Blog

Thuyết minh biện pháp thi công PCCC


Mật khẩu : Cuối bài viết

Hồ sơ xây dựng xin gửi các bạn thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng cháy chữa cháy .

Mời quý vị tham khảo :Báo giá thiết kế PCCC
Mời quý vị tham khảo :Dự toán PCCC
Mời quý vị tham khảo :Bản vẽ thiết kế PCCC

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP
QUY TRÌNH CUNG CẤP VÀ THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG PCCC

I./ CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG:
–           Luật PCCC  29/6/2001
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995: (Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế).
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001: (Hệ thống báo cháy tự động yêu cầu thiết kế).
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760 – 1993: (Hệ thống chữa cháy –  yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng).
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102 – 1995: (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất chữa  cháy bột).
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
II. BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH THI CÔNG

A.    HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1. Khái niệm chung về hệ thống báo cháy tự động.
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát tín hiệu cháy và thông báo khu vực cháy. Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, nút ấn, chuông, đèn báo cháy, các modul điều khiển, dây dẫn nguồn, ống PVC bảo vệ dây dẫn, nguồn cung cấp.
2 . Nội dung lắp đặt
–           Dùng hệ thống báo cháy tự động để giám sát các khu vực của công trình.
–           Tại các khu vực của tào nhà: Sử dụng đầu báo cháy tự động kết hợp sử dụng hệ thống báo cháy bằng tay thông qua nút nhấn báo cháy được đặt đều trong các vị trí thuận tiện như hành lang thoát hiểm…
–           Tại khu vực văn phòng, dùng thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy khói quang điện, đầu báo nhiệt gia tăng) kết hợp với báo cháy bằng tay, đảm bảo các khi xảy ra cháy tại bất cứ khu vực nào thì đám cháy đó cũng được phát hiện sớm và kịp thời.
–           Tín hiệu cháy được tủ trung tâm sử lý và phát tín hiệu thông qua hệ thống loa báo tại tủ trung tâm, hệ thống chuông và đèn báo cháy được lắp tại tất cả các khu vực thuận tiện cho con người quan sát và nhận thông tin nhanh nhất. Chuông và đèn báo cháy được lắp đặt cách trần nhà 40 cm và 50 cm để đảm bảo mỹ quan cho công trình đồng thời phát huy tối đa được tốc độ truyền âm thanh trong nhà xưởng cũng như toàn bộ công trình.
–           Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THIẾT BỊ
Trung tâm xử lý chính :
Là bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy . Trung tâm xử lý tín hiệu báo cháy được đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm . Đây là một phần bộ phận chính , có nhiệm vụ nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy , các tín hiệu sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin về hệ thống .

  • Thường xuyên hoạt động suốt 24/24 giờ .
  • Trung tâm được cấp nguồn điện xoay chiều một pha 220V/50Hz , khi mất nguồn AC ( điện lưới ) hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhờ có bộ nguồn dự phòng ( 24VDC ) bảo đảm hoạt động liên tục suốt ngày đêm .
  • Có chức năng kích hoạt máy bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường và kích hoạt hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động ( sprinkler System , CO2 , Extinguising System ) hay điều khiển thang máy .
  • Có chức năng truyền thông tin sự cố cháy và các thông tin chi tiết về trung tâm Cảnh Sát PCCC ( Monitoring Satation ) , qua đường dây điện thoại hoặc vô tuyến
  •  .

a)        Đầu báo khói
Đầu báo khói là thiết bị trực tiếp giữ vai trò giám sát , phát hiện dấu hiệu có khói xuất hiện và gửi tín hiệu về trung tâm xử lý . Thời gian tác động của các đầu báo khói không lớn hơn 30 giây . Mật độ khói của môi trường có tác dụng đến đầu báo khói từ 5% đến 20% .
b)        Đầu báo nhiệt gia tăng
Là loại đầu báo không cảm ứng khói . Nó sẽ cảm ứng hiện tượng bầu không khí xung quanh gia tăng nhiệt độ một cách đột ngột , khoảng  5oC / phút . Nó sẽ phát hiện tình trạng nhiệt độ không khí bất thường này và phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xử lý .

c)        Công tắc báo cháy khẩn cấp
Là loại thiết bị thực hiện việc báo cháy bằng tay khi có người phát hiện sự cố cháy , trong trường hợp khẩn cấp được lắp đặt tại những nơi thuận tiện để con người có thể dễ dàng nhìn thấy và tác động vào khi có sự cố .
d)        Chuông báo cháy
Khi xảy ra sự cố cháy , chuông sẽ báo động với cường độ 90ddB tại vị trí cách 1m , chuông báo cháy được đặt ở những nơi có người trực thường xuyên và nhiều người qua lại để thông báo và yêu cầu mọi người tham gia chữa cháy , thoát nạn .
e)        Nguồn điện
Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy , ngoài nguồn điện chính xoay chiều ( AC ) lấy từ lưới điện quốc gia , trung tâm báo cháy được trang bị một bộ nguồn dự phòng nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục khi mất điện trong trạng thái giám sát bình thường và trong 3 giờ khi có sự cố cháy .
f)         Đèn chớp báo cháy
Đèn báo cháy được đặt trên cao cùng với chuông để thông báo cho người đang ở khu vực xung quanh biết được chính xác khu vực bị cháy . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì trong lúc bối rối do sự cố cháy , thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng vị trí nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời .
g)        Các yếu tố liên kết
Gồm các linh kiện , hệ thống cáp và dây tín hiệu , các

3.  Biện pháp và quy trình thi công và lắp đặt thiết bị: 
–         Phân bổ vùng lắp đặt báo cháy: Thi công theo bản vẽ đã được thẩm duyệt về mặt PCCC.
Tủ trung tâm báo cháy (Fire Alarm Control Panel)
–         Khi xảy ra báo động cháy, nó sẽ xác định chính xác vị trí xảy ra cháy. Trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường không có nguy cơ cháy nổ, nơi có người thường trực thường xuyên, cách mặt sàn từ  0.8 mét đến 1.0 mét.
Chuông báo tự động ( Fire Alarm Bell)
–         Ở dọc các hành lang, nơi có số người thường qua lại, có thể lắp đặt chuông báo động, công tắt kéo khẩn (Full Station)( xem vùng đó là nơi công cộng theo NFPA 72E). Thiết bị báo động bằng âm thanh (chuông, loa..) có cường độ âm thanh lớn hơn 100db (ở khoảng cách 1m).
–         Là thiết bị báo động khi có cháy, đặt ở nơi có người trực thường xuyên và nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo di chuyển và yêu cầu mọi người có trách nhiệm tham gia chữa cháy.
–         Đặt tại cao độ 2.8 – 3.5m so với sàn nhà và được đặt bên chỗ đặt công tắc khẩn.
Đầu báo khói /nhiệt ( Smoke/ Heat Detector):
–         Trong các phòng riêng biệt được lắp các đầu báo khói loại ION chúng sẽ nhận biết được dấu hiệu cháy khi khói của đám cháy thâm nhập vào buồng cảm ứng của nó. Các đầu báo ở đây hoạt động với độ tin cậy cao, phù hợp cho môi trường có độ ẩm, nhiệt độ biến đổi mạnh, chống nhiễu cao. Các đầu báo khói được lắp đặt trên trần nhà tại các kho, phòng.
Công tắc kéo khẩn ( Pull Station)
–         Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền tín hiệu báo cháy về trung tâm bằng cách kéo giật công tắc. Công tắc lắp đặt trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1.5m tính từ sàn nhà (TCVN 5738 – 1993). Ngoài ra, công tắc này cũng được kết nối với hệ thống chữa cháy (cấp nước vách tường, Spinkler..)

  4. HỆ THỐNG LIÊN KẾT.        
–         Gồm các linh kiện ống, dây cáp, dây tín hiệu cùng các bộ phận tạo thành tuyến liên kết thống nhất giữa các thiết bị của hệ thống.
–          Cáp tín hiệu sử dụng loại cáp tín hiệu Cu/PVC chống nhiễu có tiết diện 2C x 1.5 mm² và loại 4C x 1.5 mm².
–         Dây nguồn báo cháy được sử dụng loại dây Cu/PVC chống nhiễu theo tiêu chuẩn ngành có tiết diện 2C x 1.5mm² .
–         Cáp tín hiệu được lắp âm vào tường, trần nhà. Trường hợp gắn nổi bên ngoài thì có biện pháp chống chuột cắn hoặc các tác nhân cơ học khác.
–         Ống luồn dây tín hiệu là loại ống nhựa PVC .

5.   NGUỒN ĐIỆN
–         Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, ta lựa chọn nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục kể từ khi mất điện trong điều kiện bình thừơng và lớn hơn 3 giờ khi có cháy.
–         Bình điện 12v – 35Ah.
–         Nguồn điện AC được lấy từ tủ chính để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
–         Ngoài ra trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất phải thoã mãn yêu cầu của TCVN 4756: 1989.
Hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.
B.     HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG & SPRINKLER
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy tại Công trình Trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn sau:
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989 “An toàn cháy. Yêu cầu chung”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-1993 “Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5739-1993 “Thiết bị chữa cháy. Đầu nối”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5740-1993 “Thiết bị chữa cháy. Vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao su”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379 – 1998 “Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 “Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế”.
–           Tiêu chuẩn ngành 20TCN 33-85 “Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Yêu cầu thiết kế”.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí.
–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

1.          Cấu tạo của hệ thống chữa cháy:
Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho Công trình bao gồm các thiết bị chính sau:

  • Hộp chữa cháy vách tường trong nhà:

–    Trong hộp chữa cháy vách tường: Hộp chữa cháy vách tường được sử dụng chữa cháy trong tầng hầm, khu văn phòng, nhà kho hay các khu vực quan trọng khác, các vị trí đặt hộp được tính toán để đặt hộp 01 cuộn vòi hoặc 2 cuộn vòi vải tráng cao su D50 x 20m phù hợp với nhu cầu chữa cháy, van và lăng phun nước lưu lượng 2,5l/s.

  • Trụ chữa cháy ngoài nhà là trụ D100 có hai cửa ra D65 và mỗi vị trí đặt hai cuộn vòi D65 x 20m, lăng phun đảm bảo lưu lượng nước chữac cháy 5l/s.
  • Bình chữa cháy xách tay:

–     Bình chữa cháy xách tay có hai loại: bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Bình chữa cháy xách tay dùng để chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh hoặc đám cháy không thể sử dụng nước để chữa cháy .

  • Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, đường ống chính: D150, D100 và ống chạy vào trụ và hộp vách tường từ D100, D80,  D65 đến D50.

2.      Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy:
–       Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế và lắp đặt để có thể dễ dàng sử dụng và vận hành. Các hộp chữa cháy được lắp đặt hành lang.
–       Khi hoạt động hệ thống chữa cháy vách tường, tùy vào vị trí của đám cháy mà người tham gia chữa cháy có thể dùng hệ thống chữa cháy trong nhà hay chữa cháy ngoài nhà. Khi chữa cháy, triển khai lăng vòi, mở van chữa cháy và tiến hành chữa cháy.
–       Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho công trình là hệ thống đường ống kiểu ướt, tức là trong đường ống luôn luôn có một lượng nước nhất định và áp lực đường ống luôn luôn được duy trì ở mức 6kg-9kg/1cm2. Để duy trì áp lực đường ống thì hệ thống phòng bơm phải tăng cường 1 bơm bù áp, khi áp lực đường ống giảm xuống dưới 6kg/1cm2 thì máy bơm tự động hoạt động để bù áp vào đường ống.
–       Với các đám cháy nhỏ, các đám cháy mới phát sinh hay các đám cháy tại các vị trí không thể dùng vòi rồng để chữa cháy thì sử dụng bình chữa cháy sách tay.
Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy:
a. Hộp chữa cháy vách  tường trong nhà và ngoài nhà
–      Từ đường ống chính D150, D100 nối đến các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 và cung cấp nước cho hệ thống họng vách tường, lưu lượng nước cung cấp cho chữa cháy trong nhà là 2.5l/s x 2 = 5l/s. Chọn vòi chữa cháy là vòi vải tráng cao su D50 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 l/s và khoảng cách phun tia nước đặc không nhỏ hơn 6m.
–      Từ đường ống chính D150, D100 cung cấp đến các trụ nước chữa cháy, mỗi trụ nước có hai họng ra D65 cung cấp chữa cháy bên ngoài và hộp đựng lăng vòi được thiết kế ngay bên cạnh trụ chữa cháy thuận tiện cho các thao tác. Tại mỗi trụ được lắp đặt 02 cuộn vòi chữa cháy là cuộn vòi vải tráng cao su D65 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 5 l/s và khoảng cách phun không nhỏ hơn 6m.
b. Hê thống chữa cháy tự động Spinrinler
–  Đường ống chính STK tạo thành mạch vòng.  Đầu phun Sprinkler cường độ phun 0.08l/s/m2. diên tích bảo vệ 1 đầu phun là 12m2, khoảng cách giữa các đầu
c. Máy  Bơm chữa cháy

–           Máy bơm chữa cháy đóng vai trò chủ đạo và có tính chất quyết định hiệu quả của công việc cứu chữa một vụ cháy. Ngoài việc cung cấp đầy đủ và liên tục lưu lượng nước chữa cháy theo yêu cầu (Q = 120 m3/h) máy bơm còn phải có áp lực cần thiết để đưa nước đến được các vị trí xa nhất, cao nhất của công trình. Để bảo đảm các yêu cầu trên máy bơm cần phải vượt qua (khắc phục) được những lực cản (sự tổn thất áp lực) diễn ra trên quãng đường truyền nước từ máy bơm đến đám cháy.

d. Phương pháp lắp đặt

  • Lắp đặt đường ống nước.

– Trục mạch chính D150, D100 và các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 phải thi công lắp đặt đồng thời với các công trình ngầm khác của công trình.

  • Ghép nối

–           Trong trạm bơm các mối nối đều phải hàn kết nối thiết bị bằng mặt bích
–           Các đường trục chính (trừ các nhánh phân phối đi vào các tầng) các mối nối đều phải ren để bảo đảm độ kín và duy trì áp lực
–           Các trục đường ống còn lại các mối nối quy định sau:
–           Đường kính ống D =150/100/80/65mm    – Phương pháp hàn mặt bích, coupling, hàn
–           Đường kính ống D = 50/25 mm                              – phương pháp ren
–           Các van  còn lại các mối nối quy định sau:
–           Các van có đường kính        D > 65mm                  – phương pháp mặt bích, coupling, hàn
–           D < 65mm      – phương pháp ren

DIỄN GIẢI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
–         Hệ thống chữa cháy vách tường:
–         Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường được thiết kế độc lập với hệ thống chữa cháy Sprinkler.
–         Trừ  trạm bơm chữa cháy được đặt trên tầng trệt cấp các tầng 1 đến kỹ thuật, tầng kỹ thuật nối lại thành mạng vòng và nối với hồ nước mái bằng đường ống TTK DN150.
–         Mỗi tầng được lắp đặt 02 họng chữa cháy, các hộp PCCC kèm theo 01 cuộn vòi D50 và dài 30m và lăng phun 13 ly.
–         Hệ thống chữa cháy tự động:
–         Đầu phun Sprinkler 68 độ C tương ứng với các điều kiện của từng khu vực .
–         Hệ thống điều khiển bơm chữa cháy: tủ điều khiển hệ thống, các công tắc điều khiển, công tắc báo động dòng chảy, công tắc áp lực.
–         Bộ phận cung cấp và dự trữ chất chữa cháy: 1 bể nước – 1 máy bơm động cơ điện (bơm chính); 1 máy bơm động cơ điện (bơm dự phòng); 1 máy bơm bù áp – 1 họng chờ tiếp nước cứu hỏa (loại có 2 ngõ tiếp nước D65)
–         Máy bơm:
–         Hệ thống bơm chữa cháy được thiết kế độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt. Do áp lực tự nhiên không đủ nên phải lắp đặt thêm máy bơm nước chữa cháy chuyên dụng, nhằm tăng áp lực nước trong hệ thống khi xảy ra sự cố đảm bảo áp lực theo tiêu chuẩn thiết kế. Đây là loại máy bơm chuyên dùng chỉ hoạt động khi có cháy và phải đảm bảo lưu lượng và áp lực theo yêu cầu thiết kế.
–         Đối với máy bơm điện: được khởi động từ xa hoặc tại tủ điều khiển trong phòng bơm. Ngoài ra còn có thể khởi động trực tiếp tại nút nhấn khẩn động ngay trên tủ điều khiển.
–         Hệ thống luôn được nén áp lực thường trực 6kg/cm², khi có sự cố tuột áp (nguyên nhân do rủi ro có cháy)xuống dưới hạn 4kg/cm² trong hệ thống đường ống. Bơm bù áp (Jockey) sẽ tự động vận hành để bù áp lực đã mất. Nếu sự vận hành bù áp của bơm Jockey vẫn không đủ, áp lực đường ống tiếp tục hạ xuống còn 3.5kg/cm² khi đó bơm chính sẽ tự động khởi động. Trong quá trình vận hành mà máy bơm điện có sự cố xảy ra thì máy bơm dự phòng lập tức tự khởi động ở áp lực 2.5kg.cm².
–         Việc cấp điện đến bảng điều khiển máy bơm chữa cháy sẽ được đầu nối trực tiếp từ bên trên tủ điện phân phối chính với 2 nguồn:
–         Từ trạm biến thế
–         Từ tổ máy phát điện
Hệ thống Sprinkler:
–         Sprinkler là hệ thống thường xuyên có áp lực.
–         Đường ống xuất phát từ hệ thống ống trong phòng máy bơm
–         Có thể khởi động các valve điều khiển bằng tay để thử các bơm chữa cháy chính.
–         Trong điều kiện thử nghiệm, các bơm chữa cháy chính sẽ bơm tuần hoàn từ các bể chứa chính mà không khởi động mạch báo động.
–         Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 6305-1:1997 – ISO 6182 -1:1993 – PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động.
–         Sprinkler có bầu thuỷ tinh mở ra trước tác động của nhiệt làm dản nở chất lỏng chứa trong bầu thuỷ tinh.
–         Hệ thống Sprinkler được lắp đặt đảm bảo sao cho không dễ dàng tháo dỡ, điều chỉnh hoặc lắp ráp lại.
–         Hệ thống Sprinkler gồm các đầu phun có cơ cấu nhạy cảm nhiệt được thiết kế để tác động ở một nhiệt độ cố định trước nhằm tự động xả luồn nước và phân bổ chúng theo đặc tuyến và lưu lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế nhất địnhĐầu phun Sprinkler có nhiệt độ nhả danh nghĩa là 68°C. Áp lực được phân bố trong đường ống từ  6 – 8 at.
–         Sự điều khiển tự động việc phun nước từ Sprinkler vào bên trong tòa nhà sẽ được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn đối với các khu vực được bảo vệ như sau:
–         Nhiệt độ hoạt động 68°C.
–         Một đầu Sprinkler bảo vệ tối đa 12m²
Đường ống:
–         Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước đường ống DN 125 từ phòng bơm đi ra 2 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho chữa cháy vách tường và 1 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho hệ thống Sprinkler đi trong hộp ghen, gắn trực tiếp vào kết cấu tòa nhà.
–         Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy từ bể đến lăng phun. Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường ống .
–         Ống đi âm dưới đất được sơn chống sét và lấp cát.
–         Ống đi trên tường và dầm đà được gia cố bằng giá đỡ sơn chống sét và sơn đỏ.
–         Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực với áp lực không dưới10kg/cm2. Duy trì trong vòng 4 giờ áp lực không được tổn thất quá 4%.
–         Kết cấu đỡ sẽ tính đến trọng lượng của hệ thống ống khi đầy nước.
–         Các bề mặt bên ngoài ống sẽ được sơn phủ chống sét bằng sơn màu đỏ.
Họng tiếp nước chữa cháy.
–         Họng tiếp nước được bố trí bên ngoài tòa nhà và được định vị dùng để bổ sung nước vào hệ thống chữa cháy từ các xe chữa cháy.
–         Họng tiếp nước được bố trí như trong bản vẽ thiết kế được xem như là một phần của bản mô tả này.
–         Các họng tiếp nước được bố trí sao cho không làm cản trở đến lưu lượng giao thông bình thường.
Vòi chữa cháy – cấp nước vách tường:
–         Vòi chữa cháy trong hộp vòi chữa cháy sử dụng loại đặt âm tường được bố trí trong hành lang của tòa nhà.
–         Mỗi hộp vòi chữa cháy có 01 cuộn vòi dài 30m và có 01 đầu nối vòi một đầu gắn vào van chữa cháy và một đầu gắn lăng chữa cháy. Các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
–         Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm.
–         Hệ thống bơm chữa cháy được kích hoạt bởi hoạt động của bất kì họng chữa cháy nào trong tòa nhà.
–         Vòi chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.
Bình chữa cháy xách tay:
–         Bình chữa cháy xách tay trang bị cho tòa nhà sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu, cạnh các hộp chữa cháy ở mỗi tầng.
–         Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, khu vực bếp, phòng bố trí tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích rộng được trang bị các loại bình lớn hơn.
–         Bình chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu và do nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.
Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy:
–         Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào đó là các tín hiệu đi và đến của hệ thống Sprinkler. Bảng điều khiển có các bộ phận xử lý để diễn dịch các tín hiệu đầu vào và phản hồi thích ứng, đó là khởi động các máy bơm và gửi đi các tín hiệu tương ứng.
–         Bảng điều khiển được bố trí tại phòng trạm bơm cấp cho hệ thống chữa cháy tự động và chữa cháy vách tường.
–         Tủ điều khiển bơm chữa cháy hiện rõ điện áp, cường độ dòng điện, tình trạng hoạt động.
–         Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha, ngựơc pha.
–         Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp nước chữa cháy (bằng tay). Trên đường ống chính và đường ống phụ luôn luôn có nước và áp lực nước được duy trì bởi bơm duy trì áp lực. Khi có tín hiệu báo cháy người chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì áp lực sẽ chạy, nếu sụt áp £ 5 kg/cm² thì bơm điện chính chữa cháy sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì cho đến khi hết đám cháy.
–         Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển sự  hoạt động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy qua các van điều khiển, công tắc áp lực tự động, bồn áp lực.
III./ AN TOÀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ
Để phòng chống các sự cố cháy nổ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế như:

  • Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho Ngừơi khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
  • Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí thật an toàn.
  • Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn được kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
  • Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như các loại hóa chất, nhiên liệu sẽ được chứa trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.
  • Các trang thiết bị bảo hộ lao động phải luôn kiểm tra định kỳ và được sử dụng khi làm việc để hạn chế tác hại của hoá chất vào cơ thể con người.
  • Tuân thủ đúng chế độ kỹ thuật, lắp đặt các bảng chỉ dẫn vận hành và chỉ dẫn an toàn lao động cho người vận hành.
  • Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công an ban hành.
  • Lối thoát nạn của tòa nhà (từ nơi xa nhất đến cửa thoát nạn) ≤ 25 m.
  • Hệ thống chống sét phải nối với hai hệ tiếp địa riêng biệt, cây tiếp địa dài ≥ 2.4 m, đầu trên cây tiếp địa cách mặt đất ≥ 1.2 m được sơn phủ bảo vệ.
  • …..vv

Ngoài ra Ban chỉ huy công trình sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC.
Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành có hiệu lực.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Biên bản nghiệm thu hệ thống PCCC để đưa vào sử dụng
  2. Mẫu dự toán PCCC nhà xưởng
  3. Báo giá thiết kế PCCC
  4. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà máy sản xuất
  5. Đơn xin đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy
  6. Hồ sơ nghiệm thu PCCC
  7. Đơn đề nghị điểm định phương tiện PCCC
  8. Báo giá thiết bị PCCC
  9. [Download] hồ sơ nghiệm thu PCCC đầy đủ

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : dự toán xây dựng nhà xưởng azhome

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và giám sát san lấp Mặt bằng

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và giám sát san lấp Mặt bằng

Download Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và giám sát san lấp Mặt bằng

Mật khẩu : Cuối bài viết

I. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ SAN NỀN

Việc thiết kế san nền khu dân cư phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau:

  • Quy chuẩn xây dựng – tập 1 ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996. Trong Quy chuẩn này tại khoản 5.21.3 có quy định về san đắp đất nền đô thị.
  •  Ngày 03 tháng 4 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 04/QĐ-BXD về việc ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008. Quy chuẩn này thay thế tập 1 phần quy hoạch xây dựng của quy chuẩn xây dựng 1996. Trong quy chuẩn này tại điều 3.3 có quy định về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đô thị.

II. TIÊU CHUẨN THI CÔNG SAN NỀN

Nhà thầu áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu kỹ thuật.
Các quy phạm thi công và nghiệm thu sẽ được Nhà thầu áp dụng:

    1. TCVN 4055:1985 về tổ chức thi công
    2. TCVN 4091:1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng
    3. TCVN 4447:1987 Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu
    4. TCVN 5747: 1993 Đất xây dựng – Phân loại.
    5. TCVN2287:1978 – Tiêu chuẩn Việt Nam
    6. TCVN 5942-1995 Các chất ô nhiễm trong nước ngầm
    7. TCXD 309-2004 – Công tác trắc địa phuc vụ nghiệm thu và thi công san lấp

>> Tải về : Tiêu chuẩn thi công san nền

III. TIÊU CHUẨN GIÁM SÁT SAN NỀN

Quy trình giám sát thi công san lấp mặt bằng xây dựng căn cứ theo các Quy chuẩn, quy định sau đây:

Tất cả công tác giám sát thi công nghiệm thu san lấp mặt bằng đều phải thực hiện đúng Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 4447:2012.

Tải về:  Tiêu chuẩn giám sát san nền mới nhất tại đây!

Lời kết

Hi vọng rằng, qua bài viết trên, khi bạn triển khai các công tác liên quan đến san lấp mặt bằng từ khâu thiết kế, thi công giám sát sẽ giúp bạn chủ động. Từ đó mà bạn đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Nếu như bạn thích bài viết này thì hãy chia sẻ chúng trên Facebook để nhiều người biết hơn nhé.

 

Kiến thức liên quan:

Dự toán san lấp Mặt bằng

San lấp mặt bằng, là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.

Xem thêm:

Chia sẻ tới các bạn Mẫu dự toán san lấp mặt bằng, cấp thoát nước, giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Các bạn đọc tham khảo.


Mật khẩu : Cuối bài viết

 

Câu hỏi : giàn phơi thông minh hòa phát

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thư viện Cad bản vẽ các mẫu cửa gỗ, cửa kính đẹp

Có lẽ anh em nào làm cad cũng cần đến bộ sưu tập cho riêng mình các file cad cửa sổ, cửa đi, cửa gỗ hay cửa nhôm kính. Nói chung trên thị trường có rất nhiều loại cửa, các loại vật liệu được update liên tục và các anh em kiến trúc cần phải cập nhật thường xuyên. Đôi khi khách hàng thích 1 loại mẫu cửa nào đó và chúng ta lại phải ngồi vẽ lại từng mẫu cửa cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Còn nếu khách hàng không yêu cầu chúng ta có thể sử dụng thư viện cửa cad có sẵn để sử dụng

Download Thư viện Cad bản vẽ các mẫu cửa gỗ, cửa kính đẹp

Mật khẩu : Cuối bài viết

Trong bài viết này chúng tôi xin gửi tới các bạn 1 file tổng hợp tất cả các loại cửa trong quá trình thiết kế và tích lũy để cho các bạn có thể tham khảo và sử dụng không mất quá nhiều thời gian của chúng ta khi làm việc. Trong bộ thư viện gồm rất nhiều loại cửa nhưng chủ yếu là cửa phong cách hiện đại với nhiều loại như, cửa sổ cửa đi gỗ, cửa nhôm kính, cửa hoa sắt….

Dưới đây là một vài hình ảnh điển hình các mẫu cửa để các bạn có thể xem trước xem có mẫu nào ưng ý không nhé. Nếu bài viết hữu ích cho mình xin 1 like hoặc share nhé. Cám ơn các bạn nhiều.

Hình ảnh mẫu thư viện cad các mẫu cửa gỗ, cửa kính đẹp
của bằng gỗ

Đây là mẫu các file cửa bằng gỗ gồm cửa đi, cửa chính và còn rất nhiều mẫu nhưng chưa view cho các bạn xem được.

Cửa nhôm kính

Danh mục cửa nhôm kính này được triển khai cho con chung cư Hồ Gươm Plaza tại Hà Đông cũng share luôn cho anh em cùng tham khảo. Tiện thể có luôn file cad của con chung cư này anh em nào cần tham khảo thì có thể liên hệ phía dưới nhé.

Danh mục cửa sổ

Danh mục cửa sổ lá xách cho anh em cùng tham khảo. Tổng hợp file cad chỉ có gần 20MB nên download rất nhanh, nếu link có bị lỗi các bạn để lại phản hồi phía dưới để mình sửa nhé. Thanks

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét

Biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét là văn bản của chủ công trình đầu tư công trình thực hiện việc giám sát thi công công trình nhà ở, biệt thự, chung cư thông qua việc nghiệm thu hệ thống chống sét (1 trong những giai đoạn ) trước khi tiến hành xây dựng các giai đoạn khác.


Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

Hà Nội, ngày….tháng….năm….

BIÊN BẢN SỐ ………………….

NGHIỆM THU HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

CÔNG TRÌNH ………(Tên công trình: nhà ở, biệt thự, chung cư, …..)

1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:

  • Hệ thống chống sét tại………………………. (nêu rõ địa chỉ đặt hệ thống)

2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người giám sát thi công xây dựng hệ thống chống sét của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng hệ thống chống sét.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3.Thời gian nghiệm thu :

Bắt đầu :             ………. ngày………. tháng……… năm……….

Kết thúc :           ……….. ngày………. tháng……… năm……….

Tại: …………………

4.Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

– Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống chống sét của người phụ trách công trình hệ thống chống sét.

– Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu

– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng

b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị

– Hệ thống chống sét cấp độ mấy?

– Mật độ sét đánh: bao nhiêu lần/km2/năm?

……………

c) Các ý kiến khác nếu có…………..

d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

5.Kết luận:

  • Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
  • Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)

(Ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

 

 

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SINSUNG SU-100 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 299:2003 về Cách nhiệt – Các đại lượng vật lý và định nghĩa do Bộ Xây dựng ban hành

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 299: 2003

(ISO 7345: 1987)

CÁCH NHIỆT – CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thermal insulation- physical quantities and definitions

Lời nói đầu

TCXDVN 299: 2003 (ISO 7345:1987)- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa được chấp nhận từ ISO 7345:1987- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa.

TCXDVN 299: 2003 (ISO 7345:1987)- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa do Viện Nghiên cứu Kiến trúc chủ trì biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ- Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng ban hành.

Phần giới thiệu

TIÊU CHUẨN NÀY LÀ MỘT TRONG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH NHIỆT, BAO GỒM:

– TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251-1987). CÁCH NHIỆT – CÁC ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU – THUẬT NGỮ.

– ISO 9346. CÁCH NHIỆT- TRUYỀN NHIỆT KHỐI- CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA.

– ISO 9288. CÁCH NHIỆT- TRUYỀN NHIỆT BẰNG BỨC XẠ – CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA

 

CÁCH NHIỆT – CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thermal insulation- physical quantities and definitions

  1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

TIÊU CHUẨN NÀY ĐỊNH NGHĨA CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC CÁCH NHIỆT VÀ ĐƯA RA CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ TƯƠNG ỨNG.

GHI CHÚ: DO PHẠM VI CỦA TIÊU CHUẨN NÀY CHỈ GIỚI HẠN TRONG LĨNH VỰC CÁCH NHIỆT NÊN MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA ĐƯA RA Ở MỤC 2 KHÁC VỚI NHỮNG ĐỊNH NGHĨA ĐƯA RA Ở ISO 31/4- CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ CÁC ĐƠN VỊ NHIỆT. ĐỂ PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU ĐÓ, TRƯỚC CÁC THUẬT NGỮ CÓ ĐÁNH DẤU SAO (*) .

  1. Các đại lượng vật lý và định nghĩa
ĐẠI LƯỢNG ĐƠN VỊ
2.1. NHIỆT; NHIỆT LƯỢNG

 

Q J
2.2. LƯU LƯỢNG DÒNG NHIỆT: NHIỆT LƯỢNG TRUYỀN

TỚI HOẶC TRUYỀN TỪ MỘT HỆ THỐNG CHIA CHO THỜI GIAN:

f =

f W
2.3 CƯỜNG ĐỘ DÒNG NHIỆT: LƯU LƯỢNG DÒNG NHIỆT CHIA CHO DIỆN TÍCH:

Q =

Ghi chú: Từ “cường độ” có thể được thay thế bằng thuật ngữ “cường độ bề mặt” khi nó có thỂ nhầm lẫn với thuật ngữ “cường độ theo chiều dài”(2.4)

Q W/M2
2.4. Cường độ theo chiều dài của dòng nhiệt: Lưu lượng dòng nhiệt chia cho chiều dài:

q1 =

Q1 W/M
2.5. Hệ số dẫn nhiệt: Đại lượng được xác định theo biểu thức dưới đây:

q = – l grad T

Ghi chú: Khái niệm chính xác về hệ số dẫn nhiệt cho ở phần phụ lục. Khái niệm này cũng liên quan tới việc sử dụng khái niệm hệ số dẫn nhiệt cho vật liệu xốp đẳng hướng hoặc dị hướng, ảnh hưởng của nhiệt độ và các điều kiện thử nghiệm.

l W/(M.K)
2.6 Nhiệt trở suất: Đại lượng được xác định bởi hệ thức dưới đây:

grad T = – rq

Ghi chú: Khái niệm chính xác về nhiệt trở suất cho ở phần phụ lục.

R

 

(M.K)/W
2.7 *Nhiệt trở 1) : Chênh lệch nhiệt độ chia cho cường độ dòng nhiệt trong trạng thái ổn định

R =

Ghi chú:

1. Đối với một lớp phẳng khi sử dụng khái niệm hệ số dẫn nhiệt và khi tính chất này không đổi hoặc tuyến tính với nhiệt độ (xem phụ lục) thì:

R =

Trong đó d là chiều dày của lớp.

Các định nghĩa này giả thiếtt định nghĩa hai nhiệt độ tham chiếu T1, T2 và một diện tích mà cường độ dòng nhiệt truyền qua đó là đồng nhất

 

R (m2.K)/W
1) Theo ISO 31/4 thì “nhiệt trở” còn gọi là “vật cách nhiệt” hoặc “hệ số cách nhiệt”, ký hiệu là M
Nhiệt trở có thể liên quan tới vật liệu, cấu trúc hoặc bề mặt. Nếu T1 hoặc T2 không phải là nhiệt độ của bề mặt chất rắn mà của bề mặt chất lỏng, thì nhiệt độ tham chiếu phải được xác định trong mỗi trường hợp cụ thể (có tham chiếu với sự truyền nhiệt đối lưu tự do hay cưỡng bức và bức xạ nhiệt từ các vật xung quanh, v.v…)

 Khi xác định giá trị nhiệt trở thì phải biết T1 và T2

 2. “Nhiệt trở” có thể được thay thế bằng thuật ngữ “Nhiệt trở bề mặt” khi nó có thể nhầm lẫn với thuật ngữ “Nhiệt trở theo chiều dài” (2.8).

2.8 * Nhiệt trở theo chiều dài1): Chênh lệch nhiệt độ chia cho cường độ dòng nhiệt theo chiều dài trong điều kiện ổn định:

R1 =

Ghi chú: Giả thiết hai nhiệt độ tham chiếu là T1, T2 và chiều dài mà cường độ theo chiều dài của dòng nhiệt là đồng nhất

Nếu bên trong hệ thống T1 hoặc T2 không phải là nhiệt độ của bề mặt chất rắn mà là của bề mặt chất lỏng thì nhiệt độ tham chiếu đó phải được xác định trong từng trường hợp cụ thể (có chú ý đến truyền nhiệt đối lưu hay cưỡng bức và bức xạ nhiệt từ các mặt xung quanh, v.v…)

Khi xác định giá trị nhiệt trở theo chiều dài thì phải biết T1 và T2

R1 (m.K)/W
2.9 Hệ số trao đổi nhiệt bề mặt: cường độ dòng nhiệt tại bề mặt trong điều kiện ổn định chia cho chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt đó và môi trường xung quanh:

h =

Ghi chú: Giả thiết bề mặt truyền nhiệt, nhiệt độ bề mặt Ts , nhiệt độ không khí là Ta là xác định (có sự tham chiếu với sự truyền nhiệt đối lưu tự do hay cưỡng bức và bức xạ nhiệt từ các mặt xung quanh, v.v…)

h W/(m2.K)
2.10 Độ dẫn nhiệt: Số nghịch đảo của nhiệt trở từ bề mặt này tới bề mặt kia trong điều kiện cường độ dòng nhiệt là đồng nhất.

A =

Ghi chú: “Độ dẫn nhiệt” được thay thế bằng “độ dẫn nhiệt bề mặt” khi nó có thể bị nhầm lẫn với thuật ngữ “độ dẫn nhiệt theo chiều dài” (2.11).

A W/(m2.K)
2.11 Độ dẫn nhiệt theo chiều dài: Số nghịch đảo của nhiệt trở theo chiều dài từ bề mặt này tới bề mặt kia trong điều kiện cường độ dòng nhiệt là đồng nhất.

A1 =

A1 W/(m.K)
2.12 Độ truyền nhiệt: Lưu lượng dòng nhiệt ở điều kiện ổn định chia cho tích số của diện tích và chênh lệch nhiệt độ của môi trường ở hai phía của hệ thống:

U1 =

U1 W/(m2.K)
Ghi chú:

1. Giả thiết hệ thống, hai nhiệt độ tham chiếu T1, T2 và các điều kiện biên khác là xác định.

2. “Độ truyền nhiệt” được thay thế bằng thuật ngữ “Độ truyền nhiệt bề mặt” khi nó có thể nhầm lẫn với thuật ngữ “Độ truyền nhiệt theo chiều dài” (2.13).

3. Số nghịch đảo của độ truyền nhiệt là tổng nhiệt trở của môi trường ở hai phía của hệ thống:

2.13 Độ truyền nhiệt theo chiều dài: Lưu lượng dòng nhiệt ở điều kiện ổn định chia cho tích số của chiều dài và chênh lệch nhiệt độ của môi trường ở hai phía của hệ thống:

U1 =

U1 W/(m.K)
Ghi chú:

1. Giả thiết hệ thống, hai nhiệt độ tham chiếu T1, T2 và các điều kiện biên là xác định.

2. Số nghịch đảo của độ truyền nhiệt theo chiều dài là tổng nhiệt trở theo chiều dài giữa môi trường ở hai phía của hệ thống:

2.14 Nhiệt dung: Đại lượng được xác định bằng đẳng thức sau: C J/K
Ghi chú: Khi nhiệt độ của hệ thống tăng lên một lượng dT do sự tăng thêm một lượng nhỏ nhiệt dQ thì đại lượng dQ/dT gọi là nhiệt. dung
2.15 Nhiệt dung riêng: Nhiệt dung chia cho khối lượng. c J/(kg.K)
2.15.1 Nhiệt dung riêng ở áp suất không đổi. cp J/(kg.K)
2.15.2 Nhiệt dung riêng ở thể tích không đổi. cv J/(kg.K)
2.16 *Hệ số dẫn nhiệt độ: Độ dẫn nhiệt chia cho tích số giữa khối lượng riêng và nhiệt dung riêng

Ghi chú:

1. Đối với chất lỏng, nhiệt dung riêng thích hợp là cp.

2. ĐỊNH NGHĨA NÀY GIẢ THIẾT MÔI TRƯỜNG ĐỒNG NHẤT, KHÔNG TRONG SUỐT.

3. Hệ số dẫn nhiệt độ có liên quan tới trạng thái không ổn định và có thể đo trực tiếp hoặc tính toán bằng công thức trên từ các đại lượng được đo riêng rẽ

4. Ngoài ra, hệ số dẫn nhiệt độ có kể đến sự thay đổi nhiệt độ ở bên trong khối vật liệu khi nhiệt độ ở bề mặt thay đổi. Hệ số dẫn nhiệt độ của vật liệu càng cao thì nhiệt độ bên trong vật liệu càng nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt.

a m2/s
2.17 Hệ số hàm nhiệt: Căn bậc hai của tích số giữa độ dẫn nhiệt, khối lượng riêng và nhiệt dung riêng

b = Ölrc

b J/(m2.Ks1/2)
Ghi chú:

1. Đối với chất lỏng, nhiệt dung riêng thích hợp là cp.

2. Đặc tính này liên quan tới điều kiện không ổn định. Nó có thể được đo hoặc tính toán bằng công thức trên từ các đại lượng đo riêng rẽ. Ngoài ra, hệ số hàm nhiệt thể hiện sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt vật liệu khi cường độ dòng nhiệt đi qua bề mặt thay đổi. Hệ số hàm nhiệt của vật liệu càng thấp thì nhiệt độ bề mặt càng nhạy cảm với sự thay đổi của dòng nhiệt tại bề mặt.

3. Đặc tính năng lượng của công trình:

3.1 Hệ số tổn thất nhiệt theo thể tích: Lưu lượng dòng nhiệt từ công trình chia cho tích số thể tích và chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài:

Ghi chú: Lưu lượng dòng nhiệt có thể bao gồm:các tác động truyền nhiệt qua vỏ bao che của công trình, hệ thống thông gió, bức xạ mặt trời, v.v…Trong đó đại lượng thể tích V phải được xác định.

 Khi áp dụng hệ số tổn thất nhiệt theo thể tích chấp nhận các định nghĩa về nhiệt độ bên trong, nhiệt độ bên ngoài, thể tích và các tác động nhiệt khác gây ra lưu lượng dòng nhiệt .

FV W/(m3.K)
3.2 Hệ số tổn thất nhiệt theo diện tích: Lưu lượng dòng nhiệt từ công trình chia cho tích số diện tích và chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài:

 

GHI CHÚ: LƯU LƯỢNG DÒNG NHIỆT CÓ THỂ BAO GỒM CÁC TÁC ĐỘNG TRUYỀN NHIỆT QUA VỎ BAO CHE CỦA CÔNG TRÌNH, HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, BỨC XẠ MẶT TRỜI,V.V…DIỆN TÍCH CÓ THỂ LÀ DIỆN TÍCH VỎ BAO CHE, DIỆN TÍCH SÀN…

Khi áp dụng hệ số tổn thất nhiệt theo thể tích chấp nhận các định nghĩa về nhiệt độ bên trong, nhiệt độ bên ngoài, thể tích và các tác động nhiệt khác gây ra lưu lượng dòng nhiệt.

FS W/(m2.K)
3.3 Bội số trao đổi không khí: Số lần thay đổi không khí trong một thể tích xác định chia cho thời gian:

Ghi chú: Đơn vị của bội số trao đổi không khí (h-1) không phải là đơn vị đo trong hệ SI. Tuy vậy, số lần thay đổi không khí trong một giờ nói chung được chấp nhận để thể hiện bội số trao đổi không khí

n h-1
4. Ký hiệu và đơn vị đo của các đại lượng khác:
4.1 Nhiệt độ nhiệt động lực T K
4.2 Nhiệt độ bách phân q 0C
4.3 Chiều dày d M
4.4 Chiều dài l M
4.5 Chiều rộng b M
4.6 Diện tích A m2
4.7 Thể tích V m3
4.8 Đường kính D M
4.9 Thời gian t S
4.10 Khối lượng M Kg
4.11 Khối lượng riêng r kg/m3
  1. Các ký hiệu phụ:

Để tránh nhầm lẫn cần phải sử dụng những ký hiệu phụ hoặc các dấu hiệu nhận biết khác. Trong các trường hợp đó ý nghĩa của chúng cần phải rõ ràng.

Những ký hiệu phụ dưới đây khuyến cáo sử dụng:

– bên trong (interior).                                          i

– bên ngoài (exterior)                                          e

– bề mặt (surface)                                              s

– mặt trong (interior surface)                               si

– mặt ngoài (exterior surface)                             se

– dẫn truyền (conduction)                                   cd

– đối lưu (convection)                                         cv

– bức xạ (radiation)                                            r

– tiếp xúc (contact)                                             c

– không gian khí (không khí) (gas (air) space)      g

– môi trường xung quanh (ambient)                     a

 

PHỤ LỤC

KHÁI NIỆM VỀ ĐỘ DẪN NHIỆT

A.0. Giới thiệu

Để hiểu rõ thêm khái niệm độ dẫn nhiệt khi áp dụng, phụ lục này đưa ra cách giải thích theo toán học chính xác hơn.

A.1. Gradian nhiệt (grad T) tại điểm P

ĐÂY LÀ MỘT VÉCTƠ THEO HƯỚNG PHÁP TUYẾN N VỚI MẶT ĐẲNG NHIỆT CHỨA ĐIỂM P. ĐỘ LỚN CỦA NÓ BẰNG ĐẠO HÀM CỦA NHIỆT ĐỘ T THEO KHOẢNG CÁCH TỪ P DỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TUYẾN N, VÉCTƠ ĐƠN VỊ LÀ EN

Từ định nghĩa này có:

grad T.en =                                                                         (1)

A.2. Cường độ dòng nhiệt bề mặt, q, ở điểm P (bề mặt có dòng nhiệt được truyền qua)

Được xác định như sau:

(2)

Khi đề cập đến sự trao đổi nhiệt do dẫn nhiệt ở mỗi điểm của vật thể nơi tồn tại sự dẫn nhiệt thì đại lượng q phụ thuộc vào hướng của bề mặt (tức là phụ thuộc vào hướng pháp tuyến ở điểm P tới bề mặt diện tích A) và có thể tìm được hướng pháp tuyến n với bề mặt diện tích An chứa điểm P, nơi mà trị số q có giá trị lớn nhất và được ký hiệu bằng véctơ q:

Đối với bề mặt bất kỳ diện tích AS đi qua điểm P, cường độ dòng nhiệt bề mặt q là một thành phần của véc tơ q theo hướng pháp tuyến tới bề mặt đó tại điểm P.

Véctơ q được gọi là “mật độ dòng nhiệt” (không phải cường độ dòng nhiệt). Thuật ngữ “dòng nhiệt” và “lưu lượng dòng nhiệt” là cách nói tương đương khi đề cập tới dẫn nhiệt. Bất kỳ khi nào véctơ q không thể xác định được (đối với truyền nhiệt đối lưu và hầu hết các trường hợp truyền nhiệt bức xạ), thì chỉ sử dụng thuật ngữ “lưu lượng dòng nhiệt” và “cường độ dòng nhiệt bề mặt”

A.3. Nhiệt trở suất r tại điểm P

Đây là đại lượng cho phép tính toán véctơ grad T tại điểm P từ véctơ q tại điểm P bằng định luật Fourier. Trường hợp đơn giản nhất (vật liệu đẳng nhiệt) là khi grad T và q song song và ngược chiều, lúc đó r được xác định ở mỗi điểm như hệ số tỷ lệ giữa các véctơ grad T và q:

grad T = – rq                                                                  (4)

Trong trường hợp này r cũng là hệ số tỷ lệ nghịch giữa các thành phần của grad T và q tại cùng một điểm dọc theo hướng s bất kỳ và không phụ thuộc vào hướng s đã chọn.

Trong trường hợp chung (vật liệu đẳng hướng hoặc dị hướng), một trong ba thành phần xác định grad T là đại lượng tỷ lệ tuyến tính của các thành phần của véctơ q. Do đó nhiệt trở suất được xác định thông qua tenxơ [r] của chín hệ số của các đại lượng tỷ lệ tuyến tính đó theo hệ thức dưới đây :

grad T = – [r] q                                                 (5)

Nếu nhiệt trở suất r hoặc [r] không đổi theo toạ độ và thời gian, có thể xem nó như là một đặc tính nhiệt ở nhiệt độ đã cho.

A.4. Độ dẫn nhiệt l ở điểm P

Đây là đại lượng cho phép để tính toán véctơ q tại điểm P từ véctơ grad T tại điểm P, có nghĩa là bằng tích số của độ dẫn nhiệt với nhiệt trở suất bằng một hoặc bằng một đơn vị tenxơ.

Nếu q và grad T song song và ngược chiều thì:

q = – l grad T                                                    (6)

lr = 1

Giống như nhiệt trở suất, độ dẫn nhiệt trong hầu hết các trường hợp là một tenxơ [l ] của chín hệ số của các đại lượng tỷ lệ tuyến tính thuộc các thành phần của grad T mà các hệ số này xác định mỗi thành phần của q theo hệ thức dưới đây:

q = – lgrad T                                         (7)

Như vậy [l ] có thể được xác định được bằng cách đảo ngược [r ] và ngược lại. Nếu độ dẫn nhiệt l hoặc [l ] không đổi theo toạ độ và thời gian, nó có thể được xem như là một đặc tính nhiệt ở nhiệt độ đã cho.

Độ dẫn nhiệt có thể là một hàm số của nhiệt độ và của hướng (vật liệu dị hướng). Do đó cần biết mối quan hệ của các thông số này.

Hãy xem xét một vật thể có chiều dày d được giới hạn bằng hai mặt phẳng song song và đẳng nhiệt, có nhiệt độ T1 và T2 , mỗi mặt có diện tích A.

Các mép bên bao quanh các mặt chính của vật thể này được giả thiết là đoạn nhiệt và thẳng góc với chúng. Giả thiết rằng vật thể được tạo bởi vật liệu ổn định, đồng nhất và đẳng hướng (hoặc không đẳng hướng -dị hướng- với một trục đối xứng vuông góc với các mặt chính). Trong điều kiện như vậy các hệ thức dưới đây = đạo hàm từ định luật Fourier trong các trạng thái ổn định sẽ được áp dụng nếu hệ số dẫn nhiệt l hoặc [l ], hoặc nhiệt trở suất r hoặc [r] không phụ thuộc nhiệt độ:

(8)

(9)

Nếu tất cả các điều kiện trên được đáp ứng (ngoại trừ hệ số dẫn nhiệt l hoặc [l] là hàm số tuyến tính của nhiệt độ thì vẫn áp dụng các hệ thức trên nhưng hệ số dẫn nhiệt được tính ở nhiệt độ trung bình

Tương tự, nếu một vật thể có chiều dài l được giới hạn bởi hai mặt đẳng nhiệt, hình lăng trụ, đồng trục có nhiệt độ T1 và T2 và đường kính D1 và D2 tương ứng, và nếu hai đầu của vật thể là các mặt đoạn nhiệt phẳng vuông góc với hình lăng trụ, và các vật liệu là ổn định, đồng nhất và đẳng hướng, thì các hệ thức dưới đây = đạo hàm từ định luật Fourier trong các điều kiện ổn định sẽ được áp dụng nếu độ dẫn nhiệt l hoặc nhiệt trở suất r không phụ thuộc vào nhiệt độ :

(10)

(11)

Trong đó D có thể là đường kính bên ngoài hoặc bên trong hoặc đường kính xác định khác.

Nếu tất cả các điều kiện trên đều được đáp ứng ngoại trừ hệ số dẫn nhiệt l là một hàm số tuyến tính của nhiệt độ thì các hệ thức trên vẫn được áp dụng nhưng hệ số dẫn nhiệt được tính theo nhiệt độ trung bình qua biểu thức sau:

Tm =

Với những giới hạn trên, công thức (8), (10) thường được sử dụng để xác định hệ số dẫn nhiệt của môi trường không trong suốt, đồng nhất từ các đại lượng đã đo được ở nhiệt độ trung bình Tm.

Tương tự, công thức (8) và (10) còn thường được dùng để xác định đặc tính nhiệt của các môi trường xốp từ các đại lượng đo được mà đối với chúng quá trình truyền nhiệt tổng hợp bao gồm ba phương thức : bức xạ, dẫn nhiệt và đôi khi cả đối lưu nhiệt.

Đặc tính nhiệt đo được đại diện cho tất cả các phương thức truyền nhiệt nêu trên được gọi là độ dẫn nhiệt (đôi khi còn gọi là độ dẫn nhiệt biểu kiến, tương đương hoặc hiệu quả) của môi trường xốp đồng nhất khi nó không phụ thuộc vào kích thước hình học của mẫu đo, tính chất bức xạ nhiệt của các bề mặt giới hạn của mẫu đo và chênh lệch nhiệt độ (T1 – T2)

Khi các điều kiện đó không thoả mãn, nhiệt trở bề mặt phải được sử dụng để biểu thị đặc tính của mẫu đo với các kích thước hình học, chênh lệch nhiệt độ (T1 -T2 ) và với độ bức xạ nhiệt đã cho của các mặt bên của mẫu đo.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 300: 2003 về cách nhiệt – Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu – Thuật ngữ do Bộ Xây dựng ban hành

TCXDVN TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 300: 2003…

(ISO 9251 : 1987)

CÁCH NHIỆT – ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH
CỦA VẬT LIỆU- THUẬT NGỮ
Thermal insulation- heat transfer conditions and properties of materials- vocabulary

Lời nói đầu

TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ chấp nhận từ ISO (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ .

TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ do Viện Nghiên cứu Kiến trúc biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ- Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng ban hành.

Phần giới thiệu

TIÊU CHUẨN NÀY LÀ MỘT TRONG SỐ CÁC TIÊU CHUẨN VỀ THUẬT NGỮ DÙNG CHO CÁCH NHIỆT.

Các tiêu chuẩn này bao gồm :

– TCXDVN 299: 2003 (ISO 7345-1987)- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa .

– ISO 9346- Cách nhiệt- Truyền nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa .

– ISO 9229- Cách nhiệt- Vật liệu và sản phẩm cách nhiệt—Thuật ngữ 1)

– ISO 9288- Cách nhiệt-Truyền nhiệt bằng bức xạ-Các đại lượng vật lý và định nghĩa .

 

CÁCH NHIỆT – ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA
VẬT LIỆU- THUẬT NGỮ

Thermal insulation- heat transfer conditions and properties of materials- vocabulary

  1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cách nhiệt nhằm mô tả các điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu.

  1. Các điều kiện truyền nhiệt

2.1.Trạng thái ổn định : Là điều kiện truyền nhiệt khi tất cả các thông số liên quan không đổi theo thời gian .

2.2 Trạng thái không ổn định : Là điều kiện truyền nhiệt khi các thông số liên quan biến đổi theo thời gian.

2.3 Trạng thái chu kỳ : Là trạng thái không ổn định trong điều kiện giá trị của các thông số liên quan lặp lại sau những khoảng thời gian đều nhau mà không phụ thuộc vào điều kiện ban đầu .

2.4 Trạng thái chuyển tiếp : Là trạng thái không ổn định trong đó giá trị của các thông số liên quan được biến đổi tiệm cận từ trạng thái ban đầu, đến trạng thái ổn định hoặc trạng thái chu kỳ

2.5 Truyền nhiệt : Là sự truyền năng lượng nhờ dẫn truyền nhiệt, đối lưu nhiệt hoặc bức xạ nhiệt, hoặc tổng hợp tất cả các phương thức trên.

1) Trong giai đoạn soạn thảo

  1. Đặc tính của vật liệu

3.1 Độ xốp, x : Tổng thể tích của các khoảng rỗng trong vật liệu xốp chia cho tổng thể tích của vật liệu.

Ghi chú : Độ xốp của vật liệu có thể được xác định bằng công thức sau :

Trong đó :

r : Khối lượng riêng biểu kiến của vật liệu ;

rs: Khối lượng phần đặc của vật liệu ;

rg: Khối lượng riêng của không khí trong khỏang rỗng của vật liệu .

Khối lượng riêng biểu kiến của vật liệu được xác định bằng các phương pháp thực nghiệm .

3.2 Độ xốp cục bộ, xp : Độ xốp tại điểm P nằm trong phần vật liệu có khối tích nhỏ so với thể tích tổng thể nhưng đủ lớn để tính được giá trị trung bình có nghĩa.

3.3 Môi trường xốp: Môi trường không đồng nhất do có các khoảng rỗng và phần đặc phân bố một cách đều đặn.

Có thể phân chia các loại môi trường xốp theo cấu trúc hình học như quy định trong các điều từ 3.3.1 đến 3.3.4.

3.3.1 Môi truờng xốp dạng sợi: Môi trường được tạo bởi những phần tử khí liên tục nằm giữa các phần tử vật chất đặc có chiều dài là kích thước chiếm ưu thế.

3.3.2 Môi trường hạt xốp : Môi trường được tạo bởi những phần tử khí liên tục nằm giữa các phần tử vật chất đặc có hình dạng không theo quy luật và không kích thước nào của chúng chiếm ưu thế.

3.3.3 Môi trường xốp dạng tế bào : Môi trường được tạo bởi các phần đặc liên tục ngăn bởi các lỗ rỗng chứa khí dạng gần giống hình cầu.

3.3.4 Môi trường xốp kiểu mạng : Môi trường được tạo bởi các phần đặc liên tục bao gồm các lỗ rỗng có tiếp xúc bên trong tạo nên phần tử khí cũng liên tục .

3.4 Môi trường có độ xốp đồng nhất : Môi trường mà độ xốp cục bộ không phụ thuộc vào vị trí điểm tính toán.

3.5 Môi trường đồng nhất : Môi trường trong đó các đặc tính liên quan phụ thuộc vào vị trí của chính môi trường đó, mà có thể phụ thuộc vào các thông số như thời gian, phương hướng hoặc nhiệt độ . . .

3.6 Môi trường không đồng nhất : Môi trường trong đó các đặc tính liên quan phụ thuộc vào vị trí của chính môi trường đó do sự có mặt của các phần tử vật chất không giống nhau .

3.7 Khối lượng riêng r : Bằng khối lượng chia cho thể tích.

Ghi chú :

  1. Đối với các vật liệu xốpvà vật liệu dạng hạt thì khối lượng riêng của phần đặc, khối lượng riêng của toàn khối có thể xác định được.
  2. Theo ISO 31, khối lượng riêng được ký hiệu là “r ”, đơn vị đo là kilôgam trên mét khối (kg/m3).

3.8 Môi trường đẳng hướng : Môi trường trong đó các đặc tính liên quan không phụ thuộc vào phương hướng mà có thể là hàm số theo vị trí của môi trường hoặc hàm số biến thiên theo thời gian, nhiệt độ . . .

3.9 Môi trường không đẳng hướng : Môi trường trong đó các đặc tính liên quan là hàm số của phương hướng.

3.10 Môi trường ổn định : Môi trường trong đó các đặc tính có liên quan không phụ thuộc vào thời gian, mà có thể là một hàm số biến thiên theo tọa độ, phương hướng, nhiệt độ v.v…

Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 213:1998 về Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng – Thuật ngữ chung

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCVN 213:1998

NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – TỪ VỰNG – THUẬT NGỮ CHUNG

Building and civil engineering – Vocabulary – General terms

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ chung áp dụng cho nhà và công trình dân dụng. Phần này gồm:

a) Các khái niệm cơ bản như “Nhà ở” hoặc “Nhà” để làm cơ sở cho các định nghĩa khác nhau chuyên sâu hơn.

b) Các khái niệm chuyên sâu hơn được sử dụng trong nhiều chuyên ngành xây dựng và được dùng phổ biến trong các tiêu chuẩn, các quy định và trong các hợp đồng.

2. Cấu trúc bảng từ vựng

Các thuật ngữ được sắp xếp theo loại để dễ so sánh các khái niệm với nhau. Các thuật ngữ có cùng một nghĩa trong ngữ cảnh của nhiều loại sẽ được cho trong loại phù hợp nhất. Định nghĩa tương ứng với loại đó sẽ được cho ngay ở mục từ lặp lại trong bảng mục lục chữ cái. Nếu một thuật ngữ có nhiều nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể của một loại thì các định nghĩa tương ứng được cho lần lượt trong loại đó. Các thuật ngữ có nhiều nghĩa ở cùng một loại hay các loại khác nhau sẽ có một con số tiếp theo nằm trong ngoặc để phân biệt các nghĩa khác nhau.

3. Các loại nhà và công trình dân dụng

3.1. Các thuật ngữ cơ bản

3.1.1. Công trình xây dựng – construction works

Thuật ngữ chung để chỉ mọi vật thể được xây dựng hoặc là kết quả của các công tác xây dựng.

3.1.2. Công trình dân dụng – civil engineering works

Công trình xây dựng ngoại trừ nhà và các công trình phụ của nhà, ví dụ như một cái đập, một cái cầu, một con đường hoặc là kết quả của các công tác như nạo vét, thoát nước, gia cố đất.

3.1.3. Nhà – building

Công trình xây dựng có chức năng che cho người ở hoặc vật chứa bên trong, thông thường được thiết kế để tồn tại thường xuyên tại một chỗ.

3.2. Các thuật ngữ về công trình dân dụng

3.2.1. Kết cấu dưới mặt đất – substructure

Bộ phận một kết cấu nằm hoàn toàn hoặc phần lớn dưới mặt đất tiếp giáp hoặc dưới một mức chuẩn đã cho.

3.2.2. Công tác đất – earthworks

Công việc được thực hiện do đào hoặc đắp đất.

3.2.3. Hạ mức nước ngầm – dewatering

Phương pháp hạ mức nước ngầm cục bộ.

3.2.4. Hào – trench

Công trình đất đào hẹp và dài.

3.2.5. Tường chắn – retaining wall

Tường có chức năng chắn đỡ đất theo phương ngang hoặc chống lại áp lực của khối vật liệu khác.

3.2.6. Đường hầm – tunnel

Đường ngầm dưới đất có một độ dài nào đó, nằm ngang hoặc dốc.

3.2.7. Kết cấu bên trên – superstructure

Bộ phận kết cấu nằm hoàn toàn hoặc phần lớn ở trên mặt đất tiếp giáp và ở trên kết cấu dưới mặt đất.

3.2.8. Cầu – bridge

Công trình dân dụng cho phép việc người đi bộ, súc vật, xe cộ, xe tàu đường sắt, đường dẫn nước và các trang bị kĩ thuật vượt qua bên trên các chướng ngại vật hoặc giữa hai điểm ở cách mặt đất một độ cao nào đó.

3.2.9. Cầu vòm – arch bridge

Cầu có kết cấu chính là một vòm.

3.2.10. Cầu vòm có thanh căng – bow string bridge

Cầu có kết cấu chính gồm một vòm và thanh căng.

3.2.11. Cầu hẫng, cầu công xôn – cantilever bridge

Cầu mà bộ phận chính là các đầu hẫng.

3.2.12. Cầu dây văng, dây xiên – cable-stayed bridge

Cầu có các bộ phận chịu lực chính là dầm treo bởi dây cáp bố trí xiên.

3.2.13. Cầu treo – suspension bridge

Cầu có các bộ phận chịu lực chính là các cáp treo sàn cầu.

3.2.14. Cầu phao – floating bridge

Cầu nổi trên mặt nước.

3.2.15. Cầu di động – movable bridge

Cầu có sàn cầu có thể quay, lùi hoặc tiến để tăng khoảng không gian phía dưới.

3.2.16. Cầu cốt – bascule bridge

Cầu có sàn cầu được lắp đối trọng để có thể nâng lên bằng cách quay quanh một trục nằm ngang, thuận tiện cho tàu bè qua lại.

3.2.17. Cầu nâng – lift bridge

Cầu có sàn cầu có thể nâng lên thẳng đứng để cho tàu bè qua lại.

3.2.18. Cầu quay – swing bridge

Cầu có sàn cầu có thể quay quanh một trục thẳng đứng để cho tàu bè qua lại.

3.2.19. Cầu chéo – skew bridge

Cầu có trục dọc không vuông góc với các đường gối tựa.

3.2.20. Cầu nhiều nhịp – viaduct(1)

Cầu có nhiều nhịp.

3.2.21. Cầu cao – viaduct(2)

Cầu vượt có một khoảng không ở một độ cao lớn.

3.2.22. Cầu bộ hành – footbridge

Cầu cho người đi bộ.

3.2.23. Kết cấu túi hơi – air-supported structure

Kết cấu gồm một màng mỏng đàn hồi tạo hình bằng khí ép.

3.2.24. Kết cấu có vỏ chịu lực – stressed skin structure

Kết cấu được bao bọc bằng các bộ phận mỏng được thiết kế để tham gia chịu lực tổng thể.

3.2.25. Kết cấu không gian – space structure.

Kết cấu ba chiều chịu lực đặt tại điểm bất kì theo góc nghiêng bất kì so với bề mặt kết cấu và tác động theo hướng bất kì.

3.2.26. Tháp nước – water tower

Công trình dân dụng gồm một bể chứa lớn đặt cao trên mặt đất.

3.2.27. Xilô – silo

Công trình dân dụng để chứa một lượng lớn các vật liệu rời.

3.2.28. Đường xe chạy – road; roadway

Đường đi trên mặt đất chủ yếu cho xe cộ.

3.2.29. Đường công lộ – highway

Đường công cộng, bảo dưỡng bằng kinh phí công ích.

3.2.30. Luồng xe chạy – carriageway

Phần của đường hoặc của đường công lộ dành cho xe cộ. Ngoài ra còn có cả các phần phụ trợ như đường phụ, lối rẽ, dải đỗ xe dọc đường, chỗ dừng xe buýt.

3.2.31. Đường xa lộ – motorway

Phần đường có hai luồng xe chạy riêng biệt, không bị cắt ngang bởi làn giao thông ở cùng độ cao, dành riêng cho một số loại xe cơ giới.

3.2.32. Lề đường cứng. Dải dừng xe khẩn cấp – hard shoulder

Đoạn kề bên luồng xe chạy để đỗ xe khi có sự cố.

3.2.33. Dải xe đạp – cycle track

Đường hoặc phần đường dành cho xe đạp.

Chú thích: Ở một số nước, đường này cũng dùng cho xe máy.

3.2.34. Vỉa hè – road kerb

Vỉa thường được làm cao lên bằng đá, bằng bê tông hoặc vật liệu khác tạo bờ cho mặt đường.

3.2.35. Lề đường mềm – soft shoulder

Lề đường không cho xe cộ đi lại.

3.2.36. Lề đường – verge(2)

Phần xa lộ nằm ngoài luồng xe chạy nhưng gần như cùng một độ cao, nghĩa là phần đến sát bờ đắp hoặc sát chân ta-luy đào.

3.2.37. Dải ngăn cách ở giữa – central reserve

Dải trung gian ngăn chia các luồng xe chạy của một con đường không có xe chạy trên đó.

3.2.38. Luồng, làn giao thông – traffic lane

Phần lòng đường dành cho một làn xe, thường được đánh dấu luồng xe; đôi khi không đánh dấu.

3.2.39. Đường hầm, ngầm – underpass

Đường ở dưới một con đường hay một công trình để thuận tiện giao thông.

3.2.40. Đường chui – road over railway

Đường bên dưới một đường lấy làm chuẩn.

3.2.41. Cầu vượt – flyover

Đoạn đường ở phía trên một đường xe chạy hay một kết cấu để thuận tiện cho giao thông.

3.2.42. Đường phía trên – bridge over railway

Đường ở trên một đường lấy làm chuẩn.

3.2.43. Lối đi bộ – footpath

Đường dành cho người đi bộ.

3.2.44. Hè – footway

Phần đường để dành riêng cho người đi bộ.

3.2.45. Bãi đỗ xe – vehicle park

Diện tích được sắp xếp làm chỗ đỗ một số xe.

3.2.46. Chỗ đỗ – parking space

Diện tích cho chỗ đỗ một xe.

3.2.47. Ống buy – pipe

Kết cấu hình trụ, tròn hay bầu dục đúc sẵn bằng bê tông cốt thép hay thép dùng cho đường sá hay làm ống nước.

3.2.48. Cảng hàng không, sân bay – airport

Toàn bộ đất đai và thiết bị cần thiết để đảm bảo giao thông hàng không phục vụ một thành phố hay một vùng.

3.2.49. Đê chắn sóng – breakwater

Công trình dân dụng dùng để giảm hoặc ngăn sức mạnh của sóng.

3.2.50. Đập – dam

Công trình thủy lợi dùng để nâng mực nước tạo thành một hồ chứa hoặc để ngăn ngừa ngập lụt.

3.2.51. Đê – dyke

Vật cản thiên nhiên hoặc nhân tạo bảo vệ đất đai khỏi ngập lụt do nước sông hoặc nước biển.

3.2.52. Đê quai – coffer dam

Công trình xây dựng, thường là tạm thời, tạo nên khoảng khô để có thể thi công dưới mực nước.

3.2.53. Kênh – canal

Dòng nước nhân tạo

Thí dụ: Kênh tưới, kênh giao thông thủy.

3.2.54. Sông đã kênh hóa – canalized river

Sông có dòng chảy đã được điều chỉnh bằng các âu thuyền bố trí cách quãng dọc dòng sông để tàu thuyền đi lại được.

3.2.55. Âu thuyền – navigational lock

Hệ thống cửa cho phép giao thông giữa hai mực nước khác nhau.

3.2.56. Ụ khô – dry dock

Bể chứa để sửa chữa hoặc chế tạo tàu, có thể đóng bằng cửa kín nước và bơm khô.

3.2.57. Cầu tàu – ke – pier

Công trình viền bờ sông, bờ biển hoặc nhô ra xa bờ làm chỗ đậu tàu.

3.2.58. Cọc neo tàu – dolphin

Cọc hoặc bó cọc đóng ở chỗ neo tàu.

3.3. Thuật ngữ về nhà

3.3.1. Nhà ở – housing

Nhà dùng để ở.

3.3.2. Chỗ ở – dwelling

Đơn vị ở cho một gia đình.

3.3.3. Căn hộ – flat

Chỗ ở cho một gia đình, thường chỉ tại một tầng trong một ngôi nhà lớn hơn.

3.3.4. Căn hộ nhiều tầng – maisonnette

Căn hộ chiếm từ hai tầng trở lên trong một ngôi nhà lớn hơn.

3.3.5. Nhà một hộ – house

Ngôi nhà thiết kế cho một hộ ở.

3.3.6. Nhà một tầng – bungalow

Ngôi nhà chỉ có một tầng.

3.3.7. Kho – store

Ngôi nhà hoặc không gian trong một ngôi nhà để chứa hoặc phân phối vật dụng.

3.3.8. Tòa nhà – premises

Ngôi nhà có khối tích lớn, không phải là nhà công nghiệp, nông nghiệp.

3.3.9. Văn phòng – office building

Nhà chủ yếu dùng cho công tác hành chính hoặc văn phòng.

3.3.10. Nhà hàng – shop(1)

Ngôi nhà hoặc không gian trong một ngôi nhà để bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bao gồm việc nhập và xuất hàng hóa và là nơi trưng bày cho khách hàng xem nếu cần.

3.3.11. Cửa hàng – shop(2)

Cửa hàng có kích thước nhỏ.

3.3.12. Nhà máy – factory

Ngôi nhà hoặc nhóm nhà chủ yếu dùng để chế tạo ra sản phẩm.

3.3.13. Xưởng – workshop

Ngôi nhà hoặc một không gian trong ngôi nhà, là nơi để gia công thủ công.

3.3.14. Xưởng mộc – joinery shop

Chỗ sản xuất đồ mộc.

4. Không gian

4.1. Không gian – space

Diện tích hoặc khối tích được giới hạn một cách thực tế hoặc lí thuyết.

4.2. Không gian làm việc – working space

Không gian cần thiết nhỏ nhất để tiến hành được một hoạt động xung quanh một cỗ máy nhất định.

4.3. Không gian sử dụng – activity space

Trong một ngôi nhà, diện tích hay thể tích dành cho một công năng xác định.

4.4. Tầng – storey

Không gian giữa hai sàn liên tiếp hoặc giữa một sàn và một mái.

4.5. Phòng – room

Không gian khép kín nằm ở một tầng (không phải là không gian giao thông).

4.6. Buồng kho giáp mái – loft

Không gian không dùng để ở mà thường để làm kho, nằm ở tầng giáp mái của một ngôi nhà.

4.7. Tầng hầm – basement storey

Tầng nằm dưới tầng trệt.

4.8. Tầng một, tầng trệt – ground floor.

Tầng có lối ra vào chính nằm ở mặt đất hoặc sát mặt đất.

4.9. Gác xép – mezzanine

Gác lửng trong tầng nhà cao.

4.10. Ban công – balcony(1)

Phần sàn phẳng, người ra được, vươn ra mặt ngoài một ngôi nhà.

4.11. Lôgia – balcony(2)

Phần sàn phẳng, người ra được, lùi vào phía trong mặt ngoài một ngôi nhà.

4.12. Cổng vào – porch

Chỗ vào nhà, có che, nhô ra hoặc lui vào mặt nhà.

4.13. Hầm nhà – cellaar

Tầng hầm dùng để cất chứa đồ đạc, thiết bị sưởi và cho mọi mục đích khác ngoài việc ở.

4.14. Nhà vệ sinh – toilet

Phòng có trang bị chậu xí và/hoặc chậu tiểu và chậu rửa mặt.

4.15. Nhà xí – WC

Phòng có trang bị một chậu xí.

4.16. Văn phòng – office

Không gian trong một ngôi nhà dành cho công tác quản lí, hành chính.

4.17. Phòng họp – hall

Phòng để hội họp.

4.18. Sân thượng – terrace

Diện tích nằm ngang ngoài trời, để người sử dụng, thường có lan can bao quanh và có thể dùng làm mái.

4.19. Không gian giao thông – circulation space

Không gian dành cho người, hàng hóa, và xe cộ di chuyển trong một ngôi nhà.

4.20. Hành lang – corridor

Không gian giao thông, hẹp, để đi vào các phòng và các diện tích khác.

4.21. Tiền sảnh – entrance hall

Không gian giao thông lớn trong nhà, ở ngay lối vào.

4.22. Hành lang bên – access balcony

Lôgia hoặc ban công ở mặt ngoài để đi vào nhiều căn hộ riêng biệt hoặc đến các đơn vị sử dụng khác trong một ngôi nhà.

4.23. Lối đi phụ – crawlway

Lối đến các thiết bị kĩ thuật, chiều cao chỉ cho phép vào bằng cách bỏ.

4.24. Đường phục vụ – service duct

Lối đi trong một số công trình xây dựng để lắp đặt hoặc kiểm tra các thiết bị kĩ thuật.

4.25. Buồng đệm – air lock

Không gian kín có hai cửa, ở giữa hai môi trường có trạng thái không khí khác nhau, cho phép đi từ môi trường này sang môi trường khác, mà không làm thay đổi đáng kể trạng thái của chúng.

4.26. Tiền phòng – lobby

Không gian giao thông nhỏ trước khi vào các phòng hay các không gian khác.

4.27. Giếng – shaft

Hố đào thẳng đứng hoặc nghiêng trong đất có thể để một người đi qua hoặc làm việc.

4.28. Giếng thang máy – lift well

Không gian để buồng thang máy và đối trọng (nếu có) dịch chuyển. Không gian này được bao quanh bởi đáy giếng, các vách gần như thẳng đứng và trần.

4.29. Giếng thang – stairwell

Không gian bố trí cầu thang chạy xung quanh.

4.30. Lồng thang – stair enclosure

Không gian dành cho cầu thang và các vách giới hạn không gian đó.

5. Các bộ phận ngôi nhà và công trình dân dụng

5.1. Các bộ phận kết cấu

5.1.1. Kết cấu – structure

Tổ hợp các cấu kiện ghép nối với nhau được thiết kế để tạo nên độ cứng.

5.1.2. Cấu kiện – structurel member

Bộ phận của một kết cấu dùng để chịu lực.

Thí dụ: Cột trong một khung hay lanh tô trong một vách ngăn.

5.1.3. Kết cấu thô – carcass

Ngôi nhà trong đó mới hoàn thành bộ khung.

5.1.4. Tường – wall

Bộ phận công trình thẳng đứng, thường bằng gạch đá hoặc bê tông để bao che hoặc phân chia một công trình và đảm bảo chức năng chịu tải hoặc chắn đỡ.

5.1.5. Móng – foundation

Bộ phận công trình dùng để truyền tải trọng xuống đất nền.

5.1.6. Móng giếng – well (foundation)

Móng đổ giếng đào.

5.1.7. Vòm – arch

Cấu kiện cong trong một mặt phẳng thẳng đứng và bắc qua một khoảng trống

5.1.8. Mặt chấn vòm – springing

Mặt phẳng để tựa chân vòm.

5.1.9. Dầm – beam

Bộ phận kết cấu dùng để chịu tải nằm ở khoảng giữa hoặc phía ngoài các điểm tựa, thường có kết cấu hẹp so với chiều dài, nằm ngang hoặc gần ngang.

5.1.10. Dầm nhỏ – joist

Một dầm trong một dãy dầm song song, thường nằm ngang.

5.1.11. Dầm hẫng/Bản hẫng – cantilever

Dầm hoặc tấm đan vươn ra ngoài gối tựa.

5.1.12. Thanh chống – strut

Cấu kiện để chịu lực nén.

5.1.13. Thanh căng – tie

Cấu kiện để chịu lực kéo.

5.1.14. Thanh giằng gió – wind brace

Cấu kiện dùng để chống gió.

5.1.15. Thanh kết cấu kim loại – structural steelwork

Thanh kim loại dùng làm kết cấu.

5.1.16. Vỏ mỏng – shell

Cấu kiện là một tấm mỏng có dạng cong.

5.1.17. Bệ cột; bệ chân tường – plinth

Phần nhô ra ở dưới một bức tường hoặc một bộ phận công trình ở dưới cột.

5.1.18. Tấm sàn; tấm mái – decking(1)

Cấu kiện chế tạo sẵn, tạo thành kết cấu nằm ngang của sàn hay mái.

5.1.19. Bản bê tông – concrete slab

Bộ phận công trình bằng bê tông, cứng, nằm ngang hoặc gần nằm ngang, có diện tích lớn hơn so với chiều dày.

5.1.20. Sàn đặc, sàn đúc liền khối – solid floor

Tấm sàn bê tông, không có lỗ rỗng và vật liệu chèn.

5.1.21. Tấm đan mặt cầu – deck

Tấm đan bê tông chịu tải của cầu.

5.1.22. Dầm liên tục – continuous beam

Dầm đặt trên ba gối tựa hoặc nhiều hơn.

5.1.23. Dầm chính – main beam

Dầm đỡ các dầm khác và bản thân không do dầm nào đỡ.

5.1.24. Dầm nổi – upstand beam

Dầm có một phần nổi trên đan bê tông ở bên dưới.

5.1.25. Cầu phong, rui – rafter

Dầm nhỏ dốc trực tiếp hoặc gián tiếp đỡ mái dốc.

5.1.26. Xà gồ – purlin

Dầm song song với chân mái trực tiếp đỡ cầu phong hoặc mái.

5.1.27. Chèm (đệm) gỗ – plate(1)

Miếng gỗ dùng làm bệ đỡ cho các bộ phận khác.

5.1.28. Tấm kim loại – plate(2)

Sản phẩm kim loại dạng phẳng, cứng và mỏng.

5.1.29. Dàn – roof truss

Khung phẳng làm việc như một dầm để đỡ mái.

5.1.30. Cột – column

Cấu kiện hình dáng mỏng, thường thẳng đứng, để truyền lực (thường là lực nén) xuống chân đế.

5.1.31. Trụ – pier (2)

Cột chống đặc và thẳng đứng.

5.1.32. Trụ nảy – attached pier

Trụ liền với tường.

5.1.33. Trụ cầu – bridge pier

Gối tựa trung gian của một cầu.

5.1.34. Cột kim loại – stanchion

Cấu kiện bằng kim loại có hình dáng mảnh, thẳng đứng để truyền lực (thường là lực nén) xuống chân đế.

5.1.35. Mố chặn – abutment

Bộ phận công trình dùng để chống lực đẩy ngang thường do một vòm hay một cầu gây ra.

5.1.36. Mố – bridge abutment

Gối tựa cuối cùng của một cầu đồng thời thực hiện sự tiếp giáp của kết cấu với đất bờ.

5.1.37. Tường chống – buttess

Một bộ phận kết cấu nhô ra từ một bức tường hay xây ốp vào mặt trước một bức tường để chống lực đẩy vào tường.

5.1.38. Vách cứng – shear wall

Tường chịu lực để chống lại lực ngang tác dụng vào trong chính mặt phẳng của nó.

5.1.39. Tường dọc chịu lực – spine wall

Tường trong chịu lực của nhà song song với trục chính của nhà.

5.1.40. Bản kê đỉnh tường – wall plate

Cấu kiện nằm dọc chiều dài đỉnh tường hoặc liền vào bức tường trên suốt chiều dài tường để phân bố lực từ dầm, cầu phong hoặc dàn.

5.1.41. Khung – frame(2)

Kết cấu chủ yếu gồm các thanh thẳng.

5.1.42. Khung cổng – portal frame

Khung phẳng, thường một tầng trong đó liên kết giữa các thanh thẳng đứng, nằm ngang hoặc xiên là liên kết cứng.

5.1.43. Khung (dàn) phẳng – plane frame

Kết cấu hai chiều (khung trong một mặt phẳng).

5.1.44. Dàn không gian – space frame

Tổ hợp ba chiều các thanh thép hình để làm mái có khẩu độ lớn.

5.1.45. Hệ giằng – bracing

Hệ thống các bộ phận kết cấu thường bố trí theo đường chéo, chịu nén hoặc kéo để làm cứng một kết cấu.

5.1.46. Cọc – pile

Bộ phận kết cấu dài, đóng sâu trong đất, dùng để truyền lực vào các lớp chịu lực của đất.

5.1.47. Cọc khoan nhồi – bored pile

Cọc tạo bằng cách nhồi bê tông vào một lỗ khoan trong đất.

5.1.48. Cọc đóng – driven pile

Cọc thi công bằng cách đóng vào đất.

5.1.49. Cọc chống – end-bearing pile

Cọc truyền lực vào đất, chủ yếu bằng lực nén ở đáy.

5.1.50. Cọc ma sát; cọc treo – friction pile

Cọc truyền lực vào đất chủ yếu bằng ma sát giữa bề mặt bên và đất bao quanh.

5.1.51. Cọc cừ thép – sheet steel pile

Một loại cọc thép móc với nhau đóng vào đất để chịu lực đẩy ngang.

5.1.52. Hố đào – digging

Hố đào để làm các kết cấu dưới mặt đất.

5.1.53. Mũ cọc; đài cọc – pile cap

Khối trên đầu một hoặc nhiều cọc truyền lực của kết cấu bên trên xuống một hoặc nhiều cọc.

5.1.54. Giằng gió – wind bracing

Giằng dùng để chống lực gió.

5.1.55. Móng cọc – pile foundation

Móng tạo bởi các cọc.

5.1.56. Móng bè – raft foundation

Móng gồm một đan liên tục trải ra khắp cả đáy một kết cấu, đôi khi vượt ra ngoài.

5.1.57. Móng hộp – casing

Bộ phận xây dựng kín nước chôn ngầm gồm một đáy và các tường tạo thành toàn bộ hoặc một phần hạ tầng kết cấu của một công trình.

5.1.58. Móng băng – strip foundation

Móng dài, hẹp thường nằm ngang.

5.2. Các bộ phận ngăn chia và bao che

5.2.1. Lớp trát phủ – lining

Lớp vật liệu bọc mọi bề mặt trong một ngôi nhà.

5.2.2. Lớp ngăn hơi nước – vapour barrier

Lớp vật liệu dùng để hạn chế sự truyền hơi nước.

5.2.3. Viên ốp lát – tile

Các viên mỏng, phẳng hoặc tạo hình dùng để che phủ.

5.2.4. Lưới chắn – grating

Lớp thoáng đặt trong một lỗ mở nhỏ trên sàn hay tường.

5.2.5. Lưới chắn – grille

Lưới thoáng để chia không gian hoặc ở trong một lỗ mở trên tường hoặc trần.

5.2.6. Sàn – floor

Bộ phận công trình tạo nên bề mặt dưới của mọi không gian trong ngôi nhà.

5.2.7. Lớp phủ sàn – flooring

Lớp trên cùng của sàn tạo bề mặt hoàn thiện.

5.2.8. Mặt sàn, bản mái – decking(2).

Bộ phận chế tạo sẵn để phủ sàn hay mái.

5.2.9. Sàn nổi – floating floor

Bộ phận công trình gồm các lớp trên cùng của sàn được đặt lên một lớp đỡ vững chắc hay các gối tựa đàn hồi để cách âm hoặc chống rung.

5.2.10. Sàn treo – suspended floor

Sàn đặt trên các gối tựa.

5.2.11. Áo đường – pavement

Kết cấu xây dựng bên ngoài gồm một lớp nền và lớp mặt, chủ yếu dùng cho xe cộ đi lại.

5.2.12. Bậc bốc dỡ – loading bay

Kết cấu nhô cao để thuận tiện cho việc chất dỡ hàng của xe cộ đường bộ.

5.2.13. Bậc bốc dỡ đường sắt – railway platfrom

Kết cấu nhô cao để thuận tiện cho lên xuống và cho việc chất dỡ hàng cho tàu xe đường sắt.

5.2.14. Đường dốc – ramp

Lối đi hoặc sàn dốc bắc giữa hai bề mặt có độ cao khác nhau.

5.2.15. Trần – ceiling

Bộ phận công trình che mặt dưới một sàn hoặc một mái tạo thành mặt trên của một không gian kín.

5.2.16. Trần giả – false ceiling

Trần dùng để giảm bớt chiều cao một căn phòng hoặc để tạo ra một không gian để chứa thiết bị kĩ thuật.

5.2.17. Trần treo – suspended ceiling

Trần được treo cách sàn hoặc mái bên trên một khoảng cách.

5.2.18. Mái – roof

Bộ phận công trình che phủ một ngôi nhà.

5.2.19. Lớp mái lợp – roofing

Lớp (các lớp) trên của một mái tạo thành một bề mặt chống thấm.

5.2.20. Mái bằng – flat roof

Mái nằm ngang hoặc hơi dốc.

5.2.21. Mái một dốc – monopitch foof

Mái chỉ nghiêng theo một mặt phẳng.

5.2.22. Mái dốc – pitched roof

Mái có độ dốc thông thường trên 10o (khoảng 15%) so với mặt nằm ngang.

5.2.23. Bán mái – lean-to roof

Mái một dốc có cạnh cao tì vào một bức tường.

5.2.24. Mái có tầng hầm – mansard roof

Mái có hai dốc ở hai bên đường nóc mái, phần thấp nhất bắt đầu từ diềm mái.

5.2.25. Mái răng cưa – sawtooth roof

Một dãy mái dốc trong đó một mái thường quay về phương Bắc (ở bắc bán cầu) có lắp kính và có độ dốc lớn hơn mái kia.

5.2.26. Diềm nóc hồi – barge board

Ván gỗ đóng ở hai cạnh nóc tường hồi.

5.2.27. Mép mái – eaves

Bờ thấp của mái dốc hay bờ của mái bằng.

5.2.28. Đường xống của mái – hip

Giao tuyến nghiêng của hai dốc của một mái dốc tạo thành một góc lồi.

5.2.29. Nóc mái – ridge

Giao tuyến của hai dốc ở đỉnh một mái dốc.

5.2.30. Xối mái – valley

Giao tuyến của hai dốc của một mái dốc tạo thành một góc lõm.

5.2.31. Bờ mái – verge

Cạnh dốc của mái dốc.

5.2.32. Lớp ốp ngoài – cladding

Lớp phủ bên ngoài, không chịu lực, thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng của một kết cấu.

5.2.33. Vách ngăn – partition

Kết cấu ngăn chia bên trong, thẳng đứng, không chịu lực.

5.2.34. Tường che – curtain wall

Tường không chịu lực ở ngoài nhà để bao che ngôi nhà.

5.2.35. Tường có hồi – gable wall

Tường có đinh nhọn.

5.2.36. Tấm tường ngoài – external panel wall

Bộ phận tường ngoài chèn giữa các bộ phận kết cấu.

5.2.37. Tường chung – party wall

Tường chung ngăn hai ngôi nhà hay hai thửa đất kề nhau.

5.2.38. Tường kê – sleeper wall

Tường thấp, chịu lực, tạo thành gối tựa trực tiếp cho một sàn tầng trệt không tì lên đất.

5.2.39. Tường lan can – parapet

Bộ phận công trình thẳng đứng, bao quanh một diện tích trên cao như một mái nhà, một ban công, một sân thượng, một cái cầu hoặc một bờ kè cao.

5.2.40. Vách kiểu khung – framed partition

Vách gồm một khung phẳng tạo thành ô liên tục chịu lực để đỡ các lớp mặt hay vật liệu chèn lấp.

5.2.41. Bệ cửa sổ – apron

Phần tường dưới cửa sổ.

5.2.42. Đầu hồi – gable

Phần tường hồi bên trên mép mái của một mái dốc.

5.2.43. Lan can – balustrade(1)

Bộ phận bảo vệ gồm một dãy bộ phận xây đặc thẳng đứng bên trên có giằng đầu.

5.2.44. Lan can – balustrade(2)

Bộ phận bảo vệ gồm một dãy thanh nhẹ thẳng đứng trên có tay vịn.

5.2.45. Đinh tường – coping

Bộ phận kết cấu nằm trên đỉnh tường hay lan can để bảo vệ, chống lại tác động thời tiết.

5.3. Các ô cửa và các bộ phận cửa

5.3.1. Cửa đi – door

Bộ phận công trình để đóng kín một ô cửa, dùng để ra vào, đóng mở bằng cách quay trên goong hoặc bản lề hoặc bằng cách trượt.

5.3.2. Cửa sổ – window

Bộ phận công trình để đóng kín một ô cửa thẳng hoặc gần thẳng đứng trên tường hoặc trên một mái dốc để chiếu sáng và đôi khi để thông gió.

5.3.3. Dãy cửa sổ nhô ra – bay window(1)

Bộ phận công trình nhô ra khỏi mặt nhà gồm một hoặc nhiều cửa sổ.

5.3.4. Cửa sổ nhô – bay window(2)

Cửa sổ nhô ra hình chữ nhật.

5.3.5. Cửa sổ cong nhô – bow window

Cửa sổ nhô ra hình cong.

5.3.6. Cửa mái (hoặc cửa trổ mái) – dormer window

Bộ phận công trình gồm một cửa sổ nhô ra ở mái dốc.

5.3.7. Cửa sổ cao trên tường – clerestory window

Cửa sổ ở phần cao của một bức tường có thể được chiếu sáng từ phía trên một mái nhà bên cạnh.

5.3.8. Cửa trời – lantern light

Bộ phận công trình nhô lên có lắp kính ở trên mái bằng hoặc trên nóc một mái dốc.

5.3.9. Cửa sổ vươn – oriel window

Cửa sổ, nhô ra khỏi mặt nhà, được đỡ bằng dầm hẫng hay công sơn.

5.3.10. Cửa chiếu sáng hầm mái – fooflight

Bộ phận công trình để đóng một ô cửa ở một mái bằng hoặc một mái dốc chủ yếu để chiếu sáng gồm một khung có lắp kính.

5.3.11. Cửa mái dốc – roof window

Kết cấu để đóng lắp vào một ô cửa tại một mái dốc để thông gió và chiếu sáng.

5.3.12. Cửa hãm – fanlight

Cửa sổ bên trên cửa đi hay bên trên cửa lấy ánh sáng, làm ở phần trên của cùng khuôn cửa.

5.3.13. Cửa sổ trong nhà – borrowed light

Cửa sổ ở một bức tường hoặc một vách trong nhà.

5.3.14. Khung cửa – frame(1)

Khung bao quanh cánh cửa đi hoặc cửa sổ v.v… để cố định vị trí cửa.

5.3.15. Khuôn cửa đi, khung cửa đi – door frame

Khung trong đó lắp cánh cửa.

5.3.16. Khung cửa sổ, khuôn cửa sổ – window frame

Khung trong đó lắp kính cửa sổ.

5.3.17. Đố đứng – mullion

Thanh đứng chia một ô cửa hoặc một khung cửa.

5.3.18. Đố ngang – transom

Thanh ngang trung gian của một ô cửa hoặc một khung cửa sổ hoặc cửa đi.

5.3.19. Khung cánh cửa – casement

Bộ phận cố định hoặc mở được gồm chủ yếu một khung để lắp kính, chấn song, bịt kín hoặc nan chớp.

5.3.20. Khung cửa mái

Bộ phận công trình để đóng một ô cửa ở mái chủ yếu dùng để chiếu sáng gồm một khung và kính.

5.3.21. Lá sách – shutter

Bộ phận di động lắp ở một ô cửa tạo thành một rào chắn an toàn hoặc để khống chế việc truyền nhiệt, ánh sáng hoặc làm chậm sự lan truyền của lửa và khói.

5.3.22. Tấm lá chớp – louvres

Mặt gồm các nan chớp song song cách quãng.

5.3.23. Chân ô cửa – jamp(1)

Phần thẳng đứng của một bức tường ở vị trí ô cửa.

5.3.24. Thanh biên khung cửa – jamp(2)

Phần bên thẳng đứng của một khung cửa hoặc của lớp trát một ô cửa.

5.3.25. Mặt cạnh ô cửa – reveal

Mặt của một phần bên thẳng đứng ở phía trong một ô cửa.

5.3.26. Lanh tô – lintel

Dầm chịu tải trọng ở trên một ô cửa.

5.3.27. Đường ống khói – chimney

Bộ phận công trình chứa một hoặc nhiều ống khói.

5.3.28. Đầu ống khói – chimney stack

Bộ phận đường ống khói vượt lên trên mái.

5.3.29. Ống khói – flue

Ống dẫn các sản phẩm cháy ra ngoài trời.

5.3.30. Bệ lò sưởi – fireplace

Bộ phận công trình chứa lò sưởi.

5.3.31. Lò sưởi – fireplace recess

Không gian dành riêng trong một bức tường hoặc trong một thành lò sưởi trong đó đặt thiết bị sưởi và từ đó xuất phát một ống khói.

5.3.32. Thành lò sưởi – chimney breast

Phần tường nhô ra chứa chỗ đốt và chỗ xuất phát của ống khói.

5.3.33. Ống khói độc lập – chimney shaft

Ống khói không liên kết với công trình mà nó thoát khỏi.

5.3.34. Bậu cửa – sill

Bộ phận xây dựng làm trong một bức tường để đặt một khung cửa hoặc phần dưới một khung cửa.

5.4. Hệ thống kĩ thuật, thiết bị, máy móc.

5.4.1. Thiết bị kĩ thuật – services

Hệ thống các máy móc, đường ống, dây cáp, ống dẫn và các giá đỡ.

5.4.2. Thiết bị gắn liền với công trình – fitments

Các thiết bị như thiết bị vệ sinh hoặc các khối bếp, phục vụ người sử dụng, gắn liền với ngôi nhà ở những diện tích nhất định.

5.4.3. Hệ thống lắp đặt – installation

Hệ thống gồm thiết bị và các bộ phận được lắp đặt vào vị trí để thực hiện một nhiệm vụ kĩ thuật.

5.4.4. Hệ thống thiết bị vệ sinh – sanitation installation.

Hệ thống cung cấp nước nóng, nước lạnh tới các thiết bị vệ sinh bên trong một ngôi nhà và để thải nước bẩn.

5.4.5. Phụ tùng – appliance

Bộ phận của thiết bị, dùng để nối gắn vào một thiết bị.

5.4.6. Phụ kiện dùng cho cấp nước – sanitary appliance

Các phụ kiện cố định dùng để cấp nước cho ăn uống, cho giặt rửa hoặc cho xả nước bẩn.

5.4.7. Bộ xí – water closet suite

Thiết bị vệ sinh gồm một chậu xí, thùng xả nước và đường ống cần thiết.

5.4.8. Rèm thảm – furnishings

Rèm, thảm và các vật liệu mềm tương tự dùng để trang trí các diện tích có người sử dụng.

5.4.9. Cỗ máy – plant(1)

Máy, trang thiết bị nặng được lắp đặt để vận hành phục vụ kĩ thuật (thí dụ thiết bị sưởi hoặc thông gió).

5.4.10. Ống dẫn – duct

Bộ phận được bao kín dùng làm đường dẫn không khí, khí đốt, đường cáp, ống v.v….

5.4.11. Ống – pipe

Ống có chất lỏng chảy trong đó.

5.4.12. Giếng thăm – manhole

Hố mà người có thể đi qua đến một thiết bị ngầm.

5.4.13. Phụ tùng ống – pipe fitting

Bộ phận dùng để lắp nối ống, đỡ ống hoặc thay đổi hướng hay tiết diện ống.

5.4.14. Thang băng – escalator

Thang chuyển động bằng máy.

5.4.15. Thang máy – lift

Thiết bị nâng, được lắp trong nhà, phục vụ cho các độ cao nhất định gồm một ca bin di chuyển, chạy suốt hoặc là một phần, dọc các thanh dẫn hướng dẫn thẳng đứng hoặc thanh dẫn hướng nghiêng dưới 15o so với đường thẳng đứng.

5.4.16. Cabin thang máy – lift car

Bộ phận thang máy để tiếp nhận người và/hoặc tải trọng để vận chuyển.

5.4.17. Điều hòa không khí, điều tiết không khí – air-conditioning

Việc xử lí không khí bằng cơ khí cho phép điều chỉnh: nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch và sự phân phối bên trong một không gian.

5.4.18. Hệ thống thoát nước – drainage system

Hệ thống các ống dẫn để dẫn nước mặt, nước thải và nước bẩn từ điểm thu đến điểm xả hay tới hệ thống cống hoặc để tháo nước ngầm.

5.4.19. Thoát nước ngầm – land drainage

Ống thấm dùng để thu và tháo đi nước chứa trong đất.

5.4.20. Ống thoát nước – drain

Ống (thường chôn dưới đất) và các giá đỡ, phụ tùng và giếng thăm dùng để thoát nước.

5.4.21. Máng nước mưa – rainwater gutter

Máng để thu và thoát nước mưa từ mái xuống.

5.4.22. Hệ thống cống – sewerage system

Hệ thống thu và thoát nước mặt, nước xí, nước thải từ nhiều tòa nhà.

5.4.23. Cống – sewer

Ống hoặc bộ phận công trình khác, thường ngầm dưới đất, với các giá đỡ, phụ tùng và giếng thăm dùng cho một hệ thống cống.

5.4.24. Đường dây dẫn điện – electrical conduit

Ống chứa và bảo vệ dây điện, cáp điện.

5.5. Các phần khác

5.5.1. Các lớp hoàn thiện – finishings

Các lớp phủ và xử lí cuối cùng của các bề mặt và các chỗ giao nhau.

5.5.2. Đồ đạc – furniture

Trang bị cho người sử dụng thường không gắn liền với ngôi nhà.

Thí dụ: bàn, giường…

5.5.3. Bộ phận nhà – building element

Bộ phận quan trọng của ngôi nhà đảm bảo một chức năng nhất định.

Thí dụ: móng, sàn, mái, tường, thiết bị kỹ thuật.

5.5.4. Bộ phận xây dựng – construction

Bộ phận được lắp ráp hoặc thực hiện do một công tác trên công trường.

5.5.5. Lớp chống thấm – damp – proof course

Cấu tạo thường gồm một lớp hoặc một băng vật liệu đặt bên trong một bức tường, một ống khói hoặc một bộ phận công trình tương tự để ngăn ẩm đi qua.

5.5.6. Màng chống thấm – damp-proof membrane

Lớp hoặc lá vật liệu đặt trong một sàn hoặc một bộ phận công trình tương tự, hoặc đặt thẳng đứng phía trong một bức tường để ngăn ẩm đi qua.

5.5.7. Bộ phận mộc – joinery

Toàn thể các bộ phận và panô bằng gỗ, không tham gia vào bộ khung hoặc tường bao che.

5.5.8. Kết cấu gỗ – carpentry

Công tác mộc làm kết cấu gỗ.

5.5.9. Cầu thang – stair; staircase

Bộ phận công trình gồm các bậc nằm ngang (bậc hoặc chiếu nghỉ) dùng để đi bộ từ độ cao này sang các độ cao khác.

5.5.10. Chiếu nghỉ, chiếu tới hoặc chiếu thang – landing

Bề mặt phẳng hoặc một phần của sàn ở đầu một đợt thang hoặc chỗ vào thang máy.

5.5.11. Đợt thang – flight

Dãy liên tục các bậc thang giữa hai chiếu thang.

5.5.12. Tầng hầm – basement

Bộ phận sử dụng được của một ngôi nhà nằm một phần hay toàn phần dưới cao trình mặt đất bên ngoài.

5.5.13. Mối nối – joint(1)

Bộ phận kết cấu tạo bởi các phần tiếp giáp của hai hoặc nhiều sản phẩm, cấu kiện hoặc bộ phận công trình khi chúng được ghép lại hoặc cố định, có hoặc không dùng một vật liên kết.

5.5.14. Khe nối, mạch – joint(2)

Vị trí trong công trình ở đó có mối nối.

5.5.15. Phụ tùng kim loại – ironmongery

Các phụ kiện nhỏ, thường bằng kim loại, chủ yếu dùng để thao tác và đỡ tựa cho cửa đi, cửa sổ và các bộ phận mộc.

5.5.16. Phụ tùng cửa – door furniture

Phụ tùng kim loại cho cửa đi.

5.5.17. Gioăng – seal

Vật liệu định hình dùng để bịt kín, chống bụi, ẩm, gió… lọt vào.

5.5.18. Nẹp che – flashing

Băng nẹp vật liệu chống thấm bảo vệ khe, ngăn nước mưa lọt vào.

5.5.19. Litô, mè – batten

Thanh có tiết diện nhỏ thường bằng gỗ để đỡ các vật liệu tấm lợp, đá đen, ngói và vật liệu tương tự.

5.5.20. Chi tiết cố định – cradling

Chi tiết liên kết giữa kết cấu và các bộ phận cần cố định như lớp phủ hay lớp ốp.

5.5.21. Lớp phủ – casing

Vật liệu hoặc cấu kiện để phủ hoặc bảo vệ một bộ phận kết cấu hoặc một phần thiết bị.

5.5.22. Công xôn – bracket

Bộ phận đỡ nhô ngang khỏi một mặt đứng.

5.5.23. Tắc kê – ground

Miếng có tiết diện nhỏ, thường bằng gỗ dùng để đóng miếng gỗ chân tường, dầm đầu cột, diềm cửa đi hoặc mọi bộ phận tương tự và cũng có thể được sử dụng như chi tiết phụ tùng cho việc trát thạch cao.

5.5.24. Thanh nẹp – trim

Miếng có tiết diện nhỏ, dùng trong công tác hoàn thiện, thường để che mối nối.

5.5.25. Bệ lò sưởi – chimney stage

Khung nhô ra bao bọc chỗ đốt sưởi.

6. Vật liệu (bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm)

6.1. Vật liệu – material

Chất liệu dùng để chế tạo ra sản phẩm hoặc các kết cấu.

6.2. Thành phẩm xây dựng – component

Sản phẩm được chế tạo như một đơn vị riêng biệt để thực hiện một hay nhiều chức năng riêng.

6.3. Sản phẩm – product

Mọi vật được chế tạo hoặc thiết kế để đưa vào công trình.

6.4. Thanh – bar

Đoạn cứng và thẳng, có tiết diện nhỏ so với chiều dài, thường bằng kim loại.

6.5. Thanh tròn – rod

Đoạn nhỏ có tiết diện tròn cứng và đặc, thường là kim loại.

6.6. Blốc – block

Cấu kiện hình hộp chủ yếu dùng để xây tường thường bằng đất sét nung hay bê tông.

6.7. Thanh định hình – section

Sản phẩm được tạo hình liên tục có một tiết diện ngang nhỏ hơn so với chiều dài.

6.8. Ống – tube

Thanh rỗng ruột có tiết diện ngang khép kín.

6.9. Phụ gia – additive

Vật liệu cho thêm với liều lượng nhỏ vào chất lỏng hoặc vào vật liệu hạt để tạo ra một sự thay đổi về tính chất như mong muốn.

6.10. Phụ gia trộn – admixture

Phụ gia cho thêm trong quá trình trộn.

6.11. Cốt liệu – aggregate

Vật liệu hạt, trơ, được tạo từ vật liệu thiên nhiên như đá, sỏi, cát hoặc vật liệu nhân tạo như xỉ.

6.12. Đất đắp – fill

Vật liệu lắp vào để nâng cao trình của đất.

6.13. Đất có cốt – reinforced earth

Vật liệu hỗn hợp tạo bởi đất và cốt gia cố

6.14. Bê tông – concrete

Hỗn hợp gồm cốt liệu, xi măng và nước, đông cứng lại.

6.15. Xi măng – hydraulic cement

Vật liệu vô cơ hạt mịn, khi cho thêm một lượng nước thích hợp, tạo thành một hồ nhão có thể đông cứng trong nước cũng như trong không khí và có thể gắn kết các vật liệu hạt với nhau.

6.16. Cốt – reinforcement

Thép tròn, thép thanh, sợi hoặc cáp được đặt trong một vật liệu để tăng sức chịu một số loại ứng suất.

6.17. Vữa lỏng – group

Hỗn hợp lỏng chất kết dính, cốt liệu mịn và nước sẽ đóng rắn sau khi trát vào các vết nứt hoặc lỗ.

6.18. Vữa – motar

Hỗn hợp cốt liệu mịn với nước và xi măng hoặc vôi hoặc hỗn hợp cả hai, sẽ đóng rắn sau khi thi công và được sử dụng cho mạch xây.

6.19. Vữa trát – plaster

Hỗn hợp gốc vôi, xi măng hoặc thạch cao (sunfat canxi khan) có hoặc không thêm cốt liệu, sợi hoặc vật liệu khác. Nó được dùng làm lớp phủ tường, trần và đóng rắn sau khi trát.

6.20. Vật liệu trát – rendering material

Hỗn hợp cốt liệu mịn với nước, xi măng hoặc vôi hoặc hỗn hợp cả hai hoặc với các chất dính kết khác, sẽ đóng rắn sau khi thi công và dùng làm lớp phủ tường và trần.

6.21. Atphan – asphat; asphanlte

Hỗn hợp bitum và cốt liệu khoáng.

6.22. Bitum – bitumen

Chất lỏng nhớt hoặc chất rắn gồm chủ yếu cacbuahyđrô và các dẫn suất tan trong sunfua cacbon.

6.23. Vật liệu cách li – insultating material

Vật liệu dùng để ngăn hoặc giảm việc truyền nhiệt, âm hoặc điện.

Chú thích: Khi dùng thuật ngữ này, dạng năng lượng phải được định rõ.

6.24. Mát tít – sealant

Vật liệu dẻo không có hình xác định dùng cho mối nối và để ngăn bụi, ẩm và gió….

6.25. Sơn – paint

Sản phẩm lỏng hoặc bột (sơn bột) chứa các chất màu dùng để quét lên các bề mặt tạo thành một lớp mờ có đặc tính bảo vệ, trang trí hoặc kĩ thuật đặc biệt (vệ sinh, chống trơn, cách li….)

6.26. Lớp bả – sealer

Chất lỏng dùng để quét lên các bề mặt hút, khi khô sẽ giảm khả năng hút của bề mặt.

6.27. Lớp độn trần – pugging

Cát hoặc vật liệu tương tự đổ trên trần, giữa các dầm nhỏ để cách âm.

7. Thi công, lập hồ sơ và trang thiết bị công trường

7.1. Xây dựng – construction work

Hoạt động liên quan đến xây dựng các công trình.

7.2. Công tác mộc – joinery work

Nghề sản xuất các bộ phận mộc và đặt chúng vào ngôi nhà.

7.3. Công tác xây dựng dân dụng – civil engineering work

Công tác liên quan đến xây dựng các công trình dân dụng.

7.4. Việc đào đất – excavation

Đào, san, bóc đất hoặc lấp đất.

7.5. Công tác đất – earthwork

Thi công hố đào và đắp đất.

7.6. Kê chống – underpinning

Cho thêm một vật đỡ dưới một kết cấu có sẵn

7.7. Sự câu gạch – bond(1)

Bố trí các viên trong một khối xây hoặc lát.

7.8. Công trường – site

Nơi các công trình được xây cất.

7.9. Lắp dựng trên công trường – site assembly

Lắp các kết cấu trên công trường.

7.10. Khuôn vòm – centring

Vật đỡ tạm thời để xây vòm.

7.11. Giàn giáo – scaffolding

Kết cấu tạm thời để công nhân đi lại khi thi công trong một công trình và để làm giá đỡ vật liệu và thiết bị.

7.12. Ván khuôn, cốp pha – formwork; shuttering

Bộ phận kết cấu tạm, dùng để giữ vật liệu đúc trên công trường, tạo hình dáng yêu cầu.

7.13. Máy móc thi công – plant(2)

Công cụ, máy móc và mọi thứ dùng trong xây dựng.

7.14. Dụng cụ cầm tay – tool

Công cụ để làm một việc nào đó, thông thường cầm tay.

8. Người tham gia vào đồ án và người sử dụng

8.1. Đối tượng sử dụng – user

Tổ chức, người, súc vật hoặc đồ vật mà ngôi nhà được thiết kế cho các đối tượng đó.

8.2. Công nhân xây dựng – operative

Người thực hiện một công tác xây dựng bằng lao động thủ công hoặc vận hành các máy móc.

9. Đặc trưng và chất lượng sử dụng

9.1. Tính năng sử dụng – performance

Tính chất liên quan đến việc sử dụng.

9.2. Yêu cầu của người sử dụng – user requirement

Những yêu cầu cần thực hiện.

9.3. Kích thước – dimension

Khoảng cách theo một hướng đã biết hoặc dọc theo một đường đã biết.

9.4. Kích cỡ – size

Giá trị của kích thước biểu thị bằng một đơn vị nhất định.

Chú thích: Kích cỡ của một bề mặt, không gian hoặc một vật cũng có thể biểu thị bằng các số hạng giá trị của hai hay nhiều kích thước.

9.5. Diện tích phủ bì – gross floor area

Toàn bộ diện tích một ngôi nhà, kể cả diện tích để xây tường ngoài.

9.6. Diện tích thông thủy – net floof area

Toàn bộ diện tích một ngôi nhà, không kể diện tích xây tường ngoài.

9.7. Chiều cao thông thủy, chiều cao thoáng – headroom

Khoảng cách thẳng đứng tối thiểu, không có chướng ngại vật do thực tế hay yêu cầu, ở trên một điểm đang xét.

9.8. Nhịp – span

Khoảng cách giữa hai gối tựa.

9.9. Nhịp thông thủy, khẩu độ – clear span

Không gian trống giữa các mặt đối diện của các gối tựa.

9.10. Tính đàn hồi – elasticity

Đặc trưng của một vật liệu hay một phận công trình có khả năng phục hồi dạng ban đầu sau khi không còn ứng lực đã làm nó biến dạng.

9.11. Độ dính – bond(2)

Sự dính giữa các vật liệu.

9.12. Độ kín nước – watertightness(1)

Đặc tính của một kết cấu không cho nước đi qua.

9.13. Công tác làm kín nước – watertighness

Mọi biện pháp đảm bảo độ kín nước.

9.14. Chi phí – cost

Số tiền chi ra (hoặc phải chi ra) bởi một người mua một sản phẩm, một dịch vụ hay một công việc nhất định.

10. Môi trường và chỉnh trang

10.1. Nước phân – foulwater(1)

Nước chứa phân người hoặc phân súc vật hoặc chất thải công nghiệp.

10.2. Nước thải – foulwater(2)­ soil (deprecated)

Nước thải khi chảy trong các cống ngầm.

10.3. Nước cống – sewerage(1)

Nước phân, nước thải chảy trong một hệ thống cống.

10.4. Nước thải sinh hoạt – waste water

Nước thải từ phòng vệ sinh, bếp và nhà công nghiệp.

10.5. Nước thải – sewerage(2)

Nước phân, nước thải, nước cống và nước mưa chảy trong một hệ thống cống.

10.6. Nước mưa – rainwater

Nước do mưa thu từ các ngôi nhà và các kết cấu.

10.7. Nước mặt – surface water, stormwater deprecated

Nước rơi từ bề mặt các ngôi nhà, kết cấu hoặc mặt đất.

Tổng hợp các tiêu chuẩn Việt Nam

PHẦN I – TIÊU CHUẨN QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÂY DỰNG

I. TIÊU CHUẨN THUẬT NGỮ – PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH VÀ CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ

1.TCXD 213:1998 Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng – Thuật ngữ chung.

2.TCXDVN 300:2003 Cách nhiệt – Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu-Thuật ngữ.

3.TCXDVN 299:2003 Cách nhiệt – các đại lượng vật lý và định nghĩa.

4.TCVN 2748:1991 Phân cấp công trình xây dựng – Nguyên tắc chung.

5.TCXD 13:1991 Phân cấp nhà và công trình dân dụng-Nguyên tắc chung.

6.TCVN 4391:1986 Khách sạn du lịch-Xếp hạng.

7.TCVN 4923:1989 Phương tiện và biện pháp chống ồn-Phân loại.

8.TCVN 3905:1984 Nhà ở nhà công cộng-Thông số hình học.

9.TCVN 3904:1984 Nhà của các xí nghiệp công nghiệp – Thông số hình học.

10.TCVN 3906:1984 Nhà công nghiệp – Thông số hình học.

11.TCXDVN 306:2004 Nhà ở và công trình công cộng – Các thông số vi khí hậu trong phòng.

12.TCXDVN 339:2005 Tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà – Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian.

13.TCVN 5949:1998 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư-Mức độ ồn tốI đa cho phép.

14.TCVN 5713:1993 Phòng học trường phổ thông cơ sở – Yêu cầu vệ sinh học đường.

15.TCXD 204:1998 Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mốI cho công trình xây dựng mới.

II.TIÊU CHUẨN BẢN VẼ XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC.

1.TCXDVN 340:2005 Lập hồ sơ kỹ thuật- Từ vựng- Phần 1: Thuật ngũ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật-Thuật ngữ chung và các dạng bản vẽ.

2.TCVN 6082:1995 Bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc-Từ vựng.

3.TCVN 2: 1974 Hệ thống tài liệu thiết kế- Khổ giấy.

4.TCVN 3: 1974 Hệ thống thiết kế tài liệu – Tỷ lệ.

5.TCVN 7286: 2003 Bản vẽ kỹ thuật-Tỷ lệ.

6.TCVN 6079:1995 Bản vẽ xây dựng và kiến trúc- Cách trình bày bản vẽ- Tỷ lệ.

7.TCVN 5571:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Bản vẽ xây dựng và khung rên.

8.TCVN 5896:1995 Bản vẽ xây dựng-Các phần bố trí hình vẽ chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ.

9.TCVN 5: 1978 Hệ thống tài liệu thiết kế-Hình biểu diễn, hình chiếu, hình cắt, mặc cắt.

10.TCVN 11: 1978 Hệ thống tài liệu thiết – Hình chiếu trục đo.

11.TCVN 6080:1995 Bản vẽ xây dựng – Phương Pháp chiếu.

12.TCVN 6081: 1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng-Thể hiện các tiết diện trên mặt cắt và mặt nhìn-nguyên tắc chung.

13.TCVN 8-30:2003 Bản vẽ kỹ thuật – nguyên tắc chung về biểu diễn- Phần 30: Quy ước cơ bản về hình chiếu.

14.TCVN 8-40:2003 Bản vẽ kỹ thuật – nguyên tắc chung về biễu diễn-Phần 40: Quy ước cơ bản về mặt cắt và hình cắt

15.TCVN 8-50:2005 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 50: Quy ước cơ bản nét vẽ.

16.TCVN 8-1993 Các nét cắt.

17.TCVN 8-20:2002 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn-Phần 20: Quy ước cơ bản về nét vẽ.

18.TCVN 8-21:2005 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 21: Chuẩn bị các nét vẽ cho hệ thống CAD.

19.TCVN 5570:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Bản vẽ xây dựng – Ký hiệu đường nét và đường trục trong bản vẽ.

20.TCVN 4:1993 Ký hiệu bằng chữ của các đạI lượng.

21.TCVN 3986:1985 Ký hiệu chữ trong xây dựng.

22.TCVN 7:1993 Ký hiệu vật liệu.

23.TCVN 5897:1995 Bản vẽ kỹ thuật-Bản vẽ xây dựng –Cách ký hiệu các công trình và bộ phận công trình ký hiệu các phòng các diện tích khác.

24.TCVN 6003:1995 Bản vẽ xây dựng –Cách ký hiệu công trình và bộ phận công trình.

24.TCVN 4614:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Các bộ phận cấu tạo ngôi nhà-Ký hiệu quy ước trên bản vẽ xây dựng.

25.TCVN 4614:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Các bộ phận cấu tạo ngôi nhà-Ký hiệu quy ước trên bản vẽ xây dựng.

26.TCVN 6084:1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng – Ký hiệu cho cốt thép xây dựng.

27.TCVN 4609: 1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Đồ dùng trong nhà-Ký hiệu quy uớc thể hiện trên bản vẽ mặt bằng ngôi nhà.

28.TCVN 4455:1987 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc ghi kích thước, Chữ tiêu đề, các yêu cầu kỹ thuật và biểu bảng trên bản vẽ kỹ thuật.

29.TCVN 142:1988 Số ưu tiên và dãy số ưu tiên.

30.TCVN 192: 1986 Kích thước ưu tiên.

31.TCVN 7287:2003 Bản vẽ kỹ thuật – chú dẫn phần tử.

32.TCVN 5568:1991 Điều hợp kích thước theo modun trong xây dựng-Nguyên tắc cơ bản.

33.TCVN 5895: 1995 Bản vẽ kỹ thuật-Bản vẽ xây dựng-Biểu diễn các kích thước môdun, các đường lướI mô đun.

34.TCXD 214:1998 Bản vẽ kỹ thuật-Hệ thống nghi mã và trích dẫn(Tham chiếu) cho bản vẽ xây dựng và các tài liệu có liên quan.

35.TCVN 223:1998 Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung để thể hiện.

36.TCVN 5671:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Hồ sơ thiết kế kiến trúc.

37.TCXD 212:1998 Bản vẽ xây dựng-Cách vẽ bản vẽ kiến trúc phong cảnh.

38.TCVN 6083:1995 Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – Nguyên tắc chung về trình bày bản vẽ bố cục chung và bản vẽ lắp ghép.

39.TCVN 6078:1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng – Bản vẽ lắp ghép các kết cấu xây dựng.

40.TCVN 6085:1985 Bản vẽ kỹ thuật – Bản vẽ xây dựng – nguyên tắc chung để lập bản vẽ thi công và kết cấu chế tạo sẵn.

41.TCVN 5898:1995 Bản vẽ xây dựng và công trình dân dựng – Bản thống kê cốt thép.

42.TCVN 3988:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc trình bày những sửa đổI khi vận dụng tài liệu thiết kế.

43.TCVN 3990: 1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Quy tắc thống kê và bảo quản chính hồ sơ thiết kế xây dựng.

44.14 TCN 119-2002 Thành phần nộI dưng và Khối lượng lập thiết kế công trình thủy lợi.

45.14 TCN 21-2005 Bản vẽ thủy lợI – Các nguyên tắc trình bày.

PHẦN II – TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT VÀ TRẮC ĐỊA

I.TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH

1.TCVN 4417:1987 Quy trình lập hồ sơ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng.

2.TCVN 4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.

3.TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.

4.TCVN 4616:1987 Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp-Tiêu chuẩn thiết kế.

5.TCVN 4418:1987 Hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện.

6.TCVN 4448:1987 Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ.

7.TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã-Tiêu chuẩn thiết kế.

8.TCVN 4092:1985 Hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông trường.

II.TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT

1.TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản.

2.TCVN 4119:1985 Địa chất thủy văn – Thuật ngữ và định nghĩa.

3.TCVN 5747: 1993 Đất xây dựng – Phân loại.

4.TCXD 161: 1987 Công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng.

5.TCXD 160: 1987 Khảo sát địa kỹ thuật, Phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc.

6.TCXDVN 194:2006 Nhà cao tầng – công tác khảo sát địa kỹ thuật.

7.TCXDVN 366:2006 Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng trong vùng Karst.

8.TCXDVN 270:2002 Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá.

9.22 TCN 263-2000 – Quy trình khảo sát đường ô tô

10.22 TCN 259:2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.

11.22 TCN 171:1987 Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt sụt lở.

12.22 TCN 20-84 – Quy trình khảo sát thiết kế sửa chữa nâng cấp đường ô tô

13.22 TCN 262 – 2000 – Quy trình khảo sát thiết kế nền đường Ô tô đắp trên đất yếu

14.14 TCN 13:1985 Quy trình khảo sát địa chất công trình để thiết kế và khảo sát các công trình ngầm.

15.14 TCN 145-2005 Hướng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế xây dựng.

16.14 TCN 115-2000 Thành phần, nội dung, và Khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

17.14 TCN 116-1999 Thành phần Khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

18.14 TCN 4- 2003. Thành phần nội dung, Khối lượng điều tra khảo sát và tính toán khí tượng thủy văn các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

19.14 TCN 118-2002 Thành phần, nội dung và Khối lượng lập dự án đầu tư thủy lợi.

20.14 TCN 83-91 Quy trình xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố khoan.

III.TIÊU CHUẨN TRẮC ĐỊA

1.TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung

2.TCXDVN 309:2004 Công tác trắc địa trong công trình xây dựng – Yêu cầu chung.

3.TCVN 9401:2012 Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình

4.TCXDVN 364:2006 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.

5.TCVN 9364:2012 Nhà cao tầng. Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.

6.TCXD 203:1997 Nhà cao tầng: Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.

7.TCVN 9360:2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học

8.TCXDVN 271:2002 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng bằng phương pháp đo cao hình học.

9.TCVN 9399:2012 Nhà và công trình xây dựng – Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa

10.TCXDVN 351:2005 Quy trình quan trắc chuyển dịch ngang nhà và công trình.

11.TCVN 9400:2012 Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa

12.TCXDVN 357:2005 Nhà và công trình dạng tháp- Quy trình quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa.

13.14 TCN 141-2005 Quy phạm đo vẽ mặc cắt, Bình đồ địa hình công trình thủy lợi.

14.14 TCN 40-2002 Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh.

15.14 TCN 102-2002 Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong công trình thủy lợi.

16.14 TCN 22-2002 Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi.

17.166-QĐ Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống – Chương II. Công tác đo đạc và định vị

PHẦN III – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

I.TIÊU CHUẨN CHUNG VỀ THIẾT KẾ

1.TCVN 2737:1995 TảI trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế.

2.TCXD 229-1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tảI trọng theo tiêu chuẩn TCVN 2737:1995

3.QPTL-C-1-78 Quy phạm tảI trọng và tác dụng lên công trình thủy lợi.

4.QPTL-C-75 Quy phạm tính toán cống thủy lực dướI sâu.

5.QPTL-C-8-76 Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn.

6.TCXDVN 375:2006 Thiết kế công trình chịu động đất – Phần I- Quy định chung , tác động của động đất và quy định đốI vớI kết cấu nhà.

7.TCXDVN 375:2006 Thiết kế công trình chịu đông đất – Phần II- Nền móng-Tường chắn và các vấn đề kỹ thuật.

8.TCXD 45:1978 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

9.TCXD 57-73 Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn các công trình thủy công.

10.TCXDVN 265:2002 Đường và hè phố – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo ngườI tàn tật tiếp cận sử dụng.

11.TCXD 288:1998 LốI đi cho ngườI tàn tật trong công trình – Phần I-Lối đi cho ngườI dùng xe lăn – Yêu cầu thiết kế.

12.TCXDVN 264:2002 Nhà công trình – nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

13.TCXDVN 266:2002 Nhà ở-Hướng dẫn xây dựng để ngườI tàn tật tiếp cận sử dụng.

14.TCXDVN 293:2003 Chống nóng cho nhà ở -Chỉ dẫn thiết kế.

15.TCXDVN 175:2005 Mức ồn tốI đa cho phép trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

16.TCVN 4514: 1988 Xí nghiệp công nghiệp – Tổng mặt bằng – Tiêu chuẩn thiết kế.

17.TCVN 1620:1975 Nhà máy điện và trạm điện trong sơ đồ cung cấp điện – Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện

18.TCVN 6170-1:1996 Công trình biển cố định – Phần I-Quy định chung.

19.TCXDVN 6171:1996 Công trình biển cố định – Quy đinh về giám sát kỹ thuật và phân cấp.

20.TCVN 6170-2:1998 Công trình biển cố định – Điều kiện môi trường.

21.TCVN 6170-3:1998 Công trình biển cố định – Phần 3: TảI trọng thiết kế.

22.TCXDVN 377:2006 Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thiết kế.

24.TCXDVN 385:2006 Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng.

II.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊTÔNG CỐT THÉP

1.TCVN 5686:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Các kết cấu công trình xây dựng-Ký hiệu quy ước chung.

2.TCVN 6203:1995 Cơ sở để thiết kế kết cấu – Lập ký hiệu – Ký hiệu chung.

3.TCXDVN 373:2006 Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.

4.TCVN 4058:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng – Sản phẩm kết cấu bằng bêtông và bêtông cốt thép-Dạnh mục chỉ tiêu.

5.TCVN 4612:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Ký hiệu quy uớc và thể hiện bản vẽ.

6.TCVN 5572-1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Bản vẽ thi công.

7.TCXDVN 356:2005 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

8.TCVN 4116:1985 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế.

9.14 TCN 54-87 Quy trình thiết kế kết cấu bêtông và bêtông cốt thép công trình thuỷ công.

10.14 TCN 56:88 Thiết kế đập bêtông và bêtông cốt thép thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế.

11.TCVN 198:1997 Nhà cao tầng – Thiết kế kết cấu bêtông cốt thép toàn Khối.

12.TCXD 195:1997 Nhà cao tầng – Thiết kế cọc khoan nhồi.

13.TCXD 189:1996 Móng cọc tiết diện nhỏ – Tiêu chuẩn thiết kế.

14.TCXD 205:1998 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.

15.TCXDVN 269:2002 Cọc – Phương pháp ép dọc trục bằng tảI trọng tĩnh ép dọc trục.

16.TCXDVN 358: 2005 Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bêtông.

17.TCXDVN 359:2005 Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ.

18.TCVN 6170-6:1999 Công trình biển cố định – Kết cấu – Phần 6: Thiết kế kết cấu bêtông cốt thép.

19.TCVN 6170-7:1999 Công trình biển cố định – Kết cấu – Phần 7 – Thiết kế móng.

20.TCVN 5846:1994 Cột điện bêtông cốt thép ly tâm – Kết cấu và kích thước.

21.TCXDVN 274:2002 Cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép đúc sẵn – phương pháp thí nghiệm gia tải đánh giá độ bền độ cứng và khả năng chống nứt.

22.TCXDVN 363:2006 Kết cấu bêtông cốt thép – Đánh giá độ bền của các cấu kiện chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tảI tĩnh.

23.TCVN 3993:1985 Chống ăn mòn trong xây dựng – kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

24.TCVN 3994:1985 Chống ăn mòn trong xây dựng – Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Phân lọai môi trường xâm thực.

25.TCXDVN 327:2004 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.

III.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP

1.TCVN 4059:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng – Kết cấu thép – Danh mục tiêu chuẩn.

2.TCVN 4613:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu thép – Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ.

3.TCVN 5889:1995 Bản vẽ các kết cấu kim loại.

4.TCXDVN 338:2005 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

5.TCVN 6170-4:1998 Công trình biển cố định – Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.

6.TCVN 6170-5:1999 Công trình biển cố định – Kết cấu – Phần 5: Thiết kế kết cấu hợp kim nhôm.

7.TCVN 6170-8:1999 Công trình biển cố định – Kết cấu – Phần 8: Hệ thống chống ăn mòn.

8.TCXD 149:1978Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn.

9.TCVN 5066:1990 Đường ống chính dẫn khí đốt – Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đặt ngầm dướI đất – Yêu cầu chung về thiết kế chống ăn mòn.

IV.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KẾT CẤU GỖ, GẠCH ĐÁ VÀ CÁC LOẠI KẾT CẤU KHÁC

1.TCVN 4610:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Kết cấu gỗ – Ký hiệu quy ước thể hiện trên bản vẽ.

2.TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

3.TCXD 40:1987 Kết cấu xây dựng nền – Nguyên tắc cơ bản về tính toán.

4.TCVN 4253:2012 Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế.

5.14 TCN 157-2005 Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén.

6.TCXD 150:1986 Thiết kế chống ồn cho nhà ở.

7.TCXDVN 277:2002 Cách âm cho các kết cấu phân cách bên trong nhà dân dụng.

8.TCVN 4605:1988 Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế.

9.TCXD 104:1983 Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, Đường, Quảng trường đô thị.

V.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

1.TCVN 4451:1987 Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

2.TCVN 4450:1987 Căn hộ ở – Tiêu chuẩn thiết kế.

3.TCXDVN 353:2005 Nhà ở liên kế – Tiêu chuẩn thiết kế.

4.TCXVN 323: 2004 Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế.

5.Quyết định 21/2006/QĐ-BXD ngày 19 tháng 07 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc sửa đổI bổ sung một số nội dung của TCXDVN 323:2004

6.TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

7.TCVN 3981:1985 Trường đạI học – Tiêu chuẩn thiết kế.

8.TCXDVN 275:2002 Trường trung học chuyên nghiệp – Tiêu chuẩn thiết kế.

9.TCXDVN 60: 2003 Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế.

10.TCVN 3978:1984 Trường học phổ thông – Tiêu chuẩn thiết kế.

11.TCXDVN 260:2002 Trường mầm non – Tiêu chuẩn thiết kế.

12.TCVN 4601:1988 Trụ sở cơ quan – Tiêu chuẩn thiết kế.

13.TCXDVN 281: 2004 Nhà văn hóa thể thao – nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

14.TCXDVN 287:2004 Công trình thể thao – Sân thể thao – tiêu chuẩn thiết kế.

15.TCXDVN 288:2004 Công trình thể thao – Bể bơi – Tiêu chuẩn thiết kế.

16.TCXDVN 289:2004 Công trình thể thao – Nhà thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế.

17.TCVN 4470:1995 Bệnh viện đa khoa – Yêu cầu thiết kế.

18.52 TCN – CTYT 39: 2005 Tiêu chuẩn thiết kế – Khoa cấp cứu, Điều trị tích cực và phòng độc-Bệnh viện đa khoa.

19.52 TCN – CTYT 40: 2005 Tiêu chuẩn thiết kế – Khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện đa khoa.

20.52 TCN – CTYT 37:2005 Tiêu chuẩn thiết kế-Các khoa xét nghiệm – Bệnh viện đa khoa.

21.52 TCN – CTYT 38:2005 Tiêu chuẩn thiết kế – Khoa phẩu thuật – Bệnh viện đa khoa.

22.TCVN 5577-1991 Rạp chiếu bóng – Tiêu chuẩn thiết kế.

23.TCXDVN 355:2005 Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – Phòng khán giả – yêu cầu kỹ thuật.

24.TCVN 5065: 1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế.

25.TCXDVN 361: 2006 Chợ – Tiêu chuẩn thiết kế.

VI.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY LỢI

1.TCVN 4604:2012 Xí nghiệp công nghiệp – Nhà sản xuất – Tiêu chuẩn thiết kế.

2.TCVN 4371: 1986 Nhà kho – nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

3.TCVN 4090: 1985 Đường ống dẫn chính dầu – và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.

4.TCVN 4530:1998 Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế.

5.TCVN 3995: 1985 Kho phân khô thoáng – Tiêu chuẩn thiết kế.

6.TCVN 3996:1985 Kho giống lúa – tiêu chuẩn thiết kế.

7.TCVN 5452:1991 Cơ sở giết mổ – yêu cầu vệ sinh.

8.TCXDVN 285:2002 Công trình thủy lợI – Các quy định chủ yếu về thiết kế.

9.TCVN 4118: 1985 Hệ thống kênh tướI – Tiêu chuẩn thiết kế.

10.HDTL –C-4-76 Hướng dẫn thiết kế tường chắn – Công trình thủy lợi.

11.HDTL-C- 7-83 Hướng dẫn thiết kế trạm bơm tướI tiêu nước.

12.QP. TL –C-5-75 Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược – Công trình thủy nông.

13.14 TCN 57-1988 Thiết kế dẫn dòng trong công trình thủy lợi.

VII.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1.TCVN 4117:1985 Đường sắt khổ 1435mm-Tiêu chuẩn thiết kế.

2.TCVN 4527: 1988 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô- Tiêu chuẩn thiết kế.

3.TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.

4.TCXDVN 104-2007 – Đường đô thị – yêu cầu thiết kế

5.TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc – yêu cầu thiết kế.

6.TCVN 7025: 2002 Đường ô tô lâm nghiệp – Yêu cầu thiết kế.

7.22 TCN 210-92 – Đường giao thông nông thôn – Tiêu chuẩn thiết kế

8.TCVN 8810:2011 Đường cứu nạn ô tô – Yêu cầu Thiết kế

9.22 TCN 326-04 Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nộI địa – Tiêu chuẩn bến cảng thủy nộI địa.

10.22 TCN 211-06 – Thiết kế áo đường mềm

11.22 TCN 274-2001 – Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường mềm

12.22 TCN 223-95 – Áo đường cứng ô tô – Tiêu chuẩn Thiết kế

13.Quyết định 3230/QĐ-BGTVT – Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông

14.TCVN 4252-88 – Quy trình thiết lập Tổ chức xây dựng và thiết kế thi công

VIII.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC CÔNG TRÌNH

1.TCVN 4037:1985 Cấp nước – Thuật ngữ và định nghĩa.

1.1.TCVN 4037:2012 Cấp nước – Thuật ngữ và định nghĩa.

2.TCVN 4038:1985 Thoát nước – Thuật ngữ và định nghĩa.

2.1.TCVN 4038:2012 Thoát nước – Thuật ngữ và định nghĩa.

3.TCVN 5422:1991 Hệ thống tài liệu thiết kế-Ký hiệu đường ống.

4.TCVN 4036:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu đường ống trên hệ thống kỹ thuật vệ sinh.

5.TCVN 4615:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh.

6.TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.

7.TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.

8.TCXD 51:1984 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.

9.TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.

10.TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật.

11.TCXD 76: 1979 Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành hệ thống cung cấp nước.

12. TCVN 9113:2012 Ống bê tông cốt thép thoát nước

IX.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT ĐIỆN CÔNG TRÌNH

1.TCVN 185:1986 Hệ thống tài liệu thiết kế – Kỹ thuật bằng hình vẽ trên sơ đồ điện-Thiết bị điện và dây dẫn trên mặt bằng.

2.TCXD 25:1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

3.TCXD 27:1991 Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.

4.TCVN 2328:1978 Môi trường lắp đặt thiết bị điện – Định nghĩa chung.

5.TCVN 2546:1978 Bảng điện chiếu sáng dành cho nhà ở – Yêu cầu kỹ thuật.

6.TCVN 7447-1:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà-Phần I-Nguyên tắc cơ bản – Đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa.

7.TCVN 7447-5-51:2004 Hệ thống lắp đăt điện của các tòa nhà, Phần 5-51: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Quy tắc chung.

8.TCVN 7447-5-55:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 5-55: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện-Các thiết bị khác.

9.TCVN 7447-5-53:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 5: 53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Cách ly , đóng cắt và điều khiển.

10.TCVN 7447-5-54:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà, Phần 5-54 : Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nốI đất – dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.

11.TCXDVN 319:2004 Lắp đặt hệ thống nốI đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

12.11 TCN – 18-2006 Quy phạm thiết bị điện – Phần I-Quy định chung.

13.11 TCN –19-2006 Quy phạm trang bị điện – Phần II- Hệ thống đường dẫn điện.

14.11 TCN –20-2006 Quy phạm trang bị điện – Phần III- Trang bị phân phốI và trạm biến áp.

15.11 TCN –21-2006 Quy phạm trang bị điện – phần IV – Bảo vệ và tự động.

16.TCVN 3715:1981 Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV- Yêu cầu kỹ thuật.

X.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT CHIẾU SÁNG CÔNG TRÌNH

1.28. TCVN 4400:1987 Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa.

2.29. TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế.

3.30. TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình công nghiệp.

4.31. TCVN 2062:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy xí nghiệp dệt thoi sợI bông.

5.32. TCVN 2063:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy cơ khí.

6.33. TCVN 3257:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp may công nghiệp.

7.34. TCVN 3258:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy đóng tàu.

8.35. TCVN 4213:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp chế biến mủ cao su.

9.36. TCXDVN 253:2001 Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho các công tình công nghiệp – yêu cầu chung.

10.37. TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.

11.38. TCXDVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và – Hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.

12.39. TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường – Đường phố – Quảng trường đô thị.

13.40. TCVN 5828:1994 Đèn điện chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật chung.

XI.TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THÔNG GIÓ VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, SƯỞI ẤM, ÂM THÀNH

1.TCVN 5687:1992 Thông gió, Điều tiết không khí-SưởI ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.

2.TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió – điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo – lắp đặt – nghiệm thu.

3.TCVN 4510:1988 Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh kiến trúc.

4.TCVN 4611:1998 Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng.

5.TCVN 4611:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Ký hiệu quy ước cho thiết bị nâng chuyển trong nhà công nghiệp.

PHẦN IV – TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU & CẤU KIỆN XÂY DỰNG

I.TIÊU CHUẨN XIMĂNG

1.TCVN 5438:2004 Xi măng – Thuật ngữ và định nghĩa.

2.TCVN 5439:2004 Xi măng – Phân loại.

3.TCVN 4745:2005 Xi măng – Danh mục chỉ tiêu và chất lượng.

4.TCVN 2682-1999 Xi măng Pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật.

5.TCVN 5691:1992 Xi măng Pooclăng trắng.

6.TCVN 6260:1977 Ximăng Pooclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.

7.TCVN 6069:1995 Ximăng Pooclăng ít tỏa nhiệt – Yêu cầu kỹ thuật.

8.TCVN 4033:1995 Ximăng Pooclăng Puzolang – Yêu cầu kỹ thuật.

9.TCVN 6067:2004 Ximăng Pooclăng bền sunfat – Yêu cầu kỹ thuật.

10.TCVN 7445-1:2004 Ximăng giếng khoan chủng loạI G- Phần 1- Yêu cầu kỹ thuật.

11.TCVN 4316:1986 Ximăng Pooclăng xỉ hoạt lò cao – Yêu cầu kỹ thuật.

12.TCXDVN 324:2004 Ximăng xây trát.

13.TCXDVN 167:2002 Ximăng để sản xuất tấm Amiăng ximăng.

14.TCXDVN 283:2002 Tiêu chuẩn amiăng Crizotin để sản xuất tấm sóng amiăng ximăng.

15.TCXD 65:1989 Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng.

16.TCXD 6882:2001 Phụ gia khóan cho ximăng.

17.TCXD 7024:2002 Clinke ximăng Pooclăng thương phẩm.

18.TCVN 7062:2007 Giấy bao ximăng.

19.TCVN 7062:1996 Nguyên liệu để sản xuất ximăng Pooclăng – Đá Vôi – Yêu cầu kỹ thuật.

20.TCXD 168:1989 Thạch cao dùng để sản xuất ximăng.

21.TCVN 6071:1995 Nguyên liệu để sản xuất ximăng hỗn hợp sét.

22.TCVN 4315: 1986 Xỉ hạt lò cao – dùng để sản xuất ximăng.

23.TCXD 172:1989 Xích treo trong lò ximăng.

II.TIÊU CHUẨN BÊ TÔNG VÀ CẤU KIỆN BÊTÔNG

1.TCVN 4434:2000 Tấm sóng amiăng ximăng – Yêu cầu kỹ thuật.

2.TCXD 191:1996 Bêtông và vật liệu làm bêtông – Thuật ngữ và định nghĩa.

3.TCVN 6220:1997 Cốt liệu nhẹ cho bêtông – SỏI , dăm sỏI – và cát Karamzit – Yêu cầu kỹ thuật.

4.TCXD 127:1985 Cát mịn để làm bêtông – và vữa xây dựng – Hướng dẫn sử dụng.

5.TCVN 1771:1987 Đá dăm sỏI-sỏI dăm- dùng trong xây dựng – yêu cầu kỹ thuật.

6.TCXDVN 1770:1986 Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật.

7.TCVN 5440:1991 Bêtông – Kiểm tra và đánh gía độ bền-Quy định chung.

8.TCVN 5592:1991 Bêtông nặng – yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

9.TCVN 6025:1995 Bêtông – Phần mac theo cường độ chịu nén.

10.TCXD 171:1989 Bêtông nặng – Phương pháp không phá hoạI – sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác đinh cường độ chịu nén.

11.TCXD 173:1989 Phụ gia tăng dẻo KĐT2 cho vữa và bêtông xây dựng.

12.TCVN 2276:1991 Tấm sàn hộp bêtông cốt thép dùng làm sàn và mái nhà dân dụng.

13.TCVN 5847:1994 Cột điện bêtông cốt thép ly tâm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

14.TCXD 235:1999 Dầm bêtông cốt thép ứng lực trước PPB và viên Bloc bêtông dùng làm sàn và mái nhà.

15.TCXDVN 302:2004 Nước trộn bêtông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

16.TCXDVN 302:2004 Phụ gia khoán hoạt tính cao dùng cho bêtông và vữa silicafume và tro trấu nghiền mịn.

17.TCXDVN 316:2004 Bloc Bêtông nhẹ – Yêu cầu kỹ thuật.

18.TCXDVN 322:2004 Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bêtông sử dụng cát nghiền.

19.TCVN 3735:1982 Phụ gia hoạt tính Puzơlăn

20.TCXDVN 325:2004 Phụ gia hóa học cho bêtông.

21.TCXDVN 337:2005 Vữa và bêtông chịu axit.

22.TCXDVN 349:2005 Cát nghiền cho bêtông và vữa.

23.TCVN 6394: 1998 Cấu kiện kênh bêtông vỏ mỏng có lướI thép.

24.TCVN 6393:1998 Ống bơm bêtông vỏ mỏng có lướI thép.

25.TCXDVN 372:2006 Ống bêtông cốt thép thoát nước.

26.22 TCN 159-86 Cống tròn BTCT lắp ghép

27.TCVN 9116:2012 Cống hộp bê tông cốt thép

28.TCXDVN 329-07 Cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

29.14 TCN 63-2002 Bêtông thủy công và các yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn ban hành

30.14 TCN 73-2002 Nước dùng cho bê tông thủy công – phương pháp thử do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn ban hành

31.14 TCN 103-1999 Phụ gia cho bêtông và vữa – Định nghĩa và phân loại

32.14 TCN 109-1999 Phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

 

III.TIÊU CHUẨN THÉP VÀ KIM LOẠI.

1.TCVN 1651:1985 Thép cốt bêtông cán nóng.

2.TCVN 5709:1993 Thép cácbon cán nóng dùng trong xây dựng Yêu cầu kỹ thuật.

3.TCVN 1765:1975 Thép cacbon kết cấu thống thường – Mac thép và yêu cầu kỹ thuật.

4.TCVN 1766:1975 Thép cacbon kết cấu chất lượng tốt – Mac thép và yêu cầu kỹ thuật.

5.TCVN 1654: 1975 Thép cán nóng – Thép chữ C- cỡ, Thông số kích thước.

6.TCVN 1655:1975 Thép cán nóng, thép chữ I-cỡ, thông số kích thước.

7.TCVN 2059:1977 Thép dài khổ rộng cán nóng – Thép chữ I – cỡ thông số kích thước.

8.TCVN 3104:1979 Thép kết cấu hợp kim thấp – Mac thép và yêu cầu kỹ thuật.

9.TCVN 3600:1981 Thép tấm mỏng lợp nhà, mạ kẽm và rửa axit Cỡ thông số kích thước.

10.TCVN 3601: 1981 Thép tấm mỏng lợp nhà.

11.TCVN 1844: 1989 Thép băng cán nóng.

12.TCVN 1656:1993 Thép góc cạnh đều cán nóng – cỡ, Thông số kích thước.

13.TCVN 1657:1993 Thép góc cạnh không đều cán nóng – cỡ, thông số kích thước.

14.TCVN 6283-1:1997 Thép thanh cán nóng – Phần I-Kích thước của thép tròn.

15.TCVN 6283-2:1997 Thép thanh cán nóng – Phần 2: Kích thước của thép vuông.

16.TCVN 6283-3:1997 Thép thanh cán nóng – Phần 3: Kích thước của thép dẹt.

17.TCVN 6284-1:1997 Thép cốt bêtông dự ứng lực – Phần I-Yêu cầu chung.

18.TCVN 6284-2:1997 Thép cốt thép bêtông dự ứng lực – Phần 2: Dây kéo nguội.

19.TCVN 6284-3:1997 Thép cốt thép dự ứng lực – Phần 3: Dây tôi và ram.

20.TCVN 6284-4:1997 Thép cốt bêtông dự ứng lực – Phần 4: Dảnh.

21.TCVN 6284-5:1997 Thép cốt bêtông dự ứng lực – Phần 5- Thanh thép cán nóng – có hoặc không có sử lý tiếp.

22.TCVN 6285:1997 Thép cốt thép bêtông – Thép thanh vằn.

23.TCVN 6286:1997 Thép cốt bêtông – LướI thép hàn.

24.TCVN 6288: 1997 Dây thép vuốt nguộI để làm cốt bêtông và sản xuất lướI thép hàn làm cốt.

25.TCVN 6283-4:1999 Thép – dây thép cán nóng – Phần 4 : Dung sai.

26.TCVN 6521:1999 Thép kết cấu bền ăn mòn khí quyển.

27.TCVN 6522:1999 Thép tấm kết cấu cán nóng.

28.TCVN 6523:1999 Thép tấm kết cấu cán nóng – có giớI hạn chảy cao.

29.TCVN 6524:1999 Thép tấm kết cấu cán nguội.

30.TCVN 6525:1999 Thép tấm cacbon kết cấu mạ kẽm – nhúng nóng liên tục.

31.TCVN 6526:1999 Thép băng kết cấu cán nóng.

32.TCVN 6527:1999 Thép dài khổ rộng – Kết cấu cán nóng – Dung sai – Kích thước và hình dạng.

33.TCVN 5759:1993 Đồng hồ đo nước lạnh kiểu cánh quạt – Yêu cầu kỹ thuật.

34.TCVN 2942:1993 Ống và phụ tùng bằng gang dùng cho hệ thống dẫn chính chịu áp lực.

35.TCVN 3223:2000 Que hàn điện dùng cho thép các bon thấp và thép hợp kim thấp – ký hiệu kích thước và yêu cầu kỹ thuật chung.

36.TCXDVN 330:2004 Nhôm, hợp kim định hình dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.

IV.TIÊU CHUẨN VÔI, VỮA, GẠCH ĐÁ, GỐM SỨ XÂY DỰNG

1.TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng.

2.TCVN 2231:1989 Vôi canxi cho xây dựng.

3.TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

4.14 TCN 80-2001 Vữa thủy công – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

5.TCXD 231:1999 Chất kết dính vôi – đá Bazan – Yêu cầu kỹ thuật.

6.TCXD 90:1982 Gạch lát đất sét nung.

7.TCXD 111:1983 Gạch trang trí đất sét nung.

8.TCXD 85:1981 Gạch lát lá dừa.

9.TCVN 1450: 1998 Gạch rỗng đất sét nung.

10.TCVN 1451:1986 Gạch đặc đất sét nung.

11.TCVN 2118:1994 Gạch canxi silicat – Yêu cầu kỹ thuật.

12.TCVN 6065:1995 Gạch can xi lát nền.

13.TCVN 6074:1995 Gạch lát granito.

14.TCXD 86:1981 Gạch chịu Axit.

15.TCVN 6414:1998 Gạch gốm ốp lát – Yêu cầu chung.

16.TCVN 6883:2001 Gạch gốm ốp lát – Gạch granit – Yêu cầu kỹ thuật.

17.TCVN 6884:2001 Gạch gốm ốp lát có độ hút nước thấp – Yêu cầu kỹ thuật.

18.TCVN 7132:2002 Gạch gốm ốp lát – Định nghĩa – Phân loạI, các đặc tính kỹ thuật và nghi nhãn.

19.TCVN 7133:2002 Gạch gốm ốp lát, nhóm BIIIb (6%<E<10%)- Yêu cầu kỹ thuật.

20.TCVN 7134:2002 Gạch gốm ốp lát nhốm BIII(E>10%) – Yêu cầu kỹ thuật.

21.TCVN 7483:2005 Gạch gốm ốp lát đùn dẻo – Yêu cầu kỹ thuật.

22.TCVN 6476:1999 Gạch bêtông tự lèn.

23.TCVN 6477:1999 Gạch Block bêtông.

24.TCVN 4732:1989 Đá ốp lát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

25.TCVN 2119:1991 Đá canxicatbonnat – để nung vôi xây dựng.

26.TCVN 5642:1992 Khối đá thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát.

27.TCVN 1452: 2004 Khối đất sét nung – Yêu cầu kỹ thuật.

28.TCVN 1453:1986 Ngói ximăng cát.

29.TCVN 7195: 2002 Ngói tráng men.

30.TCVN 3786:1994 Ống sành thoát nước và phụ tùng.

31.TCVN 4353:1986 Đất sét để sản xuất gạch ngói nung – Yêu cầu kỹ thuật.

32.TCVN 6300:1997 Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm gốm xây dựng – Đất sét – Yêu cầu kỹ thuật.

33.TCVN 6301:1997 Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm gốm xây dựng – Cao lanh lọc – yêu cầu kỹ thuật.

34.TCVN 6598:2000 Nguyên liệu để sản xuất gốm xây dựng – Trường thạch.

35.TCVN 6927: 2001 Nguyên liệu để sản xuất gốm xây dựng – Thạch anh.

36.TCVN 6073:2005 Sản phẩm sứ vệ sinh – Yêu cầu kỹ thuật.

V.TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU CHỊU LỬA

1.TCXDVN 332:2004 Vật liệu chịu lửa – Ký hiệu các đạI lượng và đơn vị.

2.TCXDVN 350:2005 Gạch chịu lửa cho lò quay – Kích thước cơ bản.

3.TCVN 7484:2005 Vật liệu chịu lửa – Gạch cao Alumin.

4.TCVN 7453:2004 Vật liệu chịu lửa – Thuật ngữ và định nghĩa.

5.TCVN 5441:2004 Vật liệu chịu lửa- Phân loại.

6.TCVN 6416:1998 Vật liệu chịu lửa – Vữa samot.

7.TCVN 4710:1998 Vật liệu chịu lửa – Gạch samot.

8.TCXD 84:1981 Vữa chịu lửa samot.

9.TCVN 6588:2000 Nguyên liệu sản xuất vật liệu chịu lửa – samot – Cao lanh.

10.TCVN 6587:2000 Nguyên liệu để sản xuất vật liệu chịu lửa – Samot.

VI.TIÊU CHUẨN THỦY TINH VÀ KÍNH XÂY DỰNG

1.TCVN 3992:1985 Sản phẩm thủy tinh trong xây dựng – Thuật ngữ – Định nghĩa.

2.TCXDVN 291:2002 Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh xây dựng – Đá vối.

3.TCVN 6926:2001 Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh xây dựng – Đôlômít.

4.TCXD 151:1986 Cát sử dụng trong công nghiệp thủy tinh – Yêu cầu kỹ thuật.

5.TCVN 7218:2002 Kính tấm xây dựng – Kính nổI – Yêu cầu kỹ thuật.

6.TCVN 7364-1-6-2004 Kính nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp.

7.TCVN 7455:2004 Kính xây dựng – Kính tôi nhiệt an toàn.

8.TCVN 7456:2004 Kính xây dựng – Kính cốt lướI thép.

9.TCVN 7526: 2004 Kính xây dựng – định nghĩa và phân lọai.

10.TCVN 7526:2005 Kính xây dựng – Kính ván vân hoa.

11.TCVN 7528:2005 Kính xây dựng – Kính phủ phản quan.

12.TCVN 7529:2005 Kính xây dựng – Kính màu hấp thụ nhiệt.

VII.TIÊU CHUẨN ỐNG NHỰA

1.TCVN 6151:1996 Ống và phụ tùng nốI bằng polivinyl cứng ( PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật.

2.TCVN 6151-1:2005 Ống và phụ tùng nốI bằng Polivinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước-Yêu cầu kỹ thuật – Phần I – Yêu cầu chung.

3.TCVN 6151-2:2002 Ống và phụ tùng nốI bằng Polivinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước. Yêu cầu kỹ thuật.

4.TCVN 6151-3-2002 Ống và phụ tùng nốI bằng Polivinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước. Phần 3 – Phụ tùng nốI và đầu nối.

5.TCVN 6151-4: 2002 Ống và phụ tùng nốI bằng Polivinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước. Phần 4 – Van và trang ị phụ.

6.TCVN 6151-5:2002 Ống và phụ tùng nốI bằng Polivinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật – Phần V – Sự phù hợp vớI mục đích của hệ thống.

7.TCVN 6150-1:2003 Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa- Dãy thống số theo hệ inch.

8.TCVN 6150-2:2003 Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa – Phần 2 – Dãy thống số theo hệ inch.

9.TCVN 7093-1: 2003 Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Kích thước và dung sai – Phần I – dãy thống số theo hệ mét.

10.TCVN 7093-2:2003 Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Kích thước và dung sai – Phần 2 – dãy thống số theo hệ inch.

11.TCVN 6141:2003 Ống nhựa nhiệt dẻo – Bản chiều dày thông dụng của thành ống.

12.TCVN 6243-1:2003 Phụ tùng nốI bằng Poly ( Vinyl clorua) Không hóa dẻo ( PVC-U ), Poly (Vinyl clorua), clorua hóa (PVC-C) hoặc acrylonitrile/butadien/stryrren (ABS) vớI các khớp nốI nhẵn dùng cho ống chịu áp lực – Phần I: Dãy thông số theo hệ mét.

13.TCVN 6246:2003 Khớp nốI đơn dùng cho ống chịu áp lực bằng Poly (Vinyclorua) không hóa dẻo ( PVC-U) và bằng Poly (Vinyl clorua ) clorua hóa (PVC-C) vớI các dòng đệm đàn hồI – Độ sâu tiếp giáp tốI thiểu.

14.TCVN 6247:2003 Khớp nốI kép dùng cho áp lực bằng Poly (Vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) vớI các vòng đệm đàn hồI – Độ sâu tiếp giáp tốI thiểu.

15.TCVN 6247:2003 Khớp nốI kép cho đường ống chạy bằng áp lực là Poly (Vinyl clorua) không hóa dẻo ( PVC-U) vớI các vòng đệm đàn hồI – Độ sâu tiếp giáp tốI thiểu.

16.TCVN 7305:2003 Ống nhựa Polyetylen dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật.

17.TCXDVN 272:2002 Ống nhựa gân xoắn HDPE.

18.TCVN 7451:2004 Cửa sổ và của đi bằng khung nhựa cứng U-PVC – Quy định kỹ thuật.

VIII.TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU CHỐNG THẤM VÀ SƠN

1.TCVN 6557:2000 Vật liệu chống thấm – sơn Bitum cao su.

2.TCXDVN 290:2002 Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng – Yêu cầu sử dụng.

3.TCXDVN 328:2004 Tấm trải chống thấm trên cơ sở Bitum biến tính.

4.TCXDVN 367:2006 Vật liệu chống thấm trong xây dựng – Phân loại.

5.TCXDVN 368:2006 Vật liệu chống thấm sơn nhũ tương bitum polime.

6.TCXDVN 310:2004 Vật liệu lọc dạng hạt dùng trong hệ thống xử lý nước sạch – Yêu cầu kỹ thuật.

7.TCVN 7194:2002 Vật liệu cách nhiệt – Phân loại.

8.TCVN 7493:2005 Bitum – Yêu cầu kỹ thuật.

9.TCVN 7239:2003 Bột bả tường.

10.TCXDVN 321:2004 Sơn xây dựng – Phân loại.

11.TCVN 5696:1992 Bột màu xây dựng xanh crom ôxit.

IX.TIÊU CHUẨN GỖ VÀ CỬA.

1.TCXD 1072:1971 Gỗ – Phân nhốm theo tính chất cơ lý.

2.TCVN 1073:1971 Gỗ tròn – Kích thước cơ bản.

3.TCVN 1075:1971 Gỗ xẻ – Kích thước cơ bản.

4.TCVN 4340:1994 Ván sàn bằng gỗ.

5.TCXD 192:1996 Cửa gỗ – Cữa đi – cửa sổ – Yêu cầu kỹ thuật.

6.TCXD 237: 1999 Cửa kim loại- Cữa đi – cửa sổ – Yêu cầu kỹ thuật chung.

7.TCXD94:1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi – Tay nắm chốt ngang.

8.TCVN 5761:1993 Khóa treo – Yêu cầu kỹ thuật.

9.TCVN 5762: 1993 Khóa cửa có tay nắm – Yêu cầu kỹ thuật.

10.TCXD 92:1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi – Bản lề cửa.

11.TCXD 93:1983 Phụ tùng cửa sổ và cửa đi-Ke cánh cửa.

PHẦN V – TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU

I.TIÊU CHUẨN CHUNG VỀ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

1.TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công

2.TCVN 4252:2012 Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công – Qui phạm thi công và nghiệm thu.

3.TCVN 5672:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Hồ sơ thi công – yêu cầu chung.

4.TCVN 4055:1985 Tổ chức thi công.

5.TCVN 4607:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng-Ký hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng tổng thể và mặt bằng thi công công trình.

6.TCVN 3987:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- Quy tắt sửa đổi hồ sơ thiết kế thi công.

7.TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.

8.TCVN 4057:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm –Nguyên tắc cơ bản.

9.TCVN 5638:1991 Đánh giá chất lượng công tác xây lắp – Nguyên tắc cơ bản.

10.TCVN 5639:1991 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt song – Nguyên tắc cơ bản.

11.TCVN 5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.

12.14 TCN 121:2002 Hồ chứa nước – Công trình thủy lợi Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành và điều tiết.

13.TCVN 4055:2012 Công trình xây dựng – Tổ chức thi công

14.TCVN 4056:2012 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. Thuật ngữ – Định nghĩa

15.TCVN 4087:2012 Sử dụng máy xây dựng . Yêu cầu chung

16.TCVN 4091:1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng

17.TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.

18.TCVN 4473:2012 Máy xây dựng – Máy làm đất – Thuật ngữ và định nghĩa

19.TCVN 4517:1988 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. Quy phạm nhận và giao máy xây dựng trong sửa chữa lớn. Yêu cầu chung

20.TCVN 5593:2012 Công tác thi công tòa nhà – Sai số hình học cho phép

21.TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản

22.TCVN 5638:1991 Đánh giá chất lượng xây lắp. Nguyên tắc cơ bản

23.TCVN 5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản

24.TCVN 9259-1:2012 (ISO 3443-1:1979) Dung sai trong xây dựng công trình – Phần 1: Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật

25.TCVN 9259-8:2012 (ISO 3443-8:1989) Dung sai trong xây dựng công trình – Phần 8: Giám định về kích thước và kiểm tra công tác thi công

26.TCVN 9261:2012 (ISO 1803:1997) Xây dựng công trình – Dung sai – Cách thể hiện độ chính xác kích thước – Nguyên tắc và thuật ngữ

27.TCVN 9262-1:2012 (ISO 7976-1:1989) Dung sai trong xây dựng công trình – Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình – Phần 1: Phương pháp và dụng cụ đo

28.TCVN 9262-2:2012 (ISO 7976-2:1989) Dung sai trong xây dựng công trình – Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình – Phần 2: Vị trí các điểm đo

29.TCVN 9359:2012 Nền nhà chống nồm – Thiết kế và thi công

30.TCXD 65:1989 Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng

II.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU CÔNG TÁC ĐẤT, NỀN, MÓNG, MÓNG CỌC

1.TCVN 4447:2012 Công tác đất. Thi công và nghiệm thu

2.TCVN 4447:1987 Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

3.TCVN 9355:2012 Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước

4.TCXD 245:2000 Gia cố nền đất yếu bằng bậc thấm thoát nước.

5.TCVN 9361:2012 Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu

6.TCXD 79:1980 Thi công và nghiệm thu công tác nền móng.

7.TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu

8.TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu

9.TCVN 9842:2013 Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu

10.TCVN 9844:2013 Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu

11.TCVN 10379:2014 Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ – Thi công và nghiệm thu

12.TCXD 190:1996 Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

13.TCXDVN 385:2006 Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng

14.TCXD 230:1998 Nền nhà chống nồm –Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.

15.QP.TL.D-3:1974 Thi công và nghiệm thu khoan nổ mìn các công trình đất đá.

III.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI

1. TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn Khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

2. TCVN 5718:1993 Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

3. TCVN 5724:1993 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu

4.TCVN 5641:1991 Bể chứa bằng bê tông cốt thép – Thi công và nghiệm thu

5.TCVN 8163:2009 Thép cốt bê tông – mối nối bằng ống ren

6.TCVN 8828:2011 Bê tông – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

7.TCVN 9334:2012 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy

8.TCVN 9335:2012 Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy

9.TCVN 9338:2012 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết

10.TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu

11.TCVN 9341:2012 Bê tông Khối lớn – Thi công và nghiệm thu

12.TCVN 9342:2012 Công trình bê tông cốt thép toàn Khối xây dựng bằng cốp pha trượt – Thi công và nghiệm thu

13.TCVN 9343:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì

14.TCVN 9344:2012 Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh

15.TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm

16.TCVN 9348:2012 Bê tông cốt thép – Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn

17.TCVN 9380:2012 Nhà cao tầng – Kỹ thuật sử dụng giáo treo

18.TCVN 9382:2012 Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền

19.TCVN 9384:2012 Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng – Yêu cầu sử dụng.

20.TCVN 9390:2012 Thép cốt bê tông – mối nối bằng dập ép ống – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu

21.TCVN 9391:2012 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu

22.TCVN 9392:2012 Thép cốt bê tông – Hàn hồ quang

23.TCVN 9489: 2012 (ASTM C 1383-04) Bê tông – Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản xạ xung va đập

24. TCXD 199:1997 Nhà cao tầng. Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 – 600.

25. TCXDVN 239:2006 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình

IV.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU BÊ TÔNG CỐT THÉP LẮP GHÉP VÀ ỨNG LỰC TRƯỚC

1.TCVN 9115:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu

2.TCXDVN 390-2007 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Quy phạm thi công và nghiệm thu

3.TCVN 4452:1987 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu

4.TCVN 9347:2012 Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn – Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khà năng chống nứt

5.TCVN 9376:2012 Nhà ở lắp ghép tấm lớn – Thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép

6.TCVN 9114:2012 Sản phẩm bê tông ứng lực trước – Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận

7.TCXDVN 389-2007 Sản phẩm bê tông ứng lực trước – Yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu

V.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU KẾT CẤU THÉP

1.TCXD 170:1989 Kết cấu thép – Gia công, lắp đặt và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật.

2.TCXDVN 314:2005 Hàn kim loại – Thuật ngữ và định nghĩa.

3.TCVN 6834-1:2001 Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy định hàn vật liệu kim loại – Phần I: Quy tắt chung đối với hàn nóng chảy.

4.TCVN 6834-2:2001 Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy định hàn vật liệu kim loại – Phần II: Đặc tính kỹ thuật quy trình kỹ thuật hàn hồ quang.

5.TCVN 6834-2:2001 Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy định hàn vật liệu kim loại – Phần III: Thử quy trình hàn cho hàn hồ quang thép.

6.TCVN 6834-4:2001 Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận các quy định hàn vật liệu kim loại – Phần IV: Thử quy trình hàn cho hàn hồ quang đối với nhôm và hộp kim nhôm.

7.TCVN 6700-1:2000 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn – Hàn nóng chảy-Phần I: Thép.

8.TCVN 6700-2:2000 Kiểm tra chấp nhận thợ hàn – Hàn nóng chảy – Phần II-Nhôm và hộp nhôm kim loại.

9.TCVN 7296:2003 Hàn – Dung sai chung cho kết cấu hàn – kích thước dài và kích thước góc- Hình dạng và vị trí.

10.TCVN 6115-1:2005 Hàn các quá trình hàn liên quan – phân loại các khuyết tật hình học ở kim loại – Phần 1- Hàn nóng chảy.

11.TCVN 7472:2005 Hàn – Các liên kết hàn nóng chảy ở thép – niken, ti

12.TCVN 5017-1:2010 (ISO 857-1:1998) Hàn và các quá trình liên quan – Từ vựng – Phần 1: Các quá trình hàn kim loại

13.TCVN 5017-2:2010 (ISO 857-2:1998) Hàn và các quá trình liên quan – Từ vựng – Phần 2: Các quá trình hàn vẩy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan

14.TCVN 8789:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

15.TCVN 8790:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép – Quy trình thi công và nghiệm thu

16.TCVN 9276:2012 Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép – Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công

17.TCVN 8792:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử mù muối

VI.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU KẾT CẤU GẠCH ĐÁ, VỮA XÂY DỰNG

1.TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu

2.TCVN 4085:1985 Kết cấu gạch đá – Thi công và nghiệm thu.

3.TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng

4.TCXDVN 336:2005 Vữa dán gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

VII.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU CÔNG TÁC HOÀN THIỆN

1.TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

2.TCVN 5674:1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.

3.TCXDVN 303:2004 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.

4.TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu. Phần 1 : Công tác lát và láng trong xây dựng

5.TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu – Phần 2: Công tác trát trong xây dựng

6.TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu – Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng

7.TCXDVN 303:2006 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Phần công tác ốp trong xây dựng.

8.TCVN 7505:2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng – Lựa chọn và lắp đặt

9.TCVN 7955:2008 Lắp đặt ván sàn. Quy phạm thi công và nghiệm thu

10.TCVN 8264:2009 Gạch ốp lát. Quy phạm thi công và nghiệm thu

11.TCXD 159:1986 Trát đá trang trí-Thi công và nghiệm thu.

IX.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

1.TCVN 4519:1988 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

2.TCVN 5673:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – cấp nước bên trong – Hồ sơ bản vẽ thi công.

3.TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật

4.TCXD 76:1979 Quy trình quản lý kỹ thuật trong vận hành các hệ thống cung cấp nước

5.TCVN 6250:1997 Hướng dẫn thực hành lắp đặt ống Polyvinil clorua cứng (PVC-U).

6.TCVN 3989:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp nước và thoát nước – Mạng lưới bên ngoài – Bản vẽ thi công.

X.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN, CHIẾU SÁNG, CHỐNG SÉT, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, CẤP KHÍ ĐỐT

1.TCVN 3624:1981 Các mối nối tiếp xúc điện. Quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử

2.TCVN 7997:2009 Cáp điện lực đi ngầm trong đất. Phương pháp lắp đặt

3.TCVN 9208:2012 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp

4.TCXDVN 263:2002 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp.

5.TCXDVN 253:2001 Lắp đặt thiết bị chiếu sáng cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung

6.TCXDVN 263:2002 Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp.

7.TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

8.TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

9.TCXD 46:1984 Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công.

10.TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh. Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu.

11.TCVN 4318:1986 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Sưởi – Thông gió – bản vẽ thi công.

12.TCXDVN 387:2006 Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở- Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

13.TCXD 5681:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Chiếu sáng điện công trình ngoài nhà-Hồ sơ bản vẽ thi công.

23.TCXDVN 387:2006 Hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.

XI.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1.TCVN 6305-1:2007 (ISO 06182-1:2004) Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler

2.TCVN 6305-2:2007 (ISO 06182-2:2005) Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước

3.TCVN 6305-3:2007 (ISO 06182-3:2005) Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô

4.TCVN 6305-4:1997 (ISO 6182-4:1993) Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh

5.TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) Phòng cháy và chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn.

6.TCVN 6305-6:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 6: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van một chiều

7.TCVN 6305-8:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô tác động trước

8.TCVN 6305-9:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 9: Yêu cầu và phương pháp thử đối với đầu phun sương

9.TCVN 6305-10:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 10: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler trong nhà

10.TCVN 6305-12:2013 Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 12: Yêu cầu và phương pháp thử đối với các chi tiết có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống đường ống thép

11.TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1:1999) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 1 : Yêu cầu chung

12.TCVN 9311-3:2012 (ISO/TR 834-3:1994) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 3: Chỉ dẫn về phương pháp thử và áp dụng số liệu thử nghiệm

13.TCVN 9311-4:2012 (ISO 834-4:2000) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 4: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng chịu tải

14.TCVN 9311-5:2012 (ISO 834-5:2000) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 5: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải

15.TCVN 9311-6:2012 (ISO 834-6: 2000) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 6 : Các yêu cầu riêng đối với dầm

16.TCVN 9311-7:2012 (ISO 834-7:2000) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 7 : Các yêu cầu riêng đối với cột

17.TCVN 9311-8 : 2012 (ISO 834-8:2000) Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 8 : Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải

18.TCVN 9383:2012 Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy

XII.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THANG MÁY & THANG CUỐN

1.TCVN 5866:1995 Thang máy. Cơ cấu an toàn cơ khí

2.TCVN 5867:2009 Thang máy. Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn

3.TCVN 6395:2008 Thang máy điện. Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

4.TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998) Thang máy thủy lực. Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

5.TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy. Phần 3: Thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực

6.TCVN 6396-28:2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – Phần 28: Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng

7.TCVN 6396-58:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy. Kiểm tra và thử. Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng;

8.TCVN 6396-70:2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và hàng – Phần 70: Khả năng tiếp cận thang máy của người kể cả người khuyết tật

9.TCVN 6396-71:2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và hàng – Phần 71: Thang máy chống phá hoại khi sử dụng

10.TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003) Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 72: Thang máy chữa cháy

11.TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005) Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy

12.TCVN 6396-80:2013 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy đang sử dụng – Phần 80: Yêu cầu về cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng

13.TCVN 6397:2010 Thang cuốn và băng tải chở người. Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

14.TCVN 6904:2001 Thang máy điện. Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

15.TCVN 6905:2001 Thang máy thuỷ lực. Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

16.TCVN 6906:2001 Thang cuốn và băng chở người. Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

17.TCVN 7168-1:2007 (ISO/TR 11071-1:2004) So sánh các tiêu chuẩn an toàn thang máy quốc tế. Phần 1: Thang máy điện.

18.TCVN 7628-1:2007 (ISO 4190-1:1999) Lắp đặt thang máy. Phần 1: Thang máy loại I, II, III và VI

19.TCVN 7628-2:2007 (ISO 4190-2:2001) Lắp đặt thang máy. Phần 2: Thang máy loại IV

20.TCVN 7628-3:2007 (ISO 4190-3:1982) Lắp đặt thang máy. Phần 3: Thang máy phục vụ loại V

21.TCVN 7628-5:2007 (ISO 4190-5:2006) Lắp đặt thang máy. Phần 5: Thiết bị điều khiển, ký hiệu và phụ tùng.

22.TCVN 7628-6:2007 (ISO 4190-6:1984) Lắp đặt thang máy. Phần 6: Lắp đặt thang máy chở người trong các khu chung cư. Bố trí và lựa chọn.

23.TCVN 8040:2009 (ISO 7465:2007) Thang máy và thang dịch vụ. Ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng. Kiểu chữ T

XIII.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1.TCVN 4528:1988 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô. Quy phạm thi công và nghiệm thu

2.TCVN 4528:1988 Hầm đường sắt và hầm đường ô tô-Quy phạm thi công và nghiệm thu.

3.22 TCN 200:1989 Quy trình thiết kế công trình và thiết bị phụ trợ thi công cầu.

4.22 TCN 266-2000 Cầu cống – Quy phạm thi công và nghiệm thu

5.22 TCN 236-97 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng nền đất yếu

6.22 TCN 244-98 Quy trình xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường

7.TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô. Thi công và nghiệm thu

8.TCVN 9844:2013 Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu

9.22 TCN 248-98 Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu

10.TCVN 8857:2011 Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên – Vật liệu, thi công và nghiệm thu

11.22 TCN 304-03 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường bằng Cấp phối thiên nhiên

12.22 TCN 81-84 Quy trình sử dụng đất gia cố bằng chất kết dính vô cơ trong xây dựng đường

13.TCVN 8858:2011 Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu

14.TCVN 8859:2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô – Vật liệu, thi công và nghiệm thu

15.22 TCN 334-06 Thi công và nghiệm thu lớp Cấp phối đá dăm trong kết cáu áo đường Ô tô

16.22 TCN 252-1998 Quy trình thi công và nghiệm thu Lớp Cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường Ô tô

17.TCVN 9504:2012 Lớp kết cấu áo đường đá dăm nước. Thi công và nghiệm thu

18.22 TCN 06-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm nước

19.22 TCN 07-77 Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường cấp phối

20.22 TCN 245-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá (sỏi cuội) gia cố xi măng trong kết cấu áo đường Ô tô

21.22 TCN 246-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo đường Ô tô

22.22 TCN 250-1998 Thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm và đá dăm cấp phối láng nhựa nhũ tương axit

23.TCVN 8809:2011 Mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu

24.22 TCN 270-2001 Tiêu chuẩn kỹ thuật Thi công và nghiệm thu mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa

25.TCVN 8863:2011 Mặt đường láng nhựa nóng – Thi công và nghiệm thu

26.22 TCN 271-2001 Tiêu chuẩn kỹ thuật Thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa

27.TCVN 9505:2012 Mặt đường láng nhũ tương nhựa đường axit. Thi công và nghiệm thu

28.TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu

29.22 TCN 249-98 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường Bê tông nhựa

30.22 TCN 356-06 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường Bê tông nhựa sử dụng nhựa đường Polime

31.22 TCN 345-06 Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu lớp phủ mỏng Bê tông nhựa có độ nhám cao

32.22 TCN 282-2002 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường nhiệt dẻo

33.22 TCN 283-2002 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ dung môi

34.22 TCN 284-2002 Sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường hệ nước

35.22 TCN 285-2002 Sơn tín hiệu giao thông, lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu

36.TCVN 8788:2011 Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ dung môi và hệ nước – Quy trình thi công và nghiệm thu

37.TCVN 8791:2011 Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu

XIV.TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.14 TCN 1:2004 Quy trình kỹ thuật phụt vữa gia cố đê.

2.14 TCN 2:1985 Công trình bằng đất – Quy trình thi công bằng biện pháp đầm nén nhẹ.

3.14 TCN 12:2002 Công trình thủy lợi – Xây và lát đá – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

4.14 TCN 120:2002 Công trình thủy lợi – Xây và lát gạch – Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

5.14 TCN 20:2004 Đập đất – Yêu cầu kỹ thuật thi công đầm nén.

6.14 TCN 9:2003 Công trình thủy lợi – kênh đất – yêu cầu kỹ thuật – thi công và nghiệm thu.

7.14 TCN 90:1995 Công trình thủy lợi – Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng.

8.14 TCN 117:1999 Cửa van cung – thiết kế chế tạo, lắp đặt nghiệm thu và bàn giao – yêu cầu kỹ thuật.

9.14 TCN 101:2001 Giếng giảm áp – Quy trình kỹ thuật thi công và phương pháp kiểm tra và nghiệm thu.

10.14 TCN 43:85 Đường thi công công trình thủy lợi – Quy phạm thiết kế.

11.14 TCN 114:2001 Ximăng và phụ gia trong công trình thủy lợi – Hướng dẫn sử dụng.

12.14 TCN 110:1996 Chỉ dẫn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thủy lợi.

XV.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH

1.TCVN 6170-11: 2002 Công trình biển cố định. Kết cấu. Phần 11: Chế tạo

2.TCVN 6170-12: 2002 Công trình biển cố định. Kết cấu. Phần 12: Vận chuyển và dựng lắp

3.TCVN 6171:2005 Công trình biển cố định. Giám sát kỹ thuật và phân cấp

XVI.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU CHỐNG ĂN MÒN KẾT CẤU

1.TCVN 9346:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép . Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển

XVII.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU

1.TCVN 4606:1988 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

XVIII.TIÊU CHUẨN THI CÔNG & NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ SẢN XUẤT

1.TCVN 5639:1991 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản

2.TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp . Yêu cầu chung

3.TCXD 180:1996 Máy nghiền nhiên liệu. Sai số lắp đặt

4.TCXD 181:1996 Băng tải, gầu tải, xích tải, vít tải. Sai số lắp đặt

5.TCXD 182:1996 Máy nén khí. Sai số lắp đặt

6.TCXD 183:1996 Máy bơm. Sai số lắp đặt

7.TCXD 184:1996 Máy quạt. Sai số lắp đặt

8.TCXD 185:1996 Máy nghiền bi. Sai số lắp đặt

9.TCXD 186:1996 Lò nung clanh ke kiểu quay. Sai số lắp đặt

10.TCXD 187:1996 Khớp nối trục. Sai số lắp đặt

11.TCXD 207:1998 Bộ lọc bụi tĩnh điện. Sai số lắp đặt

XIX.TIÊU CHUẨN MÁY MÓC, THIẾT BỊ THI CÔNG

1.TCN 4087:1985 Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung.

2.TCVN 4473:1987 Máy xây dựng – Máy làm đất – Thuật ngữ và định nghĩa.

3.TCVN 9320:2012 Máy đào và chuyển đất – Phương pháp đo lực kéo trên thanh kéo.

4.TCVN 9321:2012 Máy đào và chuyển đất – Phương pháp xác đinh trọng tâm.

5.TCVN 9322:2012  Đào và chuyển đất – Phương pháp đo kích thước tổng thể của máy cùng thiết bị công tác.

6.TCVN 9323:2012 Máy đào và chuyển đất – Máy xúc lật – Phương pháp đo các lực gàu xúc và tải trọng lật.

7.TCVN 9324:2012 Máy đào và chuyển đất – Máy đào thủy lực – phương pháp đo lực đào.

8.TCVN 9325:2012 Máy đào và chuyển đất – Phương pháp xác định tốc độ duy chuyển.

9.TCVN 9326:2012 Máy đào và chuyển đất – Phương pháp đo thời gian dịch chuyển của bộ phận công tác.

10.TCVN 9327:2012 Máy đào và chuyển đất – Các phương pháp đo Khối lượng toàn bộ máy, thiết bị công tác và các bộ phận cấu thành của máy.

11.TCVN 9328:2012 Máy đào và chuyển đất – các phương pháp xác định kích thước quay vòng của máy bánh lốp.

12.TCVN 6052:1995 Giàn giáo thép.

13.TCVN 5862:1995 Thiết bị nâng – Phân loại theo chế độ làm việc.

14.TCVN 5865:1995 Cần trục thiếu nhi.

15.TCVN 4203:1986 Dụng cụ cầm tay trong xây dựng – Danh mục.

16.TCVN 4056:1985 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng – Thuật ngữ và định nghĩa.

17.TCVN 4056:1985 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng – Thuật ngữ và định nghĩa.

18.TCVN 4517:1988 Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng – Quy phạm nhận và giao máy xây dựng trong sửa chữa lớn – Yêu cầu chung.

XIX.TIÊU CHUẨN PHÒNG CHỐNG MỐI VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

1.TCVN 7958:2008 Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới.

2.TCVN 8268:2009 Bảo vệ công trình xây dựng. Diệt và phòng chống mối công trình xây dựng đang sử dụng

PHẦN VI – TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH

1.TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét

2.22 TCN 16-79 Quy trình đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3m

3.TCVN 8861:2011 Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo đường bằng phương pháp sử dụng tấm ép cứng

4.TCVN 8867:2011 Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman

5.22 TCN 251-1998 Quy trình thử nghiệm xác định môđun đàn hồi chung của áo đường mềm bằng cần đo võng Benkelman

6.TCVN 8865:2011 Mặt đường ô tô – Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI

7.22 TCN 277-2001 Kiểm tra đánh giá độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI

8.TCVN 8866:2011 Mặt đường ô tô – Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát – Thử nghiệm

9.22 TCN 278-2001 Xác định độ nhám của mặt đường đo bằng phương pháp rót cát

10.TCVN 8821:2011 Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng vật liệu rời tại hiện trường

11.22 TCN 332-2006 Xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

12.22 TCN 333-2006 Đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

13.22 TCN 335-06 Quy trình thí nghiệm và đánh giá cường độ nền đường và kết cấu mặt đường mềm của đường ô tô bằng thiết bị đo dộng FWD

14.22 TCN 346-2006 Xác định độ chặt nền móng đường bằng phễu rót cát

15.TCVN 3106-93 Bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt

16.TCVN 3118-93 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén

17.TCVN 3119-93 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ kéo uốn

18.TCVN 3120-93 Bê tông nặng – Phương pháp thử cường độ kéo khi bửa

19.TCVN 4030-03 Xi măng – phương pháp xác định độ mịn

20.TCVN 4031-85 Xi măng – phương pháp độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích

21.TCVN 4032-85 Xi măng – phương pháp xác định giới hạn bền uốn và nén

22.TCVN 5726-93 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và modun đàn hồi khi nén tĩnh

23.TCVN 6016-95 Xi măng – phương pháp thử, xác định độ bền và nén

24.TCVN 6017-95 Xi măng – Xác định thời gian đông kết và độ ổn định

25.TCXD 171-89 Bê tông nặng – Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén

26.TCXDVN 269-02 Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

27.TCXDVN 301-2003 Đất xây dựng – Phương pháp phóng xạ xác định độ ẩm và chặt của đất tại hiện trường

28.TCVN 4195-2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định Khối lượng riêng

29.TCVN 4196:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm

30.TCVN 4197-2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm.

31.TCVN 4198:2014 Đất xây dựng – Phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm

32.TCVN 4201-85 Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm.

33.TCVN 4202:2012 Đất xây dựng – Phương pháp xác định Khối lượng thể tích đất

34.22 TCN 318-04 Độ mài mòn Los Angeles

35.22 TCN 62-84 Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa

36.22 TCN 63-84 Quy trình thí nghiệm nhựa đường

37.TCVN 342-86 Cát xây dựng – phương pháp xác định thành phần hạt và module độ lớn

38.TCVN 8862:2011 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng các chất kết dính

39.TCVN 8868:2011 Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết – Không thoát nước và cố kết – Thoát nước của đất dính trên thiết bị nén ba trục

40.TCVN 8869:2011 Quy trình đo áp lực nước lỗ rỗng trong đất

41.TCVN 8870:2011 Thi công và nghiệm thu neo trong đất dùng trong công trình giao thông vận tải

42.TCVN 8871-1÷6:2011 Vải địa kỹ thuật – Phần 1÷6: Phương pháp thử

43.TCVN 8785-1:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 1: Hướng dẫn đánh giá hệ sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại

44.TCVN 8785-2:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 2: Đánh giá tổng thể bằng phương pháp trực quan

45.TCVN 8785-3:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 3: Xác định độ mất màu

46.TCVN 8785-4:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 4: Xác định độ tích bụi

47.TCVN 8785-5:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 5: Xác định độ bám bụi (sau khi rửa nước)

48.TCVN 8785-6:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 6: Xác định sự thay đổi độ bóng

49.TCVN 8785-7:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 7: Xác định độ mài mòn

50.TCVN 8785-8:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 8: Xác định độ rạn nứt

51.TCVN 8785-9:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 9: Xác định độ đứt gãy

52.TCVN 8785-10:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 10: Xác định sự phồng rộp

53.TCVN 8785-11:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 11: Xác định độ tạo vảy và bong tróc

54.TCVN 8785-12:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 12: Xác định độ phấn hoá

55.TCVN 8785-13:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 13: Xác định độ thay đổi màu

56.TCVN 8785-14:2011 Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại – Phương pháp thử trong điều kiện tự nhiên – Phần 14: Xác định độ phát triển của nấm và tảo

57.TCVN 8786:2011 Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ nước – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử

58.TCVN 8787:2011 Sơn tín hiệu giao thông – Sơn vạch đường hệ dung môi – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử

59.64TCN 92-95 Sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bê tông xi măng và bê tông nhựa đường – Yêu cầu kỹ thuật

60.64TCN 93-95 Sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bê tông xi măng và bê tông nhựa đường – Phương pháp thử

61.TCVN 8789:2011 Sơn bảo vệ kết cấu thép – Yêu cầu kỹ thuật và Phương pháp thử

PHẦN VII – TIÊU CHUẨN AN TOÀN LAO ĐỘNG

I.TIÊU CHUẨN AN TOÀN CÔNG TRÌNH

1.TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

2.TCVN 3256:1979 An toàn điện – thuật ngữ và định nghĩa.

3.TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung.

4.TCVN 2572:1978 Biển báo an toàn về điện.

5.TCVN 3145:1979 Khí cụ đóng cắt mặch điện, điện áp 1000V-Yêu cầu an toàn.

6.TCVN 5556:1991 Thiết bị điện hạ áp – yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật.

7.TCVN 7447-441:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 4-41: Bảo vệ an toàn – bảo vệ chống điện giật.

8.TCVN 7447-4-43:2004 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà-Phần 4-43: Bảo vệ an toàn : Bảo vệ chống quá dòng.

9.TCVN 7447-4-44:2010 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà, Phần 4-44: Bảo vệ an toàn-bảo vệ chống chiếu nhiễu điện áp và nhiễu điện từ.

10.TCVN 7447-4-42:2005 Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 4-42: Bảo vệ an toàn và bảo vệ chống ảnh hưởng về nhiệt.

11.TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

12.TCVN 68:174:2006 Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.

13.TCVN 5334:1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.

14.TCVN 3288:1979 Hệ thống thông gió – yêu cầu chung về an toàn.

15.TCVN 4431:1987 Lan can an toàn điều kiện về kỹ thuật.

16.TCXD 177:1993 Đường ống dẫn khí đặt ở đất liền – Quy phạm kỹ thuật tạm thời về hành lang an toàn.

17.TCVN 5744:1993 Thang máy – yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng.

18.TCVN 5867:1995 Thang máy – cabin, đối trọng, ray hướng dẫn-Yêu cầu an toàn.

19.TCVN 5866:1995 Thang máy – yêu cầu an toàn về cơ khí.

20.TCVN 6395:1998 Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

21.TCVN 6396:1998 Thang máy thủy lực – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

22.TCVN 6397: 1998 Thang cuốn và băng chở người – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

23.TCVN 6904:2001 Thang máy điện – phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

24.TCVN 6905:2001 Thang máy thủy lực – phương pháp thử các yêu cầu về an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

25.TCVN 6906:2001 Thang cuốn và băng chở người – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

26.TCVN 7168-1:2002 So sánh các tiêu chuẩn an toàn thang máy trên thế giới – Phần 1: Thang máy điện.

27.TCVN 2288:1978 Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

28.TCVN 2292:1978 Công việc sơn. Yêu cầu chung về an toàn.

29.TCVN 2293:1978 Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.

30.TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn.

31.TCVN 3147:1990 Quy phạm an toàn trong Công tác xếp dỡ- Yêu cầu chung

32.TCVN 3153:1979 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động- Các khái niệm cơ bản- Thuật ngữ và định nghĩa

33.TCVN 3254:1989 An toàn cháy. Yêu cầu chung

34.TCVN 3255:1986 An toàn nổ. Yêu cầu chung.

35.TCVN 3288:1979 Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn

36.TCVN 4431:1987 Lan can an toàn. Điều kiện kỹ thuật

37.TCVN 4879:1989 Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn

38.TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

39.TCVN 5587:2008 Ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện

40.TCVN 8084:2009 Làm việc có điện. Găng tay bằng vật liệu cách điện

41.TCXD 66:1991 Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước. Yêu cầu an toàn.

42.TCXDVN 296.2004 Dàn giáo- Các yêu cầu về an toàn

43.TCVN 8774:2012 An toàn thi công cầu

II.TIÊU CHUẨN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

1.TCVN 3991:1985 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng – Thuật ngữ và định nghĩa.

2.TCXD 215:1998 Phòng cháy chữa cháy-Từ vựng- Phát hiện cháy và báo động cháy.

3.TCXD 216:1998 Phòng cháy chữa cháy-Từ vựng- Thiết bị chữa cháy.

4.TCXD 217:1998 Phòng cháy chữa cháy – Từ vựng – Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm.

5.TCXD 216: 1998 Phân loại cháy.

6.TCVN 5303:1990 An toàn cháy – thuật ngữ và định nghĩa.

7.TCVN 3254:1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung.

8.TCVN 3255:1986 An toàn nổ – yêu cầu chung.

9.TCVN 4879:1989 Phòng cháy – dấu hiệu an toàn.

10.TCVN 5040:1990 Thiết bị phòng cháy chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy chữa cháy-Yêu cầu kỹ thuật.

11.TCVN 2622:1995 Phòng cháy – Chống cháy cho nhà và công trình –Yêu cầu thiết kế.

12.TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.

13.TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy – chợ và trung tâm thương mại – yêu cầu thiết kế.

14.TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ – Yêu cầu chung.

15.TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.

16.TCXD 218:1998 Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định chung.

17.TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.

18.TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.

19.TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy – hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

20.TCVN 7026:2002 Chữa cháy, bình chữa cháy xách tay – tính năng và cấu tạo.

21.TCVN 7027:2002 Chữa cháy-Xe đẩy chữa cháy – tính năng và cấu tạo.

III.TIÊU CHUẨN AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT THI CÔNG XÂY DỰNG

1.TCVN 3153:1979 Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động – các khái niệm cơ bản – thuật ngữ và định nghĩa.

2.TCVN 3146:1986 Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn.

3.TCVN 5586: 1991 Găng cách điện.

4.TCVN 5587: 1991 Sào cách điện.

5.TCVN 5588: 1991 Ủng cách điện.

6.TCVN 5589:1991 Thảm cách điện.

7.TCVN 5180:1990 Palăng điện – yêu cầu chung về an toàn.

8.TCVN 4244:1986 Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.

9.TCVN 5863:1995 Thiết bị nâng – yêu cầu về an toàn trong lắp đặt và sử dụng.

10.TCVN 5864:1995 Thiết bị nâng – cáp thép, tang, ròng rọc, xích và đĩa xích – yêu cầu an toàn.

11.TCVN 3147:1990 Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ – yêu cầu chung.

12.TCVN 5181:1990 Thiết bị nén khí – yêu cầu chung về an toàn.

13.TCVN 6008: 1995 Thiết bị áp lực mối hàn – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

14.TCVN 4245:1996 yêu cầu kỹ thuật – an toàn trong sản xuât sử dụng ô xy – axetilen -.

15.TCVN 5019:1989 Thiết bị axetilen – yêu cầu về an toàn.

16.TCVN 5346: 1991 Kỹ thuật an toàn nồi hơi nồi nước nóng – yêu cầu chung đối với việc tính độ bền.

17.TCVN 6004:1995 Nồi hơi – yêu cầu kỹ thuật an toàn và thiết kế, kết cấu, chế tạo.

18.TCVN 6005:1995 Nồi hơi – yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.

19.TCVN 6006:1995 Nồi hơi – yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

20.TCVN 6007:1995 Nồi hơi – yêu cầu kỹ thuật và an toàn, về lắp đặt sửa chữa – phương pháp thử.

21.TCVN 6153:1996 Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.

22.TCVN 6154: 1996 Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo- phương pháp thử.

23.TCVN 6155:1996 Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt , sử dụng và sửa chữa- phương pháp thử.

24.TCVN 6156:1996 Bình chịu áp lực – yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa- phương pháp thử.

25.TCVN 2292: 1987 Công việc sơn – yêu cầu chung về an toàn.

26.TCVN 2293:1978 Gia công gỗ – yêu cầu chung về an toàn.

27.TCVN 3748:1983 Máy gia công kim loại – yêu cầu chung về an toàn.

28.TCVN 4163:1985 Máy điện cầm tây – Yêu cầu an toàn.

29.TCVN 4726:1989 Kỹ thuật an toàn – Máy cắt kim loại – yêu cầu đối với trang thiết bị điện.

30.TCVN 4744:1989 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí.

31.TCXDVN 296:2004 Dàn giáo các yêu cầu về an toàn.

32.10 TCN 564:2003 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi – mạng cung cấp điện và thiết bị điều khiển – yêu cầu chung về an toàn.

33.10 TCN 565:2003 Máy làm nông nghiệp và thủy lợi – Nối đất – yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

34.TCXD 66:1991 Vận hành khai thác hệ thống cấp nước – yêu cầu về an toàn.

35.TCVN 2289:1978 Quá trình sản xuất – yêu cầu chung về an toàn.

36.TCVN 2290:1978 Thiết bị sản xuất – yêu cầu chung về an toàn.

37.TCVN 2291:1978 Phương tiện bảo vệ người lao động – Phân loại.

38.TCVN 5659:1992 Các yếu tố nguy hiểm có hại cho sản xuất – phân loại.

39.TCVN 5659:1992 Thiết bị sản xuất – bộ phận điều chỉnh – yêu cầu an toàn chung.

40.TCVN 7365:2003 Không khí vùng làm việc, giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí trong công nghiệp sản xuất chất ô nhiễm không khí tại cơ sở sản xuất chất ximăng.

41.TCXDVN 282:2002 Không khí vùng làm việc-Tiêu chuẩn bụi và chất ô nhiễm không khí trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm amiăng.

42.TCVN 4730:1989 Sản xuất gạch ngói nung – yêu cầu chung về an toàn.

43.TCVN 5178:1990 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên.

44.TCVN 6734:2000 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò – yêu cầu về an toàn kết cấu và sử dụng.

45.TCVN 6780-1:2009 Yêu cầu trong an toàn khai thác hầm lò và mỏ quặng – Yêu cầu chung và công tác khai thác mỏ.

46.TCVN 6780-2:2009 yêu cầu chung trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng – công tác vận tải mỏ.

47.TCVN 6780-3:2009 Yêu cầu trong khai thác hầm lò mỏ quặng – Công tác thông gió và kiểm tra khí mỏ.

48.TCVN 6780:-4:2000 Yêu cầu trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng – công tác cung cấp điện.

49.Quyết định 1338/2006/QĐ-BXD của bộ trưởng bộ xây dựng ban hành hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa sự cố thi công hố đào trong vùng đất yếu.

IV.TIÊU CHUẨN AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN

1. TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng. Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật

2. TCVN 3148:1979 Băng tải. Yêu cầu chung về an toàn

3. TCVN 4755:1989 Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị thủy lực.

4. TCVN 5179:1990 Máy nâng hạ. Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn

5. TCVN 5180:1990 Palăng điện- Yêu cầu chung về an toàn

6. TCVN 5206:1990 Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ống trọng.

7. TCVN 5207:1990 Máy nâng hạ. Cầu contenơ. Yêu cầu an toàn

8. TCVN 5209:1990 Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện

9. TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997) Cần trục. Sử dụng an toàn. Phần 1: Yêu cầu chung.

10. TCVN 7549-3:2007 (ISO 12480-3:2005) Cần trục. Sử dụng an toàn. Phần 3: Cần trục tháp

11. TCVN 7549-4:2007 (ISO 12480-4:2007) Cần trục. Sử dụng an toàn. Phần 4: Cần trục kiểu cần

V.TIÊU CHUẨN AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY

1.TCVN 3152:1979 Dụng cụ mài. Yêu cầu an toàn

2.TCVN 7996-1:2009 (IEC 60745-1:2006) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 1: Yêu cầu chung

3.TCVN 7996-2-1: 2009 (IEC 60745-2-1:2008) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với máy khoan và máy khoan có cơ cấu đập

4.TCVN 7996-2-2: 2009 (IEC 60745-2-12:2008) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với máy vặn ren và máy vặn ren có cơ cấu đập

5.TCVN 7996-2-5:2009 (IEC 60745-2-14:2006) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với máy cưa đĩa

6.TCVN 7996-2-6:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với búa máy

7.TCVN 7996-2-7:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn -Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với súng phun chất lỏng không cháy

8.TCVN 7996-2-11:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Phần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với máy cưa tịnh tiến (máy cưa có đế nghiêng được và máy cưa có lưỡi xoay được)

9.TCVN 7996-2-12: 2009 (IEC 60745-2-2:2008) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với máy đầm rung bê tông

10.TCVN 7996-2-13:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với máy cưa xích

11.TCVN 7996-2-14: 2009 (IEC 60745-2-5:2006) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với máy bào

12.TCVN 7996-2-19:2011) Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Phần 2-19: Yêu cầu cụ thể đối với máy bào xoi

13.TCVN 7996-2-20:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Phần 2-20: Yêu cầu cụ thể đối với máy cưa vòng

14.TCVN 7996-2-21:2011 Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ – An toàn – Phần 2-21: Yêu cầu cụ thể đối với máy thông ống thoát nước.

Báo giá cửa gỗ

Trên thị trường cửa gỗ công nghiệp hiện nay đang có khá nhiều loại khác nhau. Mỗi loại cửa gỗ đều mang đến cho bạn những tiện ích riêng và tương ứng với đó sẽ là số tiền để sở hữu. Trước đây, cửa gỗ thường phổ biến với các loại cửa gỗ truyền thống như: Cửa MDF, HDF, Composite plastic, cửa gỗ ghép thanh,  phủ veneer hay phủ laminate. Báo giá cửa gỗ công nghiệp tại Hà Nội thường ở mức trung được các gia đình bình dân lựa chọn là mặt hàng thiết yếu.

Cửa gỗ công nghiệp là dòng cửa sử dụng phần lớn các sản phẩm ván hoắc gỗ công nghiệp thay thế gỗ tự nhiên để cấu tạo nên sản phẩm cửa. Cửa gỗ công nghiệp là sản phẩm được dùng phổ biến nhất hiện nay, các công trình sử dụng cửa gỗ công nghiệp rất đa dạng: từ nhà dân, biệt thự, khách sạn, resort, chung cư…

Nhiều khách hàng thắc mắc không biết giá cử gỗ công nghiệp là bao nhiêu? Ở Hà Nội và Tp. HCM thì nên mua ở đâu là tốt nhất và giá rẻ nhất. Chính vì thế, để giải đáp cho thắc mắc đó, Hôm nay Bách Việt xin đưa ra Bảng báo giá cửa gỗ công nghiệp Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh Update 2019 để quý khách hàng nắm rõ. Đồng thời hướng dẫn khách hàng cách đặt hàng và mua hàng tại Cửa Gỗ Bách Việt.

Giá 1 bộ cửa gỗ công nghiệp bao gồm = cánh cửa + khuôn cửa + nẹp + phụ kiện

Trong đó:

✔️Giá cánh cửa = (H Ô chờ –  45mm x (W ô chờ -75 mm) x m2 cánh cửa. ( H ô chờ chính là chiều cao ô chờ cửa , W ô chờ chính là chiều rộng ô chờ cửa)

✔️Giá khuôn cửa: ((H ô chờ x2) + W ô chờ) x md khuôn

✔️Giá nẹp =((( H ô chờ +60) x4))+ (W ô chờ +120) x2))) x md nẹp

BÁO GIÁ CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP

Báo giá cửa gỗ công nghiệp

BÁO GIÁ CỬA GỖ TỰ NHIÊN

Bảng báo giá cửa gỗ tự nhiên này áp dụng cho các công trình – dự án quy mô lớn với thời gian tính từ Tháng 09-2019. Sau khi khảo sát thực tế và thông qua bản vẽ thiết kế chi tiết công ty chúng tôi sẽ có báo giá chính thức cho quý khách hàng.

Bản vẽ hệ thống chiếu sáng


Mật khẩu : Cuối bài viếtCâu hỏi :
Bản vẽ cad thiết kế chiếu sáng ngoài nhà với rất nhiều bản vẽ chia sẻ để các bạn có thêm tư liệu học tập
HÌNH ẢNH DEMO

Câu hỏi: dan phoi thong minh
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Đếm Block trong Cad một kiến thức không thể thiếu với dân kỹ thuật

Để đếm block trong Cad bạn thường làm theo cách nào? Ngồi click và đếm từng block hay sử dụng Lisp để thống kê? Lệnh Bcount sẽ làm thay bạn.

Đối với các bạn thường xuyên bóc tách khối lượng bản vẽ thì lệnh Bcount là không thể thiếu.

Trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng lệnh Bcount để đếm block với thời gian ngắn và nhanh nhất mà không phải sử dụng lisp.

Block ở đây là các đối tượng khác nhau, mỗi block chúng ta thường đặt một tên nhất định.

Lệnh Bcount hoạt động trên cơ sở đếm tổng hợp các block cùng tên với nhau thành một con số. Lúc này bạn chỉ cần quét chọn khu vực bạn muốn đếm block và đánh lệnh Bcount thế là xong.

Xem thêm: Top 3 lệnh lọc đối tượng trong Cad

Cách sử dụng lệnh Bcount trong cad để đếm Block

Bước 1: Mở bản vẽ bạn muốn tìm block trong cad lên, click chọn block bạn muốn đếm xem tên block là gì? Giải sử ở đây mình sẽ đếm block tên F2.

Bước 2: Xác định vùng dữ liệu mà bạn muốn tìm kiếm số lượng block tên F2, ở đây mình sẽ đếm block trong vùng dữ liệu đã khoanh màu đỏ bên dưới.

Bước 3: Gõ lệnh Bcount và chọn vùng dữ liệu để đếm block.

Bước 4: Giờ chỉ việc nhấn nút Enter, sau đó ấn phím F2 để hiển thị số lượng Block trong vùng dữ liệu bạn muốn đếm block.

Kết quả: số lượng block F2 bằng 8.

Chú ý: Nếu bạn gõ lệnh Bcount mà không sử dụng được là do phần mềm Autocad của bạn chưa cài đặt Express tool.

Video hướng dẫn thực hiện

Lời kết

Quá đơn giản phải không các bạn, việc đếm block trong Cad bây giờ không còn khó khăn nhiều nữa. Bạn có thể áp dụng lệnh đếm đối tượng trong cad để thống kê số lượng thiết bị trên toàn bộ bản vẽ dễ dàng và nhanh chóng.

Bạn đang sử dụng cách nào để đếm block trong cad? Mình rất muốn nhận được những chia sẻ từ bạn ở bên dưới phần bình luận đấy!

Phần mềm photoshop CS6 (FULL) và hướng dẫn cài đặt chi tiết


Mật khẩu giải  nén : Cuối bài viết

Cách tải photoshop CS6, hướng dẫn cài đặt photoshop CS6 chi tiết nhất tất cả sẽ được cung cấp và chia sẻ tới bạn đọc trong bài viết này. 

Adobe Photoshop CS6 là một trong những phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp và được rất nhiều người sử dụng từ những tác vụ chỉnh sửa ảnh cơ bản đến phức tạp.

Hiện tại mặc dù Adobe có phát hành phiên bản photoshop CC giúp người dùng có thể sử dụng miễn phí, tuy nhiên đồng nghĩa với nó là nhiều tính năng cũng sẽ bị lược bỏ. Chính vì vậy mà những người sử dụng photoshop ở mức nâng cao và thường xuyên vẫn lựa chọn phiên bản photosho CS6 hơn mặc dù đây là một phiên bản trả phí.

Link tải photoshop CS6 FULL – Phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp

 

Lưu ý: Nếu link Download photoshop CS6 bị lỗi. Bạn có thể phản hồi lại thông qua fanpage facebook: Tại đây. Mình sẽ tiếp nhận và fix lại link tải.

Yêu cầu cấu hình cài đặt photoshop CS6

  • Bộ xử lý: Intel Pentium 4 hoặc AMD Athlon 64
  • RAM: 1 GB
  • Ổ cứng trống: 1 GB
  • Độ phân giải màn hình: 1024 x 768
  • OpenGL 2.0
  • Ổ DVD-ROM

Hướng dẫn cách cài photoshop CS6 chi tiết

Bước 1: Sau khi tải photoshop CS6 về máy tính bạn tiến hành giải nén, chúng ta sẽ được 2 thư mục, mở thư mục Adobe Photoshop CS6 và chọnSet-up.exe (như hình bên dưới)

Bước 2: Sau đó bạn cần ngắt kết nối internet trước khi tiến hành cài photoshop CS6

Bước 3: Chọn Try hoặc “Install a trial” để bắt đầu cài đặt:

Bước 4: Chọn Accept để tiến hành cài đặt photoshop CS6

Bước 5: Tiếp theo chúng ta sẽ lựa chọn phiên bản photoshop CS6:

  • 32bit: Nếu máy bạn là 32 bit thì chỉ thấy 1 mục lựa chọn để cài đặt ( đã được tick v sẵn) => Bấm Install để tiến hành cài đặt.
  • 64bit: Khi máy bạn chạy hệ điều hành 64 bit, thì sẽ xuất hiện 2 mục lựa chọn để cài đặt (như trong ảnh ví dụ). Với trường hợp này bạn hoàn toàn có thể cài đặt cả 2 (sẽ bị nặng máy) hoặc bạn chỉ cài đặt bản 64 bit mà thôi (máy sẽ nhẹ hơn, khi chạy phần mềm cũng êm hơn) => Chỉ tick bản 64 bit, bỏ tick bản 32 bit => Click Install đề tiến hành cài đặt.

 

Bước 6: Quá trình cài đặt bắt đầu, thời gian cài đặt sẽ giao động từ 7 – 10 phút phụ thuộc vào cấu hình máy tính của bạn.

Bước 7: Quá trình cài đặt hoàn tất.

Như vậy bên trên là tường bước hướng dẫn cách cài photoshop CS6 chi tiết. Tuy nhiên để có thể sử dụng lâu dài chúng ta cần tiến hành active phần mềm.

  • Trường hợp 1: Nếu như bạn có key bản quyền phần mềm photoshop CS6 có thể nhập key kích hoạt bản quyền, bước này khá đơn giản.
  • Trường hợp 2: Nếu bạn không có điều kiện mua key bản quyền photoshop CS6, thì có thể active phần mềm theo hướng dẫn: Tại đây (Các bước hướng dẫn khá đơn giản và chi tiết).

+ Các bạn tìm Folder “amtlib.dll” được đính kèm trong thư mục cài đặt mà bạn đã giải nén lúc đầu.

+ Trong thư mục “amtlib.dll” các bạn tìm thư mục đúng với Số bit của máy tính của bạn và copy file amtlib.dll ở trong đó.

 

 

Copy file amtlib.dll và Paste vào thư mục cài đặt phần mềm với thư mục mặc định là như sau:

Adobe Photoshop: C: \ Program Files \ Adobe \ Adobe Photoshop CS6

+ Adobe Illustrator: C: \Program Files\Adobe\Adobe Illustrator \Support Files\ Contents \ Windows Sau khi Paste (Ctrl + V) thì chọn “Copy and Replace” (Window 7) hoặc “Replace the file in the destination” (Window 8, 10)

Vậy là xong rồi đó. Cuối cùng đưa icon photoshop CS6 ra ngoài Desktop để dễ dàng tìm kiếm hơn.

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về link tải photoshop CS6 FULL cũng như các bước hướng dẫn cài đặt photoshop CS chi tiết từ A–>Z. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với những bạn đang muốn tìm và cài đặt phần mềm chỉnh sửa ảnh tuyệt vời này.

Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến link tải phần mềm photoshop CS6, cũng như cách cài đặt bạn đọc có thể để comment dưới cuối bài viết Top kiến thức sẽ có phản hồi lại trong thời gian sớm nhất nhé.

Chúc bạn thành công…!!!

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SINSUNG SU-100 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Báo giá cửa cuốn

VINACON – là đơn vị ủy quyền giới thiệu sản phẩm cửa cuốn Austdoor, Masterdoor, Wintec tại Hà Nội, để được tư vấn chọn mua cửa cuốn và xem bảng báo giá cửa cuốn của chúng tôi hãy liên hệ qua hotline: 0904.87.33.88

Ngoài bảng giá cửa cuốn, quý khách có nhu cầu xem thêm bảng giá của các phụ kiện nan cửa, mô tơ, bình lưu điện khác liên hệ với hotline 0904.87.33.88 để tư vấn kỹ lưỡng.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM

– Địa Chỉ: Số 447 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

– Chi nhánh: Số 22/69 Đường Lữ Gia – Quận 11 – TPHCM

– Quý khách gọi trực tiếp để được báo giá và tư vấn tốt nhất 24/24h

– Phụ trách cửa cuốn tại Hà Nội liên hệ: 0904.87.33.88

– Phụ trách cửa cuốn tại TP HCM liên hệ: 0912.07.64.66

BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG LẮP ĐẶT CỬA CUỐN GIÁ RẺ MỚI NHẤT 2019

LƯU Ý: BẢNG GIÁ DƯỚI ĐÂY LÀ CỦA NHÀ MÁY – HÃY LIÊN HỆ VỚI CHUNG TÔI ĐỂ NHẬN GIÁ SALE 30%

1/ Bảng giá cửa cuốn Austdoor

Hiện nay, trên thị trường Viêt Nam xuất hiện rất nhiều loại cửa cuốn nhái thương hiệu Austdoor. Khuyến cáo khách hàng khi mua cửa cuốn và các phụ kiện cửa cuốn cần kiểm tra: tem nhãn của nhà sản xuất, giấy chứng nhận phân phối ủy quyền, cùng các giấy tờ có liên quan đến hệ thống cửa cuốn Austdoor. Khi có nhu cầu quý khách hàng hãy liên hệ với showroom cửa cuốn Austdoor chính hãng trên toàn quốc để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

STT

Loại cửa cuốn

Mô tả cửa cuốn

Đơn giá

I. Cửa cuốn tấm liền Austdoor: (Cửa tự động và bán tự động)

VNĐ/M2

1

Cửa cuốn tấm liền Austdoor Serie1

Được làm bằng thép hợp kim, nhập khẩu COLOBOND, độ dày 0.55mm, 5 màu.

850.000

2

Cửa cuốn tấm liền Austdoor Serie2

Được làm bằng thép hợp kim. Nhập khẩu APEX, độ dày 0.52mm, có 4 màu.

750.000

3

Cửa cuốn tấm liền Austdoor Serie3

Được làm bằng thép hợp kim, liên doanh, độ dày 0.50mm, có 2 màu

650.000

4

Cửa cuốn tấm liền DoorTech Austdoor

Được làm bằng thép hợp kim. Liên doanh, độ dày 0.48mm, có 2 màu

550.000

II. Cửa cuốn khe thoáng Austdoor – Công nghệ Đức.

5

Cửa cuốn khe thoáng A50i (màu be)

Được làm bằng hợp kim nhôm tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.3mm, được thiết kế 2 lớp.

1.550.000

6

Cửa cuốn khe thoáng A48i (màu ghí sáng)

Được làm bằng hợp kim nhôm tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.1mm, được thiết kế 2 lớp.

1.350.000

7

Cửa cuốn khe thoáng A49i (màu ghí tối)

Được làm bằng hợp kim nhôm tiêu chuẩn 6063, độ dày 0.9mm, được thiết kế 2 lớp.

1.150.000

III. Cửa cuốn khe thoáng Austdoor  thế hệ mới (Siêu êm – Siêu thoáng)

8

Cửa cuốn khe thoáng C70 (Siêu thoáng)

Được làm bằng hợp kim nhôm tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.2-2.3mm được thiết kế 2 lớp

2.200.000

9

Cửa cuốn khe thoáng S50i (Siêu êm)

Được làm bằng hợp kim nhôm tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.2-1.3mm, được thiết kế 2 lớp.

1.900.000

10

Cửa cuốn khe thoáng S51i (Siêu êm)

Đươc làm bằng nhôm hợp kim tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.1mm được thiết kế 2 lớp

1.600.000

IV. Cửa cuốn khe thoáng Austdoor xuyên sáng siêu thẩm mỹ.

11

Cửa cuốn khe thoáng A50i-PC xuyên sáng

Đươc làm bằng nhôm hợp kim tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.3mm được thiết kế 2 lớp.

1.550.000

12

Cửa cuốn khe thoáng A48i-PC xuyên sáng

Được làm bằng nhôm hợp kim tiêu chuẩn 6063, độ dày 1.1mm được thiết kế 2 lớp

1.350.000

V. Động cơ DC Austdoor dùng cho cửa cuốn tấm liền (chống sao chép mã).
13
Động cơ ARG-P1
Động cơ đồng trục DC dùng cho cửa cuốn tấm liền <12m2
5.700.000
14

Động cơ ARG-P2
Động cơ đồng trục DC dùng cho cửa cuốn tấm liền >12m2
6.800.000
15
Động cơ DoorTech Austdoor  ARD
Động cơ đồng trục DC dùng cho cửa cuốn tấm liền <12m2
4.800.000

VI. Động cơ cửa cuốn Austdoor AC dùng cho cửa cuốn khe thoáng (chống sao chép mã).

16

Động cơ AK300kg (Lắp ráp trong nước)

Động cơ dùng cho cửa cuốn khe thoáng dạng kéo xích, BH 2 năm

5.000.000

17

Động cơ AK500kg  (Lắp ráp trong nước)

Động cơ dùng cho cửa cuốn khe thoáng dạng kéo xích, BH 2 năm

5.400.000

18

Động cơ AH300kg (Nhập Khẩu Đài Loan)

Động cơ dùng cho cửa cuốn khe thoáng dạng kéo xích, BH 5 năm

6.750.000

19

Động cơ AH500kg (Nhập Khẩu Đài Loan)

Động cơ dùng cho cửa cuốn khe thoáng dạng kéo xích, BH 5 năm

7.800.000

20

Động cơ AH800kg (Nhập khẩu Đài Loan)

Động cơ dùng cho cửa cuốn khe thoáng dạng kéo xích, BH 5 năm

15.500.000

VII. Bộ lưu điện dùng cho cửa cuốn.

21

Bộ lưu điện DC, AU-F7

Bộ lưu điện DC dùng cho cửa cuốn tấm liền, có diện tích <12m2

2.500.000

22

Bộ lưu điện DC, AU-F12

Bộ lưu điện DC dùng cho cửa cuốn tấm liền, có diện tích <12m2

3.400.000

23

Bộ lưu điện DC, AU-F500

Bộ lưu điện DC dùng cho cửa cuốn khe thoáng, có diện tích <15m2

2.800.000

24

Bộ lưu điện DC, AU-F1000

Bộ lưu điện DC dùng cho cửa cuốn khe thoáng, có diện tích >15m2

3.800.000

25 Bộ lưu điện AC, P1000 Bộ lưu điện DC dùng cho mô tơ có công suốt 300kg 3.600.000
26 Bộ lưu điện AC, P2000 Bộ lưu điện DC dùng cho mô tơ có công suốt 500kg 4.800.000

Lưu ý: bảng giá này đã saleoff 30% so với giá bán của nhà máy.

Sau đây là những cách giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm cửa cuốn Austdoor một cách dễ dàng bởi những chi tiết: mặt trước thân cửa có gắn tem của Austdoor và tem đại lý cửa cuốn Austdoor…Các phụ kiện đi kèm gồm: khoá, tay điều khiển từ xa, nút bấm âm tường, bộ lưu điện…đều được in logo của Austdoor, tên các loại vật liệu và tên sản phẩm đều được phun bằng điện tử. Tất cả các sản phẩm đều được sản xuất và đóng gói đồng bộ tại tập đoàn Austdoor.

Quý khách khi mua sản phẩm cửa cuốn Austdoor cùng lưu ý: giá thành của Austdoor luôn đồng bộ và đi kèm với phụ kiện như: trục thép mạ kẽm dày 2.6mm, 3.9mm, ray nhôm dẫn hướng Al 6063, hệ thống tự động đảo chiều khi gặp vật cản, gioong bịt đầu nan, chống nâng chống bẩy cửa nhập khẩu, chi phí vận chuyển và lắp đặt bảo hành trong nội và ngoại thành cùng các chi phí khác. Giá bán của cửa cuốn Austdoor sẽ được cộng vào tổng giá của bộ cửa phụ thuộc vào nhu cầu lắp đặt và sử dụng của quý khách hàng.

Báo giá hệ thống cửa cuốn Austdoor thế hệ mới đồng bộ bao gồm: ray dẫn hướng, bộ khung kỹ thuật được định sẵn tại nhà máy, pully, trục tiêu chuẩn đồng bộ, hệ con lăn đỡ thân cửa, gioăng kép giảm chấn trên từng nan cửa, siêu êm siêu thoáng. Ứng dụng công nghệ chống sao chép mã cửa, đảm bảo an toàn tuyêt đối cho mọi khách hàng. Để được báo giá cửa cuốn Austdoor quý khách hãy liên hệ đến những đại lý chính hãng để nhận được thông tin sớm nhất.

Báo giá cửa cuốn khe thoáng Austdoor dòng truyền thống: đơn giá được áp dụng cho các loại cửa cuốn khe thoáng Wpb <= 6m sử dụng trục tiêu chuẩn Ø144, những loại cửa có diện tích > 30m2 sẽ áp dụng trục Ø168 dày 3.9mm sơn tĩnh điện và chi phí phát sinh thêm 150,000 VNĐ/md trục cửa. Hiện tại, Tập đoàn Austdoor báo giá cửa cuốn Austdoor khe thoáng truyền thống bao gồm các loại nan cửa có mã hiệu như: A50, A48i, A49i. Động cơ được áp dụng cho cửa cuốn khe thoáng Austdoor bao gồm các sản phẩm có mã như: AH300, AH500, AH800, AH1000… và AK300, AK500, AK800..

Báo giá hệ thống cửa cuốn tấm liền Austdoor công nghệ Úc gồm: giá đỡ, ray dẫn hướng, tay kéo cửa tấm liền với những cửa có diện tích > 7m2. Trường hợp cửa cuốn tấm liền có diện tích < 7m2 thì đơn giá gồm: thân cửa, chưa bao gồm các phụ kiện đi kèm: chi phí vận chuyển, giá đỡ, ray dẫn hướng, chi phí lắp đặt cùng rất nhiều những chi phí khác. Hệ thống cửa cuốn tấm liền dùng bộ tời ARG.P-1, ARS có diện tích < 12m2, ARG.P-2 có diện tích > 12m2, AHV có diện tích lớn, AH565 chuyên dùng cho hệ thống cửa cuốn trượt trần Overhead.

Thời gian bảo hành các sản phẩm cửa cuốn Austdoor: 60 tháng đối với những motor ARG, AHV, AH (không bao gồm hộp điều khiển, tay điều khiển), 48 tháng với những motor AL (bao gồm hộp điều khiển và tay điều khiển), 24 tháng đối với motor AK (không bao gồm hộp điều khiển và tay điều khiển), bảo hành 12 tháng đối với motor ARS và bảo hành 6 tháng đối với pin điều khiển từ xa và ắc quy.

 

2/ Bảng giá cửa cuốn Masterdoor

Bảng báo giá cửa cuốn MasterdoorBảng báo giá cửa cuốn Masterdoor 2Bảng báo giá cửa cuốn Masterdoor 3

 

3/ Bảng giá cửa cuốn Eurodoor

Bảng báo giá cửa cuốn Eurodoor

4/ Bảng giá cửa cuốn Eurodoor

Bảng báo giá cửa cuốn wintec Bảng báo giá cửa cuốn wintec 2

Lưu ý Hãy liên hệ với chúng tôi để được hưởng giá ưu đãi giảm lên tới 30% so với tổng công ty !!!

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp, thi công lắp đặt các hạng mục về của cuốn các loại cao cấp chính hãng cho các công trình từ dự án lớn đến công trình nhỏ lẻ cho các hộ gia đình. Rất mong quý khách hàng hãy cùng đồng hành với chúng tôi để bảo vệ và chăm sóc cho ngôi nhà bạn!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Làm cửa cuốn tại Hà Nội: 0904.87.33.88

Làm cửa cuốn tại TP HCM: 0912.07.64.66

Các biểu mẫu dự thầu

Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Download Các biểu mẫu dự thầu

Mật khẩu : Cuối bài viết

Hồ sơ xây dựng xin giới thiệu các bạn biểu mẫu dự thầu

Tham khảo thêm: Các bước làm hồ sơ dự thầu

DANH SÁCH BIỂU MẪU DỰ THẦU

STT

Nội dung

Áp dụng Mu

Ghi chú

1

Đơn dự thầu Mẫu số 1(a) Áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá
Mẫu số 1(b) Áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu

2

Giấy ủy quyền Mẫu số 2 Chỉ áp dụng trong trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu có ủy quyền trong đấu thầu

3

Thỏa thuận liên danh Mu số 3 Chỉ áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh tham dự thầu

4

Bảo lãnh dự thầu Mẫu số 4(a) Áp dụng trong trường hợp nhà thầu độc lập thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức bảo lãnh của ngân hàng
Mu số 4(b) Áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức bảo lãnh của ngân hàng

5

Bảng tổng hợp giá dự thầu Mẫu số 5(a) Áp dụng đối với hợp đồng trọn gói
Mẫu số 5(b) Áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định
Mẫu số 5(c) Áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

6

Bản kê khai thông tin về nhà thầu Mẫu số 6(a)  
Bản kê khai thông tin về thành viên của nhà thầu liên danh Mẫu số 6(b) Chỉ áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh tham dự thầu

7

Danh sách các công ty đảm nhận phần công việc của gói thầu Mẫu số 7 Chỉ áp dụng trong trường hợp nhà thầu tham dự thầu là công ty mẹ

8

Hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ Mẫu số 8  

9

Tình hình tài chính trước đây của nhà thầu Mu số 9  

10

Doanh thu bình quân hàng năm Mẫu số 10 Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT có yêu cầu

11

Nguồn lực tài chính Mẫu số 11 Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT có yêu cầu

12

Yêu cầu về nguồn lực tài chính Mẫu số 12 Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT có yêu cầu

13

Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện Mẫu số 13  

14

Bảng đề xuất nhân sự chủ chốt Mẫu số 14 Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT có yêu cầu

15

Lý lịch nhân sự chủ chốt Mẫu số 15 Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT có yêu cầu

16

Bảng kê khai thiết bị Mu số 16 Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT có yêu cầu

17

Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ Mẫu số 17(a) Chỉ áp dụng trong trường hợp sử dụng nhà thầu phụ
Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt Mẫu số 17(b) Chỉ áp dụng trong trường hợp HSMT cho phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt

18

Giải pháp và phương pháp luận tổng quát do nhà thầu đề xuất để thực hiện dịch vụ Mẫu số 18  

 

Mẫu số 01 (a)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi s trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___[ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ____[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ___[ghi giá trị bằng s, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với Bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu](3).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNT của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian ___(4)ngày, kể từ ngày ___tháng ___năm___(5).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (6)
[ghi tên, chức danh, k
ý tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mi thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

(3) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật nêu trong HSDT.

(4) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

(5) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 22.1 CDNT.

(6) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Mục 3 CDNT.

 

Mẫu số 01 (b)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi s trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi s của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu___[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ___[ghi giá trị bằng s, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với Bảng tổng hợp giá dự kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với số tiền giảm giá là: ___[ghi giá trị giảm giá bằng s, bằng chữ và đồng tiền].

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là: ___[ghi giá trị bằng s, bằng chữ và đồng tiền](3)

Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu](4).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 – CDNT của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian_____ (5)ngày, kể từ ngày___tháng___năm___(6).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (7)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

(3) Ghi rõ giảm giá cho toàn bộ gói thầu hay giảm giá cho một hoặc nhiều công việc, hạng mục nào đó (nêu rõ công việc, hạng mục được giảm giá).

(4) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật nêu trong HSDT.

(5) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

(6) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 22.1 CDNT.

(7) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Mục 3 CDNT.

 

Mẫu số 02

GIẤY ỦY QUYỀN(1)

Hôm nay, ngày___tháng___năm_____, tại _____

Tôi là ___[ghi tên, s CMND hoặc s hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của _____ [ghi tên nhà thu] có địa chỉ tại _____[ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho ___[ghi tên, s CMND hoặc s hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___[ghi tên dự án] do ___ [ghi tên Bên mời thầu] tổ chức:

[-Ký đơn dự thầu;

 Ký thỏa thuận liên danh (nếu có);

 Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đ nghị làm rõ hồ sơ mời thầu và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu, sửa đổi, thay thế hồ sơ dự thầu;

 Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

 Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

 Ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư nếu được lựa chọn.](2)

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___[ghi tên nhà thầu]___[ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ___[ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ___đến ngày ___(3). Giấy ủy quyền này được lập thành ___bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ___bản, người được ủy quyền giữ ___bản, Bên mời thầu giữ ___bản.

 

Người được ủy quyền
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Người ủy quyền
[ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho Bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.

 

Mẫu số 03

THỎA THUẬN LIÊN DANH(1)

_____, ngày _____tháng _____năm _____

Gói thầu: __________ [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: __________ [ghi tên dự án]

Căn cứ(2) _____ [Luật đấu thầu s 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];

Căn cứ(2) _____ [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hưng dẫn thi hành Luật đu thầu về lựa chọn nhà thầu];

Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu _____ [ghi tên gói thầu] ngày ___tháng___năm ___[ngày được ghi trên HSMT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh ____[ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà: ______________________________________________________

Chức vụ: ______________________________________________________________

Địa chỉ: _______________________________________________________________

Điện thoại: _____________________________________________________________

Fax: ___________________________________________________________________

E-mail: _________________________________________________________________

Tài khoản: ______________________________________________________________

Mã số thuế: _____________________________________________________________

Giấy ủy quyền số ________ ngày ___tháng ____năm _____(trường hợp được ủy quyn).

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___[ghi tên dự án].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ___[ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

 Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;

 Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng;

 Hình thức xử lý khác ___[ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___[ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh:

Các bên nhất trí phân công cho ___[ghi tên một bên]  làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(3):

[-Ký đơn dự thầu;

 Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, k cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSDT;

 Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;

 Thực hiện nguồn lực tài chính cho cả liên danh;

 Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

 Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

 Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ___[ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây(4):

STT

Tên

Nội dung công việc đảm nhn

Tỷ lệ % so với tổng giá dự thầu

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh

 ___

 ___

 ___%

 ___%

2

Tên thành viên thứ 2

 ___

 ___

 ___%

 ___%

…. ….

….

….

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

– Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

– Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

– Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

– Hủy thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] thuộc dự án ___[ghi tên dự án] theo thông báo của Bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập thành ______bản, mỗi bên giữ _____bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH
[ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng du]

 

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo mẫu này có thể được sửa đổi bổ sung cho phù hợp,

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(4) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.

 

Mẫu số 04 (a)

 BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)

(áp dụng đối với nhà thầu độc lập)

Bên thụ hưởng: ___[ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: ___[ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___[ghi s trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ___[ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được th hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng [ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu/thông báo mời thầu số [ghi s trích yếu của Thư mời thầu/thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ___[ghi rõ giá trị bằng s, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ___(2) ngày, kể từ ngày ___tháng ___năm ___(3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1- Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thi hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mi đến thương thảo hp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

 

Mẫu số 04 (b)

BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)

(áp dụng đối với nhà thầu liên danh)

Bên thụ hưởng: ___[ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: ___[ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___[ghi s trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ___[ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được th hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng [ghi tên nhà thầu](2) (sau đây gọi là “Bên yêu cầu bảo lãnh”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu/thông báo mời thầu số [ghi s trích yếu của Thư mời thầu/thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ____[ghi rõ giá trị bằng s, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ___(3) ngày, kể từ ngày ___tháng ___năm(4).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 35.1- Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh ___[ghi đầy đủ tên của nhà thầu liên danh] vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mi thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

 

 

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Khuyến khích các ngân hàng sử dụng theo Mu này, trường hợp sử dụng theo mẫu khác mà vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu trong trường hợp này được coi là không hợp lệ.

(2) Tên nhà thầu có thể là một trong các trường hợp sau đây:

– Tên của cả nhà thầu liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B tham dự thầu thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu liên danh A + B”;

– Tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo lãnh dự thầu cho cả liên danh hoặc cho thành viên khác trong liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B + C tham dự thầu, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công cho nhà thầu A thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh thì tên nhà thầu ghi là “nhà thầu A (thay mặt cho nhà thầu liên danh A + B +C)”, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công nhà thầu B thực hiện bảo đảm dự thầu cho nhà thầu B và C thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu B (thay mặt cho nhà thầu B và C)”;

– Tên của thành viên liên danh thực hiện riêng rẽ bảo lãnh dự thầu.

(3) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL.

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

 

Mẫu số 5(a)

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU

(áp dụng đối với hợp đồng trọn gói)

Danh mục dch v

Mô tả dch vụ

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền (Cột 4×5)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Hoạt động 1         M1
Hoạt động 2         M2
           
           
Hoạt động n       Mn

Tổng cộng giá dự thầu đã bao gồm dự phòng, thuế, phí, lệ phí (nếu có)

(kết chuyn sang đơn dự thầu, trang s …)

M=M1+M2+…+Mn

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

Các cột (1), (2), (3), (4): Bên mời thầu ghi phù hợp với các nội dung công việc theo quy định tại Chương V Phần thứ hai – Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

Các cột (5), (6): do nhà thầu chào. Nhà thầu ghi đơn giá dự thầu và thành tiền của từng công việc cụ thể. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm chi phí dự phòng và đã bao gồm các chi phí thuế, phí, lệ phí (nếu có). Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

Không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.

 

Mẫu số 5(b)

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU

(áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá c định)

Danh mục dch v

Mô tả dịch v

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền (Cột 4×5)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Hoạt động 1        

A1

Hoạt động 2        

A2

           
           
Hoạt động n      

An

Giá dự thầu đã bao gồm dự phòng trượt giá, thuế, phí, lệ phí (nếu có)

A=A1+A2+…+An

Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh (*)

B=b% x A

Tổng cộng giá dự thầu
(kết chuyển sang đơn dự thầu, trang s …)

M = A + B

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

Các cột (1), (2), (3), (4): Bên mi thầu ghi phù hợp với các nội dung công việc theo quy định tại Chương V Phần thứ hai – Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

Các cột (5), (6): do nhà thầu chào. Nhà thầu ghi đơn giá dự thầu và thành tiền của từng công việc cụ thể. Nhà thầu phải tính toán và phân bổ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) và chi phí cho yếu tố trượt giá của gói thầu vào trong giá dự thầu.

Chi phí dự phòng (B) sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng (B).

(*): Trong hồ sơ mời thầu phải ghi rõ tỷ lệ dự phòng cho khối lượng phát sinh (b%) để nhà thầu làm cơ sở chào thầu. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chào chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh với giá trị bằng tỷ lệ phần trăm (%) quy định trong hồ sơ mời thầu (b%) nhân với chi phí của các hạng mục do nhà thầu chào (A).

 

Mẫu số 5(c)

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU

(áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh)

Danh mục dịch vụ

Mô tả dịch vụ

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền (Cột 4×5)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Hoạt động 1        

A1

Hoạt động 2        

A2

         

 

         

 

Hoạt động n      

An

Giá dự thầu đã bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có)

A=A1+A2+…+An

Chi phí dự phòng

B = B1 + B2

Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh (*)

Chi phí dự phòng trượt giá (*)

B= b1% x A

B2 = b2% x A

Tổng cộng giá dự thầu
(kết chuyn sang đơn dự thầu, trang s …)

M = A + B

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

Các cột (1), (2), (3), (4): Bên mời thầu ghi phù hợp với các nội dung công việc theo quy định tại Chương V Phần thứ hai – Yêu cầu về phạm vi cung cấp.

Các cột (5), (6): do nhà thầu chào. Nhà thầu ghi đơn giá dự thầu và thành tiền của từng công việc cụ thể. Nhà thầu phải tính toán và phân bổ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) vào trong giá dự thầu.

Chi phí dự phòng (B) sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng (B).

(*): Trong hồ sơ mời thầu phải ghi rõ tỷ lệ dự phòng cho khối lượng phát sinh (b1%) và tỷ lệ dự phòng trượt giá (b2%) để nhà thầu làm cơ sở chào thầu. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chào chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, dự phòng trượt giá với giá trị bằng tỷ lệ phần trăm (%) quy định trong hồ sơ mời thầu (b1%, b2%) nhân với chi phí của các hạng mục do nhà thầu chào (A).

 

Mẫu số 06 (a)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

Ngày: ________________

Số hiệu và tên gói thầu: ________________

Tên nhà thầu: [ghi tên nhà thầu]
Trong trường hợp liên danh, ghi tên của từng thành viên trong liên danh
Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động:

[ghi tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh, hoạt động]

Năm thành lập công ty:
Địa chỉ hợp pháp của nhà th[tại nơi đăng ký]:
Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: _________________________________

Địa chỉ: _______________________________

Số điện thoại/fax: _______________________

Địa chỉ email: ___________________________

1. Kèm theo là bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức của nhà thầu.

 

Mẫu số 06 (b)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ THÀNH VIÊN CỦA NHÀ THẦU LIÊN DANH(1)

Ngày:___________

Số hiệu và tên gói thầu:___________

Tên nhà thầu liên danh:
Tên thành viên của nhà thầu liên danh:
Quốc gia nơi đăng ký công ty của thành viên liên danh:
Năm thành lập công ty của thành viên liên danh:
Địa chỉ hợp pháp của thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:
Thông tin về đại diện hợp pháp của thành viên liên danh

Tên: ______________________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________

Số điện thoại/fax: ____________________________________

Địa chỉ e-mail:_______________________________________

1. Kèm theo là bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mu này.

 

Mẫu số 07

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐẢM NHẬN PHẦN CÔNG VIỆC CỦA GÓI THẦU(1)

STT

Tên công ty con, công ty thành viên(2)

Công việc đảm nhn trong gói thầu(3)

Giá tr % svới giá dthu(4)

Ghi chú

1

       

2

       

3

       

4

       

5

       

       

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu tham dự thầu là công ty mẹ (ví dụ như Tổng công ty) thì nhà thầu phải kê khai cụ thể phần công việc dành cho các công ty con, công ty thành viên. Việc đánh giá kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu căn cứ vào giá trị, khối lượng do công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên đảm nhận trong gói thầu và đã được kê khai trong HSDT. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu không phải là công ty mẹ thì không áp dụng Mu này.

(2) Ghi cụ thể tên công ty con, công ty thành viên.

(3) Ghi cụ thể phần công việc đảm nhận của công ty con, công ty thành viên.

(4) Ghi cụ thể giá trị % công việc của công ty con, công ty thành viên đảm nhận so với giá dự thầu.

 

Mẫu số 08

HỢP ĐỒNG KHÔNG HOÀN THÀNH TRONG QUÁ KHỨ(1)

Tên nhà thầu: _____________

Ngày: ___________________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có): ____________________

 

Các hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ theo Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT
□ Không có hợp đồng nào đã ký nhưng không thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm ___[ghi năm] theo quy định tại tiêu chí đánh giá 1 trong Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

□ Có hợp đồng đã ký nhưng không hoàn thành tính từ ngày 01 tháng 01 năm ___[ghi năm] theo quy định tại tiêu chí đánh giá 1 trong Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Năm

Phần việc hợp đồng không hoàn thành

Mô tả hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng (giá trị hiện tại, đơn vị tiền tệ, tỷ giá hối đoái, giá trị tương đương bằng VND)

    Mô tả hợp đồng:

Tên Chủ đầu tư:

Địa chỉ:

Nguyên nhân không hoàn thành hợp đồng:

 

Ghi chú:

(1) Nhà thầu phải kê khai chính xác, trung thực các hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ; nếu Bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà thầu nào có hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ mà không kê khai thì được coi là hành vi “gian lận” và HSDT sẽ bị loại. Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mu này.

 

Mẫu số 09

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRƯỚC ĐÂY CỦA NHÀ THẦU(1)

Tên nhà thầu: _______________

Ngày: _____________________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có): _____________________

 

S liệu tài chính cho 3 năm gần nhất(2) [VND]

 

Năm 1:

Năm 2:

Năm 3:

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản      
Tổng nợ      
Giá trị tài sản ròng      
Tài sản ngắn hạn      
Nợ ngắn hạn      
Vốn lưu động      

Thông tin từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tng doanh thu      
Li nhuận trước thuế      
Li nhuận sau thuế      
Đính kèm là bản sao các báo cáo tài chính(3) (các bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả thuyết minh có liên quan, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) cho ba năm gần nhất và tuân thủ các điều kiện sau:

1. Phản ánh tình hình tài chính của nhà thầu hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà thầu liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà thầu hoặc thành viên liên danh.

2. Các báo cáo tài chính phải hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung theo quy định.

3. Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các k kế toán đã hoàn thành, kèm theo là bản chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

 Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

 Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai;

 Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

 Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

 Báo cáo kiểm toán (nếu có);

 Các tài liệu khác.

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mu này.

(2) Khoảng thời gian được nêu ở đây cần giống khoảng thời gian được quy định, tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc Mục 2 Chương III  Tiêu chuẩn đánh giá HSDT, nếu là khác 03 năm thì các cột tại bảng trên cần được thay đổi cho phù hợp.

(3) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán đối với nhà thầu là đối tượng phải thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán. Trường hợp nhà thầu là đối tượng không phải thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán thì không phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

 

Mẫu số 10

DOANH THU BÌNH QUÂN HÀNG NĂM(1)

Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải ghi vào Mẫu này.

Thông tin được cung cấp phải là doanh thu hàng năm từ hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà thầu hoặc của từng thành viên liên danh trong từng năm đối với công việc đang thực hiện hoặc đã hoàn thành trên cơ sở các khoản tiền theo hóa đơn xuất cho nhà thầu hoặc cho từng thành viên liên danh.

S liệu doanh thu hàng năm của nhà thu trong ___năm gn nht

Năm

Số tiền (VND)

   
   
   
Doanh thu bình quân hàng năm của nhà thầu(3)  

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải ghi vào Mẫu này.

(2) Bên mời thầu cần ghi thời hạn được mô tả tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

(3) Đ xác định doanh thu bình quân hàng năm, nhà thầu sẽ chia tổng doanh thu của các năm cho số năm dựa trên thông tin đã được cung cấp.

 

Mẫu số 11

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH(1)

(Trường hợp HSMT không quy định về nguồn lực tài chính cho gói thầu thì xóa bỏ mẫu này)

Nêu rõ các nguồn tài chính dự kiến, chẳng hạn như các tài sản có khả năng thanh khoản cao(2), các hạn mức tín dụng và các nguồn tài chính khác (không phải là các khoản tạm ứng theo hợp đồng) có sẵn để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính được nêu trong Mẫu số 12 Chương này.

Nguồn lực tài chính của nhà thầu

STT

Nguồn tài chính

Số tiền (VND)

1

   

2

   

3

   

4

   

5

   

   
Tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (TNL)  

Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin về nguồn lực tài chính của mình, kèm theo tài liệu chứng minh.

Nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu được tính theo công thức sau:

NLTC = TNL  ĐTH

Trong đó:

– NLTC là nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu;

– TNL là tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (tổng nguồn lực tài chính nêu tại Mẫu này);

– ĐTH là tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (nêu tại Mẫu số 12 Chương này).

Nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu nếu có nguồn lực tài chính dự kiến huy động để thực hiện gói thầu (NLTC) tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Trường hợp trong HSDT, nhà thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và không phải kê khai thông tin theo quy định Mẫu này và Mu số 12 Chương này.

(2) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

 

Mẫu số 12

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HÀNG THÁNG CHO CÁC HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN(1)

(Trường hợp HSMT không quy định về nguồn lực tài chính cho gói thầu thì xóa bỏ mẫu này)

STT

Tên hợp đồng

Người liên hệ của Chủ đầu tư (địa chỉ, điện thoại, fax)

Ngày hoàn thành hợp đồng

Thời hạn còn lại của hợp đồng tính bằng tháng (A)(2)

Giá trị hợp đồng chưa thanh toán, bao gồm cả thuế (B)(3)

Yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng (B/A)

1

           

2

           

3

           

4

           

           
Tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (ĐTH)  

Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin được nêu dưới đây để tính toán tổng các yêu cầu về nguồn lực tài chính, bằng tổng của: (i) các cam kết hiện tại của nhà thầu (hoặc từng thành viên trong liên danh) trong tất cả các hợp đồng mà nhà thầu (hoặc từng thành viên trong liên danh) đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện; (ii) yêu cầu về nguồn lực tài chính đối với hợp đồng đang xét theo xác định của Chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải cung cấp thông tin về bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hợp đồng đang xét nếu nhà thầu được trao hợp đồng.

(2) Thời hạn còn lại của hợp đồng tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

(3) Giá trị hợp đồng còn lại chưa được thanh toán tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

 

Mẫu số 13

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

___, ngày ___tháng ___năm ___

Tên nhà thầu:___[ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần bảo đảm các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

[ghi tên đầy đủ của hợp đồng, s ký hiệu]

Ngày ký hợp đồng

[ghi ngày, tháng, năm]

Ngày hoàn thành

[ghi ngày, tháng, năm]

Giá hợp đồng

[ghi tổng giá hợp đồng bằng s tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương___VND

Trong trường hợp là thành viên trong liên danh, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

[ghi phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng]

[ghi s tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương___VND

Tên dự án: [ghi tên đầy đủ của dự án có hợp đồng đang kê khai]
Tên Chủ đầu tư: [ghi tên đầy đủ của Chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]
Địa chỉ:

Điện thoại/fax:

E-mail:

[ghi đầy đủ địa ch hiện tại của Chủ đầu tư]

[ghi số điện thoại, s fax kể cả mã quốc gia, mã vùng, địa chỉ e-mail]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT(2).
1. Loại dịch vụ [ghi thông tin phù hợp]
2. Về quy mô thực hiện [ghi quy mô theo hợp đồng]
3. Các đặc tính khác [ghi các đặc tính khác nếu cần thiết]

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đng đó (xác nhận của Chủ đầu tư về hợp đng đã hoàn thành theo các nội dung liên quan trong bảng trên bằng tài liệu chứng minh bao gồm: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý, quyết toán hợp đồng…).

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mu này.

(2) Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

 

Mẫu số 14

BẢNG ĐỀ XUẤT NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

(Trường hợp HSMT không quy định về khả năng huy động nhân sự chủ chốt thì xóa bỏ Mu này)

– Đối với từng vị trí công việc quy định tại Mẫu này thì nhà thầu phải kê khai các thông tin chi tiết theo Mẫu số 15 Chương này.

– Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.

1

Vị trí công việc: [ghi cụ thể vị trí công việc đảm nhận trong gói thầu]
Tên: [ghi tên nhân sự chủ cht]

2

Vị trí công việc: [ghi cụ thể vị trí công việc đảm nhận trong gói thầu]
Tên: [ghi tên nhân sự chủ chốt]

3

Vị trí công việc
Tên

4

Vị trí công việc
Tên

5

Vị trí công việc
Tên

….

Vị trí công việc
Tên

 

Mẫu số 15

LÝ LỊCH NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

(Trường hợp HSMT không quy định về khả năng huy động nhân sự chủ chốt thì xóa bỏ Mu này)

Vị trí dự kiến đảm nhiệm: ____________________________________________________

Tên nhà thầu: _____________________________________________________________

Họ tên chuyên gia: ____________________Quốc tịch: _____________________________

Nghề nghiệp: ______________________________________________________________

Ngày, tháng, năm sinh: ______________________________________________________

Tham gia tổ chức nghề nghiệp: ________________________________________________

Quá trình công tác:

Thời gian

Tên cơ quan đơn vị công tác

Thông tin tham chiếu

Vị trí công việc đảm nhn

Từ tháng/năm đến tháng/năm …… (nêu tên, điện thoại, email của người được tham chiếu đ kim chứng thông tin)  

Nhiệm vụ dự kiến được phân công trong gói thu:

Chi tiết nhiệm vụ dự kiến được phân công trong gói thầu: Nêu kinh nghiệm thực hiện những công việc, nhiệm vụ liên quan trước đây để chứng minh khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công
[Nêu các hạng mục công việc trong Mu 9 mà chuyên gia được phân công thực hiện]  
 

– Năng lực:____________ [Mô tả chi tiết kinh nghiệm và các khóa đào tạo đã tham dự đáp ứng phạm vi công tác được phân công. Trong phần mô tả kinh nghiệm cần nêu rõ nhiệm vụ được phân công cụ thể trong từng dự án và tên/địa chỉ của chủ đầu tư/bên mời thầu.]

– Trình độ học vấn: _______________________[Nêu rõ các bằng cấp liên quan, tổ chức cấp bằng, thời gian học và loại bằng cấp]

– Ngoại ngữ: _______________________ [Nêu rõ trình độ ngoại ngữ]

– Thông tin liên hệ: __________________ [Nêu rõ tên, s điện thoại, e-maicủa người cần liên hệ để đi chiếu thông tin]

Tôi xin cam đoan các thông tin nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

_____, ngày ___tháng ___năm____
Người khai
[Ký tên, chức danh và ghi rõ họ tên]

Ghi chú:

Nhà thầu gửi kèm theo bản sao hợp đồng lao động; bản chụp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề chuyên môn của các nhân sự chủ chốt được kê khai trong HSDT.

 

Mẫu số 16

BẢNG KÊ KHAI THIẾT BỊ

(Trường hợp HSMT không quy định về khả năng huy động máy móc, thiết bị chủ yếu thì xóa bỏ Mu này)

Nhà thầu chỉ được kê khai những thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu đối với các thiết bị chính như đã nêu trong danh sách theo yêu cầu quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT mà có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những thiết bị đã huy động cho gói thầu khác có thời gian huy động trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.

Thiết bị phải thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc có thể đi thuê nhưng nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động để đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Trường hợp thiết bị thuộc sở hữu của nhà thầu thì phải kèm theo các tài liệu đ chứng minh thiết bị thuộc sở hữu của mình. Trường hợp đi thuê thì phải có hợp đồng thuê thiết bị và tài liệu chứng minh thiết bị thuộc sở hữu của bên cho thuê. Nhà thầu phải kê khai theo mẫu dưới đây đối với mỗi loại thiết bị:

Loại thiết bị
Thông tin thiết bị Tên nhà sản xuất Đời máy (model)
  Công suất Năm sản xuất
  Tính năng Xuất xứ
Hiện trạng Địa điểm hiện tại của thiết bị
  Thông tin về tình hình huy động, sử dụng thiết bị hiện tại
Nguồn Nêu rõ nguồn thiết bị
□ Sở hữu của nhà thầu □ Đi thuê □ Cho thuê □ Chế tạo đặc biệt

Đối với các thiết bị không thuộc sở hữu của mình thì nhà thầu phải kê khai thêm các thông tin dưới đây:

Chủ sở hữu Tên chủ sở hữu
Địa chỉ chủ sở hữu
Số điện thoại Tên và chức danh
Số fax Telex
Thỏa thuận Thông tin chi tiết về thỏa thuận thuê/cho thuê/chế tạo thiết bị cụ thể cho dự án
   
   
   

 

Mẫu số 17(a)

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)

STT

Tên nhà thầu phụ(2)

Phm vi công việc (3)

Khối lượng công việc(4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoc văn bản thỏa thun với nhà thầu phụ(6)

1

         

2

         

3

         

4

         

         

Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.

(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

 

Mẫu số 17 (b)

BẢNG KÊ KHAI NHÀ THẦU PHỤ ĐẶC BIỆT(1)

Nhà thầu phải cung cấp tài liệu chứng minh đáp ứng yêu cầu quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

STT

Tên nhà thầu phụ đc bit(2)

Phm vi công việc (3)

Khối lượng công việc (4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ đặc bit(6)

1

         

2

         

3

         

4

         

         

Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ đặc biệt.

(3) Bên mời thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc sẽ được sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt.

(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đặc biệt đảm nhận so với giá trị gói thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gốc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

 

Mẫu số 18

GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUÁT DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỊCH VỤ PHI TƯ VẤN

Nhà thầu chuẩn bị đề xuất giải pháp, phương pháp luận tổng quát thực hiện dịch vụ theo các nội dung quy định tại Chương V – Yêu cầu về phạm vi cung cấp, gồm các phần như sau:

1. Giải pháp và phương pháp luận;

2. Kế hoạch công tác;

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Bảng tham khảo mã công việc cho công việc lập đơn giá dự toán, dự thầu
  2. Các đơn vị lập hồ sơ dự thầu uy tín
  3. Tổng hợp các mẫu hồ sơ dự thầu
  4. Cẩm nang hồ sơ dự thầu Full từ A-Z
  5. Báo giá lập hồ sơ dự thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn thiết kế trạm Xăng Dầu

Bài viết này Hồ sơ xây dựng sẽ tổng hợp danh mục các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, quy định liên quan đến vấn đề thiết kế cửa hàng xăng dầu.

(Click vào từng tiêu chuẩn để Download)

Stt Tên tiêu chuẩn
1 TCVN 4530:1998 Tiêu chuẩn Việt Nam về cửa hàng xăng dầu – yêu cầu thiết kế
2 QCVN 01:2013-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết kế cửa hàng xăng dầu
3 QCVN 07-6:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình cấp xăng dầu, khí đốt
4 QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
5 TCVN 3890:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
6 TCVN 5684:2003 Tiêu chuẩn Việt Nam về An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung
7 TCXDVN 338:2005 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế
8 TCXDVN 375:2006 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về thiết kế công trình chịu động đất
9 TCXDVN 375:2006 Thiết kế công trình chịu đông đất – Phần II- Nền móng-Tường chắn và các vấn đề kỹ thuật.
10 TCVN 2737-1995 Tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động – tiêu chuẩn thiết kế
11 TCVN 4088:1985 Tiêu chuẩn Việt Nam về số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng
12 TCVN 1651:1985 Tiêu chuẩn Việt Nam về thép cốt bê tông cán nóng
13 TCVN 3994:1985 Chống ăn mòn trong xây dựng – Kết cấu bê tông cốt thép
14 TCVN 2622:1995 Tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế
15 TCXDVN 188:1996 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về nước thải đô thị – tiêu chuẩn thải
16 TCXDVN 46:2007 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
17 TCVN 5334:2007 Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt, sử dụng.
18 TCN 86 – 2004 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – chống sét và chống tĩnh điện
19 15/2001/TTLT-BTM-BCA Thông tư liên tịch “Quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ”
20 QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
21 QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
22 QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
23 QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
24 QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
25 QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm
26 QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
27 QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
28 QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
29 QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
30 QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung
31 QCVN 29:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu

 

*Bài viết được tham khảo từ Đề án điều chỉnh quy hoạch Hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc Quốc lộ10 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 của Vụ Kế hoạch – Bộ Công thương.

Kinh nghiệp dự toán công tác đào đắp, vận chuyển đất bạn cần hiểu về hệ số đầm chặt, dung trọng

Câu hỏi 1: Tìm hiểu về vấn đề này có quan trọng không?
Trả lời: Rất quan trọng. Khối lượng đào đắp có giá trị hàng tỷ, trăm tỷ trong các công trình chứ chẳng chơi. VD: Công tác làm đường, người nào có kinh nghiệm, ngó qua xem sản lượng đào đắp là biết lờ lãi bao nhiêu tỷ đồng, công trình này được mấy cái xe rồi :v :v :v. Rải mặt đường bê tông ap phan có khi không ăn thua đâu :D.

Câu hỏi 2: Khi dùng Dự toán GXD lập dự toán cho công tác đào đắp, vận chuyển đất. Em cứ thấy khó hiểu giữa khái niệm đất đào lên nhưng lại tận dụng lại 1 phần để đắp lại. Thì khối lượng đất cần thiết để đắp đạt độ chặt yêu cầu có phải là khối lượng đất đắp x hệ số chuyển đổi như theo Thuyết minh ở đầu chương 2 của ĐM 1776/BXD-VP không ạ ? Hay là khối lượng đất đắp cần thiết để đạt độ chặt yêu cầu = khối lượng đất đào không nhân hệ số gì hết? (VD: V lấp đất móng = V đào – V chiếm chỗ của kết cấu trong đất), cái này có căn cứ vào độ chặt ban đầu và độ chặt sau khi đắp của đất không?

Tham khảo thêm: Mẫu dự toán các công trình xây dựng

Trả lời:
Hiểu bản chất vấn đề như sau. Khi học xây dựng, chúng tôi học môn địa chất công trình, vật liệu xây dựng, phải đi thực tập thí nghiệm, cân đong, sấy mẫu đất…:
1. Thí nghiệm 1: Em thử ra vườn, ruộng hoặc đơn giản là cái bồn cây, đào lên 1 cái hố nho nhỏ thôi (cho đỡ mệt) sau đó em lấy đúng chỗ đất em đã moi lên cho lại vào cái hố đó, dùng tay nện chặt xuống, em sẽ thấy nó bị lõm xuống -> thiếu đất. Sao lạ vậy ta(!?) chỗ đó lúc trước bằng phẳng, đào đổ lên bờ sau đó lấp trở lại mà nó lại thiếu đất? Ngó ngang, ngó dọc có thằng nào ăn trộm đất của mình đi đâu không? Không có thằng nào bén mảng tới cả.
(Gãi đầu, gãi tai) Đó là nện bằng tay, nếu nện bằng vồ, bằng máy đầm cóc hoặc đầm 16, 25 tấn… thì còn lún xuống nhiều nữa. Ban đầu đất nguyên thổ còn rỗng, khi đầm nén nhân tạo bằng lực (nắm tay, đầm nhiều tấn) đất nằm sát vào nhau hơn, chặt hơn, nên thể tích xẹp đi.

2. Thí nghiệm 2: Em đào lên 1 cái hố, sau đó em cho vật gì đó đủ lớn (tượng trưng cho cống, móng, kết cấu BTCT) xuống dưới hố. Sau đó em lấy đất em đã đào lên lúc trước đổ xuống và đầm lại. Thấy lượng đất còn dư không bằng thể tích của kết cấu chiếm chỗ. Sao lạ vậy? Kết cấu cứng chiếm chỗ thể tích cố định, không thay đổi. Còn cũng thể tích đó là đất khi đầm nén sẽ thay đổi như thí nghiệm 1 -> chênh lệch nhau.
Như vậy, đất nguyên thổ ban đầu không chặt bằng đất đổ xuống rồi đầm chặt nhân tạo. Vậy phải nhân 1 hệ số. Và ĐM 1776 người ta đã làm thí nghiệm và lấy con số trung bình.

Câu hỏi 3: Khi mình đầm mình đã biết được yêu cầu là đầm với hệ số, dung trọng bao nhiêu rồi. Vậy sao mình không tính chính xác luôn thầy mà lại phân ra như thế? Em đang tính phần đào đắp tận dụng lại phần kè bờ hồ tương đối lớn ạ!

Trả lời:
Xây dựng công trình ở các vị trí khác nhau thì địa chất khác nhau, chất đất khác nhau. Khi lập dự toán chưa biết đất đó có dung trọng bao nhiêu, tính chất, độ ẩm… thế nào. Muốn biết phải lúc thi công thật làm thí nghiệm, lấy mẫu đất, đem về phòng thí nghiệm. Vì thế khi lập dự toán mới dùng bảng chuyển đổi bình quân để lập dự toán. Khi thi công phải thí nghiệm chính xác.

Câu hỏi 4: Hệ số đầm nén và dung trọng đất ghi là K = 0,85; γ ≤ 1,45T/m3 ÷ 1,60T/m3 có nghĩa gì ạ?
Trả lời:
Em hiểu nôm na là độ chặt của đất đạt 85%, chặt hết cỡ không còn lỗ rỗng là 100%. Khi đó nếu lấy mẫu 1m3 đất đem cân lên thì trọng lượng đạt được khoảng 1,45t đến 1,6T (tùy địa chất). Đất càng chặt thì đem cân lên càng nặng.

Câu hỏi 5: Khi lập dự toán bằng phần mềm Dự toán , để tính thêm hệ số km cho công tác vận chuyển đất đổ đi thì làm thế nào?
Trả lời: Em chọn công tác vận chuyển, kích vào Tiện ích chọn Thêm hệ số công việc. Vấn đề này các bài tập giáo trình trên mạng,

Dịch vụ của Hồ sơ xây dựng :

– Lập dự án đầu tư xây dựng

– Lập Quy hoạch xây dựng

– Thiết kế và thi công công trình

– Giám sát thi công xây dựng

– Thẩm tra dự án, dự toán, thiết kế

– Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ thanh toán

– Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán

Lưu ý: Ý kiến của Hồ sơ xây dựng .com. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các chuyên gia vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0904873388. Các chuyên gia chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về hồ sơ xây dựng của chúng tôi:

Tư vấn lập dự án đầu tư công trình

Dịch vụ tư vấn lập hồ sơ dự toán, thanh toán, quyết toán công trình

Tư vấn thiết kế, thẩm tra, giám sát công trình

Trân trọng cám ơn!

Mẫu nhà liền kề đẹp 5.2×10.2m

Một thiết kế nhà lô phố khá đẹp mắt. Kích thước ngôi nhà được xây dựng là5.2×10.2m; 5 tầng. Bộ bản vẽ đầy đủ và chi tiết các bản vẽ kiến trúc. Anh em tham khảo!


Mật khẩu : Cuối bài viết

Các bạn xem qua các hình ảnh mặt bằng nhé :

Câu hỏi : Giàn phơi Sankaku S-07 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà ở

Bạn đang có nhu cầu xây mới, cải tạo sữa chữa nhà ở nhưng gặp phải một số thủ tục hành chính cần được xử lý, để hợp pháp hóa công trình theo đúng quy định. Hồ sơ xây dựng sẽ giới thiệu đến quý khách mẫu đơn xin sữa chữa nhà ở theo đúng quy định của pháp luật, mời quý vị tham khảo.

Mẫu đơn xin sữa chữa nhà ở.


Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ đô thị)

Kính gửi:…………………………………………………………………………………………………

  1. Tên chủ đầu tư:………………………………………………………………………

– CMND số………….. cấp ngày……………………………………………………..

– Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………………………….

– Số nhà:      đường:………………..

– Phường (Xã)………………………….. quận (Huyện):…………………………………………

– Tỉnh, thành phố:      ………………………….

– Số điện thoại:    ………………………….

  1. Địa điểm xây dựng:.

– Lô đất số:………… diện tích…………………………………………m2

– Tại số nhà:………………………………. đường:…………………………………………………….

– Phường (Xã)………….. quận (Huyện)………………………….

– Tỉnh, thành phố:………………………………………………………………………………………………..

– Nguồn gốc đất:…………………………………………………………………………………………………

– Chứng chỉ quy hoạch số (Nếu có) số:………………………………….

  1. Nội dung xin phép xây dựng:……………………………..

– Loại công trình:……………………………………………………………………………………………….

– Diện tích xây dựng tầng trệt……………………………….m2……………………………………………………………..

– Tổng diện tích sàn…………………………………………….m2…………………………………………………

– Chiều cao……………………………………………..tầng……………………………………………..

  1. Đơn vị hoặc người thiết kế:………………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ:…………………. ……………………………………………điện thoại:……………………………..

– Giấy phép hành nghề (Đối với nhà có chiều cao trên 3 tầng và diện tích sàn trên 200m2)

  1. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế:…………………………………

– Địa chỉ:…………………. điện thoại:……………………………..

– Giấy phép hành nghề số……….cấp ngày…………………………………………

  1. Lời cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp; nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Xếp ngang Đài loan HT-11 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh biện pháp thi công trạm bơm

Download Thuyết minh biện pháp thi công trạm bơm

Mật khẩu : Cuối bài viết

Công dụng của máy bơm

Máy bơm có rất nhiều công dụng khác nhau, phục vụ đời sống con người. Xã hội phát triển thì máy bơm càng có vai trò quan trọng. Hiện nay nó được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt.

  • Trong nông nghiệp: máy bơm được dùng rộng rãi trong các hệ thống thuý lợi đế tưới, tiêu nước cho cây trổng và cung cấp nước cho chuồng trại chăn nuôi, cho các cơ sở chế biến nông lâm sản…
  • Trong công nghiệp:
    •  Trong công nghiệp điện lực và cơ khí: Bơm để cấp nước cho lò hơi, cấp nước làm mát, cấp nhiên liệu và dầu bôi trơn, truyền thuỷ lực, điều khiển… ngay cả trong nhà máy điện nguyên tử, công nghệ chế tạo tên lửa vũ trụ cũng có dùng các loại máy bơm.
    •  Trong công nghiệp khai thác: Dùng bơm để hút dầu trong mỏ, dẫn dầu đi xa, tiêu nước ngầm, tiẽu nước mặt và dùng bơm để bấn phá vào các vách…
  • Trong xây dựng: Trong xây dựng thì máy bơm thường dể dùng cấp nước thi công, tiêu thoát nước ngầm và nước mặt, bơm nước hố móng, đào đất, đắp đất…
  • Trong sinh hoạt: Dùng máy bơm sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, thoát nước thải.

Ngoài ra máy bơm còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giao thông vận tải và quốc phòng.

Đặc điểm của trạm bơm trong nông nghiệp

  • Chủ động cho việc xây dựng công trình: Để thực hiện tưới hoặc tiêu cho nông nghiệp thì có nhiều biện pháp công trình thuỷ lợi, trong đó có trạm bơm. Các biện pháp tưới, tiêu úng, cải tạo đất thì biện pháp dùng máy bơm, xây dựng trạm bơm là bắt buộc mà không có biện pháp nào hiệu quả hơn.
  • Việc dùng máy bơm cũng như xây dựng trạm bơm có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện nào khi có nguồn nước, còn các trường hợp khác muốn xây dựng công trình đều phải có những điều kiện quyết định đầu tiên: như muốn xây hồ chứa phải có điều kiện địa hình, lưu vực, địa chất thuận lợi…
  • Chủ động về tưới tiêu: Dùng máy bơm để đưa nước lên cao với mọi lưu lượng, cột nước và thời gian theo ý muốn; còn dùng các phương pháp thuỷ lợi khác thì tính chủ động không cao (không phải lúc nào cũng có thể tưới hoặc tiêu tự cháy được và dẫn đít lưu lượng theo ý muốn)
  • Tính linh hoạt cao: Tính linh hoạt của trạm bơm là có thổ tưới tiêu kết hợp, có thể di động… do vậy có’thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.
  • Vốn đầu tư lớn: Kinh phí xây dựng trạm bơm cao vì máy móc thiết bị nhiều, phức tạp, đắt tiền, kỹ thuật xây dựng đòi hỏi cao, vật liệu xây lắp nhiẻu. Do vậy, vốn đầu tư cho việc xâv dựng trạm bơm bao giờ cũng cao hơn xây dựng các công trình thủy lợi khác có cùng hiệu ích.
  • Giá thành cấp nước cao: Giá thành cấp nước cao do phải chi phí nàng lượng điện hoặc dầu, chi phí quản lý. Do vậy trong quản lý khai thác cần phải phấn đấu giảm nhẹ chi phí để giảm giá thành cấp thoát nước.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

Mật khẩu : Cuối bài viết

HẠNG MỤC: TRẠM BƠM ĐIỂM A (SAU ĐIỀU CHỈNH)

 I.GIỚI THIỆU CHUNG.

Trạm bơm điểm A là trạm bơm phối kết hợp giữa Dự án nâng cấp Đô thị Hải Phòng và Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước mưa, nước thải và Quản lý chất rắn hải Phòng. Do đó trạm bơm điểm A được điều chỉnh như sau:

1, Những phần mục giữ nguyên:

– Diện tích mặt bằng nhà trạm bơm và diện tích khu đất xây dựng trạm bơm.

– Công suất máy bơm và và công suất điện cho toàn trạm

– Hệ thống điện động lực, điều khiển, chiếu sáng và tiếp đất.

– Đường kính ổng đẩy cho các máy bơm và đường kính ống góp chung

– Cao độ đáy cống D500 (cống vào trạm bơm) của Dự án nâng cấp đô thị Hải Phòng.

– Ống đẩy chung của trạm bơm trước mắt vẫn đấu đổ ra sông Lạch Tray như thiết kế của Dự án nâng cấp đô thị Hải Phòng. Khi Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng thi công sẽ đấu nối lại để nước thải chuyển về trạm bơm chính Dư Hàng.

2, Các phần mục điều chỉnh

  • Mặt bằng tổng thể : Dịch chuyển vị trí trạm bơm để dành đất cho xây dựn trạm bơm giai đoạn 2.
  • Phần thiết kế công nghệ:

– Hố đặt máy sâu hơn trước 1.4m (trước: Cao độ đáy hố móng trạm bơm là -1.10m; nay là -2.50m).

– Bổ xung thêm 01 ống sục đường kính 100mm và phụ tùng.

– Thay đổi chiều cao lưới chắn rác (trước : Cao 4.0m; nay cao 3.25m).

– Thiết kế lại đoạn ống xả DN500 đổ ra sông Lạch Tray.

  • Phần thiết kế xây dựng:

– Kéo dài phần tường BTCT trạm bơm thêm 1.4m.

– Đổ bê tông nghèo mác M200 tạo dốc đáy trạm bơm.

– Hạ thấp sàn đặt van của trạm bơm xuống 1.6m (trước là +2.9m, nay là 1.3m)

– Bổ sung các nắp đan (phía trên trạm bơm) để phục vụ công tác tháo nắp song chắn rác và cào rác.

  • Phần thiết kế xây dựng:

– Xây dựng thêm một hố ga thu nước ghép sát vào thành trạm bơm.

  • Kết cấu trạm bơm sau khi điều chỉnh như sau:

– Trạm bơm rộng 45m2 và được chia thành 2 tầng và 1 sàn chứa máy bơm nằm ở phần tầng ngầm:

+ Tầng ngầm là kết cấu tường và sàn bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Chiều dày tường bê tông là 300mm, chiều dày sàn là 200mm. Chiều cao tầng là 6.6m.

+ Tầng nổi là kết cấu khung, sàn bê tông cốt thép toàn khối kết hợp với hệ tường xây chịu lực dày 220. Chiều cao tầng là 3.15m.

  1. VẬT LIỆU SỬ DỤNG.

1.Cốt thép:

– Thép AI( đường kính ≤ 8) Ra = 2100kg/cm2

– Thép AII( đường kính ≥10) Ra = 2700kg/cm2

– Các cáu kiện dùng thép CT3

– Cốt thép được gia công tại xưởng sau đó chở ra công trường và lắp đặt tại vị trí đã thiết kế

  1. Bê tông:

– Bê tông cột, tường, sàn mác M300

– Bê tông lót mác M100

– Vữa xi măng mác M75

– Bê tông là  bê tông thương phẩm được vận chuyển về công trường bằng xe Mix chuyên dụng.

– Vữa được trộn tại chỗ bằng máy trộn 250L

  1. Vật liệu khác:

– Cát đen

– Đá

– Đất đồi

– Cọc tre

– Xi măng bền sunfat cho kết cấu dưới cốt +3.5m ( Do phụ thuộc vào biện pháp đổ bê tông).

Các loại vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều phải được thí nghiệm đạt yêu cầu.

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG TRẠM BƠM.

  1. Thi công phần ngầm trạm bơm:

– Xác định vị trí thi công Trạm bơm, dùng  máy đào kết hợp vói thủ công đào hạ cốt mặt bằng thi công xuống cao độ +2.0m.

– Dùng máy kinh vĩ, xác định vị trí hố móng, dùng cẩu, kết hợp với búa rung, tiến hành hạ cọc cừ Larsen III dài 12 m gia cố hố móng. Cọc cừ được gia cố bằng hệ văng chống ngang H250 (2 tầng văng chống), chi tiết trong bản vẽ thi công.

– Tiến hành đào đất hố móng bằng máy đào PC200 đến hết tầm với, phần còn lại được đào bằng thủ công đến cao độ -3.4m.

– Sau khi đào đất, sửa hố móng sẽ tiến hành gia cố đáy trạm bơm bằng cọc tre, chiều dài 3m mật độ 25 cọc/m2 (đóng bằng đầm cóc).

– Rải cát và đầm chặt K95 dày 30cm.

– Đổ bê tông lót móng mác M100 dày100mm bằng thủ công

– Lắp dựng cốt thép và ván khuôn bản đáy

– Bê tông bản đáy được đổ bằng hộc kết hợp với tời hoặc cẩu.

– Sau khi bê tông đáy được 2 ngày, tiến hành tháo dỡ ván khuôn đáy và lắp dựng cốt thép và ván khuôn tường trạm bơm. Hệ ván khuôn, cột chống được làm bằng thép định hình.

– Do mặt bằng hạn chế và chiều cao tường tầng hầm quá lớn nên ta tiến hành thi công phần thân tầng hầm làm 4 đợt:

+Đợt 1: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường tới cốt từ cốt -2.5m đến

-0.5m.

+Đợt 2: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường từ cốt -0.5m đến +1.5m.

+Đợt 3: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường từ cốt +1.5m đến +3.5m.

+Đợt 4: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường từ cốt +3.5m đến +4.3m.

– Tại mỗi vị trí mạch ngừng đều có bản thép dày 2mm hoặc băng cách nước đặt tại tim tường chống thấm và đạt sẵn thép chờ để thi công cốp pha cho đợt sau, khi thi công đến sàn đặt máy bơm phải được đặt cốt thép chờ.

– Sau khi thi công xong các tường của trạm bơm, tiến hành thi công các sàn. Sàn đặt trạm bơm được thi công sau sàn mái của tầng ngầm.

– Thu dọn ván khuôn, cột chống khỏi tầng hầm của trạm bơm, đổ bê tông mác M200 tạo dốc mái trạm bơm.

– Do phần kết cấu ngầm của trạm bơm nằm thấp hơn cốt mực nước ngầm nên ta bố trí hệ thống rãnh thu nước ở đáy trạm bơm và đặt máy bơm nước liên tục để đảm bảo đáy trạm bơm luôn khô nước( xem bản vẽ).Tạo điều kiện thi công thuận tiện

2.2. Thi công phần nổi. (bản vẽ TC:)

– Sau khi thi công xong phần tầng ngầm, lấp cát hố móng, tháo dỡ hệ văng chống ngang sẽ tiến hành thi công phần nổi của trạm bơm.

– Các công tác: cốt thép cột dầm sàn, ván khuôn cột dầm sàn được tiến hành một cách tuần tự theo, tuân theo các tiêu chuẩn về thi công bê tông cốt thép toàn khối. Chia làm 2 đợt:

+Đợt 1: Cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông cột và xây tường chịu lực 220mm

+Đợt 2: Ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông dầm  mái

– Xây tường dày 220mm kết hợp với việc lắp khuôn cửa, lanh tô. . .

– Kết kấu mái được thi công từng bước theo đúng bản vẽ thiết kế bao gồm:

+ Thi công lớp bê tông xỉ tạo dốc 5% mác M100 bằng thủ công

+ Láng vữa mác 75 dày 25 mm

+ Lát lớp gạch lỗ chống nóng dày 150mm

+ Lát so le 2 lớp gạch lá nem

  1. Thi công phần phụ trợ của trạm bơm (bản vẽ TC:)

– Sau khi thi công xong phần kết cấu trạm bơm ta tiến hành thi công phần sân nền và tường rào của trạm bơm.

3.1 Thi công sân nền. (bản vẽ thi công)

– Tiến hành gia cố nền trạm bơm(tại cốt+2m) bằng cọc tre chiều dài 3m đóng  25 cọc/m2

– Tôn nền bằng cát vàng đầm chặt k = 0.95 dày 300mm tại cốt +2.0m bằng đầm cóc

– Tôn nền bằng đất đồi đầm chặt k = 0.95 tới cốt +3.7m.

– Thi công phần kết cấu sân nền dày 500mm tới cốt +4.2

3.2 Thi công lắp đặt đường ống UPVC D500 từ cống hộp vào trạm bơm và ống UPVC D500 từ trạm bơm ra kênh thượng lý(bản vẽ thi công)

– Đường ống xả nước là loại ống UPVC có đường kính 500mm, kéo dài từ trạm bơm ra miệng xả trên kè của sông thượng lý. Phần này được thi công cùng với quá trình thi công cống hộp An Kim Hải.

+ Gia cố nền bằng cọc tre chiều dài 3m đóng  25 cọc/m2

+ Rải lớp cát đệm dày 300mm

+ Lắp đặt đường ống UPVC D500

+ Thi công cửa xả ra sông thượng lý

+ Quá trình lấp cát hố móng và hoàn trả được tiến hành cùng với quá trình thi công cống hộp qua đường Lán Bè.

3.3. Thi công tường rào xung quanh trạm bơm. (bản vẽ TC:)

– Gia cố nền móng tường rào bằng cọc tre như trên tại cốt

– Đổ cát đầm chặt k = 0.95 dày 200mm

– Đổ bê tông lót móng tường rào mác M100 dày 100mm

– Xây móng tường rào bằng đá hộc, vữa xây mác 100 (chú ý lắp đặt hệ thống ống nhựa thoát nước D50 a1500 độ dốc 2%)

– Thi công hệ giằng móng tường rào bằng bê tông cốt thép.

– Xây tường rào xung quanh trạm bơm.

  1. Thi công lắp đặt các thiết bị

– Công tác lắp đặt thiết bị bao gồm các phần việc sau:

+ lắp đặt các thiết bị điện, nước phục vụ trạm bơm

+Lắp đặt các hệ thống đường ống, máy bơm, dầm cầu chạy … theo như bản vẽ thiết kế ( Phần này sẽ được nhà thầu lập chi tiết cụ thể và trình duyệt sau)

+Lắp đặt cửa, hệ thống bảo vệ

  1. Thi công phần hoàn thiện. (bản vẽ TC:)

– Các công tác hoàn thiện được tiến hành sau khi đã xây dựng xong phần thô của trạm bơm bao gồm các công tác chủ yếu sau:

+ Công tác trát tường trạm bơm bằng vữa xi măng mác 50 dày 20 mm

+ Công tác sơn tường trạm bơm gồm 1 lớp màu trắng và 2 lớp vàng nhạt

+ Công tác hoàn thiện tường rào, cổng trạm bơm

  1. YÊU CẦU VỀ KĨ THUẬT THI CÔNG
  2. Công tác cốt thép.

* Theo các tiêu chí kĩ thuật về thi công và nghiệm thu cốt thép

– Tẩt cả các công tác cốt thép được thi công ngay tại xưởng theo thiết kế sau đó được đưa ra lắp dựng tại các vị trí đã thiết kế

  1. Công tác cốp pha

Theo các tiêu chí kĩ thuật về thi công và nghiệm thu ván khuôn

  1. Công tác bê tông.

* Tuân theo các tiêu chí kĩ thuật bên cạnh đó cần chú ý các điểm sau :

  1. Trộn vữa bê tông:

– Bê tông được trộn bằng trạm trộn 60m3/h và được trộn theo đúng theo cấp phối đã được phê duyệt.

  1. Vận chuyển vữa bê tông:

– Bê tông được vận chuyển đến công trường bằng xe Mix chuyên dụng và được vận chuyển đến công trường một cách nhanh nhất tránh làm bê tông phân tầng và vẫn giữ được tính dễ đổ.

  1. Đổ, đầm bê tông:

– Công tác đầm phải đúng kỹ thuật, không được kéo hoặc ghì đầm vào cốt thép và đặc biệt chú ý tới các góc cạnh của kết cấu, các chi tiết chờ sao cho khi dỡ ván khuôn ra bề mặt bê tông không bị rỗ, các chi tiết chờ không bị sai lệch.

– Đầm chặt bê tông bằng máy đầm (đầm dùi, đầm bàn, ..). Đầm tới khi bê tông nổi nước bề mặt là đạt yêu cầu.

– Khi đổ không để vữa bê tông rơi tự do ở độ cao >1,5m, dùng máng tôn dẫn vữa bê tông tới chỗ cần đổ.

– Đối với tất cả các kết cấu thấp hơn cao độ +3.5m thì xi măng dùng cho bê tông là loại xi măng bền sunfat để đảm bảo bê tông không bị ăn mòn

  1. Công tác bảo dưỡng bê tông:

– Gặp thời tiết  không thuận lợi phải có biện pháp cụ thể cho từng trường hợp. Tưới nước bảo dưỡng bê tông hằng ngày bằng nước sạch. Bảo dưỡng bê tông trong 7 ngày (mỗi ngày 3 đến 5 lần bảo dưỡng) cho đến khi lấp đất hố móng thì thôi bảo dưỡng.

  1. Công tác hoàn thiện

– Công tác hoàn thiện được tiến hành theo đúng tiêu chí kỹ thuật và các quy chuẩn và quy phạm đang hiện hành

* Tất cả các công tác khi thi công cần kết hợp với các bản vẽ thiết kế.

V.TỔ CHỨC THI CÔNG TRẠM BƠM

  1. Phương pháp tổ chức thi công

– Hạng mục trạm bơm được tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự là chủ yếu, một só công tác có thể được tiến hành đông thời nếu đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và không gian mặt bằng,

  1. Tổ chức nhân lực, máy móc.

– Trạm bơm là 1 hạng mục nhỏ khối lượng thi công các công ít nên nhà thầu chỉ sử dụng 2 tổ đội hỗn hợp cho tất cả các công tác trong hạng mục. Trong quá trình thi công có kết hợp sử dụng với các loại máy thi công hợp một cách hợp lí, an toàn và hiệu quả

  1. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

– Quá trình thi công được tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

1.An toàn lao động:

Cần chú ý một số vấn đề sau:

– Trước khi thi công phải tổ chức cho cán bộ và công nhân học tập về quy trình quy phạm an toàn lao động.

– Công nhân trực tiếp thi công và công nhân phục vụ được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động: Khẩu trang, găng tay, ủng, kính bảo hộ, mũ.. . và có  chế độ bồi dưỡng độc hại tương ứng.

– Đảm bảo tuyệt đối an toàn tại và bố trí người hướng dẫn giao thông tại vị trí xe ra vào công trường.

– Đảm bảo an toàn cho các công tác dưới hố đào sâu như dùng văng chống để bảo vệ thành hố đào, có thang lên xuống an toàn, có lưới chống các vật dụng rơi xuống hố. . .

– Các công tác trên giáo cao phải có lan can bảo vệ, có dây an toàn. .  .

– Có các biển báo đặt tại các vị trí nguy hiểm để cảnh báo nguy hiểm về điện, hố sâu, máy thi công. . .

-Trên công trường luôn luôn có cán bộ phụ trách về an toàn lao động để giám  sát công tác công tác này.

  1. Vệ sinh môi trường:

– Nhà thầu sẽ bảo đảm hiện trường và các khu vực thi công trong điều kiện đủ vệ sinh. Để không ảnh hướng tới xấu tới môi trường và sinh hoạt của người dân xung quanh cụ thể như :

+ Xe chở vật tư vật liệu phải được che phủ kín đáo để tránh bụi và vương vãi

+ Nước thải và các vật liệu thải được đổ đúng chỗ

+ Có biện pháp vệ sinh tiếng ồn như che chắn, quy định giờ thi công bằng máy

+ . . .

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Cách in hàng loạt bản vẽ tự động trong Model AutoCAD

Cách in hàng loạt bản vẽ tự động trong Model AutoCAD, in hàng loạt trong cad, in hàng loạt trong layout, in hàng loạt trong word excel Powerpoint

Thể hiện được bản vẽ AutoCAD đã khó rồi, đến khi in ấn thì còn vất vả vì số lượng bản vẽ quá nhiều. Không có gì là trở ngại với bạn cả, sau khi đọc bài này bạn sẽ nắm được kỹ năng in hàng loạt bản vẽ trong Model 1 cách nhanh chóng.

Mật khẩu : Cuối bài viết

Load lisp sau: TPL-IN-MP.VLX
Dùng lệnh Ap và kéo thả vào nút Content để dùng được cho lần thứ 2 trở đi.
Lưu ý: lisp này chỉ các tác dụng trong môi trường Model, còn bên Layout các bạn tìm hiểu thêm lệnh Publish

Cách dùng:
Bước 1: Mở bản vẽ đã vẽ trên môi trường Model, gõ lệnh TPL hoặc IN hoặc MP, nhấn enter

AutoCAD cần được cài đặt Express Tool mới có thể chạy được Tool này các bạn nhé

Bước 2: Một cửa sổ của tiện ích mở ra, bạn cần thiết lập các thông số như máy in, khổ giấy, nét in.
Pick chọn Block hoặc Rectangle, Tool này in theo Block nên bạn có thể đóng Block khung tên lại. Hoặc khung tên vẫn là dạng Xref thì tạo thêm 1 block khung chữ nhật ở Layer Defpoints, rồi copy hàng loạt bằng lệnh Array.
Chỉnh thứ tự in là Trên xuống hoặc Trái sang phải

Bước 3: Nhấp vào Preview (để xem trước bản in) rồi dùng chuột kích vào 1 block cùng tên đã đặt ở bước trên
chế độ Preview này chính là của CAD, bạn có thể Zoom to nhỏ thoải mái. Nét in thì chỉ chỉnh từ trước ở CAD thôi

Bước 4: Sau khi mọi thiết lập về nét in và khổ giấy OK thì bạn nhấn vào nút Print và quét chọn 1 vùng các bản vẽ cần in. Tool sẽ lọc ra các Block cùng tên để in các vùng đó ra máy in.

Lưu ý: lisp này chỉ các tác dụng trong môi trường Model, còn bên Layout các bạn tìm hiểu thêm lệnh Publish
AutoCAD cần cài đặt Express Tool mới chạy được tool này.

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tìm hiểu về thước kẹp cơ khí và Nơi mua thước kẹp cơ khí chất lượng nhất

Thước kẹp hay còn được gọi với cái tên là thước cặp – một loại thước chuyên dụng được dùng phổ biến trong ngành cơ khí. Nó được xem là công cụ quan trọng mà không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ sư hay một người thợ cơ khí nào. Vậy Thước kẹp cơ khí là gì? Và vì sao chúng lại có vai trò to lớn như thế? Sau đây, mời các bạn hãy cùng theo chân MetroTech để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của loại thước này qua bài viết bên dưới nhé!

Thước kẹp cơ khí là gì?

 

Thước kẹp cơ khí còn được mọi người gọi với cái tên khác là thước cặp cơ khí, là một dụng cụ được sử dụng phổ biến trong các ngành kỹ thuật cơ khí. Dụng cụ này có công dụng vô cùng đa dạng như dùng để đo kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu, khoảng cách giữa các đồ vật, thiết bị với nhiều hình dáng khác nhau như hình hộp, hình trụ… Thước kẹp cơ khí có nhiều ưu điểm nổi bật như độ chính xác cao, phạm vi sử dụng rộng rãi, dễ dàng sử dụng mà giá thành cũng hợp lý. Trong các ngành kỹ thuật như ngành xây dựng, ngành chế tạo máy…thì thước kẹp được sử dụng nhiều nhằm tăng tính chính xác và mức độ hiệu quả của sản phẩm hoặc công trình.

Phân loại các dòng thước kẹp cơ khí

Thước kẹp cơ khí được phân loại dựa vào hai yếu tố đó là phân loại theo độ chính xác và phân loại theo khoảng đo.

Phân loại theo độ chính xác

Bao gồm ba loại chính:

  • Thước kẹp loại 1/10: Có kết quả đo chính xác tới 0.1mm.

  • Thước kẹp loại 1/20: Có kết quả đo chính xác tới 0.05mm.

  • Thước kẹp loại 1/50: Có kết quả đo chính xác tới 0.02mm.

Phân loại theo khoảng đo

Thước kẹp cơ khí cũng có thể được phân loại dựa theo giới hạn khoảng đo của nó. Giới hạn đo của thước kẹp thường là: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm (1 mét)… Dựa vào khoảng cách giữa mỗi vạch thường là 1mm để tiện theo dõi kết quả.

Cấu tạo của thước kẹp cơ khí

 

Thước cặp cơ khí có cấu tạo khá đơn giản với những bộ phận như sau:

  • Thước chính: Bao gồm mỏ đo cố định và trên thân được chia độ theo đơn vị milimet.

  • Thước phụ: Bao gồm mỏ đo di động và trên thân có chia vạch theo nguyên tắc du xích.

  • Hàm kẹp: Bao gồm hàm trên và hàm dưới được dùng để đo kích thước bên trong và kích thước bên ngoài tương ứng. Một trong những hàm này có thể di chuyển trong lúc hàm còn lại được giữ cố định. Hàm cố định được nối với thang đo chính còn hàm di chuyển thì được nối với thang đo vernier (du xích).

  • Vít giữ: Có nhiệm vụ khoá chuyển động của con trượt.

  • Thanh đo: Được dùng để độ sâu của vật thể.

  • Mỏ đo trong

  • Mỏ đo ngoài

 

Ứng dụng đa dạng của thước kẹp cơ khí trong nhiều lĩnh vực

 

Thước kẹp cơ khí là một dụng cụ vô cùng đa năng vì nó có thể đo cả kích thước ngoài, kích thước trong, độ sâu và cũng như đo các chi tiết dạng lỗ. Vì những tính năng tuyệt vời này, thước kẹp cơ khí được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.

Những lĩnh vực có ứng dụng thước kẹp cơ khí phổ biến phải kể đến là ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, máy móc…Thước kẹp cơ khí được sử dụng để đo lường các chi tiết máy, chi tiết cơ khí, đường kính trong hoặc đường kính ngoài của các loại ống thép, ống nhựa, ống PVC, thép tròn… Với khả năng đo chính xác mà thước kẹp cũng được sử dụng để đo các phụ kiện, đồ gỗ hay đồ dùng nội thất trong nhà ở, thậm chí là các công trình xây dựng.

Một số công dụng của thước kẹp cơ khí trong các ngành cụ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong ngành thép

Thước kẹp cơ khí thường được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp ví dụ như ngành công nghiệp thép để đo lường kích thước hoặc đường kính của nhiều vật thể với những hình dáng khác nhau. Dụng cụ này cũng rất tiện lợi cho người dùng với khả năng đo được độ sâu của vật thép hoặc kim loại. Thước kẹp cơ khí còn có khả năng đo đường kính hình trụ của ống thép trong khi vẫn đảm bảo được độ chính xác của số liệu đo.

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong ngành sản xuất ô tô

Trong ngành sản xuất ô tô, thước kẹp cơ khí chuyên dùng để đo đường kính ở bên ngoài, bên trong của ngành công nghiệp ô tô, đo trục khuỷu, đo đường kính xi lanh hay chiều cao của lò xo…

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong thí nghiệm khoa học

Thước kẹp cơ khí còn được phục vụ trong quá trình nghiên cứu ví dụ như ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi kích thước vốn có của kim loại. Mặt khác, thước kẹp cũng được dùng để đo các đối tượng có hình dạng biến đổi sau khi thí nghiệm.

 

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong ngành giáo dục

Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là trong môn Vật lý tại các cấp, thước kẹp cơ khí được dùng trong phòng thực hành. No cho phép học sinh, sinh viên đo cũng như lấy số đo chính xác cho một đối tượng nào đó sau đó chỉnh sửa lỗi thiết lập giá trị gốc “0” cho thước, đo kích thước bên trong và bên ngoài của đối tượng hình trụ hoặc các chi tiết khác.

Hướng dẫn cách đọc kết quả trên thước kẹp cơ khí đúng

  • Đọc phần nguyên: Vạch “0” trên thanh du xích trùng với vị trí nào của thước chính thì đó chính là phần nguyên của kích thước trên thước chính.

  • Đọc phần thập phân: Xem vạch nào trên thanh du xích mà trùng với vạch của thước chính thì đếm các vạch đo từ vạch 0 đến vị trí trùng, được bao nhiêu thì lấy nhân với 0.05.

Cách sử dụng thước kẹp cơ khí đạt hiệu quả

 

Các bước chuẩn bị trước khi sử dụng thước để đo

  • Kiểm tra xem thước có chính xác không.

  • Xác định bề mặt vật cần đo đã sạch sẽ chưa.

  • Đảm bảo hai mặt phẳng của thước kẹp đặt song song với thân thước chính trong trong quá trình sử dụng.

  • Đối với trường hợp bắt buộc phải lấy thước ra khỏi vị trí cần đo thì phải vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.

 

Cách đo kích thước ngoài

  • Đầu tiên hãy nới lỏng vít kẹp chặt sau đó di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích thước của vật thể cần đo.

  • Bước tiếp theo hãy áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn của vật cần đo rồi di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo. Cần phải chắc chắn rằng có sự tiếp xúc của hàm cặp là vuông góc với kích thước cần đo lường.

  • Cuối cùng hãy siết thật chặt vít kẹp rồi lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.

Cách đo kích thước lỗ

  • Trước hết nới lỏng vít kẹp chặt rồi tiếp đó di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ của chi tiết cần đo.

  • Rồi sau đó áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn vật thể cần đo. Tiếp theo, di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ hàm di động chạm vào mặt vật cần đo. Trong quá trình đo, hãy đảm bảo hàm kẹp có sự tiếp xúc vuông góc với kích thước của chi tiết cần đo đạc.

  • Bước cuối cùng là siết thật chặt vít kẹp rồi lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.

 

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thước kẹp cơ khí

 

Để kết quả đo cho ra được kết quả chính xác cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng của thước kẹp thì người dùng nên tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Không nên dùng thước kẹp để đo các bề mặt thô ráp, bị bẩn.

  • Không nên ép quá mạnh hai mỏ đo vào vật cần đo.

  • Không nên lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc kết quả đo.

  • Không nên để bụi bẩn bám vào thước kẹp.

  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi thước kẹp bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ hằng ngày.

  • Khi không sử dụng nữa thì đặt thước vào đúng vị trí trong hộp, không được để thước chồng chất lên các dụng cụ khác.

  • Đối với loại thước kẹp Mitutoyo thì tuyệt đối không sử dụng để đo đạc khi vật đang quay.

Thẩm tra thiết kế

 

Thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán là một trong những công tác cần có và rất quan trọng trước khi tiến hành một dự án đầu tư xây dựng. Thông qua việc thẩm tra, Chúng tôi có thể đưa đến cho bạn công trình đạt chất lượng tốt nhất, kinh tế nhất,  phát huy công năng hoạt động của công trình hiệu quả nhất.

>> Xem thêm : Chi phí thẩm tra thiết kế thẩm tra công trình

Công tác thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán cũng được quy định rõ tại điều Điều 83 – Luật xây dựng số 50/2014/QH13 với các nội dung công việc như sau:

1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:

a) Thiết kế kỹ thuật so với thiết kế cơ sở;

b) Thiết kế bản vẽ thi công so với thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước, so với thiết kế cơ sở trong trường hợp thiết kế hai bước hoặc so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.

2. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình.

3. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình.

4. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận.

5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ.

6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

7. Sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình.

8. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.

Với nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thẩm tra thiết kế dự toán cho nhiều dự án công trình lớn trên toàn quốc cùng đội ngũ cán bộ – kỹ sư – kiến trức sư giàu năng lực công tác và trình độ chuyên môn giỏi, ICCI cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng một giải pháp dịch vụ chất lượng – hiệu quả kinh tế cao nhất cho chủ đầu tư công trình.

Tham khảo: Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra