Blog

Mẫu dự toán PCCC nhà xưởng

Thiết kế giải pháp hệ thống PCCC là việc rất quan trọng với tất cả các dự án hiện nay. Chính vì vậy mỗi dự án công trình trước khi thiết kế thì việc chú trọng giải pháp thiết kế PCCC là vô cùng quan trọng.

Để tìm hiểu kỹ hơn hồ sơ xin cấp phép PCCC xây dựng nhà xưởng, các bạn tham khảo bài viết:

Việc thiết kế tối ưu sẽ giúp chủ đầu tư vừa tiết kiệm tiền bạc, lại mang lại cho công trình đảm bảo an toàn trong quá trình nghiệm thu và sử dụng vận hành sau này.

THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ MÁY UY TÍN Ở HÀ NỘI

BẠN ĐANG CẦN CHỌN 1 NHÀ THẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỦ HIỂU BIẾT VỀ PHÁP LÝ ?

HÃY THAM KHẢO BÀI VIẾT NÀY VÀ CHỌN VNC DESIGN NHƯ 1 NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CHO NHÀ MÁY CỦA BẠN

AZHOME GROUP là đơn vị có năng lực, trách nhiệm và uy tín về thiết kế , thi công nhà xưởng và hỗ trợ pháp lý cho bạn tại khu vực miền Bắc. Đội ngũ thi công có mặt tại tất cả các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định…

Tải Dowload bảng file excel 2021 dự toán phòng cháy chữa cháy

Mẫu dự toán phòng cháy chữa cháy chi tiết về các hạng mục là việc làm vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn hoạch định ngân sách, đảm bảo chi phí không bị phát sinh ngoài mức cho phép trong quá trình xây dựng.

Download Mẫu dự toán PCCC nhà xưởng

Mật khẩu : Cuối bài viết

Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận xây dựng thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng chính vì vậy đơn giá cũng sẽ có mức chênh lệch khác nhau. Dưới đây là bảng dự toán chi phí tham khảo bạn có thể xem qua thông tin.

DESCRIPTION UNIT
đơn vị
Q’TY Khối lượng TOTAL/Tổng
UNIT PRICE
Đơn giá
AMOUNT
Thành tiền
FIREFIGHTING WORK
1. FIRE FIGHTING WORKS/
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
LOT 1 281.219.415
2. SPRINKLER WORKS/Hệ thống chữa cháy tự động LOT 1 334.502.645
3. FIRE ALARM SYSTEM/ HỆ THỐNG BÁO CHÁY LOT 1 235.273.140
4. LIGHTNING PROTECTION SYSTEM/ CHỐNG SÉT MÁI LOT 1 29.004.800
5. APPRAISAL AND TESTS/ THAAME DUYỆT VÀ NGHIỆM THU LOT 1 120.000.000
TOTAL 1.000.000.000
1. FIRE FIGHTING WORKS/
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
GI pipe DN100, t3.2 Ống thép mạ kẽm DN100, độ dày 3.2 m 344             315.350        108.480.400
GI pipe DN100, t2.9 Ống thép mạ kẽm DN50, độ dày 2.9 m 112             172.550          19.325.600
Fittings Phụ kiện đường ống lot 1        12.901.458          12.901.457
Indoor Fire Hydrant Cabinet 500x600x180                               Hộp đựng phượng tiện chữa cháy trong nhà 500x600x180 set 14             773.500          10.829.000
Hoss reel D50, 20m Cuộn vòi D50, dài 20m roll 14             809.200          11.328.800
Landing valve D50 Van chữa cháy D50 ea 14             690.200           9.662.800
Hoss nozzle Lăng phun D50 ea 14             297.500           4.165.000
Fire Extinguisher ABC Powder 4kg Bình chữa cháy ABC bọt 4kg set 75             315.350          23.651.250
Fire Extinguisher CO2 3kg Bình chữa cháy CO2 3kg set 25             535.500          13.387.500
Table rules and standards command Bảng nội dung tiêu lệnh set 25             178.500           4.462.500
Gate vavle D100 Van chặn D100 ea 1          3.153.500           3.153.500
Ministry of pipe racks DN100 Bộ giá treo ống DN100 set 172               89.250          15.351.000
Ministry of pipe racks DN50 Bộ giá treo ống DN50 set 37               77.350           2.887.733
Fire ball 6kg
Quả cầu 6kg
set 21             773.500          16.243.500
Red paint
Sơn đỏ
kg 20             101.150           2.023.000
Oxide primer Sơn chống rỉ kg 20             101.150           2.023.000
Welding rod Que hàn kg 25               31.535              788.375
Winding jute Đay quần ống kg 5             178.500              892.500
Melting ice Băng tan roll 750                 5.950           4.462.500
Testing and commissioning Kiểm tra và vận hành chạy thử lot 1          4.800.000           4.800.000
Transport Vận chuyển lot 1          4.200.000           4.200.000
Auxiliary finishing system Vật tư phụ hoàn thiện hệ thống lot 1          6.200.000           6.200.000
SUB-TOTAL/Tổng phụ                      –        281.219.415
2. SPRINKLER WORKS/Hệ thống chữa cháy tự động
GI pipe DN100, t3.2 Ống thép mạ kẽm DN100, độ dày 3.2 m 344             315.350        108.480.400
GI pipe DN40, t2.3 Ống thép mạ kẽm DN40, độ dày 2.3 m 210             113.050          23.740.500
GI pipe DN132, t2.3 Ống thép mạ kẽm DN32, độ dày 2.3 m 406               77.350          31.404.100
GI pipe DN25, t2.3 Ống thép mạ kẽm DN25, độ dày 2.3 m 539               69.020          37.201.780
Fittings Phụ kiện đường ống lot 1        17.269.340          17.269.340
Sprinkler head 68oC (pendent type) Đầu Sprinkler 68oC (loại quay xuống) ea 427             101.150          43.191.050
Gate valve DN100 Van chặn DN100 ea 1          3.153.500           3.153.500
Ministry of pipe racks DN100 Bộ giá treo ống DN100 set 172               89.250          15.351.000
Ministry of pipe racks DN40 Bộ giá treo ống DN40 set 105               53.550           5.622.750
Ministry of pipe racks DN32 Bộ giá treo ống DN32 set 203               53.550          10.870.650
Ministry of pipe racks DN25 Bộ giá treo ống DN25 set 270               47.600          12.828.200
Red paint
Sơn đỏ
kg 20             101.150           2.023.000
Oxide primer Sơn chống rỉ kg 20             101.150           2.023.000
Welding rod Que hàn kg 25               31.535              788.375
Winding jute Đay quần ống kg 5             178.500              892.500
Melting ice Băng tan roll 750                 5.950           4.462.500
Testing and commissioning Kiểm tra và vận hành chạy thử lot 1          4.800.000           4.800.000
Transport Vận chuyển lot 1          4.200.000           4.200.000
Auxiliary finishing system Vật tư phụ hoàn thiện hệ thống lot 1          6.200.000           6.200.000
SUB-TOTAL/Tổng phụ        334.502.645
3. FIRE ALARM SYSTEM/ HỆ THỐNG BÁO CHÁY
Main fire alarm control panel 10 zone Tủ trung tâm báo cháy 10 kênh set 1        14.280.000          14.280.000
Smoke detector Đầu báo cháy khói set 110             380.800          41.888.000
Heat detector Đầu báo cháy nhiệt set 6             315.350           1.892.100
Combination boxa (Bell, lamp & push button)
Hộp tổ hợp (chuông, đèn, nút ấn)
set 13          1.785.000          23.205.000
Signal Cable Cu/PVC/PVC 2x1mm2 Cáp tín hiệu Cu/PVC/PVC 2x1mm2 m 1.935                 6.545          12.664.575
Signal Cable Cu/PVC/PVC 20x2x1.0mm2 Cáp tín hiệu Cu/PVC/PVC 20x2x1.0mm2 m 150               77.350          11.602.500
Power Cable 2×1.5mm2 Dây cáp điện 2×1.5mm2 m 1.545                 7.735          11.950.575
PVC conduit D20 Ống dẫn PVC D20 m 3.480                 6.545          22.776.600
PVC conduit D32 Ống dẫn PVC D32 m 150               10.115           1.517.250
Fitting & Conduit accessory Phụ kiện lắp và ống luồn lot 1        21.266.490          21.266.490
Emegency lighting Đèn chiếu sáng khẩn cấp set 68             416.500          28.322.000
Exit lighting
Đèn Exit
set 35             297.500          10.412.500
Socket for Emegency lighting Ổ cắm cho chiếu sáng khẩn cấp set 103             136.850          14.095.550
Conection & Testing Fee Kết nối và kiểm tra lot 1        12.000.000          12.000.000
Accessories Phụ kiện lot 1          7.400.000           7.400.000
SUB-TOTAL/Tổng phụ                      –        235.273.140
4. LIGHTNING PROTECTION SYSTEM/ CHỐNG SÉT MÁI
Lightning pointer reinstall – Radius 73M Kim thu sét 73m 1        12.000.000          12.000.000
Lightning pointer – Radius 73M Kim thu sét 73m set 1          2.040.000           2.040.000
Elevation Pole – 5m Trụ đỡ kim thu sét 5m set 1             288.000              288.000
Box testing Hộp kiểm tra điện trở set 1             156.000              156.000
GV Cable 70SQ Cáp dẫn sét 70Sq m 120               30.000           3.600.000
Copper Cable 70SQ Cáp đồng 70Sq m 20               27.600              552.000
Earthing rod D16; L=2400mm CỌc tiếp địa D16 L=2400mm set 5             100.800              504.000
PVC Pipe D32mm Ống PVC D32mm m 120               10.540           1.264.800
Testing Fee Kiểm định lot 1          2.400.000           2.400.000
Accessories Phụ kiện lot 1          6.200.000           6.200.000
SUB-TOTAL/Tổng phụ                      –          29.004.800
5. APPRAISAL AND TESTS/ THAAME DUYỆT VÀ NGHIỆM THU
Approval drawing
Thẩm duyệt thiết kế
set 1        30.000.000          30.000.000
Testing equipment
Kiểm định thiết bị
set 1        15.000.000          15.000.000
As-built drawing to license
Hoàn công ra giấy phép
set 1        75.000.000          75.000.000
SUB-TOTAL/Tổng phụ                      –        120.000.000

 

Xem thêm:

Mục đích của dự toán Phòng cháy chữa cháy

Dự toán phòng cháy chữa cháy là dự kiến tính toán giá trị hạng mục thi công công trình trước khi thi công xây dựng. Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

  • Giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền sẽ phải chi để có hạng mục PCCC công trình mà mình mong muốn.
  • Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.
  • Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.
  • Sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, quyết toán.

Hầu hết các kỹ sư cần xây dựng cần phải có kỹ năng này. Đây là kỹ năng bổ trợ tối cần thiết gì tham gia các hoạt động tư vấn, thi công xây dựng.

Vai trò của dự toán PCCC

Với lĩnh vực xây dựng, việc lập bảng dự toán công trình là nghiệp vụ bắt buộc. Do đó, nắm rõ quy trình, nguyên tắc và vai trò của bảng dự toán đối với kế toán viên khi mới bắt đầu làm trong ngành là rất quan trọng.

  • Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công trình
  • Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn vay.
  • Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình:
  • Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu;
  • Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định thầu.
  • Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.

Nguyên tắc xác định dự toán PCCC

  • Tính đúng, tính đủ, không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp và tuân thủ theo các quy định
  • Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán.
  • Có nội dung công việc là có chi phí (quan trọng là người lập dự toán biết tính toán và đưa chi phí đó vào đâu)

Căn cứ lập bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở

Trong quá trình lập dự toán công trình trên địa bàn của tỉnh, thành phố nào đó. Bạn cần xác định các căn cứ cơ sở lập dự toán xây dựng gồm có:

  • Xác định các bộ đơn giá xây dựng cần áp dụng như xây dựng, khảo sát, sửa chữa, lắp đặt ….
  • Xác định văn bản, quyết định công bố đơn giá nhân công tại thời điểm
  • Quyết định công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công do tỉnh, thành phố ban hành
  • Các thông tư nghị định đang áp dụng để xác định hệ số chi phí xây lắp cho từng loại công trình

Mỗi loại công trình khác nhau thì sẽ được áp dụng các hệ số chi phí xây lắp khác nhau. Trong lập dự toán PCCC thường có các loại công trình phổ biến sau:

  • Công trình dân dụng
  • Công trình giao thông
  • Công trình thủy lợi ( nông nghiệp và phát triển nông thôn )
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Công trình công nghiệp
  • Công trình lắp đặt các thiết bị công nghệ
  • Công trình văn hóa, tu bổ di tích lịch sử

Trên đây là các công trình phổ biến mà bạn thường hay gặp trong quá trình thi công. Lập bảng dự toán công trình xây dựng của công trình dân dụng mà các bạn kế toán viên hay gặp và xử lý.

 XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG THEO CHUẨN QUỐC TẾ:

Lý do bạn nên chọn VINACON:

1. Cung cấp giải pháp thiết kế, xây dựng nhà xưởng Đẹp, Chất Lượng cao.

2. Giá thi công nhà xưởng tối ưu nhất.

3. Dự Toán chính xác giá thi công nhà xưởng.

4. Thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng.

5. Hỗ trợ tư vấn - gặp gỡ trao đổi hoàn toàn miễn phí.

VINACON là công ty chuyên thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, nhà kho công nghiệp chất lượng cao ngoài ra VINACON còn thiết kế thi công tòa nhà văn phòng, tham gia khảo sát, kiểm định,....

VINACON đã tham gia nhiều công trình xây dựng khắp nước. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng những công trình có quy mô lớn của các nhà đầu tư nổi tiếng đến từ các quốc gia trên khắp thế giới như: Japan, Korean, Đài Loan, America (USA), Singapore,....

Uy tín của VINACON ngày càng được củng cố khi chúng tôi được biết đến nhiều hơn qua những lời khen ngợi về thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, tinh thần cầu thị và trung thực trong kinh doanh.

VINACON giờ đây đã là một thương hiệu được tin cậy đối với những chủ đầu tư có tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.

Lợi ích của quý khách:

Chúng tôi đã và đang triển khai các dự án nhà xưởng quy mô lớn từ 70.000 mét vuông đến hơn 200.000 mét vuông của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như: Korean, Japan, Đài Loan,... Chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về uy tín, năng lực thực hiện dự án tại Việt Nam, vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế Giới.

VINACON cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ xây dựng nhà xưởng tốt nhất. Bằng sự nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, chúng tôi đã chinh phục được nhiều dự án lớn và lấy được lòng tin cũng như sự hài lòng của các "Ông Lớn" trên thế giới sang Việt Nam đầu tư công trình.

VINACON rất hân hạnh được phục vụ quý khách với tinh thần: "HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN"

Những mô hình xây dựng nhà xưởng tiền chế phổ biến hiện nay:

NHỮNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG VINACON ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM

Chi nhánh Hà Nội : Số 17 Tố Hữu - C37 Bộ Công An - Tố Hữu - Nam Từ Liêm
☎️ Hotline: 0904.87.33.88
Chi nhánh HCM : 44 Nguyễn Ảnh Thủ - P.Tân Chánh Hiệp - Quận 12
☎️ Hotline: 0912.07.64.66
Chi nhánh Đà Nẵng : 68 đường Tôn Đức Thắng - P. Hoà Khánh - Quận Liên Chiều
☎️ Hotline: 0902.038.666

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Biên bản nghiệm thu hệ thống PCCC để đưa vào sử dụng
  2. Mẫu dự toán PCCC nhà xưởng
  3. Báo giá thiết kế PCCC
  4. Thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà máy sản xuất
  5. Đơn xin đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy
  6. Hồ sơ nghiệm thu PCCC
  7. Đơn đề nghị điểm định phương tiện PCCC
  8. Báo giá thiết bị PCCC
  9. [Download] hồ sơ nghiệm thu PCCC đầy đủ

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng
Mật khẩu: 20XXXXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Hướng dẫn tải

HƯỚNG DẪN LẤY PASSWORDS/MẬT KHẨU :

Lưu ý: Vui lòng làm theo đúng các bước dưới đây để không bị sai MÃ

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Gõ từ khóa tìm kiếm nhà kết cấu thép

Bước 3. Lăn chuột xuống dưới; Tìm và nhấn chuột vào Link sau (nó có thể ở trang 1 hoặc trang 2 của kết quả tìm kiếm) (xem hình ảnh minh họa bên dưới)

Bước 4: Kéo xuống cuối bài viết, Click vào nút Lấy mã

Bước 5. Mã giản nén mỗi bài viết sẽ tương ứng bên dưới
Sau đó tìm phần cuối cùng của bài viết tìm kiếm mật khẩu giải nén tương ứng với mỗi bài viết ngoài cùng bên phải

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈

Phần mềm đóng dấu ảnh Batch Watermark Creator


Mật khẩu : Cuối bài viết
Batch Watermark Creator giúp bạn đóng dấu để tạo bản quyền cho các hình ảnh của mình với hỗ trợ nhiều định dạng ảnh khác nhau. Phần mềm này cung cấp nhiều kiểu đóng dấu ảnh, cùng với các công cụ chỉnh sửa, thay đổi kích thước, màu sắc ảnh mang đến cho bạn những hình ảnh ưng ý nhất.

Batch Watermark Creator là phần mềm đóng dấu cho ảnh khá chuyên nghiệp, bạn có thể ghi chữ lên những bức ảnh, hay chèn các logo đã có sẵn vào bức ảnh do bạn tự chụp hay ảnh do bạn tự chỉnh sửa. Phần mềm giúp bạn xuất ra những bức ảnh có dấu ấn riêng nhưng độ sắc nét của bức ảnh vẫn được đảm bảo.

Batch Watermark Creator là ứng dụng giúp bạn đóng dấu ảnh, được hỗ trợ các định dạng ảnh khác nhau, lên tới 40 định dạng ảnh. Bạn có thể tạo nhiều kiểu nhãn như chữ ký, hay logo ảnh, các nhãn trong suốt. Người sử dụng có thể tùy chỉnh vị trí dấu tùy ý vào bức ảnh, hay tùy chọn cá kiểu font chữ với màu sắc khác nhau.

Cách sử dụng Batch Watermark Creator để đóng dấu ảnh cũng khá đơn giản, giúp bạn có được những hình ảnh bản quyền của riêng mình. Các bạn xem hướng dẫn đóng dấu ảnh với Batch Watermark Creator mở mục thủ thuật của chúng tôi.

Ngoài Batch Watermark Creator thì Aoao Watermark Software cũng là công cụ đóng dấu ảnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Đặc biệt, Aoao Watermark Software có hỗ trợ chế độ đóng dấu ảnh hàng loạt.

Các tính năng chính của Batch Watermark Creator:

– Tạo dấu cho ảnh
– Hỗ trợ 40 định dạng ảnh
– Hỗ trợ nhiều kiểu nhãn để đóng dấu ảnh
– Thay đổi màu sắc và kích thước, font chữ tùy ý
– Dễ thực hiện

Bước 1: Sau khi download và cài đặt phần mềm, bạn khởi động phần mềm Batch Watermark Creator lên

Download Batch Watermark Creator

Bước 2: Để tạo một dấu ấn hay logo có sẵn cho bức ảnh của bạn thì các bạn vào Template chọn Launch Template Editor

phan mem dong dau anh

Bước 3: Click vào mục Create a new template như hình vẽ

dong dau anh hang loat

Bước 4: Tạo một tên template mới, và nhấn OK

chèn watermark vào ảnh

Bước 5:  Ở Template Editor các bạn có thể chọn viết chữ lên bức ảnh hay đóng dấu với logo có sẵn

1: New Text Item (Với biểu tượng chữ T): Các bạn có thể tạo dấu bằng chữ

2: New Image Item : Ở đay bạn sử dụng để tạo dấu bằng ảnh

đóng dấu chìm lên ảnh

Bước 6: Ở đây tôi sẽ chọn đóng dấu ảnh. Các bạn chọn đường dẫn ở mục Select image file sau đó chọn ảnh logo và nhấn Open

đóng dấu cho ảnh

Bước 7: Khi đó bức ảnh của bạn đã được đóng dấu logo rồi. Để lưu lại template của logo này các bạn chọn File -> Save Changes

1: Lựa chọn Options, bạn điều chỉnh độ mờ nhạt của dấu ảnh

2: Đặt vị trí của dấu ảnh

3: Di chuyển dấu ảnh với vị trí thích hợp

chèn watermark vào ảnh hàng loạt

 

 Sử dụng Batch Watermark Creator đóng dấu ảnh

 

Sau khi các bạn đã tạo xong các template có vị trí dấu ảnh thì tiếp theo Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách để đóng dấu vị trí logo trong template mà bạn vừa tạo vào một bức ảnh bất kỳ

Bước 1: Các bạn mở giao diện của Batch Watermark Creator lên, bạn sẽ thấy ở cột bên trái hiển thị các template mà bạn đã tạo ban nãy

Bước 2: Chọn đường dẫn chứa file xuất ra ở mục Output Settings

Bước 3: Các bạn quay trở lại Tab Templates và chọn Template có vị trí logo ảnh như mong muốn. Sau đó click vào biểu tượng dấu “+” ở để mở file ảnh mà bạn muốn đóng dấu

Bước 4: Click vào biểu tượng như hình vẽ để bắt đầu tiến trình xử lý đóng dấu vào bức ảnh

Cuối cùng các bạn mở thư mục mà bạn đã chọn đường dẫn ở bước 2 ra bạn sẽ thấy được bức ảnh mà bạn vừa đóng dấu

Vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn xong Cách sử dụng phần mềm đóng dấu ảnh Batch Watermark Creator. Công việc không quá khó chỉ cần bạn theo dõi và làm theo các bước là ổn cả. Ngoài ra thì các bạn có thể tham khảo thêm các phần mềm đóng dấu ảnh của Taimienphi.vn như Aplus Image Watermark Creator hay phần mềm đóng dấu ảnh Aoao Watermark, tôi nghĩ bạn đọc sẽ có thêm khá nhiều thông tin hấp dẫn về các phần mềm này.

Câu hỏi : Giàn phơi SINSUNG SU-100 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng nhà máy


Mật khẩu : Cuối bài viết

THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ MÁY UY TÍN Ở HÀ NỘI

BẠN ĐANG CẦN CHỌN 1 NHÀ THẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỦ HIỂU BIẾT VỀ PHÁP LÝ ?

HÃY THAM KHẢO BÀI VIẾT NÀY VÀ CHỌN VNC DESIGN NHƯ 1 NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CHO NHÀ MÁY CỦA BẠN

 AZHOME GROUP là đơn vị có năng lực, trách nhiệm và uy tín về thiết kế , thi công nhà xưởng và hỗ trợ pháp lý cho bạn tại khu vực miền Bắc. Đội ngũ thi công có mặt tại tất cả các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định…

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

  1. Ý nghĩa của ngành thảo dược.

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên.

Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm Ngọc Linh… Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng – đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Xem thêm: Quy định về việc lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

Có thể nói thảo dược là nguồn tài sản vô giá, giải quyết được hầu hết các bệnh ở người như viêm gan B, viêm não, tiểu đường, kiết lị, tiêu chảy, … Điểm ưu việt của sản phẩm chiết suất từ thảo dược là không những trị dứt bệnh trong thời gian ngắn mà còn tạo ra nguồn thực phẩm sạch, không tồn dư hóa chất kháng sinh, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường.

Việc phát triển ngành thảo dược trong nước còn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Trồng thảo dược không gây thoái hóa đất, ngược lại có tác dụng bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên đất, giải quyết lượng lớn lao động tại địa phương, góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước.

  1. Các điều kiện và cơ sở của dự án.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra.

Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng là nguyên nhân khiến các bệnh mạn tính không lây phổ biến hơn do nguy cơ mắc bệnh với người cao tuổi lớn hơn nhiều. Cho thấy tầm quan trọng của dược liệu, thực phẩm chức năng và thực phẩm chức năng được dự báo là còn phát triển mạnh trong thời gian tới.

Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum rất thuận lợi để phát triển kinh tế về nuôi trồng, phát triển dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong phú, nơi có môi trường thuận tiện cho nhiều dược liệu di thực. Thực vật ở tỉnh Kon Tum đa dạng và phong phú, qua khảo sát có khoảng 1.168 loại có ích, trong đó cây quý có 62 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007; 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc có tên trong diện những cây thuốc cần quan tâm bảo tồn ở Việt Nam. Nổi bật lên trong số này là cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis).

Tại vùng cao xung quanh núi Ngọc Linh (Đăk Glei; Tu Mơ Rông) và ở huyện Kon Plông, có nền nhiệt độ tương đối ôn hòa, có thể trồng được nhiều loại cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, mang lại giá trị kinh tế cao. Còn ở các vùng đất màu mỡ khác ở vùng thấp, đều có thể trồng các cây thuốc nhiệt đới quen thuộc như: Đinh lăng (Polyscias fruticosa), Nghệ vàng (curcuma longa L.), Đậu ván trắng (Dolichos purpureus L.D. lablab L.), Địa liền (Kacpleria galang), Sa nhân (Amomum xanthioides), Gừng (Zingiber officinale),…và cả các cây tinh dầu đang có nhu cầu cao trên thị trường: Hương nhu trắng ( Herba Ocimigratissimi), Sả (Cymbopogon Citratus (L) Pers), Trà tiên (Ocimum basilicum L., var. Pilosum (Willd.) Benth),…

Tuy nhiên nguồn dược liệu tự nhiên hiện nay đang bị khai thác thiếu kiểm soát, không khoa học. Việc sử dụng dược liệu theo kinh nghiệm truyền miệng, mua bán dược liệu tự phát, bán đại trà cho thương lái ngoài tỉnh, việc thu hái không đúng thời vụ, sử dụng không đúng bộ phận dùng làm thuốc… là những cách sử dụng dược liệu lãng phí, kém hiệu quả. Đến nay, việc thu hái, mua bán dược liệu vẫn đang hoạt động. Nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nguồn dược liệu là không tránh khỏi, ví dụ: Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis) Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Sa nhân (Amonum Xanthioides Wall), Vàng đắng (Coscinium usitatum).

Theo kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất có 41 loài cây dược liệu có thể đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, các tiêu chí lựa chọn các loài dược liệu đầu tư phát triển gồm: (1) Các loài dược liệu phải phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng; (2) Phù hợp với chủ trương của Chính Phủ về quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 – 2020 của Bộ Y tế (Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015); (3) Giá trị dược liệu, kinh tế cao; nhu cầu thị trường sử dụng các loài cây thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong việc chữa bệnh; (4) Tình hình thực tiễn về việc khai thác, gây trồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và trong cả nước; (5) Có giá trị và hiệu quả kinh tế cao trong việc đâu tư phát triển.

Trên cơ sở kết quả khảo sát và đăng ký của các huyện thành phố, Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 – 2020 của Bộ Y tế (Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015, các loài dược liệu tập trung phát triển trong thời gian đến gồm 11 loài dược liệu.

Từ những phân tích trên cho thấy, sự ra đời của dự án là việc làm cấp thiết hiện nay, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà nói riêng và ngành dược của cả nước nói chung, nâng tầm giá trị của sản xuất. Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến dược liệu” là dự án phát triển kinh tế cùng với bảo tồn tự nhiên, xử lý và cải tạo nguồn tài nguyên đất. Dự án đi vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết công việc cho hàng ngàn lao động địa phương cũng như giải quyết đầu ra cho ngành trồng trọt thảo dược tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai, …. Dự án đi vào hoạt động thành công sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh nhà hàng tỷ đồng mỗi năm, Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và phát triển kinh tế tỉnh nhà.

II. Mục tiêu dự án.

1. Mục tiêu chung.

  • Góp phần xây dựng ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, không hóa chất, không kháng sinh;
  • Sử dụng chủ yếu là dược liệu tự nhiên và trồng để sản xuất.
  • Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
  • Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.

Xem thêm: Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án

  • Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác các loại cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án.
  • Tập trung phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng sản xuất, kinh doanh dược liệu trọng điểm của khu vực Tây Nguyên.
  • Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn tỉnh phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp để đầu tư phát triển, bảo tồn và thương mại hóa sản phẩm dược liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và ngân hàng thương mại); chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể.

Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất dược liệu. Với tổng sản lượng hàng năm khoảng 2.500 – 2.800 tấn (Nano Curcumin và các loại dược liệu khác) chất lượng cao.

  • Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, hàng năm dự án tiêu thụ một lượng nghệ tươi khoảng 80.000 – 100.000 tấn và một lượng đáng kể nguyên liệu các loại thuốc khác. góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum.
  • Góp phần bảo tồn và khai thác dược liệu tư nhiên: Bảo tồn và khai thác bền vững 11 loài dược liệu có trữ lượng lớn từ tự nhiên dưới tán rừng sản xuất, rừng phòng hộ và khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng trên địa bàn các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plong và một số địa bàn khác với sản lượng khai thác 50 tấn/năm. Đến năm 2030 bảo tồn được 50% tổng số loài dược liệu của tỉnh thông qua xây dựng 02 vườn bảo tồn và phát triển nguồn giống cây thuốc quý hiếm phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại hai huyện trọng điểm Tu Mơ Rông và Kon Plong và các tiểu vùng khí hậu của tỉnh Kon Tum.
  • Hình thành chuỗi nhà máy chế biến dược liệu hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

III. Tổng vốn đầu tư của dự án.

STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng)
I Xây dựng 71.766.950
I.1 Khu chế biến dược liệu và điều hành 60.421.200
1 Văn phòng và nhà điều hành 3.720.000
2 Nhà ở chuyên gia 2.400.000
3 Nhà bảo vệ 151.200
4 Nhà xưởng số 1 (đạt tiêu chuẩn GMP) 20.000.000
5 Nhà xưởng số 2 (đạt tiêu chuẩn GMP) 20.000.000
6 Kho thành phẩm 6.400.000
7 Nhà ăn – căn tin 900.000
8 Nhà trưng bày sản phẩm 3.200.000
9 Sân phơi nguyên vật liệu 1.050.000
10 Nhà nghiên cứu giống dược liệu – thí nghiệm và nuôi cấy mô 2.600.000
I.2 Khu thực nghiệm, bảo tồn và sản xuất giống dược liệu 1.900.000
1 Vườn ươm lai tạo cây giống cung cấp cho nông dân 700.000
2 Vườn bảo tồn dược liệu 1.200.000
I.3 Các hạng mục tổng thể 9.445.750
1 Hệ thống cấp điện tổng thể 2.000.000
2 Hệ thống công nghệ thông tin 120.000
3 Hệ thống cấp nước tổng thể 1.200.000
4 Hệ thống thoát nước tổng thể 800.000
5 Hàng rào bảo vệ tổng thể 1.501.500
6 San lấp mặt bằng 2.705.850
7 Cây xanh cảnh quan 256.000
8 Giao thông tổng thể 862.400
II Thiết bị 90.150.000
1 Thiết bị văn phòng 850.000
2 Thiết bị thí nghiệm và nuôi cấy mô 1.500.000
3 Dây chuyền chế biến và đóng gói dược liệu 84.000.000
4 Hệ thống dán mã vạch và truy xuất nguồn gốc 3.000.000
5 Dụng cụ bảo hộ lao động và thiết bị tiêu hao các loại 800.000
III Chi phí quản lý dự án 3.172.231
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 19.370.216
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  408.786
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi  952.713
3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1.512.973
4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi  202.320
5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng  127.728
6 Chi phí thẩm tra dự toán  123.142
7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng  136.770
8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB  193.078
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.730.406
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị  778.944
11 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường  250.000
12 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 12.953.356
V Chi phí dự phòng 18.445.940
Tổng cộng  202.905.336

IV. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 8 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 20,7 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 359% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 8,24 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 8,24 đồng thu nhập cho 20 năm thời kỳ phân tích dự án. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Xem thêm: Thủ tục thẩm định báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,89 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,89 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,55%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.

Kết quả tính toán: Tp = 4 năm tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,55%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 564.720.919.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 564.720.919.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 36,03% > 8,55% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Quy định về việc lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
  2. Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án
  3. Thủ tục thẩm định báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng
  4. Hướng dẫn xác định chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
  5. Hỏi đáp báo cáo nghiên cứ khả thi

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Mẫu dự toán nội thất văn phòng

Việc thiết kế thi công ngày càng tăng giá, nên rất nhiều đơn vị muốn tham khảo dự toán nội thất văn phòng trước khi quyết định.

Cùng nội thất Azhome xem cách lên dự toán nội thất cùng mẫu dự toán nội thất văn phòng của chúng tôi!

Download Mẫu dự toán nội thất văn phòng

Mật khẩu : Cuối bài viết

Trước khi ký kết hợp đồng thì việc yêu cầu đơn vị nội thất đưa ra bản dự toán nội thất là bước được đặt lên hàng đầu.

Bởi đây chính là bước quyết định đến số tiền đầu tư mà bạn cần bỏ ra cho nội thất căn nhà bạn.

Vậy để có được bản dự toán nội thất hoàn chỉnh, bạn cần tính toán kỹ lưỡng các hạng mục cần thiết, nhằm giảm chi phí xuống mức thấp nhất.

– Khi làm dự toán nội thất văn phòng bạn cần:

  • Lập dự toán ngân sách cho các hạng mục trong danh sách yêu cầu thi công và sản xuất
  • Tính toán vật tư cho quá trình sản xuất
  • Triển khai bản vẽ sản xuất, hướng dẫn công nhân thực hiện đúng theo bản vẽ đã triển khai
  • Chủ động liên hệ với khách hàng và các bộ phận liên quan.
  • Luôn cập nhật những thay đổi trong dự án
  • Theo dõi và báo báo tình huống sản xuất
  • Báo cáo tiến độ lập ngân sách, tiến độ thi công, lắp đặt.
  • Lưu trữ và update hồ sơ dự án theo quy định

Những điều cần lưu ý khi lên dự toán nội thất

Trước khi lên dự toán, bạn phải nắm được các thông tin quan trọng sau đây:

Tổng kinh phí

Khi bắt đầu hợp tác với đơn vị thiết kế, việc đầu tiên là bạn phải nêu ý tưởng và mong muốn của mình.

Sau đó là phần tài chính dự trù bạn có thể bỏ ra cho công trình để tránh tình trạng thiết kế vượt quá khả năng chi trả.

Hai bên cần thống nhất với nhau về giá thành của các hạng mục trong bảng dự toán cũng như các chi phí phát sinh.

Chế độ bảo hành cho khách hàng

Sau khi hoàn thành xong và bàn giao sẽ gặp không ít sự cố phát sinh vô tình có thể xảy ra.

Bạn cần đặc biệt chú ý đến thời gian bảo hành của từng hạng mục và từng sản phẩm trong căn nhà của bạn.

Ngoài ra, các sản phẩm nội thất được làm bằng gỗ hầu hết đều được bảo hành tối thiểu 1 năm, bạn nên đọc kỹ để chú ý quyền lợi của mình.

Đơn vị thi công

Đơn vị thi công càng chuyên nghiệp thì nội thất lên càng bền và đẹp. Hãy chọn kỹ đơn vị thi công phù hợp.

Kiểm tra sau khi hoàn thiện

– Bạn nên kiểm tra lại chất lượng các công trình, nội thất đã được lắp đặt đúng quy trình hay chưa, có bị lỗi hoặc hỏng hóc hay không?

Nếu có phải báo ngay để tránh quá hạn bảo hành bạn sẽ phải thuê đơn vị khác thi công lại.

Các yếu tố quyết định chi phí nội thất văn phòng

Chi phí thi công nội thất văn phòng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố

Trong đó bao gồm: chất liệu, phong cách, diện tích, tình trạng hiện tại của văn phòng, kích cỡ nội thất và cả sản phẩm nội thất.

Chính vì thế việc lập dự toán cho không gian văn phòng là rất cần thiết để tiết kiệm diện tích, tránh các khoản chi phí phát sinh.

Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến chi phí thi công nội thất văn phòng từ dưới 100m2.

Bao gồm: 2 phòng lãnh đạo, phòng hành chính, kế toán 3 – 4 người, phòng họp 5 – 10 người, phòng làm việc 15 nhân viên.

  • Phòng làm việc dành cho giám đốc

Nội thất văn phòng giám đốc gồm: Bàn làm việc giám đốc, ghế giám đốc, tủ tài liệu.

Ngoài ra có thể bố trí thêm bộ sofa kết hợp bàn trà tiếp khách đến ký kết hợp đồng hay đàm phán đầu tư.

Diện tích không gian dành cho giám đốc thường dao động từ 20-25m2.

  • Nội thất phòng họp

Phòng họp chỉ dành cho các quản lý phòng làm việc từ 5-7 người nên diện tích chỉ từ 10-15m2.

Nội thất sử dụng trong phòng họp gồm ghế ngồi, bàn họp, máy chiếu, và một chiếc tủ tài liệu.

  • Khu vực làm việc dành cho nhân viên

Khu vực này gồm bàn làm việc, ghế văn phòng, vách ngăn.

Hầu như nội thất sử dụng cho không gian phòng của nhân viên đều làm từ gỗ công nghiệp nên mức giá thấp hơn.

ự toán nội thất văn phòng 110m2

– Thiết kế nội thất: Bao gồm khảo sát mặt bằng dự án; bố trí thiết kế mặt bằng 2D, 3D;

Dự toán sơ bộ và tham khảo: Đơn giá 160 – 200.000đ/m2  (12 triệu – 16 triệu cho 80 – 100m2)

– Thiết kế nội thất + giám sát tác giả: Đơn giá 210 – 240.000đ/m2 (16 triệu – 21 triệu cho 80 – 100m2)

– Thiết kế nội thất + giám sát tác giả + thi công: Tính 50% phí thiết kế nội thất.

Dự toán nội thất văn phòng 110m2 – hình 15

– Ngân sách cho các sản phẩm nội thất văn phòng dưới 100m2:

+ Sàn văn phòng/gạch lát phòng: 20 – 22 triệu

+ Sơn tường: 20 – 30 triệu

+ Vách ngăn dành cho văn phòng: 10 triệu

+ Cửa sổ + rèm cửa: 20 triệu

+ Trần nhà, ốp trần: 20 triệu

+ Đèn trang trí/hệ thống chiếu sáng: 10 triệu

+ Hệ thống mạng/điện thoại: 15 triệu

+ Logo/thiết kế logo cho văn phòng tại quầy lễ tân: 3 triệu

+ Bộ bàn ghế dành cho lãnh đạo: 15 triệu/bộ

+ 2 bộ bàn ghế để tiếp khách: 20 triệu

+ Bàn ghế cho nhân viên 15 người: 20 – 30 triệu

+ Bàn ghế cho phòng họp 5 – 10 người: 20 triệu

+ Tủ đựng tài liệu: 10 triệu

+ Két sắt/tủ đồ nhân viên: 20 triệu

+ Tranh phong thủy, tranh trang trí: 10 triệu

Tổng cộng: Xấp xỉ 300 triệu cho văn phòng 80 – 10m2 với thiết kế hiện đại và đơn giản nhất chưa kể các thiết bị văn phòng, điện tử như máy in, máy tính làm việc…

Dự toán nội thất văn phòng giúp chủ đầu tư và người quản lý nắm được các mục chính cùng chi phí tương đương, tránh phát sinh chi phí khác.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : dây phơi thông minh

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Biên pháp thi công lắp đặt Thang máy


Mật khẩu : Cuối bài viết

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP ĐẶT

  • CÁC PHẦN VIỆC CỦA NHÀ THẦU
  • Khảo sát, thiết lập bản vẽ hố thang trên cơ sở kích thước thực tế của công trình.
  • Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp, giám sát việc xây dựng, cải tạo hố thang cho phù hợp với bản vẽ kỹ thuật.
  • Đặt hàng với hãng sản xuất thang máy theo các thông số kỹ thuật được hai bên thống nhất trong Hợp đồng kinh tế và các văn bản liên quan khác (nếu có)
  • Nhận hàng, vận chuyển thiết bị về công trình.
  • Lắp đặt, hiệu chỉnh, vận hành thang máy theo đúng các biện pháp thi công đã được phê duyệt
  • Tổ chức, kiểm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn sử dụng thang máy.
  • Hướng dẫn đào tạo chuyển giao công nghệ, bàn giao thang máy cho chủ đầu tư.
  • Bảo hành miễn phí trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao.
  • Hỗ trợ qua điện thoại 24/24h tất cả các ngày trong tuần trong suốt quá trình sử dụng thang máy
  • CÁC PHẦN VIỆC CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
  • Bố trí kho chứa tại công trình khi thiết bị thang máy máy được vận chuyển về công trình.
  • Xây dựng chèn trát, hoàn thiện cửa tầng sau khi việc lắp đặt hoàn tất.
  • Cung cấp nguồn điện thi công, lắp đặt thang máy.
  • Thanh toán tiền cho bên B đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết.
  • Xây dựng phòng máy theo dúng yêu cầu :

>>> Xem thêm: Báo giá thang máy 

+ Lắp đặt cửa đi (Có khóa), các cửa thông gió để đảm bảo nhiệt độ phòng máy < 400C, độ ẩm trung bình hàng tháng < 90% và hàng ngày <95%, hệ thống chiếu sáng tự nhiên và đèn cho phòng máy.

+ Nóc phòng máy phải được chống thấm và có các đà, móc treo theo tải trọng yêu cầu.

+ Bố trí lối đi và cầu thang an toàn lên phòng máy

+ Cung cấp điện nguồn 03 pha, 04 dây theo công suất yêu cầu ( Tùy theo tải trọng của thang) đến 01 CB trong phòng máy, tiếp địa, 01 atomat tại vị trí đặt tủ điện.

BIỆN PHÁP THI CÔNG, QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THANG MÁY

I.  Nội quy an toàn trong thi công

  1. Nội quy trong công trường

1 – Giờ làm việc: Từ 6 h 00 đến 22 h 00 hàng ngày.

2 – Trong giờ làm việc phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn , tiến độ thi công, giảm tiếng ồn tới mức tối đa cũng như các yêu cầu chống bụi bẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, các hoạt động bình thường khác của khu vực thi công và các khu vực lân cận, sử dụng các máy móc thiết bị giảm thanh phù hợp để đảm bảo mức độ tiếng ồn do việc tiếng hành công tác thi công gây ra không vượt mức cho phép.

3 – Phải có ý thức bảo vệ tài sản của công ty và các thiết bị được lắp đặt tại công trường.

4 – Tuyệt đối tuân thủ các Quy định an toàn lao động và phòng chống cháy nổ

  1. An toàn trong thi công

1 – Khu vực thi công phải được bố trí đầy đủ ánh sáng trong quá trình thi công.

2 – Tuyện đối phải mang các thiết bị an toàn, mũ, quần áo giầy bảo hộ, dây an toàn, trong quá trình thi công.

3 – Các thao tác trong quá trình thi công phải phục hiện đúng về tiêu chuẩn như hàn điện, kéo các vật nặng,lắp đặt điện…

4 – Tuyệt đối an toàn tại công trình làm việc.

5 – Trong quá trình thi công các tổ trưởng phải kiểm tra và thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động.


II .  Tập kết vật tư thiết bị

  • Tất cả vật tư, thiết bị phải được sắp xếp vào vị trí thi công và kho một cách khoa học gọn gàng, để dễ kiểm tra.
  • Kiểm tra danh mục thiết bị theo Packing list.
  • Kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề và vật tư thi công.

III . Chuẩn bị thi công

  • Cần phải thu thập thông tin và kiểm tra về các vấn đề sau:
  • Kích thước thực tế của hố thang, kiểm tra lại và đối chiếu với bản vẽ kỹ thuật.
  • Kiểm tra các chướng ngại vật trong mặt bằng thi công, hố thang, các mặt sàn trên và sàn dưới, cầu thang lên xuống, các lan can an toàn của mặt sàn các tầng vv.
  • Phòng máy, đường lên phòng máy, tình trạng an toàn của phòng máy, các cửa sổ, các cửa ra vào vv. Tình trạng và vị trí móc treo Palang, lỗ chứa máy kéo, các kích thước về độ cao giầm chịu lực vv.
  • Hố Pít có nước hay không, đã chống thấm hay chưa, kích thước thực tế và theo bản vẽ.
  • Vị trí nguồn điện thi công và cung cấp cho thang máy.
  1. Quy trình thực hiện lắp đặt

1 –  Chuẩn bị

  • Kiểm tra các cửa tầng dọn dẹp các chướng ngại vật trước các cửa tầng, che chắn tại các vị trí cần thiết.
  • Chuyển các dụng cụ, thiết bị vào đúng vị trí thi công (Palan, Tifor, máy hàn,…)
  • Chuẩn bị các nguồn điện thi công:

+  Vị trí nguồn điện.

+  Công suất nguồn điện.

+  Nối điện vào máy hàn và các dụng cụ cần thiết khác.

  • Thắp sáng khu vực thi công.
  • Lắp đặt sàn thi công, kiểm tra cáp nối và đưa vào đúng vị trí. Sàn thi công được làm với kích thước tùy thuộc theo giếng thang.
  • Thả các dây cáp an toàn dọc theo giếng thang.
  • Lắp đặt Palang vào vị trí cần thiết.

2 – Định vị chuẩn

  • Dùng giàn giáo thao tác để thực hiện công tác đóng giàn chuẩn trên.
  • Đóng các giàn chuẩn trên và chuẩn dưới theo đúng kính thước, vị trí của bản vẽ kỹ thuật.
  • Thả rọi để lấy thông số chuẩn theo thực tế.
  • Tính toán để thả dọi định vị các vị trí theo kích thước chuẩn.
  • Định vị toàn bộ các điểm chuẩn của giàn chuẩn trên và dưới.
  • Lắp đặt phần giá đỡ ray dẫn hướng
  • Dùng giàn thao tác để thi công phần lắp đặt giá đỡ và dựng ray dẫn hướng
  • Dựa theo các dây dọi định vị để gắn các Brackets đỡ ray dẫn hướng vào các giầm trên vách giếng thang theo đúng khẩu độ cho phép.

4-  Lắp đặt ray dẫn hướng

  • Đưa toàn bộ ray dẫn hướng buồng thang và đối trọng vào giếng thang, chú ý các đầu nối âm dương.
  • Liên kết các thanh ray dọc theo chiều dài của giếng thang (Dựng ray), dựng từng cây một, lưu ý phần an toàn trong khi kéo bằng Palang hoặc ròng rọc, gá tạm thời các ray đã dựng vào giá đỡ.
  • Căn chỉnh và định vị theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất dựa vào các dây dọi định vị dọc giếng thang. Chú ý các vị trí nối ray.

 5-  Lắp đặt cụm động cơ máy kéo

  • Lắt đặt giầm đỡ cụm máy kéo vào vị trí, chú ý các đầu gối vào giầm bê tiing tối thiểu >12 mm. Kiểm tra lại trước khi định vị hai đầu.
  • Đưa cụm máy kéo vào vị trí.
  • Căn chỉnh vị trí theo bản vẽ và theo kích thước tiêu chuẩn. Định vị cụm giàn đỡ máy kéo.

6-  Lắp đặt khung đối trọng và khung buồng thang

  • Đưa khung đối trọng vào vị trí, lắp bộ phận dẫn hướng đối trọng, căn chỉnh theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất.
  • Đưa khung chịu lực của buồng thang vào vị trí, lắp bộ dẫn hướng buồng thang, căn chỉnh tạm thời.
  • Lắp sàn buồng thang vào vị trí.
  • Lắp đặt bộ phanh bảo hiểm trên phòng máy và liên kết với khung buồng thang bằng cáp.
  • Căn chỉnh độ thăng bằng của sàn theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất. Kiểm tra lại toàn bộ trước khi định vị sàn.
  • Kéo sàn buồng thang lên tầng trên cùng

7-    Lắp cáp tải

  • Kiểm tra độ dài hành trình theo bản vẽ và theo thực tế để cắt cáp theo đúng tiêu chuẩn.
  • Liên kết cáp và đầu nối bằng chì nung nóng chảy, các tổ trưởng lưu ý kiểm tra kỹ các đầu nối, sau khi đổ chì song phải nhìn thấy đầu cáp để kiểm tra.
  • Đưa cáp tải vào vị trí, định vị hai đầu cáp trên khung đối trọng và trên khung buồng thang. Căn chỉnh đều độ tăng của các sợi cáp, chú ý khi căn chỉnh đầu cáp phía khung buồng thang để bộ giám sát tải có sự đồng đều trên tất cả các sợi cáp.
  • Kiểm tra lại độ bám của phanh bảo hiểm.

8-  Lắp đặt của tầng.

  • Dùng sàn buồng thang thay giàn thao tác để thi công.
  • Lắp đặt phần cửa tầng theo thứ tự từ tầng trên cùng xuống. Lưu ý khi lắp phải có cốt nền chính xác của toà nhà.
  • Lắp bộc cửa tầng trước, sau đó lắp đầu cửa, dựng khung cửa định vị theo đúng kích thước tiêu chuẩn, lắp bộ cánh cửa. Căn chỉnh toàn bộ theo các thông số của nhà sản xuất.
  • Sau khi đã lắp đặt xong phần cửa tầng, dùng báo hoặc giấy bọc lại toàn bộ cửa để không bị trầy xước trong quá trình xây dựng.

9-  Lắp vách buồng thang.

  • Kiểm tra và căn chỉnh lại sàn buồng thang, căn chỉnh lại bộ phận dẫn hướng buồng thang. Lưu ý trước khi lắp vách kiểm tra lại các công tắc điện dưới đáy buồng thang.
  • Lắp từng vách theo đúng trình tự, căn chỉnh toàn bộ buồng thang.
  • Lắp cửa buồng thang, lắp bộ truyền cửa.
  • Căn bộ truyền cửa.
  • Lắp đặt các bộ phận hố Pit.

10-  Kiểm tra toàn bộ các phần việc đã lắp đặt, vệ sinh công nghiệp.

  • Làm các công tác nghiệm thu lắp đặt nội bộ và với khách hàng nếu có yêu cầu từ chủ đầu tư.

11-  Lắp đặt phần điện.

  • Lắp đặt phần điện trên phòng máy.(Phần việc này có thể tiến hành trước ngay sau khi lắp đặt cụm máy kéo).
  • Kiểm tra tủ điện và động cơ, kiểm tra hệ thống nguồn cung cấp, vận hành tốc độ chậm trên phòng máy.
  • Thi công trên hệ thống dây cửa tầng và dây dọc hố, dây chạy theo buồng thang (Driver Cable).
  • Thi công phần điện trên nóc và trong buồng thang.
  • Lắp đặt và căn chỉnh cảm biến vị trí đếm và dừng tầng.
  • Lắp đặt và căn chỉnh hệ thống giới hạn.
  • Vệ sinh công nghiệp.

12-  Hiệu chỉnh

Kiểm tra lại toàn bộ các vị trí lắp đặt đã đúng vị trí, điện đã đấu đúng vào tủ điện và các phần tín hiệu điều khiển bắt đầu cho đấu tín hiệu nguồn. Chạy thang ở chế độ kiểm tra, chạy thang ở chế độ làm việc bình thường hiệu chỉnh cửa mở, bằng tầng…cả hai chiều lên xuống, hiệu chỉnh tất cả hoạt động của thang đảm bảo chạy êm, hoạt động tốt.

13-  Kiểm tra trước khi vận hành.

  • Kiểm tra lại toàn bộ công tác lắp đặt.
  • Kiểm tra nguồn điện cung cấp.
  • Vệ sinh và bôi trơn các bộ phận truyền động cơ khí.
  • Kiểm tra bộ phận bôi trơn ray dẫn hướng.
  • Kiểm tra lại toàn bộ các thông số về phần cơ khí.
  • Kiểm tra các bộ phận điện, thông số theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra nguồn phần điện, mạch điện chính và mạch an toàn.
  • Vận hành thang với tốc độ cao ở chế độ nhân công và tự động.
  • Vận hành các chế độ mở rộng nếu có.
  • Vệ sinh công nghiệp, làm các công tác nghiệm thu kỹ thuật nội bộ, xúc tiến công tác hồ sơ để kiểm định an toàn.

14- Các công việc hoàn thiện.

  • Vệ sinh toàn bộ thang máy và các vị trí liên quan.
  • Tiến hành công việc kiểm định theo quy định của Nhà nước do trung tâm kiểm định KTAT thực hiện.
  • Chuẩn bị cho nghiệm thu:

+ Hoàn thiện hồ sơ lý lịch thang.

+Sẵn sàng cho thang máy hoạt động

+ Chuẩn bị tải và đảm bảo cho các điều kiện để nghiệm thu

  • Các thông số kỹ thuật sẽ được kiểm tra nghiệm thu:

+ Tải trọng của thang máy đúng với hồ sơ đề xuất

+ Tốc độ của cabin thang máy đúng với hồ sơ đề xuất

+ Độ chính xác của dừng thang ở các cửa tầng

+ Kích thước cabin phù hợp với hồ sơ đề xuất

  • Khi nghiệm thu thang máy, sẽ tiến hành các bước thử nghiệm chứng tỏ thang máy đủ điều kiện vận hành an toàn như sau:

+ Quan sát kiểm tra thang

+ Thử không tải

+ Thử tải động

+ Kiểm tra quan sát tình trạng của máy, tủ điều khiển các thiết bị an toàn gồm:

Bộ dẫn động hoạt động tốt

Các thiết bị an toàn hoạt động tốt

Bộ điều khiển, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu hoạt động tốt

Phần bao che giếng thang bên xây dựng đã hoàn thành

Cabin, đối trọng, cửa tầng hoạt động tốt, các thông số kỹ thuật phù hợp với hồ sơ chào hàng

Cáp căng các khóa cáp đã được kẹp chặt đủ điều kiện an toàn

Bảo vệ điện tốt

Độ cách điện của các thiết bị điện và dây điện tốt

Ngoài ra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy như nhãn mác thang máy… đúng với hồ sơ chào hàng

+ Kiểm tra khi thử không tải các bộ phận sau:

Bộ dẫn động, dẫn hướng ray cabin, đối trọng làm việc tốt, máy không chảy dầu, phanh hoạt động tốt.

+ Thử tải tĩnh ở tầng 1 trong thời gian 10 phút với mức tải vượt 200% tải thực tế của thang. Đảm bảo độ bền, độ tin cậy của các chi tiết của bộ dẫn động, độ bền của cáp, khóa treo cáp thực sự an toàn, phanh tốt, cáp không trượt trên  buly dẫn, cabin có độ bền tốt vượt tải trọng quy định 200%, khung đối trọng tốt.

+ Thử tải động bằng 110% tải thực tế của thang đảm bảo độ tin cậy của thang khi tải trọng vượt  110% tải thực tế phanh hãm làm việc tốt, bộ hạn chế tốc độ, giảm chấn hoạt động tốt.

+ Kiểm tra độ rung, lắc, ồn bằng máy đo độ rung, lắc, độ ồn của thang máy trước khi bàn giao cho Chủ đầu tư.

  • Bàn giao cho chủ đầu tư.

Kết luận

Trên đây là Biện pháp thi công lắp đặt Thang máy để các bạn tham khảo các bạn có thể tìm hiểu thêm nội dung sau các bài viết dưới sau đây.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Thang máy là gì ? Các loại thang máy và thương hiệu thông dụng hiện nay ?
  2. Báo giá thang máy
  3. [File Cad] Bản vẽ thang máy
  4. Tiêu chuẩn thiết kế thang máy
  5. Top 16 công ty cung cấp và lắp đặt thang máy uy tín tại Việt Nam
  6. Thuyết minh biện pháp thi công thang máy

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng cơ khí azhome group

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Biện pháp thi công ván khuôn Coppha không nên bỏ qua


Mật khẩu : Cuối bài viết

A. Biện Pháp Thi Công Ván Khuôn Cho Công Trình Nhà Dân Dụng

* Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.

– Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

– Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.

– Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể; gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.

– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.

– Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng.

– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

* Thi công ván khuôn móng:

– Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng. Các thanh chống chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bêtông.

– Đối với móng cọc (cọc ép hoặc cọc khoan nhồi) có thể dùng gạch cháy làm ván khuôn để xây đài móng và giằng móng.

– Tim móng và cổ cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.

* Thi công ván khuôn cột:

– Ván khuôn cột gồm hai phần chủ yếu là phần khuôn để tạo ra cột có hình dạng và kích thước theo thiết kế và phần gông để giữ ván khuôn ổn định chắc chắn.

– Đối với cột có kích thước nhỏ (có cạnh dài h <= 400mm), ván khuôn cột được đóng sẵn thành hộp 3 mặt có kích thước theo thiết kế và được lắp dựng vào vị ví của cột, sau đó ta ghép dần ván khuôn mặt còn lại của cột và đổ bê tông từ dưới lên sao cho từng lớp cách nhau khoảng 40-60cm.

–  Đối với cột lớn (có cạnh dài h > 500mm), mỗi mặt có thể ghép nhiều mảng, sau khi ghép các mảng ván theo hình dạng của cột thì dùng gông để cố định, gông có thể làm bằng gỗ hay thép. Khoảng cách giữa các gông khoảng từ 0,40-0,60m. Chân ván khuôn cột có chừa một cửa nhỏ để vệ sinh trước khi đổ, kích thước cửa khoảng 30x40cm và có nắp đậy được gia công sẵn.

– Đối với những cột cao nếu đổ bêtông trực tiếp từ đầu cột xuống, bêtông sẽ bị phân tầng. Đổ bêtông từng lớp 40- 60cm tiến hành đầm dùi xong mới đổ lớp tiếp theo.

– Nếu phải đổ từ trên đầu cột sẽ dùng vòi đưa vào cột sao cho khi đổ chiều cao rơi của bêtông không được vượt quá 1m.

– Đầu cột nối với dầm phải đóng nẹp đứng và nẹp ngang để gác ván khuôn dầm.

– Phương pháp lắp đặt ván khuôn cột:

+ Trước hết xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn.
+ Ghim khung, cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt sẵn trong khối móng để làm cữ dựng ván khuôn cột.
+ Dựng lần lượt các mảng phía trong đến mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau, lắp các gông, nêm chặt.
+ Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột.
+ Neo giữ, chống cho cột thẳng đứng (cố định ván khuôn cột).
+ Với cột có kích thước lớn, cốt thép dày thì có thể dựng trước một mặt hoặc dựng hộp ván khuôn 3 mặt, điều chỉnh, cố định ván khuôn, sau khi lắp dựng xong cốt thép thì dựng mặt ván khuôn còn lại, dùng gông để gông chặt các mảng ván lại với nhau

* Thi công ván khuôn dầm, sàn:

– Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi hai mảng ván thành và một mảng ván đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa hai ván thành, chiều dày của ván đáy là 2-3cm, chiều dày của ván thành 2-3cm, mặt trên ván thành bằng mặt bêtông.

– Thi công ván khuôn dầm phải tạo độ vồng 3/1000 nhịp của dầm.

– Có thể chống giữ ván thành bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, hoặc néo bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tùy theo chiều cao của dầm.

– Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên những tấm ván lót dày 2-3cm, những tấm ván này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở giữa ván lót và chân cây chống có nêm điều chỉnh.

– Ván khuôn sàn được thi công cùng lúc với dầm, thành của coppha dầm sẽ dùng để kê mép của coppha sàn. Pan sàn thả bằng xà gồ 40×80 gỗ cách khoảng 450mm và được chống bởi thanh chống đứng và hệ dàn giáo.

– Chân của hệ chống phải được gia cố bằng ván hoặc nền phải được lu đầm kỹ trước khi chống. Lưu ý đến hiện tượng sàn bị lún trong quá trình đổ bêtông khi gặp trời mưa làm hỏng nền đất chống

* Thi công ván khuôn cầu thang xoắn (nếu có)

– Xác định vị trí tâm thang trên mặt bằng

– Xác định vị trí từng bậc thang trên hình chiếu bằng

– Dùng dây rọi để tịnh tiến vị trí các bậc thang lên cao độ thiết kế

– Coppha dầm thang được đóng bằng ván ép dày để dễ uốn theo chiều xoắn của cầu thang

– Bậc thang hình dẻ quạt đóng bằng ván, chống đỡ bằng cây chống và dàn giáo

– Chú ý phải có sàn thao tác khi thi công ván khuôn cầu thang

– Yêu cầu của coppha cầu thang là phải kín, khít, chắc chắn và có cong mềm mạ

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện

Xin giới thiệu các bạn Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện

Cuốn “Tiêu chuẩn Việt Nam về bệnh viện” gồm 4 tiêu chuẩn:

– TCVN 4470:2012: Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế (General hospital – Design standard)
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.

– TCVN 9212-2012: Bệnh viện đa khoa khu vực – Tiêu chuẩn thiết kế (Regional hospital – Design standard)
Tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các Bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện trên toàn quốc.

– TCVN 9213:2012: Bệnh viện quận huyện – Tiêu chuẩn thiết kế (District hospital – Design standard)
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các Bệnh viện quận huyện trên toàn quốc.

– TCVN 9214:2012: Phòng khám đa khoa khu vực – Tiêu chuẩn thiết kế (Polyclinic – Design standard)
Tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Phòng khám đa khoa khu vực trên toàn quốc.

Dự toán bệnh viện


Mật khẩu : Cuối bài viết

Câu hỏi : Giàn phơi Sankaku S-07 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thiết kế nội thất chung cư 75m2 đẹp mê ly

Thiết kế nội thất chung cư 75m2 đẹp mê ly

Bí quyết thiết kế nội thất chung cư 75m2 từ 2 tới 3 phòng ngủ sẽ đem đến cho gia chủ một không gian sinh hoạt hiện đại, sang trọng, tiện nghi và tràn đầy năng lượng. Hãy cùng Decordi tham khảo bí quyết thiết kế nội thất căn hộ 75m2 dưới đây ngay nhé!

5 bí kíp “vàng” để thiết kế nội thất chung 75m2 hiện đại, tiện nghi

Xác định phong cách thiết kế nội thất

Là một bước quan trọng trong việc thiết kế nội thất chung cư 75m2, vì nó quyết định tới vẻ đẹp, thính thẩm mỹ cũng như gu của gia chủ. Lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp hợp theo sở thích sẽ giúp bạn thêm yêu cảm giác mỗi khi được ở nhà hơn, đồng thời mang mang tới vẻ đẹp cho căn hộ của mình. 

 

thiet ke noi that chung cu (1)
Xác định phong cách nội thất từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt tay vào thiết kế nội thất căn hộ 75m2

Cách bố trí nội thất phù hợp để tối ưu công năng

Tùy vào công năng và số phòng ngủ trong căn hộ mà ta sẽ bố trí nội thất phù hợp. Căn hộ 75m2 với 2 phòng ngủ sẽ có không gian phòng ngủ và tiếp khách thoải mái hơn, vì vậy ta ta có thể bố trí nội thất theo sở thích và mong muốn. Còn với căn hộ 3 phòng ngủ bạn cần cân nhắc kĩ càng trong việc lựa chọn và bố trí nội thất sao cho phù hợp. 

thiet ke noi that chung cu (2)
Bố trí đảo bếp ở không gian phòng khách bếp để bạn có thể tận dụng chúng làm bàn ăn hiện đại

Đảm bảo yếu tố phong thủy

Để đảm bảo về sức khỏe, tài lộc cho gia chủ, bạn cần cân nhắc tới yếu tố phong thủy cho căn hộ. Từ việc bố trí cửa, nhà vệ sinh, bàn thờ, hướng giường ngủ, cách đặt cây xanh, treo tranh trong phòng,… đều cần được lưu ý. 

thiet ke noi that chung cu (3)
Thêm cây xanh để đảm bảo yếu tố phong thủy ( ảnh: internet).

Chú ý phối màu sắc nội thất hài hòa

Căn hộ chung cư thường có không gian hạn chế, nên cần chú ý tới màu sắc của căn hộ sao cho phù hợp, Phối màu sắc cần hài hòa từ món đồ nội thất tới tổng thể không gian để đảm bảo căn hộ mang lại cảm giác dễ chịu. 

thiet ke noi that chung cu (4)
Kết hợp màu sắc hài hòa sẽ giúp kích thích thị giác rất tốt

Lựa chọn kích thước nội thất cân đối với không gian

Mỗi căn hộ chung cư sẽ có cách bố trí nội thất khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng không gian mà bố trí phòng khách lớn hoặc phòng ngủ lớn, vì vậy đồ nội thất cũng cần lựa chọn sao cho phù hợp theo không gian căn phòng đó để đảm bảo độ thông thoáng cho căn hộ. 

thiet ke noi that chung cu (5)
Nếu phòng ngủ bạn nhỏ, hãy chọn chiếc giường ngủ 1m6 x 2m để đảm bảo sự cân đối cho không gian

 

Báo giá thiết kế nội thất chung cư 75m2

Báo giá thiết kế nội thất chung cư 75m2

Trên thị trường hiện nay, giá thiết kế thường dao động từ 250.000đ/m2 – 300.000đ/m2 tùy vào phong cách thiết kế bạn lựa chọn. Tuy nhiên, Decordi áp dụng mức giá vô cùng cạnh tranh để tối ưu chi phí cho quý khách hàng với 200.000đ/m2.

Chi phí thiết kế sẽ được tính trên khoảng không gian bạn cần thiết kế, diện tích nào không thiết kế sẽ được trừ ra. Ví dụ: bạn thiết kế nội thất trọn gói căn hộ 75m2, thì tổng chi phí thiết kế là 75 x 200.000 = 15.000.000đ. Nhưng nếu bạn chỉ thiết kế phòng ngủ 12m2, thì phí thiết kế sẽ là 12 x 200.000 = 2.400.000đ.

Nhưng, tại sao bạn cần phải mất khoản chi phí đó? Khi đến với Decordi, bạn sẽ được MIỄN PHÍ 100% phí thiết kế khi thi công nội thất chung cư . Đồng thời, bạn còn tiết kiệm 30% chi phí so với các đơn vị khác, do Decordi có xưởng sản xuất nội thất trực tiếp và quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp.

Lí do để bạn lựa chọn Decordi thiết kế nội thất chung cư 75m2

Với kinh nghiệm 18 năm trong lĩnh vực nội thất, Decordi nhận được nhiều sự tin tưởng của gia chủ với những khác biệt:

  • Đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, tận tâm, chu đáo, luôn lắng nghe và nắm bắt nhanh nhưng yêu cầu của khách hàng.
  • Ý tưởng thiết kế nội thất sáng tạo, ấn tượng, đảm bảo tính thẩm mỹ và tối ưu công năng sử dụng.
  • Chi phí thi công nội thất tiết kiệm 30% so với những đơn vị khác, do có xưởng sản xuất trực tiếp
  • Quy trình làm việc rõ ràng, chuyên nghiệp, nhanh gọn
  • Luôn đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công như bản hợp đồng
  • Chế độ bảo hành và chính sách hậu mãi lâu dài, chu đáo

Bản vẽ cọc bê tông


Mật khẩu : Cuối bài viết

Câu hỏi : Giàn phơi SINSUNG SU-100 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh tính toán thiết kế cống tròn


Mật khẩu : Cuối bài viết

THUYẾT MINH

THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỐNG TRÒN BÊ TÔNG CỐT THÉP

(Sử dụng cốt thép kéo nguội)

I- CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ CỐNG TRÒN:

Hợp đồng Kinh tế kỹ thuật số: …./HĐ, về việc “Tính toán, thiết kế và xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm cống Bê tông cốt thép”.

  • 22TCN-272-05 – Tiêu chuẩn thiết kế cầu.
  • AASHTO LRFD 2002 – Tiêu chuẩn thi công
  • TCXDVN 372-2006 – ống cống bê tông cốt thép thoát nước.
  • TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 6288: 1997 (ISO 1992) Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt.
  • TCXDVN 267: 2002 Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm
  • Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và BTCT toàn khối TCVN 4453-87 và các tiêu chuẩn ngành liên

II- CÁC NỘI DUNG THIẾT KẾ:

1- Các loại cống bê tông:

Cống tròn Thái Hà sản xuất theo công nghệ Rung lõi được thiết kế dùng cho đường ô tô và dưới vỉa hè, bao gồm các loại như Bảng 1 sau:

STT Đường kính trong (mm) Chiều dày thành cống (mm) Chiều dài hữu dụng một đốt cống(mm)
1 300 65 2500
2 400 65 2500
3 500 80 2500
4 600 85 2500
5 800 100 2500
6 1000 (1 lớp thép) 120 2500
7 1000 (2 lớp thép) 120 2500
8 1200 140 2500
9 1250 120 2500
10 1500 140 2000
11 1500 140 2500
12 1800 170 1500
13 2000 170 1500

Bảng 1- Kích thước cơ bản các loại cống

2– Tải trọng thiết kế:

a.Tĩnh tải:

  • Lớp đất trên đỉnh cống có chiều dày từ 0,5m đến 4,0m.
  • Góc nội ma sát tiêu chuẩn: tc = 28o
  • Dung trọng tiêu chuẩn: tc = 1.8 T/m3
  • Độ chặt đạt:                  K = 0.95

b. Hoạt tải: Thiết kế cống tròn được xác định theo 2 loại tải trọng:

  • Đoàn người 3×10-3 MPa (Cống dưới vỉa hè).
  • Hoạt tải HL93 (Cống dưới đường ô tô).

3- Kiểm toán kết cấu cống:

  • Kiểm toán theo 2 nhóm trạng thái giới hạn:
  • Trạng thái giới hạn thứ nhất : về cường độ.
  • Trạng thái giới hạn thứ ba : về sự xuất hiện vết nứt.

4- Vật liệu chế tạo ống cống bê tông:

  • Bê tông: bê tông C25 tương đương M300
  • Cốt thép: Lưới thép hàn từ cốt thép Các bon kéo nguội cường độ cao có fy = 500

5- Mối nối cống bê tông:

  • Mối nối các ống cống được thực hiện bằng sự lắp ráp giữa đầu dương và đầu âm của các đốt cống. Vật liệu dùng để làm mối nối là các Joint cao su, vữa xi măng mác cao hoặc mastic, hoặc sơi đay tẩm nhựa đường.

6- Cửa cống thượng và hạ lưu:

  • Tùy theo thiết kế của từng công trình cụ thể phải đảm bảo thu và thoát nước tốt, chống được xói lở móng cống.

III- CÁC CÁCH LẮP ĐẶT CỐNG TIÊU CHUẨN:

  • Trong hồ sơ hợp đồng phải quy định tầng đệm móng và phần đất lấp phù hợp với quy định của
  • Điều 27.5.2 của tiêu chuẩn thi công AASHTO LRFD 2002.
  • Yêu cầu về độ chặt tối thiểu và chiều dày lớp đệm dùng cho các cách đắp nền tiêu chuẩn và thi công đào hào tiêu chuẩn phải theo quy định của Bảng 2 và 3 tương ứng.

Bảng 2- Đất dùng cho lắp đặt ống trong đắp nền tiêu chuẩn và các yêu cầu đầm nén tối thiểu

Loại lắpđặt Chiều dày lớp đệm Phần nách và phần ngoài lớp đệm Phần thành bên phía dưới
Loại 1 Đối với nền đất, tối thiểu Bc/600 (mm), không ít hơn 75mmĐối với nền đá, tối thiểu Bc/300 (mm),

không ít hơn 150mm

95% SW 90% SW,95% ML

hay 100% CL

Loại 2 Đối với nền đất, tối thiểu Bc/600 (mm), không ít hơn 75mmĐối với nền đá, tối thiểu Bc/300mm, không ít hơn 150mm 90% SW hay95% ML 85% SW,90% ML

hay 95% CL

Loại 3 Đối với nền đất, tối thiểu Bc/600 (mm) không ít hơn 75mmĐối với nền đá, tối thiểu Bc/300 (mm) không ít hơn 150mm 85% SW, 90%MLhay 95% CL 85% SW,90% ML

hay 95% CL

Loại 4 Đối với nền đất, không cần lớp đệm.Đối với nền đá, tối thiểu Bc/300 (mm), không ít hơn 150mm Không cần đầm lèn, trừ phi CL dùng 85% CL Không cần đầm lèn, trừ phi CL dùng 85% CL

Các giải thích sau đây dùng cho Bảng 2:

  • SW: Đất cát pha cuội sỏi; ML : Cát pha ; CL : Sét pha
  • Các ký hiệu về đầm lèn và loại đất nghĩa là “95 phần trăm SW” phải lấy theo loại vật liệu đất SW với độ chặt Proctor tiêu chuẩn nhỏ nhất bằng 95% các giá trị proctor cải tiến tương đương.
  • Phần đất nằm ở vùng ngoài lớp đệm móng, ở nách và phần dưới, ngoài phần trong vòng Bc/3 tính từ các chân vòm của ống, phải được đầm chặt ít nhất bằng độ chặt của phần lớn vùng đất đắp lấp phủ trên ống.
  • Chiều rộng ít nhất của phần dưới thấp của hố đào phải lấy bằng 1,33 Bc hoặc rộng hơn, nếu cần có không gian thích hợp để đạt được độ chặt quy định đối với vùng nách và đệm móng.
  • Đối với phần dưới hố đào có các vách đất tự nhiên, phải đảm bảo độ rắn chắc của bất kỳ phần đất nằm bên dưới của vách dưới của hố đào ít nhất có độ rắn chắc tương đương với các yêu cầu đầm lèn quy định cho vùng bên sườn phía dưới và có độ rắn chắc như hầu hết phần đất lấp phủ bên trên kết cấu. Nếu không đảm bảo như vậy, phải đào đổ đi và thay bằng đất đầm chặt cho đến cao trình quy định.

Bảng 3- Đất dùng cho lắp đặt cống trong hào tiêu chuẩn và các yêu cầu đầm nén tối thiểu

Loại lắp đặt Chiều dày lớp đệm Phần nách và phần ngoài lớp đệm Phần thành bên ở phía dưới
Loại 1 Đối với nền đất, tối thiểu Bc/600 (mm), không ít hơn 75mm,Đối với nền đá, tối thiểu Bc/300 (mm), không ít hơn 150mm 95% SW 90% SW, 95% MLhay   100%   CL   hoặc

đất thiên nhiên có độ rắn chắc đồng đều

Loại 2 Đối với nền đất, tối thiểu Bc/600 (mm), không ít hơn 75mmDùng cho nền đá, tối thiểu BC/300 (mm),Không ít hơn 150mm 90% SW hay 95% ML 85%      SW,      95%ML,95%CL hay đất thiên nhiên có độ rắn chắc đồng đều
Loại 3 Đối với nền đất, tối thiểu Bc/600 (mm), không ít hơn 75mmĐối    với  nền  đá,   tối    thiểu          Bc/300 (mm),Không ít hơn 150mm 85% SW, 90% MLhay 95% CL 85% SW, 90% ML,95%    CL    hay   đất thiên nhiên có độ rắn

chắc đồng đều

Loại 4 Đối với nền đất, không cần lớp đệm.Đối với nền đá, tối thiểu Bc/300 (mm), không ít hơn 150mm Không cần đầm lèn, trừ phi CL dùng 85% CL 85% SW, 90% ML,95% CL hay đất thiên nhiên có độ rắn chắc đồng đều

Các giải thích sau đây dùng cho Bảng 3:

  • Các ký hiệu về đầm lèn và loại đất nghĩa là “95% SW” phải lấy theo loại vật liệu đất SW với độ chặt Protor tiêu chuẩn nhỏ nhất bằng 95% các giá trị Protor cải tiến tương đương.
  • Cao độ đỉnh hố đào không được thấp hơn cao độ trắn dọc hoàn thiện là 0,1H; đối với lòng đường đỉnh của nó không được thấp hơn đáy của vật liệu làm móng mặt đường là 300mm.
  • Đất nằm trong vùng đệm móng và vách kết cấu phải được đầm lèn ít nhất có độ chặt như quy định đối với hầu hết đất của vùng đất lấp.
  • Đối với vách của các hố đào có mái dốc trong vòng 10 độ so với đường thẳng đứng thì độ đầm chặt hay độ rắn chắc của đất ở vùng vách hố đào và vùng thành bên ở phía dưới không cần xem xét.
  • Đối với các vách hố đào có mái dốc lớn hơn 10 độ bao gồm cả phần nền đắp thì phải đầm lèn phần vách bên ở phía dưới ít nhất đạt được độ đầm chặt theo quy định đối với đất trong vùng đất lấp.

 

cách-lắp-đặt-cống-bê-tông-cốt-thép

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG CỐNG BÊ TÔNG SẢN XUẤT THEO CÔNG NGHỆ RUNG  LÕI

  • Khi nghiệm thu sản phẩm cống tròn sản xuất tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Sông
  • Đáy, ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn TCXDVN 372-2006: ống cống BTCT thoát nước, cần áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể về vật liệu làm cống và sai số kích thước cho phép của kết cấu cống như sau:

I- TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU LÀM CỐNG:

 1. Xi măng :

  • Xi măng dùng cho sản xuất cống là xi măng pooclăng (PC) theo tiêu chuẩn TCVN 2682: 1999 hoặc dùng xi măng pooclăng hỗn hợp (PCB), theo tiêu chuẩn TCVN 6260:199, cũng có thể sử dụng các loại xi măng khác nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.

2. Cốt liệu:

2.1- Đá:

Đá dùng đổ bê tông cho ống cống tròn công nghệ Rung lõi phù hợp với các quy định của TCVN 1770-86 đến 1772-86, có thể là đá dăm, sỏi hoặc sỏi dăm. Điều kiện kỹ thuật của đá dăm như sau:

a. Kích cỡ: Kích thước viên đá lớn nhất không được vượt quá 1/4 kích thước mặt cắt của cấu kiện và không quá 3/4 khoảng cách nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép.

b. Kích cỡ đá dăm: Kích thước đá dăm lớn nhất là 10x10mm (đối với cống có D  800mm) và 10x20mm (đối với cống có D > 800mm).

c. Hàm lượng đá dẹt : không quá 25% trọng lượng.

d. Hàm lượng các loại tạp chất có hại :

  • Hàm lượng các tạp chất Sun-phua và Sun-phat (tính theo SO3) không quá 1% trọng lượng.
  • Hàm lượng đất bùn (thí nghiệm bằng phương pháp rửa) không quá 1% trọng lượng.
  • Không có đá phong hoá.

e. Tạp chất: thí nghiệm bằng phương pháp Sun-phat, Sun-phit Natri, trọng lượng giảm đi không quá 1%.

f. Điều kiện kỹ thuật của đá: Mẫu đá thí nghiệm ở trạng thái bão hoà, cường độ chịu nén phải đạt  800 kG/cm2.

2.2- Cốt liệu mịn: dùng cát phù hợp với các quy định của TCVN 337-86 đến TCVN 346-86, có các tiêu chuẩn sau đây:

a. Cát: là cát sông thiên nhiên sạch cứng.

b. Cấp phối hạt:

  • – Hàm lượng dưới 0,15 mm không được quá 3%.
  • – Hàm lượng từ 0,15 mm đến 0,3 mm không được quá 15%.
  • Hàm lượng hạt từ 5 mm đến 10 mm không được quá 5%.

c- Hàm lượng chất có hại :

  • Hàm lượng đất bùn không quá 3% trọng lượng (thí nghiệm theo phương pháp rửa).
  • Hàm lượng mica không quá 1% trọng lượng.
  • Hàm lượng các tạp chất Sun-phua và Sun-phat (tính theo SO3) không quá 1% trọng lượng.

3. Nước trộn bê tông :

  • Nước dùng cho bê tông phù hợp với quy định của TCXDVN 324:2004. Trong nước không có  tạp chất ảnh hưởng đến độ ninh kết và hoá cứng bình thường của ximăng.
  • Các loại nước bẩn, có dầu, mỡ, đường,…, nước có trị số pH < 4, nước có hàm lượng Sun-phat (tính theo lượng SO4) vượt quá 1% đều không được dùng để trộn bê tông, không dùng nước biển để trộn bê tông
  • Trước khi đổ bê tông ít nhất phải thử một mẫu nước tại nguồn nước cung cấp.

4. Chất phụ gia :

– Cho phép dùng phụ gia phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.

– Chất phụ gia trong bê tông phải thoả mãn các điều kiện sau:

  • Không ăn mòn cốt thép.
  • Liều lượng phụ gia tuỳ thuộc theo loại ximăng và phải qua thí nghiệm xác định.
  • Khi dùng phụ gia phải pha thành dung dịch trước với nước.

– Các yêu cầu kỹ thuật khác của phụ gia có thể tham khảo tiêu chuẩn TCXDVN 325:2004.

5. Liều lượng pha trộn bê tông :

a. Trước khi đổ 01 lô sản phẩm cống tròn đều phải thiết kế cấp phối theo loại ximăng và cốt liệu thực tế; làm 3 mẫu thí nghiệm có tăng và giảm 10% ximăng và cốt liệu là 5%.

  • Khống chế độ sụt khi không có phụ gia Ah  3
  • Khống chế độ sụt khi có phụ gia Ah  6
  • Tỷ lệ nước trên ximăng N/X = 36 ữ 0.45.

b- Khống chế sai số liều lượng :

  • Nước và ximăng sai số 1%.
  • Cốt liệu đá, cát sai số 2%.

c. Nếu thay đổi loại, lô ximăng và mỏ cấp phối thô và mịn, cần phải thiết kế lại cấp phối.

6. Cốt thép :

  • Dùng cốt thép cacbon kéo nguội cường độ cao, phù hợp với yêu cầu trong bảng sau (TCVN 6288:1997):
Đường kính D Giới hạn chảy cựctiểu Rpo,2 Giới hạn bềnkéo Rm Độ dãn dài tương đối Uốn nguội
(mm) (N/mm2) (N/mm2) (%)
4 – 12 500 550 12 1800, d=a

 

a. Trên mặt cốt thép không có vết nứt, dập, xoắn, vẩy sắt, dầu mỡ.

b. Sai số đường kính của cốt thép ± 2 mm, kiểm tra có tính chất đại diện.

c. Diện tích của cốt thép không được nhỏ hơn so với thiết kế 5%.

d. Cường độ của cốt thép không được nhỏ hơn so với thiết kế 5%.

  • Hàn nối cốt thép: trên một mặt cắt của cống tròn không được hàn nối quá 25% tổng số thép tại 1 mặt cắt
  • Hàn đối đầu 2 thanh thép không được sai số 0,1 đường kính.
  • Nếu hàn 2 thanh thép sole phải uốn thép cho trùng tim thanh thép, đường hàn một bên dài 10d (d là đường kính thanh), nếu hàn hai bên chiều dài hàn là 5d, chiều cao của mối hàn theo qui định của quy trình hàn.
  • Khoảng cách của cốt thép dọc sai số với thiết kế  10
  • Khoảng cách của cốt thép đai sai số với thết kế  10
  • Lớp bảo vệ sai số với thiết kế cống tròn ± 5

II- YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CỐNG BÊ TÔNG:

1. Độ phẳng đều của bề mặt:

  • Bề mặt bên trong và bên ngoài của ống cống yêu cầu phẳng đều, không được có các điểm gồ lên hoặc lõm xuống quá
  • Trên bề mặt ống cống không cho phép các lỗ rỗng có chiều sâu lớn hơn hoặc bằng

2. Vỡ bề mặt:

  • Khi có các khuyết tật vỡ bề mặt bê tông do quá trình sản xuất vận chuyển, thì tổng diện tích bề mặt vỡ không được quá (6xD)mm2, trong đó diện tích một miếng vỡ không được lớn hơn (3xD)mm2. ống cống cũng không được có diện tích bê tông bị vỡ trên cả hai bề mặt (mặt trong và mặt ngoài) ở chỗ tiếp xúc của miệng cống.

3. Nứt bề mặt:

  • Cho phép có các vết nứt bê tông do biến dạng mềm, nhưng bề rộng vết nứt không được quá 0.1mm. Các vết nứt này có thể được lấp bằng cách xoa hồ xi măng.

4. Sự biến màu của bê tông cống:

Có thể chấp nhận sự biến màu của bê tông cống, nhưng nếu bê tông bị nhuốm màu do cốt thép bên trong bị gỉ thì ống cống đó không đạt yêu cầu chất lượng.

III- SAI SỐ KÍCH THƯỚC CHO PHÉP CỦA CỐNG TRÒN BÊ TÔNG:

Ký hiệu kích thước và sai số thước cho phép của 13 loại cống được trình bày trong Bản vẽ số bên dưới.

bản-vẽ-cống-bê-tông

bản-vẽ-cống-tròn-bê-tông

bản-vẽ-cống-hộp-bê-tông

thiết kế cống tròn

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Azhome Group

  1. Báo giá ống cống bê tông tròn cốt thép đúc sẵn
  2. [File Cad] Chia sẽ Biện Pháp thi công Cống Tròn
  3. Bản vẽ các loại cống tròn
  4. Cống tròn là gì ? Ưu điểm và các đặc tính kĩ thuật của cống tròn
  5. Biện pháp thi công cống tròn
  6. Thuyết minh tính toán cống tròn

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Azhome Group. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bản vẽ hạ tầng khu công nghiệp

Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.

Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Download Bản vẽ hạ tầng khu công nghiệp

Mật khẩu : Cuối bài viết

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Dự toán hạ tầng khu công nghiệp

Dự toán hạng mục: san nền, thoát nước mưa, hào kỹ thuật, vỉa hè và hố trồng cây thuộc loại công trình hạ tầng kỹ thuật

Download Dự toán hạ tầng khu công nghiệp

Mật khẩu : Cuối bài viết

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : nhà thầu thiết kế nhà xưởng vndesign
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà công nghiệp

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp đánh giá được chất lượng tổng thể của công trình. Vì vậy, điều cần thiết khi chuẩn bị xây dựng một công trình nhà xưởng công nghiệp là nắm bắt được các yêu cầu khi xây dựng.

Mời quý vị tham khảo :Dự toán thi công nhà xưởng
Mời quý vị tham khảo :Báo giá thiết kế nhà xưởng
Mời quý vị tham khảo :Mẫu nhà xưởng đẹp

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là gì?
Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng hiện nay không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những doanh nghiệp và chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà kho cỡ lớn, phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Tuy nhiên, để có một công trình nhà xưởng chất lượng thì ngoài việc sở hữu đội ngũ thiết kế giỏi chuyên môn, công trình đó còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng cần thiết để đảm bảo chất lượng thu về tốt nhất.

Vậy tiêu chí xây dựng nhà công nghiệp đạt chuẩn là như thế nào? Và cần đảm bảo những nội dung gì? Bài viết sau sẽ cho quý bạn đọc cái nhìn tổng thể nhất.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp cần biết
Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp được quy định tại:

-Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.

-Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.

Theo đó, nhà công nghiệp khi xây dựng cần có những tiêu chí cơ bản như:

-Địa điểm xây dựng nhà công nghiệp.

-Quy mô xây dựng các hạng mục.

-Phương án thiết kế công trình.

-Tổng diện tích mặt bằng các hạng mục sẽ xây dựng (đối với công trình theo tuyến phải có phương án tuyến công trình cụ thể).

-Vấn đề kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và các hạng mục khác trên công trình.

Lưu ý:

Nhà công nghiệp phải được xây dựng trên nền móng đạt chuẩn, phần kết cấu móng phải đảm bảo an toàn và quy trình xây dựng, khâu lắp đặt phải phù hợp với quy mô công trình, mục đích sử dụng và công năng hoạt động nhà công nghiệp.

Quá trình thi công nhà công nghiệp, chủ đầu tư cần:

– Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế nhà công nghiệp, tổng diện tích xây dựng, sơ đồ thiết kế và các công trình phụ trợ cho nhà xưởng.

-Phương án thiết kế với những công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như khối văn phòng, bảo tang mỹ thuật….

-Các phương án bảo vệ môi trường dự phòng bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, bể chứa nước ngầm, hoặc các quy định về an toàn lao động khi công trình đưa vào sử dụng.

-Cung cấp hồ sơ thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, các khung kèo…

-Sơ đồ công nghệ kèm bản vẽ dây chuyền ứng dụng công nghệ đối với những công trình yêu cầu kỹ thuật cao.

-Bản vẽ tổng thể mặt bằng xây dựng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến dành cho những công trình xây dựng theo tuyến.
Sau đây là một số tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp tham khảo, xin gửi đến quý bạn đọc:

TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng.

TCVN- 4474-1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình.

TCVN 4513-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình.

TCVN 4605-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt.

TCXD 29-1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng

TCXD 25-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế -Đặt đường dây dẫn điện tại công trình công cộng.

TCXD 27-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.

TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế-Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.

TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thông gió điều hòa không khí.

TCVN 5760-1993 – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.

TCVN 5738-2001 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Hệ thống báo cháy nổ.

TCVN- 6160-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy.

TCXD VN 356-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT.

TCXDVN: 338-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và kết cấu thép VN.

TCVN 2737-2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động.

TCVN 46-2007 – Hướng dẫn kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng

TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện

TCVN 4319-2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng.

TCVN 4514: 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng