tụ thuỷ, suối nhỏ rồi đổ vào con suối trung tâm chảy ở giữa thung lũng rồi chảy ra sông Bả.

2.5.3  Hiện trạng cấp điện, cấp nước:

Hệ thống điện hiện tại chưa có.

Sử dụng nguồn nước tự nhiên sẵn có.

2.5.4 Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:

Hiện trạng hệ thống thoát nước bẩn trong phạm vi quy hoạch chưa có gì.

2.6  Các dự án chuẩn bị đầu tư có liên quan:

Hiện nay chưa có dự án đầu tư nào trong phạm vi khu đất

2.7  Nhận xét chung:

Qua các đặc điểm hiện trạng cho thấy khu đất phù hợp và có nhiều cảnh quan địa hình đẹp để quy hoạch xây dựng thành một khu vui chơi giải trí du lịch sinh thái có nhiều chức năng nghỉ ngơi vui chơi giải trí, phục vụ nhân dân trong Tỉnh nói riêng và khách du lịch trong và ngoài nước nói chung . Với khu đất còn hoang sơ, hoang hoá cần có sự đầu tư  đồng bộ từ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây dựng kiến trúc phù hợp, hệ thống bảo vệ quản lý và đặc biệt là công tác triển khai di dời các hộ dân còn lại ra khỏi khu vực để tăng cường bảo tồn xây dựng phát triển cảnh quan tự  nhiên cũng như bảo vệ mặt hồ nhằm phát triển sinh thái và đảm bảo nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu của vùng hồ chứa nước Thanh Lanh.

 

CHƯƠNG 3:

QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

3.1  Quan điểm thiết kế quy hoạch:

  • Tận dụng đối đa điều kiện thiên nhiên môi trường sẵn có, cải tạo xây dựngthêm các kiến trúc cảnh quan mới hoà nhập với cảnh quan thiên nhiên có sẵn đưa vào phục vụ du lịch tạo nguồn kinh phí đầu tưtiếp theo cho công tác lưu giữ phát triển các cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Có công năng mạch lạc, mục đích sử dụng đạt được tối ưu theo đúng nhiệm vụ yêu cầu sử dụng của công trình . Trên cơ sở đó đề xuất được phương án khai thác, quản lý, sử dụng, vận hành, khi Dự án đi vào hoạt động.
  • Đẹp về lâu dài, phù hợp với tương lai, thuận lợi cho việc thiết kế đầu tư bổ xung.
  • Hài hoà và gần gũi với không gian kiến trúc chung. Tạo cảm giác tốt và thu hút cho người trực tiếp sử dụng và du khách.
  • Quy hoạch phát triển bền vững và kinh tế.
  • Thể hiện được là khu có vị trí đặc biệt trong tổng thể phát triển chuỗi Vui chơi giải trí, du lịch sinh thái của Tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Tận dụng đối đa điều kiện địa chất thuỷ văn, ánh sáng, hướng gió, mặt nước, vận dụng vào thiết kế.
  • Quan điểm trong thiết kế công trình và hạ tầng cơ sở là chú trọng nhiều đến cảnh quan thiên nhiên hoà nhập thiên nhiên bao gồm các hạng mục:

          – Hệ kiến trúc sinh thái:

+ Cải tạo cảnh quan thiên nhiên, trồng cây xanh bảo vệ giữ màu cho đất, trồng thêm nhiều cây xanh truyền thống, cây cảnh, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên khu vực.

+ Xử  lý hệ thống kè bờ, trồng cỏ, cây sinh thái bảo vệ hồ, chống sói mòn, lở đất.

+ Cải tạo môi trường khu vực đập thuỷ lợi sau khi dự án đập hoàn thành, phát triển hệ thống nhà vườn, vườn ươm nhằm quản lý bảo vệ và phát triển cây xanh sinh thái.

+ Xây dựng các trạm, đội bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và nước thải, an ninh khu vực.

+ Tạo các khu nhà vườn tại một số khu vực để phát triển ươm giống, trồng chế tác cây cảnh, các loài thực vật quý hiếm nhằm phát triển đa dạng phong phú hệ sinh thái tự nhiên.

+ Mở rộng dòng chảy, tận dụng áp lực nước tự nhiên, tạo thêm nhiều thác nước và hồ chứa nước ngọt  phục vụ cảnh quan, và là chỗ chứa nước phục vụ tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tạo kiến trúc du lịch đặc trưng vùng là du lịch thám hiểm leo núi, tắm suối, vượt thác.

+ Tạo kiến trúc miền núi trung du như: Khu trang trại bảo tồn nuôi gây giống các loài cá, chim, thú. Xây dựng khu nuồi trồng thuỷ sản, thả vó bè nuôi và đánh bắt cá. Công viên nước hồ tạo sóng kết hợp với suối và thác nước tự nhiên, các khu vui chơi giải trí gắn với hệ sinh thái tự nhiên……

+ Xây dựng các khu Làng văn hoá với mục đích gìn giữ phát triển văn hoá Dân tộc truyền thống địa phương, giao lưu giới thiệu bản sắc dân tộc địa phương với khách du lịch trong và ngoài nước.

          – Hệ thống các dịch vụ phục vụ khách du lịch:

+ Nhà hàng phục vụ theo kiến trúc xưa kết hợp các hoạt động văn hoá truyền thống – phục vụ các món ăn địa phương cung cấp từ nguồn nuôi trồng sẵn có.

+ Khu giao lưu biểu diễn văn nghệ, múa rối nước, vui chơi cảm giác mạnh, nhà hàng phục vụ ăn theo lối hiện đại kết hợp ca nhạc hiện đại, vũ trường – phục vụ các món ăn âu, á. Hệ thống bể bơi bể vầy, sân thể thao chất lượng cao.

+ Xây dựng khách sạn tiêu chuẩn cao: trong đó có các phòng nghỉ dưỡng, phòng họp, hội thảo, thể thao giải trí phục vụ các hội nghị, hội thảo, cho các đoàn cán bộ và du khách trong và ngoài tỉnh.

  • Hệ thống nhà vườn, nhà nghỉ bao gồm:

+ Xây dựng khu an dưỡng, khu trại sáng tác phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi dưỡng sức của mọi tầng lớp nhân dân, tạo môi trường sinh thái và nhu cầu cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu sáng tác nghệ thuật, văn học và an dưỡng.

+ Xây dựng câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ, vườn thiền trúc lâm mang tính chất á đông phù hợp với tính cách và sở thích thầm kín của người Việt, đồng thời cũng là  nét Văn hoá truyền thống gửi gắm đến bạn bè khách Quốc tế khi có dịp ghé thăm nơi đây.

+ Xây dựng các cụm biệt thự nhỏ dạng làng nhà Việt cổ với những hình thức kiến trúc đặc sắc nằm trong khuôn viên có vườn cây xanh chia làm nhiều loại có diện tích khác nhau nằm xen kẽ giữa kiến trúc thiên nhiên được bố trí hợp lý phù hợp với các mức sống của mọi tầng lớp nhân dân có thu nhập khác nhau.

– Hệ thống cơ sở hạ tầng:  giữa các khu vực là ngắn nhất:

          + Đường giao thông xây dựng sử dụng vật liệu truyền thống đảm bảo thuận tiện mật độ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế công trình du lịch sinh thái.

+ Bãi đỗ xe, bến thuyền.

+ Trạm điện.

+ Trạm xử lý, cấp nước.

+ Trạm xử lý nước thải theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

+ Hệ thống các chòi nghỉ dọc đường và vệ sinh công cộng.

          + Giao thông vào khu du lịch sử dụng hai phương thức:

          – Sử dụng thuyền, kết hợp xuồng có động cơ đón khách.

          – Sử dụng giao thông đường bộ.

3.2  Quy hoạch kiến trúc:

     3.2.1  Tính chất.

Quy hoạch chung tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định :

Khu vực nghiên cứu, thiết kế là khu vui chơi giải trí, là nơi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái của mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh nói riêng và nhân dân trong và ngoài nước nói chung.

     3.2.2  Các chỉ tiêu chính của đồ án:

Căn cứ các quy định của quy hoạch chung, tình hình hiện trạng và các quy chuẩn, quy phạm hiện hành xác định các chỉ tiêu KTKT chủ yếu của đồ án:

– Khu đất có diện tích khoảng : 155,8ha

– Khu vui chơi, du lịch sinh thái phải được xây dựng đẹp và hấp dẫn nhân dân trong khu vực cũng như du khách trong và ngoài nước, đồng thời giữ gìn môi trường tự nhiên sẵn có của khu vực.

– Giao thông:

                   + Đảm bảo giao thông thuận lợi, có các bãi đỗ xe cho khách.

+ Đường đi trong khu du lịch được tận dụng tối đa nguồn vật liệu sỏi đá sẵn có từ việc nạo vét lòng hồ, móng đường giao thông chính dùng B.T cấp phối sỏi mặt dải nhựa átphan, đường giao thông nội bộ lát đá, hoặc trải sỏi.

+ Hệ thống giao thông đường thủy chu yếu bằng xuồng máy hoặc thuyền, tại các khu chức năng đều được xây dựng các bến đậu thuyền đá hộc giật cấp vừa thuận tiện vừa phù hợp với tự nhiên.

– San nền xây dựng trong khu vực:

+ Cố gắng tôn trọng tối đa địa hình tự nhiên, khối lượng san nền ít nhất đảm bảo tính kinh tế của đồ án bằng biện pháp cân bằng đào đắp tại chỗ.

+ Bảo đảm khu vực xây dựng nằm trong qui hoạch thoát nước tốt nhất, phù hợp với sự biến động của mực nước hồ.

– Cấp nước:

Cấp nước thường xuyên cho các chức năng trong khu vực với tiêu chuẩn:

                   + Khách sạn, nhà ở: 150lít/nguời/ngđ.

                   + Phục vụ, điều hành: 100lít/người/ngđ.

          + Du khách:         40lít/ người/ngđ. Bố trí các họng cứu hoả và tưới cây.

– Thoát nước bẩn vệ sinh môi trường:

          Nước thải phải được xử lý theo tiêu chuẩn quy định hiện hành trước khi chảy ra hồ.

Rác: Được thu gom hàng ngày, một phần xử lý tại chỗ, phần còn lại được trở đi xử lý tại các trung tâm xử lý rác của khu vực.

– Cấp điện:

                   Đảm bảo cấp điện 24/24h.

                   Chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn:

                   + Đường nội bộ 0,6 CD/m2

                   + Mặt nước thảm cỏ 0,4 CD/m2

3.2.3  Cơ cấu tổ chức quy hoạch.

Cơ cấu tổ chức quy hoạch:

Dùng giải pháp phân tán, các khu chức năng nằm rải theo dọc bám vòng theo hồ theo một lối giao thông độc đạo duy nhất, do vậy tổ chức điều hành an ninh quản lý toàn khu du lịch được thuận lợi. Khu trung tâm đặt tại vị trí cốt +80m, +90m thuộc phía bắc khu đất, gồm các khu chức năng ấn tượng, từ đây có các lối dẫn du khách tới các khu vui chơi, giải trí và thư giãn khác nhau được trải dài trên đường giao thông toàn khu và tới các khu chức năng khác nhau. Các khu chức năng có tính chất độc lập riêng biệt được đặt tại những vị trí phù hợp. toàn bộ khu vực được bao bọc bởi hệ thống rừng sinh thái.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quy hoạch.

 

 

 

Ưu điểm của phương án:

– Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tổng thể cơ bản và đầy đủ.

– Dễ phát triển thành Khu vui chơi du lịch sinh thái có quy mô lớn, hiện đại và các khu chức năng hoạt động riêng không ảnh hưởng lẫn nhau.

– Dễ quản lý kiểm soát trong quá trình sử dụng

– Phân khu chức năng phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực, tận dụng tối đa địa hình, thảm thực vật hiện có.

– Vừa có tính độc lập cao vừa thuận tiện cho việc kết nối giữa các khu chức năng khác nhau.

– Thuận lợi cho việc phân kỳ đầu tư

Nhược điểm:

– Do điều kiện khu vực đầu tư địa hình phức tạp phương án chọn phải chấp nhận chi phí đầu tư lớn.

BẢNG 1: THỐNG KÊ SỬ DỤNG ĐẤT

(PHƯƠNG ÁN CHỌN)

BẢNG CÂN ĐỐI ĐẤT ĐAI

TT

Thành phần đất đai chính

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

01

Dịch vụ công cộng – khách sạn

21,98

14,1

02

Thể thao, vui chơI giảI trí

16,9

10,84

03

Công viên cây xanh, trồng rừng

33,1

21,25

04

– Đất vườn sinh thái +đường nội bộ (27,2 ha);- Biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ (17,68 ha).

– Đất thương phẩm biệt thự nhà Việt cổ

(4,42 ha)

49,3

31,64

05

Đất dự trữ phát triển

6,5

4,17

06

Đất giao thông

28,02

18

Tổng

155,8

100

T T

Phân khu chức năng chính Dự án

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

A

Khu đón tiếp

28,4

18,3

B

Khu điều hành

24,81

15,9

C

Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp.

24,3

15,6

D

Trung tâm ấn tượng, khu vui chơi thiếu nhi, vui chơi cảm giác mạnh, vườn chim cảnh…

11,7

7,5

E

Công viên nước Disneyland, hồ tạo sóng, tắm bùn, các trò chơi nước ống trượt. Vườn thú hoang dã, nuôi cá sấu…..tinh hoa dân tộc thu nhỏ, múa rối nước, ẩm thực.

4,2

2,7

F

Quảng trường trung tâm, sân biểu diễn lễ hội, bến xe, bến thuyền trung tâm, xe đạp nước, xe máy nước….

5,3

3,4

G

Khu nhà và vườn ươm giống, chế tác cây cảnh.

3,24

2,0

H

Khu nhà nghỉ cao cấp, TT thể thao

12,65

8,1

Y

Khu làng dân tộc Việt Nam, ( các khu nhà sàn dân tộc, sân lễ hội dân tộc, trang trại nuôi thú, nuôi trồng thuỷ sản, lầu ngọc…

14,9

9,5

K

Khu trại sáng tác

18,1

11,6

L

CLB rèn luyện sức khoẻ, nghỉ dưỡng

8,2

5,4

Tổng diện tích đất quy hoạch Dự án

155,8

100

3.2.4  Quy hoạch sử dụng đất đai:

          * Khu đón tiếp (khu A):

Bao gồm nhà quản lý tiếp đón (giới thiệu toàn cảnh khu du lịch và phát tờ rơi), quảng trường vườn hoa, bãi đỗ xe lớn, bến xe điện, tại đây khách sẽ qua cửa soát vé và đi vào khu du lịch, có bảng biểu chỉ dẫn, khách có thể đI bằng nhiều loại phương tiện như xuồng máy, xe đIện hoặc xe hơi…. Tại đây có tổ chức chợ bán đồ lưu niệm mỹ nghệ và các mặt hàng đặc trưng của địa phương. Ngoài ra còn tập trung ở đây khu nhà ở của cán bộ nhân viên là những người sống và làm việc tại ngay trong khu vực. Trong khu còn bố trí một diện tích nhỏ là đất thương phẩm để xây dựng biệt thự nhà vườn theo quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

* Khu điều hành (khu B):

Khu tiếp đón được bố trí ở phía bờ Tây của hồ chứa nước Thanh Lanh, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hình thành khu vui chơi du lịch sinh thái, là ngưỡng cửa đón tiếp các đoàn khách du lịch, các đoàn cán bộ đến khu vui chơi du lịch.

Bao gồm bộ phận quản lý trụ sở chính ban quản lý khu vui chơi du lịch, quảng trường vườn hoa, bãi đỗ xe, khách sạn phục vụ nghỉ ngơi, hội nghị hội thảo với đầy đủ các nhu cầu như bể bơi, xông hơi massage, thể thao……Phục vụ nhu cầu mọi tầng lớp nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc cũng như khách tới tham quan và làm việc tại Tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài ra khu vực này còn bố trí Khu vườn sinh thái, nhà ở biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ với kiến trúc dạng nhà vườn nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu ăn ở nghỉ ngơi sinh thái của con người kết hợp với đất thương phẩm để xây dựng biệt thự nhà vườn theo quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

* Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp (Khu C):

Đây là khu vực không thể thiếu trong cơ cấu bố cục quy hoạch khu vui chơi du lịch sinh thái.

Nổi bật nhất nơi đây là tổ hợp các dịch vụ ăn uống, giải trí. Khu thể thao được tổ chức với đầy đủ các loại hình như bể bơi, sân tennis, bóng chuyền cầu lông…..

Ngoài các loại hình nghỉ ngơi dịch vụ, nơi đây được quy hoạch một khu nhà ở gồm các biệt thự nhà nghỉ 2 tầng và nhà Việt cổ kết hợp với đất thương phẩm để xây dựng biệt thự nhà vườn theo quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong khuôn viên các khu nhà biệt thự kết hợp Vườn sinh thái trồng các loại cây, bồn hoa, bể phun, sân ngắm cảnh, chòi nghỉ, ghế đá, các sân thể thao teniss, bóng chuyền, cầu lông, và một số dịch vụ công cộng khác….. nhằm thoả mãn nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi thư giãn cho mọi người sau những thời gian làm việc căng thẳng. Trong khu vực này bố trí các đường dạo giúp cho du khách vừa nghỉ ngơi thư giãn vừa có thể thưởng ngoạn cảnh quan toàn bộ khu hồ Thanh Lanh.

* Khu trung tâm ấn tượng (Khu D):

Khu trung tâm ấn tượng là nơi tập trung thu hút khách đến tham quan giải trí nghỉ ngơi đặc biệt là khách thăm quan lứa tuổi thanh thiếu niên thiếu nhi, là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi độc đáo cảm giác mạnh và ấn tượng, là đầu mối để dẫn dắt du khách tới những hoạt động du lịch sinh thái nối tiếp. Khu trung tâm ấn tượng gồm các hạng mục sau:

+ Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh là nơi thư giãn ngắm cảnh trên tháp cao, có thể ngồi giải khát trên một không gian thoáng, nơi có tầm nhìn rộng ra mọi hướng trong khu vực.

+ Vườn chim thú cảnh là nơi nuôi và lưu giữ những loài chim thú đặc thù của địa phương, nhằm giúp du khách hiểu biết thêm về hệ động thực vật của khu vực.

+ Bánh xe khổng lồ, xe bay cảm giác mạnh là những trò chơi thu hút đối tượng thanh thiếu niên, đó là nhu cầu không bao giờ thiếu được đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, tạo nên một không gian vui chơi nhộn nhịp nhằm nối kết đến khu vui chơi tiếp theo là khu vui chơi công viên nước Disneyland.

+ Công viên khủng long mô tả lại quang cảnh cuộc sống của loài Khủng long thời tiền sử, những con khủng long mô tả như  thật với tự động hoá tạo nên sức sống gây cảm giác ly kỳ đối với du khách, vừa sợ hãi, vừa hấp dẫn tạo nên sự tôn trọng của con người đối với thiên nhiên hoang dã.

Khu vực này còn dự trữ một phần đất rộng 2,6 ha dự trù nhu cầu phát triển các dịch vụ trong tương lai, trước mắt trồng cây xanh tạo công viên rừng.

* Công viên nước Disneyland (Khu E):

Bao gồm hồ tạo sóng nhân tạo, bể bơi, bể vầy, các trò chơi nước, tháp lâu đài mang hình tượng lâu đài Disneyland, ống trượt, đài phun tạo nên một quang cảnh sôi động cực kỳ hấp dẫn với tất cả các loại hình trò chơi nước, tắm bùn, xông hơi bằng lá thuốc tăng cường sức khoẻ. Các loại hình trò chơi nước thiết kế trên cơ sở lợi dụng dòng chảy và áp lực của nước tự nhiên sẵn có.

Khu vực vườn hồ nuôi cá sấu, vườn thú hoang dã tạo cho nơi đây một giá trị cực kỳ độc đáo và hấp dẫn trí tò mò khám phá của du khách. đồng thời cũng tạo ra những sản vật quý hiếm thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc nuôi thả có kế hoạch, qua đó tạo ra môi trường tham quan cho du khách, tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị hấp dẫn du khách, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.

Các loại hình biểu diễn múa rối nước Dân tộc, kết hợp với nhà hàng ẩm thực dân tộc với các món ăn đặc trưng của dân tộc các miền.

Các mô hình kiến trúc tiêu biểu của Dân tộc, gợi ý bản sắc dân tộc Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam.

          * Quảng trường, trung tâm biểu diễn lễ hội (khu F):

Nơi đây là chỗ tập kết chính của trung tâm khu vui chơi du lịch, là một trung tâm biểu diễn lễ hội rất lớn hoành tráng, là nơi diễn ra các hoạt động biểu diễn văn hoá, lễ hội truyền thống địa phương, các buổi biểu diễn giao lưu liên hoan ca nhạc, các chương trình cắm trại, phục vụ các hoạt động lễ kỷ niệm của đất nước do các ban ngành tổ chức.

Trong khu có các bãi để xe, các bến thuyền chính, công viên xe đạp nước, xe máy nước, biểu diễn đua thuyền…

Ngoài các chức năng trên nơi đây được tổ chức một vườn hoa rất lớn và quy mô với muôn vàn màu sắc của các loài hoa khắp miền tổ quốc.

* Khu nhà vườn ươm giống, chế tác cây cảnh, hỗ trợ phát triển trồng rừng (Khu G):

Khu vực này bao quanh hồ diều hòa được phân chia thành các khuôn viên riêng biệt, gồm các khu nhà nghỉ cao cấp thấp tầng và vườn bao quanh. Mục đích dùng để tạo ra các vườn ươm giống gieo nuôi trồng các giống cây phục vụ công tác trồng rừng, nghiên cứu tạo ra các giống cây ăn quả và các giống cây quý tạo sự phong phú cho thảm thực vật hồ Thanh Lanh. Đồng thời cung cấp thêm các khu nhà nghỉ cho du khách.

Ngoài ra đây còn là nơi chế tác gây trồng những cây cảnh có giá trị, nghiên cứu phát triển các họ hoa Phong Lan, địa Lan, các loại thảo mộc giá trị……. tạo ra các mặt hàng, hiện vật lưu niệm có giá trị, tạo ra một môi trường sinh thái thiên nhiên quyến rũ của khu du lịch hồ Thanh Lanh, và đó cũng là nhân tố thu hút níu chân khách du lịch, lưu lại những kỷ niệm đẹp của chuyến du lịch.

          * Khu nhà nghỉ cao cấp, trung tâm thể thao (Khu H):

Khu dịch vụ cao cấp bao gồm khu khách sạn, nhà nghỉ độc lập đạt tiêu chuẩn kèm theo là các dịch vụ thể thao, bể bơi nước nóng, xông hơi massage, ăn uống….kết hợp với suối tự nhiên, các hồ nước xanh trong và thảm thực vật tươi tốt. Tất cả nằm trong một khuôn viên độc lập yên tĩnh, tạo ra một môi trường nghỉ ngơi an dưỡng sinh thái lý tưởng mà không nơi nào có được.

* Khu làng dân tộc Việt Nam (Khu Y):

Gồm các khu nhà sàn dân tộc Mường, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Dao tạo thành một quần thể các làng dân tộc. Tại đây tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc, biểu diễn múa xạp, uống rượu cần, ném còn, múa khèn, hội cồng chiêng v..v… và cũng tại đây du khách sẽ được thưởng thức văn hoá ẩm thực dân tộc miền núi trung du.

Khu trang trại bao gồm các khu vườn nuôi thả gia súc, gia cầm, các vườn chim, vườn cò, vườn nuôi ong. Ngoài ra còn có một số chuồng nuôi nhốt thú, mục đích để cung cấp nguồn thực phẩm cho khu du lịch, dự án cũng xin đề xuất chức năng nuôi, bảo tồn một số loài động vật quý hiếm bảo vệ chống lại sự săn bắn trái phép bừa bãi, đồng thời cũng tạo cho khu du lịch một điểm thăm quan độc đáo có giá trị như một bảo tàng động vật tự nhiên.

Lầu ngọc là công trình kiến trúc đặc sắc đứng độc lập trong không gian tự nhiên yên bình và thơ mộng, đến đây du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân tộc mộc mạc chân quê từ các sản vật nuôi trồng cẵn có của vùng hồ. Tại đây du khách sẽ như lạc vào một khung cảnh hữu tình mang đậm nét đồng quê. Dưới lớp nhà mái bát giác là những thuyền câu, thuyền chài quăng lưới kéo vó trên mặt nước, khung cảnh đó sẽ làm cho du khách quên đi những ồn ào của chốn thị thành.

          *  Khu trại sáng tác (Khu K):

Bao gồm một khu nhà nghỉ dành cho các đoàn cán bộ các ngành nghiên cứu khoa học, lập trình, nghiên cứu sáng tác văn học nghệ thuật, hội hoạ…v..v  cần một môi trường để nghỉ ngơi, làm việc. Tại đây được tổ chức có các phòng hội thảo, giao lưu, các khu vườn thiên nhiên được tổ chức nằm giữa hai ngọn núi tại hồ trữ nước.  Khu thung lũng được hình thành trên cơ sở vùng cây lâm nghiệp hiện có, sẽ là một không gian lý tưởng cho nghỉ ngơi yên tĩnh và sáng tác nghệ thuật.

Với khung cảnh hấp dẫn, nơi đây không thể thiếu loại hình nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ con người, đó là tổ hợp các Khu vườn sinh thái biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ, nằm xen kẽ trong bóng mát cây xanh, với bố cục xen kẽ trên những cốt cao độ khác nhau sẽ tạo cho các khu nhà có được không gian và điểm nhìn rất đẹp hướng ra hồ, đó cũng là nét độc đáo của những khu nhà nghỉ sinh thái.

* Câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ, nghỉ dưỡng (Khu L):

Gồm một khu nhà nghỉ an dưỡng chủ yếu dành cho những người cao tuổi trong và ngoài nước có nhu cầu tìm đến những chốn thanh bình thư giãn tuổi già. Tại đây có đầy đủ tiện nghi và nhu cầu ăn ở cũng như hoạt động sinh hoạt vui chơi phục vụ tuổi già như vườn thiền trúc lâm, sân đánh cờ, công viên giải khát, ngoài ra còn có những loại hình vận động văn thể như câu lạc bộ khiêu vũ, các loại hình phục vụ sức khoẻ như phòng khám đông tây y, câu lạc bộ dưỡng sinh với đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao.

Môi trường trong sạch bình yên và mang đậm chất dân dã đó là quan điểm thiết kế và cũng rất phù hợp với sở thích và cuộc sống của tuổi già. Đây sẽ là môi trường nghỉ ngơi dưỡng lão lý tưởng.

Hoà với cảnh sắc yên bình nơi đây được bố trí dải rác các cụm Vườn sinh thái biệt thự 2 tầng nhà Việt cổ,  mô phỏng kiến trúc làng cổ dân gian tạo cho khu vực một không khí ấm áp nhưng không quá náo nhiệt.

* Các khu đất dự trữ phát triển

Đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển khu vui chơi du lịch sinh thái, vị trí đặt tại những phần đất có khả năng đáp ứng được những yêu cầu trong tương lai đặt ra là có thể xây dựng các chức năng phục vụ du lịch mang tính hiện đại và độc đáo. Dự án đề lại một phần diện tích trên đảo nổi và phần diện tích phía bắc khu du lịch để chủ đầu tư nghiên cứu hướng tới các loại hình kinh doanh mới phục vụ tốt nhất nhu cầu xã hội và mang lại lơi ích cao nhât cho doanh nghiệp, trước mắt trong giai đoạn tới dùng để trồng rừng, gây giống cây phục vụ phát triển du lịch sinh thái lâu dài.

* Hệ thống các trạm quản lý bảo vệ môi trường, nuôi trồng thuỷ sản, an ninh, y tế dải đều theo tuyến du lịch. Trạm gồm đội quản lý bảo vệ môi trường, Trạm quản lý an ninh, y tế kết hợp với phòng cháy chữa cháy. Trạm quản lý nuôi trồng thủy sản. Nhằm đảm bảo an ninh an toàn khu du lịch và bảo vệ sinh thái rừng, củng cố duy trì các hoạt động du lịch được đảm bảo thông suốt.

* Diện tích trồng rừng, công viên cây xanh công cộng và giao thông khu vực:

Quy hoạch dự án được phân chia thành các chức năng hoạt động khác nhau, giải pháp ngăn cách hoặc nối tiếp các khu được sử dụng chủ yếu bằng các dải cây xanh và giao thông liên khu, giao thông và cây xanh luôn được gắn kết với nhau bổ xung cho nhau về mật độ cũng như làm giảm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Dọc các tuyến giao thông luôn được bố trí các công viên cây xanh vừa có mục đích thẩm mỹ cải tạo cảnh quan vừa là không gian nghỉ trong chặng du lịch. Rừng trồng trong khu du lịch chủ yếu cốt +90 trở lên, tạo phần nền cảnh quan cho khu vui chơi du lịch đồng thời giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được là bảo vệ đất màu, chống sói mòn và là lá phổi xanh bảo vệ cho con người và vật thể tồn tại phát triển lâu dài.

 

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU DIỆN TÍCH ĐẤT THEO QUY HOẠCH.

T T

Chức năng

Diện tích đất (ha)

Diện tích XD (m2)

Diện tích sàn (m2)

A

Khu tiếp đón

28,4

1

Panô quảng cáo, lời chào

0,1

100

2

Cổng vào, biểu tượng khu du lịch

0,16

100

3

Khu nhà ở cán bộ nhân viên

0,86

1.250

1.250

Trạm quản lý môi trường

40

4

Trung tâm điều hành, tiếp đón

1,2

200

200

Phòng hướng dẫn

Phòng thông tin liên lạc, đổi tiền.

Phòng bán vé

Phòng y tế

Gửi đồ cá nhân

Phòng an ninh

Trạm kỹ thuật  (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

Nhà vệ sinh công cộng

60

5

Trạm bảo dưỡng cung cấp nhiên liệu

0,07

100

6

Sân đường nội bộ

0,3

7

Vườn sinh thái

9,09

8

Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập

2,605

9

Đất thương phẩm (Biệt thự nhà vườn)

1,675

10

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

7,64

11

Công viên cây xanh, trồng rừng

4,7

5.690

B

Khu điều hành

24.81

1

Trụ sở chính công ty

0,8

700

2.100

2

Vườn hoa, biểu tượng khu du lịch

0.5

200

Bến thuyền

200

Biểu tượng khu du lịch

50

3

Khách sạn, hội thảo

0.8

700

2100

Trạm kỹ thuật  (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

4

Khu dịch vụ giải khát

0.06

500

900

Nhà hàng ăn hiện đại

Nhà hàng ăn dân tộc

Các phòng ngủ tiêu chuẩn

Sân thể thao TeniS, cầu lông

Siêu thị, cửa hàng bách hoá nhỏ

Các chòi nghỉ (5x9m2)

45

Bể bơi

400

600

Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh

70

Siêu thị 3 tầng

900

5

Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập

6,5

33.250

6

Vườn sinh thái

5,5

7

Đất thương phẩm (Biệt thự nhà vườn)

2,25

8

Nhà trẻ 4 nhóm

0,6

200

400

Nhà vệ sinh công cộng

60

9

Nền ngôi chùa cổ

0,06

10

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

6,22

11

Công viên cây xanh

1.52

C

Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp

24,3

1

Khu dịch vụ thể thao

1,02

Sân tenis

340

Sân cầu lông

340

Sân bóng chuyền

250

Siêu thị, cửa hàng bách hoá nhỏ

300

300

Khu bể bơi, bể vầy

350

600

Trạm kỹ thuật,(cấp điện, cấp nước, PCCC,ytế…).

40

Nhà vệ sinh công cộng

60

2

Khách sạn cao tầng

1,45

900

6300

3

Vườn sinh thái;

8,89

138.000

4

Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập

3,99

22.250

5

Đất thương phẩm ( B thự nhà vườn)

1,6

6

Khu dịch vụ giải khát mua sắm

0,84

200

Cửa hàng giải khát

300

7

Nhà hàng thủy tạ

0,01

Bến thuyền

200

Các chòi nghỉ(7x9m2)

63

8

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

3,56

9

Công viên cây xanh, trồng rừng

0,95

22.647

10

Đất dự trữ phát triển

2,0

D

Khu trung tâm ấn tượng

11,7

1

Khu dịch vụ giải khát

0,4

Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh

70

2

Khu đu quay cảm giác mạnh

0,8

1200

3

Vườn chim thú cảnh

1,20

300

4

Công viên khủng long

0,5

5

Hồ nuôi cá sấu

0,7

Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

Nhà vệ sinh công cộng

60

6

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

2,43

7

Công viên cây xanh

2,67

5.760

Các chòi nghỉ(5x12m2)

60

8

Đất dự trữ phát triển

3,0

E

Công viên nước Disneyland

4,2

1

Khu di sản kiến trúc Việt Nam

1,0

Nhà quản lý điều hành

80

80

Trạm kỹ thuật, (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

.

Mô hình Khuê Văn Các

20

Mô hình Thiên Quang Tỉnh

50

Mô hình tháp Chăm

20

Mô hình nhà Rông

50

Mô hình tháp Cửu Thiên

20

Mô hình chùa Dơi Khơme

50

Tượng các danh nhân

2

Nhà hát múa rối

0,5

Thuỷ đình biểu diễn múa rối nước

50

Nhà hàng ẩm thực Việt Nam

250

250

Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh

70

Nhà trưng bày sản phẩm dân tộc

100

100

3

Công viên nước

1,2

Lâu đài Disneyland, ống trượt

100

100

Các chòi nghỉ, (5x9m2)

45

Nhà vệ sinh công cộng

60

4

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

0,8

5

Công viên cây xanh

0,7

F

Quảng trường, trung tâm biểu diễn lễ hội

5,3

1

Sân lễ hội, khán đài

1,0

8.800

Trạm quản lý

30

Biểu tượng khu du lịch

50

2

Vườn hoa trung tâm bốn mùa

1,2

9.500

Bến thuyền

200

Bến xe máy nước, xe đạp nước

200

Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh

70

Các chòi nghỉ, (5x12m2)

60

Vệ sinh công cộng

60

3

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

2,3

4

Công viên cây xanh, trồng rừng

0,8

7.980

G

Khu nhà vườn ươm giống, chế tác cây cảnh, hỗ trợ phát triển trồng rừng

3,24

1

Vườn ươm

3,04

260770

Nhà nghỉ cao cấp thấp tầng (7 căn x 300m2)

2100

2100

Trạm kỹ thuật, (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

30

2

Sân đường nội bộ

0,2

1.200

H

Khu nhà nghỉ cao cấp, tt thể thao

12,65

1

Khu giải khát

0,6

Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh

100

2

Khu thể thao

1,5

Sân tenis

340

Sân cầu lông

340

Sân bóng chuyền

250

Bể bơi, bể vẩy

600

Các chòi nghỉ, (5x9m2)

45

Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

 Nhà vệ sinh công cộng

60

3

Khu biệt thự, nhà sàn

4,5

Khu nhà nghỉ độc lập (7 căn x 70 m2)

840

4

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

1,11

5

Công viên cây xanh

4,94

39.795

Y

Khu làng dân tộc Việt Nam

14,9

1

Khu trang trại nuôi chim

2,0

Khu trang trại nuôi nhốt

500

Trạm kỹ thuật, (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy, ytế…).

40

2

Khu làng văn hoá

1,4

Nhà sàn dân tộc (20 nhà x 120m2)

2.400

Bến thuyền

100

Khu lầu ngọc

170

Cửa hàng giải khát, lầu vọng cảnh

70

3

Khu nuôi trồng thuỷ sản

2,1

Nhà quản lý

60

Các chòi nghỉ, chòi bán sản phẩm

120

4

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

2,16

5

Công viên cây xanh, hồ nước

7,24

K

Khu trại sáng tác

18,1

1

Nhà nghỉ phục vụ sáng tác

1,2

1.400

Các phòng làm việc hội thảo sáng tác

Các phòng nghỉ

Bếp, phòng ăn

Căng tin, giải khát

2

Vườn hoa tri kỷ

0,9

3.200

Bến thuyền

100

Các chòi nghỉ, (3 chòi x 12m2)

36

Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

3

Vườn sinh thái

2,762

4

Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập

1,22

60250

5

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

2,52

6

Công viên cây xanh

7,99

5.134

7

Đất dự trữ phát triển

1,5

L

CLB rèn luyện sức khoẻ, nghỉ dưỡng

8,2

1

Khu nghỉ ngơi

2,5

Nhà ở nghỉ dưỡng

1.200

Các phòng ở cá nhân, ở tập thể

Các phòng sinh hoạt, văn nghệ, CLB khiêu vũ.

Bếp, phòng ăn

Siêu thị, cửa hàng bách hoá nhỏ

Căng tin, giải khát

Trạm kỹ thuật, điều hành (cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy,ytế…).

40

2

Vườn thiền trúc lâm

0,7

3.000

Các chòi nghỉ, (3 chòi x 9m2)

27

3

Vườn sinh thái

0,96

4

Biệt thự nhà Việt cổ 2 tầng độc lập

0,64

3.250

5

Đất giao thông, Bãi đỗ xe

1,8

6

Công viên cây xanh

1,6

5.083

Tổng diện tích đất quy hoạch Dự án

155,8

 

                                     Hệ thống đường giao thông

1

Tuyến đường A1 (16,5m) – 300 m

0,55

2

Tuyến đường A (10,5m) – 9501 m

14,4

2,48

3

Tuyến đường B (8,5m) – 2780 m

4

Tuyến đường C (5,5m) – 5927,8

3,64

5

Tuyến đường D (2,5m). Đường dạo, đường xây bậc – 4524 m

2,12

6

Bãi đỗ xe P

3,58

7

Bãi đỗ xe điện

0,5

8

Hệ thống cầu (2 cầu)

0,75

            Tổng diện tích đất giao thông

28.02

 

3.6 – Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc :

Không gian kiến trúc được tổ chức trên cơ sở tổng thể không gian qui hoạch và yêu cầu của từng loại chức năng công trình để tạo được hình khối đường nét công trình và không gian công trình cho phù hợp với không gian chung.

Trong các khu chức năng đều có quảng trường rộng, sự mở rộng không gian sau khi khách đi từ các lùm cây, bờ cỏ qua một cổng vòm chào đón tạo cảm giác mới lạ và thu hút đối với khách tham quan.

Không gian kiến trúc được thể hiện cụ thể ở các loại hình kiến trúc sau :

– Đối với các công trình xây trong khu trung tâm yêu cầu phải có kiến trúc hiện đại, đồng thời kết hợp những nét dân tộc địa phương nhằm khẳng định một phong cách kiến trúc đặc thù.

– Mặt bằng cần linh hoạt có thể thay đổi dễ dàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều loại hình khác nhau.

– Đối với các công trình xây dựng trong khu Du lịch sinh thái cần có sự phối hợp màu sắc, không gian của các công trình, các thiết bị trò chơi trên nền xanh của cỏ cây sẽ tạo ra một bức tranh thiên nhiên gợi cảm. Không phô trương các mô hình kiến trúc lớn ảnh hưởng đến cảnh quan chung.

– Các cấu trúc và hình dáng của các trò chơi giải trí sẽ được chú ý và nghiên cứu một cách tỉ mỉ, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về an toàn hiệu quả, dễ khai thác nhưng vẫn mang những nét biểu tượng truyền thống, phù hợp với thói quen và thị hiếu của người Việt nam và nhân dân địa phương.

– Đối với cụm công trình xây dựng trong khu trung tâm yêu cầu phải có không gian lớn hiện đại, khỏe khoắn, phù hợp với các loại hình hoạt động thể thao, văn hóa về tính chất, quy mô và có khả năng linh hoạt trong sử dụng.

– Các cụm công trình còn lại xây dựng yêu cầu không gian vừa phải kết hợp với thiết kế cây xanh thảm cỏ hoặc các sân vườn tiểu cảnh tạo được nhiều không gian riêng trong cái chung của màu xanh của rừng, tạo ra sự đa dạng cho khu vực.

– Về tầng cao của các công trình : không quá 3 tầng (trừ các công trình đặc biệt như tháp vọng cảnh hay một số công trình trong khu trung tâm như khách sạn, nhà điều hành …). Các khu vực đều có chiều cao quy định theo yêu cầu và quy mô nhằm tránh phá vỡ cảnh quan chung.

– Về sử dụng vật liệu : khuyến khích sử dụng các vật liệu tự nhiên và địa phương sẵn có, kết hợp với việc xử lý và gia cường công nghệ cao đảm bảo an toàn về chịu lực, chống cháy, hạn chế sự hủy hoại của thời gian và môi trường thiên nhiên.

– Hồ chứa nước Thanh Lanh đóng vai trò là bố cục trung tâm của khu du lịch. Theo địa hình, sẽ thiết kế và bố cục sao cho mặt hồ và đường dạo xung quanh gọn gàng khỏe mạnh. Những hồ nước kết hợp với cầu đảo và các chòi nghỉ sẽ tạo ra quanh cảnh diễm lệ và nên thơ.

– Xung quanh mép hồ một số chỗ dùng kè đá, thay đổi xiên hoặc thẳng, để tự nhiên, một vài đoạn dùng rào lan can. Ngoài ra còn bố trí một vài điểm bờ hồ thảm cỏ trườn xuống mặt hồ cho tự nhiên, trồng một ít cỏ lác, vài đám hoa súng tạo thêm sự thơ mộng.

< >Ven hồ có các đèn trang trí và các tiểu cảnh kiến trúc, tượng, núi đá v.v… làm điểm chấm phá trong không gian mặt hồ.- Tạo được một nền xanh bóng mát, trang trí, phong cảnh thống nhất với 3 tầng (tầng cao, tầng thấp và trung bình).

 

– Tạo một phong cảnh thiên nhiên có sức biểu hiện lớn.

+ Bố cục cây xanh tuân thủ một số nguyên tắc sau:

a. Tầng cao:

Độ cao H = 10 – 30m, với các cây bóng mát chủ đạo như :Cọ, Trám, Sấu, Đề, Muỗm, Ngọc Lan, Gạo, Muồng các loại…các loại cây này tạo nên những không gian cây xanh, bóng mát quanh năm xanh tươi.

b. Tầng trung bình:

Độ cao H = 5 – 10m là những loại cây Móng bò hoa vàng, Hoa ban, Tử vi, Tường vi, Đào phai, Mận, Bưởi, Cọ móc, Thu hải đường, Đùng đình, Tre trúc vàng…

c. Tầng thấp:

Độ cao H = 0,2 -2m là các loại cây cảnh như: Cô tòng, Ngâu, Dạ hương, Dâm bụt, Trúc, Chuối cảnh, Cọ cảnh, Dong, Cúc, Hồng, Lan ý, Mào gà….được trồng gắn liền với không gian các công trình kiến trúc, công trình văn hóa trong Công viên như Tượng, Đài phun nước, Bể cảnh vv…tạo cảnh quan sinh động phù hợp với chức năng và ý nghĩa biểu hiện của nó. Hàng rào xung quanh các khuôn viên trồng Ô rô, Duối, hoặc cây sắn được cắt xén đẹp, cầu có mái qua hồ cần có máng hai bên để trồng hoa. Quanh hồ trồng Liễu, Đào, Lộc, Vừng, Phượng…

3.8. Vật nuôi trong vườn chim thú cảnh, trang trại:

Vật nuôi trong công viên chủ yếu nằm trong khu nghỉ ngơi yên tĩnh những loại vật nuôi này không nằm ngoài mục đích trưng bày, tham quan, dồn dụ chim tự nhiên tạo môi trường sinh động với hệ sinh thái đa dạng.

Khu quây lưới nuôi chim, thú tự nhiên được nuôi thả các loài :

– Các loài chim ăn nuôi: Cò trắng, vạc, le khoang cổ, vịt trời, diệc xanh.

– Các loài chim cạn ngủ trên cây: Gà gô, gà so ngực gụ, gà rừng lốc trắng …

– Các loài chim nước Gà đồng, Sơn cầm, Rè giun, Cuốc ngực trắng, Xít xanh

– Các loài chim hót: Cu ngóc, Cu xanh khoang cổ, Sơn ca, Bông lau vàng, Chào mào khoang cổ, Khướu đầu trắng, Khướu khoang cổ, Họa mi.

– Các loại thú ăn cỏ, quả, lá cây như: Dê, Thỏ, Sóc, Nhím, nai hoẵng…..

3.9. Khối lượng và kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc:

Kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc xây dựng trong vui chơi khu du lịch sinh thái được tính toán trên cơ sở đơn giá xây dựng tại địa phương với những công trình có đơn giá cụ thể, đối với những hạng mục công trình không nằm trong đơn giá, trong khuôn khổ Dự án quy hoạch này kinh phí đầu tư xây dựng tạm thời ước tính.  ( xem phần khái toán chi tiết kinh phí)

 

 

CHƯƠNG 4:

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

4.1. Quy hoạch giao thông:

4.1.1. Giao thông đối ngoại khu vực:

– Giao thông đối ngoại là đến tuyến đường dân sinh thuộc xã Trung Mỹ, hiện nay tuyến đường nay đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cần được các cấp ban ngành quan tâm sửa chữa ,mở rộng và nâng cấp.

4.1.2. Giao thông nội bộ khu du lịch sinh thái:

– Hệ thống giao thông trong khu vực dự án được tổ chức đa dạng (đường thẳng, đường cong, đường lượn, chỗ tránh xe, kết hợp các vòng cung và đường tròn hoàn chỉnh) phù hợp với chức năng từng khu vực, liên hoàn gắn kết giữa các khu vui chơi và tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến nghỉ ngơi vui chơi giải trí.

– Khu vui chơi du lịch sinh thái được bố trí  cổng vào tại khu đón tiếp , quảng trường lớn đón tiếp khách, các cổng vào khác được bố trí thuận tiện cho khách ra vào các khu chức năng.

– Tại các cổng vào tổ chức các trục đường  trồng hoa và cây cảnh theo mùa tạo không gian rộng đón tiếp khách vào vui chơi giải trí.

– Trục đường giao thông chính (Loại I) trong khu vui chơi, đường rải nhựa átphal, mặt đường rộng  5,5m – 10,5m, vỉa hè rộng 1,5m – 3m; liên kết các khu chức năng và là tuyến giao thông chính cho các xe chuyên dùng.

– Đường dạo trong các khu vực (Loại II), đường btông hoặc lát đá, rải sỏi,  được thiết kế phù hợp với điều kiện địa hình, các đường này có chiều rộng trung bình 1,5m đến 3,5m.

– Hệ thống bãi đỗ xe: Tổ chức làm nhiều khu bãi đỗ xe, tổng DT = 3,5ha.

Các bãi đỗ xe được bố trí gần với các bến thuyền để tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình của du khách.

Hệ thống cầu chính gồm 2 cầu BTCT.

+ Diện tích cầu bê tông cốt thép : 0,75ha.

(Chi tiết xem bản vẽ quy hoạch giao thông).

T T

Chức năng

Diện tích (ha)

P

Hệ thống giao thông

28,02

1

Tuyến đường A1 16,5m ( 3+10,5+3m )

0,55

2

Tuyến đường A 10,5m ( 1,5+7,5+1,5m )

14,4

3

Tuyến đường B  8,5m  ( 1,5+5,5+1,5m )

2,48

4

Tuyến đường C  5,5m  ( 1+3,5+1m )

3,64

5

Tuyến đường D (2,5m). Đường dạo, đường xây bậc

2,12

6

Bãi đỗ xe P

3,58

7

Bãi đỗ xe điện

0,5

8

Hệ thống cầu (2 cầu)

0,75

 

4.1.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến:

– Cấp đường: Cấp quản lý cấp IV, cấp kỹ thuật cấp 60.

-Tốc độ tính toán: 60 Km/h.

-Số làn xe yêu cầu: 02.

-Chiều rộng làn xe: 3,75m.

-Bán kính đường cong nằm tuỳ theo địa hình, tối thiểu Rmin = 125 m.

-Tầm nhìn tối thiểu:

+Một chiều: 75m.

+Hai chiều: 150m.

+Độ dốc tối đa: 15%.

+Độ dốc ngang phần xe chạy : 2%.

+Mo dun đàn hồi yêu cầu :1530 dan/cm2.

– Quy mô đường

a. Đường giao thông chính:

-Độ dốc dọc đường (tuỳ theo địa hình) imac =15%

-Độ dốc ngang đường:  i= : 2%.

-Chỉ giới đường đỏ: 80 đến 95

Mặt đường xe chạy : 7,5 m.

b. Các thông số kỹ thuật:

-Tải trọng tính toán: H30

-áp lực bánh: P = 6 daN/ cm2

-Đường kính vệt xe: D = 33 cm

c. Kết cấu mặt đường:

– Bê tông tưới nhựa hạt mịn dày 5 cm

-Tưới hựa dính bám TCN 0,5Kg/ cm2

– Bê tông hạt nhựa thô dày 6cm.

-Tưới nhựa dính bámTCN1,5 Kg/ cm2

– Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm

– Cấp phối đá dăm loại 2 dày 20 cm

– Nền đầm chặt đạt K=0,98 dày 30 cm dưới sát lớp đáy móng.

d. Đường dạo: (Loại II)

-Kết cấu 1:

Đất nền đầm chặt K=0,98

Mặt xếp lát đá cuội tự nhiên.

-Kết cấu 2:

Đất nền đầm chặt K=0,98

Sỏi cuội nhỏ đầm chặt dày 10cm

Mặt đường xếp đá hộc, đá bản hoặc gạch lỗ.

          e. Bãi đỗ xe:

– Đất nền đầm chặt K=0,98

Cấp phối sỏi dăm gia cố XM 6% dày 20cm

4.2. Quy hoạch san nền, cấp thoát nước:

4.2.1 Cơ sở thiết kế:

< >Căn cứ vào bản vẽ tổng hợp diện tích hiện trạng sử dụng đất khu vực Hồ Thanh Lanh- xã Trung Mỹ – huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/2000đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào bản đồ địa hình khu đất bản vẽ tỉ lệ 1/2000 do Liên đoàn INTERGEO- Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam lập tháng 8/2004.Căn cứ vào số liệu của Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Bảng nhu cầu dùng nước sinh hoạt:

 

Số TT

Nội dung

Đơn vị

Tiêu chuẩn

1

Tiêu chuẩn l/ng.ngđ

l/ng.ngđ

80

2

Số người

Người

2000

3

Số dân được cấp

(%)

100

4

Nhu cầu nước sinh hoạt

(m3/ngđ)

Tiêu chuẩn dùng nước lấy theo tiêu chuẩn nước cho sinh hoạt đô thị -Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước và các chỉ tiêu tính toán chủ yếu

TT

Thành phần dùng nước

Nhu cầu

Tỉ lệ

m3/ng.đ

1

Nước sinh hoạt

Qsh

240

2

Nước cấp dịch vụ, công cộng

20%Qsh

48

4

Tưới cây, tưới đường

10%Qsh

24

5

Tổng cộng

Q1

312

6

Rò rỉ, dự phòng

29%Q1

90

7

Tổng cộng

Q2

402

8

Dùng cho bản thân

6%Q2

24

9

Công suất ngày TB

Qtb

426

10

Công suất ngày MAX

1,2Qtb

511

Công suất chọn

600

Công suất cấp nước cho Dự án là 600 m3/ng.đ. Như vậy tính toán xây dựng trạm bơm tăng áp, và mạng lưới đường ống trên cơ sở công suất cấp nước là

600 m3/ng.đ

e.1. Xác định nguồn nước.

Nguồn nước cấp nước cho Dự án lấy từ hệ thống trạm sử lý nước, dựa trên cơ sở nguồn nước chính lấy từ  nước suối và nước giếng khoan.

e.2. Phương án cấp nước.

Nước lấy từ  giếng khoan và nước suối được bơm lên khu sử lý nước đặt trên đồi cao. Sau đó được bơm xuống các khu vực trong khu du lịch..

Do địa hình khu vực trải dài hai bên bờ suối, hồ và cao độ khác nhau nên toàn khu bố trí 3 trạm cấp nước. Nước sạch được đưa từ trạm cấp nước đến điểm dùng nước.

Trạm số 1 (200m3/ngày đêm) cấp nước cho các khu A, B, C,D.

Trạm số 2 (300m3/ngày đêm) cấp nước cho các khu E, F, G,H,Y.

Trạm số 3 (100m3/ngày đêm) cấp nước cho các khu K, L.

BẢNG ĐỊNH HƯỚNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU DỰ ÁN

Giai đoạn đầu tư

Các Trạm bơm giếng và đường ống nước thô

Các công trình trong trạm xử lý

Đường ống truyền dẫn cấp I từ trạm xử lý  tới các đối tượng dùng nước

Đường ống phân phối cấp II nối từ ống cấp I tới hàng rào các khu tiêu thụ

Đường ống cấp nước trong nội bộ các khu

Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án

Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án

Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án

Khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án

Khu vực không thuộc phạm vi nghiên cứu của dự án

Dây chuyền công nghệ  trạm xử lý

 

Các TBG

Dàn mưa ,bể lắng  lọc nhanh

Bể chứa

Trạm bơm cấp II

Mạng lưới   cấp I, II &III

Nhà hoá chất

 

 

 

 

 

 

e.3. Phương án cấp nước phòng chống cháy nổ.

– Mạng lưới cấp nước được lựa chọn là mạng lưới cấp nước chữa cháy áp lực thấp tức là mạng lưới chỉ bố trí họng cứu hoả, các họng cứu hoả được bố trí trên mạng lưới đường ống cấp I, theo tiêu chuẩn các họng được bố trí cách nhau 150m.Nhưng do địa hình của khu vực có nhiều công viên nước và hồ nên các họng cứu hoả chỉ bố trí tại các ngã 3, ngã 4 và trong các khu nhà biệt thự, nhà ở Tại các khu nhà cao tầng  phải có hệ thống cấp nước cứu hoả riêng bao gồm trạm bơm cứu hoả, bể dự trữ, mạng lưới đường ống và thiết bị báo cháy tự động riêng cho từng khu nhà để dập tắt khi đám cháy mới xảy ra. Sau đó lưu lượng, áp lực dập tắt đám cháy thuộc các thiết bị chuyên ngành của cơ quan phòng cháy nổ Bộ Công an.

c)  Nội dung phương án cấp nước :

* Công trình đầu nguồn:

– Xây dựng 3 trạm bơm cấp nước lấy nước mặt từ thác nước trong khu vực , Bố trí 1 máy bơm có công suất    Q = 20 m3/h, H = 36-49 m.

– Xây dựng và lắp đặt điện động lực chiếu sáng cho 3 trạm.

– San nền, xây đường vào 3 trạm cấp nước  .

– Xây dựng và lắp đặt đường dây cao thế ,và 3 trạm biến áp 50 KVA 10/0,4, cho các  trạm.

– Lắp đặt đường ống dẫn nước thô HDPE PN 10, f90 , f110, f160, f225 , f400 dài 600m đảm bảo công suất 600m3/ng.đ.

* Trạm xử lý:

–  San nền khu xử lý, kích thước 30 x 30m

– Xây dựng một đơn nguyên bể hợp khối dàn mưa cao tải, bể lắng tiếp xúc, lọc nhanh  công suất 600 m3/ng.đ.

– Bể chứa nước sạch dung tích 150m3 kích thước 7x 7 x 3,9m.

 -Xây dựng và lắp đặt khối nhà hoá chất 1 tầng  .

– Xây dựng và lắp đặt trạm bơm cấp II, kết hợp trạm bơm rửa lọc .

          – Nhà bảo vệ có diện tích 3,3m x 3,3m.

– Xây dựng bể chứa bùn có dung tích 15 m3

– Xây dựng sân phơi bùn 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có kích thước 6x6x1.5 m

– Xây dựng và lắp đặt đường ống kỹ thuật, thoát nước bằng thép đen và bê tông cốt thép có đường kính D15 ¸ D 300 cùng các phụ tùng tê, van, cút và đồng hồ đo nước.

Xây dựng sân đường nội bộ khoảng 450m2, hàng rào 120m, cổng bảo vệ rộng 6,5m kể cả cổng phụ 2,0m.

– Xây dựng đường vào khu xử lý rộng 4m dài 20m.

– Xây dựng điện cao thế, trạm biến áp 80 KVA -10 / 0.4.

– Xây dựng điện động lực chiếu sáng khu xử lý và điện hạ thế xuống trạm.

– Xây dựng tuyến ống cấp I từ khu xử lý tới các hộ tiêu thụ và các khu dịch vụ từ f150 – f400 với tổng chiều dài 11.500m:

– Xây dựng lắp đặt tuyến ống cấp II từ tuyến ống cấp I tới hàng rào của các khu nhà và hàng rào của các hộ tiêu thụ đường kính ống từ f60 – f42 với tổng chiều dài 5121m và 200 đồng hồ đo nước f50 – f15.

                Bảng tổng hợp vật tư thiết bị chủ yếu phương án chọn

G.Đ I (2003 – 2010)  với công suất : 600m3/ngđ

STT

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

I – Thiết bị vật tư đầu nguồn :

1

ống dẫn mạng cấp I

m

6760

2

ống dẫn mạng cấp II

m

9664

3

Số nút

nút

170

4

Họng cứu hoả

họng

45

5

Trạm cấp nước

trạm

3

6

Bơm chìm Q= 20 m3/h, H= 36-49 m

bộ

03

7

Van một chiều F80

Cái

03

8

Van hai chiều  F80

Cái

03

9

Máy biến áp 50 KVA – 10/0,4

bộ

03

10

ống HDPE PN 10 D 90

m

150

11

ống HDPE PN 10 D110

m

150

12

ống HDPE PN 10 D160

m

150

13

ống HDPE PN 10 D225

m

100

II – Thiết bị vật tư  khu xử lý :

1

Bơm ly tâm trục ngang  Q =  150 m3/h, H = 12 m

bộ

01

2

Bơm ly tâm trục ngang  Q =  41 m3/h, H = 58 m

bộ

01

3

Bơm ly tâm trục ngang  Q =  74 m3/h, H = 58 m

bộ

02

4

Clorator P = 0 – 1 kg/h đồng bộ ejector

bộ

01

5

Bình Clo 50 kg

Bình

03

6

Máy bơm kỹ thuật phục vụ Clorator Q =0.5 m3/h,  H = 50m

bộ

02

7

Máy bơm hút nước rò rỉ Q=0.5 m3/h,H=10m

bộ

01

8

Ông INOX, bê tông các loại F15 – F200

m

80

9

Tê, van, côn, cút các loại F15 – F150

cái

30

10

Máy biến áp 180 KVA – 10/0,4

bộ

01

11

Đồng hồ đo nước F200

cái

01

12

Đồng hồ đo nước F250

cái

01

III – Mạng phân phối và truyền dẫn:

1

ống uPVC f200

m

800

2

ống uPVC f150

m

2647

3

ống uPVC f100

m

4077

4

ống uPVC f90

m

1782

5

Họng cứu hoả F125

bộ

15

6

Van + bầu xả khí F25

bộ

15

7

Tê, van, côn, cút các loại F50 – F250

cái

200

IV

Mạng cấp II

m

3.720

2

ống thép mạ kẽm F60

m

1.630

3

ống thép mạ kẽm F48

m

2.050

4

ống thép mạ kẽm F42

m

1.420

5

Đồng hồ đo nước từ F50-F32

Cái

200

6

Tê, van, côn, cút các loại F32 – F50

cái

800

 

4.5. Thoát nước :

a) Nguyên tắc thiết kế và giải pháp thoát nước:

* Giới thiệu chung:

Hệ thống thoát nước là một tổ hợp những công trình kỹ thuật để thu nhận, vận chuyển các loại nước thải ra khỏi khu vực dân cư hay sản xuất. Sau đó xử lý làm sạch tới khi đạt yêu cầu được xả vào sông, hồ.

Có 2 loại nước thải chính :

– Nước thải sinh hoạt : Là nước thải từ các chậu rửa, buồng tắm, hố xí … trong các khu vệ sinh phục vụ sinh hoạt của các khu nhà ở của nhân viên, khu khách sạn nhà nghỉ…, nước thải này có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng.

– Nước mưa : Sau khi rơi xuống chảy trên mặt đất, sân đường nội bộ trong khu vực, khu sản xuất v.v … được xác định là một loại nước thải .

Các loại nước thải trên được thu nhận và dẫn trong mạng lưới thoát nước bằng các ống cống, mương rãnh…. Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dự án. Đồng thời xử lý và khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước.

* Lựa chọn hệ thống thoát nước khu vực dự án:

Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại hệ thống thoát nước ta chọn giải pháp bao gồm 2 loại mạng lưới thoát nước như sau :

+ Mạng lưới thoát nước bẩn (mạng lưới thoát nước riêng số 1): là mạng lưới truyền dẫn nước thải đã xử lý cục bộ trong các khu nhà ở, khách sạn, nhà nghĩ …trong đó nước đã đạt tiêu chuẩn loại B, tiêu chuẩn 5942-1995 để tới khu xử lý nước thải tập trung của khu vực.

+ Mạng lưới thoát nước bề mặt (mạng lưới thoát nước riêng số 2):  là mạng lưới thoát nước mưa trong toàn bộ bề mặt của khu vực dự án. Loại nước mưa này được thu vào các hố ga và dẫn không áp bằng các tuyến cống tròn hoặc mương nắp đan xả ra các khu vực trũng và đổ ra hồ.

b) Phương án phân chia lưu vực, tính toán mạng lưới thoát nước mưa:

*  Phân chia lưu vực và diện tích thoát nước mưa :

Quy hoạch dự án có tổng diện tích theo quy hoạch 155,8 ha. Địa hình phức tạp trong việc thoát nước, vì vậy mạng lưới thoát nước mưa được thoát theo địa hình và cao độ của đường. Nước được thu vào các hố ga hàm ếch khoảng cách trung bình 50m/ 1cái, dẫn không áp bằng các tuyến cống tròn và mương hở qua các cửa xả đưa thẳng ra hồ.

Những vị trí địa hình trũng dùng trạm bơm nâng cốt bơm nước lên vị trí cao để thoát nước bằng các tuyến cống tròn.

          *  Tính toán thuỷ lực mạng lưới cống thoát nước mưa :

a/ Tính toán hệ thống cống ngầm theo phương pháp cường độ giới hạn của lưu vực tính toán, theo công thức :    Qtk = 1/360 x CIA

Trong đó :

– Qtk : Là lưu lượng thiết kế theo tính toán m3/s.

– C :  Là hệ số triết giảm phụ thuộc tính chất mặt phủ của lưu vực tính toán.

Với khu vực xây dựng mới lấy  C = 0,7

Với khu vực cây xanh               C = 0,3 – 0,5

– A : Là diện tích lưu vực tính toán (ha)

– I  : Là cường độ mưa tính toán, được xác định bằng công thức:

5426(1+0,25log p x t0,13)

I = 0,36 ——————————-

( 19+t)0,82

Với P : là chu kỳ tính toán , P = 5

t   : Là thời gian tổng cộng đến mặt cắt tính toán.

t = t1+ t2­ + t3

1 : Thời gian nước chảy trên bề mặt đến rãnh gần nhất. Thường lấy t1=7 phút.

t2 : Thời gian nước chảy trong rãnh đến miệng thu gần nhất  t2=2 phút.

           t3 : Thời gian nước chảy trong cống đoạn tính toán  t3= 2lc/vc phút.

         Lc: Là chiều dài đoạn cống tính toán.(m)

vc: Là vận tốc nước chảy trong cống (m/s)

2 : Là hệ số kể đến sự phát triển tốc độ nước chảy trong cống.

   b/ Độ sâu cống và mương:

Cống và mương thoát nước mưa được đăt chủ yếu dọc theo các tuyến đường giao thông. độ sâu cống,  mương phụ thuộc vào độ dốc dọc đường và vị trí đặt cống, mương.

Nhìn chung các tuyến mương thoát nước mưa được thiết kế có độ dốc cùng độ dốc của đường vì vậy chiều sâu chôn cống nói chung là tương đối đều nhau :

– Nếu đặt dưới phần đường cho người đi bộ hoặc vỉa hè Hmin . Nếu là cống hộp hay mương (Rãnh xây đậy nắp đan thì có thể dùng mặt tấm đan làm kết cấu nền vỉa hè)

– Nếu đặt ngoài mặt đường xe chạy và ngoài phần dành cho người đi bộ thì áp dụng như đặt dưới vỉa hè người đi bộ.

c/ Giếng thu, giếng thăm, ống cống :

+ Giếng thu:

Hệ thống mương thoát riêng cho nước mưa, vì vậy để đảm bảo mỹ quan và có thể chắn các loại rác do bề mặt đi tới không gây tắc ống, trên các tuyến cống ta dùng các giếng thu hàm ếch. Khoảng cách giữa các giếng lấy trung bình 30 m bố trí một cái.

+ Giếng thăm:

Giếng thăm của các tuyến cống phụ thuộc vào đường kính ống cống dọc, vị trí các giếng thu nước mưa và các tuyến nhánh đấu vào.

– Giếng thăm dùng cấu tạo BTCT. Nắp giếng dùng loại nắp gang không dùng tấm đan bê tông cốt thép.

+ Mương:

Mương xây gạch tiết diện chữ nhật có đậy nắp đan bê tông cốt thép theo các trục đường.

c) Nội dung chính phương án thoát nước mưa:

< >Xây dựng và lắp đặt cống bê tông cốt thép D400¸D1000, åL=13.510m.Xây dựng và lắp đặt mương đậy tấm đan B400¸B600, åL=5.000m.Xây dựng và lắp đặt 15 miệng xả bê tông cốt thép d1000Xây dựng và lắp đặt 12 miệng xả bê tông cốt thép d600Xây dựng và lắp đặt 110 hố ga thu nước nắp gang đúc kích thước 1800×1800, sâu trung bình 2.0mXây dựng và lắp đặt 140 hố ga thu nước nắp gang đúc kích thước 1500×1500, sâu trung bình 1.7mXây dựng và lắp đặt 350 hố ga thu nước kiểu hàm ếch kích thước 1000x1000m sâu trung bình 1.5m.Tổng hợp vật tư  thiết bị chủ yếu :

 

STT

Danh mục vật tư

Đơn vị

Số lượng

A

Đầu tư xây dựng giai đoạn đợt I

I

Cống tròn BTCT

1

D1000-1200

m

2000

2

D800-1000

m

700

3

D600

m

2.460

4

D500

m

3.350

5

D400

m

16.292

6

D200

m

1.450

II

Mương đậy nắp đan

B = 600mm, HTB = 700mm

m

740

B = 500mm, HTB =600mm

m

2.080

B = 400mm, Htb =5600mm

m

2.601

III

Hố ga bằng BTCT nắp gang

Cái

110

IV

Hố ga thu nước hàm ếch bằng BTCT

Cái

350

V

Miệng xả D1200

Cái

15

VI

Miệng xả D600

Cái

12

VII

Trạm bơm nâng cốt

Cái

3

VIII

Cống bản

Cái

220

 

d) Nhu cầu nước thải công cộng và sinh hoạt:

*  Tính toán nhu cầu nước thải công cộng  và sinh hoạt:

a/  Quy mô đất đai tính toán :

Tổng diện tích toàn khu : 155,8ha

– Đất xây dựng dân dụng : 148,7 ha – 95,5%

b/ Quy mô dân số: 2.000 người.

c/ Bảng nhu cầu nước thải sinh hoạt

STT

Nội dung

số liệu

1

Dân số tính toán (Người)

2.000

2

Tiêu chuẩn thoát nước (l/ng.ng.đ)

80

3

Nhu cầu nước thải tính toán (m3/ng.đ)

160

4

Nước thải từ các dịch vụ công cộng ( 20% Nhu cầu nước thải tính toán) (m3/ng.đ) Qtn

32

5

Tổng cộng

192

6

Ngày thoát nước max ( = 1,4 x Qtn)

268,8

7

Chọn công suất trạm xử lý (m3/ng.đ) Qtt

280

* Xây dựng 4 trạm xử lý nước bẩn công xuất mỗi trạm là 70 m3/ng.đ

e) Phương án thoát nước bẩn và nội dung đầu tư:

1. Các giải pháp xử lý nước thải:

a/ Nguyên tắc chung và các chỉ tiêu cần đạt được :

– Nước thải cần được xử lý trước khi xả vào nguồn

– Mức độ làm sạch nước thải tuỳ thuộc vào tính chất từng loại nước thảivà khả năng tự làm sạch của sông hồ nơi chứa nước thải, phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường.

– Việc xây dựng hệ thống thoát nước thường phải qua nhiều giai đoạn nên số lượng nước thải xả vào sông hồ cũng tăng dần, mức độ ô nhiễm cũng tăng theo. Do đó mức độ cần làm sạch nước thải cũng cần theo các giai đoạn và các mức độ khác nhau.

b/ Chọn giải pháp xử lý:

          Toàn bộ nước thải sinh hoạt của các khu chung cư cao tầng và các hộ gia đình phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại và được truyền dẫn bằng hệ thống cống tròn BTCT tự chảy tới trạm xử lý  thông qua các trạm bơm nâng cốt, Tại đây nước được xử lý theo một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh để được chất lượng nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo TCVN 5942 – 1995 trước khi xả vào nguồn.

c/ Nội dung đầu tư :

Khu đất quy hoạch có tổng diện tích 155,8 ha, với địa hình                                     phức tạp trong việc thoát nước. Toàn bộ lượng nước thải được truyền dẫn về hai trạm xử lý đặt tại phía Tây Nam và Đông Bắc của khu vực thông qua các cống tròn chảy không áp.

Tại các vị trí trũng nước không tự chảy được dùng trạm bơm nâng cốt đưa nước lên vị trí cao để tự chảy.

2- Dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước thải:

a/  Phương án 1:

 

Từ TB nước thải tới

Bể lắng cát

Bể cân bằng

Lắng đợt I

Bể phản ứng

Thiết bị làm khô bùn

Bể nén bùn

Lắng đợt II

Bể chứa bùn

Nhà hoá chất

Bể tiếp xúc

 

Chuyển đi                                         Đổ ra nguồn xả

Ưu điểm :

– Công nghệ hiện đại

– Dễ hợp khối, tốn ít diện tích đất

– Chi phí đầu tư xây dựng nhỏ

– Dễ tự động hoá dây chuyền xử lý

Nhược điểm:

< >Quản lý khó khăn, đòi hỏi cán bộ, nhân viên vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo cơ bảnChi phí quản lý lớn.

 

 

 

 

 

Nhà hoá chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bể lắng cát

 

Mương ô xy hoá tuần hoàn

 

Lắng đợt II

 

Bể tiếp xúc

ra nguồn xả

Từ TB nước

 

 

 

 

 

 

 

 

thải tới

 

 

 

 

Bể nén bùn

 

Sân phơi bùn

Chuyển đi

Ưu điểm :

Dễ quản lý, chi phí quản lý nhỏ.

Nhược điểm:

Công nghệ không hiện đại

Chi phí đầu tư xây dựng lớn, tốn diện tích đất xây dựng

Cần đặt xa khu dân cư vì gây mùi hôi khó chịu

c- Kết luận lựa chọn :

Căn cứ vào ưu nhược điểm 2 phương án, kết hợp tình hình cụ thể của dự án, ta chọn phương án 1 làm dây chuyền xử lý nước thải cho khu vực dự án.

3. Nội dung chính phương án thoát nước bẩn:

< >Xây dựng và lắp đặt cống BTCT D100¸D400, åL=14.187m.Xây dựng 6 trạm bơm nước thải:     2 Trạm bơm : công suất 10 m3/h, trong lắp đặt 2 bơm chìm, 1 bơm làm việc, 1dự phòng, Q= 15m3/h; H= 8m.

 

     3 Trạm bơm : công suất 15 m3/h, trong lắp đặt 2 bơm chìm, 1 bơm làm việc, 1dự phòng, Q= 20 m3/h; H= 8m.

     1 trạm bơm : công suất 20m3/h, trong lắp đặt 2 bơm chìm, 1 bơm làm việc, 1dự phòng, Q= 20 m3/h; H= 10m.

< >Lắp đặt tuyến cống áp lực sau các trạm bơm nước thải, ống gang D100 L=180m. ống gang D150 L = 1140m, ống gang D200 L = 780m.Xây dựng 3 trạm xử lý nước thải công suất 90 m3/ngđ, bao gồm:Xây lắp khối bể lắng cát, bể điều hòa bằng BTCT, kích thước B x L x H = 4 x  x 5,3m, trong lắp 2 bơm hút cát Q=1 m3/h, H = 6m, 2bơm chìm nước thải (1làm việc, 1 dự phòng) Q = 21 m3/h, H=14 m bơm nước thải lên bể lắng 1.Xây lắp khối bể lắng 1, các bể phản ứng kỵ khí, bể hiếu khí, bể lắng 2, bể tiếp xúc bằng BTCT, kích thước B x L x H = 19 x 22 x 5,5m, trong lắp 2 máy khuấy dung tích khuấy 64m3 , 2 máy khuấy dung tích khuấy 30m3 ,2 máy sục khí 10,2 kgO2/h, H=5m; bơm chìm trong bể hiếu khí Q = 12,5m3/h, H=4m; bơm hút bùn Q = 9m3/h, H=8m từ bể lắng1, bơm hút bùn Q = 15m3/h, H=8m từ bể lắng 2 về bể cô đặc cặn.Xây lắp khối bể cô đặc cặn, phòng máy lọc ép cặn chân không, bể chứa bùn đã ép kích thước B x L x H = 12 x 6 x 8m. Trong bố trí 2 máy bơm bùn Q = 8m3/h, H=10m bơm bùn lên máy lọc ép cặn chân không, 2 bơm chìm bơm nước thảitừ bể cô đặc cặn về bể điều hòa Q = 8m3/h, H=5m và 1 thiết bị lọc ép chân không.Xây lắp nhà hoá chất kích thước tim 3 x 6 m cao 3,5 m, trong có bố trí 4 bình Clo loại 50 kg,1 Clorator công suất 0-1 kg/h, 1 ejector, 1 thùng chứa nước sạch đường kính D = 1m cao 1,3 m, 2 bơm kỹ thuật Q = 0,5 m3/h; H = 50 m và 2 bơm định lượng vôi Q = 50 ¸ 260 l/h, 2 máy khuấy 20v/ph, 2 thùng chứa trộn dung dịch tiêu thụ với đường kính D = 1m cao 2,3 m.Xây lắp đường ống kỹ thuật cấp, thoát nước trạm xử lý.Xây dựng nhà điều hành sản xuất 1 tầng, 6m x 9m, diện tích 54 m2.Xây lắp cổng hàng rào, sân đường nội bộ trạm xử lý, kích thước mặt bằng 22 x 22m(rào 4 mặt tổng chiều dài 82 m),trong đó bố trí cổng ra vào rộng 6m. Xây lắp điện động lực chiếu sáng trạm xử lý.

Tổng hợp vật tư thiết bị chính

Stt

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

A

Mạng lưới thoát nước

1

ống thoát không áp

m

10291

2

ống thoát áp lực

m

1526

3

Cống bản

cái

255

4

Ga thăm

cái

58

5

Bơm tăng áp

trạm

6

6

Trạm xử lý nước thải

trạm

3

7

Cống BTCT  D400

m

1.510

8

Cống BTCT  D300

m

2.750

9

Cống BTCT  D250

m

3.040

10

Cống BTCT  D200

m

2.567

11

ống gang D200

m

1.780

12

ống gang D150

m

1.620

13

ống gang D100

m

180

14

Ga thăm BTB*BTB*HTB = 1500*1500*2000

ga

300

15

Miệng xả D600

cái

10

B Các trạm bơm nước thải

1

Bơm nước thải Q= 15 m3/h; H= 8m

bộ

4

2

Bơm nước thải Q= 20 m3/h; H= 8m

bộ

6

3

Bơm nước thải Q= 20 m3/h; H= 10m

bộ

2

4 Máy biến áp 25KVA x 22/0,4

bộ

6
C Trạm xử lý nước thải (Tính cho 1 trạm )

1

Bơm hút cát trong bể lắng cát Q= 1m3/h; H= 6m

bộ

3

2

Bơm chìm nước thải trong bể điều hòa Q= 21m3/h; H= 14m

bộ

3

3

Bơm chìm nước thải trong bể hiếu khí Q= 12,5m3/h; H= 4m

bộ

6

4

Bơm nước thải trong bể cô đặc Q= 8m3/h; H= 5m

bộ

3

5

Máy sục khí trong bể hiếu khí 10,2kgO2/h; H=15m

bộ

3

6

Máy khuấy trong bể kỵ khí dung tích khuấy 64m3

bộ

3

7

Máy khuấy trong bể kỵ khí dung tích khuấy 30m3

bộ

3

8

Bơm hút bùn trong bể lắng 1 Q = 9m3/h, H=8m

bộ

6

9

Bơm hút bùn trong bể lắng 2 Q = 15m3/h, H=8m

bộ

3

10

Clorator 0-1kg/h

bộ

2

11

Bơm định lượng vôi Q = 50 ¸ 260 l/h

bộ

3

12

Máy khuấy n=20v/ph

bộ

3

13

Bơm kỹ thuật Q = 0,5m3/h, H=50m

bộ

3

14

Thiết bị ép chân không P=30kw

bộ

2

15

Máy biến áp 150KVA x 22/0,4

bộ

2

16

Xe hút bùn chân không 2,5 tấn

xe

2

 

4.3. Quy hoạch chống sét, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc, cấp điện:

a. Chống sét.

– Căn cứ vào tiêu chuẩn chống sét hiện hành

+TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét Tổng cục bưu đện

+20 TCN 46-84 tiêu chuẩn chống sét của Bộ xây dựng

Hệ thống chống sét dùng kim thu tập trung ở các đỉnh mái cao đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật cho công trình , nối đất đảm bảo điện trở Rnđ< 10V .

< >Phòng cháy chữa cháyHệ thống thông tin liên lạc, ăng ten vô tuyến:* Quy hoạch chung cấp điện khu vực xã Trung Mỹ.

 

* Quy chuẩn Xây Dựng – Bộ Xây Dựng 1997.

+ 20 TCN 25 – 91 ²Đặt dòng điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế ²

+ 20 TCN 27 – 91 ²Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế²

+11 TCN 18-84 ²Qui phạm trang bị điện tới 11 TCN 21-84²

+ TCVN 4756-89 ²Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện²

QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN, ĐIỆN CHIẾU SÁNG

+ HIỆN TRẠNG :

1. Cấp điện :

Hiện trạng hệ thống cung cấp điện 110kV cho phạm vi dự án được lấy từ vùng lân cận. Dự kiến đặt một trạm cắt 10MVA- 110kv/22kv.

2. Điện chiếu sáng :

Hiện trạng trong khu vực dự án chưa có mạng chiếu sáng công cộng vì vậy mạng chiếu sáng công cộng cần phải làm mới hoàn toàn theo quy hoạch .

+ PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1. Phạm vi của dự án:

< >Tính tổng phụ tải, lập dự án quy hoạch hệ thống điện nguồn trung áp 22kV cho phạm vi của dự án ( Từ trạm cắt khu vực 10MVA-110kv/22kv thuộc phạm vi dự án) .Tính toán lập dự án quy hoạch tổng thể hệ thống chiếu sáng đường phố Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của các đối tượng trong khu vực thuộc phạm vi dự án với chất lượng cao theo yêu cầu của phụ tải loại 2.Cung cấp hệ thống chiếu sáng bảo đảm cần thiết cho các loại đường trong khu vực.c. Dây cáp

 

Toàn bộ dây cáp hạ thế cho chiếu sáng đường phố dùng loại cáp Cu/XPLE/PVC (3×35+1×16)mm2, Cu/XPLE/PVC (3×25+1×16)mm2                                      

và Cu/XPLE/PVC (3×16+1×10)mm2 và được chôn ngầm sâu 0,7m trong rãnh cáp cách mép bó vỉa hè 1,0-1.5m

d. Tủ điện điều khiển

Chế độ điều khiển : Chế độ T1 công tắc thời gian đóng 18h ¸ 5h sáng, T2 công tắc thời gian đóng từ 18h ¸ 23h đêm, tủ được đặt trên bệ đỡ bằng xi măng cao 0.3-0,5m cách mặt hè.

Tổn thất điện áp đến cuộn dây công tắc tơ £ 15%

e. Chống sét nối đất: hệ thống được nối đất chống sét và nối đất lặp lại có điện trở nối đất £ 20W .

+ CÔNG SUẤT YÊU CẦU :

< >Phụ tải tính toán các hạng mục:

Khu chức năng

Hạng mục công trình

Diện tích xây dựng

(ha)

Diện tích sàn

(m2/nhà)

Chỉ tiêu

Kw/m2

Hệ số đồng thời

P

(kw)

S

(kva)

Khu A

Khu tiếp đón

0.5

25000

0.015

0.5

187.5

220.6

Khu B

Khu điều hành

2.25

16200

0.02

0.6

194.4

228.7

Khu C

Khu dịch vụ kinh doanh tổng hợp

2.2

55000

0.03

0.6

99

116.5

Khu D

Trung tâm ấn tượng

0.25

5000

0.03

0.6

90

105.9

Khu E

Công viên nước Disneyland

7.6

10000

0.03

0.5

150

176.5

Khu F

Quảng trường trung tâm lễ hội

0.2

10000

0.01

0.5

50

58.82

Khu G

Khu nhà vườn ươm giống

Chế tác cây cảnh

0.3

15000

0.03

0.5

225

264.7

Khu H

Khu nhà nghỉ cao cấp

Trung tâm thể thao

 0.46

23000

0.03

0.6

414

487.1

Khu Y

Làng Dân tộc Việt Nam

0.3

6000

0.015

0.6

54

63.53

Khu K

Khu trại sáng tác

0.35

8700

0.04

0.6

208.8

254.6

Khu L

CLB rèn luyện sức khoẻ

Nghỉ dưỡng

0.65

16000

0.03

0.6

288

338.8

Đất dự trữ phát triển

19.4

51000

0.01

0.5

255

300

Trạm quản lý trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, an ninh, y tế

0.003

150

0.065

0.6

5.85

6.882

Công suất tổng cộng yêu cầu

2614

          b. Chiếu sáng đường phố:

< >Đường khu vực : 0,6-0,8 cd/m2Đường nội bộ khu ở: 0,4 – 0,6 cd/m2 .d. Các hệ số áp dụng:

 

< >Hệ số đồng thời: kđt = 0.6 cho các khu cơ quan, nhà nghỉ, khách sạn và 0.5 cho các khu vực còn lại.Hệ số cos Ø: cosØ=0,85.Từ nguồn điện hiện có đến trạm cắt khu vực thuộc phạm vi dự án. Từ trạm cắt 110/22KV-10MVA được lắp đặt hai lộ xuất tuyến mạch vòng 22kV dài 4,4 và 5,4 km cáp Cu/XLPE/PVC (3×120)mm2 và 01 lộ hình tia cáp Cu/XLPE/PVC (3×70)mm2 dài 1,4km.Các tuyến trung áp 22kV này cấp điện cho các trạm biến áp trong khu vực dự án với tổng công suất yêu cầu .Mạng lưới 22kV bố trí đi ngầm dùng cáp chống thấm dọc XLPE 3x120mm2.Kết cấu các mạng lưới 22kV theo mạch vòng nhưng vận hành hở.Toàn khu được xây dựng 8 km đường dây 22kV.b. Lưới hạ áp 0.4kV :

 

< >Mạng lưới hạ áp 0.4kV trong khu vực dự án được bố trí đi nổi hoặc đi ngầm tuỳ theo từng khu vực phù hợp với cảnh quan kiến trúc sẽ được đề cập trong các dự án cụ thể của từng hạng mục công trình cụ thể sau này .Hệ thống đèn đường được bố trí tuỳ theo cấp đường, chiều rộng đường phù hợp với quy hoạch. Nguồn điện 0.4kV cho chiếu sáng đều được bố trí đi ngầm dùng cáp bọc XLPE cố định trong rãnh cáp.d. Trạm hạ áp 22/0.4kV:

 

< >Theo bảng phụ lục tính toán phụ tải điện nhu cầu dùng điện của toàn khu vực dự án là 7.514 kVA dự kiến xây dựng 7 trạm biến áp có công suất dao động từ 125kVA đến600kVA -22/0.4kV. Nguồn cấp điện cho chiếu sáng đường phố được lấy từ các trạm biến áp gần kề.Toàn bộ hệ thống cáp 22kV được đi ngầm dưới rãnh cáp cách mặt đất từ 0.7-1.2m cách bó vỉa hè từ 1.2-1.5m .Cáp được đặt trong cát mịn trên có lớp tấm bê tông phủ và lớp lưới báo hiệu mầu xanh ( chú ý trên lớp gạch lát hè cứ 10m lại có 01 viên gạch báo đường cáp 22kV theo quy phạm ngàng điện).Các vị trí cáp qua đường nhất thiết cáp phải được luồntrong ống thép với các kích cỡ tương ứng với thiết diện cáp.Mạng hạ áp được bố trí đi nổi và đi ngầm tuỳ theo từng khu vực phù hợp với cảnh quan kiến trúc của toàn khu vực Trạm cắt 22kV-TP cung cấp điện cho toàn bộ phụ tải của các khu dịch vụ công cộng – thương mại, các khu đất ở … với tổng công suất là 7514 kVA .Bản đồ mạng cấp điện 22kV.Bản đồ bố trí mạng chiếu sáng đường.BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐIỆN 22KV

 

TT

Tên hạng mục

Quy cách

Đơn vị

Khối lượng

1

Trạm cắt (phân phối)

110/22kV-10MVA

Trạm

01

2

Tuyến cáp 24kV (chống thấm dọc)

Cu/XLPE 3x240mm2

km

1.5

3

Tuyến cáp 24kV (chống thấm dọc)

Cu/XLPE 3x120mm2

km

4

4

Tuyến cáp 24kV (chống thấm dọc)

Cu/XLPE 3x70mm2

km

0.6

5

Trạm biến áp 22/0.4kV

600kVA

Trạm

03

6

Trạm biến áp 22/0.4kV

250kVA

Trạm

01

7

Trạm biến áp 22/0.4kV

150kVA

Trạm

01

8

Trạm biến áp 22/0.4kV

125kVA

Trạm

02

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN ĐIỆN CHIẾU SÁNG

TT

Tên hạng mục

Quy cách

Đơn vị

K.lượng

1

Bóng đèn cao áp

250W

Bộ

48

2

Bóng đèn cao áp

150W

Bộ

205

3

Bóng đèn compact

5x60W

Bộ

15

4

Cột đèn mỹ thuật mạ kẽm (cả móng)

8m

Cột

205

5

Cột đèn mỹ thuật mạ kẽm (cả móng)

10m

Cột

48

6

Cột đèn trang trí DC04 (cả móng)

4m

Cột

15

7

Cáp điện 0.4kV

Cu/XLPE/PVC (3×35+1×16)mm2

km

0.3

8

Cáp điện 0.4kV

Cu/XLPE /XLPE (3×25+1×16)mm2

km

7

9

Cáp điện 0.4kV

Cu/XLPE/XLPE (3×10+1×10)mm2

km

02

10

Tủ điện điều khiển đèn đường

50-75A

Tủ

06

 

CHƯƠNG 5:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

5-1.Cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

-Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/07/2006.

– Nghị định số175 CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.

-Nghị định số 143/2004/NDD-CP ngày 12-7-2004 của Chính phủ V/v Sửa đổi bổ sung điều chỉnh điều 14 của Nghị định 175CP ngày 18-10-1994

-Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29-4-1998 của Bộ KHCN và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên môi trường) hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư.

-Quy chế bảo vệ môi trường ngành xây dựng ban hành theo Quyết định số 29/1999/QDD-BXD ngày 22-10-1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

-Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 35/2002/QDD-BKHCNMT ngày 25-6-2002 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT ( Bao gồm 31 tiêu chuản ) và các tiêu chuẩn có liên quan.

-Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QDD-BYT ngày 10-10-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuản vệ sinh lao động khác có liên quan.

5-2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tác động môi trường:

5-2-1.  Tác động đến môi trường không khí :

* Bụi :

-Việc san ủi mặt bằng không nhũng đòi hỏi một lượng xe máy thi công hoạt động trong khu vực của dự án mà còn cần số lượng xe chuyên chở nguyên liệu , nhiên liệu từ ngoài vào , do đó nguồn bụi phát sinh từ :

+ San ủi mặt bằng .

+Từ các xe máy .

+Vật liệu rơi vãi từ các xe vận chuyển

-Bụi ảnh hưởng đến các cán bộ , các công nhân và toàn bộ dân cư trong khu vực được tiến hành xây dựng và các vùng lân cận .

* Khí : Các tác động khi xe cộ hoạt động thải ra trong không khí chủ yếu là các khí CO CO2 , NOx , SOx và bụi , lượng khí thải và bụi phụ thuộc vào các loại xe máy sử dụng trên công trường , lượng khí và bụi có thể tham khảo theo tài liệu

 

Lượng thải cho xe máy (g/km )

Loại động cơ

HC

CO

NOx

SOx

Bụi

Hạng nặng :+ Chạy xăng

– Trước 1970

– Sau 1980

14,9

3,2

170

119

5,5

5,7

0,22

0,57

Hạng nhẹ :+ Chạy dầu :

– Trước 1974

– Sau 1980

2,7

221,8

168

13,3

9,9

1,7

0,81

* Tiếng ồn:

Tiếng ồn từ các xe máy hoạt động có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của công nhân vận hành máy móc và nhân dân xung quanh. Độ ồn phụ thuộc vào loại xe máy và tình trạng kỹ thuật của chúng. Trong khuôn khổ của dự án này không nêu ra cụ thể mức ồn của từng loại máy móc, nhưng thông thường độ ồn của các xe máy hạng nặng khoảng 100 DBA.

Tuy nhiên tác dộng trên chỉ diễn ra trong thời gian thi công ,diện tích mặt bằng rộng ít người nên ảnh hưởng của nó đến môi trường sống rất không đáng kể và chỉ tồn tại trong một thời gian .

5-2-2. Tác động đến môi trường nước :

-Nước thải từ các khu sinh thái  gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt có thể có những tác động đến môi trường xung quanh khu vực nghiên cứu như sau :

+ Nước mưa :

Nước mưa chảy từ khu vực đang san ủi ra ngoài mang theo một khối lượng bùn đất lớn, ngoài ra còn có lẫn dầu mỡ do rơi vãi từ các xe máy thi công.

+  Nước thải sinh hoạt của công nhân thực hiện dự án :

Với số lượng công nhân tham gia xây dựng khu vực dự án lớn , vì vậy lượng nước thải sinh hoạt cũng tăng theo. Nước thải sinh hoạt có các thành phần như sau :

Thành phần của nước thải sinh hoạt

 

Thành phần

Đơn vị tính

Nồng độ

– PH

6,5 – 7,1

-Độ kiềm

mg CaCO3/ l

40 – 60

– DO

mg/l

0

– BOD

mg/l

60 – 80

– COD

mg/l

80 – 220

– N – NH3

mg/l

4 – 8

– Norg

mg/l

2 – 4

– P – PO4

mg/l

0,2 – 0,6

Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có một số vi khuẩn như coliform , faecal coliform …

Do đó nước thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước bởi các chất hữu cơ và vi khuẩn . Việc thiết kế các bể tự hoại sẽ làm giảm nhẹ các chất ô nhiễm nói trên trong nước thải sinh hoạt .

5-2-3. Tác động đến chất lượng đất :

Việc san ủi làm thay đổi chế độ chảy của nước mặt do đó sẽ có ảnh hưởng tới lớp đất trồng trọt khu vực xung quanh nếu như các giải pháp về thoát nước không được tính toán kỹ. Do ảnh hưởng của mư gió, đất màu vốn đã mỏng trên bề mặt bị xói mòn. Nước thải từ khu vực có lẫn dầu mỡ chảy theo nước mưa ra xung quanh làm giảm chất lượng của đất như giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất

5-2-4  Tác động đến hệ sinh thái :

Hệ sinh thái khu vực dự án không có gì đặc biệt , do đó việc thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến hệ sinh thái của khu vực .

5-3 . Giải pháp giảm tối thiểu tác động đến môi trường.

5-3-1. Bảo vệ môi trường không khí :

-Cần phải thực hiện che chắn giữa khu  vực san ủi và khu vực thi công bằng rào hoặc dải cây xanh cách lý để giảm tối thiểu sự lan toả của bụi, tiếng ồn , khí thải. Làm ẩm bề mặt cảu lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió.

-Sử dụng xe máy máy thi công có luợng khí thải , độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép , cần làm ẩm mặt đường, đất trước khi thi công.

-Sử dụng nhiên liệu đốt cho các loại xe máy có lượng Lưu huỳnh thấp.

-Nồng độ bụi, CO, SO2 và NOx của xe máy nhỏ hơn hoặc bằng:

+Bụi : 400 mg/m3

+CO : 500 mg/ m3

+SO2 : 500 mg/m3

+ NOx: 1000 mg/m3 (TCVN 5939-1995)

Độ ồn cực đại của xe ủi: 90 dBA (TCVN-5948-1995 )

5-3-2. Bảo vệ môi trường nước :

Các biện pháp giảm chất ô nhiễm tới nguồn nước có thể thực hiện như sau

– Hệ thống thoát nước mặt khu vực đảm bảo không ảnh hưởng tới chế độ chảy trong khu vực xung quanh.

– Nước mưa ở khu vực san ủi cần được thu lại để xử lý tách dầu và bùn đất trước khi thải ra ngoài trong 15 phút đầu của trận mưa .

– Xử lý nước thải sinh hoạt bằng các bể phốt trước khi thải vào mạng thoát nước chung. Các chất gây ô nhiễm trong nước sau khi xử lý tập  trung và thải ra nguồn nước phải thấp hơn giới hạn cho phép theo TCVN 5945-1995 (mức A) .

5-3-3.  Bảo vệ môi trường đất :

Cần phải trồng cây xanh tại khu vực Quy hoạch, tránh xói mòn đất do nước mưa , nước thải sinh hoạt, cần phải có hệ thống thoát nước mưa đủ tiêu chuẩn thoát nước đô thị. Ngoài ra cần phải có khu chôn lấp rác hợp vệ sinh cho nội bộ khu vực Quy hoạch .

5-4. Các giải pháp nghiên cứu, hạn chế các tác động về môi trường khi hệ thống cấp, thoát nước đi vào hoạt động :

5-4-1. Sự tác động của tiếng ồn, của các thiết bị được sử dụng trong hệ thống thoát nước.

Khi hệ thống cấp, thoát nước đi vào hoạt động chỉ có tiếng ồn do trạm bơm nước cấp, nước thải và các loại bơm kỹ thuật và  xe vận chuyển bùn trong khu xử lý gây ra. Tuy nhiên do các thiết bị có công suất nhỏ và được đặt chìm trong nước, hoặc trong phòng kín nên mọi tiếng ồn đều được giảm tới mức cho phép. Mặt khác vì ở vị trí độc lập, xung quanh khu xử lý được trồng nhiều cây xanh nên không ảnh hưởng tới khu dân cư.

5-4-2. Sự tác động của mùi:

Mùi của nước thải gây cảm giác khó chịu với tất cả mọi người dân cư sống xung quanh khu vực và ít nhiều tác động xấu tới khí hậu khu vực. Để hạn chế cần phải thường xuyên về sinh sạch sẽ trạm và các khu vực lân cận. Khi hoạt động phải vận hành trạm theo đúng với các quy trình kỹ thuật đã đề ra. Nếu làm tốt các yêu cầu trên sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất sự tác động của  mùi nước thải tới môi trường xung quanh.

Hoá chất được sử dụng trong khu xử lý đó là phèn nhôm có công thức hoá học Al2(SO4)3 , Clo nước ( Cl- ). Việc nghiên cứu tác động tới sức khoẻ con người do hai hoá chất này gây nên khi sử dụng vào việc xử lý nước đã được nghiên cứu kỹ, và đã được nhà nước cho phép sử dụng trong các công trình xử lý nước, thông qua quy phạm 20TCN 33 – 85 có hiệu lực từ ngày 2 – 2 -1985.

Nước sau khi sử dụng hoá chất đạt tiêu chuẩn cấp nước đô thị, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của nhân dân.

Nước xả bể lọc nhanh, xả bể lắng, xả bể chứa của khu xử lý nước cấp sau khi đã sử dụng hoá chất nêu trên cho thấy hàm lượng các hoá chất trong nước nguồn sau xử lý không phát sinh các chất độc hại có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, không tác động xấu tới môi trường, vấn đề cần đặt ra, việc dẫn nước thải đó như thế nào để khỏi ảnh hưởng tới các khu dân cư, đường xá xung quanh khu xử lý.

Giải pháp kỹ thuật được thực hiện như sau: Nước thải được vận chuyển bằng ống bê tông cốt thép f300 kết hợp hố ga xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực và được đưa đến trạm xử lý nước thải, như vậy đảm bảo vệ sinh không gây ô nhiễm cho khu vực.

5-5. Giải quyết vấn đề xử lý rác thải khi Quy hoạch đi vào hoạt động:

5-5 –1. Bản chất rác đô thị :

a) Rác đô thị – nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu

Rác là của cải vật chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác.

Phân loại rác đô thị :

– Rác nhà : bao gồm rác gia đình, rác chợ, khách sạn, cơ quan, trường học. Chủ yếu là rác hữu cơ, phần còn lại là vải vụn, giấy, bìa, da, cao su, nhựa, tro …

– Rác đường phố: bao gồm rác quét ở đường phố, công viên và nơi công cộng … Rác đường phố gồm: cát, đá, lá cây và rác vất bừa bãi. Rác đường phố cũng gồm bộ phận đáng kể rác nhà, bùn cống, phân người và xúc vật

– Rác công nghiệp: bao gồm rác công trường, nhà máy …

+ Rác xây dựng: Quá trình dỡ bỏ  và xây dựng thường thải ra nhiều vật liệu xây dựng, do thiếu quy định cụ thể về quản lý, rác xây dựng còn đổ bừa bãi ở hè, đường gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị , tốn kém cho việc thu dọn.

+ Rác công nghiệp thực phẩm: chủ yếu là rác hữu cơ

+ Rác công nghiệp khác: Chủ yếu là rác vô cơ như phôi bào, phôi tiện, kim loại, nhựa …

+ Rác công nghiệp khai thác dầu khí: bao gồm mùn quá trình khoan, chất thải xúc rửa tàu chở dầu, rác thải …

– Rác bệnh viện : Chủ yếu là rác thải gây bệnh, bao gồm rác thải vô cơ độc hại ( kim tiêm, xi lanh, bông băng ,… ) , các hoá chất và các dược liệu quá hạn, rác thải hữu cơ độc hại dạng hữu cơ ( mô thừa của cơ thể , các bộ phận bị loại bỏ sau khi phẫu thuật, môi trường nuôi cấy các loại vi khuẩn trong phòng thí nghiệm ) và một lượng bùn căn trong cống rãnh.

b) Đặc điểm rác đô thị:

Rác đô thị có 3 đặc điểm chính, có sự biến thiên lớn và ảnh hưởng lớn đến các biện pháp quản lý rác. Các đặc điểm đó là :

– Mức thải rác ( khối lượng rác phát sinh hàng ngày tính trên đầu người ) :

+Mức thải  rác trung bình ở các nước công nghiệp phát triển:
>0,8 Kg/người.ngày

+ ở các nước đang phát triển : khoảng 0,2 ¸ 0,6 Kg/người.ngày

+ Mức thải rác trung bình ở các đô thị nước ta hiện nay : khoảng
0,4 ¸ 0,8 Kg/người.ngày

– Tỷ trọng và độ ẩm :

Tỷ trọng của rác ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thu gom và vận chuyển . ở các nước công nghiệp phát triển rác thải có tỷ trọng thấp là do các thành phần giấy, bao bì, vỏ hộp chiếm một tỷ trọng lớn . ở các nước đang phát triển tỷ  trọng rác thải cao hơn nhiều.

Tỷ trọng rác thải ở các đô thị nước ta ước tính là : 0,42 tấn/m3.

– Thành phần rác :

Thành phần rác đô thị ở nước ta rất đa dạng, có thể nói là đặc trưng cho từng đô thị ( tập quán sinh hoạt , trình độ văn minh, tốc độ phát triển … ). Nhưng chúng có một số thành phần giống nhau như :

+ Thành phần có nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ trọng cao ( 50,27 ¸ 66,7% ).

+ Có lẫn nhiều đất đá , gạch , cát .

+ Độ ẩm cao

Việc phân tích thành phần rác có tầm quan trọng đặc biệt để lựa chọn công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý .

5-5-2 . Thành phần chất thải rắn.

a) Thành phần rác thải.

Thành phần chất thải rắn rất đa dạng, mỗi đô thị đều có nét đặc trưng riêng
( về tập quán sinh hoạt, trình độ văn minh, tốc độ phát triển ) nhưng có những điểm chung sau :

– Thành phần hữu cơ  trong rác chiếm tỷ lệ lớn ( 50,27 – 66,7 % )

– Có lẫn nhiều đất, đá, gạch, cát …

– Có độ ẩm cao, nhiệt tri riêng thấp  ( 900 Kcal/ kg )

Bảng thành phần chất thải rắn của một số đô thị ở Việt Nam

 

STT

Thành phần chất thải rắn

% theo khối lượng

Hà Nội

Hải

Phòng

Tp.

HCM

Đà Nẵng

1

Thức ăn, củ, quả, xác xúc vật

50,27

50,39

62,22

66,7

2

Giấy các loại

2,72

5,42

0,59

7,84

3

Giẻ rách, cây que, gỗ

6,27

2,69

4,25

6,74

4

Nhựa, cao su, da

0,71

1,1

0,48

1,52

5

Nilon

8,75

6

Vỏ ốc, xương

1,06

4,78

0,5

3,14

7

Thuỷ tinh

0,31

1,03

0,02

0,1

8

Kim loại

1,02

0,75

0,27

1,68

9

Gạch, đá, sành sứ, đất

7,43

27,97

16,4

1,93

10

Tạp chất khó phân loại ( £ 10 mm )

30,21

5,78

15,27

1,60

Tổng cộng :

100

100

100

100

 

Dự kiến tại khu vui chơi du lịch sinh thái Hồ Thanh Lanh thành phần rác hữu cơ là 50%.

5-5-3 .Tỷ trọng rác thải.

Tỷ trọng của chất thải rắn có vai trò quyết định đến việc lựa chọn trang thiết bị thu gom, vận chuyển . Số liệu về tỷ trọng của rác thải rất cần thiết cho việc đánh giá tổng lượng và thể tích chất thải phải quản lý. Tỷ trọng của rác thải được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó và có đơn vị là kg/m3. Tỷ trọng của rác thải phụ thuộc vào mùa trong năm, thời gian lưu của rác, mức thu nhập và điều kiện sinh hoạt cũng như tập quán sinh hoạt của người dân. Theo xu hướng chung trên thế giới tỷ trọng rác thải tỷ lệ nghịch với mức sống  Tỷ trọng chất thải rắn ở một số thành phố ở Việt Nam như sau :

– Hà nội                 :        480 kg/m3

– Tp Hồ Chí Minh :        500 kg/m3

– Hải Phòng           :        580 kg/m3

– Đà Nẵng              :       400 ¸ 500 kg/m3

– Các đô thị khác  :         530 kg/m3

Tại khu du lịch Thanh Lanh dự kiến tỷ trọng rác thải là 480 kg/m3

5-5-4. Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt .

Tiêu chuẩn thải rác sinh hoạt được xác định dựa vào bảng 5.19.1 – Chỉ tiêu thu rác trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam trang 91. Đối với khu du lịch là đô thị loại IV chỉ tiêu thải rác và chỉ tiêu thu gom như sau :

Chỉ tiêu thải rác: 0,9 (kg/người. ngày)

Chỉ tiêu thu dọn: 90%

5-5-5. Dự báo nhu cầu rác thải .

 

Dân số tính toán
( người )

Tiêu chuẩn (kg/ng.ngđ)

Khối lượng (Tấn/ngđ )

Khối lượng
( tấn/năm )

2.000

0,9

1,8

657

 

5-4-6. Tổng hợp nhu cầu xả rác

 

Số TT Nhu cầu xả rác Giai đoạn I
Nhu cầu % t.toán lượng rác t.toán
1 Rác thải sinh hoạt ( Tấn /ngđ ) 1,8 90 1,62
4 Nhu cầu Qtt = 1,1 Q1 (m3/ngđ ) 1,78

 

5-5. Giải pháp thu gom chất thải rắn     

5-5-1.Giải pháp thu gom :

Thu gom chất thải rắn tại các khu dân cư: thu gom tất cả các loại rác bằng xe đẩy tay của từng nhà, từng ngõ phố, sau đấy rác thải được thu gom và vận chuyển về nơi xử lý rác và được phân loại trên băng truyền phân loại để xử lý.

Tóm lại, trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài tại khu du lịch Thanh Lanh chọn phương pháp thu gom rác theo phương thức đặt công ten nơ chứa rác tại các khu nhà nghỉ khách sạn và thu nhặt rác bằng xe đẩy tay tới nơi tập kết rác tại các khu dân cư, sau đó công ty môi trường sẽ thu gom rác trong 24h trong ngày là hợp lý và tốt hơn cả.

5-5-2.Mô hình thu gom và giới hạn phạm vi của dự án.

 

 

Rác đường

Rác dịch vụ

Thu gom, vận chuyển

xử lý chất thải rắn

Rác sinh hoạt

 

5-6. Các khuyến cáo

Tại khu vui chơi du lịch sinh thái hồ Thanh Lanh, để đảm bảo môi trường bền vững không gây ô nhiễm môi trường, ngay từ đầu khu cần có các chế tài cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường, ví dụ như ban hành các văn bản pháp chế dưới luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung đã ghi trong luật nhất là các biện pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng môi trường được Nhà nước quy định

Trong lĩnh vực quản lý rác thải, khâu xác định tuyến thu gom và vận chuyển rác thải đóng vai trò hết sức quan trọng, các khâu này liên quan đến thiết bị và phương tiện vận chuyển rác  từ các điểm thu gom nhỏ đến điểm đổ lấy rác của các xe chở ép rác lớn hơn để vận chuyển đến khu xử lý chất thải chung của toàn khu. vì vậy cần phải quy định rất cụ thể thời gian thu gom trong khu vực, địa điểm thu gom, tuyến thu gom, phương tiện thu gom và phương thức vận tải rác kể cả nhân lực để thực hiện từng công đoạn trên.

Theo kinh nghiệm các nước tiên tiến, việc phân loại rác tại khu xử lý rác rất tốn kém vì vậy cần phân loại loại rác ngay từ hộ tiêu thụ rác bằng cách đưa rác các loại vào các túi đựng rác khác màu như: túi đựng rác hữu cơ, túi đựng rác phế liệu: nhựa, cao su và túi đựng rác hỗn hợp (Các loại rác còn lại trừ 2 túi trên). Nếu làm được như trên khâu xử lý phân loại rác sẽ đơn giản đi rất nhiều, giảm không nhỏ giá thành chi phí xử lý cho 1 m3 rác.

5-7. Đánh giá hiệu quả của dự án:

Khi hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đi vào hoạt động đem lại nhiều hiệu quả lớn cho khu vực Quy hoạch. Khi đi vào hoạt động vấn đề môi trường  trong khu vực sẽ được giải quyết triệt để. Điều này sẽ có tác dụng tốt tới môi trường xung quanh khu vực. Sức khoẻ của cộng đồng cư dân sống trong khu vực được đảm bảo. Nếu không thu gom nước thải, rác thải kịp thời thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí của khu vực, đặc biệt dễ nhận thấy nhất là mùi xú uế của nước thải sẽ làm cho môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như mỹ quan đô thị. Khi  môi trường ô nhiễm các loại dịch bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống sẽ tăng lên, chi phí cho phòng và chữa các loại dịch bệnh tăng lên, thậm trí có thể cao hơn chi phí xây dựng và vận hành hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường. Đó là các hiệu quả to lớn về mặt xã hội mà dự án mang lại. Tóm lại việc xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường là một điều tất yếu mang lại các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.

Trên đây là quy trình lập dự án quy hoạch 1/500. Quý khách cần tư vấn liên hệ hotline : 0904.87.33.88 . Hoặc tham khảo bài viết quy trình lập dự án đầu tư

Thuyết minh biện pháp thi công bệnh viện điều dưỡng Thái Bình

Trong bài viết các bước làm hồ sơ dự thầu thì thuyết minh biện pháp thi công là một bộ phận không thể thách rời của hồ sơ dự thầu. Chính vì vậy hôm nay hosoxaydung.com xin được giới thiệu phần nội dung thuyết minh biện pháp thi công để để quý vị tham khảo trong quá trình tiến hành làm hồ sơ dự thầu của mình :


Mật khẩu : Cuối bài viết

Phối cảnh 3d bệnh viện đa khoa Thái Bình

Mời quý vị tham khảo :Dự toán bệnh viện
Mời quý vị tham khảo :Bản vẽ thiết kế bệnh viện
Mời quý vị tham khảo :Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện

MỤC LỤC

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

 

 Công trình:     BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Hạng mục: Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và điều trị

Địa điểm XD: Phường Kỳ Bá – Thị xã Thái Bình

Đơn vị dự thầu: CÔNG TY 789 – BỘ QUỐC PHÒNG

[sociallocker] [/sociallocker]

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

 

I/QUI MÔ CÔNG TRÌNH:

1- Khái quát chung:

2-Những căn cứ để thiết kế Biện pháp thi công và tổ chức thi công:

CHƯƠNG II TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

I – TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG:

II – QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY, BAN CHỈ HUY VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGOÀI HIỆN TRƯỜNG:

III – BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG:

-Tổng mặt bằng thi công:     

*Các căn cứ để thiết kế tổng mặt bằng thi công:

*Biện pháp tổ chức mặt bằng thi công:

*Xác định các số liệu để lập tổng mặt bằng thi công:

a-Xác định nhu cầu nhà tạm:

b-Tổ chức kho bãi công trường:

c-Xác định nhu cầu điện, nước tạm thời:

e-Bố trí mặt bằng thi công:

*Các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thi công:

IV-TIẾN ĐỘ THI CÔNG.

*Các căn cứ lập tiến độ thi công:

*Cách thức lập tiến độ:

*Biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công:

[sociallocker] [/sociallocker]

CHƯƠNG III KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐƯA VÀO CÔNG TRÌNH

I-VỀ VẬT TƯ:

1-Yêu cầu về vật liệu phù hợp với TCVN 1771-87 đá thi công

2-Về cát xây dựng

3-Về Xi măng

4-Về thép xây dựng

5-Yêu cầu về cốp pha

          6-Gạch xây

          7-Máy móc thiết bị

 

CHƯƠNG IV CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHÍNH

I – CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
II – CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH

* Phương pháp định vị mặt bằng , chuyển độ cao và chuyển trục:

           * Quan trắc lún theo tiến độ tăng tải trọng :

* Quan trắc lún theo thời gian:

III- BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHÍNH:

 1 – Công tác thi công cọc móng:

 2 – Công tác thi công phần ép cọc:

3 –  Công tác giác móng:

 4 – Công tác đào móng:

a- Công tác đào đất:

b- Các biện pháp cần xử lý khi đào móng.

5 – Thi công phần lót móng:

6 – Biện pháp thi công bê tông, cốt thép móng công trình.

a- Biện pháp gia công ghép ván khuôn móng.

*Các yêu cầu chung về ván khuôn:

*Đối với công tác tháo cốp pha:

*Biện pháp gia công và lắp dựng cốt pha móng .

b- Biện pháp gia công lắp đặt cốt thép móng.

*Các yêu cầu chung khi gia công, lắp đặt cốt thép cho các cấu kiện:

 – Qui trình sản xuất, gia công cốt thép

c- Biện pháp thi công bê tông móng.

         *Yêu cầu về cốt liệu:

          *Yêu cầu về nước đổ bê tông:

          *Những yêu cầu trộn bê tông:

          *Yêu cầu khi đổ bê tông:

          *Trình tự đổ bê tông móng:

d- Biện pháp thi công xây móng.

7 – Biện pháp lấp móng, tôn nền:

8 – Biện pháp thi công bê tông cột BTCT:

a- Công tác ván khuôn:

b- Công tác cốt thép.

c- Biện pháp đổ bê tông cột:

9 – Biện pháp thi công dầm sàn BTCT:

a- Công tác ván khuôn:

b- Công tác cốt thép dầm, sàn:

c- Yêu cầu chung về bảo dưỡng bê tông các kết cấu:

d-  Công tác kiểm tra, nghiệm thu bê tông:

* Công tác kiểm tra :

* Công tác nghiệm thu :

10 – Thi công xây tường:

11 – Công tác thi công mái:

12 – Công tác gia công xà gồ thép:

13 – Công tác lắp dựng xà gồ thép:

14 – Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông:

15 – Công tác hoàn thiện:

  • Công tác trát:

b- Công tác ốp, lát:

c- Công tác láng:

d- Công tác quét vôi ve, sơn:

e- Biện pháp gia công lắp đặt cửa:

16 – Công tác lợp mái tôn:

* Các chú ý khi lợp mái:

17 – Công tác lắp đặt điện trong nhà:    

18 – Công tác lắp đặt hệ thống cấp thoát nước:

CHƯƠNG V CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.

CHƯƠNG VI CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT, TIẾN ĐỘVÀ GIẢM GIÁ THÀNH

I- QUẢN LÝ VỀ KỸ THUẬT:

II- QUẢN LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG:

III- QUẢN LÝ VỀ TIẾN ĐỘ:

IV- GIẢM GIÁ THÀNH NHƯNG VẪN ĐẢM BẢO TỐT CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:

CHƯƠNG VII AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY NỔ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I – AN TOÀN LAO ĐỘNG:

1- Đối với người lao động:

2- Đối với công việc:

3- Đối với máy móc:

II – CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ.

III – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:

          1- Biện pháp chống bụi khi thi công:

          2- Vệ sinh ăn, ở cho công nhân tại công trường:

          3-Biện pháp hạn chế tiếng ồn:

IV-CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BÃO LỐC:

CHƯƠNG VIII CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

I-BẢO ĐẢM TRÊN CÔNG TRƯỜNG:

II-CÔNG TÁC BẢO MẬT:

1- Công tác bảo quản hồ sơ:   

        2- Đối với người lao động:

CHƯƠNG IX CÔNG TÁC HOÀN CÔNG VÀ NGHIỆM THU BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

1- Công tác hoàn công:

 

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

 

 Công trình:     BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Hạng mục:  Nhà kỹ thuật nghiệp vụ và điều trị

Địa điểm XD:  Phường Kỳ Bá – Thị xã Thái Bình

Đơn vị dự thầu:  CÔNG TY 789 – BỘ QUỐC PHÒNG

 

 

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

 

I – QUI MÔ CÔNG TRÌNH:

1- Khái quát chung:

Công trình gói thầu số 1 xây lắp khối Nhà khám – Điều trị – Điều hành 5 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện điều dưỡng – Phục hồi chức năng Thái Bình.Vị trí xây dựng trong mặt bằng quy hoạch tổng thể khuôn viên khu đất 9.500m2 tại địa điểm mới của Bệnh viện điều dưỡng – Phục hồi chức năng Thái Bình thuộc Phường Kỳ Bá – Thành phố Thái Bình với quy mô và giải pháp thiết kế sau:

+Quy mô : Xây mới khối nhà 5 tầng ( Khám ,điều trị ,điều hành) với diện tích sàn 5.840 m2 , cấp công trình : cấp III. Đồng thời với các hệ thống kỹ thuật như : Cấp thoát nước,điện,chống sét,phòng cháy chữa cháy.

+Giải pháp thiết kế :

– Kiến trúc : Mặt bằng nhà có kích thước 50,4×24,6m, gồm 2 cầu thang máy và 3 cầu thang bộ.Tại khu sảnh chính bố trí 2 thang máy có kích thước lớn đảm bảo có thể vận chuyển bằng cáng cứu thương lên dễ dàng,ngoài ra còn bố trí một cầu thang bộ.Tại 2 đầu hồi bố trí 2 thang bộ nhằm đảm bảo an toàn khi có sự cố . Hành lang công trình bố trí giữa rộng 2,4 m, mỗi tầng nhà đều có khu WC công cộng ( WC khép kín tuỳ theo chức năng từng phòng). Mặt đứng công trình của khối nhà 5 tầng được thiết kế hài hòa,hình khối kiến trúc đẹp, phù hợp với chức năng của công trình. Chiều cao các tầng : Tầng T1,T2 cao 3,9m, tầng 3 đến tầng 5 cao 3,6m, mái lợp tôn múi liên doanh  kết hợp với tấm lấy ánh sáng thông qua tường thu hồi xây gạch chỉ và xà gồ.

– Kết cấu : Kết cấu chịu lực chính của công trình là khung BTCT , kết hợp xây tường chèn , sàn mái BTCT toàn khối. Kết cấu móng cọc BTCT dài 33m, tiết diện 30x30cm dưới đài BTCT được liên kết với nhau bằng hệ giằng đài. Kết cấu phần thân với hệ chịu lực là khung sàn cùng với hệ dầm BTCT giao thoa kết hợp xây tường chèn.

– Giải pháp vật liệu: Bê tông cột , dầm giằng, sàn mái mác 200 đá 1×2, bê tông cọc đúc sẵn, đài cọc mác 250, đá 1×2. Xây móng, tường bể phốt xây gạch chỉ đặc VXM cát vàng mác 50, tường xây các tầng gạch chỉ Tuynel ( 2lỗ ) VXM CV mác 50. Nền nhà các phòng lát gạch Cremic 30x30cm.

-Hệ thống kỹ thuật :

* Cấp thoát nước : Bố trí 2 bể nước BTCT trên mái để cấp cho toàn nhà. Hệ thống cấp bằng ống thép mạ kẽm, thoát nước dùng ống nhựa PVC ( chủng loại được quy định chi tiết trong phần tiên lượng mời thầu)

* Hệ thống điện chiếu sáng : Dùng ống nhựa PVC bảo hộ dây dẫn đi chìm tường để luồn dây điện với thiết bị,chủng loại được quy định chi tiết trong phần tiên lượng mời thầu.

* Thu lôi tiếp địa và PCCC : Hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét f16 L=0,7m, dây thu lôi f10,dây tiếp địa f16, đảm bảo R < 10W.

Phòng cháy chữa cháy : Sử dụng các bình chống cháy khí bột tổng hợp MFz-43 kg đặt tại các nút giao thông (hộp chữa cháy có ống vòi rồng bằng vải gai dài 20m, lăng phun D16 kèm đầu nối, dây dẫn, van, lăng phun ).

2-Những căn cứ để thiết kế Biện pháp thi công và tổ chức thi công:

+Căn cứ vào thời gian thi công khống chế trong Hồ sơ mời thầu

+Căn cứ vào mặt bằng thi công thực tế.

*Những thuận lợi và khó khăn khi thi công.

a-Về thuận lợi:

– Mặt bằng tổ chức thi công nằm trong khu vực Thành phố Thái Bình thuận lợi cho việc vận chuyển, cung cấp vật tư các loại.

– Các hạng mục công trình có kết cấu và kiến trúc không phức tạp nên phần kỹ thuật thi công và mỹ thuật có điều kiện thực hiện tốt nhất.

b-Về khó khăn:

Công trình nằm trong khu vực Thành phố có nhiều nhà dân cư trú, vì thế việc tổ chức thi công phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đảm bảo an toàn cho người, đảm bảo vệ sinh môi trường phải được đặc biệt chú trọng, không gây ảnh hưởng nhiều cho dân và các cơ quan bạn xung quanh.

CHƯƠNG II TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

 

I-TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG:

 

-Ban chỉ huy công trường:

-Ban chỉ huy công trường điều hành chỉ đạo thi công công trường là những cán bộ có nhiều kinh nghiêm chỉ đạo thi công bao gồm:

-01 Chỉ huy trưởng công trình: điều hành toàn bộ có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt có liên quan đến công việc thi công trên công trường.

-01 Chỉ huy phó công trình: điều hành toàn bộ có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi mặt có liên quan đến công việc thi công trên công trường khi chỉ huy trưởng vắng mặt.

-02 cán bộ kỹ thuật công trình: là người có năng lực chỉ đạo thi công làm nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp tới từng tổ đội thi công.

II – QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY, BAN CHỈ HUY VÀ VIỆC QUẢN LÝ NGOÀI HIỆN TRƯỜNG:

Ban chỉ huy công trường là một đơn vị thi công đại diện cho công ty tại địa phương nơi công ty trúng thầu thi công công trình có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt: kỹ thuật, tài chính, điều phối máy móc, thiết bị thi công và con người. Cung ứng kịp thời đầy đủ các loại vật tư xây lắp công trình.

Quan hệ với các cấp, các ngành của địa phương giúp đỡ để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xây lắp cũng như tiếp nhận các chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thường xuyên để công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật và chất lượng.

Khi công trình đến giai đoạn hoàn thành, Chỉ huy trưởng có trách nhiệm chỉ đạo các cán bộ kỹ thuật trên công trường thu dọn hoàn thiện và lập hồ sơ hoàn công và quyết toán công trình.

*Đối với Công ty: Quan hệ với các cấp, các ngành, các địa phương để giúp và tạo điều kiện thuật lợi cho Ban chỉ huy công trường trong công tác thi công xây lắp công trình.

Luôn cử các cán bộ chuyên trách kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở Ban chỉ huy về kỹ thuật, chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Luôn liên hệ chặt chẽ với Chủ đầu tư và các ngành Quản lý để nghiệm thu thanh toán, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

 

III-BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG:

 

1-Tổng mặt bằng thi công:    

*Các căn cứ để thiết kế tổng mặt bằng thi công:

-Căn cứ vào điều kiện địa vật lý khu vực nơi công trình xây dựng: thời tiết  rất nóng về mùa hè, mưa nhiều, giao thông đi lại rất khó khăn.

-Căn cứ vào vị trí định vị các hạng mục công trình trong Hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào các tài liệu trên, Nhà thầu có đi khảo sát thực tế và nhận thấy:

+ Điện phục vụ thi công.

Ngay sau khi trúng thầu, nhà thầu sẽ chủ động phối hợp với chủ đầu tư liên hệ với Sở điện lực, chi nhánh điện của địa phương mở một nguồn điện 3pha để phục vụ cho thi công và để sử dụng lâu dài cho bệnh viện sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Ngài ra nhà thầu còn bố trí 1 máy nổ phát điện đủ công xuất để chủ động cho việc thi công đúng tiến độ đặt ra.

+Nguồn nước được khai thác từ.

Nguồn nước cũng như nguồn điện nhà thầu chủ động cùng chủ đầu tư liên hệ nguồn nước máy để phục vụ cho sinh hoạt và thi công. Đồng thời nhà thầu sẽ khoan thêm 1 giếng nước dự phòng, xây bể chứa, sử lý nước giếng khoan qua bể lọc nước, lấy mẫu nước đưa đi thí nghiệm ở những phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền để xác định chất lượng nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng.

*Biện pháp tổ chức mặt bằng thi công:

– Căn cứ vào qui trình qui phạm thi công.

– Căn cứ vào khối lượng mời thầu của Chủ đầu tư.

– Căn cứ vào thời gian thi công.

Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn nêu trên, Nhà thầu tiến hành tổ chức bộ máy quản lý công trường, tổ chức Tổng mặt bằng thi công sao cho thật hợp lý.

 

 

*Xác định các số liệu để lập tổng mặt bằng thi công:

-Nhu cầu nhà tạm.

-Nhu cầu kho bãi.

-Nhu cầu điện nước.

-Đường xá tạm trong công trường.

– Hàng rào bảo vệ xung quanh công trường và ngăn cách giữa khu vực thi công với khu cơ quan đơn vị.

Cụ thể như sau:

2- Xác định nhu cầu nhà tạm:

Mặt bằng thi công thuận tiện, để có điều kiện làm việc tăng ca, tăng giờ rút ngắn được thời gian thi công Nhà thầu cho dựng nhà nghỉ tạm cho công nhân ngay tại công trình. Nhà thầu có nội qui qui định cụ thể việc ăn nghỉ của công nhân ngay tại công trình.

Nhà tạm gồm:

-Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường.

-Nhà ở cho công nhân, nhà vệ sinh, nhà bếp.

Tính toán cụ thể diện tích lán trại tạm:

-Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường: F= 25 m2 dùng cho 6 người kể cả cán bộ kỹ thuật. Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường nằm tại vị trí trung tâm công trình thuận tiện cho công tác quản lý thi công trên công trình, công tác giao dịch, quản lý vật tư, thiết bị con người.

-Nhà nghỉ tạm của công nhân ví dụ:(60 người): F = 60 x 1,5 = 90 m2

Nhà thầu bố trí cho công nhân ăn, ngủ, nghỉ tại công trình. Điều này sẽ thúc đẩy năng suất lao động của công nhân, tăng thu nhập của công nhân, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Trong thời gian thi công cao điểm, nhằm giảm bớt nhu cầu lán trại tạm, công trường sẽ tận dụng một số phòng tầng 1 của công trình đã thi công xong phần thô làm lán trại cho công nhân.

 

3- Tổ chức kho bãi công trường:

Để thuận lợi cho công tác xây lắp công trình nhất thiết phải bố trí các kho, bãi để vật tư, thiết bị phục vụ thi công cho công trình. Mặt bằng thi công thuận tiện cho việc bố trí kho cho công trình.

Khu kho kín dùng để chứa xi măng, sắt thép, máy móc cầm tay… được bố trí

gần đường giao thông, nằm tại vị trí trung tâm công trình, tạo điều kiện thuận lợi

cho việc tập kết, vận chuyển, xuất nhập, bảo vệ vật tư.

Kho hở (bãi) chứa vật liệu rời như cát, đá… được bố trí ngay sát công trình bố trí thuận tiện, nhằm giảm khoảng cách tối đa việc đưa vật liệu vào sử dụng trên công trình.

-Bãi vật liệu được tính toán đủ diện tích để có thể chứa các vật liệu chưa phân loại, đủ điều kiện về độ ẩm để đảm bảo công việc tiến hành liên tục và đồng nhất.

-Kho vật liệu được tính toán chuẩn bị vật liệu với số lượng sao cho lúc nào cũng có sẵn đủ số vật liệu để đủ cho công tác thi công công trình.

 

4- Xác định nhu cầu điện, nước tạm thời:

          -Nhu cầu về điện thắp sáng:

Từ nhu cầu nhà tạm và nhu cầu bảo vệ xác định được công suất điện sinh hoạt và bảo vệ như sau:

-Điện sinh hoạt: Nhà nghỉ ngoài công trường.

+Điện thắp sáng:     8  bóng x 60W = 480 w.h

+Đèn pha bảo vệ:     4 bộ x 1500 w = 6.000 w.h

Tổng cộng :                                                6.480 w.h

-Tổng công suất cần thiết cho công trường:

W = 6.48 KW.h

          -Nhu cầu về nước:

-Nước dùng trong thi công:1 mặt liên hệ nguồn nước nhà máy phục vụ cho sinh hoạt và thi công. 2tổ chức khoan giếng nước để cung cấp thêm nước thi công và đề phòng khi nguồn nước nhà máy không đủ cung cấp cho sinh hoạt và thi công.

-Nước sinh hoạt: đảm bảo nước sạch dùng cho sinh hoạt.

Từ nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sinh hoạt và thi công trên, Nhà thầu cho tiến hành thi công lắp đặt hệ thống cấp nước từ giếng tới bể chứa, bể lọc được xây dựng theo thiết kế. Từ bể nước Nhà thầu sử dụng ống nước nhựa mềm (dự kiến ống D=26 chiều dài ống 200m) đưa nước đến các điểm tiêu thụ. Các điểm tiêu thụ nước là các bể chứa tạm tại vị trí trạm trộn,bếp.

 

 

5- Bố trí mặt bằng thi công:

Tổng mặt bằng thi công được lập cho giai đoạn thi công phần thân. Khi lập Nhà thầu đã tính đến việc dùng được nó trong giai đoạn thi công phần ngầm và hoàn thiện.

– Căn cứ vào mặt bằng hiện trạng khu đất.

– Căn cứ vào nguyên tắc lập tổng mặt bằng là:

+ Phục vụ cho thi công thuận lợi nhất.

+ Tiết kiệm tối đa vật liệu, nhân công…

+ Giảm đến mức tối thiểu cự li vận chuyển vật liệu xa.

+ Đảm bảo an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy, an toàn về điện.

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường.

– Căn cứ vào hướng nhà.

– Căn cứ vào tổng mặt bằng kiến trúc.

– Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết…)

*Các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thi công:

– Công trình nằm trong khu vực Thị xã Thái Bình là khu dân cư đông đúc có nhiều người và phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy Nhà thầu đều tính toán cụ thể thời điểm cung cấp vật tư tránh ách tắc giao thông và đảm bảo đầy đủ vật tư cần thiết cho công trình.

-Dây điện phục vụ sinh hoạt, bảo vệ và thi công từ máy phát đến nơi tiêu thụ được treo cao > 4m bằng các cột điện được chôn chắc chắn để tránh mưa bão.

-Tại vị trí tập kết vật tư có đường điện đi qua, khi đổ vật tư bằng xe ben phải có người theo dõi, quan sát không để cho xe chạm vào hệ thống điện.

-Dự trữ vật tư trước mùa mưa đảm bảo thi công được liên tục.

 

IV-TIẾN ĐỘ THI CÔNG.

*Các căn cứ lập tiến độ thi công:

-Căn cứ vào thời gian thi công trong hồ sơ mời thầu.

-Căn cứ vào qui trình, qui phạm trong thi công.

-Căn cứ vào máy móc thiết bị thi công của công ty.

-Căn cứ vào khối lượng của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu.

-Căn cứ vào định mức nhân công, máy của định mức 1242/1998/QĐ-BXD,được cập nhật và bổ sung theo Quyết định số 05/2005/QĐ-BXD ngày 24-01-2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

-Căn cứ vào thực tế thi công đối với công việc áp dụng công nghệ mới như cốp pha định hình…

*Cách thức lập tiến độ:

Dựa vào các yếu tố trên Nhà thầu đã lập tiến độ thi công cho toàn bộ công trình theo bảng tiến độ sơ đồ ngang.

Tiến độ được lập cho các đội thi công xây lắp bao gồm:

+Đội thi công xây lắp số 1: Tiến hành thi công phần cọc móng.                                                +Đội thi công xây lắp số 2: Tiến hành thi công phần ép cọc móng.

+Đội thi công xây lắp số 3: Tiến hành thi công công trình từ đài giằng đến hoàn chỉnh bao gồm các tổ chuyên như sau :

+ Tổ số 1: chuyên về công tác nề, bêtông

+ Tổ số 2: chuyên công tác thép       .

+ Tổ số 3: Chuyên công tác cốp pha.

+Tổ số 4: Thi công điện , nước, gia công lắp dựng, xà gồ thép, lợp mái, sử dụng vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của toàn công trường. Lắp đặt và vận hành đường điện, nước cung cấp cho toàn công trường đảm bảo luôn đủ theo yêu cầu.

+Tổ số 5: Hậu cần, y tế, chăm lo đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của cán bộ công nhân, bảo vệ, trắc địa.

+Tổ vật tư, thiết bị: Cung ứng đủ, kịp thời theo yêu cầu về vật tư, thiết bị.

– Số công nhân tham gia thi công tối đa là:    người.

– Thời gian thi công là:     ngày.

(Xem bản vẽ Tiến độ thi công)

 

*Biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công:

Biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường luôn được Nhà thầu tập trung vào các vấn đề sau:

– Có kế hoạch, tiến độ cung cấp vật tư đầy đủ, đúng chủng loại, chất lượng  theo yêu cầu từng loại công việc.

-Tăng năng suất lao động của người công nhân bằng cách bố trí nhân lực thi công hợp lý trong mỗi công việc, hạn chế thấp nhất việc sử dụng lao động không hợp lý như: chồng chéo…

-Đối với công tác đào đất: mặt bằng thi công thuận tiện nên có thể bố trí đất đào lên tập kết ở gần vị trí công trình, hạn chế tối đa vận chuyển đất để lấp móng, tôn nền công trình.

-Máy móc đưa vào công trình đảm bảo tốt nhất tránh gây hỏng hóc trong

quá trình thi công.

-Các đội thi công được bố trí hợp lý, việc giám sát  quản lý được chú trọng để có thể điều động nhân lực hoặc máy móc được thuận lợi và hợp lý.

-Các đội thi công được bố trí xen kẽ để có thể tận dụng tối đa các thiết bị máy móc trên công trình.

-Luôn quan tâm đến nguồn vật tư dự trữ, vật tư được tập kết gần nơi thi công nhất tránh gây lãng phí.

 

 

 

 

 

 

 

                                          CHƯƠNG III

KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, MÁY MÓC THIẾT BỊ

 ĐƯA VÀO CÔNG TRÌNH

 

Các qui định trong phần này bao gồm  việc cung cấp máy móc, thiết bị, vật liệu và lao động để thực hiện các công việc có liên quan tới các công việc của công trình.

I-VỀ VẬT TƯ:

Vật tư đưa vào công trình đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng như trong thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ mời thầu nhằm làm cho công trình đạt một chất lượng tốt nhất.

 

1-Yêu cầu về vật liệu phù hợp với TCVN 1771-87 đá thi công:

* Vật liệu đá thi công cần phải cứng, bền, sạch, không bẩn bởi các tạp chất làm ảnh hưởng đến cường độ, độ bền của bê tông, ví dụ như hạt sét, hạt mica, than, các tạp chất hữu cơ, quặng sắt, muối suynphát, can xi,…….Cốt liệu không được lẫn vỏ nhuyễn thể.

* Cốt liệu đá dùng trong công tác bêtông được nghiền từ đá tự nhiên hay sỏi tuân theo tiêu chuẩn “ Đá dăm, sỏi dăm, dùng trong xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật-TCVN-1771-87”

* Tất cả các cốt liệu phải cứng, rời và có các kích thước các cạnh đều nhau.Tỷ lệ các hạt dẹt, hình kim phải có các tỷ lệ % thoả mãn các tiêu chuẩn đã nêu ở trên.

* CBKT phải kiểm tra nguồn cung cấp vật tư, các yêu cầu KT đối với vật liệu và các thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào thi công.

+Các chỉ tiêu cơ bản của đá (đối với đá 1×2) qui định theo tiêu chuẩn sau:

-Đường kính D= 1-2 cm chiếm 88% về khối lượng.

-Đường kính D= 2-3cm chiếm 8% về khối lượng.

-Dmax < 3cm.

+Cường độ chịu nén là 600 kg/cm2

-Đá đảm bảo sạch, không được lẫn mạt, cát, tạp chất,

 

 

2-Về cát xây dựng ( cốt liệu tinh ):

* Cốt liệu tinh có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo ( nghiền hoặc phân nhỏ từ đá). Cốt liệu tinh phải lấy từ một nguồn. Cốt liệu tinh lấy từ nhiều địa điểm khác nhau hay nguồn mới phải báo cho CBKT kiểm tra.

Cát phù hợp với TCVN 343-70, TCVN 1770-86, các tiêu chuẩn của cát: -Khối lượng hạt thô d=0.5-20mm chiếm 80-85%

-Khối lượng hạt nhỏ d< 0.5mm chiếm 14.5%

-Hàm lượng sét bụi: 0.5%

3-Về Xi măng:

* Xi măng dùng là loại xi măng Poocland PCB30 phù hợp với tiêu chuẩn TCVN – 6282- 92 ( xi măng PC 30 Tw ).

* Trong thời gian thi công nhà thầu cung cấp các chứng chỉ xác nhận của nhà sản xuất xi măng đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng.

* Xi măng cần giữ tại hiện trường trong điều kiện phù hợp.                       * Xi măng còn nóng không được sử dụng ngay nhưng không để lâu quá 28 ngày tại kho công trường, không sử dụng xi măng đã xản xuất quá 12 tháng. các đợt xi măng đã nhập kho không đạt yêu cầu phải được mang ra khỏi công trường và thay vào đó bằng loại xi măng đáp ứng được qui cách yêu cầu.

* Xi măng được để trong kho kín cao hơn nền kho 40 cm và được lót bằng ván hoặc tôn tấm.

4-Về thép xây dựng

*Toàn bộ thép thi công phải phù hợp với yêu cầu thiết kế. Hạn chế việc thay đổi chủng loại so với hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công, đặc biệt không được thay đổi thép mác cao bằng thép có mác thấp hơn. Tất cả thép chịu lực đều phải dùng thép của Nhà máy (hoặc liên doanh sản xuất có các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật tương đương) có chứng chỉ chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 5574-91.

* Khi dùng thép nhập khẩu phải có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn“ Kim loại-Phương pháp thử kéo TCVN – 197-85” và “ Kim loại-Phương pháp thử nén TCVN – 198-85 ’’

* CBKT có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp mẫu thử bất cứ lúc nào, có thể chọn lựa bất kỳ loại thép nào để đưa vào sử dụng. Các mẫu thử phải kiểm định ở những phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền.

-Khi gia công lắp đặt, sai số cho phép phải tuân thủ qui định qui phạm trong xây dựng

-Thép đưa vào thi công đúng chủng loại, số lượng theo yêu cầu của thiết kế.

-Thép được để trong kho kín, cốt thép được xếp trên bệ, giá đỡ, cốt thép không bị gỉ. Thép được đánh dấu, phân lô và xếp cao thuận tiện cho thi công.

-Khi sử dụng cốt thép không bị nứt, không bị ép mỏng bẹt đi hoặc bám bẩn, hoen gỉ, rỗ , dính sơn…

5-Yêu cầu về cốp pha

* Cốp pha và dàn giáo được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng và ổn định  trong xuốt quá trình thi công Cốp pha dầm sàn phải được thi công theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995                                                                                                                                           .        * Cốp pha cần đực ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ bêtông, đồng thời bảo vệ được bêtông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

* Cốp pha và dàn giáo cần được gia công và lắp dựng đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định của thiết kế.

* Cốp pha cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ bê tông.

* Cốp pha và giàn giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại công trình.

6- Gạch xây:

* Dùng gạch lò Tuynel A1 có kích thước chuẩn 220mm x 105mm x 60,5mm theo quy định theo thiết kế, Cường độ tối thiểu không nhỏ hơn75kg/cm2 và thoả mãn các quy định trong TCVN – 1321-79 và TCVN – 4085-85.

7-Máy móc thiết bị:

Từ đặc điểm, qui mô công trình, căn cứ vào hồ sơ mời thầu, đặc điểm của vùng thi công chúng tôi dự định đưa các thiết bị máy móc chính vào thi công công trình :

-Máy trộn BT 250L của Trung Quốc cơ động phục vụ thi công cho

tất cả các hạng mục của công trình với tính năng như sau:

+Dung tích cốt liệu:                 480 L

+Dung tích bê tông:                 250 L

+Tốc độ trộn:                          17 vòng/phút

+Kích thước:                            2.59mx2.19mx2.675m

Chu kỳ 1 cối trộn:

+Đổ cốt liệu vào thùng trộn:             15 s

+Quay thùng trộn bê tông:                90 s

+Đổ bê tông ra hộc đựng:                           17 s

+Cộng:                                              102 s

Số mẻ trộn trong 1 giờ:                     3600/102 = 35.3 cối

Năng suất máy trộn:      250×35.3×0.678×0.9/1000= 5.3 m3

Với năng suất máy trộn như trên đủ để đáp ứng cho việc đổ bê tông trên công trình.

-Máy trộn vữa của TQ dung tích thùng trộn 150L.

-Máy hàn điện: Dùng để hàn các kết cấu công trình.

– Máy nổ phát điện 3pha.

– 2 máy vận thăng loại có trọng tải 500kg, công xuất động cơ 15.75kwh.

Ngoài ra còn một số thiết bị phụ trợ khác như: Tời điện, máy bơm nước,giáo tuýp, các dụng cụ cầm tay…

CHƯƠNG IV

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHÍNH

I- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

Khi thi công công trình công tác chuẩn bị gồm các mục sau:

– Dựng lán trại tạm, tổ chức mặt bằng bãi tập kết vật liệu, bố trí nhà xưởng theo bản vẽ Tổng mặt bằng thi công.

– Chuẩn bị các dụng cụ thi công cầm tay, các dụng cụ cân đo đong đếm các thiết bị máy móc cần đưa đến hiện trường cho phù hợp từng giai đoạn thi công.

– Xác định ranh giới mặt bằng thi công và làm rào chắn khu vực thi công.

– Tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực: Có biển báo khu vực đang thi công, cờ hiệu và dây căng.

– Làm các thủ tục đăng ký làm việc cho cán bộ công nhân viên, các thiết bị máy móc phục vụ cho công trình.

         -Liên hệ với chính quyền địa phương, đơn vị sở tại để làm thủ tục đăng ký làm việc cho cán bộ công nhân viên, các thiết bị máy móc phục vụ cho công trình.

         -Tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập, hướng dẫn hồ sơ TKKT, học tập nội qui và bảo mật công trình.

– Chuẩn bị bản vẽ, mở sổ nhật ký công trình theo mẫu. Giới thiệu cán bộ thi công với cơ quan giám sát bên A và Chủ đầu tư.

II- CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH

– Căn cứ vào mặt bằng do Ban quản lý dự án giao. Đối chiếu với hồ sơ thiết kế  kiểm tra sơ bộ mặt bằng vị trí công trình. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy có sự sai lệch giữa bản vẽ thiết kế và thực địa cần xác định các vị trí sai lệch so với thiết kế và chủ động làm việc với Cán bộ giám sát và BQL dự án xin ý kiến xử lý trước khi tiến hành thi công.

– Tiếp nhận bàn giao các mốc chuẩn ban đầu do chủ đầu tư và cơ  quan thiết kế cung cấp. Đây là cơ sở để triển khai các công việc trắc địa kế tiếp, làm cơ sở để nghiệm thu lâu dài và là các mốc chuẩn ban đầu để truyền cốt cao độ lên các cọc mốc chuẩn của 4 phía .

– Bố trí cơ bản là bố trí trục chính lên thực địa.

– Bố trí chi tiết bao gồm việc bố trí các bộ phận như: móng, các trục tường, cột của ngôi nhà. Để đánh dấu trục lên thực địa bằng cách dùng máy kinh vĩ xác định vị trí trục trên mặt cọc đóng ở hai đầu.

– Các điểm khống chế: các mốc khống chế mặt bằng thi công làm bằng cọc gỗ tiết diện 8×8 cm dài 50cm được đóng cố định xuống mặt đất và được bảo vệ tránh xê dịch

* Phương pháp định vị mặt bằng , chuyển độ cao và chuyển trục:

– Từ các mốc chuẩn tiến hành định vị tất cả các trục theo 3 phương lên các cọc trung gian bằng máy kinh vĩ, đo bằng thước thép. Từ đó xác định vị trí chính xác của từng cấu kiện để thi công. Đến cốt (+0,00) tất cả các tim cốt đều được kiểm tra định vị vào đỉnh móng để chỉnh sai số trước khi thi công tiếp phần thân .

* Phương pháp đo theo giai đoạn :

– Tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc cả tim và cốt và trong quá trình thi công luôn kiểm tra bằng dọi và máy thuỷ bình.

– Tất cả các dung sai và độ chính xác cần tuân thủ theo yêu cầu được qui định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan . TCVN 5574 – 1991, TCVN 4453 – 1995 và các qui định về dung sai trong hồ sơ mời thầu.

   *  Quan trắc lún theo tiến độ tăng tải trọng :

– Kết thúc giai đoạn thi công móng

– Kết thúc giai đoạn thi công phần thô

– Kết thúc giai đoạn thi công hoàn thiện

* Quan trắc lún theo thời gian: ngoài việc quan trắc lún theo tiến độ tăng tải trọng thì tiến hành quan trắc lún theo thời gian, tính từ khi thi công phần thân cứ 1 tháng tiến hành 1 lần cho tới khi hoàn thành công trình, sau đó thêm 3 chu kỳ 1 tháng 1 lần.

Tất cả các số liệu về độ lún được chuyển cho chủ đầu tư và cơ quan tư vấn để xác định độ ổn định của công trình.

III- BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHÍNH:

 1 – Công tác thi công cọc móng:

– Trong quá trình thi công cọc BTCT nhà thầu tuân thủ tuyệt đối quy trình quy phạm. Kết cấu BT cọc phải được lấy mẫu kiểm tra, đạt yêu cầu thiết kế về cường độ, mác. Các chủng loại vật liệu gồm Xi măng, cát, đá, phải có chứng chỉ, chứng nhận xuất xứ, chất lượng của cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn kỹ thuật của tư vấn thiết kế.

–  Qua khảo sát thực tế hiện trường nhà thầu nhận thấy: mặt bằng thi công tại công trường rộng rãi đủ điều kiện tổ chức xưởng sản xuất cọc ngay tại hiện trường, như vậy sẽ giảm bớt được công tác vận chuyển đồng thời CBKT và Chủ đầu tư dễ dàng kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cọc BTCT.

2 –  Công tác giác móng:

– Căn cứ vào các mốc chuẩn ban đầu đã được bàn giao, dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình để định vị hệ thống trục chính của công trình. Trên cơ sở đã xác định được trục định vị của công trình dùng các dụng cụ tiến hành đo đạc giác móng bao gồm các việc sau:

– Cắm cọc xác định vị trí các trục, xác định tim cốt của các cột.

– Xác định chiều rộng của đáy móng băng, móng trụ, xác định vị trí chính xác của từng đầu cọc, dùng cọc gỗ 30mm x 30mm dài 500 đến 600mm đóng đúng vị trí tim cọc BTCT theo đúng bản vẽ thiết kế.

– Kết hợp khảo sát tại chỗ để xác định sơ bộ những chướng ngại vật, hệ thống ngầm khả năng gặp phải khi thi công móng, kịp thời làm việc với Chủ đầu tư thống nhất biện pháp xử lý.

 

 3 – Công tác thi công phần ép cọc:

 

– Khi cọc BTCT đúc tại hiện trường đã đủ cường độ nhà thầu sẽ dùng cẩu di chuyển cọc từ nơi sản xuất tới gần vị trí ép cọc xếp thành từng lớp dùng xà gồ gỗ kê tại vị trí móc cẩu. Khi xếp cọc cần chú ý đến chủng loại cọc (cọc mũi, cọc thân )

– Sau khi đúc đủ số lượng cọc dùng để ép thí nghiệm, sau 28 ngày cọc đã phát triển đủ cường độ theo yêu cầu thiết kế nhà thầu tiến hành nghiệm thu sản phẩm cọc BTCT và tiến hành ép thí nghiệm 5 vị trí với chiều dài cọc là 33m, lực ép đầu cọc đoạn cuối từ 140- 150 tấn theo đúng yêu cầu thiết kế.

– Khi tiến hành ép cọc thí nghiệm phải có sự chứng kiến của cán bộ giám sát và Tư vấn thiết kế. Sau 10 ngày nhà thầu sẽ mời đơn vị thí nghiệm có đủ thẩm quyền đến nén tĩnh tại hiện trường tại các vị trí cọc thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm nén tĩnh tại các vị trí theo chỉ định của thiết kế tại hiện trường phải báo cáo cho thiết kế để quyết định chính thức chiều dài cọc mới được thi công đại trà.

– Trước khi ép cọc nhà thầu kiểm tra khảo sát các khu vực nhà dân xung quanh khu vực thi công, kiểm tra ghi hình toàn bộ hiện trạng, khi thi công ép cọc nếu có hiện tượng rạn nứt ảnh hưởng đến nhà dân nhà thầu dừng ngay thi công, cùng Cán bộ giám sát và Chủ đầu tư bàn bạc thống nhất phương án sử lý.

– Nhà thầu có phương án chuẩn bị trước cọc cừ U200 dài 6m, nếu thấy cần thiết sẽ bàn với Cán bộ giám sát và Chủ đầu tư cho ép cọc cừ tạo vách chắn giữa khu vực thi công với nhà dân.

– Khi được phép ép cọc đại trà. nhà thầu dùng máy ép thuỷ lực tải trọng 170tấn “ có phiếu kiểm định máy và kiểm định đồng hồ của cơ quan có đủ thẩm quyền cấp”. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, nhà thầu sử  dụng cùng một lúc 2 máy ép ( Hướng ép xem bản vẽ thuyết minh ).

4 – Công tác đào móng:

a- Công tác đào đất:

-Căn cứ vào cốt ± 0.00m và vị trí các móng đã giác để đào móng. Bảo đảm

đúng độ sâu, bề rộng thiết kế, an toàn tiện lợi thi công cho công tác tiếp theo.

-Đất đào lên được tập kết cạnh công trình.

-Sau khi nghiên cứu kỹ các phương án thi công đào đất như đào bằng thủ công, nhà thầu chọn phương án thi công đào móng bằng máy kết hợp sửa móng bằng thủ công .

b- Các biện pháp cần xử lý khi đào móng.

– Trường hợp hố móng bị úng lụt do trời mưa phải xử lý theo phương án như sau: Đào rộng móng, tạo máng thu nước về ga và dùng máy bơm bơm nước để hạ mực nước trong hố móng công trình.

5 – Thi công phần lót móng:

– Chuẩn bị vật liệu theo đúng yêu cầu thiết kế đề ra, tập kết vật liệu.

– Trước khi đổ bê tông lót móng hố móng phải được kiểm tra cốt đáy, dọn sạch hết vật liệu thừa,phế thải, nền đất dưới đáy móng phải đúng theo yêu cầu quy phạm đề ra.

– Bê tông gạch vỡ vữa TH được trộn đổ xuống móng bằng xe cải tiến và dàn đều trên mặt đáy hố móng thành từng lớp dày theo thiết kế và được đầm bằng đầm máy đảm bảo độ phẳng đồng đều, phương pháp đầm phải tuân thủ như quy phạm. Đầm móng theo nguyên tắc vệt sau đè lên vệt đầm trước 3-5cm, tốc độ kéo đầm là 6m/phút.

– Thực hiện cân, đong vật liệu theo cấp phối yêu cầu theo bảng niêm yết đã được Chủ đầu tư kiểm tra.

6 – Biện pháp thi công bê tông, cốt thép móng công trình.

a- Biện pháp gia công ghép ván khuôn móng.

*Các yêu cầu chung về ván khuôn:

– Cốp pha và dàn giáo được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng và ổn định  trong xuốt quá trình thi công Cốp pha dầm sàn phải được thi công theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995                                                                                                                                           .        – Cốp pha cần đựơc khép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ bêtông, đồng thời bảo vệ được bêtông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

– Cốp pha và giàn giáo cần được gia công và lắp dựng đúng hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định của thiết kế.

– Cốp pha cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ bê tông.

– Cốp pha và giàn giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại công trình.

– Đảm bảo ổn định chắc chắn và bền vững.

– Có khả năng sử dụng luân chuyển cho công trình.

– Đảm bảo gọn nhẹ dễ tháo lắp.

– Bề mặt ván khuôn phẳng nhẵn

*Đối với công tác tháo cốp pha:

– Cốp pha móng được tháo dỡ sau 24h với diều kiện bảo dưỡng bê tông thường xuyên đúng qui phạm.

– Đối với cốp pha thép sau khi tháo dỡ được vệ sinh, bôi dầu bảo dưỡng và sắp xếp gọn gàng trước khi tiếp tục sử dụng.

*Biện pháp gia công và lắp dựng cốp pha móng .

– Căn cứ vào kích thước của bê tông móng và dầm móng

– Căn cứ vào tim trục, cốt cao độ của từng trục móng tiến hành lắp dựng cốp pha móng. Ván thành được cố định chắc chắn bằng các văng chống đứng và chống xiên các thanh chống xiên được lót bằng ván đặt ở thành hố móng.

ĐỘ SAI LỆCH CỐP PHA CHO PHÉP

Tên sai lệch

Mức cho phép

1. Khoảng cách giữa các cột chống cốt pha, cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với khoảng cách thiết kế.

a) Trên mỗi mét dài

b) Trên toàn khẩu độ

2. Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chung so với chiều dài thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế

a) Trên mỗi mét dài

b) Trên toàn bộ chiều cao kết cấu:

– Móng

– Tườngvà cột đỡ dầm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m

– Tường và cột đỡ dầm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m

– Cột khung có liên kết bằng dầm

– Dầm và vòm

3. Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế

a) Móng

b) Tường

c) Dầm xà và vòm

d) Móng dưới các kết cấu thép

 

+25

+75

5

20

10

15

10

5

15

8

10

Theo qui định của thiết kế

+Với ván khuôn móng:

Vật liệu làm ván khuôn: Ván khuôn gỗ và gỗ xà gồ để văng chống, nẹp ván khuôn và văng chống dùng gỗ (4 x 6cm và 6 x 8cm).

– Chọn các nẹp đứng bằng gỗ (4 x 6cm) đặt cách nhau 60cm, thành ván khuôn dày 3-4cm để đảm bảo cho ván khuôn không bị biến dạng khi đổ và đầm bê tông.

– Thành ván khuôn được chống vào thành hố đào bằng gỗ (6 x 8cm), chân của chống xiên được lót ván để đảm bảo chống xiên không bị lún vào trong đất, không gây ra sự sai lệch vị trí của ván khuôn. Ván khuôn được lựa chọn và gia công theo kích thước thiết kế tại xưởng và lắp dựng ngay tại mặt bằng công trình theo từng hố móng.

-Luôn kiểm tra vị trí tim, trục, cao độ cho từng móng, kiểm tra kích thước, độ  kín khít hộp ván khuôn và cho nghiệm thu trước khi đổ bê tông. Quá trình lắp dựng, liên kết phải đảm bảo đúng hình dáng kích thước thiết kế. Sau khi đổ bê tông được 24h mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn thành.

b- Biện pháp gia công lắp đặt cốt thép móng.

*Các yêu cầu chung khi gia công, lắp đặt cốt thép cho các cấu kiện:

Cốt thép đưa vào thi công đều đảm bảo các yêu cầu về chất lượng:

– Đúng loại thép (về đường kính, trọng lượng, cường độ).

– Đúng kích thước.

– Đủ số thanh.

-Đúng vị trí thiết kế.

+ Cốt thép được gia công tại khu vực gia công cốt thép trên công trường và được vận chuyển tới vị trí móng của công trình lắp đặt theo quy phạm.

+Yêu cầu khi lắp đặt và buộc cốt thép:

– Các thanh thép phải được buộc vào với nhau thật chắc không được phép đặt hay luồn cốt thép vào trong bê tông sau khi đổ bê tông.

-Cốt thép khi lắp đặt phải đủ về số lượng, đúng kích thước theo quy định của

thiết kế và phải được lắp đặt theo đúng qui trình, qui phạm cho phép.

-Khi nối buộc cốt thép chiều dài mối nối phải đúng theo quy định vị trí với các thanh không được trùng nhau và đặt ở nơi có mô men lớn phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc

-Liên kết thép dùng phương pháp hàn kết hợp buộc. Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm

-Kê thép bằng các con kê bê tông để đảm bảo cốt thép có được lớp bê tông bảo vệ được cốt thép .

-Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu)

-Quy trình gia công thép:

Qui trình gia công thép

Kho thép

Thép cuộn

Thép thanh

Nắn thẳng

Nắn thẳng, hàn nối

Đo, cắt

Đo, cắt

Hàn ,buộc khung lưới

Làm đai

Hàn khung

Uốn tạo hình

Uốn

Kho thép thành phẩm

*Qui định chiều dài nối buộc cốt thép:

Loại cốt thép

Chiều dài nối buộc

Vùng

Kéo

Vùng

Nén

Kết cấu tường

Kết cấu khác

Kết cấu tường

Kết cấu khác

-Cốt thép trơn cán nóng

40d

30d

20d

30d

-Cốt thép có gờ cán nóng

40d

30d

20d

-Cốt thép kéo nguội

45d

35d

20d

30d

 

-Trước khi đổ bê tông báo với CBKT và Chủ  đầu tư nghiệm thu cốt thép.

-Đối với cốt thép ở dạng lưới: khi lắp đặt sẽ chồng lên nhau được buộc vào nhau ở cuối và ở các mép, chỗ mép chồng lên sẽ có chiều rộng nhỏ hơn một mắt lưới.

– Chỗ các thanh thép giao nhau sẽ được buộc hoặc hàn với nhau.

Chủ đầu tư có thể cho phép thay thế cốt thép khác nếu có cùng kích cỡ và có chất lượng tương đương.

-Các mối nối được đặt so le nhau để đảm bảo được cường độ của thanh thép mà không vượt quá ứng suất  liên kết của từng mối nối được phép.

-Liên kết hàn phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế theo tiêu chuẩn 20 TCN 71-77 “ Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép”. Việc liên kết các loại thép có tính hàn thấp hoặc không hàn được cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo.

-Việc nối buộc ( nối chồng lên nhau) đối với các loại cốt thép được thực hiện theo qui định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cốt thép sau gia công. Đảm bảo độ sai lệch cốt thép trong quá trình gia công không vượt quá các trị số trong bảng :

Các sai lệch

Mức cho phép

1. Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực:

a) Mỗi mét dài

b) Toàn bộ chiều dài

2. Sai lẹch về vị trí điểm uốn

3. Sai lệch vế vị trí cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn:

a) Khi chiều dài nhỏ hơn 10 m

b) Khi chiều dài lớn hơn 10 m

4. Sai lệch về góc uốn của cốt thép

5. Sai lệch về kích thước uốn

+5

+20

+20

+d

+(d+0.2a)

3

+a

+ Khi rải thép, phải kiểm tra khoảng cách giữa các thanh để đảm bảo số lượng và khoảng cách đúng thiết kế. Đồng thời phải kiểm tra trục của cốt thép theo trục dầm giằng và trục móng thiết kế. Sau khi kiểm tra chất lượng thi công đạt yêu cầu, tổ chức vệ sinh cốt thép, nghiệm thu và tiến hành ghép cốp pha theo mục a.

 

c- Biện pháp thi công bê tông móng.

         *Yêu cầu về cốt liệu:

Vật liệu đá thi công cần phải cứng, bền, sạch, không bẩn bởi các tạp chất làm ảnh hưởng đến cường độ, độ bền của bê tông, ví dụ như hạt sét, hạt mica, than, các tạp chất hữu cơ, quặng sắt, muối sunphát, can xi,…….Cốt liệu không được lẫn vỏ nhuyễn thể.

Cốt liệu đá dùng trong công tác bêtông được nghiền từ đá tự nhiên hay sỏi tuân theo tiêu chuẩn “ Đá dăm, sỏi dăm, dùng trong xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật-TCVN-1771-87”

Tất cả các cốt liệu phải cứng, rời và có các kích thước các cạnh đều nhau.Tỷ lệ các hạt dẹt, hình kim phải có các tỷ lệ % thoả mãn các tiêu chuẩn đã nêu ở trên.

+Các chỉ tiêu cơ bản của đá (đối với đá 1×2) qui định theo tiêu chuẩn sau:

-Đường kính D= 1-2 cm chiếm 88% về khối lượng.

-Đường kính D= 2-3cm chiếm 8% về khối lượng.

-Dmax < 3cm.

+Cường độ chịu nén là 600 kg/cm2

-Đá đảm bảo sạch, không được lẫn mạt, cát, tạp chất,

2-Về cát xây dựng ( cốt liệu tinh ):

* Cốt liệu tinh có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo ( nghiền hoặc phân nhỏ từ đá). Cốt liệu tinh phải lấy từ một nguồn. Cốt liệu tinh lấy từ nhiều địa điểm khác nhau hay nguồn mới phải báo cho CBKT kiểm tra.

         Cát phù hợp với TCVN 343-70, TCVN 1770-86, các tiêu chuẩn của cát:

          -Cốt liệu sẽ không có các vật liệu có hại, các tạp chất có thể gây tác động có hại đến cốt thép, cường độ và độ bền của bê tông.

-Cốt liệu trước khi trộn được rửa, sàng sạch sẽ  để loại bỏ các chất có hại.

-Cát đổ bê tông là cát vàng đường kính hạt Dmax=2mm, không có các hàm lượng về bụi, bùn, sét, chất liệu hữu cơ và tạp chất vượt quá hàm lượng cho phép.

Cát phải đều đặn và phải đáp ứng các yêu cầu cấp phối theo tiêu chuẩn vật liệu TCVN 1770-86.

          *Yêu cầu về nước đổ bê tông:

-Trước khi dùng nước lấy từ bất kỳ nguồn nào để trộn bê tông cần phải thử nghiệm, phân tích về mặt hoá học theo tiêu chuẩn “ Kết cấu BTCT toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu- TCVN – 4452” và “ Tiêu chuẩn nước cho BT và vữa – Yêu cầu kỹ thuật TCVN – 4606 – 87”.

-Có thể dùng loại nước biết chắc là uống được mà không phải thử nghiệm.

*Những yêu cầu trộn bê tông:

– Cấp phối và cường độ phải do phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền xác định hoặc phòng thí nghiệm do CBKT và chủ đầu tư chỉ định. Cường độ và kết quả do phòng thí nghiệm đưa ra phải chấp nhận.

– Bê tông được trộn theo tỷ lệ cấp phối theo thiết kế. Nhà thầu tiến hành cho

đóng các hộc gỗ để đong vật liệu, lên công thức đong báo với Cán bộ giám sát bên A kiểm tra.

– Khi trộn bê tông lưu ý tới lượng nước được vượt quá yêu cầu để bê tông có độ dẻo vừa đủ để đổ và đầm trong các vị trí đặc biệt của kết cấu theo yêu cầu.

– Trước khi dùng phải đánh đống các cốt liệu để tránh thất thoát, bảo đảm độ ẩm đều và có được điều kiện thống nhất.

– Cốt liệu để trộn bê tông được để riêng rẽ và trong khi lưu kho ở công trường và phải được đánh đống sao cho không để các vật liệu khác lẫn vào.

– Cốt liệu thô phải được đưa về công trường theo từng kích cỡ riêng.

– Cốt liệu có từng kích cỡ khác nhau thì phải được chứa trong các lô khác nhau, hoặc là đánh thành đống tách rời nhau.

– Xi măng được bảo quản nơi khô ráo tránh không để bị ẩm trong khi vận chuyển hoặc lưu kho.

– Phải chuẩn bị lưu kho đủ số lượng xi măng để đảm bảo không một lúc nào công việc phải ngừng hay bị gián đoạn. Mỗi lần nhập kho phải để riêng và xa nhau theo nhãn hiệu, mác và ngày sản xuất.

– Bê tông được trộn bằng máy trộn dung tích 250 lít, sau đó được chuyên chở đến vị trí thi công bằng xe cải tiến.

– Mọi phương pháp chuyên chở và đổ bê tông đều phải đảm bảo cung cấp đủ cho công tác đổ bê tông được liên tục.

– Quá trình chuyên chở và đổ đảm bảo cho các vật liệu cấu thành không bị nhiễm bẩn, phân tầng và thất thoát.

*Yêu cầu khi đổ bê tông:

– Khoảng cách thời gian giao bê tông trong khi tiến hành đổ phải đủ để vận chuyển, đổ và hoàn thiện bê tông. Phương pháp giao và vận chuyển phải làm sao cho việc đổ bê tông được thuận lợi hạn chế tối thiểu việc vận chuyển lại và phải loại bỏ tất cả các mạt cưa, vôi, gạch vụn và tất cả các vật ngoại lai khác.

– Khi đã đổ bê tông, phải đổ liên tục và có sự cố gì phải ngừng việc đổ lại, báo ngay cho Cán bộ kỹ thuật bên A và BQL dự án cùng giải quyết.

– Các thùng chở bê tông không bị rò rỉ. Thùng phải được cọ rửa luôn  để loại bỏ bê tông cũ còn dính bên trong.

– Dùng ống hoặc máng để rót, đổ bê tông để tránh bê tông bị rời cốt liệu,  những dụng cụ này phải được bảo quản, giữ cho sạch sao cho bê tông không bám dính.

– Bê tông phải được đổ vào trong cốp pha theo những lớp nằm ngang và có chiều sâu để đầm không quá 450mm, nếu dùng thiết bị đầm từ bên trong và với các trường hợp khác thì chiều sâu lớp đầm sẽ là 200mm.

– Khi bê tông bắt đầu đông kết không được gây chấn động mạnh vào cốp pha và không được dùng một lực nào tác động lên các đầu cốt thép đặt trong bê tông.

– Bê tông trong khi và sau khi đổ đều phải đầm kỹ để có được một khối chặt đồng đều.

+Đầm từ phía trong bê tông đầm ra. Có thể đầm bên ngoài nếu là mặt trên của kết cấu, ở chỗ đặc biệt khác.

+Máy đầm có khả năng truyền lực rung đầm tới bê tông với tần số cao. Cường độ đầm phải rõ (nhìn thấy được).

+Trên công trường luôn có đủ số máy đầm sử dụng được và luôn có thiết bị dự trữ để đề phòng khi có thiết bị trục trặc.

+Ở các điểm bể tông tiếp giáp và ở các khu vực mới đổ bê tông phải dùng máy đầm. Phải luồn và rút thiết bị đầm chậm để tránh tạo nên các lỗ hổng trong bê tông.

+Phải luồn thiết bị đầm vào trong bê tông theo chiều thẳng đứng xuống đủ sâu để đảm bảo bê tông mới đổ được hoà lẫn với bê tông đã đổ trước đó. Độ sâu để luồn máy đầm xuống lớp dưới không quá 50mm.

+Máy đầm phải hoạt động đủ thời gian và cường độ để đầm bê tông được kỹ, nhưng không được hoạt động quá mức làm cho bê tông bị rời, ở bất kỳ điểm nào xuất hiện vữa lỏng thì không được đầm nữa.

+Không nhúng đầm trực tiếp hoặc qua cốt thép vào các phân đoạn kết cấu hay vào các lớp bê tông đã đông kết tới mức làm cho bê tông bên dưới thiết bị không được dẻo.

+Những nơi không đưa máy đầm vào được thì dùng xẻng, xà beng… chọc kỹ, kết hợp dùng búa gõ bên ngoài mặt cốp pha dọc theo bề mặt và trong các góc ở để đảm bảo cho bê tông được chặt và có bề mặt nhẵn.

-Ở những đoạn đổ bê tông theo lớp phải chống đỡ các cốt thép đặt ở phía trên lớp đang đổ để các thanh cốt thép không bị xê dịch trong khi đổ bê tông và trong khi bê tông đông kết.

-Ngay sau khi ngừng đổ bê tông phải cạo bỏ tất cả vữa bám trên thép chịu lực và trên các thanh của cốp pha. Các mảnh vữa khô và bụi không được bám vào bê tông chưa đông kết. Nếu không cạo bỏ chúng trước khi bê tông đông kết phải chú ý không được làm hay làm vỡ mối liên kết bê tông – cốt thép ở trên và ở gần mặt bê tông trong khi cọ rửa thép chịu lực.

          *Trình tự đổ bê tông móng:

– Sử dụng máy trộn 250 lít để trộn vữa bê tông. Máy trộn, vật liệu (đá, cát vàng) được bố trí tập trung trên mặt bằng công trình để giảm cự ly vận chuyển.

– Sử dụng sàn công tác bằng gỗ bắc qua các hố đào của móng băng và xe cải tiến để vận chuyển vữa bê tông. ở vị trí tập kết bê tông đưa xuống móng trên sàn công tác lót tôn tránh mất nước Ximăng trong Bê tông. Vận chuyển bê tông xuống móng bằng xô.

– Máy trộn được đặt cao hơn mặt đất tự nhiên là 0,8m (bằng chân thép) để tiện cho việc trút vữa bê tông từ máy trộn vào xe cải tiến.

-Vữa bê tông đổ thành từng lớp, san và đầm ngay bằng đầm dùi. Để đảm bảo thi công liên tục, số lượng máy trộn, số lượng đầm, số lượng xe cải tiến và nhân công được chọn dựa vào năng suất đổ bê tông như đã tổ chức trên tiến độ thi công (xem ở phần tổ chức thi công).

-Khi đổ bê tông móng Phải có biện pháp làm thoát nước đáy hố móng. Trước khi đổ không được để cho nước đọng dưới đáy hố móng.

-Khi đang đổ bê tông không được phép bơm hút từ bên trong cốp pha móng.

– Trình tự đổ bê tông được tiến hành theo chiều ngang nhà.

– Chuẩn bị sẵn máy bơm đề phòng khi thi công gặp trời mưa.

d- Biện pháp thi công xây móng.

– Sau khi đổ bê tông móng đạt cường độ yêu cầu theo quy phạm, tháo cốt pha để tiến hành xây móng.

– Kiểm tra xác định lại tim cốt.

– Dùng máy trộn vữa đặt định vị tại chỗ (xem bản vẽ) để trộn vữa.

– Gạch xây phải được tưới nước đủ ẩm và sạch bụi bẩn để xây dựng dễ dàng.  Mác vữa đảm bảo theo yêu cầu thiết kế đề ra.

– Xây móng theo từng lớp, các mạch vữa phải đầy đảm bảo độ thẳng hàng, thẳng đứng đúng kích thước thiết kế. Khi xây móng phải kết hợp các bản vẽ thiết kế phần ngầm để đặt các điểm chờ cho các đường cấp và thoát nước.

 

7 – Biện pháp lấp móng, tôn nền:

+Công tác lấp đất móng:

-Dùng thủ công xúc đất vào nền. Đất đắp được đổ vào vị trí và được san thành từng lớp dày 30cm và đầm bằng máy đầm rung MIKASA, hệ số đầm k = 0.9 lớp đất thứ nhất phải được đầm chặt sau đó mới đến lớp đất tiếp theo. Nếu đất khô phải tưới nước cho ẩm, chọc nền để đảm bảo độ chặt theo yêu cầu.

8 – Biện pháp thi công bê tông cột BTCT:

a- Công tác ván khuôn:

– Căn cứ vào cấu tạo của cột và phù hợp với điều kiện sẵn có của đơn vị. Nên cốp pha ở đây dùng loại cốp pha thép định hình. Các văng ngang và gông dùng bằng gỗ. Cách thức ghép cốp pha cột như hình vẽ.

– Dùng tăng đơ mềm (4 bộ) neo từ đỉnh cột xuống nền và dùng ống chống thép hoặc xà gồ chống phần dưới cột để giữ cho cột ổn định. Các chống và dây giằng được bố trí theo cả 4 phía của cột.

– Ván khuôn cột được lắp dụng sau khi đã đặt buộc cốt thép cột. Bố trí 1 cửa vệ sinh chân cột trước khi đổ bê tông. Sau khi làm vệ sinh chân cột xong, cho ghép lại ngay cửa đó. Vì cột có chiều cao không lớn, do vậy không để lỗ đổ bê tông ở giữa chiều cao cột.

b- Công tác cốt thép.

-Các yêu cầu khi gia công  và lắp đặt cốt thép như phần cốt thép móng.

– Cốt thép cột được gia công tại xưởng gia công đúng theo kích thước thiết kế, đúng chủng loại, sau đó được vận chuyển ra hiện trường và lắp dụng theo đúng thiết kế và quy phạm cho phép.

– Kiểm tra tim trục trước khi buộc thép.

– Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, dùng các miếng kê bê tông (cùng mác với bê tông cột được đúc trước) buộc vào cốt thép cột trước khi ghép ván khuôn.

– Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra lại vị trí các cốt thép dọc một lần nữa.

c- Biện pháp đổ bê tông cột:

-Bê tông cột đều đảm bảo các yêu cầu về cốt liệu, về vữa, về yêu cầu khi đổ bê tông như đã nêu trong phần biện pháp đổ bê tông móng.

– Bê tông cột được đổ bằng thủ công, để chống phân tầng cho bê tông cột dùng vòi voi bằng vải bạt đưa vòi vào bên trong cột để giảm chiều cao rơi tự do của vữa bê tông.

– Dùng đầm dùi để đầm cột kết hợp với tăng cường gõ thành ván khuôn để đảm bảo độ đặc trắc của bê tông. Đầm cột theo từng lớp để đảm bảo chất lượng bê tông. Cứ theo quy trình như vậy cho đến khi đổ cột đến độ cao sát đáy dầm .

Vữa bê tông cột: Được trộn bằng máy, vận chuyển bằng xe cải tiến đến vị trí thi công và được trung chuyển tiếp bằng xô. Để đảm bảo năng suất đổ bê tông, sử dụng 01 máy trộn bê tông tự hành 250 lít. Vị trí của máy trộn trên mặt bằng công trình xem bản vẽ MBTCTC . Vữa bê tông cột được thử độ sụt ngay và đúc mẫu theo quy định ngay trên công trình.

9 – Biện pháp thi công dầm sàn BTCT:

a- Công tác ván khuôn:

Cấu tạo ván khuôn: Xem bản vẽ.

Ván khuôn dầm, sàn được sử dụng là ván khuôn thép định hình, cột chống định hình và xà gồ gỗ hộp. Những vị trí có kích thước không phù hợp với tổ hợp ván khuôn thép, được khắc phục bằng ván khuôn gỗ.

– Khoảng cách giữa các xà gồ, cột chống ván khuông đáy dầm, ván khuôn sàn được lấy theo tính toán đủ điều kiện đảm bảo độ vững và điều kiện ổn định cột chống đảm bảo cho ván khuôn không võng.

Kiểm tra ổn định cột chống xà gồ:

Cột chống ống thép có sức chịu tải theo lý lịch sản xuất lớn hơn N rất nhiều, do đó cột chống đảm bảo ổn định.

* Ván khuôn dầm:

Ghép ván khuôn đáy dầm chính -> thành dầm chính -> đáy dầm phụ -> thành dầm phụ -> ván khuôn sàn. Một số dầm giằng nằm trên tường, đợi khi khối xây ổn định, co ngót ban đầu hết. Tương đương xây xong lớp cuối cùng được 7 ngày theo điều kiện môi trường bình thường hiện nay và trên mặt lớp để các lỗ đặt thanh dọc thành dầm sau này.

– Quá trình lắp dựng ván khuôn phải kiểm tra liên tục cao độ ván khuôn đáy dầm chính, phụ. Kiểm tra cao độ ván khuôn sàn. Với dầm sàn tầng trên, trước khi thi công cần chuyển tim cốt từ tim cốt chuẩn lên sàn tầng. Căn cứ vào tim cốt đã chuyển lên trên sàn tầng để kiểm tra tim trục cột, dầm chính, dầm phụ cao độ của sàn.

b- Công tác cốt thép dầm, sàn:

Cốt thép được gia công tại xưởng theo đúng kích thước, chủng loại theo thiết kế và được vận chuyển đến vị trí lắp dựng. Trình tự lắp dựng như sau:

– Sau khi lắp ván khuôn đáy dầm ® lắp đặt cốt thép dầm chính ® lắp đặt cốt thép dầm phụ (sau khi ghép ván khuôn đáy dầm phụ) ® lắp đặt ván sàn, lắp đặt cốt thép sàn.

– Lắp dựng cốt thép tuân thủ theo thiết kế và quy phạm cho phép.

– Dùng con kê bê tông để khống chế đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép dầm là 2cm. Cốt thép sàn là 1,5cm các con kê bê tông không được đặt cách nhau quá 1,0m theo mỗi phương để cốt thép không võng sát ván khuôn sàn.

-Kiểm tra khoảng cách số lượng, vị trí các thanh cốt thép đồng thời cho nghiệm thu cốt thép trước khi đổ bê tông.

+ Lưu ý : để cốt thép sàn không bị xô lệch, phá hỏng trong quá trình đổ bê tông .Trước khi đổ bê tông cần chuẩn bị các loại sàn ghế công tác để đứng và vận chuyển trong khi đổ bê tông. Không đứng hoặc kê thiết bị lên cốt thép làm sai lệch vi trí cốt thép.

+ Các sai số côt thép sau khi lắp đặt đảm bảo tuân thủ theo đúng qui trình qui phạm cho phép được qui định trong TCVN 4453: 1995 “Kết cấu bêtông và bê tông cốt thép toàn khối “, được ghi trong bảng sau:

 

Tên sai lệch

Mức cho phép, mm

1. Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặt riêng biệt :

a) Đối với kết cấu khối lớn

b) Đối với cột , dầm và vòm

c) Đối với bản , tường và móng dưới các kết cấu dưới khung

2. Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao:

a)Các kết cấu có chiều dài lớn hơn 1mvà móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật.

b)Dầm khung và bản có chiều dầy lớn hơn 1000mm

c)Bản có chiều dầy đến 100mm và chiều dầy lớp bảo vệ 10mm

3 .Sai số về khoảng cách giữa các cốt đai của dầm,cột khung và dàn cốt thép.

4. Sai lệch cục bộ về chiều dày lớp bảo vệ.

a)Các kết cấu khối lớn(Chiều dày lớn hơn 1m)

b)Móng nằm dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật.

c) Cột dầm và vòm

d) Tường và bản chiều dầy lớn hơn 100mm

e) Tường và bản chiều dày đến 100mm với chiều dầy lớp bảo vệ là 10mm

5. Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong một hàng:

a)Đối với bản tường và kết cấu móng dưới khung

b)Đối với những kết cấu khối lớn

6. Sai lệch về vị trí  giữa các cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang.

 

+30

+10

+20

+30

+5

+3

+10

+20

+10

+5

+5

+3

+25

+40

+10

 

c- Đổ bê tông dầm sàn

-Bê tông dầm sàn đều đảm bảo các yêu cầu về cốt liệu, về vữa, về yêu cầu khi đổ bê tông như đã nêu trong phần biện pháp đổ bê tông móng.

– Vữa bê tông được trộn tại hiện trường bằng máy trộn dung tích 250 lít. Máy trộn được bố trí sát ngay công trình, bê tông được đổ theo trình tự: Đổ dầm rồi đến sàn, hướng đổ bê tông xem bản vẽ biện pháp TCTC.

– Kiểm tra nguồn điện, cấp nước trước khi thi công để đảm bảo cung cấp đủ liên tục trong quá trình đổ bê tông.

– Vận chuyển bê tông lên sàn bằng máy vận thăng, kết hợp thủ công để di chuyển đến vị trí đổ, luôn đảm bảo khối lượng đổ bê tông cho từng phân đoạn.

– Đổ bê tông sàn thành từng dải 1 – 1,5m, những chỗ tiếp giáp giữa bê tông cũ và mới được xử lý bằng tưới nước xi măng. Bê tông được đổ liên tục thành từng lớp, đổ lớp nào đầm ngay lớp đó bằng đầm máy. Bê tông dầm được đầm bằng đầm dùi (02 chiếc), bê tông sàn được đầm bằng đầm bàn (01 chiếc).

– Quá trình trộn, vận chuyển, đổ, đầm được tổ chức thi công liên tục đảm bảo bê tông không bị phân tầng do phần bê tông đổ cũ và mới đã bắt đầu ninh kết. Muốn vậy thời gian trộn, vận chuyển, đổ, đầm tại mọi vị trí phải nhỏ hơn thời gian ninh kết (£ 2 giờ).

– Trong quá trình trộn bê tông dầm sàn phải thử độ sụt ngay và đúc mẫu theo quy định ngay trên công trình.

-Khi bê tông sàn mái đảm bảo cường độ theo quy phạm tiến hành ngâm nước chống thấm mái chiều dày nước ngâm 15cm cứ 1m3 nước dùng 5 kg xi măng.

+Yêu cầu khi tháo cốp pha dầm sàn như  yêu cầu chung đã trình bày ở phần móng. Ngoài ra, đối với ván khuôn dầm, sàn còn thoả mãn:

-Cốt pha đà giáo chịu lực của các kết cấu ( đáy dầm ,sàn cột chống ) được tháo dỡ khi bê tông  đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau theo bảng qui định

c-Yêu cầu chung về bảo dưỡng bê tông các kết cấu:

-Ngay sau khi đổ bê tông xong phải bảo dưỡng để bê tông không để bị những tác động có hại của thời tiết.

-Có thể giữ nguyên cốp pha tại chỗ hoặc che đậy kín bề mặt bê tông chưa thành hình bằng các vật liệu khác như  bao tải, cát hay vật liệu thấm hút…các vật liệu này phải được giữ luôn ẩm.

-Đối với bê tông dự ứng lực có thể kéo dài thời gian bảo dưỡng theo qui định của thiết kế.

-Trên các mặt, ngoài các mặt được lưu ý chỉ bảo dưỡng bằng nước còn lại có thể dùng màng mỏng để bảo dưỡng như  nilông…

-Trong thời gian bảo dưỡng, mặt nào chưa phun nước phải được làm ẩm bằng nước.

-Trong suốt thời gian bảo dưỡng qui định phải bảo vệ màng bảo dưỡng không được để chúng bị hư hỏng hoặc bị phá hoại.

d/ Công tác kiểm tra, nghiệm thu bê tông:

* Công tác kiểm tra :

Các mẫu thí nghiệm  xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ , mỗi tổ gồm 3 mẫu được lấy cùng lúc và ở cùng một vị trí theo TCVN 3105 : 1993 . Kích thước mẫu thử 150 x 150 x150 mm. Số lượng tổ mẫu được qui định như sau:

+ Đối với  móng cứ 100 m3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một hạng mục.

+ Đối với cột: Cứ 20 m3 bê tông lấy một tổ mẫu.

Các mẫu thử được lấy tại hiện trường thi công và được bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105 : 1995.

Cường độ bê tông công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế .

* Công tác nghiệm thu :

Công tác nghiệm thu được thực hiện tại hiện trường thi công, gồm đầy đủ các hồ sơ sau :

+ Chất lượng công tác thép ( Theo biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông)

+ Chất lượng công tác bê tông ( Thông qua kết quả thí nghiệm và quan sát bằng mắt )

+ Các biên bản nghiệm thu cốt pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

+ Kích thước, hình dáng, vị trí kết cấu, các chi tiết đặt sẵn .

+ Các bản vẽ thi công ghi rõ từng thay đổi trong quá trình thi công (Kèm theo các văn bản cho phép thay đổi thiết kế, phát sinh).

+ Các kết quả cụ thể kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thí nghiệm và

chứng chỉ chất lượng của các vật tư chính.

+ Bản vẽ hoàn công chi tiết .

+ Nhật ký công trình .

 

10 – Thi công xây tường:

Sau khi tháo dỡ ván khuôn, cột chống tiến hành công tác xây tường theo từng đợt. Quá trình xây được tiến hành xây thành 3 đợt:

+ Đợt 1 xây đến cốt 1,2m hoặc 1,4m.

+ Đợt 2: Xây đến cốt dưới lanh tô cửa. Sau khi thi công lanh tô tiến hành xây tiếp đợt 3. Trước khi xây cho bắt mỏ giật, tiến hành xây 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang. Khối xây phải ngang bằng, thẳng đứng, không trùng mạch, no vữa, Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra chất lượng gạch, chất lượng vữa xây hàng ngày để tránh tình trạng vi phạm kỹ thuật.

+ Vữa xây và gạch được vận chuyển lên cao bằng vận thăng, vận chuyển tới vị trí thi công bằng xe cải tiến kết hợp với thủ công. Gạch trước khi xây phải được tưới nước làm ẩm và sạch bụi bẩn.

– Tổ chức thợ xây: Xây theo nhóm 5 người 2 chính 3 phụ.

– Xây xong hạng mục này tiếp tục chuyển sang xây tiếp hạng mục khác theo hướng thi công của các tổ xây lắp đã được thể hiện trong tổng tiến độ thi công.

– Gạch, cát, xi măng được cung ứng theo yêu cầu của các tổ.

-Mác vữa và quy cách xây bảo đảm đúng thiết kế, được giám sát chặt chẽ của kỹ sư và phụ trách kỹ thuật công trường.

– Đối với công tác xây bể phải dùng gạch đặc,tuyệt đối không dùng gạch rỗng. Xây theo kiểu chữ công.

11 – Công tác thi công mái:

Việc thi công mái được tiến hành sau khi được phép chất tải lên mái. Vật liệu để thi công mái được vận chuyển lên bằng vận thăng. Đặc biệt chú ý giám sát chặt chẽ việc chống thấm mái theo yêu cầu của thiết kế. Việc giám sát này phải làm cẩn thận ngay từ lúc đổ bê tông mái để đảm bảo mái không bị thấm.

12 – Công tác gia công Xà gồ thép:

– Xà gồ thép được gia công tại xưởng tại công trường.

– Các thanh thép dùng để gia công xà gồ đúng chủng loại, yêu cầu thiết kế. Các mối hàn nối xà gồ thép đều là mối hàn góc. Các mối hàn này phải đặc, không cháy, không bọt. Sau khi gia công xong dùng máy mài nhẵn các mặt hàn. Cấu kiện được sơn chống gỉ trước khi lắp dựng.

13 – Công tác lắp dựng xà gồ thép:

Lắp xà gồ thép bằng thủ công. Trước khi lắp dựng xà gồ, tiến hành vận chuyển xà gồ tới vị trí lắp dựng. Lắp dựng sàn thao tác, kiểm tra các đường tim, cốt. Kiểm tra kích thước cấu kiện, các chi tiết liên kết…

Quá trình lắp sát khu vực giao thông trong công trường do vậy trong khi lắp đặt có biển báo, dây căng, người báo hiệu.

+ Lắp dựng xà gồ thép :

-Căn cứ bản vẽ thiết kế để xây tường thu hồi đảm bảo đúng cao độ và độ nghiêng tưòng tạo mặt phẳng mái nghiêng theo đúng yêu cầu thiết kế. Đặt bản đệm thép chờ xà gồ đúng vị trí và được hàn vào thép chủ của giằng thu hồi trước khi đổ bê tông.

– Xà gồ thép khi đưa tới công trình đảm bảo đúng chủng loại thiết kế, đựơc KTA nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

– Xà gồ thép được cắt theo từng gian liên kết vào các tấm đệm chờ bằng các bu lông. Khoảng cách khe hở giữa 2 đầu xà gồ là 10mm để đảm bảo độ giãn nở của xà gồ. Khi tiến hành lắp dựng xà gồ cần căng dây kiểm tra trước khi cố định chúng, đảm bảo độ thẳng của xà gồ và độ phẳng mặt nghiêng của hệ xà gồ theo yêu cầu thiết kế.

14 – Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông:

Các cấu kiện bê tông lắp ghép đều được chế tạo theo đúng mác và các chỉ tiêu theo thiết kế. Các cấu kiện lắp ghép trên công trình là loại nhỏ và vừa, vì vậy nhà thầu chọn phương án lắp ghép bằng thủ công.

+ Chuẩn bị lắp ghép:

– Cán bộ và công nhân nắm vững được thiết kế thi công lắp ghép.

– Dọn sạch mặt bằng khu vực thi công.

– Chuẩn bị mặt bằng kho chứa và bãi lắp ghép.

+ Kiểm tra dụng cụ lắp ghép:

– Kiểm tra độ bền chắc của các bộ phận giá đỡ, thanh chống, giằng tạm để chống đỡ giữ các kết cấu.

– Lập các biện pháp bảo đảm cho kết cấu không bị hư hỏng và biến dạng trong khi vận chuyển và lắp đặt.

+ Vận chuyển cấu kiện lắp ghép:

– Vận chuyển cấu kiện bê tông trong công trình bằng xe cải tiến.

– Cấu kiện phải được buộc giữ chặt để tránh lật đổ, xê dịch hay va chạm trong khi vận chuyển. Phải giữ các góc cạnh của cột bê tông không bị sứt mẻ.

15 – Công tác hoàn thiện:

< >Công tác trát:*Các yêu cầu trong công tác trát:

 

-Chuẩn bị vữa trát đúng mác thiết kế . Bố trí  máy đánh vữa để đánh vữa trát. Cát dùng để trát được sàng bằng lưới thép 3 x 3 mm cho vữa lót và 1,5 x 1,5 cho vữa mặt. Vữa trát được đảm bảo trộn đúng thành phần tỉ lệ cấp phối. Và theo mác tương ứng chỉ ra trong Bản vẽ thiết kế cho từng loại công việc cụ thể và phải tuân thủ theo các qui định trong TCVN 3121 – 79 và TCVN 4459 – 87. Độ sụt của vữa trát đảm bảo đúng theo bảng qui định TCVN 5674: 1992

+ Quy trình: Trên trước, dưới sau – Trong trước, ngoài sau.

– Bố trí 02 máy đánh vữa loại 150 lít tự hành để đánh vữa trát. Vữa trát được đảo trộn đúng thành phần tỷ lệ cấp phối cho một hạng mục. Chất lượng công tác trát phụ thuộc rất nhiều về mặt trát. Vì vậy mặt trát phải được đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Vệ sinh các mặt cấu kiện cần trát để đảm bảo cho lớp vữa bám.

+ Mặt trát phải phẳng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Tên loại vữa trát

Độ sụt của vữa(cm)

Trát thủ công

Trát cơ giới

Vữa trát lót

Vữa trát mạng ngoài

Trát láng (láng gai)

Trát lộ sỏi

Trát mài, trát rửa, trát băm

Từ 6 đến 7

Từ 7 đến 8

Từ 8 đến 10

Từ 5 đến 6

Từ 6 đến 7

Từ 8 đến 9

Từ 9 đến 10

Từ 10 đến 14

Từ 10 đến 14

Từ 10 đến 14

 

+ Những mặt xốp, rễ hút nước, nên trát trước một lớp mỏng để bịt kín các lỗ rỗng nhỏ.

+ Tưới nước kỹ lên bề mặt trước khi trát.

+ Trát đúng chiều dầy quy định (£ 2,5cm), phẳng nhẵn, không có khớp vữa, không lượn sóng.

+ Khi ngừng trát, mạch ngừng không nên để thẳng mà làm thành răng cưa, như vậy phần vữa trát sau sẽ liên kết được chắc với phần trước.

+ Trên đà giáo hay dưới chân tường phải đặt ván hứng vữa rơi.

+ Trát đến đâu cán và xoa mặt vữa đến đó, không để lại buổi sau.

+ Chuẩn bị dụng cụ đầy dủ, kiểm tra kỹ đà giáo trước khi trát.

+ Trát xong phải rửa sạch dụng cụ và không phơi ngoài nắng hay ngâm lâu trong nước.

*Trát tường: Công tác trát tường được tiến hành như sau:

+ Kiểm tra độ ẩm của tường trước khi trát, nếu khô quá thì phải tưới nước rồi mới trát để tránh cho vữa khỏi mất nước, co ngót và nứt mặt trát.

+ Dùng thước tầm kiểm tra mặt trát, đục tẩy phần thừa, lấp kín những khuyết tật của gạch, đảm bảo chiều dày lớp trát ³ 5mm và £ 1,5cm. Làm vệ sinh sạch trên bề mặt, căn cứ bản vẽ thi công xác định những lỗ chờ kỹ thuật và những thiết bị có liên quan.

+ Dùng vữa đắp mốc để thuận tiện trát được chính xác, dễ dàng hơn. Mốc bằng vữa vuông có kích thước 5cm x 5cm dày bằng chiều dày lớp trát. làm các mốc ở trên trước, sau đó thả quả dọi để làm mốc dưới và giữa, rồi nốt thành dải vữa mốc.

+ Căn cứ vào các mốc để trát lớp vữa lót, trát từ trên xuống dưới từ góc ra.

+ Khi vữa ráo nước, dùng thước cán bộ mặt trát phẳng.

+ Lớp lót se mặt thì sẽ trát lớp áo.

+ Sau khi cán xong, chờ mặt vữa se lại mới bắt đầu xoa. Dùng bàn xoa nhúng nước xoa từ trên xuống dưới.

+ Dùng thước cán  dài để kiểm tra độ phẳng của mặt vữa mới trát.

+ Không trát tường khi trời mưa.

+ Bố trí dàn giáo theo cao độ và khẩu độ trát, tiến hành trát từ trên xuống & giáo được hạ dần theo trình tự trát.

+ Tường mới trát cần được bảo vệ tránh các va chạm,dòng chảy nước và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

+ Tiến hành trát mẫu 1,2 phòng mời giám sát bên A đến nghiệm thu tiêu chuẩn chất lượng ,rồi mới tiến hành thi công đồng loạt.

*Trát trần: Công tác trát trần được tiến hành trước khi trát tường.

+ Dùng vữa đắp mốc, lấy ni vô đánh cốt thăng bằng tại các cổ (cách mặt trần 10cm). Từ cốt thăng bằng tiến hành đắp mốc và lưới mốc cho trần.

+ Khi trát người thợ căn cứ vào mốc để trát, trong quá trình trát dùng thước tâm, ni vô để kiểm tra mặt trát.

+ Khi trát xong cần bảo vệ tránh va chạm vào mặt trát. Dàn giáo và sàn thao tác bằng thép được bố trí phù hợp với chiều cao và vị trí trát.

*Trát cột, bổ trụ và dầm: Dùng vữa làm các mốc, căn cứ vào mốc để trát lót các mặt cột và dầm. Sau đó dùng 2 thước tầm áp hai mặt để trát mặt và cạnh cột. Mặt trát phải thẳng, cạnh phải thẳng, sắc nét.

b- Công tác ốp, lát:

< >Công tác lát:Kiểm tra độ nhám, độ ẩm của mặt trát lót .+ Gạch ốp đưa vào đồng màu, không cong vênh, đúng kích thước và được ngấm no nước. Gạch được cung cấp đầy đủ theo tiến độ công việc.

 

+ Vữa trộn bằng máy, đảm bảo độ dẻo, độ mịn đúng mác thiết kế.

– Quy trình ốp: Trình tự được tiến hành như sau:

+ Ướm thử số hàng gạch ốp, ốp các viên mốc.

+ Căn cứ các viên mốc căng dây ốp hàng mốc.

+ Từ hàng mốc căng dây ốp theo từng hàng ngang từ trên xuống. ốp xong dùng giẻ khô lau mặt gạch thật sạch và bóng.

+ Tráng mạch: ốp xong 1 – 2 ngày thì tráng mạch bằng xi măng trắng.

c- Công tác láng:

– Vệ sinh nền cọ sạch các vết dầu, rêu, bụi bẩn, kiểm tra lại độ phẳng, độ ổn định của nền. Mặt nền khô phải tưới nước và tạo độ nhám bề mặt nền chuẩn bị lát.

– Trường hợp lớp láng quá dầy cần phải láng làm nhiều lần, các lớp láng lót đều phải khía bay tạo nhám. Lớp láng mặt dùng loại cốt liệu < 2mm.

– Đổ vữa ra góc sàn và san đều, dùng bàn đập để đập cho vữa bám chắc xuống nền, dùng thước cán lùi dần ra phía ngoài, mỗi đợt cán khoảng độ 80cm. Sau đó dùng bàn xoa to xoa từ trong ra, khi xoa nên đặt ván gỗ lên nền vữa để tránh ngồi trực tiếp lên mặt vữa. Xoa chỗ nào xong chỗ đó. Khi ngừng, cắt mạch hình răng cưa gọn chân để khi láng tiếp chỗ giáp nối được chắc.

– Vữa dùng trong công tác  láng là vữa xi măng cát vàng theo yêu cầu thiết kế, bề ngoài láng đảm bảo các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc theo thiết kế.

– Công tác đánh mầu: Khi mặt láng, trát đã khô mới được tiến hành đánh mầu. Dùng bay trát một lớp mỏng hồ xi măng nhuyễn lên mặt nền hoặc tường, xoa cho phẳng và nhẵn đều. Khi  mặt trát se thì dùng bay miết cho nhẵn bóng. Nếu khô thì dùng bay xấp nước để đánh. Khi mặt trát đã mịn thì đánh nhẹ tay dần. Đánh màu sàn thì từ góc lùi ra ngoài, đánh mầu tường thì từ trên xuống dưới.

d- Công tác quét vôi ve, sơn:

* Công tác quét vôi:

– Chuẩn bị:

Dụng cụ dùng quét vôi: Chổi quét, rây lọc nước vôi có mắt lưới 5 x 5mm hoặc vải xô, thùng pha nước vôi, xô múc nước vôi, gậy khuấy nước vôi, thang, giáo. Vôi dùng để quét là vôi nhuyễn loại 1 để trong hố tôi ngập nước từ một tháng trở lên mới đem dùng làm nước vôi quét. Nước vôi phải được lọc kỹ và khuấy đều. Thử nước vôi quét bằng cách nhúng chổi vào thùng nước vôi vừa pha, khi kéo chổi lên thấy vôi láng đều một lớp khắp mặt chổi và không có những màng vôi mỏng bám trên chổi thì đó là nước vôi tốt.

Nước vôi màu chỉ nên pha một lượng vừa đủ dùng trong một ngày. Muốn giữ bền màu thì pha thêm phèn chua (600l nước vôi pha thêm 12 kg phèn, tỷ lệ 50 : 1). Để thử màu nước vôi, dùng một miếng gạch nhỏ hơ nóng rồi nhúng vào thùng nước vôi và bỏ ra, nước vôi khô ngay và cho màu khi vôi khô. Căn cứ vào màu đó mà thêm hay bớt bột màu cho đạt yêu cầu.

-Quét vôi( trần tường trước khi quét vôi phải hoàn toàn khô, không sứt sát, nứt nẻ)

Với quét vôi trần quét một nước ngang rồi đè một nước dọc,nước cuối sẽ quét theo chiều ánh sáng để mặt quét vôi không bị lộ vết chổi quét.

Với quét vôi tường sau khi lớp vôi trắng đã khô hẳn mới quét lớp vôi chính (trắng hay mầu). Quét nhiều lớp thì chờ cho lớp trước khô hẳn mới quét lớp sau. Quét theo chiều từ trên xuống dưới.

*Công tác sơn gỗ, sắt thép:

– Dụng cụ dùng để quét sơn gồm hộp và thùng nhỏ đựng sơn, các loại chổi và bút sơn, dao để miết matít lên mặt sơn, bàn chải và giấy ráp để chải và đánh nhẵn bề mặt vật sơn, giẻ khô và dầu hoả để lau sạch mặt sơn và bút sơn,…

– Sơn sắt thép và gỗ đều được sơn vào những ngày thời tiết khô ráo, nóng.

– Trước khi sơn phải làm sạch mặt sơn:

+ Chải sạch mặt cạo.

+ Thép, gỗ phải đánh nhẵn bằng giấy ráp, lấy matít trám kín những vết nứt lõm trên mặt.

– Đối với công tác sơn sắt: Trước khi sơn, bề mặt của sắt thép phải cạo, chải hết gỉ và lau sạch dầu mỡ, bụi, bẩn. Quét lớp sơn chống gỉ thứ nhất, rồi sơn chống gỉ lớp thứ hai. Các lớp sơn này cần sơn mỏng. Khi sơn chống gỉ thật khô thì hai lớp sơn theo đúng màu quy định. Lớp sơn cuối cùng sơn loãng sẽ  bóng và đẹp.

e- Biện pháp gia công lắp đặt cửa:

– Công tác gia công cửa được thực hiện tại cơ sở sản xuất tại Thị xã, sau đó được vận chuyển về công trình bằng xe ôtô của nhà thầu.

– Gỗ, kính và các vật liệu khác đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu của thiết kế và của chủ đầu tư.

– Khuôn cửa và cửa gia công đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.

– Tại xưởng khuôn cửa và cửa được lắp ráp vào từng bộ, có ký hiệu riêng. Sau đó tháo cửa rồi cố định khuôn cửa đảm bảo không bị biến dạng trong khi vận chuyển và lắp đặt bằng văng tạm, đặc biệt là khuôn cửa đi.

– Các bật sắt liên kết khuôn cửa vào tường được lắp vào khuôn tại xưởng.

– Các văng cố định khuôn, chống biến dạng chỉ tháo khi vữa bê tông mác 100 hoặc gạch với vữa chèn XM mác 75 đã đạt 75% cường độ sau khi chèn.

– Sơn khuôn, cánh cửa: 2 nước đầu thực hiện tại xưởng, nước thứ 3 thực hiện sau khi đã hoàn thiện xong. Trước khi thực hiện sơn nước thứ 3 khuôn cửa, và cửa phải được vệ sinh sạch sẽ.

– Công tác lắp đặt khuôn cửa: Kiểm tra và đánh dấu cốt dạ trên, dạ dưới và tim của khuôn trên ô chờ lắp đặt trên tường trước khi lắp đặt khuôn cửa.

– Công tác lắp khuôn cửa thực hiện trước khi trát tường.

– Lắp đặt đảm bảo mép khuôn về mặt trong và ngoài tường bằng mặt, độ dày của lớp trát sau này.

– Lắp đặt đảm bảo đúng vị trí thiết kế trên chiều ngang và chiều đứng.

– Các tai khuôn, bật sắt dùng để liên kết khuôn với tường được chèn bằng vữa bê tông mác 100 hoặc gạch với mác vưã xi măng mác 75. Công tác này được kiểm tra chặt chẽ để tránh hạn chế co ngót giữa tường với khuôn.

– Công tác lắp cửa, nẹp cửa vào khuôn được thực hiện sau khi hoàn thiện vôi ve.

– Công tác vận chuyển khuôn cửa và cửa từ xưởng đến công trình trước khi lắp đặt 1 ngày, khối lượng vận chuyển theo tiến độ.

16 – Công tác lợp mái tôn:

– Tôn lợp được đưa lên tập kết ngay trên sàn mái bằng thủ công. nhờ các puli ròng rọc được cố đinh tạm vào sàn mái. Khi vân chuyển và tập kết tôn, các tấm tôn đều được kê bởi các đòn kê chống võng tôn hoặc cong vặn. Để đảm bảo an toàn thi công, không tập kết tôn quá tốc độ lợp trên mái, đề phòng gió lớn hất tôn xuống dưới gây nguy hiểm.

– Trước khi tiến hành lợp mái cần tiến hành kiểm tra độ phẳng của mặt mái, khoảng cách của xà gồ và độ bền của liên kết giũa xà gồ với mái. Tôn được lợp theo kiểu cuốn chiếu. Tấm tôn tiếp theo phải trùm lên tấm tôn trước một bước sóng. Tôn được liên kết với xà gồ bằng vít xoắn. Các vít xoắn được vít vào xà gồ bằng súng bắn vít chuyên dụng.

– Vít tôn được bắn đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

– Các tấm diềm, nóc thực hiện sau khi đã lợp xong mái.

* Các chú ý khi lợp mái:

+ Để đảm bảo an toàn khi lợp mái không nên tập kết tôn lên mái nhiều quá tốc độ lợp, cho tôn đến đâu phải lợp hết ngay đến đó đề phòng có gió lớn hất tôn từ trên mái xuống gây nguy hiểm.

+ Hạn chế tối đa việc đi lại tại những vị trí đang tiến hành lợp tôn.

17 – Công tác lắp đặt điện trong nhà:

          Việc lắp đặt hệ thống điện cho công trình đều được đáp ứng các yêu cầu sau:

-Sử dụng thuận tiện an toàn.

-Bảo đảm mạng điện làm việc liên tục ổn định trong thời gian phù hợp với chức năng và qui mô của công trình.

-Bảo đảm khả năng tách rời điện với hệ thống cung cấp điện.

Để đạt được những điểm trên, Nhà thầu sẽ chuẩn bị, và làm được những yếu tố sau:

-Vật tư điện đảm bảo đúng chủng loại, đúng thiết kế và được sự giám sát chặt chẽ của Chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn.

-Công nhân tham gia lắp đặt hệ thống điện là những công nhân chuyên nghành được đào tạo cơ bản tại các trường dạy nghề chính qui, nhiều kinh nghiệm thi công.

-Thi công đúng thiết kế, đúng qui trình, qui phạm.

-Sau khi thi công xong trước khi trát kín đều được nghiệm thu đảm bảo chỉ tiêu qui định về lắp đặt điện trong nhà.

*Khi thi công nhà thầu tiến hành thành 2 giai đoạn:

Nguyên tắc đi dây: tất cả được luồn trong ống gen tính toán chiều dài dây để tất cả các mối nối đều đưa vào hộp nối dây, được nối với nhau bằng hệ thống kẹp đảm bảo cường độ dòng điện như thiết kế.

– Khi hoàn thiện cơ bản xong, tiến hành lắp đặt các phụ kiện và thiết bị điện đảm bảo đúng vị trí thiết kế, đảm bảo chắc chắn, đúng qui cách. Khi lắp đặt xong tiến hành xông vận hành thử từng phòng, từng tầng, và toàn bộ nhà.

Nguồn điện cung cấp cho nhà thầu được lấy từ nguồn điện sẵn có và được dẫn vào công trình bằng cáp bọc.

Tất cả các dây điện được đặt trong ống gen . Sử dụng dây đúng tiết diện, đúng chủng loại đã được thiết kế qui định và được chủ đầu tư phê duyệt.

Vật liệu, thiết bị điện nước được đưa về và tập kết tại công trường vào giai đoạn cuối của việc thi công phần thô. Vật tư, thiết bị điện được kiểm tra, nghiệm thu về chất lượng, chủng loại trước khi đưa vào lắp đặt.

 

18 – Công tác lắp đặt hệ thống cấp thoát nước:

Công tác thi công cấp thoát nước bên trong công trình được thực hiện theo TCVN 4519-88. Hệ thống cấp, thoát nước tuân thủ theo qui phạm về thi công và nghiệm thu.

– Khi lắp đặt đường ống các mối nối phải kín, khít, không rò rỉ. Tại các vị trí qua tường phải đặt ống lồng. Nghiệm thu, xử lý các mối nối ren ống bằng cách thử áp lực trước khi thi công công việc tiếp theo.

– Đối với ống thoát nhựa phải được bôi keo kỹ cả 2 chi tiết, các đường ống được cố định vào tường bằng đai ôm và vít nở. Các đường ống chờ phải được đậy kỹ tránh vữa rác rơi vào gây tắc ống.

Các thiết bị vệ sinh được lắp đặt tuân thủ theo TCVN 6073-95.

* Một số điểm chú ý khi lắp đặt các thiết bị nước:

– Cần phải bắt đầu công tác này ngay khi thi công phần thô để đặt các chi tiết chờ đúng vị trí hạn chế việc đục phá bê tông khi lắp đặt.

– Sau khi lắp đặt các thiết bị nước dưới sàn phải kiểm tra kỹ các mối chám vá, nối tránh hiện tượng thấm, ngấm. Để tránh hiện tượng này khi lắp đặt thiết bị phải ngâm chống thấm bằng nước XM nguyên chất đúng quy trình, quy phạm cho đến khi hết thấm mới thi công tiếp.

 

 

 

CHƯƠNG V

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.

1-Đối với công tác tổ chức, quản lý:

-Cử những cán bộ kỹ thuật, đội trưởng, tổ trưởng, công nhân giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm thi công, hăng say nhiệt tình với công việc.

-Luôn chăm lo tới đời sống, vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân trên công trình như sinh hoạt, văn hoá tinh thần…

-Ban chỉ huy công trình luôn liên hệ chặt chẽ với Công ty, các cơ quan cấp trên, các cơ quan có liên quan… để kịp thời nắm rõ được các sự chỉ đạo qua đó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

-Vật liệu đủ kịp thời không để công nhân chờ việc. Bố trí công việc dự phòng khi ngày mưa cũng thi công được.

-Kiểm tra sát, nghiệm thu nhanh để làm đâu được đấy. Tranh thủ thời tiết để đẩy nhanh tiến độ thi công. Khuyến khích làm thêm giờ tăng ca.

-Có chế độ thưởng phạt rõ ràng khuyến khích các tổ cá nhân và đơn vị, phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ.

-Đồng thời thực hiện tốt các chương trình phối hợp với chủ đầu tư và thiết kế để dứt điểm từng cung đoạn thi công.

Nhằm thực hiện dự án đạt hiệu quả cụ thể là xây dựng công trình đảm bảo thời gian,  chất lượng tốt, giá thành hạ đơn vị chúng tôi thực hiện các biện pháp sau:

1.Tổ chức bộ máy chỉ huy gọn nhẹ tại hiện trường gồm những thành viên đủ quyền hạn giải quyết tại chỗ những khó khăn vướng mắc.

2.Bảo đảm về tài chính, vật tư cho công trình.

3.Giành những thiết bị thích hợp, chất lượng tốt để thi công nhanh, hạ giá thành.

4.Đảm bảo về nhân lực.

5.Tận dụng vật liệu tại chỗ rút ngắn cung độ vận chuyển

4.Bố trí lực lượng lao động có tay nghề cao, kết hợp hướng dẫn tận dụng lực lượng địa phương làm công tác lao động giản đơn.

6.Có định mức sử dụng vật tư cụ thể cho từng loại việc, giao nhận bảo quản không lãng phí, tận dụng những thùng nhựa cũ làm ván khuôn ở các công trình nhỏ như ván khuôn rãnh các kết cấu bê. tông nhỏ để hạ giá thành

 

          CHƯƠNG VI

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT, TIẾN ĐỘ

VÀ GIẢM GIÁ THÀNH

 

I – QUẢN LÝ VỀ KỸ THUẬT:

Cử cán bộ giám sát tuân thủ qui trình, qui phạm, thường xuyên làm việc với cán bộ kỹ thuật của BQL dự án, của tư vấn đầu tư để thống nhất biện pháp sử lý kỹ thuật phát sinh.

2 – QUẢN LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG:

Chất lượng công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+Biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

+Trình độ cán bộ kỹ thuật, trình độ công nhân thi công công trình.

+Chất lượng chủng loại vật tư đưa vào công trình.

+Công nghệ thi công.

Chất lượng công trình là một trong những yếu tố sống còn quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp.

Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên các giai đoạn thi công.

3 – QUẢN LÝ VỀ TIẾN ĐỘ:

Luôn có kế hoạch chủ động trong việc cung ứng vật tư đảm bảo đủ cho công trường. Chủ động làm việc với Chủ đầu tư về những phát sinh, giải phóng mặt bằng, kỹ thuật… để đảm bảo sớm có biện pháp sử lý không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

4 – GIẢM GIÁ THÀNH NHƯNG VẪN ĐẢM BẢO TỐT CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:

-Về cung ứng vật tư: Nhà thầu mua trực tiếp ngay tại nơi sản xuất, dùng phương tiện sẵn có của mình để chuyên chở tới công trình.

-Sau nhiều năm thi công Nhà thầu có nhiều kinh nghiệm quản lý về con người, tổ chức thi công, tăng năng suất lao động.

-Bố trí bộ máy gián tiếp hợp lý, chất lượng cao.

-Giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật, thi công chính xác, đúng thiết kế đã được duyệt. Tiết kiệm vật liệu không để vương vãi vật liệu.

-Bố trí, lập biện pháp thi công, tiến độ thi công hợp lý giữa các hạng mục trong công trình nhằm tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị.

CHƯƠNG VII

AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY NỔ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I-AN TOÀN LAO ĐỘNG:

An toàn lao động và khu vực được Nhà thầu chú ý hàng đầu và cam kết không để xảy ra trường hợp mất an toàn lao động loại A nào nhờ áp dụng các biện pháp sau:

-Cổng công trường đang có biển cảnh báo công trường đang thi công, cấm mọi người không có nhiệm vụ vào công trường, có nội qui công trường, có các biện pháp tuyên truyền giáo dục an toàn lao động, kẻ các khẩu hiệu “ AN TOÀN LÀ BẠN, TAI NẠN LÀ THÙ ” ; “ AN TOÀN ĐỂ SẢN XUẤT, SẢN XUẤT PHẢI AN TOÀN ” để thường xuyên nhắc nhở mọi người.

-Công ty biên chế cho công trường quân y sĩ kiêm an toàn viên thường trực 24/24h, thiết lập mạng lưới an toàn viên từ ban chỉ huy công trường xuống tới tổ, đội, nhóm. Duy trì việc kiểm tra công tác bảo hộ và an toàn lao động thường xuyên và có hiệu quả.

-Công trường có túi thuốc sơ cứu và hợp đồng với Bệnh viện để cấp cứu tai nạn tại công trường nếu xảy ra.

-Mọi cán bộ nhân viên tham gia thi công trên công trường đều được học tập nội qui an toàn lao động và ký cam kết an toàn lao động cho bản thân mình và thiết bị. Đủ tuổi lao động theo qui định của Nhà nước.

-Nhà thầu đảm bảo đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng qui định về an toàn lao động của Nhà nước.

-Cấm uống rượu trước và trong giờ làm việc, công nhân làm việc trên cao phải có túi đựng dụng cụ, cấm ném vứt các loại dụng cụ đồ nghề hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống, không thi công một lúc ở hai hay nhiều tầng trên một phương thẳng đứng.

– Khi làm việc ở trên cao,ở những vị trí nguy hiểm công nhân bắt buộc phải đeo dây an toàn.

-Xung quanh công trường ngoài việc rào chắn có trạm gác, hầm hố trên mặt bằng, những lỗ trống trên sàn, tầng phải được đậy kín hoặc được rào ngăn cách và có biển báo để đảm bảo cho người qua lại.

-Không làm việc trên dàn giáo, mái nhà khi không đủ ánh sáng, lúc trời mưa to giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.

-Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến giao thông trong công trường đầy đủ, đặc biệt đủ ánh sáng cho việc thi công ban đêm.

1- Đối với người lao động:

Tất cả các công nhân của Công ty được phân công thi công công trình đều đủ các điều kiện:

-Đủ tuổi theo qui định của Nhà nước.

-Đều được trang bị bảo hộ lao động.

-Đã được học an toàn lao động và kiểm tra đạt yêu cầu.

2 – Đối với công việc:

-Trước khi tiến hành một công việc nào, Cán bộ kỹ thuật đều phổ biến các yêu cầu về an toàn và kiểm tra thực hiện của từng công trình.

3 – Đối với máy móc:

-Kiểm tra lại toàn bộ máy móc, thiết bị trước khi vận hành.

-Công tác bảo dưỡng máy móc thường xuyên luôn được chú trọng.

-Cử công nhân có chuyên môn sử dụng máy, có nội qui sử dụng máy.

-Máy đưa vào công trình đều đảm bảo.

-Thực hiện khẩu hiệu an toàn để sản xuất – Sản xuất phải an toàn. Trong mọi thao tác để làm nhiệm vụ xây dựng.

-Có nội quy an toàn phổ biến đến từng người lao động.

II-CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ.

-Cung cấp đầy đủ các trang bị chữa cháy như máy bơm,bình bọt,vòi dẫn nước hoặc tận dụng cát sẵn có trên công trình.

-Mọi cán bộ, công nhân đều được huấn luyện nội qui và các biện pháp phòng chống cháy nổ, thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ trên công trường.

-Về công tác phòng cháy chữa cháy: Tuân thủ đầy đủ pháp lệnh PCCC, trang thiết bị bình cứu hoả ở những nơi dễ nhận thấy và dễ lấy, thường xuyên nhắc nhở công nhân về công tác PCCC, có nội quy cụ thể về PCCC.

 

 

 

 

III-VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:

Trong sản xuất, xây dựng quán triệt nghị định số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về thi hành luật môi trường, Công ty đã nghiên cứu tại thực địa khắc phục những ảnh hưởng về các vấn đề.

-Nước : (Không thải các chất độc xuống các nguồn nước tại địa phương)

-Không khí : Không gây ô nhiễm, hạn chế bụi trong công tác vận chuyển.

-Tiếng ồn : Công tác xây dựng công trình trong khu vực đông dân cư nên việc hạn chế tiếng ồn được Nhà thầu đặc biệt chú trọng.

Hệ sinh thái : Nhiệm vụ xây dựng công trình này không phá rừng đặc dụng, không phá loại cây xanh, nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

-Cơ sở hạ tầng : Là Công trình làm mới có tác động tích cực làm cho cơ sở hạ tầng tại địa phương được cải tạo phát triển.

1- Biện pháp chống bụi khi thi công:

Công trình xây dựng nằm kết hợp khu vực đông dân cư. Để hạn chế bụi ở mức thấp nhất Chúng tôi tổ chức che chắn như sau:

– Dùng bạt dứa che xung quanh chống bụi các phế liệu, phế thải, vận chuyển vật liệu dùng ô tô vận chuyển đi đến nơi đổ đều có phủ kín bạt. Mọi rơi vãi trên đường trong công trình đều được vệ sinh ngay trong ngày làm việc.

– Thường xuyên vệ sinh trên công trường, trong điều kiện thời tiết khô hanh phải dùng biện pháp phun nước để chống bụi.

– Khi chở vật liệu rời như cát ,đá……phải có bạt che phủ ( ngay cả khi đổ vật liệu xuống bãi)

– Tập kết vật liệu đúng nơi được phép, tập kết gọn, có bạt che phủ.

2- Vệ sinh ăn, ở cho công nhân tại công trường:

– Khu vực lán trại ở phải quét dọn hàng ngày ,có rãnh thoát nước xung quanh lán. Bếp nấu sạch có lưới chống ruồi. Rãnh thoát nước thải khu bếp nấu phải thường xuyên được thu dọn, thông thoát tốt, rẫy cỏ dọn dẹp thường xuyên.

– Có nơi treo quần áo bảo hộ lao động riêng (được bố trí cuối hướng gió)

– Rác thải trong quá trình sinh hoạt được thu dọn vào một chỗ, sau đó hàng ngày được đổ đúng nơi quy định. Thùng chứa rác, chất thải có nắp đậy được mang đi đổ hàng ngày cùng với xe rác.

 

 

 

3- Biện pháp hạn chế tiếng ồn:

Do đặc điểm công trình nằm trong khu vực thị xã. Do đó việc khắc phục và hạn chế tiếng ồn trong quá trình thi công được nhà thầu coi trọng. Ngoài việc sử dụng thiết bị thi công là thiết bị mới, chủ yếu là thiết bị chạy điện, Nhà thầu hạn chế sử dụng thiết bị là động cơ nổ phát sinh tiếng ồn lớn vào giờ làm việc và sinh hoạt của đơn vị

Trong quá trình thi công, các cơ cấu, bộ phận máy móc, động cơ, thiết bị phát sinh tiếng ồn được bao che và thường xuyên kiểm tra các bộ phận, chi tiết gây tiếng ồn như: liên kết vỏ với động cơ, liên kết giữa động cơ với nền đặt máy để phát hiện và có biện pháp sử lý ngay nhằm hạn chế tới mức tối đa tiếng ồn lớn phát sinh khi vận hành máy móc trên công trường.

 

IV-CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BÃO LỐC:

– Do điều kiện khí hậu Việt Nam mỗi năm có trung bình 6-8 cơn bão đổ bộ vào nước ta, vì vậy việc phòng chống bão là rất quan trọng. Nhà thầu có các biện pháp sau đây nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, lốc gây ra:

-Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết của đài báo.

-Các kết cấu của công trình khi thi công xong đều được che chắn, chống đỡ.

-Các hệ thống giáo cốp pha đều được giằng chống khi có bão lốc.

-Thu dọn các vật liệu rời có thể bị gió thổi bay được, che chắn lại.

-Tất cả các thiết bị đều có chống sét tiếp đất.

-Kho tàng, lán trại đều được kê cao và được giằng chống…

-Phổ biến cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên về biện pháp chống bão và

có dự phòng đầy đủ phương tiện để chống bão như chống gỗ, cây thép…

CHƯƠNG VIII CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

I-BẢO ĐẢM TRÊN CÔNG TRƯỜNG:

Để thực hiện tốt biện pháp đề ra đạt chất lượng, tiến độ, hiệu quả cao. Công tác bảo đảm rất quan trọng:

< >Bảo đảm về tài chính cho công trình.Bảo đảm về vật tư (số lượng, kỹ thuật, chất lượng).Bảo đảm về nhân lực (số lượng, trình độ).Bảo đảm về trang thiết bị.

 

CHƯƠNG IX CÔNG TÁC HOÀN CÔNG VÀ NGHIỆM THU BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

1-Công tác hoàn công:

Công tác hoàn công được nhà thầu thực hiện ngay sau từng giai đoạn thi công. Do các cán bộ kỹ thuật của nhà thầu hiện trường cùng kỹ thuật bên A lập trên cơ sở thực tế thi công, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công từng giai đoạn thi công. Sau khi bàn giao công trình, nhà thầu sẽ tổng hợp toàn bộ bản vẽ hoàn công cùng quyết toán toàn bộ hạng mục công trình trình Chủ đầu tư cùng các cấp có thẩm quyền.

-Bộ chứng chỉ nghiệm thu thí nghiệm các vật liệu cho toàn công trình.

-Các biên bản nghiệm thu từng giai đoạn, nhật ký công trình từng hạng mục.

-Toàn bộ các hồ sơ trên được làm xong chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày ký

biên bản bàn giao công trình.

2-Công tác bàn giao công trình:

Trước khi bàn giao, nhà thầu tiến hành tổng vệ sinh, tháo dỡ các nhà tạm chuyển ra khỏi công trình trả lại mặt bằng đã sử dụng để thi công cho chủ đầu tư.

Tổng hợp toàn bộ biên bản nghiệm thu từng giai đoạn, nghiệm thu kỹ thuật công trình, nhật ký công trình.

Tổ chức nghiệm thu bàn giao theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Công tác bảo hành công trình.

Sau khi bàn giao nhà thầu cử tổ công tác gồm: Cán bộ kỹ thuật giám sát công trình, cán bộ hoàn công quyết toán công trình làm việc với Ban quản lý công trình. Những phần việc còn lại, cùng Ban quản lý giám sát sự hoạt động của công trình mà nhà thầu vừa thi công xong. Nhà thầu nghiêm túc thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

                                                                                            ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng azhome group

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.