Blog

Thiết kế kiến trúc

Ngày nay mọi người ngày càng quan tâm đầu tư thiết kế kiến trúc hơn cho mái ấm của mình. Từ những ngôi nhà phố tưởng chừng đơn giản cho tới các biệt thự  qui mô lớn đều cần sự sáng tạo, đầu tư nghiên cứu của các kiến trúc sư mới được coi là hoàn thiện. Vì vậy lựa chọn cho mình một đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp được coi là giải pháp tối ưu nhất cho các chủ đầu tư.

Các yếu tố để VNCDesign tạo lên một công trình kiến trúc đẹp và hoàn thiện:

Tính thẩm mỹ – Sáng tạo:

Đây là yếu tố khá quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà, thể hiện được đôi nét về tính cách, sở thích của chủ nhà. Cùng với việc phối hợp màu sắc lý tưởng cho mặt tiền của ngôi nhà, tính nghệ thuật của ngôi nhà là sự cảm thụ cái đẹp của thế giới xung quanh. Do đó, các kiến trúc sư sẽ tư vấn cho chủ nhà về màu sắc phù hợp vừa độc vừa lạ nhưng cũng vẫn tạo nên sự ấm cúng của từng ngôi nhà.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ của ngôi nhà thì công việc thiết kế nhà đẹp một cách sáng tạo là yếu tố không thể thiếu tạo nên phong cách riêng của từng ngôi nhà. Từ yếu tố xung quanh, các kiến trúc sư có thể đưa ra các ý tưởng kết hợp, thiết kế một cách hài hòa cân xứng để cho từng vị trí cụ thể.

Tính bền vững:

Cấu trúc nhà phải chịu đựng được tổng tải trọng và các tác động khác mà nó có thể bị ảnh hưởng kết cấu nhà phải đảm bảo vững chắc khi thiên tai xảy ra, phải đảm bảo yếu tố bảo vệ dân cư khỏi những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, nóng, lạnh và ẩm ướt. Cụ thể các cấu kiện trong nhà phải kết hợp chặt chẽ để giảm nhẹ những tác động do thiên tai gây ra, đảm bảo chi phí hợp lý và tiện dụng. Nói chung, vòng đời tối thiểu và mong muốn của vật liệu kết cấu, móng, tường trong và ngoài, mái bằng với niên hạn sử dụng và cấp loại nhà.

Tính hiệu quả kinh tế:

Hồ sơ thiết kế vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho công trình, công năng sử dụng hợp lý, vừa là cơ sở tính toán chi phí đầu tư, giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình.
Cùng một chi phí đầu tư, nhưng nếu công trình có kiến trúc đẹp, công năng sử dụng hiệu quả sẽ nâng cao được giá trị thành phẩm của công trình gấp nhiều lần.

 

QUY TRÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DTHOUSE

GIAI ĐOẠN 1:  KÝ HỢP ĐỒNG VÀ THIẾT KẾ CƠ SỞ

LẬP PHƯƠNG ÁN – THIẾT KẾ CƠ SỞ

  1. Khách hàng chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan tới công trình xây dựng (như: sổ đỏ, sổ hồng, bản đổ hiện trạng khu đất, …) nhằm phục vụ cho công tác thiết kế ban đầu.
  2. Chuẩn bị hồ sơ khảo sát địa chất nếu công trình có quy mô lớn hoặc trên 4 tầng và các giấy tờ liên quan.
  3. Khách hàng cùng Kiến trúc sư trao đổi thông tin về nhu cầu thiết kế (quy mô, công năng sử dụng, nhu cầu đặc biệt về phòng ốc, phong thuỷ, …)
  4. Kiến trúc sư lên phương án thiết kế cơ sở gồm mặt bằng bố trí công năng cũng như quy mô công trình theo yêu cầu của khách hàng. Kiến trúc sư tư vấn cho khách hàng về ưu nhược điểm của phương án. Hai bên trao đổi để thống nhất và hoàn thiện phương án thiết kế mặt bằng.
  5. Kiến trúc sư lên phương án phối cảnh ngoại thất theo yêu cầu về phong cách thiết kế từ khách hàng sau khi hai bên đã chốt xong phương án mặt bằng.
  6. Khách hàng và kiến trúc sư chốt lại giai đoạn Thiết kế cơ sở bằng việc xác nhận trên bản vẽ A4, bao gồm: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh ngoại thất công trình.
  7. Thời gian cho việc thiết kế phương án mặt bằng từ 3-5 ngày, thời gian cho việc thiết kế phương án phối cảnh ngoại thất từ 3-5 ngày. Khách hàng nên tập trung trao đổi và làm việc với kiến trúc sư để thời gian hoàn thành phương án Thiết kế cơ sở được nhanh nhất.
  8. Giai đoạn lập phương án là giai đoạn đầu của quy trình thiết kế, khách hàng nên đưa ra tất cả những yêu cầu về phong cách kiến trúc, phong thuỷ, những nhu cầu đặc biệt về công năng sử dụng để được tư vấn tối ưu. Tránh việc phát sinh thiết kế vì phải thiết kế lại từ đầu hoặc chỉnh sửa quá nhiều lần vào các giai đoạn sau.
  9. Trường hợp khách hàng chưa xin phép xây dựng, sau khi thống nhất phương án thiết kế cơ sở, khách hàng nên lấy bản vẽ đó làm cơ sở để xin phép xây dựng nhằm thuận tiện cho công tác thi công và hoàn công sau này.
  10. Trường hợp khách hàng đã xin phép xây dựng, kiến trúc sư sẽ dựa trên bản vẽ xin phép để đưa ra phương án thiết kế cơ sở.

 

KÝ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ

  1. Sau khi hoàn thành giai đoạn lập phương án, phòng Hành chính của Công ty sẽ tiến hành gửi hợp đồng thiết kế cho khách hàng dựa trên thông tin từ phương án thiết kế đã được thông nhất giữa hai bên.
  2. Khách hàng vui lòng đọc kĩ các điều khoản trong hợp đồng. Vì hợp đồng thiết kế là mẫu quy định chung của công ty nên khách hàng vui lòng chỉ chỉnh sửa quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Không chỉnh sửa các hạng mục khác.
  3. Khách hàng cùng kiến trúc sư kiểm tra phương án thiết kế cơ sở có trùng khớp với bản vẽ xin phép xây dựng hay không (đã có giấy phép xây dựng). Đồng thời ký xác nhận đã kiểm tra trước khi ký hợp đồng.
  4. Hợp đồng thiết kế được in thành 02 bộ, mỗi bên giữ 01 bộ, có đóng dấu giáp lai của công ty. Khách hàng nên ký tên vào mỗi trang của hợp đồng để xác nhận quyền lợi của mình trong chi tiết hợp đồng.
  5. Sau khi ký hợp đồng, khách hàng cho tạm ứng chi phí thiết kế đợt 1 theo hợp đồng, để làm cơ sở thiết kế, triển khai kỹ thuật thi công.

GIAI ĐOẠN 2:  TRIỂN KHAI HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG

  1. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công là bộ hồ sơ chi tiết gồm các hạng mục: kiến trúc, kết cấu, điện nước.
  2. Hồ sơ thiết kế được triển khai trong vòng từ 10-30 ngày tuỳ theo quy mô và thể loại công trình.
  3. Sau khi triển khai hồ sơ bao gồm đầy đủ các hạng mục trên, công ty sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng 01 bộ hồ sơ A4 hoặc A3, kèm theo biên bản bàn giao và phiều thanh toán đợt 2 theo hợp đồng.
  4. Khách hàng thanh toán chi phí thiết kế đợt 2 khi công ty bàn giao hồ sơ thiết kế kỹ thuật và để làm cơ sở hoàn thiện hồ sơ, đóng dấu, ký tên cũng như chịu trách nhiệm pháp lý về sau.
  5. Các yêu cầu chỉnh sửa khách hàng nên ghi trực tiếp vào hồ sơ thiết kế, tương ứng với mỗi hạng mục cần chỉnh sửa. Lưu ý, để hạn chế việc chỉnh sửa nhiều lần, khách hàng nên xem kỹ hồ sơ khai triển và chủ thích đầy đủ trên toàn bộ hồ sơ và nên tham khảo toàn bộ nhưng bên liên quan đến thiết kế trước khi bàn giao cho kiến trúc sư chỉnh sửa.
  6. Khách hàng lưu ý, chỉ chỉnh sửa phần chi tiết thiết kế (nội thất, gạch, điện nước, …) – không chỉnh sửa phần khung đã được chốt trong giai đoạn lập phương án. Nên tham khảo tư vấn của kiến trúc sư về những chi tiết cần chỉnh sửa trước khi chốt lại.
  7. Khách hàng khi chỉnh sửa hồ sơ nên nhờ các đơn vị hoặc cá nhân có chuyên môn tư vấn, tránh việc thay đổi sai phép xây dựng.
  8. Sau khi chỉnh sửa xong khách hàng giao lại hồ sơ chỉnh sửa để công ty hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật thi công.

GIAI ĐOẠN 3:  BÀN GIAO – THANH TOÁN VÀ GIÁM SÁT TÁC GIẢ

CÔNG TÁC BÀN GIAO

  1. Hồ sơ sau khi được hoàn thiện phần chỉnh sửa sẽ được xuất 02 bộ A3 hoặc A4 đóng gáy có đóng dấu, ký tên và 1 bộ A4 có đóng dấu, ký tên công ty.
  2. Khách hàng được giao 01 bộ A3 hoặc A4 để giám sát thi công và 01 bộ A4 để lưu trữ.
  3. Khách hàng ký tên vào bộ A4 còn lại để Công ty lưu trữ.
  4. Khách hàng kiểm tra kỹ hồ sơ và ký xác nhận biên bản bàn giao để làm thủ tục thanh toán, thanh lý hợp đồng, thanh toán chi phí đợt 3 theo hợp đồng.
  5. Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế trước pháp luật. Khách hàng bảo quản hồ sơ gốc, mọi chỉnh sửa phải được bên thiết kế đồng ý, ký vào hồ sơ gốc.

CÔNG TÁC THANH TOÁN

  1. Hợp đồng thiết kế được chia làm 3 đợt thanh toán tương đương với 3 giai đoạn thiết kế được ghi rõ trong Hợp đồng thiết kế.
  2. Khách hàng vui lòng thanh toán ngay tại thời điểm bàn giao công trình (có biên bản bàn giao hồ sơ), tương ứng với mỗi giai đoạn tại Công ty. Khách hàng có thể đến văn phòng Công ty để thanh toán trực tiếp hoặc sẽ có nhân viên đến bàn giao bản vẽ và thanh toán tại nhà (phiếu thu có chữ ký của người đại diện pháp lý và đóng dấu công ty).
  3. Trong trường hợp khách hàng muốn thanh toán chậm (không quá 3 ngày) kể từ ngày bàn giao hồ sơ, quý khách vui lòng ký vào biên bản bàn giao hồ sơ và biên bản xác nhận thời điểm thanh toán.
  4. Nhằm nâng cao chất lượng công việc và phục vụ khách hàng mỗi ngày một tốt hơn, trong quá trình triển khai hồ sơ kỹ thuật thi công và giám sát tác giả khi tiến hành xây dựng, tất yếu sẽ có những sai sót, chậm trệ, khách hàng có thể phản hồi trực tiếp cho bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng theo số điện thoại: 22.455.566 để giải quyết nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng. Công ty rất mong có sự đóng góp ý kiến chân thành của khách hàng để chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn và những ý kiến này sẽ được bảo mật về thông tin.

CÔNG TÁC GIÁM SÁT TÁC GIẢ

  1. Trong quá trình thi công, nhân viên thiết kế sẽ làm công tác giám sát thiết kế và bảo vệ quyển tác giả tại công trình.
  2. Đơn vị thiết kế và kiến trúc sư thiết kế hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công sai thiết kế. Kích thước thi công thực tế và bản vẽ có thể có sai số, nếu phát hiện ra lỗi Chủ đầu tư nên báo ngay với đơn vị thiết kế để được tư vấn trước khi tiến hành thi công tiếp.
  3. Bản quyền hồ sơ thiết kế công ty có quyền sở hữu 50%, nên công ty hoàn toàn có quyền sử dụng hình ảnh, thông tin công trình để quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và treo bảng hiệu tại công trình trong quá trình thi công.
  4. Công ty có quyền giám sát tác giả tại công trình trong suốt quá trình thi công.
  5. Đối với khách hàng thiết kế nằm trong khu vực nội thành (Tp HCM) sẽ được giám sát trách nhiệm 03 lần cho gói Thông dụng và 05 lần cho gói Cao cấp. Thời gian giám sát không qua 02 giờ trong giờ hành chính. Đối với khách hàng ở ngoại thành (Tp HCM) hay khu vực các tỉnh, khách hàng chịu chi phí đi lại, ăn ở cho Kỹ sư (Giám sát phấn thô) và Kiến trúc sư (Giám sát phần hoàn thiện).
  6. Riêng khách hàng có nhu cầu giám sát thường trực và suốt thời gian thi công công trình thì liên hệ trực tiếp qua Hotline:0904873388 để được tư vấn và báo giá cụ thể.
  7. Công ty sẽ cung cấp toàn bộ thông tin (Số điền thoại, mail, …) của các bộ phận kỹ thuật liên quan để khách hàng có thể liên hệ trực tiếp khi cần thiết.
  8. Khách hàng có nhu cầu cần thiết kế kiến trúc liên hệ qua
    – Hotline: 0904 87 33 88
    – Email: info@VNCdesign.com.vn
    – Website: www.VNCdesign.com.vn
    – Địa chỉ: 17 Tố Hữu, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội

Chỉ thị công trường

(Hosoxaydung.com) – Tham khảo Chỉ thị công trường. Sẽ rất hữu ích cho các bạn làm xây dựng vì nội dung tài liệu bao gồm đầy đủ các form bảng biểu dùng cho thi công các bạn có thể Dowload về tham khảo.Xem thêm :86 mẫu biên bản nghiệm thu công trình
Download Chỉ thị công trường

Mật khẩu : Cuối bài viết

CHỈ THỊ CÔNG TRƯỜNG

Công trình :……………………………………………………………………………………….

Hạng mục :………………………………………………………………………………………..

Địa điểm :………………………………………………………………………………………….

Ngày :………………………………………………………………………………………………

Người chỉ thị :……………………………………………………………………………………

Người nhận chỉ thị :……………………………………………………………………………

Nội dung  :

……………………………………………………………………………………………………….

Người nhận chỉ thị                                     Người duyệt                            Người chỉ thị                                            

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : tổng thầu xây dựng nhà xưởng vinacon
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh thiết kế công viên cây xanh

Thuyết minh thiết kế công viên cây xanh
Download Thuyết minh thiết kế công viên cây xanh

Mật khẩu : Cuối bài viết

CHƯƠNG I :
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
I. KHÁI QUÁT:
Công viên cây xanh đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội như: Điều hòa môi trường không khí, hấp thụ các chất thải độc hại, khói bụi, diệt vi khuẩn, giảm tiếng ồn,… góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công viên cây xanh với đặc điểm tự nhiên, cùng các công trình kiến trúc khác tạo nên những sắc thái văn hóa đặc trưng, góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị, làm phong phú cuộc sống văn hoá tinh thần của cư dân đô thị.
Trong những năm qua, việc phát triển cây xanh đô thị ở thành phố Phan Thiết đã nhận được sự quan tâm từ các cấp có thẩm quyền. Nhiều đường phố được trồng mới, chỉnh trang cây xanh, cùng với các công trình kiến trúc tạo nên diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống cây xanh của thành phố vẫn đang còn tồn tại nhiều bất cập, diện tích phủ xanh còn ở mức thấp, công tác phát triển cây xanh còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội cho sự phát triển cây xanh. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị ý thức bảo vệ môi trường còn kém, chưa có ý thức bảo vệ cây xanh, còn thờ ơ trước hành vi xâm hại cây xanh công cộng của không ít người dân, sự xâm hại cây xanh của một số kẻ xấu, sự ảnh hưởng của thiên tai đối với cây xanh,.. đã làm cho hệ thống cây xanh của thành phố bị ảnh hưởng không nhỏ và làm cho công tác quản lý, phát triển cây xanh gặp nhiều khó khăn.
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ:
Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết.
Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình công viên cây xanh (dự kiết đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, trong đó thời gian xây dựng dự án được phân thành 02 giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn 1 (từ quý II đến quý VI năm 2015): Đầu tư các hạng mục san nền, đường giao thông nội bộ, một phần sân vườn – cây xanh, sân tập thể dục thể thao, nhà vệ sinh công cộng, tường rào, bể nước, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và một phần thiết bị công trình.
– Giai đoạn 2 (từ quý VI/2015 đến năm 2016): Đầu tư các hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – đài nước, tượng danh nhân, nền cụm tượng danh nhân, phần còn lại của sân vườn cây xanh và thiết bị.
Như vậy phải cần triển khai giai đoạn 2 theo đúng dự án được phê duyệt, đồng thời tạo bộ mặt hoàn chỉnh cho toàn thể công trình và cảnh quan đô thị.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi kính trình lên các cấp thuyết minh phương án thiết kế công trình: “Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” với các nội dung sau:
III. TÊN CÔNG TRÌNH: Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên Công viên Võ Văn Kiệt)
IV. CẤP CÔNG TRÌNH:
Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III
V. CHỦ ĐẦU TƯ:
Trung tâm Phát triển quỹ đất Tỉnh.
VI. VỊ TRÍ XÂY DỰNG VÀ DIỆN TÍCH KHU ĐẤT:
Công trình được xây dựng tại khu đất Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết thuộc phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tứ cận như sau:
+ Đông giáp : Đường Tuyên Quang.
+ Tây giáp : Đường Nguyễn Gia Tú.
+ Nam giáp : Đường Trương Hán Siêu.
+ Bắc giáp : Đường Võ Văn Kiệt.
Tổng diện tích khu đất: 41.397,20m²

CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LẬP DỰ ÁN
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành.
– Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
– Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ Hướng quy định một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
– Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 27/05/2015 của Chính phủ về quản lý quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
– Căn cứ Thông tư 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đánh giá nhân công trong quản lý đầu tư xây dựng;
– Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
– Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
– Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
– Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
– Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
– Căn cứ Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 v/v hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
– Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
– Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
– Căn cứ Công văn số 957/BXD-VP của Bộ Xây dựng v/v Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
– Căn cứ Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 về phân cấp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
– Căn cứ Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v ban hành biểu giá cước vận chuyển bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
– Căn cứ văn bản số 945/SXD-KTTH ngày 14/05/2015 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận v/v : Hướng dẫn xác định đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do áp dụng Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng.
– Căn cứ văn bản số 2943/UBND-ĐTQH ngày 26/07/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận v/v thực hiện hệ số điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do điều chỉnh mức lương tối thiểu mới theo Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ.
– Định mức dự toán duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng được ban hành theo Văn bản số 2274/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng.
– Văn bản số 10521/BCT-TCNL ngày 14/11/2011 của Bộ Công thương hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB chuyên ngành điện.
– Văn bản số 4253/EVN-ĐT ngày 16/11/2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình XDCB chuyên ngành điện.
– Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp trạm biến áp được ban hành theo Văn bản số 6060/QĐ-BCT ngày 14/11/2008 của Bộ Công thương.
– Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện được ban hành theo Văn bản số 6061/QĐ-BCT ngày 14/11/2008 của Bộ Công thương.
– Đơn giá xây dựng chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp được ban hành theo Văn bản số 7606/BCT-NL ngày 05/8/2009 của Bộ Công thương.
– Căn cứ quyết định số 4188/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 cùa Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận v/v thu hồi diện tích đất đã giao để đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm thương mại Rạng Đông, tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
– Căn cứ Văn bản số 1030/UBND-ĐTQH ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận v/v xin ý kiến phương án chuyển chức năng Khu trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết tại phường Phú Thủy;
– Căn cứ Thông báo số 87/TB-UBND ngày 07/4/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận Thông báo Kết luận của UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch quỹ đất Khu Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết;
– Căn cứ Kết luận số 625-KL/TU ngày 10/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy v/v chuyển chức năng Khu Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết;
– Căn cứ Công văn số 1119/UBND-ĐTQH ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 625-KL/TU ngày 10/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
– Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết,
– Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình công viên cây xanh (dự kiết đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết.
II. TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN THIẾT KẾ:
– TCXDVN 362-2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 4319-2012 Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
– TCVN 5574-2012 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 5575-2012 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 5573-2011: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
– TCVN 9206-2012 Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 9207-2012 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 2262-1995 Phòng cháy chữa cháy công trình nhà ở và công trình công cộng.
– TCVN 9385-2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế và bảo trì hệ thống.
– TCVN 9379-2012: Kết cấu xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản về tính toán.
– TCVN 5673-2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Cấp thoát nước bên trong – Hồ sơ bản vẽ thi công.
– TCXDVN 333-2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng và kỹ thuật đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
– QCXDVN 01-2002: Quy chuẩn thiết kế công trình đảm bảo cho người tàn tật sử dụng.
– QCVN 09-2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.
– QCXD01-2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng việt Nam – Quy hoạch xây dựng.
– QCXD05-2008/BXD: Quy chuẩn về nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe.
– QCXD 06-2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
– QCVN 14-2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt vào thiết kế hạng mục xử lý thoát nước thải sinh hoạt.
– TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.
– TCVN 5828-1994 Têu cầu kỹ thuật chung đèn chiếu sáng đường phố.
– TCVN 3724-82 Dụng cụ và thiết bị điện.
– TCVN 4764-89 Dáp dây dẫn và dây dẫn mềm.
– TCVN3788-83 Phụ kiện đường dây.
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện – quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN -18-2006 về quy định chung.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN -19-2006 về hệ thống đường dẫn điện.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN-20-2006 về trang bị phân phối và trạm biến áp.
– Quy phạm trang bị điện 11 TCN -21-2006 về bảo vệ hệ thống tự động;.
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07: 2010/BXD của Bộ Xây dựng.
– Quy định số 7869/EVN/ĐL2.4 ngày 30/12/1999 của Công ty Điện lực 2 V/v Qui định chi tiết cho công tác thiết kế, thi công lưới điện.
– Quy định số 1094/EVN/ĐL2.4 ngày 10/5/2005 của Công ty Điện lực 2 Về việc ban hành đặc tính kỹ thuật máy biến áp phân phối, dây dẫn và cáp điện trong Công ty Điện lực 2.
– TCVN 4086-1985 Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
– TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
– TCVN 2737-1995 Quy phạm tải trọng và tác động.
– Quy định kỹ thuật lưới điện nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp.
– Quy định về an toàn lưới điện nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp.
– TCVN 5674 – 1992 Quy phạm thi công và nghiệm thu công tác hoàn thiện trong xây dựng.
– Tiêu chuẩn công tác lưới điện phân phối trên không trong Công ty Điện lực 2 ban hành kèm theo Quyết định số 3352/QĐ-ĐL2-4 ngày 16/12/2005.
– Đặc tính kỹ thuật Thiết bị đóng cắt và bảo vệ trung hạ thế áp dụng theo Quyết định số 3156/QĐ-ĐL2-4 ngày 22/11/2005 của Công ty Điện lực 2.
– Đặc tính kỹ thuật Cách điện và phụ kiện trung hạ thế áp dụng theo Quyết định số 3155/QĐ-ĐL2-4 ngày 22/11/2005 của Công ty Điện lực 2.
– Quyết định số 346/QĐ-EVN SPC ngày 01/3/2013 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam về việc Quy định tiêu chuẩn vật tư thiết bị lưới điện trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam.

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG:
1. Điều kiện khí hậu:
Khí hậu khu vực đặc thù có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nắng nhiều, nhiệt độ tăng cao, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông khô hanh, còn gọi là gió chướng, cuốn theo nhiều bụi cát. Hàng năm thường không có bão lớn đổ bộ trực tiếp vào, biển lặng nhưng có gió xoáy từng thời điểm trong hai mùa.
* Đặc trưng khí hậu khu vực được thể hiện qua các thông số sau:
– Nhiệt độ trung bình năm: 26,90C.
– Lượng mưa trung bình năm: 1.134 mm/năm.
– Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5): 38,70C.
– Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng 12): 24,70C
– Số giờ nắng: 2.903 giờ.
– Số ngày mưa: 116 giờ.
– Độ ẩm không khí: 80%.
– Mùa mưa có gió Tây – Tây Nam, vận tốc gió là 3,9 – 4,1 m/s; Mùa Đông có gió Đông – Đông Bắc, vận tốc gió là 4 – 4,5 m/s.
2. Nguồn nước:
Có nguồn nước ngọt phong phú và ổn định với chất lượng nước tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
3. Địa hình khu vực dự án:
Địa hình khu vực dự kiến triển khai xây dựng công trình trên nền công trình đã có, có độ cao thấp chưa tương đương với các công trình đã được xây dựng xung quanh vì vậy việc san nền là rất cần thiết đối với khu vực xây dựng công trình.
4. Cấp điện:
– Các tuyến đường bao quanh khu vực xây dựng dự án có hệ thống cấp điện trung và hạ thế, thuận lợi cho việc xây dựng.
5. Cấp, thoát nước:
– Các tuyến đường bao quanh khu vực xây dựng dự án có hệ thống cấp, thoát nước, thuận lợi cho việc xây dựng.

CHƯƠNG III
NỘI DUNG THIẾT KẾ
I. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt), thành phố Phan Thiết.
Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình công viên cây xanh (dự kiết đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, trong đó thời gian xây dựng dự án được phân thành 02 giai đoạn, cụ thể:
– Giai đoạn 1 (từ quý II đến quý VI năm 2015): Đầu tư các hạng mục san nền, đường giao thông nội bộ, một phần sân vườn – cây xanh, sân tập thể dục thể thao, nhà vệ sinh công cộng, tường rào, bể nước, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước và một phần thiết bị công trình.
– Giai đoạn 2 (từ quý VI/2015 đến năm 2016): Đầu tư các hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước, tượng danh nhân, nền cụm tượng danh nhân, phần còn lại của sân vườn cây xanh và thiết bị.
– Giải pháp tổng mặt bằng : Theo hồ sơ thiết cơ sở được phê duyệt. Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước nằm trên trục chính của công viên hướng ra đường Võ Văn Kiệt. Cụm tượng danh nhân được bố trí tại các điểm giao của trục đường giao thông đối nội trong công viên.
1. Phân khu chức năng trong công viên:
BẢNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG
Stt Phân khu chức năng Diện tích
(m2) Tỷ lệ %
1 – Khu vực triển lãm hội họa 4.447,48 10,743
2 – Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước 1.433,45 3,463
4 – Cụm tượng danh nhân 402,12 0,971
5 – Sân tập thể dục thể thao 1.500,00 3,623
6 – Nhà vệ sinh công cộng 84,48 0,204
7 – Khu dã ngoại – cây xanh cảnh quan 13.640,61 32,951
8 – Bãi đỗ xe 2.494,89 6,027
9 – Dãi cây xanh cách ly 7.926,07 19,147
10 – Đường Giao thông nội bộ 9.467,80 22,871
Tổng 41.397,20 100
II. PHƯƠNG ÁN 1: Có đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân
1/ Dự kiến bố trí tượng của các danh nhân qua các thời kỳ như: Vua Hùng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Duy Tân…
+ Tuy nhiên công trình mang tính chất là một công viên hiện đại, với các không gian chủ yếu nhằm phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Thực trạng sử dụng thời gian qua cũng cho thấy cộng đồng người dân tiếp nhận công trình với các sinh hoạt đi bộ, tập thể thao, thư giãn, sinh hoạt nhóm… tất cả tạo thành một không gian sinh hoạt nhộn nhịp sinh động.
+ Hơn nữa vị trí công trình không mang tính chất lịch sử đặc thù. Tượng các danh nhân phải được bố trí trong không gian trang trọng, có tính tưởng niệm cao.
2/ Dự kiến bố trí tượng các danh nhân qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ thống nhất và xây dựng đất nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt và các vị danh nhân khác.
– Nếu đặt tượng Bác Hồ thì phải được đặt tại các không gian như Quảng trường, Bảo tàng, Công viên…Tuy nhiên nếu đặt trong công viên mang tên Võ Văn Kiệt thì không phù hợp với vị thế của Bác, hơn nữa nếu đặt tượng Bác Hồ phải xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 185/2004/QĐ-TTG ngày 28/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ: QĐ phê duyệt Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2010, hiện nay đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030). Vì vậy thời gian thực hiện công trình kéo dài, phương án này không khả thi về mặt thời gian cũng như tính hợp lý của nó.
– Vì công trình dự kiến đặt tên Võ Văn Kiệt nên chúng ta cũng suy xét yếu tố đặt tượng Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.
+ Xét các yếu tố đặc trưng riêng về con người, mối liên quan đến vùng đất Bình Thuận, Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt là người con của vùng đất Vĩnh Long. Không mang tính đại diện riêng biệt cho con người Bình Thuận chúng ta.
3/ Kết luận: Theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, hạng mục cụm tượng danh nhân được đầu tư theo ý tưởng ban đầu so với nhu cầu sử dụng công trình hiện tại là không phù hợp, do công trình nằm trong chương trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nên việc Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư có nhiều nội dung phải điều chỉnh.
– Trong quá trình thi công giai đoạn 1, UBND tỉnh có văn bản số 2960/UBND-ĐTQH về việc điều chỉnh, bổ sung công trình công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết cho chủ trương điều chỉnh một số hạng mục trong giai đoạn 2 của dự án sang thực hiện trong giai đoạn 1, trong đó trồng cỏ và cây cảnh tại 2 vị trí đặt cụm tượng danh nhân nên đề xuất để lại như hiện nay.
– Từ những phân tích trên, việc đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân trong công trình công viên cây xanh cho ta thấy sự bất cập, không hợp lí. Cho thấy giai đoạn 2 không đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân, chỉ còn lại hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước.
III. PHƯƠNG ÁN 2: Không đầu tư hạng mục cụm tượng danh nhân
Khu vực dự kiến đặt tượng danh nhân sẽ giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là trồng cỏ và cây xanh tạo cảnh quan đã thi công trong giai đoạn 1 (thực hiện theo chủ trương của UBND tỉnh tại văn bản số 2960/UBND-ĐTQH). Do vậy chỉ thực hiện đầu tư hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước theo vị trí đã lựa chọn mà UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư.
Trong phương án này đề xuất 3 phương án so sánh hạng mục cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước như sau:
1. CỤM BIỂU TƯỢNG ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC – ĐÀI NƯỚC:
A/ PHƯƠNG ÁN SO SÁNH 1: Biểu tượng nụ hoa mai
* Ý tưởng thiết kế:
Là điểm nhấn chính cho toàn bộ công trình. Bố cục bao gồm 2 phần: Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước.
– Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc:
+ Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc mang một ngôn ngữ riêng, thể hiện nét đặc trưng của địa phương, lột tả được tính xã hội nhân văn.
+ Bố cục kiến trúc bao gồm biểu tượng và lối đi.
+ Biểu tượng được cách điệu từ hình ảnh nụ hoa mai đang chuyển mình nở rộ. mang ý nghĩa của một thành phố tràn đầy sức sống đang từng ngày phát triển nói riêng và cả đất nước nói chung (hoa mai được coi là sức sống của mùa xuân, của thiên nhiên). Với hình ảnh này sẽ làm nổi bật tính biểu đạt và cảm thụ cho công trình.
+ Sự kết hợp vật liệu thép và BTCT mang đến cho biểu tượng nét mới lạ, hiện đại.
+ Lối đi được thiết kế tinh tế uốn lượn mềm mại trên mặt hồ, tạo kết nối cho đài nước và biểu tượng.
– Đài nước:
+ Là hồ nước với sự kết hợp của hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật.
+ Mặt hồ nước tràn là phần nền cho điểm nhấn biểu tượng. Thiết kế các hệ thống phun nước cao thấp khác nhau, kết hợp ánh sáng làm nổi bật ý đồ kiến trúc chung.
* Phân tích ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Biểu tượng theo trường phái kiến trúc biểu hiện, có đường nét hiện đại mang tính gợi hình cao.
+ Không gian tổ chức đa dạng, các góc nhìn đem đến cho con người cảm giác mới lạ, vui tươi sinh động.
– Nhược điểm:
+ Hạn chế trong sự kết hợp các vật liệu sử dụng. phải có sự duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
* Kinh phí thực hiện (dự kiến đầu tư): 24.311.321.311 đ
(Bằng chữ: Hai mươi bốn tỷ, ba trăm mười một triệu, ba trăm hai mươi mốt nghìn, ba trăm mười một đồng).
B/ PHƯƠNG ÁN SO SÁNH 2: Biểu tượng đôi bàn tay, cánh hoa, cánh buồm, kiến trúc biểu tượng.
* Ý tưởng thiết kế:
Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi mang nét đặc trưng của con người, vùng đất Bình Thuận được thể hiện rõ nét qua cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc – Đài nước.
– Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc:
+ Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc được tạo hình cách điệu như đôi bàn tay nâng cánh hoa đỏ, đâu đó gợi cho chúng ta một dòng máu dân tộc hào hùng như đã từng miêu tả trong bài hát “màu hoa đỏ”. Đồng thời cũng mang ý nghĩa cánh chim hòa bình, tự do.
+ Cánh buồm trắng luôn mang ý nghĩa lớn cho sự vươn xa, phát triển. cũng là hình ảnh quen thuộc gắn liền với biển cả, với vùng đất đất Bình Thuận. Nơi có tiềm năng du lịch và cảnh quan biển tuyệt đẹp.
+ Những đường nét cong lượn nhẹ nhàng ôm trọn vào nhau như những vòng tay chào đón, thể hiện tấm lòng hiền hòa và hiếu khách của con người Bình Thuận.
+ Hình ảnh những công trình kiến trúc mang nét đại diện của thành phố Phan Thiết cũng được nhắc tới qua các vòm cong của kiến trúc tháp chăm Poshanu, hay trụ nước phun cao ở giữa là biểu tượng tháp nước của thành phố Phan Thiết.
+ Nền biểu tượng bằng hồ nước tràn được thiết kế nổi, nâng cao, kết hợp hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật tạo hiệu ứng nổi bật cho biểu tượng.
– Đài nước:
Đài nước được thiết kế tinh giản mở rộng bao quanh toàn toàn bộ diện tích còn lại của cụm biểu tượng điêu khắc – kiến trúc. Biểu đạt rõ điểm nhấn chính là biểu tượng, đồng thời cân bằng tỷ lệ diện tích mặt nước trong quần thể công viên. Sử dụng hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật mang lại cảm quan về mỹ thuật cao cho công trình.
* Phân tích ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Ý tưởng được thể đa dạng, mang tính tượng hình cao qua tổ hợp các hình khối và đường nét kiến trúc cho tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt.
+ Biểu đạt rõ chính phụ, trọng tâm của ý đồ thiết kế.
+ Công trình có tính mỹ thuật và bền vững cao.
+ Thuận lợi cho thi công và duy tu bảo dưỡng sau này.
+ Giá thành xây dựng thấp.
– Nhược điểm:
+ Không gian cảm thụ công trình còn hạn chế, chưa đa dạng.
* Kinh phí thực hiện (dự kiến đầu tư): 21.740.278.102 đ
(Bằng chữ: Hai mươi mốt tỷ, bảy trăm bốn mươi triệu, hai trăm bảy mươi tám nghìn, một trăm lẻ hai đồng).
C/ PHƯƠNG ÁN SO SÁNH 3: Biểu tượng đôi bàn tay, cánh hoa, cánh buồm
* Ý tưởng thiết kế:
Được lựa chọn và chắt lọc từ những ưu điểm nổi bật của phương án 1 và phương án 3.
– Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc:
+ Cụm biểu tượng điêu khắc kiến trúc được tạo hình cách điệu như đôi bàn tay nâng cánh hoa đỏ, đâu đó gợi cho chúng ta một dòng máu dân tộc hào hùng như đã từng miêu tả trong bài hát “màu hoa đỏ”. Đồng thời cũng mang ý nghĩa cánh chim hòa bình, tự do.
+ Cánh buồm trắng luôn mang ý nghĩa lớn cho sự vươn xa, phát triển. cũng là hình ảnh quen thuộc gắn liền với biển cả, với vùng đất đất Bình Thuận. Nơi có tiềm năng du lịch và cảnh quan biển tuyệt đẹp.
+ Những đường nét cong lượn nhẹ nhàng ôm trọn vào nhau như những vòng tay chào đón, thể hiện tấm lòng hiền hòa và hiếu khách của con người Bình Thuận.
+ Nền biểu tượng bằng hồ nước tràn được thiết kế nổi, nâng cao, kết hợp hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật tạo hiệu ứng nổi bật cho biểu tượng.
– Đài nước:
Đài nước được thiết kế làm 2 phần là hồ nước nổi và sàn nước.
Hồ nước nổi được thiết kế tinh giản nhằm biểu đạt rõ điểm nhấn chính là biểu tượng, đồng thời cân bằng tỷ lệ diện tích mặt nước trong quần thể công viên. Sử dụng hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật mang lại cảm quan về mỹ thuật cao cho công trình.
Sàn nước là phần nền bê tông lót đá granite, được lắp đặt hệ thống phun nước và chiếu sáng nghệ thuật. Khi hệ thống phun nước tạm ngưng hoạt động sẽ trở thành một phần sân chơi.
* Phân tích ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Ý tưởng được thể đa dạng, mang tính tượng hình cao qua tổ hợp các hình khối và đường nét kiến trúc cho tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt.
+ Biểu đạt rõ chính phụ, trọng tâm của ý đồ thiết kế.
+ Công trình có tính mỹ thuật và bền vững cao.
+ Thuận lợi cho thi công và duy tu bảo dưỡng sau này.
+ Không gian cảm thụ công trình đa dạng.
+ Giá thành xây dựng thấp.
– Nhược điểm:
+ tổ chức mặt nước hạn chế, không thuận lợi nếu có lắp đặt hệ thống nhạc nước.
* Kinh phí thực hiện (dự kiến đầu tư): 19.556.678.935 đ
(Bằng chữ: Mười chíni tỷ, năm trăm năm mươi sáu triệu, sáu trăm bảy mươi tám nghìn, chín trăm ba mươi lăm đồng).
2. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ:
Qua những xem xét, phân tích về tính sự hiệu quả của các phương án so sánh trên, Chúng tôi xin đề xuất chọn phương án so sánh 3 (Biểu tượng đôi bàn tay, cánh hoa, cánh buồm) làm phương án chọn vì những nét nổi trội sau:
+ Đa dạng về ý nghĩa, phù hợp với đặc thù của địa phương và tổng thể công trình.
+ Hình khối và đường nét kiến trúc tinh tế, hài hòa. Mang tính biểu hiện cao.
+ Tính mỹ thuật và bền vững cao.
+ Không gian cảm thụ công trình đa dạng.
+ Giá thành xây dựng thấp.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi trình bày và phân tích, Đơn vị Tư vấn kính chuyển Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh cùng các Sở Ban ngành chức năng xem xét phương án thiết kế để công trình: Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) giai đoạn 2, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận được sớm thực hiện, hoàn thành toàn diện công trình.
Với những ý nghĩa to lớn của dự án, việc đầu tư xây dựng công trình Công viên cây xanh (dự kiến đặt tên công viên Võ Văn Kiệt) giai đoạn 2, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận với hạng mục đã nêu trên là thiết thực và đúng đắn, cần được Lãnh đạo Tỉnh và các cơ quan chức năng của Tỉnh sớm quan tâm đầu tư./.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Lập kế hoạch thi công

Lập kế hoạch thi công bao gồm các công việc cụ thể như sau :

Lập kế hoạch công việc

ShopAirBid cung cấp một tập hợp các tính năng cần thiết giúp bạn lập danh mục công việc và trợ giúp bóc tiên lượng một cách nhanh chóng và chính xác.

Phần mềm lập kế hoạch thi công
Phần mềm lập kế hoạch thi công

Danh mục công việc có thể được nhập trực tiếp hoặc “Import” vào từ các định dạng khác nhau, các công việc có thể được tổ chức thành các nhóm một cách linh hoạt và trực quan.

lập kế hoạch công việc
lập kế hoạch công việc

Bộ phận tích công thức trong ShopAirBid cho phép bạn tính khối lượng công việc qua tham số một cách dễ dàng và chính xác.

Lập kế hoạch tiến độ

ShopAirBid cho phép bạn dễ dàng lập kế hoạch tiến độ công việc và phân tích những thành phần quan trọng của dự án phụ thuộc vào tiến độ như vật liệu, nhân công, máy, sử dụng tài chính.

Lập kế hoạch tiến độ

Kế hoạch tiến độ có thể được xem theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn theo hạng mục công việc, theo đơn vị thực hiện, theo địa điểm (vd: theo các tầng, các phòng)

Lập kế hoạch sử dụng máy và nhân công

Nhờ có bảng tiến độ tích hợp cùng danh mục và tiên lượng công việc, bạn có thể dự toán được các chi phí phụ thuộc thời gian như máy, nhân công. Đồng thời, lường trước các biến động của chi phí công trình khi tiến độ thay đổi cũng như tối ưu hóa tiến độ thi công.

Lập kế hoạch sử dụng máy và nhân công
Lập kế hoạch sử dụng máy và nhân công

Lập kế hoạch hồ sơ

Một trong những lý do nhà thầu chậm trễ nhận được thanh toán từ chủ đầu tư là do hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ cần thiết hoặc có nhưng chưa đúng quy định. ShopAirBid giúp bạn có thể chủ động lập kế hoạch sử dụng tài liệu từ trước khi khởi công công trình, nhờ đó hạn chế sai sót trong quy trình hồ sơ như hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán.

Lập kế hoạch hồ sơ
Lập kế hoạch hồ sơ

Dự toán thi công

Một đầu ra quan trọng của ShopAirBid là bản dự toán thi công và bản dự toán chào thầu. Tính năng này đặc biệt hữu ích nếu bạn là nhà thầu chuyên ngành và các phần mềm dự toán dựa trên định mức nhà nước không thể đáp ứng yêu cầu làm dự toán của bạn.

Dự toán thi công
Dự toán thi công

Phân công đơn vị thực hiện và bố trí địa điểm thi công

Mỗi công việc hay nhóm công việc có thể được phân công cho các đơn vị hay thầu phụ khác nhau thực hiện và bố trí từng địa điểm thi công.

ShopAirBid cung cấp các tính năng lọc và chia nhóm công việc theo các cách khác nhau, phát hiện các xung đột về mặt bằng thi công nếu có khi có các công việc cùng thi công một thời điểm và cùng một địa điểm.

Lập kế hoạch sử dụng vật liệu

ShopAirBid cho phép bạn dự toán nhu cầu sử dụng vật liệu theo những kịch bản tiến độ thi công khác nhau, từ đó bạn có thể so sánh về tiến độ và giá công trình để tự lựa chọn phương án thi công tối ưu.

Lập kế hoạch sử dụng vật liệu
Lập kế hoạch sử dụng vật liệu

Danh mục vật liệu, các loại nhân lực và máy thi công được sử dụng cho công trình cũng là các tài liệu quan trọng giúp bạn làm việc với các chủ đầu tư và các nhà cung ứng một cách thuận lợi.

Lập kế hoạch sử dụng tiền mặt

Ngoài việc lập kế hoạch sử dụng vật liệu, nhân công, máy,bạn còn có thể lập kế hoạch sử dụng chi phí trực tiếp bằng tiền mặt cho công trình, nhằm tính đến hạng mục công trình nhà thầu phải mua dưới dạng thành phẩm hoặc chi phí di chuyển máy móc, nhân công, chi phí quản lý, bảo dưỡng

Lập kế hoạch sử dụng tiền mặt
Lập kế hoạch sử dụng tiền mặt

Thư viện hạng mục và cấu kiện

Các phần hoặc toàn bộ bản kế hoạch thi công của bạn cùng với các tham số tương ứng có thể được lưu vào thư viện của ShopAirBid giúp bạn có thể “sử dụng lại” cho chính bản kế hoạch bạn đang làm hay cho các dự án thi công sau này.

Thư viện hạng mục và cấu kiện
Thư viện hạng mục và cấu kiện

Nói cách khác bạn càng dùng ShopAirBid thì tốc độ cũng như chất lượng lập kế hoạch thi công của bạn càng được nâng cao.

Mẫu hợp đồng thi công nhà máy song ngữ Trung Việt

Công ty Cổ phần VinaCon Việt Nam được thành lập bởi các chuyên gia thiết kế và thi công trong lĩnh vực thiết kế công trình công nghiệp và đã thực hiện thiết kế thi công xây dựng các nhà máy với các đối tác yêu cầu độ phức tạp cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ý, Việt Nam…

Mời quý vị tham khảo :Báo giá thiết kế nhà xưởng
Mời quý vị tham khảo :Dự toán nhà xưởng
Mời quý vị tham khảo :Tổng hợp 39 mẫu nhà xưởng đẹp

 

 

 

CÔNG TY TNHH MTV XD

CÔNG TRÌNH LONG ĐÔ

隆都工程責任有限公司

合約編號HĐKT SỐ: O-13003-LĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

越南社會主義共和國

獨立-自由-幸福

———– a¨b ———–

 

Hải Dương, ngày ….. tháng 04 năm 2013

201304 …..日於海陽市

HỢP ĐỒNG KINH TẾ

經濟合約

( Về việc : Thi công nhà máy Công ty TNHH SHI Việt Nam)

(關於施工越南唐海責任有限公司倉庫、餐廳員工訓練中心一樓

基礎與結構部份工程)

 

  1. Các căn cứ để ký kết hợp đồng

簽約依據:

  • Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.

根據國家會同於1989-09-25日的經紀合約法令及各級施行指導書。

  • Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI,  kỳ họp thứ 4;

根據XI屆國會第4次會議於20031126頒佈的16/2003/QH11建設法;

  • Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư  xây dựng công trình;

根據越南政府就工程建設投資預案管理事宜於200527頒發的16/2005/NĐ-CP號議定;

  • Căn cứ thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/2/2002 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

根據建設部於2005-02-25日第02/2005/TT-BXD文號通知書,關於建築領域合約內容指導。

  • Căn cứ Nghị định số 209/2004/ NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

根據政府與2004-12-16日第209/2004/ NĐ-CP文號議定書,關於工程建設品質管理規定。

  • Căn cứ định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 14/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

根據建設部2005-05-14日第10/2005/QĐ-BXD文號決定書,關於工程建設投資案管理費定額規定。

  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

根據雙方需求及能力。

 

Chúng tôi gồm :

簽約雙方為:

 

BÊN GIAO THẦU (BÊN A ) :  CÔNG TY TNHH MTV XD CÔNG TRÌNH VIỆT HÀN

發包單位名稱甲方      隆都工程責任有限公司

Địa chỉ                  : Số nhà 50, đường Thanh Niên, khu 10, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

地址                       : 海陽省海陽市海新坊第10區青年街323號

Người đại diện     :  Ông WU CHENG FANG       Chức vụ   : Giám đốc

代表人                       :  吳政芳 先生                                 職稱                : 經理

Điện thoại/ 電話       : ………………….                           Fax/ 傳真       :……………

Mã số thuế/ 稅號      :  …………………

DĐ手機號碼         :…………………………..

 

BÊN NHẬN THẦU (BÊN B)  :  CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM

承包單位 名稱 (乙方)               越南VINACON建設投資股份公司

Địa chỉ                :

地址                    :河内市黃梅、永興、領南路279巷29洞9號。

Văn phòng            :

辦公室地址          :河內、紙橋、南中安新都市區、B11D大樓、701房間。

Người đại diện    :  Ông                          Chức vụ        :   

代表人                 :                                    職稱                 :   

Điện thoại/ 電話   :  04.62817057                            Fax/ 傳真      : 04.62817063

DĐ手機號碼       :

Mã số thuế/ 稅號  :

Tài khoản/帳戶     :

Tại Ngân hàng      :   TMCP Kỹ thương Việt Nam – CN Hoàng  Quốc Việt

在於                       :   TECHCOMBANK銀行-黃國越分行

 

 

Hai bên  thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau:

雙方同意簽署合約與以下的條件條款:

ĐIỀU 1.  NỘI DUNG CÔNG VIỆC, QUY ĐỊNH HỢP ĐỒNG

工作內容 、合約規定

  1. Nội dung công việc/ 工作內容:

Bên A đồng ý giao cho Bên B thi công nhà máy Công ty TNHH Đường Hải Việt Nam. 甲方同意交給乙方進行施工越南唐海責任有限公司倉庫、餐廳及員工訓練中心一樓:

  • Bên B đã xem qua toàn bộ hiện trường, xác định nắm rõ tình hình thực tế hiện trường mới đưa ra báo giá và thi công.

乙方已經看過全部現場,確定了解現場實際狀況才提出報價與施工

  • Nếu trước khi thi công phát hiện tình hình hiện trường so với nội dung báo giá và phương thức thi công không giống nhau, lập tức thông báo cho Giám Đốc công trường bên A biết, thông qua sự xác nhận kí tên của Giám Đốc bên A mới có thể thay đổi giá cả và hạng mục. Nếu không thông qua sự xác nhận kí tên của Giám Đốc bên A, bên B tự thi công ngay, bên A sẽ không chịu bất kì khoản chi phí nào khác ngoài hợp đồng. Vì vậy bên B nhất thiết phải căn cứ theo quy định của hợp đồng hoàn thành công trình, còn nếu bên B không thi công sẽ phải hoàn trả lại chi phí bên A đã thanh toán và bồi thường tổn thất cho bên A.

若是施工前發現現場狀況與施工方式與報價內容不同,必須立刻向甲方工地經理提出,經甲方經理簽字確認後才能變更價格與項目。若沒有經過甲方經理簽字確認,乙方就立刻施工,甲方不會支付任何合約外的費用。因此,乙方仍必須依照合約規定完成本工程,若乙方不施工,則須退還甲方已支付的費用及賠償甲方的損失。

  1. Quy định  hợp  đồng  / 合約規定
  1. Giá của hợp đồng này đã bao gồm tất cả các công việc cần thiết dưới đây để hoàn thành công trình:

本合約價格已包含因完成本工程所需要的下列事項.:

  1. Tất cả công việc đo đạc cần thiết để hoàn thành công trình, bên A cung cấp 2~3 điểm tiêu chuẩn gần công trường

因完成本工程所需要的所有測量,甲方提供工地附近的2~3個基準點。

  1. Về công trình nhà tạm để phục vụ cho thi công công trình này, bên B có thể tự mình thuê một khu đất riêng ở ngoài để làm nhà tạm và tự mình quản lý công nhân của mình. Nếu xây dựng lán trại trong khu vực chủ đầu tư cung cấp, bên B bắt buộc phải chấp hành các quy định do chủ đầu tư đề ra, tự xây dựng lán trại và các công trình sinh hoạt khác phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu của chủ đầu tư, đồng thời việc sử dụng điện, nước và xả thải phải phù hợp với quy định của chính quyền sở tại. Mọi thiết bị trên đều do bên B tự thi công, và phần thi công đó đã nằm trong đơn giá của công trình.

因完成本工程所需要的臨時工人宿舍,乙方可自行在外承租土地搭建宿舍,自行管理工人,若在甲方提供的業主土地上搭建工人宿舍,乙方必須依照業主規定的管理辦法執行,自行搭建符合業主要求的宿舍及生活設施,並依照越南當地政府的規定用電、用水及排放廢水,所有設施均由乙方自行施工,此部分已含在合約工程價格內。

  1. Bên B chịu trách nhiệm về điện, nước, và xăng dầu cần thiết để hoàn thành công trình, các vật liệu và máy móc thiết bị cần thiết để thi công công trình,dọn vệ sinh công trình,bảo hiểm công trình và bảo hiểm con người tại công trường cũng đã bao gồm trong đơn giá của hợp đồng công trình.

因完成本工程所需要的水、電、油,為施工工程所需要的材料及設備機械,工地清潔,工程保險及工地人員保險由乙方負責,此部分已含在合約工程價格內。

  1. Tất cả vật liệu, máy móc, thiết bị và thiết bị nơi làm việc…của công trình mà hợp đồng yêu cầu, đều do Bên B tự chuẩn bị, trừ phi trong hợp đồng có quy định khác

合約所需工程材料、機具、設備、工作場地設備等,除合約另有規定外,概由乙方自備。

  1. Các vật liệu, máy móc, thiết bị và chất lượng do Bên B tự cung cấp phải phù hợp với quy định của hợp đồng và Chủ đầu tư, sau khi đưa đến công trường thi công do Bên B phụ trách bảo quản. Nếu chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bên A thì không được tự ý vận chuyển đi chỗ khác.

乙方自備之材料、機具、設備,其品質應符合契約及業主之規定,進入施工場所後由乙方負責保管。非經甲方書面許可,不得擅自運離。

  1. Trong thời gian thi công, Bên B phải cử người đại diện phù hợp phụ trách tại công trường, đại diện Bên B ở tại công trường, giám sát thi công, quản lý công nhân, thiết bị, vật liệu, và phụ trách tất cả các công việc mà Bên B phải xử lý. Trước khi bắt đầu thi công, Bên B phải nộp danh sách ghi rõ tên tuổi, trình độ và lý lịch …của người phụ trách công trường và của các công nhân viên liên quan cho Bên A kiểm tra phê duyệt; và cũng áp dụng như vậy đối với người mới. Nếu Bên A cảm thấy người phụ trách công trường của Bên B không đủ năng lực, yêu cầu Bên B thay người, Bên B không được từ chối. Ngoài ra, Bên B phải cử từ một người trở lên là kỹ sư hiện trường sử dụng thành thạo tiếng Trung hoặc phiên dịch thường trú tại hiện trường, để thuận tiện trong việc liên hệ với nhân viên tại hiện trường của Bên A.

合約施工期間,乙方應指派適當之代表人為工地負責人,代表乙方駐在工地,督導施工,管理其員工及器材,並負責一切乙方應辦理事項。乙方應於開工前,將其工地負責人及相關人員組織表之姓名、學經歷等資料,報請甲方核備;變更時亦同。甲方如認為乙方工地負責人不稱職時,得要求乙方更換,乙方不得拒絕。此外,乙方需派一名以上熟捻中文之現場工程師或翻譯長駐現場,以便與甲方現場人員溝通。

  1. Bên B phải căn cứ vào kế hoạch tiến độ thi công, tuyển dụng nhân viên với đầy đủ các kỹ năng thích hợp, và chuyển đến công trường tất cả các vật liệu máy móc, thiết bị cần thiết, hoàn thành các hạng mục quy định trong hợp đồng đúng thời hạn.Trong thời gian thi công, tất cả việc quản lý, cấp dưỡng, phúc lợi, vệ sinh, an toàn,,,của công nhân viên Bên B, và việc sửa chữa, bảo quản tất cả máy móc, thiết bị, vật liệu thi công đều do Bên B chịu trách nhiệm.

乙方應按預定施工進度,僱用足夠且具備適當技能的員工,並將所需材料、機具、設備等運至工地,如期完成合約約定之各項工作。施工期間,所有乙方員工之管理、給養、福利、衛生與安全等,及所有施工機具、設備及材料之維護與保管,均由乙方負責。

  1. Công nhân viên của Bên B và nhà thầu phụ của Bên B đều phải tuân thủ các quy định pháp lệnh liên quan, bao gồm các quy định của chính quyền sở tại và Chủ đầu tư, tiếp nhận chỉ dẫn  liên quan đến công việc của Bên A. Nếu người nào không thực hiện theo sự chỉ dẫn, ngăn cản hoặc làm ảnh hưởng đến thực hiện công việc, hoặc có những việc làm trái quy định, không phù hợp lý lẽ thì Bên A buộc phải yêu cầu bên B thay thế ngay người đó bất cứ lúc nào và bên B không được từ chối. Nếu công nhân viên có tranh chấp hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, nếu xảy ra thương vong hoặc các sự việc ngoài ý muốn, đều do Bên B tự xử lý, không liên quan đến Bên A.

乙方及分包乙方員工均應遵守有關法令規定,包括施工地點當地政府的規定及業主訂定之規章,並接受甲方對有關工作事項之指示。如有不照指示辦理,阻礙或影響工作進行,或其他非法、不當情事者,甲方得隨時要求乙方更換員工,乙方不得拒絕。該等員工如有任何糾紛或違法行為,概由乙方負完全責任,如遇有傷亡或意外情事,亦應由乙方自行處理,與甲方無關。

  1. Trước khi Bên A chưa tiếp nhận nghiệm thu hoặc bàn giao, thì tất cả công trình đã hoàn thành hoặc vật liệu, máy móc thiết bị bao gồm của cả Bên A cung cấp và Bên B tự chuẩn bị đem đến công trường đều do Bên B phụ trách bảo quản. Nếu xảy ra mất mát thiếu hụt đều do Bên B chịu trách nhiệm bồi thường. Sau khi Bên A nghiệm thu thanh toán, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của Bên A, nghiêm cấm chuyển nhượng, thế chấp hoặc thay thế.

未經驗收移交甲方接收前,所有已完成之工程及到場之材料、機具、設備,包括甲方供給及乙方自備者,均由乙方負責保管。如有損壞缺少,概由乙方負責賠償。其經甲方驗收付款者,所有權屬甲方,禁止轉讓、抵押或任意更換。

  1. Công trình trước khi chưa được nghiệm thu, khi Bên A có nhu cầu sử dụng, Bên B không được phép từ chối. Nhưng sẽ do hai bên thương lượng với đơn vị đồng sử dụng quyết định quyền lợi và nghĩa vụ. Trong quá trình sử dụng, nếu nguyên nhân không phải do Bên B, mà có xảy ra tổn thất hoặc mất mát thì Bên A phải chịu trách nhiệm.

工程未經驗收前,甲方因需要使用時,乙方不得拒絕。但應由雙方會同使用單位協商認定權利與義務。在使用期間非乙方的原因,造成遺失或損壞者,應由甲方負責。

  1. Thời gian bảo hành: Công trình bảo hành bắt đầu từ ngày toàn bộ công trình hoàn thành và nghiệm thu đạt chất lượng và do Bên B bảo hành trong một năm. Số tiền bảo hành công trình là 5% tổng giá trị công trình và khấu trừ trong tiền công trình. Trong thời gian bảo hành, nếu không xảy ra khiếm khuyết gì nghiêm trọng, hết thời gian bảo hành, Bên A sẽ trả lại tiền bảo hành cho Bên B nhưng không tính lãi.

保固期:本工程自全部完工經驗收合格日之日起,由乙方保固01年,保固金5%,從工程款中扣除。若無重大缺失,保固期結束甲方則無息退保固金給乙方。

  1. Tất cả những lỗi được phát hiện trong thời gian bảo hành, trong khoảng thời gian do Bên A chỉ định Bên B phải sửa chữa miễn phí và vô điều kiện. Nếu quá thời gian quy định mà không sửa chữa, Bên A sẽ giúp Bên B xử lý nhưng tất cả chi phí đều do Bên B trả, hoặc sẽ trừ vào tiền bảo hành, nếu số tiền bảo hành không đủ sẽ yêu cầu Bên B bồi thường.

凡在保固期內發現瑕疵,應由乙方於甲方指定之期限內負責免費無條件改正。逾期不為改正者,甲方得自行幫乙方處理,所需費用由乙方負擔,或從保固保證金扣除,金額不足時向乙方求償。

  1. Những văn bản nhân viên của Công ty ký tên xong phải chuyển cho Giám đốc công trường kiểm tra ký tên xong mới thể hiện Văn phòng công trường đã đồng ý với nội dung của văn bản. Nếu chỉ có các nhân viên khác của Văn phòng công trường ký tên thì không thể hiện Văn phòng công trường đã đồng ý.

工地人員簽名後的文件必須經過工務所經理審查後簽名才能代表工務所同意文件的內容,如果只是工務所其他人員簽名,無法代表工務所同意。

  1.  Văn phòng công trường phụ trách nghiệm thu và các trình tự làm văn bản để tính thanh toán công trình, trình tự và thủ tục thanh toán chuyển tiền do Tổng công ty phụ trách.

工務所辦理工程檢驗及計價程序,付款程序由總公司辦理。

ĐIỀU 2. CHẤT LƯỢNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

: 質量 及技術要求

  • Bản vẽ kèm theo hợp đồng là nguyên tắc cao nhất, nếu thiết kế của nhà thầu thi công không giống với thiết kế của hợp đồng sẽ lấy bản vẽ thiết kế của hợp đồng làm chuẩn. Nếu muốn sửa đổi bản vẽ của hợp đồng, phải được Giám đốc Bên A ký tên đồng ý mới có thể sửa đổi.

合約圖為最高原則,若是廠商的設計圖與合約圖不同,以合約圖為準,若是要更改合約圖,必須經過甲方經理簽字才同意更改。

ĐIỀU 3. THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

: 時間 及執行進度

  1. Thời gian hoàn thành công trình: Trong vòng 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.

完成工程時間:自從簽合約起 在 120 天內完成。

  1. Phối hợp với bên A để làm kịp tiến độ thi công, nếu phải làm tăng ca buổi tối cũng phải toàn lực phối hợp, không vì lý do đó mà yêu cầu tăng giá tiền nhân công .

配合甲方施工進度需求施作,如需夜間施作也要全力配合,並不因此要求加錢。

ĐIỀU 4. ĐIỀU KIỆN NGHIỆM THU

: 驗收條件

  • Bên A chỉ tiến hành nghiệm thu khi chất lượng công việc đạt theo các yêu cầu đề ra trong hợp đồng, theo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam được xác định và theo đúng kế hoạch. Công trình hoàn thành trong điều kiện nhà thầu quản lý chất lượng cẩn thận, đúng số lượng và công trình đảm bảo sử dụng an toàn, thuận lợi.

工作質量按照合約要求、已確認之各規準、標準、按計劃完成工作時甲方才能進行驗收。工程在廠商小心管理质量、数量准确、工程保證安全、順利使用的條件下完成。

  • Toàn bộ công trình (vì thi công theo giai đoạn) thi công hoàn thành, Bên A mới tiến hành thủ tục nghiệm thu, các cuộc kiểm tra trong quá trình thi công công trình không được tính là nghiệm thu.

ĐIỀU 5GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

:合約價值

Tổng giá trị tạm tính của công trình này là: 12.237.149.443 VND (đã bao gồm 10% thuế VAT)

(Bằng chữ: Mười hai tỷ, hai trăm ba mươi bảy triệu một trăm bốn mươi chín ngàn

bốn trăm ba mươi ba đồng).

                      工程的預算總價值:12.237.149.443VND(已含增值稅10%)

(大寫:贰億叁仟柒佰壹拾肆萬玖仟肆佰肆拾叁元越盾 )。

ĐIỀU 6. TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN

: 暫付,付款

  • Sau khi hợp đồng được ký kết bên A tạm ứng cho bên B 30% giá trị hợp đồng trong vòng 03 ngày (phần tạm ứng sẽ được khấu trừ theo các đợt thanh toán )
  • Bên B bắt buộc phải cung cấp bản pho to công chứng giấy phép kinh doanh và bản chứng nhận con dấu công ty cho bên A, bên A mới tiến hành thanh toán cho bên B. Trong quá trình thực thi hợp đồng, bên B có sửa đối giấy phép kinh doanh hoặc con dấu thì bên B phải chủ động cung cấp bản pho to công chứng giấy phép kinh doanh và bản chứng nhận con dấu đã sửa đổi cho bên A, nếu bên B không chủ động cung cấp các giấy tờ đã sửa đổi cho bên A, bên A có quyền không thanh toán và hủy bỏ hợp đồng đã ký kết.
  • Khối lượng thanh toán căn cứ vào khối lượng thanh toán trong bản vẽ thiết kế mà Bên A cung cấp, không phải căn cứ vào khối lượng thi công thực tế để tính thanh toán. Nếu Bên B thi công hoàn thành vượt quá khối lượng trong bản vẽ thiết kế thì khối lượng hao hụt hoặc không phải phần khối lượng cần hoàn thành khác đều không được tính thanh toán.

計價付款數量依照甲方提供的設計圖上的數量計算,不是以實際發生的數量計價,乙方若施工超出設計圖上的完成數量,不可以計價,損耗或是其他不是完成面的數量都不可以計價。

  • Vào ngày mùng 5 và 20 hàng tháng, Bên B cung cấp các giấy tờ tài liệu làm thủ tục xin thanh toán, căn cứ vào khối lượng hoàn thành thực tế và kiểm tra thông qua đạt yêu cầu để tính thanh toán.

每個月5號及20號,乙方提出資料辦理計價,依照實際完成且檢查合格的數量計價。

  • Sau khi bên A nhận đủ giấy tờ bên B trong vòng 5 ngày làm việc bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên B
  • Các tài liệu giấy tờ xin thanh toán mà Bên B cung cấp cho Bên A phải dựa vào ngày tháng mà các cán bộ quản lý ở công trình yêu cầu để làm thủ tục, nếu không dựa vào các ngày tháng này để làm thủ tục, Bên A có quyền không làm thanh toán.

乙方提出計價資料必須依照甲方工地主管要求的日期辦理,沒有依照這個日期辦理,甲方有權不辦理計價付款。

Hình thức thanh toán 付款方式:

  • Tiền mặt hoặc chuyển khoản

以現金或匯款為準。

Đồng tiền thanh toán 付款貨幣:

  • Tiền Việt Nam đồng

越南盾。

Phí chuyển khoản do Bên A chịu.

匯款費用由乙方負責。

Điều kiện mỗi lần thanh toán / 每次付款條件:

  • Mỗi lần Bên A thanh toán cho Bên B, Bên B bắt buộc phải cung cấp hóa đơn GTGT cho Bên A. Nếu Bên B không cung cấp hóa đơn GTGT cho Bên A, Bên A có quyền không thanh toán, tiến độ thi công công trình bị kéo dài đều do Bên B chịu trách nhiệm.

每次甲方付款給乙方,乙方都必須開發票給甲方。若是乙方不開發票給甲方,甲方有權利不付款,工程施工延遲責任由乙方負責。

  • Trước khi làm thanh lý hợp đồng và Bên A thanh toán tiền, Bên B phải viết hóa đơn GTGT toàn bộ giá trị của hợp đồng ( bao gồm cả tiền bảo hành) cho Bên A, nếu không Bên A có quyền không thanh toán.

乙方必須在清理合約及甲方付款之前將全部工程款(含保留款)的發票開給甲方,否則甲方有權利不付款。

Hồ sơ thanh toán bao gồm / 必備資料:

  • Giấy đề nghị thanh toán

付款申請書

  • Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành từng giai đoạn hoàn thành có ký xác nhận của hai bên.

雙方簽字確認每階段完成數量驗收單。

  • Hóa đơn GTGT.

增值稅發票

 

ĐIỀU 7:  VI PHẠM HỢP ĐỒNG

: 違約

  • Bên B vi phạm về chất lượng phạt 10% phần giá từng hạng mục công việc trong hợp đồng bị vi phạm về chất lượng.

若乙方違反工程品質則被罰合約總價值之10%。

  • Bên B vi phạm do không hoàn thành đủ số lượng sản phẩm hoặc chất lượng công trình không đạt yêu cầu quy định trong Hợp đồng kinh tế thì bên B phải làm lại cho đủ và đúng chất lượng.

乙方違約不能完成工程或工程品質不能滿足本合約要求時,則乙方要重工並符合品質要求。

  • Tổng số mức phạt vi phạm quy định của hợp đồng này không vượt quá 12% giá trị Hợp đồng kinh tế .

違反本條規定總罰款不超過本經濟合約總價之12%。

 

ĐIỀU 8 : TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

: 各方的責任

  1. Trách nhiệm của Bên A/ 甲方的責任
  • Giao các tài liệu cần thiết cho Bên B, để Bên B có cơ sở tiến hành công tác thi công, cử cán bộ phối hợp hướng dẫn trình tự thi công.

將必要資料交給乙方,讓乙方進行加工及安裝工作。

  • Bàn giao mặt bằng thi công cho Bên B.

將施工平面交給乙方。

  • Cử người giám sát và nghiệm thu trong quá trình thực hiện hợp đồng.

施工時派監督人員來監督及驗收。

  • Thanh toán cho Bên B theo thỏa thuận trong hợp đồng.

按照合約給乙方支付。

  1. Trách nhiệm của n B/ 乙方的責任
  • Nộp thuế cho Nhà nước theo đúng quy định hiện hành;

按照現行規定 繳納稅金

  • Đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công;

保證施工的質量及進度 。

  • Đảm bảo thi công đúng biện pháp kỹ thuật đã được duyệt;

按照批准的施工方案進行施工。

  • Đảm bảo thi công đúng quy trình quy phạm của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu của Bên A;

按照越南國家標準及甲方的要求 進行施工。

  • Đảm bảo và  chịu trách nhiệm về an toàn thi công, ATLĐ, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự khác trên công trường;

保證及有責任於施工的安全, 環境衛生,以及其他在工地的安寧治安。

  • Tuyệt đối tuân thủ những quy định về quản lý trật tự thi công, quản lý kỹ thuật, chất lượng của Bên A;

遵守甲方的施工管理、技術、質量的規定

  • Cung cấp cho Bên A hóa đơn tài chính hợp pháp trước khi nhận hết toàn bộ số tiền của Hợp đồng này;

受到全部货款之前,需提供合法的發票給甲方。

  • Phải đến hiện trường để kiểm tra xem kích thước trên thực tế có giống với kích thước thiết kế hay không, kịp thời sửa chữa khi có sai sót trong quá trình thi công.

必須到現場測量實際尺寸與設計是否一樣及及時修改施工的缺失。

 

ĐIỀU 9. BẤT KHẢ KHÁNG

: 不可抗力

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ , lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hỏa hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,.. và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam…

不可抗力事件是帶有客觀性及雙方無法控制事件如:  天災, 地震 , 水災 ,火災,戰爭或可能發生戰爭的危機…等及其他無預料的災害 。

  • Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả khàng có nhiệm vụ phải:

由於發生不可抗力事件導致任何一方無法完成任務時,則不能列為另一方終止合約之憑據。惟受不可抗力事件影響著有義務執行下列內容:

  • Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra.

進行各預防設施及更換方案以能降低不可抗力造成的影響、損失。

  • Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

在發生不可抗力事件7天內以書面通知另一方知會。

  • Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

在發生不可抗力事件情況下,履約期間將展延至不可抗力事件發生事件起之後果客服事件後。

 

ĐIỀU 10. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

: 爭執及解決爭執

  • Hai bên đồng ý dựa trên tinh thần thương lượng giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng này, nếu thương lượng không thành công, hai bên đồng ý căn cứ vào các luật có liên quan của Nhà nước Việt Nam và giao cho Trung tâm Trọng tài Quốc tế thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam【“the International Arbitration Center”close to the Vietnam Chamber of Commerce and Trade (VCCI)】, căn cứ vào các quy trình trọng tài và quy định liên quan tiến hành giải quyết. Kết quả của trọng tài là ràng buộc cuối cùng hai bên phải thực hiện.

甲乙雙方同意由本合約所生的爭議,應協商解決,如協商不成,雙方同意準據法為越南社會主義共和國相關之法律,並提交越南商工總會下的國際仲裁中心【“the International Arbitration Center”close to the Vietnam Chamber of Commerce and Trade (VCCI)】依其相關仲裁程式及規定進行仲裁。前述仲裁結果有最終之拘束力。

 

ĐIỀU 11. NGÔN NGỮ SỬ DỤNG

第十 : 使用的語言

  • Ngôn ngữ của Hợp đồng là tiếng Việt và tiếng Trung có giá trị pháp lý ngang nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt sẽ được coi là chi phối trừ khi có sự thỏa thuận khác của hai Bên.

本合约語言為越文與中文同等生效。若發生爭議時,以越文為主,除非雙方另有協商。

 

ĐIỀU 12. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

第十: 總則

  • Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

本合約自簽約日起即生效 。

  • Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

雙方承諾依規定 執行合約的條款 。

  • Nếu Bên B không hoàn thành đúng thời gian quy định trong Hợp đồng, Bên A có quyền yêu cầu Bên B bồi thường, giá trị bồi thường là mỗi ngày 0,5% tổng giá trị Hợp đồng, tổng giá trị bồi thường cao nhất không vượt quá 20% tổng giá trị Hợp đồng.

若乙方沒有按合約規定時間完成工作,甲方有權要求乙方賠償,賠償價值每天為合約總值的0,5%,總賠償價值最高不可超過20%合約總價值。

  • Hợp đồng làm thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

本合約書 一式肆份,雙方各執貳份,均有同等法律效力。

 

Đại diện bên A

甲方代表

Đại diện bên B

乙方代表

 

Thuyết minh biện pháp thi công nổ mìn tỏng công tác thi công đường giao thông miền núi

Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo Thuyết minh biện pháp thi công nổ mình trong công tác thi công đường giao thông miền núi
Thi công đào nền đường đá bằng phương pháp nổ phá

– Để đảm bảo giao thông và đảm bảo an toàn con người, máy móc thiết bị cũng như tài sản ruộng vườn của nhân dân khu vực thi công nhà thầu sử dụng phương pháp nổ om để phá vỡ kết cấu đá, sau đó dùng máy xúc, máy ủi đào xúc đá vận chuyển đến nơi đổ.

Trình tự thi công nổ mìn phá đá được thực hiện theo các bước sau :

– Dọn cây cối và lớp đất phủ trên nền đá cứng theo quy mô thiết kế.

– Dùng khoan con khoan nổ xử lý tạo mặt bằng và đường công vụ cho máy ủi,        máy xúc lên làm việc ở tầng đầu tiên để san bãi khoan.

– Tiếp tục khoan nổ nhỏ thực hiện việc mở rộng mặt bằng thi công.

– Dùng khoan lớn kết hợp với khoan con để khoan nổ hạ thấp mặt đường đến cao độ thiết kế.

– Sau khi nổ phá đá cách cao độ nền đường khoảng 15- 20cm dùng máy ủi sửa sang đảm bảo cao độ, kích thước hình học thiết kế.

– Sử dụng phương pháp nổ mìn điện, dây cháy chậm kíp thủ công cho các khối nhỏ. Sử dụng phương pháp nổ điện vi sai cho các bãi lớn lỗ khoan to.

* Phương tiện khoan tạo lỗ

Do điều kiện địa hình núi đá dốc nên việc khoan nổ được tiến hành theo nhiều lớp khác nhau. Ta cần chọn thiết bị cho công tác khoan phù hợp với các phương pháp nổ mìn như sau :

– Phần chuẩn bị mặt bằng và xử lý : Dùng búa khoan YT 18 của Trung Quốc đồng bộ (5 bộ) với đường kính khoan F36-40mm, chiều sâu khoan tối đa 4m.

– Phần khoan nổ lớn dùng máy khoan ROC 442 tự hành đồng bộ (1-2 bộ) với đường kính khoan F76-89mm,chiều sâu khoan từ 3-18m, góc nghiêng khoan tới 75o

* Phương pháp khoan.

– Bãi sử lý mặt bằng khoan thẳng đứng theo các khối đá cần sử lý với chiều sâu và khoảng cách tuỳ theo thực tế.

– Bãi khoan lớn dùng phương pháp khoan nghiêng, góc nghiêng phù hợp với góc nghiêng của ta luy cố định ở đường ( 40-60o ) để khi nổ mìn vùng ta luy đường được bảo vệ tránh sụt nở lâu dài.

– Lỗ mìn không nên khoan trùng với khe nứt của đá, cách khe nứt ít nhất 30 cm.

– Bố trí nơi thi công khoan, bắn mìn cần đảm bảo được an toàn cho máy hơi ép và đường ống dẫn hơi không bị đất đá nổ ra phá hỏng, có thể lợi dụng địa hình làm hầm của máy kiên cố chống được đá nổ ra văng tới ( hầm có thể nửa chìm, nửa nổi, lợi dụng đá xếp tường dày xung quanh, trên nóc lát gỗ lót nhiều bó nứa hoặc rơm, rạ đồng thời đảm bảo thoát nước tốt ). Đường ống, đoạn cố định có thể xếp đá lên. Khi khoan xiên hay khoan ngang thì bố trí bộ phận giá đỡ.

Phương pháp gây nổ

– Sau khi thuốc đã được tra vào lỗ, lượng thuốc nhỏ nhất không quá 20%, lượng thuốc lớn nhất không quá 80% thể tích lỗ khoan và lỗ mìn phải được lấp kín theo phương pháp hiện hành.

– Kíp điện được đặt về hướng đối diện với mục tiêu nổ, chỉ cần nạp ngập kíp nổ vào trong khối thuốc nổ. Thường đáy kíp không vượt quá 1/3 chiều cao gói thuốc. Chuẩn bị cho việc gây nổ cần đặc biệt chú ý các biện pháp giữ cho kíp khỏi bị tụt, bị lỏng hay các dây dẫn nói chung khỏi bị đứt.

– Trước khi nổ phải có mìn báo hiệu, sau đó mới được nổ phá. Kiểm tra mìn câm trước khi tiến hành hót đất đá, dùng các biện pháp kích nổ để xử lý mìn câm.

* Tính lượng thuốc nổ cho mỗi lỗ theo công thức :

                        Q = e.q.W3.f(n)

Trong đó :   W      : Đường kháng bé nhất tính bằng .m

q        : Lượng thuốc nổ đơn vị ( kg/m3).

e        : Hệ số điều chỉnh lượng thuốc nổ đơn vị.

f(n)      =  0,03 ( theo kinh nghiệm ).

* Tính toán khoảng cách an toàn

Theo quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ (TCVN 4586-88) tính toán các khoảng cách an toàn theo các công thức sau:

Bán kính an toàn chấn động đối với nhà cửa, công trình:

Rc = Kc.a.Qc1/3

Trong đó :  Kc     : Hệ số, với địa chất là đá nền Kc= 3

a       : Hệ số điều kiện nổ, chọn a= 1.2.

Qc     : Tổng lượng thuốc nổ cho một lần.

Khoảng cách an toàn về sóng xung kích lan truyền trong không khí

– An toàn đối với công trình lân cận

Rxk = K.Qxk1/2

Trong đó :  K       : Hệ số, K= 10- 50

Qxk   : Lượng thuốc nổ một lần tính theo điều kiện an toàn

sóng xung kích đối với công trình.

– An toàn đối với người

Rmin = 15.Q1/3

Trong đó :           Q       : Lượng thuốc nổ cho một lần

Lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tại Hà Đông Hà Nội

Các công trình hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia nhất là các nước phát triển như Việt Nam. Hơn thế nữa việc cung cấp các cơ sở hạ tầng thích hợp sẽ kích thích sự phát triển kinh tế, mà đấy chính là điều kiện tiên quyết quan trọng để giảm đói nghèo.
Download Lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tại Hà Đông Hà Nội

Mật khẩu : Cuối bài viết

NỘI DUNG

Chương 1. Sự cần thiết phải đầu tư
Mở đầu
1.1. Những căn cứ pháp lý
1.2. Mục tiêu của Dự án
1.3. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây Hiện trạng kinh tế xã hội
1.3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
1.3.2. Hiện trạng các ngành sản xuất tại Hà Tây
1.3.3. Hiện trạng ngành công nghiệp Hà Tây
1.3.4. Đánh giá tổng quan về kinh tế xã hội và phương hướng phát triển tỉnh Hà Tây thời kỳ 2006 – 2010
1.4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu của Thành phố Hà Đông và định hướng đến năm 2020
1.4.1. Định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
1.4.2. Định hướng phát triển các ngành thương mại – dịch vụ
1.4.3. Dự báo thị trường của công nghiệp
1.4.4. Dự báo các Dự án đầu tư vào CCN
1.4.5. Sự cần thiết đầu tư
Chương 2. Lựa chọn hình thức đầu tư
2.1. Tên Dự án và hình thức đầu tư
2.2. Nguồn vốn
2.3. Giải pháp đầu tư
Chương 3. Địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Đồng Mai
3.l. Phân tích lựa chọn địa điểm
3.1.1. Phân tích địa điểm
3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.3. Tình hình hiện trạng khu vực CCN
3.2. Hiện trạng công trình công cộng và công nghiệp
3.2.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã Đồng Mai
3.2.2 Đánh giá tổng hợp hiện trạng
3.3. Giải phóng mặt bằng
3.3.1. Căn cứ pháp lý
3.3.2. Công việc giải phóng mặt bằng (Số liệu tổng hợp điều tra trong CCN)
3.3.3. Công việc đền bù tái định cư định canh
3.3.4. Tính toán kinh phí bồi thường thiệt hại
Chương 4. Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng
4.1. Nhu cầu và cơ cấu nhóm ngành nghề trong CCN
4.1.1. Đặc điểm và tính chất CCN
4.1.2. Các thành phần chức năng CCN
4.2. Cơ cấu quy hoạch CCN
4.2.1. Tổ chức không gian chung
4.2.2. Phân bố cơ cấu sử dụng đất
4.3. Dự báo nhu cầu lao động trong cụm công nghiệp
Chương 5. Quản lý thực hiện và phương án khai thác dự án
5.1. Tiến độ thực hiện dự án
5.1.1. Tiến độ tổng quát
5.1.2. Biện pháp thực hiện
5.2. Tổ chức quản lý khai thác Dự án
5.2.1. Tổ chức quản lý khai thác Dự án
5.2.2. Tổ chức quản lý điều hành thực hiện và khai thác dự án
5.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự
5.2.4. Chính sách thu hút đầu tư
Chương 6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn và phân tích hiệu quả
6.1 Tổng vốn đầu tư dùng để tính hiệu quả kinh tế
6.2 Cơ cấu sử dụng vốn cố định
6.3 Hiệu quả đầu tư
6.3.1 Các số liệu cơ bản để phân tích hiệu quả kinh tế
6.3.2 Giá cho thuê đất và các chi phí
6.3.3 Phân tích hiệu quả dự án
Chương 7. Kết luận và kiến nghị
8.1. Kết luận
8.2. Kiến nghị
Phần Phụ lục
Phụ lục 1. Các văn bản pháp lý
Phụ lục 2. Phần phân tích kinh tế

Chương l
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
MỞ ĐẦU
Hà Tây bao quanh Thủ đô Hà Nội về 2 phía Tây và Nam với 5 cửa ngõ vào Thủ đô qua các Quốc lộ 1, 6, 32 và đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Pháp Vân – Cầu Giẽ. Hà Tây nằm trên khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và Trung du miền Bắc với đồng bằng sông Hồng qua một mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường sắt và các bến cảng tương đối phát triển. Đồng thời, tỉnh giáp liền với Thủ đô Hà Nội và khu tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu phát triển cho vùng Thủ đô Hà Nội, trong đó có mối quan hệ hữu cơ giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh xung quanh như Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, TP Hải Phòng, TP Hạ Long. Trong không gian vùng Thủ đô Hà Nội, đã đang và sẽ tiếp tục được đầu tư để hình thành các mối liên kết về phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian phát triển hệ thống đô thị, các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên diện rộng. Trong đó các khu vực liền kề các cửa ngõ hướng vào Thủ đô Hà Nội sẽ có những tác động ảnh hưởng thực tiếp, giao thoa trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, đô thị, công ăn việc làm, trường lao động, thị trường cung cấp, tiêu thụ sản phẩm… Từ đó cũng có những cơ hội trong đầu tư và phát triển. Chính vì vậy Thành phố Hà Đông cũng có nhiều lợi thế và cơ hội để phát triển thông qua các liên kết trên diện rộng của vùng Thủ đô Hà Nội.
Thành phố Hà Đông là Tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây, là đô thị liền kề phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, nằm dọc trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc, thuộc lưu vực của 2 sông Nhuệ và sông Đáy. Hiện nay, đây là vùng đất chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thị hoá của vùng Thủ đô Hà Nội.
Xã Đồng Mai thuộc địa bàn huyện Thanh Oai trước đây được chính thức chuyển về địa bàn Thành phố Hà Đông. Việc triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn Thành phố nói chung trong đó dự kiến phát triển thêm cụm công nghiệp tại xã Đồng Mai là phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Đông đến năm 2020, thời điểm triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Đồng Mai trong giai đoạn hiện nay là phù hợp.
1.1. Những căn cứ pháp lý
ã Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 10;
ã Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
ã Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 10/12/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
ã Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
ã Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
ã Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình. Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính Phủ;
ã Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
ã Quyết định số: 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số: 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình;
ã Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
ã Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
ã Căn cứ thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
ã Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 13/7/2005 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định về xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
ã Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
ã TCVN 4449 : 1987 Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế;
ã Quy hoạch chi tiết CCN Đồng Mai do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và Xây dựng THIKECO đã được phê duyệt;
ã Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành;
ã Các tài liệu điều tra khảo sát đất đai, dân cư, công trình kiến trúc và các hệ thống kỹ thuật hạ tầng tại địa điểm Dự án.
ã Các tài liệu khác có liên quan.
l.2. Mục tiêu của Dự án
ã Cụ thể hoá chủ trương đầu tư xây dựng CCN tại xã Đồng Mai – thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây bằng việc ưu tiên đầu tư xây dựng CCN Đồng Mai.
ã Phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hoàn thiện việc phân bố cơ sở công nghiệp trên địa bàn một cách hợp lý.
ã Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư.
ã Hình thành CCN tập trung nhằm tận dụng tối đa và hiệu quả diện tích đất quy hoạch, các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, vận tải cung ứng nguyên vật liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh.
l.3. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây
1.3.1. Hiện trạng kinh tế – xã hội
1.3.1.1. Dân số và nguồn nhân lực
ã Tổng dân số toàn Thành phố (tính đến tháng 3/2006): 175.682 người, nội thị: 87.610 người (chiếm 49,9% dân số tàn Thành phố). Dự báo đến năm 2020, dân số Thành phố Hà Đông sẽ khoảng 228.400 người, trong đó quy mô dân số nội thị: 182.500 người, chiếm khoảng 80% dân số Thành phố; dân số nông thôn: 45.900 người, chiếm khoảng 20% dân số Thành phố.
ã Tình hình lao động: Lao động trong độ tuổi có hơn 93.310 người chiếm 68,50% dân số (năm 2004). Đến 2010 số lao động trong độ tuổi tăng lên 113.500 người và 162.600 người năm 2020. Sự gia tăng này là một lợi thế về cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy phân công lao động trên địa bàn Thành phố.
1.3.1.2. Tăng trưởng kinh tế
ã Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2004 đạt 764 tỷ đồng, chiếm 9,4% giá trị GDP của toàn tỉnh Hà Tây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố thể hiện bằng nhịp độ tăng GDP bình quân/năm giai đoạn 2001-2004 là 12,32%/năm (cao hơn so với nhịp độ tăng bình quân GDP của tỉnh Hà Tây là 9,5%/năm và của toàn quốc là 7,5%/năm). Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cao, song một số nhân tố tiền đề cho sự bứt phá nhanh, bền vững còn chưa mạnh (yếu tố khoa học – công nghệ cao, công nghiệp hoá – hiện đại hoá, liên kết kinh tế, năng lực cạnh tranh và hàm lượng “chất xám”).
1.3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã khẳng định Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2001-2005) nêu rõ: “…Lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn làm nhiệm vụ trọng tâm; đưa nông nghiệp phát triển toàn diện gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
ã Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Đông thể hiện những nét đặc trưng của một đô thị với nền kinh tế phát triển, theo đó tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ khá cao, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 5,67% GDP). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 49,1%/năm 2001 lên53,1% năm 2004; tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm nhẹ tương đối từ 5,8% xuống 5,7% tương ứng và tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm tương đối từ 45,1% xuống còn 41,2%. Cơ cấu đầu tư trong các ngành, lĩnh vực còn chưa thật hợp lý.
1.3.3. Hiện trạng các ngành sản xuất tại Hà Tây
– Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
+ Ngành công nghiệp: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân/năm thời kỳ 2000-2004 đạt 19,3%/năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2004 (theo giá cố định 1994) là 880,7 tỷ đồng, trong đó khu vực nhà nước chiếm 17%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 60% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23% tổng GTSX công nghiệp toàn Thành phố.
Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ được nhịp độ phát triển khá cao, ổn định, tạo thêm được năng lực sản xuất mới và giải quyết việc làm cho người lao động, đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm được nâng lên đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành: cơ kim khí, thiết bị phụ tùng xe máy, dệt lụa, may mặc XK, giày da và chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dược, sản xuất những sản phẩm công nghiệp quan trọng của nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp của Thành phố (trong đó cơ kim khí chiếm 37,8%; dệt may chiếm 24,2%; CN chế biến thực phẩm: 31,7%).
Đã hình thành được một số cụm công nghiệp và điểm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên các cụm công nghiệp này lại phân bố đan xen trong các điểm dân cư nên hạn chế việc mở rộng quy mô và gây ách tắc về giao thông – vận tải, khó khăn về cung ứng điện, nước và bảo vệ môi trường. Cơ cấu sản xuất, sản phẩm trong mỗi cụm công nghiệp ít gắn kết với nhau. Loại trừ một số ít loại sản phẩm: sản xuất phụ tùng xe gắn máy, lụa tơ tằm Vạn Phúc, sản phẩm dược, hầu hết các sản phẩm công nghiệp của Thành phố do quy mô sản xuất nhỏ, mẫu mã đơn điệu và chất lượng chưa cao, nên sức vươn ra thị trường để cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
+ Cụm công nghiệp: Đã hình thành một số cụm công nghiệp với quy mô nhỏ như: CCN Cầu Bươu (16,3 ha), CCN Yên Nghĩa (40,7 ha). Tuy nhiên hiện tại công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, …) ở các CCN này còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Điểm công nghiệp làng nghề truyền thống: Trên địa bàn Thành phố có một số làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước: Dệt lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc), dệt len Nghĩa Lộ (xã Yên Nghĩa), dệt the La Khê (xã Văn Khê), nghề rèn Đa Sỹ (xã Kiến Hưng), làng nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ (xã Phú Lãm). Giá trị sản xuất của các làng nghề đạt khoảng trên 55 tỷ đồng/năm.
– Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, có sự chuyển biến tương đối quan trọng về chất trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với đặc điểm kinh tế ven đô: Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi và thuỷ sản trong nông nghiệp tăng từ 35,5% năm 2000 lên 40,8% năm 2004; tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm tương ứng 59,8% xuống còn 56,8%. Tuy nhiên tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và thiếu tính bền vững.
+ Tổng giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha canh tác tăng từ 25,4 triệu đồng/ha năm 2000 lên 30,16 triệu đồng/ha năm 2003 và năm 2004 là 28,92 triệu đồng/ha; tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000-2004 là 3,28%/năm. Mô hình sản xuất giống hoa, hoa cao cấp, rau an toàn có giá trị kinh tế cao được thực hiện đưa vào sản xuất bước đầu.
– Thương mại và dịch vụ: Phát triển mạnh về hình thức, phương thức, chủng loại mặt hàng.
+ Hoạt động thương mại với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó khu vực thương mại tư nhân phát triển mạnh, chất lượng phục vụ từng bước được nâng cao. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2003 trên địa bàn đạt 1.056 tỷ đồng; năm 2004 khoảng 1.236 tỷ đồng; tốc độ tăng doanh thu thương mại – dịch vụ bình quân/năm (2004/2003) tăng 17%/năm do mở rộng thị trường nội địa, đồng thời với xuất khẩu. Thương mại của Thành phố phát huy được vai trò trung tâm của khu vực phía Nam, Tây – Nam tỉnh Hà Tây và là đầu mối phân luồng hàng hoá và dịch vụ với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc.
+ Xúc tiến du lịch được tăng cường và chất lượng của một số dịch vụ du lịch được cải thiện nâng cao. Đã đầu tư mở rộng, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên địa bàn, song việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các điểm du lịch, vui chơi giải trí còn chậm.
– Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội: Trong những năm qua, trên địa bàn Thành phố đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc, các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị theo hướng liên thông và kết nối với Hà Nội thành một hệ thống để phục vụ phát triển KT-XH và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
1.3.4. Hiện trạng ngành công nghiệp Hà Tây
ã Giá trị sản xuất CN-TTCN và chuyển dịch cơ cấu có bước tăng trưởng khá cao hơn mức bình quân của cả nước và vượt chỉ tiêu đề ra: tăng bình quân 20,78%. Năm 2005 đạt 8.372 tỷ đồng; Tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 30,6% năm 2000 lên 38,1% năm 2005.
ã Lực lượng sản xuất tăng mạnh theo chiều hướng tích cực, phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước cơ bản đã được đổi mới, sắp xếp cổ phần hoá (92,5%) và đa số có mức tăng trưởng khá.
ã Các doanh nghiệp, làng nghề ngành CN-TTCN đã tạo ra trên 50% thu ngân sách tỉnh, góp phần đưa Hà Tây vào các tỉnh co mức ngân sách trên 1000 tỷ đồng.
ã Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch phát triển CN- TTCN, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp được củng cố và tăng cường. Một số cơ chế, chính sách có liên quan đến CN-TTCN trong đó có Quy định về xây dựng và quản lý cụm, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề và hỗ trợ khuyến khích đầu tư được thực hiện. UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục quy hoạch 9 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp (trong đó có cụm công nghiệp Đồng Mai) và 176 điểm công nghiệp làng nghề. Đã triển khai xây dựng giai đoạn I khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp bắc Phú Cát, 19 cụm công nghiệp và 52 điểm công nghiệp.
ã Công nghiệp Hà Tây đã từ thứ 14 năm 2001 vươn lên đứng thứ 12 trong các tỉnh, Thành phố cả nước và đứng thứ 6 trong các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ về giá trị sản xuất công nghiệp
1.3.5. Đánh giá tổng quan về kinh tế xã hội và phương hướng phát triển tỉnh Hà Tây thời kỳ 2006 – 2010
ã Những lợi thế
– Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế – xã hội và văn hoá, khoa học của tỉnh Hà Tây, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
– Liền kề và tiếp nối với Thủ đô Hà Nội, là địa bàn mở rộng ảnh hưởng của không gian đô thị Hà Nội – một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước, nhằm khai thác lợi thế của Hà Nội về kết cấu hạ tầng, khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ, thị trường và cập nhật thông tin.
– Là điểm nút các trục tuyến giao thông quan trọng hướng về Tây – Tây Nam Thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Nam.
– Tiềm lực kinh tế và các mối liên kết kinh tế, dịch vụ đã được tạo lập với Hà Nội – là yếu tố nổi trội có thể liên kết, thu hút đầu tư, khoa học – công nghệ và thông tin để đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố.
– Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh là một trong những khâu đột phá trọng tâm cho phát triển KT-XH của Thành phố trong những năm tới.
– Các yếu tố cung cầu từng bước được kích hoạt, nội lực được phát huy, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện, diện mạo nông thôn ven đô chuyển biến tích cực.
– Nhân dân Thành phố giàu truyền thống cách mạng, sáng tạo và có trình độ dân trí cao.
ã Những hạn chế và tồn tại chủ yếu
– Tiềm lực nền kinh tế của Thành phố còn chưa mạnh, phát triển chưa thật bên vững và chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của Thành phố; chưa tạo ra được những sản phẩm mũi nhọn chủ lực, có sức cạnh tranh cao của nền kinh tế và chưa có sự gắn kết hiệu quả sản xuất với thị trường.
– Sự liên kết, hợp tác kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại trên địa bàn Thành phố còn chưa thật gắn kết chặt chẽ, cùng với trình độ khoa học – công nghệ chậm đổi mới, lạc hậu nên đã giảm bớt sức mạnh của cộng đồng trên địa bàn.
– Do điều kiện lịch sử cụ thể, một thời gian dài Thành phố Hà Đông ít được đầu tư xây dung, nên kết cấu hạ tầng đô thị thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ và quá tải so với yêu cầu phát triển, vẫn là đô thị chưa phát triển đúng vị thế và tiềm lực của mình. Thiếu các tuyến giao thông huyết mạch kết nối Thành phố với bên ngoài.
– Hạn chế về không gian kinh tế cho phát triển, nhất là chưa hình thành các cụm công nghiệp tập trung để tạo động lực và sự đột phá để đẩy nhanh sự phát triển.
– Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Tỉnh như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đầu tư, sản xuất còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các ngành kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm giai đoạn 2006 – 2010 là 14,5 – 14,8%/năm và giai đoạn 2010 – 2020 là 15,2 – 15,6%/năm. GDP bình quân/người của Thành phố gấp khoảng 2,8 lần so với mức GDP bình quân của tỉnh Hà Tây vào năm 2010 và 3,1 lần vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) Thành phố Hà Đông các thời kỳ:
– Năm 2010
+ Nông nghiệp: 4,16%
+ Công nghiệp – xây dựng: 51,9%
+ Dịch vụ – du lịch – thương mại: 43,94%.
– Năm 2015
+ Nông nghiệp: 2,86%
+ Công nghiệp – xây dựng: 50,64%
+ Dịch vụ – du lịch – thương mại: 46,5%.
– Năm 2020
+ Nông nghiệp: 1,85%
+ Công nghiệp – xây dựng: 49,5%
+ Dịch vụ – du lịch – thương mại: 48,65%.
ã Công nghiệp
– Mục tiêu: giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân khoảng 24%/năm.
– Đinh hướng phát triển: chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, kỹ thuật công nghệ cao, và hàng xuất khẩu như: công nghệ thông tin, điện tử, dệt may, giầy da, cơ kim khí kỹ thuật cao, chế biến thực phẩm xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế tác hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp (hàng thủ công mỹ nghệ, dệt tơ tằm, may mặc)
– Cơ cấu phân bố các cụm điểm công nghiệp
+ Cụm CN tập trung Đồng Mai: quy mô khoảng 200ha, đầu tư xây dựng mới, đồng bộ. Là cụm công nghiệp đa ngành nghề gồm: công nghệ cao, công nghệ thông tin, sản xuất lắp ráp các thiết bị bưu chính viễn thông, lắp ráp điện tử (ti vi, vi tính, đồ điện tử cao cấp), cơ kim khí kỹ thuật cao, phụ tùng ô tô, may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may, công nghiệp hàng tiêu dùng cao cấp, chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu.
+ Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Yên Nghĩa: quy mô 43,633ha, giữ nguyên quy mô và vị trí như hiện nay, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu CN.
+ Các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: gồm cụm điểm làng nghề thuộc tất cả các xã phường nội ngoại thị của Thành phố Hà Đông như: dệt lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc): 15,5ha, làng nghề rèn Đa Sĩ (xã Kiến Hưng): 13,2ha, làng nghề sơn mài, khảm trai Huyền Kỳ (xã Phú Lãm): 5ha, làng nghề dệt the La Khê (xã La Khê): làng nghề dệt Dương Nội.
+ Các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực nội thị cũ: công ty dệt nhuộm Hà Đông, công ty len, công ty bia Hà Đông, công ty bia Quang Trung, công ty máy kéo và máy nông nghiệp… hiện đang ở nội thị và gây ô nhiễm môi trường. Từng bước di chuyển và bố trí trong các khu hoạc cụm CN tập trung của Thành phố, nhằm đảm bảo môi trường đô thị. Quỹ đất được chuyển đổi xây dựng công trình phúc lợi công cộng.
ã Dịch vụ – du lịch
– Cơ cấu phân bố các khu du lịch
+ Xây dựng khu du lịch sinh thái – giải trí tại vùng giáp sông Đáy: khu vực thôn Hoà Bình – Yên Nghĩa gồm du lịch đồng quê nhà vườn, làng văn hoá ẩm thực, công viên nghỉ dưỡng sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của sông Đáy vào mục đích của du lịch, nghỉ dưỡng và bảo vệ cảnh quan 200 – 250ha.
+ Cụm du lịch dọc sông Nhuệ: cải tạo và nâng cấp gắn với các vườn hoa, công viên ven sông Nhuệ
+ Tour du lịch văn hoá và làng nghề: hình thành các tour du lịch văn hoá – sinh thái, du lịch thăm quan nghiên cứu làng nghề, dịch vụ sản phẩm làng nghề.
+ Xây dựng các khu vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch cao cấp tại các khu vực ngoại thị Hà Đông.
– Cơ cấu phân bố các khu thương mại
+ Xây dựng trung tâm thương mại – dịch vụ tổng hợp tỉnh Hà Tây giao lưu hàng hoá, thương mại dịch vụ có tính chất liên vùng quy mô 10 -12ha.
+ Hội chợ EXPO cấp Quốc gia, thương mại cung cấp các dịch vụ hàng hoá tiêu dùng cao cấp, bán buôn và nhập khẩu 30 -40ha.
+ Chợ đầu mối, dự kiến bố trí tại khu vực giao cắt đường vành đai 4 Hà Nội và đường Quốc lộ 6 từ 2 -5ha.
+ Trung tâm xúc tiến thương mại quy mô 2- 3ha gồm các khu hội chợ triển lãm hàng hoá, quảng cáo tiếp thị sản phẩm.
ã Nông nghiệp
– Mục tiêu: giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp (GDP) trên địa bàn Thành phố tăng bình quân khoảng 4,9%/năm năm 2010 và 5,1%/năm năm2020.
– Đinh hướng: chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, kinh tế nông thôn ven đô phù hợp với hệ sinh thái gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và với thị trường.
ã Giáo dục đào tạo
– Trung tâm đào tạo cấp vùng: các trường đại học , cao đẳng, chuyên nghiệp, dạy nghề hiện nay đang tồn tại trên địa bàn Thành phố được giữ nguyên về vị trí và quy mô đất đai.
– Hệ thống trường phổ thông các cấp: đảm bảo chỉ tiêu và quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống trường lớp từ mầm non đến PTTH.
ã Y tế
– Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các trung tâm khám chữa bệnh cấp cơ sở.
– dsThành phố Hà Đông cần mở rộng quỹ đất xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu (Viện 103), giảm tải cho các trung tâm y tế của trung tâm Hà Nội.
ã Văn hoá thông tin, TDTT
– Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá – TDTT cấp Tỉnh và Thành phố như: nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, các trung tâm vui chơi giải trí. Lồng ghép với trung tâm văn hoá làng xã và khu đô thị mới.
– Bổ sung và quy hoạch xây dựng mới hệ thống tượng đài, biểu tượng và lời chào tại các cửa ô hướng vào Thành phố.
– Về TDTT: ngoài trung tâm TDTT cấp Tỉnh ở Kiến Hưng dự kiến xây dựng với quy mô 100ha, TT TDTT cấp Thành phố ở trên đường Quang Trung. Cần xây dựng mới các sân bãi luyện tập TDTT trong các khu đô thị mới, các khu dân cư hiện trạng cải tạo chỉnh trang.
1.4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu của Thành phố Hà Đông và định hướng đến năm 2020
1.4.1. Định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
ã Định hướng phát triển
– Tiếp tục nhịp độ phát triển cao, ổn định, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả và đảm bảo có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu thị trường.
– Chuyển đổi , co cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật công nghệ cao, có sức cạnh tranh và sản xuất hàng xuất khẩu.
– Đầu tư hiện đại hoá công nghệ, trang thiết bị đồng bộ, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất công nghiệp.
– Mở rộng, hiện đại hoá một số cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt may, dệt len xuất khẩu, sản xuất giày da và giày thể thao xuất khẩu.
ã Giải pháp phát triển
– Cải thiện nhanh và mạnh hơn môi trường sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
– Có chính sách hỗ trợ và tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
– Xây dựng cơ chế khuyến khích, môi trường thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả.
1.4.2. Định hướng phát triển các ngành thương mại – dịch vụ
ã Phát triển du lịch
– Phát triển du lịch Hà Đông trở thành 1 trong 3 trung tâm du lịch lớn của tỉnh Hà Tây như vui chơi giải trí dọc tuyến sông Nhuệ, nghỉ dưỡng, du khảo văn hoá, lễ hội, du lịch làng nghề.
– Kết hợp du lịch Hà Đông với các trung tâm du lịch khác trong tỉnh (cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn) và gắn với không gian du lịch Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng.
– Đầu tư nâng cao năng lực để đa dạng hoá sản xuất các sản phẩm du lịch. Sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ truyền thống đặc trưng của Hà Đông phục vụ cho du lịch.
ã Phát triển dịch vụ thương mại
– Phát triển hệ thống thương nghiệp trên địa bàn Thành phố trên cơ sở đa dạng hoá các thành phần kinh tế.
– Hình thành các trung tâm thương mại của Thành phố. Xúc tiến xây dựng Trung tâm thương mại Thành phố, các siêu thị, mạng lưới chợ đầu mối và hệ thống chợ nông thôn.
– Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt ở khu vực nông thôn.
ã Dịch vụ tài chính, ngân hàng và các dịch vụ khác
– Phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và lưu thông tiền tệ trên địa bàn Thành phố.
– Tạo nguồn thu trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
– Vận dụng chính sách tài chính phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đông bộ.
1.4.3. Dự báo thị trường của công nghiệp
Thị trường của công nghiệp Hà Tây bao gồm thị trường trong nước (tiêu thụ mạnh là Thủ đô Hà Nội – các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ) và thị trường quốc tế với các mặt hàng được chế biến từ các vùng nguyên liệu cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
1.4.4. Dự báo các Dự án đầu tư vào CCN
Một số Nhà đầu tư nước ngoài đã bầy tỏ mong muốn được đầu tư và ưu tiên xây dựng một số Dự án công nghiệp, dự án chế biến lâm sản, nông sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
1.4.5. Sự cần thiết đầu tư
ã Như đã phân tích, xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế Hà Tây, đặc biệt là công nghiệp; việc xây dựng CCN nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, phát triển nhanh công nghiệp, du lịch và dịch vụ; Nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ ngoại lực, gắn Hà Tây trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, các đô thị thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.
ã Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, nhằm tạo một môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chủ động bố trí các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay.
ã Tạo ra một bước chuyển biến lớn trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu của tỉnh, tạo các luồng hàng chủ lực ổn định, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu; góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ã Xuất phát từ các nguồn lực về lao động, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh; từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Đông; từ thực trạng của nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, việc xây dựng CCN là rất cần thiết nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, phát triển nhanh công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, Thành phố Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ . Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.
ã Với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp được tập trung đầu tư sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chủ động bố trí các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay.
ã Việc hình thành CCN cùng sẽ tạo ra một bước chuyển biến lớn trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu của tỉnh, tạo các luồng hàng chủ lực ổn định, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu; góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ã Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005. Công nghiệp – tỷ trọng công nghiệp nông thôn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng nguyên liệu và lao động nông thôn nên hiệu quả kinh tế còn bị hạn chế.
ã Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, quy hoạch phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hà Đông phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 trên 24%. Với tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng như trên việc quy hoạch các cụm, khu công nghiệp tập trung có quy mô và vị trí phù hợp như Cụm công nghiệp Đồng Mai là rất cần thiết. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển, tranh thủ được đầu tư nước ngoài có công nghệ kĩ thuật cao, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập và chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, góp phần ổn định an ninh chính trị và chính sách xã hội ở nông thôn.
Chương 2
LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
2.1. Tên dự án và hình thức đầu tư
2.1.1. Tên dự án
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Đồng Mai
Địa điểm: xã Đồng Mai, xã Yên Nghĩa, xã Phú Lãm – Thành phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú.
Cơ quan quyết định đầu tư: UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định đầu tư.
2.1.2. Hình thức và quy mô đầu tư
Hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới CCN Đồng Mai.
Quy mô xây dựng: 225,04 ha.
2.2. Nguồn vốn
Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật CCN Đồng Mai được xây dựng trên cơ sở sử dụng các nguồn sau:
1. Vốn huy động của Chủ đầu tư : 300.000.000.000 đồng.
2. Vốn vaycác tổ chức thương mại : 400.000.000.000 đồng.
3. Vốn huy động cuả khách hàng : phần còn lại
2.3. Giải pháp đầu tư
Dự án CCN Đồng Mai được chia làm 3 giai đoạn, thực hiện theo thứ tự:
ã Giai đoạn 1- Bắt đầu từ 2007, đầu tư các hạng mục:
– Đền bù giải phóng mặt bằng
– Trục giao thông chính của CCN (đường số 1), San nền giai đoạn 1 CCN
– Trạm xử lý nước thải
– Hai khu kỹ thuật.
– Các công trình hạ tầng kỹ thuật cho 100,20 ha.
Thời gian thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 18 tháng.
ã Giai đoạn 2 – Giai đoạn mở rộng
Giai đoạn này sẽ tiếp tục xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng cho 83,04 ha mở rộng.
ã Giai đoạn 3 – Giai đoạn mở rộng
Giai đoạn này sẽ tiếp tục xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng cho 41,8 ha mở rộng (phần diện tích chuyển từ CCN Thanh Oai).

Chương 3
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG
CCN ĐỒNG MAI
3.l. Phân tích lựa chọn địa điểm
3.1.1. Phân tích địa điểm
Địa điểm dự kiến xây dựng CCN Đồng Mai nằm trên địa bàn 03 xã: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, nằm gần Quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc. Vị trí này thuận lợi cho việc xây dựng CCN đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khu đất nghiên cứu xây dựng có tổng diện tích đất là 225,04 ha.
ã Phạm vi ranh giới của khu đất như sau:
– Phía Đông giáp đường quy hoạch vành đai số 4 Hà Nội, giáp thôn Huyền Kỳ – xã Phú Lãm và xã Bích Hoà – huyện Thanh Oai
– Phía Nam giáp thôn Công, thôn Mậu xã Đồng Mai,xã Bích Hoà và CCN Thanh Oai.
– Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 6 và thôn Do Lộ – xã Yên Nghĩa.
– Phía Tây giáp Kênh mương thuỷ nông La Khê
Nghiên cứu trên toàn địa bàn tỉnh, kết hợp ý kiến của các ban, ngành; qua nhiều lần hội thảo, đề xuất chọn địa điểm xây dựng CCN Đồng Mai với các lý do sau:
ã Nằm trong quy hoạch định hướng phát triển kinh tế – xã hội cũng như ngành công nghiệp của Hà Tây, thuận lợi về nguồn cung cấp nguyên liệu;
ã Gần thị trường tiêu thụ; thuận lợi về vận tải, đầu mối giao thông thuỷ, bộ;
ã Đất đai đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp, không ảnh hưởng nhiều đến đất đai nông nghiệp; có thể phát triển thuận lợi các tiện ích, dịch vụ công cộng;
ã Có sẵn các dịch vụ hỗ trợ; thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường; đủ các điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội.
3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Các điều kiện tự nhiên
ã Nhiệt độ
– Cao nhất trong năm: +38°2C
– Thấp nhất trong năm: +5°C
– Trung bình năm: +23°C

ã Độ ẩm
– Cao nhất: 94%
– Thấp nhất: 31%
– Trung bình: 86%.
ã Mưa
Mưa phân bố không đều, thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 60-70% tổng lượng mưa năm.
– Lượng mưa trung bình năm: 1620mm.
– Lượng mưa trung bình tháng: 135mm.
– Lượng mưa cao nhất năm: 2497,1m.
ã Bốc hơi
– Cao nhất: 896,7mm
– Thấp nhất: 709,5mm
– Trung bình: 817,0mm
– Trung bình tháng trong năm: 68mm.
ã Thuỷ văn
Khu vực Thành phố Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Nhuệ – là một trong những sông nhánh lớn của sông Đáy ở phía bờ Tả. Ngoài ra phần dự kiến mở rộng về phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đáy đoạn qua địa phận Thành phố Hà Đông.
– Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau đó cống Vân Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào những ngày phân lũ và lấy nước tưới qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ.
– Sông Nhuệ: lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới, ngoài ra sông Nhuệ còn là trục tiêu nước cho TP Hà Nội, TP Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói chung là tốt, xong vấn đề tiêu của sông Nhuệ vẫn còn hiều nan giải. Mặc dù có nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn tiêu thoát chậm do mực nước sông Đáy vẫn có xu thế tăng và lòng sông bị bồi lấp nhiều.
ã Điều kiện địa chất
Theo tài liệu địa chất của Đoàn địa chất địa lý thì toàn bộ khu vực Thành phố Hà Đông nằm trong bản đồ địa chất từ Hà Nội có lịch sử địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới Kaizôzôi, hệ thứ tư có chiều dày hơn 50m được chia làm 4 hệ chính:
– Hệ tầng Thái Bình (QIV3 – tb) có chiều dày từ 5 – 10m. Cấu tạo địa chất do bồi tích đầm lầy, cát bột, sét bột màu nâu, sét bột màu đen.
– Hệ tầng Hải Hưng (QVI1-2 – hh) có chiều dày từ 10 – 15m được thành thạo do bồi tích biển đầm lầy gồm cuội sỏi, than bùn, sét, sò hến.
– Hệ tầng Vĩnh Phú (QIII2 – VP) dày từ 10 – 351m được tạo thành do trầm tích ven biển tam giác châu gồm sét bột màu vàng.
– Hệ tầng Hà Nội (QII-III – hn) dày từ 5 – 50m do trầm tích sông bao gồm tảng cuội sỏi, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu 65m đến 110m, hệ tầng này chứa nhiều nước nhất.
Phía dưới chúng là tầng Nêogen có bề dày > 2000m được chia 2 phần: phần trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa. Đại đa số diện tích khu vực Thành phố nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo nham thạch bao gồm: cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.
ã Địa chất thuỷ văn
– Nước mặt: do cấu tạo địa chất mặt bằng khu vực Thành phố không được bằng phẳng. Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa mưa lũ thường ở cốt > 5,60m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0 – 6,0m. Vì vậy mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị ngập nặng.
– Nước ngầm: mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9 thường gặp ở cốt (-9m) đến (-11m), mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ (-10m) đến (-13m). Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1 – 1,5m.
3.1.3. Tình hình hiện trạng khu vực CCN
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
trong phạm vi quy hoạch CCN Đồng Mai
STT Loại đất (ha) Diện tích Tỷ lệ (%) Ghi chú
Tổng diện tích tự nhiên 225,04 100,0
1 Đất trồng lúa 204,75 90,98
3 Mương, ao 11,81 5,25
2 Đất nghĩa địa 3,25 1,45
4 Đất đường 5,23 2,32
– Khu vực quy hoạch phần lớn là đất trồng lúa, đất nghĩa địa, đất đường chiếm diện tích nhỏ, còn lại là mương và ao.
– Giáp ranh giới quy hoạch CCN về phía Tây là kênh mương Trung thuỷ nông La Khê và mương Y Sơn, phía Đông là mương Cự; vuông góc với mương La Khê là mương tiêu N3 ở giữa khu đất dự kiến quy hoạch và chảy về mương tưới Thanh Niên ở phía Đông ranh giới CCN.
– Ngoài ra, trong khu vực quy hoạch còn một số mương nhỏ có hướng vuông góc với kênh La Khê và kênh Thanh Niên.
3.2. Hiện trạng công trình công cộng và công nghiệp
Trong phạm vi CCN không có công trình công nghiệp, công trình công cộng.
3.2.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã Đồng Mai
3.2.3.1 Giao thông
– Quốc lộ 6 nằm ở phía Bắc CCN Đồng Mai, theo quy hoạch chung Thành phố Hà Đông đây là trục giao thông đối ngoại chính của CCN Đồng Mai.
– Quốc lộ 21B nằm ở phía Đông Nam CCN, dự kiến mở tuyến đường nối giữa CCN Đồng Mai và CCN Bích Hoà – Thanh Oai có mặt cắt ngang 36m đấu nối với hệ thống đường gom đường vành đai 4 theo quy hoạch. Trước mắt chưa có vành đai thì đấu nối với Quốc lộ 21B và Quốc lộ 6.
3.2.3.2 Hiện trạng cấp điện
– Đường trục cấp điện có điện áp 220KV và 110KV chạy qua CCN và qua trạm biến áp trung gian 110KV Hà Đông 110/35/22(6)KV-(63+40)MVA do điện lực Hà Tây cấp dự kiến được cấp tới hàng rào CCN.
– Trong khu vực quy hoạch hiện có các tuyến đường dây 220KV, 110KV, 35KV và một số tuyến hạ thế.
3.2.3.3 Hiện trạng cấp nước và thoát nước mưa
– Hiện trạng cấp nước
+ Trong khu vực hiện chưa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh. Dự kiến nguồn nước cấp lấy từ hệ thống cấp nước có đường ống D200 của Công ty cấp nước Hà Đông dọc theo Quốc lộ 6..
– Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường
+ Hệ thống thoát nước trong khu vực là hệ thống thoát nước chung, chủ yếu thoát theo địa hình và thu gom qua hệ thống kênh mương thuỷ lợi.
+ Trong khu vực chưa có hệ thống thu gom và thoát nước bẩn.
3.2.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng
3.2.4.1 Thuận lợi
ã Cụm công nghiệp Đồng Mai nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông với Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B. Tương lai có đường vành đai 4 của thủ đô Hà Nội đi sát CCN, đặc biệt là sự gắn kết với CCN Bích Hoà huyện Thanh Oai nằm liền kề phía Nam CCN.
ã Nguồn nhân lực lao động tại địa phương dồi dào, có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực dệt, may.
3.2.4.2 Khó khăn
ã Cơ sở hạ tầng hiện tại còn yếu kém.
ã Áp lực về an toàn giao thông tăng thêm khi CCN dịch vụ hình thành.
3.3. Giải phóng mặt bằng
3.3.1. Căn cứ pháp lý
ã Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 10/12/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
ã Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
ã Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
ã Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hổ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
ã Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ;
ã Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
ã Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 8/03/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
ã Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 09/5/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
ã Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai (đợt 1), thuộc địa bàn xã Phú Lãm, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây
ã Căn cứ khối lượng điều tra thực tế;
ã Diện tích ranh giới khu vực xây dựng CCN: 225,04 ha.
3.3.2. Công việc giải phóng mặt bằng (Số liệu tổng hợp điều tra trong CCN)
Tổng diện tích đất phải thu hồi cho dự án là: 225,04 ha
Trong đó:
Đất trồng lúa 204,75 ha
Đất mương, ao 11.81 ha
Đất nghĩa địa 3,25 ha
Đất đường dân sinh 5,23 ha
3.3.3. Công việc đền bù tái định cư
– Theo Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB số 05/PA-HĐBT ngày 26/3/2007 của Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
3.3.4. Tính toán kinh phí bồi thường thiệt hại
ã Kế hoạch tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng
CCN Đồng Mai là Dự án quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây, do đó trong tổ chức thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:
– Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng phải quán triệt công tác xây dựng nội dung kế hoạch đền bù và việc lựa chọn cán bộ thực hiện. Việc tuyên truyền vận động phải làm cho mọi người dân trong vùng Dự án hiểu rõ lợi ích nhiều mặt của Dự án xây dựng CCN Đồng Mai đối với quốc gia, tỉnh và địa phương; Hiểu rõ được các chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước, ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nắm bắt được các nội dung công việc, giải thích cho người bị thu hồi đất, để họ có ý thức tự giác thực hiện tốt ngay việc kê khai thiệt hại cho đến khi thực hiện giải toả giao đất cho Dự án theo kế hoạch.
– Phương án bồi thường phải được xây dựng đầy đủ về các nội dung, cụ thể các chi tiết nhằm giải quyết tốt công tác bồi thường di dân tái định cư và GPMB.
– Công tác điều tra thống kê đánh giá các thiệt hại phải đầy đủ, chính xác theo các yêu cầu. Phải thật sự công bằng và có đầy đủ chữ ký xác nhận thống nhất về nội dung của cán bộ thực hiện, người bị thiệt hại, đại diện trưởng ấp, tổ tự quản và xác nhận của chính quyền xã.
– Lập dự toán bồi thường và trình duyệt, tổ chức thanh toán phải đầy đủ đúng trình tự quy định và nhanh chóng, trong đó lưu ý các vấn đề công khai trong từng bước cần thiết.
– Chú trọng đặc biệt trong việc xây dựng đơn giá bồi thường nhất là giá đất đảm bảo các quy định pháp lý và nhất thiết phải phù hợp thực tế địa phương được đại đa số nhân dân chấp thuận.
Công tác tái định cư phải giải quyết đồng bộ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án. Mặt khác cũng là để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội vùng dự án trong và sau khi triển khai.

Chương 4
QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG
4.1. Nhu cầu và cơ cấu nhóm ngành nghề trong Cụm công nghiệp
4.1.1. Đặc điểm và tính chất Cụm công nghiệp
ã Theo định hướng phát triển ngành công nghiệp và dự kiến của tỉnh Hà Tây, CCN Đồng Mai là CCN tập trung hoạt động theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư.
ã Quy hoạch CCN Đồng Mai đảm bảo phù hợp với quan điểm tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000-2010 có xem xét đến năm 2020
Bảng cơ cấu quy hoạch chia lô đất đai
Số TT Khu chức năng Ký hiệu lô đất
1 Các nhà máy xí nghiệp CN
CN may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may A
CN chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu B
CN công nghệ cao C
CN công nghệ thông tin D
CN sản xuất lắp ráp các TB bưu chính viễn thông E
CN hàng tiêu dùng cao cấp G
CN khác H
CN mở rộng I
2 Khu kỹ thuật KT
3 Khu TT điều hành – DVCC TT
4 Khu cây xanh CX
5 Khu sân bãi (chất thải rắn) SB
6 Khu nghĩa trang (hiện có) NĐ
4.1.2. Các thành phần chức năng CCN
CCN Đồng Mai là CCN đa ngành bao gồm các thành phần chủ yếu được phân theo chức năng sau:
– Khu XD trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng;
– Khu kỹ thuật;
– Kho bãi;
– Khu đất XD các xí nghiệp công nghiệp;
– Đường giao thông;
– Cây xanh và cây xanh cách ly;
4.2. Cơ cấu qui hoạch CCN Đồng Mai
4.2.1. Tổ chức không gian chung
– Về mặt bằng tổng thể, không gian quy hoạch, kiến trúc khu công nghiệp được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo không gian cho 1 khu công nghiệp hiện đại vừa mang tính cách công nghiệp vừa đảm bảo tính đô thị công nghiệp.
– Mật độ xây dựng hợp lý, nhiều dải cây xanh tạo ra một khu vườn công nghiệp.
– Quy hoạch cơ cấu, quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian, quy hoạch các khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của tỉnh.
– Là CCN tập trung với nhiều ngành sản xuất, cần có sự bố trí phân cụm, nhóm xí nghiệp với các giải pháp không gian và kỹ thuật phù hợp với cảnh quan, vệ sinh môi trường và không gian cách ly với các khu dân cư hiện có.
– Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải) đảm bảo đáp ứng ngay trước mắt cho hoạt động của các nhà máy đầu tiên vào CCN, đồng thời phù hợp với phát triển về lâu dài của CCN
4.2.2. Phân bố cơ cấu sử dụng đất trong CCN
ã Tổng diện tích qui hoạch: 225,04 ha
ã Phân bố cơ cấu sử dụng đất
Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT Loại đất Tỷ lệ (%) Diện tích (ha)
I Tổng diện tích khu đất nghiên cứu 225,04
II Đất hành lang an toàn lưới điện 6,16
III Đất cụm công nghiệp 100 218,88
1 Đất Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng 3,16 6,91
2 Đất khu kỹ thuật 3,09 6,77
3 Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp 68,51 149,95
4 Đất giao thông 14,94 32,70
5 Đất cây xanh tập trung và cây xanh cách ly 7,42 16,24
6 Đất sân bãi (chất thải rắn) 0,60 1,32
7 Đất mặt nước 1,73 3,79
8 Đất nghĩa trang 0,55 1,20
Nội dung quy hoạch CCN
Theo Quy hoạch chi tiết CCN Đồng Mai đã được phê duyệt
4.2.2.1. Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có diện tích 149,95ha chiếm 68,51% tổng diện tích. Quy hoạch phân lô đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được bố trí trên cơ sở định hướng tổ chức mạng lưới giao thông đã được xác định. Các lô đất được phân lô có diện tích từ: 0,98ha – 8,94ha. Các lô đất được quy hoạch đảm bảo một cách linh hoạt trong việc phân chia hoặc ghép lại phù hợp với yêu cầu của từng loại hình các xí nghiệp công nghiệp, phù hợp với quy mô, công nghệ của các ngành công nghiệp và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Các lô đất công nghiệp được quy hoạch thành 8 nhóm ngành sản xuất chính:
– Nhóm ngành công nghiệp may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may (ký hiệu A1, A2, A3) có diện tích 35,19ha chiếm tỷ lệ 23,47%. Gồm có 3 khu: khu A1 nằm ở phía Bắc CCN có diện tích 4,41ha, khu A2 sát đường quy hoạch vành đai 4 có diện tích 19,12ha, khu A3 nằm ở phía Tây CCN có diện tích 9,33ha.
– Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu (ký hiệu B1, B2, B3) có diện tích 27,75ha chiếm tỷ lệ 18,51%. Gồm có 3 khu: B1 có diện tích 13,16ha và B2 có diện tích 12,09ha và khu B3 có diện tích 2,50ha đều nằm ở phía Đông Nam CCN giáp CCN Thanh Oai.
– Nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao (ký hiệu C) có diện tích 11,66ha chiếm tỷ lệ 7,78% được bố trí ở giữa CCN, gần đường quy hoạch vành đai 4.
– Nhóm ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ký hiệu là D) có diện tích 12,90ha chiếm tỷ lệ 8,60% được bố trí ở phía Tây CCN, gần kênh mương Trung thuỷ nông La Khê.
– Nhóm ngành công nghiệp lắp ráp các thiết bị bưu chính viễn thông (ký hiệu là E) có diện tích 11,64ha chiếm tỷ lệ 7,76% được bố trí ở phía Tây của CCN, tiếp giáp với kênh mương Trung thuỷ nông La Khê.
– Nhóm ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cao cấp (ký hiệu G) có diện tích 11,70ha chiếm tỷ lệ 7,80% được bố trí về phía Nam CCN, cuối trục đường chính.
– Nhóm ngành công nghiệp khác (ký hiệu H), có diện tích 6,54ha chiếm tỷ lệ 4,36% nằm ở phía Nam CCN.
– Nhóm ngành công nghiệp mở rộng (ký hiệu I) có diện tích 32,57ha chiếm tỷ lệ 21,72% nằm ở phía Nam CCN (đất của CCN Thanh Oai trước đây).
4.2.2.2. Đất xây dựng khu Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng
Đất xây dựng khu Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng kí hiệu TT diện tích 6,91 ha chiếm 3,16% tổng diện tích, được bố trí ở phía Bắc của CCN, tiếp giáp với trục đường chính của CCN. Trong khu này dự kiến xây dựng:
– Khu nhà văn phòng quản lý điều hành và trưng bày giới thiệu sản phẩm.
– Khu nhà văn phòng cho thuê, dịch vụ ngân hàng, bưu điện thương mại.
– Khu nhà ăn công nghiệp.
– Trạm xe cứu hoả.
– Và một số các hạng mục phụ trợ khác.
4.2.2.3. Đất giao thông
– Giao thông của CCN bao gồm: trục giao thông chính lộ giới 53m có hướng song song với đường quy hoạch vành đai 4 và theo hướng đường điện 35KV hiện có, nối CCN với trục giao thông đối ngoại bên ngoài, tuyến đường này đảm bảo lưu thông cho một lượng xe lớn từ các hướng đường giao thông trong CCN. Một tuyến đường chính nữa của CCN lộ giới 30m vuông góc và đấu nối với đường vành đai 4, đường khu vực và đường gom với lộ giới 19,5m tạo mối liên kết dễ dàng các khu chức năng, các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp. Hệ thống giao thông liên kết với CCN Thanh Oai nằm về phía Đông Nam CCN gồm 2 tuyến đường có lộ giới 22,5m và đường sát đường quy hoạch vành đai 4 có lộ giới 33m. Ngoài ra có 2 đường giao thông nội bộ trong khu công nghiệp mở rộng (đất của CCN Thanh Oai trước đây) có lộ giới 20,5m và 11m nằm ở phía Nam cuối khu đất.
– Diện tích dành cho giao thông là 32,70ha chiếm 14,94% tổng diện tích.
4.2.2.4. Đất cây xanh
– Đất cây xanh kí hiệu CX có diện tích 16,24ha chiếm 7,42% tổng diện tích.
– Trong đó cây xanh tập trung có diện tích 3,47ha chiếm 1,59% được bố trí ở giữa lô đất xây dựng nhóm ngành CN may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may và xung quanh ranh giới phía Bắc, phía Đông Nam CCN.
– Khu cây xanh cách ly có diện tích 12,77ha chiếm 5,83% được bố trí xung quanh ranh giới phía Tây Nam CCN tạo trục không gian cây xanh lớn cho toàn CCN cách ly khu dân cư hiện có, đảm bảo cảnh quan và sự điều hoà về môi trường cho toàn Cụm.
– Hệ thống cây xanh phân tán dọc theo trục giao thông chính trong CCN.
4.2.2.5. Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật
Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật gồm 3 khu kí hiệu KT1, KT2 và KT3 có diện tích 6,77 ha chiếm 3,09%. Cụ thể:
– Khu KT1 có diện tích 1,80ha bố trí ở phía Bắc CCN, khu đất dự kiến xây dựng trạm cấp nước, trạm bơm tăng áp và bể chứa
– Khu KT2 có diện tích 3,47ha bố trí ở phía Nam CCN, khu đất dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải và trạm biến áp.
– Khu KT3 có diện tích 1,50ha bố trí ở phía Nam cuối CCN (đất của CCN Thanh Oai trước đây).
4.2.2.6. Đất sân bãi
Đất sân bãi có diện tích 1,32ha chiếm tỷ lệ 0,60% bố trí ở phía Nam cuối đường trục chính CCN là nới thu gom chất thải rắn từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp trong CCN.
4.2.2.7. Đất mặt nước
Đất mặt nước có diện tích 3,79ha chiếm tỷ lệ 1,73%, bao gồm 2 kênh tiêu: kênh Thanh Niên mới chạy dọc theo khu cây xanh cánh ly phía Tây CCN có diện tích 2,59ha và kênh tiêu nằm trong khu đất mở rộng (đất của CCN Thanh Oai trước đây) có diện tích 1,20ha.
4.2.2.8. Đất nghĩa trang
Đất nghĩa trang có diện tích 1,20ha chiếm tỷ lệ 0,55% nằm trong khu đất mở rộng (đất của CCN Thanh Oai trước đây), khu đất này giữ nguyên hiện trạng.
4.2.2.9. Phòng cháy chữa cháy
ã Cơ sở thiết kế
– Là một CCN đa ngành, nguy cơ về cháy nổ của từng xí nghiệp khác nhau. Phương án phòng cháy nổ của CCN được thực hiện theo luật PCCC – Tiêu chuẩn PCCC và phải đạt được.
– Phát hiện kịp thời sự cố về cháy nổ
– Có phương tiện và có lực lượng chuyên nghiệp về PCCC đến ứng cứu sửa chữa kịp thời xử lý tại chỗ.
ã Biện pháp tổ chức thực hiện
Hệ thống báo cháy: CCN có bộ phận thường trực nhận thông tin về sự cố cháy nổ. Các cơ sở sản xuất có hệ thống báo cháy của đơn vị mình và truyền tín hiệu về CCN bằng điện thoại để có biện pháp xử lý.
Hệ thống chữa cháy:
– Hệ thống chữa cháy bao gồm chữa cháy của cơ sở và chữa cháy của Cụm công nghiệp.
– Hệ thống chữa cháy của cơ sở được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn PCCC và phải được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận.
– Hệ thống cấp nước chữa cháy ở đây là hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp với áp lực tự do tại các trụ nước chữa cháy >10m.
– Số đám cháy đồng thời tính toán cho CCN là một đám cháy (TCVN 2622-1995 điều 10.4) với lưu lượng nước chữa cháy cho một đám cháy là 30l/s. Thời gian cấp nước chữa cháy đảm bảo liên tục trong 3 giờ.
– Trụ nước chữa cháy được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyến ống, khoảng cách giữa hai trụ nước chữa cháy kề nhau khoảng 100-150m.
4.2.2.10. Giải pháp kiểm soát môi trường
ã Dự báo tác động môi trường CCN
– Nước thải của CCN chủ yếu 1à các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp đa năng. Vì thế nước thải của từng xí nghiệp cần phải xử lý cục bộ đạt các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong cột C tiêu chuẩn TCVN 5945-l995 trước khi thải vào cống thoát nước chung của CCN.
– Tiếng ồn giới hạn từ 22h tới 6h sáng của TCVN 5945-1995 là 50dB (A). Hiện tại TCVN chưa đưa ra yếu tố quy định tiếng ồn cho CCN. Mức tiếng ồn cho phép tối đa trong khu dân cư và khu công cộng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945-1995), xem bảng sau:
TT Khu vực Từ 6h – 18h (dB) Từ 18h – 22h (dB) Từ 22h – 6h (dB)
1 Khu vực yên tĩnh 50 45 40
2 Khu dân cư 50 55 45
3 Khu thương mại và dịch vụ 70 70 50
4 Các nhà máy công nghiệp nhỏ xen lẫn khu dân cư 75 70 50
5 Khu công nghiệp 70 70 65
ã Tác động môi trường đối với CCN
– Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí chủ yếu: Bụi sinh ra trong quá trình đào đất, san lấp mặt bằng; Bụi sinh ra trong quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; Khí thải của các đơn vị vận tải và các đơn vị thi công cơ giới có chứa bụi, SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon và chì.
– Nguồn gốc gây ô nhiễm nước bao gồm: Nước thải của công nhân xây dựng, chứa các hợp chất hữu cơ, hợp chất Nitơ, Phốtpho, vi khuẩn…; Nước mưa chảy tràn từ công trường xây dựng cuốn theo đất cát; Nước thải sản xuất của các xí nghiệp
– Nguồn chất thải rắn bao gồm: Các nguyên vật liệu xây dựng dư thừa gạch, cát, gỗ, kim loại…; Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân; Chất thải rắn từ các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp đa năng.
ã Các giải pháp giảm thiểu các tác động môi trường
– Nước thải của từng xí nghiệp cần phải xử lý cục bộ trước khi thải vào cống thoát nước chung của CCN;
– Phải có biện pháp bảo vệ vệ sinh nguồn nước cụ thể xung quanh giếng khai thác nước cần được bảo vệ, không sử dụng làm nơi tập trung rác thải, không trồng trọt, bón phân cho cây trồng;
– Trạm xử lý nước cần có hàng rào bảo vệ, luôn luôn có người quản lý vận hành, bảo vệ an toàn nguồn cấp nước. Người không có nhiệm vụ không được vào khu vực xử lý nước;
– Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch đúng theo qui chuẩn của Việt Nam qui định;
– Khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn, độ rung trong các nhà máy.
ã Mạng lưới công trình ngầm
Mạng lưới các công trình ngầm đi dưới hè đường gồm:
– Mạng đường ống chờ luồn dây điện động lực xuất tuyến đi ngầm dưới hè dọc theo tuyến đường, cách khoảng tối đa 40m có l giếng cáp.
– Mạng đường ống chờ cho cáp quang điện thoại đi ngầm dưới hè (cùng phía với đường cáp điện động lực). Trên dọc tuyến có bố trí giếng cáp và điểm rẽ nhánh vào lô đất.
– Mạng đường ống cấp nước đi ngầm dưới hè dọc theo tuyến đường nội bộ. Trên dọc tuyến có các hố van khống chế và các hố thăm của điểm rẽ nhánh vào lô đất.
– Mạng đường ống thoát nước thải sinh hoạt đi ngầm dưới hè. Trên dọc tuyến cứ khoảng 50m có 1 hố thăm và hố van khống chế từ các lô đất chảy ra.
– Mạng đường ống thoát nước mưa đi ngầm dưới hè đường dọc theo tuyến đường nối vào mạng. ở mỗi lô đất có đường ống dẫn nước mưa qua hố thu vào mạng.
Toàn bộ mạng đường ống kỹ thuật và các hố thu, hố thăm, giếng cáp được thi công đồng bộ với quy hoạch đường hè.
4.3. Dự báo nhu cầu lao động trong CCN
Căn cứ vào định hướng phát triển ngành nghề và quy mô xây dựng, căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tham khảo trong TCVN 4616-1988 ”Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp – Tiêu chuẩn thiết kế”. Số lao động người/ha dao động từ 30 người đến 210 người/ha cho công nghiệp nhẹ.
Chương 5
QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC DỰ ÁN
5.1. Tiến độ thực hiện Dự án
5.1.1. Tiến độ tổng quát
Dự án đầu tư xây dựng CCN được chia ra 3 giai đoạn, thực hiện trong 3 năm:
ã Giai đoạn 1: Từ nay đến cuối năm 2007 thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 997.504 m2 của CCN
Việc thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho CCN được dự kiến bắt đầu từ quý IV năm 2007 và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: vừa thi công xây dựng vừa tiếp nhận các Nhà đầu tư vào xây dựng các xí nghiệp.
Các mốc thời gian chính:
– Lập DAĐT trình các cơ quan chức năng: Quý IV/2007
– Phê duyệt DAĐT: Quý IV/2007
– Lập Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công: Quý IV/2007
– Thẩm tra, Phê duyệt BVTC và Tổng dự toán: Quý IV/2007-Quý I/2008
– Thi công xây dựng cơ sở hạ tầng: Quý IV/2007 – Quý IV/2009
– Bắt đầu tiếp nhận các Dự án đầu tư xây dựng: Từ quý I/2008 trở đi
ã Giai đoạn 2: Giai đoạn mở rộng, từ Quý I/2009 đến Quý I/2010
Tiếp tục thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 835.116 m2 của CCN được dự kiến bắt đầu từ quý I năm 2009 và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: vừa thi công xây dựng vừa tiếp nhận các Nhà đầu tư vào xây dựng các xí nghiệp.
ã Giai đoạn 3: Giai đoạn mở rộng, từ Quý III/2009 đến Quý I/2010.
Tiếp tục thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 418.628 m2 của CCN được dự kiến bắt đầu từ quý III năm 2009 và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: vừa thi công xây dựng vừa tiếp nhận các Nhà đầu tư vào xây dựng các xí nghiệp.
5.1.2. Biện pháp thực hiện
Thi công theo phương pháp cuốn chiếu đồng bộ để có thể tiếp nhận các Dự án vào xây dựng, từ Quý I/2008 sẽ có cơ bản các dịch vụ phục vụ các Dự án đầu tư vào khai thác.
5.2. Tổ chức quản lý khai thác dự án
5.2.1. Tổ chức quản lý khai thác dự án
CCN Đồng Mai là CCN tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; Trong CCN có các doanh nghiệp được quản lý theo Quy chế Cụm công nghiệp.
Trong CCN có các loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
5.2.2. Tổ chức quản lý điều hành thực hiện và khai thác Dự án
ã Quản lý Nhà nước
Công tác tổ chức quản lý điều hành thực hiện Dự án được thực hiện theo quy chế Cụm công nghiệp theo Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 13/7/2005 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định về xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
ã Quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú
Việc quản lý sau đầu tư CCN Đồng Mai do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú thay mặt UBND tỉnh, kết hợp với các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật thực hiện chức năng của cơ quan quản lý cấp trên.
ã Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú đảm nhiệm chức năng Chủ đầu tư công trình có nhiệm vụ:
– Quản lý thực hiên dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Đồng Mai trong 50 năm.
– Tổ chức thực hiện dự án: Tổ chức triển khai thực hiện dự án, nghiệm thu quyết toán đưa Dự án vào khai thác
– Khai thác Dự án: Công ty có trách nhiệm chính sau:
+ Xây dựng điều lệ quản lý CCN Đồng Mai trên cơ sở điều lệ mẫu.
+ Quản lý các Dự án đầu tư vào CCN theo đúng quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Đồng thời có kế hoạch phát triển các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng.
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ trong CCN Đồng Mai và có kế hoạch mở rộng các dịch vụ: Mạng lưới giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, công viên cây xanh. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải sản xuất, trạm xử lý nước thải. Hệ thống kho bãi.
– Hợp đồng với ngành điện, ngành nước và các chủ đầu tư thứ phát để phối hợp xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp.
– Một số hạng mục cơ sở kỹ thuật hạ tầng sau khi thi công xong Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương quản lý khai thác trực tiếp với các doanh nghiệp như:
+ Hệ thống cung cấp điện động lực
+ Hệ thống cấp nước
+ Hệ thống thông tin liên lạc.
5.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự
Trong thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác Công ty tổ chức bộ máy quản lý CCN.
ã Bố trí nhân sự Ban Quản lý dự án CCN Đồng Mai
Giám đốc điều hành: 01
Phó Giám đốc kỹ thuật: 01
Phó Giám đốc kinh doanh: 01
Hành chính quản trị – bảo vệ: 07
Tài chính kế toán: 04
Quản lý kỹ thuật – Dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng: 04
Kinh doanh tiếp thị: 03
Bộ phận sửa chữa: 06
Tổng cộng (người): 27
* Giá thành chi phí quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
– Chi phí quản lý
– Quỹ lương cơ bản năm:

STT Chức danh Số lượng (người) Mức lương bình quân Quỹ lương
Tháng Năm
1 Giám đốc 1 3.200.000 41.600.000 41.600.000
2 Phó giám đốc 2 2.800.000 36.400.000 72.800.000
3 Trưởng phó ban 4 2.400.000 31.200.000 124.800.000
4 Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ 10 1.850.000 24.050.000 240.500.000
5 Công nhân kỹ thuật 6 1.750.000 22.750.000 136.500.000
6 Nhân viên 4 1.250.000 16.250.000 65.000.000
Cộng 27 681.200.000
– Trong đời Dự án cứ mỗi 5 năm 1 lần tăng lương bình quân 0,5%.
– Quỹ tiền lương chưa bao gồm cả chi phí bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 2% và quỹ công đoàn 2%.
– Chi phí lương gián tiếp: 681.200.000 đ/năm
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị dự tính: 60.000.000 đ/năm
– Các chi phí điện, nước (điện chiếu sáng
đường đi và nước tưới đường, tưới cây): 360.000.000 đ/năm
– Chi phí quản trị điều hành: 0,2% doanh thu
– Các chi phí duy tu bảo dưỡng sửa chữa:
– Duy tu bảo dưỡng nhà xưởng, kết cấu: 0,1% GTXL/năm
– Duy tu bảo dưỡng thiết bị: 0,1% GTTB/năm
– Giá trị duy tu bảo dưỡng lấy trung bình bằng 0,1% vốn xây lắp, thiết bị để tính giá cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong suốt đời Dự án.
5.2.4. Chính sách thu hút đầu tư
Thu hút các Nhà đầu tư vào CCN được thực hiện bằng:
– Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, đầy đủ.
– Có biểu giá hợp lý khuyến khích các Nhà đầu tư vào càng sớm càng có lợi Khuyến khích Nhà đầu tư trả gọn 1 lấn.
– Có thủ tục hành chính gọn, đơn giản và 1 cửa.

6.3.3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội
Việc thành lập Cụm công nghiệp Đồng Mai có ý nghĩa rất quan trọng về hiệu quả kinh tế – xã hội đối với Tỉnh Hà Tây nói chung và Thành phố Hà Đông nói riêng.
6.3.3.2. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Cùng với những ưu đãi đầu tư của Tỉnh Hà Tây, Luật Đầu tư, cũng như khả năng hấp đẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước về địa lý, về thị trường tiêu thụ sản phẩm và những ưu đãi đầu tư khác, CCN Đồng Mai có khả năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng khoảng 60 nhà máy sản xuất. Bình quân mỗi nhà máy đầu tư khoảng 20 triệu USD thì Cụm công nghiệp có thể thu hút khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư.
6.3.3.3. Thúc đẩy phát triển Kinh tế và Đô thị hoá trong Tỉnh
Chế biến nông sản, thuỷ hải sản sử dụng nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú, giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao thông chung.
Dự án đầu tư thành lập CCN Đồng Mai được thực hiện sẽ kích thích sản xuất, tạo thêm việc làm cho nông dân, ngư dân, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nhờ có công nghiệp chế biến, giá trị nông sản, thuỷ hải sản được trở thành hàng hóa giá trị cao và tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện hiện đại hóa đất nước.
Dự án thành lập CCN Đồng Mai được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực.
Dự án thành lập CCN Đồng Mai được thực hiện, trên cơ sở tạo ra những chỗ làm việc mới mang tính chất công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh và nâng cao dân trí của nhân dân địa phương.
Quá trình hình thành và phát triển của khu công nghiệp sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên những điều kiện nâng cao trình độ cũng như những kinh nghiệm về quản lý và đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh cho người lao động.
Sau khi việc đầu tư xây dựng CCN Đồng Mai kết thúc, khu công nghiệp sẽ để lại một hệ thống cơ sở vật chất có khả năng phục vụ tiếp cho sự phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của của tỉnh Hà Tây.
6.3.3.4. Giải quyết việc làm cho người lao động
Qua thống kê tại một số Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cho thấy nhu cầu lao động trong CCN khoảng 120người/ha. Như vậy, Dự án có thể thu hút khoảng 25.000 lao động.
Nếu tính bình quân tiền lương tháng của lao động trong khu công nghiệp là 60 USD/người/tháng thì chi phí trả lương cho lao động trực tiếp khoảng 1.800.000 USD/năm.
6.3.3.5. Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước
Dự án có thể không đóng góp vào ngân sách Nhà nước một cách trực tiếp nhưng đóng góp đặc biệt quan trọng của Dự án là đóng góp gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê lại đất trong CCN Đồng Mai để sản xuất kinh doanh.
6.3.3.6. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước, tiếp kiệm ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá
– CCN Đồng Mai đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một Cụm công nghiệp sản xuất với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
– Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước được nâng cao sẽ tạo ra cơ hội giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và do đó tiết kiệm được ngoại tệ.

Chương 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
ã Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng và quản lý sau đầu tư Cụm công nghiệp Đồng Mai có tính khả thi cao, có khả năng thu hút được các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt còn có một số hạn chế về cơ sở hạ tầng, điều kiện Kinh tế – Xã hội, nhưng việc đầu tư cho sự phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu Kinh tế của xã Đồng Mai, Thành phố Hà Đông nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung là rất cần thiết và rất cần sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Tây.
ã Đầu tư xây dựng CCN Đồng Mai là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trên địa bàn và thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá của xã Đồng Mai, Thành phố Hà Đông và tỉnh Hà Tây.
ã Việc hình thành CCN Đồng Mai góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Kinh tế – xã hội của xã Đồng Mai nói riêng cũng như tỉnh Hà Tây nói chung, đưa khu vực này thành một khu vực Kinh tế công nông nghiệp phát triển.
ã Hiệu quả kinh tế – xã hội
– Dự án xây dựng CCN của tỉnh Hà Tây như trình bày trên cho thấy có tính khả thi về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội cũng như về tài chính. Dự án đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp, góp phần phát triển Kinh tế xã hội của địa phương.
– Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CCN tuy không trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế tài chính từ hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng CCN nhưng sẽ mang lại nhiều hiệu quả Kinh tế – Xã hội đối với tỉnh Hà Tây nói chung và Thành phố Hà Đông, xã Đồng Mai nói riêng.
Cụ thể như sau:
– Thúc đẩy phát triển Kinh tế và đô thị hóa trong Tỉnh
+ Dự án CCN được thực hiện sẽ kích thích sản xuất nông nghiệp, trong đó các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh, những cây công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh, tạo thêm việc làm cho nông dân, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và góp phần tích cực trong đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Nhờ công nghiệp chế biến các ngành công nghiệp dệt may, chế biến nông sản cao cấp sẽ trở thành hàng hoá giá trị cao, tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
+ Dự án CCN được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực lân cận Thành phố Hà Đông, xã Đồng Mai.
+ Quá trình hình thành và phát triển của CCN sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao trình độ, tăng cường kinh nghiệm về quản lý, về đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh.
– Thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh
+ Hiện nay tiến độ thu hút đầu tư vào các KCN, CCN trong tỉnh Hà Tây đang tiến triển rất tốt, với các dự án đang triển khai xây dựng và hàng chục doanh nghiệp đang làm thủ tục lựa chọn vị trí.
+ Cùng với những ưu đãi đầu tư của tỉnh Hà Tây, của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư tại Việt Nam, cũng như khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước về địa lý, về thị trường tiêu thụ sản phẩm và những ưu đãi đầu tư khác của CCN có khả năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng 70 – 100 nhà máy.
– Giải quyết việc làm cho người lao động:
+ Dự án CCN được thực hiện sẽ tạo ra nhiều việc làm mới mang tính chất công nghiệp, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh và nâng cao dân trí của nhân dân địa phương.
+ Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước.
+ Dự án đóng góp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước thông qua tiền thuê đất và phí sử dụng hạ tầng tuy không lớn (do chủ trương thu hút đầu tư và tạo điều kiện để phát triển công nghiệp) nhưng đóng góp đáng kể của Dự án là phần gián tiếp thông qua nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp.
– Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước:
CCN đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một cụm công nghiệp dệt may, chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu, giảm được chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
7.2. Kiến nghị
Kính đề nghị Hội đồng quản trị Công ty sớm xem xét và phê duyệt Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Đồng Mai, tạo cơ sở pháp lý để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú triển khai các bước tiếp theo của quá trình Đầu tư Dự án.

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Các mẫu bản vẽ cổng hàng rào đẹp

Quan điểm ngày xưa khi hàng rào chỉ là nơi che chắn, phân cách lô đất của mình, hàng rào chỉ là những cọc tre/ gỗ hay thậm chí chỉ là những luống dâm bụt, hàng dừa, hàng cau tạo nên nét duyên dáng cho khung cảnh làng quê…. Ngày nay khi xu hướng đô thị hóa ùa đến, đất hẹp người đông, gu thẩm mỹ thay đổi và yêu cầu an ninh ..những hàng rào như thế ít dần đi thay vào đó là những tường rào bê tông cốt thép, tường rào xây ốp đá sáng loáng, tường rào sắt kín kẽ, sang trọng phù hợp với thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà.

Lang thang trên mạng và đống bản vẽ cũ mình tìm được một số mẫu cổng,mẫu hàng rào đẹp mắt được thể hiện khá chi tiết và khá ưng ý nên tập hợp lại chia sẻ cho anh em. Hy vọng các bạn thích và ủng hộ nhiệt tình!!

1. Bản vẽ mẫu cổng + hàng rào đẹp cho nhà biệt thư
Bản vẽ này tương đối đầy đủ được mình trích ra trong các bản vẽ biệt thự mà mình đã share trước đây


2. Mẫu cổng trụ bê tông, mái ngói, tường rào gỗ
Đây là mẫu cổng tường rào phổ biến, hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn vì nó không định hình dùng riêng đối với một mẫu nhà cụ thể. Do đó mà mẫu này mang tính chất đại trà, đơn giản, ít cầu kỳ.

Phần cánh cổng thiết kế hơi xấu nên bạn có thể chọn lưa mẫu cổng đẹp, hiện đại và phù hợp hơn

3. Mẫu cổng sắt, tương rào xây
Đây là mẫu dành cho nhà biệt thự, mẫu này tương đối cũ, có giá trị tham khảo:

Mẫu đơn sửa chữa căn hộ chung cư tại Hà Nội

Sự phát triển của các đô thị, khu công nghiệp kéo theo sự tập trung cư dân đông đúc từ nhiều nơi chuyển về để làm việc và sinh sống tại đó. Chính vì thế sẽ nảy sinh vấn đề về nhà ở, giá cả thuê căn hộ cũng tăng, cộng thêm các chi phí phát sinh khác đã làm cho nhiều bức xúc xảy ra. Chính vì vậy chung cư đã ra đời.


Mật khẩu : Cuối bài viết

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Hồ sơ xây dựng.com :
1. Mẫu thiết kế nội thất chung cư
2. Báo giá thi công nội thất chung cư
3. Mẫu dự toán nội thất chung cư

Sau đây hosoxaydung.com xin gửi tới các bạn mẫu đơn sửa chữa căn hộ chung cư tại hà nội. Bạn muốn dowload chi tiết xin vui lòng đến cuối bài viết để dowload đầy đủ và chi tiết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

 

HỒ SƠ THỎA THUẬN

CẢI TẠO THIẾT KẾ CĂN HỘ

                  Ký hiệu: ………….  (Ghi tên căn hộ, ví dụ: 1002)

Căn hộ số: …………………….

Tầng: ………………….

Chủ Hợp đồng: ………………………………………………..

Người được ủy quyền (nếu có)………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………..

Điện thoại liên hệ: ……………………………………………..

                                                                    Ngày …. tháng … năm 20…

       Chủ căn hộ                                         Đơn vị tư vấn thiết kế

(ký, ghi rõ họ tên)                                      (ký, đóng dấu nếu có)                             

                                             Chủ đầu tư

(ký, đóng dấu)

 

Mẫu 01 – Đơn đề nghị cải tạo thiết kế căn hộ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày …… tháng ….. năm 20….

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ  CẢI TẠO THIẾT KẾ CĂN HỘ

 

Kính gửi:     CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3

 

– Căn cứ Hợp đồng số: ……./……. Ký ngày …/…/20… giữa Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 với ông (bà) : ……………………………. Về việc mua bán căn hộ số…… Dự án Chung cư cao tầng nhà C, lô CT3, Khu đô thị mới Tây nam hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội

– Căn cứ nhu cầu sử dụng phù hợp với gia đình;

 

Tên tôi là: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường chú: ……………………………………………………………

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………….….

Số điện thoại: ………………….……. Di động: …………………………….…

Tôi làm đơn này để đăng ký cải tạo thiết kế căn hộ chung cư số ……….. thuộc Dự án Chung cư cao tầng nhà C, lô CT3 do Công ty HUD3 làm chủ đầu tư với các nội dung sau:

  • Tên căn hộ: Số……..
  • Vị trí: Tầng…….
  • Các hạng mục đề nghị được cải tạo:

1,……….

2,………….

 (Có bản vẽ kèm theo)

  • Các hạng mục đề nghị không hoàn thiện:

1,……….

2,………….

Nếu được duyệt cải tạo sửa chữa, tôi cam kết thanh toán mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình cải tạo sửa chữa cho các Nhà thầu liên quan, mọi chi phí sửa chữa tôi sẽ thỏa thuận với Nhà thầu.

CHỦ CĂN HỘ

 

Mẫu 02 – Bản cam kết của Chủ căn hộ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

       GIẤY CAM KẾT

Của Chủ căn hộ số………. Tòa nhà C-CT3 Tây Nam hồ Linh Đàm

Kính gửi:    CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3

Tôi tên là:…………………………………………………………………………………………….

– Số CMND:…………………. Ngày cấp:…./…./……….. Nơi cấp:……………………….

– Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

– Điện thoại: NR:………………. CQ:………………………. DĐ:……………………………

Là chủ căn hộ số………. dự án Công trình Chung cư cao tầng nhà C, lô CT3 Tây Nam hồ Linh Đàm tại hợp đồng số…….. ký ngày …./…./2014. Tôi đã làm đơn xin sửa chữa, cải tạo căn hộ và tôi cam kết sẽ tuân thủ các điều khoản sau:

1. Thực hiện đúng các quy định về việc thi công sửa chữa do Chủ đầu tư đề ra.

2. Đóng đủ các khoản chi phí sửa chữa theo thỏa thuận với Nhà thầu.

3. Chấp thuận ký hồ sơ hoàn công căn hộ theo thiết kế ban đầu để nộp cho cơ quan nhà nước có liên quan phục vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ;

4. Tôi chấp thuận thanh toán hoặc tự bỏ chi phí đối với những phát sinh liên quan do việc cải tạo sửa chữa so với hồ sơ thiết kế ban đầu ;

5. Tôi cam kết các vấn đề liên quan đến cải tạo sửa chữa đã được thống nhất với các thành viên trong gia đình, đồng thời tôi sẽ chịu trách nhiệm thông báo về những thay đổi này cho cho bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp tôi trao tặng, bán căn hộ này cho người khác.

 ………………, ngày     tháng    năm 201..

CHỦ CĂN HỘ

 

Mẫu 03 – Bản thông báo chấp thuận sửa chữa của Chủ đầu tư

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày …… tháng ….. năm 20….

 

VĂN BẢN CHẤP THUẬN VIỆC SỬA CHỮA

 

Kính gửi:     ÔNG (BÀ)……………………………………

 

– Căn cứ Hợp đồng số: ……./……. Ký ngày …/…/20… giữa Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 với ông (bà) : ……………………………. Về việc mua bán căn hộ số…… Dự án Chung cư cao tầng nhà C, lô CT3, Khu đô thị mới Tây nam hồ Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội

– Căn cứ Đơn đăng ký cải tạo sửa chữa căn hộ số………. ngày …./…./……

Chủ đầu tư sau khi xem xét đơn đề nghị sửa chữa, cùng với bản vẽ Khách hàng căn hộ…………, chấp thuận các nội dung cải tạo, sửa chữa theo đề nghị của khách hàng. Cụ thể như sau:

  • Tên căn hộ: Số……..
  • Vị trí: Tầng…….
  • Các hạng mục chấp thuận cải tạo:

1,……….

2,………….

3,……………….

4,……………..

(Có bản vẽ được duyệt kèm theo)

  • Các hạng mục chấp thuận không hoàn thiện theo Phụ lục vật liệu hoàn thiện trong hợp đồng đã ký kết:

1,……….

2,………….

3,……………….

Đề nghị Chủ căn hộ số………. mang theo hồ sơ kèm theo, làm việc với BQL dự án CT3 và các Nhà thầu tại công trường để thỏa thuận chi phí, tiến độ cải tạo sửa chữa.

Nơi nhận:

– Như trên;

– BQLDA CT3 (để phối hợp)

– Ban thi công CT3, Nhà thầu (để phối hợp)

– Lưu QL&PTDA

                 ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC

 KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP HOẶC HẠN CHẾ CẢI TẠO SỬA CHỮA

Công trình: Chung cư cao tầng nhà C

Địa điểm: Lô CT3 Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm

  • Không can thiệp vào kết cấu chịu lực và các phần sở hữu chung của công trình (cột, dầm, sàn, vách, hộp kỹ thuật, tường bao)
  • Không thay đổi vị trí của Nhà vệ sinh, tránh ảnh hưởng đến căn hộ phía dưới và gây ảnh hưởng đường ống kỹ thuật thoát nước thải chung ;
  • Không thay đổi cửa mặt ngoài căn hộ, cửa ra vào căn hộ (bao gồm chất liệu, vị trí, hình dáng, màu sắc…)
  • Hạn chế dịch chuyển vị trí các bức tường để đảm bảo tính chịu lực của sàn bê tông cốt thép công trình ;

Lưu ý: Việc đề nghị cải tạo sửa chữa phụ thuộc vào thời gian mà Khách hàng đề nghị để Chủ đầu tư xem xét duyệt hay không bởi liên quan đến tiến độ triển khai các gói thầu trên công trường.

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát LUX-981F có giá bán bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Lập hồ sơ dự thầu

Bạn đang có nhu cầu tìm đơn vị lập hồ sơ dự thầu  ? Bạn muốn tìm một đơn vị tư vấn lập hồ sơ dự thầu uy tín, chất lượng đảm bảo, dịch vụ chuyên nghiệp? Hãy đến dịch vụ tư vấn lập hồ sơ dự thầu, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ hồ sơ dự thầu  tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

Chúng tôi Hồ sơ xây dựng .com với đội ngũ kỹ sư, cộng tác viên chuyên nghiệp của chúng tôi đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhấp làm hài lòng quý khách hàng nhất. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi đến với Dịch vụ tư vấn hồ sơ dự thầu của chúng tôi. Chúng tôi nhận dịch vụ tư vấn hồ sơ cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cả nước. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ xây dựng, Hồ sơ xây dựng.com luôn hướng tới việc đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về tư vấn hồ sơ dự thầu, hồ sơn năng lực, năng lực công ty…luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tự hào là đơn vị tư vấn hồ sơ dự thầu uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam

Dịch vụ Tư vấn Hồ sơ Dự thầu giá rẻ của chúng tôi bao gồm:

– Dịch vụ tư vấn hồ sơ dự thầu công trình dân dụng
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu nhà xưởng, nhà máy sản xuất
– Dịch vụ hồ sơ dự thầu công trình chung cư, nhà văn phòng
– Dịch vụ hồ sơ đề xuất, dự thầu công trình Thủy Lợi, Giao thông, hệ thống hạ tầng

CÔNG TY TNHH HỒ SƠ XÂY DỰNG XÂY DỰNG
Hà Nội :Số 17 Tố Hữu – C37 Bộ Công An – Tố Hữu – Nam Từ Liêm
Sài Gòn: 44 Nguyễn Ảnh Thủ – P.Tân Chánh Hiệp – Quận 12 
Đà Nẵng :Số 368 đường Tôn Đức Thắng – P. Hoà Khánh – Quận Liên Chiều
Quý khách gọi trực tiếp để được báo giá và tư vấn Hồ sơ dự thầu
– Phụ trách Khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc : 0904.873.388
– Phụ trách Khu vực Đà Nẵng và các tỉnh Miền Trung : 0902.038.666
– Phụ trách Khu vực Sài Gòn và các tỉnh phía Nam : 0912.074.466
Website : www.Hosoxaydung.com
Email: hosoxaydung.com@gmail.com

Biệt thự 2 tầng hiện đại – có sân thượng rộng rãi, thoáng mát

Biệt thự 2 tầng hiện đại với 3 phòng ngủ với diện tích sàn có thể sử dụng là 134 mét vuông. Chưa bao gồm diện tích của các sân thượng, vì mục đích tổng hợp tổng số tầng sẽ là 164 m2. Bố cục này sẽ phù hợp với rất nhiều với căn nhà có diện tích 146 m2. Nếu bạn có mặt tiền lô là 11,20 mét và độ sâu tối thiểu là 13 mét. Bạn có thể tham khảo mẫu biệt thự này của chúng tôi.

biệt thự 2 tầng hiện đạ

Do cấu trúc tương đối đơn giản và nhịp không lớn, nên biệt thự 2 tầng hiện đại có thể sử dụng mô-đun EPS để xây dựng, hoặc gạch, cho thấy loại tiện lợi cục bộ nào thuận tiện hơn. Tất nhiên, nếu là thép nhẹ, chi phí cao hơn một chút so với bê tông gạch, nhưng có một sự cải thiện lớn về hình dạng gạch so với hình dạng và sự thoải mái về vượt nhịp.

biệt thự 2 tầng hiện đại

Hình khối kiến trúc của mẫu biệt thự 2 tầng hiện đại rất mạnh mẽ. Với hệ giả cột bên ngoài căn biệt thự làm cho chiều cao được phát triển làm cho mặt tiền căn nhà trở nên cao ráo. Phào chỉ được các kiến trúc sư giản lược, thanh thoát hơn. Gam màu chủ đạo của căn nhà là màu vàng nhạt ấm áp. Màu của sự kết hợp màu của đá tự nhiên và màu sơn. Cho thấy một không gian mặt tiền được thiết kế đơn giản nhưng chỉ cần được kết hợp các tone màu hiện đại giúp cho công trình trở nên không bao giờ bị lỗi mốt.

Hệ thống mái cũng là điểm cộng khá lớn của mẫu biệt thự 2 tầng hiện đại đẹp này bởi nó có công năng tuyệt vời và phù hợp với kiểu thời tiết ở Việt Nam. Với kiểu thiết kế dốc về các phía nhằm chống đọng nước, thấm, mốc xuống phía dưới.

Không gian garage được thiết kế mở tạo ra không gian mở đa chức năng. Nơi đây khi không có xe, nó sẽ trở thành sân có mái che phục vụ các hoạt động vui chơi tránh được những tác động của thời tiết làm ảnh hưởng.

Không gian mặt bằng các tầng

biệt thự 2 tầng hiện đại
biệt thự 2 tầng hiện đại

Mặt bằng không gian tầng 1 gồm một garage mở có thể chứa một loại xe SUV, được thiết kế cẩn thận để có không gian rộng rãi khi bạn mở cả hai cửa của xe. Khu vực này có thể được thiết kế với lối vào khu vực ăn uống như lối vào bên trong ngôi nhà. Hiên nhỏ nằm ở phía trước và mở ra khu vực sinh hoạt hoặc tiếp nhận xem tất cả các cách vào nhà bếp. Bạn có thể thấy từ khi nhận đến ăn và vào bếp được mở để làm cho khu vực này trông rộng rãi hơn.

Thang là không gian giao thông đứng được bố trí gần cửa chính, làm nhiệm vụ phân chia giao thông ngay khi vào nhà. Không gian phòng khách được liên thông với phòng bếp và ăn. Đây chính là ưu điểm linh hoạt tạo ra một không gian rộng cho gia chủ khi có nhiều bạn bè đến chơi.

Mặt bằng không gian nội thất tầng 2: phòng ngủ của gia chủ rộng 4,5 m x 4,0 m với tủ tích hợp. Các không gian phòng ngủ master mở ra một ban công nhỏ ở phía trước ngắm cảnh uống trà cùng nhau. Nếu điều này là không đủ, có một hành lang đi lên sân thượng rộng rãi ở phía bên trái có kích thước 3,7 m x 8,3 m. Với khu vực này, gia chủ đã có thể biến nơi này thành địa điểm tụ tập nhỏ, cũng là một khu vực tốt để thư giãn vào ban đêm ngắm sao trong đêm yên bình.

Ở phía trong là một phòng ngủ con cũng được trang bị tủ tích hợp. Tủ âm tường luôn tạo ra những không gian tối ưu nhất và luôn ngăn nắp. Một nhà vệ sinh chung và phòng tắm cũng được cung cấp để phục vụ hai phòng ngủ.

Các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế nhà xưởng

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư và doanh nghiệp đánh giá được chất lượng tổng thể của công trình. Vì vậy, điều cần thiết khi chuẩn bị xây dựng một công trình nhà xưởng công nghiệp là nắm bắt được các yêu cầu khi xây dựng.

Xem thêm : Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp là gì?
Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng hiện nay không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những doanh nghiệp và chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, nhà kho cỡ lớn, phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Tuy nhiên, để có một công trình nhà xưởng chất lượng thì ngoài việc sở hữu đội ngũ thiết kế giỏi chuyên môn, công trình đó còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng cần thiết để đảm bảo chất lượng thu về tốt nhất.

Vậy tiêu chí xây dựng nhà công nghiệp đạt chuẩn là như thế nào? Và cần đảm bảo những nội dung gì? Bài viết sau sẽ cho quý bạn đọc cái nhìn tổng thể nhất.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp cần biết
Tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp được quy định tại:

-Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.

-Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.

Theo đó, nhà công nghiệp khi xây dựng cần có những tiêu chí cơ bản như:

-Địa điểm xây dựng nhà công nghiệp.

-Quy mô xây dựng các hạng mục.

-Phương án thiết kế công trình.

-Tổng diện tích mặt bằng các hạng mục sẽ xây dựng (đối với công trình theo tuyến phải có phương án tuyến công trình cụ thể).

-Vấn đề kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật trong khu vực và các hạng mục khác trên công trình.

Lưu ý:

Nhà công nghiệp phải được xây dựng trên nền móng đạt chuẩn, phần kết cấu móng phải đảm bảo an toàn và quy trình xây dựng, khâu lắp đặt phải phù hợp với quy mô công trình, mục đích sử dụng và công năng hoạt động nhà công nghiệp.

Quá trình thi công nhà công nghiệp, chủ đầu tư cần:

– Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế nhà công nghiệp, tổng diện tích xây dựng, sơ đồ thiết kế và các công trình phụ trợ cho nhà xưởng.

-Phương án thiết kế với những công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như khối văn phòng, bảo tang mỹ thuật….

-Các phương án bảo vệ môi trường dự phòng bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, bể chứa nước ngầm, hoặc các quy định về an toàn lao động khi công trình đưa vào sử dụng.

-Cung cấp hồ sơ thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, các khung kèo…

-Sơ đồ công nghệ kèm bản vẽ dây chuyền ứng dụng công nghệ đối với những công trình yêu cầu kỹ thuật cao.

-Bản vẽ tổng thể mặt bằng xây dựng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến dành cho những công trình xây dựng theo tuyến.

Sau đây là một số tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng nhà công nghiệp tham khảo, xin gửi đến quý bạn đọc:

TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng.

TCVN- 4474-1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình.

TCVN 4513-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình.

TCVN 4605-1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt.

TCXD 29-1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng

TCXD 25-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế -Đặt đường dây dẫn điện tại công trình công cộng.

TCXD 27-1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.

TCVN 5687-1992 – Tiêu chuẩn thiết kế-Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng.

TCVN 5687-1992  – Tiêu chuẩn thiết kế – Thông gió điều hòa không khí.

TCVN 5760-1993  – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy.

TCVN 5738-2001 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Hệ thống báo cháy nổ.

TCVN- 6160-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy.

TCXD VN 356-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT.

TCXDVN: 338-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và kết cấu thép VN.

TCVN 2737-2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động.

TCVN 46-2007 – Hướng dẫn kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng

TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện

TCVN 4319-2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng.

TCVN 4514: 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng

Tham khảo : Dự toán xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy

Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra, xác nhận về việc phòng cháy, chữa cháy. Mẫu ghi rõ thời gian kiểm tra, đơn vị kiểm tra…. Mẫu biên bản được ban hành kèm theo Thông tư 66/2014/TT-BCA của Bộ Công An sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại đây.

Mật khẩu : Cuối bài viết

BIÊN BẢN KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(3) ………………………………………………………..

Hồi ……. giờ ……. ngày ……. tháng …….năm … , tại…………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm: ……………………………………………………………………………………………

Đại diện: ……………………………………………………………………………………………………

– Ông/bà: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………………………..

– Ông/bà: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………………………..

– ………………………………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………………………………

Đã tiến hành kiểm tra đối với ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..

Đại diện …………………………………………………………………………………………………….

– Ông/bà: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………………………..

– Ông/bà: ……………………………… Chức vụ: ……………………………………………………..

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau: …………………………………………………………….

……………………………………..(4)……………………………………………………………………..

Biên bản được lập xong hồi …. giờ ……. ngày … tháng ……. năm ……., gồm trang ……. được lập thành … bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản.,đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(5)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
(5)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(5)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan, tổ chức của người chủ trì kiểm tra;

(3) Ghi nội dung kiểm tra về vấn đề gì;

(4) Ghi phần trình bày của cơ sở, phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nội dung kiểm tra của từng vấn đề, nhận xét đánh giá về kiến nghị kết luận;

(5) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang

1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Tổ chức nộp hô sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang:

+ Địa chỉ: Trung tâm Hành chính công, Khu liên cơ quan – Quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

+ Điện thoại: 0204 3662 005.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

+ Hình thức tiếp nhận: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đủ theo quy định thì giao Giấy biên nhận hồ sơ (có ngày hẹn trả kết quả) cho tổ chức. Hướng dẫn tổ chức bổ sung nếu hồ sơ còn thiếu theo quy định.

– Bước 2:

+ Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC chuyển hồ sơ tới phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường bàn giao theo quy định.

+ Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, tham mưu ý kiến thẩm định về hồ sơ Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế thi công dự án trình Lãnh đạo Ban phụ trách xem xét, quyết định.

+ Sau khi có ý kiến quyết định chủ trương của Lãnh đạo Ban phụ trách, phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường tham mưu Lãnh đạo Ban phụ trách ký Văn bản thẩm định thiết kế thi công. Trường hợp không cấp Văn bản thẩm định thiết kế thi công phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường tham mưu Lãnh đạo Ban ký văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

+ Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường chuyển Văn bản thẩm định thiết kế thi công hoặc văn bản trả lời cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

– Bước 3: Tổ chức xuất trình giấy hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang.

Thời gian trả kết quả: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang.

         3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

         a) Thành phần hồ sơ:

– Tờ trình thẩm định TKBVTC và danh mục hồ sơ trình thẩm định (theo mẫu).

– Văn bản pháp lý:

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (Chủ đầu tư phê duyệt và nêu rõ tổng mức đầu tư của Dự án) (theo mẫu);

+ Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;

+ Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);

+ Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

+ Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư (theo mẫu);

+ Các văn bản khác có liên quan.

– Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán:

+ Hồ sơ khảo sát xây dựng;

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;

+ Dự toán xây dựng công trình hoặc bảng tổng hợp tổng mức đầu tư (nếu có).

– Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Thiết kế, khảo sát và Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

         4. Thời hạn giải quyết:

– 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với công trình cấp II và cấp III.

– 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với các công trình còn lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

         6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang.

– Cơ quan phối hợp (nếu có)

         7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thẩm định thiết kế thi công.

         8. Phí, lệ phí: Phí thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 6/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.

         9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 Tờ trình thẩm định TKBVTC và danh mục hồ sơ trình thẩm định thực hiện theo quy định tại Mẫu số 06 phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

         – Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo mẫu Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng

– Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.

         10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;

– Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính Phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

– Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

– Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội thẩm định, phê duyệt dựa án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

– Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 6/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

– Quyết định số 535/2016/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

– Quyết định số 691/2016/QĐ-UBND ngày 29/11/2016 của UBNG tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.

Báo cáo tổng hợp ép cọc

Download Báo cáo tổng hợp ép cọc

BÁO CÁO TỔNG HỢP ÉP CỌC

Công trình :  ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

Hạng mục :  ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

Địa điểm   :   ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

No No theo mặt bằng bãi cọc Loại cọc Ngày/ca Độ sâu ép cọc (cm)

 

Loại

máy ép cọc

Giá trị lực ép

 

Ghi chú
Thiết kế  Thực tế Áp lực Lực ép
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 
 

 

                 

Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư                                                Cán bộ kỹ thuật của doanh

(hoặc của tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi                                     nghiệp xây dựng

công xây lắp do chủ đầu tư thuê)

Chương trình tối ưu hóa cắt thép

Chương trính cắt thép thi công tối ưu cho dân xây dựng. Nhanh chóng – hiệu quả – thiết thực. Mọi người cùng trải nghiệm nhé.

Download Chương trình tối ưu hóa cắt thép

Mật khẩu : Cuối bài viết

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : Sửa giàn phơi Quận Hai Bà Trưng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Biên bản nghiệm thu công tác ép cọc

Cùng chúng tôi tham khảo biên bản nghiệm thu công tác ép cọc

Mật khẩu : Cuối bài viết

Mời quý vị tham khảo :Dự toán cọc bê tông
Mời quý vị tham khảo :Báo giá cọc bê tông
Mời quý vị tham khảo :Bản vẽ cọc bê tông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN NGHIỆM THU

CÔNG TÁC ĐÓNG (RUNG, ÉP) CỌC XỬ LÝ NỀN

(Kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng

số……, ngày….tháng…..năm……..)

…………, ngày…tháng…năm….

Công trình: …………………………………………………………………………………………………………

Hạng mục: …………………………………………………………………………………………………………

  1. I. Đối tượng nghiệm thu: ………………..(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)………………..
  2. II. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
  • Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát) ……………………………….

– Ông: ……………………………… Chức vụ: …………………………………………………………………

  • Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế: ……………………………………………………………………

– Ông: ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………………………..

  • Đại diện Nhà thầu thi công: …………………………….(Ghi tên nhà thầu)………………………

– Ông: …………………………………. Chức vụ: ……………………………………………………………..

III. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: …….giờ…..ngày…..tháng….năm….

Kết thúc: ……giờ….ngày…..tháng….năm……

Tại công trình: ……………………………………………………………………………………………………

  1. IV. Nội dung nghiệm thu:

– Loại búa (đóng hoặc rung) (hoặc loại máy ép cọc): ………………………………………………

– Kết quả đóng (hoặc rung, ép) cọc:

 

Số

TT

 

 

Tên

cọc

 

Loại

cọc

 

Ngày,

tháng

đóng (rung, ép)

Cao độ

mũi cọc

Cao độ

đầu cọc

Độ nghiêng

của cọc

Sai lệch vị trí so với thiết kế  

Ghi chú

Thiết

kế

Thi

công

Thiết

kế

Thi

công

Thiết

kế

Thi

công

1
2
3
4
5
6
  1. V. Nhận xét chung về công tác đóng (hoặc rung, ép) cọc: ……………………………………….

(Cần ghi nhận xét chung về vị trí các cọc, cao trình mũi cọc, cao trình đầu cọc, độ nghiêng của cọc, vv… so với bản vẽ thiết kế)

CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ GIÁM SÁT TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Biện pháp thi công san nền khu đô thị bắc an khánh

Công tác san đất, (land grading), hay còn gọi là san mặt bằng hoặc san lấp mặt bằng, là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thầp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người (mặt thiết kế định trước, có kể đến độ dốc thoát nước bề mặt). Như vậy bản thân công tác san đất là một công tác đất (earthwork), thường bao gồm các công tác đào đất (cut or excavating), vận chuyển đất (earthmoving) và đắp đất hay lấp đất (fill).

Mật khẩu : Cuối bài viết

Trong công tác san đất, đầu tiên, đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường. Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài phạm vi công trường, thường chỉ là nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng nhỏ, hoặc thậm chí không có (như khi san cân bằng đào đắp).

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

1. Vị trí xây dựng:

Gói thầu: San nền trong hạng mục san nền xã An Khánh  ở địa phận Xã An Khánh huyện Hoài Đức – Tỉnh Hà Tây thuộc dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh do Công ty liên doanh TNHH phát triển đo thị mới An Khánh làm chủ đầu tư.

2. Địa hình:

Khu vực thi công đi qua vùng đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng là các vùng đất canh tác trồng lúa, hoa màu của nhân dân, nền đắp thấp khoảng 0,55 m.

3. Các chỉ tiêu thiết kế:

– San lấp mặt bằng: Diện tích san lấp:                         94,199 ha

– Bóc hữu cơ toàn bộ bề mặt bằng  0,2m:                               176.795,40 m3

– Đào hữu cơ ruộng trũng:                                                      18.907,656 m3

– Vét bùn ao dày 0,5                                                               55.130,076 m3

– Đắp cát các lô:                                                                      1.025.211,06 m3

– Đắp đất ta luy :                                                                      2.262,336 m3

4- Quy mô và nội dung công việc:

4.1. San lấp mặt bằng:

– Cao độ thiết kế trung bình: +5,65m

– Độ dốc san nền: 0,20%

– Mái dốc đắp: 1/1,5

– Mái dốc đào: 1/10

– Độ chặt của nền đắp trong lô cát là: K=0,90

San nền chủ yếu là nền đắp. Toàn bộ diện tích được san gạt và đầm nèn theo từng lớp dày 30cm, đầm nén với độ chặt K≥90%.

4.2. Đường nối vào khu vực san nền:

-Đương công vụ nối vào các khu vực san nền: Chiều dài tuyến đường 6719m

– Bề rộng nền đường B=7,0m

– Độ dốc ngang mặt đường: i = 4%

– Mái dốc taluy:1/1,5

– Đắp nền đường công vụ độ chặt, khối lượng : 89.628  m3

– Thi công cống thoát nước d800: 40m

PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG

1. San ủi mặt bằng để thi công khu phụ trợ phục vụ thi công:

– Nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng khu lán trái phụ trợ phục vụ cho chông tác thi công ở gần khu vực thi công. Dự kiến diện tích khu phục trợ khoảng 375m2.

2.  Bố trí mặt bằng lán trại phục vụ thi công:

+ Văn phòng công trường                              :30 m2

+ Bãi tập kết xe máy thiết bị                           :250 m2

+ Nhà ở, bếp ăn                                              :150 m2

+ Khu vệ sinh, công trình phụ                                    :45 m2

3. Điện nước thi công và sinh hoạt:

– Hệ thống cấp điện: Nhà thầu sử dụng 01 máy phát điện có công suất 150 KVA phát điện cho sinh hoạt và phục vụ thi công. Dây dẫn điện từ tủ điện được phân phối thành 2 nguồn chính:

+ Lưới điện phục vụ thi công

+ Lưới điện phục vụ sinh hoạt

– Hệ thống cấp nước: Nhà thầu sử dụng xe cấp nước để cung cấp nước cho sinh hoạt và thi công.

4. Hệ thống thông tin liên lạc:

Nhà thầu trang bị điện thoại di động, hoặc máy bộ đàm cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật để thuận tiện cho công tác điều hành, quản lý tại công trường.

5. Phương án bảo quản vật tư thiết bị tập kết trước khi sử dụng

Công trường có bảo vệ trực 24h/24 ngày chia làm 3 ca đảm bảo trật tự, an ninh trong và ngoài công trường.

Các biển báo khẩu hiệu an toàn, nội quy công trường phải được dựng sớm đúng nơi quy định.

6. Vệ sinh môi trường:

a-  Vệ sinh

Nhà thầu sẽ bảo đảm hiện trường và các khu vực thi công trong điều kiện đủ vệ sinh, hạn chế bụi tối đa bằng cách tưới nước thường xuyên. Tất cả các vấn đề về sức khoẻ và vệ sinh sẽ tương ứng với các yêu cầu của cơ quan y tế địa phương và các cơ quan hữu quan khác.

b- Xử lý nước thải và chất thải ô nhiễm môi trường:

Nhà thầu có các quy định về nước thải và có phương án xử lý nước thải từ các lều trại và văn phòng của mình về tất cả các loại nước cũng như tất cả các loại chất thải lỏng và chất thải rắn.

Nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp hợp lý để giảm thiểu về các chất bẩn, ô nhiễm nguồn nước và không thích hợp hoặc có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng khi thực hiện các công việc

PHẦN V: BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

Do đặc thù của công trình san lấp mặt bằng của khu đô thị nằm trên xã An Khánh là làm mới. Khu vực san rất rộng ,trải dài và bị chia cắt bởi các mương thoát nước lớn cho dân tưới tiêu và hiện tại chưa có đường để phục vụ công tác thi  công.Nhà thầu triển khai thi công đường xương cá dẫn với khoảng cách 150 m một nhánh vào theo lô trong khu vực san nền trước khi tiển khai thi công san nền .Tại nhũng khu vực mương chính đặt cống thoát nước phù hợp với lưu lượng nước và chiều rộng của mương.

I. Trình tự và các bước thi công

1- Công tác chuẩn bị thi công:

Công tác chuẩn bị của Nhà thầu bao gồm các công việc sau:

+ Thành lập Ban điều hành dự án công trường.

+ Liên hệ với chính quyền địa phương để làm các công tác đảm bảo an ninh…

+ Xây dựng các công trình phụ trợ như lán trại, nhà ở công nhân.

+ Vận chuyển thiết bị, máy móc đến công trường.

+ Nhận mặt bằng do Chủ đầu tư bàn giao như hệ thống mốc, đường chuyền, các số liệu cần thiết cho quá trình thi công.

+ Trình nguồn vật liệu cho Chủ đầu tư,TVGS kiểm tra và lấy mẫu thí nghiệm.

+ Xây dựng hệ thống mốc phụ của Nhà thầu để phục vụ cho quá trình thi công.

+ Thuê bãi để đổ đất thải

2- Thi công đường dẫn vào khu vực san nền:

+ Đo đạc mặt bằng hiện trạng và cắm các điểm tim, biên trái, biên phải

+ Tiến hành bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm và nghiệm thu lớp bóc hữu cơ.

+ Thi công đắp đất, lu lèn đảm bảo độ chặt

3- Thi công san nền sơ bộ xã An Khánh:

+ Đo đạc mặt bằng hiện trạng và cắm các điểm giới hạn san nền.

+ Tiến hành bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm và nghiệm thu lớp bóc hữu cơ.

+ Thi công đắp cát theo lớp dày trung bình 30cm đạt tiêu chuẩn K≥90% tiến hành nghiệm thu. Triển khai đắp các lớp tiếp theo đến cao độ thiết kế.

+ Đắp đất tận dụng bao máy ta luy dày 50cm và tiến hành nghiệm thu.

II. Các giải pháp kỹ thuật thi công

1. Công tác chuẩn bị thi công:

a- Liên hệ với chính quyền địa phương:

Công tác này được triển khai ngay sau khi có lệnh khởi công. Nhà thầu sẽ tiến hành làm việc với chính quyền địa phương, thông báo trên phương tiện thông tin của địa phương, khai báo tạm trú và các vấn đề liên quan đến an ninh.

b- Chuẩn bị văn phòng và nhà ở cho công nhân:

Nhà thầu dự kiến lập khu văn phòng và nhà ở công nhân, bãi tập kết nguyên liệu, xe máy thiết bị ở gần khu vực thi công. Nhà thầu tiến hành lắp đặt khu văn phòng, nhà ở các loại dưới dạng công trình tạm đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

c- Khảo sát tuyến, xây dựng hệ thống mốc phụ.

Sau khi Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng và hồ sơ mốc giới công trình, Nhà thầu sẽ tiến hành ngay các công việc sau:

+ Kiểm tra lại các mốc giới trên thực địa so với hồ sơ Chủ đầu tư giao và bản vẽ thiết kế của công trình. Nếu có mâu thuẫn, Nhà thầu sẽ kiến nghị ngay với Chủ đầu tư để kiểm tra lại.

+ Từ các mốc được giao và bản vẽ thiết kế đã được duyệt, Nhà thầu xây dựng một hệ thống mốc phụ (các mốc này sẽ được xây dựng ở  bên ngoài công trình ). Các mốc sẽ được TVGS nghiệm thu vàsử dụng trong suốt quá trình thi công cùng với các mốc của Chủ đầu tư bàn giao.

+ Từ các mốc phụ và mốc chính này đơn vị tiến hành xác định cọc biên của vị trí thi công và đo đạc lước ô vuông của bãi san nền. Cọc này được làm bằng cọc tre và được đóng xuống mặt bằng hiện trạng.

d- Tập kết nhân lực và thiết bị thi công.

Nhân lực, thiết bị: Theo bảng thống kê kèm theo

2- Thi công đường dẫn vào khu vực san nền:

Công việc thi công đường dẫn vào khu vực san nền được triển khai thi công bằng cơ giới là chính. Các bước thi công như sau:

+ Định vị  vị trí thi công bằng máy toàn đạc điện tử

+ Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm bằng máy ủi, tiến hành ủi gom lại thành đống, sử dụng máy đào xúc đất lên phương tiện vận chuyển và vận chuyển ra bãi thải. Tiến hành nhiệm thu lớp đất bóc hữu cơ .

+ Đắp đất nền đường dẫn theo từng lớp dày trung bình 30cm, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt và triển khai thi công đến cao độ thiết kế. Thiết bị thi công là tổ hợp ô tô vận chuyển, ủi, lu rung, xe tưới nước.

Biện pháp thi công:

– Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí.

– Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ đổ thành đống. Đất hữu cơ được đào bỏ hết khởi phạm vi nền đường. Trong quá trình thi công nếu nước mặt nhiều thì phải tiến hành bơm hút cạn nước ra khỏi phạm vi thi công. Các đống đất hữu cơ này được máy đào xúc lên phương tiện vận chuyển và ô tô vận chuyển đến bãi thải.

– Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữư cơ về: cao độ, kích thước hình học

– Đất đắp được vận chuyển đổ thành đống bằng ô tô tự đổ.

– San gạt lớp đất bằng máy ủi (trong qua trình san cần chú ý đến độ dốc ngang, dốc dọc của nền đường.

– Tiến hành lu đầm lớp cát đắp đạt độ chặt. Trong quá trình lu lèn nếu độ ẩm đất đắp khô cần sử dụng xe tưới nước để tưới ẩm đất đảm bảo độ ẩm tối ưu. Quá trình trên được tiến hành lập đi lập lại và được thi công đến cao độ thiết kế.

Nhà thầu sẽ bảo vệ nền đường khỏi bị hư hại bằng cách thi hành các biện pháp bảo vệ bảo đảm bề mặt nền đường luôn được giữ trong điều kiện sẵn sàng thoát nước.

3- Thi công san nền sơ bộ khu đô thị mới Bắc An Khánh khu vực xã An Khánh:

Công việc thi công san nền khu vực xã An Khánh được triển khai thi công bằng cơ giới là chính. Các bước thi công như sau:

+ Định vị vị trí thi công

+ Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm và nghiệm thu lớp đất bóc hữu cơ bằng máy toàn đạc điện tủ.

+ Đắp cát nền theo từng lớp tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt K≥0.90 và triển khai thi công đến cao độ thiết kế.

+ Đắp đất tận dụng bao máy ta luy dày 50cm đối với các lô san nền bằng cát.

Biện pháp thi công:

– Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí. Trước khi triển khai thi công nhà thầu đo đạc mặt bằng hiện trạng theo lưới ô vuông với các bước lưới như trong thiết kế.

-Sự dụng máy đào đắp bờ tại các vị trí mương thoát nước chính sau đó dùng máy bơm bơm nước ra khỏi công trường trước khi đào bóc hữu cơ.

– Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ ra biên ngoài của khu vực san nền . Đất hữu cơ được đào bỏ hết khởi phạm vi khu vực san nền. Trong quá trình thi công nếu nước mặt nhiều thì phải tiến hành bơm hút cạn nước ra khỏi phạm vi của nền.

-Đất hữu cơ được gom đống trên mặt bằng và vận chuyển đến bãi đổ do nhà thầu chỉ định và được chủ đầu tư chấp thuận.

– Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữư cơ về: cao độ, kích thước hình học

– Cát đắp được vận chuyển đổ thành đống bằng ô tô tự đổ. Trước khi đắp, cát được làm thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý.

– San gạt lớp cát bằng máy ủi (trong qua trình san cần chú ý đến độ dốc ngang, dốc dọc của bãi san nền.

– Tiến hành lu đầm lớp cát đắp đạt độ chặt K≥90 và tiến hành nghiệm thu.Theo tiêu chuẩn 4447-1987 và TCXD 309-2004(Cao độ, khích thước hình học, độ chặt). Trong quá trình lu lèn nếu độ ẩm cát đắp không đạt yêu cầu cần sử dụng xe tưới nước để tưới ẩm cát đảm bảo độ ẩm tối ưu. Quá trình trên được tiến hành lập đi lập lại và được thi công đến cao độ thiết kế.

Để đắp lớp đất bao mái taluy dày 50cm bằng đất tận dụng trong quá trình đắp các lớp cát nhà thầu sử dụng máy đào để đắp bao luôn và lớp đắp bao này được lu lèn cùng với lớp cát đắp nền. Sau khi công tác đắp hoàn thiện Nhà thầu sử dụng máy đào để cắt gọt đảm bảo độ dốc và mỹ quan của lớp đắp bao này

PHẦN VI: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

1. Các tiêu chuẩn quy phạm:

Nhà thầu áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu kỹ thuật.

Các quy phạm thi công và nghiệm thu sẽ được Nhà thầu áp dụng:

STT

Các quy phạm thi công và nghiệm thu

Mã hiệu

1

Tổ chức thi công TCVN 4055-85

2

Nghiệm thu công trình xây dựng TCVN 4091-1985

3

Tổ chức thi công xây lắp TCVN 4055-1985

4

Công tác đất – quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447-1987

6

Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật TCVN 5747-1993

7

Quy trình bảo dưỡng TCVN 5529-1991

8

Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động TCVN 2287-1978

9

Các chất ô nhiễm trong nước ngầm TCVN 5942-1995

10

Công tác trắc địa phuc vụ nghiệm thu và thi công TCXD 309-2004

 

Ngoài ra Nhà thầu tuân thủ các nội dung trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. Mô hình quản lý chất lượng:

Nhà thầu có cán bộ quản lý tài liệu và các thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế, các chỉ tiêu kỹ thuật được dùng vào công trình. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người lao động, kỹ thuật hiện trường, Chỉ huy công trường, Công ty nhằm ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng trong mọi công đoạn thi công.

Kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật liệu, công tác xây lắp được thực hiện cả trên hiện trường và trong phòng thí nghiệm của Công ty và tại một phòng thí nghiệm độc lập hợp chuẩn được chủ đầu tư và TVGS chấp thuận để đánh giá chất lượng vật liệu. Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ (cao độ, kích thước hình học, độ chặt….) khi đạt yêu cầu mới tiến hành mời Chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu.

3. Quản lý tiến độ thi công:

Theo tiến độ đã được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu sẽ lập tiến độ thi công chi tiết cho hạng mục trên cơ sở đã bố trí nhân lực, vật tư, máy móc đảm bảo tiến độ đúng thời gian quy định. Hàng tuần Nhà thầu tiến hành rà soát việc thực hiện tiến độ thi công để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.

4. Lập hồ sơ pháp lý:

Các bước để chuyển giai đoạn thi công đều được tổ chức nghiệm thu giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư. Các biên bản nghiệm thu theo mẫu của Chủ đầu tư quy định. Ngoài ra Nhà thầu tổ chức ghi nhật ký thi công hàng ngày.

5. Công tác phối hợp:

Trong qúa trình thi công giữa Nhà thầu, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi công (bổ sung thiết kế hoặc thay đổi thiết kế).

6. Vật liệu:

Tất cả các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đầy đủ các quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, các chứng chỉ về chất lượng của nhà sản xuất, chứng chỉ của mẫu thí nghiệm, tuân thủ theo qui định hiện hành của Nhà nước, được sự chấp thuận của TVGS và Chủ đầu tư trước khi thi công.

7. Công tác thi công:

Trước khi bắt đầu thi công, Nhà thầu tiến hành cắm xác định tim tuyến trên thực địa, đo trắc ngang của các mặt cắt. Nếu có sự sai khác với thiết kế thì Nhà thầu báo ngay với Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý.

PHẦN VII: BIỆN PHÁP AN TOÀN THI CÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG

1. Đối với cán bộ công nhân tham gia thi công.

– Tất cả các cán bộ kỹ thuật và công nhân đến làm việc trên công trường đều phải được học về an toàn lao động và vệ sinh lao động của công tác thi công san nền và thi công đường và phải ký vào phiếu an toàn lao động.

– Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định khác thuộc về công tác bảo hộ lao động.

– Phải khám sức khoẻ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo công việc được giao ( Đặc biệt đối với những người có bệnh tim, chóng mặt, áp huyết cao không được bố trí làm việc ở trên cao, dưới hố sâu….). Đối với những người không đủ sức khỏe, ốm đau trong quá trính thi công phải có người thay thế kịp thời.

– Được đào tạo nghề nghiệp đúng với công việc được giao và phải có kinh nghiệm trong công tác thi công. Tuyệt đối không được làm trái ngành nghề đã đào tạo.

– Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, ủng, găng tay, kính hàn, dây đeo an toàn …

2. Đối với máy móc và thiết bị phục vụ thi công:

Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn – cụ thể như sau :

– Có giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Các chi tiết của máy móc và thiết bị phục vụ thi công phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo độ an toàn cao (Đặc biệt là hệ thống thuỷ lực….).

– Thường xuyên kiểm tra máy móc và thiết bị trước ca làm việc để kịp thời khắc phục các sự cố của máy móc và thiết bị, đảm bảo tiến độ thi công.

– Trong quá trình thi công thợ vận hành, thợ sửa chữa phải kiểm tra và bảo dưỡng những vị trí quan trọng. Phải kiểm tra xiết chặt các bulông, các tủ cầu giao, dây hàn, máy hàn, bổ sung dầu mỡ cho máy móc và thiết bị, nước làm mát ….

– Trong quá trình thi công nếu máy móc và thiết bị có hiện tượng bất thường phải cho dừng ngay và kiểm tra kỹ, đảm bảo an toàn mới cho phép thi công tiếp.

– Trong quá trình thi công thợ lái máy tuyệt đối không được rời cabin điều khiển. Nếu vì lý do nào đó cần rời máy phải báo cho chỉ huy trưởng công trình hoặc cán bộ kỹ thuật cử người có chuyên môn, có trách nhiệm đến thay thế tạm thời.

– Phải có biển báo, biển cấm và hàng rào ở những khu vực nguy hiểm đang thi công.

-Phải có biển báo công trường đang thi công,biển báo giảm tốc độ những vị trí giao đường chính với đường vào công trường.

Trong quá trình thi công, nếu có sự cố xảy ra, thì Nhà thầu sẽ thông báo với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các cơ quan chức năng có liên quan để có biện pháp giải quyết kịp thời.

3. Những điều nghiêm cấm khi công nhân làm việc:

– Không được ném dụng cụ, thiết bị từ trên cao xuống.

– Không được uống bia, rượu, chất kích thích lúc làm việc.

– Không đi lại lộn xộn ngoài phạm vi làm việc của mình.

– Khi nghỉ giữa ca không được ngồi ở dưới hố móng.

4. Công tác tuyên truyền, giáo dục:

– Ghi các khẩu hiệu có nội dung an toàn.

– Thông báo rộng rãi các quy định về an toàn lao động , vệ sinh môi trường cho mọi người được biết.

– Làm cho CBCNV quán triệt công tác an toàn trong thi công , vệ sinh môi trường

5. Công tác đảm bảo an toàn mộ trí và các ruộng chưa giải phóng;

– Đối với mộ trí nằm trong khu vực thi công,đôn vị thi công sẽ cắm hàng rào và cọc tiêu báo hiệu để khi thi công đảm bảo khoảng cách không gây ảnh hưởng .

-Và những ruộng chưa đền bù và giải phóng mặt bằng đơn vị thi công sẽ cắm cọc sơn đỏ tại vị trí các góc ranh giới tránh khi thi công.

PHẦN VIII: BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

– Không để các chất thải rắn, hoá chất dùng trong thi công như: chất dầu, mỡ của thiết bị xe máy thải ra hoà lẫn vào nước gây ô nhiễm môi trường.

– Dọn dẹp ngay phế thải xây dựng trong thi công vận chuyển đến đổ tại nơi qui định.

– Các xe chở vật tư, vật liệu đều được phủ bạt chống bụi và rơi vãi dọc đường.

– Trong khi thi công hạn chế bụi tối đa bằng cách tưới nước thường xuyên.

– Ngay khi thi công xong, Nhà thầu dọn dẹp trả lại mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, bảo vệ môi trường.

– Trên công trường các máy thi công được trang bị bình xịt COkịp thời xử lý ngay các sự cố cháy nổ.

– Đưa vật liệu đất, đá thải đến nơi quy định.

PHẦN XI.  TIẾN ĐỘ THI CÔNG

Với biện pháp thi công dây truyền hợp lý, tuân thủ qui trình thi công, làm tập trung dứt điểm từng hạng mục công trình.

Sử dụng máy móc thiết bị, nhân công một cách hợp lý. Thực hiện nghiêm ngặt các bước nghiệm thu, thực hiện hoàn thành công trình trong thời gian 150 ngày.

(Có bảng tiến độ chi tiết kèm theo)

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Dự toán san lấp Mặt bằng
  2. Biện pháp thi công san nền
  3. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và giám sát san lấp Mặt bằng
  4. Bảng giá san lấp mặt bằng
  5. Phần mềm tính toán và thiết kế san nền
  6. Hỏi đáp công tác san nền
  7. Quy trình Thi công nghiệm thu công tác San lấp mặt bằng

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : Giàn phơi phơi thông minh SANKAKU S-06
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuyết minh biện pháp thi công trường học

Kiến trúc trường học ngày càng phát triển, ngoài các phòng ốc không chỉ phục vụ cho việc học văn hóa của học sinh, các mẫu thiết kế trường học hiện nay thường có xu hướng mở và tạo ra được nhiều sân chơi cho học trò.


Mật khẩu : Cuối bài viết

Việc này giảm bớt áp lực học tập quá sức của học sinh Việt Nam hiện nay và tăng niềm đam mê học hỏi của con trẻ. Các mẫu kiến trúc trường học đáng cho các chủ đầu tư tham khảo dưới đây sẽ đem lại những trải nghiệm mới trong công cuộc giáo dục đất nước. VNC Design mời các bạn cùng tham khảo biên pháp tổ chức thi công trường học

>> Xem thêm :Báo giá thiết kế trường học
>> Xem thêm :Mẫu dự toán trường học
>> Xem thêm :999 Mẫu thiết kế trường học đẹp

THUYẾT MINH

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

CÔNG TRÌNH: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO GIAI ĐOẠN II HOÀN THIỆN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

CHỦ ĐẦU TƯ: UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN.

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN THANH XUÂN.

  

PHẦN MỞ ĐẦU

CÁC TIÊU CHUẨN QUY PHẠM THI CÔNG

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH

            Tất cả các hạng mục công việc trên công trường Nhà Thầu liên danh chúng tôi sẽ thực hiện theo các quy trình, quy phạm hiện hành cũng như các chỉ định của Chủ Đầu Tư. Tuỳ theo từng hạng mục công việc, Nhà thầu liên danh sẽ áp dụng các tiêu chuẩn sau:

* Các tiêu chuẩn được áp dụng để kiểm tra nghiệm thu và bảo đảm chất lượng công trình:

          Toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình phải tuân theo các quy định của Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN )

Một số tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu chính cần tuân thủ:

  1. Tiêu chuẩn về kiến trúc:
  2. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  3. TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
  4. TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
  5. Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
  6. TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
  7. TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
  8. TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
  9. TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
  10. TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
  11. TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
  12. TCVN -4453 -1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  13. TCVN – 5718 -1995 – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
  14. TCVN -6025 -1995 – Bê tông phân mác theo cường độ.
  15. TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
  16. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
  17. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  18. TCXDVN 189 -1996           – Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thiết kế.
  19. TCXDVN 205 – 1998           – Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế.
  20. TCXDVN 286 – 2003           – Đóng và ép cọc.
  21. TCVN -356 -2005           – Về kết cấu bê tông  và BT cốt thép.
  22. TCVN – 267 – 2002               – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
  23. TCXD -229 -1999           – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
  24. TCXD -204 -1998           – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
  25. TCVN -2737 -1995                     – Tải trọng và tác động.
  26. TCVN – 5575 – 1991   – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
  27. TCVN – 40 – 1987      – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
  28. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
  29. TCVN – 3972 – 1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
  30. TCVN – 4419 – 1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
  31. TCVN – 4447 – 1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
  32. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
  33. TCVN – 2287 – 1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
  34. TCVN – 3254 – 1989           –  An toàn cháy -Yêu cầu chung.
  35. TCVN – 5308 – 1989           – Quy phạm kỹ thuật an toàn tronmg xây dựng.
  36. TCVN – 2622 – 1995           – Phòng cháy chữa cháy.
  37. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
  38. TCVN – 4756 – 1989           – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
  39. TCXD – 16 – 1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
  40. TCXD – 29 – 1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
  41. 11 – TCN – 18 – 1984           – Quy định chung về trang bị điện.
  42. 11 -TCN – 19 – 1984           – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
  43. 11- TCN – 20 – 1984           – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
  44. 20 – TCN – 25 và 27 – 1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
  45. Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
  46. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
  47. TCVN -A474 -1987           – Thoát nước bên trong.
  48. TCVN -4513 -1987           – Cấp nước bên trong.
  49. 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
  50. 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
  51. Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
  52. Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
  53. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về chống sét:
  54. TCVN -4576 -1986           – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của

Việt Nam.

  1. TCN -68 -174 -1988           – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
  2. 20 -TCN -46 -1984           – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
  3. TCVN 4756: 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện;
  4. TCVN 4086: 1995 – An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung;
  5. NF -C17 -102 -1995           – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
  6. Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
  7. Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.

 

 

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ GÓI THẦU

 

  1. GỚI THIỆU CHUNG

Công trình: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo giai đoạn II hoàn thiện trường đạt chuẩn quốc gia trường THCS Nguyễn Trãi

Địa điểm xây dựng: Phường Khương Trung – Quận Thanh Xuân

– Hiện trạng mặt bằng: Công trình được xây dựng trên khuôn viên đất với tổng diện tích 9943.7m2 thuộc phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Có vị trí được xác định tương đối như sau :

  • Phía Đông giáp mặt phố Khương Trung.
  • Phía Tây giáp khu dân cư
  • Phía Nam giáp trường tiểu học Nguyễn Trãi.
  • Phía Bắc giáp khu dân cư.

– Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm:

  • Cấp nước: Lấy từ ống cấp nước thành phố
  • Cấp điện : Đã có nguồn điện do chi nhánh điện quận Thanh Xuân cấp.
  • Thoát nước:

Toàn bộ hệ thống thoát nước (nước thải và nước mưa) thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực.

  • Đường giao thông: Tiếp giáp mặt đường hiện có.
  1. GỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
  2. Quy mô xây dựng:

– Loại công trình và chức năng: Công trình công cộng – Trường học.

– Quy mô và các đặc điểm khác:

+ Xây mới nhà học 4 tầng với 20 phòng học. Tổng diện tích sàn khoảng 2158m2. Móng sử dụng cọc BTCT, khung BTCT đổ tại chỗ, sàn lắp panel (riêng hành lang, cầu thang bộ và sàn mái là bêtông cốt thép đổ tại chỗ). Mái lợp tôn chống nóng.

+ Xây dựng mới nhà Hiệu bộ và nhà cầu 4 tầng nối liền với nhà học. Tổng diện tích sàn khoảng 2263m2. Móng sử dụng cọc BTCT, khung cột, sàn BTCT đổ tại chỗ, mái lợp tôn chống nóng.

+ Xây dựng mới nhà bảo vệ, và các hạng mục phụ trợ sân vườn…

+ Nguồn điện lấy từ nguồn điện có sẵn tới tủ điện cấp cho tầng 1 và cấp cho tầng 2, 3, 4. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng học đường cho 20 phòng học xây mới và đường điện tới hệ thống chiếu sáng ngoài nhà. Hệ thống đầu thu sét trực tiếp.

+ Nguồn cấp nước lấy từ ống cấp nước thành phố chảy vào bể ngầm dùng máy bơm bơm lên bể mái chảy vào các ống cung cấp tới nơi sử dụng. Nguồn thoát nước mái dùng sênô thu nước vào ống D110, D90 đưa xuống rãnh thoát nước quanh nhà, hệ thống nước thải đưa vào bể tự hoại xử lý rồi đưa vào hệ thống thoát nước thải thành phố.

  1. Giới thiệu về gói thầu:
  2. a) Phạm vi công việc của gói thầu:

+ Nhà thường trực: Qui mô 01 tầng, diện tích 16m2, LxB = 4x4m. Tường xây gạch chịu lưc, móng gạch, trần BTCT mái lợp tôn, xà gồ thép gối lên tường xây thu hồi.

Chiều cao nhà: Cốt nề đến cốt dạ trần cao 3m, đỉnh cao nhà là 4,45m. Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính.

+ Nhà học hiệu bộ và nhà cầu 4 tầng:

– Công trình có chiều cao từ nền đến mái là 17,5m. Cốt 0,00 cao hơn mặt nền là 0,75m. Chiều cao tầng 1 là 4,2m, các tầng là 3,6m.

– Mái lợp tôn liên doanh chống nóng dày 0,45mm màu ghi, xà gồ thép.

– Nền nhà lát gạch ceramic 500×500 màu ghi nhạt, chân tường ốp gạch chân tường cao 100 màu sậm.

– Khu vệ sinh: Nền, sàn lát gạch ceramic 300×300 chống trơn, xung quanh mặt tường vệ sinh ốp gạch ceramic 300×600, cao 1,8m.

– Mặt ngoài nhà sơn nước màu vàng nhạt kết hợp các mảng tường ốp gạch thẻ màu đỏ tạo điểm nhấn cho mặt đứng công trình. Lam nắng, lam gió bê tông trang trí sơn nước màu trắng.

– Tường trong nhà sơn nước màu vàng nhạt, trần sơn nước trắng.

– Bậc tam cấp, cầu thang trát granito, màu ghi điểm trắng, mũi bậc mài tròn.

– Cửa đi, cửa sổ gỗ – kính, sơn xanh rêu.

– Kết cấu móng sử dụng giải pháp kết cấu móng gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép 25×25 đá 1×2 M300, đài móng BTCT đá 2×4 M250.

– Cột BTCT đá 1×2 M250 đổ tại chỗ có tiết diện chủ yếu là 250x500mm, cột hành lang tiết diện 250x250mm, có tác dụng chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang.

– Hệ kết cấu dầm sàn: Kết cấu sàn nhà hiệu bộ, hành lang nhà học sử dụng BTCT đổ tại chỗ có chiều dày 100mm. Nhà học gác Panel, hệ dầm chính có các tiết diện chủ yếu là 250x600mm, dầm phụ 250x350mm.

+ Phần nước:

– Nguồn nước cấp cho công trình lấy từ hệ thống cấp nước ngoài nhà hiện trạng vào bể nước ngầm, nước từ bể nước ngầm được bơm lên bể nước mái của các khối nhà. Nước từ bể mái được cấp xuống các khu vệ sinh trong nhà.

– Hệ thống thoát nước của công trình gồm hệ thống thoát nước xí được thoát vào bể tự hoại và được xử lý sơ bộ trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước rửa, nước sàn được thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước bên ngoài nhà.

– Hệ thống thoát nước mưa được thu gom và thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước ngoài nhà.

+ Phần cấp điện:

Toàn bộ cáp trục chính từ tủ cấp cho các tầng được luồn trong ống đi ngầm. Hệ thống chiếu sang khu văn phòng, phòng học dùng đèn huỳnh quang có chóa, chiếu sáng hành lang dùng đèn ốp trần và cầu thang dùng đèn ốp trần. Toàn bộ hệ thống cáp cấp nguồn cho đèn, ổ cắm… được đi trong ống bảo vệ đặt ngầm tường hoặc trần.

+ Hệ thống chống sét:

Hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét d16mm cao 0.7m đặt trên mái công trình, dây dẫn sét sử dụng dây thép d10 dẫn sét xuống hệ thống tiếp địa. Hệ thống tiếp địa chống sét sử dụng cọc thép L=60x60x6 dài 2,5m, dây nối giữa các cọc là dây thép dẹt 40mmx4mm đảm bảo điện trở tiếp địa không vượt quá 10Ω.

Hệ thống tiếp địa an toàn được thiết kế độc lập với hệ thống chống sét đảm bảo điện trở tiếp địa không vượt quá 4Ω.

+ Hệ thống sân vườn, hàng rào, cổng …

  1. b) Thời hạn hoàn thành: Dự kiến 15 tháng

 CHƯƠNG II

CÁC QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG CHO VIỆC

THI CÔNG, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH:

  1. Các quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:

– Quản lý chất lượng công trình được thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/NĐ-CP.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngoài việc phải tuân theo các yêu cầu nêu trong yêu cầu kỹ thuật này, NT còn phải có trách nhiệm tham khảo và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam về:

  1. Tiêu chuẩn về kiến trúc:
  1. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  2. TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
  3. TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
  4. Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
  5. TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
  6. TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
  7. TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
  8. TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
  9. TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
  10. TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
  11. TCVN -4453 -1995           – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  12. TCVN – 5718 -1995           – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
  13. TCVN -6025 -1995           – Bê tông phân mác theo cường độ.
  14. TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
  15. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
  16. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  17. TCXDVN 189 -1996 – Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thiết kế.
  18. TCXDVN 205 – 1998 – Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế.
  19. TCXDVN 286 – 2003 – Đóng và ép cọc.
  20. TCVN -356 -2005 – Về kết cấu bê tông  và BT cốt thép.
  21. TCVN – 267 – 2002     – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
  22. TCXD -229 -1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
  23. TCXD -204 -1998 – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
  24. TCVN -2737 -1995           – Tải trọng và tác động.
  25. TCVN – 5575 – 1991   – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
  26. TCVN – 40 – 1987      – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
  27. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
  28. TCVN – 3972 – 1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
  29. TCVN – 4419 – 1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
  30. TCVN – 4447 – 1987                     – Công tác đất trong xây dựng công trình.
  31. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
  32. TCVN – 2287 – 1978                     – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
  33. TCVN – 3254 – 1989                     –  An toàn cháy -Yêu cầu chung.
  34. TCVN – 5308 – 1989                     – Quy phạm kỹ thuật an toàn tronmg xây dựng.
  35. TCVN – 2622 – 1995                     – Phòng cháy chữa cháy.
  36. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
  37. TCVN – 4756 – 1989                     – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
  38. TCXD – 16 – 1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
  39. TCXD – 29 – 1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
  40. 11 – TCN – 18 – 1984           – Quy định chung về trang bị điện.
  41. 11 -TCN – 19 – 1984           – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
  42. 11- TCN – 20 – 1984           – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
  43. 20 – TCN – 25 và 27 – 1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
  44. Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
  45. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
  46. TCVN -A474 -1987                     – Thoát nước bên trong.
  47. TCVN -4513 -1987                     – Cấp nước bên trong.
  48. 20 -TCN -51 -1984           – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
  49. 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
  50. Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
  51. Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
  52. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về chống sét:
  53. TCVN -4576 -1986           – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của

Việt Nam.

  1. TCN -68 -174 -1988 – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
  2. 20 -TCN -46 -1984 – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
  3. TCVN 4756: 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện;
  4. TCVN 4086: 1995 – An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung;
  5. NF -C17 -102 -1995 – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
  6. Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
  7. Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.

CHƯƠNG III

CÁC YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC KỸ THUẬT THI CÔNG, GIÁM SÁT

– Nhà thầu liên danh chúng tôi thực hiện đầy đủ, chính xác và đúng trình tự các yêu cầu kỹ thuật đã được chỉ ra trong trong các bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn quy phạm thi công và nghiệm thu hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

– Các yêu cầu về vật tư, về kỹ thuật không thể hiện trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt thì thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

– Tùy thuộc vào công việc cụ thể, Nhà thầu liên danh tham chiếu đến các yêu cầu kỹ thuật tương ứng để đánh giá và thực hiện đầy đủ, đúng đắn các yêu cầu đó.

  1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG:
  2. Tiếp nhận mặt bằng công trình:

– Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, Nhà thầu liên danh chúng tôi cử cán bộ kỹ thuật trắc đạc đến mặt bằng công trình để tiếp nhận mặt bằng công trình và mốc thực địa, các trục định vị và phạm vi công trình, có biên bản ký nhận theo qui định. Các mốc được đánh dấu, bảo quản bằng bê tông và sơn.

– Nhà thầu liên danh chúng tôi có trách nhiệm liên hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để xin phép sử dụng các phương tiện công cộng ở địa phương cũng như phối hợp công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực thi công.

  1. Biển báo thi công:

Công trình được vây quanh bằng hàng rào và bạt chắn bụi và không để vật liệu rơi ra khỏi phạm vi công trường, NT bố trí bảo vệ 24/24 giờ. Phía cổng ra vào có lắp đặt bảng hiệu công trình có ghi thông tin về dự án. Kích thước và nội dung của biển báo phải được BMT và giám sát thi công đồng ý.

  1. Các công trình tạm:

Các công trình tạm bố trí ở mặt bằng thi công như: Nhà bảo vệ; Ban chỉ huy điều hành và phục vụ y tế; Nhà vệ sinh hiện trường được thu dọn hàng ngày đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Kho chứa xi măng; kho chứa vật tư, thiết bị; Trạm trộn bê tông, bể nước thi công; Bãi chứa vật liệu được bố trí phù hợp với thời điểm thi công và điều kiện mặt bằng; Khu lán trại nhà ở công nhân; Hệ thống điện nước phục vụ thi công.

  1. Cấp điện thi công:

Nhà thầu liên danh sẽ tự liên hệ với Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để mua điện phục vụ thi công. Trong trường hợp nguồn điện không cấp được điện cho công trường, NT phải dùng máy phát điện để đảm bảo thi công liên tục. Tại khu vực thi công có bố trí các hộp cầu giao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thống đường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theo đúng tiêu chuẩn an toàn về điện hiện hành.

  1. Cấp nước thi công:

Nhà thầu liên danh, liên hệ với Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đảm bảo có nước đủ tiêu chuẩn phục vụ thi công và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng. Cần xây dựng một số bể chứa nhỏ phục vụ thi công. Nước phục vụ thi công đảm bảo thỏa mãn TCVN 4560-87.

  1. Thoát nước:

Trên mặt bằng thi công, Nhà thầu sẽ bố trí hệ thống thoát nước tạm bằng mương và ống thích hợp.

  1. Đường thi công:

Nhà thầu liên danh tổ chức làm đường tạm để phục vụ quá trình thi công (Nếu cần thiết).

  1. Thông tin liên lạc:

Nhà thầu liên danh trang bị hệ đặt hệ thống thông tin liên lạc, máy điện thoại tạm thời tại khu công trường để đảm bảo liên lạc với các bên liên quan liên tục 24/24 giờ.

  1. Hệ thống cứu hỏa:

Để đề phòng và xử lý cháy nổ, trên công trường nhà thầu bố trí đặt một số bình cứu hỏa tại các điểm cần thiết dễ xảy ra tai nạn. Hàng ngày có cán bộ kiểm tra thường xuyên việc phòng cháy. Đảm bảo theo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ hiện hành.

  1. Tổ chức thi công của nhà thầu liên danh:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG.

– Biện pháp tổ chức quản lý nhân lực, vật tư, thiết bị tại công trường và bố trí lao động, bậc thợ cho các công việc thực hiện tại công trường phù hợp với tiến độ.

– Biện pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công.

– Biện pháp tổ chức quản lý và vệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn lao động và an toàn về cháy nổ, chống ngập úng.

– Nhà thầu liên danh chúng tôi có trách nhiệm hợp đồng với các cơ quan quản lý các công trình ngầm, nổi, các công ty quản lý hè đường, chính quyền địa phương cử cán bộ theo dõi giám sát và nghiệm thu bàn giao khi hoàn thành thi công các hạng mục đi qua hoặc liên quan đến các công trình ngầm, nổi đó.

  1. CÔNG TÁC PHÁ DỠ PHẦN CHÌM CỦA CÔNG TRÌNH :

Nhà thầu liên danh  bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công nhân phá dỡ, bảo đảm không gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận.

III. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA:

  1. Mục đích yêu cầu:

– Trong thi công nhà cao tầng, công tác trắc địa có một vai trò kết sức quan trọng. Nó giúp việc thi công thực hiện được chính xác về  mặt kích thước công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, nằm ngang của kết cấu. Xác định đúng vị trí của cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống …, loại trừ đến mức tối thiểu sai số trong công tác thi công.

– Trong quá trình thi công, công trình xây dựng và các công trình xây dựng hiện hữu lân cận có thể bị nghiêng lệch hay biến dạng nên cần có trắc đạc thường xuyên, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý, hiệu chỉnh nhanh chóng.

  1. Nội dung công tác quan trắc:

NT phải thực hiện công tác trắc địa cho bản thân công trình với nội dung sau:

– Thành lập lưới khống chế thi công, chi tiết là lưới ô vuông theo bước cột công trình.

– Bố trí công trình.

– Kiểm tra độ chính xác công trình.

– Quan trắc biến dạng công trình.

– Lập bản thiết kế thi công công tác trắc địa với nội dung sau:

+ Các phương án lập lưới.

+ Chọn phương án xử lý các vấn đề phức tạp như đo lún, đo biến dạng, đo kiểm tra.

+ Các quy định về độ chính xác đo lưới , phương pháp bình sai lưới, cá loại mốc và dấu mốc.

+ Tổ chức thực hiện đo đạc.

+ Phải sử dụng máy, dụng cụ đo có hiệu suất và độ chính xác cao. Các máy và dụng cụ phải kiểm tra, kiểm nghiệm điều chỉnh trước khi sử dụng. Để áp dụng phương pháp chiếu đứng chuyển toạ độ các điểm lên tầng phải có khoảng trống ở sàn kích thước nhỏ nhất là 15x15cm và phải dùng dụng cụ chiếu đứng quang học.

+ Các báo cáo số liệu quan trắc phải lập thành 03 bộ, mỗi bộ báo cáo phải bao gồm các tài liệu và nội dung sau:

Thời gian quan trắc.

Tên người quan trắc và ghi số liệu .

Lý lịch thiết bị đo.

Mặt bằng vị trí các mốc quan trắc.

Các số liệu đo tại các mốc.

Các ghi chú (Nếu có) của nhân viên đo đạc.

Chữ ký của người quan trắc.

– Khi xây dựng xong công trình phải đo vẽ hoàn công để xác định vị trí thực của công trình. Bản vẽ hoàn công phải là một trong những Hồ sơ lưu trữ của công trình nó phản ánh toàn bộ thành quả xây lắp công trình. Kèm theo bản vẽ này phải có thuyết minh và kết quả nghiệm thu.

  1. Những yêu cầu kỹ thuật trong quá trình quan trắc:

– Công tác trắc địa phải tuân thủ theo TCVN 3972 -85 và chỉ dẫn trong Hồ sơ thiết kế.

– Lưới khống chế thi công chi tiết phải căn cứ vào bản vẽ tổng mặt bằng do Đơn vị thiết kế cung cấp, kết hợp với công tác khảo sát ngoài thực địa. Đồng thời phải được nối với lưới khống chế thi công chính của quy hoạch và các mốc trắc địa Nhà nước.

– Công tác thiết kế lưới trắc địa bắt đầu từ việc chọn mốc dự tính độ chính xác, thuyết minh hướng dẫn đo đạc, xác định trình tự và thời hạn đo tương ứng với tiến độ xây lắp.

– Khi thành lập lưới khống chế thi công phải đáp ứng 2 yêu cầu sau:

+ Phù hợp với sự phân bố các phần, các bộ phận công trình trên phạm vi xây dựng.

+ Thuận tiện cho việc bố trí công trình, bảo đảm độ chính xác tốt nhất và bảo vệ được lâu dài.

– Trước khi bố trí công trình phải kiểm tra lại các mốc của lưới khống chế thi công chi tiết.

– Các bản vẽ phải có khi bố trí công trình:

+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình.

+ Bản vẽ bố trí các trục công trình (có ghi kích thước của công trình, toạ độ, giao điểm các trục, độ cao mặt nền, tên mốc khống chế và toạ độ, độ cao).

+ Bản vẽ bàn giao định vị cổ cột, móng đà kiềng có ghi các trục móng, trục cột.

+ Bản vẽ mặt cắt công trình.

+ Thuyết minh phương án bố trí công trình.

– Kiểm tra độ chính xác xây lắp công trình gồm 2 nội dung:

+ Kiểm tra bằng máy vị trí và độ cao thực của từng phần, từng bộ phận công trình và hệ thống đường ống kỹ thuật trong quá trình xây lắp. trong biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện tổ chức xây lắp và người đo vẽ.

+ Đo vẽ hoàn công vị trí thực và độ cao thực của từng phần, từng bộ phận công trình và hệ thống đường ống kỹ thuật sau khi xây lắp xong. Bản vẽ tổng mặt bằng hoàn công phải giao cho CĐT trong đó có chữ ký của người phụ trách NT xây lắp và của người đo vẽ.

– Quan trắc biến dạng công trình:

+ Trên bản vẽ phân bố các điểm đo phải đánh số thứ tự vị trí các điểm và giao lại cho bộ phận trực tiếp thi công trước khi khởi công công trình .

+ Việc quan trắc biến dạng công trình phải được dựa trên hệ thống mốc cơ sở đo lún được thiếp lập gán các đối tượng đo, cách xa các thiết bị gây chấn động mạnh và cho phép các dùng phương pháp độ cao hình học.

+ Công tác quan trắc biến dạng dùng phương pháp gắn gương vào cột của 4 góc công trình theo từng tầng và dùng máy trắc địa đo toa độ và độ cao của các điểm đó theo lưới khống chế thi công chính.

+ Các phương pháp đo và cách bố trí các cơ sở (mốc gốc), mốc kiểm tra khi quan trắc biến dạng công trình phải đảm bảo độ chính xác cần thiết.

  1. CÔNG TÁC ĐẤT:
  2. Ngoài các quy định khác nếu ra dưới đây, công tác đất phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4447- 1987.
  3. Đào đất:

– NT phải chuẩn bị các thiết bị thi công phù hợp để tiến hành công việc đào đất đối với tất cả các loại đất, kể cả đất tảng, nền đất cứng, nền đất có lớp móng nhà cũ bằng bê tông cốt thép hoặc các bể ngầm xây gạch … để chuẩn bị cho công việc làm móng tầng hầm theo đúng yêu cầu kỹ thuật của HSMT.

– Công việc đào đất phải được thực hiện theo yêu cầu về chiều dài, độ sâu, độ nghiêng và độ cong cần thiết theo bản vẽ thiết kế.

  1. Kiểm tra đào đất:

– Việc đào đất phải được kiểm tra và có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát trước khi đổ bê tông.

– NT phải báo cho Tư vấn giám sát đúng thời điểm để họ kiểm tra công việc đào đất.

  1. Đào đất phát sinh:

Khi có ý kiến của CĐT và kiến trúc sư -chủ nhiệm đồ án, vì bất cứ lý do gì cần thiết phải mở rộng hoặc đào móng sâu hơn thì phần đào đất đào thêm sẽ được thanh toán theo giá quy định phù hợp với điêù kiện của Hợp đồng.

  1. Kiểm tra trước khi san lấp:

Trước khi san lấp hố móng và các hạng mục khuất khác, NT phải được sự đồng ý của tư vấn giám sát bằng văn bản mới được triển khai.

  1. CÔNG TÁC ÉP CỌC:

Ngoài các quy định khác, Nhà thầu thi công tuân thủ theo tiêu chuẩn TCXDVN 286:2003

Để có số liệu đầy đủ cho thi công móng cọc, Nhà thâu liên danh chúng tôi tiến hành đóng, ép cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của Tư vấn hoặc Thiết kế đề ra.

– Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngoài cùng của móng không ít hơn 10 m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải  có  sơ  đồ  bố  trí  mốc  cùng  toạ  độ  của  chúng  cũng  như  cao  độ  của  các  mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công cọc phía Nhà thầu và trong các công trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra. Độ chuẩn của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển dịch thì cần được kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm trên 100 m chiều dài tuyến.

– Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định dưới đây, và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0.2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện

 

TT Kích thước cấu tạo Độ sai lệch cho phép
1 2 3
1 Chiều dài đoạn cọc, m     ≤ 10 ± 30 mm
2 Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa) + 5 mm
3 Chiều dài mũi cọc ± 30 mm
4 Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm) 10 mm
5 Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc
6 Độ lệch mũi cọc khỏi tâm 10 mm
7 Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:

– cọc tiết diện đa giác

– cọc tròn

 

 

nghiêng 1%

nghiêng 0.5%

8 Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc ± 50 mm
9 Độ lệch của móc treo so với trục cọc 20 mm
10 Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ ± 5 mm
11 Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai ± 10 mm
12 Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ ± 10 mm
13 Đường kính cọc rỗng ± 5 mm
14 Chiều dày thành lỗ ± 5 mm
15 Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc ± 5 mm

– Cọc phải được hạ bằng phương pháp ép tĩnh.

– Nhà thầu kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc. Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu sẽ báo Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà.

– Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và  các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc ( thí nghiệm PIT) và thí nghiệm phân tích sóng ứng suất (PDA) để xác định nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.

– Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi…, Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

– Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong bảng sau hoặc ghi trong thiết kế:

 

Loại cọc và cách bố trí chúng Độ lệch trục cọc cho phép trên mặt

bằng

1.   Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0.5m a)  khi bố trí cọc một hàng

b)  khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3 hàng

– cọc biên

– cọc giữa

c)  khi bố trí qúa 3 hàng trên hình băng hoặc bãi cọc

– cọc biên

-cọc giữa d)  cọc đơn

e)  cọc chống

2.   Các cọc tròn rỗng đường kính từ 0.5 đến 0.8m a)  cọc biên

b)  cọc giữa

c)  cọc đơn dưới cột

3. Cọc hạ qua ống khoan dẫn( khi xây dựng cầu)

 

0.2d

 

0.2d

0.3d

 

0.2d

0.4d

5 cm

3 cm

 

10 cm

15 cm

8 cm

Độ  lệch  trục  tại  mức  trên  cùng  của ống   dẫn   đã   được   lắp   chắc   chắn

không vượt quá 0.025 D ở bến nước  (ở đây D- độ sâu của nước tại nơi lắp

ống  dẫn)  và ±25  mm  ở  vũng  không nước

  1. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN, DÀN GIÁO, SÀN VÀ CẦU CÔNG TÁC:
  2. Kết cấu và gia công ván khuôn:
  3. Nhà thầu liên danh chúng tôi sử dụng toàn bộ hệ thống cột chống, đà giáo, ván khuôn định hình bằng thép hình đảm bảo các yêu cầu sau:

– Khi chịu lực phải đảm bảo ổn định, độ vững chắc và mức độ biến dạng phải trong phạm vi cho phép.

– Bảo đảm đúng hình dạng, kích thước theo bản vẽ thiết kế.

– Mặt tiếp xúc giữa các cạnh ván khuôn và nền khối bê tông trước cũng như khe hở giữa các tấm ván khuôn phải thật kín, tránh hiện tượng mất nước khi đổ bê tông.

  1. Khi dựng lắp ván khuôn ở các bộ phận kết cấu vừa nhỏ, hẹp mà lại cao như cột phải chừa ô cửa sổ để đổ đầm bê tông. Cửa sổ hay mặt ghép dầm cố gắng bố trí ở phía mặt kết cấu công trình sau này không bị lộ ra ngoài.
  2. Khi đã dựng lắp ván khuôn giằng chống xong, cán bộ kỹ thuật của NT phải kiểm tra và nghiệm thu theo các điểm sau:

– Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.

– Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn.

– Độ kín, khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền hoặc với mặt khối bê tông đổ trước.

– Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.

  1. Kiểm tra độ chính xác của ván khuôn ở những bộ phận chủ yếu phải tiến hành bằng những dụng cụ khác như: dây, thước đo chiều dài, nivo… Cán bộ kiểm tra phải có phương tiện cần thiết để kết luận được độ chính xác của ván khuôn theo hình dáng, kích thước và vị trí.
  2. Sai lệch cho phép về kích thước vị trí của ván khuôn và giằng chống đã dựng xong không được vượt quá trị số qui định dưới đây:

 

 

 

TT Tên sai lệch Trị số cho phép
1 Độ gồ ghề cục bộ của ván khuôn để đổ bê tông dùng thước thẳng 2m ép sát vào ván để kiểm tra được phép lồi lõm.

– Phần mặt bê tông lộ ra ngoài.

– Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần nhẵn

±5
2 Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích thước thiết kế, có thể lớn hơn so kích thước thiết kế trong phạm vi. +5
  1. Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí của ván khuôn, nếu bị biến dạng do chuyển dịch phải có biện pháp xử lí kịp thời.
  2. Sàn và cầu công tác:

– Sàn và cầu công tác phải chắc chắn, bằng phẳng, sử dụng các tấm thép định hình. Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông, cần phải đảm bảo ít rung động.

– Sàn và cầu công tác nhất thiết không được nối liền hoặc giằng móc vào ván khuôn, vào cốt thép, để tránh làm vị trí ván khuôn và cốt thép bị xê dịch, tránh làm cho bê tông bị chấn động trong thời gian ninh kết.

  1. Tháo dỡ ván khuôn:
  2. Tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê tông đạt được cường độ cần thiết tương ứng với các chỉ dẫn dưới đây:

– Đối với ván khuôn thành thẳng đứng không chịu lực do trọng lượng của kết cấu như ở tường dày, trụ lớn … chỉ được phép tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ đạt 25daN/cm2 đảm bảo giữ được bề mặt và các góc cạnh không bị sứt mẻ hoặc sạt lở.

– Đối với ván khuôn chịu tải trọng (trọng lượng cốt thép và trọng lượng hỗn hợp bê tông mới đổ) thì thời gian tháo dỡ ván khuôn phải dựa vào kết quả thí nghiệm cường độ bê tông. Trong trường hợp không có kết cấu thí nghiệm thì có thể tham khảo thời gian tối thiểu qui định dưới đây:

 

Tên gọi kết cấu công trình Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo ván khuôn, %R28 Thời gian bê tông đạt cường độ ván khuôn ở các mùa và vùng khí hậu – bảo dưỡng bê tông theo TCVN 391-2007, ra ngày25/04/2007
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2m trở xuống 50% 7 ngày
Bản, dầm vòm có khẩu độ từ 2m-8m 70% 10 ngày
  1. Đối với loại ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn thành thẳng đứng trước để xem xét chất lượng bê tông, nếu chất lượng bê tông quá xấu, nứt rỗ nhiều, không thể có biện pháp xử lý để sử dụng được thì phải phá bỏ.
  2. Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn phải đợi đến khi bê tông đạt cường độ thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ tải trọng thiết kế.

VII. GIA CÔNG, LẮP DỰNG  CỐT THÉP:

  1. Cốt thép trước khi thi công phải thoả mãn các yêu cầu sau:

– Bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, không có vảy sắt, không gỉ (loại gỉ phấn vàng được phép dùng nếu thiết kế không có yêu cầu gì đặc biệt), không được sứt sẹo, cong queo, biến dạng.

– Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.

– Trước khi gia công cốt thép phải được nắn thẳng, sau khi gia công cốt thép không được sai lệch kích thước quá mức cho phép trong bảng 4 điều 4.22 – TCVN 4453 -1995.

– Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tông. Những đoạn cốt thép chờ để thừa ra ngoài khối bê tông đổ lần trước phải được làm sạch bề mặt, cạo hết vữa xi măng bám dính trước khi đổ bê tông lần sau.

– Cốt thép phải được bảo quản riêng theo từng nhóm và phải có biện pháp chống ăn mòn, chống gỉ, chống bẩn.

  1. Gia công cốt thép:
  2. Uốn cốt thép:

– Tuyệt đối không dùng nhiệt để uốn cốt thép; Phải uốn cốt thép bằng tay hoặc bằng máy.

– Chỗ bắt đầu uốn cong phải hình thành một đoạn cong, phẳng, đều; bán kính cong phải bằng 15 lần đường kính của nó, góc độ và vị trí uốn cong phải phù hợp với qui định của thiết kế.

– Móc cong của 2 đầu cốt thép phải hướng vào phía trong của kết cấu: Khi đường kính của cốt thép đai từ 6-9mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt thép đai không bé hơn 40mm và từ 10-12mm thì không bé hơn 60mm.

– Cốt thép phải uốn nguội, tuyệt đối không được uốn nóng. Đối với cốt thép có gờ hoặc các lưới hay khung cốt thép hàn điện thì không cần làm móc uốn.

– Cốt thép sau khi uốn cong cần được kiểm tra kỹ sai số cho phép không được quá các trị số qui định trong bảng sau:

 

STT Các loại sai số Trị số sai số lệch
cho phép
1 Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực trong kết cấu
a. Mỗi mét dài ±5mm
b. Toàn bộ chiều dài ± 20mm
2 Sai lệch về vị trí điểm uốn ± 20mm
3 Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn
a. Khi chiều dài nhỏ hơn 10m +d
b. Khi chiều dài lớn hơn 10m +(d+0.2a)
4 Sai lệch về góc uốn của cốt thép 30
5 Sai lệch về kích thước móc uốn +a

Chú thích:

d: Đường kính cốt thép

a: Chiều dày của lớp bảo vệ.

  1. Nối cốt thép:

– Nối cốt thép đối với công trình dùng hai phương pháp chủ yếu sau đây: mối nối hàn và mối nối buộc. Tùy theo nhóm và đường kính cốt thép mà sử dụng kiểu hàn cho thích hợp.

– Phương pháp nối hàn:

+ Hàn cốt thép phải do người thợ hàn có chứng nhận cấp bậc nghề nghiệp, có kinh nghiệm. Khi cần thiết phải được kiểm tra bằng thực nghiệm mới cho phép tiến hành.

+ Vị trí các mối hàn phải thuân theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.

+ Chiều dài liên kết hàn, hai mặt chiều dài của đường hàn 10d.

+ Chỗ nào cốt thép bố trí rất dày, khoảng cách nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thì không được dùng phương pháp hàn đắp chồng cốt thép lên nhau để đảm bảo bất cứ chỗ nào cũng đủ khe hở cho bê tông chèn vào.

+ Kiểm tra hình dạng mặt ngoài mối hàn bằng mắt thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Mặt nhẵn, hoặc có vảy nhỏ và đều, không phồng bọt, không đóng cục, không cháy, không đứt quãng, không bị thon hẹp cục bộ và phải chuyển tiếp đến cốt thép được hàn (kim loại gốc).

Theo suốt dọc chiều dài mối hàn, kim loại phải đông đặc, không có khe nứt, ở mặt nối tiếp không có miệng, kẽ nứt.

Đường tim của 2 cốt thép nối phải trùng nhau, không lệch, song song với nhau.

Cốt thép hàn xong phải đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế, lấy búa gõ phải có tiếng kêu ròn.

– Phương pháp nối buộc:

+ Phương pháp nối hàn không được sử dụng tại các vị trí có nội lực lớn, chỗ uốn cong. Trong mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không được nối quá 25% diện tích tổng cộng của các thanh chịu kéo đối với thép thuộc nhóm A-II.

+ Nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc phải phù hợp với các qui định dưới đây:

Chiều dài nối buộc không được nhỏ hơn các chỉ số qui định ở bảng dưới đây:

TT Loại cốt thép Chiều dài nối buộc
Trong khu vực

chịu kéo

Trong khu vực

chịu nén

Dầm hoặc tường Kết cấu khác Đầu cốt thép có móc câu Đầu cốt thép không có móc câu
1 Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d
2 Cốt thép có gờ cán nóng 40d 30d 20d

Chú thích:

d:       – Là đường kính thực tế đối với cốt thép trơn

– Là dường kính tính toán đối với cốt thép có gờ

– Là dường kính trước khi xử lý nguội đối với thép xử lí nguội.

Cốt thép nằm trong khu vực chịu kéo trước khi nối buộc phải uốn đầu thành móc câu, cốt thép có gờ không cần uốn móc.

Dây thép buộc phải dùng loại dây thép có số liệu 18-22 hoặc đường kính khoảng 1mm. Mối nối buộc ít nhất là ở 3 chỗ (giữa và hai đầu).

Nếu nối buộc các lưới  cốt thép hàn thì trên chiều dài gối lên nhau của một đoạn lưới cốt thép bị nối nằm ở vùng chịu kéo phải đặt ít nhất là thanh cốt ngang và hàn chúng với tất cả các thanh dọc của lưới. Khi đó chiều dài đoạn chồng lên của các khung và lưới hàn nên lấy theo bảng trên không nhỏ hơn 250mm đối với thanh chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm với các thanh chịu nén.

  1. Lắp đặt cốt thép:

– Việc vận chuyển cốt thép đến vị trí lắp dựng phải đảm bảo khung, lồng thép không hư hỏng và biến dạng. (Không uốn đôi cây thép trong quá trình vận chuyển; trong trường hợp bắt buộc phải uốn đôi thì phải cắt bỏ phần bị uốn để dùng vào việc khai thác; tuyệt đối không được dùng để làm cốt thép chịu lực). Nếu trong quá trình vận chuyển làm cho cốt thép bị biến dạng thì trước khi lắp dựng cần phải sửa chữa lại.

– Vị trí khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép phải thực hiện theo sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với qui định của bản thiết kế. Cốt thép đã được lắp dựng cần phải đảm bảo không được biến dạng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công. Những chi tiết cố định đặt trước vào bê tông như bulông, cầu thang v.v… phải đặt đúng vị trí thiết kế qui định, Nếu không chôn sẵn thì phải đặt ống để chừa lỗ, tuyệt đối không được làm gãy cốt chịu lực khi đổ bê tông.

– Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn phải dùng những miếng vữa xi măng cát có chiều dày bằng lớp bảo hộ, kê vào giữa ván khuôn và cốt thép. Không được dùng đầu mẩu cốt thép và và mẩu đá để kê. Giữa 2 lớp cốt thép phải dặt các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hoặc cốt thép đuôi cá để giữ khoảng cách của chúng theo qui định của thiết kế. Trụ bê tông đúc sẵn phải có cường độ bằng cường độ bê tông trong bộ phận công trình đó, mặt xung quanh phải đánh sờn và hạn chế đặt ở bộ phận công trình chịu áp lực nước. Trụ cốt thép đuôi cá do cơ quan thi công qui định với điều kiện tiết kiệm cốt thép.

– Khi đặt xong cốt thép ở các tấm đan mỏng cần phải làm cầu kê ván làm đường để tránh người đi lại trên cốt thép làm sai lệch vị trí và biến hình. Cốt thép còn thừa ra ngoài phạm vi đổ bê tông phải dùng thanh ngang cố định lại, để tránh rung động làm lệch vị trí cốt thép. Cấm không được bẻ cong với bất kỳ góc độ nào làm phá hoại tính năng của cốt thép và làm rạn nứt phần bê tông ở chân cột thép.

– Các sai số cho phép khi  lắp dựng cốt thép không được quá những trị số qui định ở bảng dưới đây: ( Theo TCVN 4453-1995 – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông toàn khối )

TT Các loại sai số Trị số sai số lệch cho phép (mm)
1 Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt:
a. Đối với các kết cấu khối lớn ±30
b.  Đối với cột, dầm và vòm ±10
c. Đối với bản, tường và móng dưới kết cấu Khung ±20
2 Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao
a. Trong các kết cấu có chiều dày lớn hơn 1m trong các móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật. ±20
b. Trong các dầm, khung và bản có chiều dày lớn hơn 100mm ±5
c. Trong các bản có chiều dày đến 100mm và lớp bảo vệ là 10mm ±3
3 Sai số các khoảng cách giữa các đai của khung và giàn cốt thép
4 Sai số cục bộ về chiều dày của lớp bảo vệ:
a. Trong các kết cấu khối lớn (chiều dày hơn 1m) ±20
b. ở móng nằm dưới các kết cấu và các thiết bị kỹ thuật ±10
c. ở cột, dầm và vòm ±5
d. ở tường và bản có chiều dày đến 100mm ±3
5 Sai số về các khoảng cách giữa các thanh phân bổ trong một hàng
a. Đối với các tường ±25
b. Đối với những kết cấu khối lớn ±40
6 Sai số về vị trí cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang (không kể các trường hợp khi các đai đặt nghiêng theo qui định) ±10
7 Sai số về vị trí tim của các thanh đặt ở những đầu khung hàn nối, khi đường kính của thanh:
a. Bằng 40mm và lớn hơn.

b. Dưới 40mm

±10

±5

Sai số về vị trí mối hàn của các thanh theo chiều dài của bộ phận.
a. ở các khung và các kết cấu tường móng.

b. ở các kết cấu khối lớn

±25

±50

Sai số của vị trí các bộ phận cốt thép của các kết cấu khối lớn (khung, khối, dàn) so với thiết kế.
a. Trên bình đồ

b. Trên chiều cao

± 50

± 30

  1. Nghiệm thu cốt thép:

– Khi nhận vật liệu phải tiến hành nghiệm thu để loại các thanh thép không bảo đảm quy cách và chất lượng. Khi đặt xong cốt thép và ván khuôn và trước khi đổ bê tông phải tiến hành nghiệm thu bàn giao cốt thép, chỉ khi nào toàn bộ cốt thép phù hợp với các điều kiện vệ sinh sạch sẽ, kích thước các điểm uốn, chất lượng các mối nối, vị trí lắp dựng và chiều dày lớp bảo vệ theo đúng thiết kế thì mới được đổ bê tông.

– Công việc nghiệm thu cốt thép phải lập thành biên bản trong đó có ghi số các bản vẽ thi công, các sai số so với thiết kế, đánh giá chất lượng công tác cốt thép và kết luận khả năng đổ bê tông kèm theo biên bản nghiệm thu cốt thép và cần có các tài liệu sau đây:

+ Các bản lý lịch kim loại chính và que hàn của các nhà sản xuất hoặc các bản phân tích của phòng thí nghiệm.

+ Các biên bản nghiệm thu cốt thép gia công ở xưởng với các kết quả thí nghiệm mối hàn, thí nghiệm cơ học của cốt thép chịu lực quy định trong thiết kế.

+ Các bản sao hoặc thống kê các văn bản cho phép thay đổi trong bản vẽ thi công.

+ Lập bản vẽ hoàn công công tác cốt thép.

III. THI CÔNG BÊ TÔNG: (Tuân thủ theo TCVN 4453-95)

  1. Thành phần bê tông:

– Bê tông dùng cho các kết cấu chính của công trình phần lớn là bê tông thương phẩm được trộn tại nhà máy và được vận chuyển đến công trường bằng xe ô tô chuyên dụng. Các loại vật liệu và nước sử dụng để chế tạo hỗn hợp bê tông thi công các kết cấu bê tông phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật đã trình bày tại phần Vật liệu xây dựng.

– Các NT phải căn cứ vào các quy định trình bày trong bản vẽ thi công để chọn thành phần vật liệu sử dụng cho hỗn hợp bê tông của các kết cấu thi công. Đối với bê tông có số hiệu bê tông lớn M100 thì tỷ lệ cấp phối giữa các vật liệu sử dụng phải được NT xác định thông qua thí nghiệm cấp phối nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất của hỗn hợp bê tông.

– Tỷ lệ giữa nước và xi măng trong hỗn hợp bê tông phải dựa vào yêu cầu cường độ bê tông, yêu cầu chống thấm và các yếu tố quy định trong bản vẽ thi công và phải được xác định thông qua thí nghiệm.

– Độ dẻo của hỗn hợp bê tông (độ sụt hình nón) phải được NT xác định sao cho phù hợp với điều kiện chế tạo hỗn hợp bê tông, phương tiện vận chuyển, thiết bị đầm, mức độ bố trí cốt thép trong kết cấu, kích thước kết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu.v.v.

  1. Đổ bê tông:
  2. Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra và lập các biên bản:

– Công tác chuẩn bị cốt thép, đặt cốt thép các bộ phận chôn ngầm,v.v…

– Độ chính xác của công tác dựng lắp ván khuôn, cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống và độ vững chắc của giằng néo chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.

  1. Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải làm sạch rác, bùn, bụi, cạo gỉ, trước khi đổ hỗn hợp bê tông. Bề mặt ván khuôn gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông phải tẩm ẩm và bịt kín các kẽ hở. Bề mặt ván khuôn bằng kim loại phải quét dầu nhờn.
  2. Đổ bê tông phải tiến hành đúng các qui tắc dưới đây:

– Trong quá trình đổ bê tông phải tiến hành theo dõi liên tục hiện trạng của ván khuôn, đà giáo giằng chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép.

– Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông theo chiều cao của ván khuôn phải quy định phù hợp với sự tính toán cường độ và độ cứng của ván khuôn chịu áp lực ngang do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.

– Bê tông được kiểm tra thường xuyên về độ sụt, các mẻ được lấy mẫu thí nghiệm theo quy phạm.

– Bê tông được đầm bằng máy

– Việc bố trí các điểm  dừng theo quy trình, thời gian dừng giữa hai lớp khoảng 20 ¸ 24 giờ. Vị trí mạch dừng để tại những nơi có lực cắt nhỏ, những nơi tiết diện thay đổi, ranh giới giữa kết cấu nằm  ngang và thẳng đứng.

– Phải có máy đầm dùi khi đổ bê tông và ít nhất phải có 2 máy dự phòng.

– Đổ bê tông trong những ngày nắng phải che bớt ánh nắng mặt trời.

– Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tông phải được che kín không được để nước mưa rơi vào, trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê tông đạt 25daN/cm3 mới được đổ bê tông, trước khi đổ bê tông phải xử lý bề mặt khe thi công theo đúng các chỉ dẫn đã nêu trên.

– Ở những chỗ là vị trí của cốt thép và ván khuôn hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùi thì phải tiến hành đầm tay, với dụng cụ cầm tay thích hợp.

Trong quá trình đổ và khi đổ bê tông xong cần phải có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tông dính mặt với các bu lông, các bộ phận khác của ván khuôn và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa đổ bê tông tới.

– Khi phát hiện thấy ván khuôn, đà giáo, cột chống và cốt thép bị biến dạng hoặc thay đổi vị trí phải ngừng việc đổ bê tông, đưa bộ phận ván khuôn, đà giáo, giằng chống, cột chống đỡ, cốt thép trở về vị trí cũ và gia cố đến mức cần thiết, đồng thời cần phải xét các ảnh hưởng của biến dạng đến chất lượng của kết cấu đang được tiến hành đổ bê tông và có khả năng giữ lại hay phá bỏ phần bê tông đã đổ.

  1. Khi đổ bê tông các kết cấu cần theo dõi ghi vào nhật ký các vấn đề dưới đây:

– Ngày giờ bắt đầu và ngày giờ kết thúc công việc đổ bê tông.

– Số hiệu bê tông, độ sụt (hay độ khô cứng) của bê tông.

– Khối lượng công tác bê tông đã hoàn thành theo phân đoạn công trình.

– Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông, số lượng mẫu, số hiệu (có chỉ rõ vị trí kết cấu mà từ đó lấy mẫu bê tông) thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu.

– Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông.

– Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ (trong các kết cấu khối lớn)

– Loại ván khuôn và biên bản lắp dựng ván khuôn.

  1. Đầm bê tông bằng tay chỉ áp dụng trong những vị trí khó dùng đầm máy phải tuân theo các qui định dưới đây:

– Đối với khoảng đổ với diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tông dưới 6cm  có thể dùng đầm ngang từ 8 – 10kg. Khi đầm phải nâng cao 10 – 15cm, đầm liên tục và đều.

– Đối với khoảng đổ có diện tích hẹp, độ sụt của bê tông từ 6cm trở lên hay ở những chỗ bố trí cốt thép dày phải dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều và khi đổ đến lớp trong cùng, dùng bàn bằng gỗ nặng 1kg vỗ mặt cho đều.

  1. Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu phải san bằng và đầm ngang ngay đến đấy, không được đổ thành đống cao, để tránh hiện tượng các hạt to của vật liệu rơi dồn xuống chân đống. Trong khi đổ và đầm, nếu thấy cốt liệu to tập trung thành một chỗ thì phải cào ra trộn lại cho đều. Không dùng vữa lấp phủ lên trên rồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp bê tông chưa được đầm chặt.
  2. Phải phân chia phạm vi đầm và giao cho tổ phân công phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót, đầm lại. Chỉ được bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ.
  3. Bảo dưỡng bê tông và xử lý khuyệt tật của bê tông:
  4. NT phải tiến hành công tác bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bê tông vừa đổ xong. Các biện pháp bảo dưỡng bê tông, công tác kiểm tra, trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn.v.v. của NT phải được kỹ sư giám sát xem xét và chấp thuận trước khi thực hiện.
  5. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc bảo dưỡng bê tông cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê tông theo tốc độ đã qui định.

– Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến sự hình thành các khe nứt.

– Tránh các chấn động hay va chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bê tông.

  1. Biện pháp bảo dưỡng kết cấu bê tông phụ thuộc vào tính chất và bề mặt của kết cấu tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào NT cũng phải tiến hành tưới nước cho các kết cấu bê tông. Nước được sử dụng phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật tại mục Quy định chung. Vật liệu xây dựng. Số lần tưới nước bảo dưỡng mỗi ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nhưng không được ít hơn 3 lần.
  2. Thời gian bảo dưỡng kết cấu bê tông phải được xác định bằng thí nghiệm để phù hợp với từng loại kết cấu, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nắng, gió thực tế tại công trường vào thời gian bảo dưỡng tuy nhiên không được ít hơn 7 ngày.
  3. Trong quá trình bảo dưỡng kết cấu bê tông, NT phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để tránh không va chạm đến đà giáo và ván khuôn hoặc di chuyển thiết bị trên kết cấu bê tông.
  4. Trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn phải tuân theo đúng các quy định trình bày ở ván khuôn, đà giáo và sàn công tác.
  5. Sau khi tháo, dỡ ván khuôn, NT phải thực hiện ngay lập tức các biện pháp xử lý khắc phục các hư hỏng, khuyết tật trên bề mặt và bên trong các kết cấu bê tông. Trong trường hợp cần thiết, khi Cán bộ giám sát yêu cầu, NT phải đục bỏ phần bê tông xấu và thi công lại. Tất cả các sự khắc phục trên phải do kỹ sư giám sát chỉ đạo. NT không được phép tự xử lý khi chưa có quyết định của kỹ sư giám sát.
  6. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông:
  7. NT phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng bê tông trong quá trình thi công. Việc kiểm tra phải quan tâm đầy đủ đết tất cả các vấn đề sau đây:

– Việc chuẩn bị và xử lý nền, móng của các bộ phận công trình bê tông.

– Chất lượng vật liệu sử dụng và thành phần hỗn hợp của bê tông, chất lượng ván khuôn và cốt thép, việc lắp dựng ván khuôn, giàn giáo chống đỡ và cầu công tác, việc lắp đặt cốt thép và các bộ phận chôn trước trong bê tông.

– Sự làm việc của các thiết bị, dụng cụ cân, đong vật liệu, trộn bê tông, phương tiện vận chuyển và đổ vào khoảng đổ.

– Việc bảo dưỡng kết cấu bê tông và thời gian tháo dỡ ván khuôn.

– Thí nghiệm xác định cường độ bê tông và các chỉ tiêu cơ lý khác được yêu cầu.

  1. NT phải tiến hành kiểm tra cường độ bê tông bằng các thí nghiệm kiểm tra cường độ (nén, kéo) tại phòng thí nghiệm các mẫu bê tông, tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết Cán bộ giám sát có thể kiểm tra cường độ ngay tại công trường bằng các thiết bị thích hợp.
  2. NT phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn quy định hiện hành (mỗi nhóm mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu, lấy cùng 1 lúc, ở cùng một vị trí, bảo dưỡng trong các điều kiện tương tự điều kiện thực tế).
  3. NT phải thực hiện các thí nghiệm xác định cường độ bê tông tại các cơ quan thí nghiệm, bảo đảm chất lượng có năng lực được cán bộ dự án phê chuẩn. Phương pháp tính toán cường độ bê tông trung bình của kết cấu công trình do các cơ quan nói trên quyết định.
  4. Cường độ bê tông chỉ được chấp thuận là đã theo đúng các quy đinh trong bản vẽ thi công khi kết quả thí nghiệm lấy mẫu cho thấy không có nhóm mẫu nào trong các nhóm đã kiểm tra có cường độ trung bình dưới mức 85% cường độ quy định.
  5. Trong trường hợp kết quả thí nghiệm xác định bê tông không thỏa mãn các yêu cầu đã quy định thì cán bộ quản lý dự án sẽ quyết định khả năng sử dụng và biện pháp xử lý kết cấu đã thi công. NT phải thực hiện tất cả các công việc cần thiết liên quan đến quyết định của cán bộ quản lý dự án phải gánh chịu mọi chi phí nảy sinh do việc thực hiện các công việc đó.
  6. NT tiến hành ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ các kết quả kiểm tra chất lượng công tác bê tông (biên bản, nhật ký thi công, lý lịch khối đổ, kết quả thí nghiệm,v.v.) tại công trường để cán bộ giám sát tiện theo dõi.
  7. Tùy thuộc vào tính chất của kết cấu và công trình bê tông mà Cán bộ giám sát quyết định hình thức và nội dung nghiệm thu, quy định các kết cấu dưới đây phải được nghiệm thu trung gian trước khi nghiệm thu công việc:

– Các cấu kiện và phần công trình có lắp đặt ván khuôn, cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông.

– Các phần của kết cấu bị lấp kín sau khi hoàn thành và các bộ phận chôn trước trong kết cấu bê tông.

  1. Tùy thuộc vào hình thức nghiệm thu, NT phải cung cấp đầy đủ hoặc từng phần hồ sơ tài liệu theo đúng chỉ dẫn của cán bộ giám sát trước khi tiến hành nghiệm thu.
  2. VỀ CÔNG TÁC XÂY, TRÁT:

Tuân thủ hoàn toàn theo tiêu chuẩn TCVN 4085-1985 “Kết cấu gạch đá – Thi công và nghiệm thu”.

  1. Chuẩn bị các mẫu vật liệu:

Nhà thầu liên danh có trách nhiệm nộp các vật liệu của các phần công tác xây: “ Số  mẫu tối thiểu phải có sáu mẫu (6) đại điện cho các bề mặt và kích thước khác nhau. Ximăng, cát và nước dùng cho công tác xây phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

  1. Phối hợp với các nhà thầu khác khác:

Nhà thầu sẽ phải phối hợp với các NT khác trước và trong khi triển khai thi công công tác xây để đảm bảo rằng các lỗ chờ rãnh, hố, móc treo, các thép neo, ống bọc… được đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế.

  1. Chất lượng của vật liệu:
  2. Vữa:

– Xi măng dùng để chế tạo các khối vữa xây đối với công tác xây phải là xi măng Porland theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.

– Cát phải sạch, cứng, sắc và lát cát hầm mỏ hoặc cát sông. Cát phải có hạt mịn với hàm lượng đất sét thấp và không chứa muối và các hợp chất hữu cơ.

– Nước trộn phải là nước sạch, không có lẫn dầu, axit, alkalis, các hợp chất hữu cơ và các chất độc hại khác.

– Nhà thầu bảo quản xi măng và vữa ở khu vực khô ráo, phải che chắn để tránh hư hỏng và xâm nhập các hợp chất bên ngoài. Các lọai gạch tráng men phải luôn luôn được che phủ. Cốt thép phải được bảo vệ cẩn thận. Trước khi đặt thép, các cốt thép phải không có gỉ sắt hoặc các tạp chất khác có thể làm giảm lực dính trong thi công.

– Vữa xây là vữa xi măng cát, trộn theo tỉ lệ 1:4,5 hoặc theo tỉ lệ do Tư vấn giám sát thông qua. Vữa trộn với nước theo tỷ lệ đảm bảo khả năng trộn. Các thành phần vữa được đo theo thể tích. Vữa được trộn ngay trước khi sử dụng. Phương pháp trộn được sử dụng là phương pháp trộn khô. Xi măng được trộn khô với cát cho tới khi hỗn hợp đồng màu, sau đó theo nước dần dần cho đến khi đạt độ dẻo cần thiết.

– Các hộp đựng và trộn vữa phải được làm sạch sau mỗi ngày làm việc và các dụng cụ xây trát phải được giữ sạch. Vữa bắt đầu đóng cụ sẽ không được phép sử dụng.

– Vữa chỉ được phép trộn tay khi chất lượng trộn phải tương đương với chất lượng trộn máy và phải trộn trên nền sạch, cứng và không thấm nước. Kiến trúc sư và Tư vấn giám sát có quỳên loại bỏ vữa trộn bằng tay (Nếu không đạt yêu cầu) và sẽ yêu cầu trộn liên tục bằng máy trong thời gian lớn hơn1/2 giờ cho đến khi sử dụng.

– Vữa trộn phải có màu đồng nhất và phải được sự thông qua của tư vấn giám sát.

  1. Gạch xây:

– Toàn bộ gạch xây phải là gạch loại 1 sản xuất bằng máy, đúng kích thước vuông thành sắc cạnh, không có khuyết tật, cường độ gạch ≥ 75Kg/cm2.

– Gạch xây bằng đất nung, dạng đặc hoặc rỗng và có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tường được xây bằng gạch chế đặc và gạch chế rỗng  mác 75 (220x105x60) với chiều dày xây được thể hiện trên bản vẽ.

– Nguồn cung cấp từ các cơ sở nhà máy của địa phương có khả năng sản xuất và cung cấp gạch tuân theo các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là về cường độ chịu nén, cường độ chịu cắt, tính chất giãn nở, chịu lửa và cách âm.

  1. Nhân công:

Việc cung cấp nhân công, vật liệu, thiết bị và các phụ kiện vần thiết khác để thực hiện công tác xây dựng phải đúng theo hợp đồng và hồ sơ thiết kế hoặc chỉ ra dưới đây:

– Gạch được sử dụng để xây phải là gạch ra lò ít nhất là 14 ngày và phải được làm ẩm ướt trước khi xây.

– Gạch đưa vào sử dụng phải được thông qua tư vấn giám sát trước khi đặt mua

– Phải làm sạch khối xây liên tục trong quá trình xây

– Kết cấu xây gạch phải được bảo vệ chống nắng và mưa trong khi xây và những ngày tiếp theo khi vữa xây đông cứng.

  1. Lắp đặt:
  2. Phương pháp:

Các khối xây phải được thả dọi, lấy cốt và phải xây thẳng hàng, dạng khối xây sẽ là dạng so le với viên khoá góc. Các mối nối giữa các vật liệu gạch với nhau cũng như mối nối giữa vật liệu gạch với vật liệu khác phải trát bằng vữa. Các mối nối trước khi trát phải được để thô để tăng độ kết dính với lớp trát.

  1. Đục và vá khối xây:

– Các khối xây phải được đục cẩn thận để lắp đặt các đường ống điện nước và các thiết bị cố định khác. Việc đắp vá phải đảm bảo độ dính kết tốt và sạch sẽ.

– Tất cả các lỗ chờ, rãnh, đục, nền, khung, ống và các chi tiết cố định phục vụ cho công việc của công tác khác đều được tính vào công tác xây.

  1. Vữa:

Vữa lỏng và vữa xi măng dùng để trát các cột thép, tay vịn, các khung trong tường. Trước khi trát vữa, phải dọn sạch các bề mặt. Vữa phải được trát bằng bay nhọn để lấp đầy các khoảng trống. Vữa trát xong phải được giữ ẩm trong thời gian 3 ngày và sau khi tháo bỏ hệ thống chống tạm, cần trát kín các khoảng trống còn lại.

  1. Công tác chưa hoàn thiện:

Tại các mối nối với các khối xây cũ, cần cạo bỏ lớp vữa làm ẩm trước khi xây mới.

  1. Dọn dẹp:

Vữa rơi vãi dưới chân các tường gạch xây phải luôn được dọn sạch sẽ.

  1. Chuẩn bị bề mặt để trát:

– Chỉ được thực hiện công tác trát sau khi các bề mặt của tường đã cứng cáp và khô ráo.

– Cần làm nhám bề mặt của bê tông bằng búa hoặc đục và phải dọn sạch các vết dầu mỡ, các loại vật liệu khác để đảm bảo tốt lực dính của vữa.

– NT có thể dùng phụ gia để tăng lực dính giữa  vữa và bê tông sau khi được sự chấp thuận của kiến trúc sư và tư vấn giám sát.

– Các bề mặt khác phải được trải kỹ bằng bàn chải cứng để tẩy bỏ các chỗ vữa thừa và các vật liệu dính bám khác.

  1. Công tác trát:

– Trước khi trát bề mặt phải sạch và tưới nước cho ẩm. chiều dày lớp vữa trát từ 15-20mm. Mặt tường xây khi trát phải phẳng, nhẵn và phải bảo dưỡng tránh nứt chân chim. Sai số cho phép là 0.5% theo chiều đứng và 0.8% theo chiều ngang.

– Trong trường hợp trát 2 lớp phải để cho lớp thứ nhất (lớp trát lót), khô cứng trước khi làm nhám bề mặt. Bề mặt cần được làm nhám bằng bàn chải sắt hoặc khía nhám chéo bằng tay.

– Phải để cho lớp trát lót khô và co ngót xảy ra hoàn toàn mới đươc trát tiếp lớp trát thứ  2, tuy nhiên cần tránh cho bề mặt khô quá nhanh bằng cách làm ẩm thường xuyên hoặc bằng cách phủ bao tải ẩm trên bề mặt.

– Phải kiểm tra độ hút ẩm của lớp trát lót thường xuyên trước khi trát tiếp lớp phủ ngoài (lớp thứ 2).

– Trong quá trình trát phải sử dụng bay xoa gỗ và thước gỗ để đảm bảo bề mặt phẳng và thẳng. Phải giữ ẩm lớp phủ ngoài trong thời gian ít nhất là 7 ngày sau khi trát.

– Tỷ lệ xi măng – cát của lớp vữa lót là 1:3 và của lớp trát cuối là 1:6. Tuy nhiên NT có thể đề xuất một tỷ lệ hoặc thành phần trộn khác để tư vấn giám sát thông qua. Xi măng, cát phải được trộn khô trước sau đó mới thêm nước sau. Vữa phải được sử dụng trong vòng 1h đồng hồ sau khi thêm nước.

– Các hỗn hợp vữa đã đóng cục hoặc bị khô không được phép trộn lại phải được loại bỏ ngay.

– Vữa sử dụng để trát các lớp tường ngoài phải được thêm phụ gia và chống thấm, như Sika số1 hoặc các chất có thuộc tính tương đương khác đã được thông qua.

  1. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN NỘI NGOẠI THẤT:
  2. Yêu cầu chung:

Trước khi thi công hoàn thiện từng phần hay toàn bộ công trình phải tiến hành định vị kiểm tra kích thước, cao trình, hình dạng toàn bộ khối xây thô và phải thực hiện xong những công tác xây dựng cơ bản sau đây:

– Chèn kín những mối nối giữa các Blốc lắp ghép của công trình, đặc biệt chèn bọc kín các chi tiết thép nối của các bộ phận cấu kiện bê tông cốt thép.

– Lắp và chèn các khung cửa sổ, cửa đi, nhét đầy vữa vào các khe giữa khuôn cửa với tường.

– Thi công các lớp lót dưới sàn nhà.

– Thi công lớp chống thấm của mái và khu vệ sinh. bảo đảm không thấm nước, không thoát mùi hôi qua khe chèn ống và lỗ thu nước.

– Lắp đặt lan can và thi công các lớp chống thấm ở khu vực ban công, lô gia, . vv.

– Lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước, kiểm tra các liên kết và đầu nối của hệ thống ống dẫn.

– Lắp đặt mạng dây dẫn ngầm cho hệ thống điện, thông tin liên lạc, hệ thống ống điều hoà không khí, ống cấp ga và các hệ thống ống kỹ thuật khác.

– Trong điều kiện cần thiết phải trát lát ốp ở những nơi sẽ đặt các thiết bị vệ sinh, thông gió. Công tác hoàn thiện công trình cần được thực hiện theo trình tự nêu trong thiết kế.

– Trình tự thực hiện công tác hoàn thiện mỗi căn phòng, mỗi hạng mục phải được ghi rõ trong bản vẽ tổ chức thi công.

– Công tác hoàn thiện nên bắt đầu từ tầng trên xuống tầng dưới. Khi đó ít nhất phải có hai tầng của công trình hoàn thành xong công tác lắp ghép và những công việc quy định phải hoàn thành trước khi tiến hành công tác hoàn thiện.

  1. Hệ thống sơn:

– Hệ thống sơn tường, cột, dầm và trần bê tông, tường xây nội thất của công trình sử dụng loại sơn cao cấp trong nhà.

– Các chỉ tiêu cho các chủng loại sơn áp dụng cho công trình cần chọn loại có chất lượng tương đương như sau :

+ Chỉ tiêu cho sơn nội thất công trình:

 

Chi tiết Đơn vị Kết quả Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6934: 2001

Phương pháp thử
Độ PH (29,50C) 9,11 ASTME 70:1990
Khối lượng riêng Kg/l 1,27 ASTM D 1475:1998
Độ mịn mm 35 <50 TCVN 2091: 1993
Độ nhớt Pa.s 20,18 20 -> 30 TCVN 6934: 2001
Độ phủ g/m2 180 125 -> 200 TCVN 6934: 2001
Độ rửa trôi Chu kỳ 1000 >450 TCVN 6934: 2001
Độ bền nước H 1152 >250 TCVN 6934: 2001
Độ bền kiềm trong dung dịch Ca(OH)2 bão hoà (pH=14) H 1152 >150 TCVN 6934: 2001

+ Chỉ tiêu cho sơn lót ngoại thất công trình:

Chi tiết Đơn vị Kết quả Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6934: 2001

Phương pháp thử
Độ PH (29,50C) 9,02 ASTME 70:1990
Khối lượng riêng Kg/l 1,20 ASTM D 1475:1998
Độ mịn mm 25 <50 TCVN 2091: 1993
Độ nhớt Pa.s 22,97 20 -> 30 TCVN 6934: 2001
Độ phủ g/m2 180 125 -> 200 TCVN 6934: 2001
Độ rửa trôi Chu kỳ 1500 >1200 TCVN 6934: 2001
Độ bền nước H 1152 >1000 TCVN 6934: 2001
Độ bền kiềm trong dung dịch Ca(OH)2 bão hoà (pH=14) H 1152 >600 TCVN 6934: 2001

+ Chỉ tiêu cho sơn phủ ngoại thất công trình:

Chi tiết Đơn vị Kết quả Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6934: 2001

Phương pháp thử
Độ PH (29,50C) 9,07 ASTME 70:1990
Khối lượng riêng Kg/l 1,30 ASTM D 1475:1998
Độ mịn mm 35 <50 TCVN 2091: 1993
Độ nhớt Pa.s 20,09 20 -> 30 TCVN 6934: 2001
Độ phủ g/m2 140 125 -> 200 TCVN 6934: 2001
Độ rửa trôi Chu kỳ 1700 >1200 TCVN 6934: 2001
Độ bền nước H 1336 >1000 TCVN 6934: 2001
Độ bền kiềm trong dung dịch Ca(OH)2 bão hoà (pH=14) H 336 >600 TCVN 6934: 2001
  1. Ốp, lát sàn công trình:

Các chủng loại gạch lát, đá sử dụng cho công tác hoàn thiện sàn và tường của công trình bao gồm các dạng sau:

– Gạch sản xuất bằng công nghệ hiện đại kích thước. Màu sáng bóng.

– Đá granit nhân tạo: Sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo màu sắc và độ bóng.

  1. 4. Hệ thống cửa đi, cửa sổ:

Cửa đi, cửa sổ  trong công trình là cửa panô gỗ  hoặc cửa panô kính, gỗ chò chỉ hoặc dổi có độ dày và kích thước theo đúng thiết kế. Các hệ khoá, tay nắm … cho công trình dùng loại tốt và chắc chắn. Gỗ phải được qua xử lý kỹ, ngâm tẩm, hấp sấy tránh cong vênh, co ngót, loại bỏ các mắt và rác, tạo tính bền vững và mỹ thuật cho công trình.

Cửa sắt đảm bảo đúng theo thiết kế.

  1. CÔNG TÁC THI CÔNG ĐIỆN, CHỐNG SÉT, NƯỚC:
  2. Phần điện:
  3. Các tiêu chuẩn cần tuân thủ:

– Tiêu chuẩn TCXD 25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

– Tiêu chuẩn TCXD 27-1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

– Tiêu chuẩn TCXD 16-1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng

– Tiêu chuẩn TCXD 46-1984: Chống sét cho các công trình xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế thi công.

– Các tiêu chuẩn ngành có liên quan.

– Tiêu chuẩn IEC 60947 –  2 quy định cho aptomat.

– British standard specification (BS) (Khuyến khích áp dụng).

– American Society for testing of materials (ASTM) (khuyến khích áp dụng)

– Underwriter’s Laboratory Inc. (UL) (Khuyến khích áp dụng).

– Internattional Standard Organization (ISO) (Khuyến khích áp dụng).

  1. Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị, vật tư và lắp đặt:

Hệ thống tiếp đất cho hệ thống điện:

Tổng quan:

– Toàn bộ hệ tiếp đất tuân theo Tiêu chuẩn TCXD 46: 1984: Chống sét cho các công trình xây dựng: tiêu chuẩn thiết kế thi công.

– Toàn bộ các máng kim loại, các bộ phận không mang điện bằng kim loại của các thiết bị điện và cực tiếp địa của ổ cắm phải được nối đất một cách chắc chắn.

– Hệ dây tiếp đất được nối với các cọc tiếp địa.

  1. Kiểm tra:

b.1. Kiểm tra điện trở tiếp đất:

Việc kiểm tra phải được thực hiện trước khi lấp đất bãi tiếp địa và nối cọc tiếp đất với dây tiếp đất chính. Quy trình cách thức kiểm tra, thiết bị dùng khi kiểm tra (chủng loại, ký mã hiệu) phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra.

  1. 2. Kiểm tra việc liền mạch của các dây tiếp đất.
  2. 3. Kiểm tra việc nối đất của các máng kim loại, các bộ phận kim loại không mang điện của thiết bị, tủ điện, bảng điều khiển…

* Yêu cầu lắp đặt hệ thống dây, ống, máng bảo hộ:

  1. Tổng quát: Lắp đặt tuân theo TCXD25:1991
  2. Chủng loại vật tư:

* Yêu cầu đối với đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc:

  1. Đèn:

1.1. Bộ đèn:

– Trừ trường hợp đặc biệt, tất cả các bộ đèn và thiết bị chiếu sáng phải bao gồm cả bóng đèn.

– Dây điện bên trong bộ đèn Halogen, Metal halide phải sử dụng loại vỏ bọc A-mi-ăng có khả năng chịu nhiệt ít nhất là 90oC hoặc dây có vỏ bọc nhựa có độ chịu nhiệt tương đương.

– Các bộ đèn trong nhà hoặc ngoài trời phải được nối đất chắc chắn.

– Những bộ đèn được dùng với bóng sợi đốt phải phù hợp với công suất của bóng đèn và dùng đui đèn bằng sứ hoặc bằng composit chịu nhiệt và đấu nối thông qua cầu nối dây.

– Bộ đèn dùng bóng huỳnh quang phải có khung bằng tôn dầy ít nhất 0,4mm phủ sơn tĩnh điện. Bộ đèn phải gồm có đầy đủ các đế đèn, tắc te, chấn lưu, tụ bù (Nếu có), bóng đèn, cầu nối dây.

– Bộ đèn ngoài trời phải là loại chịu mọi thời tiết, có khả năng chống ẩm, chống bụi và bức xạ mặt trời. Các điểm có dây dẫn xuyên qua phải làm kín để chống bụi và nước.

1.2. Phụ kiện của đèn:

  1. Đui đèn:

– Đui đèn và đế đèn huỳnh quang phải phù hợp với tiêu chuẩn BS/NEMA/VDE.

– Đế đèn huỳnh quang phải là loại khoá xoay, bằng nhựa tráng chịu nhiệt.

– Đui đèn sợi đốt là loại đui xoáy kiểu E27 bằng sứ hoặc composit chịu nhiệt.

  1. Bóng đèn:

– Tất cả các bóng đèn lắp cho công trình phải mới chưa qua sử dụng.

  1. Biến áp cho đèn Halogen (Nếu có):

– Biến áp cho đền Halogen phải là loại dây quấn. Khi hoạt động không được gây ra tiếng ồn. Chỉ dùng biến áp điện tử khi cần phải ghép nối tương thích với các hệ thống điều khiển.

– Biến áp phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất một năm.

  1. Chấn lưu cho đèn huỳnh quang:

– Chấn lưu phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất là một năm.

– Tất cả chấn lưu cho đèn huỳnh quang dùng chấn lưu điện tử (hoặc loại khởi động bằng tắc te, tw1200C, công suất tổn hao tối đa là 10W).

  1. Tắc te đèn huỳnh quang:

– Tắc te phải có tụ điện chống xung nhiễu.

– Vỏ tắc te phải là vật liệu chịu nhiệt.

  1. Đèn huỳnh quang lắp âm trần (nếu có) bao gồm vỏ đèn, bóng đèn, chấn lưu, đui, tụ điện bù (Nếu có), choá phản xạ và các phụ kiện đi kèm.
  2. Đèn huỳnh quang lắp nổi (nếu có) bao gồm vỏ đèn có gioăng chống nước, bóng đèn, chấn lưu, đui, choá phản xạ, màn chắn nước. Toàn bộ đèn phải đảm bảo đạt IP54 trở lên.
  3. Đèn chiếu sáng ngoài nhà.

Các thiết bị trên sử dụng sản phẩm của hãng trong nước, ngoài nước hoặc liên doanh.

1.3. Lắp đặt:

  1. Đèn và các thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ cẩn thận trong qúa trình lắp đặt.
  2. Sau khi lắp đặt phải kiểm tra ngắn mạch hay chạm chập.
  3. Công tắc, ổ cắm:
  4. ổ cắm công tắc là loại lắp chìm tường có các công thố ghi trên bản vẽ. Phải lắp các thiết bị chống nước IP54 (hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời hoặc có chỉ thị chống nước.
  5. Công tắc đèn phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng điện 10A/ 250V, phù hợp với tải là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Có thể lắp riêng rẽ hoặc tổ hợp nhiều công tắc vào cùng một đế và mặt.
  6. ổ cắm nhỏ nhất là loại 15A/250V có cực nối đất.
  7. Tất cả các công tắc và ổ cắm phải có cùng một kiểu dáng và cùng một nhà sản xuất.
  8. Chiều cao lắp đặt của ổ cắm điện, điện thoại, máy tính… theo bản vẽ thi công. Chiều cao lắp đặt của các thiết bị có thể được điều chỉnh bởi kiến trúc sư hay giám sát công trình.
  9. Sử dụng sản phẩm của hãng Legrand, Merlin gerin, Siemens, Clipsal….. hoặc tương đương.
  10. Đo đếm hạ áp gồm:

– Các biến dòng đo lường, chống sét van, công tơ hữu công, vô công

– Tủ điện áp có MCCB hoặc ACB 4P 1250A – 50kA, bộ thanh cái đầu ra phải có ít nhất 04 điểm đấu cáp điện 300mm2/pha.

  1. Tủ điện và thiết bị trong tủ điện:

4.1. Khái quát chung:

Các tủ điện sẽ:

– Được thiết kế sao cho có thể tiếp cận tới mọi bộ phận.

– Được thiết kế sao cho có thể khảo sát nhiệt độ tại các điểm nối.

– Tất cả các tủ điện phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 60439 -1.

– Tất cả các bộ phận cấu thành tủ đều phải có thử nghiệm mẫu. Các chứng nhận về thử nghiệm mẫu phải được cung cấp bởi nhà sản xuất tủ.

– Khi lắp đặt, tất cả các tủ điện phải ở vị trí phù hợp cho vận hành và bảo dưỡng.

4.2. Cấp bảo vệ: Tủ điện phải có cấp bảo vệ tối thiểu là IP3x. Đường cáp vào tủ không làm ảnh hưởng đến cấp bảo vệ quy định.

4.3. Kiểm tra: Nhà cung cấp tủ phải trình các chứng chỉ thử nghiệm điển hình (Type tested) theo tiêu chuẩn IEC 60439 -1.

4.4. Nhà chế tạo: Chi tiết về nhà sản xuất tủ phải được cung cấp trong HSDT.

4.5. Thiết bị đóng cắt: Toàn bộ thiết bị đóng cắt phải được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất cho toàn bộ công trình.

4.6. Tủ điện tổng: Với tủ điện chính, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận: Schneider – Electric; ABB; Siemens…. hoặc tương đương.

4.7. Tủ điện phân phối: Với tủ điện phân phối, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận: Schneider – Electric; ABB; Siemens…. hoặc tương đương.

4.8. Cấu trúc của tủ điện:

Tất cả các tủ điện sẽ có:

– Làm từ thép tấm 2.0mm được gắn với cửa có bản lề có thể tháo rời.

– Chiều cao tối đa 2300mm

– Một khoang riêng để thiết bị của cơ quan điện (Nếu được yêu cầu) và có bộ phận để dán tem của cơ quan điện.

– Khoảng cách vừa đủ để đi dây ra, có tính đến loại cáp đi vào và ra.

– Lối đi cáp vào ra hoặc tấm đệm được tính toán kích thước phù hợp các yêu cầu lắp đặt và dây cáp.

– Các mép được gấp lại.

– Là loại có mặt trước phẳng chỉ bao gồm then, tay cầm, hiển thị, bộ phím và các thiết bị tương tự mục đích vận hành và được làm nhô ra thành bảng điều khiển phía trước.

– Thông thoáng tự nhiên bằng các ống xả có nắp che cho các phân trên cao và dưới thấp. Tất cả các vị trí xả sẽ hỗ trợ việc thông thoáng tự nhiên để giảm sự tăng nhiệt độ của môi trường.

– Các cáp dẫn ra được sắp xếp sao cho các dây cáp này không đi ngang qua khoang của thanh cái.

– Các đâu cắt phải được kẹp chì cho thanh cái và việc lắp đặt cáp khi tủ điện có thể mở rộng.

– Các cáp đơn lõi được bố trí sao cho chúng không đi ngang qua các lỗ.

– Phải có biện pháp phù hợp để gắn các tủ điện vào kết cấu của toà nhà.

4.9. Các tủ điện đứng: Hệ thống bao gồm các tủ đứng độc lập sẽ có:

– Một khung nền được tạo thành bởi các khoang mạ kẽm có chiều cao tối thiểu 75mm.

– Các tủ đứng cạnh nhau sẽ được bắt vít để tạo thành kết cấu vững chắc.

– Sẽ có một đường thông hơi trên đỉnh mỗi ngăn độc lập.

– Các cửa hoặc các tấm có thể nâng lên để tiếp cận phía trước và phía sau.

– Các hệ thống đầu móc để nâng thiết bị hoặc tương đương.

– Đủ không gian để gắn các đường cáp đi vào.

4.9.1. Các thiết bị gắn trên tường:

Các thiết bị gắn trên tường sẽ phải:

– Khi được gắn trên hốc thường, hệ thống sẽ có một gờ bao quanh bên ngoài và có mầu sắc phù hợp.

– Bao gồm các lỗ hất ra ở trên đỉnh của đáy của tủ để cáp đi vào.

– Chỉ có thể tiếp cận ở mặt phía trước.

4.9.2. Hệ thống cửa tủ:

Tất cả cửa trên hệ thống sẽ phải:

– Được chế tạo bằng thép tấm gấp nếp dày 2.0mm

– Gắn với các thanh giàng nối đất Nếu thiết bị được gắn với các cửa.

– Có chứa sơ đồ mạch đặt bên trong cửa cho cầu chì và ngắn mạch bảng phân phối.

– Khi có cửa đi vào khoanh thanh cái và khoang đi dây thì các cửa phải được đảm bảo ở trạng thái đóng bằng tay vao đường kính lớn mà không thể mở bằng tay.

– Không vượt quá khối lượng 20kg.

– Được gắn ổ khoá và sử dụng chung một chìa cho toàn hệ thống tủ.

– Được treo bằng cách sử dụng những bản lề loại có thể nâng lên hạ xuống  được.

– Sử dụng loại gioăng đệm có thể nén giữa các khe kim loại để ngăn bụi và ẩm thâm nhập.

– Có các bộ làm cứng cửa để giữ cửa cho cửa được vững.

– Có tay cầm nếu cửa khó tháo rời.

4.9.3. Bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy:

Những bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy có thể tháo rời phải:

– Được làm từ các tấm thép gấp nếu có chiều dày< 2.0mm.

– Có kích thước sao cho việc tháo dỡ nắp đậy dễ dàng.

– Bao gồm 2 tay cầm.

– Có những lỗ cắt cần thiết để thò thiết bị ra ngoài.

4.9.4. Bề mặt:

Cấc tấm kim loại sẽ:

– Được xử lý phù hợp chống gỉ trước khi sơn.

– Có tối thiểu một lớp sơn lót.

– Được làm sạch kỹ trước khi sơn.

– Không bị lỗi nhỏ, rãnh vết xước khi hoàn thành. Bất kỳ vết hay lỗi trong qúa trình sơn phải được sửa bởi NT phụ trước khi cấp chứng nhận hoàn công.

4.9.5. Thanh cái:

Các thanh cái trong hệ thống sẽ:

– Được lắp đặt để có thể mở rộng khi có yêu cầu. Bản vẽ thi công đã thể hiện rõ điều này.

– Được lắp đặt sao cho tất cả các điểm nối, đầu cuối có thể tiếp cận được.

– Được thiết kế để có thể chịu được dòng điện sự cố có thể xảy ra.

– Được lắp đặt sao cho việc tháolắp các aptomát, máy cắt không làm ảnh hưởng đến thanh cái.

– Được gắn trên những giá đỡ thanh cái tiêu chuẩn đã được thử nghiệm mẫu cho loại tủ điện đó.

– Được định cỡ theo tiêu chuẩn IEC 60439.

– Thanh cái trung tính có cùng kích thước với thanh cái pha.

– Có đủ khả năng mang đầy tải cho mỗi phần của tủ.

– Được đánh màu từng pha cho tất cả các phần thanh cái.

– Màu đánh dấu pha như sau:

+ Pha A: Xanh

+ Pha B: Đỏ

+ Pha C: Vàng

+ Trung tính: Đen

4.9.6. Đấu dây bên trong tủ điện:

Việc đấu dây tất cả các thiết bị và điều khiển sẽ:

– Đấu nối với tất cả các cực đầu cuối bằng vật liệu cách điện được dán nhãn và đánh số.

– Được nhận biết bằng cách sử dụng kỹ thuật đánh số dây tiêu chuẩn.

– Tối thiểu là loại dây dẫn đồng nhiều sợi 1,5mm2 bọc nhựa PVC.

– Được đỡ bằng các ống dẫn cho tất cả nhóm cáp.

– Sử dụng đầu cốt trên các đầu cáp.

4.9.7. Đấu dây với các thiết bị bên ngoài:

– Cung cấp dải đầu cuối dẫn tới các thiết bị được giám sát hoặc dẫn tới tủ điện Nếu thiết bị được đặt trên tủ điện.

– Cung cấp một giá lắp đặt và tấm đánh dấu để chỉ chức năng của dây.

4.9.8. Cực đấu cáp:

Tất cả các cực đấu cáp phải:

– Đủ kích thước để cho phép đấu nối cáp.

– Dễ dàng kiểm tra và bảo đưỡng.

4.9.9. Thanh nối đất và nối trung tính:

Thanh nối đất và nối trung tính sẽ phải:

– Liên tục trên toàn bộ chiều dài của tủ loại nhiều ngăn.

– Là dây đồng hoặc đồng thau, có tiết diện hình vuông hoặc hình chữ nhật.

– Có thể tiếp cận trong toàn bộ tủ điện.

– Đủ số lượng sao cho sẽ chỉ có một cáp nối đất hoặc trung tính tại mỗi đầu cực.

– Cáp được bắt bulông với thanh nối đất.

4.9.10. Lắp ráp cơ khí:

Tất cả ốc vít, bu lông và đinh vặn sẽ phải:

– Được gắn với vòng đệm phẳng hoặc lò xo.

– Là kim loại không có sắt.

– Đầu 8 cạnh.

– Không được sử dụng đinh vặn tự gắn và đầu rivê.

4.9.11. Đánh nhãn tủ điện:

Tất cả các tủ điện đều phải được gắn nhãn mác phù hợp thiết kế.

4.9.12. Thiết bị:

Các yêu cầu này sẽ áp dụng cho tất cả các thiết bị đóng cắt, phân phối và bảo vệ.

  1. Cầu dao tự động nhánh (MCB):
  2. MCB phải được thiết kế chế tạo và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn hiện hành. Các MCB phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC60947 – 2 được nhiệt đới hoà hoàn toàn theo tiêu chuẩn nhiệt đới hoá (T2) và định mức tại 220/380VAC, 50Hz.
  3. Các MCB là kiểu giới hạn dòng bảo vệ cả ngắt nhanh khi ngắn mạch. Dòng điện ngắt định mức và số cực được chỉ rõ trên các bản vẽ thiết kế. Dung lượng ngắt dòng ngắn mạch không được nhỏ hơn 10000A đối với mạch chiếu sáng và không nhỏ hơn 15000A đối với khối máy của điều hoà, trừ trường hợp có chú thích trên bản vẽ.
  4. Các phần mang điện phải được bảo vệ tránh chạm trực tiếp vào theo tiêu chuẩn IEC364.
  5. MCB phải hoạt động tốt trong môi trường có độ ẩm 95% và nhiệt độ cao tới 40oC.
  6. Các tiếp điểm là lợi hợp kim bạc không hàn. Có chỉ thị “ON” và “OFF” tương ứng với vị trí của tiếp điểm.

Thông số kỹ thuật:

 

TT Mô tả Yêu cầu kỹ thuật
1. Xuất xứ Châu Âu/G7
2. Chức năng bảo vệ Bảo vệ quá tải và ngắn mạch
3. Sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 947 – 2
4. Dòng mạch định mức 6 đến 160A
5. Số cực 1,1P + N,2,3,4
6. Kiểu làm việc Bằng tay
7. Kiểu lắp đặt Cố định
8. Điện áp hoạt động (Ue) 440VAC
9. Điện áp cách điện danh định (Ui) 500V
10. Tần số f 50/60Hz
11. Khả năng cắt ngắn mạch tối đa (Icu) tại điện áp 380/415VAC Với dòng I £ 63A, Icu = 10kA

Với dòng I > 63A Icu = 15kA

  1. Công tơ điện:
  2. Công tơ điện tại tủ điện hạ áp của trạm biến áp hợp bộ sẽ là loại gián tiếp lắp qua biến dòng, có thể sử dụng công tơ nhiều giá theo quy định của cơ quan điện lực có thẩm quyền.
  3. Thông số kỹ thuật của công tơ điện (dòng điện, điện áp, số pha…) phải phù hợp với các thông số phụ tải của công trình.
  4. Toàn bộ công tơ điện phải được kiểm định và được sự chấp thuận của chi nhánh điện sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  5. Hệ thống chống sét:
  6. Tổng quan:

– Toàn bộ hệ thống chống sét tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD46: 1984

– Sử dụng thiết bị chống sét.

  1. Đầu thu sét:

– Đầu thu sét được cấu tạo bằng đồng hoặc thép mạ kẽm không gỉ đảm bảo thu và dẫn sét tốt, lắp đặt, đấu nối dễ dàng, thích hợp với môi trường và nhiều bụi.

– Đầu thu sét phải có bán kính bảo vệ phù hợp với cấu trúc công trình. Vị trí lắp đặt, cách thức lắp đặt phải tuân thủ theo nhà chế tạo, theo bản vẽ.

  1. Cọc tiếp địa:

Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc kẽm có hình dáng kích thước và chiều dài theo bản vẽ thiết kế, và được đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m. Điện trở đất đo được của hệ không được vượt quá 10Ω trong điều kiện khô ráo. Nếu giá trị điện trở không đạt thì phải đóng thêm cọc, các cọc cách nhau ít nhất là 3m và nối chúng lại với hệ cọc trước đó. Hệ cọc tiếp địa này phải được cách ly với hệ cọc tiếp địa của hệ thống điện toà nhà.

  1. Dây nối đất:

Dây nối đất chính đi từ bãi tiếp địa tới đầu thu sét phải được làm bằng thép dẹt mạ kẽm và phù hợp với TIS64 – 2517 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, và có kích thước như trong bản vẽ.

  1. Nối đất:

Mối nối của dây nối đất chính phải được thực hiện bằng phương pháp hàn nhiệt nóng chảy, đai kẹp hoặc theo hướng dẫn lắp đặt của hãng sản xuất.

  1. Hộp kiểm tra điện trở đất:

Mỗi nhánh dây dẫn sét cần phải lắp hộp kiểm tra điện trở đất, vị trí lắp hộp kiểm tra sao cho thao tác đo kiểm được dễ dàng.

  1. Đai san bằng điện áp (Đai chống cảm ứng sét):

– Thông số, vị trí các đai sai bằng điện áp NT  tham chiếu các bản vẽ.

  1. Chống sét lan truyền cho hệ thống điện:

Hệ thống điện được thiết kế bảo vệ chống sét lan truyền bằng các van thoát sét bố trí trong tủ điện tổng và các tủ phân phối, thông số thiết bị chống sét lan truyền tham chiếu các bản vẽ nguyên lý điện.

  1. Kiểm tra:

Việc kiểm tra điện trở tiếp đất phải được thực hiện trước khi lấp đất bãi tiếp địa và nối cọc tiếp đất với dây tiếp đất chính. Quy trình cách thức kiểm tra, thiết bị dùng khi kiểm tra (chủng loại, ký mã hiệu) phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra.

  1. Hệ thống cấp, thoát nước:
  2. Mục đích sử dụng của công trình, hệ thống cấp nước yêu cầu theo tiêu chuẩn cấp nước cho trường học.
  3. Các yêu cầu, nhu cầu sử dụng:

– Yêu cầu về nước thải:

Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại bên trong lô đất của công trình. Sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải. Tại đây nước thải được xử lý đạt Tiêu chuẩn nước thải đô thị loại B về môi trường trước khi thoát ra hệ thống cống chung của thành phố.

– Yêu cầu về thoát nước mưa:

Nước mưa từ các Tầng mái được thu vào qua nhiều ống trục đứng. Xuống phía dưới sẽ có các giải pháp thoát nước mưa. Đảm bảo thoát nước triệt để.

  1. Khái quát cấu trúc hệ thống:

– Nước cấp từ mạng nước thành phố được đưa vào bể nước ngầm.

– Tại phòng máy bơm chính đặt máy bơm nước sinh hoạt sẽ bơm nước từ bể nước ngầm lên bể nước mái.

– Từ bể nước mái, nước lạnh được dẫn qua các hệ van, ống chính, van giảm áp và các hệ ống nhánh đến các thiết bị dùng nước.

– Đường ống cấp nước dùng loại ống thép tráng kẽm. Các ống nước thải và nước mưa dùng loại PVC class2. ống được lắp đặt trong các trục kỹ thuật, trần giả và ngầm tường, sàn.

– Trong hệ cấp nước lạnh dùng các van, khoá bằng kim loại (đồng thau, inox, gang, đúc…)

– Nước mưa từ các tầng mái được thu vào qua nhiều ống trục đứng. Các ống đứng thoát nước mưa được bố trí chủ yếu ở mặt sau của công trình. Và đi dọc xuống thoát vào hệ thống rãnh thoát nước ngoài nhà. Đảm bảo thoát nước triệt để. Tại các vị trí qua giằng móng đặt sẵn 2 ống thép D110.

CHƯƠNG IV

CÁC YÊU CẦU VỀ CHỦNG LOẠI, CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ

(KÈM THEO CÁC TIÊU CHUẨN VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ)

  1. YÊU CẦU VẬT TƯ, VẬT LIỆU, THIẾT BỊ:
  2. Yêu cầu vật liệu trong công tác xây lắp:
  3. Tất cả các chủng loại vật tư vật liệu của công trình phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Khuyến khích các NT sử dụng các loại vật liệu được đánh giá là tốt hơn yêu cầu trên để đưa vào công trình. Các loại vật liệu phải có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ các chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn do cơ quan có chức năng của Việt Nam cấp. Vật tư vật liệu trước khi đưa vào công trình phải có sự theo dõi, kiểm tra, đồng ý phê duyệt của tư vấn giám sát bằng văn bản.
  4. Nguồn cung cấp vật tư vật liệu cho công trình NT khai thác từ nguồn tại địa phương Nếu NT thấy nguồn cung cấp nào có lợi và phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
  5. Vật liệu khác: Phải đảm bảo đúng kích thước, chủng loại theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và theo Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt nam, phù hợp và đồng bộ với vật liệu chính do nhà sản xuất cung cấp.
  6. Bảng yêu cầu về vật liệu cung cấp cho công trình: Bảng dưới đây chỉ là hướng dẫn (dùng cho một số loại vật liệu chính), Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về cung cấp như ghi ở các mục (a, b, c) điều này: (Nguồn gốc xuất xứ ghi ở cột chỉ là hướng dẫn, NT có thể khai thác từ các nguồn gốc khác tương đương)

 

STT Lọai vật tư, vật liệu Quy cách và kỹ thuật Nguồn gốc xuất xứ
(1) (2) (3) (4)
….
  1. Về thiết bị thi công:
  2. Nhà thầu liên danh có các máy thi công như: Máy đào, máy trộn, máy đầm các loại, ô tô tự đổ, máy gia công kim loại và các máy khác phục vụ thi công công trình. Những thiết bị xe máy đưa vào công trình đều là loại được lựa chọn có công suất và tính năng phù hợp, chất lượng còn tốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
  3. Nhà thầu căn cứ vào tiến độ thi công và biểu đồ sử dụng máy móc thi công để bố trí sử dụng dụng máy móc cho phù hợp. Căn cứ vào mức độ đáp ứng và sự phù hợp sử dụng máy móc trong công tác thi công đó để đánh giá cho điểm.
  4. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VÀ YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ VẬT LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH:
  5. Các tiêu chuẩn:

– Áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam cho thi công và nghiệm thu công trình. Nếu có tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng vào công trình thì được chỉ định rõ trong hồ sơ thiết kế.

– Đối với các công tác khác không có quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam sẽ theo yêu cầu hoặc chỉ dẫn cụ thể trong bản vẽ thiết kế (kể cả theo các tiêu chuẩn nước ngoài). Những mục không ghi rõ trong hồ sơ bản vẽ thiết kế thì NT có ý kiến bằng văn bản để cơ quan thiết kế trả lời cụ thể.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngoài việc phải tuân theo các yêu cầu nêu trong yêu cầu kỹ thuật này, Nhà thầu  tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam về:

  1. Tiêu chuẩn về kiến trúc:
  2. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  3. TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
  4. TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
  5. Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
  6. TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
  7. TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
  8. TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
  9. TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
  10. TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
  11. TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
  12. TCVN -4453 -1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  13. TCVN – 5718 -1995 – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
  14. TCVN -6025 -1995 – Bê tông phân mác theo cường độ.
  15. TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
  16. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
  17. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
  18. TCVN -356 -2005 – Về kết cấu bê tông và BT cốt thép.
  19. TCVN – 267 – 2002 – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
  20. TCXD -229 -1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
  21. TCXD -204 -1998 – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
  22. TCVN -2737 -1995 – Tải trọng và tác động.
  23. TCVN – 5575 – 1991 – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
  24. TCVN – 40 – 1987 – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
  25. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
  26. TCVN -3972 -1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
  27. TCVN -4419 -1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
  28. TCVN -4447 -1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
  29. TCXD -149 -1997 – Nhà cao tầng -Công tác khảo sát địa kỹ thuật.
  30. TCXD — 203 -1997 – Nhà cao tầng -Kỹ thuật đo đạc phục vụ công trình.
  31. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
  32. TCVN -2287 -1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
  33. TCVN -3254 -1989 – An toàn cháy -Yêu cầu chung.
  34. TCVN -5308 -1989 – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
  35. TCVN -2622 -1995 – Phòng cháy chữa cháy.
  36. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
  37. TCVN -4756 -1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
  38. TCXD -16 -1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
  39. TCXD -29 -1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
  40. 11 -TCN -18 -1984 – Quy định chung về trang bị điện.
  41. 11 -TCN -19 -1984 – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
  42. 11- TCN -20 -1984 – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
  43. 20 -TCN -25 và 27 -1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
  44. Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
  45. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
  46. TCVN -A474 -1987 – Thoát nước bên trong.
  47. TCVN -4513 -1987 – Cấp nước bên trong.
  48. 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
  49. 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
  50. Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
  51. Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
  52. Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về Chống sét:
  53. TCVN -4576 -1986 – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
  1. TCN -68 -174 -1988 – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
  2. 20 -TCN -46 -1984 – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
  3. NF -C17 -102 -1995 – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
  4. Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
  5. Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.
  6. Xi măng:

– Xi măng dùng để thi công là xi măng Pooclăng theo tiêu chẩn xi măng Pooclăng TCVN 2682 -92.

– Tại mọi thời điểm NT phải cung cấp các chứng chỉ xác nhận của Nhà sản xuất xi măng kèm theo phiếu kiểm định chất lượng về lô xi măng được đưa tới hiện trường đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng. Phiếu kiểm định chất lượng này phải do một đơn vị phân tích kiểm nghiệm vật liệu xây dựng có đủ tư cách pháp nhân theo quy định và được CĐT chấp thuận theo TCVN-139-91( Xi măng, các tiêu chuẩn để thử xi măng).

– Xi măng cần phải được bảo quản để đảm bảo chất lượng, Nếu CĐT và kỹ sư giám sát thi công phát hiện xi măng có hiện tượng bị giảm chất lượng, NT phải thay thế và chịu mọi phí tổn. Không dùng xi măng đã xuất xưởng quá 60 ngày.

  1. Cát:

– Quy trình này gồm những quy định cho cốt liệu nhỏ và lớn để sản xuất bê tông, các cốt liệu được lấy từ tự nhiên: Sỏi, cuội phải tuân thủ theo tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối”, “Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7575 -2006 về  cốt liệu cho bê tông và vữa”.

– Trong cát không cho phép lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 1mm; những hạt có kích thước từ 5mm đến 10mm cho phép lẫn trong cát, không quá 5% khối lượng. Trường hợp đặc biệt, cho phép cát có lẫn hạt có kích thước từ 5 đến 10mm chiếm đến 10% khối lượng.

– Trong trường hợp khi cát có nhiều chất bẩn hơn tỷ lệ bẩn cho phép thì NT vẫn phải sàng, Nếu sàng vẫn thấy bẩn thì phải rửa để cát có tỷ lệ bẩn nhỏ hơn hàm lượng chất bẩn cho phép.

– Cốt liệu thô cần có cấp phối để phù hợp, độ dẹt cho mỗi nhóm cốt liệu phải nhỏ hơn 23% khối lượng.

– Công tác kiểm tra kỹ thuật phải được tiến hành đều đặn trong suốt quá trình giao nhận vật liệu. NT phải có sàng tiêu chuẩn và các thiết bị kiểm tra khác tại hiện trường. Hàm lượng muối trong cốt liệu tinh không quá 0,04% theo trọng lượng của cốt liệu.

  1. Đá dăm:

– Các loại đá sỏi sử dụng trong công trình phải là loại đá, sỏi có kích thước  phù hợp thiết kế.

– Đá sỏi và đá dăm dùng để chế tạo bê tông phải ở trong phạm vi cấp phối dưới đây:

Kích thước mặt sàng Lượng sót tích lũy trên sàng

Tính theo % khối lượng

Dmin

0.5 (Dmax + Dmin)

Dmax

95  – 100

40 – 70

0 – 5

– Số lượng các hạt dẹp  và các hạt hình thoi không được lớn hơn 15% tính theo khối lượng (hạt dẹt và hạt thoi là những hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn 1/3 chiều dài) Số lượng các hạt mềm (yếu) trong đá không vượt quá 10% theo khối lượng.

– Hàm lượng tạp chất trong đá không được vượt quá các giá trị quy định trong bảng dưới đây (tính theo % khối lượng mẫu):

 

Trên tạp chất Bê tông ở vùng mực nước thay đổi (%) Bê tông

dưới nước (%)

Bê tông

trên khô (%)

Bùn, bụi, đất sét 1 2 3
Hợp chất Sulfat và Sulfur tính đổi ra SO3 0.5 0.5 0.5
  1. Gạch xây bằng đất sét nung:

Gạch xây bằng đất sét nung khi sử dụng phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Có kích thước tiêu chuẩn 6,5 x 10,5 x 22,0(cm).

– Cường độ chịu lực phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.

– Thớ gạch phải đều, không tách thành từng lớp.

– Những viên gạch dùng để xây, mặt phô ra ngoài phải thật nhẵn, không rạn nứt, đều màu, cạnh phải thẳng.

– Trong đống gạch dùng để xây, gạch non lửa không được quá 5%. Không được xây tập trung gạch non vào một chỗ.

– Gạch phải sạch không bị rêu mốc và các chất bẩn khác.

– Không dùng loại gạch dỡ ra của các công trình khác.

  1. Phụ gia:

– Việc sử dụng phụ gia phải bảo đảm:

+ Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công.

+ Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và không làm tác hại tới yêu cầu sử dụng của công trình sau này.

+ Không ảnh hưởng đến ăn mòn cốt thép.

– Các loại phụ gia sử dụng phải có chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận. Trước khi thi công phải được sự đồng ý của cán bộ kỹ thuật, CĐT và thi công phải tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.

  1. Nước:

– Nước dùng cho thi công phải lấy mẫu phân tích để xem có đảm bảo chất lượng hay không. Về nguyên tắc, chỉ có nước uống được, có chứa ít hơn 0,2%NaCl theo trọng lượng sẽ được dùng để trộn bê tông và các sản phẩm khác có xi măng và dùng cho việc bảo dưỡng các sản phẩm bê tông xi măng trong suốt 24giờ đầu tiên sau khi tưới nước. Nước có chứa ít hơn 4750 ppm chất rắn không tan, trong đó không quá 2000ppm là Chloride có thể dùng cho việc bảo dưỡng bê tông sau khi kết thúc giai đoạn 24giờ đầu tiên và để rửa cốt liệu, thiết bị sản xuất bê tông…

– Ngoài những chỉ định bằng văn bản của kỹ sư giám sát thi công, nước dùng để sản xuất bê tông phải sạch không có dầu mỡ, muối, axít, thực vật hay lẫn các tạp chất. Nước phải được thí nghiệm theo tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu -TCVN 4453 -1995” và tiêu chuẩn “Nước cho bê tông và vữa -Yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 302 -2004”.

  1. Vữa bê tông:
  2. Kiểm tra: NT phải tạo mọi điều kiện cho CĐT và kỹ sư giám sát thi công được tự do tới nơi sản xuất vữa bê tông bất cứ lúc nào để lấy mẫu và kiểm tra cốt liệu.
  3. Thí nghiệm:

– Công tác thí nghiệm phải do phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân tiến hành trên cơ sở NT đề xuất và được CĐT chấp thuận. Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả do  mình đưa ra là trung thực và khách quan.

– Việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm cần được thực hiện dưới sự giám sát của kỹ sư giám sát hoặc người đại diện được uỷ quyền.

– Việc thử xi măng và cốt liệu phải được tiến hành để đảm bảo chất lượng như yêu cầu.

– NT cần có đầy đủ ở công trường các loại khuôn thép mẫu cần thiết và bể dưỡng hộ  mẫu bê tông theo yêu cầu của phòng thí nghiệm.

– Trong khi tiến hành đổ bê tông, phải lấy mẫu tại chính bê tông đang sử dụng. Mỗi một tổ mẫu thí nghiệm gồm 6 mẫu kích thước tiêu chuẩn, 3 mẫu dùng cho thí nghiệm ở độ tuổi 7 ngày và 3 mẫu dùng cho độ tuổi 28 ngày.

– Cứ mỗi một xe bê tông thương phẩm phải thử độ sụt một lần. Thử phải theo tiêu chuẩn   “Hỗn hợp bê tông cốt thép -Phương pháp thử độ sụt -TCVN 3106 -93”. Trước khi thử nén cần phải thử độ rỗng cho mỗi tổ mẫu thử. Phương pháp lẫy mẫu theo TCVN 3105 -1993.

– Nhà thầu sẽ kết hợp với phòng thí nghiệm tiến hành công việc được nhanh chóng, thuận lợi. NT cần tạo điều kiện cho phòng thí nghiệm tới làm việc tại nơi sản xuất bê tông. Nhà thầu sẽ cử cho kỹ sư giám sát tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Nhà thầu sẽ cung cấp cho phòng thí nghiệm tại công trường mọi thiết bị cần thiết để chứa, bảo quản các mẫu bê tông theo yêu cầu kỹ thuật.

– Nhà thầu sẽ bố trí tách và duy trì nhân viên chuyên trách theo dõi việc sản xuất và thí nghiệm bê tông trong suốt quá trình thi công. Nhân viên này phải được Tư vấn giám sát kiểm tra và thoả thuận về chuyên môn.

  1. Cốt thép:

– Trừ những điều kiện đặc biệt được CĐT cho phép, tất cả những thép chịu lực trong kết cấu bê tông đều phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế và tuân theo tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 356 -2005”. Nếu có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế ( về nhóm, số hiệu và đường kính cốt thép ) hoặc thay đổi các kết cấu neo giữ thì phải có sự đồng ý của cơ quan thiết kế và CĐT.

– Mọi loại thép sử dụng cho công trường phải có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn “Kim loại -phương pháp thử kéo -TCVN 197 -85” và “Kim loại -phương pháp thử nén -TCVN 198 –85”.

– Khi mác và chủng loại thép chịu lực không có những yêu cầu gì đặc biệt thì đối với thép đường kính d<10 mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2100 Kg/cm2 và đối với thép có đường kính d>=10 mm, có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2800 Kg/cm2. Không sử dụng loại thép có hình dạng và kích thước hình học như nhau nhưng tính chất cơ lý khác nhau trên công trường.

– Kỹ sư giám sát thi công phải duyệt loại thép đưa vào sử dụng. Bất cứ loại vật liệu nào không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị loại bỏ và đưa ra khỏi công trường. Khi thay thế nhóm và số hiệu cốt thép phải so sánh cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thi công để thay đổi diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách thích ứng.

– Kỹ sư giám sát thi công có thể yêu cầu NT cung cấp các mẫu thử bất cứ lúc nào. Các mẫu thử phải kiểm định ở phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền và do CĐT chỉ định chi phí do NT chịu. Nếu thấy nghi ngờ, CĐT và kỹ sư giám sát có quyền lấy bất cứ một hoặc nhiều loại mẫu để đưa đi kiểm tra lại.

– Thép buộc phải là loại thép mềm với đường kính nhỏ nhất là 0,6 mm hoặc thép đàn hồi trong trường hợp cần thiết để tránh sai lệch cốt thép trong quá trình đổ bê tông.

– NT phải xử lý cốt thép trước khi gia công đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Bề mặt sạch không có bùn đất, dầu mỡ, sơn, không có vẩy sắt, không rỉ và không được sứt sẹo.

+ Diện tích mặt cắt ngang thực tế không  bị hẹp, bị giảm quá 5% diện tích mặt cắt ngang tiêu chuẩn.

+ Thanh thép không được cong vênh.

  1. Vật liệu làm cốp pha, đà giáo:

Ván khuôn, đà giáo chống đỡ, sàn và cầu công tác có thể làm bằng gỗ hoặc thép.

  1. Bằng gỗ:

a.1. Gỗ để làm ván khuôn, đà giáo, sàn và cầu công tác phải theo các qui định dưới đây:

– Để làm ván mặt chỉ được dùng gỗ nhóm V và nhóm VI.

– Ván lát mặt cầu công tác để công nhân đứng làm việc có thể dùng gỗ nhóm IV và V.

– Gỗ làm cột chống đỡ ván khuôn và cầu công tác, Nếu cầu công tác cao dưới 30m được dùng gỗ nhóm V,VI và đảm bảo gỗ không được công vênh.

a.2. Gỗ dùng để làm ván khuôn ở trên khô, có độ ẩm thích hợp vào khoảng 28%-30%.

a.3. Gỗ dùng làm đà giáo chống đỡ phải là gỗ tốt, những cây gỗ nào bị cong nhiều (có sẹo) thì không được sử dụng.

  1. Bằng sắt thép:

– Ván khuôn đảm bảo chiều dày tối thiểu 1mm, bằng phẳng, không rỉ, thủng, lồi lõm, không dính bẩn.

– Đà giáo: Bộ đà giáo điển hình đảm bảo chắc chắn, khi lắp dựng phải đủ hệ giằng ngang để ổn định.

– Cốp pha dầm và sàn phải được thiết kế có độ võng thi công theo TCVN 4453 -1995. Các bộ phận chịu lực của đà giáo không được nối. Các thanh giằng cần được tính toán và bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ thống đà giáo cốp pha.

  1. Vật liệu thiết bị điện:

11.1. Hệ thống tiếp đất:

Toàn bộ các máng kim loại, các bộ phận không mang điện bằng kim loại của các thiết bị điện và cực tiếp địa của ổ cắm phải được nối đất một cách chắc chắn.

  1. Cọc tiếp địa:

– Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc kẽm có hình dáng kích thước theo thiết kế và chiều dài không nhỏ hơn 2mét.

– Đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m.

  1. Dây nối đất:

Làm bằng thép dẹt mạ kẽm phù hợp với TIS 64 – 2517, và có kích thước như trong bản vẽ.

11.2 Hệ thống ống, máng bảo hộ:

  1. Máng điện:

Máng điện dầy 1,2mm sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm

  1. ống nhựa PVC:

ống nhựa PVC phải là loại ống cứng hoặc ống mềm chống cháy chuyên dùng cho việc đi dây điện phù hợp với tiêu chuẩn TIS 216 – 2520

  1. ống nhựa chịu lực HDPE được dùng cho việc luồn cáp trong ống ngầm đất ở ngoài nhà.
  2. Máng DLP:

Kích thước 65×195 có 03 ngăn chạy nổi sát chân tường dùng để luồn dây điện, dây điện thoại, dây mạng máy tính…

  1. Sử dụng ống của hãng legrand, clipsal hoặc AC… hoặc tương đương.

11.3 Đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tác:

  1. Bộ đèn:

– Dây điện bên trong bộ đèn Halogen, Metal halide phải sử dụng loại vỏ bọc A-mi-ăng có khả năng chịu nhiệt ít nhất là 90oC hoặc dây có vỏ bọc nhựa có độ chịu nhiệt tương đương.

– Đui đèn sợi đốt bằng sứ hoặc bằng composit chịu nhiệt.

– Bộ đèn dùng bóng huỳnh quang phải có khung bằng tôn dầy ít nhất 0,4mm phủ sơn tĩnh điện.

– Bộ đèn ngoài trời phải là loại chịu mọi thời tiết, có khả năng chống ẩm, chống bụi và bức xạ mặt trời.

  1. Phụ kiện của đèn:

– Đui đèn và đế đèn huỳnh quang phải phù hợp với tiêu chuẩn BS/NEMA/VDE.

– Đế đèn huỳnh quang phải là loại khoá xoay, bằng nhựa tráng chịu nhiệt.

– Đui đèn sợi đốt là loại đui xoáy kiểu E27 bằng sứ hoặc composit chịu nhiệt.

– Đèn Halogen là loại điện áp thấp 12V.

– Biến áp cho đèn Halogen phải là loại dây quấn.

– Biến áp phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất một năm.

– Tất cả chấn lưu cho đèn huỳnh quang dùng chấn lưu điện tử.

– Tắc te phải có tụ điện chống xung nhiễu.

– Vỏ tắc te phải là vật liệu chịu nhiệt.

– Đèn huỳnh quang  lắp âm (nếu có) trần bao gồm vỏ đèn, bóng đèn, chấn lưu, đui, tụ điện bù (Nếu có), chống phản xạ và các phụ kiện đi kèm.

– Đèn huỳnh quang  lắp nổi (nếu có) bao gồm vỏ đèn có gioăng chống nước, bóng đèn, chấn lưu, đui, choá phản xạ, màn chắn nước. Toàn bộ đèn phải đảm bảo đạt IP54 trở lên.

– Đèn bán nguyệt lắp nổi dưới trần (nếu có) dùng bóng sợi đốt 40W – 60W. Bộ đèn có đế bằng nhựa hoặc kim loại, chao bằng thuỷ tinh mờ hoặc nhựa. Toàn bộ đèn có mầu trắng.

Các thiết bị trên sử dụng sản phẩm của hãng Philips, Davis, Thorn,…hoặc tương đương.

11.4. Công tắc, ổ cắm:

– ổ cắm công tắc là loại lắp chìm tường có các thông số ghi trên bản vẽ.

– Phải lắp các thiết bị chống nước IP54 (hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời hoặc có chỉ thị chống nước.

– Công tắc đèn phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng điện 10A 250V.

– Phù hợp với tải là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

– ổ cắm nhỏ nhất là loại 15A 250V có cực nối đất.

– Tất cả các công tắc và ổ cắm phải có cùng một kiểu dáng và cùng một nhà sản xuất.

11.5. Đo đếm hạ áp gồm:

– Các biến dòng đo lường, chống sét van, công tơ hữu công, vô công

– Tủ điện áp có MCCB hoặc ACB 4P 1250A – 50kA, bộ thanh cái đầu ra phải có ít nhất 04 điểm đấu cáp điện 300mm2/pha.

11.6. Tủ điện tổng:

Với tủ điện chính, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt có thể được chấp nhận, các nhà sản xuất khác có thể được xem xét theo yêu cầu: Schneider – Electric; ABB; Siemens…hoặc tương đương

11.7. Tủ điện phân phối:

Với tủ điện phân phối, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận. Các nhà sản xuất khác có thể được xem xét theo yêu cầu: Schneider – Electric; ABB; Siemens….. hoặc tương đương.

11.8. Các tủ điện đứng:

Một khung nền được tạo thành bởi các khoang mạ kẽm có chiều cao tối thiểu 75mm.

  1. Hệ thống cửa tủ:

– Được chế tạo bằng thép tấm gấp nếp dày 2.0mm

– Có chứa sơ đồ mạch đặt bên trong cửa cho cầu chì và ngắn mạch bảng phân phối

– Khi có cửa đi vào khoanh thanh cái và khoang đi dây thì các cửa phải được đảm bảo ở trạng thái đóng bằng tay vao đường kính lớn mà không thể mở bằng tay,.

– Không vượt quá khối lượng 20kg

– Sử dụng loại gioăng đệm có thể nén giữa các khe kim loại để ngăn bụi và ẩm thâm nhập.

– Có các bộ làm cứng cửa để giữ cửa cho cửa được vững.

– Có tay cầm Nếu cửa khó tháo rời.

  1. Bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy:

– Được làm từ các tấm thép gấp Nếu 2.0mm.

– Có kích thước sao cho việc tháo dỡ nắp đậy dễ dàng.

– Bao gồm 2 tay cầm.

  1. Bề mặt:

– Được xử lý phù hợp chống gỉ trước khi sơn.

– Có tối thiểu một lớp sơn lót.

11.9. Cầu dao tự động nhánh (MCB):

– Các MCB là kiểu giới hạn dòng bảo vệ cả ngắt nhanh khi ngắn mạch.

– Dung lượng ngắt dòng ngắn mạch không được nhỏ hơn 10000A đối với mạch chiếu sáng và không nhỏ hơn 15000A đối với khối máy của điều hoà.

– Các phần mang điện phải được bảo vệ tránh chạm trực tiếp vào.

– MCB phải hoạt động tốt trong môi trường có độ ẩm 95% và nhiệt độ cao tới 40oC.

– Các tiếp điểm là lợi hợp kim bạc không hàn. Có chỉ thị “ON” và “OFF” tương ứng với vị trí của tiếp điểm.

  1. Hệ thống chống sét:

– Toàn bộ hệ thống chống sét tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD46: 1984

– Sử dụng thiết bị chống sét.

  1. Đầu thu sét:

Cấu tạo bằng đồng hoặc thép không gỉ thích hợp với môi trường và nhiều bụi.

  1. Cọc tiếp địa:

Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc đồng có đường kính không nhỏ hơn 16mm và chiều dài không nhỏ hơn 2mét, và được đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m.

  1. Dây nối đất:

Dây nối đất chính đi từ bãi tiếp địa tới đầu thu sét phải được làm bằng dây đồng phù hợp với TIS64 – 2517 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.

  1. Nối đất:

Mối nối của dây nối đất chính phải được thực hiện bằng phương pháp hàn nhiệt nóng chảy, đai kẹp hoặc theo hướng dẫn lắp đặt của hãng sản xuất.

  1. Hệ thống cấp thoát nước:

– Đường ống cấp nước dùng loại ống thép tráng kẽm. Các ống nước thải và nước mưa dùng loại vật liệu phù hơp với yêu cầu kỹ thuật.

– Trong hệ cấp nước lạnh dùng các van, khoá bằng kim loại (đồng thau, inox, gang, đúc…) phù hợp với công nghệ Việt Nam, hoặc liên doanh mới 100%.

CHƯƠNG V

CÁC YÊU CẦU VỀ TRÌNH TỰ THI CÔNG, LẮP ĐẶT;

– Nhà thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm về kĩ thuật và giải pháp thi công của mình nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ và đúng đắn các yêu cầu kĩ thuật qui định và giám sát của Tư vấn giám sát và cán bộ giám sát bên A.

– Trong quá trình thi công chúng tôi thường xuyên theo dõi và  kiểm tra chất lượng tại hiện trường và phải ghi chép cẩn thận vào sổ nhật kí thi công. Đối với các tài liệu cơ bản, tài liệu thí nghiệm, biên bản nghiệm thu, và lập thành hồ sơ lưu giữ cả ở công trường lẫn văn phòng của Nhà thầu để cán bộ giám sát, cán bộ quản lý dự án, CĐT và bất kì người nào khác được CĐT ủy quyền có thể tham khảo và xem xét vào bất cứ thời gian nào.

– Cán bộ tư vấn giám sát hoặc Cán bộ Ban quản lý dự án có quyền yêu cầu NT xử lí, phá bỏ hoặc thi công lại hạng mục công việc mà kết quả kiểm tra cho thấy không đảm bảo chất lượng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật qui định. Trong trường hợp như vậy NT phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến việc thi công lại của NT.

CHƯƠNG VI

CÁC YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM, AN TOÀN

– Tất cả thí nghiệm thuộc trách nhiệm chúng tôi thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và theo chỉ dẫn kỹ thuật thi công và NT phải chịu mọi chi phí  thí nghiệm khác để kiểm tra chất lượng công trình xây dựng theo yêu cầu của cơ quan giám định và các cơ quan quản lý Nhà nước khác trừ công việc thí nghiệm nén tĩnh thuộc trách nhiệm của CĐT.

– Riêng các thí nghiệm theo yêu cầu của CĐT để kiển tra xác suất, kiểm tra đối chứng (số mẫu ngoài số lượng quy định của Nhà nước và chỉ dẫn kỹ thuật), Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy chất lượng thi công không đạt yêu cầu thì Nhà thầu chúng tôi chịu mọi chi phí, nếu chất lượng đạt yêu cầu thì CĐT chịu cho phí.

CHƯƠNG VII

 BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG

– Bố trí các thiết bị phục vụ thi công: Để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế, NT phải bố trí đủ số lượng, chủng loại các thiết bị thi công, thiết bị thí nghiệm hiện đang sử dụng tốt, phù hợp với tính chất gói thầu.

– Giải pháp dự phòng: Trong truờng hợp các máy móc thiết bị bị hỏng hóc không thể khắc phục ngay được, NT sẽ huy động ngay các thiết bị dự phòng bổ xung để đảm bảo tiến độ thi công.

CHƯƠNG VIII

YÊU CẦU VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ VÀ CÁC HẠNG MỤC

  1. Bố trí mặt bằng:

NT bố trí một khu vực đất thích hợp cho việc xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho, lán trại, khu WC và các phương tiện bảo quản tạm thời, căn cứ vào bản vẽ bố trí địa điểm của NT đã được CĐT phê duyệt. Toàn bộ chi phí xây dựng, dọn dẹp do NT chịu. NT chịu trách nhiệm giải quyết các tuyến thoát nước mưa, nước thải liên quan đến khu vực thi công và sinh hoạt của mình.

  1. Điện nước:

Nhà thầu liên hệ với Chính quyền địa phương và Cơ quan chức năng để đảm bảo điện nước phục vụ cho thi công cũng như sinh hoạt cho công nhân. NT tự xây dựng bể chứa nước và lắp đặt tủ điện cần thiết cho thi công và sinh hoạt.

  1. Hàng rào và việc bảo vệ:

NT phải trang bị bằng chi phí của mình hàng rào công trường ở những khu vực cần thiết để bảo vệ công trường,  kho tàng, lán trại. CĐT sẽ không chịu trách nhiệm việc giám sát. NT phải tự tổ chức việc bảo vệ và giám sát, tự chịu phí tổn cũng như rủi ro. Tường rào phải cao > 2m và có bạt  bao bọc công trường tránh bụi bẩn và vật liệu bắn ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

  1. Dọn dẹp và vệ sinh công trường:

– Công tác dọn dẹp, bố trí công trường do NT chịu phí tổn. NT có trách nhiệm giữ gìn công trường xây dựng sạch sẽ, gọn gàng. NT phải có trách nhiệm thu gom, vận chuyển và tiêu hủy gạch, vữa, rác rưởi dưới dạng phát sinh do các công việc tiến hành theo hợp đồng của NT .

– NT phải trình bày phương án đảm bảo vệ sinh cho các phương tiện vận tải ra vào công trường theo quy định của chính quyền sở tại.

– NT luôn luôn có trách nhiệm phải thực hiện bất kỳ lúc nào việc dọn dẹp của bất kể loại công việc gì khi cần thiết mà không gây phát sinh thêm việc thanh toán cho các công việc bổ sung.

  1. YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
  2. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CỦA CĐT:

– Yêu cầu đối với các công tác giám sát thi công: Là chấp hành đúng các quy định của hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu.

– Trách nhiệm về giám sát thi công được quy định theo các giai đoạn trong quá trình thi công.

  1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:

Kiểm tra vật liệu ở hiện trường, không cho phép đưa vật liệu không phù hợp tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách và sử dụng tại công trình, kiểm tra thiết bị, không cho phép sử dụng thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa kiểm định. Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu thi nghiệm các tính chất của vật liệu, cấu kiện, chế phẩm xây dựng…

  1. Giai đoạn thực hiện xây, lắp:

– Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất  của NT xây dựng, nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động mà NT xây dựng đề xuất.

– Các kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ chất lượng công trình, Nếu có sai phạm phải lập biên bản. Tư vấn giám sát, Giám định chất lượng phải thông báo cho CĐT và phối hợp với Chủ đầu tu đưa ra các quyết định phù hợp hoặc CĐT yêu cầu NT đưa ra khỏi công trình những vật liệu, máy móc, thiết bị thi công kém chất lượng kể cả cán bộ, kỹ sư điều hành và công nhân có sai phạp về chất lượng thi công.

– Kiểm tra xác nhận về khối lượng, chất lượng, tiến độ các công việc.

– Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của CĐT.

– Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong thi công.

– Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp, biên bản nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp theo các phụ lục của quy định này

– Đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc cong trình trong quá trình thi công xây lắp có các hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún vượt quá dự báo của thiết kế hoặc các quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành, trước khi nghiệm thu phải có văn bản đánh giá sự tác động xấu do lún đến công trình của đơn vị thiết kế, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

  1. Giai đoạn hoàn thành công trình:

– Tổ chức giám sát chất lượng của CĐT phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng.

– Sau khi kiểm tra, Nếu có các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, CĐT sẽ tổ chức tổng nghiệm thu lạp thành biên bản nghiệm thu.

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng các hạng mục công trình là căn cứ pháp lý để CĐT làm thủ tục bàn giao đưa công trình và khai thác sử dụng và là cơ sở quyết toán công trình.

  1. Công tác tổ chức nghiệm thu:

– Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lượng côn trình khuất đã lấp, những kết cấu chịu lực , những bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình, đồng thời đảm bảo giá trị khối lượng các công việc đã hoàn thành được nghiệm thu theo kỳ thanh toán của Hợp đồng đã ký kết.

– Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công rình do Chủ đầ tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của đơn vị tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị. Cơ quan giám định chất lượng ( Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng theo phân cấp tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của CĐT.

– Các biên bản nghiệm thu xây lắp, hoàn thành giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hay thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hạng mục hoặc công trình được lập theo các Phụ lục của quy định này.

– Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công rình là văn bản pháp lý để CĐT đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.

  1. Công tác thí nghiệm:

Riêng các thí nghiệm theo yêu cầu của CĐT để kiển tra xác suất, kiểm tra đối chứng (số mẫu ngoài số lượng quy định của Nhà nước và chỉ dẫn kỹ thuật), Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy chất lượng thi công không đạt yêu cầu thì NT phải chịu mọi chi phí, nếu chất lượng đạt yêu cầu thì CĐT chịu cho phí.

  1. Công tác sửa chữa các sai sót:

– Các sai sót thuộc trách nhiệm của NT thì NT phải sửa chữa khắc phục triệt để, đồng thời phải được CĐT nghiệm thu, mọi chi phí do NT chịu. Trong HSDT NT phải nêu được các phương án dự phòng để sửa chữa các sai sót hay khuyết tật thường xảy ra do thi công.

– Nếu NT không tiến hành sửa chữa các sai sót kịp thời thì CĐT có quyền thuê đơn vị thi công khác thực hiện, mọi chi phí do NT chịu. Các sai sót do Hồ sơ thiết kế của cơ quan thiết kế lập thì Cơ quan thiết kế chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành.

  1. YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU:

– Yêu cầu đối với công tác tự kiểm tra chất lượng là chấp hành đúng yêu cầu của thiết kế và các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu. Thực hiện đúng trình tự nghiệm thu tại quy định này và các quy định quả lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.

– NT xây dựng phải báo cáo đầy đủ quy trình phương án tự kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với CĐT để CĐT giám sát việc thực hiện.

 

CHƯƠNG IX

CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG

  1. Biện pháp chung :

Nhà thầu chịu trách nhiệm về an toàn lao động trên công trường. Nhà thầu tuân thủ qui phạm kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng TCVN 5308 – 91 và áp dụng các biện pháp cụ thể sau :

– Thành lập hệ thống an toàn lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm từ cấp chỉ huy đến cấp đội, tổ sản xuất.

– Lập và duyệt biện pháp ATLĐ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm từ cấp chỉ huy đến cấp đội, tổ sản xuất.

– Lập và duyệt biện áp ATLĐ cho từng giai đoạn thi công, từng hạng mục, từng kết cấu công trình. Tổ chức học tập, huấn luyện cho toàn cán bộ, công nhân tham gia trên công trường.

– Thiết lập nội qui an toàn, biển báo, biển cấm trên công trường. Thi công hàng rào tạm để ngăn cách công trình với khu vực xung quanh.

– Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra định kỳ về công tác bảo hộ và an toàn lao động.

– Lập biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc, biện pháp được cấp trên duyệt và đưa ra phổ biến, huấn luyện cho người trực tiếp thi công.

– Khi thi công phía dưới có lan can an toàn, lưới an toàn, làm việc ban đêm có đủ ánh sáng.

– Các thiết bị máy móc sử dụng được kiểm định, có đủ lý lịch máy và được cấp giấy phép sử dụng theo quy định của Bộ lao động.

– Trong khi thi công, mọi người có đủ trang bị bảo hộ lao động như : Giầy vải, quần áo bảo hộ lao động, mũ nhựa cứng…v…v….

– Trong thời gian làm việc tại hiện trường nghiêm cấm mọi người không được uống rượu, bia, hút thuốc hoặc sử dụng bất cứ chất kích thích nào làm cho thần kinh căng thẳng.

– Liên hệ trước với công an khu vực, công an PCCC để phối hợp hiện đồng công tác giữ gìn an ninh trật tự khu vực phòng chống cháy nổ.

– Chỉ huy trưởng công trường tiến hành hợp đồng với bệnh viện khu vực về việc vận chuyển cấp cứu bệnh nhân đau ốm, tai nạn trên công trường.

– Do công việc thi công xen kẽ và trên diện rộng nên chỉ huy công trường phải thông báo tình trạng an toàn lao động và khu vực nguy hiểm trong cuộc giao ban hàng ngày.

– Mạng điện thi công được cố định trên hệ thống cột chắc chắn tại những điểm vượt qua đường giao thông cao hơn 4,5m để xe không quệt vào, các tủ phân phối điện và các thiết bị điện có cầu dao và attomatch bảo vệ và tiếp địa tốt. Hệ thống điện chiếu sáng được tính đảm bảo  đủ độ chiếu sáng khi thi công ban đêm.

– Khi làm việc trên cao, nhất là những vị trí không có lưới án toàn nhất thiết phải đeo dây an toàn, dây an toàn được kiểm tra về chất lượng và buộc vào điểm chắc chắn.

– Khi thi công phần đà giáo, cốp pha, sàn công tác… được kiểm tra nghiệm thu xong mới được đưa vào sử dụng.

– Khi làm việc trên cao, cấm ném các vật từ trên cao xuống đất hoặc từ dưới lên trên. Có lưới án toàn che chắn khu vực thi công trên cao.

– Sử dụng đúng loại thợ, không được sử dụng chồng chéo, thợ vận hành máy có chứng chỉ và có kinh nghiệm vận hành máy ít nhất là 1 năm.

– Tại công trường có cán bộ y tế trực hiện trường. Tổ chức khám sức khoẻ

– Thành lập ban chỉ huy PCCC do đồng chí chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường mà mình phụ trách.

– Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công, lực lượng này được tổ chức học tập, huấn luyện nghiệm vụ cơ bản về công tác PCCC.

– Lắp đặt điện thoại và có các số quay cần thiết như cấp cứu, công an, PCCC.

Ngoài các qui định trên với từng công việc chuyên ngành của từng đơn vị phải có nội qui an toàn riêng mà mọi người phải chấp hành.

  1. Biện pháp an toàn lao động cho các công tác chủ yếu:
  2. Về con người tham gia thi công trên công trường :

– Tuổi nằm trong khoảng tuổi lao động theo qui định của nhà nước.

– Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ.

– Cấm những người đã có tiền án, tiền sự vào thi công công trình.

– Cấm tuyệt đối công nhân không được uống rượu bia khi làm việc.

– Trước khi tiến hành các công tác mọi công nhân đều được phổ biến các qui định về an toàn lao động.

  1. An toàn trong công tác sử dụng xe máy thi công.

Tất cả các loại xe máy thiết bị được sử dụng và quản lý theo TCVN 5308 – 91.

– Có bảng nội qui  sử dụng máy móc thiết bị thi công.

– Bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ sao cho luôn ở điều kiện hoạt động tốt, an toàn.

– Vận hành thiết bị máy móc chỉ khi các thiết bị trên hoạt động an toàn.

– Người điều khiển xe máy thiết bị phải là người được đào tạo, có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và có đủ sức khoẻ.

Những xe máy có dẫn điện động phải được :

– Bọc cách điện hoặc che kín phần mang điện.

– Kết cấu của xe máy phải đảm bảo.

– Có tín hiệu khi máy ở chế độ làm việc không bình thường.

– Thiết bị di động có trang bị tín hiệu thiết bị âm thanh hoặc ánh sáng.

– Có cơ cấu điều khiển loại trừ khả năng tự động mở hoặc ngẫu nhiên đóng mở.

– Vị trí đặt xe máy, thiết bị phải đảm bảo khoảng cách giữa điểm biên của thiết bị đến đường dây tải điện như sau :

+ Đến đường dây có điện áp < 1KV là 1,5 m

+ Đến đường dây có điện áp 1 – 20 KV là 2 m

+ Đến đường dây có điện áp 20 – 35 KV là 4m.

Trong tầm hoạt động của máy móc thiết bị phải có biển báo nguy hiểm, biển báo công trường đang thi công, có hàng rào ngăn không cho người ngoài vào khu vực thi công.

Cán bộ, công nhân vào tham gia thi cônng phải đảm bảo sức khoẻ, khi vào thi công phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo yêu cầu của công tác.

  1. An toàn sử đụng điện thi công :

Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn – An toàn điện trong xây dựng – TCVN 4036 – 85.

– Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều phải có tay nghề và được học an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công.

– Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.

– Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện; công nhân điện phải nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện – người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.

– Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC.

– Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao.

  1. An toàn trong công tác đất :

– Đào hố móng theo đúng thiết kế thi công đã duyệt trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình, địa chất thủy văn.

– Khi đào đất gặp tuyến ngầm lạ không đúng với hồ sơ thiết kế chỉ dẫn thì báo ngay cho Ban chỉ huy công trường biết để xử lý kịp thời.

– Làm hệ thống thoát nước và bơm nước cho khu vực hố đào theo thiết kế thi công.

– Hố móng được đào đúng taluy, không đào kiểu hàm ếch. Hố móng bố trí lối lên xuống rộng 500mm, bậc cao 300mm.

– Đặt biển báo trên miệng hố đào.

  1. An toàn trong thi công cốt thép, cốp pha :

– Cốp pha được chế tạo và lắp dựng theo đúng thiết kế thi công đã được duyệt và theo hướng dẫn của nhà  chế tạo, của cán bộ kỹ thuật thi công.

– Không xếp đặt cốp pha trên sàn dốc, cạnh mép sàn, mép lỗ hổng.

– Lắp dựng cốp pha, cốt thép phải sử dụng dàn giáo làm sàn thao tác, không đi lại trên cốt thép.

– Lắp dựng cốt thép gần đường điện phải cắt điện.

– Trước khi đổ bêtông, phải nghiệm thu cốp pha và cốt thép.

– Thi công bêtông ban đêm cần có điện chiếu sáng, cường độ ánh sáng lấy từ 30 – 100 LUX, sáng cục bộ đạt 100 – 300 LUX.

– Đầm rung dùng trong thi công bêtông cần được nối đất cho vỏ đầm, dẫn điện từ bảng phân phối đến động cơ của đầm dùng dây bọc cách điện.

– Công nhân vận hành máy được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

– Lối đi lại phía dưới khu vực thi công cốt thép, cốp pha và bê tông cần đặt biển báo cấm đi lại.

– Khi tháo dỡ cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các cốp pha kết cấu. Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần che chắn các lỗ hổng trên sàn; không xếp cốp pha trên sàn công tác, không thả ném bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ và xếp cốp pha đúng nơi qui định.

  1. An toàn trong công tác hàn :

– Máy hàn cần có vỏ kín được nối với nguồn điện.

– Dây tải điện đến máy dùng loại bọc cao su mềm khi nối dây thì nối bằng phương pháp hàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện nối từ nguồn đến máy không dài quá 1,5m.

– Chuôi kim hàn được làm bằng vật liệu cách điện cách nhiệt tốt.

– Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn. Có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quanh nơi hàn.

– Thợ hàn được trang bị kính hàn, giày cách điện và các phương tiện cá nhân khác.

  1. An toàn trong công tác lắp dựng :

– Công nhân lắp dựng có chứng chỉ đào tạo và đảm bảo sức khoẻ theo qui định, hiểu biết về thi công lắp ghép. Khi làm việc phải tập trung, không được làm việc riêng, không được uống rượu trước và trong khi vận hành lắp dựng.

– Khi máy thi công phải có biển báo, hàng rào ngăn cách cho khu vực thi công. Trong quá trình lắp dựng không cho người đi lại dưới khu vực làm việc của máy.

– Khi nghỉ làm việc phải tắt máy và thu cần về vị trí để đảm bảo an toàn lao động.

  1. Đảm bảo an toàn trong công tác đà giáo:

– Đà giáo phục vụ thi công được lắp đủ thanh giằng, chân đế  và các phụ kiện khác, được neo giữ vào kết cấu cố định của công trình, chống lật đổ. Có hệ thống tiếp đất, dẫn sét cho hệ thống dàn giáo.

– Khi có mưa gió từ cấp 5 trở lên, ngừng thi công lắp dựng cũng như sử dụng đà giáo. Không sử dụng đà giáo có biến dạng, nứt vỡ… không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Sàn công tác trên đà giáo lắp đủ lan can chống ngã.

– Kiểm tra tình trạng đà giáo trước khi sử dụng.

– Khi thi công lắp dựng, tháo dỡ đà giáo, cần có mái che hay biển báo cấm đi lại ở bên dưới.

  1. An toàn trong công tác xây :

– Trước khi thi công tiếp cần kiểm tra kỹ lưỡng khối xây trước đó.

– Chuyển vật liệu lên độ cao> 2m nhất thiết dùng tời kéo, không tung ném.

– Xây đến độ cao 1,5m kể từ mặt sàn, cần lắp dựng đà giáo rồi mới xây tiếp.

– Không tựa thang vào tường mới xây, không đứng trên ôvăng để thi công.

– Mạch vữa liên kết giữa khối xây với khung bêtông chịu lực cần chèn, đậy kỹ.

– Ngăn ngừa đổ tường bằng các biện pháp: Dùng bạt nilông che đậy và dùng gỗ ván đặt ngang má tường phía ngoài, chống từ bên ngoài vào cho khối lượng mới xây đối với tường trên mái, tường bao để ngăn mưa.

  1. An toàn trong công tác lắp đặt Hệ thống điện :

– Việc lắp đặt hệ thống điện trong nhà phải đảm bảo an toàn cho con người, không bị nguy hiểm do tiếp xúc với những bộ phận mang điện của thiết bị dùng điện trong khi vận hành bình thường. Nhà thầu sẽ đảm bảo trang bị điện làm việc an toàn trong môi trường đã định, không sinh ra tia lửa điện trong môi trường có nguy cơ cháy nổ. Bảo đảm khả năng tách rời về điện với Hệ thống điện. Tại đầu vào phải có thiết bị cắt điện chung để bảo vệ cho Hệ thống điện bên ngoài khi có sự cố. Các thiết bị bảo vệ được chọn sao cho chúng có tác động theo phân cấp có chọn lọc.

  1. An toàn trong thi công hoàn thiện:

– Trước khi thi công trát, lát, ốp…. cần đảm bảo ngắt điện hoàn toàn.

– Không sử dụng thang tựa làm chỗ đứng để thi công mà sử dụng đà giáo thép có sàn thao tác đồng bộ.

– Đưa vật liệu lên cao bằng vận thăng, vật liệu ( vữa, sơn, dầu…) đựng trong thùng có nắp đậy và chỉ đựng 3/ 4 thể tích của thùng.

– Đưa kính lên cao bằng khiêng tay, khi khiêng kính bố trí ít nhất 2 người, không xếp kính ở mép sàn, mép lỗ hổng, sàn dốc…

  1. An toàn trong khi thi công trên cao :

– Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ, được trang bị dây an toàn, có chất lượng tốt và có túi đồ nghề.

– Khi thi công trên độ cao 1,5m so với mặt sàn, phải đứng trên sàn thao tác, thang gấp… không đứng trên thang tựa, không đứng và đi lại trực tiếp trên kết cấu đang thi công.

– Khi chuẩn bị thi công trên mái, nhất thiết phải lắp xong hệ giáo vây xung quanh công trình, hệ giáo cao hơn cốt mái nhà là 1 tầng giáo ( bằng 1,5m). Giàn giáo phải nối với hệ thống tiếp địa.

– Khi thi công trên cao mặt ngoài công trình và các vị trí nguy hiểm phải đeo dây an toàn. Tạo hệ thống lưới an toàn xung quanh công trình chống các vật rơi từ trên cao xuống.

  1. An toàn thi công trong mùa mưa bão:

Nhà thầu phải lập phương án và bố trí lực lượng ứng trực trong mùa mưa bão. Phải chuẩn bị sẵn các dụng cụ như dây, lưới chằng, cọc néo, máy bơm nước…

Khi mưa bão xảy ra phải nhanh chóng tiến hành chằng buộc neo giữ các công trình tạm cũng như các bộ phận đang thi công dở dang. Máy vận thăng phải được neo giữ chắc chắn, các loại cẩu đều phải hạ cần, cắt cầu dao điện tổng. Phải thu dọn hết các lôại vật tư nhẹ trên sàn, đề phòng gió bão thổi bay gây nguy hiểm. Các loại vật tư như xi măng, gỗ cửa, sơn….phải được che chắn cẩn thận, chắc chắn. Các cấu kiện đang lắp dựng phải có biện pháp neo giữ chắc chắn, nếu không phải hạ xuống đất.

Sau khi mưa bão, phải tiến hành bơm thoát nước cho công trường, nhất là các hố móng. Các bộ phận bị hư hỏng cần được khắc phục ngay, nếu không khắc phục được thì phá đi làm lại.

Bộ máy gồm: một Trưởng ban phòng chống lụt bão ( cũng là Trưởng ban ATLĐ của công trường) và một số uỷ viên. Lực lượng phòng chống bão lụt được tập huấn về công tác phòng chống bão lụt.

  SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

 CÔNG TÁC BẢO HIỂM :

Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường được mua bảo hiểm tai nạn trong suốt thời gian làm việc trên công trường.

Toàn bộ xe máy trên công trường được mua bảo hiểm dân sự.

Nhà thầu sẽ mua bảo hiểm rủi ro về xây lắp và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ phần thuyết minh biện pháp tổ chức và kỹ thuật thi công gói thầu Cải tạo gia đoạn II trường đạt chuẩn quốc gia trườn trung học cơ sở nguyễn trãi

Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư lành nghề đã thi công nhiều công trình với qui mô vừa và lớn, Nhà thầu liên danh Công Ty CP Tập Đoàn Đông Đô – Công Ty CP Xây Dựng Tuổi Trẻ Thủ Đô chúng tôi đảm bảo đáp ứng nhanh tiến độ thi công công trình cũng như đảm bảo bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật công trình.

Nếu được trúng thầu, chúng tôi xin cam đoan đem hết khả năng của Công ty để hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động và các yêu cầu khác của Chủ đầu tư.

Cùng với việc trình bày biện pháp trên đây chúng tôi có gửi kèm theo một số bản vẽ và tiến độ thi công để minh hoạ. Chúng tôi hy vọng với trách nhiệm và ý thức làm cho công trình tốt nhất sẽ được sự quan tâm lưu ý của Chủ đầu tư.

Xin trân trọng cảm ơn !

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU LIÊN DANH

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Hợp đồng thi công tủ bếp

Nội Thất Chung Cư Xinh xin gửi tới quý khách hàng mẫu hợp đồng đóng tủ bếp để các bạn tham khảo.


Mật khẩu : Cuối bài viết

 

Xem thêm: Tổng hợp 21 mẫu tủ bếp đẹp sang trọng và đẳng cấp

Căn cứ Bộ Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006.

– Căn cứ vào Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005.

– Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.

Hôm nay, ngày   18   tháng   07   năm  2015, tại địa điểm văn phòng công ty Cổ phần Nội thất VNC Việt Nam – P209 – Tòa nhà B11D – KĐT Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội

Chúng tôi gồm các bên dưới đây:

BÊN A: CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH

  • Người đại diện : Nguyễn Thị Hồng Nhung
  • Địa chỉ : Số 155, đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • CMT :  014299210        Ngày cấp :  10/5/2012    Tại :  CA Hà Nội
  • E-mail :  hongnhungnt.tdc@gmail.com                         Điện thoại : 0911.114814

BÊN B : CÔNG TY CỔ PHẦN  NỘI THẤT CHUNG CƯ XINH

  • Người đại diện :     Phạm Cao Cường                Chức vụ : P. Giám đốc
  • Địa chỉ  : P.209 – Tòa nhà B11D – KĐT Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Mã số thuế : 0104863995
  • Điện thoại : 043.999.8888                         Website : www.chungcuxinh.vn
  • Tài khoản số : 190255932992266
  • Phạm Cao Cường  – Ngân hàng Techcombank – CN Nguyễn Cơ Thạch – Hà Nội

Sau khi bàn bạc hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng với những điều khoản sau:

 

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG:

Bên A đồng ý giao và bên B đồng ý nhận thực hiện công việc: Tư vấn thiết kế và thi công nội thất tủ bếp, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ bản vẽ thi công nội thất cho công trình với khối lượng tạm tính và đơn giá cụ thể như sau :

 

ĐIỀU 2: QUY CÁCH, CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT, MỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM

2.1 Quy cách sản phẩm cuối cùng:

Sản phẩm bên B giao cho bên A gồm có :

01 Bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công khổ A3 thể hiện rõ :

  • Mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất.
  • Chi tiết mặt bằng trần, lát sàn.
  • Chi tiết mặt bằng bố trí thiết bị điện, nước, cáp tivi, điện thoại.
  • Chi tiết mặt đứng khai triển diện tường .
  • Chi tiết hồ sơ thiết kế triển khai đồ đạc.
  • Mặt cắt khai triển.
  • Phối cảnh nội thất minh họa các không gian.

01 Bộ ảnh màu phối cảnh về công trình.

01 Đĩa CD lưu trữ file mềm toàn bộ công trình.

2.2 Yêu cầu về mỹ thuật :

Phương án thiết kế của bên B phải là phương án toàn diện, mang tính thẩm mỹ về tổng thể, lâu bền và phù hợp với nhu cầu và được sự chấp thuận của bên A.

Bên B có trách nhiệm tư vấn chuyên môn, tư vấn về thẩm mỹ cho bên A.

Bên A có trách nhiệm trao đổi, bàn bạc góp ý với bên B để hai bên cùng thống nhất và hướng đến những giá trị cao nhất cho sản phẩm.

2.3 Yêu cầu về kỹ thuật :

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy trình, quy phạm chuyên ngành cụ thể.

Hồ sơ đầy đủ, chi tiết  để bên A dễ dàng chọn lựa đơn vị thi công để triển khai theo đúng phương án thiết kế như trong hồ sơ.

2.4 Các giá trị khác :

Bên B đảm bảo các giá trị khác trong hồ sơ bao gồm

  • Tính khoa học về phong thủy trong thiết kế
  • Tính hợp lý trong những tư vấn về điều chỉnh hồ sơ thiết kế để tăng giảm tổng mức đầu tư cho phù hợp với khả năng của bên A với tâm niệm cùng nhau đưa đến một sản phẩm thực cuối cùng mang giá trị cao nhất.

 

ĐIỀU 3: THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.

1. Thời gian :

Tổng thời gian thực hiện hợp đồng : 20 ngày.

Thời gian bắt đầu : Ngay sau khi hai bên ký hợp đồng, bên B nhận đủ số tiền tạm ứng đợt 1.

Thời gian kết thúc :  Sau khi bên B bàn giao hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và bộ ảnh 3 D nội thất. Bên A thanh toán số tiền còn lại và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.

2. Tiến độ và quy trình thực hiện hợp đồng :

Giai đoạn 01:  Hồ sơ thiết kế cơ sở

Mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất

  • Thời gian : 3 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng

Phối cảnh 3D nội thất các không gian chính

  • Thời gian : 7 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất phương án mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất

Giai đoạn 02: Chỉnh sửa thiết kế cơ sở (nếu có)

Sau khi bên B bàn giao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bên A có quyền góp ý chỉnh sửa phương án theo ý mình.

Bên B có trách nhiệm chỉnh sửa để bên A thỏa mãn yêu cầu dựa trên những tư vấn của bên B cho bên A về :

  • Kiến trúc nội thất :  Tư vấn về những công năng cần thiết, không cần thiết trong khoa học về kiến trúc. Định hướng, định nghĩa lại sở thích của bên A có thể do bị pha và ảnh hưởng.
  • Khoa học phong thủy : Bên B có trách nhiệm cung cấp kiến thức để bên A hiểu đúng về khoa học phong thủy và tính hợp lý trong những thiết kế sơ bộ điều chỉnh.
  • Tăng giảm tổng mức đầu tư : Căn cứ vào tổng mức đầu tư dự kiến của bên A dành cho công trình, bên B có những tư vấn hợp lý về sử dụng vật liệu và đồ đạc để tạo ra được sản phẩm thực và giá trị cao nhất trong những điều kiện cụ thể.

Thời gian: Kéo dài thùy thuộc vào nội dung cần chỉnh sửa. Sau khi chỉnh sửa xong Bên B sẽ gửi lại cho Bên A bộ hồ sơ thiết kế  cơ sở hoàn chỉnh sẽ tiến tới 2 bên ký nhận và chuyển sang giai đoạn 03.

Giai đoạn 03: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Bao gồm :

  • Mặt bằng cải tạo và bố trí nội thất.
  • Chi tiết mặt bằng trần, lát sàn.
  • Chi tiết mặt bằng bố trí thiết bị điện, nước, cáp tivi, điện thoại.
  • Chi tiết mặt đứng khai triển diện tường .
  • Chi tiết hồ sơ thiết kế triển khai đồ đạc.
  • Mặt cắt khai triển.
  • Phối cảnh nội thất minh họa các không gian.

Thời gian : 10 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất phương án thiết kế cơ sở.

Sau khi kết thúc giai đoạn 3, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng tư vấn thiết kế

Giai đoạn 04: Giám sát tác giả

Sau khi thanh lý hợp đồng tư vấn thiết kế, nếu bên A yêu cầu, bên B sẽ báo giá thi công chi tiết từng hạng mục cho bên A. Nếu hai bên thỏa thuận được các điều kiện cần thiết thì tiến hành ký hợp đồng thi công. Quá trình thi công của bên B sẽ có sự giám sát, phối hợp toàn diện giữa các kỹ sư thi công và các kiến trúc sư để đảm bảo tính tổng thể và hoàn mỹ cao nhất có thể cho công trình.

Nếu bên A chọn lựa một đối tác thi công khác, bên B sẽ hỗ trợ tư vấn về những vấn đề vướng mắc trong hồ sơ thiết kế để đảm bảo chất lượng tổng thể của công trình.

Thời gian dự trù phát sinh do trao đổi , tư vấn và thống nhất giữa các bên là 3 ngày.

Nếu thời gian trao đổi, tư vấn và thống nhất giữa các bên kéo dài hơn thời hạn dự trù thì không tính vào thời gian thực hiện hợp đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng không tính những công việc phát sinh từ Bên A và không tính các ngày Chủ Nhật, Lễ, Tết.

 

ĐIỀU 4: GIÁ TRỊ  HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG

4.1 Giá trị hợp đồng :   20.000.000 VNĐ

( Bằng chữ : Hai mươi triệu đồng chẵn .)

Giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%

Giá trị hợp đồng có thể thay đổi trong các trường hợp sau :

  • Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng ban đầu.
  • Trường hợp bất khả kháng do nguyên nhân khách quan: Các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình chung.

4.2 Phương thức thanh toán :

Thanh toán chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sau khi ký hợp đồng Bên A tạm ứng cho Bên B số tiền tương ứng với 25% giá trị hợp đồng tương ứng với 5.000.000 VNĐ ( Năm triệu đồng chẵn ).
  • Giai đoạn 2 : Sau khi thống nhất phương án thiết kế 3D Bên A tạm ứng cho Bên B số tiền tương ứng với 50% giá trị hợp đồng tương ứng với 10.000.000 VNĐ ( Mười triệu đồng chẵn ).
  • Giai đoạn 3 : Sau khi giao hết hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công thì Bên A thanh quyết toán nốt cho Bên B số tiền còn lại.

4.3 Hình thức thanh toán :

Bên A thanh toán cho Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng tiền VNĐ.

4.4 Một số quy định khác :

Nếu Bên B trực tiếp thi công, hoàn thiện nội thất cho Bên A thì Bên A được miễn phí toàn bộ phí thiết kế nội thất ( tương ứng với 20.000.000 VNĐ ).

 

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN

          Trách nhiệm của Bên A (Chủ đầu tư):

  • Cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ công tác thiết kế, các số liệu về hiện trạng, nội dung quy mô thiết kế, các yêu cầu đặc biệt nằm ngoài quy định, quy phạm hiện hành của Nhà nước phải được cấp có thẩm quyền cho phép và bên A phải chịu trách nhiệm về những yêu cầu đó.
  • Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B theo đúng quy định của Hợp đồng.
  • Khi Bên A đã thống nhất và ký xác nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật (xong phương án phối cảnh 3D). Lúc đó, nếu sửa đổi phương án thì Bên A chỉ được phép sửa đổi không quá 20% hồ sơ thiết kế sơ bộ.
  • Xác nhận rõ các giai đoạn thực hiện hợp đồng, giai đoạn thanh toán và các xác nhận thay đổi thiết kế.

Trách nhiệm của Bên B (Nội thất VNC):

  • Hoàn thành hồ sơ và công việc quy định trong hợp đồng đúng thời hạn.
  • Đảm bảo chất lượng hồ sơ theo những chuẩn mực của ngành.
  • Trường hợp bên B không thực hiện đúng  tiến độ theo điều 3 của hợp đồng này thì mỗi ngày chậm , bên B sẽ chịu phạt 2% tổng giá trị Hợp đồng .
  • Bên B có trách nhiệm giải đáp các vướng mắc về hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công công trình (bao gồm trách nhiệm giám sát tác giả  ).

 

ĐIỀU 6: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp , các bên phải có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên nguyên tắc  tôn trọng lẫn nhau  và chất lượng sản phẩm là số 1.

Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, sẽ có sự can thiệp bởi cơ quan pháp luật. Quyết định của cơ quan pháp luật là quyết định cuối cùng và ràng buộc của các bên thực thi.

Phí tòa án và tất cả chi phí khác sẽ do bên thua kiện chịu, trừ khi có một thỏa thuận nào khác giữa hai bên.

 

ĐIỀU 7: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về bảo mật.

Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng làm thành 02 bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Hợp đồng có hiệu lực sau khi được ký kết.

Xem thêm: Báo giá thi công tủ bếp giá rẻ

Báo giá chi phí làm hồ sơ dự thầu

VNCDesign.com.vn – một trong Top 10 công ty thiết kế lớn nhất Việt Nam với chi nhánh trải Khắp Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn chúng tôi tự hào là công tuy chuyên nghiệp trong lĩnh tự tư vấn xây dựng tại Việt nam. Bạn cần Lập hồ sơ Dự thầu liên hệ VNCDesign.com.vn về chi phí,  thủ tục quy trình lập hồ sơ dự thầu qua Hotline  0904.87.33.88


1. Đối với Công trình Dân dụng, Thủy lợi:
+ Làm hồ sơ dự thầu’
– Làm hồ sơ dự thầu Công trình có giá trị  2 tỷ chi phí 0,3% (Tối thiểu 5.000.000 đ/1 bộ quân xanh, đủ 3 bộ  : 8 triệu); giá trị 3 tỷ chi phí 0,25%; Giá trị công trình càng lớn chi phí % giảm dần.
+ Làm Hồ sơ Hoàn công
– Làm hồ sơ Hoàn công + thanh quyết toán không tính bù giá: Công trình có giá trị  2 tỷ chi phí 0,50% (Tối thiểu 5.000.000 đ/1 bộ); giá trị 3 tỷ chi phí 0,40%; Giá trị công trình càng lớn chi phí % giảm dần. (Chi phí trên không tính chi phí đi hiện trường, làm việc với chủ đâu tư và tư vấn giám sát…)
+ Làm Hồ sơ bù giá:
– Làm hồ sơ bù giá tính theo giá trị được bù: Mức tối thiểu 7 triệu đồng đối với công trình được bù giá  200 triệu; Bù giá  500 triệu chi phí 4%; Bù giá  1 tỷ 3,5%; Bù giá >1 tỷ 3%. (Chi phí trên không tính chi phí đi làm việc với chủ đâu tư và tư vấn giám sát nếu bán kính >15Km)
2 . Đối với Công trình giao thông:
+ Làm hồ sơ dự thầu
– Làm hồ sơ dự thầu Công trình có giá trị  2 tỷ chi phí 0,35% (Tối thiểu 5.000.000 đ/1 bộ quân xanh, đủ 3 bộ  : 8 triệu); giá trị ≤ 3 tỷ chi phí 0,30%; Giá trị công trình càng lớn chi phí % giảm dần.
+ Làm Hồ sơ Hoàn công
– Làm hồ sơ Hoàn công + thanh quyết toán không tính bù giá: Công trình có giá trị  2 tỷ chi phí 0,3%; giá trị  3 tỷ chi phí 0,25%; Giá trị công trình càng lớn chi phí % giảm dần. (Chi phí trên không tính chi phí đi hiện trường, làm việc với chủ đâu tư và tư vấn giám sát…)
+ Làm Hồ sơ bù giá:
– Làm hồ sơ bù giá tính theo giá trị được bù: Mức tối thiểu 7 triệu đồng đối với công trình được bù giá  200 triệu; Bù giá  500 triệu chi phí 3,5%; Bù giá  1 tỷ 3%; Bù giá >1 tỷ 2,5%. (Chi phí trên không tính chi phí đi làm việc với chủ đâu tư và tư vấn giám sát nếu bán kính >15Km)
– Có thể thỏa thuận làm việc tại Công ty mỗi tuần làm ít nhất 3 ngày, Lương theo tháng
( Giá trên chỉ là tương đối, mang tính chất tham khảo,cụ thể xin gọi điện hoặc gặp trực tiếp để trao đổi)

Lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình là gì và quy trình thực hiện


Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng 

– Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
– Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng được thực hiện theo quy định áp dụng đối với thẩm định thiết kế cơ sở

Những loại công trình phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng?

Thuyết minh biện pháp thi công lắp đặt cửa gỗ công nghiệp

Các sản phẩm gỗ thường được làm 100%  bằng những sản phẩm gỗ tự nhiên thì Gỗ Công Nghiệp lại khác. Gỗ công nghiệp lấy bột gỗ tự nhiên làm thành phần chính, cùng với những công đoạn ép, dán khác nhau tương xứng sẽ làm nên các loại cửa gỗ khác nhau, đặc tính cơ học, chất lượng và kiểu dáng.

Từ đó cũng dẫn đến sự khác nhau.  Có thể nói rằng, với công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại ngày nay, thành phẩm các mẫu cửa gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm, thậm chí có thể tốt hơn so với cửa gỗ tự nhiên thông thường.

Tham khảo thêm :

Mời quý vị tham khảo :Báo giá cửa gỗ
Mời quý vị tham khảo :Thư viện Cad bản vẽ các mẫu cửa gỗ, cửa kính đẹp
Mời quý vị tham khảo :Top 100 mẫu cửa gỗ đẹp mới nhất

1. Công tác chuẩn bị

2. Công tác lắp đặt

3. Công tác kiểm tra

3.1 Kiểm tra công tác chuẩn bị

3.2 Kiểm tra sau khi lắp đặt

1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

-Chuẩn bị hệ thống bản vẽ đã có đầy đủ và thích hơp:

·Bản vẽ đã được CĐT. phê duyệt

·Sự phù hợp của bản vẽ với bản vẽ các công tác khác: cơ điện, điện lạnh, thông gió…

-Tập kết đầy đủ và kiểm tra vật tư:

·Vật mẫu đã được duyệt để đối chiếu.

·Chứng từ xuất xứ liên quan.

·Quy cách.

-Kiểm tra kích thước ô cửa có đúng như bản vẽ đã duyệt?

-Lắp đặt và kiểm tra: hệ thống giàn dáo, điện tạm, bao che, bảo vệ các hạng mục khác đúng theo quy định, an toàn…

-Đảm bảo rằng tất cả các cục “thí” đủ số lượng, đúng vị trí và chắc chắn.

2.CÔNG TÁC LẮP ĐẶT:

Bước 1: Xác định cao độ đầu cửa và chân cửa nếu công tác lắp đặt khung bao tiến hành trước công tác lát nền, qua đó xác định độ hở của cửa so với nền hoàn thiện.

Bước 2: Tiến hành định vị và liên kết khung bao vào ô chờ. Lưu ý ở gia đoạn này khung bao nên đặt giữa độ dày tường (100mm) để độ dày của nẹp khi hoàn thiện bằng nhau sẽ thẩm mỹ hơn.

Bước 3: Sau khi cân chỉnh độ đồng phẳng, vuông ke…của khung bao ta tiến hành việc lắp đặt hai thành phần của bản lề vào khung bao và cửa, vị trí lắp đặt – xem bản vẽ Shop. Việc lắp đặt bản lề phải hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ vì đây là công đoạn quyết định rất nhiều đến chất lượng cửa: vận hành tốt, độ vênh, thẩm mỹ, độ bền…

Bước 4: Tiến hành lắp đặt “hardwear” – xem bản vẽ Shop

Mật khẩu : Giàn phơi thông minh SINSUNG SU-100
(Đáp án: XXX0000) . Xem cách tải cuối bài Viết.

Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Các bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu hay về biên bản nghiệm thu hay trên internet hiện nay để tham khảo. Nhưng để tìm được tài liệu đầy đủ và chi tiết nữa thì bạn hãy truy cập Hồ sơ xây dựng nhé ! Hôm nay chúng tôi chia sẻ đến cho các bạn mẫu biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng

Download Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Mật khẩu : Cuối bài viết

Định nghĩa mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành là gì là gì?

Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là mẫu biên bản được lập ra nghiệm thu toàn bộ công trình ghi nhận việc công trình đã hoàn thành và là căn cứ để đưa công trình, dự án được bàn giao và đưa vào sử dụng trong thực tế.

Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN NGHIỆM THU  HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH)  ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

  1. Công trình (Dự án): ……………………………………………………………………………………….
  2. Hạng mục công trình: …………………………………………………………………………………….
  3. Địa điểm xây dựng: ………………………………………………………………………………………..
  4. 4. Thành phần tham gia nghiệm thu:

4.1/ Thành phần trực tiếp nghiệm thu

  • Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10:

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

  • Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát):

– Ông: …………………………………….. Chức vụ:…………………………………………………………..

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

  • Đại diện Nhà thầu thi công xây dựng (cơ khí nếu có):(Ghi tên nhà thầu thi công)

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

  • Đại diện Nhà thầu tư vấn thiết kế: ……………….(Ghi tên nhà thầu tư vấn)

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

4.2/ Các đơn vị khách mời (nếu có mời):

  1. Đại diện Sở chuyên ngành: …………………(Ghi tên sở chuyên ngành)

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

  1. Đại diện đơn vị quản lý khai thác: .…(Ghi tên đơn vị quản lý khai thác)

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

  1. Đại diện UBND huyện ……………… (Ghi tên UBND huyện, nếu có mời)

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

– Ông: …………………………………….. Chức vụ: ………………………………………………………….

Các đơn vị khác (nếu có)

  1. 5. Thời gian tiến hành nghiệm thu:

+ Thời gian:

– Bắt đầu: ……….ngày……tháng…..năm……

– Kết thúc: …..ngày…….tháng…..năm…..

+ Địa điểm: ……………………..(Ghi địa điểm nghiệm thu)

  1. 6. Đánh giá công trình (hạng mục công trình) được nghiệm thu:
  2. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số, ngày tháng ký quyết định)

– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (Quyết định của ……. số…..ngày….tháng).

– Hợp đồng thi công xây dựng: Ghi số hợp đồng, ngày, tháng, năm ký hợp đồng.

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng của nhà thầu thi công xây dựng: Ghi số, ngày, tháng, năm của văn bản đề nghị được nghiệm thu của nhà thầu.

– Hồ sơ hoàn công công trình (hạng mục công trình) do ……. (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày….tháng….năm….. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.

– Văn bản số ….ngày….tháng….năm…. của Cục Quản lý xây dựng công trình chấp thuận tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) để đưa vào sử dụng.

  1. Chất lượng, khối lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng:
  • Qui mô công trình:

(Phần này nêu một số thông số cơ bản về qui mô, kết cấu công trình)

  • Thời gian xây dựng:

– Ngày khởi công:

– Ngày hoàn thành:

  • Khối lượng công trình (hạng mục công trình):

(Lập bảng khối lượng chủ yếu theo thiết kế và thực tế đã thực hiện được)

  • Chất lượng:

(Đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật để ghi nhận xét, đánh giá về chất lượng xây dựng).

  1. Các ý kiến khác (nếu có): ………….… (ghi ý kiến nhận xét khác nếu có)
  2. Kết luận:

– Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành công trình (hạng mục công trình) ………(ghi đầy đủ tên công trình /hạng mục công trình) ……xây dựng để đưa vào sử dụng.

– Yêu cầu phải sửa chữa, hoàn thiện bổ sung hoặc các ý kiến khác (nếu có)…… (ghi các yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện nếu có) ….

Các bên tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP NGHIỆM THU
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 10
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT (NẾU CÓ)
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

CÁC ĐƠN VỊ KHÁCH MỜI

  1. Sở chuyên ngành …………………..(Ghi tên sở chuyên ngành)…………………………………..
  2. Đơn vị Quản lý khai thác: …………..(Ghi tên đơn vị quản lý khai thác)…………………….
  3. UBND huyện ………………………………………………………………………………………………….

 

Download Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Xin cảm ơn các bạn đã đón xem bài viết của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo với những tài liệu hay khác nhé!

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Thuyết minh biện pháp thi công nhà cao tầng
  2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà chung cư cao tầng
  3. File excel tính toán xà gồ thép hộp được nhiều người dùng nhất
  4. File excel tính toán cột lệch tâm phẳng
  5. File excel tính toán tải trọng gió cho nhà xưởng.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công!
(Hosoxaydung.com) – Tham khảo Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Sẽ rất hữu ích cho các bạn làm xây dựng vì nội dung tài liệu bao gồm đầy đủ các form bảng biểu dùng cho thi công

Mời quý vị tham khảo :86 mẫu biên bản nghiệm thu công trình
Mời quý vị tham khảo :Phần mềm lập hồ sơ nghiệm thu
Mời quý vị tham khảo :Mẫu hồ sơ nghiệm thu

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH ĐỂ BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
1. Tên công trình:………………………………………………………………………………………..

2. Địa điểm xây dựng:………………………………………………………………………………….

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

Đại diện Chủ đầu tư (chủ cơ sở sản xuất):

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: ………………………………………….

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………

Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (nếu có):

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………

Đại diện đơn vị cung ứng, chuyển giao, lắp đặt công nghệ:

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………

Đại diện đơn vị thi công xây dựng (nếu có):

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: ………………………………………….

– Ông ……………………………………………. – chức vụ: …………………………………………

4. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu:…………..giờ, ngày ………tháng ………. năm …………………………………………

Kết thúc:…………..giờ, ngày ………tháng ………. năm ……………………………………….

Tại:……………………………………………………………………………………………………………

5. Đánh giá công trình xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

– Các tài liệu gồm có:

Hồ sơ công nghệ, thiết kế thi công lắp đặt thiết bị;

Bản vẽ hoàn công công trình;

Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

Nhật ký thi công;

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;

Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng;

Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải;

b) Chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật): [ Nêu rõ chất lượng của từng hạng mục (lò gạch) theo tiêu chuẩn xây dựng, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn khi vận hành sản xuất…]

………………………………………………………………………………………………………………….

c) Các ý kiến khác: [Nêu các vấn đề cần lưu ý hoặc các tồn tại cần khắc phục khi vận hành sản xuất, thời gian bảo hành, bảo trì…]

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

6. Kết luận: [ Chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có]

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này.

 

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CUNG ỨNG, CHUYỂN GIAO, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

– Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Cách lập hồ sơ nghiệm thu
  2. Phần mềm lập hồ sơ nghiệm thu
  3. 86 mẫu biên bản nghiệm thu hoàn chỉnh cho công trình xây dựng
  4. Hỏi đáp về hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng
  5. Nghiệm thu công trình là gì? Các bước nghiệm thu công trình
  6. Hồ sơ nghiệm thu PCCC

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !