Mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng nhà máy

22/09/201972


Mật khẩu : Cuối bài viết

THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ MÁY UY TÍN Ở HÀ NỘI

BẠN ĐANG CẦN CHỌN 1 NHÀ THẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỦ HIỂU BIẾT VỀ PHÁP LÝ ?

HÃY THAM KHẢO BÀI VIẾT NÀY VÀ CHỌN VNC DESIGN NHƯ 1 NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CHO NHÀ MÁY CỦA BẠN

 AZHOME GROUP là đơn vị có năng lực, trách nhiệm và uy tín về thiết kế , thi công nhà xưởng và hỗ trợ pháp lý cho bạn tại khu vực miền Bắc. Đội ngũ thi công có mặt tại tất cả các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định…

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

  1. Ý nghĩa của ngành thảo dược.

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên.

Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm Ngọc Linh… Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng – đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh. Điều này đã cho thấy nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Xem thêm: Quy định về việc lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

Có thể nói thảo dược là nguồn tài sản vô giá, giải quyết được hầu hết các bệnh ở người như viêm gan B, viêm não, tiểu đường, kiết lị, tiêu chảy, … Điểm ưu việt của sản phẩm chiết suất từ thảo dược là không những trị dứt bệnh trong thời gian ngắn mà còn tạo ra nguồn thực phẩm sạch, không tồn dư hóa chất kháng sinh, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường.

Việc phát triển ngành thảo dược trong nước còn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Trồng thảo dược không gây thoái hóa đất, ngược lại có tác dụng bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên đất, giải quyết lượng lớn lao động tại địa phương, góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước.

  1. Các điều kiện và cơ sở của dự án.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa bên cạnh những ưu điểm, cuộc cách mạng công nghiệp đã dẫn tới 4 thay đổi cơ bản là: Phương thức làm việc, lối sống sinh hoạt, lối tiêu dùng thực phẩm (chủ yếu là thực phẩm chế biến) và môi trường. Các bệnh mạn tính phổ biến cũng từ đó mà ra.

Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng là nguyên nhân khiến các bệnh mạn tính không lây phổ biến hơn do nguy cơ mắc bệnh với người cao tuổi lớn hơn nhiều. Cho thấy tầm quan trọng của dược liệu, thực phẩm chức năng và thực phẩm chức năng được dự báo là còn phát triển mạnh trong thời gian tới.

Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh Kon Tum rất thuận lợi để phát triển kinh tế về nuôi trồng, phát triển dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 70% đất tự nhiên, là nơi dự trữ nguồn dược liệu phong phú, nơi có môi trường thuận tiện cho nhiều dược liệu di thực. Thực vật ở tỉnh Kon Tum đa dạng và phong phú, qua khảo sát có khoảng 1.168 loại có ích, trong đó cây quý có 62 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007; 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc có tên trong diện những cây thuốc cần quan tâm bảo tồn ở Việt Nam. Nổi bật lên trong số này là cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis).

Tại vùng cao xung quanh núi Ngọc Linh (Đăk Glei; Tu Mơ Rông) và ở huyện Kon Plông, có nền nhiệt độ tương đối ôn hòa, có thể trồng được nhiều loại cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, mang lại giá trị kinh tế cao. Còn ở các vùng đất màu mỡ khác ở vùng thấp, đều có thể trồng các cây thuốc nhiệt đới quen thuộc như: Đinh lăng (Polyscias fruticosa), Nghệ vàng (curcuma longa L.), Đậu ván trắng (Dolichos purpureus L.D. lablab L.), Địa liền (Kacpleria galang), Sa nhân (Amomum xanthioides), Gừng (Zingiber officinale),…và cả các cây tinh dầu đang có nhu cầu cao trên thị trường: Hương nhu trắng ( Herba Ocimigratissimi), Sả (Cymbopogon Citratus (L) Pers), Trà tiên (Ocimum basilicum L., var. Pilosum (Willd.) Benth),…

Tuy nhiên nguồn dược liệu tự nhiên hiện nay đang bị khai thác thiếu kiểm soát, không khoa học. Việc sử dụng dược liệu theo kinh nghiệm truyền miệng, mua bán dược liệu tự phát, bán đại trà cho thương lái ngoài tỉnh, việc thu hái không đúng thời vụ, sử dụng không đúng bộ phận dùng làm thuốc… là những cách sử dụng dược liệu lãng phí, kém hiệu quả. Đến nay, việc thu hái, mua bán dược liệu vẫn đang hoạt động. Nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng nguồn dược liệu là không tránh khỏi, ví dụ: Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis) Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Sa nhân (Amonum Xanthioides Wall), Vàng đắng (Coscinium usitatum).

Theo kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất có 41 loài cây dược liệu có thể đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, các tiêu chí lựa chọn các loài dược liệu đầu tư phát triển gồm: (1) Các loài dược liệu phải phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng; (2) Phù hợp với chủ trương của Chính Phủ về quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 – 2020 của Bộ Y tế (Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015); (3) Giá trị dược liệu, kinh tế cao; nhu cầu thị trường sử dụng các loài cây thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong việc chữa bệnh; (4) Tình hình thực tiễn về việc khai thác, gây trồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và trong cả nước; (5) Có giá trị và hiệu quả kinh tế cao trong việc đâu tư phát triển.

Trên cơ sở kết quả khảo sát và đăng ký của các huyện thành phố, Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 – 2020 của Bộ Y tế (Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015, các loài dược liệu tập trung phát triển trong thời gian đến gồm 11 loài dược liệu.

Từ những phân tích trên cho thấy, sự ra đời của dự án là việc làm cấp thiết hiện nay, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà nói riêng và ngành dược của cả nước nói chung, nâng tầm giá trị của sản xuất. Dự án “Xây dựng nhà máy chế biến dược liệu” là dự án phát triển kinh tế cùng với bảo tồn tự nhiên, xử lý và cải tạo nguồn tài nguyên đất. Dự án đi vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết công việc cho hàng ngàn lao động địa phương cũng như giải quyết đầu ra cho ngành trồng trọt thảo dược tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận như: Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai, …. Dự án đi vào hoạt động thành công sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh nhà hàng tỷ đồng mỗi năm, Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người và phát triển kinh tế tỉnh nhà.

II. Mục tiêu dự án.

1. Mục tiêu chung.

  • Góp phần xây dựng ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, không hóa chất, không kháng sinh;
  • Sử dụng chủ yếu là dược liệu tự nhiên và trồng để sản xuất.
  • Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
  • Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.

Xem thêm: Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án

  • Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác các loại cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án.
  • Tập trung phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng sản xuất, kinh doanh dược liệu trọng điểm của khu vực Tây Nguyên.
  • Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn tỉnh phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp để đầu tư phát triển, bảo tồn và thương mại hóa sản phẩm dược liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết 5 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và ngân hàng thương mại); chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể.

Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất dược liệu. Với tổng sản lượng hàng năm khoảng 2.500 – 2.800 tấn (Nano Curcumin và các loại dược liệu khác) chất lượng cao.

  • Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, hàng năm dự án tiêu thụ một lượng nghệ tươi khoảng 80.000 – 100.000 tấn và một lượng đáng kể nguyên liệu các loại thuốc khác. góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum.
  • Góp phần bảo tồn và khai thác dược liệu tư nhiên: Bảo tồn và khai thác bền vững 11 loài dược liệu có trữ lượng lớn từ tự nhiên dưới tán rừng sản xuất, rừng phòng hộ và khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng trên địa bàn các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plong và một số địa bàn khác với sản lượng khai thác 50 tấn/năm. Đến năm 2030 bảo tồn được 50% tổng số loài dược liệu của tỉnh thông qua xây dựng 02 vườn bảo tồn và phát triển nguồn giống cây thuốc quý hiếm phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại hai huyện trọng điểm Tu Mơ Rông và Kon Plong và các tiểu vùng khí hậu của tỉnh Kon Tum.
  • Hình thành chuỗi nhà máy chế biến dược liệu hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

III. Tổng vốn đầu tư của dự án.

STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng)
I Xây dựng 71.766.950
I.1 Khu chế biến dược liệu và điều hành 60.421.200
1 Văn phòng và nhà điều hành 3.720.000
2 Nhà ở chuyên gia 2.400.000
3 Nhà bảo vệ 151.200
4 Nhà xưởng số 1 (đạt tiêu chuẩn GMP) 20.000.000
5 Nhà xưởng số 2 (đạt tiêu chuẩn GMP) 20.000.000
6 Kho thành phẩm 6.400.000
7 Nhà ăn – căn tin 900.000
8 Nhà trưng bày sản phẩm 3.200.000
9 Sân phơi nguyên vật liệu 1.050.000
10 Nhà nghiên cứu giống dược liệu – thí nghiệm và nuôi cấy mô 2.600.000
I.2 Khu thực nghiệm, bảo tồn và sản xuất giống dược liệu 1.900.000
1 Vườn ươm lai tạo cây giống cung cấp cho nông dân 700.000
2 Vườn bảo tồn dược liệu 1.200.000
I.3 Các hạng mục tổng thể 9.445.750
1 Hệ thống cấp điện tổng thể 2.000.000
2 Hệ thống công nghệ thông tin 120.000
3 Hệ thống cấp nước tổng thể 1.200.000
4 Hệ thống thoát nước tổng thể 800.000
5 Hàng rào bảo vệ tổng thể 1.501.500
6 San lấp mặt bằng 2.705.850
7 Cây xanh cảnh quan 256.000
8 Giao thông tổng thể 862.400
II Thiết bị 90.150.000
1 Thiết bị văn phòng 850.000
2 Thiết bị thí nghiệm và nuôi cấy mô 1.500.000
3 Dây chuyền chế biến và đóng gói dược liệu 84.000.000
4 Hệ thống dán mã vạch và truy xuất nguồn gốc 3.000.000
5 Dụng cụ bảo hộ lao động và thiết bị tiêu hao các loại 800.000
III Chi phí quản lý dự án 3.172.231
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 19.370.216
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  408.786
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi  952.713
3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1.512.973
4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi  202.320
5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng  127.728
6 Chi phí thẩm tra dự toán  123.142
7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng  136.770
8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB  193.078
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1.730.406
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị  778.944
11 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường  250.000
12 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 12.953.356
V Chi phí dự phòng 18.445.940
Tổng cộng  202.905.336

IV. Các thông số tài chính của dự án.

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 8 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 20,7 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của phụ lục tính toán cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao. Trung bình dự án có khoảng 359% trả được nợ.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 8,24 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 8,24 đồng thu nhập cho 20 năm thời kỳ phân tích dự án. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Xem thêm: Thủ tục thẩm định báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 3,89 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 3,89 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,55%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.

Kết quả tính toán: Tp = 4 năm tính từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,55%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 564.720.919.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 564.720.919.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 36,03% > 8,55% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Quy định về việc lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
  2. Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án
  3. Thủ tục thẩm định báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng
  4. Hướng dẫn xác định chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
  5. Hỏi đáp báo cáo nghiên cứ khả thi

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.