Blog

Mẫu nhà biệt thự 1 tầng mái thái đẹp đến từng chi tiết

Nền kinh tế của cả nước đang phát triển mạnh, kéo theo đó là mức sống và nguồn thu nhập của mỗi người theo đó cũng tăng cao. Nhu cầu và tiêu chí xây dựng nhà ở được các hộ gia đình Việt chú trọng hơn, khiến cho những căn biệt thự mini 1 tầng bắt đầu mọc lên rộng rãi ở nhiều nơi. Biệt thự 1 tầng mái thái đang là từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều, sức thu hút cực kỳ lớn trong vài năm trở lại đây. Kiến trúc nắm bắt xu hướng, phù hợp nếp văn hòa mọi gia đình, không gian sống tiện nghi và thoải mái là những gì khiến chủ đề này chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Đặc biệt chi phí hoàn thiện các công trình mẫu nhà biệt thự 1 tầng mái thái đẹp giá rẻ, phù hợp kinh tế nhiều hộ gia đình. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và mong muốn đề ra như biệt thự 1 tầng mái thái này, còn chờ gì mà không xem ngay phương án thiết kế.

Thông tin phương án thiết kế nhà:

  • Diện tích xây dựng: 200m2.
  • Thời gian hoàn thiện công trình: Khoảng 4 tháng.
  • Kiến trúc: Biệt thự 1 tầng mái thái phong cách hiện đại.

Phối cảnh mẫu nhà biệt thự 1 tầng mái thái đẹp sự lựa chọn tối ưu

Tiện nghi, tính thẫm mỹ cao, chi phí xây dựng giá rẻ, công năng tối ưu,… là những điều mà gia chủ nào cũng mong muốn có được từ biệt thự 1 tầng mái thái mới nhất này. Không như các căn biệt thự đẹp cao tầng sang trọng khác, ngôi nhà này vẫn giữ được nét đẹp truyền thống ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tùy thuộc theo sở thích của mỗi gia chủ để lựa chọn phong cách thiết kế khác nhau, một số kiểu dáng thịnh hành như: Hiện đại, cổ điển, truyền thống, đơn giản, cầu kỳ,…. mỗi phong cách thiết kế đều thể hiện nét đẹp và cá tính riêng, giúp cho những ai đang có nhu cầu xây dựng gợi lên nhiều ý tưởng tuyệt vời hơn.

Năm 2021 mái thái đang là kiểu mái phổ biến được nhiều người quan tâm. Không riêng gì biệt thự 1 tầng mà các kiến trúc nhà đẹp khác khi kết hợp với mái thái cũng được người dùng đón nhận một cách nhiệt liệt. Những ưu điểm không thể bỏ qua như: Màu sắc đa dạng, chất lượng đảm bảo, dễ dàng thi công, tăng tính thẩm mỹ, tuổi thọ lâu năm, giảm nhiệt độ tốt khi trời nắng nóng, chống ứ động nước khi mùa mưa,… là những lợi thế giúp mái thái luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Từ phong cách hiện đại, biệt thự mini mái thái này mang lên mình một nét đẹp hoàn toàn riêng biệt, thể hiện cá tính nổi bật của chủ nhân. Biệt thự 1 tầng tại đây có diện tích xây dựng là 200m2, một khoản diện tích khá thích hợp cho việc bố trí các công năng được tối ưu, đem lại không gian thoải mái cho các thành viên sinh hoạt. Mỗi người đều có sở thích màu sắc khác nhau, vì vậy hãy chọn màu sắc mà bạn yêu thích, nên ưu tiên các tone màu sáng sủa cũng như hợp phong thủy của bạn.

Để tránh hao hụt kinh phí, bạn cần phải có một kế hoạch xây dựng rõ ràng, tính toán các chi phí ra vào một cách cụ thể và chi tiết. Để không mất quá nhiều chi phí phát sinh, bạn nên nhờ đến đơn vị thiết kế – thi công có nhiều năm kinh nghiệm để tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp. Qua đó hợp tác với công ty xây dựng có chuyên môn, đưa ra phương án thiết kế phù hợp với khoảng tài chính bạn đang có.

Công năng thiết kế gồm: Phòng khách, phòng thờ, 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, phòng bếp + bàn ăn.

Xây dựng biệt thự 1 tầng không phải đơn giản, nó phân chia ra nhiều giai đoạn khác nhau, vì vậy bạn cần phải tìm kiếm một đơn vị thiết kế – xây dựng uy tín cũng như đảm bảo chất lượng trong chuyên môn. Phong cách biệt thự mini 1 tầng kết hợp mái thái có phải là chủ đề bạn yêu thích? Hãy lên kế hoạch xây dựng tổ ấm ngay bây giờ nhé. Chúc bạn may mắn !!

Cách tính chi phí xây nhà biệt thự 1 tầng 12.5×19 m với kinh phí đầu tư cụ thể như sau

Cách tính diện tích xây dựng:

  • Để tính chi phí xây dựng nhà 1 tầng 12.5×19 có công thức sau:
  • Chi phí xây dựng = diện tích ngôi nhà x đơn giá theo m2.
  • Phần móng (chiếm 50%) = 12.5 x 19 x 50% = 118.75m2
  • Tầng 1 (chiếm 100%) = 12.5 x 19= 237.5m2
  • Mái chia làm 3 loại thịnh hành trên thị trường hiện nay, và chiếm số lượng phần trăm khác nhau:
  • Mái bằng (chiếm 70%) = 12.5 x 19 x 70% = 166.25m2
  • Mái Thái (chiếm 50%) = 12.5 x 19 x 50% = 118.75m2

=== > Tổng diện tích sàn cần thi công là 522.5m2.
Xem thêm: Cách tính diện tích xây dựng

Đơn giá xây dựng tính trên 1 mét vuông

  • Đơn giá nhân công xây biệt thự dao động từ 1.5 – 1.7 triệu/m2
  • Chi phí xây biệt thự phần thô + nhân công hoàn thiện dao động từ 3.5 – 3.7 triệu/m2
  • Chi phí xây biệt thự trọn gói :
  • Vật tư trung bình 5,500,000 đồng/m2
  • Vật tư khá 6,000,000 đồng/m2
  • Vật tư cao cấp 6,500,000 đồng/m2

Tham khảo: Đơn giá xây dựng biệt thự

Đơn giá hoàn thiện ngôi nhà biệt thự 1 tầng 12.5×19 m hiện nay theo khảo sát có hai cách tính như sau:

Chi phí nhân công xây nhà biệt thự 1 tầng

  • Đơn giá nhân công dao động từ 1.5 – 1.7 triệu/m2
  • Chí phí nhân công trung bình 1.5 triệu/m2 x 522.5 m2 = 783.75 triệu
  • Đây chỉ là giá nhân công, còn tất cả vật liệu bạn tự mua.

Chi phí xây nhà biệt thự phần thô + nhân công hoàn thiện

  • Đơn giá dao động từ 3.5 – 3.7 triệu/m2
  • Chí phí trung bình 3.5 triệu/m2 x 522.5 m2 = 1828.75 triệu
  • Đây chỉ là tất cả tiền công, tiền vật liệu thô (sắt, thép, đá, cát, điện nước âm vv…)
  • Không bao gồm vật tư hoàn thiện như: Gạch ốp lát, đá granite, sơ nước, trần thạch cao, đèn chiếu sáng vv….)

Tham khảo: Dự toán chi tiết xây dựng biệt thự

Chi phí xây biệt thự trọn gói:

  • Đơn giá dao động từ 5.5 – 5.7 triệu/m2
  • Chí phí trung bình 5.5 triệu/m2 x 522.5 m2 = 2873.75 triệu
  • Đây là tất tần tật chi phí để hoàn thiện ngôi nhà chỉ dọn vào ở.
  • Không bao gồm bàn ghế, tủ giường, tivi tủ lạnh máy giặt vv….tóm lại nội thất rời không bao gồm.
  • Ví dụ thêm bạn chỉ cần 1 phòng ngủ, diện tích xây dựng 60m2 thì chi phí là: 60×1.3×4.5triệu= 351 triệu
  • Tham khảo: mẫu biệt thự đẹp mới nhất năm 2021

Cách tính chi phí xây nhà biệt thự 1 tầng 12.5×19 m bằng phần mềm dự toán Online

Bước 1: Bạn click vào 1 trong 2 link bài viết sau đây

Bước 2: Điền thông số và phần mềm tự động tính toán giúp bạn

Bạn cần tra cứu thông tin nội thất thì bạn tra cứu ở đâu?

Đây không chỉ là câu hỏi của bạn cần thông tin về thiết kế nhà mà tôi chắc chắn rằng các bạn chưa biết trang web nào cung cấp cho bạn những thông tin về nội mẫu xây nhà 1 tầng đúng không ạ? Vậy hãy để chúng tôi trả lời giúp các bạn nhé. Trang web https://azhomegroup.vn chính là nơi bạn cần đến mỗi khi cần thông tin về xây nhà 1 tầng có gara cho tổ ấm của mình.

Trên đây là các thông tin và mẫu nhà 3D về nhà 1 tầng có gara cho các bạn đọc tham khảo và làm mẫu cho gia đình mình. Chúc các bạn có ngôi nhà đẹp.

===> Nếu bạn đang tìm hiểu về các mẫu nhà và cũng muốn tham khảo thêm để chọn báo giá vật liệu và dịch vụ phù hợp cho căn nhà thì có thể xem tại đây::

Thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước là gì?

Thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước là gì là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc đang gặp phải. Đặc biệt, những bạn nào làm về quản lý dự án, thẩm định và tư vấn thiết kế thì cần phải nắm rõ vấn đề này hơn bao giờ hết.

Thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước

Thiết kế 1 bước là gì ?

 Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Các bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành 1 bước và được gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

 Khi thiết kế 1 bước, để triển khai bản vẽ thi công. Bạn có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 Những công trình nào chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Theo điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý  dự án đầu tư xây dựng. Những dự án đầu tư xây dựng chỉ phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật bao gồm :

  • Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo.
  • Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có tổng mức đầu tư không quá 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Thiết kế 2 bước là gì ?

 Thiết kế 2 bước bao gồm thiết kế cơ sở & thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 1 bước).

 Thiết kế 2 bước được áp dụng đối với những công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng (trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c). Ở thiết kế 2 bước, thiết kế bản vẽ kỹ thuật & thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành 1 bước và được gọi là thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế 3 bước là gì ?

 Thiết kế 3 bước bao gồm thiết kế cơ sở; thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công.

 Thiết kế 3 bước được áp dụng đối với những công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng. Tuy theo độ phức tạp của công trình xây dựng, việc thiết kế 3 bước do chủ dầu tư quyết định.

 Đối với thiết kế 2 bước, 3 bước thì bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bản vẽ thiết kế trước đó (đã được phê duyệt).

Thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước là gì?

Nội dung của các hồ sơ thiết kế

Nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở

Nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở được Hồ sơ xây dựng trình bày trong bài viết Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?

Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Bao gồm 3 phần :

  • Phần thuyết minh
  • Phần bản vẽ
  • Tổng dự toán

Phần thuyết minh

 Thuyết minh tổng quát

  •  Tóm tắt nội dung cơ bản của dự án đầu tư được phê duyệt.
  •  Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng.
  •  Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
  •  Thông tin và chỉ tiêu cần đạt dựa trên phương án được lựa chọn.
  •  Thiết kế tổ chức xây dựng: Nêu lên các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong quá trình xây dựng.
  •  Điều kiện tư nhiên, tác động của môi trường chi phối thiết kế
  •  Tài liệu địa hình, địa chất công trình thủy văn, khí tượng ở khu vực xây dựng.
  •  Điều tra tác động môi trường, điều kiện phát sinh sau khi lập dự án đầu tư xây dựng.
  •  Giải pháp kinh tế kỹ thuật
  •  Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình.
  •  Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.
  •  Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.
  •  Giải pháp công nghệ:
  •  Phương pháp sản xuất và bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất và sử dụng.
  •  Tính toán và lựa chọn thiết bị.
  •  Biện pháp an toàn lao động, an toàn sản xuất, PCCC, bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh dự án đầu tư.

 Giải pháp kiến trúc xây dựng:

  •  Bố trí tổng mặt bằng, diện tích đất, diện tích xây dựng công trình (kể cả công trình phục vụ thi công).
  •  Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng,…
  •  Giải pháp kỹ thuật xây dựng : kết cấu chịu lực chính, nền móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sở, phương pháp và kết quả tính toán.
  •  Lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất.
  •  Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nhiệt, cấp nước, thoát nước, thông tin, báo cháy, điều khiển tự động… có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quá tính toán.
  •  Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải.
  •  Trang trí ngoại cảnh, tiểu cảnh bên ngoài: trồng cây xanh, sân vườn, lối đi…

 Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.

Phần bản vẽ

  •  Hiện trạng mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình xây dựng.
  •  Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và hệ thống kỹ thuật.
  •  Bản vẽ phối cảnh toàn bộ công trình.
  •  Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng và các công trình hạ tầng ngoài công trình.
  •  Dây chuyền công nghệ và các thiết bị chính.
  •  Mặt bằng, mặt đứng, mắt cắt của từng hạng mục công trình.
  •  Bố trí trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ cần thiết.
  •  Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính của công trình.
  •  Các hệ thống, hạng mục bên trong công trình : điện nước, thông gió, điều hòa nhiệt độ, thải nước,..
  •  Lối thoát nạn và giải pháp phòng cháy chữa cháy.
  •  Các hạng mục bên ngoài công trình như tường rào, sân vườn, cây xanh,…
  •  Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.
  •  Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.

Phần tổng dự toán

 Tổng dự toán xây dựng công trình nói lên toàn bộ chi phí mà chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.

 Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.

Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuât

Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Bao gồm 2 phần chính :

  • Phần bản vẽ thi công
  • Phần dự toán thiết kế bản vẽ thi công

Phần bản vẽ thi công

 Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có bảng liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.

 Chi tiết các bộ phận công trình : thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.

 Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.

 Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.

 Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành.

 Bảng tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).

 Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình.

Phần dự toán thiết kế bản vẽ thi công

 Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.

 Bảng tiên lượng, dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.

Lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng là bao nhiêu?

heo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP , Nghị định số 11/2013/NĐ-CP khi được cơ quan chuyên môn về xây dựng có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở phải nộp phí theo quy định pháp luật.

Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng (lệ phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng) thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư 209/2016/TT-BTC.

BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Tổng mức đầu tư dự án (tỷ đồng)

≤ 15

25

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

≥10.000

Tỷ lệ %

0,0190

0,0170

0,0150

0,0125

0,0100

0,0075

0,0047

0,0025

0,0020

0,0010

Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 209/2016/TT-BTC thì số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu được xác định như sau:

Căn cứ xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu là tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = Tổng mức đầu tư được phê duyệt x Mức thu

Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tư ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:

Trong đó:

+ Nit là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).

+ Git là quy mô giá trị của nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: giá trị công trình).

+ Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình).

+ Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình).

+ Nia là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).

+ Nib là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với một dự án đầu tư được xác định theo hướng dẫn trên nhưng tối đa không quá 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu) đồng/dự án.

Trường hợp đặc biệt, Bộ Xây dựng có đề án đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với từng dự án cụ thể.

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với khu đô thị mới được xác định theo hướng dẫn trên, trong đó tổng mức đầu tư được phê duyệt làm căn cứ tính thu phí không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trong dự án.

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước được xác định theo hướng dẫn trên.

Đối với những dự án đầu tư quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nhưng cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định mà phải thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra phục vụ công tác thẩm định hoặc có yêu cầu chuyên gia, tư vấn thẩm tra hoặc đã có thẩm tra trước khi thẩm định thì cơ quan nhà nước chỉ được thu phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tương ứng. Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm tra thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Tờ trình Thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế cơ sở

Download Tờ trình Thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế cơ sở

Mật khẩu : Cuối bài viết

TÊN TỔ CHỨC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …… ……., ngày……tháng…….năm….

 

TỜ TRÌNH

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế cơ sở

Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định)

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan…………………………………………

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung chính sau:

  1. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN (CÔNG TRÌNH)
  2. Tên dự án:
  3. Nhóm dự án:
  4. Loại và cấp công trình:
  5. Người quyết định đầu tư:
  6. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,…):
  7. Địa điểm xây dựng:
  8. Giá trị tổng mức đầu tư:
  9. Nguồn vốn đầu tư:
  10. Thời gian thực hiện:
  11. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
  12. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
  13. Các thông tin khác (nếu có):
  14. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO
  15. Văn bản pháp lý:

– Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

– Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);

– Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

– Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

– Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

– Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);

– Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;

– Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

  1. Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư (dự toán):

– Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

– Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán);

– Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

  1. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

– Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở;

– Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.

(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Tên dự án) với các nội dung nêu trên./.

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)Tên người đại diện

Câu hỏi : thi công nhà xưởng Vinacon

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6476:1999 về gạch bê tông tự chèn

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6476:1999 về gạch bê tông tự chèn

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6476:1999 về gạch bê tông tự chèn


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6476:1999

GẠCH BÊ TÔNG TỰ CHÈN
Interlocking concrete bricks

1. Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch bê tông tự chèn được sản xuất theo phương pháp rung ép từ hổn hợp bê tông cứng, dùng để lát vĩa hè, đường phố, sân bải, quảng trường.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn.

TCVN 6065 : 1995 Gạch xi măng lát nền.

TCVN 6260 : 1997 Xi măng poóc lăng hổn hợp – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6355-3 : 1998 Gạch xây – Phương pháp xác định độ hút nước.

3. Hình dáng, kích thước cơ bản và ký hiệu quy ước.

3.1. Hình dáng: Gạch bê tông tự chèn có hình dáng rất đa dạng. Một số hình dáng và tên gọi thông dụng quy định trên hình 1.

Chú thích – Tuỳ theo yêu cầu sử dụng có thể sản xuất gạch bê tông tự chèn có hình dáng khác hình 1.

3.2. Kích thước và sai lệch kích thước: theo bảng1.

Bảng 1 – Kích thước và sai lệch kích thước.

Kích thước tính bằng mm

Kích thước

Mức

Sai lệch cho phép

Chiều dài t, không lớn hơn

Chiều rộng, b

Chiều dầy, h

280

60-140

± 2

± 2

± 3

Chú thích:

1/. Chiều rộng và các kích thước tạo dáng được sản xuất theo yêu cầu của người sử dụng.

2/. Ưu tiên sản xuất các loại gạch có chiều dầy: 60mm – 80mm – 100mm, 120mm.

4. Ký hiệu quy ước.

Ký hiệu quy ước cho gạch bê tông tự chèn được ghi theo thứ tự: tên theo hình dáng – mác gạch – chiều cao – số hiệu tiêu chuẩn này. Ví dụ: ký hiệu quy ước hình lục lăng, mác 300, chiều cao 60mm là:

Gạch bê tông từ chèn – Lục lăng M300 – 60 TCVN 6476 : 1999.

Yêu cầu kỹ thuật.

4.1. Yêu cầu ngoại quan.

4.1.1. Gạch sản xuất ra có thể có hoặc không có màu trang trí. Đối với gạch có màu trang trí độ dày lớp màu trang trí không nhỏ hơn 7mm và đồng đều trong lô.

4.1.2. Khuyết tật ngoại quan cho phép theo bảng 2.

Bảng 2 – Khuyết tật ngoại quan cho phép

Tên khuyết tật Mức cho phép
1. Độ cong vênh, vết lòi lõm ở mặt viên gạch, mm không lớn hơn

2. Số vết sứt võ các góc cạnh sâu từ 2 đến 4mm dài từ 5 đến 10mm, không lớn hơn.

3. Số vết nứt có chiều dài không có 20 mm, không lớn hơn

1

 

2

3

Các chỉ tiêu cơ lý.

2.1. Theo cường độ nén, gạch bê tông tự chèn được sản xuất theo các mác sau: M200; M300; M400; M500; M600.

2.2. Các chỉ tiêu cơ lý của gạch quy định ở bảng 3.

Bảng 3 – Các chỉ tiêu cơ lý

Mác gạch

Cường độ nén, N/mm2

(KG/cm2), không nhỏ hơn

Độ hút nước, %, không lớn hơn

Độ mài mòn, g/cm2, không lớn hơn

M200

M300

M400

M500

M600

20(200)

30(300)

40(400)

50(500)

60(600)

10

8

8

6

6

0,5

 

5. Phương pháp thử.

5.1. Lấy mẫu.

Mẫu thử được lấy theo lô, Lô là một số lượng gạch có cùng hình dáng, kích thước, màu sắc được sản xuất với cùng loại hổn hợp phối liệu và trong một thời gian liên tục. Cở lô thông thường không lớn hơn 15.000 viên.

Lấy 15 viên bất kỳ ở các vị trí khác nhau trong lô, sao cho mẫu đại diện cho cả lô đó.

5.2. Kiểm tra kích thước và khuyết tât ngoại quan.

Kiểm tra kích thước và khuyết tât ngoại quan trên toàn bộ số lô mẫu lấy ra theo điều 5.1.

5.2.1. Dùng thước lá đo các chiếu viên gạch, chính xác tới mm, kết quả là giá trị trung bình cộng của 4 lần đo ở 4 cạnh thuộc về mổi chiều.

5.2.2. Độ cong vênh và vết lồi lõm bề mặt là khe hở lớn nhất tạo thành khi ép sát cạnh của thước lên bề mặt cần kiểm tra.

5.2.3. Các vết nứt và vết sứt được đếm và quan sát bằng mắt thường. Dùng thước lá đo chiều dài vết nứt, vết sứt chính xác đến 1mm.

5.2.4. Độ đồng đều màu sắc mặt viên gạch được xác định bằng cách để mẫu có màu chuẩn ở giữa các viên gạch. Quan sát bằng mắt thường ở khoảng cách 1,5m

5.3. Xác định các chỉ tiêu cơ lý.

Các chỉ tiêu cơ lý được xác định khi mẫu đã đủ 28 ngày kể từ ngày sản xuất.

5.3.1. Xác định cường độ nén.

5.3.1.1. Nguyên tắc.

Đặt má ép và mẫu thử lên thớt dưới của máy và nén đến khi mẫu phá huỷ. Từ lực phá huỷ và diện tích chịu nén, tính cường độ nén.

5.3.1.2. Dụng cụ và thiết bị thử.

– Thước lá bảng kim loại có vạch chia đến 1mm.

– Các miếng kính để là phẳng mặt vữa trát mẫu.

– Bay chảo để hồ trộn xi măng.

– Máy nén có thang lực thích hợp để khi nén tải trọng phá hoại nằm trong khoảng 20% đến 80% tải trọng lớn nhất của thang lực nén đã chọn, không được nén mẫu ngoài thang lực trên.

– Bộ má ép bằng thép có các kích thước.

+ Chiều dài: 120mm ± 0,2mm;

+ Chiều rộng: 60mm ± 0,2mm;

+ Chiều dày: Không nhỏ hơn 15mm.

5.3.1.3. Chuẩn bị mẫu thử.

Mẫu thử là 15 viên gạch nguyên, lấy theo điều 5.1.

Dùng xi măng nón hợp theo TCVN 6260 : 1997 và nước để trộn hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn.

Mặt chịu nén là mặt trên và mặt dưới viên gạch. Trát mái xi măng lên hai mái chịu nén. Dùng các miếng kính để là phẳng hồ xi măng sao cho không còn vết lõm và bọt khí. Chiều dày lớp hồ xi măng không lớn hơn 2mm. Hai mặt trát phải phẳng và song song nhau.

Sau khi trát mẫu được đặt trong phòng thí nghiệm không ít hơn 72 giờ rồi đem thử. Khi nén, mẫu ở trạng thái ẩm tự nhiên. Khi cần thử nhanh có thể dùng xi măng nhôm hoặc thạch cao khan để trát mặt mẫu. Sau đó mẫu thử được đặt trong phòng thí nghiệm không ít hơn 16 giờ rồi đem thử.

5.3.1.4. Tiến hành thử.

áp hai má ép vào mặt trên và mặt dưới mẫu thử và đặt lên thớt dưới của máy nén sao cho tâm hai má ép trùng với tâm thớt nén. Tốc độ tăng tải phải đều và bằng 0,6 N/mm2 ± 0,2 N/ mm2 trong 1 giây.

5.3.1.5. Đánh giá kết quả.

Cường độ nén R của mẫu thử được tính bằng N/ mm2 theo công thức.

R = a x P/S

Trong đó:

P: Là lực nén phá huỷ mẫu, tính bằng Niutơn.

S: Diện tích má ép, tính bằng mm2

a: Là hệ số phụ thuộc chiều cao mẫu thử.

Tuỳ theo chiều cao mẫu thử, giá trị a được lấy như sau:

a = 1,00 Khi chiều cao mẫu thử nhỏ hơn 70 mm.

a = 1,20 Khi chiều cao mẫu bằng hơn 70 mm đến 90 mm.

a = 1,18 Khi chiều cao mẫu thử lớn hơn 90mm.

Tính trung bình cộng các kết quả thử, loại bỏ các giá trị có sai lệch lớn hơn 15% so với giá trị trung bình. Kết quả cuối cùng là giá trị trung bình cộng của các giá trị hợp lệ còn lại chính xác tới 0,1 N/mm2.

5.3.2. Xác định độ hút nước theo TCVN 6355 : 1998

5.3.3. Xác định độ mài mòn theo TCVN 6065 : 1995

6. Ghi nhãn – Bảo quản:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1451:1986 về gạch đặc đất sét nung

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1451:1986 về gạch đặc đất sét nung


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1451 :1986

GẠCH ĐẶC ĐẤT SÉT NUNG
Clay burnt bricks

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1451 :1973, áp dụng cho gạch đặc sản xuất từ nguyên liệu khoáng sét (có thể pha phụ gia) bằng phương pháp nén dẻo và được nung ở nhiệt độ thích hợp.

Gạch đặc có thể dùng để xây móng, tường và các bộ phận của công trình, có trát hoặc ốp bên ngoài.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại gạch đặc có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1600kg/m3.

Kiểu, kích thước cơ bản và mác

Kích thước viên gạch đặc đất sét nung được quy định ở bảng 1.

Bảng1

Tên kiểu gạch Dài Rộng Dày
Gạch đặc 60 (GĐ 60)

Gạch đặc 45 (GĐ 45)

220

190

105

90

60

45

Theo độ bền cơ học, gạch đặc đất sét nung được phân thành các mác sau: 50; 75; 100; 125và 150.

Kí hiệu quy ước cửa các loại gạch đặc đất sét nung như sau: Kí hiệu kiểu gạch, mác gạch, kí hiệu và số hiệu tiêu chuẩn này.

Ví dụ:

GD 60 – 100 – TCVN 1451 :1986

GD 45 – 125 – TCVN 1451 :1986

2.Yêu cầu kĩ thuật

2.1. Gach phải có dạng hình hộp chữ nhật với các mặt bằng phẳng. Trên các mặt của viên gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía. Cho phép sản xuất gạch có các góc tròn (trên mặt cắt vuông góc với phương đùn ép) có đường kính không lớn hơn 16mm.

2.2. Sai lệch cho phép của viên gạch đăc đất sét nung không được vượt quá :

Theo chiều dài : ± 7mm

Theo chiêu rộng: ± 5mm

Theo chiều dày : ± 3mm

2.3. Các khuyết tật về hình dáng bên ngoài của viên gạch đặc đất sét nung không vượt quá quy định ở bảng 2.

Bảng 2

Loại khuyết tật Giới hạn cho phép
1. Độ cong tính bằng mm, không vượt quá :

Trên mặt đáy…

Trên mặt cạnh…

2. Số lượng vết nứt xuyên suốt chiều dày, kéo sang chiều dày của viên gạch không quá 40 mm.

3. Số lượng vết nứt góc, chiều sâu từ 5 đến 10 mm, chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15mm.

4. Số lượng vết nứt cạnh, chiều sâu từ 5 đến 10mm, chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15mm.

 

 

4

5

 

1

 

2

 

 

2

 

 

2.4. Số lượng các vết tróc có kích thước trung bình từ 5 đến 10 mm, xuất hiện trên bề mặt viên gạch sau khi thử theo điều 3.2.5. do sự có mặt của tạp chất vôi, không được quá 3 vết.

2.5. Độ bền khi nén và uốn của gạch đặc đất sét nung không được nhỏ hơn các giá tri trong bảng3.

Bảng 3

Mác gạch Độ bền, 105 N/m2
Khi nén Khi uốn
Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử
150

125

100

75

50

150

125

100

75

50

125

100

75

50

35

28

25

22

18

16

14

12

11

9

8

2.6. Độ hút nước của gạch đặc đất sét nung phải lớn hơn 8%và nhỏ hơn 18%.

3.Phương pháp thử

3.1. Lâý mẫu thử

3.1.1. Trước khi xuất xưởng, gạch đặc đất sét nung phải được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của cơ sở sản xuất gạch kiểm tra theo tiêu chuẩn này.

3.1.2. Số lượng của mỗi lô gạch cần kiểm tra chất lượng không lớn hơn 50.000 viên. Mỗi lô phải gồm gạch cùng kiểu, cùng mác.

3.1.3. Khi tiến hành kiểm tra, ở mỗi lô gạch lấy ra một số lượng mẫu bằng 0.5% số lượng gạch có trong lô nhưng không ít hơn 100 viên. Việc lấy mẫu phải tiến hành trên các kiểu khác nhau theo một trình tự được thoả thuận trước sao cho mẫu lấy ra có thể đại diện cho toàn lô gạch.

3.1.4. Số lựng mẫu thử cho từng chỉ tiêu quy định ở bảng 4.

3.1.5. Gach vỡ hoặc có sai lệch về kích thước và hình dáng vượt quá giới hạn cho phép như điều 2.2 và 2.3 quy định không được lớn hơn 8% số lựơng mẫu được lấy ra.

Bảng 4

Chỉ tiêu Số lượng mẫu thử (viên)
Lần thứ nhất Lần thứ hai
Kích thước và hình dáng

Độ bền

Khi nén …

Khi uốn …

Độ hút nước

Độ lẫn tạp chất vôi

Theo điều 3.1.3

5

5

5

5

Gấp đôi lần 1

10

10

10

10

3.1.6. Nếu sau khi kiểm tra lần thứ nhất, phát hiện bất kì chỉ tiêu nào không đạt yêu cầu như phần 2 quy định thì phải kiểm tra lại chỉ tiêu này với số mẫu gấp đôi cũng lấy từ chính lô gạch đó, nếu kết qủa thử lại không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn này thì lô gạch đó không được nghiêm thu.

3.2. Tiến hành kiểm tra ngoại quan, đo các kích thước và thử các chỉ tiêu cơ lí.

3.2.1. Kích thước của gạch, bán kính làm tròn góc, chiều dài các vết nứt, chiều dài và độ sai các vết xước góc và sứt cạnh đựơc đo với độ chính xác 1mm bằng kích thước kim loại.

Để xác định mỗi kích thước của viên gạch phải đo ở 3 chỗ, trên 2 cạnh và giữa mặt tương ứng. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng kết quả của 3 lần đo này.

3.2.2. Độ cong của gạch trên các mặt được đo với độ chính xác 1mm theo khe hở lớn nhất giữa các mặt đó với cạnh của thước lá kim loại hoặc thứơc góc áp vào mặt đó.

3.2.3. Độ bền khi nén và uốn của gạch đặc đất sét nung được xác định theo

TCVN 246 : 1986 và TCVN 247 :1986.

3.2.4. Độ hút nước của gạch đặc đất sét nung được xác định theo TCVN 248 : 1986.

3.2.5. Độ lẫn tạp chất vôi của gạch đặc đất sét nung được xác định theo TCVN 1450 : 1986.

4. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

4.1. ít nhất 20% số gạch trong lô phải có nhãn hiệu của cơ sở sản xuất.

4.2. Gạch phải được xếp thành từng kiểu ngay ngắn theo từng kiểu, mác.

4.3. Mỗi lô gạch giao cho khách hàng phải được cơ sở sản xuất cấp kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.

4.4. Không được phép quăng, ném và đổ đống gạch khi bốc dỡ và bảo quản.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450:1986 về gạch rỗng đất sét nung

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450:1986 về gạch rỗng đất sét nung

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1450:1986 về gạch rỗng đất sét nung


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1450:1986

Nhóm H

GẠCH RỖNG ĐẤT SÉT NUNG

Clay hollow brick

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1450: 1973, áp dụng cho loại gạch rỗng sản xuất từ khoáng sét (có thể có phụ gia) bằng phương pháp nén dẻo và được nung ở nhiệt độ thích hợp.

Gạch rỗng đất sét nung có thể được dùng xây tương và các bộ phận khác của công trình có trát hoặc ốp bên ngoài.

Khối lượng thể tích của viên gạch rỗng (không trừ lỗ rỗng) không vượt quá 1600 kg/m3. Gạch rỗng đất sét nung có khối lượng lớn hơn 1600 kg/m3 được xem như gạch đặc đất sét nung và áp dụng theo TCVN 1451: 1986.

1. Kiểu, kích thước cơ bản và mác

1.1Kích thước và độ rỗng của viên gạch rỗng đất sét nung được quy định ở bảng 1.

1.2. Hình dáng kích thước và sự phân bố các lỗ rỗng của viên gạch rỗng đất sét nung quy định trên hình vẽ từ 1 đến 9.

Chú thích: Cho phép sản xuất gạch rỗng cỡ lớn và gạch rỗng với số lượng, kích thước và cách bố trí lỗ rỗng khác với các hình vẽ từ 1 đến 9 nhưng phải đảm bảo yêu cầu nêu ở điều 2.4, 2.5 và 2.6.

1.3. Theo độ bền cơ học, gạch rỗng đất sét nung được phân thành các mác sau: 35; 50; 75; 100 và 125.

1.4. Kí hiệu quy ước các loại gạch rỗng đất sét theo thứ tự: tên kiểu gạch, chiều dày, số lỗ, đặc điểm lỗ, độ rộng, mác gạch, kí hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn này.

Ví dụ: Kí hiệu quy ước của gạch rỗng dày 90mm, bốn lỗ vuông, độ rỗng 47%, mác 50 là: GR90 – 4V47 – M50. TCVN 1450: 1986.

Bng 1

Tên kiểu gạch

Độ rỗng lớn nhất (%)

Kích thước

Dài

Rộng

Dày

1. Gạch rỗng 2 lỗ tròn (GR60 – 2T15)

15

220

105

60

2. Gạch rỗng 2 lỗ chữ nhật (GR60 – 2CN41)

41

220

105

60

3. Gạch rỗng 11 lỗ tròn (GR60 – 11T10)

10

220

105

60

4. Gạch rỗng 17 lỗ tròn (GR60 – 17T15)

15

220

105

60

5. Gạch rỗng 4 lỗ tròn (GR90 – 4T20)

20

220

105

90

6. Gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật (GR90 – 4CN40)

40

220

105

90

7. Gạch rỗng 4 lỗ vuông (GR90 – 4V38)

38

190

90

90

8. Gạch rỗng 6 lỗ chữ nhật (GR200 – 6CN52)

52

220

105

200

9. Gạch rỗng 6 lỗ vuông (GR130 – 6V43)

43

220

105

130

2. Yêu cầu kĩ thuật

2.1. Gạch rỗng đất sét nung phải có dạng hình hộp chữ nhật với các mặt bằng phẳng.

Trên các mặt của gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía. Cho phép sản xuất gạch có các góc tròn với đương kính không lớn hơn 16mm theo mặt cắt vuông góc với phương đùn ép.

2.2. Kích thước các lỗ rỗng, thành ngoài và vách ngăn theo quy định ở bảng 2.

Bảng 2

mm

Kích thước

Mức

1. Đường kính lỗ song song với phương chiều dày, không lớn hơn…

2. Đường kính lỗ vuông góc với phương chiều dày…

3. Chiều dày thành ngoài, không nhỏ hơn

4. Chiều dày vách ngăn bên trong, không nhỏ hơn

16

Không quy định

12

9

2.3. Sai lệch cho phép của kích thước viên gạch rỗng đất sét nung không được vượt quá:

Theo chiều dài ± 7mm;

Theo chiều rộng ± 5mm;

Theo chiều dày ± 3mm;

2.4. Các khuyết tật về hình dạng bên ngoài của viên gạch rỗng đất sét nung không vượt quá quy định ở bảng 3.

Bảng 3

Loại khuyết tật

Giới hạn cho phép

1. Độ cong của viên gạch tính bằng mm, không vượt quá trên mặt đáy trên mặt cạnh

2. Số lượng vết nứt xuyên qua chiều dày kéo sang chiều rộng đến hàng lỗ thứ nhất của viên gạch

3. Số lượng vết nứt góc sâu từ 10 đến 15mm không kéo tới chỗ lỗ rỗng

4. Số lượng vết sứt sẹo cạnh sâu từ 5 đến 10mm dài tới 15mm theo dọc cạnh

5

6

2

2

2

2.5. Số lượng vết tróc có kích thước trung bình từ 5 đến 10mm xuất hiện trên bề mặt viên gạch sau khi xác định theo điều 4 – 7 do sự có mặt của tạp chất vôi không được vượt quá 3 vết.

2.6. Độ bền nén và uốn của gạch rỗng đất sét nung không nhỏ hơn các giá trị trong bảng 4.

Bảng 4

mm

Mác gạch

Độ bền 105N/m2

Nén

Uốn

Trung bình cho 5 mẫu

Nhỏ nhất cho 1 mẫu

Trung bình cho 5 mẫu

Nhỏ nhất cho 1 mẫu

125

100

75

50

125

100

75

50

100

75

50

35

18

16

14

12

9

8

7

6

Đối với gạch có độ rỗng 38% với các lỗ rỗng nằm ngang

50

35

50

35

35

20

2.7. Độ hút nước của viên gạch rỗng đất sét nung phải lớn hơn 8% và nhỏ hơn 18%.

3. Phương pháp thử

3.1. Mẫu thử

3.1.1. Trước khi xuất xưởng, gạch rỗng đất sét nung phải được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của cơ sở sản xuất kiểm tra theo tiêu chuẩn này.

3.1.2. Số lượng của một lô gạch cần kiểm tra không lớn hơn 50.000 viên. Trong mỗi lô phải gồm gạch cùng kiểu và mác.

3.1.3. Khi kiểm tra mỗi lô gạch lấy ra lượng mẫu là 0,5% số lượng gạch trong lô nhưng không ít hơn 100 viên. Việc lấy mẫu phải được tiến hành trên các kiểu khác nhau theo một quy định đã được thỏa thuận trước sao cho lấy mẫu ra có thể đại diện cho toàn lô gạch.

3.1.4. Số lượng mẫu thử cho từng chỉ tiêu được quy định ở bảng 5.

Bảng 5

mm

Chỉ tiêu

Số lượng mẫu thử (viên)

Lần thứ nhất

Lần thứ hai

Hình dáng và kích thước

Độ bền

Khi nén

Khi uốn

Độ hút nước

Độ lẫn tạp chất vôi

Theo điều 3.1.3.

5

5

5

5

Gấp đôi lần 1

10

10

10

10

3.1.5. Gạch vỡ và có các vết nứt với số lượng vượt quá quy định ở  điều 2.3 và 2.1. không được lớn hơn 8% số lượng mẫu được lấy ra.

3.1.6. Nếu sau khi kiểm tra các mẫu lần thứ nhất, phát hiện thấy chỉ tiêu nào không đạt yêu cầu như ở phần 2 quy định thì phải kiểm tra lại chỉ tiêu này với số lượng mẫu gấp đôi cũng lấy từ chính lô gạch đó. Nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn này thì lô gạch đó không được nghiệm thu.

3.2. Tiến hành kiểm tra ngoại quan, đo các kích thước và thử các chỉ tiêu cơ lí.

3.2.1. Đo kích thước của viên gạch rỗng đất sét nung theo 1.1.; 2.2.; 2.3. với độ chính xác đến 1mm bằng thước kim loại. Các kích thước chủ yếu được tính bằng trung bình cộng của kết quả của 3 lần đo tại hai cạnh bên và giữa mặt tương ứng. Kích thước thành ngoài, vách ngăn, độ trơn góc, lấy theo kết quả trung bình của phép đo ở những vị trí đó.

3.2.2. Độ cong của viên gạch rỗng đất sét nung được xác định với độ chính xác đến 1mm theo khe hở lớn nhất giữa các mặt đó với các cạnh của thước kim loại hay thước góc.

3.2.3. Kích thước chỗ sứt cạnh của viên gạch rỗng đất sét nung được đo chính xác đến 1mm theo khoảng cách tại các vị trí đó. Kích thước chỗ sứt góc được xác định bằng hai phần ba khoảng cách trung bình của ba đoạn sứt tới đỉnh tương ứng.

3.2.4. Giới hạn bền khi nén và uốn của viên gạch rỗng đất sét nung được xác định theo TCVN 246: 1986 và TCVN 247: 1986.

3.2.5. Độ hút nước của viên gạch rỗng đất sét nung được xác định theo TCVN 248: 1986.

3.2.6. Khối lượng thể tích của viên gạch rỗng đất sét nung được xác định theo TCVN 249:1986.

3.2.7. Độ lẫn tạp chất vôi của viên gạch rỗng đất sét nung được xác định như sau:

Quan sát các viên mẫu và đánh dấu các vết tróc đã có sẵn bằng bút chì;

Đặt mẫu lên một tấm lưới kim loại trong thùng đã đổ sẵn nước. Mực nước cách mặt lưới 3 đến 4 cm;

Đậy kín thùng đun sôi nước trong 1 giờ;

Để nguội mẫu trong thùng đậy kín 4 giờ;

Lấy mẫu ra và quan sát các vết tróc mới xuất hiện sau khi hấp và đo kích thước trung bình của chúng (kích thước trung bình của vết tróc là trung bình cộng của kích thước nhỏ nhất và kích thước lớn nhất của nó) số lượng mẫu thử là 5 viên.

3.2.8. Độ rỗng của viên gạch rỗng đất sét nung được tính bằng phần trăm thể tích phần lỗ rỗng so với thể tích toàn bộ viên gạch kể cả phần trăm thể tích lỗ rỗng của nó.

4. Ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

4.1. Ít nhất 20% số gạch trong lô phải có dấu hiệu cơ sở sản xuất.

4.2. Gạch phải được sắp xếp thành từng kiểu cùng mác. Kiểu gạch phải được xếp ngay ngắn với số lượng không quá 300 viên.

4.3. Mỗi lô gạch giao cho khách hàng phải được cơ sở sản xuất cấp kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.

4.4. Không cho phép quăng, ném, đổ đống gạch khi bốc dỡ và bảo quản.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6285:1997 (ISO 6935-2 : 1980) về thép cốt bê tông – Thép thanh vằn

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6285:1997 (ISO 6935-2 : 1980) về thép cốt bê tông – Thép thanh vằn


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6285 : 1997

ISO 6935-2 : 1980

THÉP CỐT BÊ TÔNG – THÉP THANH VẰN

Steel for the reinforcement of concrete – Ribbed bars

Lời nói đầu

TCVN 6285 : 1997 thay thế cho các điều quy định cho thép cốt nhóm CII, CIII, CIV của TCVN 1651-85.

TCVN 6285 : 1997 hoàn toàn tương đương với ISO 6935-2 : 1991.

TCVN 6285 : 1997 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

THÉP CỐT BÊ TÔNG – THÉP THANH VẰN

Steel for the reinforcement of concrete – Ribbed bars

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho thép thanh vằn được thiết kế để làm cốt trong các kết cấu bê tông thông thường và để làm cốt không dự ứng lực trong các kết cấu bê tông dự ứng lực.

Quy định 5 loại thép, trong đó loại RB 300, RB 400 và RB 500 là những loại khó hàn. Hai loại thép RB 400W và RB 500W là dễ hàn bằng các phương pháp hàn thông thường.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép cán nóng không qua xử lý tiếp theo, thép cán nóng được làm nguội có khống chế và ram, thép gia công nguội.  Công nghệ sản xuất do người sản xuất lựa chọn.

Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho thép cốt được cung cấp ở dạng cuộn. Các yêu cầu của tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nắn thẳng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép thanh vằn được chế tạo từ các loại sản phẩm khác như tấm hay đường ray xe lửa. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho thép thanh dùng để làm móc nâng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 377 – 2 : 1989 Lấy và chuẩn bị mẫu và mẫu thử của thép gia công áp lực – Phần 2 : Mẫu để xác định thành phần hóa học;

ISO / IEC Guide 2 Các thuật ngữ chung và các định nghĩa của chúng liên quan đến tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan;

ISO 404 : 1981 Thép và các sản phẩm thép – Yêu cầu cung cấp kỹ thuật chung;

ISO 6892 : 1984 Vật liệu kim loại – Thử kéo;

ISO 8930 : 1987 Nguyên lý chung về độ tin cậy của các kết cấu – Danh sách các thuật ngữ tương đương;

TCVN 6287 : 1997 Thép thanh cốt bê tông – Thử uốn và uốn lại không hoàn toàn;

ISO 10144 : 1991 Hệ thống chứng nhận cho thép thanh và dây làm cốt cho các kết cấu bê tông.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau.

3.1. Phân tích đúc: Phân tích thành phần hóa học của mẫu thép lỏng trong quá trình đúc.

3.2. Hệ thống chứng nhận : Hệ thống chứng nhận liên quan đến các sản phẩm, các quá trình sản xuất hay dịch vụ tuân theo những tiêu chuẩn và quy định riêng biệt và có cùng cách tiến hành [ISO / IEC Guide 2].

3.3. Giá trị đặc trưng : Giá trị có xác xuất được đưa ra nhưng chưa đạt được trong các loạt thử giả thuyết là không hạn chế [ISO 8930].

Chú thích 1 – Tương đương với vùng phân bố được định nghĩa trong ISO 3534.

3.4. Lõi : Phần mặt cắt ngang của thanh không chứa cả các gân dọc cũng như các gân ngang.

3.5. Gân dọc : Gân liên tục đều đặn song song với trục của thanh, trước khi xoắn nguội trong trường hợp các thanh được xoắn nguội.

3.6. Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa : Diện tích mặt cắt ngang tương đương với diện tích của một thanh tròn trơn có cùng đường kính danh nghĩa.

3.7. Bước, P (chỉ đối với các thanh xoắn) : Khoảng cách giữa hai điểm kề nhau tương ứng của một gân dọc.

3.8. Phân tích sản phẩm : Phân tích thành phần hóa học của mẫu lấy từ thanh thép vằn.

3.9. Chiều cao của gân, a : Khoảng cách từ điểm cao nhất của gân (dọc hoặc ngang) đến bề mặt của lõi, được đo trên mặt cắt vuông góc với trục của thanh. (Xem hình 2).

3.10. Bước gân, c : Khoảng cách giữa các tâm của hai gân ngang kề nhau được đo song song với trục của thanh. (Xem hình 1).

3.11. Gân ngang : Sự lồi lên theo một góc hoặc là vuông góc hoặc xiên so với trục dọc của thanh.

3.12. Chu vi ngang không có gân, Sfi: Tổng các khoảng cách theo bề mặt của lõi giữa các gân ngang của các hàng kề nhau được đo như hình chiếu lên mặt phẳng vuông góc với trục thanh.

3.13. Độ chéo của gân ngang, b : Góc giữa gân ngang và trục dọc của thanh (xem hình 1, 3, 4 và 5).

4. Kích thước, khối lượng và dung sai

Kích thước, khối lượng và dung sai được nêu trong bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước, khối lượng và dung sai

Đường kính danh nghĩa 1)

mm

Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa

mm2

Khối lượng theo chiều dài

Yêu cầu

kg/m

Dung sai 2)

%

6

28,3

0,222

± 8

8

50,3

0,395

± 8

10

78,3

0,617

± 5

12

113

0,888

± 5

16

201

1,58

± 5

20

314

2,47

± 5

25

491

3,85

± 4

32

804

6,31

± 4

40

1256

9,86

± 4

1) Nếu đường kính yêu cầu lớn hơn 40 mm thì kích thước sẽ tăng theo từng 5 mm. Dung sai đối với các thanh này là ± 4 %.

2) Dung sai đối với một thanh đơn.

Độ dài cung cấp phải được thỏa thuận giữa người sản xuất và khách hàng. Chiều dài tiêu chuẩn ưu tiên của thanh thẳng là 12 m hoặc 18 m. Sai lệch cho phép của chiều dài trong xưởng cán là mm.

5. Kích thước hình học của gân

Các thanh thép vẫn phải có các gân ngang. Các gân dọc là không bắt buộc.

Kích thước hình học của các gân phải đảm bảo các thanh thép có các tính chất bám dính tốt để thỏa mãn chức năng của chúng trong các kết cấu bê tông.

Các tính chất bám dính được thỏa mãn nếu có ít nhất hai hàng gân ngang phân bố đều đặn chung quanh chu vi. Các gân ngang trong hàng phải được phân bố đều đặn trên toàn bộ chiều dài thanh trừ vùng ghi mác.

Các yêu cầu về kích thước hình học của gân được nêu trong bảng 2.

Bảng 2 – Các yêu cầu về kích thước hình học của gân

Đường kính D

mm

Thanh cán nóng

Thanh xoắn

Gân có chiều cao không đổi

Gân hình lưỡi liềm

Gân hình lưỡi liềm

Chiều cao của gân ngang, a. Nhỏ nhất

Tất cả các loại

0,05 D

0,065 D

0,052 D

0,065 D

Chiều cao của gân dọc, a’. Nhỏ nhất

Tất cả các loại

0,07 D

Bước gân, c

6 đến 8

0,5 D đến 0,7 D

0,5 D đến 1,0 D

0,5 D đến 1,0 D

0,5 D đến 1,2 D

Từ nhỏ nhất đến lớn nhất

≥ 10

0,5 D đến 0,7 D

0,5 D đến 0,8 D

0,5 D đến 0,8 D

0,5 D đến 1,0 D

Độ xiên (nghiêng) của gân ngang, b, nhỏ nhất

Tất cả các loại

35°

35°

35°

Chu vi không có gân ngang, Sfi, nhỏ nhất

Tất cả các loại

0,25 D

0,35 D

Bước danh nghĩa, P

Tất cả các loại

10 D ± 2 D

Các kích thước xác định hình dạng của gân trong bảng 2 được miêu tả trên hình 1 đến hình 5.

Hình 1 – Thanh thép vằn – Định nghĩa các hình dạng

Hình 2 – Độ nghiêng cạnh của gân, a và chiều cao của gân a, mặt cắt A – A của hình 1

Hình 3 – Ví dụ về thanh không xoắn với các gân thay đổi độ xiên (nghiêng) theo trục dọc

Hình 4 – Ví dụ về thanh không xoắn với các gân ngang có chiều cao không đổi (b = 90o)

Hình 5 – Thanh xoắn với các gân chéo

Bước gân phải lấy giá trị trung bình đo theo từng bước

6. Thành phần hóa học

Hàm lượng các nguyên tố không được lớn hơn giá trị nêu trong bảng 3.

Bảng 3 – Thành phần hóa học – Giá trị lớn nhất tính bằng phần trăm khối lượng

Mác thép

C1)

Si

Mn

P

S

N2)

Cdl1)

RB 300

RB 400

0,060

0,060

RB 500

(0,070)

(0,070)

RB 400W

0,22

0,60

1,60

0,050

0,050

0,012

0,50

RB 500W

(0,24)3)

(0,65)

(1,70)

(0,055)

(0,055)

(0,013)

(0,52)

1) Đối với các mác thép RB 400W và RB 500W với đường kính lớn hơn 32 mm thì hàm lượng các bon lớn nhất (C) là 0,25% (0,27%) và đương lượng các bon lớn nhất (Cdi) là 0,55% (0,57%).

2) Hàm lượng nitơ có thể cao hơn nếu trong thép có đủ các nguyên tố liên kết với nitơ.

3) Các giá trị trong dấu ngoặc đơn dùng cho phân tích sản phẩm.

Đương lượng các bon Cdi được tính bằng công thức

Cdll = C + +  +

trong đó   C, Mn, Cr, V, Mo, Cu và Ni là phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong thép.

7. Tính chất cơ học

7.1. Tính chất thử kéo

Các tính chất thử kéo yêu cầu cho các loại thép được nêu trong bảng 4.

Bảng 4 – Các giá trị đặc trưng của giới hạn chảy trên, giới hạn bền kéo và độ dãn dài sau đứt

Mác thép

Giới hạn chảy trên

ReH

N/mm2

Giới hạn bền kéo

Rm

N/mm2

Độ dãn dài

A5,65

%

RB 300

300

330

16

400

440

14

500

550

14

Ít nhất 95% số lần thử phải có các tính chất thử kéo bằng hoặc lớn hơn giá trị đặc trưng ghi trong bảng 4.

Nếu người sản xuất và khách hàng thỏa thuận thì các giá trị trong bảng 4 có thể được coi như những giá trị nhỏ nhất được đảm bảo.

Tỷ số giữa giới hạn bền kéo và giới hạn chảy đối với mọi mẫu ít nhất phải bằng 1,05.

Đối với các sản phẩm thử thì độ dãn dài tương đối ứng với lực lớn nhất, Agt, phải bằng hoặc lớn hơn 2,5%.

Đối với các thép không có giới hạn chảy rõ rệt thì giới hạn chảy quy ước, Rp0,2, phải được dùng thay cho giới hạn chảy.

7.2. Tính chất uốn

Sau khi thử các mẫu không được gẫy hay rạn nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

7.3. Tính chất uốn lại

Nếu người sản xuất và khách hàng thỏa thuận thì phép thử uốn lại có thể thay thế cho phép thử uốn đối với các thép RB 400, RB 400W, RB 500 và RB 500W.

Phép thử uốn lại dùng để kiểm tra các tính chất hóa già của thanh được uốn.

Sau khi thử, các mẫu không được gẫy hoặc rạn nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

7.4. Tính chất mỏi

Nếu khách hàng yêu cầu thì người sản xuất phải kiểm tra các tính chất mỏi của sản phẩm.

8. Thử các tính chất cơ học

8.1. Thử kéo

Thử kéo phải thực hiện theo ISO 6892.

Để xác định độ dãn dài sau đứt, chiều dài ban đầu của mẫu phải bằng 5 lần đường kính danh nghĩa.

Phải dùng diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa để tính các tính chất cơ học.

8.2. Thử uốn

Thử uốn phải thực hiện theo TCVN 6287 : 1997.

Mẫu thử phải được uốn một góc từ 160° đến 180° trên một gối uốn có đường kính được quy định trong bảng 5.

Bảng 5 – Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính danh nghĩa của thanh 1)

6

8

10

12

16

20

25

32

40

Loại thép

RB 300

12,5

16

20

32

50

63

100

125

160

RB 400

RB 400W

16

20

25

40

63

80

125

160

200

RB 500

RB 500W

20

25

32

50

80

100

160

200

250

1) Đối với các thanh có đường kính lớn hơn 40 mm thì đường kính gối uốn phải được thỏa thuận giữa người sản xuất và khách hàng

8.3. Thử uốn lại không hoàn toàn

Thử uốn lại không hoàn toàn phải được thực hiện theo TCVN 6287 : 1997.

Mẫu thử phải được uốn trên một gối uốn có đường kính được quy định trong bảng 6.

Bảng 6 – Đường kính gối uốn dùng để thử uốn lại không hoàn toàn

Đường kính danh nghĩa của thanh

6

8

10

12

16

20

25

32

40

Loại thép

RB 400

RB 400W

RB 500

RB 400W

32

40

50

63

100

160

200

320

400

9. Ký hiệu

Theo tiêu chuẩn này, các thanh thép vẫn phải được ký hiệu theo thứ tự sau đây:

– thép làm cốt bê tông;

– số hiệu của tiêu chuẩn này;

– đường kính danh nghĩa tính bằng milimét theo bảng 1;

– loại thép.

Ví dụ: Thép cốt bê tông TCVN 6285 : 1997 (ISO 6935 – 2 : 1991) – 16 RB 500W.

10. Ghi mác

10.1. Ghi mác lên thanh thép

Tất cả các thanh thép đều phải được ghi mác trong quá trình cán để chỉ ra:

– loại thép

– tên của người sản xuất.

Một số ví dụ về các hệ thống ghi mác đa quốc gia được nêu ra ở phụ lục A.

10.2. Ghi mác các bó thép

Mỗi một bó thép khối lượng không nhỏ hơn 500 kg phải có một nhãn ghi tên người sản xuất, số hiệu của tiêu chuẩn này, loại thép, đường kính danh nghĩa, số của mẻ nấu hoặc các số liệu có liên quan đến các phép thử và tên của nước sản xuất.

11. Chứng nhận và kiểm tra

Chứng nhận và kiểm tra thép cốt bê tông phải được thực hiện

– theo một hệ thống chứng nhận do một cơ quan ngoài giám sát.

hoặc

– theo một phép thử của việc cung cấp đặc biệt.

11.1. Hệ thống chứng nhận

Trong trường hợp chỉ có một hệ thống chứng nhận thì việc chứng nhận và kiểm tra phải được thực hiện theo ISO 10144.

11.2. Thử của việc cung cấp đặc biệt

Các điều khoản liên quan đến bản chất, phạm vi và đánh giá của các phép thử chấp nhận về việc cung cấp thép làm cốt bê tông không phải là đối tượng của một hệ thống chứng nhận được nêu trong 11.3 và 11.4.

Phép thử của việc cung cấp đặc biệt phải được thực hiện theo 11.3.

Nếu người sản xuất và khách hàng thỏa thuận thì có thể sử dụng 11.4.

11.3. Kiểm tra các giá trị đặc trưng

11.3.1. Tổ chức

Các phép thử phải được tổ chức và thực hiện theo thỏa thuận giữa khách hàng và người sản xuất, có xem xét đến các luật lệ quốc gia của nước mua hàng.

11.3.2. Phạm vi lấy mẫu và thử

Để thử phải phân chia lô hàng chuẩn bị cung cấp thành các lô thử với khối lượng lớn nhất là 50 tấn hoặc một phần của nó. Mỗi một lô thử phải bao gồm các sản phẩm cùng một loại thép và cùng đường kính danh nghĩa được sản xuất từ một mẻ nấu. Người sản xuất phải khẳng định trong báo cáo thử rằng tất cả các mẫu trong lô thử được lấy từ một mẻ nấu. Thành phần hóa học (phân tích đúc) được nêu ra trong báo cáo thử này.

Các mẫu thử được lấy từ các lô thử như sau:

a) hai mẫu thử từ các thanh khác nhau để thử thành phần hóa học (phân tích sản phẩm).

b) mười lăm mẫu thử (nếu thích hợp thì lấy 60 mẫu, xem 11.3.3.1) từ các thanh khác nhau để thử tất cả các tính chất khác được quy định trong tiêu chuẩn này.

11.3.3. Đánh giá kết quả

11.3.3.1. Kiểm tra theo dấu hiệu định lượng

Đối với các tính chất được quy định là các giá trị đặc trưng thì phải xác định những giá trị sau:

a) tất cả các giá trị riêng biệt, xi, của 15 mẫu thử (n = 15)

b) giá trị trung bình m15 (với n = 15)

c) sai lệch chuẩn, s15 (với n = 15)

Lô thử là thỏa mãn được các yêu cầu nếu điều kiện nêu dưới đây được thỏa mãn đối với tất cả các tính chất

m15 – 2,33 x s15 ≥ ¦k

trong đó

¦là giá trị đặc trưng yêu cầu;

2,33 là giá trị của chỉ số chấp nhận k, với n = 15 và tỷ lệ hỏng 5% (p = 0,95) với xác suất 90% (1- a = 0,90).

Nếu điều kiện nêu trên không được thỏa mãn thì chỉ số

k’ =

được xác định từ các kết quả thử sẵn có. Nếu k’ ≥ 2 thì phép thử có thể tiếp tục. Trong trường hợp này phải thử 45 mẫu tiếp theo lấy từ các thanh khác nhau trong lô thử, như vậy sẽ có tổng số 60 kết quả thử (n = 60).

Lô thử được coi là thỏa mãn các yêu cầu nếu điều kiện nêu dưới đây được thỏa mãn đối với tất cả các tính chất:

m60 – 1,93 x s60 > ¦k

trong đó 1,93 là giá trị của chỉ số chấp nhận, k, đối với n = 60 và tỷ lệ hỏng bằng 5% (p = 0,95) với xác suất bằng 90% (1- a = 0,90)

11.3.3.2. Kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ

Khi các tính chất thử được quy định như giá trị lớn nhất hay nhỏ thì tất cả các kết quả được xác định trên 15 mẫu thử phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp này lô thử được đánh giá là thỏa mãn các yêu cầu.

Các phép thử có thể tiếp tục khi nhiều nhất có 2 kết quả không phù hợp điều kiện xảy ra. Trong trường hợp này phải thử 45 mẫu thử tiếp theo từ các thanh khác nhau trong lô thử như vậy sẽ có tổng số 60 kết quả thử. Lô thử thỏa mãn các yêu cầu nếu nhiều nhất là 2 trong số 60 kết quả không thỏa mãn các yêu cầu.

11.3.3.3. Thành phần hóa học

Cả hai mẫu thử phải phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

11.4. Thẩm tra các giá trị nhỏ nhất được đảm bảo

Các phép thử phải được tiến hành như sau:

– các thanh của cùng một mẻ đúc phải thuộc một nhóm, cứ 50 tấn hay một phần của nó phải tiến hành một lần thử kéo và một lần thử uốn / thử uốn lại cho một loại đường kính.

– mỗi kết quả thử riêng biệt phải thỏa mãn các giá trị yêu cầu theo bảng 4 và các tính chất thử uốn / thử uốn lại theo 7.2 và 7.3.

Mỗi mẻ nấu phải tiến hành phân tích đúc một lần để kiểm tra thành phần hóa học (điều 6). Các mẫu phải được lấy theo ISO 377 – 2.

– nếu bất kỳ một kết quả thử nào không thỏa mãn các yêu cầu thì có thể tiến hành thử lại theo ISO 404.

– người sản xuất phải nộp một bản báo cáo kết quả thử nêu lên rằng các sản phẩm cung cấp thỏa mãn các tính chất hóa học và cơ học được quy định trong các điều 6 và 7 và một bản khẳng định rằng các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này cũng được thỏa mãn.

12. Báo cáo kết quả thử

Báo cáo kết quả thử phải bao gồm các thông tin sau:

a) ký hiệu thép làm cốt bê tông các thông tin sau:

a) ký hiệu thép làm cốt bê tông theo tiêu chuẩn này;

c) ngày, tháng thử;

d) khối lượng của lô thử;

e) các kết quả thử.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hai hệ thống đa quốc gia để xác định thép thanh vằn

A.1. Tiêu chuẩn trích dẫn

Euronorm 80 – 85 Thép cốt bê tông (không cho loại dự ứng lực) – Các điều kiện cung cấp kỹ thuật ASTM A615 M – 88 Thép thanh tròn trơn và biến dạng làm cốt bê tông (hệ mét).

CSA G3012 – M 1977 Thép thanh làm cốt bê tông.

A.2. Ví dụ 1

Hệ thống theo Euronorm 80 – 85

A.2.1. Ghi mác loại thép

Loại thép phải được xác định bằng các đặc điểm bề mặt của sản phẩm như sau (bố trí các gân xiên):

A.2.1.1. Loại thép RB 400W được xác định bằng 2 hàng gân xiên ở những khoảng khác nhau trên mỗi nửa của chu vi (xem hình A.1). Thép cốt bê tông xoắn nguội RB 400 được xác định bằng các gân dọc xoắn với cùng một khoảng cách giữa các gân xiên trên mỗi nửa của chu vi.

A.2.1.2. Loại thép RB 500W được xác định bằng 2 hàng gân xiên, một hàng bao gồm các gân xiên song song và hàng kia chứa các gân có độ nghiêng so với trục thanh là thay đổi (xem hình A.2). Thép cốt bê tông xoắn kép nguội RB 500W được xác định bằng có thêm các gân dọc xoắn kép.

A.2.2. Ký hiệu nước và nhà máy sản xuất

A.2.2.1. Nước sản xuất thép và cả người sản xuất được biểu thị bằng cách bố trí của các gân xiên thông thường xen giữa các gân xiên to hơn (xem hình A.1 và A.2).

A.2.2.2. Ký hiệu chú giải chỗ bắt đầu đọc để xác định và hướng của nó bao gồm một gân xiên thông thường ở giữa hai gân to hơn (xem hình A.1 và A.2).

A.2.2.3. Nước sản xuất được ký hiệu như trong bảng A.1.

Bảng A.1 – Ký hiệu nước sản xuất

Nước

Số gân xiên thông thường giữa hai gân xiên to hơn

Đức

1

Bỉ, Hà Lan

2

Pháp

3

Ý

4

Anh, Ailen

5

Đan Mạch, Thụy Điển, Nauy

6

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

7

Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiệp Khắc

8

Hình A.1 – Ký hiệu thép cốt bê tông RB 400W (không xoắn nguội)

Hình A.2 – Ký hiệu thép cốt bê tông RB 500W (không xoắn nguội)

A.2.2.4. Theo một chỉ số phải được chuẩn bị cho từng nước, mác cho người sản xuất bao gồm:

a) một nhóm các gân xuyên thông thường (ít nhất là hai);

b) một số nhóm các gân xuyên thông thường (một lần nữa được tách ra bởi một gân xiên to hơn), số các gân thông thường trong nhóm cuối cùng ít nhất phải là hai.

A.3. Ví dụ 2

Hệ thống theo ASTMA 615 M – 88

A.3.1. Khi xếp hàng để chuyên chở thì các thanh phải được tách ra và gắn thẻ của người sản xuất một cách hợp lý có ghi số của mẻ nấu và số ký hiệu kiểm tra.

A.3.2. Mỗi người sản xuất phải xác định hệ thống ghi mác của mình.

A.3.3. Tất cả các thanh phải được xác định bởi một bộ các mác phân biệt nhau được cán một cách rõ ràng lên bề mặt của một phía của thanh để chú giải theo trật tự sau đây:

A.3.3.1. Điểm xuất phát

Chữ cái hay ký hiệu do người sản xuất đặt ra.

A.3.3.2. Kích thước nhãn

Chữ số Ả rập tương ứng với số nhãn của thanh (đường kính danh nghĩa).

A.3.3.3. Loại thép

Ghi chữ S nếu thanh thép được sản xuất theo quy định trong ASTM A 615M. Không ghi mác nếu thanh thép được sản xuất theo CSA G30. 12 – M1977.

A.3.3.4. Cách ký hiệu bằng giới hạn chảy nhỏ nhất

Đối với loại thép RB 400 hoặc cả số 4 (ASTM) hay 400 (CSA) hay một đường thẳng dọc liên tục qua ít nhất 5 khoảng từ tâm của phía thanh (không ghi mác cho thép thanh loại 300).

Hình A.3 – Ghi mác theo ASTM A615 M – 88

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Các khả năng để thỏa thuận giữa khách hàng và người cung cấp

Để cho thuận tiện, trong tiêu chuẩn này có đưa ra các điều khoản về các yêu cầu bổ sung hay bất đồng có thể được thỏa thuận giữa khác hàng và người cung cấp được liệt kê dưới đây. Bản liệt kê này không bao hàm một hạn chế nào về các thỏa thuận liên quan đến các điều khoản khác.

– Đường kính lớn hơn 40 mm (bảng 1 và 5).

– Chiều dài dung cấp (điều 4).

– Gân dọc (điều 5).

– Các giá trị nhỏ nhất được đảm bảo (7.1 và 11.4).

– Các tính chất thử uốn lại (7.3).

– Các tính chất mỏi (7.4).

– Tổ chức thử cung cấp (11.3.1).

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-2:2008 về thép cốt bê tông – phần 2: Thép thanh vằn

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-2:2008 về thép cốt bê tông – phần 2: thép thanh vằn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1651-2:2018 về Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-2:2008 về thép cốt bê tông – phần 2: thép thanh vằn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1651-2:2008

THÉP CỐT BÊ TÔNG – PHẦN 2: THÉP THANH VẰN
Steel for the reinforcement of concrete – Part 2: Ribbed bars

Lời nói đầu

TCVN 1651-2: 2008 thay thế cho TCVN 6285: 1997.

TCVN 1651-2: 2008 được biên soạn trên cơ sở

ISO 6935-2: 2007; JIS 3112: 2004 và GB 1499:1998.

TCVN 1651-2: 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn,

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 1651: 2008 thay thế cho TCVN 1651: 1985; TCVN 6285: 1997; TCVN 6286: 1997.

TCVN 1651: 2008 gồm có ba phần:

– Phần 1: Thép thanh tròn trơn;

– Phần 2: Thép thanh vằn;

– Phần 3 (ISO 6935-3: 1992-Technical corrigendum 1- 2000): Lưới thép hàn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho thép thanh vằn dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho ba mác thép là CB300-V, CB400-V, CB500-V. Công nghệ chế tạo cho nhà sản xuất lựa chọn.

CHÚ THÍCH: Chữ “CB” đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông. Ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị qui đinh của giới hạn chảy trên. Ký hiệu cuối cùng “V” là viết tắt của thép thanh vằn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thanh vằn được cung cấp ở dạng thẳng. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thanh vằn dạng cuộn và các sản phẩm được nắn thẳng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép thanh vằn được chế tạo từ thành phẩm như thép tấm hay đường ray xe lửa.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 4399: 2008 (ISO 404: 1992), Thép và sản phẩm thép – Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.

ISO/TS 4949 Steel names based on letter symbols (Tên thép dựa trên các ký hiệu bằng chữ).

ISO/TR 9769: 1991 Steel an iron – Review of available methods of analysis (Thép và gang – Tổng quan về phương pháp phân tích hiện có).

ISO 10144, Certification scheme for steel bars and wires for the reinforcement of concrete structures (Hệ thống chứng nhận đối với thép thanh và dây dùng cho kết cấu cốt bê tông).

ISO 14284: 1996, Steel and iron – Sampling and preparation of samples for the determination of chemical composition (Thép và gang – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định thành phần hóa học).

ISO 15630-1, Steel for the reinforcement and prestressing của concrete – Test methods – Part 1: Reinforcing bars, wire rod and wire (Thép dùng làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực – Phương pháp thử – Phần 1: Thép thanh, dây thẳng và dây làm cốt bê tông).

3. Ký hiệu

Các ký hiệu sử dụng trong tiêu chuẩn này được liệt kê trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các ký hiệu

Ký hiệu

Đơn vị

Mô tả

Điều viện dẫn

a

mm

Chiều cao gân 4.10, Điều 6

A5

%

Độ giãn dài tương đối sau khi đứt 8.1, 9.1

Agt

%

Độ giãn dài tổng ứng với lực lớn nhất 8.1, 9.1

An

mm2

Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa Điều 5, 9.1

c

mm

Bước gân 4.11, Điều 6

d

mm

Đường kính danh nghĩa của thanh Điều 5, Điều 6, 9.1, 9.2, 9.3, Điều 10, 11.2

mm

Chu vi gân 4.12, Điều 6

fk

Giá trị đặc trưng qui định 12.3.2.3

fR

Diện tích gân tương đối 4.9, Điều 6

k, k’

Chỉ số so sánh 12.3.2.3.1

mn

Giá trị trung bình của n giá trị riêng 12.3.2.3.1

n

Số giá trị riêng 12.3.2.3.1

ReH

MPa

Giới hạn chảy trên 8.1

Rm

MPa

Giới hạn bền kéo 8.1

Rp0,2

MPa

Giới hạn chảy qui ước 0,2%, với độ giãn dài không tỷ lệ 8.1

Sn

Độ lệch chuẩn đối với n giá trị riêng 12.3.2.3.1

Xi

Giá trị riêng 12.3.2.3.1

độ

Góc nghiêng cạnh của gân ngang 4.14, Điều 6

độ

Góc tạo bởi trục của gân ngang và trục thanh thép vằn 4.15, Điều 6

4. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

4.1. Phân tích mẻ nấu (Cast analysis)

Phân tích thành phần hóa học của mẫu đại diện cho mẻ nấu do người sản xuất thực hiện theo qui trình riêng của họ.

[ISO 16020: 2005]

4.2. Hệ thống chứng nhận (Certification scheme)

Hệ thống chứng nhận liên quan đến sản phẩm, các quá trình sản xuất hay dịch vụ theo những tiêu chuẩn và qui định riêng và có cùng phương pháp tiến hành.

4.3. Giá trị đặc trưng (Characteristic value)

Giá trị xác xuất qui định với giả thiết số lần thử là vô hạn

[ISO 16020: 2005]

CHÚ THÍCH 1: Tương đương với “vùng phân bố” được định nghĩa trong ISO 3534-1.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị danh nghĩa được sử dụng như giá trị đặc trưng trong một số trường hợp.

4.4. Lõi (Core)

Phần mặt cắt ngang của thanh không chứa các gân dọc cũng như các gân ngang

CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 16020:2005.

4.5. Cấp độ dẻo

Sự phân loại các tính chất dẻo của thép làm cốt bê tông căn cứ vào giá trị về tỷ lệ giới hạn bền kéo với giới hạn chảy cũng như độ giãn dài được đo bằng Agt hoặc A5.

CHÚ THÍCH: Xem Bảng 6.

4.6. Gân dọc (Longitudinal rib)

Gân liên tục đều đặn song song với trục của thanh

CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.7. Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa (Nominal cross – sectional area)

Diện tích mặt cắt ngang tương đương với diện tích của một thanh tròn trơn có cùng đường kính danh nghĩa

CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.8. Phân tích sản phẩm (Product analysis)

Phân tích thành phần hóa học được tiến hành trên sản phẩm

[ISO 16020: 2005]

4.9. Diện tích gân tương đối (Relative rib area)

fR

Diện tích của tất cả các gân ngang trong một chiều dài đã xác định trên bề mặt vuông góc với trục dọc của thanh thép, chia cho chiều dài này và chu vi danh nghĩa.

CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.10. Chiều cao gân (Rib height)

a

Khoảng cách từ điểm cao nhất của gân đến bề mặt của lõi được đo theo phương vuông góc với trục của thanh thép

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 2.

CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.11. Bước gân (Rib spacing)

c

Khoảng cách giữa các tâm của hai gân ngang kề nhau được đo song song với trục của thanh

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 1.

CHÚ THÍCH: 2: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.12. Chu vi không có gân (Ribless perimeter)

Tổng các khoảng cách dọc theo bề mặt lõi giữa các điểm cuối của gân ngang các hàng kề nhau được đo như là hình chiếu lên mặt phẳng vuông gốc với trục của thanh

CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.13. Gân ngang (Transverse rib)

Phần lồi lên của thanh vuông góc hoặc xiên góc so với trục dọc của thanh

CHÚ THÍCH: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.14. Độ nghiêng cạnh của gân ngang (Transverse-rib flank inclination)

a

Góc giữa mặt bên của một gân ngang và bề mặt lõi của thanh được đo trên mặt cắt vuông góc với trục dọc của gân ngang.

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 2.

CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

4.15. Độ nghiêng của gân ngang (Transverse-rib inclination)

Góc giữa gân ngang và trục dọc của thanh

CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 1, 3 và 4.

CHÚ THÍCH 2: Phù hợp với ISO 16020: 2005.

5. Kích thước, khối lượng 1 m chiều dài và sai lệch cho phép

Thép thanh vằn có đường kính danh nghĩa đến 10mm được cung cấp dưới dạng cuộn hoặc thanh, lớn hơn 10mm được cung cấp dưới dạng thanh.

Kích thước, khối lượng 1m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong Bảng 2. Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, có thể sử dụng các loại thép vằn có đường kính danh nghĩa khác với đường kính nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Kích thích, khối lượng 1m dài và sai lệch cho phép

Đường kính danh nghĩa thanh a
d
mm

Diện tích danh nghĩa mặt cắt ngang b
An
mm2

Khối lượng 1 m dài

Yêu cầu c
kg/m

Sai lệch cho phép d
%

6

28,3

0,222

±8

8

50,3

0,395

±8

10

78,5

0,617

±6

12

113

0,888

±6

14

154

1,21

±5

16

201

1,58

±5

18

254,5

2,00

±5

20

314

2,47

±5

22

380,1

2,98

±5

25

491

3,85

±4

28

616

4,84

±4

32

804

6,31

±4

36

1017,9

7,99

±4

40

1257

9,86

±4

50

1964

15,42

±4

a Đường kính lớn hơn 50mm phải có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Sai lệch cho phép trên từng thanh thải là ±4%.

b An=0,7854 x a2

c Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x An

d Sai lệch cho phép đối với một thanh đơn.

Chiều dài cung cấp phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.

CHÚ THÍCH: Chiều dài cung cấp thông thường của các thanh thẳng là 12m.

Nếu có sự thỏa thuận khác thì sai lệch cho phép của chiều dài cung cấp từ xưởng cán là mm

6. Yêu cầu về gân

Thanh thép vằn phải có các gân ngang, các gân dọc là không bắt buộc.

Phải có ít nhất hai hàng gân ngang phân bố đều xung quanh chu vi của thanh. Các gân ngang trong từng hàng phải được phân bố đều đặn trên toàn bộ chiều dài của thanh, trừ vùng ghi nhãn. Các gân phải phù hợp với những yêu cầu nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu về gân

Đường kính danh nghĩa
d
mm

Gân có chiều cao không đổi

Gân hình lưỡi liềm

Chiều cao của gân, a, nhỏ nhất

Tất cả

0,05 d

0,065 d

Bước gân, c

6d<10

d10

0,5dc0,7d

0,5dc0,7d

0,5dc1,0d

0,5dc0,8d

Độ nghiêng của gân ngang, 

Tất cả

350900

350750

Độ nghiêng cạnh của gân ngang, 

Tất cả

450

450

Chu vi không có gân, ; lớn nhất

Tất cả

0,25d

Yêu cầu về các thông số của gân có thể được qui định theo sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua ví dụ như bằng diện tích gân tương đối. Việc đo các thông số của gân phải được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1.

Các kích thước xác định hình dạng của gân trong Bảng 3 được mô tả trên Hình 1 đến Hình 4.

Khi có gân dọc thì chiều cao của gân không được vượt quá 0,15 d.

CHÚ DẪN:

1. Gân dọc

2. Gân ngang

Hình 1 – Thanh thép vằn – Xác định hình dạng.

CHÚ DẪN:

1. Gân

2. Sự chuyển đổi theo hình tròn

Hình 2 – Độ nghiêng cạnh của gân, , và chiều cao gân, a- Mặt cắt A-A của Hình 1.

Hình 3- Ví dụ về thanh không xoắn với các gân thay đổi độ nghiêng theo trục dọc

Hình 4 – Ví dụ về thanh không xoắn với các gân ngang có chiều cao không đổi ()

7. Thành phần hóa học.

Thành phần hóa học của thép, được xác định bằng phân tích mẻ nấu, phải phù hợp với Bảng 4.

Đương lượng các bon, CEV, được tính bằng công thức:

CEV = C +  +  +                 (1)

Trong đó: C, Mn, Cr, V, Mo, Cu và Ni là phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong thép.

Sai lệch cho phép khi phân tích sản phẩm so với phân tích mẻ nấu được qui định trong Bảng 4 và nêu trong Bảng 5

Bảng 4 – Thành phần hóa học – trên cơ sở phân tích mẻ nấu

Giá trị lớn nhất tính bằng phần trăm khối lượng

Mác thép

Ca

Si

Mn

P

S

CEVa

CB300-V

0,050

0,050

CB400-V

0,28

0,55

1,80

0,040

0,040

0,56

CB500-Vb

0,32

0,55

1,80

0,040

0,040

0,61

a Có thể sử dụng các giá trị và công thức CEV khác khi có sự thỏa thuận của nhà sản xuất và người mua.

b Các nguyên tố hợp kim, như N, Cu, Ni, Cr, Mo, V, Nb, Ti và Zr, có thể được thêm vào khi có sự thỏa thuận của nhà sản xuất và người mua.

Bảng 5 – Thành phần hóa học trên cơ sở phân tích sản phẩm – Sai lệch cho phép của phân tích sản phẩm tính theo phần trăm khối lượng

Nguyên tố

Giá trị lớn nhất qui định trong phân tích mẻ nấu tại Bảng 4

%

Sai lệch cho phép của phân tích sản phẩm với các giới hạn qui định của phân tích mẻ nấu tại Bảng 4

%

C

0,25

+0,02

>0,25

0,03

Si

0,55

+0,05

Mn

1,65

+0,06

>1,65

±0,08

P

0,05

+0,008

S

0,05

+0,008

8. Cơ tính

8.1. Độ bền kéo

Thử kéo phải được tiến hành phù hợp với 9.1.

Vật liệu thử phải phù hợp với các yêu cầu về độ bền kéo qui định trong Bảng 6.

Trong tiêu chuẩn này, giá trị đặc trưng (nếu không có giá trị nào khác) thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn của phạm vi dung sai thống kê với xác suất là 90% (1-= 0,90) mà 95% (p=0,95) các giá trị là bằng hoặc trên giới hạn dưới này, hay bằng hoặc dưới giới hạn cao hơn này tương ứng. Định nghĩa này có liên quan tới mức chất lượng dài hạn của hoạt động sản xuất.

Bảng 6 – Độ bền kéo

Mác thép

Giá trị đặc trưng của giới hạn chảy trên
ReH

Nhỏ nhất
MPa

Giá trị đặc trưng của giới hạn bền kéo
Rm

Nhỏ nhất
MPa

Giá trị đặc trưng qui định của độ giãn dài
%

A5
Nhỏ nhất

Agt
Nhỏ nhất

CB300-V

300

450

19

8

CB400-V

400

570

14

8

CB500-V

500

650

14

8

Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua có thể lựa chọn độ giãn dài A5 trong Agt. Nếu không có qui định riêng nên chọn độ giãn dài ứng với lực lớn nhất Agt.

Nếu không xuất hiện hiện tượng chảy, giới hạn chảy qui ước 0,2% (Rp0,2) phải được xác định.

8.2. Độ bền uốn

Nếu người mua yêu cầu thì thử uốn phải được tiến hành phù hợp với 9.2.

Sau khi thử, các thanh thép không được gãy, rạn nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

8.3. Đồ bền uốn sau khi hóa già

Nếu có yêu cầu thì thử độ bền uốn lại phải được tiến hành phù hợp với 9.3.

CHÚ THÍCH: Thử uốn lại được sử dụng để kiểm tra tính chất của thanh thép sau khi hóa già.

Sau khi thử, thanh thép không được gãy, rạn nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

8.5. Độ bền mỏi

Nếu khách hàng yêu cầu thì nhà sản xuất phải minh chứng độ bền mỏi của sản phẩm dựa trên thử mỏi lực dọc trục có kiểm soát trong dải ứng suất dao động phù hợp với 9.4.

Số lượng qui định về chu kỳ ứng suất, dải ứng suất 2svà ứng suất lớn nhất smax phải theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua tại thời điểm yêu cầu và đặt mua.

9. Thử nghiệm

9.1. Thử kéo

Thử kéo phải được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1.

Để xác định độ giãn dài sau khi đứt, A5, chiều dài ban đầu của mẫu phải bằng 5 lần đường kính danh nghĩa.

Để xác định độ giãn dài tại lực lớn nhất, Agt, phải đánh dấu các khoảng cách bằng nhau trên chiều dài bất kỳ của mẫu thử. Khoảng cách giữa các dấu là 20 mm, 10 mm hoặc 5 mm tùy thuộc vào đường kính thanh thép.

Để xác định tính chất kéo, phải sử dụng diện tích danh nghĩa mặt cắt ngang của thanh thép.

9.2. Thử uốn

Thử uốn phải được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1.

Mẫu thử phải được uốn đến góc từ 1600 và 1800 trên một gối uốn được quy định trong Bảng 7.

Bảng 7 – Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn

Kích thước tính bằng milimét

Mác thép

Đường kính danh nghĩa

d

Đường kính gối uốn
(lớn nhất)a,b

CB 300 V

d ≤ 16

3 d

16 < d ≤ 50

4 d

CB 400 V

d ≤ 16

4 d

16 < d ≤ 50

5 d

CB 500 V

d ≤ 16

5 d

16 < d ≤ 50

6 d

a Đối với đường kính lớn hơn 50 mm, đường kính gối uốn trong thử uốn phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.

b Nếu có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua có thể sử dụng đường kính gối uốn lớn hơn.

9.3. Thử uốn lại

Thử uốn lại phải được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1. Mẫu thử phải được uốn trên một gối uốn có đường kính được quy định trong Bảng 8.

Góc uốn trước khi gia nhiệt (hóa già) phải tối thiểu là 900 và góc uốn lại phải tối thiểu 200. Cả hai góc uốn phải được đo trước khi bỏ tải.

Bảng 8 – Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn lại

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính danh nghĩa

d

Đường kính gối uốn

(lớn nhất)a,b

d ≤ 16

5d

16 < d ≤ 50

8d

25 < d ≤ 50

10d

a Đối với đường kính lớn hơn 50 mm, đường kính gối uốn trong thử uốn lại phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.

b Nếu có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, sử dụng đường kính gối uốn lớn hơn.

9.4. Thử mỏi

Khi có yêu cầu thử mỏi phải được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1

9.5. Thành phần hóa học

Nói chung, thành phần hóa học được xác định bằng các phương pháp quang phổ.

Khi có tranh chấp về phương pháp phân tích, thành phần hóa học phải được xác định bằng phương pháp trọng tài thích hợp được quy định tại một trong số các Tiêu chuẩn được liệt kê trong ISO/TS 9769.

10. Ký hiệu quy ước

Trong tiêu chuẩn này, thanh thép vằn phải được ký hiệu quy ước theo thứ tự sau đây:

a) Thép làm cốt bê tông;

b) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

c) Đường kính danh nghĩa tính bằng milimét theo Bảng 2;

d) Loại thép

VÍ DỤ: thép cốt bê tông TCVN1651 – 2 – 12 CB500-V

11. Ghi nhãn

11.1. Ghi nhãn lên thanh thép

Tất cả các thanh thép đều phải được ghi nhãn trong quá trình cán để chỉ ra:

a) loại thép;

b) tên của nhà sản xuất.

Một số ví dụ về các hệ thống ghi nhãn của nhiều quốc gia được nêu trong Phụ lục A.

11.2. Ghi nhãn bó thép

Mỗi bó thép phải có một nhãn ghi tên nhà sản xuất, số hiệu của tiêu chuẩn này, loại thép, đường kính danh nghĩa, số của mẻ nấu hoặc các số liệu có liên quan đến các phép thử và tên của nước sản xuất.

12. Đánh giá sự phù hợp

12.1. Quy định chung

Chứng nhận và kiểm tra thép cốt bê tông phải được thực hiện:

a) Theo một hệ thống chứng nhận do một cơ quan bên ngoài giám sát; hoặc

b) Theo một phép thử của việc cung cấp đặc biệt.

12.2. Hệ thống chứng nhận

Trong trường hợp theo một hệ thống chứng nhận thì việc chứng nhận và kiểm tra phải được thực hiện theo ISO 10144.

12.3. Phép thử chấp nhận của việc cung cấp đặc biệt

12.3.1. Khái quát

Các điều khoản liên quan đến bản chất, phạm vi và đánh giá của các phép thử chấp nhận về việc cung cấp loại thép làm cốt bê tông không phải là đối tượng của một hệ thống chứng nhận được nêu tại 12.3.2 và 12.3.3.

Phép thử chấp nhận về việc cung cấp đặc biệt phải được thực hiện theo 12.3.2.

Khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua thì có thể sử dụng 12.3.3

12.3.2. Đánh giá các giá trị đặc trưng

12.3.2.1. Tổ chức

Các phép thử phải được tổ chức và thực hiện theo sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua có xét đến các quy định quốc gia của nước mua hàng.

12.3.2.2. Phạm vi lấy mẫu và thử

Để thử phải phân chia lô hàng cung cấp thành các lô thử với khối lượng không quá 50 tấn hoặc một phần của lô hàng. Mỗi lô thử phải bao gồm các sản phẩm cùng một loại thép, cùng đường kính danh nghĩa và được sản xuất từ một mẻ nấu. Nhà sản xuất phải khẳng định trong báo cáo thử rằng tất cả các mẫu thử trong lô thử được lấy từ mẻ nấu. Thành phần hóa học (phân tích đúc) phải được công bố trong báo cáo thử này.

Các mẫu thử được lấy từ các lô thử như sau:

a) hai mẫu thử từ các thanh khác nhau để thử thành phần hóa học (phân tích sản phẩm);

b) tối thiểu 15 mẫu thử (nếu thích hợp thì lấy 60 mẫu thử, xem 12.3.2.3.1) từ các thanh khác nhau để thử tất cả các tính chất khác được quy định trong tiêu chuẩn này.

12.3.2.3 Đánh giá các kết quả

12.3.2.3.1. Kiểm tra theo dấu hiệu định lượng

Đối với các tính chất được quy định là các giá trị đặc trưng thì phải được xác định những giá trị sau:

a) tất cả các giá trị riêng, xi của 15 mẫu thử (n = 15)

b) giá trị trung bình, m15 (với n = 15);

c) độ lệch chuẩn, s15 (với n = 15).

Lô thử phù hợp với các yêu cầu nếu điều kiện nêu dưới đây thỏa mãn tất cả các tính chất.

m15 – 2,33 x s15 ≥ ƒk       (2)

trong đó

ƒk là giá trị đặc trưng yêu cầu;

2,33 là giá trị của chỉ số chấp nhận k, với n = 15 và tỷ lệ hỏng 5% (= 0,95) với xác suất 90% (1 – α  = 0,90)

    (3)

Nếu điều kiện nêu trên không được thỏa mãn thì chỉ số

k’                 (4)

được xác định từ các kết quả thử sẵn có. Nếu k’ ≥ 2 thì phép thử có thể tiếp tục. Trong trường hợp này phải thử 45 mẫu tiếp theo lấy từ các thanh khác nhau trong lô thử, như vậy có tổng số 60 kết quả thử (n = 60).

Lô thử được coi là thỏa mãn các yêu cầu nếu điều kiện nêu dưới đây được thỏa mãn với tất cả các tính chất:

m60 – 1,93 x s60 > ƒk        (5)

trong đó 1,93 là giá trị của chỉ số chấp nhận, k, đối với n = 60 và tỷ lệ hỏng bằng 5% (= 0,95) với xác suất bằng 90% (1 – α = 0,90)

12.3.2.3.2. Kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ

Khi các tính chất thử được quy định như giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất thì tất cả các kết quả được xác định trên 15 mẫu thử phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm. Trong trường hợp này lô thử được đánh giá là thỏa mãn các yêu cầu.

Các phép thử có thể tiếp tục khi nhiều nhất có hai kết quả không phù hợp với điều kiện. Trong trường hợp này phải thử 45 mẫu thử tiếp theo từ các thanh khác nhau trong lô thử như vậy sẽ có tổng số 60 kết quả thử. Lô thử thỏa mãn các yêu cầu nếu nhiều nhất là 2 trong số 60 kết quả không thỏa mãn các điều kiện này.

12.3.2.3.3. Thành phần hóa học

Cả hai mẫu thử phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này

12.3.3. Kiểm tra các giá trị nhỏ nhất/lớn nhất được quy định

Các phép thử phải được tiến hành như sau:

a) Các thanh của cùng một mẻ đúc phải thuộc một nhóm. Cứ 50 tấn hay một phần của nó phải tiến hành một lần thử kéo và một lần thử uốn / thử uốn lại cho một loại đường kính;

b) Mỗi kết quả thử riêng phải thỏa mãn các giá trị yêu cầu theo Bảng 6 và các tính chất thử uốn / thử uốn lại tại 8.2 và 8.3;

c) Mỗi mẻ nấu phải tiến hành phân tích đúc một lần để kiểm tra thành phần hóa học (Điều 7). Các mẫu phải được lấy theo ISO 14284;

d) Nếu bất kỳ một kết quả thử nào không thỏa mãn các yêu cầu thì có thể tiến hành thử lại theo TCVN 4399;

e) Nhà sản xuất phải cung cấp một bản báo cáo kết quả thử chứng tỏ rằng các sản phẩm cung cấp thỏa mãn các tính chất hóa học và cơ học được quy định trong các Điều 7 và Điều 8 và một bản khẳng định rằng các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này cũng được thỏa mãn.

12.3.4. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Ký hiệu thép làm cốt bê tông theo tiêu chuẩn này;

b) Ghi nhãn lên thép làm cốt bê tông;

c) Thời gian thử;

d) Khối lượng của lô thử;

e) Các kết quả thử.

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Bốn ví dụ về hệ thống ghi nhãn thép thanh vằn

A.1 Tiêu chuẩn viện dẫn

EN 10080: 2005, Steel for the reinforcement of concrete – Weldable reinforcing steel – General (Thép làm cốt bê tông – Thép cốt bê tông có thể hàn được – Yêu cầu chung)

ASTM A615/A615M-06a, Standard specification for deformed and plain carbon-steel bars for concrete reinforcement (Quy định chuẩn đối với thanh thép các bon không hợp kim và biến dạng làm cốt bê tông)

ASTM A706/A706M-06a, Standard specification for low-alloy steel deformed and plain carbon-steel bars for concrete reinforcement (Quy định chuẩn đối với thanh thép các bon không hợp kim và thép hợp kim thấp biến dạng làm cốt bê tông)

CAN/CSA G30.18-M92, Billet-steel bars for concrete reinforcement (Thanh thép phôi cán nhỏ dùng làm cốt bê tông)

JIS G 3112:2004, Steel bars for concrete reinforcement (Thanh thép làm cốt bê tông)

GB 1499-1998, Hot rolled ribbed steel bars for the reinforcement of concrete (Thanh thép vằn cán nóng làm cốt bê tông)

A.2 Ví dụ 1: Hệ thống theo EN 10080:2005

A.2.1 Mỗi thanh thép cốt bê tông phải có một mác để xác định nhà sản xuất trên mỗi hàng gân. Mác này phải được lặp lại trong khoảng cách không lớn hơn 1,5m.

A.2.2 Mác này phải bao gồm:

a) một ký hiệu biểu thị sự bắt đầu của mác;

b) một hệ thống số để nhận biết nhà sản xuất, bao gồm cả số của nước sản xuất và số của nhà sản xuất.

A.2.3. Một hệ thống để nhận biết nước sản xuất và nhà sản xuất phải sử dụng một trong các phương pháp sau:

a) Một chữ số của các gân hoặc vết danh định giữa các gân hoặc vết to hơn (ví dụ: xem Hình A.1)

b) Một chữ số của các gân hoặc vết danh định giữa các gân hoặc vết không trông thấy.

c) Các chữ số trên bề mặt thanh thép.

d) Các mác được đánh dấu hoặc cán cùng với một chữ số của các gân hoặc vết danh định giữa chúng.

Hình A.1 – Ví dụ về mác nhận biết nhà sản xuất (có sử dụng các gân to hơn)

A.2.4 Một ký hiệu chỉ rõ sự bắt đầu của dấu phải là một trong các ký hiệu sau:

a) khi phương pháp ghi nhãn sử dụng các gân hoặc vết to hơn thì ký hiệu nhận biết sự bắt đầu của mác phải bao gồm hai gân hoặc vết to hơn liên tiếp. Ví dụ: xem hình A.1);

b) khi phương pháp ghi nhãn sử dụng các gân hoặc vết to hơn không nhìn thấy được thì ký hiệu nhận biết sự bắt đầu của mác phải bao gồm hai gân hoặc vết không nhìn thấy được liên tiếp;

c) khi các chữ số được cán lên bề mặt của thanh thép thì ký hiệu nhận biết sự bắt đầu của mác phải bao gồm một chữ X hoặc O;

d) khi mác được cán hoặc dập lên bề mặt thanh thép thì ký hiệu nhận biết sự bắt đầu của mác phải bao gồm hai mác giữa một cặp gân hoặc vết danh nghĩa.

A.2.5. Nước sản xuất phải được biểu thị bằng một chữ số từ 1 đến 9 theo Bảng A.1. (Ví dụ: xem Hình A.1).

A.2.6. Chữ số các nhà sản xuất phải bao gồm một hoặc hai chữ số từ 1 đến 99, ngoại trừ bội số của 10. (Ví dụ: xem Hình A.1).

Bảng A.1 – Ghi nhãn nước sản xuất

Tên nước

Số gân xiên thông thường giữa hai gân xiên to hơn

Ôxtralia, Cộng hòa Séc, Đức, Ba Lan, Xlôvakia

1

Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Thụy sĩ

2

Pháp, Hungary

3

Ý, Man-ta, Xlôvenia

4

Anh, Ai-len, Ai-xơ-len

5

Đan mạch, Étônia, Phần Lan, Lát-vi-a, Lít-thu-ni-a, Na Uy Thụy Điển

6

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

7

Xíp, Hy Lạp

8

Các nước khác

9

A.3. Ví dụ 2: Hệ thống theo ASTM A615/A615M-06a và ASTM A706/A706M-06a

A.3.1 Khi xếp hàng để chuyên chở thì các thanh thép phải được tách riêng và gắn thẻ của nhà sản xuất một cách hợp lý có ghi số của mẻ nấu và số nhận dạng kiểm tra.

A.3.2. Mỗi nhà sản xuất phải xác định các ký hiệu của hệ thống ghi nhãn của mình.

A.3.3. Tất cả các thanh thép phải được xác định bởi một bộ các mác phân biệt nhau được cán rõ nét lên bề mặt của một phái của thanh thép để biểu thị các hạng mục sau theo thứ tự nêu từ A.3.3.1 đến A.3.3.4

A.3.3.1. Điểm xuất phát

Chữ cái hay ký hiệu do nhà sản xuất thiết lập.

A.3.3.2. Ký hiệu quy ước về kích thước

Chữ số Ả rập tương ứng với chữ số quy ước của thanh (đường kính danh nghĩa)

A.3.3.3 Loại thép

Ghi chữ S nếu thanh thép được chế tạo theo quy định của ASTM A615/A615M, hoặc chữ W nếu thanh thép được chế tạo theo quy định của ASTM A706/A706M. Không ghi nhãn nếu thanh thép được chế tạo theo CSA G30.18-M1992.

Ả.3.3.4 Ký hiệu quy ước giới hạn chảy nhỏ nhất

Đối với loại thép RB 420 hoặc cả số 4 (ASTM) hay 400 (CSA) hay một đường thẳng dọc liên tục qua ít nhất 5 khoảng từ tâm của thanh (không ghi ký hiệu quy ước cho thép thanh cấp 280).

CHÚ DẪN:

1. Hướng đọc

2. Ký hiệu nhà sản xuất

3. Kích thước thanh

4. Theo ASTM

5. Loại thép

Hình A.2 – Ghi nhãn theo ASTM A615/A615M-06a và ASTM A706/A706M-06a

A.4 Ví dụ 3: Hệ thống theo JIS G 3112:2004

A.4.1. Các thanh thép làm cốt bê tông phải được ghi nhãn như quy định trong tiêu chuẩn này.

A.4.1.1. Ghi nhãn cho từng thanh thép làm cốt bê tông

Các thanh thép làm cốt bê tông phải chỉ rõ cách ghi nhãn nhằm xác định loại thép theo Bảng A.2

Bảng A.2 – Phương pháp ghi nhãn để xác định loại thép

Loại thép

Phương pháp ghi nhãn để xác định loại thép

Ghi nhãn bằng cán

Ghi nhãn bằng màu sắc

B300D-R

Không cán mác Không áp dụng

B300DWR

1 hoặc l Trắng (trên một mặt cắt)

B350DWR

Chữ số nổi, một chấm (—) Vàng (trên một mặt cắt)

B400DWR

Chữ số nổi, hai chấm (——) Xanh lá cây (trên một mặt cắt)

B500DWR

Chữ số nổi, ba chấm (———) Xanh da trời (trên một mặt cắt)

CHÚ THÍCH: Trường hợp thanh thép có đường kính 8 mm hoặc nhỏ hơn, ghi nhãn bằng màu sắc có thể được áp dụng thay cho ghi nhãn bằng cán.

A.4.1.2. Ghi nhãn trên bó thép

Thanh thép vằn làm cốt bê tông phải được ghi nhãn bằng một trong cách thích hợp sau:

a) Ký hiệu loại thép;

b) Số mẻ nấu hoặc số kiểm tra;

c) Đường kính hoặc ký hiệu quy ước;

d) Tên hoặc chữ viết tắt của nhà sản xuất.

A.5. Ví dụ 4: Hệ thống theo GB 1499-1998

Mỗi thanh thép vằn phải được ghi nhãn theo các quy định sau.

A.5.1. Loại thép, chữ viết tắt của tên nhà sản xuất thép (hoặc thương hiệu) và kích thước của thanh thép vằn phải được cán lên bề mặt của các thanh thép vằn.

Đối với các thanh thép vằn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm thì không sử dụng phương pháp cán mác. Chỉ cần gắn thẻ vào thanh thép.

A.5.1.1. Loại thép phải được ghi ký hiệu quy ước bằng chữ số Ả rập hoặc chữ số cộng với chữ cái Ả rập theo Bảng A.3.

Bảng A.3 – Phương pháp ghi nhãn để nhận biết loại thép

Loại thép trong GB 1499: 1998

Ký hiệu quy ước

HRB 335

3

HRB 400

4

HRB 500

5

HRBF335

C3

HRBF400

C4

HRBF500

C5

A.5.1.2 Ghi nhãn đối với tên của nhà sản xuất thép phải là tên viết tắt của nhà sản xuất (2 ký tự) hoặc thương hiệu.

A.5.1.3. Đường kính của các thanh thép vằn phải được ghi ký hiệu quy ước bằng chữ số Ả rập tính bằng milimét

Ví dụ:

Mác được cán của thép thanh vằn (loại thép: HRB335, được chế tạo bởi Công ty thép ABC, với đường kính 25 mm): “3 AS 25”

Trong đó:

“3” là loại thép HRB335

“AS” là nhà sản xuất thép: Công ty Thép ABC

“25” là đường kính: 25 mm

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Các khả năng để thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua

Để cho thuận tiện, trong tiêu chuẩn này có đưa ra các điều khoản về các yêu cầu bổ sung hoặc bất đồng có thể thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua được liệt kê dưới đây. Bản liên kết này không bao hàm một hạn chế nào về các thỏa thuận liên quan đến các điều khoản khác.

a) Đường kính lớn hơn 50 mm (Bảng 2 và Điều 9);

b) Chiều dài cung cấp (Điều 5);

c) Gân dọc (Điều 6);

d) Các giá trị nhỏ nhất/lớn nhất được quy định (8.1 và 12.3.3);

e) Các tính chất uốn lại (8.3);

f) Các tính chất mỏi (8.4);

g) Thử nghiệm của tổ chức cung cấp (12.3.2.1)

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 3534-1, Statistic – Vocabulary and symbols – Part 1: General statistical terms and terms used in probability (Thống kê – Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Các thuật ngữ thống kê và các thuật ngữ xác suất chung)

[2] ISO 16020, Steel for the reinforcement and prestressing of concrete – Vocabulary (Thép dùng làm cốt bê tông và đúc bê tông dự ứng lực)

[3] TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan – Từ vựng chung.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1:2008 Thép cốt bê tông – Thép thanh tròn trơn

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1:2008 về thép cốt bê tông – phần 1: thép thanh tròn trơn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1651-1:2008

THÉP CỐT BÊ TÔNG

PHẦN 1: THÉP THANH TRÒN TRƠN

Steel for the reinforcement of concrete –

Part 1: Plain bars

Lời nói đầu

TCVN 1651-1:2008 thay thế cho các điều quy định đối với thép cốt bê tông nhóm C1 của TCVN 1651:1985.

TCVN 1651-1:2008 được biên soạn trên cơ sở ISO 6935-1:2007; JIS 3112:2004 và GB 1499:1998

TCVN 1651-1:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 1651:2008 thay thế cho TCVN 1651: 1985; TCVN 6285: 1997; TCVN 6286: 1997

TCVN 1651: 2008 gồm có ba phần:

– Phần 1: Thép thanh tròn trơn;

– Phần 2: Thép thanh vằn;

– Phần 3: (ISO 6935-3: 1992-Technical corrigendum 1-2000): Lưới thép hàn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho thép thanh tròn trơn dùng làm cốt bê tông.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép mác CB240T và CB300T. Phương pháp sản xuất do nhà sản xuất quyết định.

Chú thích: Chữ “CB” đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông. Ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị đặc trưng được quy định của giới hạn chảy trên. Ký hiệu cuối cùng “T” là viết tắt của thép thanh tròn trơn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm được cung cấp ở dạng thẳng. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thép thanh tròn trơn dạng cuộn và các sản phẩm được nắn thẳng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép thanh tròn trơn được chế tạo từ thành phẩm như thép tấm hay đường ray xe lửa

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố; áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 4399:2008 (ISO 404: 1992), Thép và sản phẩm thép – Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.

ISO/TS 4949, Steel names based on letter symbols (Tên thép dựa trên các ký hiệu bằng chữ).

ISO/TR 9769:1991, Steel and iron – Review of available methods of analysis (Thép và gang – Tổng quan về phương pháp phân tích hiện có)

ISO 10144, Certification scheme for steel bars and wires for the reinforcement of concrete structures (Hệ thống chứng nhận đối với thép thanh và dây dùng cho kết cấu cốt bê tông).

ISO 14284:1996, Steel and iron – Sampling and preparation of samples for the determination of chemical composition (Thép và gang – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định thành phần hóa học).

ISO 15630-1, Steel for the reinforcement and prestressing of concrete – Test methods – Part 1: Reinforcing bars, wire rod and wire (Thép dùng làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực – Phương pháp thử  – Phần 1: Thép thanh, dây thẳng và dây làm cốt bê tông).

3. Ký hiệu

Các ký hiệu sử dụng trong tiêu chuẩn này được liệt kê trong Bảng 1

Bảng 1 – Các ký hiệu

Ký hiệu

Đơn vị

Mô tả

Điều viện dẫn

A5

%

Độ giãn dài tương đối sau khi đứt 7.1, 8.1

gt

%

Độ dãn dài tổng ứng với lực lớn nhất 7.1, 8.1

An

mm2

Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa Điều 5, 8.1

d

mm

Đường kính danh nghĩa của thanh Điều 5, 8.1, 8.2, Điều 9

fk

Giá trị đặc trưng quy định 11.3.2.3.1

k, k’

Chỉ số so sánh 11.3.2.3.1

mn

Giá trị trung bình của n giá trị riêng 11.3.2.3.1

n

Số giá trị riêng 11.3.2.3.1

ReH

MPa

Giới hạn chảy trên 7.1

Rm

MPa

Giới hạn bền kéo 7.1

Rp0,2

MPa

Giới hạn chảy quy ước 0,2%, với độ giãn dài không tỷ lệ 7.1

Sn

Độ lệch chuẩn đối với n giá trị riêng 11.3.2.3.1

Xi

Giá trị riêng 11.3.2.3.1

4. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

4.1. Phân tích mẻ nấu (Cast analysis)

Phân tích thành phần hóa học của mẫu đại diện cho mẻ nấu do nhà sản xuất thực hiện theo quy trình riêng của họ

[ISO 16020:2005]

4.2. Hệ thống chứng nhận (Certification scheme)

Hệ thống chứng nhận liên quan đến các sản phẩm, các quá trình sản xuất hay dịch vụ theo những tiêu chuẩn và quy định riêng và có cùng phương pháp tiến hành.

4.3. Giá trị đặc trưng (Characteristic value)

Giá trị xác suất quy định với giả thiết số lần thử là vô hạn

[ISO 16020:2005]

CHÚ THÍCH 1: Tương ứng với “vùng phân bố” được định nghĩa trong ISO 3534-1.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị danh nghĩa được sử dụng như giá trị đặc trưng trong một số trường hợp.

4.4. Cấp độ dẻo (Ductility class)

Sự phân loại các tính chất dẻo của thép làm cốt bê tông căn cứ vào giá trị về tỷ lệ giới hạn bền kéo với giới hạn chảy cũng như độ giãn dài được đo bằng Agt hoặc A5.

CHÚ THÍCH: Xem Bảng 5.

4.5. Phân tích sản phẩm (Product analysis)

Phân tích thành phần hóa học được tiến hành trên sản phẩm

[ISO 16020:2005]

5. Kích thước, khối lượng 1 m chiều dài và sai lệch cho phép

Thép thanh tròn trơn có đường kính danh nghĩa đến 10 mm được cung cấp dưới dạng cuộn hoặc thanh, lớn hơn 10 mm được cung cấp dưới dạng thanh.

Kích thước, khối lượng 1 m chiều dài và sai lệch cho phép được nêu trong Bảng 2. Theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua, có thể sử dụng các thanh thép tròn trơn có đường kính danh nghĩa khác với đường kính nêu trong Bảng 2. Khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua sai lệch cho phép về khối lượng theo chiều dài có thể được thay thế bằng dung sai đường kính.

Chiều dài cung cấp phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Chiều dài cung cấp của các thanh được ưu tiên là 6 m hoặc 12 m. Nếu không có sự thỏa thuận khác, thì sai lệch cho phép của chiều dài cung cấp từ xưởng cán là mm.

Bảng 2. Kích thước, khối lượng 1 m chiều dài và sai lệch cho phép

Đường kính thanh danh nghĩa

d

mm

Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa a

An

mm2

Khối lượng 1 m chiều dài

Yêu cầu b

kg/m

Sai lệch cho phép c

%

6

28,3

0,222

±8

8

50,3

0,395

±8

10

78,5

0,617

±6

12

113

0,888

±6

14

154

1,21

±5

16

201

1,58

±5

18

254,5

2,00

±5

20

314

2,47

±5

22

380

2,98

±5

25

490,9

3,85

±4

28

615,8

4,83

±4

32

804,2

6,31

±4

36

1017,9

7,99

±4

40

1256,6

9,86

±4

a An = 0,7854 x d2

b Khối lượng theo chiều dài = 7,85 x 10-3 x An

c Sai số cho phép đối với một thanh đơn.

6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của thép, được xác định bằng phân tích đúc, phải phù hợp với Bảng 3.

Sự sai khác của việc phân tích sản phẩm liên quan đến việc phân tích đúc được quy định trong và nêu trong Bảng 4.

Bảng 3 – Thành phần hóa học dựa vào phân tích mẻ nấu – Giá trị lớn nhất tính bằng phần trăm khối lượng

Mác thép

C

Si

Mn

P

S

N

CB240-T

CB300-T

0,050

0,050

Bảng 4 – Thành phần hóa học dựa vào phân tích sản phẩm – Sai số cho phép của phân tích sản phẩm tính theo phần trăm khối lượng

Các nguyên tố

Giá trị lớn nhất quy định trong phân tích tại Bảng 3

%

Sai số cho phép của phân tích sản phẩm từ các giới hạn quy định của phân tích đúc tại Bảng 3

%

P

≤ 0,05

+ 0,008

S

≤ 0,05

+ 0,008

7. Cơ tính

7.1. Độ bền kéo

Việc thử kéo phải được tiến hành phù hợp với 8.1.

Vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu về đặc tính độ bền kéo quy định trong Bảng 5.

Trong tiêu chuẩn này (nếu không có giá trị nào khác), giá trị đặc trưng là giới hạn dưới hay giới hạn trên mà 90% (1 – a = 0,90) các trường hợp có 95% (p = 0,95) các giá trị tương ứng lớn hơn hoặc bằng giới hạn dưới, hay nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn trên. Định nghĩa này là mức chất lượng dài hạn của sản xuất.

Nếu không xuất hiện hiện tượng chảy, giới hạn chảy qui ước 0,2% (Rp0,2) phải được xác định

7.2. Tính uốn

Sau khi thử theo 8.2, các thanh thép không được gãy, rạn nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Bảng 5 – Độ bền kéo

Loại thép

Giá trị quy định của giới hạn chảy trên ReH

MPa

Giá trị quy định của giới hạn bền kéo

Rm

MPa

Tính chất dẻo

Giá trị quy định của

Rm/ReH

Giá trị quy định của độ giãn dài

%

Nhỏ nhất

Nhỏ nhất

Nhỏ nhất

A5

Nhỏ nhất

Agt

Nhỏ nhất

CB240-T

240

380

1,46

20

2

CB300-T

300

440

16

8. Thử nghiệm

8.1. Thử kéo

Thử kéo được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1.

Để xác định độ giãn dài sau khi đứt, A5, chiều dài cữ ban đầu của mẫu thử phải bằng 5 lần đường kính danh nghĩa

Để xác định độ giãn dài tổng ứng với lực lớn nhất, Agt, phải đánh dấu các khoảng cách bằng nhau trên chiều dài bất kỳ của mẫu thử. Khoảng cách giữa các dấu là 20 mm, 10 mm hoặc 5 mm tùy thuộc vào đường kính thanh thép.

Để xác định các tính chất kéo, phải sử dụng diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa của thanh thép.

8.2. Thử uốn

Thử uốn được tiến hành phù hợp với ISO 15630-1.

Mẫu thử được uốn đến góc từ 1600 và 1800 bằng gối uốn được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 – Đường kính gối uốn dùng cho thử uốn

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính danh nghĩa

d

Đường kính gối uốn

(lớn nhất) a,b

≤ 40

2d

a Nếu có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua có thể sử dụng đường kính gới uốn lớn hơn.

b Đối với đường kính lớn hơn 40 mm, đường kính gối uốn trong thử uốn phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua.

8.3. Thành phần hóa học

Thông thường, thành phần hóa học được xác định bằng các phương pháp quang phổ.

Khi có tranh chấp về phương pháp phân tích, thành phần hóa học phải được xác định bằng phương pháp trọng tài thích hợp được quy định tại một trong số các Tiêu chuẩn quốc tế được liệt kê trong ISO/TR 9769.

9. Ký hiệu qui ước

Trong tiêu chuẩn này, các thanh thép tròn hơn phải được ký hiệu qui ước theo thứ tự sau đây:

a) thép làm cốt bê tông;

b) số hiệu của tiêu chuẩn này;

c) đường kính danh nghĩa tính bằng milimét theo Bảng 1;

d) loại thép.

VÍ DỤ: Thép cốt bê tông TCVN 1651-1 – 12 CB240-T.

10. Ghi nhãn

Mỗi bó thép phải có một nhãn ghi tên nhà sản xuất, số hiệu của tiêu chuẩn này, loại thép, đường kính danh nghĩa, số của mẻ nấu hoặc các số liệu liên quan đến các phép thử và tên của nước sản xuất.

11. Đánh giá sự phù hợp

11.1. Quy định chung

Chứng nhận và kiểm tra thép cốt bê tông phải được thực hiện:

a) theo một hệ thống chứng nhận do một cơ quan bên ngoài giám sát; hoặc

b) theo một phép thử của việc cung cấp đặc biệt.

11.2. Hệ thống chứng nhận

Trong trường hợp theo một hệ thống chứng nhận thì việc chứng nhận và kiểm tra phải được thực hiện theo ISO 10144.

11.3. Phép thử chấp nhận của việc cung cấp đặc biệt

11.3.1. Quy định chung

Các điều khoản liên quan đến bản chất, phạm vi và đánh giá của các phép thử chấp nhận về việc cung cấp loại thép làm cốt bê tông không phải là đối tượng của một hệ thống chứng nhận được nêu tại 11.3.2 và 11.3.3.

Phép thử chấp nhận về việc cung cấp đặc biệt phải được thực hiện theo 11.3.2.

Khi có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua thì có thể sử dụng 11.3.3.

11.3.2. Thẩm định các giá trị đặc trưng

11.3.2.1. Tổ chức

Các phép thử phải được tổ chức và thực hiện theo sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua có xét đến các quy định quốc gia của nước mua hàng.

11.3.2.2. Phạm vi lấy mẫu và thử nghiệm

Để thử nghiệm phải phân chia lô hàng cung cấp thành các lô thử với khối lượng lớn nhất là 50 tấn hoặc một phần của nó. Mỗi một lô thử phải bao gồm các sản phẩm cùng một loại thép và cùng đường kính danh nghĩa sử dụng sản xuất từ một mẻ nấu. Nhà sản xuất phải khẳng định trong báo cáo thử rằng tất cả các mẫu thử trong lô thử được lấy từ mẻ nấu. Thành phần hóa học (phân tích mẻ nấu) phải được công bố trong báo cáo thử này.

Các mẫu thử được lấy từ các lô thử như sau:

a) hai mẫu thử từ các thanh khác nhau để thử thành phần hóa học (phân tích sản phẩm);

b) tối thiểu 15 mẫu thử (nếu thích hợp thì lấy 60 mẫu thử, xem 11.3.2.3.1) từ các thanh khác nhau để thử tất cả các tính chất khác được quy định trong tiêu chuẩn này.

11.3.2.3. Đánh giá các kết quả

11.3.2.3.1. Kiểm tra theo dấu hiệu định lượng

Đối với các tính chất được quy định là các giá trị đặc trưng thì phải xác định những giá trị sau:

a) tất cả các giá trị riêng, xi của 15 mẫu thử (n = 15)

b) giá trị trung bình, m15 (với n = 15);

c) sai lệch chuẩn, s15 (với n = 15).

Lô thử phù hợp với các yêu cầu nếu điều kiện nêu dưới đây thỏa mãn tất cả các tính chất.

m15 – 2,33 x s15 ≥ fk                                (1)

trong đó

fk là giá trị đặc trưng quy định;

2,33 là giá trị của chỉ số chấp nhận k, với n = 15 và tỷ lệ hỏng 5% (p = 0,95) với xác suất 90% (1 – a = 0,90).

S15­ =                                          (2)

Nếu điều kiện nêu trên không được thỏa mãn thì chỉ số

k’ =                                                      (3)

được xác định từ các kết quả thử sẵn có. Nếu k’ ≥ 2 thì phép thử có thể tiếp tục. Trong trường hợp này phải thử 45 mẫu tiếp theo lấy từ các thanh khác nhau trong lô thử, như vậy có tổng số 60 kết quả thử (n = 60).

Lô thử được coi là thỏa mãn các yêu cầu nếu điều kiện nêu dưới đây được thỏa mãn với tất cả các tính chất:

m60­ – 1,93 x s60 > fk                                            (4)

trong đó 1,93 là giá trị của chỉ số chấp nhận, k, đối với n = 60 và tỷ lệ hỏng bằng 5% (= 0,95) với xác suất bằng 90% (1 – a = 0,90)

11.3.2.3.2. Kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ

Khi các tính chất thử được quy định như giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất thì tất cả các kết quả được xác định trên 15 mẫu thử phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm. Trong trường hợp này lô thử được đánh giá là thỏa mãn các yêu cầu.

Các phép thử có thể tiếp tục khi nhiều nhất có hai kết quả không phù hợp điều kiện. Trong trường hợp này phải thử 45 mẫu thử tiếp theo từ các thanh khác nhau trong lô thử như vậy sẽ có tổng số 60 kết quả thử. Lô thử thỏa mãn các yêu cầu nếu có nhiều nhất 2 trong số 60 kết quả không thỏa mãn các điều kiện này.

11.3.2.3.3. Thành phần hóa học

Cả hai mẫu thử phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

11.3.3. Kiểm tra các giá trị nhỏ nhất/lớn nhất được quy định

Các phép thử phải được tiến hành như sau:

a) Các thanh của cùng một mẻ đúc phải thuộc một nhóm. Cứ 50 tấn hay một phần của nó phải tiến hành một lần thử kéo và một lần thử uốn/thử uốn lại cho một loại đường kính;

b) Mỗi kết quả thử riêng phải thỏa mãn các giá trị yêu cầu theo Bảng 6 và các tính chất thử uốn / thử uốn lại tại 7.2;

c) Mỗi mẻ nấu phải tiến hành phân tích đúc một lần để kiểm tra thành phần hóa học (Điều 6). Các mẫu phải được lấy theo ISO 14284;

d) Nếu bất kỳ một kết quả thử nào không thỏa mãn các yêu cầu thì có thể tiến hành thử lại theo TCVN 4399;

e) Nhà sản xuất phải nộp một bản báo cáo kết quả thử nêu lên rằng các sản phẩm cung cấp thỏa mãn các tính chất hóa học và cơ học được quy định trong các Điều 6 và Điều 7 và một bản khẳng định rằng các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này cũng được thỏa mãn

11.3.4. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Ký hiệu thép làm cốt bê tông theo tiêu chuẩn này;

b) Chi tiết mác (trên thẻ, sơn, …);

c) Thời gian thử;

d) Khối lượng của lô thử;

e) Các kết quả thử.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 3534-1, Statistic – Vocabulary and symbols – Part 1: General statistical terms and terms used in probability (Thống kê – Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Các thuật ngữ thống kê và các thuật ngữ xác suất chung)

[2] ISO 16020, Steel for the reinforcement and prestressing of concrete – Vocabulary (Thép dùng làm cốt bê tông và đúc bê tông dự ứng lực – Từ vựng)

[3] TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan – Từ vựng chung.

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 127:1985 về cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng – hướng dẫn sử dụng

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 127 : 1985

CÁT MỊN ĐỂ LÀM BÊ TÔNG VÀ VỮA XÂY DỰNG – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Fine sand for concrete and mortar in construction – Manual instructions

1 Quy định chung

1.1. Cát mịn là loại cát có mô đun độ nhỏ dưới hai hoặc độ ngậm nước trên 10% (cách xác định các chỉ số trên xem phụ lục 1 và 2).

1.2. Hướng dẫn này chỉ dùng cho cát mịn thiên nhiên đặc chắc, không áp dụng cho cát xốp hoặc cát nhân tạo.

1.3. Bê tông và vữa thiết kế theo hướng dẫn này trước khi dùng vào công trình phải đúc mẫu kiểm tra để xác định cường độ thực tế. Tuyệt đối không dùng các liều lượng tính toán để thi công.

1.4. Hướng dẫn này chỉ dùng cho bê tông và vữa thông thường. Riêng hai loại bê tông chống thấm và chống mài mòn cũng cho phép được sử dụng cát mịn để chế tạo, nhưng, song song với việc thiết kế mác theo hướng dẫn này, phải đúc mẫu kiểm tra đồng thời hai chỉ tiêu trên.

1.5. Những cơ sở sản xuất và thi công bằng bê tông cát mịn, nếu có điều kiện, nên sử dụng phụ gia hoá dẻo. Cách sử dụng phụ gia hoá dẻo được lấy theo các quy định cụ thể kèm theo cho từng loại phụ gia.

1.6. Những yêu cầu kĩ thuật đối với các loại vật liệu cho bê tông và vữa như : xi măng, cốt liệu lớn, vôi, nước trộn, cũng như các quy tắc thiết kế, thi công và nghiệm thu sản phẩm, kết quả công trình không quy định trong hướng dẫn này, được lấy theo các tiêu chuẩn và quy phạm Nhà nước hiện hành.

2 Yêu cầu kĩ thuật của cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng

2.1. Cát mịn dùng để làm bê tông và vữa xây dựng phải có thành phần khoáng thạch xác định, không chứa các phần tử có hại quá trình thuỷ hoá và đóng rắn của xi măng, không chứa các tạp chất ăn mòn cốt thép. Cát mịn vùng nước mặn sau khi xử lí rửa mặn cũng được phép sử dụng.

2.2. Cát phải có khối lượng thể tích xốp không nhỏ hơn 1200 kg/m3. Trong cát không được lẫn sét, á sét hay các tạp chất khác ở dạng cục.

2.3. Các yêu cầu kĩ thuật khác của cát mịn dùng để làm bê tông ghi ở bảng 1, dùng để làm vữa ghi ở bảng 2.

2.4. Cát mịn cần được bảo quản ở nơi khô ráo. Cát ở kho, bãi hoặc trong khi vận chuyển phải tránh đất, rác hoặc các tạp chất khác lẫn vào.

Bảng 1

Số thứ tự

Tên chỉ tiêu

Bê tông mác

Từ 200 trở xuống

250 – 300

1

2

3

4

5

6

7

Mô đun độ nhỏ, không nhỏ hơn hoặc độ ngậm nước, không lớn hơn

Hàm lượng hạt trên sàng 5mm, % khối lượng, không vượt quá

Hàm lượng hạt dưới sàng 0,15, % khối lượng, không vượt quá

Hàm lượng bụi, bùn, sét bẩn, % khối lượng không vượt quá

Hàm lượng muối sunfát, sunfít tính ra SO3, % khối lượng không vượt quá.

Hàm lượng mica, % khối lượng, không vượt quá

Hàm lượng tạp chất hữu cơ (xác định theo phương pháp so màu) không sẫm hơn

0,7

20

5

35

5

1

1,5

Màu thứ 2 sau màu chuẩn

1,0

18

5

25

5

1

1

Màu chuẩn

 

Bảng 2

Số thứ tự

Tên chỉ tiêu

Bê tông mác

Từ 200 trở xuống

250 – 300

1

2

3

4

5

Mô đun độ nhỏ, không nhỏ hơn hoặc độ ngậm nước, không lớn hơn

Hàm lượng hạt dưới sàng 0,15, % khối lượng, không vượt quá

Hàm lượng bụi, bùn, sét bẩn, % khối lượng không vượt quá

Hàm lượng muối sunfát, sunfít tính ra SO3, % khối lượng không vượt quá.

Hàm lượng tạp chất hữu cơ (xác định theo phương pháp so màu) không sẫm hơn

0,7

20

35

10

2

Màu thứ 2 sau màu chuẩn

1,5

14

20

3

1

Màu chuẩn

3 Sử dụng cát mịn để làm bê tông

3.1. Cát mịn chỉ dùng cho bê tông mác tới 300.

3.2. Thiết kế mác bê tông cát mịn tiến hành theo trình tự sau :

3.2.1. Tính thành phần bê tông cát mịn.

a) Xác định lượng nước cần thiết cho 1m3 bê tông : N, lít.

Chọn độ sụt hợp lí của hỗn hợp bê tông theo bảng 3, sau đó xác định N theo bảng 4.

b) Xác định tỉ lệ : 

                                              (1)

Trong đó :

Rb – Mác bê tông cần thiết kế, da N/cm2 (KG/cm2)

RX – Hoạt tính của xi măng, da N/cm2 (KG/cm2), xác định theo phương pháp vữa dẻo ;

A và B – Hệ số chất lượng vật liệu, chọn theo bảng 5 :

c) Xác định lượng xi măng cho 1m3 bê tông, X, kg.

d) Xác định lượng đá (Đ), hoặc sỏi (S) cho 1m3 bê tông, (xem bảng 4,5)

Thứ tự tính như sau :

– Tính thể tích hồ xi măng trong 1m3 bê tông VH, lít ;

Trong đó :

X, N – lượng xi măng và nước trong 1 m3 bê tông , kg.

rx – khối lượng riêng của xi măng, có thể lấy sơ bộ như sau :

Xi măng poóc lăng thường : rx =3,1

Xi măng poóc lăng xi : rx =3,0

Bảng 3

STT

Đặc điểm kết cấu công trình

Phương pháp đầm bê tông

Đầm máy

Đầm tay

Độ sụt

(cm)

Độ cứng

(giây)

Độ sụt

(cm)

1

2

3

4

5

Kết cấu bê tông cốt thép dùng hỗn hợp bê tông khô, dỡ cốt pha ngay

Lớp đệm móng, nền nhà, nền đường

Khối lớn không, cốt thép hoặc thưa cốt thép

Khối lớn dày cốt thép

Kết cấu khung (pa nen, dầm, cột)

– Thưa cốt thép

– Dày cốt thép

0

1 – 2

2 – 3

4 – 5

3 – 4

5 – 6

35 – 90

15 – 20

10 – 5

7 – 8

8 – 10

4 – 5

5 – 6

7 – 8

10 – 12

Xi măng poóc lăng puzôlan : rx = 2,9

– Chọn hệ số dư vữa hợp lí K theo bảng 6.

– Tính lượng đá (Đ) hoặc sỏi (S) :

Trong đó :

K – Hệ số dư vữa K (bảng 6).

VĐ – Độ rỗng giữa các hạt của đá dăm (sỏi), tính theo phần đơn vị.

Bảng 4

Hỗn hợp bê tông với

Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu, mm

10

20

40

70

Môđun độ nhỏ nhất (độ ngậm nước) của cát

Độ cứng (giây)

Độ sụt (cm)

0,7~4,0

(20~18)

1,1~ 1,5 (17~ 14)

1,5~ 2,0 (13~ 10)

0,7~ 1,0 (20~ 18)

1,1~ 1,5 (17~ 14)

1,6~2,0 (13~10 )

0,7~1,0 (20~18)

1,1~1,5 (17~14)

1,6~2 (13~10)

0,7~1,0 (20~18)

1,6~1,5 (17~14)

1,6~2,0 (13~10)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

30-40

0

180

175

100

170

165

160

160

155

150

150

145

140

20-25

9

190

185

180

180

175

170

170

165

160

160

155

150

12-15

1-2

200

195

190

190

185

180

180

175

170

170

165

160

8-9

3-4

210

205

200

200

195

190

190

185

180

180

175

170

5-6

5-6

215

210

205

205

200

195

195

190

185

185

180

175

7-8

220

215

210

210

205

200

200

195

190

190

185

180

9-10

225

220

215

215

210

205

205

200

195

195

190

185

11-12

230

225

220

220

215

210

210

205

200

200

195

190

13-15

235

230

225

225

220

215

215

210

205

205

200

195

Chú thích :

1. Nếu dùng cốt liệu lớn là sỏi, lượng nước lấy giảm đi 10 lít.

2. Khi lượng xi măng trong bê tông trên 400 kg/m3 thì cứ với 50 kg xi măng tăng thêm lượng được cộng thêm 5 lít.

3. Khi sử dụng xi măng poóc lăng xỉ, poóc lăngpuzôlan puzơlan, lượng nước tăng thêm 10 lít.

Bảng 5 – Hệ số chất lượng vật liệu dùng cho thiết kế thành phần bêtông cát mịn

Chất lượng vật liệu

Đặc tính vật liệu

Hệ số A với mô đun độ nhỏ (độ ngậm nước) của cát

Hệ số B

0,7 ~ 1,1

(20 ~ 17)

1,2 ~ 2

(1,6 ~ 10)

Tốt

  = 2 ~ 2,5

– Đá dăm granít hoặc các loại đá cường độ cao, sạch, thành phần hạt tốt

– Cát sạch, ít tạp chất hữu cơ (không sẫm hơn màu chuẩn)

0,60

0,62

0,5

Trung bình

 = 1,5 ~ 2

– Đá dăm sỏi đạt yêu cầu của TCVN 1771 : 1987

– Cát thoả mãn yêu cầu ghi trong bảng 1

0,52

0,55

0,5

Kém

 <1,5

– Đá sỏi có 1 hoặc vài chỉ tiêu chưa đạt được yêu cầu của TCVN 1771 : 1987

– Cát thoả mãn yêu cầu ghi trong bảng 1

0,46

0,49

0,5

Ghi chú : Nếu hoạt tính của xi măng trong công thức (1) được xác định bằng phương pháp vữa cứng hoặc phương pháp nhanh, thì hệ số A lấy theo bảng 5 nhân thêm với hệ số 0,76.

rvxĐ – khối lượng thể tích xốp của đá dăm (sỏi) g/cm3,

– khối lượng riêng của đá dăm (sỏi), g/cm3

e) Xác định lượng cát mịn cho 1m3 bê tông, C, kg :

Trong đó :

Đ, N, X – lượng đá dăm (sỏi) nước và xi măng trong 1m3 bê tông, kg.

rĐ, rC, rx – khối lượng riêng của đá dăm (sỏi) cát và xi măng g/cm3.

Ghi chú : Khi các giá trị thể tích hồ xi măng và mô đun độ nhỏ (độ ngậm nước) của cát nằm giữa các khoảng phân chia trong bảng thì chọn K theo phương pháp tính tỉ lệ.

Khi thiết kế mác bê tông cát mịn, cần tính toán 3 thành phần bê tông để đổ mẫu kiểm tra :một thành phần có tỉ lệ X tính theo trình tự trên ; một thành phần có tỉ lệ  giảm đi 10– 15% và một thành phần có tỉ lệ  tăng lên 10 – 15%. Hai thành phần sau có lượng nước giống thành phần đầu. Còn lượng X, Đ, C tính lại thứ tự theo các công thức (2), (4),(5).

3.2.2. Thí nghiệm điều chỉnh số liệu tính toán và kiểm tra cường độ trình tự tiến hành như sau :

a) Tính liều lượng một mẻ trộn :

Tuỳ theo số lượng viên mẫu cần đổ để kiểm tra cường độ và kích thước hạt cốt liệu, có thể lấy thể tích mẻ trộn (V0) theo bảng 7.

Bảng 6 – Hệ số dư vữa hợp lí K của bê tông cát mịn

Thể tích xi măng Vn lít

Môđun độ nhỏ (độ ngậm nước) của cát

2,0

(10)

1,7

(12)

1,5

(14)

1,3

(16)

1,1

(17)

0,9

(19)

0,7

(20)

220

230

240

250

260

270

280

290

300

310

320

330

340

350

360

380

1,16

1,19

1,21

1,23

1,26

1,28

1,30

1,32

1,33

1,35

1,37

1,38

1,40

1,41

1,42

1,44

1,09

1,12

1,14

1,16

1,19

1,21

1,23

1,25

1,26

1,28

1,30

1,31

1,33

1,34

1,35

1,37

1,04

1,07

1,09

1,11

1,14

1,16

1,18

1,20

1,21

1,23

1,25

1,26

1,28

1,29

1,30

1,32

1

1,02

1,04

1,06

1,09

1,11

1,13

1,15

1,16

1,18

1,20

1,21

1,23

1,24

1,25

1,27

1

1

1

1,01

1,04

1,06

1,08

1,10

1,11

1,13

1,15

1,16

1,18

1,19

1,20

1,22

1

1

1

1

1

1,02

1,04

1,06

1,07

1,09

1,11

1,12

1,14

1,15

1,16

1,18

1

1

1

1

1

1

1

1,02

1,04

1,06

1,07

1,09

1,10

1,11

1,13

1,14

 

Bảng 7

Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu, mm

Kích thước nhỏ nhất của viên mẫu, cm

Thể tích mẻ trộn Vo với số viên mẫu cần đúc, lít

Hệ số tính đổi về cường độ tiêu chuẩn (α)

3

6

9

12

10 hoặc 20

40

70

Trên 70

10x10x10

15x15x15

20x20x20

30x30x30

6

12

25

85

8

24

50

170

12

36

75

255

16

48

100

340

0,91

1,00

1,05

1,10

 

Khối lượng vật liệu cho 1 mẻ trộn :

Trong đó :

Xo, No , Đo, Co – lượng xi măng, nước, đá (sỏi) và cát cần tính cho một mẻ trộn kg.

X, N, Đ, C – lượng xi măng, nước, đá (sỏi) và cát cần tính theo các công thức (2),(4), (5) và bảng 4.

V0 – thể tích mẻ trộn (bảng 7).

b) Điều chỉnh độ sụt và xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông.

Tiến hành trộn hỗn hợp bê tông với các hợp phần Xo, No , Đo, Co bằng máy hoặc tương tự như cách sẽ dùng để thi công công trình. Trộn xong, kiểm tra độ sụt (hay độ cứng) của hỗn hợp. Nếu so với yêu cầu, hỗn hợp bê tông khô quá thì cho thêm 5 đến 10% xi măng và nước (giữ nguyên tỉ lệ ). Nếu nhão quá thì tăng thêm 5 đến 10% cát và đá (giữ nguyên tỉ lệ ) làm như vậy cho đến khi hỗn hợp bê tông đạt được độ sụt yêu cầu. Ghi lại lượng vật liệu cho thêm để sau này tính toán hiệu chỉnh.

Điều chỉnh độ sụt xong, tiến hành xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông mV theo TCVN 3108 : 1979, làm như vậy với cả ba liều lượng đã tính toán.

c) Đúc mẫu kiểm tra cường độ :

Sau khi xác định mhb cần đúc mẫu ngay với khuôn có kích thước chọn theo bảng 7.

Đầm mẫu bằng máy đầm rung hay phương tiện sẽ thi công. Mẫu đầm xong đặt vào chỗ mát giữ ẩm ít nhất 24 giờ mới tháo khuôn. Sau đó mẫu được giữ tiếp ở nhiệt độ 27 + 1 2oC và độ ẩm không dưới 90% cho đến khi đưa đi ép.

Đối với các loại bê tông mác thấp hoặc dùng xi măng ninh kết chậm thì sau ít nhất 40 giờ mới tháo khuôn.

Mẫu đủ tuổi 28 ngày được đưa ra ép để xác định cường độ của bê tông : cường độ nén của viên mẫu bê tông được tính theo công thức (10) :

Trong đó :

P – Lực nén phá hoại mẫu daN (KG) ;

F – Diện tích tiết diện ép của viên mẫu cm2 ;

α – Hệ số chuyển đổi về cường độ tiêu chuẩn lấy theo bảng 7.

Cường độ bê tông là trung bình cộng cường độ của các viên mẫu trong cùng một lô tính chính xác tới một , nếu hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất không lệch quá 15% so với giá trị trung bình.

Khi một trong hai giá trị nói trên lệch quá 15% so với giá trị trung bình thì loại bỏ cả hai giá trị đó. Cường độ bê tông sẽ là cường độ nén của các viên mẫu còn lại.

Đúc mẫu với cả ba thành phần đã tính toán và sau khi ép mẫu chọn ra một trong ba thành phần có cường độ chịu nén R28 cao hơn mác bê tông cần thiết 10 đến 15% làm thành phần chính thức để thi công. Thành phần này cần được điều chỉnh lại theo khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông và lượng vật liệu cho thêm khi điều chỉnh độ sụt để đảm bảo cho đủ sản lượng.

d) Điều chỉnh thành phần đã tính toán. Chỉ điều chỉnh thành phần đã đước chọn để thi công. Thứ tự tiến hành như sau :

+ Tính thể tích thật của mẻ trộn, Vm, lít :

Vm         mhb

Trong đó :

∑M – Khối lượng tất cả vật liệu (Xo, No , Đo, Co) cho vào mẻ trộn, kể cả khối lượng cho thêm khi điều chỉnh độ sụt, kg ;

 – Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông (TCVN 3108 : 1979) kg/m3.

+ Thành phần thực tế sẽ cho đủ sản lượng 1m3 bê tông :

Trong đó :

X1, N1 , Đ1, C1 – Khối lượng xi măng, nước, đá dăm (sỏi) cát thực tế cho 1m3 bê tông, kg ;

Xo, No , Đo, Co – Xác định theo các công thức (6) – (9) kể cả khối lượng cho thêm, kg ;

Vm – Xác định theo công thức (11).

Thí dụ về thiết kế mác bê tông cát mịn xem ở mục lục 3.

3.3. Thi công bê tông cát mịn :

3.3.1. Tính thành phần bê tông tại hiện trường.

Khi cát và đá tại hiện trường ẩm, thành phần bê tông (tính cho 1m3) tại hiện trường được hiệu chỉnh từ thành phần thiết kế bằng các công thức (16) – (19).

Xht = X1, kg                                                                       (16)

Nht = N1 – (C1Wo + Đ1WĐ), 1                                                (17)

Đht = Đ1 (1 + WĐ), kg                                                         (18)

Cht = C1 (1 + We), kg                                                          (19)

Trong đó :

Xht, Nht , Đht, Cht – Khối lượng xi măng, nước, đá dăm (sỏi) và cát cho 1m3 bê tông tại hiện trường, kg ;

X1, N1 , Đ1, C1 – Xác định theo các công thức (12) – (15)

WĐ, We – Độ ẩm của đá dăm (sỏi) và cát tính theo phần đơn vị.

3.3.2. Cân, đong vật liệu.

Vật liệu cho bê tông tại hiện trường được định lường như sau :

– Xi măng – theo trọng lượng

– Nước – theo thể tích.

– Cát và đá dăm (sỏi) – theo trọng lượng hoặc thể tích.

Cần đặc biệt chú ý khi định lượng cát ẩm theo thể tích ; cát ẩm (đặc biệt ở độ ẩm 5 –7%) có khối lượng thể tích xốp giảm đi đáng kể. Vì vậy để đảm bảo bê tông cho đủ sản lượng, cần xác định khối lượng thể tích xốp của cát ẩm tại thời điểm thi công.

Thể tích cát ẩm đủ cho 1m3 bê tông được tính như sau :

Trong đó :

 – Thể tích cát có độ ẩm Wcần tính, m .

Cht – Công thức (19), kg.

– Khối lượng thể tích xốp của cát ở độ ẩm w, kg/cm

Đối với đá dăm (sỏi) có độ ẩm WĐ và khối lượng thể tích xốp thể tích đá dăm (sỏi) cần cho 1m3 bê tông tính theo công thức :

                        (21)

3.3.3. Trộn bê tông :

Bê tông cát mịn có độ sụt dưới 2cm nên trộn bằng máy cưỡng bức, trên 2 cm có thể bằng máy cưỡng bức hoặc rơi tự do.

Khi trộn bằng máy, thứ tự đổ vật liệu vào thùng trộn được tiến hành theo kinh nghiệm sử dụng mỗi loại máy, sao cho hỗn hợp bê tông được trộn đều nhất.

Thời gian trộn máy hợp lí lấy theo bảng 8.

Bảng 8 – Thời gian trộn bê tông tối thiểu bằng máy (giây)

Số thứ tự

Dung tích máy trộn

Bê tông dùng cát có mô đun độ nhỏ hoặc độ ngậm nước

0,7 – 1,2 (20 – 16)

1,2 – 2 (16 – 10)

Độ sụt, cm

2 – 6

6 – 10

2 – 6

6 – 10

1

2

3

250

500

1000

150

180

210

120

150

180

120

150

180

90

120

150

Trong trường hợp không có máy trộn mà hỗn hợp bê tông có độ sụt yêu cầu 4 – 5cm trở lên, có thể trộn tay. Khi đó trộn thành từng mẻ nhỏ dung tích 100 – 150 l. Trộn cát và xi măng trước, sau đó trộn hỗn hợp xi măng cát với đá (sỏi) đánh thành hốc ở giữa, đổ nước vào và trộn đều cho tới khi nhận được khối hỗn hợp đồng màu.

3.3.4. Đầm bê tông

Bê tông cát mịn có thể đầm bằng bàn rung, máy đầm dùi, đầm bàn hoặc đầm bằng tay tuỳ theo điều kiện thi công và đặc điểm của kết cấu công trình. Đối với các cấu kiện bê tông đúc sẵng, sản xuất tại xí nghiệp bằng bàn rung thì thời gian rung hợp lý lấy bằng hai lần chỉ số độ cứng của hỗn hợp bê tông. Khi đầm bê tông bằng đầm bàn hoặc đầm dùi, thời gian đầm, bán kính và chiều cao lớp đổ được lấy theo kinh nghiệm sử dụng các thiết bị này. Chỉ đầm tay khi hỗn hợp bê tông có độ sụt 4-5cm trở lên.

3.3.5. Bảo dưỡng bê tông

Các cấu kiện, kết cấu bê tông cát mịn, sau khi đổ bê tông xong 2 -3 giờ, phải được giữ ẩm liên tục bằng cách phủ bao tải ẩm, cát ẩm hoặc tưới nước v.v…theo đúng quy phạm hiện hành của Nhà nước áp dụng cho bê tông nặng thông thường.

Có thể bảo dưỡng bê tông cát mịn bằng cách hấp hơi nước. Yêu cầu về hấp hơi đối với bê tông cát mịn cũng được lấy theo quy phạm giống như đối với bê tông nặng thông thường

4 Sử dụng cát mịn làm vữa xây dựng

4.1. Cát mịn chỉ dùng cho vữa mác tới 75.

4.2. Thiết kế mác vữa.

a) Nếu là vữa xi măng – cát mịn.

Tính khối lượng xi măng cho 1m3 cát (Qxm) theo công thức (22).

Trong đó :

RV – mác vữa cần thiết kế ,

R – hoạt tính của xi măng, ,

xác định theo phương pháp vửa dẻo

K – Hệ số chất lượng vật liệu lấy theo bảng 9 :

Bảng 9 – Hệ số chất lượng vật liệu K

Mô đun độ nhỏ (độ ngậm nước) của cát

Hệ số K

Xi măng poóc lăng thường

Xi măng poóc lăng puzơlan

0,7 ~ 1

(20 ~ 18)

0,71

0,80

1,1 ~ 1,3

(17 ~ 16)

0,73

0,82

1,31 ~ 1,5

(16 ~ 14)

0,79

0,89

1,51 ~ 2

(14 ~ 10)

0,58

1

Ghi chú : Khi RX (công thức 22) xác định theo phương pháp vữa cứng hoặcphương pháp nhanh hệ số K lấy theo bảng 9 rồi nhân với 0,76.

b) Nếu là vữa tam hợp xi măng – vôi – cát mịn cần tính

– Khối lượng xi măng cho 1m3 cát : công thức (22)

– Thể tích vôi hồ cho 1mcát :

Vv = 0,17 (1 – 0,002Qxm) (23)

Trong đó : Qxm – Công thức (22) ;

VV – thể tích vôi hồ, m3, có khối lượng thể tích 1400kg/m3.

c) Lấy số liệu đã tính toán được làm chuẩn thính thêm 2 thành phần vữa với lượng xi măng chênh lệch 15%. Dùng 3 thành phần này để thí nghiệm. Lượng xi măng trong môi thành phần thí nghiệm tính cho 5 lít cát.

d) Trộn vữa thí nghiệm và điều chỉnh độ lưu động.

Đổ 5 lít cát vào chảo trộn. Đổ tiếp xi măng rồi dùng bay trộn đều xi măng + cát khô trong 5 phút. Sau đó đổ nước vào (nếu là vữa xi măng cát) hoặc cho nước vào vôi hồ hoà thành sữa vôi rồi đổ vào (nếu là vữa tam hợp). Trộn thêm 3-5 phút cho tới khi thấy hỗn hợp vữa đồng nhất thì dem thử độ lưu động.

Khi thử độ lưu động của hỗn hợp vữa, nếu trị số thu được lớn quá yêu cầu (bảng 10 và 11) thì cho thêm 5-10% khối lượng xi măng và cát đã tính, trộn đều thêm 3-5 phút nữa rồi thử lại. Nếu trị số quá nhỏ thì cho thêm 5-10% nước vào. Cứ như vậy cho tới khi nào đạt được độ lưu động yêu cầu mới tiến hành đúc mẫu.

Bảng 10 – Độ lưu động yêu cầu của hỗn hợp vữa xây

Số thứ tự

Tên công việc dùng vữa

Độ lún côn, cm

Vật liệu xây khô

Vật liệu xây ẩm

1

2

3

4

Xây tường bằng gạch đặc (gạch sét nung hoặc bê tông)

Xây tường bằng gạch nhiều lỗ rỗng

Xây đá hộc, đá ong

Nhét các mối lồi (ngang hoặc đứng) khi lắp ghép tấm lớn

9

8

6

7

7

7

4

5

Bảng 11 – Độ lưu động yêu cầu của hỗn hợp vữa trát

Số thứ tự

Loại vữa

Độ lún côn, cm khi trát

Bằng máy

Bằng tay

1

2

3

Phun

Trát lót

Trát mặt

9 – 14

7 – 8

7 – 8

8 – 12

7 – 8

7 – 8

e) Đúc mẫu xác định cường độ :

Sau khi tạo được hỗn hợp vữa có độ lưu động yêu cầu, từ mỗi mẻ trộn cần đúc không ít hơn 3 viên mẫu kích thước 7,07 3 7,07 3 7,07 cm hoặc 43 4 3 4 316cm.

Tất cả các mẫu đều phải đúc trong khuôn có đáy làm bằng vật liệu dễ thấm nước (Ví dụ có thể dùng gạch xây trải báo đã tầm nước để làm đáy khuôn). Chỉ khi nào hỗn hợp vữa có độ lưu động dưới 4 cm mới được đúc mẫu trong khuôn có đáy không thấm nước (đáy làm bằng thép hay gỗ). Khi cần xác định mác vữa có độ lưu động trên 4 cm bằng khuôn thép hay khuôn gỗ có đáy không thấm nước thì sau khi thử độ lưu động, ghi lại lượng nước đã cho vào rồi đổ mẻ vữa đó đi trộn mẻ khác cùng với lượng xi măng, cát hoặc xi măng vôi, cát như trên những giảm bớt đi nước cho đạt độ lưu động bằng 4 cm mới đúc mẫu.

Sau khi đúc mẫu, khuôn mẫu được đặt ở môi trường 27 6 2oC, độ ẩm không dưới 90% trong 24 giờ, nếu mác vữa trên 25, và 48 – 72 giờ, nếu mác vữa từ 25 trở xuống. Sau thời gian này, các viên mẫu được tháo khỏi khuôn.

Tiếp đó, nếu là vữa tam hợp, các viên mẫu vẫn được giữ trong môi trường như trên cho tới khi ép. Còn nếu là vữa xi măng, cát, các viên mẫu được giữ ở môi trường như trên thêm 3 ngày nữa rồi sau đó được ngâm trong nước cho tới khi ép.

Ghi chú : khi kiểm tra cường độ vữa tại hiện trường, mẫu thủ được giữ ở môi trường giống như môi trường của công trình dùng vữa.

Các viên mẫu được ép sau khi đủ tuổi 28 ngày đem (cách xử lý số liệu xem ở phần bê tông cát mịn, mục 3.2.2 ).

Từ 3 thành phần đã làm, thành phần nào đạt mác yêu cầu sẽ được chọn để thi công.

f) Viết thành phần vữa

Thành phần vữa được viết dưới dạng tỉ lệ thể tích giữa xi măng và cát (nếu là vữa xi măng cát) hoặc xi măng, vôi hồ và cát (nếu là vữa tam hợp) trong đó lấy 1 đơn vị thể tích xi măng làm chuẩn.

– Thành phần vữa xi măng cát viết như sau :

– Thành phần vữa xi măng vôi cát viết như sau :

Trong đó :

Vv – Công thức (23), m3

Vc – 1m3 cát.

Vxm – thể tích xi măng cần thiết cho 1m3 cát xác định theo công thức (26):

Trong đó :

Qxm – Lượng xi măng cho 1m3 cát, kg.

rxm – Khối lượng thể tích xốp của xi măng, xác định bằng thực nghiệm kg/m3 : thí dụ về thiết kế mác vữa cát mịn xem ở phụ lục 4.

4.3. Thi công vữa cát mịn

Để đảm bảo vữa cho đủ sản lượng , khi cát mịn tại hiện trường ẩm, cần đong cát theo liều lượng hiện trường dưới đây :

Trong đó :

Vxm : – tỉ lệ thể tích giữa xi măng và cát ẩm,

rvxc ,  – Khối lượng thể tích xốp của cát khô và cát ẩm, kg/m .

Wc – Độ ẩm của cát, phần đơn vị.

+ Vữa cát mịn có thể trôn bằng tay hoặc bằng máy. Nếu trộn tay cần trộn xi măng với cát cho tới khi thấy hỗn hợp đồng nhất rồi mới cho vào nước (nếu là vữa xi măng cát) hoặc sữa vôi (nếu là vữa tam hợp) vào .Sau đó hỗn hợp vữa được trộn kĩ cho tới đồng màu mới đem sử dụng.

Nếu trộn bằng máy thì phương pháp trộn tiến hành theo kinh nghiệm sử dụng từng loại máy sao cho hỗn hợp vữa được trộn nhanh và đều nhất.

+ Trong quá trình vận chuyển vữa tới nơi sự dụng nếu thấy hiện tượng phân tầng trong hỗn hợp vữa cần được trộn tay lại rồi mới dùng.

+ Vữa tam hợp cát mịn xây, trát xong không cần bảo dưỡng. Vữa xi măng cát mịn láng nền, trát tường và nhét mối nối cần được bảo dưỡng ẩm như đối với bê tông (mục 3.3.5).

+ Không sử dụng hỗn hợp vữa đã đông cứng để trộn lại và thi công.

Phụ lục 1

Xác định mô đun độ nhỏ của cát mịn

P.1.1. Thiết bị thử

Bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước mắt sàng 5 ; 2,5 ; 1,2 ; 0,6 ; 0,3 và 0,15mm.

Cân kĩ thuật chính xác tới 0,5g

Tủ sấy 200oC

P.1.2. Chuẩn bị mẫu thử

Lấy khoảng 2kg cát ẩm tự nhiên, đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 – 110oC đến khối lượng không đổi.

P.1.3. Tiến hành thử

Đem mẫu cát đã sấy khô sàng qua sàng 5mm, loại bỏ các hạt trên sàng. Từ số cát dưới sàng lấy 1000g để xác định mô đun độ nhỏ.

Sàng mẫu thử qua bộ sàng tiêu chuẩn. Có thể sàng bằng tay hoặc bằng máy. Khi sàng bằng tay thì phải sàng tới khi nào kiểm tra thấy sàng trong 1 phút mà khối lượng cát lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1% khối lượng cát nằm trên sàng đó. Khi sàng bằng máy thì thời gian sàng được quy định theo kinh nghiệm sử dụng mỗi loại máy.

P.1.4. Tính kết quả

Cần tính các chỉ số sau đây :

a) Phần trăm cát còn lại trên mỗi sàng (ai) theo công thức (28)

Trong đó :

mi – khối lượng cát còn lại trên sàng kích thước i.

m – khối lượng toàn bộ mẫu cát đem sàng (1000g).

b) Phần trăm cát tích luỹ trên sàng (Ai) theo công thức (29).

Ai = a2,5 + … + ai            (29)

Phần trăm cát tích luỹ là phần trăm cát còn lại trên sàng kích thước i và các sàng kích thước lớn hơn nó.

c) Mô đun độ nhỏ của cát (Mn) tính chính xác tới 0,01% theo công thức (30).

Trong đó : A2,5 ; A1,2 … ; A0,15 : Phần trăm cát tích luỹ trên các sàng kích thước tương ứng 2,5 ; 1,2 ; … 0,15 (tính theo công thức 29).

Phụ lục 2

Xác định độ ngậm nước của cát mịn

P.2.1. Thiết bị thử

Cân kĩ thuật chính xác đến 0,5g.

Côn kim loại (làm bằng đồng hoặc thép không rỉ)

Bàn dằn (hình 1)

Cháy đầm vữa (hình 2)

ống đong thuỷ tinh

Tủ sấy 200oC

Chảo và bay trộn vữa

P.2.2. Chuẩn bị mẫu thử

Lấy khoảng 3kg cát ẩm tự nhiên sấy trong tủ sấy ở 105 – 110oC đến khối lượng không đổi. Xi măng sàng loại bỏ các hạt vón cục trên sàng 0,9 3 0,9mm.

P.2.3. Tiến hành thử

Lấy 300g xi măng dưới sàng 0,9            3 0,9mm và 600g cát đã sấy khô, trộn đều chung trong chảo trộn bằng bay sắt. Sau đó đong lượng nước sơ bộ theo bảng 12 rồi mỗi hỗn hợp xi măng cát khô trong chảo thành hồ và đổ nước vào. Đợi cho nước thấm hết thì trộn tiếp trong 5 phút cho hỗn hợp vữa thật đồng nhất. Trộn xong đổ vữa vào côn kim loại đã lau ẩm và đặt sẵn trên mặt kính của bàn dằn. Vữa đổ vào côn kim loại được chia đều thành 2 lớp. Dùng chày đầm vữa để đầm vữa trong côn. Lớp thứ nhất đầm 15 cái, lớp thứ 2 đầm 10 cái.

Khi đầm cần luôn luôn giữ chặt côn kim loại trên đĩa bàn dằn. Đầm xong, dùng dao con đã lau ẩm xén bằng mặt côn rồi từ từ nhắc cân ra theo phương thẳng đứng. Tiếp đó quay ban dằn 30 cái trong vòng 30 giây. Quay xong dùng thước lá đo đường kính mẫu vữa trên bàn dằn. Nếu đường kính mẫu đạt 170 6 5mm thì ghi lại lượng nước đã dùng để sau này tính toán. Nếu đường kính mẫu vữa nhỏ quá thì cho thêm 5 ~ 10% nước và trộn lại. Ngược lại thì bớt nước đi. Trộn xong thử lại trên bàn dằn. Cứ như vậy cho đến khi nào đạt được đường kính mẫu vữa trên bàn dằn 170 6 5mm.

Bảng 12 – Lượng nước sơ bộ để xác định độ ngậm nước của cát mịn

(Dùng cho mẫu vữa gồm 300g xi măng và 600g cát)

Modun độ nhỏ của cát Mn

Lượng nước, ml, với độ dẻo của tiêu chuẩn của xi măng

0,24

0,25

0,26

0,27

0,28

0,7

0,9

1,1

1,3

1,5

1,7

1,9

195

185

175

165

155

145

135

198

188

178

168

158

148

138

201

191

181

171

161

151

141

204

194

184

174

164

154

144

207

197

187

177

167

157

147

Khi phải thêm hoặc bớt nước, thử đường kính trên bàn dằn xong thì bỏ mẫu vữa đó đi, làm lại một mẫu mới với lượng nước đã xác định để kiểm tra lại lần cuối. Khi đó mới ghi lại lượng nước chính thức đã dùng.

Từ lượng nước và lượng xi măng đã dùng tính ra tỉ lệ :

P.2.4. Tính kết quả

Độ ngậm nước của cát (Nn) tính theo công thức (31) chính xác với 0,1%.

Trong đó :

– Tỉ lệ nước trên xi măng đã dùng để có đường kính mẫu vữa trên bàn dằn 170 ± 5mm tính bằng phần đơn vị.

D – độ dẻo tiêu chuẩn của xi măng, tính bằng phần đơn vị.

Phụ lục 3

Thí dụ về thiết kế mác bê tông cát mịn

Yêu cầu : Thiết kế thành phần bê tông mác 200, độ sụt 3 – 4 cm. Vật liệu sử dụng như sau

– Xi măng poóc – lăng P400 ; hoạt tính thực tế xác định theo phương pháp vữa dẻo : 380 KG/cm2 ; khối lượng riêng 3,1 g/cm3 ;

– Đá dăm có đường kính hạt lớn nhất Dmax = 40mm ; khối lượng riêng 2,7g/cm3 ; khối lượng thể tích xốp 1500 kg/m3 độ hổng giữa các hạt 45% chất lượng trung bình.

– Cát mịn có mô đung độ nhỏ 1,0 ; khối lượng riêng 2.63 g/cm3 chất lượng trung bình.

A. Tính thành phần bê tông

a) Tính lượng nước cho 1m3 bê tông :

Theo bảng 4 với đá dăm Dmax = 40mm, cát có Mn = 1,0 và độ sụt bê tông 3 – 4 cm ta có :

N = 1901

b) Tính lượng xi măng cho 1m3 bê tông.

Theo công thức (1)

Trong đó A = 0,53, B = 0,5 lấy theo bảng 5.

Theo công thức (2) :

c) Tính lượng đá dăm cho 1m3 bê tông.

Theo công thức (3) :

Tra bảng 6 với VH = 282 và Mn = 1,0 ta có k = 1,06

Lắp vào công thức (4).

d) Tính lượng cát mịn cho 1m3 bê tông. Theo công thức (5) :

Bằng cách làm tương tự, tính thêm 2 thành phần bê tông với tỉ lệ  lệch ± 10% so

 

    

với  = 1,5 ta được 3 thành phần bê tông để thí nghiệm như sau :

1. N = 190 ; X = 285 ; Đ = 1450 ; C = 475

2. N = 190 ; X = 315 ; Đ = 1440 ; C = 460

3. N = 190 ; X = 255 ; Đ = 1460 ; C = 490

B. Đúc mẫu kiểm tra và hiệu chỉnh số hiệu tính toán

Theo bảng 7 trộn 3 mẻ Vo = 121 với 3 thành phần trên. Thí nghiệm độ sụt cho thấy với N = 1901 cả 3 thành phần đều đo độ sụt 3 – 4cm. Khối lượng thể tích đo được tương ứng là :

Thành phần 1 : mv = 2360 kg/m3 ; thành phần 2 : mv = 2340 kg/m3 và thành phần : mv = 2340 kg/m3.

ứng với mỗi thành phần đúc 3 viên mẫu 15 15 15cm. Sau 28 ngày ta có cường độ bê tông tương ứng :

Thành phần 1 : R28 = 220;

Thành phần 2 : R28 = 200

Thành phần 3 : R28 = 246

Từ các kết quả trên chọn thành phần 1 có

R28 = 220

Tức lớn hơn mác thiết kế 10% để thi công.

Hiệu chỉnh thành phần 1 : từ hợp phần Xo, No, Đo, Co thực tế đã đem trộn mẻ 1 và theo công thức (11).

Theo công thức (12) – (15) thành phần thực tế của 1m3 bê tông sẽ là :

Phụ lục 4

Thí dụ về thiết kế mác vữa cát mịn

Yêu cầu thiết kế thành phần vữa tam hợp cát mịn mác 50 dùng để xây tường bằng gạch đặc với các vật liệu sau đây :

Xi măng poóc lăng P300, hoạt tính 300(phương pháp vữa dẻo) khối lượng thể tích xốp rVx= 1100 kg/m3 vôi hồ có khối lượng thể tích 1400 kg/cm , cát mịn có môđun độ nhỏ bằng 1,2.

1. Tính lượng xi măng cho 1m3 cát theo công thức (22) :

Trong đó : K = 0,73 lấy theo bảng 9.

2. Tính lượng vôi hồ cho 1m3 cát

Vv = 0,17 (1 – 0,002 Qxm)

= 0,17 (1 – 0,002.230) = 0,092 m3

3. Tính thêm hai thành phần với lượng xi măng lệch với Qxm = 230kg là 15% ta có 3 thành phần vữa thí nghiệm :

1. Qxm = 230kg ; Vv = 0,092m3 ; Vc = 1m3

2. Qxm = 265kg ; Vv = 0,08m3 ; Vc = 1m3

3. Qxm = 195kg ; Vv = 0,104m3 ; Vc = 1m3

4. Thí nghiệm 3 thành phần này với lượng xi măng và vôi hồ tính cho 5 lít cát. Lượng nước cho vào từ từ tới khi thử độ lưu động thấy đạt 9cm (theo bảng 10).

Sau đó dùng hỗn hợp này đúc 3 viên mẫu cho mỗi thành phần trên nền gạch cần xây. Cường độ trung bình của các tổ mẫu ở tuổi 28 ngày như sau :

Thành phần 1 : R28 = 220;

Thành phần 2 : R28 = 200;

Thành phần 3 : R28 = 246;

5. Chọn thành phần 1 để thi công Thành phần vữa được viết theo tỉ lệ thể tích như sau :

Trong đó Vxm xác định theo công thức (26)

TCVN 7572:2006 – Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7572-1:2006

CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHƯƠNG PHÁP THỬPHẦN 1: LẤY MẪU

Aggregates for concrete and mortar Test methods

 

Lời nói đầu

TCVN 7572-1 : 2006       thay thế TCVN 337 : 1986 và điều 2 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-2 : 2006       thay thế TCVN 342 : 1986 và điều 3.6 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-3 : 2006       thay thế TCVN 338 : 1986.

TCVN 7572-4 : 2006       thay thế TCVN 339 : 1986 và các điều 3.1, 3.2, 3.11 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-5 : 2006       thay thế các điều 3.1, 3.2, 3.11 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-6 : 2006       thay thế TCVN 340 : 1986 và các điều 3.3, 3.5 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-7 : 2006       thay thế TCVN 341 : 1986 và điều 3.10 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-8 : 2006       thay thế TCVN 343:1986, TCVN 344:1986 và điều 3.7 của TCVN 1772:1987.

TCVN 7572-9 : 2006       thay thế TCVN 345 : 1986 và điều 3.18 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-10 : 2006     thay thế các điều 3.12, 3.14 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-11 : 2006     thay thế các điều 3.13, 3.15 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-12 : 2006     thay thế các điều 3.16, 3.17 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-13 : 2006     thay thế điều 3.8 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-14 : 2006     xây dựng trên cơ sở TCXD 238 : 1999 và TCXD 246 : 2000.

TCVN 7572-15 : 2006     xây dựng trên cơ sở TCXD 262 : 2001.

TCVN 7572-16 : 2006     thay thế TCVN 346 : 1986.

TCVN 7572-17 : 2006     thay thế điều 3.9 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-18 : 2006     thay thế điều 3.19 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-19 : 2006     thay thế điều 3.20 của TCVN 1772 : 1987.

TCVN 7572-20 : 2006     thay thế TCVN 4376 : 1986.

TCVN 7572 : 2006 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 71/SC3 Cốt liệu cho bê tông hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHƯƠNG PHÁP THỬ –
PHẦN 1: LẤY MẪU

Aggregates for concrete and mortar – Test methods
Part 1: Sampling

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu cốt liệu nhỏ và lớn để xác định các đặc tính kỹ thuật của cốt liệu dùng chế tạo bê tông và vữa xây dựng.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7572-3 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 3: Hướng dẫn xác định thành phần thạch học.

3 Quy định chung

3.1 Cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn được định nghĩa theo TCVN 7570 : 2006.

3.2 Mẫu cốt liệu được lấy theo lô sản phẩm, sao cho đảm bảo đặc tính tự nhiên của cốt liệu và đại diện cho lô cốt liệu cần thử.

Lô cốt liệu là khối lượng cốt liệu do một cơ sở sản xuất trong một ngày và được giao nhận cùng một lúc. Nếu cốt liệu được sản xuất theo từng cỡ hạt riêng biệt thì lô cốt liệu là khối lượng cốt liệu của cùng một cỡ hạt được sản xuất trong một ngày.

Khối lượng lô cốt liệu nhỏ trong kho không lớn hơn 500 T hoặc khoảng 350 m3.

Khối lượng lô cốt liệu lớn trong kho không lớn hơn 300 T hoặc khoảng 200 m3.

3.3 Sấy đến khối lượng không đổi: Cốt liệu được sấy ở nhiệt độ từ 105 0C đến 110 0C cho tới khi chênh lệch giữa hai lần cân không vượt quá 0,1 % khối lượng. Thời gian giữa hai lần cân liên tiếp không ít hơn 30 phút.

3.4 Mẫu thử, thiết bị và vật liệu dùng cho quá trình thử, phải được bảo quản đạt nhiệt độ  phòng thí nghiệm trước khi sử dụng.

3.5 Dụng cụ và thiết bị:

  • cân kỹ thuật, chính xác đến 1 %;
  • dụng cụ xúc mẫu hoặc lấy mẫu trên băng chuyền, bằng gỗ hoặc bằng kim loại, có hình dáng như mô tả trên Hình1;
  • thiết bị chia mẫu, gồm hộp chứa và máng chia mẫu như mô tả trên Hình 2. Chiều rộng khe chảy của máng chia mẫu phải lớn hơn 1,5 lần kích thước hạt cốt liệu nhỏ lớn nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1 Mô tả dụng cụ lấy mẫu trên băng chuyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2 Mô tả thiết bị chia mẫu

4 Lấy mẫu thử

4.1 Cốt liệu nhỏ

4.1.1 Lấy mẫu ban đầu

Trên các băng truyền, mẫu ban đầu được lấy định kỳ từ 0,5 giờ đến 1 giờ và lấy trên suốt chiều ngang băng chuyền cát. Có thể sử dụng dụng cụ Hình 1 để lấy mẫu trên băng chuyền.

Nếu cốt liệu nhỏ đồng nhất thì thời gian giữa hai lần lấy có thể kéo dài hơn.

Trong kho chứa, mẫu ban đầu của cốt liệu nhỏ được lấy từ nhiều điểm khác nhau theo chiều cao đống cốt liệu từ đỉnh xuống tới chân, sao cho mẫu lấy ra đại diện cho cả lô cốt liệu nhỏ.

Nếu cốt liệu nhỏ ở trong các bể chứa thì phải lấy cả trên mặt và dưới đáy bể.

Mỗi lô cốt liệu nhỏ lấy từ 10 mẫu đến 15 mẫu ban đầu.

4.1.2 Rút gọn mẫu

Các mẫu ban đầu sau khi lấy theo 4.1.1 được gộp lại, trộn kỹ và rút gọn theo phương pháp chia tư hoặc phương pháp chia đôi bằng thùng chứa có máng nhỏ (Hình 2) để có mẫu trung bình khoảng (20 – 40) kg.

  1. a) Rút gọn mẫu theo phương pháp chia tư: Đổ cốt liệu nhỏ lên một mặt phẳng khô sạch, không thấm nước. San phẳng mặt mẫu và kẻ hai đường thẳng vuông góc để chia mẫu thành bốn phần đều nhau. Lấy hai phần bất kỳ đối đỉnh nhau, gộp lại làm một. Sau đó lại trộn kỹ và rút gọn phần mẫu gộp như trên cho tới khi đạt được khối lượng cần thiết.
  2. b) Rút gọn mẫu bằng thùng chứa có hai máng nhỏ (xem Hình 2). Đổ mẫu cốt liệu nhỏ vào thùng chứa, san phẳng rồi mở máng cho cốt liệu nhỏ chảy theo hai máng chia ra phía ra ngoài. Dùng một nửa (khối lượng cốt liệu nhỏ của một máng) để tiếp tục rút gọn như thế cho tới khi đạt được khối lượng cần thiết.

4.1.3 Từ mẫu trung bình đã rút gọn theo điều 4.1.2, lấy ra mẫu thí nghiệm cho từng chỉ tiêu với khối lượng qui định trong Bảng 1.

Chú thích Có thể xác định nhiều chỉ tiêu từ một mẫu thử nếu trong quá trình thử tính chất của cốt liệu nhỏ không bị thay đổi.

Bảng 1 – Khối lượng mẫu cần thiết để xác định từng phép thử

Tên phép thử Khối lượng một mẫu thí nghiệm
kg
1.    Xác định thành phần thạch học Đảm bảo khối lượng mẫu đối với từng cỡ hạt theo TCVN 7572-3 : 2006
2.    Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước 0,03
3.    Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng Từ 5 đến 10 (tùy theo hàm lượng sỏi chứa trong cát)
4.    Xác định độ ẩm 1
5.    Xác định thành phần hạt 2
6.    Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét 0,5
7.    Xác định tạp chất hữu cơ 0,25

4.2 Cốt liệu lớn

4.2.1 Lấy mẫu ban đầu

Mẫu ban đầu của cốt liệu lớn được lấy trên băng truyền, trong kho hoặc bể chứa theo nguyên tắc đã nêu trong điều 4.1.1.

Chú thích

1) Khi chiều rộng băng truyền lớn hơn hay bằng 1 000 mm thì lấy mẫu ban đầu bằng cách chặn ngang một phần băng tải cho vật liệu rơi ra.

2) Nếu vật liệu đồng nhất thì việc lấy mẫu có thể thưa hơn.

Nếu kho là các hộc chứa thì mẫu ban đầu được lấy ở lớp trên mặt và lớp dưới đáy hộc chứa. Lớp dưới đáy lấy bằng cách mở cửa đáy hộc chứa cho vật liệu rơi ra.

4.2.2 Khối lượng mẫu ban đầu

Tùy theo độ lớn của hạt cốt liệu lớn, khối lượng mẫu ban đầu qui định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Khối lượng mẫu ban đầu của cốt liệu lớn

Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu
mm
Khối lượng mẫu ban đầu
kg
10 2,5
20 5,0
40 10,0
70 15,0

4.2.3 Rút gọn mẫu

Gộp các mẫu đã lấy theo 4.2.1 và rút gọn mẫu theo qui tắc đã nêu trong 4.1.2.

4.2.4 Mẫu trung bình

Tuỳ theo cỡ hạt, khối lượng mẫu trung bình của cốt liệu lớn dùng để thử mỗi loại chỉ tiêu được lấy từ mẫu đã rút gọn theo 4.2.3, không nhỏ hơn bốn lần khối lượng được nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 – Khối lượng nhỏ nhất của mẫu thử để xác định tính chất của cốt liệu lớn

Tên phép thử Khối lượng nhỏ nhất của mẫu cốt liệu lớn cần thiết để thử tùy theo cỡ hạt
kg
Từ 5 mm đến 10 mm Từ 10 mm đến 20 mm Từ 20 mm đến 40 mm Từ 40 mm đến 70 mm Trên 70 mm
1. Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước 0,5 1,0 2,5 2,5 2,5
2. Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng 6,5 15,5 30,0 60,0 60,0
3. Xác định thành phần cỡ hạt 5,0 5,0 15,0 30,0 50
4. Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét 0,25 1,0 5,0 15,0 15,0
5. Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt 10,0 10,0 10,0 20,0 30,0
6. Xác định độ ẩm 1,0 2,0 5,0 10,0 20,0
7. Xác định thành phần thạch học 0,25 1,0 10,0 15,0 35,0
8. Xác định độ nén dập trong xi lanh
           Đường kính 75 mm 0,8 0,8 + + +
           Đường kính 150 mm 6,0 6,0 6,0 + +
9. Độ hao mòn khi va đập trong máy mài mòn va đập Los Angeles 10,0 10,0 20,0 + +
Chú thích 1 Đá dăm thuộc cỡ hạt có dấu cộng (+) trước khi đem thử phải đập vỡ để đạt cỡ hạt nhỏ hơn liền kề trong Bảng 3, sau đó lấy khối lượng mẫu bằng khối lượng mẫu của cỡ hạt mới nhận được.

Chú thích 2 Để tiến hành một số phép thử đá dăm hoặc sỏi, khối lượng mẫu cần thiết lấy bằng tổng khối lượng các mẫu cho từng phép thử.

5 Biên bản lấy mẫu

Biên bản lấy mẫu phải có đủ các nội dung sau:

  • tên và địa chỉ của tổ chức lấy mẫu;
  • nơi lấy mẫu và nơi mẫu được gửi đến;
  • loại cốt liệu;
  • khối lượng mẫu;
  • các điều kiện hoặc các điểm lưu ý khi lấy mẫu;
  • người lấy mẫu;
  • viện dẫn tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006 về cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006 về cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7570:2006

CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA ( YÊU CẦU KỸ THUẬT

Aggregates for concrete and mortar  Specifications

 

Lời nói đầu

TCVN 7570 : 2006 thay thế cho TCVN 1770 : 1986 và TCVN 1771 : 1987.

TCVN 7570 : 2006 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 71/SC3 Cốt liệu cho bê tông hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

TCVN 7570 : 2006

Cốt liệu cho bê tông và vữa  Yêu cầu kỹ thuật

Aggregates for concrete and mortar  Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên) và cốt liệu lớn, có cấu trúc đặc chắc dùng chế tạo bê tông và vữa xi măng thông thường.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại cốt liệu dùng chế tạo bê tông và vữa xi măng đặc biệt (bê tông và vữa nhẹ, bê tông và vữa chống ăn mòn, bê tông khối lớn …).

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7572-1 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 1: Lấy mẫu.

TCVN 7572-2 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định thành phần hạt.

TCVN 7572-3 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 3: Hướng dẫn xác định thành phần thạch học.

TCVN 7572-4 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước.

TCVN 7572-5 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 5: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn.

TCVN 7572-6 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng.

TCVN 7572-7 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 7: Xác định độ ẩm.

TCVN 7572-8 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ.

TCVN 7572-9 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 9: Xác định tạp chất hữu cơ.

TCVN 7572-10 : 2006Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 10: Xác định cường độ và hệ số hoá mềm của đá gốc.

TCVN 7572-11 : 2006Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 11: Xác định độ nén dập và hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn.

TCVN 7572-12 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles.

TCVN 7572-13 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 13: Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn.

TCVN 7572-14 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm – silic.

TCVN 7572-15 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử – Phần 15: Xác định hàm lượng clorua.

TCXDVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Cốt liệu (aggregate)

Các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định, khi nhào trộn với
xi măng và nước, tạo thành bê tông hoặc vữa. Theo kích thước hạt, cốt liệu được phân ra cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn.

3.2

Cốt liệu nhỏ (fine aggregate)

Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước chủ yếu từ 0,14 mm đến 5 mm. Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên, cát nghiền và hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.

3.2.1

Cát tự nhiên (natural sand)

Hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ được hình thành do quá trình phong hoá của các đá tự nhiên. Cát tự nhiên sau đây gọi là cát.

3.2.2

Cát nghiền (crushed rock sand)

Hỗn hợp các hạt cốt liệu kích thước nhỏ hơn 5 mm thu được do đập và hoặc nghiền từ đá.

3.2.3

Môđun độ lớn của cát (fineness modulus of sand)

Chỉ tiêu danh nghĩa đánh giá mức độ thô hoặc

mịn của hạt cát. Mô đun độ lớn của cát được xác định bằng cách cộng các phần trăm lượng sót tích luỹ trên các sàng 2,5 mm; 1,25 mm; 630 mm; 315 mm; 140 mm và chia cho 100.

3.3

Cốt liệu lớn (coarse aggregate)

Hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ 5 mm đến 70 mm. Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập hoặc nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm.

3.3.1

Sỏi (gravel)

Cốt liệu lớn được hình thành do quá trình phong hoá của đá tự nhiên.

3.3.2

Đá dăm (crushed rock)

Cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập và/hoặc nghiền đá.

3.3.3

Sỏi dăm (crushed gravel)

Cốt liệu lớn được sản xuất bằng cách đập và/hoặc nghiền cuội, sỏi kích thước lớn.

3.3.4

Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn (Dmax(maximum particle size)

Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng nhỏ nhất mà không ít hơn 90 % khối lượng hạt cốt liệu lọt qua.

3.3.5

Kích thước hạt nhỏ nhất của cốt liệu lớn (Dmin(minimum particle size)

Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng lớn nhất mà không nhiều hơn 10 % khối lượng hạt cốt liệu lọt qua.

3.3.6

Hạt thoi dẹt của cốt liệu lớn (elongation and flakiness index of coarse aggregate)

Hạt có kích thước cạnh nhỏ nhất nhỏ hơn 1/3 cạnh dài.

3.4

Thành phần hạt của cốt liệu (particle size distribution)

Tỷ lệ phần trăm khối lượng các hạt có kích thước xác định.

3.5

Tạp chất hữu cơ (organic impurities)

Các chất hữu cơ trong cốt liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tính chất của bê tông hoặc vữa
xi măng.

3.6

Màu chuẩn (standard colors)

Màu qui ước dùng để xác định định tính tạp chất hữu cơ trong cốt liệu.

3.7 Cấp bê tông theo cường độ chịu nén (grade of concrete)

Giá trị cường độ với xác suất bảo đảm 0,95 khi nén các mẫu bê tông lập phương chuẩn.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Cát

4.1.1 Theo giá trị môđun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra hai nhóm chính:

– Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3;

– Cát mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.

Thành phần hạt của cát, biểu thị qua lượng sót tích luỹ trên sàng, nằm trong phạm vi quy định trong Bảng 1.

4.1.2 Cát thô có thành phần hạt như quy định trong Bảng 1 được sử dụng để chế tạo bê tông và vữa tất cả các cấp bê tông và mác vữa.

Bảng 1 – Thành phần hạt của cát

Kích thước lỗ sàng

Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng

Cát thô

Cát mịn

2,5 mm

Từ 0 đến 20

0

1,25 mm

Từ 15 đến 45

Từ 0 đến 15

630 mm

Từ 35 đến 70

Từ 0 đến 35

315 mm

Từ 65 đến 90

Từ 5 đến 65

140 mm

Từ 90 đến100

Từ 65 đến 90

Lượng qua sàng 140 mm, không lớn hơn

10

35

4.1.3 Cát mịn được sử dụng chế tạo bê tông và vữa như sau:

a) Đối với bê tông:

– Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp thấp hơn B15;

– Cát có môđun độ lớn từ 1 đến 2 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp từ B15 đến B25;

b) Đối với vữa:

– Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1,5 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác nhỏ hơn và bằng M5;

– Cát có môđun độ lớn từ 1,5 đến 2 được sử dụng chế tạo vữa mác M7,5.

Chú thích TCXD 127 : 1985 hướng dẫn cụ thể việc sử dụng từng loại cát mịn trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế – kỹ thuật.

4.1.4 Cát dùng chế tạo vữa không được lẫn quá 5 % khối lượng các hạt có kích thước lớn hơn  5 mm.

4.1.5 Hàm lượng các tạp chất (sét cục và các tạp chất dạng cục; bùn, bụi và sét) trong cát được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Hàm lượng các tạp chất trong cát

Tạp chất

Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn

Bê tông cấp cao hơn B30

Bê tông cấp thấp hơn và bằng B30

vữa

– Sét cục và các tạp chất dạng cục

Không được có

0,25

0,50

– Hàm lượng bùn, bụi, sét

1,50

3,00

10,00

4.1.6 Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không được thẫm hơn màu chuẩn.

chú thích Cát không thoả mãn điều 4.1.6 có thể được sử dụng nếu kết quả thí nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất hữu cơ này không làm giảm tính chất cơ lý yêu cầu đối với bê tông.

4.1.7 Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion Cl tan trong axit, quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Hàm lượng ion Cl trong cát

Loại bê tông và vữa

Hàm lượng ion Cl% khối lượngj, không lớn hơn

Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước

0,01

Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và vữa thông thường

0,05

Chú thích Cát có hàm lượng ion Cl lớn hơn các giá trị quy định ở Bảng 3 có thể được sử dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl trong 1 m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo, không vượt quá 0,6 kg.

4.1.8 Cát được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm  silic của cát kiểm tra theo phương pháp hoá học (TCVN 7572-14 : 2006) phải nằm trong vùng cốt liệu vô hại. Khi khả năng phản ứng kiềm – silic của cốt liệu kiểm tra nằm trong vùng có khả năng gây hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ xung theo phương pháp thanh vữa (TCVN 7572-14 : 2006) để đảm bảo chắc chắn vô hại..

 Cát được coi là không có khả năng xảy ra phản ứng kiềm – silic nếu biến dạng (e) ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1%.

4.2 Cốt liệu lớn

4.2.1 Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ hạt riêng biệt. Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ trên các sàng, được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Thành phần hạt của cốt liệu lớn

Kích thước lỗ sàng mm

Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất, mm

5-10

5-20

5-40

5-70

10-40

10-70

20-70

100

0

0

0

70

0

0-10

0

0-10

0-10

40

0

0-10

40-70

0-10

40-70

40-70

20

0

0-10

40-70

40-70

90-100

10

0-10

40-70

90-100

90-100

5

90-100

90-100

90-100

90-100

Chú thích Có thể sử dụng cốt liệu lớn với kích thước cỡ hạt nhỏ nhất đến 3 mm, theo thoả thuận.

4.2.2 Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn tuỳ theo cấp bê tông không vượt quá giá trị quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 – Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn

Cấp bê tông

Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng, không lớn hơn

– Cao hơn B30

1,0

– Từ B15 đến B30

2,0

– Thấp hơn B15

3,0

4.2.3 Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc trầm tích.

Mác đá dăm xác định theo giá trị độ nén dập trong xi lanh được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 – Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập

Mác đá dăm*

Độ nén dập trong xi lanh ở trạng thái bão hoà nước, % khối lượng

Đá trầm tích

Đá phún xuất xâm nhập và đá biến chất

Đá phún xuất phun trào

140

Đến 12

Đến 9

120

Đến 11

Lớn hơn 12 đến 16

Lớn hơn 9 đến 11

100

Lớn hơn 11 đến 13

Lớn hơn 16 đến 20

Lớn hơn 11 đến 13

80

Lớn hơn 13 đến 15

Lớn hơn 20 đến 25

Lớn hơn 13 đến 15

60

Lớn hơn 15 đến 20

Lớn hơn 25 đến 34

40

Lớn hơn 20 đến 28

30

Lớn hơn 28 đến 38

20

Lớn hơn 38 đến 54

* Chỉ số mác đá dăm xác định theo cường độ chịu nén, tính bằng MPa tương đương với các giá trị 1 400; 1 200; …; 200 khi cường độ chịu nén tính bằng kG/cm2.

4.2.4 Sỏi và sỏi dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông các cấp phải có độ nén dập trong xi lanh phù hợp với yêu cầu trong Bảng 7.

Bảng 7 – Yêu cầu về độ nén dập đối với sỏi và sỏi dăm

Cấp bê tông

Độ nén dập ở trạng thái bão hoà nước,% khối lượng, không lớn hơn

Sỏi

Sỏi dăm

Cao hơn B25

8

10

Từ B15 đến B25

12

14

Thấp hơn B15

16

18

4.2.5 Độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn thí nghiệm trong máy Los Angeles, không lớn hơn 50 % khối lượng.

4.2.6 Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15 % đối với bê tông cấp cao hơn B30 và không vượt quá 35 % đối với cấp B30 và thấp hơn.

4.2.7 Tạp chất hữu cơ trong sỏi xác định theo phương pháp so màu, không thẫm hơn màu chuẩn.

chú thích Sỏi chứa lượng tạp chất hữu cơ không phù hợp với quy định trên vẫn có thể sử dụng nếu kết quả thí nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất hữu cơ này không làm giảm các tính chất cơ lý yêu cầu đối với bê tông cụ thể.

4.2.8 Hàm lượng ion Cl (tan trong axit) trong cốt liệu lớn, không vượt quá 0,01 %.

chú thích Có thể được sử dụng cốt liệu lớn có hàm lượng ion Cl lớn hơn 0,01 % nếu tổng hàm lượng ion Cl trong 1 m3 bê tông không vượt quá 0,6 kg.

4.2.9 Khả năng phản ứng kiềm  silic đối với cốt liệu lớn được quy định như đối với cốt liệu nhỏ theo 4.1.8.

5. Phương pháp thử

5.1 Lấy mẫu thử cốt liệu theo TCVN 7572-1 : 2006.

Mẫu thử dùng xác định thành phần hạt có thể dùng để xác định hàm lượng hạt mịn.

5.2 Xác định thành phần hạt của cốt liệu theo TCVN 7572-2 : 2006.

5.3 Xác định thành phần thạch học của cốt liệu theo TCVN 7572-3 : 2006.

5.4 Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của cốt liệu theo TCVN 7572-4 : 2006.

5.5 Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc và hạt cốt liệu lớn theo TCVN 7572-5 : 2006.

5.6 Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng của cốt liệu theo TCVN 7572-6 : 2006.

5.7 Xác định độ ẩm của cốt liệu theo TCVN 7572-7 : 2006.

5.8 Xác định hàm lượng bụi, bùn, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ theo TCVN 7572-8 : 2006.

5.9 Xác định tạp chất hữu cơ theo TCVN 7572-9 : 2006.

5.10 Xác định cường độ và hệ số hoá mềm của đá gốc làm theo TCVN 7572-10 : 2006.

5.11 Xác định độ nén dập và hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn theo TCVN 7572-11 : 2006.

5.12 Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles theo TCVN 7572-12 : 2006.

5.13 Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn theo TCVN 7572-13 : 2006.

5.14 Xác định khả năng phản ứng kiềm  silic trong cốt liệu bằng phương pháp hóa học theo TCVN 7572-14 : 2006.

 5.15 Xác định khả năng phản ứng kiềm  silic trong cốt liệu bằng phương pháp thanh vữa theo TCVN 7572-14 : 2006.

5.16 Xác định hàm lượng ion Cl trong cốt liệu theo TCVN 7572-15 : 2006.

6 Vận chuyển và bảo quản

6.1 Mỗi lô cốt liệu phải có giấy chứng nhận chất lượng kèm theo, trong đó ghi rõ:

– Tên cơ sở cung cấp cốt liệu, địa chỉ, điện thoại, fax;

– Loại cốt liệu;

– Nguồn gốc cốt liệu;

– Số lô và khối lượng;

– Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu, tính chất của cốt liệu.

6.2 Cốt liệu được vận chuyển bằng sà lan, tàu hoả, ô tô hoặc bằng các phương tiện khác mà không làm biến đổi các tính chất cơ, lý và hóa học của cốt liệu.

6.3 Cốt liệu có thể được bảo quản ở kho có mái che hoặc sân bãi nơi khô ráo.

6.4 Khi vận chuyển và bảo quản cốt liệu phải để riêng từng loại và từng cỡ hạt (nếu có), tránh để lẫn tạp chất.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2682:2009 Yêu cầu kỹ thuật xi măng poóc lăng

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2682:2009 Yêu cầu kỹ thuật xi măng poóc lăng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2682 : 2009

XI MĂNG POÓC LĂNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Portland cements – Specifications

Lời nói đầu

TCVN 2682 : 2009 thay thế cho TCVN 2682 : 1999.

TCVN 2682 : 2009 do Viện Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

XI MĂNG POÓC LĂNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Portland cements – Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho xi măng poóc lăng thông dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 141 : 2008 Xi măng – Phương pháp phân tích hóa học.

TCVN 4030 : 2003 xi măng – Phương pháp xác định độ mịn.

TCVN 4784 : 2001 (EN 196-7 : 1989) Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 5438 : 2007 Xi măng – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử – Xác định độ bền.

TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử – Xác định thời gian đông kết và độ ổn định.

TCVN 7572-14 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa  – Phương pháp thử – Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm-silic.

TCXD 168 : 1989 Thạch cao dùng để sản xuất xi măng*.

3. Quy định chung

3.1. Xi măng poóc lăng là chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng poóc lăng với một lượng thạch cao cần thiết. Trong quá trình nghiền có thể sử dụng phụ gia công nghệ (3.4) nhưng không quá 1 % so với khối lượng clanhke.

3.2. Clanhle xi măng poóc lăng được định nghĩa theo TCVN 5438 : 2007.

3.3. Thạch cao là vật liệu đá thiên nhiên hoặc nhân tạo có chứa khoáng CaSO4.2H2O, được sử dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng. Thạch cao dùng để sản xuất xi măng có chất lượng theo TCXD 168 : 1989.

3.4. Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao và/hoặc bảo quản xi măng nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi măng, vữa và bê tông.

* Các tiêu chuẩn TCXD và TCN sẽ được chuyển đổi thành TCVN hoặc QCVN.

3.5. Xi măng poóc lăng gồm các mác PC30, PC40 và PC50, trong đó:

– PC là ký hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng;

– Các trị số 30, 40, 50 là cường độ nén tối thiểu của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng MPa, xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).

4. Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng

Tên chỉ tiêu

Mức

PC30

PC40

PC50

1. Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn:

– 3 ngày ± 45 min

16

21

25

– 28 ngày ± 8 h

30

40

50

2. Thời gian đông kết, min

– Bắt đầu, không nhỏ hơn

45

– Kết thúc, không lớn hơn

375

3. Độ nghiền mịn, xác định theo:

– Phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm, %, không lớn hơn

10

– Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn

2 800

4. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn

10

5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không lớn hơn

3,5

6. Hàm lượng magie oxit (MgO), %, không lớn hơn

5,0

7. Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn hơn

3,0

8. Hàm lượng cặn không tan (CKT), %, không lớn hơn

1,5

9. Hàm lượng kiềm quy đổi1) (Na2O)2), %, không lớn hơn

0,6

CHÚ THÍCH:

1) Quy định đối với xi măng poóc lăng khi sử dụng với cốt liệu có khả năng xảy ra phản ứng kiềm-silic.

2) Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2O) tính theo công thức: %Na2O = %Na2O + 0,658 %K2O.

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989).

5.2. Cường độ nén xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).

5.3. Thời gian đông kết, độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989).

5.4. Độ mịn xác định theo TCVN 4030 : 2003.

5.5. Thành phần hóa học (SO3, MgO, MKN, CKT, Na2O, K2O) xác định theo TCVN 141 : 2008.

5.6. Khả năng phản ứng kiềm-silic của cốt liệu được xác định theo TCVN 7572-14 : 2006.

6. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

6.1. Ghi nhãn

6.1.1. Xi măng poóc lăng khi xuất xưởng ở dạng rời hoặc đóng bao phải có tài liệu chất lượng kèm theo với nội dung:

– tên cơ sở sản xuất;

– tên và mác xi măng theo tiêu chuẩn này;

– giá trị các mức chỉ tiêu theo Điều 4 của tiêu chuẩn này;

– khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô;

– ngày, tháng, năm xuất xưởng.

6.1.2. Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đã đăng ký, cần ghi rõ:

– tên và mác xi măng theo tiêu chuẩn này;

– tên cơ sở sản xuất;

– khối lượng tịnh của bao;

– tháng, năm sản xuất;

– hướng dẫn sử dụng và bảo quản;

– số hiệu lô sản xuất;

– viện dẫn tiêu chuẩn này.

6.2. Bao gói

6.2.1. Bao đựng xi măng poóc lăng đảm bảo không làm giảm chất lượng xi măng và không bị rách vỡ khi vận chuyển và bảo quản.

6.2.2. Khối lượng tịnh cho mỗi bao xi măng là (50 ± 0,5) kg hoặc khối lượng theo thỏa thuận với khách hàng nhưng dung sai phải theo quy định hiện hành.

6.3. Vận chuyển

6.3.1. Không được vận chuyển xi măng poóc lăng chung với các loại hàng hóa gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của xi măng.

6.3.2. Xi măng bao được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải có che chắn chống mưa và ẩm ướt.

6.3.3. Xi măng rời được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng.

6.4. Bảo quản

6.4.1. Kho chứa xi măng bao phải đảm bảo khô, sạch, nền cao, có tường cao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, phải cách tường ít nhất 20 cm và riêng theo từng lô.

6.4.2. Xi măng poóc lăng phải bảo hành chất lượng trong thời gian 60 ngày kể từ ngày xuất xưởng.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6260:2009 Xi măng poóc lăng hỗn hợp

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6260:2009 Xi măng poóc lăng hỗn hợp

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6260 : 2009

XI MĂNG POÓC LĂNG HỖN HỢP – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Portland blended cement – Specifications

 

 

Lời nói đầu

TCVN 6260 : 2009 thay thế TCVN 6260 : 1997.

TCVN 6260 : 2009 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho loại xi măng poóc lăng hỗn hợp thông dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 141 : 2008 Xi măng – Phương pháp phân tích hóa học.

TCVN 4030 : 2003 Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn.

TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989) Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 5438 : 2004 Xi măng – Thuật ngữ định nghĩa.

TCVN 5439 : 2004 Xi măng – Phân loại.

TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử – Xác định độ bền.

TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989) Xi măng – Phương pháp thử – Xác định thời gian đông kết và độ ổn định.

TCVN 6882 : 2001 Phụ gia khoáng cho xi măng.

TCVN 7711 : 2007 Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát.

TCXD 168 : 1989 Thạch cao dùng để sản xuất xi măng*.

3. Quy định chung

3.1. Xi măng poóc lăng hỗn hợp thông dụng là chất kết dính thủy, được sản xuất bằng cách nghiền mịn hỗp hợp clanhke xi măng poóc lăng với một lượng thạch cao cần thiết và các phụ gia khoáng, có thể sử dụng phụ gia công nghệ (nếu cần) trong quá trình nghiền hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng đã nghiền mịn với xi măng poóc lăng.

3.2. Clanhke xi măng poóc lăng dùng để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp có hàm lượng magie oxít (MgO) không lớn hơn 5 %.

3.3. Phụ gia khoáng để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp phải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN 6882 : 2001 và quy chuẩn sử dụng phụ gia trong sản xuất xi măng.

* Các tiêu chuẩn TCXD và TCN sẽ được chuyển đổi thành TCVN hoặc QCVN

3.4. Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao và/hoặc bảo quản xi măng nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi măng, vữa và bê tông; hàm lượng phụ gia công nghệ trong xi măng không lớn hơn 1 %.

3.5. Tổng lượng các phụ gia khoáng (không kể thạch cao) trong xi măng poóc lăng hỗn hợp, tính theo khối lượng xi măng, không lớn hơn 40 %, trong đó phụ gia đầy không quá 20 %.

3.6. Thạch cao để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp có chất lượng theo TCXD 168 : 89.

3.7. Xi măng poóc lăng hỗn hợp gồm ba mác PCB30, PCB40 và PCB50, trong đó:

– PCB là ký hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng hỗn hợp;

– Các trị số 30, 40, 50 là cường độ nén tối thiểu mẫu vữa chuẩn ở tuổi 28 ngày đóng rắn, tính bằng mặt phẳng, xác định theo TCVN 6016:1995 (ISO 679 : 1989).

4. Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng hỗn hợp được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng hỗn hợp

Các chỉ tiêu Mức
PCB30 PCB40 PCB50
1. Cường độ nén, mặt phẳng, không nhỏ hơn: – 3 ngày ± 45 min – 28 ngày ± 8 h 14 30 18 40 22 50
2. Thời gian đông kết, min – bắt đầu, không nhỏ hơn – kết thúc, không lớn hơn 45 420
3. Độ mịn, xác định theo: – phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm, %, không lớn hơn – bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn 10 2 800
4. Độ ẩm ổn định thể tích, xác định theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn 10
5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không lớn hơn 3,5
6. Độ nở autoclave1), %, không lớn hơn 0,8
CHÚ THÍCH: 1)Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 4787 : 2001 (EN 196-7 : 1989).

5.2. Cường độ nén xác định theo TCVN 6016 : 1995 (ISO 679 : 1989).

5.3. Độ mịn xác định theo TCVN 4030 : 2003.

5.4. Thời gian đông kết và độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017 : 1995 (ISO 9597 : 1989).

5.5. Hàm lượng SO3 xác định theo TCVN 141 : 2008.

5.6. Độ nở autoclave được xác định theo TCVN 7711 : 2007.

6. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

6.1. Ghi nhãn

6.1.1. Xi măng poóc lăng hỗn hợp khi xuất xưởng ở dạng rời hoặc đóng bao phải có tài liệu chất lượng kèm theo với nội dung:

– tên cơ sở sản xuất;

– tên và mác xi măng theo tiêu chuẩn này;

– giá trị các mức chỉ tiêu theo Điều 4 của tiêu chuẩn này;

– khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô;

– ngày, tháng, năm xuất xưởng.

6.1.2. Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đã đăng ký, cần ghi rõ:

– tên và mác xi măng theo tiêu chuẩn này;

– tên cơ sở sản xuất;

– khối lượng tịnh của bao;

– tháng, năm sản xuất;

– hướng dẫn sử dụng và bảo quản;

– số hiệu lô sản xuất;

– viện dẫn tiêu chuẩn này.

6.2. Bao gói

6.2.1. Bao đựng xi măng poóc lăng hỗn hợp đảm bảo không làm giảm chất lượng xi măng và không bị rách vỡ khi vận chuyển và bảo quản.

6.2.2. Khối lượng tịnh cho mỗi bao xi măng là (50 ± 0,5) kg hoặc khối lượng theo thỏa thuận với khách hàng nhưng dung sai phải theo quy định hiện hành.

6.3. Vận chuyển

6.3.1. Không được vận chuyển xi măng poóc lăng hỗn hợp chung với các loại hàng hóa gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của xi măng.

6.3.2. Xi măng bao được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải có che chắn chống mưa và ẩm ướt.

6.3.3. Xi măng rời được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng.

6.4. Bảo quản

6.4.1. Kho chứa xi măng bao phải đảm bảo khô, sạch, nền cao, có tường bao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, phải cách tường ít nhất 20 cm và riêng theo từng lô.

6.4.2. Xi măng poóc lăng hỗn hợp phải bảo hành chất lượng trong thời gian 60 ngày kể từ ngày xuất xưởng.

ISOQ cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hợp chuẩn Xi măng poóc lăng hỗn hợp theo TCVN 6260 : 2009 và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp chuẩn tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Những mẫu nhà cấp 4 mái tôn hiện đại nhất hiện nay

Ngày nay,nhiều gia đình trẻ luôn quan tâm đến những mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái tôn đơn giản, rẻ đẹp mà chất lượng. Những mẫu nhà cấp 4 mái tôn với chi phí xây dựng thấp tận dụng được tối ưu không gian sống sẽ được rất nhiều gia đình, khách hàng khảo sát và quan tâm.Những mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái tôn đẹp sau đây sẽ là gợi ý cho bạn khi lựa chọn xây nhà với chi phí xây dựng  thấp dựa trên nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Nhiều chủ đầu tư thường hỏi chúng tôi một số câu hỏi về mái tôn: “Có nên lợp mái tôn hay không?”, “Nên lợp ngói hay lợp tôn?”, “Mái hay ngói? Làm mái tôn đẹp? Thiết nghĩ, bạn cũng đã có câu trả lời cho riêng mình, vì nếu là biệt thự hay nhà để ở thì mái ngói luôn là sự lựa chọn tốt hơn cả, bởi nó phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta, phù hợp với kiến ​​trúc nhà của người Việt Nam. Hãy cùng Xây Dựng Số tham khảo một số mẫu nhà cấp 4 mái tôn qua bài viết dưới đây nhé!

Nhà cấp 4 mái tôn hình chữ L

Những mẫu nhà cấp 4, mái tôn chữ L đẹp cũng rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ ở nông thôn mà ở ngoại thành cũng dễ dàng bắt gặp. Một trong những phong cách thiết kế đang dần được cải tiến một cách vượt bậc so với nhiều năm trước đây. Không chỉ thiên về tính thẩm mỹ mà công năng cũng được thiết kế một cách hợp lý và khoa học.

Nhà cấp 4 mái tôn diện tích 5x20m

Nếu điều kiện kinh tế không cho phép bạn có thể sử dụng nhà lợp mái tôn rất phù hợp với nhu cầu của bạn. Mẫu thiết kế nhà cấp 4 mái tôn diện tích 5x20m này luôn mang một vẻ đẹp cuốn hút, ấn tượng về phong cách thiết kế và không gian sử dụng được đánh giá cao trong từng công trình xây dựng.

Nhà cấp 4 mái tôn giả ngói

Nếu bạn chỉ thích kiểu mái thái lợp ngói thì hãy tham khảo những mẫu nhà cấp 4 lợp ngói sau đây, có thể bạn sẽ thích thú với phong cách này. Đối với kiến ​​trúc này, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc, vì vậy bạn chỉ cần lựa chọn theo sở thích của mình. Trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư yêu thích phong cách này vì nó khá hấp dẫn.

Nhà cấp 4 mái tôn có gác lửng

Xu hướng nhà cấp 4 có gác lửng mái thái được nhiều hộ gia đình Việt lựa chọn bởi nó luôn là chủ đề được nhắc đến nhiều khi có ý định xây nhà. Ưu điểm nổi bật mà phong cách này sở hữu là thời gian thi công nhanh chóng, chi phí đầu tư thấp so với các phong cách kiến ​​trúc khác. Vì vậy đừng từ bỏ dòng máy ưu tú đang được đánh giá khá cao này.

Nhà cấp 4 mái tôn có 4 phòng ngủ

Không gian đơn giản nhưng rất tinh tế, hài hòa, đây sẽ là một phong cách mới cho những hộ gia đình có ít thành viên. Thiết kế vừa cân đối, vừa hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thiết yếu của hầu hết các hộ gia đình, vừa sở hữu không gian sử dụng thoải mái vừa có phong cách thiết kế đẹp nhất hiện nay.

Nhà cấp 4 mái tôn có 3 phòng ngủ

Tiếp đến là kiểu nhà cấp 4 mái thái có 3 phòng ngủ chức năng rộng rãi dành cho gia đình có từ 4-5 thành viên cùng sinh sống. Phong cách thiết kế được tạo hình hoàn hảo với những đường nét nổi bật, màu sắc được phối hợp nhịp nhàng mang đến một lối kiến ​​trúc hiện đại năm 2021. Xu hướng lựa chọn mẫu nhà này khá nhiều, vì nó. Tương đối phù hợp với nhu cầu sử dụng và hơn hết là giá thành rẻ so với các dòng máy khác.

Nhà cấp 4 mái tôn đơn giản

Mẫu nhà ống này là mẫu thiết kế được rất nhiều gia đình và các cặp vợ chồng trẻ có kinh phí ít lựa chọn và sử dụng. Thiết kế mái dốc về một phía tạo cảm giác ngôi nhà cao hơn đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu. Phía sau nhà, bạn hoàn toàn có thể thiết kế gác xép để tăng diện tích sử dụng. Mặt tiền không quá nổi bật nhưng vẫn có đầy đủ các thành phần từ mái đến cổng, tương đối hài hòa về mặt thẩm mỹ. Nhìn chung, mẫu nhà cấp 4 mái thái đơn giản này có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sinh hoạt của gia đình, với tổng kinh phí xây dựng và mua sắm nội thất cơ bản khoảng 300 triệu là hoàn toàn có thể.

Nhà ống cấp 4 mái tôn giá rẻ

Đây là mẫu nhà ống sử dụng kết cấu mái thái đơn giản làm điểm nhấn. Phía trước có sân nhỏ, mẫu thiết kế nhà chữ I đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cơ bản của gia đình. Đối với những mẫu nhà cấp 4 thì giá trị thẩm mỹ của phần mái khá quan trọng. Vì vậy để mái tôn vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ vừa đáp ứng được nhu cầu chống nóng, chống ồn thì điều quan trọng nhất để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí thì bạn nên sử dụng ngói cách nhiệt. Đây là một trong những mẫu nhà ống cấp 4 mái thái giả ngói đẹp và được sử dụng rộng rãi. Với kinh phí xây dựng dự kiến ​​khoảng 300 triệu cho căn nhà khoảng 60m2 khá phù hợp với những gia đình có mức thu nhập trung bình tại thành phố. Đặc điểm khiến nhiều người yêu thích của mẫu nhà cấp 4 mái thái giả ngói không chỉ là vẻ đẹp truyền thống giống hệt mái ngói, không chỉ là giá thành rẻ, thuận tiện trong thi công mà còn mang đến không gian sống đầm ấm. thờ cúng, hạnh phúc cho mọi gia đình.

Nhà cấp 4 mái tôn hiện đại

Đây là mẫu nhà ống được thiết kế theo dạng mái dốc hoặc nửa mái tôn nửa bằng. Điểm nhấn về tính thẩm mỹ chính tập trung vào mặt tiền của ngôi nhà. Cổng được thiết kế khá đặc biệt, nhấn mạnh sự hiện đại của ngôi nhà. Ngôi nhà ống cấp 4 này không cầu kỳ về thiết kế mà chú trọng đến nội thất và sự tiện nghi của ngôi nhà. Đây là mẫu nhà rất được các cặp vợ chồng trẻ hiện đại quan tâm và yêu thích bởi giá xây dựng khá rẻ chỉ khoảng 400 triệu chưa bao gồm nội thất. Mẫu nhà ống này vẫn tạo được điểm nhấn tập trung chủ yếu vào thiết kế hiện đại ở mặt tiền của ngôi nhà. Phần mái nhà bạn có thể thiết kế mái dốc, sử dụng tôn cách nhiệt để chống nóng cho ngôi nhà, tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa. Trong dự toán xây dựng khi xây nhà cấp 4 mái tôn sẽ giảm giá thành phần móng, đặc biệt có thể giảm thiểu hệ khung kèo để tiết kiệm chi phí.

Nhà ống cấp 4 mái tôn cổ điển

Đây là mẫu nhà ống thép mái thái được các gia đình trung niên ưa chuộng, muốn có không gian sống ấm cúng, yên tĩnh. Thiết kế mái thái khá ấn tượng, sử dụng tôn kim cương cách nhiệt màu ghi xám rất sang trọng. Tông màu chủ đạo của ngôi nhà tương phản với màu mái tôn, tường trắng và các chi tiết gỗ công nghiệp điểm thêm ánh đèn vàng vào buổi tối khiến ngôi nhà thực sự ấm cúng và vững chãi. Bố trí mặt bằng gồm: 1 phòng khách, 1 phòng ăn và bếp, 2 phòng ngủ, phía sau là nhà vệ sinh và sân phơi, phía trước là chỗ để xe. Không nhiều, không rộng rãi nhưng đủ cho mọi nhu cầu sinh hoạt của một gia đình 4 người.

Nhà ống cấp 4 hai mái tuyệt đẹp

Mẫu nhà ống cấp 4 mái thái được sử dụng kiến ​​trúc 2 mái vô cùng độc đáo. Ai dám nói với bạn mảnh đất hình chữ I chật hẹp không xây được nhà đẹp thì cho họ xem mẫu này. Bố cục ngôi nhà được phân chia rất tinh tế và hợp lý gồm sân thượng, phòng khách, 2 phòng ngủ, bếp và phòng vệ sinh phía sau nhà. Vấn đề quan trọng nhất không phải là diện tích mà là cách bạn sắp xếp đồ đạc, vật dụng trong nhà như thế nào cho hài hòa để bạn có một ngôi nhà thực sự tiện nghi cho 4 người.

Nhà cấp 4 mái tôn hai mái lệch.

Trên diện tích đất dành cho ngôi nhà có chiều rộng thoải mái hơn một chút, bạn có thể sử dụng kiến ​​trúc nhà lệch tầng 2 tầng ấn tượng này. Sử dụng cửa gỗ giúp ngôi nhà trở nên sang trọng hơn, với khoảng sân rộng phía trước bạn có thể bố trí thêm cây xanh, cây cảnh, hồ cá,…Phần mái phù hợp nhất cho mẫu nhà này là kết cấu mái theo kiểu truyền thống, sử dụng tôn cách nhiệt màu ghi xám hoặc đỏ như ngói sẽ nổi bật và phù hợp với sự sang trọng của ngôi nhà.

Trên đây là những mẫu nhà cấp 4 mái tôn đẹp, tiện nghi mà giá thành rẻ mà Xây Dựng Số gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được ý tưởng hay cho ngooi nhà sắp tới của mình nhé!

===> Nếu bạn đang tìm hiểu về các mẫu nhà và cũng muốn tham khảo thêm để chọn báo giá vật liệu và dịch vụ phù hợp cho căn nhà thì có thể xem tại đây::

Phân loại dự án đầu tư xây dựng nhóm A, nhóm B, nhóm C.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng nhóm A, nhóm B, nhóm C.

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Các tiêu chí phân loại dự án đầu tư xây dựng nhóm A, nhóm B, nhóm C như thế nào?

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kĩ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  • Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỉ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại tùy theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn đầu tư nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

Dự án đầu tư xây dựng nhóm A.

Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau:

▪️ Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng mang tính chất bảo mật quốc gia,có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trong, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới – không kể mức vốn.

▪️ Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc quy mô đầu tư – không kể mức vốn.

▪️ Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo  máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, tháo lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn trên 600 tỉ đổng.

▪️ Các dự án: Thủy lợi, giao thông (ngoài điểm A-c), cấp thoát nước và công trình kĩ thuật hạ tầng; kĩ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở; đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn trên 400 tỉ đồng.

▪️ Các dự án: hạ tầng kĩ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn 300 tỷ đồng.

▪️ Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn trên 200 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng nhóm B

Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một trong những điều kiện sau đây:

▪️ Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ –  có mức vốn đầu tư từ 30 đến 600 tỷ đồng.

▪️ Các dự án: thủy lợi, giao thông (trừ tại điểm B-a), cấp thoát nước và công trình kĩ thuật hạ tầng; kĩ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng.

▪️ Các dự án: hạ tầng kĩ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng.

▪️ Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng nhóm C.

Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những điều kiện sau:

▪️ Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ – có mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng. các trường phổ thông nằm trong quy hoạch – không kể mức vốn.

▪️ Các dự án: thủy lợi, giao thông (trừ tại điểm C-a), cấp thoát nước và công trình kĩ thuật hạ tầng; kĩ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt – có mức vốn dưới 20 tỷ đồng.

▪️ Các dự án: hạ tầng kĩ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản – có mức vốn dưới 15 tỷ đồng.

▪️ Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác – có mức vốn dưới 7 tỷ đồng.

Ghi chú:

Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kĩ thuật) do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đầu tư do các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lí công trình xây dựng chuyên ngàng chủ trì thẩm định các nội dưng quy định tại điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014.

Trên đây là cách phân loại dự án đầu tư xây dựng nhóm A, nhóm B, nhóm C. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?

Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?

Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Điều bạn cần biết

Quyết định chủ trương đầu tư

Bạn đang tìm hiểu về các quyết định chủ trương đầu tư được quy định hiện nay. Đây là những quyết định của cấp có thẩm quyền về các quyết định có liên  quan đến dự án đầu tư. Vậy quyết định chủ trương đầu tư được hiểu là gì? Trường hợp dự án nào thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Quyết định chủ trương đầu tư là gì? Điều bạn cần biết

QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ LÀ GÌ

Theo quy định tại điều Khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định:

Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CẦN XIN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Ngoài những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định pháp luật về đầu tư công. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư dưới đây:

  • Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hay tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân. Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên. Rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên và  rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng,  chắn cát bay, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên và rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.
  • Sử dụng đất có yêu cầu nhằm chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai mùa vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
  • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi và từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
  • Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế và các chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Các dự án thuộc quyết định chủ trương đầu tư của chính Phủ

Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định pháp luật về đầu tư công. Và các dự án quy định tại Điều 30 Luật đầu tư 2014, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

  1.  Dự án không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ  5.000 tỷ đồng trở lên;
  2. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, xuất bản, trồng rừng, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học, công nghệ 100% vốn nước ngoài;
  3. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hay quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
  4. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc các trường hợp  thì thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
  • Xây dựng, kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  • Xây dựng, kinh doanh cảng biển quốc gia;
  • Thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí;
  • Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược và casino;
  • Sản xuất thuốc lá điếu;
  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi và từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu chức năng trong khu kinh tế;
  • Xây dựng, kinh doanh sân gôn;

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Được pháp luật quy định về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30, Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án:

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không phải thông qua đấu giá, đấu thầu hay nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này thực hiện tại khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không cần phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Như vậy, khi doanh nghiệp muốn đầu tư vào một dự án nhất định mà cần xin chủ trương thì tùy vào đặc điểm của dự án đó mà thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư sẽ là khác nhau.

Quyết định chủ trương đầu tư mới nhất

KHI NÀO CẦN ĐIỀU CHỈNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh tăng quy mô hay làm tăng tổng mức đầu tư của chương trình hay dự án so với quy định tại quyết định chủ trương đầu tư cần phải báo cáo cơ quan quyết định chủ trương đầu tư cho ý kiến và cần phải thẩm định lại nguồn vốn, khả năng cân đối vốn.

Được quy định tại Khoản 4, Điều 40 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn về một số điều của Luật đầu tư công “trong quá trình thẩm định chương trình và các dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này phải rà soát, đồng thời đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Những chỉ tiêu về quy mô và tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định về quyết định chủ trương đầu tư.

Nếu chỉ điều chỉnh tăng quy mô, nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư và vẫn đảm bảo mục tiêu của dự án như trong quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thẩm định lại nguồn vốn, cũng như khả năng cân đối vốn.

TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Quyết định chủ trương đầu tư là những quyết định mà cấp có thẩm quyền đưa ra cho dự án. Hy vọng với bài chia sẻ này, sẽ làm bạn hài lòng.

Diện tích xây dựng là gì? Các tiêu chuẩn tính toán diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là gì? Các tiêu chuẩn tính toán diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là gì? Các tiêu chuẩn tính toán diện tích xây dựng mới nhất hiện nay sẽ được đề cập đến ở bài viết ngay dưới đây. 

Khái niệm diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng là khái niệm thường được sử dụng trong các dự án xây dựng nhà ở, biệt thự hay những công trình công cộng. Được đo bằng đơn vị m2 và được định nghĩa là phần diện tích sở hữu của công trình bao gồm cả tường bao. Mục đích của diện tích xây dựng là để tính mật độ xây dựng.

Diện tích xây dựng là khái niệm thường được sử dụng trong các công trình xây dựng

Những thông số về diện tích xây dựng sẽ được quy định trong giấy phép xây dựng và trong quy hoạch thực tế.

Quy định và tiêu chuẩn diện tích xây dựng hiện nay

Quy định và tiêu chuẩn diện tích xây dựng áp dụng hiện nay được căn cứ theo quyết định 04 năm 2008 của Chính phụ. Cụ thể quyết định này quy định về diện tích tối thiểu xin cấp phép xây dựng như sau:

  • Diện tích của lô đất quy hoạch dùng để xây dựng các công trình nhà ở được xác định cụ thể theo mục đích, nhu cầu và đối tượng sử dụng. Phải đảm bảo phù hợp với quy định của nhà nước về xây dựng nhà ở, phù hợp với giải pháp quy hoạch không gian. Được quản lý theo các quy định pháp luật và của khu vực tiến hành lập quy hoạch.
Diện tích
Diện tích của lô đất quy hoạch
  • Trong trường hợp lô đất xây dựng nhà ở nằm trong các khu quy hoạch mới. Khi tiếp giáp với đường phố lộ giới là lớn hơn hoặc bằng 20m. Bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu diện tích tối thiểu như sau:
  • Tổng diện tích xây dựng nhà ở là lớn hơn hoặc bằng 45 mét vuông
  • Bề rộng xây dựng là lớn hơn hoặc bằng 5m
  • Chiều sâu của khu đất xây dựng là lớn hơn hoặc bằng 5m
  • Trong trường hợp khu đất xây dựng nhà nằm trong khu quy hoạch mới tiếp giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 20m. Thì phải đảm bảo các quy định về diện tích sau:
  • Tổng diện tích của khu đất xây dựng phải lớn hơn hoặc bằng 36 mét vuông
  • Bề rộng khu đất lớn hơn hoặc bằng 4m
  • Chiều sâu của khi đất xây dựng phải lớn hơn hoặc bằng 4m
  • Ngoài ra, quy định này còn nêu rõ, đối với những dãy nhà liền kề hoặc những ngôi nhà riêng lẻ có cả 2 mặt đều tiếp giáp với tuyến đường chính. Thì chiều dài được cho phép tối đa là 60 mét. Ở phần giữa của các dãy nhà, chủ đầu tư phải đảm bảo bố trí được đường giao thông phù hợp với các quy định về quy hoạch giao thông của nhà nước. Hoặc là phải có giải pháp đảm bảo phần đường cho người đi bộ với kích thước tối thiểu là 4 mét.

Tiêu chuẩn phân loại diện tích trong xây dựng

Theo tiêu chuẩn của các văn bản quy định của nhà nước. Thì diện tích xây dựng được chia thành 6 loại. Cụ thể tên gọi và đặc điểm của từng loại như sau:

Diện tích sàn xây dựng

Là phần diện tích mặt sàn của tất cả các tầng trong một công trình xây dựng. Nó bao gồm cả phần diện tích ban công bên ngoài và diện tích cầu thang nối lên các tầng. Diện tích sàn xây dựng là một thành phần của diện tích xây dựng. Và thường được dùng để tính dự toán xây dựng cho toàn bộ công trình.

Diện tích sàn xây dựng
  • Diện tích sàn xây dựng của nhà tầng, biệt thự được tính theo hai công thức:

Công thức tính diện tích sàn xây dựng 1 tầng:

Diện tích sàn xây dựng 1 tầng (được tính từ mép ngoài của phần tường bao thuộc tầng) = Diện tích hành lang + diện tích ban công + … (phần nằm trong phạm vi 1 tầng

Công thức tính tổng diện tích sàn xây dựng:

Tổng diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn các tầng (tầng 1,2,3,…) + diện tích khác (bao gồm diện tích phần móng, diện tích tầng hầm, diện tích sân)

  • Quy định tiêu chuẩn tính diện tích sàn xây dựng đối với các căn nhà phố, nhà ở nói chung như sau:

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (bao gồm diện tích phần móng, diện tích tầng hầm, diện tích sân)

Trong đó diện tích sàn sử dụng là phần diện tích sử dụng có mái (mái tôn, mái ngói,….)

Diện tích tim tường

Diện tích tim tường trong tiếng anh có tên gọi là Built-up area. Nó là cách tính diện tính được đo từ phần tim tường. Bao gồm tường bao xung quanh ngôi nhà, tường phân chia giữa các căn hộ, diện tích sàn có xây cột và hộp kỹ thuật. Diện tích tim tường còn có tên gọi khác là diện tích phủ bì. Diện tích tim tường có thể bao gồm cả phần diện tích đậm đặc ở phía trong bức tường. Như diện tích kệ tivi, tủ tường,.. ở bên trong tường chịu lực.

Diện tích tim tường

Phần diện tích tim tường có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng. Nó giúp cho quyền sở hữu căn hộ trở nên rõ ràng hơn và hạn chế những tranh chấp không đáng có trong quá trình sử dụng công trình nhà ở.

Diện tích các phòng

Diện tích các phòng là phần diện tích không gian ở bên trong các phòng. Được tính từ mép tường bên ngoài đến mép tường trong cùng của một phòng.

Diện tích ở

Diện tích ở là tổng diện tích các phòng dùng để ở trong một ngôi nhà, căn hộ hoặc biệt thự. Nó bao gồm cả các thiết kế tủ tường và diện tích phần dưới cầu thang được xây dựng phía bên trong nhà.

Diện tích thông thủy

“Thông” theo định nghĩa Hán Việt thì có nghĩa là thông thoáng, còn “thủy” nghĩa là nước. Cụm từ “thông thủy” dùng để chỉ nơi mà nước có thể chảy qua một cách dễ dàng nhất và không gặp phải bất cứ sự khó khăn nào. Cũng giống như định nghĩa này, diện tích thông thủy là phần diện tích mà nước có thể len vào trong công trình xây dựng.

Công thức tính diện tích thông thủy

Theo quy định của nhà nước, thì diện tích thông thủy bao gồm diện tích tường ngăn các phòng, ban công, lô gia (phần hành lang được hướng ra bên ngoài nhưng được xây âm vào phía trong mặt bằng nhà).

Việc xác định và tính toán diện tích thông thủy giúp người mua nhà có thể tính toán được chi phí bỏ ra để mua phần diện tích có thể sử dụng được. Ở nước ngoài, người ta thường gọi diện tích thông thủy là Carpet Area nghĩa là phần diện tích có thể trải thảm được.

Diện tích phụ

Diện tích phụ là phần diện tích của phòng bếp, nhà tắm, kho, hành lang, lô gia,… ngoại trừ cột và tường.

Hướng dẫn tính diện tích xây dựng chuẩn xác

Dưới đây là một số công thức tính diện tích xây dựng phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay:

  • Công thức tính diện tích móng:

Diện tích móng = 75% diện tích 1 sàn

  • Công thức tính diện tích sàn từng tầng

Diện tích sàn từng tầng = 100% diện tích giọt gianh mái tầng

  • Công thức tính diện tích bể nước, bể phốt công trình

Diện tích bể nước, bể phốt = từ 60 đến 75% diện tích mặt bằng một sàn

  • Công thức tính diện tích mái tôn của nhà tầng

Diện tích mái tôn (nhà tầng) = 75% diện tích mặt bằng của phần sàn

Diện tích mái tôn của nhà tầng
  • Công thức tính diện tích mái ngói khi bên dưới có trần giả

Diện tích mái ngói = 100% diện tích mặt sàn phần chéo theo mái

  • Công thức tính mái ngói sau khi đổ sàn bê tông

Diện tích mái ngói = 150% diện tích mặt sàn phần chéo theo mái

  • Công thức tính diện tích sân thượng có dàn lam bê tông

Diện tích sân thượng = 75% diện tích mặt sàn

  • Công thức tính diện tích sân thượng có mái che

Diện tích sân thượng = 75% diện tích mặt sàn

  • Công thức tính diện tích sân thượng không có mái che

Diện tích sân thượng + 50% diện tích mặt sàn

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về diện tích xây dựng, các loại diện tích xây dựng và cách tính toán phần diện tích này. Bạn đã có thêm những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ điều gì, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn nhé!

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Bạn muốn biết thế nào là dự án đầu tư xây dựng? Những quy định của một dự án đầu tư xây dựng là gì? Đặc điểm của dự án là gì? Toàn bộ những thắc mắc sẽ được đội ngũ Hồ sơ xây dựng chúng tôi giải đáp qua nội dung bài viết ngay dưới đây.

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay, có rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại và các quy định mà việc phân loại cũng sẽ khác nhau.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

Phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án

– Dự án quan trọng quốc gia

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B

– Dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm C

Loại dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

  • Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Phân loại dự án đầu tư xây dựng theo loại nguồn vốn sử dụng

  • Dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
  • Dự án đầu tư xây dựng vốn ngoài ngân sách
  • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác.

Ngoài ra, có nhiều người phân loại làm dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng hạng mục như: lập dự án đầu tư xây dựng chung cư, nhà xưởng cho thuê, chợ, khách sạn, nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, trường học,…

Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:

– Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án như:

  • Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).

– Khảo sát đầu tư xây dựng trong đó bao gồm:

  • Khảo sát sơ bộ phục vụ báo cáo đầu tư;
  • Khảo sát cho tiết phục vụ lập thiết kế;
  • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
  • Lựa chọn nhà thầu KSXD;
  • Thực hiện khảo sát xây dựng;
  • Khảo sát bổ sung (nếu có);
  • Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
  • Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

– Thi công công trình xây dựng

  • Chọn nhà thầu thi công, giám sát;
  • Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế;
  • Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng

Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định Mục I Phần II Quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017 công bố Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và tư vấn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành sẽ bao gồm các khoản chi phí sau:

+ Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng: sử dụng để xác định chi phí các công việc tư vấn trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và là cơ sở để xác định giá gói thầu tư vấn phù hợp với trình tự lập dự án đầu tư xây dựng. Giá hợp đồng tư vấn xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

+ Chi phí tư vấn đầu tư dự án: Là phí trả cho người trực tiếp thực hiện công việc tư vấn, quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác (mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp), thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa gồm thuế VAT.

  • Chi phí tư vấn được xác định theo cấp công trình theo quy định về phân cấp công trình xây dựng
  • Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về dự án đầu tư xây dựng mà Luật DHLaw gửi đến Qúy độc giả. Mọi vướng mắc khác vui lòng liên hệ Hồ sơ xây dựng để được giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm:

Dự án đầu tư phát triển là gì?

Dự án BT là gì?

Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng

Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng

Trong một dự án xây dựng bao gồm rất nhiều hạng mục bạn cần phải nắm rõ như: quản lý dự án xây dựng, hồ sơ quản lý dự án xây dựng, phương pháp quản lý dự án xây dựng, đề cương quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, vai trò của dự án quản lý trong xây dựng. Tất cả làm nên một dự án xây dựng hoàn chỉnh. Nhưng điểm quan trọng không thể thiếu chính bạn cần hiểu là quản lý dự án xây dựng là gì? Để nắm rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Quản lý dự án xây dựng là gì?

Quản lý dự án xây dựng là một trong những dịch vụ chuyên nghiệp xuất hiện trong những dự án xây dựng không thể thiếu. Quản lý dự án xây dựng được sử dụng trong các kĩ thuật chuyên môn nhằm giám sát và quản lý quá trình thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng. Quản lý dự án xây dựng sẽ đi theo từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc dự án.

Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng  - Ảnh 1
Quản lý dự án xây dựng là gì?

Không liên quan đến vấn đề thiết lập mà quản lý dự án xây dựng sẽ có nhiệm vụ chịu trách nhiệm quản thực hiện nhiệm vụ để dự án xây dựng thành công. Cũng có thể coi như một quản lý dự án xây dựng như một chủ sở hữu.

Phương pháp quản lý dự án xây dựng 

Trong thời đại phát triển hội nhập đất nước công nghiệp hóa –  hiện đại hóa như hiện nay thì phát triển quy mô các công trình xây dựng là điều quan trọng. Việc các dự án xây dựng ngày càng tăng lên về quy mô cũng như số lượng khiến nhiều công việc quản lý dự án xây dựng gặp nhiều khó khăn và phức tạp.

  • Người quản lý dự án cần phải ghi chép, phân tích và rút kinh nghiệm từng giai đoạn. 

Quá trình ghi chép thông tin và phân tích lại thông tin từng giai đoạn là một trong những việc rất quan trọng của một người quản lý dự án xây dựng. Cần phải có sự tỉ mỉ và chu đáo để nắm bắt được thông tin rút kinh nghiệm để hoàn thành dự án đảm bảo thời gian và chất lượng.

  • Quan tâm sát sao đến các thành viên trong nhóm cũng như người đứng đầu mỗi bộ phận

Nắm chắc được bao quát công việc từng bộ phận trong dự án người quản lý cần phải quan tâm và kiểm tra sát sao các bộ phận thông qua người đứng đầu hoặc cụ thể từng cá nhân để nắm rõ được thông số cũng như tiến độ và chất lượng quá trình hoạt động.

Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng  - Ảnh 2

Phương pháp quản lý dự án xây dựng

  • Nâng cao khả năng lưu trữ kết quả công việc

Kết quả công việc từng giai đoạn từng bộ phận là một trong những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động dự án. Lưu trữ lại những kết quả công việc chính là để đánh giá được những công việc một cách chi tiết và cụ thể nhất.

  • Chủ động thay đổi thích ứng 

Dự án xây dựng quy mô càng lớn thì thời gian hoàn thiện dự án càng dài. Việc có nhiều những yếu tố bên ngoài để tác động tới dự án trong dự án chính là sự thay đổi về: Giá vật liệu, năng suất nhân sự, số lượng vật liệu, thời tiết,… sự thay đổi bất ngờ kéo theo nhiều những phát sinh nên cần phải chủ động thay đổi và thích ứng nhanh.

  • Luôn đảm bảo tiến độ hoàn thiện công trình xây dựng

Tiến độ công trình xây dựng dự án là một trong những yếu tố quan trọng để có thể quyết định sự thành công của dự án. Đảm bảo tiến độ chính là nâng cao uy tín cũng như khẳng định bản thân trên thường trường tạo tiền đề cho những sự hợp tác lâu dài trong tương lai.

Người quản lý dự án công trình xây dựng luôn là người đi đầu bởi trách nhiệm cao cả nên người quản lý cần nghiêm khắc và nghiêm túc, sát sao trong công việc tối đa để đảm bảo những bộ phận trong dự án thực hiện công việc hiệu quả đúng thời gian tiến độ.

Vai trò của quản lý dự án trong xây dựng 

Vai trò của quản lý dự án trong xây dựng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ thực hiện dự án xây dựng. Dưới đây là một số những vai trò cơ bản của quản lý dự án xây dựng:

Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng  - Ảnh 3
Vai trò của quản lý dự án xây dựng
  • Kiểm tra tiến độ các khâu hoàn thành những kế hoạch, thiết kế dự án phù hợp với tiến độ cũng như mốc thời gian đã được duyệt.
  • Đánh giá tình trạng và quá trình thực hiện dự án đã đảm bảo đúng quy trình và kế hoạch lập.
  • Đánh giá những thay đổi liên quan tới quá trình thiết kết, mua sắm vật tư, quá trình thi công, trang bị thiết bị bảo hộ và an toàn lao động. Nghiêm túc thực hiện bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ theo đúng quy định hiện hành.
  • Hỗ trợ nhà thầu lập và xem xét đánh giá những chỉ tiêu lựa chọn nhà thầu uy tín và chất lương.
  • Kiểm tra và báo cáo công việc về con người và thiết bị cho nhà thầu nắm rõ.
  • Theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ của nhà thầu.
  • Báo cáo những sai phạm, những chậm trễ trong thực hiện tiến độ công trình và yêu cầu đưa ra những biện pháp khắc phục để hoàn thành tiến độ công trình đúng cam kết.
  • Cập nhật tình hình tiến độ theo thời gian để yêu cầu nhà thầu có những chính sách bảo đảm tình trạng tổng dự án và chất lượng được thực hiện đúng theo những đề xuất để kịp thời phản ánh cũng như xử lý.
  • Đánh giá tổng quát chất lượng của dự án.
  • Tư vấn và đầu tư hệ thống kiểm soát tài liệu dự án.
  • Hỗ trợ giải quyết những rủi ro trong quá trình thu công.
  • Kiểm tra chất lượng thiết kế hợp đồng tư vấn thiết kế kiến trúc được ký.
  • Xem xét và kiểm soát được những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
  • Chuẩn bị công trường như thi công trình tạm để phục vụ nhu cầu thi công công trình, văn phòng công trường, kho bãi tập thể, hệ thống điện nước phục vụ thi công.
  • Kiểm tra kế hoạch đào tạo điều hành đào tạo, vận hành.
  • Kiểm tra và giám sát thi công đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng và số lượng thi công.

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích ở bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn nắm được quản lý dự án xây dựng là gì và những thông tin cần phải nắm rõ trong quá trình quản lý dự án xây dựng đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án.

 

Nhà thầu là gì? Có những loại nhà thầu nào?

Nhà thầu là gì? Có những loại nhà thầu nào?

Nhà thầu là đơn vị đảm nhiệm việc xây dựng công trình. Chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn về khái niệm nhà thầu là gì trong bài viết dưới đây.

Nhà thầu là gì?

Nhà thầu (hay nhà thầu xây dựng) là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.

Nhà thầu là gì? Tìm hiểu đôi điều về nhà thầu xây dựng - Ảnh 1
Nhà thầu là gì?

Nếu là nhà thầu chuyên nghiệp thì bạn phải trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý và các yếu tố dưới đây:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Có chứng chỉ hành nghề liên quan
  • Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, chỉ huy công trình… sở hữu kiến thức và các kỹ năng cần thiết
  • Đội ngũ công nhân xây dựng, thi công lành nghề và có kinh nghiệm

Chỉ khi nhà thầu trang bị đủ những điều trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ việc thiết kế và thi công các công trình của mình. Họ không thể giao các công trình giá trị trăm, nghìn tỉ của mình vào tay những nhà thầu thiếu chuyên nghiệp hoặc chưa đạt chuẩn được.

Họ cần những nhà thầu có năng lực tốt cũng như trách nhiệm cao, có thể đứng ra chịu trách nhiệm nếu công trình của họ xảy ra vấn đề.

Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng

Sau khi bạn đã hiểu được nhà thầu là gì, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với bạn về trách nhiệm của của nhà thầu xây dựng. Họ cần phải hoàn thành những trọng trách dưới đây:

  • Bảo đảm chất lượng từng hạng mục của công trình
  • Cung cấp các loại vật tư và lượng nhân công cho công trình
  • Ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm khi xảy ra các sự cố liên quan đến  thầu phụ
  • Quản lý các loại phương tiện, thiết bị, biện pháp thi công được sử dụng trong quá trình thi công

►►► Xem thêm: Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng

Các loại nhà thầu xây dựng thường thấy

Phần lớn chúng ta đều biết đến khái niệm nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Tuy nhiên, nhà thầu không phải chỉ có 2 loại đó bạn nhé! Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số kiểu nhà thầu thường gặp ở nước ta, được chia theo các yếu tố riêng biệt.

Phân loại theo vai trò

  • Nhà thầu chính: Là nhà thầu chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư cũng như chính là người đứng tên dự thầu. Nhà thầu chính có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp…
  • Nhà thầu phụ: Là nhà thầu tham gia thực hiện các gói thầu theo đúng hợp đồng mà họ đã ký kết với nhà thầu chính. Họ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính chứ không phải nhà đầu tư.
Nhà thầu là gì? Tìm hiểu đôi điều về nhà thầu xây dựng - Ảnh 2
Các loại nhà thầu xây dựng

Phân loại theo quốc tịch

  • Nhà thầu trong nước: Là các cá nhân/đơn vị/tổ chức được thành lập theo pháp luật của Việt Nam và thường là cá nhân/tổ chức mang quốc tịch Việt Nam.
  • Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân/tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Họ mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.

Phân loại theo tư cách

  • Nhà thầu độc lập
  • Nhà thầu liên danh

Phân loại theo chức năng

  • Nhà thầu tư vấn
  • Nhà thầu thi công
  • Nhà thầu đánh giá, thẩm định
  • Nhà thầu khác

►►► Xem thêm: Giám sát xây dựng là gì? Mô tả công việc của một giám sát xây dựng

Điều kiện xét tư cách hợp lệ của nhà thầu

Bên mời thầu được pháp luật trao quyền đưa ra các tiêu chí lựa chọn và thực hiện sơ tuyển nhà thầu, từ đó tiến hành đấu thầu.

Tuy nhiên, để vẫn đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và công bằng, pháp luật đưa ra những điều kiện cụ thể để xét duyệt tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu như sau:

Với cá nhân Với tổ chức
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân. Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp.
Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp Hạch toán tài chính độc lập
Đăng ký hoạt động hợp pháp Không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả
Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu; Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn
Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Lưu ý:

  • Bảo đảm về mặt pháp lý nghĩa là:
    • Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp
    • Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế
  • Độc lập về tài chính nghĩa là:
    • Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau
    • Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có trên 20% cổ phần hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên

►►► Xem thêm: Dự toán xây dựng là gì? Khái niệm về dự toán xây dựng công trình

Các hình thức thầu xây dựng

Bạn đã nắm được khái niệm nhà thầu là gì, trách nhiệm của nhà thầu và các kiểu nhà thầu xây dựng. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn những hình thức thầu xây dựng phổ biến hiện nay.

  • Thầu thiết kế các loại nhà ở/biệt thự
  • Thầu thi công/xây dựng các loại nhà ở/biệt thự
  • Thầu cả thiết kế và thi công các loại nhà ở/biệt thự
  • Thầu thiết kế, thi công và kiêm luôn việc cung cấp các loại thiết bị công nghệ cho các công trình nhà ở/biệt thự
Nhà thầu là gì? Tìm hiểu đôi điều về nhà thầu xây dựng - Ảnh 3
Các hình thức thầu xây dựng

Qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được nhà thầu là gì cùng nhiều thông tin liên quan khác. Hi vọng những kiến thức trên của Hồ sơ xây dựng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!

Kết cấu thép trong xây dựng là gì?

Kết cấu thép trong xây dựng là gì?

Hiện nay, nhà thép tiền chế được xây dựng rộng rãi. Nhà thép tiền chế sử dụng kết cấu chính là kết cấu thép, vậy kết cấu thép là gì? Được cấu tạo như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này.

Điểm nổi bật của thép

Ngày nay, với những cải tiến ổn định về chất lượng và quy trình sản xuất kim loại, thép đã trở thành một trong những vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trên toàn thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp quan trọng bao gồm ô tô, xây dựng và giao thông vận tải. Bởi vì thép rất tích hợp trong phát triển cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp này thường được coi là thước đo cho sự tiến bộ kinh tế tổng thể của một quốc gia.

Thép là hợp kim hay sự kết hợp của sắt và cacbon. Tùy thuộc vào mục đích của vật liệu, các tổ hợp hợp kim và tỷ lệ khác nhau được tạo ra cho các loại thép khác nhau. Các đặc tính như sức mạnh, độ bền và khả năng chịu nhiệt độ có thể được chế tạo dựa trên phương pháp sản xuất và vật liệu được sử dụng trong hợp kim.

Kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng có quy mô lớn.

Đối với việc xây dựng các tòa nhà và cấu trúc lớn như sân vận động, tòa nhà chọc trời và cầu, kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng. Kết cấu thép cũng có thể được sử dụng cùng với bê tông và gỗ để gia cố thêm trong kết cấu. Do các phân nhánh an toàn liên quan đến xây dựng, có các tiêu chuẩn và quy định cụ thể được thiết lập cho ngành thép. Hình dạng, kích thước, thành phần và cách bảo quản thép chính xác đều được quy định trong các quy định này.

Các hình dạng phổ biến bao gồm I-beam, HSS, thép chữ C, thép góc và thép dĩa…. Kết cấu thép thanh, thanh và tấm cũng là các phần thép xây dựng nói chung. Dầm thép tiêu chuẩn được hình thành bằng phương pháp cán  (cán nóng, hàn các tấm thép với nhau hoặc uốn cong tấm thép). Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (ASTM) đã thiết lập hệ thống nhận dạng và tiêu chuẩn kết cấu thép của Hoa Kỳ. Mỗi nhãn bắt đầu bằng chữ “A” và sau đó là hai, ba hoặc bốn số phân loại vật liệu theo loại hợp kim, độ bền, khả năng chống ăn mòn và các đặc điểm khác.

Lợi thế kết cấu thép so với bê tông

Kết cấu thép và bê tông thường được so sánh trong ngành xây dựng. Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự ưa chuộng của bê tông hơn thép và ngược lại là chi phí nguyên vật liệu. Cũng cần lưu ý rằng hai vật liệu thường xuyên được sử dụng cùng nhau. Tuy nhiên, có một số lợi thế quan trọng của thép. Tỷ lệ cường độ trên trọng lượng tốt hơn được tìm thấy trong kết cấu thép so với kết cấu xi măng cốt thép (RCC). Ngoài ra, thép kết cấu có thể được chia nhỏ dễ dàng và thậm chí có thể tái sử dụng đôi khi do các kết nối bắt vít được sử dụng trong kết cấu thép.

Các loại kết cấu chính

  • Cấu trúc khung: Dầm và cột
  • Cấu trúc lưới: cấu trúc dạng lưới hoặc mái vòm
  • Kết cấu dự ứng lực
  • Cầu dầm
  • Cầu cáp văng
  • Cấu trúc giàn: thanh hoặc giàn
  • Cầu vòm
  • Kiến trúc vòm
  • Cầu treo
  • Cầu giàn: cấu kiện giàn

Khả năng chịu lực

Với khả năng chịu lực lớn, kết cấu nhẹ mà vững chãi, kết cấu dàn thép là giải pháp công nghệ tiên tiến sử dụng cho nhiều loại công trình, đặc biệt là những công trình có quy mô lớn. Với các công trình sân vận động, nhà thi đấu, khu vui chơi giải trí, hội chợ, triển lãm, nhà cao tầng, nhà xưởng quy mô hàng nghìn mét vuông – nơi bố trí các dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị, kết cấu thép chính là sự lựa chọn lý tưởng hàng đầu.

Bên cạnh đó, trọng lượng nhẹ cùng khả năng cẩu lắp dễ dàng cũng là những đặc tính mà kết cấu thép trở thành lựa chọn hàng đầu để thi công các tòa tháp chọc trời.

Kết cấu thép trong xây dựng là gì?

Ưu điểm kết cấu thép

  • Khả năng chịu lực rất lớn cùng với độ tin cậy cao
  • Dễ dàng di chuyển và lắp dựng
  • Trọng lượng không quá nặng, vượt nhịp lớn
  • Có khả năng tạo hình kiến trúc phức tạp, độ chính xác cao nên kết cấu thép có thể đáp ứng được những sáng tạo mới lạ từ các kiến trúc sư, dễ dàng tạo ra các công trình độc đáo và khác biệt mà xây dựng truyền thống bằng bê tông cốt thép không làm được.

Vì thế, kết cấu thép trong xây dựng có rất nhiều ưu điểm mang lại lợi ích mà xây dựng bằng bê tông cốt thép không đáp ứng được.

Mẫu nhà ống 1.5 tầng đẹp trên đất 7x14m chi phí xây dựng 630 triệu

Mẫu nhà ống 1.5 tầng đẹp trên đất 7x14m chi phí xây dựng 630 triệu

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng mẫu nhà được xây dựng tại Thành phố Vinh – Nghệ An. Nhà có kiến trúc đơn giản, hiện đại, mẫu nhà ống 1.5 tầng đẹp và chỉ với khoản kinh phí xây dựng là 630 triệu. Công trình rất thích hợp với những gia đình trẻ có ý định tách ra ở riêng, hoặc gia đình có điều kiện kinh tế vừa đủ, đang mong muốn sở hữu một mái ấm cho riêng mình.

Một số thông tin về dự án:

  • Architects: Cago – Lenhan.net
  • Chủ Đầu tư: Anh Sơn chị Hiền
  • Địa điểm: Nghệ An, Vietnam
  • Kiến trúc sư : Nguyen Linh
  • Diện tích xây dựng: ~94.0 m2
  • Năm thực hiện dự án: 2017
  • Giá thành xây dựng: 630 triệu đồng

Phối cảnh nhà ống 1.5 tầng đẹp trên đất 7x14m

Nhà 1,5 tầng sử dụng lối kiến trúc là các mảng khối đơn, gọn nhẹ tạo tổng thể đơn giản, hài hòa song vẫn giữ được sự hiện đại, phá cách, dấu ấn riêng biệt. Công trình không rườm rà cách điệu nhưng vẫn cảm nhận được sự mềm mại, uyển chuyển trong từng đường nét. Việc ghép nối các hình khối hợp lý tạo tổng thể ấn tượng, tuy giản dị nhưng đầy sang trọng và tranh nhã.

Nhà đẹp được hình thành trên quỹ đất quy mô 7x14m, mặt tiền của dự án rộng 7.17m. Các không gian được bố trí thuận tiện. Chẳng những tạo sự thuận lợi trong di chuyển mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ, kiến tạo công trình hoàn hảo về mọi mặt. Theo đó, từ cổng vào sẽ là phòng khách, bên cạnh là gara xe ô tô, phần hông thiết kế lối phụ vào nhà.

Thiết kế nhà 1.5 tầng đẹp hiện đại trên đất 7x14m

Phối cảnh thiết kế nhà 1.5 tầng đẹp hiện đại trên đất 7x14m

Không gian sân thượng phía trên được xây dựng rộng rãi, thiết kế phòng thờ lùi vào. Tổng thể nhà 1,5 tầng sử dụng gam màu trắng sáng tạo sự nhẹ nhàng, đơn giản song nhấn nhá bằng những mảng ốp gạch Inax xám và tường trước kẻ roan chia mảng tường thành các ô vuông nhỏ. Chi tiết này nhằm giảm đi sự đơn điệu, gây ấn tượng và bắt mắt cho người đối diện. Bên cạnh đó, hệ thống cửa thép hộp sơn đen cũng rất hài hòa với màu cổng, tường rào cũng như lan can bên trên. Có thể thấy, nhìn tổng thể căn hộ mang một phong cách trẻ trung, năng động, tạo sự tươi vui khỏe khoắn. Nhà 1,5 tầng cho thấy được hiệu quả rõ rệt trong việc sử dụng gam màu tưởng phải đen trắng, giúp công trình trở nên độc đáo và bừng sáng giữa không gian.

Thiết kế mặt bằng bố trí nhà 1.5 tầng đẹp hiện đại

1. Phương án bố trí mặt bằng tầng 1 (tầng trệt)

bố trí mặt bằng tầng một nhà ống 1,5 tầng đẹp

Phương án bố trí mặt bằng tầng một (tầng trệt)

Các không gian tại tầng trệt thiết kế liên thông với nhau, tạo sự kết nối giữa các không gian, giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng và tiện lợi hơi trong quá trình sinh hoạt. Từ phía ngoài vào là khoảng sân rộng lớn ở phía trước, sẽ có bậc cấp dùng để kết nối lên phần hiên trước phòng khách, sau đó là cầu thang và phòng ngủ, phòng vệ sinh được bố trí thuận tiện, hợp lý.

2. Thiết kế mặt bằng tầng 2

Phương án bố trí mặt bằng tầng hai

Phương án bố trí mặt bằng tầng 2

Lên đến tầng 2 sẽ bao gồm 1 phòng thờ không gian tách biệt, nơi trang nghiêm, thiết kế trang trọng, làm nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà. 1 phòng ngủ được bố trí tại khu vực này, mang đến không gian riêng tư cho thành viên trong gia đình.

Nhìn từ bên ngoài, công trình hiện lên khá bề thế và ấn tượng. Song thực chất diện tích xây dựng công trình khá hạn chế. Nhờ sự khéo léo của các KTS đã bố trí các không gian rành mạch, gọn gàng, kiến tạo nên không gian hiện đại, đảm bảo về hình khối kiến trúc. Chi phí xây dựng nhà 1,5 tầng khá hợp lý, chỉ với 630 đến 650 triệu là gia đình đã có thể sở hữu một ngôi nhà khang trang, thông thoáng.

===> Nếu bạn đang tìm hiểu về các mẫu nhà và cũng muốn tham khảo thêm để chọn báo giá vật liệu và dịch vụ phù hợp cho căn nhà thì có thể xem tại đây::