Blog

Quy trình sản xuất kết cấu thép

Quá trình sản xuất kết cấu thép tiền chế tại nhà xưởng là rất quan trọng bởi độ chính xác, chất lượng của các cấu kiện và sự hoàn thiện của một dự án nhà khung thép tiền chế có đảm bảo hay không hoàn toàn do quá trình sản xuất quyết định.

Tham khảo : Dự toán nhà xưởng kết cấu thép

Bản vẽ gia công sau khi hoàn thiện sẽ được bàn giao cho bộ phận sản xuất và các cấu kiện sẽ được gia công sản xuất theo quy trình gồm:

  1. Cắt phôi, mã
  2. Gá tổ hợp
  3. Hàn tổ hợp
  4. Nắn cấu kiện
  5. Gá, hàn các mã liên kết, khoan lỗ
  6. Vệ sinh, phun bi
  7. Sơn

Quy trình gia công sản xuất kết cấu thép tiền chế tại nhà máy của VSTEEL tại Quốc Oai, Hà Nội được các kỹ sư Qa Qc kiểm soát trong tất cả các khâu.

1. Cắt phôi, mã

Các cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng:

  • Thép định hình ( hay thép đúc)
  • Thép tổ hợp: các cấu kiện được hàn tổ hợp từ các thép tấm lại với nhau.

Các loại vật liệu đầu vào đều có Co Cq đầy đủ.

Thép định hình là các cấu kiện thép hình H, U, C… được đổ khuôn từ phôi và có kích thước nhất định. Như H300, H350, H400, I250, I300, I350…

Quá trình sản xuất đang nói đến các cấu kiện thép tổ hợp. Bản bụng, cánh của các cấu kiện được cắt ra từ các thép tấm có các chiều dày cơ bản 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm… bằng các máy CNC và máy cắt thủy lực.

Sản xuất nhà thép tiền chế

Máy cắt thép CNC

Sản xuất nhà thép tiền chế

Máy cắt thủy lực

2. Gá tổ hợp cấu kiện

Các bản cánh, bụng của cấu kiện sau khi cắt được định vị chính xác vào vị trí và ráp bằng các mối hàn tạm.

3. Hàn tự động

Sau khi hàn gá chính xác, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường hàn đúng kỹ thuật và có chất lượng tốt nhất cần người thợ có kinh nghiệm điều chỉnh dây hàn, thuốc hàn và dòng điện hàn cho hợp lí.

Đường hàn được kiểm tra bề mặt bằng mắt thường, kiểm tra chất lượng đường hàn máy siêu âm hoặc thử từ, thí nghiệm macro…

sản xuất kết cấu thép

Máy hàn tự động

sản xuất kết cấu thép

Đường hàn bằng máy hàn tự động

4. Nắn thẳng cấu kiện

Nhiệt độ cao của quá trình hàn làm cho các cấu kiện có thể bị cong vênh. Để đảm bảo các cấu kiện có độ chính xác khi lắp dựng, các cấu kiện phải được cân chỉnh, nắn thẳng và kiểm tra kỹ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

sản xuất kết cấu thép

Máy nắn giúp cấu kiện không bị cong vênh sau khi hàn

5. Hàn bản mã, sườn gia cường, khoan lỗ

Sau khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh, các chi tiết sườn gia cường, bản mã được hàn tay bằng các công nhân hàn có tay nghề cao nhất để đảm bảo độ chính xác.

sản xuất kết cấu thép

Hàn mã liên kết, gân tăng cứng

Sản xuất nhà thép tiền chế

Khoan lỗ liên kết bằng máy khoan từ

6. Phun bi/ phun cát và vệ sinh bề mặt cấu kiện

Cấu kiện sau khi được gia công được chuyển sang khu vực vệ sinh. Tại đây, các cấu kiện được vệ sinh đánh gỉ bề mặt và xử lí bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn là công tác hoàn thiện cuối cùng.

Sản xuất nhà thép tiền chế

Sau khi hoàn thiện các cấu kiện được đưa vào máy phun bi

sản xuất kết cấu thép

Vệ sinh cấu kiện trước khi sơn

7. Sơn hoàn thiện

Độ bền của cấu kiện thép khi thi công và trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt sơn phủ để bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Các cấu kiện được sơn 1 lớp sơn chống gỉ và 2 lớp sơn màu với màu sắc phụ thuộc yêu cầu của chủ đầu tư.

sản xuất kết cấu thép

Sơn chống gỉ cấu kiện kết cấu thép

Sau đó các cấu kiện được tập kết tại bãi và kiểm tra dán tem theo số hiệu cấu kiện theo Bản vẽ thiết kế. Được kiểm tra lại số lượng, kích thước bởi các kỹ sư KCS của VSTEEL trước khi vận chuyển ra công trường.

Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn gia công kết cấu thép và quá trình thi công nhà lắp dựng tại công trường, bạn tham khảo bài viết:

  • Tiêu chuẩn gia công kết cấu thép
  • Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế

sản xuất kết cấu thép tiền chế

Chuẩn bị vận chuyển ra công trường

 XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG THEO CHUẨN QUỐC TẾ:

Lý do bạn nên chọn VINACON:

1. Cung cấp giải pháp thiết kế, xây dựng nhà xưởng Đẹp, Chất Lượng cao.

2. Giá thi công nhà xưởng tối ưu nhất.

3. Dự Toán chính xác giá thi công nhà xưởng.

4. Thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng.

5. Hỗ trợ tư vấn - gặp gỡ trao đổi hoàn toàn miễn phí.

VINACON là công ty chuyên thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, nhà kho công nghiệp chất lượng cao ngoài ra VINACON còn thiết kế thi công tòa nhà văn phòng, tham gia khảo sát, kiểm định,....

VINACON đã tham gia nhiều công trình xây dựng khắp nước. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng những công trình có quy mô lớn của các nhà đầu tư nổi tiếng đến từ các quốc gia trên khắp thế giới như: Japan, Korean, Đài Loan, America (USA), Singapore,....

Uy tín của VINACON ngày càng được củng cố khi chúng tôi được biết đến nhiều hơn qua những lời khen ngợi về thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, tinh thần cầu thị và trung thực trong kinh doanh.

VINACON giờ đây đã là một thương hiệu được tin cậy đối với những chủ đầu tư có tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.

Lợi ích của quý khách:

Chúng tôi đã và đang triển khai các dự án nhà xưởng quy mô lớn từ 70.000 mét vuông đến hơn 200.000 mét vuông của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như: Korean, Japan, Đài Loan,... Chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về uy tín, năng lực thực hiện dự án tại Việt Nam, vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế Giới.

VINACON cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ xây dựng nhà xưởng tốt nhất. Bằng sự nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, chúng tôi đã chinh phục được nhiều dự án lớn và lấy được lòng tin cũng như sự hài lòng của các "Ông Lớn" trên thế giới sang Việt Nam đầu tư công trình.

VINACON rất hân hạnh được phục vụ quý khách với tinh thần: "HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN"

Những mô hình xây dựng nhà xưởng tiền chế phổ biến hiện nay:

NHỮNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG VINACON ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM

Chi nhánh Hà Nội : Số 17 Tố Hữu - C37 Bộ Công An - Tố Hữu - Nam Từ Liêm
☎️ Hotline: 0904.87.33.88
Chi nhánh HCM : 44 Nguyễn Ảnh Thủ - P.Tân Chánh Hiệp - Quận 12
☎️ Hotline: 0912.07.64.66
Chi nhánh Đà Nẵng : 68 đường Tôn Đức Thắng - P. Hoà Khánh - Quận Liên Chiều
☎️ Hotline: 0902.038.666

Nhà khung thép tiền chế

Giải pháp nhà khung thép tiền chế sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời như: thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo độ bền và đặc biệt là thỏa sức sáng tạo của các kiến trúc sư…

Nhà thép tiền chế đã trở thành một xu hướng thi công được ưa chuộng trên thế giới và đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng Việt Nam hiện nay. Nổi bật ở 2 lĩnh vực:

  1. Công trình dân dụng
  2. Nhà xưởng công nghiệp

Bài viết ngoài giới thiệu các thông tin chung và đặc điểm của giải pháp nhà thép tiền chế, sẽ giới thiệu các mẫu dự án mẫu nhà khung thép dân dụng.

Nếu bạn quan tâm đến các công trình nhà xưởng công nghiệp, nhà máy khung thép tiền chế, tham khảo 3 bài viết sau:

cấu tạo nhà xưởng

So sánh nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép

Giải pháp kết cấu chịu lực

Khác với giải pháp nhà bê tông cốt thép truyền thống với quy trình thi công gồm các bước: lắp dựng cốp pha, lắp dựng cốt thép và đổ bê tông tại chỗ, sử dụng bê tông và cốt thép cùng chịu lực tốn rất nhiều thời gian và nhân công trên công trường.

Giải pháp nhà thép tiền chế được thi công hoàn toàn từ kết cấu thép. Các cấu kiện cột, dầm, sàn được chế tạo trong nhà xưởng và vận chuyển ra lắp ráp tại công trường.

Độ bền

Giải pháp khung thép kết cấu với tuổi thọ tối thiểu là 30 năm, với những công trình cấp đặc biệt như cầu đường bộ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại… tuổi thọ của khung thép có thể thiết kế lên đến 100 năm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về độ bền cho các dự án xây dựng.

Ứng dụng

Trước đây, giải pháp khung cột kèo kết cấu thép lắp ghép chỉ sử dụng cho các công trình nhà kho, nhà xưởng và các hạng mục công nghiệp thì ngày nay giải pháp kết cấu thép ứng dụng cả vào trong dân dụng với các công trình nhà phố, showroom, quán cafe, nhà hàng, nhà cao tầng, trung tâm thương mại…

Nhà thép tiền chế bên hồ

Ngôi nhà khung thép tiền chế bên hồ – xã Minh  Phú, Sóc Sơn

Yêu cầu thiết kế nhà khung thép lắp ghép

Giải pháp nhà khung thép tiền chế đòi hỏi đơn vị thiết kế và thi công có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và cần đảm bảo về độ chính xác kỹ thuật cao. Do vậy giai đoạn thiết kế cần đáp ứng 4 yêu cầu tối thiểu đó là:

1. Đảm bảo phương án kiến trúc, tính thẩm mỹ của ngôi nhà

Kết cấu thép có thể dễ dàng uốn cong, khả năng tạo hình tốt nên có thể đáp ứng mọi ý tưởng, mong muốn của chủ đầu tư về hình dáng kiến trúc của công trình.

2. Đảm bảo khả năng chịu lực

Các kỹ sư và kiến trúc sư cần phải tính các loại tải trọng lên công trình như tải bản thân, tải các vật liệu hoàn thiện, hoạt tải sử dụng, tải gió.. để đưa ra các thiết kế hệ móng, khung, sàn  đảm bảo chịu lực và độ võng cho phép.

Ngoài ra, thiết kế còn phải tính toán đến cả trường hợp mở rộng diện tích cũng như nâng tầng trong tương lai.

Khả năng chịu lực của nhà khung thép dân dụng phải được tính toán các chi tiết: tiết diện cột, dầm, sàn và các chi tiết liên kết hàn và bu lông.

3. Tối ưu vật liệu và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư

Một công trình nhà khung thép đạt tiêu chuẩn không những đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, khả năng chịu lực mà còn phải được thiết kế và thi công để có một chi phí vật tư vật liệu ở mức thấp nhất.

4. Tối ưu biện pháp vận chuyển và lắp dựng

Đa phần các dự án nhà khung thép dân dụng nằm trong phố, với mặt bằng thi công chật hẹp nên việc tổ chức mặt bằng thi công và biện pháp thi công phải được tính toán kỹ, tránh gây ảnh hưởng và mất an toàn tới dân cư và giao thông xung quanh.

Các bước thi công nhà thép tiền chế

Thi công một công trình nhà thép tiền chế dân dụng đều phải trải qua 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn thiết kế: Tất cả các hạng mục đều phải được thiết kế chi tiết từ phương án đến loại vật liệu sử dụng. Thông thường bản vẽ thiết kế bao gồm các bản vẽ phần kiến trúc, phần kết cấu và bản vẽ điện nước.
  2. Giai đoạn gia công các cấu kiện kết cấu thép như cột, dầm, sàn deck, xà gồ… tại nhà xưởng.
  3. Giai đoạn thi công: Vận chuyển và thi công lắp dựng các cấu kiện thép tiền chế ngoài công trường.

Lắp dựng nhà khung thép dân dụng

Lắp dựng công trình nhà phố khung thép 4 tầng tại đường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Vì thi công trong phố với mặt bằng và điều kiện thi công phức tạp hơn nhiều các công trình công nghiệp.

Giai đoạn thi công ngoài hiện trường quyết định sự thành công của 1 dự án với 4 bước:

Bước 1: Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ

Giải pháp móng cho nhà khung thép để ở cũng tương tự như nhà bê tông cốt thép. Các giải pháp móng có thể sử dụng là móng đơn, móng băng hay móng cọc.

Trước khi đổ bê tông móng, các bulong neo được định vị chính xác vào vị trí để chờ liên kết với hệ cột thép sau này.

Tham khảo thêm bài viết về các giải pháp móng: Cấu tạo móng đơn móng băng móng bè

Móng nhà khung thép

Móng nhà khung thép được đặt chờ bu lông liên kết với cột thép

Bước 2: Sản xuất các cấu kiện tại nhà xưởng

Song song với quá trình thi công phần móng, việc  sản xuất các cấu kiện kết cấu thép được tiến hàng tại nhà xưởng và vận chuyển ra lắp ráp tại công trường ngay sau khi phần móng đổ bê tông xong và bê tông đủ cường độ, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp dựng.

Xem thêm: Quy trình sản xuất kết cấu thép tiền chế

Sản xuất nhà thép tiền chế

Sản xuất cấu kiện kết cấu thép trong nhà máy

Bước 3: Lắp dựng khung kết cấu thép và hệ bao che

Sau khi hoàn thiện công tác gia công sản xuất, các cấu kiện kết cấu thép được vận chuyển đến công trường để thi công lắp dựng.

Thông thường công tác lắp dựng được hỗ trợ bằng cẩu, các cấu kiện được liên kết với nhau bằng bu lông cường độ cao.

Bước 4: Hoàn thiện ngôi nhà, lắp đặt các hệ thống thông gió, điện, nước,…

Giai đoạn hoàn thiện nhà khung thép tương tự như hoàn thiện nhà bê tông cốt thép truyền thống như các công tác: xây, trát, ốp, lát, cửa, thiết bị vệ sinh…

Chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế

Như bất kỳ công trình xây dựng nào, không có một đơn giá cố định cho tất cả các công trình. Về cơ bản đơn xây dựng nhà thép tiền chế là rẻ hơn so với giải pháp đổ bê tông cốt thép truyền thống từ 10% đến 30% tùy vào khối lượng và quy mô công trình.

Đơn giá xây dựng phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Địa điểm xây dựng
  • Quy mô công trình
  • Công năng của công trình
  • Hình dáng kiến trúc
  • Thời điểm xây dựng…

Tham khảo bài viết: Đơn giá xây dựng nhà xưởng

Ưu điểm, nhược điểm nhà phố khung thép

Ưu điểm

Nhà khung thép được ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao, hiện đại vì thế giải pháp kết cấu này sở hữu nhiều những ưu điểm như:

  • Đáp ứng được mọi tải trọng, yêu cầu về độ bền.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với giải pháp nhà bê tông.
  • Lắp đặt, xây dựng nhanh chóng. Thời gian lắp dựng nhà khung thép dân dụng ước tính chỉ bằng 1/3 thời gian xây dựng nhà bê tông cốt thép. Các cấu kiện đã được sản xuất ở nhà máy và việc thi công ngoài công trường là lắp ráp từng cấu kiện lại như trò chơi Lego.
  • Linh hoạt trong thiết kế, chủ đầu tư có thể thỏa sức sáng tạo để sở hữu được những công trình nhà khung thép hiện đại, ấn tượng, độc đáo theo phong cách riêng của mình. Bên cạnh đó, giải pháp nhà thép cho phép mở rộng tối đa không gian sử dụng trong nhà nhờ khả năng vượt nhịp lớn của các cấu kiện kết cấu thép.
  • Giảm khối lượng ngôi nhà đồng nghĩ với giảm tải trọng cho kết cấu móng, thích hợp xây dựng trên những vùng đất yếu hay thường xuyên xảy ra các chấn địa nhỏ.
  • Dễ dàng tháo bỏ tái sử dụng sang khu đất khác hoặc thanh lý.

Thi công nhà khung thép

Thi công nhà thép tiền chế ở Hà Nội

Nhược điểm

Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm thì nhà thép tiền chế dân dụng cũng có một vài nhược điểm như:

  • Thép có khả năng chịu lực gấp 20 lần bê tông nhưng lại chịu nhiệt kém, thép giảm cường độ chịu lực và bị biến dạng khi sảy ra hỏa hoạn.

Giải pháp: Sử dụng sơn chống cháy hoặc bọc kết cấu thép bằng các vật liệu chống cháy…

  • Sắt thép bị ăn mòn trong các môi trường axit và oxy hóa.

Giải pháp: Sơn kết cấu thép với chủng loại và độ dày thích hợp.

  • Nhà phố có kích thước đất không vuông vắn và phụ thuộc nhiều vào các nhà lân cận dẫn đến phức tạp trong công tác thiết kế, sản xuất và thi công nhà khung thép.

Giải pháp: Cần người kỹ sư nhiều kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp kết cấu và phương án thi công hợp lí.

Xem thêm bài viết: Chống cháy cho kết cấu thép

Hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp để khắc phục các nhược điểm của giải pháp kết cấu thép, điều đó đã càng làm nên sự hoàn hảo của những công trình dạng này và chủ đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn.

Dự án nhà khung thép tiền chế dân dụng tại Hà Nội

Bạn có thể tham khảo thêm một số dự án nhà khung thép tại Hà Nội đã hoàn thành dưới đây:

1. Nhà hàng khung thép Cửu Ngư Lầu

  • Diện tích 220m2, Số tầng: 3
  • Địa điểm: Đường Võ Chí Công, Hà Nội
  • Link bài viết: Nhà hàng khung thép tiền chế

2. Nhà thép tiền chế bên hồ

  • Diện tích 200m2, Số tầng: 3
  • Địa điểm: Hồ Đồng Đò, xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội
  • Link bài viết: Nhà thép tiền chế bên hồ

3. Nhà xe khung thép 3 tầng

  • Diện tích: 750m2; Số tầng: 3
  • Địa điểm: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
  • Link bài viết: https://vsteel.vn/nha-xe-khung-thep-3-tang-elentec

Nhà xe khung thép 3 tầng

Lắp dựng nhà xe 3 tầng khung thép tiền chế

4. Showroom dịch vụ và chăm sóc ô tô

  • Diện tích: 192m2, Số tầng: 4
  • Địa điểm: Đường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
  • Link bài viết: Showroom khung thép 4 tầng

5. Văn phòng khung thép 5 tầng

  • Diện tích: 500m2, Số tầng: 5
  • Địa điểm: Phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Link bài viết: Văn phòng khung thép 5 tầng

6. +10 mẫu nhà khung thép đẹp tại Việt Nam và Thái Lan, Nhật Bản

Mẫu nhà khung thép tiền chế

Mẫu nhà thép tiền chế ở Thái Lan

Bài viết tổng hợp các mẫu nhà khung thép dân dụng đẹp nhất và đáng tham khảo cho các kiến trúc sư.

  • Link tham khảo: Mẫu nhà tiền chế đẹp

Lời kết

Giải pháp nhà ở khung thép tiền chế đang dần là một giải pháp hoàn hảo để thay thế giải pháp nhà bê tông cốt thép truyền thống và đang được ứng dụng ngày càng nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn…

  • Xem thêm bài viết: Xu hướng nhà hàng, cafe khung thép

Azhome Group là một công ty chuyên thi công các công trình kết cấu thép với nhiều kinh nghiệm từ các dự án lớn đến các công trình trong phố. Với đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư chuyên nghiệp, hệ thống nhà xưởng với máy móc đồng bộ, hiện đại. Chúng tôi tự tin có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý khách hàng.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Hi vọng những thông tin ở trên giúp ích được cho bạn!!

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Cẩm nang xây dựng nhà xưởng từ A đến Z
  2. Top 20 danh sách các nhà thầu xây dựng nhà xưởng uy tín
  3. Báo giá thiết kế Nhà xưởng
  4. Đơn giá thi công nhà xưởng
  5. Các bước lập dự toán nhà xưởng
  6. Tổng hợp các mẫu hợp đồng thiết kế và thi công Nhà xưởng
  7. Các mẫu File tính toán cho nhà xưởng
  8. Các mẫu dự toán nhà xưởng nhà xưởng
  9. Các mẫu bản vẽ nhà xưởng Full
  10. Phần mềm Dự toán Online Nhà xưởng
  11. Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất hiện nay
  12. Danh mục hồ sơ nghiệm thu hoàn công nhà xưởng
  13. Bản vẽ nhà thép và dự toán nhà thép
  14. Biện pháp thi công lắp dựng nhà xưởng

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Nhà thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế hay còn gọi là nhà tiền chế là nhà được chế tạo từ các cấu kiện kết cấu thép, thường được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường.

Nhà tiền chế được ứng dụng nhiều hơn cả là cho các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho bởi tính linh hoạt, khả năng vượt nhịp lớn và thi công nhanh. Ngoài ra nhà thép tiền chế dân dụng cũng đang được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây tại các thành phố lớn, điển hình cho các dự án siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng…

Thông số cơ bản của nhà xưởng khung thép tiền chế

Kết cấu thép là giải pháp tối ưu trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ xưa đến nay, ngày trước ở ta hay sử dụng khung tiệp là khung vì kèo bằng thép V, thép hộp. Từ khi công nghệ khung thép tổ hợp tiền chế được giới thiệu thì trở thành một giải pháp không thể thay thế cho các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho và cả các hạng mục nhà văn phòng, nhà xe…

Nhà xưởng khung thép tiền chế có một số thông số đặc trưng:

  • Khẩu độ: Là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng
  • Bước cột: Là khoảng cách 2 cột theo phương dọc nhà. Thông thường từ 6m đến 12m
  • Chiều cao nhà: Là chiều cao cột biên, quyết định đến độ thông thoáng của nhà xưởng
  • Độ dốc mái: Độ dốc mái thường chọn từ 10% đến 30% để đảm bảo việc thoát nước mưa
  • Tải trọng nền: Phụ thuộc vào công năng nhà xưởng như bố trí máy móc, xe hàng và xe vận chuyển
  • Tải trọng mái: Gồm tải mái tôn và tấm cách nhiệt, trần giả, hệ thống kỹ thuật, tải gió, cầu trục…

Thông số của khung kết cấu nhà xưởng

Thiết kế và sản xuất

Việc thiết kế nhà thép được thực hiện bởi các kỹ sư và kiến trúc sư của đơn vị thi công sẽ tối ưu được kết cấu, các chi tiết cấu tạo và các giải pháp công năng cho nhà xưởng.

Sản xuất kết cấu thép tại nhà xưởng

Sau khi thống nhất được phương án kiến trúc và kết cấu, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ gia công chi tiết các cấu kiện và chuyển bản vẽ xuống dưới xưởng sản xuất để chuẩn bị cho quá trình gia công các cấu kiện kết cấu thép.

Quá trình gia công cơ bản gồm các bước:

  • Cắt phôi
  • Gá định hình cấu kiện
  • Hàn tổ hợp
  • Gá mã, gân tăng cứng
  • Vệ sinh cấu kiện
  • Sơn chống gỉ và sơn màu

Thi công nhà xưởng khung thép tiền chế

Các cấu kiện sau khi được gia công sẽ được vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Quá trình lắp dựng kết cấu thép bao gồm một số bước:

  • Định vị và lắp đặt bu lông móng
  • Lắp dựng cột, dầm và vì kèo
  • Lắp dựng xà gồ
  • Lợp mái tôn bao che

Quá trình gia công chế tạo các cấu kiện hoàn toàn trong nhà xưởng, vì thế việc lắp dựng chính xác hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình gia công sản xuất và công tác đặt bu lông móng. Đây là 2 công tác phải được kiểm tra kỹ vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn đến sự sai lệch trong công tác lắp dựng sau này.

Xem thêm bài viết: Quy trình xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp

Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Ngoài ra nhà thép tiền chế dân dụng cũng đang được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây tại các thành phố lớn, điển hình cho các dự án siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng…

  1. Hệ kết cấu móng
  2. Nền nhà xưởng
  3. Hệ khung kết cấu chính gồm cột và vì kèo
  4. Cửa trời và mái canopy
  5. Xà gồ và hệ giằng
  6. Mái tôn bao che

Cấu tạo nhà xưởng thép tiền chế điển hình

1/ Kết cấu Móng

Nhà tiền chế vẫn sử dụng hệ móng bê tông cốt thép. Hệ móng có tác dụng truyền tải trọng bên trên xuống nền đất cứng bên dưới. Móng có thể là móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc tùy vào địa chất và tải trọng của công trình.

Trước khi đổ bê tông móng, bu lông móng hay còn gọi là bu lông neo được liên kết chính xác và chắn chắn vào hệ thép móng, Bu lông móng thường sử dụng M24 và M27

Lắp đặt bu lông móng là một bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, kèo thép là dễ dàng và chính xác.

Xem thêm bài viết : Báo giá Bulong neo và bulong liên kết

2/ Nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông dưới là lớp base và cát đầm chặt. Chiều dày bê tông nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và xe di chuyển trong nhà xưởng. Mặt nền thường được đánh bóng hoặc sơn epoxy để đảm bảo bề mặt bóng sạch trong quá trình sử dụng.

3/ Hệ khung kết cấu chính: Cột, dầm, vì kèo thép

Cột thép, vì kèo thép là cấu tạo chính của nhà thép tiền chế, cột và vì kèo được các kỹ sư thiết kế để đủ khả năng chịu lực và vượt được nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu của nhà xưởng.

Cột và vì kèo thường được thiết kế dạng thép H thay đổi tiết diện, hay cấu tạo dạng dàn. Liên kết giữa cột và vì kèo thường bằng bản mã và liên kết bởi các bu lông cường độ cao.

Hệ dầm cột, vì kèo thép sau khi sản xuất tại nhà xưởng được vận chuyển ra công trường

Lắp dựng vì kèo khẩu độ 35m

4/ Cửa trời và mái canopy

Cửa trời thường đặt trên đỉnh nhà xưởng, có tác dụng thông gió giúp nhà xưởng thông thoáng trong quá trình hoạt động sản xuất

Canopy là hệ mái sảnh có tác dụng che nắng mưa tại vị trí cửa đi, cửa sổ

5/ Xà gồ và hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ

Xà gồ thép mạ kẽm thường có dạng chữ C, Z … khoảng cách xà gồ từ 1m – 1,5m được liên kết với khung chính có tác dụng đỡ hệ mái tôn bên trên.

Hệ giằng mái, giằng cột tuy khối lượng không nhiều nhưng là phần không thể thiếu của kết cấu nhà xưởng. Hệ giằng có tác dụng tăng sự ổn định của hệ khung kết cấu chính trong quá trình lắp dựng và quá trình sử dụng. Rất nhiều hệ kết cấu nhà xưởng bị biến dạng vì chủ quan với hệ giằng này.

6/ Tôn bao che và vật liệu cách nhiệt

Đơn giản nhất là loại tôn 1 lớp mạ màu tăng tính thẩm mỹ và tránh ăn mòn bởi môi trường. Tuy vậy với thời tiết nắng nóng tại  Việt Nam, mái tôn thường được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh có tác dụng chống nóng và chống ồn cho nhà xưởng.

Thi công mái tôn và bông thủy tinh

7/ Nhà thép tiền chế nhiều tầng

Nhà xưởng tiền chế 2 tầng, 3 tầng hiện được triển khai ngày càng nhiều do tăng được diện tích sử dụng trên cùng một diện tích đất. Cùng với đó là giải pháp sàn liên hợp thép – bê tông sử dụng tấm sàn deck.

Giải pháp sàn deck không những hiệu quả về khả năng chịu lực mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Ưu điểm nhược điểm

Ưu điểm

  • Linh hoạt trong bố trí không gian
  • Rút ngắn thời gian thi công
  • Khả năng chịu lực tốt
  • Tiết kiệm chi phí
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nhược điểm

  • Chịu lửa kém
  • Ăn mòn bởi môi trường
  • Đòi hỏi gia công chính xác cao

Tập đoàn Azhome với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng, thiết kế sản xuất nhà thép tiền chế. Với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư tận tâm và đội ngũ công nhân lành nghề, mỗi năm với hàng trăm dự án được hoàn thành trong khắp cả nước. Azhome luôn nỗ lực để đáp ứng được mọi nhu cầu về kỹ thuật chất lượng với mức giá thành cạnh tranh nhất.

Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại comment bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Cẩm nang xây dựng nhà xưởng từ A đến Z
  2. Top 20 danh sách các nhà thầu xây dựng nhà xưởng uy tín
  3. Báo giá thiết kế Nhà xưởng
  4. Đơn giá thi công nhà xưởng
  5. Các bước lập dự toán nhà xưởng
  6. Tổng hợp các mẫu hợp đồng thiết kế và thi công Nhà xưởng
  7. Các mẫu File tính toán cho nhà xưởng
  8. Các mẫu dự toán nhà xưởng nhà xưởng
  9. Các mẫu bản vẽ nhà xưởng Full
  10. Phần mềm Dự toán Online Nhà xưởng
  11. Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất hiện nay
  12. Danh mục hồ sơ nghiệm thu hoàn công nhà xưởng
  13. Bản vẽ nhà thép và dự toán nhà thép
  14. Biện pháp thi công lắp dựng nhà xưởng

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Đơn giá thiết kế nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để có một công trình đạt tính thẩm mỹ, tối ưu về công năng cũng như giải pháp kỹ thuật. Việc tư vấn thiết kế đòi hỏi đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư có chuyên môn và giàu kinh nghiệm để xử lí các vấn đề gặp phải trong quá trình lên ý tưởng.

Trước khi thiết kế phương án, đội ngũ kiến trúc sư và kiến trúc sư của Vsteel luôn tìm hiểu ngành nghề, quy mô sản xuất hiện tại cũng như tương lai của chủ đầu tư, vị trí xây dựng, địa tầng địa chất… để từ đó đưa ra một giải pháp hợp lí nhất.

Để hiểu rõ hơn cấu tạo nhà xưởng công nghiệp, bạn xem bài viết:

Yêu cầu thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng công nghiệp, nhà máy là một dạng công trình đặc thù, nhưng vẫn là một hình thái kiến trúc.

Việc tư vấn thiết kế nhà xưởng cần đáp ứng tối thiểu 3 yêu cầu sau:

Sơ đồ công năng hợp lí

Đây là yếu tố tiên quyết đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư sau này. Một sơ đồ công năng được tính toán và bố trí hợp lí giúp quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, tuần tự tạo một năng suất lao động cao nhất.

Tối ưu giải pháp kinh tế – kỹ thuật

Việc thiết kế phải đảm bảo yếu tố an toàn ổn định cho hệ kết cấu. Các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công trong quá trình xây dựng nhà xưởng cần được tính đến ngay từ giai đoạn thiết kế bản vẽ, việc cân nhắc lựa chọn vật liệu hoàn thiện cũng cần xem xét kỹ.

Tạo nên một công trình kiến trúc đẹp, thẩm mỹ

Quan điểm nhà xưởng công nghiệp không cần quan tâm đến tính thẩm mỹ nay đã không còn phù hợp. Ngoài chức năng là kho bãi tập kết vật tư vật liệu hay những công xưởng sản xuất nóng bức, bụi bặm, các công trình nhà xưởng công nghiệp ngày càng được các chủ đầu tư quan tâm và yêu cầu cao hơn. Với sự tư vấn của các kiến trúc sư, công trình nhà xưởng đã trở nên hài hòa và đẹp mắt hơn rất nhiều.

Một vài mẫu nhà xưởng đẹp ở phần cuối sẽ gợi ý cho bạn một vài ý tưởng.

Việc thiết kế nhà xưởng cần phải lưu ý:

  • Đảm bảo các yêu cầu về mật độ xây dựng, mật độ cây xanh, yêu cầu về phòng cháy và xả thải môi trường ( ĐTM)
  • Đảm bảo các khả năng chịu lực của kết cấu trong điều kiện làm việc bất lợi của quá trình sản xuất.
  • Khả năng cải tạo và mở rộng nhà xưởng trong tương lai.
  • Sơ đồ giao thông thuận tiện giữa các khâu trong quá trình sản xuất.
  • Tạo cho người lao động một không gian làm việc thoáng mát, đủ ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm điện năng và tăng năng suất.

Nhà xưởng công nghiệp

Thi công lắp dựng hệ khung kết cấu thép nhà xưởng công nghiệp

Các bước thiết kế nhà xưởng

Cũng như các công trình dân dụng, thiết kế nhà xưởng công nghiệp có thể chia làm 2 bước:

Thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là bước đầu tiên cung cấp sơ bộ các giải pháp về kiến trúc và kết cấu

Bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm các bản vẽ:

  • Bản vẽ tổng mặt bằng nhà xưởng
  • Bản vẽ  kiến trúc nhà xưởng: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt nhà xưởng
  • Bản vẽ sơ đồ công năng nhà xưởng
  • Bản vẽ kết cấu: Giải pháp móng và giải pháp kết cấu thân
  • Bản vẽ thiết kế cơ sở cũng là 1 phần trong hồ sơ để xin cấp phép dự án

Để tìm hiểu kỹ hơn hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà xưởng, các bạn tham khảo bài viết:

Thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thiết kế thi công thể hiện chi tiết và đầy đủ tất cả các hạng mục của dự án gồm các phần: Kiến trúc, kết cấu, cơ điện.

Các hạng mục của dự án bao gồm:

  • Nhà xưởng chính, nhà kho
  • Văn phòng
  • Nhà ăn, nhà nghỉ cán bộ
  • Đường nội bộ
  • Cổng, tường rào, nhà bảo vệ
  • Nhà xe
  • Bể nước, nhà bơm
  • Trạm biến áp, nhà điện
  • Các công trình phụ trợ khác

Đơn giá tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Đơn giá thiết kế nhà xưởng:

Theo định mức đơn giá nhà nước, chi phí thiết kế được tính theo tổng mức đầu tư xây dựng. Giá trị thiết kế từ 2% – 3% tổng mức đầu tư.

Là một công ty chuyên về nhà xưởng, nhà công nghiệp, VSTEEL có cách tính và chính sách riêng:

  • Theo diện tích xây dựng: Đơn giá từ 40.000 – 50.000 đ/m2 (Tùy vào từng dạng nhà xưởng, yêu cầu thiết kế, độ phức tạp của dự án)
  • Khi ký cả hợp đồng thi công, chi phí tư vấn thiết kế được giảm giá 50%.

Đơn giá thiết kế nhà xưởng

Hồ sơ tư vấn thiết kế nhà xưởng của Vsteel bao gồm:

1. Thuyết minh dự án bao gồm thuyết minh kiến trúc và thuyết minh tính toán kết cấu

2. Bảng BOQ và spec chi tiết khối lượng công việc và quy cách vật liệu

3. Bản vẽ thiết kế bao gồm:

  • Bản vẽ  tổng mặt bằng 1/500
  • Bản vẽ  kiến trúc và hình ảnh phối cảnh tổng thể dự án
  • Bản vẽ kết cấu cho các hạng mục
  • Bản vẽ cơ điện bao gồm các phần cơ bản: Điện, chiếu sáng, cấp thoát nước…

4. Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Các bằng cấp chứng chỉ hành nghề của các cá nhân
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức

Công ty VSTEEL là 1 đơn vị thiết kế và xây dựng nhà xưởng chuyên nghiệp. ( Design and Build ) Với các kiến trúc sư và kỹ sư tận tâm nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề và hệ thống máy móc hiện đại. Chúng tôi luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lí nhất.

Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp đã thực hiện

1. Nhà xưởng sản xuất công ty WoosungVina

Địa điểm: KCN  Vân Trung, Bắc Giang

Quy mô dự án: 10.000 m2

Hạng mục:  Tư vấn thiết kế và thi công

Mật độ xây dựng: 60%

Nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công ty Woosung Vina

2. Showroom và nhà xưởng sửa chữa Auto Trường Hải

Địa điểm:  TP Móng Cái

Quy mô dự án: 10.000 m2

Hạng mục: Tư vấn thiết kế và thi công

Mật độ xây dựng: 65%

Nhà xưởng ô tô Thaco Trường Hải

Nhà xưởng công ty Thaco Trường Hải

3. Nhà xưởng sản xuất gỗ Thiên An

Địa điểm: Thành phố Yên Bái

Quy mô dự án: 70.000 m2

Diện tích nhà xưởng: 40.000 m2 gồm 3 nhà xưởng 10.000m2, 1 nhà xưởng 6000m2 và 1 nhà xưởng 4000m2

Thời gian xây dựng: Năm 2016

Hạng mục: Tư vấn thiết kế và thi công

Nhà xưởng công nghiệp Thiên An

Nhà xưởng công ty Thiên An

4. Nhà xưởng phức hợp ATP

Địa điểm: Hưng Yên

Quy mô dự án: 20.000 m2

Diện tích nhà xưởng: 14.000 m2 gồm 02 nhà xưởng 7.000m2 và  02 văn phòng 400m2 3 tầng

Hạng mục: Tư vấn thiết kế

Mật độ xây dựng: 60%

Thời gian xây dựng: Năm 2019

Nhà xưởng ATP

Nhà xưởng công ty ATP giai đoạn 1

5. Nhà xưởng sản xuất công ty TNHH Cibon

Địa điểm: Bắc Ninh

Quy mô dự án: 10.000 m2

Diện tích nhà xưởng: 6.000 m2 và khu văn phòng, nhà ăn 800m2 2 tầng

Hạng mục: Tư vấn thiết kế và thi công

Thời gian xây dựng: Năm 2019

Thủ tục hoàn công xây dựng nhà xưởng

Đối với các doanh nghiệp, nhà máy muốn đưa các nhà xưởng sớm đi vào hoạt động sản xuất đúng tiến độ cần phải nghiêm túc thực hiện quy trình hoàn công xây dựng nhà xưởng. Công việc này đóng vai trò rất quan trọng, cần một bộ hồ sơ đầy đủ với nhiều giấy tờ pháp lý.

Hoàn công xây dựng là gì?

Việc đầu tiên cần hiểu rõ công tác hoàn công xây dựng là gì. Rất nhiều người lầm tưởng hoàn công xây dựng với công tác nghiệm thu giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Nhưng không phải, hoàn công xây dựng là một thủ tục hành chính nhằm xác nhận với cơ quan quản lý công trình đã thi công xong theo giấy phép xây dựng, đủ điều kiện đi vào sử dụng, và là  căn cứ để xác nhận tài sản trên đất của chủ đầu tư.

Khi nào có thể làm hồ sơ hoàn công?

Hồ sơ hoàn công có thể chuẩn bị từ trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Tuy nhiên hồ sơ hoàn công chỉ có thể hoàn thiện sau khi kết thúc công việc xây dựng.

Ai là người chịu trách nhiệm làm hồ sơ hoàn công?

Nhà thầu không có trách nhiệm phải làm hồ sơ hoàn công. Cũng giống như công tác xin giấy phép xây dựng, đây là  trách nhiệm của chủ đầu tư. Tuy nhiên nhiều hợp đồng trọn gói bao gồm cả công tác xin  cấp phép và làm hoàn công xây dựng, là thỏa thuận giữa chủ đầu tư và  nhà thầu trước khi ký hợp đồng.

Hồ sơ hoàn công nhà xưởng gồm những gì?

Theo thông tư số 05/2015/TT-BXD, Hồ sơ hoàn công xây dựng nhà xưởng có thể chia 2 loại  như sau:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ quản lý chất lượng

Hồ sơ pháp lý

  • Đơn xin hoàn công
  • Đánh giá tác động môi trường
  • Giấy phép xây dựng và biên bản cấp phép thi công công trình xây dựng.
  • Giấy phép PCCC
  • Thông báo khởi công
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của CĐT
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùa CĐT
  • Hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công
  • Hồ sơ năng lực của nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát, quản lý dự án
  • Quyết định thành lập ban chỉ huy công trường
  • Bằng cấp, chứng chỉ cán bộ thi công

Hồ sơ quản lý chất lượng

  • Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng nhà xưởng.
  • Nhật ký thi công công trình
  • Chứng chỉ về thiết bị, vật tư, vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng
  • Kết quả thí nghiệm
  • Biên bản nghiệm thu, kiểm tra công tác xây dựng nhà xưởng.
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng

Dấu hoàn công xây dựng

Dấu hoàn công xây dựng nhà xưởng

Chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công cần ghi nhớ các loại giấy tờ trên để chuẩn bị đầy đủ, tránh việc đi lại, bổ sung nhiều lần giúp quy trình xét duyệt hồ sơ trở nên nhanh chóng hơn.

Thực hiện nộp hồ sơ hoàn công

Sau khi đã thu thập, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chủ đầu tư sẽ phải mang hồ sơ lên nộp tại cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục hoàn công. Đối với các công trình nhà xưởng, khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghệ cao…sẽ nộp tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng. Các công trình nộp hồ sơ hoàn công là các công trình xây mới hoặc xây tạm, thay đổi sửa chữa kiến trúc, kết cấu công trình.

Nếu hồ sơ có đầy đủ giấy tờ thì bộ phận tiếp nhận sẽ thu hồ sơ, ghi biên nhận và hẹn lịch phúc đáp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu giấy tờ, có sai sót thì bộ phận tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư đồng thời yêu cầu bổ sung, sửa đổi giấy tờ còn thiếu. Sau khi chủ đầu tư đã hoàn thiện đầy đủ mọi giấy tờ sẽ quay lại nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng một lần nữa.

Chủ đầu tư khi đã nộp hồ sơ xong sẽ có trách nhiệm thực hiện các khoản lệ phí hoàn công xây dựng nhà xưởng. Đến thời hạn phúc đáp hồ sơ, chủ đầu sẽ đến lấy kết quả để hoàn tất các bước tiếp theo trong việc đưa công trình nhà xưởng đi vào hoạt động.

Trên đây là các quy định về làm hồ sơ hoàn công xây dựng nhà xưởng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc khi thực hoàn hoàn công công trình có thể nhờ cậy đến sự trợ giúp của các dịch vụ chuyên nghiệp.

Kết cấu thép VSTEEL

Quy trình thi công nhà xưởng

Thiết kế nhà xưởng, xây dựng nhà xưởng, nhà kho theo yêu cầu của khách hàng bằng vật liệu gì để tiết kiệm chi phí, có thời gian sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật như cách nhiệt, chống cháy là bài toán nan giải đối với các chủ đầu tư hiện nay. Giải pháp cho vấn đề hóc búa này là gì? Liệu có vật liệu nào đáp ứng được những tiêu chí trên?

Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – xây dựng nhà kho phải trải qua qui trình như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Quy trình xây dựng nhà xưởng nhà kho chuyên nghiệp

Tiếp nhận và bảo quản vật tư trong quá trình xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Việc tiếp nhận và bảo quản vật tư là một khâu khá là quan trọng. Đại đa số các đơn vị cung cấp vật tư đầy đủ song trong quá trình giao nhận phát sinh số lượng vật tư, chủng loại vật tư không đồng điệu thừa thiếu không hợp lý. Trong phiếu giao hàng có nhiều đơn vị cung cấp vật tư ghi bằng tiến Anh,vì thế sẽ gây trở ngại cho việc giao nhận vật tư. Nếu như bị vậy, bạn chỉ cần nhìn mã hàng được ghi trong vận đơn và mã hàng được dán trên bề mặt vật tư để giao nhận rồi đối chiếu với tổng số lượng theo hợp đồng mua bán vật tư. Nhất là phần giao nhận các chủng loại Bulông – Bản mã, các bạn phải kiểm tra cận thận.

Thi công lắp đặt bulông móng trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho :

Việc tiến hành nhận Bulông móng và lắp đặt bao giờ cũng là công đoạn đầu tiên của quy trình lắp đặt nhà thép tiền chế làm nhà xưởng, nhà kho. Đại đa số các Công ty tham gia dịch vụ lắp đặt nhà thép Tiền chế đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế các trang thiết bị phụ vụ cho công tác lắp đặt Bulông móng thường thiếu thốn vì lý do đầu tư ban đầu cao.

 

Quy trình lắp dựng nhà xưởng

Thi công lắp dựng phần khung chính trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho:

Hiện nay có một số doanh nghiệp tham gia lắp dựng nhà khung thép Tiền chế đã mạnh dạn đầu tư ngay từ đầu thiết bị máy đo Kinh vĩ; máy chiếu Laze để phục vụ công tác lắp đặt.

Với công nghệ tiên tiến đảm bảo độ chính xác rất chuẩn về góc vuông, mặt phẳng, độ cao. Các máy đo Kinh vĩ, các máy chiếu Laze là điều không thể thiếu trong quá trình thi công lắp đặt Bulông móng.

Trong quá trình xây nhà xưởng – xây nhà kho, đây là phần lắp đặt chính của nhà thép Tiền chế, tuỳ theo kích thước của khu nhà xưởng – nhà kho mà bố trí xe cẩu để thi công. Nếu khổ rộng của nhà xưởng – nhà kho từ 30m trở lên thì phải bố trí xe cẩu hợp lý để lắp đặt, tránh bị uốn cong thanh Kèo làm tuổi thọ công trình bị giảm sau này.

 

Quy trình lắp dựng nhà xưởng

Việc lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên là quan trọng nhất trong quá trình xây nhà xưởng, nhà kho, nó định hình toàn bộ cho cả khu nhà sau này. Tuỳ theo mặt bằng thi công mà người ta có thể lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên từ giữa nhà rồi triển khai ra 2 bên đầu hồi, hoặc triển khai từ đầu hồi nhà. Thông thường nên triển khai lắp đặt từ một đầu hồi nhà rồi phát triển vào trong.

Sau khi lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên xong, các bạn phải giằng níu thật chặt đảm bảo Cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn để làm căn cứ tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo trong quá trình xây nhà xưởng –  xây nhà kho.

Trong phần thi công lắp đặt Cột, Kèo của các gian nhà xưởng – nhà kho, yêu cầu công việc bắt buộc phải thi công trên cao. Chính vì thế công nhân làm việc trên cao cần phải được trang bị dây đai an toàn và phải có dây cứu sinh được lắp đặt trên cao.tuỳ theo khẩu độ rộng của nhà xưởng – nhà kho mà bố trí dây cứu sinh. Thông thường dây cứu sinh được lắp đặt nối từ hai đầu Cột Kèo theo khổ rộng của khu nhà xưởng – nhà kho, mỗi đầu dây cứu sinh tại điểm Cột Kèo phải được bắt chặt và cao hơn so với mặt Kèo 1m.

Lắp đặt phần tôn mái nhà xưởng – nhà kho:

Việc lắp dựng phần tôn mái được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác, các Bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.

Cũng như phần lắp đặt khung chính, phần lắp đặt tôn mái cũng yêu cầu tấm tôn đầu tiên đòi hỏi phải được làm rất cẩn thận, nó chính là tiêu điểm cho các tấm tôn lắp đặt sau này. Công việc tiếp theo các bạn phải lấy dấu cho từng tấm tôn, việc làm trên đảm bảo chắc chắn sau khi lợp xong công trình, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ. Nếu không làm như vậy thì sau khi thi công lợp tôn mái đến giai đoạn cuối phải căn chỉnh rất vất vả, về mĩ thuật trông rất xấu, về kỹ thuật không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

 

Quy trình lắp dựng tôn mái

Đối với các công trình có thêm phần lợp bông cách nhiệt nằm dưới tôn mái thì điều này càng phải được triển khai để đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt phẳng đều, không bị nhăn.

Lắp dựng hệ vách ngăn cho nhà xưởng – nhà kho:

Công đoạn thi công lắp đặt vách ngăn nhà xưởng – nhà kho các bạn cho tiến hành thi công giống như lắp đặt tôn mái.. Việc thi công vách ngăn không phức tạp như thi công lợp tôn mái vì khẩu độ vách ngăn thường không quá dài. Điểm đáng chú ý khi thi công lắp đặt vách ngăn là phải kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt nhà thép tiền chế với xây dựng.

Đây là điểm đáng chú ý nhất trong quá trình thi công lắp đặt tôn tường nhà tiền chế. Các bạn có thể tham khảo vật liệu làm vách ngăn chống cháy cách nhiệt tiêu biểu tại đây: Vách ngăn nhà xưởng bằng tấm Smartboard Thái Lan.

Hoàn thiện: Công việc hoàn thiện là khâu cuối cùng của giai đoạn thi công lắp dựng nhà thép Tiền chế, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác từng công đoạn xây nhà xưởng – xây nhà kho.

Ở giai đoạn này bắt buộc các bạn phải cho kiểm tra lại các Bulông đã bắt, các ke hở tại các điểm nối của tôn với tôn, ke hở tại các ô cửa thông gió để đảm bảo sau này không bị dột và công trình được thi công chất lượng.

Khâu lắp dựng cửa ra vào được thi công trong giai đoạn này. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cửa rất quan trọng, nếu các bạn không thi công cận thận thì sau khi hoàn thành xong cửa sẽ bị nghiêng dẫn đến việc đóng mở của rất khó khăn và hay bị nhẩy cửa ra khỏi ray chạy dẫn hướng.

Các yêu cầu cần và đủ trong quá trình xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Vi trí và các thiệt bị trong quá trình thiết kế nhà xưởng – nhà kho

Tuỳ theo bản chất công nghệ sản xuất, và các mối nguy kèm theo chúng, nhà xưởng – nhà kho, thiết bị và các phương tiện phải được lắp đặt, thiết kế và xây dựng để đảm bảo rằng:

  • Sự nhiễm bẩn được giảm đến mức tối thiểu;
  • Sự thiết kế và bố trí mặt bằng cho phép dễ dàng duy tu bảo dưỡng, làm sạch và tẩy trùng, và hạn chế ở mức tối thiểu ô nhiễm do không khí;
  • Các bề mặt và vật liệu, đặc biệt những gì tiếp xúc với thực phẩm, phải không độc đối với mục đích sử dụng, và nơi cần phải có độ bền phù hợp, và dễ duy tu bảo dưỡng và làm sạch;
  • Ở nơi thích hợp, phải có sẵn các phương tiện cần thiết để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí, và các kiểm soát khác; và
  • Có biện pháp bảo vệ có hiệu quả chống dịch hại xâm phạm và khu trú.

Thiết bị phải có đầy đủ và phải được bố trí để có thể:

  • Cho phép duy tu bảo dưỡng và làm sạch dễ dàng;
  • Vận hành đúng với mục đích sử dụng và thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh tốt, kể cả giám sát.

Thiết kế xây dựng nhà xưởng nhà kho và các phòng làm việc:

Nơi thích hợp, là nơi mà thiết kế và bố trí mặt bằng công nghệ cho một cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải tạo điều kiện cho vệ sinh thực phẩm được tốt, đồng thời tính đến cả việc bảo vệ chống ô nhiễm chéo do thực phẩm gây ra giữa công đoạn này với công đoạn khác cũng như thao tác chế biến và xử lý thực phẩm.

Cấu trúc bên trong cơ sở thực phẩm phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu bền chắc, và phải được duy tu bảo dưỡng, làm sạch dễ dàng khi cần thiết, có thể tẩy trùng được. Đặc biệt, khi xây nhà xưởng – xây nhà kho phải chú ý ở những nơi thích hợp, các điều kiện riêng sau đây phải thỏa mãn, để bảo vệ sự an toàn và phù hợp của thực phẩm:

  • Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu không thấm, không độc hại như ý đồ thiết kế.
  • Tường và vách ngăn phải có bề mặt nhẵn, thích hợp cho thao tác.
  • Sàn nhà phải được xây dựng sao cho dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh.
  • Trần và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế, xây dựng để làm sao có thể giảm tối đa sự bám bụi và nước ngưng, cũng như khả năng rơi bám của chúng.
  • Cửa sổ phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, ở những nơi cần thiết, phải lắp các hệ thống chống côn trùng mà có khả năng tháo lắp làm sạch được, ở nơi cần thiết phải cố định các cửa sổ.
  • Cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ lau chùi và khi cần phải dễ tẩy rửa.
  • Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tốt, bền vững, dễ lau chùi, dễ duy tu bảo dưỡng và tẩy trùng. Chúng phải được làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm nước, trơ đối với thực phẩm, trơ đối với các chất tẩy rửa, tẩy trùng trong những điều kiện bình thường.

Các phương tiện và những yếu quan trọng cho việc xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Cung cấp nước trong quá trình thiết kế xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Cần có hệ thống cung cấp nước uống sao cho luôn luôn được đầy đủ, và có các phương tiện thích hợp để lưu trữ, phân phối nước và kiểm soát nhiệt độ, để đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.

Nước uống được là nước đã quy định trong lần xuất bán cuối của: “ Các hướng dẫn về chất lượng nước uống” của Tổ chức Y tế thế giới, hoặc là nước uống có tiêu chuẩn cao hơn. Nước không uống được (ví dụ như nước dùng để dập cháy, sản xuất hơi nước, làm lạnh và các mục đích khác mà không làm ô nhiễm thực phẩm), thì nước này được cấp theo hệ thống riêng. Các hệ thống nước không uống được phải được tách riêng biệt, không được nối hoặc không cho phép hồi lưu vào hệ thống nước sạch uống được.

Thoát nước và đổ chất thải trong quá trình thiết kế nhà xưởng – nhà kho:

Có thiết kế bố trí hệ thống thoát nước và phương tiện đổ chất thải hợp lý. Chúng phải được thiết kế và xây dựng sao cho tránh được mối nguy nhiễm bẩn cho thực phẩm hay gây nhiễm nguồn cung cấp nước sạch uống được.

Phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh cho nhà xưởng – nhà kho:

Cần có các phương tiện vệ sinh cá nhân để luôn duy trì chế độ vệ sinh cá nhân ở mức thích hợp nhằm tránh nhiễm bẩn cho thực phẩm. Ở đâu thích hợp, các phương tiện đó phải bao gồm:

  • Phương tiện để rửa và làm khô tay như chậu rửa có hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh (hoặc có nhiệt độ phù hợp, có thiết bị kiểm soát).
  • Nhà vệ sinh được thiết kế hợp vệ sinh,
  • Có các phương tiện, khu vực riêng biệt và hợp lý để nhân viên thay quần áo.
  • Những phương tiện trên phải được thiết kế và bố trí hợp lý.

Kiểm soát nhiệt độ trong việc xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Tuỳ tính chất của các thao tác chế biến thực phẩm, cần có các phương tiện phù hợp để làm nóng, làm nguội, đun nấu, làm lạnh và làm lạnh đông thực phẩm, hoặc để duy trì tốt chế độ bảo quản mà thực phẩm đã được làm lạnh hay lạnh đông để giám sát nhiệt độ thực phẩm và khi cần để kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhằm đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.

Chất lượng không khí và sự thông gió trong việc xây dựng nhà xưởng nhà kho :

Thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên hay dùng quạt cưỡng bức, đặc biệt nhằm:

  • Hạn chế đến mức tối thiểu nhiễm bẩn thực phẩm do không khí, ví dụ như từ dòng khí hay nước ngưng tụ.
  • Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhà xưởng – nhà kho.
  • Kiểm soát các mùi có thể ảnh hưởng tới tính phù hợp của thực phẩm.
  • Kiểm soát độ ẩm không khí, nếu cần, để đảm bảo tính an toàn và tính phù hợp của thực phẩm.
  • Các hệ thống thông gió phải được thiết kế và xây dựng sao cho dòng khí không được chuyển động từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch và; ở đâu cần, hệ thống thông gió đó cũng được tính đến có chế độ bảo dưỡng dễ dàng và được làm sạch một cách thuận lợi.

Chiếu sáng trong thiết kế xây dựng nhà xưởng nhà kho rất quan trọng:

Cần cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo để tiến hành thao tác được rõ ràng. Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng làm sao ánh sáng không làm cho người thao tác nhìn các màu bị sai lệch.

Cường độ ánh sáng phải phù hợp với tính chất thao tác. Nguồn sáng cần che chắn để tránh bị vỡ, các mảng vỡ của nó không thể rơi vào thực phẩm được.

Tính bảo quản thiết kế trong việc xây dựng nhà xưởng nhà kho:

Ở những nơi cần thiết, phải bố trí phương tiện thích hợp để bảo quản thực phẩm, cũng như bảo quản các chất liệu và các hóa chất phi thực phẩm (như các chất tẩy rửa, dầu nhờn, nhiên liệu).

Ở đâu thấy thích hợp, các phương tiện dùng để bảo quản thực phẩm phải được thiết kế và xây dựng sao cho:

  • Có chế độ bảo dưỡng duy tu và làm vệ sinh thuận lợi cho nhà xưởng – nhà kho;
  • Tránh được sinh vật gây hại xâm nhập và ẩn náu trong nhà xưởng – nhà kho;
  • Bảo vệ một cách hữu hiệu để thực phẩm khỏi bị ô nhiễm trong khi bảo quản, và
  • Khi cần, tạo ra được một môi trường nhằm giảm đến tối thiểu sự hư hại của thực phẩm (ví dụ bằng cách kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm khônng khí).

Những loại phương tiện bảo quản, được bố trí sẽ tuỳ thuộc vào tính chất của thực phẩm. Ở đâu cần phải bố trí phương tiện riêng, an toàn để cất giữ các vật liệu tẩy rửa và chất nguy hiểm cho nhà xưởng nhà kho.

TẠI SAO NÊN CHỌN CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG NHÀ KHO

Hoàng Tâm Phát là Nhà Thầu Thi Công uy tín và chất lượng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp lớn nhỏ tại thị trường Việt Nam, chúng tôi nhập hàng trực tiếp từ nhà máy và không qua bất kỳ trung gian nào với cam kết:

  • Giá thành thi công các công trình xây dựng nhà xưởng nhà kho và các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tốt nhất thị trường bởi sản phẩm được nhập trực tiếp từ nhà sản xuất mà không qua bất cứ trung gian nào. Điều đó làm tăng chất lượng thi công và giảm đi giá thành một cách rất đáng kể.
  • Với các công trình thi công cho dù lớn hay nhỏ chúng tôi luôn cam kết đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng tiến độ được cam kết với chất lượng tốt nhất.
  • Tất cả các vật tư luôn đủ số lượng, chủng loại theo đơn đặt hàng trong thời gian ngắn nhất. Cam kết 100% vật tư thi công xuất xưởng tại nhà máy có nhãn mác và hóa đơn, CO, CQ của nhà sản xuất.

Đơn giá xây dựng nhà xưởng

Đơn giá xây dựng nhà xưởng là một trong những vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm hàng đầu trước khi quyết định đầu tư. VSTEEL là một công ty xây dựng nhà xưởng và nhà thép tiền chế chuyên nghiệp với các dịch vụ từ thiết kế, sản xuất, đến thi công hoàn thiện các dự án nhà xưởng công nghiệp. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây và cố gắng mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá xây dựng và đơn giá tham khảo cho một số dạng nhà xưởng để các chủ đầu tư có thể tự tính được mức đầu tư cho công trình.

Xem thêm bài viết: Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế

Đơn giá xây dựng được hiểu như thế nào?

Theo định nghĩa, đơn giá xây dựng là chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật bao gồm các chi phí về Vật liệu, Nhân công, Ca máy để hoàn thành một đơn vị khối lượng xây lắp.

Với các công trình xây dựng vốn nhà nước, TCVN có đưa ra định mức đơn giá cho từng hạng mục công việc, trong đó có kể đến chênh lệch giữa các tỉnh thành và các thời điểm trong năm do thay đổi đơn giá vật liệu. Ví dụ: Đơn giá xây 1m3 gạch; Đơn giá gia công 1 tấn thép…

Tuy vậy, để đơn giản và dễ hiểu cho cả người không chuyên về xây dựng, chúng ta có sử dụng đơn giá tổng hợp cho 1m2 xây dựng, trong đó bao gồm tất cả các đầu việc cần thiết để hoàn thiện công trình đó, bao gồm tất cả các chi phí như: vật tư, nhân công, ca máy, chi phí quản lý…

Ví dụ: Đơn giá nhân công xây dựng nhà dân dụng ở Hà Nội 1 triệu/ m2, đơn giá xây dựng nhà ở bao gồm cả hoàn thiện là 5 triệu/m2 …

Tương tự vậy, đơn giá xây dựng nhà xưởng chúng ta hiểu là đơn giá đã bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành để thi công nhà xưởng:

  • Vật tư xây dựng
  • Nhân công xây dựng nhà xưởng
  • Máy móc thi công
  • Chi phí biện pháp thi công
  • Các chi phí khác: như lán trại tạm, điện nước, quản lý, bảo vệ, lán trại thi công…

Ở bài viết này, chúng tôi đưa ra đơn giá xây dựng phần nhà xưởng cho phần thô cơ bản bao gồm:

  • Phần nền móng và nền nhà xưởng.
  • Phần kết cấu khung thép và tường xây, tôn bao che.

Chưa bao gồm: ( các phần này cần bản vẽ thiết kế chi tiết)

  • Điện nước, điều hòa không khí
  • Phòng cháy chữa cháy

Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá thi công nhà xưởng khung thép?

Việc bóc tách khối lượng từng đầu việc là cơ sở quan trọng làm nên đơn giá xây dựng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây dựng nhà xưởng đó là:

Công năng của nhà xưởng

Công năng nhà xưởng quyết định đến phương án, kết cấu và vật liệu thi công nhà xưởng như giải pháp nền, phương án kết cấu thép, vật liệu chống nóng, giải pháp bao che, các hạng mục phụ trợ đi kèm…

Công năng nhà xưởng là yếu tố đầu tiên có tính quyết định đến chi phí xây dựng nhà xưởng.

Nhà xưởng công nghiệp

Thi công lắp dựng nhà xưởng khung thép

Ví dụ: Nhà xưởng chỉ phục vụ làm kho chứa hàng hóa nhẹ thì yêu cầu về nhà xưởng không cao, nhưng nếu là kho chứa các đồ máy móc, cơ khí hay sản phẩm có giá trị thì yêu cầu nền nhà xưởng phải cao, có thể phải thêm cầu trục để phục vụ công tác nâng hạ, vận chuyển.

Nếu nhà xưởng phục vụ công việc kinh doanh, sản xuất thì ngoài nhà xưởng phải có các công trình phụ trợ khác như văn phòng, nhà ăn, nhà nghỉ cho cán bộ, nhà xe, nhà kho vật tư, kho thành phẩm…

Địa điểm xây dựng nhà xưởng

Vị trí, địa điểm của nhà xưởng có ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí, đơn giá xây dựng.

Thứ nhất: Địa chất khu vực đó tốt  hay không. Nếu vị trí xây nhà xưởng của bạn là trên vùng đất địa chất tốt, bằng phẳng thì sẽ giảm thiểu được chi phí cho phần nền móng còn nếu vị trí xây dựng lại nằm trên nền đất bùn chảy dẻo, địa chất không chắc chắn thì chắc chắn sẽ phải phát sinh giải pháp gia cố móng.

Thứ hai: Địa điểm xây dựng có thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư vật liệu phục vụ cho công tác thi công hay không? Đường điện, nước phục vụ sinh hoạt và thi công có sẵn hay không đều ảnh hưởng đến đơn giá thi công xây dựng công trình.

Quy mô xây dựng nhà xưởng

Một điều hiển nhiên là quy mô nhà xưởng lớn có đơn giá xây dựng /m2 thấp hơn so với những công trình nhà xưởng nhỏ hơn. Với cùng một phương án kết cấu và giải pháp vật liệu, đơn giá xây dựng cho nhà xưởng 1000 m2 , nhà xưởng 5000m2 và nhà xưởng 10.000 m2 là khác nhau không nhỏ.

Mẫu nhà xưởng

Chi phí thi công nhà xưởng đối với những nhà xưởng phong cách hiện đại với vật liệu mới chắc chắn có đơn giá cao hơn so với những mẫu công trình nhà xưởng đơn giản với các vật liệu rẻ hơn.

Ngoài ra các chi tiết phụ của nhà xưởng như cửa trời thông gió, cửa chớp tôn, mái canopy, hay cửa sổ… cũng ảnh hưởng tới chi phí xây dựng của nhà xưởng.

Nhà xưởng công nghiệp

Hoàn thiện xây dựng nhà xưởng Woosung với hệ tường panel – CĐT Hàn Quốc

Thời gian thi công nhà xưởng

Vật liệu chính sử dụng thi công nhà xưởng là thép ( chiếm tỷ trọng 70% ), do đó đơn giá xây dựng nhà xưởng phụ thuộc nhiều vào đơn giá của thép. Có những năm giá thép biến động đến 100% vì thế chi phí đầu tư xây dựng trong năm đó có thể biến động gấp 1,7 lần. Một con số không nhỏ chút nào.

Hơn nữa đầu năm là thời điểm thích hợp để thi công vì thời tiết thuận lợi, các dự án xây dựng chưa triển khai dồn dập. Trong khi thời điểm cuối năm nhiều dự án chạy tiến độ trong khi thời tiết mưa bão nhiều ảnh hưởng tới việc thi công trên công trường.

Yêu cầu tiến độ thi công nhà xưởng

Quá trình thi công nhà xưởng diễn ra rất nhanh chỉ trong vòng 3 – 6 tháng.

Máy móc và dây truyền thiết bị được chủ đầu tư tính toán đưa về ngay sau khi hoàn thành phần xây dựng để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Đôi khi vì 1 lý do nào đấy tiến độ thi công được đẩy lên rất nhanh và yêu cầu nỗ lực rất cao từ phía nhà thầu, cả về nhân lực, máy móc và biện pháp tổ chức thi công trên công trường và việc này sẽ làm đơn giá thi công xây dựng cao hơn.

Nhà thầu thi công nhà xưởng

Trên thực tế là không có đơn giá giống nhau giữa các nhà thầu. Mỗi nhà thầu sẽ có năng lực và những lợi thế khác nhau, có những đánh giá khác nhau và chất lượng thi công là khác nhau nên sẽ đưa ra các báo giá khác nhau.

Tối ưu chi phí xây dựng nhà xưởng như thế nào?

Đơn giá rẻ nhất chưa chắc đã là một giải pháp tốt nhất. Giá thành luôn đi cùng với chất lượng nên để tối ưu chi phí với một chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư luôn là một bài toán phức tạp.

Để tối ưu chi phí, đối với cả chủ đầu tư và nhà thầu, chúng ta cần phải chú ý vào cả 2 giai đoạn thiết kế và giai đoạn thi công.

Giai đoạn thiết kế:

Phương án kiến trúc mạch lạc, phương án kết cấu hợp lí, chính xác giúp chủ đầu tư tiết kiệm được cả chi phí và thời gian làm việc. Một phương án thiết kế tốt còn giúp chủ đầu tư tránh được cả các chi phí phải sửa chữa cải tạo phát sinh sau này.

Giai đoạn thi công nhà xưởng:

Cần chú ý vào biện pháp và quy trình thi công. Một phương án thi công tốt sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu xây dựng. Điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu.

 

  • Với những công ty xây dựng nhà xưởng có kinh nghiệm tư vấn được cả vấn đề thiết kế và biện pháp thi công luôn là lựa chọn nên được cân nhắc cho chủ đầu tư. Hợp đồng khi đó là hợp đồng Design and Build – Một công ty chịu trách nhiệm cả phần thiết kế và thi công hoàn thiện.

Nhà xưởng công nghiệp

Thi công nhà xưởng Thaco Trường Hải

Đơn giá xây dựng nhà xưởng tham khảo

Như đã nói ở trên, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới đơn giá xây dựng. Nên rất khó để đưa ra một giá chính xác khi chỉ biết thông tin chung chung của công trình muốn xây dựng.

Để biết chính xác về đơn giá thi công, bạn nên liên hệ trực tiếp để nhận sự tư vấn cụ thể từ những công ty chuyên về lĩnh vực này.

Trong phạm vi bài viết, với kinh nghiệm thi công đa dạng nhiều dự án nhà xưởng nhỏ đến lớn, chúng tôi sẽ đưa ra những đơn giá cơ bản cho một số loại nhà xưởng, để các bạn có thể phần nào tham khảo và dự trù được chi phí xây dựng cho công trình của mình.

Nhà xưởng, nhà kho có diện tích dưới 1.500 m2

Không cầu trục: Đơn giá xây dựng từ 1.300.000 đ/m2 – 1.500.000 đ/m2.

Có cầu trục 5 – 10 tấn: Đơn giá xây dựng: 1.800.000 đ/m2 – 2.000.000 đ/m2

Mô tả sơ bộ công trình:

  • Chiều cao dưới 7.5m,
  • Tường 110 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn
  • Mái tôn 1 lớp 0,45mm
  • Cột kèo thép tổ hợp
  • Nền bê tông dày 15cm

Nhà xưởng sử dụng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái tôn

Đơn giá xây dựng: 2.000.000 đ/m2 đến 2.200.000 đ/m2.

Mô tả sơ bộ:

  • Chiều cao dưới 7,5m,
  • Cột bê tông cốt thép,
  • Vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời,
  • Mái tôn 0,45m
  • Tường 220 xây cao 4m, thưng tôn và cửa chớp tôn

Nhà xưởng sản xuất có diện tích 3000 m2 đến 10.000 m2

Đơn giá xây dựng nhà xưởng dạng này từ 1.500.000 đ/m2 đến 1.800.000 đ/m2.

Mô tả sơ bộ:

  • Nền nhà xưởng 15cm bê tông cốt thép
  • Chiều cao dưới 7,5m
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời
  • Mái tôn có chống nóng dày 0,45m
  • Tường 220 xây cao 2m, thưng tôn và cửa chớp tôn
  • Có thể hiểu là nhà xưởng xây dựng cơ bản làm nhà kho nhẹ, có diện tích > 3000 m2

Nhà xưởng sản xuất có diện tích > 10.000 m2

Đơn giá thi công nhà xưởng dạng này từ 1.200.000 đ/m2 đến 1.500.000 đ/m2.

Mô tả sơ bộ:

  • Nền nhà xưởng bê tông cốt thép,
  • Chiều cao dưới 7,5m;
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời,
  • mái tôn có chống nóng dày 0,45m,
  • Tường 220 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn
  • Có thể hiểu là nhà xưởng xây dựng cơ bản làm nhà kho nhẹ, có diện tích > 10.000 m2

Dự án nhà xưởng sản xuất chủ đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản

Các nhà xưởng với chủ đầu tư nước ngoài thường yêu cầu cao hơn về cả chất lượng và thẩm mỹ.

Nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng sản xuất hoàn thiện bằng tấm panel – CĐT Hàn Quốc

Đơn giá thi công nhà xưởng dạng này từ 2.000.000 đ/m2 đến 2.500.000 đ/m2

Mô tả sơ bộ:

  • Nền nhà xưởng bê tông cốt thép, sơn epoxy
  • Chiều cao dưới 7,5m;
  • Cột, vì kèo thép tổ hợp,
  • Mái panel dày 50mm, tường panel, của nhôm kính
  • Trần thạch cao

Chú ý: Đơn giá chúng tôi đưa ra trên đây chỉ để tham khảo, nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu đơn giá xây dựng nhà xưởng, hãy liên hệ với Vsteel để nhận được báo giá chính xác nhất.

Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng luôn là nỗi trăn trở lớn đối với những chủ đầu tư Việt Nam cũng như chủ đầu tư nước ngoài đến đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà và mất thời gian.

Vinacon Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng và xin cấp phép xây dựng, xin trình bày một vài lưu ý và các khái niệm cơ bản nhất về hồ sơ xin giấy phép xây dựng với hy vọng có thể giải đáp phần nào các thắc mắc của chủ đầu tư trong quá trình xin cấp phép trước khi tiến hành công việc thi công xây dựng nhà xưởng.

Xem thêm:

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Có 3 loại giấy phép xây dựng:

  • Giấy phép xây dựng mới
  • Giấy phép sửa chữa cải tạo công trình
  • Giấy phép di dời công trình

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng bao gồm:

  • Đơn xin giấy phép xây dựng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản vẽ thiết kế nhà xưởng
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế
  • Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ
  • Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM)
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
  • Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Đơn xin phép xây dựng nhà xưởng

Đơn đề nghị xin phép xây dựng gửi Ban quản lý các khu công nghiệp bao gồm một số thông tin:

  • Thông tin chủ đầu tư
  • Địa điểm xin giấy phép xây dựng
  • Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng
  • Đơn vị hoặc tên người thiết kế bản vẽ xin cấp phép
  • Đơn vị hoặc tên người thẩm tra bản vẽ
  • Dự kiến thời gian hoàn thành

Sau khi xin cấp phép và hoàn thành công việc xây dựng, chủ đầu tư cần lưu ý một công tác nữa là công tác hoàn công đưa công trình vào sử dụng

Bản vẽ thiết kế xây dựng

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng do đơn vị tư vấn thiết kế lập, lưu ý đơn vị lập bản vẽ phải có đủ năng lực hành nghề theo quy định của nhà nước, đồng thời bản vẽ phải có đóng dấu của đơn vị thẩm tra.

Hồ sơ bản vẽ thiết kế bao gồm:

  • Quy hoạch tổng mặt bằng 1/500
  • Bản vẽ kiến trúc
  • Bản vẽ kết cấu: kết cấu móng và kết cấu khung thép tiền chế
  • Bản vẽ ME
  • Bản vẽ Phòng cháy chữa cháy
  • Báo cáo khảo sát địa chất
  • Thuyết minh tính toán kết cấu

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

ĐTM là gì

ĐTM là viết tắt của Đánh giá Tác động Môi trường, ĐTM bao gồm các công việc chính: khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường, đánh giá và dự báo tác động môi trường của dự án để đưa ra biện pháp giảm thiểu, quản lý, bảo vệ môi trường.

Mục đích của ĐTM

  • Đánh giá được hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
  • Xác định được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh
  • Biện pháp phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng dự án và đi vào hoạt động
  • Thực hiện đúng theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả

VINACON VIỆT NAM

Chiều cao an toàn của Lan can chung cư cao?

Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do kích thước ban công, lan can ban công quá thấp, không đủ tiêu chuẩn. Vậy lan can ban công chung cư cao bao nhiêu để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008 “nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khoẻ” do Bộ Xây dựng ban hành, lô gia của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 1,4m.

Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm, lan can phải có cấu tạo khó trèo; khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không được lớn hơn 0,1m…

Quy định chiều cao lan can ban công tối thiểu.Quy định chiều cao lan can ban công tối thiểu.Tuy nhiên, hiện nay không ít khu nhà ở chung cư không đảm bảo chấp hành đúng quy định trên. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng sợ tốn kém chi phí, muốn tiết kiệm diện tích nên không chủ động lắp đặt, thiết kế ban công đạt chuẩn để tránh tai nạn không đáng có xảy ra.

Xem thêm: Báo giá thi công làm lan can ban công sắt đẹp giá rẻ 2021

Hiện nay, chiều cao của các lan can ban công ở mỗi chung cư tại mỗi địa phương là rất khác nhau và không tuân thủ theo một quy chuẩn nhất định nào cả: Thí dụ như khu chung cư Time city có chiều cao tương đối cao 1,56m; chung cư Roal city có chiều cao 1,54m; còn chung cư ở Khu Sài Đông thì lại có chiều cao 1,25m; chung cư khu Linh Đàm có chiều cao 1,4m; …

Theo các kiến trúc sư chia sẻ trên báo Vietnamnet, vấn đề chiều cao và kết cấu vững chắc, an toàn được đặt lên hàng đầu. Thông số tiêu chuẩn về độ cao lan can là từ 1,1m trở lên, khoảng cách giữa các thanh gióng không quá 10cm. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, tránh nguy cơ bị ngã do chới với ở mép lan can.
Nguy hiểm từ các lan can tòa nhà cao tầng luôn rình rập. 
Nguy hiểm từ các lan can tòa nhà cao tầng luôn rình rập.

Ngoài ra, ở các nhà cao tầng, khoảng không phía trên các thanh gióng có thể làm thêm lưới bằng sợi cáp thủy tinh để đảm bảo an toàn, đồng thời vẫn giữ được sự thoáng đẹp của không gian ban công.

Một giải pháp tối ưu mà lẽ ra các gia đình sống trong khu cao tầng nên lựa chọn từ lâu để hạn chế  nguy hiểm rình rập đó là lắp lưới an toàn bảo vệ ban công, bảo vệ cửa sổ.

Bạn cũng có thể lắp thêm song chắn sắt phía trên lan can ban công hoặc sân thượng như những hàng rào bảo vệ. Lan can cầu thang hoặc lan can ban công cao bao nhiêu không chỉ là yếu tố kiến trúc mà còn liên quan trực tiếp với sự an toàn của con người. Chiều cao tiêu thuẩn của lan can ban công không có nhưng về chiều cao an toàn phổ biến thường lấy con số tối thiểu chung.

chiều cao lan can ban công hợp lý

Nếu lan can ban công không phù hợp về chiều cao có thể sử dụng lưới an toàn

Những quy định về chiều cao nói riêng và kích thước lan can ban công nói riêng không tác động lớn về mặt kiến trúc mà còn đảm bảo được an toàn cho cuộc sống con người, tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra, vì thế tiêu chuẩn về chiều cao là cần thiết và cần được tuân theo. Bất kể khi mua nhà, xây nhà hay thiết kế nhà ở, công trình công cộng đều phải chú ý lan can ban công cao bao nhiêu để có những biện pháp sửa sang hay gia cố phù hợp kịp thời.

Tuy nhiên do Quy định phòng chống cháy nổ thì không được lắp dạng khung cứng nếu có lắp thì phải có dạng khóa mở để thoát hiểm rễ dàng khi khẩn cấp, còn dạng lưới an toàn ban công thì chỉ cần vài thao tác là có thể thoát ra hay xâm nhập vào để ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Xem thêm: Báo giá lưới an toàn ban công

Tóm lại

Lan can có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Phổ biến là lan can sắt, lan can inox, lan can kính cường lực. Với nhà phố có ban công, lan can không chỉ để trang trí, tăng tính thẩm mỹ. Mà còn là bộ phận bảo vệ quan trọng ngăn không cho người thân – đặc biệt là người già và trẻ nhỏ ngã đột ngột từ trên xuống dưới. Trên đây Nhà đẹp Azhome chia sẻ thông tin chính xác về tiêu chuẩn thiết kế lan can an toàn, chắc chắn. Nếu còn đắn đo, do dự, các KTS với kinh nghiệm thiết kế nhà phố sẽ hỗ trợ gia chủ.

Hướng dẫn tự lắp đặt lưới an toàn ban công tại nhà

Lưới an toàn ban công được tạo nên từ những sợi cáp Inox, đan chặt chẽ vào hàng vít sắt gắn trên thanh nhôm chuyên dụng. Cáp có độ bền kéo rất cao ( lực kéo lên tới 950N- theo tiêu chuẩn ISO 9001) và được bọc nhựa HDPE hoặc PE theo công nghệ đặc biệt. Lớp vỏ bọc này có chứa một hàm lượng nhất định hạt chống nắng UV sẽ mang lại cho sản phẩm có khả năng chịu mưa nắng rất cao và độ bền về lực, nhằm bảo đảm cho người sử dụng được lâu dài.

Hướng dẫn lắp đặt lưới an toàn tại nhà một cách đơn giản và chính xác nhất. Đối với nhiều khách hàng ở các tỉnh xa, việc lắp đặt lưới an toàn sẽ tốn chi phí khá cao do phải vận chuyển và đi lại khó khăn. Đặc biệt là những gia đình có diện tích thi công nhỏ sẽ rất khó để chúng tôi có thể làm được. Vì vậy những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn có thể hoàn thành việc lắp đặt tại nhà một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Hướng dẫn lắp đặt lưới an toàn tại nhà đơn giản và chính xác nhất.

Lưới an toàn hiện nay đang được sử dụng rộng rãi để bảo vệ cho các tòa nhà cao tầng. Đặc biệt là các khu chung cư và gia đình có trẻ nhỏ.

Lưới bảo vệ an toàn giúp che chắn cho khu vực ban công, cửa sổ, lô gia, hành lang. Sản phẩm vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối là mang đến thẫm mỹ rất cao cho ngôi nhà.

Đối với nhiều gia đình ở các tỉnh xa, lắp đặt lưới kích thước nhỏ có thể đặt mua phụ kiện tại nhà máy để tự lắp tại nhà. Việc lắp đặt lưới bảo vệ cũng khá đơn giản.

Sau đây Chogianphoi.vn sẽ hướng dẫn quý khách hàng lắp đặt lưới an toàn tại nhà

lưới an toàn ban công chất lượng cao

Các bước chuẩn bị để lắp đặt lưới an toàn ban công

Đầu tiên bạn cần phải đo đạc kích thước cần thi công, xác định các vị trí lắp đặt cần thiết. Sau đó bạn có thể liên hệ đặt lưới an toàn. Chúng tôi sẽ vận chuyển hoặc gửi đầy đủ các linh kiện và phụ kiên qua xe khách, xe tải đến tận nơi. Khách hàng sẽ phải thanh toán trước bằng cách chuyển khoản hoặc nhờ các nhà xe vận chuyển kiểm tra và thanh toán. Hòa Phát chỉ hỗ trợ vận chuyển đối với các đơn hàng trên 3 triệu. Các sản phẩm hiện nay cung cấp cho thị trường khách hàng bắt buộc sẽ phải nhận hàng tại kho của nhà máy. Mọi chi phí vận chuyển quý khách sẽ phải chi trả. Sau khi nhận hàng bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như sau :

  • Đầu tiên bạn cần chuyển bị máy móc bao gồm : máy khoan bên tông, máy bắn vít
  • Thứ 2 là thước đo, búa, tê 10, kìm, tuốc nơ vit
  • Thứ 3 bạn cần một chiếc thang nhôm chắc chắn. Tùy vào độ cao mà lựa chọn thang phù hợp
  • Thứ 4 một dụng cụ không thể thiếu là dây bảo hộ an toàn

Với các dụng cụ trên bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt lưới an toàn cho bất kì khu vực nào trong gia đình bạn

dây cáp lưới an toàn inox

Hướng dẫn lắp đặt lưới an toàn Hòa Phát tại nhà

1.Bước đầu tiên phải cố định thanh nhôm chuyên dụng

Thanh nhôm hay còn gọi là thanh nẹp lưới được nhà sản xuất thiết kế sẵn các lỗ CNC theo tiêu chuẩn là 20cm. Khoảng cách giữa các lỗ được tính theo khả năng chịu lực cơ học và đảm bảo chắc chắn cho thanh nẹp.

thanh nẹp lưới an toàn nhôm

Những lưu ý khi cố định thanh nhôm:

  • Nếu điểm cố định là trần bê tông nên sử dụng nở sắt để đảm bảo độ chắc chắn.
  • Một số điểm cố định có chất lượng tường rất bở và yếu do chất lượng công trình kém bạn có thể dùng vít nở sắt hoặc vít nở nhựa tùy vào địa hình.
  • Nếu điểm cố định là thép, sắt hoặc inox sẽ sử dụng vít tự khoan để cố định thanh nẹp vào lan can.
  • Ngoài ra một số vị trí lắp đặt với trần là thch cao, mái tôn có thể sử dụng thanh gia cố để bắt thanh nẹp lưới

thanh nhôm lưới an toàn

2. Căng lưới cáp inox 304 

  • Cố định một đầu dây từ phía bên trái hoặc bên phải trước tùy vào địa hình sao cho tiện lợi. Đi dây cáp với 2 mắt lưới lên xuống cho đến khi luồn qua hết các bulong
  • Cố định 1 đầu dây và dùng lực tay kéo căng lưới với lực vừa đủ vì nếu kéo mạnh khi sẽ tạo thành lực kéo rất lớn có thể làm bật tất cả các ốc cố định của 2 thanh nhôm định vị.
  • Tiếp tục căng cáp cho đến khi hết các bulong sau đó cố định cáp bằng vít và cắt toàn bộ cáp thừa

lắp đặt lưới an toàn chi tiết nhất

3.Lắp thanh ốp che nẹp và hoàn thành việc tự lắp đặt lưới an toàn ban công

Bạn cần đo đạc và cắt thanh ốp che sao cho phù hợp và thẩm mỹ nhất để che đi phần thanh nẹp.

Địa chỉ lắp đặt lưới an toàn ban công tốt nhất

Giàn phơi thông minh hiện là đơn vị làm lưới an toàn ban công giá rẻ, tốt nhất tại Hà Nội. Để đảm bảo tốt nhất chất lượng lưới sau khi lắp đặt, chúng tôi chỉ cung cấp lưới an toàn ban công cáp inox loại 3mm.

Dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của khách hàng, https://chogianphoi.vn nhận lắp đặt lưới an toàn ban công chung cư, lưới an toàn cửa sổ, lưới an toàn cầu thang bộ, lưới an toàn cho trường mầm non.

Báo giá làm lưới bảo vệ ban công cáp inox cụ thể như sau:

  1. Lưới an toàn ban công chung cư: 180.000Đ/1 m2
  2. Lưới an toàn cửa sổ: 195.000Đ/1 m2
  3. Lưới an toàn cầu thang bộ: 185.000Đ/1 m2
  4. Lưới an toàn cho trường mầm non: 200.000Đ/1 m2

Khách hàng có nhu cầu cần lắp đặt lưới an toàn ban công, vui lòng gọi trực tiếp tới số hotline 0904 87 33 88 (24/7) để được hướng dẫn chi tiết.

Cẩm nang xây dựng nhà xưởng từ A đến Z

Xây dựng nhà xưởng là một bước vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trước khi thi công. Để giúp cho các chủ đầu tư nói riêng và các doanh nghiệp nói chung hình dung và nắm rõ việc xây dựng nhà xưởng – nhà kho phải trải qua quy trình như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây được đúc kết kết kinh nghiệm để nắm được cách xây hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Những lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị xây dựng nhà xưởng:

  • Trước hết bạn cần hiểu được những yêu cầu cơ bản về nhu cầu diện tích nhà xưởng sản xuất chính, phụ, các hạng mục phụ trợ (Nhà xe, nhà ăn, tường rào, cổng, khu xử lý chất thải, nước thải)
  • Lưu ý về những thay đổi trong tương lai như phát sinh thêm diện tích sản xuất, công nhân các thay đổi về công nghệ sản xuất nếu có
  • Nên tham khảo các nhà xưởng tương tự cũng như tham vấn các đơn vị tư vấn có chuyên môn từng lĩnh vực để đưa ra giải pháp cụ thể và chi tiết
  • Sắp sếp theo thứ tự cần ưu tiên trong việc phân kì đầu tư nhà xưởng cho phù hợp với tốc độ và quy mô phát triển.
  • Tập hợp và ghi lại các thông tin trên để làm việc với các đơn vị tư vấn thiết kế sau này.

Để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi xin liệt kê chi tiết các bước từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thiện một ngôi nhà như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng nhà xưởng

1.Kế hoạch tài chính;

Vấn đề rất quan trọng trước khi dự định xây là chính là Tiền ($) để xây nhà xưởng, nếu chủ đầu tư xem nhẹ việc lập kế hoạch tài chính xây dựng nhà xưởng, dẫn đến dự án sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó có thể ảnh hưởng tới tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Không nên để trường hợp thiếu vốn khi công trình đang xây dựng dở dang, cách tốt nhất là chủ đầu tư cần dự trù trước chi phí, thông thường có 2 loại chi phí chính cần ước tính:

a/ Ước tính chi phí xây dựng cơ bản:

Đây là chi phí bạn cần để xây dựng nhà xưởng đến mức độ hoàn thiện phần xây dựng có thể đã bao gồm phần chi phí phần thô, chí phí hoàn thiện và chi phí phần máy móc thiết bị.

Chi phí loại này gồm: Chi phí tư vấn thiết kế (để có được bản vẽ kỹ thuật thi công) + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát ( hoặc chủ đầu tư tự giám sát).

Về chi phí thi công xây dựng là chi phí lớn nhất, cách tính phổ biến hiện nay là mọi người thường lấy m2 sàn xây dựng nhân với đơn giá 1m2, cách tính này chỉ tương đối, cách tính chính xác nhất là bạn nên yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập đơn giá theo dự toán chi tiết các hạng mục.

>>Xem thêm: Phần mềm Online dự trù kinh phí xây dựng nhà xưởng

b/ Ước tính chi phí phát sinh:

Thực tế khi xây dựng nhà xưởng luôn có chi phí phát sinh, vì vậy ngoài số tiền chi phí xây dựng cơ bản bạn nên dự trù 10 -30% số tiền gọi là dự phòng phí, với khoản dự phòng đó bạn có thể yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư và nhà thầu thi công.

c/ Ước tính chi phí máy móc thiết bị sản xuất:

Bạn có thể tính chi phí này bao gồm chi phí để mua máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất,… Đây là chi phí quan trọng để nhà máy có thể vận hành một cách hiệu quả và trơn tru

2.Các bước chuẩn bị đầu tiên;

a/ Tìm hiểu về pháp lý các vấn đề liên quan đến nhà xưởng và các thủ tục cần thiết

Trên thực tế có rất nhiều các khu đất xây dựng nhà xưởng không rõ ràng về mặt pháp lý, vì vậy mà bạn phải tìm hiểu về mặt pháp lý như các thủ tục cấp phép xây dựng nhà xưởng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,..

b/ Tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng.

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

– Xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Chủ đầu tư không thể tự chuẩn bị được bộ hồ sơ này, mà phải có nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị giùm. Xin xem thêm ở bước 2 dưới đây.

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng

Bước 2: Chọn nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng nhà xưởng

– Không có một nhà tư vấn thiết kế xây dựng, chủ đầu tư thực tế vẫn có thể xây được nhà. Ngay cả việc chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng ở bước 2 cũng có thể thuê một đơn vị tư vấn để lập. Tuy nhiên, vai trò của một nhà tư vấn đối với một công trình xây dựng là rất quan trọng.

>> Xem thêm: Top 20 nhà thầu tư vấn thiết kế nhà xưởng uy tín nhất

– Thuê một nhà tư vấn thiết kế cho nhà xưởng , chủ đầu tư được gì ? Trước tiên, họ sẽ có một mặt bằng cơ cấu toàn bộ nhà được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc, và khoa học, phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng của tất cả của chủ đầu tư. Mặt bằng nhà xưởng đó sẽ tận dụng được tối đa diện tích để phục vụ sản xuất, phục vụ công nhân, giao thông đi lại, các hệ thống sử lý chất thải rắn cũng như đảm bảo các yêu cầu về mật độ xây dựng và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Tổng mặt bằng quy hoạch nhà xưởng, quy hoạch giao thông, hạ tầng, chiếu sáng sẽ được tính toán để tối ưu và phù hợp nhất.

Tham khảo:

– Thuê một đơn vị tư vấn thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp, chủ đầu tư được gì ? Chủ đầu tư còn được một hình thức nhà xưởng đầy đủ công năng, đẹp, độc đáo, phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư, phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị xung quanh, phù hợp với những công nghệ về xây dựng và vật liệu xây dựng tiên tiến nhất, khẳng định được thương hiệu của chủ dự án.

– Thuê một nhà tư vấn thiết kế nhà xưởng của mình, Bạn được gì ? Ngay từ khi nhà xưởng chưa thành hình, họ đã có thể nhìn thấy bằng trực giác, cảm nhận được không gian của nhà xưởng để có những điều chỉnh thích hợp, tránh những sai sót, khó chịu khi nhà xưởng đã thực sự được xây dựng nên, và rất khó để thay đổi những điểm không phù hợp đó. Chủ đầu tư còn có thể biết và dự toán được về giá thành của toàn bộ nhà xưởng, từ tổng thể đến từng chi tiết nhỏ, để điều chỉnh các chủng loại vật liệu sao cho phù hợp, tránh việc phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình xây dựng.

– Ngoài ra, đến với một số đơn vị tư vấn có nghiên cứu về phong thuỷ, chủ đầu tư còn được tính toán các không gian, bố trí cửa, cầu thang và các đồ đạc hợp với phong thuỷ, để khi ở trong nhà cảm thấy yên tâm, thoải mái, là đòn bẩy cho sự nghiệp và sức khoẻ.

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu xây dựng, nhập vật tư

– Thực hiện xong bước 2, chủ đầu tư đã có trong tay các thành phần như sau: một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công chi tiết hoàn chỉnh, một bộ dự toán thi công, giấy cấp phép xây dựng. Đây là cơ sở để tiếp tục tiến hành bước thứ 4 này. Tuy nhiên, nếu còn cảm thấy chưa yên tâm hoàn toàn về chất lượng của các hồ sơ kể trên, chủ đầu tư có thể tiến hành thủ tục kiểm định, kiểm tra lại các hồ sơ tại các đơn vị chuyên môn.

>> Tham khảo: Kinh nghiệp lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà xưởng

– Công việc tiếp theo là phải lựa chọn được một nhà thầu xây dựng nhà xưởng hợp lý. Hợp lý có nghĩa là phải lành nghề, làm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian thi công nhanh, thực hiện tốt an toàn lao động. Thực tế không phải dễ dàng để lựa chọn được một nhà thầu ưng ý, mặc dù số lượng nhà thầu xây dựng nhà xưởng ở tư nhân hiện tại là rất nhiều. Đối với phần lớn chủ đầu tư, biện pháp thông thường là hay hỏi người quen thân, nhờ họ giới thiệu cho các đội thầu đã được biết tiếng. Biện pháp này khá an toàn, mặc dù không phải lúc nào cũng thành công. Tất nhiên còn nhiều cách khác để tìm kiếm một nhà thầu tốt, nó tuỳ thuộc vào tầm hiểu biết, mối quan hệ và cách làm của mỗi chủ đầu tư.

– Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý, chủ đầu tư cần chuyển bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho nhà thầu xem để họ hiểu về căn nhà, góp ý vào một số chỗ bất hợp lý (nếu có). Nên có một cuộc gặp ba người giữa chủ đầu tư, nhà thầu và nhà tư vấn thiết kế để có thể trao đổi mạch lạc, dễ hiểu, tạo điều kiện cho công tác khởi công xây dựng được tốt đẹp.

– Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, nhà thầu sẽ dự tính và lên một bảng báo giá thi công chi tiết cho chủ đầu tư, dựa vào đó, chủ đầu tư có thể so sánh với bảng dự toán mà đơn vị tư vấn thiết kế lập để so sánh, tránh những hiện tượng bị nâng giá đột biến, gian dối về khối lượng, …

– Sau khi thống nhất được về báo giá thi công, chủ đầu tư bắt đầu tiến hành ký kết hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu. Độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng theo thông tư số 2507/BXD-VP ngày 26/11/2007.

– Hiện tại có 03 hình thức hợp tác giữa chủ đầu tư và nhà thầu :

Phương án 1: Xây dựng trọn gói (chìa khoá trao tay)

Là hình thức xây dựng trọn gói (chìa khoá trao tay), có nghĩa là chủ đầu tư bàn giao toàn bộ trách nhiệm về vật tư và nhân công xây dựng cho nhà thầu, để nhà thầu làm từ A-Z. Hình thức này được các nhà thầu ưng ý nhất, cũng làm chủ đầu tư giản tiện được công sức, không phải lo lắng nhiều về công trình của mình.

Phương án 2: Khoán  nhân công xây dựng cho nhà thầu

Hình thức thứ hai, là chủ đầu tư lo một phần vật tư, nhà thầu lo nhân công và một phần vật tư còn lại. Các phần vật tư chủ đầu tư lo thường là các thiết bị vệ sinh, thiết bị bếp, gạch ốp lát, sơn bả, thiết bị điện, v.v… Hình thức này được khá nhiều người lựa chọn, với ưu điểm là chủ đầu tư có thể chủ động trong việc lựa chọn các thiết bị, vật tư mà hình thức là yếu tố chi phối lớn nhất, tránh tình trạng nhà thầu mua không ưng ý, ở hình thức này, chủ đầu tư cũng đỡ tốn kém chi phí chênh lệch hơn phương thức thứ nhất, tuy nhiên công sức và thời gian phải bỏ ra nhiều hơn.

Phương án 3: Khoán nhân công cho đội nhân công

Hình thức thứ ba, chủ đầu tư lo toàn bộ vật tư, đội thầu chỉ lo về nhân công. Hình thức này thường chỉ được sử dụng khi chủ đầu tư có nhiều thời gian rảnh rỗi, và cũng có đôi chút kinh nghiệm về lựa chọn vật liệu xây dựng. Ưu điểm đương nhiên là chi phí xây dựng sẽ được chủ đầu tư kiểm soát và khống chế ở mức thấp nhất, nhưng thời gian và công sức phải bỏ ra thì nhiều hơn. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm, việc mua nhầm phải vật tư kém chất lượng có thể làm chi phí phát sinh nhiều hơn cả chi phí chênh lệch so với việc thuê nhà thầu mua giúp.

– Khi mua vật tư, chủ đầu tư nên tham khảo bạn bè, người quen, học hỏi kinh nghiệm những người đã từng xây dựng nhà xưởng, chọn cho mình một nơi mua vật liệu đáng tin cậy, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Trước khi mua nên tham khảo giá cả ở một vài đại lý vật liệu xây dựng và phải thoả thuận cung ứng vật liệu đúng tiến độ, đúng chủng loại, đúng chất lượng. Một ngôi nhà khi xây dựng cần vật liệu xây thô như cát, đá, sỏi, xi măng… trong quá trình bắt đầu xây cho đến khi xây xong phần thô và vật liệu hoàn thiện sử dụng khi hoàn thiện xong ngôi nhà.

– Đối với vật liệu xây thô, yêu cầu kỹ thuật là hơn hết nên không quá cần thiết chọn vật liệu vừa chất lượng lại vừa có hình thức đẹp vì như thế sẽ tốn kém không cần thiết. Ví dụ xây móng nhà thì không nhất thiết phải chọn gạch xây dựng loại A, mà nên chọn gạch loại C vì gạch nung chín quá già, từng phần bị hoá sành, chịu nén tốt lại rất thích hợp cho móng của những ngôi nhà trên mảnh đất trũng. Còn đối với vật liệu hoàn thiện thì bên cạnh việc xem xét chất lượng cũng đừng bỏ qua hình thức của nó vì lớp vật liệu hoàn thiện này sẽ là “bộ mặt” cho ngôi nhà sau này. Gạch ốp, lát nền và tường có nhiều chủng loại và kiểu dáng khác nhau.

– Thêm một vấn đề nữa là chủ đầu tư nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Đây là người sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém. Người giám sát này hoặc là người thân trong gia đình, nhưng phải có kinh nghiệm về xây dựng, hoặc là một công ty chuyên môn về xây dựng.

– Cũng trong giai đoạn này, chủ đầu tư cần làm một số công tác đối với hàng xóm, dân cư trong khu vực. Cụ thể nên sang nói chuỵên, xin phép về việc khởi công sắp tới, nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình xây dựng. Đồng thời cũng nên thẳng thắn đề nghị kiểm tra hiện trạng của các căn nhà trong khu vực xung quanh, để khi xây dựng, nếu làm ảnh hưởng đến nhà họ (rạn nứt kết cấu, lún sụt nhà,…) thì có cơ sở cụ thể để thương lượng đền bù, cũng tránh được tình trạng “đục nước béo cò”, có thể tình hình xuống cấp, hư hỏng nhà họ xảy ra trước khi nhà của mình được xây, nhưng mình vẫn phải chịu trách nhiệm,…

Bước 4: Các thủ tục chuẩn bị khởi công nhà xưởng

– Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Xem thêm: 5 bước cần lưu ý khi tiến hành làm lễ động thổ nhà xưởng

– Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ đầu tư. Việc chủ đầu tư được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững.

– Tuy nhiên, nếu tuổi của chủ đầu tư không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi. Trước tiên tìm người hợp tuổi cũng bằng công cụ trên, nếu được nên là những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông, sau đó tiến hành thủ tục mượn tuổi.

Xem thêm: Mẫu bài phát biểu lễ động thổ, lễ khởi công

Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc mượn tuổi để xây nhà là một biện pháp thiên nhiều về tâm lý, mọi chuyện tốt xấu sẽ vẫn xảy ra với chủ đầu tư chứ không phải vì mượn tuổi mà xảy ra với người kia. Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào tiết khí và trạch mệnh (tức giờ, ngày, tháng khởi công). Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ đầu tư cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần…). Tốt nhất là nên mời một thầy phòng thủy về xem xét và tiến hành làm lễ giải hạn.

Xem thêm: Tổ chức lễ động thổ nhà xưởng

– Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Bước 5: Chuẩn bị mặt bằng, làm nền móng nhà xưởng

– Từ bước 5 này, công việc sẽ là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư sẽ không cần phải lo toan nhiều, tuy nhiên cũng cần biết rõ về các giai đoạn chủ yếu để có thể kiểm soát được về công việc, chất lượng và thời gian thi công.

– Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, nhà thầu bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết).

Xem thêm :

Việc gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là ép cọc tre hoặc ép cọc bê tông. Cọc tre thường là các đoạn tre dài 2-2,5m, ép bằng búa tạ xuống nền đất với mật độ khoảng 30 cọc/m2. Mục đích của việc ép cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.

– Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông cốt thép cho nhà dân thường là loại có tiết diện 200×200 hoặc 250×250, mỗi đoạn dài từ 2-3m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc. Các cọc bê tông này thường được đổ sẵn, vận chuyển đến công trường bằng xe tải, sau đó dùng máy ép cẩu lên và ép xuống đất. Có hai loại máy ép cọc là máy ép neo và máy ép tải. Ép neo đạt tải trọng thấp (khoảng 20 – 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô nhỏ, ép tải đạt tải trọng cao hơn (trên 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô lớn hơn. Lưu ý là các loại máy ép thường sử dụng công suất điện 3 pha, nên chủ đầu tư cần lưu ý chuẩn bị sẵn nguồn điện cho nhà thầu. Khi làm hợp đồng ép cọc bê tông, chủ đầu tư cần làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như mác bê tông, chủng loại thép, … vì các cọc được đúc sẵn nên dễ bị làm gian dối nhằm mục tiêu trục lợi. Khi vận chuyển cọc đến chân công trình, chủ đầu tư cần tiến hành kiểm tra tại hiện trường chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng. Khi ép cọc xuống đất, do địa chất nền đất không đồng đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương. Chủ đầu tư cũng cần buộc nhà thầu làm theo các tiêu chuẩn đã quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế nền móng do bên tư vấn xây dựng cung cấp, như chủng loại cọc, vị trí cọc, số lượng cọc, cọc ép thử, …

– Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào. Cụ thể chủ đầu tư nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn.

– Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc, các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng. Việc làm móng bao gồm các công việc sau theo thứ tự: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ đầu tư nên phối hợp với giám sát công trình, theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

Bước 6: Xây dựng phần khung nhà xưởng (phần thô)

– Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà xưởng được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu thép (ngoài ra cũng có thê là bê tông cốt thép) và hệ thống tường bao, tường ngăn (hoặc vách ngăn) chia của nhà. Hiện nay, mặc dù công nghệ xây dựng đã đi khá xa, nhiều loại vật liệu mới ra đời, nhưng kết cấu thép, kết cấu bê tông, cốt thép và gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ dụng nhất.

Kết cấu khung nhà xưởng

Nhà xưởng kết cấu bê tông cốt thép

– Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.

– Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. Công việc này không đơn giản nhưng cũng chẳng phức tạp, chỉ cần lưu ý một số điểm chính như sau:

– Việc đan thép phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép. Khi đan cần lưu ý tránh dẫm lên thép làm xô lệch thép làm giảm sức chịu tải. Nên có các cầu thép đặt lên trên kết cấu khi tiến hành đổ bê tông tránh làm xô lệch thép đan.

– Việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng quy chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ quá kém phẩm chất, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ đầm bê tông. Kết nối các cốp pha thật chặt và gọn gàng.

– Việc đổ đầm bê tông có thể thực hiện thủ công bằng máy trộn bê tông, cũng có thể thực hiện bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm. Quá trình trộn cần lưu ý đúng tỷ lệ giữa cốt liệu và chất kết dính, sao cho hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Khi đầm bê tông lưu ý phải đầm đều tay, không được bỏ sót bất kỳ chỗ nào.

– Việc rút cốp pha cần lưu ý sao cho thời gian ngưng kết của bê tông phải đủ ngày, không nên vì tiến độ gấp gáp mà rút cốp pha sớm, gây ra nhiều tai nạn sập bê tông đáng tiếc.

– Việc xây tường cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi. Vữa xây cần trộn đúng tỷ lệ, đảm bảo độ kết dính và chống nước thẩm thấu qua.

Nhà xưởng kết cấu khung thép Zamil

Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kếgia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.

Nhà thép tiền chế điển hình gồm ba thành phần sau:

  • Các khung chính (cột và kèo) là các cấu kiện tổ hợp tiết diện “I” dạng vát, với tiết diện lớn tại vị trí có ứng suất cao theo biểu đồ mô men
  • Các cấu kiện phụ (xà gồ, thanh chống đỉnh tường, sườn tường và các cấu kiện khác) là các tiết diện thép cán nguội nhẹ dạng chữ “Z” và chữ “C”
  • Tấm thép tạo hình bằng cán (tấm mái và tường)

Tất cả các thành phần kết cấu chính và phụ đều được cắt, đột lỗ, khoan lỗ, hàn và tạo hình trong nhà máy trước khi được chuyển đến công trường để lắp dựng

Chất lượng của các cấu kiện nhà luôn luôn được bảo đảm vì được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy theo tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt.

Tại công trường, các cấu kiện tiền chế tại nhà máy sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông.


Một mô hình “nhà thép tiền chế” (PEB)

Mô hình Nhà thép tiền chế của Zamil Steel

Nha thep tien che Pre-Engineered Buildings (PEB)Vì sao nên lựa chọn nhà thép tiền chế (PEB)?

  • Tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm vật liệu ở những vùng ít chịu lực của cấu kiện khung chính giúp Nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường,  đặc biệt là các nhà thép thấp tầng với độ rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m

  • Chế tạo và lắp dựng nhanh

Hệ thống nhà thép tiền chế sử dụng các liên kết  được thiết kế trước và những vật liệu sẵn có trong kho để thiết kế và chế tạo các kết cấu nhà, từ đó giảm thiểu đáng kể thời gian cần có để thiết kế, chế tạo và lắp dựng.

  • Một hệ thống nhà đa năng phù hợp với nhiều mục đích sử dụng

Nhà thép tiền chế có thể được lắp đặt với các phụ kiện kết cấu khác nhau như: sàn lửng, dầm cầu trục, sàn thao tác trên mái, lối đi vận hành và các phụ kiện kết cấu có tính năng thẩm mỹ như mái đua, diềm mái, vách ngăn, v.v.

Nhà thép được chế tạo có khả năng chống thấm hoàn toàn khi sử dụng hệ thống mái mối đứng MaxSEAM® của chúng tôi cùng các bộ phận thoát nước và diềm mái. Đây là một hệ thống nhà đa năng và cực kỳ linh hoạt; cho phép trang bị nội thất bên trong để đáp ứng mọi công năng , đồng thời có thể trang trí bên ngoài để thỏa mãn tính thẩm mỹ, điều này giúp nó trở thành giải pháp lý tưởng cho các mục đích sử dụng như làm nhà máy, nhà kho, nhà xưởng, phòng trưng bày, siêu thị lớn, v.v.

Bước 7: Giai đoạn hoàn thiện

– Kết thúc phần khung nhà (phần thô), là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ.

– Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, … Đây cũng là công việc của các nhà thầu, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

– Công tác trát tường, láng sàn: cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Ở các diện tường, trần, sàn tiếp xúc nhiều với nước, không khí ẩm như tường bao ngoài trời, tường giáp vệ sinh, bếp, tiểu cảnh, sàn nhà tầng 1, … có thể cần phải trộn vào trong vữa một hỗn hợp chống thấm nhất định. Sau khi trát, láng vữa xong cần cán thẳng. Chủ đầu tư phải kiểm tra độ phẳng cũng như chất lượng vữa trước khi bắt đầu các công tác sơn bả.

– Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô xệch, nghiêng ngả.

– Công tác sơn bả là một công tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được một cách hoàn hảo. Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại, nhãn hiệu sơn trang trí khác nhau, xét về tính dung môi có thể chia làm hai loại: sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Sơn nước được sủ dụng phổ biến hơn với ưu điểm tiện dụng và không gây độc hại cho sức khoẻ và môi trường, màng sơn cho phép lượng hơi ẩm nhất định bên trong tường thoát ra ngoài mà không gây phồng rộp. Trong khi đó sơn dầu chủ yếu dùng cho bề mặt gỗ và kim loại. Xét về chức năng sủ dụng chia làm hai loại: sơn trong nhà có đặc tính khả năng chùi rủa, vệ sinh, bề mặt nhà mịn còn sơn ngoài trời có đặc tính chống rêu mốc, bám bụi, chống thấm và bền màu. Hệ thống sơn trang trí bao gồm 03 lớp: lớp ma-tít làm phẳng bề mặt cần sơn, cần lưu ý chọn loại bột bả tường tốt có độ bám dính cao vì chất lượng sơn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lớp này. Thứ hai là lớp sơn lót giúp ngăn chất kiềm trong tường thoát ra ngoài làm hỏng màng sơn, cuối cùng là lớp sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí

– Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này, ví dụ như hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện, …

Bước 8: Sản xuất, lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất

– Giai đoạn sản xuất đồ nội thất thực ra có thể bắt đầu ngay từ khi khởi công công trình, nếu như chủ đầu tư thực hiện phần thiết kế nội thất cùng với phần thiết kế xây dựng căn nhà. Như vậy khi hoàn công phần xây dựng thì phần nội thất cũng đã có thể sản xuất xong xuôi để tiến hành lắp đặt. Nếu như đến giai đoạn này mới bắt đầu việc thiết kế nội thất thì thời gian chờ có thể phải kéo dài khá lâu. Vì đối với đồ gỗ tự nhiên như các phần cửa, cầu thang, tủ bếp, bàn ghế, giường tủ phải có một thời gian nhất định để ngâm tẩm, sấy khô các cấu kiện gỗ, đảm bảo cho đồ đạc một độ bền nhất định. Đối với đồ gỗ công nghiệp, thời gian chờ sẽ nhanh hơn do không phải trải qua giai đoạn ngâm tẩm, sấy khô nhưng thời gian đợi cũng là không ít.

– Hiện nay đối với gỗ tự nhiên người ta thường sử dụng chủ yếu là các loại gỗ lim, xoan đào, nghiến, dổi, pơmu, chò chỉ, thông, … gỗ công nghiệp thì sử dụng các chất liệu MDF, MFC, tech, gỗ ván ép, … Nói chung tuỳ vào nhu cầu và sở thích mà có thể lựa chọn gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, hoặc dùng kết hợp cả hai.

– Đồ nội thất cũng có thể mua sẵn trên thị trường tại các showroom về đồ nội thất, tuy nhiên các đồ mua sẵn được thông thường chỉ là: sofa, giường, bàn ăn. Các đồ đạc khác như tủ bếp, tủ quần áo, tủ sách, tủ ti-vi, bàn làm việc, … thường khó mua sẵn hơn, vì nếu mua sẵn rất khó hợp với khung nhà. Trường hợp này nên sử dụng đồ gia công sẽ phù hợp hơn.

– Phần nội thất ở đây ngoài đồ gỗ còn bao gồm các mảng trang trí, tiểu cảnh, trần giả, sàn gỗ, … Đây là những hạng mục đòi hỏi độ tỉ mỉ, cầu kỳ, trau chuốt từng đường nét, là cơ sở để đánh giá trực giác về chất lượng căn nhà. Do vậy chủ đầu tư cần phải cẩn thận hơn trong công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục này.

Tham khảo : 100 mẫu nhà xưởng đẹp chất lượng

Kết Luận: Những vấn đề mà chúng tôi đề cập ở trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về công việc cần làm để xây dựng 1 ngôi nhà mơ ước cho mình, trong tực tế sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp mà chúng tôi chưa nói hết được, khi gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện công trình hãy liên hệ với chúng tôi đễ được tư vấn miễn phí.

Cuối cùng, xin chúc các bạn may mắn và gặp nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng nhà xưởng an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công xây dựng công trình

Hồ sơ hoàn công là toàn bộ tài liệu, lý lịch của sản phẩm công trình xây dựng. Hồ sơ hoàn công lưu lại nhật ký phê duyệt đầu mục khảo sát thiết kế xây dựng, dự toán công trình, thi công, nghiệm thu… Kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công xây dựng công trình nhanh chóng, đúng thủ tục pháp lý sẽ được kế toán Việt Hưng chia sẻ trong bài viết sau.  

kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công
Kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công xây dựng công trình

Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định sô 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng: Hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công) là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.

Hồ sơ hoàn công được xem là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng tiến hành xét duyệt giấy phép hoàn công. Nếu như chủ đầu tư cung cấp được một bộ hồ sơ hoàn công công trình hợp lệ, thủ tục hoàn công sẽ được xúc tiến nhanh chóng. Chủ đầu tư sẽ nhận được tờ giấy phép hoàn công trong thời gian sớm nhất.

1. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP:

1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:

a) Công trình dân dụng;

b) Công trình công nghiệp;

c) Công trình giao thông;

d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;

e) Công trình quốc phòng, an ninh.

Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Lập và lưu trữ kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công trình xây dựng

Căn cứ tại Điều 33 tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP:

1. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được chủ đầu tư tổ chức lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.

2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.

3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình tự lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn về danh mục và thời hạn lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.

3. Kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công công trình 

Bộ hồ sơ hoàn công công trình đầy đủ phải bao gồm tất cả các loại chứng từ như sau:

  • Tờ trình kiểm tra hồ sơ nghiệm thu
  • Bản vẽ hoàn công công trình
  • Giấy phép xây dựng công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng,…
  • Hợp đồng thi công có chữ ký hợp lệ của chủ đầu tư và đơn vị thi công
  • Hóa đơn tài chính của bản hợp đồng thi công xây dựng công trình
  • Biên bản nghiệm thu công trình được lập bởi các bên liên quan
  • Biên bản thanh lý hợp đồng thi công của công trình xây dựng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ của chủ đầu tư
  • Đơn đề nghị đăng ký biến động tài sản
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giất phép đầu tư của chủ sở hữu công trình hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có)

Căn cứ vào Phụ lục III Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng: TẢI VỀ

Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây Dựng: TẢI VỀ

LƯU Ý:

– Kiểm tra hiện trạng công trình để biết được các hạng mục đã thi công. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tập hợp chứng từ

– Rà soát lại từng hạng mục công trình để thống kê tất cả các loại chứng từ cần có

– Kiểm tra lại hồ sơ hoàn công nhiều lần trước khi đem nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền

– Tham vấn thêm ý kiến của người có chuyên môn để nhận được sự tư vấn tốt nhất

4. Nội dung chi tiết cần có trong hồ sơ hoàn công

4.1 Hồ sơ pháp lý (Chủ đầu tư – Bên A tập hợp)

– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền

– Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào: – Cấp điện; – Sử dụng nguồn nước; – Khai thác nước ngầm; – Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ; – Thoát nước (đầu nối vào hệ thống nước thải chung); – Đường giao thông bộ, thủy; – An toàn của đê (Công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê…) – An toàn giao thông (nếu có).

– Hợp đồng xây dựng (ghi số, ngày tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế; Nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như hợp đồng giữa Nhà thầu chính (tư vấn, thi công xây dựng) và các Nhà thầu phụ (tư vấn, thi công xây dựng).

– Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thi công xây dựng kể cả các Nhà thầu nước ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng…)

– Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở quy định.

– Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế KT, thiết kế BVTC của Chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định.

– Biên bản của Sở xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng

4.2 Tài liệu quản lý chất lượng (Nhà thầu thi công xây dựng – Bên B lập)

– Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện…(có danh mục bản vẽ kèm theo).

– Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện…

– Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, điện nước và hoàn thiện… do 1 tổ chức chuyên môn hoặc 1 tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.

– Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp nước, cấp điện, cấp ga…do nơi sản xuất cấp.

– Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.

– Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo)

– Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải)

– Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.

– Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.

– Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường)

– Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải cảu cọc móng; chất lượng bê tông cọc; lưu lượng giếng; kết cấu chịu lực; thử tải bể chứa; thử tải ống cấp nước…)

– Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực, bể chứa bằng kim loại…

– Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, đọ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay…)

– Nhật ký thi công xây dựng công trình.

– Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị công trình.

– Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về: – Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt; – Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước; – Phòng cháy chữa cháy, nổ; – Chống sét; – Bảo vệ môi trường; – An toàn lao động, an toàn vận hành; – Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng); – Chỉ giới đất xây dựng; – Đầu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông…); – An toàn đê điều, giao thông (nếu có) – Thông tin liên lạc (nếu có).

– Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng) và cấp trước khi Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

– Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt.

– Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có)

– Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi Chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có)

– Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.

– Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

5. Cập nhật mẫu dấu bản vẽ hoàn công mới nhất theo thông tư 26/2016/TT-BXD

kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công
Mẫu dấu hoàn công nhà ở thực tế

Trên đây là những kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công xây dựng công trình. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc có thêm những kiến thức kinh nghiệm bổ ích. Chúc bạn thành công!

Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hosoxaydung.com để có thể hiểu rõ hơn nhé.


Mật khẩu : Cuối bài viết

1. Định nghĩa mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là gì?

Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Mẫu nêu rõ nội dung quyết định, thông tin dự án…

2. Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

Mẫu quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nêu rõ:

Thông tin ban ngành ra quyết định

Nội dung quyết định phê duyệt

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh KOMATSU S02
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình trên Excel

Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng công trình bằng phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, không sử dụng đơn giá XDCB của địa phương ban hành hoặc công bố để lập dự toán như cách truyền thống, chỉ cần sử dụng hệ thống định mức dự toán xây dựng của công trình và các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường. Phân tích định mức dự toán xây dựng công trình, áp giá vật liệu, áp giá nhân công và giá máy thi công để xác định đơn giá xây dựng công trình.

Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình trên cơ sở hệ thống định mức dự toán xây dựng của công trình và các yếu tố chi phí có liên quan theo giá thị trường.

Cơ sở lập đơn giá xây dựng công trình

1. Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá;
2. Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá;
3. Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình;
4. Giá nhân công của công trình;
5. Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công);

Cơ sở pháp lý và hướng dẫn lập dự toán theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, Quý khách có thể tham khảo Phụ lục số 6 – Phương pháp lập giá xây dựng công trình (Kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng).

Quy ước

– Chọn lập dự toán cho hạng mục công trình có công tác: đào móng băng (50m3); bê tông lót móng đá 4×6 mác 100 (120m3); dọn dẹp vệ sinh (5 công)
– Áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng công bố theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.
– Sử dụng giá nhân công và giá ca máy ban hành kèm theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
– Phần trình bày sau đây, tôi sẽ minh họa lập dự toán bằng thủ công nhằm giúp các bạn tìm hiểu bản chất của việc lập dự toán, tức chỉ cần sử dụng Excel cũng có thể lập dự toán chứ không quá phụ thuộc vào phần mềm lập dự toán.

1. Bảng khối lượng dự toán

– Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá:

  • Đào móng băng
  • Bê tông bê tông lót móng đá 4×6 mác 100 xi măng
  • Dọn dẹp vệ sinh

– Mở Excel, nhập bảng khối lượng dự toán gồm mã hiệu, nội dung công việc, ĐVT, không cần nhập đơn giá Vật liệu, đơn giá Nhân công, đơn giá Máy thi công

Bảng khối lượng dự toán chưa có đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công, đơn giá máy thi công
Bảng khối lượng dự toán chưa có đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công, đơn giá máy thi công

2. Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình

Từ danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá, chúng ta tra định mức xây dựng công bố theo công văn số 1776/BXD-VP

Định mức hao phí xây dựng tra cứu theo công văn số 1776/BXD-VP
Định mức hao phí xây dựng tra cứu theo công văn số 1776/BXD-VP

Trong số ba công tác cần lập đơn giá có một mã hiệu đặc biệt cần lưu ý đó là mã hiệu AF.11111, mã hiệu này sử dụng 1,03 m3 vữa. Thông thường mã hiệu đơn giá AF.11111 – Bê tông lót móng chiều rộng <=250cm, đá 4×6 vữa mác 100 sử dụng bê tông có độ sụt 2-4 cm.

Mẹo: AF.1*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 2 – 4cm; AF.2*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 6 – 8cm; AF.3*: sử dụng vữa bê tông có độ sụt 14 – 17cm.

Tra cứu phụ lục cấp phối vật liệu bê tông ban hành kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ta có mã vữa C2141. Định mức cấp phối vữa C2141

Phụ lục định mức cấp phối vữa bê tông C2141
Phụ lục định mức cấp phối vữa bê tông C2141

Công tác bê tông lót móng đá 4×6 mác 100 có hao phí 1,03 m3 vữa bê tông, áp định mức cấp phối vật liệu mã vữa bê tông (C2141) cho mã hiệu AF.11111, ta có bảng hao phí vật liệu

Phân tích chi tiết cấp phối vữa bê tông
Phân tích chi tiết cấp phối vữa bê tông

Để cho đơn giản, bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình chỉ hiển thị khối lượng hao phí (định mức vữa bê tông nhân cấp phối vữa nếu sử dụng bê tông trộn thủ công), định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá như hình sau:

Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình (chưa áp giá vật liệu, nhân công, máy)
Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình (chưa áp giá vật liệu, nhân công, máy)

3. Bảng giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình

Tổng hợp tất cả vật liệu có sử dụng trong hạng mục công trình, chúng ta tiến hành cập nhật giá vật liệu

Bảng giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình
Bảng giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình

4. Bảng giá nhân công của công trình

Tổng hợp tất cả nhân công có sử dụng trong hạng mục công trình (có thể sử dụng chức năng tính lương nhân công xây dựng theo hệ số bậc lương, lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu chung và các khoản phụ cấp). Bảng giá nhân công sau đây lấy từ bảng giá nhân công công bố kèm theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng giá nhân công của công trình
Bảng giá nhân công của công trình

5. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công)

Tổng hợp tất cả giá ca máy và thiết bị thi công có sử dụng trong hạng mục công trình, có thể tính bù chênh lệch nhiên liệu, bù chênh lệch nhân công lái máy hoặc sử dụng bảng giá ca máy theo công bố (tùy vào hướng dẫn của từng địa phương). Bảng giá ca máy sau đây lấy từ bảng giá ca máy công bố kèm theo QĐ số 104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công)
Bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công)

6. Bảng đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ

Sau khi cập nhật giá vật liệu, giá nhân công và giá ca máy và thiết bị thi công, chúng ta có thể lập đơn giá xây dựng công trình.

Cột [6] (đơn giá) sẽ tham chiếu giá vật liệu từ sheet VL, tham chiếu giá nhân công từ sheet NC và tham chiếu giá ca máy thiết bị thi công từ sheet MAY.

Cột [7] xác định chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công theo đúng hướng dẫn tại mục 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3 của Phụ lục số 6 (Kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng)

Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ
Bảng phân tích đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ

Quay trở lại Bảng khối lượng dự toán đã nhập ban đầu, thiết lập cột [6], [7], [8] tham chiếu giá trị đã lập đơn giá xây dựng công trình, ta có bảng khối lượng dự toán

Bảng khối lượng dự toán
Bảng khối lượng dự toán

7. Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng

Tham chiếu thành tiền chi phí vật liệu (A1), chi phí nhân công (B1) và chi phí máy thi công (C1) để xác định BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG như hình sau:

Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng
Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng

Bài hướng dẫn trên đây giúp các bạn hiểu bản chất phương pháp lập dự toán lập đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ, mọi yêu cầu  vui lòng liên hệ với Lamketoan.vn để được trợ giúp.

Báo cáo thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm

TÊN CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ (ĐƠN VỊ ĐƯỢC CHỦ ĐẦU TƯ GIAO THẨM ĐỊNH)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Địa danh), ngày    tháng    năm 20…

 

BÁO CÁO

THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM

Công trình: Tên công trình hoặc hạng mục công trình

Thuộc dự án, Thiết kế KT-DT: Tên Thiết kế kỹ thuật – dự toán hoặc Dự án

  1. Tình hình thực hiện công trình:
  2. Đơn vị thi công:
  3. Thời gian thực hiện: Từ tháng …. năm 20….. đến tháng …. năm 20..…..
  4. Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công: (Nêu cụ thể chính xác Máy móc, thiết bị thi công, phần mềm sử dụng khi thi công công trình).
  5. Khối lượng đã thi công: (Khái quát việc kiểm tra đánh giá chất lượng một phần hay toàn bộ khối lượng các hạng mục công trình thuộc kế hoạch năm).
  6. Tài liệu đã sử dụng trong thi công: Nêu rõ nguồn gốc các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình thi công.
  7. Tổ chức thực hiện: (Nêu rõ đơn vị, bộ phận nào thi công những phần việc và hạng mục nào).
  8. Các căn cứ pháp lý thẩm định

Chức năng, nhiệm vụ của đơn đơn vị thẩm định;

Công văn đề nghị thẩm định công trình, sản phẩm của chủ đầu tư;

Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – dự toán, Dự án;

Hồ sơ kiểm tra chất lượng của đơn vị thi công;

Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư;

Các sản phẩm đã hoàn thành và các tài liệu liên quan khác kèm theo.

III. Thành phần, nội dung và kết quả thẩm định

  1. Thành phần

Ông (Bà): …………………………………. Chức vụ: ……………………………….

Ông (Bà): …………………………………. Chức vụ: ……………………………….

  1. Nội dung
  2. a) Việc tuân thủ dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt và các văn bản kỹ thuật liên quan khác;
  3. b) Việc tuân thủ các quy định về công tác giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
  4. c) Việc xử lý các phát sinh trong quá trình thi công của đơn vị giám sát, Chủ đầu tư và cơ quan Quyết định đầu tư;
  5. d) Việc xác nhận chất lượng, khối lượng, mức khó khăn công trình sản phẩm đã hoàn thành của Chủ đầu tư.
  6. Kết quả thẩm định
  7. a) Việc tuân thủ dự án, thiết kế – kỹ thuật – Dự toán đã được phê duyệt và các văn bản kỹ thuật liên quan khác;
  8. b) Việc tuân thủ các quy định về công tác giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ;
  9. c) Việc xử lý các phát sinh trong quá trình thi công của đơn vị giám sát, Chủ đầu tư và cơ quan Quyết định đầu tư;
  10. d) Việc xác nhận chất lượng, khối lượng, mức khó khăn công trình sản phẩm đã hoàn thành của Chủ đầu tư.
  11. Kết luận và kiến nghị
  12. Kết luận

Đề nghị Chủ đầu tư nghiệm thu các sản phẩm với khối lượng hoàn thành của công trình theo bảng sau:

TT Hạng mục công việc Đơn vị tính Thiết kế KT-DT phê duyệt Thi công
Mức KK Khối lượng Mức KK Khối lượng Chất lượng
1

2

3

(Nêu cụ thể tên các hạng mục công việc đã tiến hành thẩm định)
  1. Kiến nghị

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu)

Báo cáo thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm

Báo cáo thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm

Giải quyết và khắc phục sự cố công trình xây dựng được quy định như thế nào

Nghiệm thu công trình xây dựng được pháp luật quy định như thế nào? / Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng được quy định như thế nào? / Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp

Giải quyết và khắc phục sự cố công trình xây dựng được quy định tại Điều 119 Luật Xây dựng 2014. Cụ thể như sau:

– Trong quá trình thi công xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ quản lý sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm sau:

+ Kịp thời yêu cầu dừng thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;

+ Thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra đối với công trình; thông báo kịp thời cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có liên quan;

+ Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại.

– Khi phát hiện, được thông báo về sự cố công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

+ Thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố;

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình.

– Công trình có sự cố chỉ được thi công xây dựng hoặc tiếp tục vận hành, khai thác sử dụng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sự cố cho phép.

– Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu chi phí có liên quan, bị xử lý vi phạm hành chính; cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc giải quyết và khắc phục sự cố công trình xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này Bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Xây dựng 2014.

Điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công nhà thầu

Cơ sở pháp lý

  • Luật Xây dựng
  • Điều 117 Nghị Định 63/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 18/2016/TT-BXD

Nội dung tư vấn

  • Điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công

Theo quy định của pháp luật, việc điều chỉnh thiết kế được quy định tại Điều 84 Luật xây dựng. Theo đó, Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh khi i) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng ii) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.

Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng như trên mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật xây dựng

Việc điều chỉnh dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình thực hiện theo Điều 16, Điều 17 Thông tư số 18/2016/TT-BXDngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Thẩm quyền điều chỉnh

Đối với việc điều chỉnh thiết kế và dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư thì nội dung điều chỉnh đã được chủ đầu tư phê duyệt sẽ thay thế nội dung đã được người quyết định phê duyệt.

Điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật

Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, việc điều chỉnh Báo cáo kinh tế – ky thuật đầu tư xây dựng được gọi là điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nói chung.

Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điêu 61 Luật Xây dựng. Theo đó, các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:

  • Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
  • Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
  • Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
  • Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy bannhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

Thẩm quyền điều chỉnh:

  • Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn nhà nước do người quyết định đầu tư quyết định.
  • Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  • Trường hợpđiều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt.

Điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Việc điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 117 Nghị định 63/2014. Theo đó, Phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu.

  1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.
  2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:

Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu

Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Thẩm quyền điều chỉnh:

Đối với việc điều chỉnh thiết kế và dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư thì nội dung điều chỉnh đã được chủ đầu tư phê duyệt sẽ thay thế nội dung đã được người quyết định phê duyệt.

Bạn vui lòng tham khảo các qui định của pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công, điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật và điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu để áp dụng cho dự án của xã bạn.

Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Để đảm bảo việc kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, Ngày 06/4, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2011/TT-BXD về việc hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2011 và thay thế Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008  của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Điều 5, Điều 6 Thông tư số 22/2009/TT-BXD  ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng; điểm b khoản 2 Điều 4 và Điều 8 Thông tư số 35/2009/TT-BXD.

Các công trình đang được thực hiện chứng nhận theo quy định của Thông tư 16/2008/TT-BXD vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định của Thông tư  số 16/2008TT-BXD.

Hưởng ứng thông tư này của Bộ xây dựng – ITVC Toàn Cầu là tự hào là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là chứng nhận chất lượng phù hợp) là việc đánh giá, xác nhận chất lượng công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng phù hợp với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.

Nội dung kiểm tra, chứng nhận bao gồm:

a. Kiểm tra công tác quản lý chất lượng:

–       Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình có liên quan;

–       Trình tự, thủ tục về lập, phê duyệt dự án đầu tư, quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư;

–       Trình tự, thủ tục về thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế;

–       Các chứng chỉ chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả thí nghiệm kiểm định, phúc tra (nếu có); biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn và hoàn thành công trình.

b. Kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật:

–       Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát;

–       Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước) so với yêu cầu thiết kế, điều kiện địa chất, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.

c. Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng:

–       Kiểm tra bản vẽ thi công xây dựng công trình được chủ đầu tư phê duyệt;

–       Kiểm tra trực tiếp, đánh giá chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị, sản phẩm đúc sẵn được sử dụng cho công trình;

–       Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng bộ phận công trình, hạng mục công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;

–       Kiểm tra chất lượng thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật của công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;

–       Kiểm tra, chứng kiến thử tải, vận hành thử công trình, hạng mục công trình được chứng nhận;

–       Kiểm tra các số liệu và kết quả quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu;

–       Đối với trường hợp chứng nhận an toàn chịu lực thì đối tượng kiểm tra chỉ tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm họa.

Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị và Kiểm định máy móc thiết bị có giống nhau không?

Gần đây, Hồ sơ xây dựng nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc của Quý doanh nghiệp hỏi: “Chúng tôi đã chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị rồi thì có cần kiểm định không?

Để doanh nghiệp hiểu rõ về các quy định ứng dụng trong doanh nghiệp, Hồ sơ xây dựng xin giải đáp thắc mắc của quý vị. Chúng ta cần hiểu bản chất của hai hoạt động này.

“Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nhà xưởng sử dụng các thiết bị máy móc có nguy cơ mất an toàn thì cần phải kiểm soát. Nếu việc kiểm tra máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (sau đây gọi tắt là máy móc thiết bị) không được chú trọng, thì rất dễ gây ra những sai hỏng trong quá trình sản xuất, thâm hụt chi phí, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.

Xác định được tầm quan trọng của việc vận hành an toàn máy móc thiết bị trong sản xuất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các quy định cho các máy móc thiết bị trong danh mục có nguy cơ gây mất an toàn.

1. Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị

Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị là hoạt động đánh giá, xác định đối tượng sao cho phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nhằm bảo vệ người sử dụng, đảm bảo thiết bị, máy móc phải được vận hành một các an toàn. Từ đó, các máy móc thiết bị không đạt chuẩn về chất lượng lưu hành trên thị trường sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật cho một số thiết bị sau:

STT Tên sản phẩm, hàng hóa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
1 Nồi hơi, bình chịu áp lực QCVN 01:2008/BLĐTBXH
2 Thiết bị nâng QCVN 07:2012/BLĐTBXH
3 Thang máy điện QCVN 02:2011/BLĐTBXH
4 Pa lăng điện QCVN 13:2013/BLĐTBXH
5 Thang cuốn, Băng tải chở người QCVN 11:2012/BLĐTBXH
6 Xe nâng hàng dùng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên QCVN 25:2015/BLĐTBXH
7 Dụng cụ điện cầm tay chuyển động bằng động cơ QCVN 12:2012/BLĐTBXH
8 Hệ thống lạnh QCVN 21:2015/BLĐTBXH
9 Găng tay cách điện QCVN 24:2014/BLĐTBXH
10 Ủng cách điện QCVN 15:2013/BLĐTBXH
11 Mặt nạ phòng độc QCVN 10:2012/BLĐTBXH
12 Mũ an toàn công nghiệp QCVN 06:2012/BLĐTBXH
13 Bán mặt nạ lọc bụi QCVN 08:2012/BLĐTBXH
14 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân QCVN 23:2014/BLĐTBXH
15 Ống cách điện chứa bọt và sào cách điện QCVN 14:2013/BLĐTBXH
16 Kính hàn QCVN 27:2016/BLĐTBXH

2. Kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị

Kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương.

Nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đung nước nóng; Nồi gia nhiệt; Bình áp lực; Bồn, Bể có áp lực; Chai chứa khí; Máy nén khí
Danh mục Thang máy, Thang cuốn
các thiết bị

có yêu cầu

Thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…
kiểm định Hệ thống lạnh
Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng
Đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas

Những thiết bị này được liệt kê trong Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây đều là những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 02 lần đăng ký kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị theo quy định pháp luật).

Như vậy,

Hoạt động Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị và hoạt động Kiểm định máy móc thiết bị có giống nhau không?

Theo quy định hiện hành, hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động độc lập với chứng nhận hợp quy. Đây là hai hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện theo quy định của nhà nước, tuy nhiên mỗi hoạt động lại có căn cứ pháp lý khác nhau và cách thức thực hiện cũng khác nhau.

Do vậy, nếu đã có chứng chỉ hợp quy, doanh nghiệp vẫn cần hoạt động kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.”

Hiện tại, Hồ sơ xây dựng có thể thực hiện đồng thời hai hoạt động này nhằm hỗ trợ tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Quan trắc biến dạng công trình là gì và các phương pháp quan trắc phổ biến ?

Quan trắc biến dạng công trình là công tác rất quan trọng và rất cần thiết để đánh giá khả năng làm việc hiệu quả và độ ổn định của chất lượng nền móng so với các giá trị đã được tính toán theo thiết kế nhằm đảm bảo công trình vận hành tối ưu và an toàn nhất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng làm việc một cách hiệu quả và bền vững theo thời gian.

1. Các phương pháp quan trắc biến dạng công trình

Quan trắc biến dạng công trình bao gồm các phương pháp thực hiện sau:

Quan trắc lún
Quan trắc ngang
Quan trắc nghiêng

Vai trò của công tác quan trắc biến dạng công trình

Quan trắc biến dạng công trình có vai trò đặc biệt quan trọng cho một dự án xây dựng sau khi hoàn tất thi công và chuẩn bị đưa vào sử dụng – Các số liệu quan trắc và các biểu hiện bên ngoài chứng minh khả năng hoạt động ổn định và bình thường của các kết cấu trên công trình là điều kiện tiên quyết để Chủ đầu tư được cấp giấy chứng nhận công trình đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực.

Điều kiện này được ghi rõ tại mục II.3 theo thông tư 16/2008/TT – BXD được ban hành vào ngày 11/00/2008 của Bộ xây dựng về hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Quy định của nhà nước về việc bắc buộc thực hiện công tác quan trắc biến dạng công trình

Theo chỉ thị số 07/2007/CT – BXD ngày 05 tháng 11 năm 2007 chỉ thị về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng, Bộ xây dựng yêu cầu các đơn vị liên quan như sau:

a) Đối với UBND các tỉnh, TP:

Kiểm tra hệ thống quan trắc biến dạng của công trình và công trình lân cận. Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện nghiêm túc yêu cầu này khi thấy không thực hiện đầy đủ.

b) Đối với Chủ Đầu tư xây dựng công trình:

Yêu cầu nhà thầu lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận trong quá trình thi công xây dựng

c) Đối với Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng:

Nhà thầu thi công xây dựng lập hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận. Khi có dấu hiệu bất thường phải tạm dừng thi công và báo cho chủ đầu tư để tìm biện pháp xử lý, nếu cố tình không thông báo để gây ra sự cố thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

2.Các phương pháp quan trắc lún phổ biến

Khi đo độ lún của nhà và công trình có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

– Phương pháp đo cao hình học;

– Phương pháp đo cao lượng giác;

– Phương pháp đo cao thủy tĩnh;

– Phương pháp chụp ảnh.

Phương pháp quan trắc đo độ lún của nhà và công trình được sử dụng phổ biến là phương pháp đo cao hình học. Quy trình kỹ thuật để đo và xác định độ lún theo phương pháp này đã được nêu trong TCVN 9360:2012.

Các phương pháp quan trắc lún đo chuyển dịch ngang của công trình:

Để đo chuyển dịch ngang nhà và công trình có thể sử dụng riêng biệt một trong các phương pháp quan trắc lún công trình sau hoặc sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

– Phương pháp hướng chuẩn;

– Phương pháp đo góc – cạnh.

1. Đo chuyển dịch ngang theo phương pháp hướng chuẩn thực chất là đo khoảng cách từ các điểm kiểm tra đến mặt phẳng thẳng đứng (hướng chuẩn) tại các thời điểm khác nhau bằng phương pháp đo góc nhỏ hoặc phương pháp bảng ngắm di động.

2. Trong trường hợp không thể thành lập được hướng chuẩn để quan trắc chuyển dịch ngang cần sử dụng một số phương pháp sau:

– Phương pháp giao hội góc, giao hội cạnh hoặc giao hội góc – cạnh;

– Phương pháp tam giác;

– Phương pháp đường chuyền đa giác.

Sai số giới hạn cho phép khi đo chuyển dịch ngang được quy định như sau: ± 1 mm đối với công trình xây dựng trên nền đá gốc; ± 3 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất cát, đất sét và các loại đất đá chịu nén khác; ± 5 mm đối với các loại đập đất đá chịu áp lực cao; ± 10 mm đối với công trình xây dựng trên nền đất đắp, đất bùn chịu nén kém và ± 15 mm đối với công trình bằng đất đắp.

– Yêu cầu độ chính xác khi đo chuyển dịch ngang đối với các công trình đặc biệt được tính toán riêng trên cơ sơ thiết kế kỹ thuật và công nghệ của từng công trình;

– Trong trường hợp chưa xác định trước được hướng chuyển dịch của công trình thì phải quan trắc theo hai hướng vuông góc với nhau.

Phương pháp quan trắc lún đo độ nghiêng công trình:

1. Độ chính xác cần thiết khi đo độ nghiêng công trình phụ thuộc vào loại công trình, chiều cao, chiều dài của công trình. Sai số cho phép đo độ nghiêng của các công trình không được vượt quá quy định sau đây:

– Đối với nền bệ móng lớn, máy liên hợp: 0,000 01 x L

– Đối với tường của các công trình công nghiệp và dân dụng : 0,000 1 x H;

– Đối với ống khói, tháp, cột cao:0,000 5 x H.

trong đó:

L là chiều dài của nền bệ;

H là chiều cao của công trình.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể của khu vực, chiều cao của công trình và độ chính xác cần thiết để lựa chọn các phương pháp đo độ nghiêng sau đây:

– Phương pháp tọa độ;

– Phương pháp đo góc ngang;

– Phương pháp đo góc nhỏ;

– Phương pháp chiếu đứng;

– Phương pháp đo khoảng thiên đỉnh nhỏ.

Quan trắc lún đo vết nứt công trình:

1. Việc đo có hệ thống sự phát triển của các vết nứt ngay từ khi chúng xuất hiện trên kết cấu nhà và công trình nhằm đánh giá các đặc trưng về biến dạng và mức độ nguy hiểm đối với quá trình sử dụng công trình.

2. Khi đo vết nứt theo chiều dài cần tiến hành theo các chu kỳ cố định, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc.

3. Khi đo vết nứt theo chiều rộng cần phải sử dụng các dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dùng, đánh dấu vị trí và ngày quan trắc lún công trình của các chu kỳ.

4. Khi chiều rộng của vết nứt lớn hơn 1 mm cần phải đo chiều sâu của nó.

Báo cáo thí nghiệm nén tĩnh cọc bê tông cốt thép

Thí nghiệm nén tĩnh cọc dùng để xác định sức chịu tải của cọc và thiết lập biểu đồ quan hệ tải trọng biến dạng Thử tải đơn thuần là tìm kiếm những thông số nhằm xác định tính ổn định của nền đất, độ rung, lún, sức chịu tải của cột tính đàn hồi… Những số liệu thu thập được trong giai đoạn này sẽ là cơ sở để các kỹ sư xây dựng tính toán kết cấu móng nền cho công trình.

Download Báo cáo thí nghiệm nén tĩnh cọc bê tông cốt thép

Mật khẩu : Cuối bài viết

1.MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm nén tĩnh cọc được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chịu tải của cọc thông qua quan hệ giữa chuyển vị và tải trọng thu được trong quá trình thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm là cơ sở để kiểm tra hoặc điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế của cọc và đất nền trước khi thi công đại trà.

2.VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỌC THÍ NGHIỆM

Công trình: Nhà ở gia đình  tại địa điểm: Số 11 Liên Trì – Hoàn Kiếm – TP.Hà Nội. Cọc thí nghiệm là loại cọc BTCT 200×200. Đặc điểm cọc thí nghiệm được thể hiện trong bảng 1

Bảng 1:  Đặc điểm của cọc thí nghiệm

STT

Ký hiệu cọc

Ngày thí nghiệm

Chiều dài cọc (m)

Tải trọng thiết kế (Tấn)

Tải trọng thí nghiệm (tấn )

1

61

3/11/2018

13

22

55

3.PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Thí nghiệmnén tĩnh được thực hiện dựa theo tiêu chuẩn TCVN 9393 – 2012: Cọc – phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh. Theo tiêu chuẩn này thí nghiệm được tiến hành bằng phương pháp dùng tải trọng tĩnh ép dọc trục sao cho dưới tác dụng của lực ép, cọc lún sâu thêm vào đất nền. Tải trọng tác dụng lên đầu cọc được thực hiện bằng kích thuỷ lực với phản lực là dàn gia tải. Các số liệu về tải trọng, chuyển vị biến dạng thu được trong quá trình thí nghiệm là cơ sở để phân tích, đánh giá sức chịu tải và mối quan hệ tải trọng – chuyển vị của cọc trong đất nền.

Cọc thí nghiệm đến tải trọng thí nghiệm lớn nhất 55 tấn (250% tải trọng thiết kế).

4.THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

Thiết bị  thí nghiệm bao gồm hệ gia tải, hệ phản lực và hệ đo đạc.

4.1.Hệ gia tải

Hệ gia tải gồm kích, bơm và hệ thống thủy lực đư­ợc nối với nhau đảm bảo không bị rò rỉ, hoạt động an toàn d­ưới áp lực không nhỏ hơn 100% áp lực làm việc. Kích thuỷ lực đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có sức nâng đáp ứng tải trọng lớn nhất theo dự kiến;
  • Có khả năng gia tải, giảm tải với cấp tải trọng phù hợp với yêu cầu thí nghiệm;
  • Có khả năng giữ tải ổn định không ít hơn 24 giờ;
  • Có hành trình đủ để đáp ứng chuyển vị đầu cọc lớn nhất theo dự kiến cộng với biến dạng của hệ phản lực;
  • Khi sử dụng nhiều kích, các kích nhất thiết phải cùng chủng loại, cùng đặc tính kỹ thuật và phải đư­ợc vận hành trên cùng một máy bơm.

Các thông số kỹ thuật của kích, máy bơm thuỷ lực như­ sau:

  • Tên kích               : KN 100-150
  • Nước sản xuất      : Việt Nam;
  • Sức nâng lớn nhất: 100 tấn;
  • Hành trình tối đa  : 150 mm;
  • Số lượng               : 01.

4.2.Tấm đệm đầu cọc và đầu kích

Tấm đệm đầu cọc và đầu kích bằng thép bản có đủ cường độ và độ cứng đảm bảo phân bố tải trọng đồng đều của kích lên đầu cọc.

  • Vật liệu                 : Thép tấm;
  • Kích thư­ớc  : (700 x 700 x 40) mm;
  • Số l­ượng     : 02.

4.3.Hệ đo đạc quan trắc

Hệ đo đạc quan trắc bao gồm thiết bị, dụng cụ đo tải trọng tác dụng lên đầu cọc, đo chuyển vị của cọc, máy thủy chuẩn, dầm chuẩn và dụng cụ kẹp đầu cọc.

Tải trọng tác dụng lên đầu cọc đư­ợc đo bằng đồng hồ áp lực lắp đặt sẵn trong hệ thống thủy lực. Đồng hồ áp lực nên đ­ược hiệu chỉnh với độ chính xác đến 5%.

Chuyển vị của cọc đư­ợc đo bằng 2 đồng hồ đo chuyển vị với hành trình dịch chuyển là 50 mm, độ chính xác đến 0,01mm. Các đồng hồ đ­ược lắp cố định trên dầm chuẩn đặt đối xứng qua hai bên cọc với khoảng cách đến cọc là bằng nhau.

Các thiết bị đo tải trọng và chuyển vị phải đ­ược kiểm định và hiệu chỉnh định kỳ. Các chứng chỉ kiểm định thiết bị phải trong thời gian hiệu lực.

Các bộ phận dùng để gá lắp thiết bị đo chuyển vị gồm dầm chuẩn, dụng cụ kẹp đầu cọc phải đảm bảo ít bị biến dạng do thời thiết.

Các thông số kỹ thuật của đồng hồ đo chuyển vị, dầm chuẩn, đồng hồ áp lực nh­ư sau:

  1. Đồng hồ đo chuyển vị
  2. N­ước sản xuất      : Trung Quốc ;
  3. Độ chính xác                  : 0.01 mm;
  4. Hành trình tối đa  : 50 mm;
  5. Số lư­ợng               : 02.
  6. Đồng hồ áp lực
  7. N­ước sản xuất      : Trung Quốc;
  8. Độ chính xác                  : đạt cấp độ chính xác 1.5;
  9. Khả năng đo                  : 0 – 60 MPa
  10. Số lư­ợng               : 01.

4.4. Hệ đối trọng

Hệ đối trọng là một hệ cọc neo guồng xoắn xuống đất làm phản lực.

Hệ thống dầm được chế tạo bởi thép cường độ cao chịu tải tối đa 200 tấn. Các dầm chính và dầm phụ được ghép với nhau thành một hệ để tiếp nhận phản lực từ kích.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CỌC THÍ NGHIỆM

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP 1

Hình 1. Gia tải bằng kích thủy lực, dùng hệ cọc neo guồng xoắn làm phản lực

4.5.Công tác chuẩn bị

Những cọc sẽ tiến hành thí nghiệm cần đ­ược kiểm tra chất l­ượng theo các tiêu chuẩn hiện hành về thi công và nghiệm thu cọc.

Đầu cọc được gia công để đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Khoảng cách từ đầu cọc đến dầm chính phải đủ để lắp đặt kích và thiết bị đo;
  • Mặt đầu cọc đư­ợc làm phẳng đảm bảo mặt phẳng đầu cọc vuông góc với trục cọc. Phải đảm bảo bê tông đầu cọc chất lượng tốt, có c­ường độ như­ thiết kế quy định, khi cần thiết phải gia cư­ờng đầu cọc để không bị phá hoại cục bộ d­ưới tác dụng của tải trọng thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến.

Hệ kích phải đặt trực tiếp trên tấm đệm đầu cọc, chính tâm so với tim cọc.

Hệ phản lực đ­ược lắp đặt theo nguyên tắc cân bằng, đối xứng qua trục cọc, bảo đảm truyền tải trọng dọc trục, chính tâm lên đầu cọc, đồng thời tuân thủ các quy định sau:

  • Dầm chính và hệ dầm chịu lực phải đ­ược kê lên các trụ đỡ hoặc các gối kê;
  • Các dầm chính đ­ược liên kết cứng với nhau bằng cáp đảm bảo truyền tải trọng đồng đều lên đầu cọc;
  • Khi lắp dựng xong, đầu cọc không bị nén trư­ớc khi thí nghiệm.

Các dầm chuẩn đ­ược đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm đ­ược chôn chặt xuống đất. Chuyển vị kế đư­ợc lắp đối xứng hai bên đầu cọc và đư­ợc gắn ổn định lên các dầm chuẩn, chân của chuyển vị kế đư­ợc tựa lên dụng cụ kẹp đầu cọc hoặc tấm đệm đầu cọc (hoặc có thể lắp ngư­ợc lại).

Khoảng cách lắp dựng thiết bị đ­ược quy định như­ sau:

  • Từ cọc thí nghiệm đến điểm gần nhất của các gối kê: trong mọi tr­ường hợp không nhỏ hơn 3D (D là đư­ờng kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc), tối thiểu là1.5m;
  • Từ cọc thí nghiệm đến các gối đỡ dầm chuẩn: >1.5m;
  • Từ mốc chuẩn đến cọc thí nghiệm và gối kê dàn chất tải: >5D nh­ưng trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 2.5 m.

Chỉ tiến hành thí nghiệm khi cọc đã đủ thời gian nghỉ (thời gian từ khi kết thúc thi công đến khi thí nghiệm) theo quy định (> 21 ngày đối với cọc khoan nhồi, > 7 ngày đối với các loại cọc khác).

4.6.Quy trình gia tải

  1. Kiểm tra thiết bị

Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt độngcủa thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu cọc. Gia tải trước bằng cách tác dụng lên đầu cọc khoảng 5% tải trọng thiết kế, giữ 10 phút sau đó giảm về 0, theo dõi hoạt động của thiết bị thí nghiệm.

  1. Quy trình gia tải

Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình gia tải từng cấp theo quy định của thiết kế. Quy trìnhgia tải của các cọc thí nghiệm được thực hiện theo các bảng sau:

Bảng 2.   Quy trình thí nghiệm ( 34 Tấn)

Tải trọng thiết kế: 17 tấn                            Tải trọng thí nghiệm: 34 tấn

Bước tải % TTTK

Tải trọng (tấn)

Thời gian giữ tải (phút)

Khoảng thời gian ghi số liệu

(phút)

Gia tải thử

5% TTTK

4.0

10

1-10

25%

20.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

50%

40.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

75%

60.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

100%

80.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

50%

40.0

30

1 – 10 – 20 – 30

0%

0

30

1 – 10 – 20 – 30

100%

80.0

360

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60 – 120 – 180 – 240 – 300 – 360

125%

100.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

150%

120.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

175%

140.0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60

200%

160.0

1440

1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60 – 120 – 180 – 240 – 300 – 360 – 420 – 480 – 540 – 600 – 660 – 720

150%

120.0

30

1 – 10 – 20 – 30

100%

80.0

30

1 – 10 – 20 – 30

50%

40.0

30

1 – 10 – 20 – 30

0%

0

60

1 – 10 – 20 – 30 – 60

Ghi chú: Cấp tải mới chỉ được tăng khi tốc độ lún nhỏ hơn hoặc bằng 0.1mm/1 giờ nhưng không quá 2 giờ.

4.7.Quy định về thời gian đọc đồng hồ đo chuyển vị

Trong quá trình gia tải và giảm tải, tiến hành theo dõi và đọc đồng đo chuyển vị đầu cọc ngay sau khi gia tải hoặc giảm tải và theo các khoảng thời gian quy định, cụ thể: 0’ – 10’ – 20’ – 30’ – 45’ – 60’ – 120’ – 180’ – 240’– 300’ – 360’ – 420’ – 480’ – 540’ – 600’ – 660’ – 720’, 1 giờ mỗi lần đọc tiếp theo

5.Kết quả thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm được trình bày theo hai mẫu biểu sau đây:

5.1.Biểu ghi số liệu

Kết quả thí nghiệm hiện trường được ghi lại trong bảng số liệu. Qua phân tích kết quả thí nghiệm của các cọc được tổng hợp trong các bảng dưới đây:

Bảng 3: Tổng hợp số liệu thí nghiệm cọc 17 (Ptn = 34 tấn)

Chu kỳ

Tải trọng

Thời gian giữ tải (phút)

Độ lún                            (mm)

(% TK)

(Tấn)

Chu kỳ 1

25

4.25

60

0.41

50

8.5

60

0.85

75

12.75

60

1.56

100

17.0

60

2.32

50

8.5

30

1.78

0

0

30

0.82

Chu kỳ 2

100

17.0

360

2.60

125

21.25

60

3.18

150

25.5

60

3.70

175

29.75

60

4.42

200

34.0

720

5.29

150

25.5

30

4.72

100

17.0

30

4.16

50

8.5

30

3.43

0

0

60

2.44

Bảng 4: Tổng hợp số liệu thí nghiệm cọc 80(Ptn = 34 tấn)

Chu kỳ

Tải trọng

Thời gian giữ tải (phút)

Độ lún                            (mm)

(% TK)

(Tấn)

Chu kỳ 1

25

4.25

60

0.46

50

8.5

60

1.00

75

12.75

60

1.51

100

17.0

60

2.29

50

8.5

30

1.70

0

0

30

0.87

Chu kỳ 2

100

17.0

360

2.70

125

21.25

60

3.66

150

25.5

60

4.61

175

29.75

60

5.65

200

34.0

720

7.15

150

25.5

30

6.47

100

17.0

30

5.71

50

8.5

30

4.68

0

0

60

2.44

5.2.Biểu đồ quan hệ

Từ số liệu thí nghiệm, xây dựng các biểu đồ sau đây (xem phần phụ lục):

  • Tải trọng – Độ lún
  • Độ lún – Thời gian
  • Tải trọng – Độ lún – Thời gian.

STT

Số hiệu

cọc thí nghiệm

Kích thước cọc

(mm)

Tải trọng thí nghiệm max

(tấn)

Độ lún đo được lớn nhất

(mm)

Ghi chú

1

17

250×250

34

5.29

2

80

250×250

34

7.15

Theo phụ lục E, E-1 của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9393:2012 “Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục” phần xác định sức chịu tải giới hạn theo chuyển vị giới hạn quy ước. Nếu chuyển vị giới hạn quy ước lớn hơn 10%D (>10%*D250=25mm, trong đó D là cạnh hoặc đường kính cọc = 250mm) thì cọc được gọi là phá hoại. Ngược lại  nếu chuyển vị giới hạn nhỏ hơn  10%D thì cọc được coi là ổn định.

Theo kết quả thí nghiệm thu được thì cho thấy kết quả sau: Tại vị trí các cọc thí nghiệm có số hiệu 17, 80 đều có độ lún lớn nhất đo được S<25mm. Như vậy theo phụ lục E, E-1 của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9393:2012 thì các cọc trên đều có chuyển vị giới hạn quy ước nhỏ hơn 10%D và đều được coi là ổn định.

6.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả thử tải cọc chúng tôi có một số kết luận và kiên nghị như sau:

– Công tác thử tải cọc đã hoàn thành theo đúng quy phạm hiện hành và đảm bảo theo đúng yêu cầu của bên Chủ đầu tư, Ban QLDA.

– Theo kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy:

+ Tại vị trí tất cả các cọc thí nghiệm 17, 80 khi gia tải đến 200% tải trọng thiết kế (34 tấn) thì chuyển vị của cọc đều không vượt quá chuyển vị cho phép (10%D = 25mm) và đều được coi là ổn định.

Sức chịu tải tính toán của cọc đơn theo phụ lục E: E-3 trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 9393:2012 “Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục– Phần Xác định sức chịu tải cho phép, tính theo công thức tính toán như sau:

Pcp= Pgh/Fs

Trong đó:               Pcp là sức chịu tải cho phép

Pgh là sức chịu tải giới hạn hoặc tải trọng phá hoại

Fs là hệ số an toàn (Thông thường chọn Fs=2.0)

Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, điều kiện đất nền, đặc điểm cọc, phương pháp thí nghiệm và phương pháp xác định sức chịu tải giới hạn mà Tư vấn thiết kế quyết định áp dụng hệ số an toàn cao hơn hoặc thấp hơn cho phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Ở đây theo hồ sơ thiết kế chúng tôi xác định sức chịu tải giới hạn thí nghiệm là 34 tấn và dự kiến hệ số an toàn Fs=2.0.

Kết quả tính toán sức chịu tải cho phép được các giá trị như sau:

STT

Số hiệu

cọc thí nghiệm

Pgh

(Tấn)

Fs

Pcp

(Tấn)

Ptk

(Tấn)

1

17

34.0

2.0

17

17

2

80

34.0

2.0

17

17

Căn cứ vào số liệu theo dõi thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục tại các điểm thí nghiệm được chỉ định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt chúng tôi nhận thấy:

+ Tại các điểm cọc thí nghiệm 17, 80 đều đạt độ ổn định quy ước.

+ Qua các kết quả thí nghiệm thu được, đề nghị Tư vấn thiết kế có phương án cụ thể để các bên căn cứ thực hiện trước khi tiến hành thi công đại trà.

Câu hỏi : ván ép phủ phim

Mật khẩu: ******** . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5639:1991 về nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong – nguyên tắc cơ bản

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5639:1991

Nhóm H

NGHIỆM THU THIẾT BỊ ĐÃ LẮP ĐẶT XONG – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Check and acceptance of equipmellt after installation – Basic principles

1. Quy định chung

Tiêu chuẩn này quy định nội dung và trình tự nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong, chuẩn bị đưa vào sử dụng. Đối với thiết bị do tổ chức lắp đặt trong nước liên doanh với nước ngoài do người nước ngoài nhận thầu xây lắp cũng sử dụng tiêu chuẩn này.

Chú thích Danh từ “thiết bị” dùng trong Tiêu chuẩn này là chỉ là một thiết bị độc lập hoặc một dây chuyền công nghệ bao gồm thiết bị cơ khí, hệ thống thông gió và các vật liệu đi kèrn theo.

Thiết bị đã lắp đặt xong phải bảo đảm toàn bộ các công việc vận chuyển, bảo quản, lắp đặt thiết bị thực hiện đúng kĩ thuật và chạy thử đạt yêu cầu thiết kế.

Nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị không bao gồm các công việc điều chỉnh các thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất thử.

Việc lắp đặt thiết bị phải được thực hiện theo thiết kế và các bản vẽ chế tạo (nếu có) tuân theo các quy định đã ghi trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị. Nếu yêu cầu kĩ thuật nào trong thiết kế và hướng dẫn lắp đặt vận hành không có thì theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Khi nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong, ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn này còn phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091 : 1985 .

Thành phần của Hội đồng nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong được quy định trong tiêu chuẩn nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091 : 1985 .

1.5. Các thiết bị đã lắp đặt xong phải được tổ chức nghiệm thu khi đã có đủ điều kiện ghi trong chương 2 của tiêu chuẩn này.

2. Nội dung và trình tự tiến hành nghiệm thu

2.1. Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.

2.2. Nghiệm thu tĩnh

2.2.1. Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa thiết bị vào chạy thử không tải.

Công việc nghiệm thu tĩnh do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.

2.2.2. Khi nghiệm thu, cần nghiên cứu các hồ sơ tài liệu sau:

– Thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có);

– Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị.;

– Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp máy, lắp điện, lắp ống, lắp thông gió, lắp thiết bị tự động và đo lường thí nghiệm, gia công kết cấu thép và thiết bị ..;

– Bản vẽ hoàn công cho một số việc lắp đặt quan trọng;

– Biên bản thanh tra nồi hơi và các thiết bị chịu áp;

– Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng chữa cháy;

– Biên bản thay đổi thiết kế và thiết bị;

– Nhật ký công trình; .

– Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt và bao che thiết bị;

– Đối với các thiết bị đã sử dụng rồi, khi lắp đặt lại phải có lí lịch thiết bị từ cơ sở cũ kèm theo.

– Đối với các thiết bị quan trọng ngoài các văn bản trên còn phải có văn bản giao nhận thiết bị giữa tổ chức giao thầu và nhận thầu. Các biên bản về vận chuyển từ nhà máy chế tạo về đến công trình (tình trạng kĩ thuật, các sự cố xảy ra trên đường vận chuyển, lưu giữ tại kho bãi, mất mát…), xác định tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt. Nếu thiết bị hư hỏng thì sau khi sửa chữa xong phải có biên bản nghiệm thu tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa.

2.2.3. Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kĩ thuật quy định trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành thì lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép tiến hành chạy thử không tải.

Nếu Ban nghiệm thu phát hiện thấy 1 số khiếm khuyết thì yêu cầu tổ chức nhận thầu lắp máy tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh và hẹn ngày nghiệm thu lại. Nếu những khiếm khuyết đó không ảnh hưởng tới việc chạy thử máy thì vẫn có thể lập và kí biên bản nghiệm thu tĩnh, cùng tập phụ lục những khiếm khuyết và định thời hạn hoàn thành. Phía nhận thầu lắp máy phải nghiêm chỉnh thực hiện công việc khắc phục các khiếm khuyết trên đúng thời hạn.

2.3. Nghiệm thu chạy thử không tải.

2.3.1. Nghiệm thu chạy thử không tải là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ những sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện được trong nghiệm thu tĩnh.

Việc chạy thử không tải thiết bị chỉ tiến hành sau khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh.

2.3.2. Đối với thiết bị độc lập thí nghiệm thu chạy thử không tải thực hiện một bước do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.

Đối với dây chuyền công nghệ gồm nhiều thiết bị thí nghiệm thu chạy thử không tải tiến hành 2 bước:

a) Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc lập (đơn động).

b) Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất (liên động).

2.3.3. Nghiệm thu chạy thử từng máy độc lập do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.

Trong quá trình chạy thử cần theo dõi sự hoạt động của thiết bị, các thông số về tốc độ, độ rung, nhiệt độ, các hệ thống làm mát, bôi trơn… nếu phát hiện các khuyết tật thì dừng máy, tìm nguyên nhân và .sửa chữa.

Thời gian chạy thử không tải đơn động thường ghi trong các tài liệu hướng dẫn vận hành máy. Nếu không có số liệu, đối với các máy đơn giản thời gian chạy không tải tối đa là 4 giờ, các máy phức tạp tối đa là 8 giờ liên tục không dừng máy.

Khi kết thúc chạy thử không tải đơn động. Ban nghiệm thu cơ sở lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Một số thiết bị ao đặc điểm kết cấu không chạy được chế độ không tải (bơm nước, máy nén khí, hệ thống ống dẫn…) thì sau khi nghiệm thu tĩnh xong chuyển sang chạy thử có tải.

2.3.4. Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất:

Sau khi toàn bộ thiết bị của dây chuyền công nghệ để được nghiệm thu chạy thử không tải đơn động. Hội đồng nghiệm thu cơ sở xem xét, lập và kí biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp (phụ lục số 4 TCVN 4091 : 1985 ) cho phép chạy thử liên động toàn dây chuyền.

Kể từ khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở ký biên bản nghiệm thu thiết bị để thử tổng hợp, chủ đầu tưphải tiếp nhận và bảo quản những thiết bị đó.

Việc chạy thử liên động phải liên tục từ 4-8 giờ (tùy theo loại thiết bị) không ngừng lại vì lí do nào, hoạt động của dây chuyền phù hợp với thiết kế và các yêu cầu công nghệ sản xuất.

Kết thúc chạy thử, Hội đồng nghiệm thu cơ sơ lập và kí biên bản nghiệm thu chạy thử không tải liên động dây chuyền sản xuất, cho phép đưa dây chuyền vào chạy thử có tải.

2.4. Nghiệm thu chạy thử có tải.

Chạy thử có tải thiết bị để phát hiện và loại trừ các khuyết tật của thiết bị trong quá trình mang tải, điều chỉnh các thông số kỹ thuật sân xuất thích hợp, để chuẩn bị đưa thiết bị vào sản xuất thử.

Công việc nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện.

Các mức mang tải và thời gian chạy thử thường quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị. Nếu trong tài liệu trên không có quy định, sau khi thiết bị mang tải 72 giờ liên tục không ngừng máy, bảo đảm các thông số kỹ thuật về thiết bị và thông số kỹ thuật sản xuất thì kết thúc chạy thử có tải.

Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập và ký biên bản nghiệm thu chạy thử có tải.

3. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong công tác nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong

3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

a) Chủ trì việc nghiệm thu các thiết bị đã lắp đặt xong:

Phối hợp với tổ chức nhận thầu lắp đặt lập kế hoạch tiến độ nghiệm thu các thiết bị đã lắp đặt xong, đôn đốc các tổ chức nhận thầu xây lắp hoàn thiện công trình để đảm bảo việc nghiệm thu đúng thời hạn.

b) Chuẩn bị cán bộ, công nhân vận hành và các điều kiện vật chất kĩ thuật cần thiết (điện nước, nguyên nhiên vật liệu, mặt bằng…) để tiếp nhận bảo quản những thiết bị sau khi Hội đồng nghiệm thu cơ sở kí biên bản nghiệm thu để chạy thử tổng hợp, tổ chức việc vận hành thiết bị trong giai đoạn chạy thử không tải liên động và có tải (có sự tham gia của bên nhận thầu lắp đặt và nhà máy chế tạo) .

c) Cung cấp cho Hội đồng nghiệm thu cơ sở tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành máy, lý lịch máy và những hồ sơ kĩ thuật mà chủ đầu tư quản lí.

Trường hợp thiết bị cũ sử dụng lại cho nơi khác thì chủ đầu tư phải cung cấp lí lịch thiết bị cho đơn vị nhận thầu lắp đặt. Trường hợp lí lịch không cần hay không đúng thực tế thì chủ đầu tư phải tổ chức hội đồng kĩ thuật để đánh giá lại chất lượng thiết bị, nếu hỏng phải sửa chữa lại mới ược lắp đặt lại vào nơi sử dụng mới

d) Có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ nghiệm thu để sử dụng lâu dài trong quá trình vận hành sản xuất của thiết bị.

e) Cấp kinh phí chạy thử không tải, có tải và chi phí công tác nghiệm thu.

f) Có quyền từ chối nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong khi các bộ phận của thiết bị chưa được nghiệm thu từng phần hoặc chưa sửa chữa hết các sai sót ghi trong phụ lục của biên bản nghiệm thu từng phần trước đó. Mặt khác nếu bên nhận thầu đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện nghiệm thu mà bên chủ đầu tư không tổ chức nghiệm thu kịp thời thì phải trả cho bên nhận thầu mọi chi phí do kéo dài nghiệm thu.

3.2. Trách nhiệm của tồ chức nhận thầu lắp đặt:

a) Có trách nhiệm tự kiểm tra hoàn chỉnh việc lắp đặt thiết bị, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu (biên bản, sơ đồ hoàn công, nhật kí công trình…), tạo mọi điều kiện để Ban nghiệm thu và Hội đồng nghiệm thu cơ sở làm việc thuận tiện.

b) Chuẩn bị hiện trường thuộc phần lắp đặt thiết bị, cán bộ kĩ thuật, công nhân vận hành, công nhân sửa chữa thiết bị, các nguồn năng lượng, vật liệu cần thiết để phục vụ việc nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu không tải đơn động thiết bị.

c) Trong thời gian chạy thử không tải liên động và chạy thử có tải, bố trí đủ cán bộ kỹ thuật và công nhân trực để kịp thời xử li các sự cố và các khiếm khuyết phát sinh.

d) Có trách nhiệm bàn giao lại cho chủ đầu tư các tài liệu thiết kế và các biên bản nghiệm thu khi bàn giao công trình.

e) Tồ chức nhận thầu lại cũng có trách nhiệm như tổ chức nhận thầu chính trong các phần việc mình thi công trong việc nghiệm thu bàn giao thiết bị.

f) Tổ chức nhận thầu lắp đặt có quyền khiếu nại với các cơ quan quản lí cấp trên của tồ chức nhận thầu và chủ đầu tư khi công trình bảo đảm chất lượng mà chủ đầu tư không chấp nhận hoặc chậm trễ kéo dài việc nghiệm thu.

3.3. Trách nhiệm của tổ chức nhận thầu thiết kế và của nhà chế tạo:

a) Tùy từng mức độ quan trọng của thiết bị, tồ chức thiết kế sẽ tham gia là thành viên của Ban nghiệm thu hoặc Hội đồng nghiệm thu các cấp (do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu mời tham gia).

b) Có quyền không kí văn bản nghiệm thu nếu thiết bị lắp đặt không đúng thiết kế, không đúng quy trình, quy phạm kĩ thuật, hoặc không đúng hướng dẫn kĩ thuật của nhà chế tạo đã ghi trong thuyết minh kĩ thuật của thiết bị.

c) Trường hợp thiết bị mua của nước ngoài, có đại diện của nhà chế tạo trong quá trình lắp đặt thi cần căn cứ theo hợp công của chủ đầu tư với nước ngoài mà yêu cầu nhà chế tạo có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn tổ chức nhận thầu lắp đặt chạy theo đúng yêu cầu kĩ thuật, đúng thiết kế, đúng thuyết minh kĩ thuật của nhà chế tạo, có trách nhiệm cùng các bên liên quan cho chạy thử thiết bị đúng công suất thiết kế, giúp ban nghiệm thu, hội đồng nghiệm thu các cấp đánh giá đúng đắn chất lượng lắp đặt thiết bị.

 

PHỤ LỤC 1

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……….

Biên bản số:…..
Chuẩn bị công trình xây dựng cho công tác lắp đặt thiết bị

-Tên công trình:

– Địa điểm:Văn bản này được lập ở:

Thuộc phân xưởng:

Đã được thi công xây dựng theo bản vẽ:

Để chuẩn bị cho việc lắp đặt thiết bị có tên:

Sau khi xem xét các tài liệu nghiệm thu công trình xây dựng (các văn bản nghiệm thu theo TCVN 4091 : 1985 ) và kiểm tra lại công trình, đại diện các bên đã thống nhất kết luận…….

– Về kĩ thuật:

– Được phép đưa thiết bị vào lắp đặt.

Chữ kí của: …………………………………

– Chủ đầu tư: ……………………………….

– Đại diện tổ chức nhận thầu xây dựng: ……

– Đại diện tổ chức nhận thầu lắp đặt: ………

 

PHỤ LỤC 2

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……….

Biên bản số:…..
Chuẩn bị móng (bệ đỡ hay giá đỡ) cho việc lắp đặt thiết bị

-Tên công trình: ……………………..

-Tên móng thiết bị: …………………..

Biên bản này được lập tại công trình có xây dựng móng (giá đỡ hay bệ đỡ) để lắp đặt thiết bị

……………………………………………………………………………………………………………………………………….

Theo bản vẽ:………………………………………….

Sau khi xem xét tại hiện trường và các văn bản nghiệm thu phần xây dựng móng (bệ đỡ, giá đỡ) và các bản vẽ hoàn công, đại diện các bên đã thống nhất kết luận như sau :.

-Về kĩ thuật:………………………………………….

-Được phép đưa thiết bị vào lắp đặt.

Chữ kí của:

-Đại diện chủ đầu tư ……………………….

-Đại diện tổ chức nhận thầu xây dựng …….

-Đại diện tổ chức nhận thầu lắp đặt ……….

 

PHỤ LỤC 3

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……….

Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị

Thiết bị: ….

Thuộc hàng mục công trình 

Công trình 

Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:

-Trưởng ban: Đại diện cho chủ đầu tư:

-Các thành viên: Đại diện tổ chức nhận thầu:

Đại diện tổ chức Thiết kế:

Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị:

– Đại diện của các cơ quan được mời:

…………………………………………………

Ban nghiệm thu cơ sở đã nhận được các bản vẽ, tài liệu lắp đặt thiết bị nêu trên như sau: …………………………………….

…………………………………….

Sau khi xem xét các tài liệu, bản vê lắp đật, hồ sơ hoàn công và tiến hành kiểm tra tình trạng lắp đặt thiết bị, có nhận xét như sau:

1. Nhận xét về kỹ thuật: …. ………….

2. Vê khối lượng đã thực hiện ………………………

Kết luận: ……………………………………………….’

Ý kiến đặc biệt của các thành viên ban nghiệm thu cơ sở: …………………………

……………………………………………………….

Các phụ lục kèm theo: ………………..

………………………………………….

Chữ kí của:

– Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở: ………….

– Các thành viên: ………………………..

– Các cơ quan được mới: ……………………..

 

PHỤ LỤC 4

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……..

Biên bản số….

Nghiệm thu chạy thử không tải đơn động thiết bị

Thiết bị …

Thuộc hạng mục công trình…

Công trình…

Do Ban nghiệm thu cơ sở gồm các thành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:

– Trưởng ban: Đại diện cho chủ đầu tư…………………………..

– Các thành viên: Đại diện tố chứcc nhận thầu………………………

Đại diện tổ chục thiết kế…………………………..

Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị………………

– Đại diện của các cơ quan được mời:………………………………………………………………….

Sau khi nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn vận hành máy và giám sát, theo dõi quá trình chạy thử không tải đơn động thiết bị, có nhận xét như sau:

1. Nhận xét về kỹ thuật: ………………

2. Khối lượng đã thực hiện:…………..

Kết luận:…………………………………….

Ý kiến đặc biệt của các thành viên Ban nghiệm thu cơ sở: ………………

– Các phụ lục kèm theo: ………………

…………………………………….

Chữ kí của:

– Trưởng Ban nghiệm thu cơ sở: ………………….

– Các thành viên: ………………………………………

– Các cơ quan được mời:………………………………

 

PHỤ LỤC 5

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……..

Biên bản số….

Nghiệm thu chạy thử liên động

Hạng mục công trình: ……………..

Thuộc công trình:…………………….

Do Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm các thành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:

-Chủ tich Hội đồng: Đại diện cho chủ đầu tư ………………………………………..

– Các thành viên: Đại diện Tổ chức nhận thầu…………………………………

Đại diện ban chuẩn bi sản xuất…………………………….

Đại diện Tổ chức thiết kế…………………………………….

Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị chủ yếu………………

– Đại diện của các cơ quan được mời: …………………………………………………………………..

Sau khi nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu, các tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị và giám sát theo dõi quá trình chạy thử không tải liên động thiết bị, có nhận xét như sau:

1. Nhận xét về kĩ thuật………………

2. Khối lượng đã thực hiện ………..

Kết luận: ………………………………….

Ý kiến đặc biệt của các thành viên hội đồng nghiệm thu cơ …………..

………………………………………..

Các phụ lục kèm theo:

……………………………………….

Chữ kí của:

– Chủ tich Hội đồng nghiệm thu cơ sở: ……

– Các thành viên: …………………………………..

– Các cơ quan được mời: ………………………….

 

PHỤ LỤC 6

CÔNG TRÌNH …………..

……………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

Ngày …….. tháng ……… năm ……..

Biên bản số ….

Nghiệm thu chạy thử có tải

Hạng mục công trình: …………………..

Thuộc công trình ………………………..

Do Hội đồng nghiệm thu cơ sở gồm các thành phần sau đây tiến hành nghiệm thu:

– Chủ tich Hội đồng: Đại diện cho chủ đầu tư……………………………….

– Các thành viên: Đại diện Tổ chức nhận thầu…………………………

Đại diện Ban chuẩn bi sản xuất …………………..

Đại diện Tố chức thiết kế…………………………..

Đại diện nhà máy chế tạo thiết bị chủ yếu…..

– Đại diện của các cơ quan được nghiệm thu, các tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị và giám sát theo dõi quá trình chạy thử có tải thiết bị, có nhận xét như sau:

1. Nhận xét về kỹ thuật

2. Khối lượng đã thực hiện ……

Kết luận: ………………………..,………….

Ý kiến đặc biệt của các thành viên hội đồng nghiệm thu cơ sở…………………………..

Các phụ lục kèm theo:

……………………………………..

Chữ ký của:

– Chủ tich Hội đồng nghiệm thu cơ sở: …..

– Các thành viên: …………………………..

– Các cơ quan được mời:…………………..

Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng cần biết


Mật khẩu : Cuối bài viết

Các tiêu chuẩn lấy mẫu vật liệu xây dựng là như thế nào? Các phương pháp lấy mẫu này được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành nào tại Việt Nam? Chúng ta cùng tham khảo bài viết chia sẻ sau đây để nắm vững các quy định, tiêu chuẩn áp dụng trong quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng bạn nhé!.

Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Lấy mẫu xi măng

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 6260-2009TCVN 2682-2009.
– Theo quy định: Mỗi lô xi măng < 40 tấn phải thực hiện công tác lấy 02 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu có trọng lượng 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được đều ở tất cả các bao xi măng có trong kho chứa, mỗi bao lấy 1kg.
– 1 mẫu thử được lấy để làm thí nghiệm, còn 1 mẫu còn lại được lưu giữ để làm công tác đối chứng khi cần thiết. Mẫu lưu này có giá trị trong khoảng thời gian là 60 ngày; trong khoảng thời gian này nếu không có bất kỳ khiếu nãi nào giữa bên mua và bán về các thắc mắc ở kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm sẽ tiến hành các thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.
– Khi xi măng được đưa đến công trình xây dựng thì đại diện cả 2 bên nhà đầu tư và chủ dầu tư sẽ cùng nhau lấy mẫu đóng gói, niêm phong và lập biên bản để gửu đến các Công ty có phòng thí nghiệm uy tín để tiến hành kiểm nghiệm. Các mẫu thử này phải được để trong hộp kín bảo quản nơi khô ráo tránh nước và các hóa chất khác.

2. Lấy mẫu cát

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570-2006, TCVN 7572-2006, TCXD 127-1985.
– Cát xây dựng được chia làm 4 loại: Cát to, vừa, nhỏ và cát mịn.
– Cứ 100m3 cát xây dựng thì sẽ lấy 1 mẫu thử với khối lượng tối thiểu là 50kg và được lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, đóng gói, lập biên bản và tiến hành mang đi thí nghiệm.
– Kết quả thí nghiệm cát xây dựng là cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu và là căn cứ để thiết kế thành phần bê tông.

3. Đá dăm (Sỏi) dùng trong bê tông

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 7570:2006; TCVN 7572:2006.
a. Các loại đá dăm:
  • Đá cỡ 0,5×1: cỡ hạt từ 5-10mm
  • Đá cỡ 1×2: cỡ hạt từ 10-20mm
  • Đá cỡ 2×4: cỡ hạt từ 20-40mm
  • Đá cỡ 4×7: cỡ hạt từ 40-70mm
b. Yêu cầu kỹ thuật:
– Nhỏ hơn 200m3 đá tiến hành lấy 2 mẫu thử, lấy ở các vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, đóng gói lập biên bản và lấy mẫu mang đi thí nghiệm.
– Kết quả thí nghiệm là cơ sở để tiến hành nghiệm thu và là căn cứ thể thiết kế thành phần bê tông.

4. Thép xây dựng

– Được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6285-1997.

– Thép xây dựng có nhiều loại: thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, cán nguội, thép hình, thép lá, thép tấm…
a. Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng:
– Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của câythép được tính bằng công thức sau:

D thực=0,43x √Q (mm)

b. Đo đường kính cốt thép vằn:
-Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.
– Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.
– Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L.
(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm.7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).
– Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp):
  • Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.
  • Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14
c. Thí nghiệm thép:
– Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.
– Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:
  • Giới hạn chảy, giới hạn bền;
  • Độ giãn dài;
  • Đường kính thực đo;
  • Uốn nguội;
– Kết quả thí nghiệm và kiểm tra thép là cơ sở để nghiệm thu thép xây dựng.

5. Gạch xây dựng:

a. Gạch xây:

– Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 1450-1986, TCVN 1451-1986.
– Gạchxây dùng trong công trình có nhiều loại: gạch rỗng đất sét nung, gạch, gạch đặc đất sét nung, gạch xi măng, gạch silicat…
– Lấy mẫu gạch: Cứ mỗi lô 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên xem như một lô.
– Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch:
  • Cường độ nén;
  • Cường độ uốn;
  • Khối lượng thể tích;
  • Hình dạng và kích thước;
  • Các khuyết tật ngoại quan.
– Kết quả thí nghiệm là cơ sở để nghiệm thu, đăng ký chất lượng gạch.
b. Gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát:
– Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6476-1999
– Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6476-1999.

 

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Thí nghiệm vật liệu xây dựng là gì ? Các quy định về lấy mẫu thí nghiệm
  2. Mẫu hợp đồng thí nghiệm vật liệu xây dựng
  3. Đơn giá thí nghiệm vật liệu xây dựng
  4. Danh sách các phòng thí nghiệm được công nhận LAS-XD
  5. Hỏi đáp về thí nghiệm vật liệu xây dựng

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng

Mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào là chuẩn nhất? Và mỗi vật liệu xây dựng khác nhau đều có mẫu báo cáo thí nghiệm khác nhau.

Hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn tổng hợp các mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng chuẩn nhất đáp ứng được cái tiêu chuẩn, quy chuẩn báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng.

Tổng hợp các mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Mẫu 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MẪU ĐÁ DĂM

Cơ quan yêu cầu thí nghiệm: ………………………………………….. ………………………………………………..
Cơ quan lấy mẫu: ………………………………………….. ………………………………………….. …………………..
Vị trí lấy mẫu: ………………………………………….. ………………………………………….. ……………………….
Yêu cầu thí nghiệm: ………………………………………….. …………………………………………………………….
Ngày nhận mẫu: …………………………………………..  Ngày thí nghiệm …………………………………………

Nhận xét: ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..  

Ngày ……Tháng……..năm……..

Thủ trưởng cơ quan                                  Người kiểm tra                              Người thí nghiệm   
2. Mẫu 2 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MẪU ĐÁ DĂM

Cơ quan yêu cầu thí nghiệm: ………………………………………….. ………………………………………………..
Cơ quan lấy mẫu: ………………………………………….. ………………………………………….. …………………..
Vị trí lấy mẫu: ………………………………………….. ………………………………………….. ……………………….
Yêu cầu thí nghiệm: ………………………………………….. …………………………………………………………….
Ngày nhận mẫu: …………………………………………..  Ngày thí nghiệm …………………………………………

Nhận xét: ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..  

Ngày ……Tháng……..năm……..

Thủ trưởng cơ quan                                  Người kiểm tra                              Người thí nghiệm   
3. Mẫu 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-BÁO CÁO KẾT QUẢTHÍ NGHIỆM XI MĂNG

Cơ quan yêu cầu thí nghiệm: ………………………………………….. ………………………………………………..
Loại xi măng: ………………………………………….. ………………………………………….. …………………..
Nơi sử dụng: ………………………………………….. ………………………………………….. ……………………….

Ngày nhận mẫu: …………………………………………..  Ngày thí nghiệm …………………………………………

Nhận xét: ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..  

Ngày ……Tháng……..năm……..

Thủ trưởng cơ quan                                  Người kiểm tra                              Người thí nghiệm

4. Mẫu 4:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tựdo – Hạnh phúc
———-o0o———-BÁO CÁO KẾT QUẢTHÍ NGHIỆM BÊ TÔNG

Cơ quan yêu cầu thí nghiệm: ……………………………………………… …………………………………………..
Nội dung thí nghiệm: Cường độ chịu nén hoặc Cường độ kéo uốn
Công trình: ………………………………………………………………………. …………………………………………..
Kích thước mẫu thí nghiệm: ………………………………………….. ……………………………………………….
Phương pháp thí nghiệm: ………………………………………….. …………………………………………………..
Ngày thí nghiệm: ………………………………………….. ………………………………………………………………

Nhận xét: ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..
………………………………………….. ………………………………………….. ……………………………………………..  

Ngày ……Tháng……..năm……..

Thủ trưởng cơ quan                                  Người kiểm tra                              Người thí nghiệm

Hi vọng với 4 mẫu báo cáo thí nghiệm vật liệu xây dựng trên, các bạn đã có thật nhiều thông tin tham khảo thật bổ ích nhé.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

                      Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng cần biết