Blog

Mẫu nhà phố 4 tầng 4x16m công năng sắp xếp tiện nghi

  • Bạn đang tìm kiếm một ý tưởng thiết kế ngôi nhà mơ ước?
  • Một ngôi nhà 4 tầng có diện tích nhỏ xinh, công năng bố trí tiện nghi?
  • Nhà nắm bắt xu hướng mới nhất, kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, mặt tiền sang trọng?

Thì phương án thiết kế nhà phố 4 tầng 4x16m của chủ đầu tư ở tại Bắc Ninh ngay tại bài viết này là ý tượng tuyệt vời dành cho bạn. Nhà 4 tầng lựa chọn phong cách hiện đại mắt bắt, các chi tiết trang trí có tính thẩm mỹ cao, chiếm tình cảm số đông chủ đầu tư tại Việt Nam. Là người khá quan trọng về sự tối ưu bên trong không gian ngôi nhà, nên các kiến trúc sư dành khá nhiều thời gian cho việc sắp xếp công năng ngôi nhà tiện nghi và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho cả gia đình. Chỉ với tổng diện tích xây dựng chỉ 64m2, nhưng ngôi nhà này hoàn toàn làm chủ đầu tư hài lòng và được các kiến trúc sư nổi tiếng đánh giá cao bởi sự tối ưu không gian nó đem lại. Còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi điểm ngay qua phương án thiết kế công trình nhà phố 4 tầng đẹp hiện đại này

Phương án thiết kế nhà phố 4 tầng 4x16m phong cách hiện đại

Là người yêu thích sự mới mẻ, nên vị chủ đầu tư đã lựa chọn phong cách hiện đại làm chủ đề chính cho ngôi nhà phố đẹp mơ ước. Diện tích nhỏ hẹp luôn là bài toàn khó giải đối với anh, nên anh mong muốn đội ngũ kiến trúc sư có thể bố trí sao cho có thể đáp ứng đầy đủ những mong muốn và tiêu trí anh đề ra. Biết được tâm tư của chủ đầu tư tại Bắc Ninh, đội ngũ kiến trúc sư bên công ty đã ngồi lại bàn bạc và đưa ra giải pháp thiết kế tối ưu như sau.

Thông tin phương án thiết kế nhà phố 4 tầng:

  • Địa điểm thi công: Bắc Ninh.
  • Diện tích xây dựng: 4 x 16 = 64m2.
  • Thời gian hoàn thiện. Khoảng 4 tháng.
  • Kiến trúc: Nhà mái bằng phong cách hiện đại.
  • Chủ đầu tư dự án: anh Nguyễn Văn Linh.

Mặt tiền: Vì là phong cách hiện đại, nên kts đã lựa chọn tone màu sơn trắng sáng phối hợp hài hòa cùng các chi tiết trang trí có màu sắc trung tính. Sân phía trước dành riêng khoảng diện tích nhỏ làm sân đề xe hơi cho gia chủ, bao quanh sân xe là hàng rào cao kiên cố được làm bằng sắt thép Việt Nhật loại tốt. Ban công các tầng rộng rãi đều được bố trí các loại cây xanh tiểu cảnh nhỏ, vừa đem lại cái nhìn bắt mắt cho mặt tiền, vừa đem lại nguồn không khí thoáng đãng cho các thành viên yêu quý.

Công năng: Vì diện tích bề ngang chỉ có 4m, nên hầu hết đồ dùng nội thất các căn phòng đều đặt vị trí cạnh tường, dành nhiều diện tích sử dụng và giúp lối đi rộng rãi hơn. Các căn phòng đều do gia chủ lựa chọn nội thất khá tỉ mỉ sao cho phù hợp với không gian kiến trúc căn phòng. Đối với những ngôi nhà diện tích hạn hẹp như vậy, quý khách không nên chọn mua quá nhiều đồ dùng nội thất không cần thiết. Việc mua quá nhiều nội thất trong không gian sinh sống, chỉ làm khu vực sinh hoạt trở nên chật hẹp và nhìn mất điểm nhấn trong ngôi nhà. Nhà phố 4 tầng hiện đại này có 3 phòng ngủ thiết kế và thi công tường cách âm tốt, tạo không gian nghỉ ngơi riêng tư cho các thành viên.

Mặt tiền sân trước bố trí khu tiểu cảnh trông rất độc đáo.

Nội thất phòng khách sử dụng tone màu nâu kem nhã nhặn, ấm cúng.

Cách bố trí chức năng sử dụng, ngăn tủ nhà bếp được sắp xếp rất gọn gàng, tạo nên không gian rộng rãi.

Mỗi phòng ngủ đều có cửa sổ thông gí rất thoáng mát.

Sân thượng thoáng đãng trên tầng 4.

Phương án mẫu nhà đẹp 4 tầng trong không gian diện tích nhỏ xinh này có thể đáp ứng mọi nhu cầu sinh sống thoải mai cho hộ gia đình có khoảng từ 4  5 thành viên. Không những đem lại không gian sinh sống cho các hộ gia đình đông con, kiến trúc nhà phố mặt tiền 4m này còn có chi phí thi công giá rẻ, phù hợp tài chính nhiều gia đình.

Mẫu nhà vuông 2 tầng mái thái đẹp ấn tượng nhất

Từ trước đến nay, những mẫu nhà vuông luôn mang đến cho người ta một thiết kế vô cùng lạ mắt và không kém phần sang trọng, cực kỳ thu hút. Chính vì vậy mà ai chọn cho mình mẫu thiết kế này là thể hiện đẳng cấp hoàn toàn khác biệt. Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu mẫu nhà vuông 2 tầng mái thái đẹp của anh Hoàng Hải đến từ Sóc Sơn Hà Nội để các bạn cùng chiêm ngưỡng.

Ngôi nhà đẹp của anh Hoàng được xây dựng vuông vắn 2 tầng trên diện tích lô đất 10x11m. Đây là một trong những công trình có thiết kế hiện đại và lạ mắt, được nhiều chủ đầu tư yêu thích thời gian qua. Và gia đình anh Hoàng Hải là đại diện cho những mẫu nhà 2 tầng vuông vừa đơn giản mà vẫn hiện đại. Với tổng chi phí thiết kế cho ngôi nhà khoảng 2.5 tỷ. Tầng 1 bao gồm 2 phòng ngủ, wc chung, phòng khách và phòng bếp. Tầng 2 bao gồm 3 phòng ngủ, wc chung, phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình.

Khi đi khảo sát chúng tôi rất bất ngờ khi đến khu đất của nhà anh. Nó thật sự rất rộng và đẹp, thuận tiện giao thông ngay quốc lộ chính. Nền đất cứng và có nhiều đá sỏi, cho nên phương án thiết kế mẫu nhà vuông 2 tầng đơn giản mái thái được chúng tôi đưa ra.  Phong cách của ngôi nhà phải hiện đại và sang trọng thế nên mẫu thiết kế nhà chính là mẫu biệt thự 2 tầng hiện đại nhất, đẹp và sang trọng nhất. Chắc chắn gia chủ sẽ có cuộc sống tiện nghi và đầy đủ nhất có thể. Và những mong muốn về một ngôi nhà mới của anh hoàn toàn có thể xây dựng được trên mảnh đất này.

Phối cảnh mẫu thiết kế mẫu nhà vuông 2 tầng đơn giản tại Sóc Sơn

Sau khi được nghe tư vấn từ bạn bè, anh Hải đã liên lạc với chúng tôi và đến tận văn phòng để gặp và trao đổi về mẫu thiết kế này. Thật vui mừng vì được tiếp khách ngay tại văn phòng giao dịch để cuộc nói chuyện càng thêm ấm cúng. Anh Hải chia sẻ với chúng tôi, hiện cả nhà anh đang sinh sống tại Sóc Sơn, Hà Nội. Lô đất 10x11m ngay mặt đường lớn rất thông thoáng xe cộ đi lại và thuận tiện cho việc chở vật tư sau này. Hướng chính là hướng Đông Nam rất thuận lợi dù mùa đông hay mùa hè vẫn không lo nóng quá hay lạnh quá.

Dự tính vào cuối năm 2017 anh được tuổi xây nhà nên muốn nhờ chúng tôi tư vấn cho anh một mẫu thiết kế nhà trước khi xây dựng. Anh chia sẻ với chúng tôi :“Anh nói thật, anh là người ưa chuộng sự đơn giản nhưng lại thích sự hiện đại và sang trọng, thế nên anh mong muốn mẫu thiết kế nhà của anh không cần quá cầu kỳ nhưng phải thoải mái về không gian sử dụng cho gia đình 3 thế hệ, 7 thành viên. Công năng sử dụng dự kiến của gia đình như sau: tầng 1 sẽ có 2 phòng ngủ, phòng khách kết hợp phòng thờ, phòng bếp và 1 nhà vệ sinh chung. Tầng 2 thiết kế 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 wc”.

Đó là nguyên văn lời chia sẻ rất chân thật khi chúng tôi được nói chuyện trực tiếp với anh. Với chi phí đầu tư thì anh có thể đầu tư tối đa là 3 tỷ, cái quan trọng nhất là về mẫu thiết kế, nó thật sự rất quan trọng vì có thể liên quan đến gia đình mãi về sau.  Ngay sau buổi gặp gỡ chúng tôi đã lên đường về Sóc Sơn cách trung tâm Hà Nội không quá xa để khảo sát vị trí, hiện trạng trước, sau đó phác thảo phương án thiết kế sơ bộ 2D cho anh duyệt trước.

Phương án thiết kế mẫu nhà vuông 2 tầng mái thái đơn giản

Bằng mắt thường chưa cần đo đạc gì chúng tôi đã thấy lô đất nhà anh Hải rất vuông vắn, không hề méo lệch một chút nào. Vì thế nếu xây nhà cũng vuông vắn theo lô đất này thì lại không hợp lắm. Do đó chúng tôi đã thiết kế hình khối ngôi nhà với kết cấu khối lệch để giúp mẫu nhà không bị khô cứng và thô.  Khu vực để ô tô nằm ngay cạnh cổng chính, vì vậy mà sảnh nhà phải thụt sâu vào bên trong một chút, ngoài ra tạo độ thông thoáng mặt trước cho ngôi nhà.  Hình khối ngôi nhà chủ yếu là khối hình học vuông với nhiều kích thước khác nhau, tạo sự cân đối và hài hòa về đường nét cũng như khối kết cấu kiến trúc ngoại thất. Rất hợp với phong cách của anh Hải.

Chúng tôi đã thiết kế hệ thống trụ cột sảnh chính đều được đắp nổi thêm những được gờ phào chỉ đơn giản nhưng tinh tế, giúp cho ngôi nhà có thêm điểm nhấn. Mặt tiền ngôi nhà đặc biệt ấn tượng từ hệ thống chân cột, bậc tam cấp được ốp đá tự nhiên granite màu nâu xám đẹp mắt, cho đến tường được ốp gạch nghệ thuật, tất cả những chi tiết này giúp cho mẫu nhà có sức hút kỳ lạ với cảm quan thị giác. Mái thái chữ A là một phương án hoàn hảo cho ngôi nhà này. Vừa có độ dốc vừa phải và đặc biệt là khối mái đua rộng hơn rất nhiều so với tường, nhằm mục đích giảm bớt sự vuông vức, đồng thời giúp che chắn mưa nắng, bảo vệ ngôi nhà rất tốt.

Xung quanh nhà anh Hải cũng có rất nhiều ngôi nhà 2 tầng mọc lên với thiết kế mái thái truyền thống. Để tạo sự khác biệt, chúng tôi đã sử dụng mái ngói sóng nhỏ màu nâu đậm cho ngôi nhà. Để nhìn phần mái thêm chắc khỏe thì chúng tôi thiết kế đổ bê tông toàn bộ mái, sau đó mới tiến hành dán ngói, điều này giúp cho kết cấu mái bền vững trước mọi điều kiện khí hậu thời tiết, không bị ngấm nước mưa cũng như hấp thụ nhiệt nóng. Điều này chưa chắc các hộ gia đình khác đã làm được để bảo vệ ngôi nhà của mình.

Chúng tôi cũng khá đắn đo khi chọn màu sắc chủ đạo cho ngôi nhà, bởi làm thế nào nó thật sự nổi bật và càng hiện đại theo phong cách Châu Âu. Thay vì lựa chọn những tông màu trắng sáng như những mẫu nhà 2 tầng kiểu Pháp, chúng tôi phối màu chủ đạo với gam màu trung tính, theo nguyên tắc 60-30-10. Toàn bộ tường được sơn màu ghi xám trắng, hệ thống dầm và cột góc của tường được sơn màu nâu, giúp cho tông màu đồng bộ và hài hòa với tổng thể chung. Như vậy nhìn tổng thể ngôi nhà mới thật sự khác biệt. Điểm nhấn tiếp theo đó là cánh cửa ngay tại sảnh chính, không thể để cửa gỗ truyền thống đơn giản được nên chúng tôi lên phương án thiết kế cửa nhôm xingfa màu nâu cà phê cho ngôi nhà. Chắc chắn sẽ sang trọng hơn rất nhiều.

Ngay từ ban đầu có thể thấy diện tích đất nhà anh Hải rất lớn vì vậy việc thiết kế các phòng sao cho độ rộng phù hợp cũng là một bài toán khó. Bởi 1 gia đình có đến 3 thế hệ cùng sinh hoạt, chức năng mỗi phòng khác nhau để tiện cho sinh hoạt các thành viên trong gia đình.

Cũng giống các ngôi nhà khác, phòng khách được đặt ngay tại sảnh chính đi vào. đây được xem là vị trí hợp phong thủy, thể hiện sự quý trọng khách đến chơi nhà của mỗi gia chủ với diện tích hơn 30m2.  Phòng khách được thiết kế tiếp giáp với phòng ăn và bếp nấu. Ngay bên cạnh phòng bếp là không gian nhà vệ sinh chung ở tầng 1.

Để thuận tiện cho việc đi lại và chăm nom ngôi nhà chúng tôi đã thiết kế phòng ngủ chính rộng 24m2, được thiết kế cho 2 vợ chồng anh Hải, đồ  nội thất trong phòng khá hiện đại. Đối diện phòng ăn là phòng ngủ của bố mẹ anh, phòng ngủ người già có thiết kế nội thất đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho 2 cụ như tivi, đài, tủ quần áo…Như vậy, cũng gần với nhà vệ sinh chung để các cụ thuận tiện đi lại.

Ở tầng 2, chúng tôi thiết kế thêm 1 phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình ngay tại cầu thang lên đến tầng 2 rộng 16m. Đây là nơi các thành viên đọc sách, nói chuyện, ăn bánh với nhau sau mỗi bữa cơm tối.

Thiết kế liên tiếp 3 phòng ngủ, phía tay phải phòng sinh hoạt chung là một phòng ngủ rộng 15m2 dành cho chú út của gia đình, đối diện phòng sinh hoạt chung là 2 phòng ngủ, một phòng rộng 15m, 1 phòng rộng 16m dành cho 2 con của anh Hải. Công năng sử dụng của mẫu nhà vuông 2 tầng đơn giản tuy nhiều nhưng được sắp xếp khá khoa học, phù hợp với độ tuổi cũng như sở thích của các thành viên trong gia đình mà màu tường sẽ được sơn khác nhau.

Ngôi nhà được hoàn thiện trong niềm vui hân hoan của đại gia đình anh Hải. Đúng như mong muốn: đẹp – độc – lạ một ngôi nhà khang trang được mọc lên giữa đất Ba Vì xinh đẹp. Quan trọng hơn là nó độc đáo khác biệt hẳn so với những ngôi nhà xung quanh. Đó là niềm tự hào của gia đình anh khi đã đi gần quá nửa đời người có thể xây được ngôi nhà hơn cả mong đợi.

Đến nay, mẫu thiết kế này vẫn không ngừng hot, thiết kế nhà 2 tầng mái thái này chỉ là một trong những công trình mà công ty chúng tôi đã và đang tư vấn thiết kế, thi công cho nhiều chủ đầu tư từ Nam ngược ra Bắc. Nếu như các bạn yêu thích mẫu thiết kế trên, hoặc gọi điện cho chúng tôi theo hotline: 0904 873 388 để được tư vấn cụ thể và phù hợp với yêu cầu cũng như mong muốn của bạn.

Nguồn tin: https://wedo.vn/

Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Sau khi đã trúng thầu, nhiều gói thầu/hợp đồng phát sinh khối lượng dẫn tới phát sinh về giá trị thực hiện có thể làm vượt cả giá gói thầu thì chúng ta phải làm thế nào. Hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn.

Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng bổ sung, phát sinh

Sau khi đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu và ký hợp đồng thì những vấn đề phát sinh sau khi ký hợp đồng thuộc tình huống quản lý hợp đồng, những nội dung này được quy định tại Luật Xây dựng 2013, nghị định số 68/2019/NĐ-CP và các hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Thông thường các khối lượng bổ sung, phát sinh hay nằm trong các gói thầu xây lắp (Đố với các gói thầu thiết bị thì ngay từ lúc mời thầu số lượng và chủng loại gần như đã rõ ràng và cố định; Gói thầu tư vấn thì nếu có phát sinh thì phát sinh ngoài phạm vi công việc được giao, khi đó hướng xử lý phải điều chỉnh bổ sung là đương nhiên; Gói thầu phi tư vấn thì phụ thuộc vào từng loại hình, đa phần cũng gần tương tự gói thầu mua sắm hàng hóa và tư vấn), các gói thầu xây lắp khi ký hợp đồng và triển khai thường xuyên có những công việc liên quan phát sinh khối lượng dẫn tới điều chỉnh hợp đồng, từ đây cũng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới không quyết toán được hợp đồng, thậm chí dẫn đến sai phạm bị khiển trách hoặc chịu trách nhiệm hình sự như những vụ án gần đây báo chí hay đưa tin.
Về nguyên tắc điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016, cụ thể:
2. Giá hợp đồng sau Điều chỉnh (bao gồm cả khối lượng công việc phát sinh hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng đã ký) không vượt giá gói thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng của gói thầu đó) thì Chủ đầu tư được quyền quyết định Điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi Điều chỉnh.

Phân tích 2 trường hợp phát sinh

Trường hợp thứ nhất: Phát sinh không vượt giá gói thầu

Việc này liên quan ngay từ lúc lập dự toán gói thầu và lập hồ sơ mời thầu, vì đa số các gói thầu xây lắp đều có phần dự phòng. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có). Việc xác định chi phí dự phòng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc thù của gói thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của gói thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình. Cụ thể:

  •  Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
  •  Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.

Đối với những trường hợp nêu trên, nếu việc phát sinh không làm vượt dự toán gói thầu được duyệt thì Chủ đầu tư hoàn toàn có thể căn cứ vào các hồ sơ pháp lý liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng để tiến hành ký kết bổ sung khối lượng, giá trị công việc vào phụ lục hợp đồng. Khi ký kết cần lưu ý theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 07/2016/TT-BXD :
3. Khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng, các bên cần xác định rõ khối lượng công việc bổ sung, phát sinh và đơn giá áp dụng. Khối lượng công việc bổ sung, phát sinh phải được các bên thống nhất trước khi thực hiện.

Trường hợp thứ hai: Phát sinh vượt giá gói thầu

Đối với phát sinh vượt giá gói thầu thì lúc đó cần phải lưu tâm đến hai nhóm vấn đề:

  • Thứ nhất, việc phát sinh có làm vượt tổng mức đầu tư hay không. Khi phát sinh vượt tổng mức đầu tư của dự án thì thủ tục sẽ phức tạp hơn rất nhiều, khi đó dự án cần điều chỉnh tổng mức đầu tư, thẩm định lại hiệu quả kinh tế của dự án, Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án thì mới có cơ sở để phê duyệt điều chỉnh dự toán cho gói thầu đó > Tiến hành ký bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh > Triển khai thực hiện. Các thủ tục để triển khai sẽ mất nhiều thời gian, các thủ tục hành chính khác.
  • Thứ hai, việc phát sinh không làm vượt tổng mức đầu tư. Khi đó do dự án có nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư, khi đó chỉ cần điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư của dự án (Lưu ý trường hợp phát sinh này không thay đổi mục tiêu, quy mô, vị trí của dự án) thì Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh dự án (điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư) > Phê duyệt điềuchỉnh dự toán cho gói thầu đó > Tiến hành ký bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh > Triển khai thực hiện.

Bài viết được thực hiện sau khi nghiên cứu trên các cơ sở pháp lý sau:
+ Luật xây dựng 2014
+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
+ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP
+ Thông tư số 07/2016/TT-BXD
+ Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh
  2. Hướng dẫn làm thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng theo giai đoạn
  3. Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh công trình
  4. Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế
  5. Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Hướng dẫn làm thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng theo giai đoạn

Với các công trình có yêu cầu thanh toán làm nhiều giai đoạn. Bạn cần sử dụng tính năng “Quyết toán” của phần mềm F1. Mỗi giai đoạn sẽ cho phép người dùng điều chỉnh giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho đúng với mặt bằng giá ở thời điểm thanh toán.

Các bước cơ bản để làm thanh toán theo giai đoạn như sau:

Bước 1 Mở file dự toán/dự thầu cũ.

Bước 2 Bấm “Quyết toán” trên thanh công cụ.

Bước 3 Chọn công tác hoàn thành trong giai đoạn.

Bước 4 Nếu hợp đồng của anh/chị không phải là hợp đồng trọn gói, anh/chị có thể thực hiện điều chỉnh giá ở các bảng Vật liệu, Nhân công, Máy thi công giống như cách anh/chị đã làm với dự toán/dự thầu. Phần đơn giá tăng/giảm so với hợp đồng sẽ được thể hiện ở cột đơn giá bổ sung (xem bước 5).

Bước 5 bấm vào bảng “Thanh toán KL hoàn thành” để xem phần mềm kết xuất theo đúng phụ lục 03.a Thông tư 08/2016/TT-BXD.

Bước 6 thanh toán giai đoạn tiếp theo.

Bước 7 Thanh toán khối lượng phát sinh đã có trong hợp đồng. Anh/chị thêm công tác phát sinh bằng thao tác như trong bước 3. Để báo cho phần mềm biết đây là công tác phát sinh, anh/chị bấm chuột phải vào công tác đó và chọn “Công tác phát sinh”.

Bước 8 Thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng. Anh/chị thực hiện tra mã giống như khi bóc khối lượng khi làm dự toán/dự thầu.

Bước 9 Bấm vào bảng “Thanh toán KL phát sinh” để xem phần mềm kết xuất theo đúng phụ lục 04 Thông tư 08/2016/TT-BXD.

 

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu
  2. Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh
  3. Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh công trình
  4. Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế
  5. Hướng dẫn làm thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng theo giai đoạn

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh

Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì hợp đồng trọn gói chỉ được phép điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết, không được điều chỉnh giá hợp đồng khi nhà nước thay đổi chế độ tiền lương.

Khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Điều 11. Thanh toán khối lượng hoàn thành

  1. Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng:

Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng.

1.1. Đối với hợp đồng trọn gói:

Thanh toán theo tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng.

1.2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng.

1.3. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thoả thuận trong của hợp đồng.

1.4. Đối với hợp đồng theo thời gian:

– Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

– Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.

1.5. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%):

Thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.

1.6. Đối với hợp đồng kết hợp các loại giá hợp đồng:

Việc thanh toán được thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng theo quy định tại khoản 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 trên đây.

1.7. Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:

Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:

  1. a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;
  2. b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;
  3. c) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được thanh toán trên cơ sở điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;
  4. d) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
  5. e) Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh
  2. Hướng dẫn làm thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng theo giai đoạn
  3. Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh công trình
  4. Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế
  5. Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn ” Các bước xử lý tăng giảm khối lượng phát sinh ” ở đây tôi sẽ chia sẻ cái gọi là lý thuyết xuông và thực tế nó phũ phàng như thế nào. Và đây chỉ mang tính chất chia sẻ và tham khảo các bạn nhé vì mỗi nơi lại có cách xử lý khác nhau.

Nào anh em cùng tham khảo từ Hồ sơ xây dựng nhé !

  • Bước 1. Phê duyệt phần phát sinh tăng giảm
  • Bên Thi công và Tư vấn Giám sát làm công văn thông báo cho chủ đầu tư được biết và đề xuất phương án xử lý
  • Bên Chủ đầu tư thông báo cho bằng công văn cho Tư vấn thiết kế được biết và đánh công văn trả lời lại Đơn vị Thi công + Tư vấn giám sát + Tư vấn thiết kế hẹn ngày kiểm tra hiện trường
  • Bước 2: Tổ chức kiểm tra hiện trường
  • Các bên liên quan đúng lịch hẹn đến ngày xuống công trình kiểm tra hiện trường thi công
  • Làm biên bản kiểm tra hiện trường về việc phát sinh khối lượng tăng giảm, các bên gồm: Đại diện Chủ đầu tư, Đại diện Tư vấn giám sát, Đại diện Tư vấn thiết kế, Đại diện Đơn vị thi công, Đại diện Đơn vị quản lý sử dụng tất cả có ký tá và đóng dấu đầy đủ
  • Biên bản xác nhận khối lượng tăng giảm: Đại diện Chủ đầu tư, Đại diện Tư vấn giám sát, Đại diện Tư vấn thiết kế, Đại diện Đơn vị thi công tất cả có ký tá và đóng dấu đầy đủ
  • Bước 3: Tổ chức điều chỉnh dự toán và bản vẽ
  • Đơn vị Tư vấn thiết kế lập dự toán phần phát sinh (lưu ý: phần dự toán này phải nhở hơn Chi phí dự phòng do bộ quy định). Và thiết kế bổ sung bản vẽ phần tăng giảm khối lượng
  • Quá trình tiếp theo giống như trình để phê duyệt thiết kế, dự toán ban đầu. (phần này do chủ đầu tư làm đề trình lên bộ phê duyệt)
  • Bước 4: Đợi quyết định phê duyệt của bộ tiến hành ký phụ lục hợp đồng
  • Sau khi có Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán (Trong đó có phần phát sinh tăng giảm) nhà thầu ký phụ lục hợp đồng với Chủ đầu tư về phần phát sinh đó.
  • Tiến hành lập bảng đơn giá phần phát sinh giống như hồ sơ đề xuất hoặc đấu thầu (Thông thường số tiền trong bảng bằng đúng số tiền dự toán phát sinh).
  • Bước 5: Đơn vị thi công tiến hành thi công tiếp tục
  • Làm căn cứ làm biên bản xác nhận khối lượng sau này
  • Làm biên bản nghiệm thu
  • Căn cứ vào bảng đơn giá này để làm phụ lục 3a thanh toán

kế toán xây dựng

Các bước xử lý phát sinh tăng giảm với chủ đầu tư

ke-toan-excel-xay-dung-5

II- Thực tế ra sao ?

  • Câu hỏi: Công ty em có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ công trình, đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình thì có điều chỉnh giảm khối lượng xây dựng công trình như sau:
  • Giá trị đã xuất hóa đơn: 987.085.980 đồng.
  • Giá trị quyết toán: 889.570.197 đồng.
  • Tổng già trị giảm: 97.515.783 đồng
  • Như vậy em phải ghi xuất hóa đơn giảm ghi như thế nào và khai thuế ra sao?
  • Trường hợp của em theo trình bày khi công trình hoàn thành bàn giao từng hạng mục đã lập hoá đơn, tính, kê khai và nộp thuế GTGT là phù hợp với quy định.
  • Nay quyết toán giá trị công trình thấp hơn so với giá trị đã lập hoá đơn thì hai bên lập biên bản ghi nhận việc điều chỉnh giảm và Em xuất hoá đơn điều chỉnh, ghi rõ điều chỉnh giảm giá trị cho công trình … hoá đơn số …. ngày…, tháng …, năm …
  • Hoá đơn này là căn cứ để Công ty em kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra; khách hàng kê khai điều chỉnh giảm theo qui định.
  • Khi xuất hóa đơn bạn ghi rõ nội dung “Điều chỉnh giảm khối lượng theo…(căn cứ vào đâu thì ghi vào nhé).
  • Còn phần kê khai em vẫn kê khai vào bảng kê bình thường và ghi số trong ngoặc kép nhé( cả phần doanh số chưa thuế và phần thuế).
  • Như vậy số liệu ở chỉ tiêu [36] trên tờ khai của em sẽ hiển thị số âm có nghĩa số thuế phải nộp của em sẽ tương ứng với số ghi giảm.
  • Khi có yêu cầu của chủ đầu tư hay đơn vị thi công về:
  • Bổ sung khối lượng hay thay đổi thiết kế thì thường bên yêu cầu lập Biên bản hiện trường ghi rõ nội dung thay đổi có bản vẽ sơ bộ,
  • Khối lượng khái toán được chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát,đơn vị Thiết kế đồng ý ký là đủ điều kiện thi công ( mất vài ngày ).
  • Còn việc hoàn thiện T.kế, dự toán, bổ sung vốn hay lấy từ khoản dự phòng thì để sau.

Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh công trình
  2. Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế
  3. Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh
  4. Hướng dẫn làm thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng theo giai đoạn
  5. Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Mẫu biệt thự 2 tầng cổ điển mang kiến trúc Pháp

Mẫu biệt thự 2 tầng cổ điển mang kiến trúc Pháp
  1. Bạn là người yêu thích nét đẹp từ phong cách Cổ Điển?
  2. Các kiến trúc đồ sộ và sang trọng của Phương Tây?
  3. Muốn sở hữu nhà cổ điển để thể hiện tính cách cũng như giá trị bên ngoài xã hội?

Thì phương án mẫu biệt thự 2 tầng cổ điển sang trọng và bề thế ngay tại đây chắc chắn sẽ làm bạn mãn nguyện. Không giống như phong cách hiện đại, các công trình cổ điển có chi tiết trang trí hơi phức tạp và cầu kỳ, đó cũng chính là điểm nhấn đối với phong cách này. Sự sang trọng, giá trị thật sự và chỗ đứng cũng như thể hiện địa vị trong xã hội là những gì bạn nhận được khi sở hữu căn biệt thự cổ điển đầy ấn tượng tại đây. Đặc biệt nhà 2 tầng cổ điển ngay dưới đây không phải lo lắng về lỗi kiến trúc cũng như lỗi xu hướng theo năm tháng.

Thông tin phương án thiết kế:

  • Địa điểm thi công: Hài Phòng.
  • Kiến trúc: Biệt thự cổ điển kiểu Pháp.
  • Thời gian hoàn thiện: Khoảng 5 tháng.
  • Diện tích xây dựng: 120m2 — Kích thước lô đất: 20 x 30 = 600m2.

Phối cảnh mẫu biệt thự 2 tầng cổ điển trên diện tích 120m2

Mặt tiền biệt thự 2 tầng cổ điển sử dụng tone màu trắng sáng phối hợp ăn ý cùng màu xanh từ phần mái, tạo điểm nhấn riêng cho phong cách phương Tây này. Các trụ cột và các chi tiết mặt tiền bên ngoài được trang trí hoa văn phức tạp, mang một màu sắc hoàn toàn riêng biệt. Ngoài vẻ cứng cáp và chắc chắn từ các trụ cột, các kiến trúc sư đã kết hợp các họa tiết nhằm tạo nên nét đẹp tinh tế và mềm mại hơn.

Xung quanh biệt thự kiểu Pháp là khuôn viên cây xanh tiểu cảnh khá sinh động, góp phần tăng nét đẹp sang trọng cho mặt tiền ngôi nhà đẹp. Khuôn viên sân vườn biệt thự cổ điển còn là nơi tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ chơi đùa, đây còn là nơi tổ chức tiệc tùng lý tưởng vào những ngày lễ tết cùng các thành viên yêu quý trong gia đình. Ngoài tôn nhan sắc cho mặt tiền biệt thự 2 tầng, cây xanh còn là giải pháp tốt nhất cho việc đưa nguồn gió trong lành và thoáng đãng. Xung quanh biệt thự sang trọng được bao quanh hàng rào cao ráo ốp đá sẫm màu khá tinh tế, đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Website tin chắc sẽ gây ấn tượng và sự thu hút cho những vị khách lần đầu đến chơi bởi nét đẹp sang trọng của nó.

Nhà biệt thự đẹp kiểu Pháp này thiết kế 3 ban công riêng rộng rãi, giúp việc đưa nguồn gió thoáng mát vào không gian bên trong. Các trụ tại ban công trang trí các họa tiết cầu kỳ, sử dụng đèn màu nhẹ nhàng khá thu hút khi mặt trời lặn. Sẽ rất tuyệt vời khi ngắm đường phố cùng tách trà nóng ngay chính ban công thoáng mát này đúng không nào?

Bản vẽ mặt bằng công năng căn biệt thự 2 tầng kiểu Pháp

Tầng 1 thiết kế: Không gian phòng khách rộng rãi, sử dụng toàn bộ nội thất đắt tiền từ bàn ghế sofa, tấm lót sàn hoa văn, đèn màu cho đến tranh phong thủy phối hợp khá ăn ý. Khu vực chế biến các món ăn ngon nằm liền kề với bàn ăn uống, tạo sự thuận tiện. Phòng vệ sinh sử dụng đèn, trang thiết bị, tường,…có cùng màu vàng khá sang trọng. Bên ngoài phòng vệ sinh là hòn non bộ kết hợp bể cá, đem lại may mắn cho phong thủy của chủ nhà.

Tầng 2 thiết kế: 2 phòng ngủ riêng khá rộng rãi, các đồ dùng nội thất đều lựa chọn kiểu dáng và màu sắc phù hợp với không gian. Khu vực nghỉ ngơi này thiết kế khép kín, nhằm đem lại những giây phút nghỉ ngơi riêng tư được tốt nhất. 2 Phòng vệ sinh riêng nằm bên trong phòng ngủ, đem lại sự thuận tiện cho việc sinh hoạt của chủ nhân.

Nguồn tin: https://wedo.vn/

Xem thêm những kiến trúc biệt thự 2 tầng khác tại =>  https://azhomegroup.vn/danh-muc/thiet-ke-biet-thu

Hợp đồng tư vấn quản lý dự án

Hợp đồng tư vấn quản lý dự án

Một dự án xây dựng muốn được hoàn thiện cả về chất lượng công trình lẫn tiến độ công trình cần phải có kế hoạch. Do đó việc việc tư vấn quản lý dự án là cần thiết. Hoạt động tư vấn quản lý dự án có thể do chủ đầu tư lập ban quản lý tư vấn dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án. Đối với việc thuê tư vấn quản lý dự án, hai bên sẽ thỏa thuận với nhau và thành lập hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu làm rõ về hợp đồng này cũng như các quy định liên quan.

1. Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Theo Điều 513 Bộ luật dân sự 2015: ” Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu tức bên quản lý dự án về việc bên nhà thầu sẽ thực hiện việc tư vấn quản lý dự án cho bên chủ đầu tư và chủ đầu tư sẽ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên nhà thầu.

2. Mục đích của hợp đồng tư vấn quản lý dự án là gì?

Với nhu cầu cần đến sự tư vấn trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, hợp đồng tư vấn quản lý dự án đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư cũng như sự cung ứng dịch vụ của bên nhà thầu.

Hợp đồng là cơ sở ghi nhận sự thỏa thuận của cả hai bên trên cơ sở tự nguyện về mặt ý chí và không vi phạm pháp luật. Hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi hai bên, hai bên sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Là cơ sở giải quyết tranh chấp giữa hai bên nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng phương thức giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra.

3. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án là gì?

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án là hoạt động tư vấn quản lý dự án.

Tư vấn quản lý dự án có thể hiểu là hoạt động tư vấn cho việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Bên tư vấn sẽ kiểm tra, xem xét tiến độ, hiện trạng dự án, đánh giá dự án, giúp chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, kiểm soát việc lập kế hoạch thi công… Mục tiêu cơ bản của việc tư vấn quản lý dự án nhằm để các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án?

Theo Điều 25 Luật xây dựng 2014 Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn

” 1. Quyền của bên giao thầu tư vấn:

a) Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn theo hợp đồng.

b) Từ chối nghiệm thu sản phẩm tư vấn không đạt chất lượng theo hợp đồng.

c) Kiểm tra chất lượng công việc của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn:

a) Cung cấp cho bên nhận thầu thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu, bảo đảm thanh toán và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).

b) Bảo đảm quyền tác giả đối với sản phẩm tư vấn có quyền tác giả theo hợp đồng.

c) Giải quyết kiến nghị của bên nhận thầu theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng đúng thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

d) Thanh toán đầy đủ cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng.

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 26 Luật xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn như sau:

” 1. Quyền của bên nhận thầu tư vấn:

a) Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn và phương tiện làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).

b) Được đề xuất thay đổi điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn vì lợi ích của bên giao thầu hoặc khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn.

c) Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.

d) Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật (đối với những sản phẩm tư vấn có quyền tác giả).

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn:

a) Hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

b) Đối với hợp đồng thiết kế: Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng cùng chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát tác giả, trả lời các nội dung có liên quan đến hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của bên giao thầu.

c) Bảo quản và giao lại cho bên giao thầu những tài liệu và phương tiện làm việc do bên giao thầu cung cấp theo hợp đồng sau khi hoàn thành công việc (nếu có).

d) Thông báo ngay bằng văn bản cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

đ) Giữ bí mật thông tin liên quan đến dịch vụ tư vấn mà hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Download Hợp đồng tư vấn quản lý dự án

Mật khẩu : Cuối bài viết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————(Địa danh), ngày ….tháng …. năm ….HỢP ĐỒNG TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Số: …../(Năm)/….(Ký hiệu hợp đồng)

Về việc: Tư vấn quản lý dự án

 

CHO CÔNG TRÌNH HOẶC GÓI THẦU (TÊN CÔNG TRÌNH VÀ HOẶC GÓI THẦU) SỐ …..

THUỘC DỰ ÁN (TÊN DỰ ÁN) ……

 

GIỮA

 

(TÊN GIAO DỊCH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ)

 

 

(TÊN GIAO DỊCH CỦA TƯ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN)

 

 

MỤC LỤC

PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ………………………………………………………………

PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG ………………………………………..

ĐIỀU 1. HỒ SƠ CỦA HỢP ĐỒNG VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN………………………………………………….

ĐIỀU 2. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ DIỄN GIẢI……………………………………………………………………..

ĐIỀU 3. MÔ TẢ PHẠM VI CÔNG VIỆC ………………………………………………………………………..

ĐIỀU 4. GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN…………………………………………………..

ĐIỀU 5. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (NẾU CÓ) …………………………………………………..

ĐIỀU 6. THAY ĐỔI VÀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG ……………………………………………………..

ĐIỀU 7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG……………………………………………………………………

ĐIỀU 8. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA PMC……………………………………………….

ĐIỀU 9. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ……………………………………………..

ĐIỀU 10. NHÂN LỰC CỦA PMC ………………………………………………………………………………..

ĐIỀU 11. TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG……………………………………………………….

ĐIỀU 12. BỒI THƯỜNG VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM…………………………………………………….

ĐIỀU 13. BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SỬ DỤNG TÀI LIỆU…………………………………………………..

ĐIỀU 14. VIỆC BẢO MẬT …………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 15. BẢO HIỂM………………………………………………………………………………………………..

ĐIỀU 16. BẤT KHẢ KHÁNG……………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 17. THƯỞNG, PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG…………………………………………………………..

ĐIỀU 18. KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI……………………………………………………….

ĐIỀU 19. QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG……………………………………………………………………………

ĐIỀU 20. ĐIỀU KHOẢN CHUNG………………………………………………………………………………….

 

PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khóa XI;

Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu.

Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

Căn cứ kết quả lựa chọn Nhà thầu tại văn bản số (Quyết định số …)

PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

MỞ ĐẦU

Hôm nay, ngày….tháng….năm…..tại (Địa danh)…………………………….., chúng tôi gồm các bên dưới đây:

1. Chủ đầu tư (viết tắt là CĐT),

Tên giao dịch …………………..

Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: ………….                            Chức vụ:…………

Địa chỉ: ……………………..

Tài khoản: ………………………..

Mã số thuế: ………………………..

Điện thoại : ……………………….                                                      Fax: ……………

E-mail: ……………………………..

là một bên

2. Tư vấn quản lý dự án (viết tắt là PMC):

Tên giao dịch:

Đại diện (hoặc người được ủy quyền) là: ………..                              Chức vụ: …………….

Địa chỉ:

Tài khoản: ………………………………………………..………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………….……………………..

Điện thoại : ……………………….                                                      Fax: ……………

E-mail: ……………………………..

là bên còn lại

Chủ đầu tư và Nhà thầu được gọi riêng là Bên và gọi chung là Các Bên.

Các Bên tại đây thống nhất thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1. HỒ SƠ CỦA HỢP ĐỒNG VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN

1.1. Hồ sơ hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng, bao gồm các căn cứ ký kết hợp đồng, điều khoản và điều kiện của hợp đồng này và các tài liệu sau:

1.1.1. Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

1.1.2. Điều kiện riêng (nếu có): Phụ lục số…. [Tiến độ thực hiện công việc]; Phụ lục số …. [Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán]; Phụ lục số …. [Các loại biểu mẫu];

1.1.3. Đề xuất của Nhà thầu và tài liệu kèm theo;

1.1.4. Điều kiện tham chiếu (Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư]);

1.1.5. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;

1.1.6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu có), bảo lãnh tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác (nếu có);

1.1.7. Các tài liệu khác (các tài liệu – Phụ lục bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng).

1.2. Thứ tự ưu tiên của các tài liệu

Nguyên tắc những tài liệu cấu thành nên hợp đồng là quan hệ thống nhất giải thich tương hỗ cho nhau, nhưng nếu có điểm nào không rõ ràng hoặc không thống nhất thì các bên có trách nhiệm trao đổi và thống nhất. Trường hợp, các bên không thống nhất được thì thứ tự ưu tiên các tài liệu cấu thành hợp đồng để xử lý vấn đề không thống nhất được quy định như sau (hoặc do các bên tự thỏa thuận):

1.2.1. Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

1.2.2. Điều kiện riêng (nếu có): Phụ lục số … [Tiến độ thực hiện công việc]; Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán]; Phụ lục số …. [Các loại biểu mẫu];

1.2.3. Các điều khoản và điều kiện này;

1.2.4. Đề xuất của Nhà thầu và tài liệu kèm theo (Phụ lục số…. [Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của Nhà thầu];

1.2.5. Điều kiện tham chiếu (Phụ lục số …. [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

1.2.6. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;

1.2.7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác (nếu có);

1.2.8. Các tài liệu khác (các tài liệu – Phụ lục bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng).

ĐIỀU 2. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ DIỄN GIẢI.

Các từ và cụm từ (được định nghĩa và diễn giải) sẽ có ý nghĩa như diễn giải sau đây và được áp dụng cho hợp đồng này, trừ khi ngữ cảnh đòi hỏi diễn đạt rõ một ý nghĩa khác

2.1. “Chủ đầu tư” là …. (tên giao dịch Chủ đầu tư) như đã nói trong phần mở đầu và những người có quyền kế thừa hợp pháp của Chủ đầu tư mà không phải là bất kỳ đối tượng nào do người đó ủy quyền.

2.2. “Tư vấn quản lý dự án” là ……(tên của nhà thầu trong đơn dự thầu được Chủ đầu tư chấp thuận) như được nêu ở phần mở đầu và những người kế thừa hợp pháp của Nhà thầu mà không phải là bất kỳ đối tượng nào do người đó ủy quyền.

2.3. “Dự án” là dự án … (tên dự án).

2.4. “Công trình” là các công trình …. (tên công trình) được thực hiện bởi Nhà thầu thiết kế theo Hợp đồng thiết kế đã ký kết.

2.5. “Hạng mục công trình” là một công trình đơn lẻ được nêu trong hợp đồng (nếu có).

2.6. “Đại diện Chủ đầu tư” là …. (người được Chủ đầu tư nêu ra trong Hợp đồng hoặc được chỉ định theo từng thời gian theo Điều …. Khoản … [Đại diện của Chủ đầu tư]) và điều hành công việc thay mặt cho Chủ đầu tư.

2.7. “Đại diện của PMC” là ….(người được PMC nêu ra trong Hợp đồng hoặc được PMC chỉ định theo Khoản 10.1 [Đại diện của PMC] và điều hành công việc thay mặt PMC.

2.8. “Hợp đồng” là phần 1, phần 2 và các tài liệu kèm theo hợp đồng …. (theo qui định tại Khoản 1.1 [Hồ sơ hợp đồng]).

2.9. Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư là toàn bộ tài liệu theo qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu của hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư].

2.10. Hồ sơ Dự thầu hoặc Hồ sơ đề xuất của PMC là hồ sơ kèm theo đơn dự thầu được ký bởi PMC mà PMC đệ trình được đưa vào trong hợp đồng theo quy định tại Phụ lục số … [Hồ sơ dự thầu hoặc sồ sơ đề xuất của PMC].

2.11. Bên là Chủ đầu tư hoặc PMC tùy theo ngữ cảnh.

2.12. “Ngày” trừ khi được qui định khác trong hợp đồng, “ngày” được hiểu là ngày dương lịch và tháng được hiểu là tháng dương lịch.

2.13. “Bất khả kháng” được định nghĩa tại Điều ….[Bất Khả kháng]

2.14. “Luật” là toàn bộ hệ thống luật pháp của nước Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2.15. “Văn bản chấp thuận” là thể hiện sự chấp thuận chính thức của CĐT về bất kỳ ghi nhớ hoặc thỏa thuận nào giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2.16. “Phụ lục hợp đồng” là những trang hoàn chỉnh nhằm làm rõ một nội dung trong hợp đồng, được gọi tên là Phụ luc của Hợp đồng và là một phần không tách rời của Hợp đồng.

2.17. “Công việc” được hiểu là các dịch vụ do PMC thực hiện theo quy định tại Điều 3 [Mô tả phạm vi công việc].

ĐIỀU 3. MÔ TẢ PHẠM VI CÔNG VIỆC.

Chủ đầu tư đồng ý thuê và PMC đồng ý nhận thực hiện các công việc quản lý dự án của dự án … (tên dự án) như sau:

– Tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật;

– Tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

– Tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;

– Tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, tổng mức đầu tư;

– Tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

– Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

– Tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;

– Tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

– Tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;

– Tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;

– Tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

– Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

– Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

– Các công việc liên quan đến công tác khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;

– Tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.

(Nội dung Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án của từng dự án cụ thể do các bên tự thỏa thuận)

PMC đảm bảo quản lý dự án .. (tên dự án) đúng thiết kế, với chất lượng cao, khối lượng đầy đủ và chính xác, đúng tiến độ đã được duyệt; đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ; quản lý dự án … (tên dự án) phù hợp với các qui định của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng.

Phạm vi công việc của PMC được thể hiện nhưng không giới hạn trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư ] bao gồm các công việc cụ thể sau:

– Quản lý việc thực hiện tất cả các hợp đồng xây dựng của các nhà thầu khác đã ký kết với Chủ đầu tư;

– Xem xét, kiểm tra tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh, lập lại tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết) nhưng phải phù hợp với tổng tiến độ (tiến độ tổng thể) và các mốc quan trọng đã được duyệt;

– Đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án và nắm rõ các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý và kiểm soát dự án;

– Đánh giá các thay đổi liên quan đến thiết kế; thi công xây dựng; mua sắm vật tư, thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ; chạy thử, nghiệm thu và bàn giao công trình; đào tao vận hành: đề xuất cho Chủ đầu tư các biện pháp thích hợp để đảm bảo các thay đổi trên không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án;

– Giúp Chủ đầu tư lập và xem xét, đánh giá các tiêu chí lựa chọn nhà thầu;

– Kiểm tra, báo cáo, theo dõi việc cung cấp nhân lực, thiết bị của các nhà thầu;

– Theo dõi, đánh giá và báo cáo mức độ hoàn thành tiến độ của các nhà thầu;

– Báo cáo các khiếm khuyết, chậm trễ các công việc tiến độ thực hiện của các nhà thầu khác và yêu cầu các nhà thầu này có biện pháp khắc phục và có biện pháp xác thực nhằm hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết với Chủ đầu tư. Căn cứ vào các biện pháp của các nhà thầu đưa ra, PMC đánh giá và đưa ra những biện pháp theo ý kiến của chính mình nhằm hoàn thành dự án đúng kế hoạch đã đề ra;

– Báo cáo tiến độ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ đầu tư, mỗi báo cáo bao gồm các nội dung chính: tình trạng tổng thể của dự án; khối lượng, chất lượng của từng công việc đã thực hiện và so sánh với kế hoạch đã đặt ra hoặc các hợp đồng đã ký; các vướng mắc và đề xuất biện pháp để xử lý;

– Đánh giá tình hình chất lượng của dự án;

– Tư vấn giúp chủ đầu tư hệ thống hóa và kiểm soát tài liệu của dự án;

– Giúp Chủ đầu tư quản lý rủi ro liên quan đến dự án.

– Giúp Chủ đầu tư kiểm tra, điều hành tiến độ và chất lượng của thiết kế theo đúng hợp đồng thiết kế xây dựng công trình đã ký.

– Kiểm tra, báo cáo, tổng hợp các thay đổi hoặc phát sinh thiết kế trong quá trình thực hiện dự án.

– Giúp Chủ đầu tư xem xét, kiểm tra, kiểm soát việc lập, thực hiện kế hoạch thi công;

– Xác định những yếu tố chủ yếu tác động đến công tác thi công xây dựng công trình;

– Các công tác chuẩn bị công trường của các nhà thầu như: thi công các công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình (văn phòng công trường; kho bãi tập phục vụ thi công; hệ thống điện, nước tạm phục vụ thi công; hệ thống đường tạm, hàng rào tạm phục vụ thi công …)….;

– Xem xét việc huy động lực lượng, máy móc thiết bị thi công của các nhà thầu;

– Biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu;

– Tiến độ thi công của các nhà thầu;

– Kế hoạch chất lượng công trình của nhà thầu;

– Kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị của các nhà thầu;

– Các kế hoạch khác phục vụ thi công công trình;

– Giúp Chủ đầu tư kiểm tra, giám sát, điều hành các nhà thầu, các nhà thầu tư vấn khác tham gia thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ;

– Xem xét, kiểm tra và ghi chép nhật ký công trình;

– Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu, các nhà tư vấn khác theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư;

– Tổ chức, chủ trì các buổi họp giao ban tại công trường và tham gia các buổi họp do Chủ đầu tư chủ trì;

– Xem xét, kiểm tra các báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng) và các báo cáo khác của các nhà thầu;

– Thực hiện việc xem xét và đánh giá các công việc phát sinh hoặc thay đổi so với kế hoạch, tài liệu đã được phê duyệt;

– Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và các khoảng thời gian quan trọng của dự án;

– Thông báo cho Chủ đầu tư về tính đầy đủ của các công việc trước khi tiến hành nghiệm thu;

– Lập và điều hành kế hoạch thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ;

– Kiểm tra kế hoạch và các điều kiện để tiến hành việc thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao;

– Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu;

– Giúp Chủ đầu tư và người sử dụng công trình nắm và hiểu rõ cơ chế vận hành và các thao tác cần thiết liên quan đến vận hành công trình;

– Kiểm tra kế hoạch đào tạo của các nhà thầu đào tạo;

– Điều hành quá trình đào tạo và hướng dẫn vận hành;

– Kiểm tra, giám sát việc chuyển giao công nghệ của các nhà thầu;

ĐIỀU 4. GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN

4.1. Giá hợp đồng

– Giá hợp đồng được xác định theo Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán] với số tiền là: …….(Bằng chữ:…..)

– Trong đó bao gồm chi phí để thực hiện toàn bộ các công việc được thể hiện tại Điều 3 [Mô tả phạm vi công việc] và Điều 8 [Trách nhiệm và nghĩa vụ của PMC];

– Những chi phí phát sinh theo Điều 6 [Thay đổi và điều chỉnh giá hợp đồng].

4.2. Nội dung của Giá Hợp đồng

Giá Hợp đồng đã bao gồm:

– Chi phí nhân công cho chuyên gia, chi phí vật tư, vật liệu, máy móc, chi phi quản lý, chi phí khác, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, như được chi tiết tại phụ lục số [Giá Hợp đồng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán]

– Chi phí cần thiết cho việc hoàn chỉnh hồ sơ sau các cuộc họp, báo cáo;

– Chi phí đi thực địa, chi phí đi lại khi tham gia vào quá trình nghiệm thu các giai đoạn tại hiện trường và nghiệm thu chạy thử, bàn giao;

– Chi phí mua tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc tư vấn, ….

4.3. Tạm ứng

Thời gian chậm nhất là … ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (hoặc nhận được Bảo đảm tạm ứng theo Điều 5 [Bảo đảm thực hiện hợp đồng] Chủ đầu tư ứng trước cho PMC ….giá hợp đồng tương ứng số tiền là … (ĐVN).

– Bằng chữ: …………

4.4. Tiến độ thanh toán

Việc thanh toán hợp đồng tuân theo tiến độ thanh toán như phụ lục số ..[Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán] với các qui định cụ thể như sau:

4.4.1. Trong vòng ….ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình .. (tên hạng mục công trình), CĐT sẽ thanh toán cho PMC là … giá hợp đồng đã ký.

4.4.2. Trong vòng …ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình … (tên hạng mục công trình tiếp theo), CĐT sẽ thanh toán tiếp cho PMC là …giá hợp đồng đã ký.

4.4.3. Trong vòng …ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, CĐT sẽ thanh toán tiếp cho Nhà thầu là …giá hợp đồng đã ký;

4.4.4. Trong vòng … ngày kể từ ngày quyết toán hợp đồng được phê duyệt Chủ đầu tư sẽ làm thủ tục thanh toán nốt … còn lại của Giá hợp đồng đã ký cho PMC.

4.5. Hồ sơ thanh toán: theo quy định tại phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán].

ĐIỀU 5. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (NẾU CÓ)

5.1. PMC phải nộp giấy bảo lãnh tạm ứng (nếu có) của Ngân hàng tương đương với …giá trị của số tiền tạm ứng theo biểu mẫu như Phụ lục số …[Bảo đảm thực hiện hợp đồng] và bảo đảm này phải có hiệu lực cho đến khi Chủ đầu tư thu hồi hết tạm ứng (áp dụng cho trường hợp yêu cầu phải có bảo đảm tạm ứng).

5.2. PMC phải nộp giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng (nếu có) của ngân hàng tương đương…giá hợp đồng theo đúng biểu mẫu trong phần Phụ lục kèm theo Hợp đồng này. Ngân hàng bảo lãnh là Ngân hàng mà phí PMC có tài khoản hoạt động tại đó. CĐT sẽ không thực hiện bất cứ một điều khoản thanh toán nào khi chưa nhận được Giấy bảo lãnh hợp lệ của Nhà thầu.

5.3. PMC sẽ không được trả lại số tiền Bảo lãnh trong trường hợp PMC từ chối thực hiện hợp đồng đã ký kết.

5.4. Sau khi PMC thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, CĐT sẽ có văn bản gửi ngân hàng phát hành giấy Bảo lãnh để trả lại bảo lãnh cho PMC.

ĐIỀU 6. THAY ĐỔI VÀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG.

6.1. Chi phí phát sinh chỉ được tính nếu công việc của PMC gia tăng phạm vi công việc theo yêu cầu của Chủ đầu tư;

6.2. Kéo dài công việc vì lý do từ phía CĐT hoặc các Nhà thầu xây lắp hoặc các Nhà cung cấp trong quá trình xây dựng Công trình. Thời gian kéo dài chỉ được tính bắt đầu sau …tháng kể từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình theo tiến độ của Dự án đã được phê duyệt.

6.3. Nếu những trường hợp trên phát sinh hoặc có xu hướng phát sinh, PMC sẽ thông báo cho CĐT trước khi thực hiện công việc. Không có chi phí phát sinh nào được thanh toán trừ khi được CĐT chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành công việc.

6.4. Chi phí phát sinh sẽ được thỏa thuận và thanh toán giữa CĐT và PMC. Việc tính toán chi phí phát sinh sẽ căn cứ trên cơ sở tính toán Giá hợp đồng tại Phụ lục số ….và các thỏa thuận về việc điều chỉnh Giá hợp đồng khi có các thay đổi cho phép tính toán chi phí phát sinh theo điều khoản quy định về việc thanh toán chi phí phát sinh.

ĐIỀU 7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.

Được qui định cụ thể tại Phụ lục số …. [Tiến độ thực hiện công việc] với tổng thời gian thực hiện là … ngày kể cả ngày lễ tết và ngày nghỉ.

ĐIỀU 8. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA PMC

8.1. PMC đảm bảo rằng tất cả các công việc PMC thực hiện theo Hợp đồng này phải phù hợp với Hồ sơ mời thầu hoặc hồ hơ yêu cầu của chủ đầu tư qui định tại Phụ lục số .. và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các qui định về tiêu chuẩn của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

8.2. PMC phải đảm bảo điều hành và quản lý dự án … (tên dự án) nhằm hoàn thành đúng tiến độ, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng và an toàn;

8.3. PMC phải lập đề cương thực hiện công việc tư vấn quản lý dự án;

8.4. PMC phải thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm công việc của mình, Công việc được thực hiện bởi PMC phải do các nhà chuyên môn có đủ điều kiện năng lực theo qui định của pháp luật, trình độ thực hiện, đáp ứng yêu cầu của Dự án.

8.5. PMC sẽ thực hiện một cách chuyên nghiệp các công việc được đề cập đến trong hợp đồng này bằng tất cả các kỹ năng phù hợp, sự thận trọng, sự chuyên cần và thích ứng với các yêu cầu của CĐT để hoàn thành Dự án. PMC sẽ luôn luôn thông báo đầy đủ và kịp thời tất cả các thông tin liên quan đến Dự án cho Chủ đầu tư.

8.6. PMC có trách nhiệm thường xuyên quản lý, giám sát, đôn đốc các nhà thầu, các nhà tư vấn khác đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đã được đề ra, đảm bảo chất lượng và an toàn của toàn bộ dự án.

8.7. PMC sẽ sắp xếp, bố trí nhân lực của mình và năng lực cần thiết như danh sách đã được CĐT phê duyệt, liệt kê tại Phụ lục số … [Nhân lực của PMC] của Hợp đồng này để phục vụ công việc của mình.

8.8. PMC phải cam kết rằng, khi có yêu cầu của Chủ đầu tư, PMC sẽ cử đại diện có đủ thẩm quyền, năng lực để giải quyết các công việc còn vướng mắc tại bất kỳ thời điểm do CĐT ấn định (kể cả ngày nghỉ) cho tới ngày hoàn thành và bàn giao Công trình.

8.9. PMC sẽ phải tuân thủ sự chỉ đạo và hướng dẫn của Chủ đầu tư, ngoại trừ những hướng dẫn hoặc yêu cầu trái với luật pháp hoặc không thể thực hiện được.

8.10. PMC có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, báo cáo, thẩm định…với số lượng theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

8.11. PMC phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về mọi hoạt động do nhân lực của mình thực hiện.

8.12. PMC phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo qui định của pháp luật;

8.13. PMC phải bảo vệ lợi ích và quyền lợi hợp pháp của Chủ đầu tư trong việc quá trình thực hiện các công việc của mình;

8.14. PMC phải tự thu xếp phương tiện đi lại, chỗ ăn ở khi phải làm việc xa trụ sở của mình;

8.15. PMC phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước CĐT về quan hệ giao dịch, thực hiện công việc và thanh toán, quyết toán theo Hợp đồng với Chủ đầu tư.

8.16. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện công việc;

8.17. PMC phải có trách nhiệm cử người có đủ chuyên môn cùng với Chủ đầu tư chứng minh, bảo vệ sự chính xác đầy đủ của các tài liệu liên quan đến khối lượng, chất lượng của công trình trước các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện dự án theo hợp đồng này;

8.18. PMC phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích tất cả các tài liệu, thiết bị hay bất kỳ tài sản nào do Chủ đầu tư trang bị cho và có trách nhiệm hoàn trả cho Chủ đầu tư khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng trong tình trạng hoạt động tốt;

8.19. PMC phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo qui định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của mình như: đăng ký kinh doanh, đăng ký hành nghề, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế,….

8.20. PMC phải có trách nhiệm bảo mật các tài liệu, thông tin liên quan đến dự án;

8.21. PMC sẽ phúc đáp bằng văn bản các yêu cầu hoặc đề nghị của CĐT trong vòng …ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị đó.

ĐIỀU 9. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

9.1. Chủ đầu tư sẽ cung cấp cho PMC các thông tin, tài liệu liên quan đến dự án mà Chủ đầu tư có được trong khoảng thời gian sớm nhất theo đề nghị của PMC;

9.2. Chủ đầu tư sẽ cung cấp cho PMC một (01) bản sao của tất cả các tài liệu liên quan đến thiết kế, hợp đồng đã ký kết với các nhà thầu khác;

9.3. Chủ đầu tư sẽ cùng hợp tác với PMC và tạo điều kiện đến mức tối đa cho PMC trong quá trình thực hiện hợp đồng.

9.4. Thanh toán

CĐT sẽ thanh toán cho PMC toàn bộ giá hợp đồng theo đúng các quy định được thỏa thuận trong hợp đồng này.

9.5. Thông tin

CĐT sẽ trả lời bằng văn bản các đề nghị hay yêu cầu của PMC trong vòng…ngày làm việc

9.6. Nhân lực của Chủ đầu tư

CĐT có trách nhiệm cử những cá nhân có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp với từng công việc để làm việc với PMC. Cụ thể như Phụ lục số …[Nhân lực của Chủ đầu tư].

9.7. Chủ đầu tư sẽ cùng bàn bạc và đi tới thống nhất trước khi quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến phạm vi công việc của PMC;

9.8. Chủ đầu tư sẽ cấp biên bản xác nhận việc hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng này cho PMC. Tuy nhiên tất cả việc phê duyệt hay cấp bất kỳ văn bản nào của Chủ đầu tư không làm giảm trách nhiệm của PMC trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

ĐIỀU 10. NHÂN LỰC CỦA PMC

10.1. PMC phải cử người có đủ năng lực để làm đại diện và điều hành công việc thay mặt cho PMC

10.2. Nhân lực của PMC phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp, tương xứng về nghề nghiệp, công việc của họ như được qui định cụ thể tại Phụ lục số … [Nhân lực của PMC];

10.3. Nhân lực chính của PMC phải thực hiện các công việc được giao trong khoảng thời gian cần thiết để đạt được tiến độ của dự án. PMC không được thay đổi bất kỳ nhân Nhân lực chính nào của mình khi chưa được sự chấp thuận trước của Chủ đầu tư;

10.4. Chủ đầu tư có quyền yêu cầu PMC thay thế bất kỳ nhân lực nào nếu người đó được cho là quản lý kém hoặc không đủ năng lực, thiếu sự cận trọng trong công việc hoặc vắng mặt quá ..ngày mà không có lý do và chưa được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Khi đó, PMC phải cử người khác có đủ năng lực thay thế trong vòng… ngày khi nhận được yêu cầu của Chủ đầu tư, chi phí thay thế nhân sự này do PMC tự chịu và trong trường hợp này PMC không được trì hoãn công việc của mình;

10.5. Trước khi thay đổi nhân sự PMC phải có văn bản đề nghị với Chủ đầu tư trước…ngày để Chủ đầu tư xem xét chấp thuận;

10.6. Nhân lực của PMC được hưởng các chế độ theo đúng qui định của Bộ luật Lao động của Việt Nam và chi phí cho các chế độ này do PMC chi trả;

10.7. Nhân sự của PMC phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ theo qui định của hợp đồng.

ĐIỀU 11. TẠM NGỪNG VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG.

11.1. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư;

11.1.1. Tạm ngừng hợp đồng bởi Chủ đầu tư

Nếu PMC không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể ra thông báo tạm ngừng công việc của PMC và yêu cầu PMC phải thực hiện và sửa chữa các sai sót trong khoảng thời gian hợp lý cụ thể.

11.1.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

Chủ đầu tư sẽ được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu PMC:

(a) Không tuân thủ Điều 5 [Bảo đảm thực hiện hợp đồng] hoặc với một thông báo theo mục 11.1.1. [Tạm ngừng] nêu trên,

(b) Bỏ dở công việc hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng.

(c) Không có lý do chính đáng mà lại không tiếp tục thực hiện công việc theo Điều 7 [Tiến độ thực hiện hợp đồng],

(d) Chuyển nhượng Hợp đồng mà không có sự thỏa thuận theo yêu cầu,

(e) Bị phá sản hoặc vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản, phải thương lượng với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của người quản lý tài sản, người được ủy quyền hoặc người quản lý vì lợi ích của chủ nợ hoặc đã có hành động hoặc sự kiện nào xảy ra (theo các Luật được áp dụng) có ảnh hưởng tương tự tới các hoạt động hoặc sự kiện này, hoặc

Nếu có ở một trong những trường hợp này, Chủ đầu tư có thể, bằng cách thông báo cho PMC trước…ngày chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp (e), Chủ đầu tư có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

Sự lựa chọn của Chủ đầu tư trong việc quyết định chấm dứt Hợp đồng sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của Chủ đầu tư theo Hợp đồng.

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể tiếp tục hoàn thành công trình và / hoặc sắp đặt cho các đơn vị khác thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị này khi đó có thể sử dụng bất cứ tài liệu nào của PMC hoặc do đại diện PMC thực hiện theo hợp đồng.

11.1.3. Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư có quyền chấm dứt Hợp đồng vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho Chủ đầu tư, bằng cách thông báo cho PMC việc chấm dứt Hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực sau…ngày kể từ ngày mà PMC nhận được thông báo này của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ không được chấm dứt Hợp đồng theo Khoản này để tự thực hiện công việc hoặc sắp xếp để một đơn vị tư vấn quản lý khác thực hiện công việc.

11.2. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi PMC:

11.2.1. Quyền tạm ngừng công việc của PMC

Nếu Chủ đầu tư không tuân thủ Điều 4 [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán] PMC có thể, sau khi thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn …ngày, sẽ tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi PMC được tạm ứng, thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng, tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.

Hành động của PMC không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của PMC đối với các chi phí tài chính cho các khoản thanh toán bị chậm trễ và để chấm dứt hợp đồng theo Điểm 11.2.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi PMC].

Nếu PMC tiếp đó nhận được chứng cứ hoặc thanh toán (như đã nêu trong Khoản tương ứng và trong thông báo trên) trước khi thông báo chấm dứt hợp đồng, PMC phải tiếp tục tiến hành công việc trở lại như bình thường ngay khi có thể được.

Nếu PMC phải chịu sự chậm trễ và / hoặc các chi phí phát sinh là hậu quả của việc tạm ngừng công việc (hoặc do giảm tỷ lệ công việc) theo Khoản này, PMC phải thông báo cho Chủ đầu tư và có quyền:

(a) Gia hạn thời gian để bù cho sự chậm trễ như vậy, nếu việc hoàn thành đang hoặc sẽ bị chậm trễ và

(b) Thanh toán các chi phí đó cộng thêm lợi nhuận hợp lý, được tính vào giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc quyết định các vấn đề này.

11.2.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi PMC

PMC có thể chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản trước cho Chủ đầu tư tối thiểu là … ngày trong các trường hợp quy định dưới đây:

(a) CĐT không thanh toán bất kỳ khoản tiền nào đến hạn cho PMC theo hợp đồng này và không thuộc đối tượng tranh chấp theo Điều 4 [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán] trong vòng … ngày sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của PMC về những khản thanh toán đã bị quá hạn;

(b) Chủ đầu tư về cơ bản không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng.

(c) Do hậu quả của sự kiện bất khả kháng mà PMC không thể thực hiện một phần quan trọng công việc trong thời gian không dưới …ngày.

(d) Chủ đầu tư bị phá sản, vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản phải điều đình với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự điều hành của người được ủy thác hoặc người đại diện cho quyền lợi của chủ nợ hoặc nếu đã có hành động hoặc sự kiện nào đó xảy ra (theo các Luật hiện hành) có tác dụng tương tự tới các hành động hoặc sự kiện đó.

Trong bất cứ sự kiện hoặc trường hợp nào được nêu trên, PMC có thể, bằng thông báo trước … ngày cho Chủ đầu tư để chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp của phần (d), PMC có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

Sự lựa chọn của PMC để chấm dứt Hợp đồng sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của bản thân mình theo Hợp đồng.

11.3. Thanh toán khi chấm dứt hợp đồng.

11.3.1. Nếu xảy ra một trong những trường hợp phải chấm dứt hợp đồng, một bên có thể thông báo cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng trước ….ngày.

11.3.2 PMC phải chuyển các tài liệu mà mình đã thực hiện được tại thời điểm chấm dứt hợp đồng cho Chủ đầu tư.

11.3.3. Sau khi chấm dứt hợp đồng CĐT có thể tiếp tục thực hiện công việc hoặc sắp đặt cho đơn vị khác thực hiện. CĐT và đơn vị này khi đó có thể sử dụng bất cứ tài liệu nào của PMC đã được thực hiện hoặc đại diện PMC thực hiện.

11.3.4. Sớm nhất có thể sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng và không muộn hơn…ngày sau đó, CĐT và PMC sẽ thảo luận và xác định giá trị của công việc và các tài liệu của PMC đã thực hiện theo hợp đồng (Giá trị hợp đồng tại thời điểm chấm dứt). Trong vòng …ngày sau khi xác định Giá trị hợp đồng tại điểm chấm dứt, CĐT sẽ thanh toán cho PMC toàn bộ số tiền này.

ĐIỀU 12. BỒI THƯỜNG VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM

12.1. PMC phải bồi thường bằng toàn bộ chi phí khắc phục thực tế và gánh chịu những tổn hại cho CĐT, các nhân viên của CĐT đối với các khiếu nại, hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan đến:

12.1.1. Tổn hại thân thể, ốm đau, bệnh tật hay chết của bất cứ người nào xảy ra do lỗi của PMC gây ra;

12.1.2. Hư hỏng bất cứ tài sản nào mà những hư hỏng này:

a) Phát sinh do lỗi của PMC;

b) Được quy cho sự thiếu trách nhiệm, cố ý hoặc vi phạm Hợp đồng bởi PMC, các nhân viên của PMC hoặc bất cứ người trực tiếp hay gián tiến do PMC thuê.

12.2. Trách nhiệm bồi thường của PMC như quy định tại điều 12.1 ở trên được quy định tại mục … điều….chương…. Nghị định số ….của Chính phủ về Quản lý chất lượng xây dựng công trình.

ĐIỀU 13. BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

13.1. PMC sẽ giữ bản quyền tất cả tài liệu báo cáo và các tài liệu khác được thực hiện bởi các nhân viên của PMC. CĐT được toàn quyền sử dụng các tài liệu này được sao để phục vụ công việc mà không cần phải xin phép PMC.

13.2. PMC phải cam kết rằng các tài liệu báo cáo và các tài liệu khác do PMC lập và cung cấp cho CĐT không vi phạm bản quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ cá nhân hoặc bên thứ ba nào.

13.3. CĐT sẽ không chịu trách nhiệm hoặc hậu quả nào từ việc khiếu nại rằng bất cứ tài liệu báo cáo hoặc các tài liệu khác theo Hợp đồng này đã vi phạm bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ của một cá nhân hay bên thứ ba nào khác.

ĐIỀU 14. VIỆC BẢO MẬT

Ngoại trừ những nhiệm vụ được CĐT yêu cầu, PMC không được phép tiết lộ cho bên thứ ba nào về công việc của mình hoặc bất cứ thông tin nào liên quan đến Dự án mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư.

ĐIỀU 15. BẢO HIỂM

Để tránh những rủi ro về trách nhiệm nghề nghiệp, PMC phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo qui định của pháp luật.

ĐIỀU 16. BẤT KHẢ KHÁNG

16.1. Định nghĩa về bất khả kháng

“ Bất khả kháng” là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bảo, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hỏa hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh … và các thảm họa khác chưa lường hết trước được hoặc những yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam phù hợp với qui định của pháp luật.

16.2 Thông báo tình trạng bất khả kháng.

Nếu một trong hai bên vì điều kiện bắt buộc không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm, công việc của mình do trường hợp bất khả kháng hoặc do bị ảnh hưởng bởi một bên khác theo hợp đồng thì trong vòng … ngày sau khi sự cố xảy ra bên bị ảnh hưởng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản toàn bộ sự việc chi tiết của trường hợp bất khả kháng.

Bên đó, khi đã thông báo, phải được miễn cho việc thực hiện công việc thuộc nghĩa vụ trong thời gian mà tình trạng bất khả kháng cản trở việc thực hiện của họ.

Khi trường hợp bất khả kháng xảy ra, thì không áp dụng đối với nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo Hợp đồng.

Một bên phải gửi thông báo cho Bên kia khi không còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất khả kháng.

16.3. Trách nhiệm của các Bên trong trường hợp bất khả kháng.

Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp xảy ra sự bất khả kháng thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện có nghĩa vụ theo hợp đồng của mình và sự cố này sẽ phải được giải quyết càng sớm càng tốt với tất cả nỗ lực và sự khẩn trương cần thiết với sự nỗ lực của cả hai bên.

16.4. Chấm dứt hợp đồng có lựa chọn và thanh toán.

Nếu trường hợp bất khả kháng xảy ra mà mọi nỗ lực của một Bên hoặc các Bên không đem lại kết quả và buộc phải chấm dứt công việc tại một thời điểm bất kỳ. Bên có thông báo sẽ gửi thông báo việc chấm dứt hợp đồng bằng văn bản cho bên kia và việc chấm dứt sẽ có hiệu lực trong vòng….ngày sau khi Bên kia nhận được thông báo.

Các khoản tiền mà PMC sẽ được thanh toán gồm:

16.4.1. Các khoản thanh toán cho các sản phẩm đã hoàn thành và đã được phía CĐT xác nhận.

16.4.2. Chi phí di chuyển máy móc thiết bị của PMC về nước nếu PMC có đề nghị và được chứng thực của cơ quan Hải quan Việt Nam (đối với các hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài).

16.4.3. Chi phí tiền vé hồi hương cho đội ngũ cán bộ của PMC làm việc tại Việt Nam theo đăng ký thực tế và được CĐT chấp thuận (đối với các hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài).

16.5. Nghĩa vụ thực hiện theo qui định của pháp luật

Bất kể mọi quy định khác của Điều này, nếu một sự việc hay trường hợp ngoài khả năng kiểm soát của các Bên (bao gồm, nhưng không giới hạn ở bất khả kháng) xảy ra mà làm một hoặc hai Bên không thể hoặc không theo luật định để hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của họ hoặc theo Luật điều chỉnh hợp đồng, mà các bên được quyền không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, trên cơ sở thông báo của bên này cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp này thì:

Các Bên sẽ hết nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc này, mà không làm phương hại các quyền của bất kể bên nào.

ĐIỀU 17. THƯỞNG, PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

17.1. Thưởng hợp đồng: Trường hợp PMC điều hành và quản lý dự án hoàn thành sớm hơn so với thời hạn theo tiến độ đã được phê duyệt thì cứ mỗi …ngày Chủ đầu tư sẽ thưởng cho PMC …% giá hợp đồng và mức thưởng tối đa không quá ….(12%) giá hợp đồng.

17.2. Phạt vi phạm hợp đồng.

17.3. Đối với PMC: Nếu do lỗi của PMC làm chậm tiến độ … ngày phạt …% giá hợp đồng nhưng tổng số tiền phạt không quá …(12%) giá hợp đồng.

17.4. Đối với Chủ đầu tư: Nếu không cung cấp kịp thời những tài liệu và thanh toán theo yêu cầu của tiến độ đã được xác định thì cũng sẽ bị phạt theo hình thức trên.

ĐIỀU 18. KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI

Nếu có phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan đến hợp đồng này hoặc bất cứ vấn đề gì phát sinh, các bên phải lập tức tiến hành thương lượng để giải quyết vấn đề một cách hữu hảo. Nếu thương lượng không có kết quả thì trong vòng…ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, các bên sẽ đệ trình vấn đề lên Trọng tài để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam hoặc Tòa án Nhân dân theo qui định của pháp luật. Quyết định của Trọng tài hoặc Tòa án Nhân dân là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên.

ĐIỀU 19. QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG.

19.1 Quyết toán hợp đồng

Trong vòng ….ngày sau khi nhận được Biên bản xác nhận của Chủ đầu tư rằng PMC đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo qui định của hợp đồng, PMC sẽ trình cho Chủ đầu tư … bộ dự thảo quyết toán hợp đồng với các tài liệu trình bày chi tiết theo mẫu mà Chủ đầu tư đã chấp thuận:

a) Giá trị của tất cả các công việc được làm theo đúng Hợp đồng và

b) Số tiền khác mà PMC coi là đến hạn thanh toán theo Hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác.

Nếu Chủ đầu tư không đồng ý hoặc cho rằng PMC chưa cung cấp đủ cơ sở để xác nhận một phần nào đó của dự thảo quyết toán hợp đồng, PMC sẽ cung cấp thêm thông tin khi Chủ đầu tư có yêu cầu hợp lý và sẽ thay đổi dự thảo theo sự nhất trí của hai bên. PMC sẽ chuẩn bị và trình cho Chủ đầu tư quyết toán hợp đồng như hai bên đã nhất trí.

Tuy nhiên nếu sau khi có những cuộc thảo luận giữa các bên và bất kỳ thay đổi nào trong dự thảo quyết toán hợp đồng mà hai bên đã nhất trí, Chủ đầu tư sẽ thanh toán toàn bộ giá trị của phần này cho PMC.

19.2. Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư.

Sau khi quyết toán hợp đồng đã được ký bởi các bên, Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm với PMC về bất cứ vấn đề gì liên quan đến Hợp đồng, trừ khi PMC đã nêu cụ thể:

a) Trong Quyết toán hợp đồng và

b) Trừ những vấn đề và công việc nảy sinh sau khi ký Biên bản xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của PMC trong bản quyết toán hợp đồng được nêu trong Khoản 19.1 [Quyết toán hợp đồng]

ĐIỀU 20. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

20.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã quy định trong hợp đồng này.

20.2. Hợp đồng này bao gồm ….trang, và……Phụ lục được lập thành … bản bằng tiếng Việt. Chủ đầu tư sẽ giữ …bản tiếng Việt. PMC sẽ giữ … bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ Ngôn ngữ trở lên thì qui định thêm về số bản hợp đồng bằng các Ngôn ngữ khác).

20.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………..

ĐẠI DIỆN PMC ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

Câu hỏi : giàn phơi thông minh

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Hợp đồng xây lắp anh việt

Trong các loại hợp đồng kinh tế phổ biến, hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành về xây dựng, kiến trúc. Điều này, cộng thêm giá trị lớn thường thấy ở hợp đồng xây dựng, đã khiến cho việc dịch thuật hợp đồng xây dựng tiếng Anh yêu cầu độ chuẩn xác rất cao. Hồi sơ xây dựng xin giới thiệu mẫu bản dịch hợp đồng xây dựng tiếng Anh chuẩn để các bạn tham khảo và sử dụng trong công việc.

Download Hợp đồng xây lắp anh việt

Mật khẩu : Cuối bài viết

 

HỢP ĐỒNG THI CÔNG

CONTRACT AGREEMENT

Ref. No/ Số HĐ 02/ADH-VINACON/2013

  • Pursuant to the Construction Law No. 16/2003/QH11 dated 26th November 2003 issued by the 11th National Assembly, session 4th;
  • Pursuant to the Decree No. 209/2004/ ND-CP dated 16th December 2004 issued by the Government on quality management of construction projects ;
  • Pursuant to the Decree No. 12/2009/ ND-CP dated 12th February 2009 issued by the Government on quality management of construction projects;
  • Pursuant to the Circular No. 03/2009/ TT-BXD dated 26th March 2009 issued by the Ministry of Construction provide details of contents of Decree No. 12/2009/ND-CP dated 12/2/2009 of the Government on management of investment project on construction;
  • Pursuant to Decree No. 48/2010/ND-CP dated 7/5/2010 of the Government on the contracts for construction activities.
  • Pursuant to the meeting minutes on March the 26th in 2013 between ADH Dong Duong Joint Stock Company and VINACON Vietnam Joint Stock Company
  • Pursuant to the requirements and ability of both parties.

 

  • Căn cứ theo Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 do kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
  • Căn cứ theo Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP quy định về việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2004;
  • Căn cứ theo Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP về việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2009;
  • Căn cứ theo thông tư số: 03/2009/TT-BXD do bộ xây dựng ban hành ngày 26/03/2009, hưóng dẫn chi tiết nội dung của Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP về việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Chính Phủ;
  • Căn cứ theo Nghị định số: 48/2010/NĐ-CP liên quan đến các loại hợp đồng xây dựng do Chính Phủ ban hành ngày 07 tháng 05 năm 2010;
  • Căn cứ vào Biên bản họp ngày 26 tháng 03 năm 2013 giữa công ty Công ty cổ phần Đông Dương và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinacon Việt Nam.
  • Căn cứ theo nhu cầu và năng lực của cả hai bên
  1. Tender assigner (Party A)):
  • Name : DONG DUONG JOINT STOCK COMPANY
  • Address of Head Office : Room 1905, N105 Building, 105 alley, Nguyen Phong Sac street, Cau Giay district, Hanoi.
  • Represented by : Mr. TRANG TRONG HUNG                Position: Director
  • Telephone : 04.688.219.10                          Fax: 04.688.299.88
  • Account No :  10201000089917
  • Account Name : Vietnam Bank for Industry and Trade Branch Nam Thang Long, Hanoi

Hereinafter called “The Contractor

Dưới đây gọi là “nhà thầu chính”

  1. Sub-Contractor (Party B):
  • Name : VINACON VIET NAM  CONSTRUCTION INVESTMENT JONT STOCK COMPANY
  • Address of Head Office : Room 209, B11D Building, Nam Trung Ye, Cau Giay district, Hanoi.
  • Tax code : 015411504
  • Represented by : Mr. Pham Van Quang                Position: Director
  • Telephone : 04.39993868                Fax: 04.38883969
  • Account No :  11724629120017
  • Account Name : Vietnam Technological and Commercial Joint- stock Bank – Techcombank of Ha Noi

Hereinafter called “The Sub-Contractor

  1. Thầu phụ (bên B)
  • Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM
  • Địa chỉ : Số 29 ngách 29, ngõ 279 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Văn phòng giao dịch : Phòng 209, tòa nhà B11D KĐT Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Mã số thuế : 015411504
  • Đại diện : Ông. Phạm Văn Quang               Chức vụ: Giám đốc                
  • Điện thoại :043.39993868                Fax: 04.38883969
  • Số tài khoản :  11724629120017
  • Tại : Ngân hàng TMCP Việt Nam chi  nhánh Hoàng Quốc Việt

Dưới đây gọi là “Nhà thầu phụ”

 

The two parties agree to sign the contract with the following provisions:

Hai bên đồng ý ký hợp đồng với những điều khoản sau đây:

 

Article 1. Contents of the contract and contract scope

Party A assigns Party B to execute the third factor (1floor) with the following scale:

  • Total area: about 1.347 m2, with 1 floor only
  • Function: factory

The party B execute the project in compliance with the approved design. (All works and Quality standard of works are clearly indicated in Specification, Drawings and Quotation attached to this contract.)

 

Điều 1. Nôị dung hợp đồng và phạm vi hợp đồng

Bên A giao cho bên B thi công hạng mục nhà máy 3 (một tầng) với quy mô như sau:

  • Diện tích khoảng: 1.347 m2, quy mô 1 tầng
  • Chức năng: nhà máy

Bên B thi công công trình theo đúng thiết kế thi công được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Địa điểm xây dựng: lô B7, khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang

 

Article 2. Contract duration and schedule

Commencement time: after party B receives advance payment from party A

Execution duration: 110 days

  • In this contract, working days cover Saturday and Sunday also but exclude Vietnamese festivals and holidays
  • The execution duration shall be extended in case there are some changes from party A in comparison with the initial approved design. The execution duration shall be extended based on the changing level and approved by both two parties.
  • The execution duration shall also be extended in case of force majeure such as: disaster, flood or the delay made by party A
  • Pary B shall prepare full neccessary materials, workforce, machines and equipment in order to complete project according to party A’s requirements and schedule.

 

Điều 2. Thời gian và tiến độ thực hiện:

Bắt đầu công việc từ: Sau khi nhận được tiền tạm ứng từ bên A.

Kết thúc: 110 ngày kể từ ngày bên A chuyển tiền tạm ứng.

– Trong hợp đồng này, ngày làm việc bao gồm cả ngày thứ 7, chủ nhật, không bao gồm ngày tết và các ngày lễ quy định tại Việt Nam.

Bên B sẽ được gia hạn thêm thời gian hoàn thành công việc trong trường hợp: bên A yêu cầu thi công một số thay đổi so với thiết kế ban đầu. Tất cả các bên sẽ phải dựa trên mức độ thay đổi và thời gian cần thiết để thực hiện sự thay đổi đó, để quyết định thời gian ra hạn.

Bên B cũng được gia hạn thêm thời gian trong trường hợp bất khả kháng như thiên tai, lụt lội…hoặc do không hoàn thành được công trình mà lỗi này xác định được là do lỗi của bên A.

Bên B phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, nhân lực và thiết bị máy móc để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ theo yêu cầu của bên A.

 

Article 3. Contract amount

3.1. The contract price:6.000.000.000 VND (saying: Six billion Vietnam Dong)

3.2. The above price excludes VAT and all taxes according to the Vietnamese law.

3.3. The unit price of the contract shall not be changed in case of fluctuation of prices on construction materials, exchange rate, labour cost, transportation cost, load/unloading, … ect during the contract implementation.

3.4. In case there is any variation or changes (if any) in the work quantities of which the unit price is not mentioned in the contract’s quotation, the unit price for that work shall be calculated upon discussion and agreement of both parties. The change, however, is subject to the actual work done by Party B and certified by Party A.

 

Điều 3. Giá trị hợp đồng

3.1. Giá trị hợp đồng : 6,000,000,000 VNĐ (Bằng chữ: Sáu tỉ đồng chẵn)

3.2. Giá trên chưa bao gồm thuế GTGT và các khoản thuế khác theo luật pháp Việt Nam.

3.3. Đơn giá của hợp đồng sẽ không thay đổi trong trường hợp có biến động về giá vật liệu xây dựng, tỉ giá, giá nhân công, giá vận chuyển, bốc dỡ…trong suốt quá trình hợp đồng.

3.4. Trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào (nếu có) về khối lượng công việc mà không có đơn giá trong báo giá hợp đồng, đơn giá cho phần việc đó sẽ được tính dựa theo sự bàn bạc và thoả thuận của cả hai bên. Sự thay đổi đó là khối lượng hoàn thành thực tế mà bên B thực hiện và được xác nhận bởi bên A.

 

Article 4. Term of payment

4.1. Payment Progress

– The 1st time: The Subcontractor, after signing the Subcontract, shall be entitled to have an advance payment of an amount equal to the Fifteenth (15%) percent of the total Subcontract Price.

The 2nd time: The second payment, which accounts for the Fifteenth (15%) percent of the total Subcontract Price, shall be paid by party A for party B after party B finished piping.

The 3rd time: The third payment, which accounts for the Thirty (30%) percent of the total Subcontract Price, shall be paid by party A for party B right after party B transported steel structure to the site.

4.4. Payment Delay

If the Contractor fails to pay on time to the Subcontractor according to Article 5.3, the Contractor shall pay interests due to his payment delay base on bank’s long term credit interest of the Subcontractor at the applying period of payment. Maximum delay shall be within 30 (thirty) days.

In case of payment delay more than 30 (thirty) days, by written notice 7 days prior, the Subcontractor has the right to suspend his works and all the consequences of this stoppage shall be borne by the Contractor.

 Điều 4: Điều khoản thanh toán:

4.1. Tiến độ thanh toán

Thanh toán theo tiến độ như sau :

Đợt 1: Ngay sau khi ký hợp đồng bên A sẽ tạm ứng cho bên B 15% giá trị hợp đồng.

Đợt 2: Sau khi Bên B hoàn thành thi công cọc Bên A sẽ thanh toán cho Bên B 15% giá trị hợp  đồng.

Đợt 3: Ngay sau khi bên B vận chuyển khung kết cấu thép đến công trường bên A thanh toán cho bên B 30% giá trị hợp đồng.

Đợt 4: Ngay sau khi bên B hoàn thành thi công xong phần mái của công trình bên A tiếp tục thanh toán cho bên B là 20% giá trị hợp đồng.

Đợt 5: Sau khi bên B thi công hoàn thành tất cả các hạng mục của công trình bên A tiếp tục thanh toán là 15% giá trị hợp đồng.

5% giá trị hợp đồng còn lại sẽ được giữ bảo hành trong khoảng thời gian 12 tháng  tính từ ngày ký biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình), sau khi hết thời gian  bảo hành  chậm nhất sau 10 ngày bên A sẽ thanh toán tiền bảo hành cho bên B.

.

 4.2. Các tài liệu yêu cầu phải nộp trong các đợt thanh toán:

  • Thư yêu cầu thanh toán
  • Hóa đơn VAT

4.3. Thời hạn thanh toán 

Sau khi nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo qui định của hợp đồng, Bên A sẽ thanh toán cho Bên B trong vòng 10 ngày làm việc.

4.4. Thanh toán chậm trễ

Nếu Nhà Thầu Chính không thanh toán cho Nhà Thầu Phụ đúng thời hạn theo điều khoản 5.3, Nhà Thầu Chính sẽ phải thanh toán lãi suất cho khoản thanh toán chậm trễ dựa vào lãi suất quá hạn của ngân hàng của Nhà Thầu Phụ được áp dụng trong giai đoạn thanh toán. Thời gian chậm trễ tối đa trong vòng 10 ngày.

Trường hợp thanh toán chậm trễ vượt quá 10 ngày, Nhà thầu phụ có quyền dừng công việc và mỗi ngày chậm thanh toán Nhà thầu chính sẽ phải đền bù toàn bộ chi phí thiệt hại của nhà Thầu phụ mà không được có ý kiến gì.

Article 5. Acceptance and handover conditions:

5.1. Acceptance conditions

 The main contractor shall conduct acceptance when the subcontractor completes all the items of the project in accordance with the drawing and required quality.

– The subcontractor shall apply for completion certificate from the related authorities(if needed) and make final as-built drawing

5.2. Handover conditions

The subcontractor shall ensure the requirements on principles, content of execution records and procedures of project handover based on the main contractor’s regulations.

During the execution duration, the subcontractor shall ensure labor safety, in case of labor incidents, the subcontractor shall receive total responsibilities.

 

Điều 6. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng

6.1. Điều kiện nghiệm thu:

– Bên A chỉ nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu hoàn thành hạng mục được giao theo đúng thiết kế và chất lượng yêu cầu.

– Bên B phải xin cấp giấy chứng nhận hoàn thành công tác thi công từ cơ quan ban ngành (nếu cần) và phải lập bản vẽ hoàn công cuối cùng.

6.2. Điều kiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng:

– Đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung nhật kí thi công và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của Bên A;

– Trong quá trình thi công bên B phải đảm bảo an toàn lao động nếu xảy ra sự cố an toàn lao động bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

Article 7. Performance Bond

 

  1. Aftersigningthecontractwithin10daysofthesubcontractorshall submit totheContractoraperformance bondofthree(03%) percentoftheContractprice. The performance bondis effectiveuntiltheendofthe contract duration of110days. .

Điều 7. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

  1. Sau khi ký hợp đồng trong vòng 10 ngày Nhà Thầu Phụ sẽ nộp cho Nhà Thầu Chính một Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng với giá trị tương đương ba (03%) phần trăm giá trị Hợp Đồng . Bảo lãnh này có hiệu lực tới hết thời gian thực hiện hợp đồng là 110 ngày. .

 

Article 8. Warranty

  • Subcontractor’s Warranty

 

  1. The Subcontractor warrants that it will repair, replace, correct, and make good any Defects or Deficiencies to the Work or failures in or damages to the Work resulting there from, that occur during the Warranty Period at no cost to the

 

  1. The Subcontractor, at his sole cost and expense, shall perform such remedial actions and make any tests in such a manner and at such time arranged by the Contractor so as to minimize revenue loss to the Owner/Contractor and disruption of normal operations at the

 

  1. The repair of the defects shall be carried out in the shortest possible time, if required by means of shift work, overtime or work on public holidays

 

  1. Right after the defects are discovered, the main Contractor shall give the sub-contractor written notice with photos of these defects attached. Within 05 days since receiving the written notice, the sub-contractor shall start repairing the defects.

 

8.2. Warranty Period

  1. a) The warranty period for the project is 12 months from handover date.
  2. b) If during the warranty period, the defects caused by the subcontractor are not repaired, the main contractor shall repair by themselves, and the repairing costs shall be deducted from 5% retention. And if the repairing cost exceeds 5% retention, the main contractor shall have right to request the subcontractor to pay for these excessive amount.

 

8.3  Defect caused by the Main contractor

The subcontractor shall not repair defects caused by an act or omission on the part of the  Contractor which implies either:

i.) a failure to pay due regard to the serious consequences which could have been reasonably foreseen by the Subcontractor, acting in accordance with Prudent Industry Practices, as likely to ensure; or

ii.)  the effects of normal wear, or the effects of any misuse by the Contractor or Operator.

Điều 8. BẢO HÀNH

8.1 Bảo hành của Nhà Thầu Phụ

  1. a) Nhà Thầu Phụ bảo hành việc sửa chữa, thay thế, sửa Lỗi Công Trình trong Thời gian Bảo hành mà không tính chi phí cho Nhà Thầu Chính.
  2. b) Nhà Thầu Phụ, bằng chi phí của mình, tiến hành sửa chữa và kiểm tra theo cách thức và thời gian do Nhà Thầu Chính bố trí để giảm tối thiểu chi phí thua lỗ của Nhà Thầu Chính/Chủ Đầu Tư và làm ngắt quãng các hoạt động bình thường của Nhà Xưởng.
  3. c) Việc sửa chữa phải được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể nếu cần phải tăng ca làm việc, làm việc ngoài giờ và các kỳ nghỉ lễ.
  4. d) Ngay khi phát hiện ra lỗi, nhà thầu phụ phải thông báo cho nhà thầu chính bằng văn bản có kèm hình ảnh đi kèm về lỗi đó. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản đó, nhà thầu phụ sẽ có động thái bắt đầu công việc sửa chữa của mình.

8.2 Thời gian Bảo hành

  1. Thời gian bảo hành Công Trình là 12 tháng kể từ ngày kết thúc công trình
  2. Nếu trong thời gian bảo hành mà bên B không tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của bên A thì bên A có thể tự sửa chữa những lỗi này và khi đó những chi phí sửa chữa sẽ trừ vào 5 % giá trị bảo hành giữ lại. Nếu vượt quá 5% thì bên A có quyền yêu cầu bên B chi trả phần vượt quá này.

 

8.3  Lỗi của nhà thầu chính

Nhà thầu phụ sẽ không bảo hành cho những Lỗi do Nhà Thầu Chính gây ra:

  • Chậm trễ trong các khoản thanh toán có liên quan đến những hậu quả nghiệm trọng mà Nhà Thầu phụ có thể đã báo trước, hoặc
  • Những hao mòn thông thường, hoặc những ảnh hưởng do sử dụng sai của Nhà Thầu Chính

Article 9. Force of Mejeure;

9.1. Force of Majeure shall mean:

– Any circumstances, event or conditions which are objective and out of control of both two companies such as: lightning, fire, earthquake, tsunami, unusual flood, cyclone, typhoon, tornado, or other natural calamity act of God;epidemic or plague; strikes, works to rule or go-slows (other than solely by employees of the party claiming the same Force Majeure or its affiliates); accidents, explosions or chemical contamination; acts of war (whether declared or not), invasion, armed conflict, act of foreign enemy or blockade in each case occurring within Vietnam or involving Vietnam; acts of rebellion, riot, strikes of a political nature, act or campaign of terrorism, or sabotage of a political nature in each case, occurring within Vietnam; any boycott, sanction, embargo penalty or other restriction or other restriction imposed directly on Vietnam by the government of the Republic of Korea, European Union of the United States, Seawater contamination; Fuel supply failure, Electricity Transmission facilities failure, or water Transmission facilities failure

– If the subcontractor delayed of work because of force of majeure, the main contractor shall not have right to stop the contract. However, the subcontractor shall:

+  prepare preventive methods to limit maximum the impacts of force of majeure

+ Give the main contractor written notice within 07 days after the force of majeure occurs

– In case of force of majeure, the contract duration shall be extended to a period of time equal to that of force majeure which makes the subcontractor could not fulfil its obligations.

 

Điều 9. Bất khả kháng:

9.1. Sự kiện bất khả kháng là:

– Những sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như: Sấm sét, hoả hoạn, động đất, sang thần, lụt lội bất thường hoặc các thảm hoạ thiên nhiên khác;Dịch bệnh; Đình công;Tai nạn, chấy nổ hoặc ô nhiễm hoá chất;Chiến tranh (dù đã tuyên chiến hay chưa), xâm lược, xung đột vũ trang, kẻ thù ngoại quốc hoặc bao vây trong mỗi trường hợp xảy ra ở Việt Nam hoặc liên quan đến Việt Nam;Phiến loạn, bạo loạn, đình công về chính trị, hành động khủng bố, cuộc biểu tình của con tin, phá hoại chính trị xảy ra ở Việt nam; Bất kỳ hình phạt tẩy chay, trừng phạt, cấm vận hoạc những hạn chế khác được áp dụng cho Việt Nam của chính phủ Công hoà Hàn quốc, Cộng đồng Châu Âu; Ô nhiễm nước biển; Không cung cấp nhiên liệu, trang thiết bị điện, nước

– Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:

+ Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra

+ Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

– Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

 

Article 10. Liquidate Damages for Delay in Completion

Except for the case of Force of majeure, if after 110 days since party  B receives the advance payment from Party A and Party B does not complete all the works in the contract provisions, party A shall deduct 0.1% of the contract price for each day of delay and vice versa if the party B completes the project earlier than the expected duration of 110 days, the party  A shall pay the party B 0.1% of the contract price for each day exceeding the contract duration.

– If the work quality is not good, Party B must redo it to ensure the requirements

– After Party B submit full required payment documents, within 10 days, if the party A does not make payment for the party B as mentioned in the contract, the party A shall have right to suspend the work and that time of delay shall not be deducted in the contract duration.

 

Điều 10. Phạt khi vi phạm hợp đồng:

– Ngoài trường hợp bất khả kháng, nếu sau 110 ngày kể từ ngày bên B nhận được tiền tạm ứng từ bên A mà bên B không hoàn thành toàn bộ công việc trong hợp đồng quy định , mỗi một ngày bên B chậm  bên A sẽ trừ bên B 0.1% tổng giá trị hợp đồng mỗi ngày chậm, và ngược lại nếu bên B hoàn thành xong công trình sớm hơn so với tiến độ 110 ngày đã thảo luận trong hợp đồng, bên A sẽ trả cho bên B 0.1% giá trị hợp đồng cho mỗi ngày vượt tiến độ.

– Bên B thi công chất lượng không đạt yêu cầu, Bên B phải thi công lại từ đầu đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu.

Sau khi bên A nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc sẽ chuyển khoản công trình cho bên B, nếu qua thời hạn trên, bắt đầu từ ngày thứ 11 trở đi, bên B ngừng thi công để chờ, thời gian chờ đợi đó không được tính vào tiến độ của bên B.

 

Article 11: Working conditions

11.1 Responsibility of Party A

– To provide concerning materials and accessories to Party B

–  To inspect the technical work, installation quality, and the working schedule of Party B

–  To supervise and control the quality of installation work of Party B to reach the standard

of Party A.

–  To supervise and control the safety standard of Party B.

–  To make the payment to Party B as per the agreement condition.

–  To supervise contract implementation of Party B

–  To provide preliminary drawings to Party B

–  To check for safety measures and environment sanitation work.

 11.2 Responsible of Party B

–  To install the installation work as per the agreement condition and the designed.

–  To maintain the installation, safety and hygiene standard of Party A and according as

per the jobsite regulation.

–  To receive the material, unloading the materials at the jobsite

–  To execute the construction work in compliance with the design, construction standard,

work quality and period, safety and environment

–  To observe the law and regulations of the local authority.

support rack and other safety instrument during executing period.

– To manage workmen on the site, ensure safety and order. Not causing bad influences to

surrounding living areas. To bear cost of accommodation, transportation, safety for

workmen.

– To preserve for material, equipment on the site clean and neatly.

–  To be responsible for the quality of the Works

 

 

Điều 11. Điều kiện công việc

      11.1. Trách nhiệm của bên A

­­-  Kiểm tra kỹ thuật công việc, chất lượng lắp đặt và kế hoạch công việc của bên B

– Giám sát và quản lý chất lượng lắp dựng công việc của bên B để đạt theo tiêu chuẩn của bên A.

– Giám sát và quản lý tiêu chuẩn an toàn của bên B

–  Thanh toán cho bên B theo điều kiện thanh toán đã thoả thuận

– Giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên B

– Cung cấp bản vẽ sơ bộ cho bên B

– Kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trường

–  Đặt văn phòng và kho tạm thời tại công trường

– Tiến hành nghiệm thu, bàn giao, thanh toán và giải quyết mọi hạng mục công việc

– ­ Thanh toán hay thanh lý hợp đồng với bên B theo đúng quy định của pháp luật

– Thanh toán và hoàn thành hợp đồng với bên B phù hợp với khoản 5 của hợp đồng này

      11.2. Trách nhiệm của bên B

– Lắp dựng phần việc theo điều kiện đã thoả thuận và đã ký

– Thực hiện lắp dựng, an toàn và vệ sinh theo tiêu chuẩn của bên A và theo quy định tại công trường

–  Thực hiện phần việc xây dựng phù hợp với bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, chất  lượng công việc, thời gian, an toàn và vệ sinh môi trường

–  Tuân thủ theo pháp luật và quy định địa phương

–  Có giấy phép và chứng nhận cần thiết để thực hiện công việc

–  Thực hiện nội quy công trường

 Quản lý vật liệu nhận từ bên A.

–  Có công cụ an toàn (mũ bảo hộ,  ủng, găng tay, đai an toàn, áo mưa…) và các thiết bị an toàn khác trong suốt quá trình thực hiện công việc.

–  Quản lý nhân công trên công trường, đảm bảo an toàn, không để ảnh hưởng tới khu vực sinh sống xung quanh. Chịu chi phí ăn ở, đi lại, an toàn cho nhân công

– Bảo quản vật liệu, dụng cụ tại công trường sạch sẽ và gọn gàng

–  Có trách nhiệm về chất lượng công việc

 

Article 12. Safety and Environmental Sanitation

During the performance of the Works, Party B shall be liable for:

12.1. To implement safety measures for people, machineries, equipment and properties. The installation work at site and those construction plant and equipment  must be evaluated for safety control and inspected by Party A before being put into use.

12.2. Party B shall apply necessary preventive measures for the safety of workmen and project’s assets against risk and damages.

12.3. Party B shall implement safety measures of Party A and shall take full responsiblity for safety, and expenses incurred for workmen insurance during the whole peirod of the Works.

12.4. Party B shall protect party A from damage, loss ect… or other defects caused by Party B, Party B’s workmen, suppliers ect… during the contract implementation.

12.5. To implement the law on environmental protection.

 

Điều 12. An toàn và vệ sinh môi trường

        Trong quá trình thực hiện, bên B sẽ có trách nhiệm:

12.1. Thực hiện an toàn cho người, máy móc, dụng cụ, tài sản. Việc lắp dựng tại công trường và những phần việc lắp dựng, dụng cụ này phải được đánh giá an toàn và được nghiệm thu bởi bên A trước khi đưa vào sử dụng.

12.2. Bên B sẽ áp dụng những biện pháp phòng tránh tai nạn an toàn cho nhân công và tài sản công trường tránh bị hỏng hóc.

12.3. Bên B sẽ thực hiện các biện pháp an toàn của bên A và sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm an toàn, chi phí bảo hiểm cho nhân công trong suốt quá trình thực hiện công việc.

12.4. Bên B sẽ bảo vệ mọi tài sản của bên A không bị phá huỷ, mất… và những hỏng hóc do bên B gây ra hoặc nhân công của bên B gây ra trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng

12.5. Thực hiện luật về bảo vệ môi trường

 

Article 13. Disputes and settlement of disputes

13.1. Any disputes or controversy arising out of or relating to or in connection with the Contract shall be settled amicably between the two parties;

13.2.  In the event that amicable settlement cannot be reached through negotiation by the parties, a party can file the case to a competent Court for settlement in accordance with law of Vietnam.

 

 

Điều 13. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

13.1. Mọi tranh chấp hay tranh cãi nảy sinh liên quan tới hợp đồng sẽ được hai bên cùng giải quyết một cách hoà bình;

13.2. Trong  trường hợp không đạt được thoả thuận giữa hai bên, một bên có thể trình sự việc tranh chấp tới toà án để giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

 

Article 14. General provision

14.1 . This contract and other related documents shall be controlled by both parties in compliance with current prevailing secrecy control regulations of the State.

14.2   The two parties commit to comply with all provisions of the contract.

14.3 This contract is drawn up in 04 (two) copies of the same legal validity. Each Party keeps 02 (two) copies.

 

Điều 14. Điều khoản chung

14.1. Hợp đồng và các tài liệu liên quan sẽ được quản lý bởi cả hai bên cho phù hợp với quy định của nhà nước về bảo mật.

14.2. Hai bên cam kết thực hiện mọi điều khoản của hợp đồng

14.3. Hợp đồng này sẽ được in thành 04 (bốn) bản có cùng giá trị pháp lý. Mỗi bên giữ 02 (hai) bản.

14.4. Hiệu lực: Hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày ký

 

FOR & ON BEHALF PARTY A                    FOR & ON BEHALF PARTY B

        ĐẠI DIỆN BÊN A                                                         ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : sửa giàn phơi Quận Hà Đông
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Những mẫu nhà 2 tầng 600 triệu đang được xây dựng nhiều

Những mẫu nhà 2 tầng 600 triệu đang được xây dựng nhiều

Thiết kế nhà 2 tầng hiện nay đang được rất nhiều gia đình quan tâm, đặc biệt là những người có mức thu nhập thấp cho đến trung bình mà vẫn muốn sở hữu một căn nhà đơn giản, đủ công năng sử dụng và không gian sống thoải mái. Mẫu nhà 2 tầng phù hợp trên mọi diện tích đất vì thế nó không chỉ được ưa chuộng ở nông thôn mà cả ở thành phố cũng rất nhiều gia đình đang hướng tới bởi nó không chỉ mang tạo hình cân đối, ngoài ra còn mang tính chất thẩm mỹ cao so với những ngôi nhà cao tầng khác. Với chi phí khoảng 600 triệu đồng thì hiện nay gia đình bạn hoàn toàn có thể sở hữu một ngôi nhà 2 tầng đẹp, hiện đại đa dạng phong cách, bài viết này chúng tôi sẽ cập nhật những mẫu nhà 2 tầng 600 triệu để quý độc giả tham khảo.

Ưu điểm của mẫu nhà 2 tầng giá 600 triệu

  • Tiết kiệm diện tích xây dựng, đất chật người đông nên không phải ai cũng sở hữu được những mảnh đất rộng, nên dù mảnh đất nhỏ thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu ngôi nhà 2 tầng đẹp.
  • Thời gian hoàn thiện thi công nhanh, không quá cầu kì về thiết kế nên nhà 2 tầng có thời gian hoàn thiện rất nhanh.
  • Giá xây nhà không quá cao, với mức tiền 600 triệu đồng thì sở hữu ngôi nhà 2 tầng đẹp là điều không có gì khó kể cả với những người có mức thu nhập trung bình.
  • Công năng sử dụng được tận dụng tối đa, tận dụng không gian tối ưu.
  • Nhà 2 tầng không sợ lỗi mốt theo năm tháng, xu hướng năm nay hay những năm sau nữa thì vẫn là mẫu nhà được nhiều sự lựa chọn.

Những lưu ý khi thiết kế để có ngôi nhà 2 tầng đẹp

  • Tính toán diện tích bố cục nhà hợp lý: ví dụ như tầng 1 nên bố trí các phòng khách, phòng ăn rồi gara, còn tầng 2 làm không gian riêng tư…
  • Phong cách thiết kế, hiện nay nhà 2 tầng có nhiều phong cách khác nhau như: hiện đại, nhà ống, tân cổ điển, mái thái… tùy vào sở thích và diện tích đất mà chọn phong cách cho phù hợp.
  • Đảm bảo yếu tố phong thủy khi xây dựng bởi truyền thống người Việt rất coi trọng chuyện tâm linh, phong thủy. Xây nhà theo hướng nào, chọn vật liệu gì, bố trí các phòng ra sao….để ngôi nhà vừa đầy đủ công năng sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lẫn phong thủy cho gia đình.
  • Chú ý đến khoảng sân vườn xung quanh, những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp chung của ngôi nhà. Sân vườn là nơi nâng đỡ vẻ đẹp cho ngôi nhà, nên trồng cây gì, hoa nào cũng cần lưu tâm.

Những mẫu nhà 2 tầng 600 triệu đồng đang được ưa chuộng nhất

Mẫu nhà 2 tầng mái thái được ưa chuộng nhiều trong những năm gần đây bởi tính thẩm mỹ và tiện nghi sử dụng. Với thiết kế nhà ống 2 tầng mái thái đường nét cắt vát dứt khoát, mạnh mẽ bởi sử dụng những hình khối, kiến trúc vuông vức và kiên cố. Mặt tiền tầng trệt được ốp đá granite sang trọng sạch sẽ mang tới một không gian thông thoáng. Chỉ với 600 triệu là gia đình bạn đã sở hữu một căn nhà đẹp như thế này rồi.

Mẫu nhà 2 tầng này khá nổi bật với thiết kế có chút phá cách phần mái trên cùng, họa tiết trang trí cũng khá mới lạ và ấn tượng. Màu sơn của ngôi nhà kết hợp với gam màu sáng với các màu trầm một cách hài hòa, cửa lớn cửa sổ đều là kính kết hợp rèm bên trọng hiện đại đep mắt. Mặt tiền của căn nhà không quá lớn nhưng nhờ có thiết kế khéo léo đã mang đến một không gian sống rất thoáng đãng nên thơ.

Ngoại thất mẫu nhà 2 tầng hiện đại này được thiết kế với các mảng khối khỏe khoắn, gam màu là sự hòa trộn hài hòa giữa màu trắng và nâu của khung cửa gỗ với dàn hoa trên mái tầng thượng. Ngôi nhà được thi công với giá vật tư khá trở lên và giá hoàn thành sau thi công cũng tầm 600 triệu.

Ngôi nhà vuông 2 tầng này nhìn rất gọn gàng và chắc chắn, ấn tượng. Phần kiến trúc của ngôi nhà được thực hiện với mong muốn mang đến sự gần gũi thoải mái cho gia chủ khi ngắm nhìn khung cảnh ngoài trời. Mặc dù hình vuông nhưng ngôi nhà lại được xử lý bằng các khối kiến trúc đua ra thụt vào tạo nên vẻ đẹp, sức lôi cuốn riêng. Không gian kiến trúc của mẫu thiết kế này nổi bật nhờ sử dụng gam màu vàng kem kết hợp với mái ngói xanh đen tạo nên một kết hợp hoàn hảo. Ốp tường sử dụng đá hiện đại đem lại cảm giác bề thế và hoành tráng, chắc chắn cho mẫu thiết kế nhà.

Ngoại cảnh thiết kế nhà phố gây ấn tượng với những nét đẹp khỏe khoắn, dứt khoát, được tạo nên từ những đường nét vuông vắn, loại bỏ các chi tiết phào chỉ rườm rà. Lựa chọn tông màu trắng làm gam màu chủ đạo mang đến cho mẫu nhà phố vẻ đẹp tươi mới thanh lịch. Khi thiết kế nhà phố các kiến trúc sư đều phải chú ý đến độ thoáng và ánh sáng vì mặt tiền đẹp.

Đây là một trong những kiểu nhà mái thái có độ dốc lớn, có khả năng tản nhiệt và chống nóng cao. Với lựa chọn xây dựng nhà ống 2 tầng mái thái thì bạn đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề chật chội bí bách, mang đến một không gian sống rộng rãi và thông thoáng hơn. Thiết kế mặt tiền hiện đại mẫu nhà ống mái thái 2 tầng mang đến sự nổi bật cho không gian, đây là một trong những mẫu nhà ống 2 tầng đẹp có phong thủy tốt.

Hình khối kiến trúc đơn giản, hình khối thẳng mang đến cái nhìn cảm quan khá tích cực. Việc xử lý khéo léo mặt tiền, từ cửa cổng thiết kế cách điệu cho đến khối ban công đua rộng trên tầng 2 được đầu tư khá tỉ mỉ. Lan can ban công thiết kế bằng kính cường lực, bồn hoa tiểu cảnh được xử lý phần chân tường với lam nhựa giả gỗ, khối tường ốp đá chạy dọc và khoảng dầm đua rộng tạo điểm nhấn mới mẻ, độc đáo và dễ nhận biết cho công trình.

Kỹ thuật thi công được tập chung chủ yếu ở mặt tiền tầng 2, tuy nhiên với bố cục phẳng mặt trần được ốp gỗ kết hợp với hệ thống đèn led chiếu sáng, đảm bảo cho mẫu nhà này luôn nổi bật hơn các ngôi nhà khác. Mẫu nhà ống 2 tầng với ngoại thất sáng màu, màu be sáng là chủ đạo, kết hợp với màu nâu đậm và nâu vân gỗ, vật liệu hiện đại  như kính cường lực, cửa nhôm Xingfa màu nâu vân gỗ sáng, tất cả đều được phối hợp một cách thông minh, phô diễn nét đẹp hút hồn.

Ấn tượng đầu tiên về mẫu nhà 2 tầng đẹp giá 600 triệu này là nét đẹp hiện đại, khỏe khoắn và kiên cố. Ngôi nhà được thiết kế với 2 tông màu chủ đạo là trắng và nâu đỏ. Trong đó màu trắng được sử dụng như tông màu nền tô điểm nét đẹp hiện đại, thanh thoát cho ngôi nhà. Ngoài ra KTS còn linh hoạt kết hợp thêm các màu xám ở các họa tiết trang trí nhằm tạo nét cuốn hút độc đáo cho ngôi nhà. Không chỉ đẹp ngôi nhà 2 tầng này  còn rất thông thoáng bởi hệ thống cửa sổ và cửa ra vào được thiết kế khá rộng khi sử dụng chất liệu kính hiện đại trong suốt.

Mẫu nhà 2 tầng mái thái này mang đến vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với gam màu trắng kết hợp với màu xanh mát của nền trời, cộng thêm những mảng tường được nhấn nhá bằng những viên gạch thô đỏ, tạo nên cảm giác gần gũi, thân thuộc và hòa mình với thiên nhiên. Những đường nét cấu trúc mạnh mẽ , những chi tiết trang trí, hoa văn được tối giản để làm nổi bật lên hình khối kiến trúc vuông vắn đẹp mắt.

Ngôi nhà 2 tầng với vẻ ngoài kiểu dáng vuông vắn chữ nhật kết hợp với tông màu trắng, ghi café lạ mắt đầy cá tính. Thiết kế kiến trúc bên trong cũng rất chuẩn với diện tích từng phòng rất rộng và thông thoáng. Điểm nhấn đầu tiên khi bước vào khuôn viên này là chính là không gian thiết kế sân vườn tiểu cảnh rất tự nhiên và hài hòa với hạng mục thiết kế. phía bên ngoài khuôn viên được bảo vệ bởi lớp tường rào, với những hàng cây trang trí mộc mạc.

Tuy diện tích không hề lớn nhưng nhờ cách bố trí đất khoa học nên ngôi nhà 2 tầng này vẫn xây được thêm 1 gara đẹp mặt nơi tầng trệt, mà phía bên trên cũng không bị bỏ phí, tận dụng làm sân thượng rất phù hợp.

Không cao tầng như những mẫu nhà ống khác, mẫu nhà 2 tầng này được thiết kế độc đáo với cửa nhà và cửa ban công được làm bằng kính cường lực giúp cho ngôi nhà thêm thoáng mát, đồng thời ngồi từ trong nhà có thể view được ra không gian bên ngoài. Gam màu trắng làm chủ đạo toát lên được vẻ đẹp vừa hiện đại vừa thanh thoát cho ngôi nhà.

Mẫu nhà mái thái chữ L này đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi chi phí vừa phải mà công năng sử dụng lại rất tốt, phù hợp với gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống.

Trên đây là những mẫu nhà 2 tầng có giá 600 triệu đẹp nhất mà chúng tôi tổng hợp lại để độc giả có cái nhìn khách quan nhất trong việc lựa chọn mẫu phù hơp với gia đình mình.

===> Nếu bạn đang tìm hiểu về các mẫu nhà và cũng muốn tham khảo thêm để chọn báo giá vật liệu và dịch vụ phù hợp cho căn nhà thì có thể xem tại đây::

Xử lý khối lượng phát sinh hợp đồng đơn giá cố định do dự toán bóc thiếu hạng mục

Hỏi : Quản lý chi phí HĐ thực hiện theo NĐ32
HĐ phần xây lắp là HĐ đơn giá cố định.
Vậy khi BVTK có thể hiện phần công việc phải thực hiện nhưng Dự toán bóc thiếu khối lượng (thiếu hạng mục công việc), vậy có được cho phát sinh khối lượng này hay không?
Theo mình đang xử lý là được phát sinh theo trường hợp “Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng”
Cám ơn các anh chị đã cho ý kiến!


Đáp :

Theo quy định của Thông tư số 07/2016/TT-BXD tại khoản 2 Điều 3. Các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng:
Hợp đồng theo đơn giá cố định được điều chỉnh giá hợp đồng khi:
a) Bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng.
b) Các trường hợp bất khả kháng và bất khả kháng khác như qui định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Với trường hợp của bạn do dự toán bóc thiếu khối lượng:
– Khối lượng có đơn giá trong hợp đồng thì nghiệm thu thanh toán theo đơn giá trong hợp đồng, bởi đây là hợp đồng đơn giá cố định, chỉ có đơn giá là cố định còn khối lượng được chạy
– Khối lượng do thiếu hạng mục công việc, chưa có đơn giá trong hợp đồng thì thuộc vào điểm a nói trên. Xử lý như bạn làm là đúng.
(sở dĩ tôi trả lời và trích yếu văn bản rất nhanh là do tôi truy cập qlda.gxd.vn, vào mục Văn bản và chọn Thông tư số 07/2016/TT-BXD, rất tốc độ, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tôi còn gắn link được vào Điều 3 ở trên).

Hỏi về phân cấp thực hiện cấp giấy phép xây dựng

Chào mọi người, em có vấn đề này cho em hỏi thăm:

1. Công trình xây dựng cấp III đã được thực hiện thẩm định sau thiết kế cơ sở tại thời điểm năm 2018 và kết luận đủ điều kiện thực hiện các bước tiếp theo.

2. Theo quy định tại điều 103 Luật Xây dựng 50/2014 (được sửa đổi bởi Luật 62/2020) về thẩm quyền cấp GPXD: UBND cấp huyện là cơ quan cấp GPXD cho công trình cấp III, IV và nhà ở riêng lẻ.

3. Theo khoản 8 Điều 110 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP:
Công trình xây dựng đã thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng (bao gồm thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng) và không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 thì phải thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định này, trừ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 41 và khoản 2 Điều 54 Nghị định này.

4. Theo điểm d khoản 3 Điều 3 Luật 62/2020/QH14:
Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trước ngày 15 tháng 8 năm 2020 có yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14 thì tiếp tục thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định;

Vậy:

=> Tiếp tục thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định nào? (quy định tại Luật 50/2014 hay Luật 62/2021; quy định về trình tự thủ tục cấp giấy phép xây dựng hay thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng).

=> Nếu thực hiện theo điểm d khoản 3 Điều 3 Luật 62/2020/QH14 và xét đối tượng cấp giấy phép xây dựng theo Luật 50/2014 (trường hợp này không được miễn giấy phép) thì có thực hiện theo khoản 8 Điều 110 Nghị định 15/2021 không ?

=> Trường hợp này đơn vị thực hiện cấp giấy phép xây dựng là UBND cấp tỉnh hay UBND cấp huyện?

Em cảm ơn ạ!


Đáp :

1. Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Luật 62 mà bạn đã trích dẫn, nếu bạn có yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 40/2019/QH14 thì tiếp tục thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Tức là theo quy định hiện hành đang có hiệu lực, chứ nếu theo quy định cũ thì hóa ra yêu cầu của bạn chẳng được đáp ứng, và việc nêu vào luật là thừa.

2. Đã thực hiện theo Luật đang có hiệu lực tại thời điểm hiện hành thì tức là thực hiện theo khoản 8 Điều 110 Nghị định 15/2021.

3. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng số 50 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 62:

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.”
Như vậy công trình cấp III của bạn do UBND cấp huyện cấp GPXD.

Báo giá thiết kế profile – Hồ sơ năng lực

Quý khách tham khảo giá thiết kế profile – hồ sơ năng lực tại Designer Group qua bảng giá dưới đây:

 

Dịch vụ Mô tả Báo giá
 

 

Gói cơ bản

  • Khách hàng cung cấp nội dung, hình ảnh chi tiết cho từng trang.
  • Cung cấp demo cho khách hàng lựa chọn.
  • Thiết kế Profile bìa (1 mẫu).
  • Thiết kế Profile nội dung (1 mẫu).
  • Hiệu chỉnh thiết kế (2 lần).
  • Khách hàng được nhận toàn bộ file gốc.
  • Thời gian thực hiện: phụ thuộc vào số trang của quyển Profile.
 

480.000VNĐ

Gói nâng cao
  • Nội dung công việc.
  • Tư vấn nội dung và cấu trúc cho khách hàng.
  • Biên tập và viết nội dung thỏa mãn các tiêu chí marketing.
  • Cung cấp cho khách hàng 2 mẫu thiết kế để khách hàng lựa chọn.
  • Thiết kế Profile bìa (2 mẫu).
  • Thiết kế Profile nội dung (2 mẫu).
  • Hiệu chỉnh thiết kế thiết kế: 3 lần.
  • Khách hàng được nhận toàn bộ file gốc.
  • Thời gian thực hiện: phụ thuộc vào số trang của quyển Profile.
500.000VNĐ-520.000VNĐ

 

Lưu ý:  Giá dịch vụ thiết kế profile có thể thay đổi theo thời gian, cũng như yêu cầu phát sinh thêm của khách hàng. Vì vậy, để nhận được báo giá chi tiết và cụ thể về dịch vụ quý khách hãy liên hệ với Designer Group để được nhân viên tư vấn hỗ trợ.

STT Báo giá
I Dịch vụ 1 DEMO4-10 ngày

2 Lần sửa

1 DEMOGấp 2-3 ngày

2 Lần sửa

2 DEMO714 ngày

2 Lần sửa

2 DEMOGẤP 2-3 ngày

2 Lần sửa

Gói VIP***Không giới hạn số lần chỉnh sửa
1 Thiết kế ProfileDưới 5 trang Trọn gói 2 triệu  Trọn gói 4 triệu Trọn gói 4 triệu Trọn gói 8 triệu Trọn gói 15 triệu
2 Thiết kế ProfileDưới 10 trang Trọn gói 3,5 triệu  Trọn gói 6 triệu Trọn gói 6 triệu Trọn gói 10 triệu Trọn gói  20 triệu
3 Thiết kế ProfileTừ trang 11 trở đi 300,000 500,000 500,000 900,000

 

Gói 1 demo : Công thức tính giá Với 16 Trang : Chi phí = chi phí 10 trang ( 3,5 triệu ) + 6 trang x 300,000 =  5,300,000 VND

Gói 1 demo : Công thức tính giá cho 30 trang của quý khách như sau

Chi phí 10 trang đầu ( 3,5 triệu) + 20 x 300,000 = 9,500,000 VND

File Excel Tính chi phí dự phòng cho Tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình

Download file-excel-tinh-chi-phi-du-phong-cho-tong-muc-dau-tu-va-du-toan-xay-dung-cong-trinh

Mật khẩu : Cuối bài viết

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : tổng thầu thiết kế nhà xưởng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Nghị định số 29/2021/NĐ-CP về thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư

Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư

Download Nghị định số 29/2021/NĐ-CP về thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư

Mật khẩu : Cuối bài viết
Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định về:

1. Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; trình tự, thủ tục thẩm định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

2. Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.

3. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Việc giám sát, đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng các nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và điều ước quốc tế liên quan.

CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 29/2021/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2021

 

 NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

 Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về:

  1. Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; trình tự, thủ tục thẩm định, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.
  2. Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.
  3. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  4. Việc giám sát, đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng các nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và điều ước quốc tế liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

  1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.
  2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
  2. “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
  3. “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan: phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
  4. “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
  5. “Đánh giá ban đầu” là đánh giá được thực hiện ngay sau khi bắt đầu thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với thời điểm phê duyệt để có biện pháp xử lý phù hợp.
  6. “Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm giữa kỳ theo tiến độ thực hiện đầu tư chương trình, dự án được phê duyệt hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn (đối với chương trình, dự án được thực hiện theo nhiều giai đoạn), nhằm xem xét quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án từ khi bắt đầu triển khai, đề xuất các điều chỉnh cần thiết.
  7. “Đánh giá kết thúc” là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư chương trình, dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm.
  8. “Đánh giá tác động” là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế – xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
  9. “Đánh giá đột xuất” là đánh giá được thực hiện trong những trường hợp có những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình thực hiện đầu tư chương trình, dự án.
  10. “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).
  11. “Giám sát tổng thể đầu tư” là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình thực hiện đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.
  12. “Theo dõi tổng thể đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư.
  13. “Kiểm tra tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các cấp, các ngành; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém, bảo đảm việc quản lý đầu tư đúng quy định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc, phát sinh hoặc việc làm sai quy định về quản lý đầu tư; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
  14. “Đánh giá tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích, đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.
  15. “Dự án thành phần thuộc chương trình đầu tư công” là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của chương trình, được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa trên những nguồn lực đã xác định.
  16. “Chủ dự án thành phần” là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý dự án thành phần thuộc chương trình đầu tư công.
  17. “Chủ sử dụng” là cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác, vận hành dự án.
  18. “Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác” là dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà nước.
  19. “Vốn nhà nước ngoài đầu tư công” là vốn nhà nước theo quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  20. “Dự án quan trọng quốc gia” là dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

 Chương II
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

Điều 4. Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước

  1. Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo từng dự án có nhiệm vụ tổ chức thẩm định các dự án quan trọng quốc gia (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi) để trình Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
  2. Hội đồng, thẩm định nhà nước gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  3. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước về các nội dung của dự án quan trọng quốc gia được phân công và theo quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước.
  4. Hội đồng thẩm định nhà nước có các quyền hạn sau:
  5. a) Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia;
  6. b) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia, thanh toán các chi phí thẩm tra, thẩm định theo dự toán và tiến độ thực hiện công việc thẩm định đã được phê duyệt;
  7. c) Yêu cầu nhà thầu tư vấn (hoặc cơ quan có liên quan) cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm tra, thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
  8. Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt 50% số thành viên Hội đồng (bao gồm cả số có mặt tại phiên họp và số biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng), vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.

Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước.

  1. Hội đồng thẩm định nhà nước tự giải thể sau khi hoàn thành công việc thẩm định theo quy định.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước

  1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng thẩm định nhà nước có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ trì các phiên họp; phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
  2. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công việc đối với từng dự án quan trọng quốc gia.
  3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách.
  4. Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước

  1. Giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước điều hành các hoạt động của Hội đồng; theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công; báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện của Hội đồng.
  2. Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước

  1. Xem xét có ý kiến về các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan và địa phương do mình phụ trách và về những vấn đề chung của dự án quan trọng quốc gia theo kế hoạch thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
  2. Huy động nhân lực, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu thuộc quyền quản lý của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  3. Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự cuộc họp, thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước phải ủy quyền người đại diện có thẩm quyền tham dự cuộc họp của Hội đồng và phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung được lấy ý kiến.
  4. Chịu trách nhiệm về các ý kiến thẩm định và biểu quyết của mình.

Điều 8. Nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có các nhiệm vụ sau:

  1. Huy động bộ máy của Bộ giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức công việc thẩm định dự án quan trọng quốc gia và các hoạt động chung của Hội đồng; phối hợp với các cơ quan liên quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, tư vấn thẩm tra để thực hiện các công việc thẩm định.
  2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án, gửi hồ sơ dự án đến các thành viên Hội đồng, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
  3. Xây dựng kế hoạch thẩm định dự án quan trọng quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trình Hội đồng thẩm định nhà nước.
  4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
  5. Lưu trữ các hồ sơ thẩm định dự án quan trọng quốc gia theo quy định.

Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành

  1. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là bộ phận được thành lập để giúp việc cho Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm các chuyên gia của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan khác có liên quan.
  2. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có các nhiệm vụ sau:
  3. a) Chuẩn bị các nội dung thẩm định để gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước;
  4. b) Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước trong quá trình thẩm định, trình Hội đồng thẩm định nhà nước;
  5. c) Thực hiện các công việc để giúp Hội đồng thẩm định nhà nước lựa chọn tư vấn thẩm tra theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trong trường hợp cần thuê tư vấn thẩm tra;
  6. d) Chuẩn bị các hợp đồng tư vấn thẩm tra, biên bản nghiệm thu hợp đồng và các chứng từ có liên quan khác để phục vụ việc thanh quyết toán chi phí thẩm định và thẩm tra dự án quan trọng quốc gia;

đ) Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;

  1. e) Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét trình Chính phủ;
  2. g) Thực hiện các công việc khác được Hội đồng thẩm định nhà nước giao.

 Chương III
THUÊ TƯ VẤN THẨM TRA VÀ CHI PHÍ THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Điều 10. Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia

  1. Tư vấn thẩm tra là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tư vấn hoặc tư vấn thẩm tra) được Hội đồng thẩm định nhà nước thuê để thực hiện một hoặc một số phần công việc của nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
  2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầutheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kế hoạch thẩm định; kế hoạch lựa chọn tư vấn thẩm tra và quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo hình thức lựa chọn được quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

Điều 11. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia

  1. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt:
  2. a) Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định nhà thầu tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật để thực hiện ngay công việc tư vấn, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua.
  3. b) Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục, bao gồm:

– Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

– Tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

– Trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án:

– Chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra được lựa chọn. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn thẩm tra được lựa chọn.

  1. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.

Điều 12. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện

  1. Chi phí thẩm tra là chi phí thuê tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia của Hội đồng thẩm định nhà nước.
  2. Chi phí thẩm định là các chi phí phục vụ cho các hoạt động thẩm định dự án quan trọng quốc gia của Hội đồng thẩm định nhà nước (không bao gồm chi phí thẩm tra nêu tại khoản 1 Điều này). Chi phí thẩm định bao gồm thù lao cho các thành viên tham gia Hội đồng thẩm định nhà nước, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành; chi phí họp, văn phòng phẩm, khảo sát thực địa (nếu có), chi phí khác liên quan, chi phí dự phòng.
  3. Chi phí thẩm tra và thẩm định các dự án quan trọng quốc gia được xác định như sau:
  4. a) Định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được tính bằng định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi;
  5. b) Chi phí thẩm định được tính bằng 20% chi phí thẩm tra nêu trên. Trường hợp không có định mức chi phí thẩm tra và phải lập dự toán chi phí thẩm tra như quy định tại điểm c khoản 3 Điều này thì lập dự toán chi phí thẩm định tương ứng;
  6. c) Định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài, liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài hoặc không có định mức thì phải lập dự toán chi phí, bao gồm:

– Chi phí chuyên gia: khoản chi phí tiền lương trả cho các chuyên gia tư vấn trong khoảng thời gian thực hiện;

– Chi phí khác: các chi phí phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của nhà thầu tư vấn trong thời gian thực hiện hoạt động tư vấn thẩm tra như: chi phí đi lại (quốc tế và trong nước), chi phí thuê văn phòng, thiết bị văn phòng, chi phí hoạt động của văn phòng, chi phí thông tin liên lạc, chi phí hỗ trợ ăn, ở cho các chuyên gia tư vấn, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (nếu có) và các chi phí khác;

– Thuế: các khoản thuế mà nhà thầu tư vấn thẩm tra phải nộp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Chi phí dự phòng: khoản chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và trượt giá trong thời gian nhà thầu tư vấn thẩm tra thực hiện công việc.

  1. Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án quan trọng quốc gia được tính trong tổng mức đầu tư dự án và được chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thanh toán theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước, bảo đảm tiến độ thẩm định, thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo kế hoạch.

Chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm tra cho tư vấn thẩm tra theo hợp đồng đã được ký, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nước.

  1. Trường hợp cần thiết Hội đồng thẩm định nhà nước yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt chi phí thuê tư vấn thẩm tra. Trường hợp chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư không đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm định thì được thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thẩm tra trước khi phê duyệt.
  2. Hội đồng thẩm định nhà nước khoán chi cho các thành viên Hội đồng, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các chi phí khác, bảo đảm hoạt động thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
  3. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và pháp luật về kết quả thẩm tra do mình thực hiện.

 Chương IV
HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Mục 1. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 13. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư

  1. Hồ sơ trình thẩm định nội bộ gồm;
  2. a) Tờ trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
  4. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  5. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư gửi 15 bộ hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản của mình hoặc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư để tổ chức thẩm định nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư công. Thời gian thẩm định nội bộ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 14. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư

  1. Hồ sơ trình thẩm định gồm:
  2. a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định nội bộ;
  4. c) Báo cáo thẩm định nội bộ;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  6. Cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  7. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  8. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra.

Điều 15. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ

  1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
  2. a) Tờ trình Chính phủ của cơ quan chủ quản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
  4. c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  6. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  7. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư cônggồm:
  8. a) Tờ trình của Chính phủ;
  9. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  10. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 16. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công

  1. Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
  2. Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án quan trọng quốc gia.
  3. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
  4. Đánh giá về dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư.
  5. Đánh giá về khu vực, địa điểm đầu tư, dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất và nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có); đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
  6. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
  7. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.
  8. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  9. Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn: căn cứ xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phân tích sơ bộ tính khả thi của các phương án huy động vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.
  10. Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.
  11. Đánh giá về tiến độ dự kiến thực hiện dự án, phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).
  12. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
  13. Đánh giá về các giải pháp tổ chức thực hiện dự án: xác định chủ đầu tư (nếu có); hình thức quản lý dự án.
  14. Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

Mục 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN PPP THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỦA QUỐC HỘI

Điều 17. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định

  1. Hồ sơ trình thẩm định:
  2. a) Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan có thẩm quyền gồm các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  3. b) Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm các tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  4. Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  6. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  7. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
  8. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  9. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  10. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  11. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  12. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều 18. Nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án

  1. Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
  2. Việc đáp ứng các tiêu chí xác định dự án là dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội.
  3. Sự phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  4. Sự phù hợp với căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  5. Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
  6. Đánh giá về mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác.
  7. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
  8. Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư.
  9. Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
  10. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  11. Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư.
  12. Đánh giá về việc xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án.
  13. Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).
  14. Đánh giá sơ bộ hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư.
  15. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP.
  16. Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
  17. Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước.
  18. Đánh giá về hình thức quản lý dự án.
  19. Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

Mục 3. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỦA QUỐC HỘI

Điều 19. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  1. Hồ sơ trình thẩm định:
  2. a) Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do nhà đầu tư đề xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư;
  3. b) Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư.
  4. Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  6. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

Điều 20. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ

  1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
  2. a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
  3. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  4. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  5. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  6. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Luật Đầu tưgồm:
  7. a) Tờ trình của Chính phủ;
  8. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  9. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 21. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư

  1. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
  2. a) Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
  3. b) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  4. c) Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư:
  5. d) Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);

đ) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính;

  1. e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  2. g) Đánh giá về việc xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư; nguồn vốn và tính khả thi của nguồn vốn;
  3. h) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;
  4. i) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  5. k) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  6. l) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị;
  7. m) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và Điều kiện áp dụng (nếu có).
  8. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
  9. a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này;
  10. b) Khả năng đáp ứng Điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  11. c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  12. d) Các Điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 4. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 22. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của nhà đầu tư

  1. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tưcho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

Điều 23. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ

  1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
  2. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đầu tư;
  3. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  4. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  5. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  6. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội theo quy định tại khoản 5 Điều 57 Luật Đầu tưgồm:
  7. a) Tờ trình của Chính phủ;
  8. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  9. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 24. Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
  2. Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội.
  3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 60 của Luật Đầu tư.
  4. Tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
  5. Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
  6. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Đầu tư.
  7. Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn.
  8. Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.
  9. Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

Mục 5. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 25. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư

  1. Hồ sơ trình thẩm định nội bộ gồm:
  2. a) Tờ trình thẩm định nội bộ của chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
  4. c) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  6. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gửi 15 bộ hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản của mình hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để tổ chức thẩm định nội bộ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 và điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Đầu tư công. Thời gian thẩm định nội bộ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  7. Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án theo nội dung thẩm định nội bộ.

Điều 26. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư

  1. Hồ sơ trình thẩm định gồm:
  2. a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc của cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định nội bộ;
  4. c) Báo cáo thẩm định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
  5. d) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;

đ) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

  1. Cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  3. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

Điều 27. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước và của Chính phủ

  1. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
  2. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này;
  3. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  4. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  5. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  6. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
  7. a) Tờ trình của Chính phủ;
  8. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  9. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 28. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công

Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư tương ứng với các nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Mục 6. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN PPP THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CỦA QUỐC HỘI

Điều 29. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư

  1. Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  2. Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  5. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
  6. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  7. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  8. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  9. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  10. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
  11. a) Tờ trình của Chính phủ;
  12. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này;
  13. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 30. Nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

Các nội dung Điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư tương ứng với các nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Mục 7. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 41 LUẬT ĐẦU TƯ

Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

  1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:
  2. a) Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
  3. b) Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
  4. c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tưliên quan đến các nội dung Điều chỉnh.
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  6. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  7. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  8. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  9. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
  10. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  11. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  12. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  13. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  14. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
  15. a) Tờ trình của Chính phủ;
  16. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này;
  17. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 32. Nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư tương ứng với các nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Mục 8. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 33. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:
  2. a) Văn bản đề nghị chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do Điều chỉnh;
  3. b) Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Đầu tư;
  4. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  5. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  7. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  8. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:
  9. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  10. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  11. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  12. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu ra nước ngoài theo quy chế làm việc của Chính phủ.
  13. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
  14. a) Tờ trình của Chính phủ;
  15. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này;
  16. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 34. Nội dung thẩm định chấp thuận Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư tương ứng với các nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

 Chương V
HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Mục 1. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 35. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định

  1. Hồ sơ chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trình cơ quan chủ quản, gồm:
  2. a) Tờ trình cơ quan chủ quản của chủ đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
  4. c) Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  6. Hồ sơ trình thẩm định của cơ quan chủ quản, gồm:
  7. a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
  8. b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
  9. c) Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án;
  10. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  11. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  12. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  13. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày có kết quả thẩm tra chính thức của tư vấn thẩm tra.
  14. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
  15. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
  16. b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  17. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  18. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 36. Nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án

  1. Nội dung thẩm định, gồm:
  2. a) Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
  3. b) Sự cần thiết phải đầu tư dự án;
  4. c) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  5. d) Đánh giá về việc phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô dự án; hình thức đầu tư; phân tích các điều kiện tự nhiên, Điều kiện kinh tế – kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư dự án;

đ) Đánh giá về nhu cầu sử dụng đất; điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);

  1. e) Đánh giá về thời gian, tiến độ thực hiện, các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư; phân kỳ đầu tư;
  2. g) Đánh giá về nguồn nguyên liệu; máy móc, thiết bị; phương án lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
  3. h) Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;
  4. i) Đánh giá về tổng mức đầu tư: căn cứ xác định và mức độ chính xác về tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi của các phương án huy động vốn; khả năng huy động vốn theo tiến độ đầu tư; khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
  5. k) Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
  6. l) Đánh giá về hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả và tác động kinh tế – xã hội của dự án; tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững;
  7. m) Phân tích rủi ro; đào tạo nguồn nhân lực (nếu có);
  8. n) Đánh giá phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, định cư (nếu có);
  9. o) Đánh giá về việc tổ chức quản lý dự án, bao gồm: xác định chủ đầu tư; hình thức quản lý dự án: mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án.
  10. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể gồm:
  11. a) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
  12. b) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;
  13. c) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  14. d) Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;
  15. d) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng;
  16. e) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Mục 2. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN PPP

Điều 37. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định

  1. Hồ sơ cơ quan có thẩm quyền trình thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  2. Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  5. Hồ sơ Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 38. Nội dung thẩm định phê duyệt dự án

  1. Nội dung thẩm định, gồm:
  2. a) Đánh giá về hồ sơ dự án: căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định;
  3. b) Sự cần thiết đầu tư;
  4. c) Sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  5. d) Đánh giá về mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;

đ) Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật chính và các Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;

  1. e) Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư;
  2. g) Đánh giá về phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
  3. h) Đánh giá tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  4. i) Đánh giá về việc xác định tổng mức đầu tư;
  5. k) Đánh giá về việc xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành dự án;
  6. l) Đánh giá về phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có);
  7. m) Đánh giá hiệu quả đầu tư: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án; tác động của dự án đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững; khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
  8. n) Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP;
  9. o) Cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
  10. p) Nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án PPP có sử dụng vốn nhà nước;
  11. q) Đánh giá về hình thức quản lý dự án;
  12. r) Phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
  13. s) Đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
  14. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài việc đánh giá các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thẩm định phương án thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng, cụ thể gồm:
  15. a) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở với nhiệm vụ thiết kế; danh mục tiêu chuẩn áp dụng;
  16. b) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập thiết kế cơ sở; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hành nghề xây dựng;
  17. c) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch hoặc phương án tuyến công trình, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  18. d) Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật khu vực; khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và việc phân giao trách nhiệm quản lý các công trình theo quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;

đ) Sự phù hợp của giải pháp thiết kế cơ sở về bảo đảm an toàn xây dựng;

  1. e) Sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và áp dụng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Mục 3. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 39. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định

  1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của chủ đầu tư, gồm:
  2. a) Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư;
  3. b) Báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh;
  4. c) Báo cáo giám sát, đánh giá Điều chỉnh dự án đầu tư;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  6. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ quản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
  7. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư của cơ quan chủ quản, gồm:
  8. a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
  9. b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  10. Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ dự án điều chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  11. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  12. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  13. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước, gồm:
  14. a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  15. b) Báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  16. c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  17. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 40. Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án

Các nội dung Điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh dự án tương ứng với nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

Mục 4. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN PPP

Điều 41. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định

  1. Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án của cơ quan có thẩm quyền, gồm:
  2. a) Văn bản đề nghị thẩm định điều chỉnh dự án;
  3. b) Dự thảo tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh dự án;
  4. c) Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;
  5. d) Quyết định chủ trương đầu tư;

đ) Báo cáo giám sát, đánh giá điều chỉnh dự án đầu tư;

  1. e) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
  2. Cơ quan có thẩm quyền gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.
  5. Hồ sơ Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh dự án theo quy chế làm việc của Chính phủ.

Điều 42. Nội dung thẩm định điều chỉnh dự án

Các nội dung điều chỉnh phải được thẩm định; nội dung thẩm định điều chỉnh dự án tương ứng với nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.

 Chương VI
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Mục 1. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 43. Trách nhiệm giám sát chương trình đầu tư công

  1. Chủ chương trình, chủ dự án thành phần thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư chương trình đầu tư công theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
  2. Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình thực hiện theo dõi, kiểm tra chương trình thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
  3. a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
  4. b) Kiểm tra khi điều chỉnh chương trình làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
  5. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra chương trình thuộc phạm vi quản lý.
  6. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình quyết định tổ chức kiểm tra chương trình theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Điều 44. Nội dung giám sát của chủ chương trình

Chủ chương trình tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện chương trình và báo cáo nội dung sau:

  1. Việc quản lý thực hiện chương trình: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình.
  2. Tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện.
  3. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).
  4. Năng lực tổ chức thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của chủ dự án thành phần.
  5. Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Điều 45. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần thuộc chương trình theo quy định;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc chương trình;
  4. c) Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý;
  5. d) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần;
  6. d) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  7. Nội dung kiểm tra:
  8. a) Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chủ dự án thành phần;
  9. b) Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 46. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh và kết quả xử lý;
  3. b) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  4. Nội dung kiểm tra:
  5. a) Kiểm tra nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và quản lý dự án thành phần thuộc chương trình;
  6. b) Việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư và năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư;
  7. c) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của chủ đầu tư.

Điều 47. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ chương trình, chủ dự án thành phần theo quy định;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý;
  4. c) Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ chương trình, chủ dự án thành phần;
  5. d) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  6. Nội dung kiểm tra:
  7. a) Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thuộc chương trình và quyết định điều chỉnh dự án thuộc chương trình (nếu có);
  8. b) Việc quản lý và thực hiện chương trình của cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ dự án thành phần;
  9. c) Việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 48. Giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công

Việc giám sát dự án đầu tư thuộc chương trình đầu tư công thực hiện theo quy định tại Mục 2, 3, 4 và 5 Chương này.

Điều 49. Đánh giá chương trình đầu tư công

  1. Đánh giá chương trình đầu tư công được thực hiện như sau:
  2. a) Chương trình đầu tư công phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động;
  3. b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc đánh giá đột xuất chương trình khi cần thiết.
  4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá chương trình đầu tư công:
  5. a) Chủ chương trình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn và đánh giá kết thúc;
  6. b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
  7. c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan chủ quản tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất chương trình thuộc phạm vi quản lý.
  8. Nội dung đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
  9. Đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công:
  10. a) Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công: phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).
  11. b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công: sự phù hợp của chương trình với mục tiêu kinh tế – xã hội quốc gia, mục tiêu kinh tế – xã hội của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đối tượng hưởng lợi và chính sách phát triển của nhà tài trợ (nếu có); mức độ đạt được mục tiêu đầu tư chương trình theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của chương trình so với các chỉ số khai thác, vận hành của chương trình đã được phê duyệt; các tác động kinh tế – xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên,…); các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

Mục 2. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 50. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công

  1. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
  2. Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
  3. a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
  4. b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
  5. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
  6. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Điều 51. Nội dung giám sát của chủ đầu tư, chủ sử dụng

  1. Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau:
  2. a) Việc quản lý thực hiện dự án: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án; tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch;
  3. b) Tình hình thực hiện dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án;
  4. c) Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho dự án; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý;
  5. d) Năng lực tổ chức thực hiện dự án và việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, của ban quản lý dự án và các nhà thầu;

đ) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

  1. e) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  2. Chủ sử dụng tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án và báo cáo nội dung sau:
  3. a) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án;
  4. b) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;
  5. c) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Điều 52. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, chủ sử dụng;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; giải ngàn, quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý; khó khăn, vướng mắc, phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
  4. c) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;
  5. d) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư, chủ sử dụng;

đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.

  1. Nội dung kiểm tra:
  2. a) Việc chấp hành quy định về: giám sát, đánh giá đầu tư; đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường;
  3. b) Việc quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án;
  4. c) Tiến độ thực hiện dự án;
  5. d) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng;
  6. d) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.

Điều 53. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và chủ sử dụng theo quy định;
  3. c) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
  4. d) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và chủ sử dụng;

  1. e) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  2. Nội dung kiểm tra:
  3. a) Việc chấp hành quy định về đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư;
  4. b) Việc quản lý thực hiện dự án của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án;
  5. c) Tiến độ thực hiện dự án;
  6. d) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.

Điều 54. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 55. Đánh giá dự án đầu tư công

  1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
  2. a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
  3. b) Dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
  4. c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
  5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
  6. a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
  7. b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động.

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể giao cho chủ sử dụng hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện đánh giá tác động dự án do mình quyết định đầu tư;

  1. c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
  2. Nội dung đánh giá dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
  3. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
  4. a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí – lợi ích;
  5. b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế – xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

Mục 3. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN PPP

Điều 56. Trách nhiệm giám sát dự án

  1. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung được phê duyệt và hợp đồng dự án.
  2. Người có thẩm quyền phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
  3. a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt;
  4. b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.
  5. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
  6. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Điều 57. Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP

  1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo các nội dung sau:
  2. a) Tiến độ thực hiện hợp đồng dự án theo các mốc thời gian;
  3. b) Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc;
  4. c) Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư để thực hiện dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay);
  5. d) Doanh thu thực tế của dự án; giá trị phần doanh thu tăng mà doanh nghiệp dự án chia sẻ với nhà nước (nếu có); giá trị phần doanh thu giảm mà Nhà nước đã hoặc dự kiến thanh toán cho doanh nghiệp dự án (nếu có);

đ) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

  1. e) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  2. Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo nội dung sau:
  3. a) Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án;
  4. b) Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  5. c) Dự báo về các chi phí phát sinh cho phía Nhà nước trong giai đoạn 03, 05 năm tới kể từ năm báo cáo;
  6. d) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

đ) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Điều 58. Nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án

  1. Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án.
  2. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.

Điều 59. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

  1. Theo dõi, kiểm tra việc công bố dự án.
  2. Tổng hợp tình hình thực hiện lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng dự án.
  3. Tổng hợp tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
  4. Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.
  5. Theo dõi, kiểm tra các nội dung khác theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Điều 60. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án PPP theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 61. Đánh giá dự án PPP

  1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
  2. a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
  3. b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác theo quy định của pháp luật về PPP phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
  4. c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền phê duyệt dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
  5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
  6. a) Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
  7. b) Người có thẩm quyền phê duyệt dự án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
  8. c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
  9. Nội dung đánh giá dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.

Mục 4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 62. Trách nhiệm giám sát dự án

  1. Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
  2. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
  3. a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án đầu tư từ nhóm B trở lên;
  4. b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
  5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
  6. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Điều 63. Nội dung giám sát của nhà đầu tư

Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án và báo cáo nội dung sau;

  1. Tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình thực hiện dự án.
  2. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: việc huy động vốn cho dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay); giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý.
  3. Tình hình khai thác, vận hành dự án: kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
  4. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
  5. Việc thực hiện các nội dung quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) và quyết định đầu tư Dự án.
  6. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  7. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).
  8. Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý.

Điều 64. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: tiến độ thực hiện; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư; giải ngân, quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý; khó khăn, vướng mắc, phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý;
  4. c) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến quá trình khai thác, vận hành dự án và kết quả xử lý;
  5. d) Tổng hợp tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;

đ) Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung khác quy định tại quyết định đầu tư dự án;

  1. e) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư;
  2. g) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.
  3. Nội dung kiểm tra:
  4. a) Việc chấp hành quy định về: giám sát, đánh giá đầu tư; đấu thầu; đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản (nếu có);
  5. b) Việc quản lý thực hiện dự án;
  6. c) Tiến độ thực hiện dự án;
  7. d) Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

Điều 65. Nội dung giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư

  1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổng hợp tình hình thực hiện dự án và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư.
  2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện dự án và kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư dự án của nhà đầu tư.

Điều 66. Nội dung giám sát đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án;
  4. c) Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành dự án;
  5. d) Tổng hợp tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;

đ) Tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung khác quy định tại quyết định đầu tư dự án.

  1. Nội dung kiểm tra:
  2. a) Việc thực hiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  3. b) Tiến độ thực hiện dự án;
  4. c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có);
  5. d) Việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

Điều 67. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo các nội dung sau:

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
  3. b) Tình hình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định;
  4. c) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư.
  5. Nội dung kiểm tra:
  6. a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất;
  7. b) Việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản (nếu có);
  8. c) Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất;
  9. d) Việc áp dụng và chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án.

Điều 68. Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công

  1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
  2. a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
  3. b) Dự án nhóm B phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
  4. c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
  5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
  6. a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
  7. b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
  8. c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
  9. Nội dung đánh giá dự án áp dụng theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.

Mục 5. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÁC

Điều 69. Trách nhiệm giám sát dự án

  1. Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án.
  2. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần đối với mỗi dự án.
  3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
  4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Điều 70. Nội dung giám sát của nhà đầu tư

Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung sau:

  1. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án.
  2. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, góp vốn pháp định (đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có yêu cầu phải có vốn pháp định).
  3. Tình hình khai thác, vận hành dự án: Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tình hình tài chính của doanh nghiệp và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
  4. Việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định.
  5. Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
  6. Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  7. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có).

Điều 71. Nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án;
  4. c) Tổng hợp tình hình khai thác, vận hành dự án;
  5. d) Tổng hợp tình hình thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản của dự án;

đ) Việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế;

  1. e) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.
  2. Nội dung kiểm tra:
  3. a) Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  4. b) Tiến độ thực hiện dự án, gồm tiến độ thực hiện vốn đầu tư, trong đó có vốn vay và tiến độ thực hiện mục tiêu dự án;
  5. c) Việc đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có);
  6. d) Việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

Điều 72. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của cơ quan đăng ký đầu tư;
  3. b) Việc chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan đăng ký đầu tư;
  4. c) Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định này.
  5. Nội dung kiểm tra:
  6. a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch;
  7. b) Việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan đăng ký đầu tư theo các quy định của pháp luật;
  8. c) Quy định ưu đãi đối với dự án đầu tư;
  9. d) Việc giám sát, đánh giá và hỗ trợ đầu tư sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định;

  1. e) Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định này.

Điều 73. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác theo các nội dung quy định tại Điều 67 Nghị định này.

Điều 74. Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác

  1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
  2. a) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư phải đánh giá kết thúc;
  3. b) Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất và đánh giá tác động khi cần thiết.
  4. Nội dung đánh giá kết thúc:
  5. a) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án;
  6. b) Đề xuất và kiến nghị.
  7. Nội dung đánh giá tác động:
  8. a) Thực trạng việc khai thác, vận hành dự án;
  9. b) Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  10. c) Đề xuất và kiến nghị.
  11. Nội dung đánh giá đột xuất:
  12. a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
  13. b) Mức độ hoàn thành khối lượng công, việc so với quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  14. c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
  15. d) Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;

đ) Đề xuất và kiến nghị.

Mục 6. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 75. Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.

Điều 76. Nội dung giám sát của nhà đầu tư

Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án và báo cáo các nội dung sau:

  1. Việc thực hiện thủ tục đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.
  2. Tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án, việc huy động và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, việc huy động và sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có).
  3. Tình hình khai thác, vận hành dự án: Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài để thực hiện dự án; việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, giữ lại lợi nhuận để đầu tư dự án mới, chuyển lợi nhuận về nước; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam; tình hình sử dụng lao động Việt Nam.
  4. Việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  5. Việc đảm bảo các điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản.

Điều 77. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan đại diện sở hữu nhà nước đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Nhà nước đúng quy định;
  4. c) Tổng hợp kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế thành lập tại nước ngoài để thực hiện dự án, việc chuyển lợi nhuận về nước;
  5. d) Việc chấp hành biện pháp xử lý của nhà đầu tư;

đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

  1. Nội dung kiểm tra:
  2. a) Tiến độ thực hiện dự án;
  3. b) Việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài;
  4. c) Việc thực hiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  5. d) Việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước, giám sát và đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài;

đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

Điều 78. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư;
  3. b) Tổng hợp tình hình thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện dự án, việc thực hiện mục tiêu của dự án, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài;
  4. c) Tổng hợp kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
  5. d) Việc chấp hành biện pháp xử lý của nhà đầu tư;

đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

  1. Nội dung kiểm tra:
  2. a) Tiến độ thực hiện dự án;
  3. b) Việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và quy định khác của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài;
  4. c) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

Điều 79. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát dự án đầu tư ra nước ngoài theo các nội dung sau:

  1. Nội dung theo dõi:
  2. a) Theo dõi tình hình thực hiện dự án trong phạm vi, lĩnh vực quản lý: Tiến độ thực hiện dự án, việc thực hiện các mục tiêu của dự án, tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, việc huy động và sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài (nếu có);
  3. b) Tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong phạm vi, lĩnh vực quản lý;
  4. c) Việc đảm bảo điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kinh doanh bất động sản;
  5. d) Việc chấp hành biện pháp xử lý của nhà đầu tư;

đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

  1. Nội dung kiểm tra:
  2. a) Kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước và quy định pháp luật khác liên quan đến đầu tư ra nước ngoài;
  3. b) Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện.

Điều 80. Đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài

  1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
  2. a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá kết thúc;
  3. b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất khi cần thiết.
  4. Nội dung đánh giá kết thúc:
  5. a) Đánh giá kết quả thực hiện dự án so với quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: kết quả thực hiện mục tiêu của dự án; nguồn lực đã huy động; tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả kinh tế của dự án;
  6. b) Đề xuất và kiến nghị.
  7. Nội dung đánh giá đột xuất:
  8. a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
  9. b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  10. c) Xác định phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
  11. d) Ảnh hưởng của phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;

đ) Đề xuất và kiến nghị.

 Chương VII
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ

Điều 81. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư

  1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, lĩnh vực quản lý.
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý.
  4. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo dõi, kiểm tra và đánh giá tổng thể đầu tư của doanh nghiệp.

Điều 82. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư

  1. Việc ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền.
  2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.
  3. Việc tập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.
  4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công.
  5. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.
  6. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.
  7. Việc quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
  8. a) Việc thu hút đầu tư, thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  9. b) Việc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tư nhân trong nước.
  10. Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Điều 83. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư

  1. Việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư.
  2. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch.
  3. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư.
  4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định lại Điều 69 của Luật Đầu tư công.
  5. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án PPP.
  6. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.
  7. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.
  8. Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Điều 84. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư

  1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư.
  2. Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
  3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công.
  4. Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư.
  5. Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau.

 Chương VIII
GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG

Điều 85. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng

  1. Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đầu tư côngvà Nghị định này.
  2. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền:
  3. a) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
  4. b) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
  5. c) Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư: Quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;

  1. d) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các tài liệu tại các điểm a, b, c khoản này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
  2. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án trong các trường hợp sau:
  3. a) Phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa – xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng;
  4. b) Chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
  5. Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng và kiến nghị biện pháp xử lý.

Điều 86. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng

  1. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và dự án PPP:
  2. a) Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
  3. b) Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;
  4. c) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
  5. d) Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;

đ) Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án;

  1. e) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.
  2. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn khác thực hiện theo các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này,
  3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã:
  4. a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
  5. b) Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.

Điều 87. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng

  1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
  2. a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
  3. b) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
  4. c) Hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
  5. d) Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này;

đ) Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.
  2. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
  3. a) Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
  4. b) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.

 Chương IX
CHI PHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
  2. Nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
  3. a) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này;
  4. b) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án;
  5. c) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ sử dụng được tính trong chi phí khai thác, vận hành dự án;
  6. d) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, do ngân sách cấp xã đảm bảo.
  7. Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư:
  8. a) Chi phí cho công tác giám sát đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện được tính bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án;
  9. b) Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành như sau: chi phí đánh giá ban đầu: 2%; chi phí đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: 2%; chi phí đánh giá kết thúc: 3%; chi phí đánh giá đột xuất: 3%.

Trường hợp vận dụng định mức chi phí không phù hợp hoặc chương trình, dự án có quy mô lớn hoặc trường hợp cần phải thuê tư vấn nước ngoài, liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài thực hiện thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.

  1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại Nghị định này sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và quy định tại Nghị định này.

Điều 89. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
  2. a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
  3. b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
  4. c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
  5. d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;

đ) Chi phí xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định;

  1. e) Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ;
  2. g) Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư.
  3. Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
  4. a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
  5. b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
  6. c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
  7. d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;

đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;

  1. e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.
  2. Chi cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
  3. a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
  4. b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
  5. c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
  6. d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;

đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;

  1. e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án;
  2. g) Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
  3. Chi cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư:
  4. a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
  5. b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
  6. c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
  7. d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;

đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;

  1. e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư;
  2. g) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
  3. h) Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
  4. Chi phí cho việc vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này,
  5. Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng:
  6. a) Chi phí mua văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng;
  7. b) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
  8. c) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị về giám sát đầu tư của cộng đồng;
  9. d) Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về giám sát đầu tư của cộng đồng;

đ) Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Điều 90. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư dự án đầu tư công thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án đầu tư.
  2. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhà đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án PPP thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác: Nhà đầu tư tự quản lý và sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá đầu tư theo tính chất quản lý nguồn vốn đầu tư của dự án.
  4. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  5. a) Hằng năm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giám sát, đánh giá đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, nội dung chi theo quy định tại Điều 89 Nghị định này và định mức theo quy định hiện hành;
  6. b) Việc quản lý chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng nguồn chi sự nghiệp, chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo Luật Ngân sách nhà nước;
  7. c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuê tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư thì việc quản lý chi phí này như quản lý chi phí dịch vụ tư vấn. Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho tư vấn đánh giá chương trình, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đối với các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng.
  8. Quản lý, sử dụng chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng:
  9. a) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn cấp xã được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và do ngân sách cấp xã đảm bảo. Mức kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã bố trí phù hợp với kế hoạch hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội đồng nhân dân xã quyết định và đảm bảo mức kinh phí tối thiểu 10 triệu đồng/năm cho một xã.

Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã;

  1. b) Chi phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo.
  2. Việc lập dự toán chi phí giám sát và đánh giá đầu tư và quản lý chi phí giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.

 Chương X
TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Điều 91. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm:

  1. Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc.
  2. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc.
  3. Tổ chức thực hiện và tổng hợp công tác giám sát, đánh giá các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
  4. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
  5. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các bộ, ngành, địa phương liên quan về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án cụ thể để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
  6. Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
  7. Hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  8. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát và đánh giá đầu tư khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Điều 92. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang hộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

  1. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
  2. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
  3. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý.
  4. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án PPP do mình quản lý.
  5. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chuyên ngành việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
  6. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.
  7. Giải quyết các kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
  8. Có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương, chủ đầu tư và nhà đầu tư.
  9. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định.
  10. Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.

Điều 93. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

  1. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương.
  2. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
  3. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý.
  4. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  5. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án PPP trên địa bàn.
  6. Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường của các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố; có ý kiến hoặc giải quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các bộ, ngành và chủ đầu tư.
  7. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
  8. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định.
  9. Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.

Điều 94. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký đầu tư trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

  1. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
  2. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
  3. Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.

Điều 95. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư

  1. Tổ chức giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
  2. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý.
  3. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc Thẩm quyền quản lý theo chế độ quy định.
  4. Cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này.

Điều 96. Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng, nhà đầu tư trong giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư

  1. Chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư, chủ sử dụng dự án đầu tư công, nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nhà đầu tư dự án PPP có trách nhiệm:
  2. a) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định này;
  3. b) Xây dựng khung giám sát, đánh giá dự án trước khi khởi công dự án;
  4. c) Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA);
  5. d) Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;

đ) Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;

  1. e) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này;
  2. g) Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.
  3. Nhà đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn khác có trách nhiệm:
  4. a) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Nghị định này;
  5. b) Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án;
  6. c) Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền;
  7. d) Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định;

đ) Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này;

  1. c) Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật do báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi quản lý.

Điều 97. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư

  1. Các bộ, ngành phân công một đơn vị trực thuộc (cấp vụ) làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của bộ, ngành mình; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị khác trực thuộc, các dự án được bộ, ngành phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.
  2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh, thành phố; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.
  3. Các doanh nghiệp nhà nước giao bộ phận phụ trách kế hoạch đầu tư làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc.
  4. Chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng giao Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý.
  5. Nhà đầu tư sử dụng doanh nghiệp dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án thuộc phạm vi quản lý.
  6. Trường hợp một cơ quan thực hiện đồng thời vai trò của hai chủ thể trở lên trong các chủ thể sau: cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan đăng ký đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP, chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng; việc giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện như sau:
  7. a) Đơn vị đầu mối thực hiện tất cả các nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan. Riêng nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư với vai trò là chủ chương trình, chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng phải giao cho đơn vị đại diện chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng thực hiện;
  8. b) Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện trên cơ sở lồng ghép các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư của các chủ thể được phân công.
  9. Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo các hình thức sau:
  10. a) Tự thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
  11. b) Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư và đánh giá tổng thể đầu tư.
  12. Việc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư và đánh giá tổng thể đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 98. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có chức năng giúp các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
  2. a) Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao;
  3. b) Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư;
  4. c) Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý;
  5. d) Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định;

đ) Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

  1. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:
  2. a) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu cần thiết;
  3. b) Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan, chủ đầu tư, nhà đầu tư để làm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan;
  4. c) Kiến nghị cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.
  5. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao ở cơ quan, đơn vị mình.

Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư được thực hiện thông qua các cách thức sau:
  2. a) Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;
  3. b) Theo dõi thông qua báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;
  4. c) Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp với theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.
  5. Chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các thông tin báo cáo.
  6. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin báo cáo của chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Trường hợp cần thiết có thể thành lập Đoàn giám sát làm việc trực tiếp tại hiện trường để làm rõ về các thông tin liên quan.

  1. Việc kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư được tiến hành thông qua các cách thức sau:
  2. a) Thông qua báo cáo;
  3. b) Thành lập Đoàn kiểm tra, Đoàn đánh giá.
  4. Trình tự theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
  5. a) Xây dựng và điều chỉnh khung giám sát, đánh giá của chương trình, dự án;
  6. b) Xác định nhu cầu thông tin và chỉ số theo dõi;
  7. c) Xây dựng Kế hoạch theo dõi;
  8. d) Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi;

đ) Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc theo dõi chương trình, dự án;

  1. e) Thu thập và phân tích dữ liệu;
  2. g) Báo cáo kết quả theo dõi theo chế độ quy định.
  3. Trình tự kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
  4. a) Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra;
  5. b) Thành lập Đoàn kiểm tra (nếu có);
  6. c) Thông báo Kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu;
  7. d) Tiến hành cuộc kiểm tra. Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 20 ngày;

đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra. Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 20 ngày;

  1. e) Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra.
  2. Trình tự thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
  3. a) Lập và trình duyệt Kế hoạch đánh giá;
  4. b) Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có);
  5. c) Thông báo Kế hoạch đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ đánh giá;
  6. d) Mô tả tóm tắt bản chất chương trình, dự án được đánh giá (xây dựng và điều chỉnh khung đánh giá của chương trình, dự án);

đ) Chuẩn bị kế hoạch đánh giá chi tiết;

  1. e) Thu thập và phân tích dữ liệu;
  2. g) Báo cáo các kết quả đánh giá;
  3. h) Thông báo kết quả đánh giá.
  4. Trình tự thực hiện theo dõi tổng thể đầu tư:
  5. a) Xác định nhu cầu thông tin và chỉ số theo dõi;
  6. b) Xây dựng Kế hoạch theo dõi;
  7. c) Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi;
  8. d) Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc theo dõi tổng thể đầu tư;

đ) Thu thập và phân tích dữ liệu;

  1. e) Báo cáo kết quả theo dõi theo chế độ quy định.
  2. Trình tự thực hiện kiểm tra tổng thể đầu tư:
  3. a) Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra;
  4. b) Thành lập Đoàn kiểm tra (nếu có);
  5. c) Thông báo Kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 30 ngày kể tù ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu;
  6. d) Tiến hành cuộc kiểm tra. Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 30 ngày;
  7. d) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra. Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 30 ngày;
  8. e) Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra.
  9. Trình tự thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư:
  10. a) Xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung đánh giá;
  11. b) Lập và trình duyệt Kế hoạch đánh giá;
  12. c) Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có);
  13. d) Thông báo Kế hoạch đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ đánh giá;

đ) Thu thập và phân tích dữ liệu;

  1. e) Báo cáo các kết quả đánh giá;
  2. g) Thông báo kết quả đánh giá.

Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.
  2. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:
  3. a) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm;
  4. b) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.
  5. Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.
  6. Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công Lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
  7. a) Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
  8. b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;
  9. c) Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

đ) Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

  1. d) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
  2. Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau;
  3. a) Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;
  4. b) Báo cáo đánh giá tác động dự án.
  5. Nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
  6. a) Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
  7. b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
  8. c) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
  9. d) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
  10. Nhà đầu tư thực hiện dự án PPP lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các loại báo cáo sau:
  11. a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
  12. b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
  13. c) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.
  14. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
  15. a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
  16. b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
  17. c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
  18. Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:
  19. a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
  20. b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
  21. c) Báo cáo đánh giá kết thúc.
  22. Chế độ báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng:
  23. a) Ban giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổng hợp trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để gửi kiến nghị tới các cơ quan liên quan;
  24. b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh;
  25. c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh định kỳ hằng năm tổng hợp, lập báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  26. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
  27. a) Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:

– Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;

– Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

– Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

  1. b) Cơ quan đăng ký đầu tư: Gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
  2. c) Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước: Gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hàng năm trước ngày 01 tháng 3 năm sau.
  3. d) Thời hạn báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;

– Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

  1. d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm trước ngày 31 tháng 3 năm sau,
  2. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tương ứng tại Chương VI, VII và VIII Nghị định này.
  3. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 101. Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư

  1. “Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư” (sau đây gọi tắt là Hệ thống) là hệ thống được triển khai trên toàn quốc, tập trung tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật, lưu trữ thông tin, giám sát, đánh giá, phân tích, công khai thông tin theo quy định về các chương trình, dự án đầu tư trên toàn quốc.
  2. Các quy định sử dụng chung:
  3. a) Việc theo dõi, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư phải thực hiện trên Hệ thống; báo cáo trên Hệ thống sẽ thay thế cho báo cáo bằng văn bản giấy;
  4. b) Với báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trên toàn quốc hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tổng hợp trên số liệu các cơ quan báo cáo trên Hệ thống;
  5. c) Việc cập nhật dữ liệu báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và kịp thời. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu do cơ quan báo cáo, cập nhật trên Hệ thống;
  6. d) Tổ chức, cá nhân sử dụng Hệ thống phải sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc ký gửi báo cáo trên Hệ thống;
  7. d) Biểu mẫu thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư được điện tử hóa trên Hệ thống và các biểu mẫu này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và công khai tại cảng thông tin quốc gia về giám sát, đánh giá đầu tư;
  8. e) Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các dự án có yêu cầu bí mật Nhà nước.
  9. Quy định về tài khoản sử dụng Hệ thống:
  10. a) Tài khoản sử dụng được quản lý tập trung trên Hệ thống do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng.
  11. b) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư được đăng ký tài khoản sử dụng Hệ thống. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cấp tài khoản dựa trên thông tin đăng ký và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân tham gia Hệ thống.
  12. c) Việc đăng ký tài khoản được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống tại địa chỉ https://taikhoan.mpi.gov.vn. Thông tin bắt buộc phải cập nhật khi đăng ký tài khoản bao gồm:

– Thông tin của người được giao quản lý sử dụng tài khoản: Họ và tên; số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân; số điện thoại di động; thư điện tử;

– Thông tin của cơ quan sử dụng tài khoản; Tên cơ quan; thông tin của người đứng đầu cơ quan: Họ và tên, số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại di động, thư điện tử; bản chụp quyết định thành lập cơ quan.

  1. d) Tài khoản chính của bộ, cơ quan trung ương và địa phương được sử dụng để xác thực thông tin đăng ký tài khoản của các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc cơ quan mình.

đ) Người sử dụng phải đổi mật khẩu ban đầu trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận được tài khoản. Không tiết lộ mật khẩu cho người khác không có trách nhiệm cập nhật trên Hệ thống. Trường hợp thay đổi người sử dụng tài khoản, người tiếp nhận bàn giao tài khoản phải đổi lại mật khẩu và thay đổi thông tin người quản lý, sử dụng tài khoản trên Hệ thống.

  1. Quy định về cập nhật thông tin, báo cáo của chủ đầu tư, nhà đầu tư, chủ dự án thành phần:
  2. a) Khi chương trình, dự án được phê duyệt đầu tư: Cập nhật thông tin chương trình, dự án theo Quyết định chủ trương đầu tư. Quyết định đầu tư vào Hệ thống trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định đầu tư.
  3. b) Trong quá trình thực hiện dự án:

Các thông tin sau phải cập nhật chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ khi có điều chỉnh hoặc phát sinh:

– Phê duyệt điều chỉnh dự án;

– Phê duyệt, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;

– Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng;

– Kế hoạch vốn được cấp;

– Giá trị nghiệm thu, giá trị giải ngân;

– Thông tin về đánh giá, kiểm tra;

– Các báo cáo giám sát, đánh giá dự án.

Các thông tin phải cập nhật định kỳ hàng tháng (nếu có phát sinh):

– Thông tin hình ảnh hoặc phim về hiện trạng thi công tại hiện trường đối với các dự án có cấu phần xây dựng.

Các văn bản phải đính kèm bản quét màu văn bản gốc hoặc văn bản điện tử có chữ ký số chuyên dùng lên Hệ thống bao gồm:

– Quyết định/Chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu có);

– Quyết định đầu tư, Quyết định đầu tư điều chỉnh (nếu có);

– Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; Quyết định điều chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán (nếu có);

– Quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Quyết định phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có);

– Báo cáo kết quả đánh giá;

– Báo cáo kết quả kiểm tra.

  1. c) Các thông tin phải cập nhật định kỳ hằng tháng:

– Tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư;

– Thông tin hình ảnh hoặc phim về hiện trạng thi công tại hiện trường đối với các dự án có cấu phần xây dựng.

  1. d) Định kỳ hằng quý tổng, hợp thông tin trên Hệ thống và lập báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư của chủ đầu tư, chủ dự án thành phần và gửi cơ quan có thẩm quyền trên Hệ thống.

đ) Định kỳ hằng năm báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý trên Hệ thống.

  1. e) Khi kết thúc chương trình, dự án: Thực hiện cập nhật thông tin quyết toán dự án theo Quyết định phê duyệt quyết toán trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt quyết toán.
  2. Quy định về báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước:
  3. a) Triển khai, đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư, chủ dự án thành phần trong phạm vi quản lý cập nhật thông tin trên Hệ thống theo quy định tại khoản 4 Điều này;
  4. b) Định kỳ hàng năm báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trên Hệ thống.
  5. Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống:
  6. a) Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống nằm trong tổng mức đầu tư của dự án và thuộc chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của dự án và được xác định theo định mức;
  7. b) Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn lập dự toán, quản lý kinh phí lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống.
  8. Quy định về xây dựng, triển khai Hệ thống:
  9. a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng và quản lý vận hành hệ thống, thống nhất trên toàn quốc về công tác giám sát đánh giá đầu tư;
  10. b) Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm triển khai Hệ thống này tại cơ quan mình.
  11. Quy định về tích hợp, chia sẻ dữ liệu:
  12. a) Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

– Chia sẻ, tích hợp dữ liệu và báo cáo tình hình giải ngân của từng dự án đầu tư để làm cơ sở báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công của các cơ quan trên Hệ thống;

– Việc chia sẻ, tích hợp và báo cáo trên Hệ thống sẽ thay cho báo cáo bằng văn bản giấy.

  1. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống để đảm bảo tính thống nhất về thông tin, dữ liệu giữa Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư và các Hệ thống: Hệ thống thông tin về đầu tư công, Hệ thống thông tin về đầu tư, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Điều 102. Xử lý kết quả giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Các bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư, chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng và nhà đầu tư về những vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về việc xử lý thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền.
  2. Các cấp có thẩm quyền khi điều chỉnh chương trình, dự án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chương trình dự án khi điều chỉnh chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp dự án bắt buộc phải kiểm tra, đánh giá trước khi điều chỉnh thì các cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án theo quy định tại Nghị định này.
  3. Kết quả giám sát, đánh giá đầu tư là căn cứ để các cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư cho dự án trong các năm tiếp theo.
  4. Kết quả đánh giá kết thúc dự án là căn cứ để các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án.
  5. Kết quả đánh giá tác động chương trình, dự án là căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đầu tư các chương trình, dự án tương tự.

Điều 103. Xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
  2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư.
  3. Đối với các chương trình, dự án đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư, nhà đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, Giám đốc Ban quản lý dự án và các cán bộ được phân công nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của chủ chương trình, chủ đầu tư phải bị xử lý vi phạm như sau:
  4. a) 2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo bị khiển trách;
  5. b) 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 4 kỳ không báo cáo bị cảnh cáo.
  6. Trong trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo cáo thì các dự án đầu tư công chỉ được bố trí vốn kế hoạch và giải ngân sau khi tiến hành xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và bổ sung các nội dung hoặc báo cáo còn thiếu theo quy định.
  7. Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư:
  8. a) Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định;
  9. b) Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra.
  10. Hằng năm trên cơ sở báo cáo tổng hợp, đề xuất của cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư, các bộ, ngành, địa phương xem xét, quyết định xử lý đối với các chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư vi phạm quy định về giám sát và đánh giá đầu tư theo các hình thức:
  11. a) Khiển trách, cảnh cáo;
  12. b) Thay chủ chương trình, chủ đầu tư;
  13. c) Không giao làm chủ đầu tư các dự án khác.
  14. Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:
  15. a) Kiến nghị hình thức xử lý đối với các bộ, ngành, địa phương không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hoặc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư không đúng thời hạn, không đảm bảo chất lượng;
  16. b) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xử lý các vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư.

 Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 104. Xử lý chuyển tiếp đối với dự án đang trong quá trình thực hiện, phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia

  1. Dự án đang trong quá trình thực hiện là dự án đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Đối với dự án đang trong quá trình thực hiện nhưng có tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công, Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tưvà Điều 30 Luật Đầu tư, được thực hiện như sau:
  3. a) Các dự án được tiếp tục triển khai thực hiện; chủ đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình thực hiện đến người quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư;
  4. b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ đầu tư, nhà đầu tư để Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện dự án;
  5. c) Việc quản lý đối với các dự án quy định tại khoản này được thực hiện theo nhóm dự án quy định tại Quyết định đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp; các Quyết định đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trước đó (nếu có) và các quy định pháp luật có liên quan.
  6. Đối với dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi, mà các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư công, Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tưđược thực hiện như sau:
  7. a) Các dự án được tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (không phát sinh thay đổi); chủ đầu tư, nhà đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư về các vấn đề phát sinh tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia;
  8. b) Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, điều chỉnh dự án được thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm điều chỉnh dự án như đối với dự án hoặc nhóm dự án trước khi điều chỉnh;
  9. c) Người quyết định đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện dự án, trong đó có vấn đề phát sinh tiêu chí thuộc dự án quan trọng quốc gia;
  10. d) Việc quản lý đối với các dự án quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dự án quan trọng quốc gia.
  11. Việc báo cáo về tình hình thực hiện dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và khoản 8 Điều 79 Luật Đầu tư côngthực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 105. Quy định về chuyển tiếp trong giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Các Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với các kỳ thực hiện năm 2020 được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
  2. Các chương trình, dự án đã xác định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chi phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư được tiếp tục thực hiện hoặc xác định lại chi phí giám sát, đánh giá theo quy định tại Nghị định này.

Điều 106. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
  2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các quy định trước đây trái với Nghị định này và các quy định sau đây hết hiệu lực;
  3. a) Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia;
  4. b) Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia;
  5. c) Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
  6. d) Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Điều 107. Trách nhiệm thi hành

  1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhá nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, CN (2).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNGNguyễn Xuân Phúc

 

 PHỤ LỤC I
MẪU KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH

(Kèm theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH

I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

  1. Nhiệm vụ thẩm định:

Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hoặc: Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư.

  1. Cơ sở pháp lý tổ chức thẩm định

Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản của cấp có thẩm quyền có liên quan khác.

  1. Nội dung thẩm định dự án: Tùy theo loại nguồn vốn, hình thức đầu tư nội dung thẩm định phù hợp quy định tại Nghị định này.

Trong đó, nêu cụ thể từng nhiệm vụ và dự kiến phân công nhiệm vụ, hình thức xem xét, đánh giá các nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước/Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.

STT Nội dung thẩm định Hình thức đánh giá Thành viên HĐTĐNN/TCGTĐLN chịu trách nhiệm chính theo chức năng QLNN được phân công
1 ………………… …………………
2 ………………… …………………
………………… …………………

II. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

  1. Đề xuất thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.

(Xác định rõ thành phần, nội dung công việc cho Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành).

  1. Đề xuất về thuê tư vấn thẩm tra (nếu có).

(Dự kiến số lượng vị trí chuyên gia cần thiết để thực hiện nhiệm vụ thẩm tra gắn với từng nội dung trong báo cáo thẩm định; xác định nhiệm vụ cụ thể của các chuyên gia; dự kiến chi phí cần thiết và có dự toán chi phí kèm theo)

III. THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

  1. Chương trình làm việc của Hội đồng.
  2. Kế hoạch thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
  3. Kế hoạch lựa chọn tư vấn thẩm tra (nếu có).

IV. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

  1. Địa điểm và phương tiện làm việc.
  2. Chi phí thẩm định, thẩm tra Dự án (có dự toán chi tiết kèm theo).
  3. Các điều kiện làm việc khác

 

 PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO DỰ ÁN PHÁT SINH VẤN ĐỀ THUỘC TIÊU CHÍ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

(Kèm theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:          /BCDAQTQG …….., ngày … tháng … năm…

 

BÁO CÁO DỰ ÁN PHÁT SINH VẤN ĐỀ THUỘC TIÊU CHÍ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Tên dự án:……………………..

Kính gửi:………………………………………………….

I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

  1. Tên dự án:
  2. Chủ đầu tư:
  3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
  4. Mục tiêu của dự án:
  5. Quy mô, công suất:
  6. Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính:
  7. Địa điểm dự án:
  8. Diện tích sử dụng đất:
  9. Hình thức quản lý dự án:
  10. Các mốc thời gian về dự án:

– Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các quyết định điều chỉnh (nếu có):

– Thời gian thực hiện dự án:

  1. Tổng mức đầu tư:
  2. Nguồn vốn đầu tư:
  3. Nội dung vấn đề phát sinh thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia:

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

  1. Tình hình thực hiện dự án:
  2. a) Tiến độ thực hiện dự án (công tác lập thiết kế kỹ thuật, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, công tác đấu thầu, công tác thực hiện hợp đồng,…).
  3. b) Giá trị khối lượng thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
  4. c) Tình hình quản lý vốn và tổng hợp kết quả giải ngân.
  5. d) Chất lượng công việc đạt được (mô tả chất lượng công việc đã đạt được tương ứng với các giá trị khối lượng công việc trong từng giai đoạn đã được nghiệm thu, thanh toán).

đ) Các chi phí khác liên quan đến dự án.

  1. e) Các biến động liên quan đến quá trình thực hiện dự án.
  2. Công tác quản lý dự án:
  3. a) Kế hoạch triển khai thực hiện.
  4. b) Kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra và điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu.
  5. c) Công tác đảm bảo chất lượng và hiệu lực quản lý dự án.
  6. Tình hình xử lý, phản hồi thông tin:
  7. a) Việc đảm bảo thông tin báo cáo theo quy định (tính đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn của thông tin báo cáo).
  8. b) Xử lý thông tin báo cáo (việc xử lý các thông tin báo cáo kịp thời kể từ khi nhận được báo cáo để phản hồi kịp thời, tránh gây hậu quả bất lợi cho dự án).
  9. c) Kết quả giải quyết các vướng mắc, phát sinh (nếu các kết quả đạt được thông qua quá trình đã xử lý các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án).

III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VẬN HÀNH DỰ ÁN (nếu có)

  1. Thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án (nêu rõ thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án và so sánh với các chỉ tiêu được phê duyệt trong giai đoạn thực hiện đầu tư).
  2. Tính bền vững; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của dự án (nếu có).
  3. Tình hình sản xuất, kinh doanh (đối với dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh).

– Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội…).

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).

– Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).

IV. NỘI DUNG VÀ LÝ DO ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN (nếu có)

  1. Nêu rõ các nội dung chính của việc điều chỉnh dự án, các thành phần của dự án được điều chỉnh
  2. Nêu rõ các lý do, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến phải điều chỉnh dự án (trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án).
  3. Đánh giá lại hiệu quả dự án điều chỉnh.

V. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).

 

CƠ QUAN BÁO CÁO

(Ký tên, đóng dấu)

 

 PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO QUỐC HỘI VỀ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

(Kèm theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /BCDAQTQG …….., ngày … tháng … năm…

 

BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Tên dự án:……………………..

Kính gửi:………………………………………………….

I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

  1. Tên dự án:
  2. Chủ đầu tư:
  3. Tổ chức tư vấn lập dự án:
  4. Mục tiêu của dự án:
  5. Quy mô, công suất:
  6. Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính:
  7. Địa điểm dự án:
  8. Diện tích sử dụng đất:
  9. Hình thức quản lý dự án:
  10. Các mốc thời gian về dự án:

– Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các quyết định điều chỉnh (nếu có):

– Thời gian thực hiện dự án:

  1. Tổng mức đầu tư:
  2. Nguồn vốn đầu tư:

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

  1. Công tác triển khai dự án: (tóm tắt các kết quả chính và tình hình giải ngân của dự án đã thực hiện đến thời điểm báo cáo)
  2. Công tác quản lý dự án: (tóm tắt các nội dung chính về công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật hiện hành; và kết quả xử lý, phản hồi thông tin báo cáo cấp có thẩm quyền)

III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN (nếu có):

  1. Nêu rõ các nội dung chính của việc điều chỉnh dự án, các thành phần của dự án được điều chỉnh.
  2. Nêu rõ các lý do, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan dẫn đến phải điều chỉnh dự án (trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án).
  3. Đánh giá lại hiệu quả dự án điều chỉnh.

IV. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VẬN HÀNH DỰ ÁN (nếu có)

  1. Thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án (nêu rõ thực trạng kinh tế – kỹ thuật, vận hành của dự án và so sánh với các chỉ tiêu được phê duyệt trong giai đoạn thực hiện đầu tư).
  2. Tính bền vững; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của dự án (nếu có).
  3. Tình hình sản xuất, kinh doanh (đối với dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh).

– Tình hình sử dụng lao động (số lượng, cơ cấu trình độ) đến thời điểm báo cáo.

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động (lương, bảo hiểm, trợ cấp, phúc lợi xã hội…).

– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo, số còn phải nộp, nêu rõ nguyên nhân chưa nộp).

– Tình hình lợi nhuận (số thực hiện trong kỳ báo cáo, số lũy kế đến thời điểm báo cáo).

V. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).

 

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : Sửa giàn phơi Quận Bắc Từ Liêm
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Bảng tiến độ thi công nhà xưởng

Do đó, để việc xây dựng trở nên thuận lợi và tránh được những yếu tố làm ảnh hưởng đến thời gian thi công, chất lượng công trình thì việc lập bảng tiến độ thi công là điều rất cần thiết.

Download Tiến độ thi công nhà xưởng

Mật khẩu : Cuối bài viết

Lập tiến độ nhất thiết phải qua các bước:

Bước 1: Kê khai hạng mục công trình thích đáng

Kê khai các công trình đơn vị trong toàn bộ hệ thống công trình, các hạng mục bộ phận của công trình đơn vị, các hạng mục đối với công tác chuẩn bị, phụ trợ và kết thúc..v.v..
Sau đó dựa theo trình tự thi công trước sau và mức độ liên qan giữa chúng ới nhau tiến hành sắp xếp tổng hợp một cách hợp lý và thích đáng.

Bước 2: Tính toán khối lượng công trình

Căn cứ vào từng hạng mục công trình đã kê khai mà tính toán khối lượng công trình chủ yếu, thứ yếu, công trình chuẩn bị, công trình phụ.
Tùy theo từng giai đoạn thiết kế mà yêu cầu độ chi tiết khi tính toán khối lượng khác nhau, kết quả tính toán được thể hiện thành bảng.

Bước 3:  Sơ bộ vạch tuần tự thi công với công trình đơn vị

Đầu tiên vạch tiến độ đối với các hạng mục công trình chủ yếu, sau đó đến hạng mục công trình thứ yếu.

Bước 4: Xác định phương pháp và các thiết bị máy móc cho các hạng mục công trình chủ yếu

Lựa chọn phương pháp thi công và thiết bị máy móc phải xuất phát từ điều kiện thực tế cho phép (tính khả thi)
Bước 5: Lập kế hoạch về cung ứng nhiên liệu, máy móc

Căn cứ vào kế hoạch tổng tiến độ sơ bộ đã vạch và các chỉ tiêu, định mức của nhà nước
Kế hoạch cung ứng phải phù hợp với kế hoạch phân phối, cung ứng, cấp phát của nhà nước và các hợp đồng giao nhận hàng hóa, thiết bị, bán thành phẩm của các xí nghiệp gia công
Bước 6: Sửa chữa và điều chỉnh tổng tiến độ kế hoạch sơ bộ

Sau khi điều chỉnh kế hoạch tổng tiến độ sơ bộ và các kế hoạch cung ứng tương ứng để được kế hoạch tổng tiến độ hoàn chỉnh thì thể hiện kết quả lên bảng tổng tiến độ và vẽ biểu đồ cung ứng nhân lực, vật tư, thiết bị cho toàn bộ công trình

Kết luận

Với những thông tin trên đây, hosoxaydung.com đã giới thiệu cụ thể về Bảng tiến độ thi công nhà xưởng. Nếu muốn được tư vấn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

 XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG THEO CHUẨN QUỐC TẾ:

Lý do bạn nên chọn VINACON:

1. Cung cấp giải pháp thiết kế, xây dựng nhà xưởng Đẹp, Chất Lượng cao.

2. Giá thi công nhà xưởng tối ưu nhất.

3. Dự Toán chính xác giá thi công nhà xưởng.

4. Thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng.

5. Hỗ trợ tư vấn - gặp gỡ trao đổi hoàn toàn miễn phí.

VINACON là công ty chuyên thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, nhà kho công nghiệp chất lượng cao ngoài ra VINACON còn thiết kế thi công tòa nhà văn phòng, tham gia khảo sát, kiểm định,....

VINACON đã tham gia nhiều công trình xây dựng khắp nước. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng những công trình có quy mô lớn của các nhà đầu tư nổi tiếng đến từ các quốc gia trên khắp thế giới như: Japan, Korean, Đài Loan, America (USA), Singapore,....

Uy tín của VINACON ngày càng được củng cố khi chúng tôi được biết đến nhiều hơn qua những lời khen ngợi về thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, tinh thần cầu thị và trung thực trong kinh doanh.

VINACON giờ đây đã là một thương hiệu được tin cậy đối với những chủ đầu tư có tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.

Lợi ích của quý khách:

Chúng tôi đã và đang triển khai các dự án nhà xưởng quy mô lớn từ 70.000 mét vuông đến hơn 200.000 mét vuông của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như: Korean, Japan, Đài Loan,... Chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về uy tín, năng lực thực hiện dự án tại Việt Nam, vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế Giới.

VINACON cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ xây dựng nhà xưởng tốt nhất. Bằng sự nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, chúng tôi đã chinh phục được nhiều dự án lớn và lấy được lòng tin cũng như sự hài lòng của các "Ông Lớn" trên thế giới sang Việt Nam đầu tư công trình.

VINACON rất hân hạnh được phục vụ quý khách với tinh thần: "HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN"

Những mô hình xây dựng nhà xưởng tiền chế phổ biến hiện nay:

NHỮNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG VINACON ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

VINACON đang triển khai xây dựng nhà xưởng công nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VINACON VIỆT NAM

Chi nhánh Hà Nội : Số 17 Tố Hữu - C37 Bộ Công An - Tố Hữu - Nam Từ Liêm
☎️ Hotline: 0904.87.33.88
Chi nhánh HCM : 44 Nguyễn Ảnh Thủ - P.Tân Chánh Hiệp - Quận 12
☎️ Hotline: 0912.07.64.66
Chi nhánh Đà Nẵng : 68 đường Tôn Đức Thắng - P. Hoà Khánh - Quận Liên Chiều
☎️ Hotline: 0902.038.666

MẪU THIẾT KẾ  NHÀ XƯỞNG ĐẸP 2021

Mẫu thiết kế Nhà xưởng công ty HOSIDEN

Chủ đầu tư : Công ty TNHH Hosiden Vina

Địa điểm : Khu công nghiệp Quang Châu Bắc Giang

Quy mô dự án : 20.000 m²  

Đơn vị thiết kế : Vinacon Việt Nam

Mẫu thiết kế Nhà xưởng công ty Nasyo

Chủ đầu tư : Công ty TNHH Nasyo

Địa điểm : Khu công nghiệp Lương Sơn

Quy mô dự án : 2.000 m²

Mẫu thiết kế Nhà xưởng công ty MyungBoo Vina

Chủ đầu tư : Công ty TNHH MyungBoo Vina

Địa điểm : Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng

Quy mô dự án : 17.000 m²  

Đơn vị thiết kế : Vinacon Việt Nam

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Cẩm nang xây dựng nhà xưởng từ A đến Z
  2. Top 20 danh sách các nhà thầu xây dựng nhà xưởng uy tín
  3. Báo giá thiết kế Nhà xưởng
  4. Đơn giá thi công nhà xưởng
  5. Các bước lập dự toán nhà xưởng
  6. Tổng hợp các mẫu hợp đồng thiết kế và thi công Nhà xưởng
  7. Các mẫu File tính toán cho nhà xưởng
  8. Các mẫu dự toán nhà xưởng nhà xưởng
  9. Các mẫu bản vẽ nhà xưởng Full
  10. Phần mềm Dự toán Online Nhà xưởng
  11. Mẫu thiết kế nhà xưởng đẹp nhất hiện nay
  12. Biện pháp thi công lắp dựng nhà xưởng

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Bài viết hữu ích khác tại Hosoxaydung.com

  1. Các bước quản lý tiến độ hiệu quả trong quản lý dự án
  2. Hỏi đáp tiến độ thi công
  3. Tiến độ thi công là gì ? Cách lập tổng tiến độ thi công nhanh nhất
  4. Top 5 phần mềm lập tiến độ thi công tốt nhất hiện nay
  5. 6 Bước căn bản để lập tiến độ dự án
  6. Bảng tiến độ thi công nhà xưởng

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Phần mềm quản lý công trình xây dựng miễn phí bằng Excel VBA

Phần mềm quản lý công trình xây dựng miễn phí bằng Excel VBA

Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.

Download Phần mềm quản lý công trình xây dựng miễn phí bằng Excel VBA

Mật khẩu : Cuối bài viết

Tìm kiếm trên mạng, các kỹ sư phát triển phần mềm Tư vấn giám sát TVGS GXD thấy PVTEK Việt Nam có chia sẻ bảng tính Excel (gọi là Phần mềm quản lý công trường). Theo PVTEK Việt Nam chia sẻ: đây là phần mềm quản lý công trường của các kỹ sư người Nhật thực hiện tại dự án Vina Tower.

Khi nghiên cứu chi tiết bên trong thấy đây là các bảng tính Excel được tổ chức để thực hiện theo dõi, báo cáo, đánh giá thực hiện khối lượng và tiến độ của:
Gói thầu: Hoàn thiện trong nhà và cung cấp lắp đặt trang thiết bị công trình (MEP)
Dự án: Vinata Tower Khuất Duy Tiến

Các Kỹ sư xây dựng và Kỹ sư MEP Việt Nam tham khảo, hãy cố gắng làm sao ứng dụng được vào công việc nhé. Tôi gợi ý về 1 số lợi ích và hướng đi giúp bạn:
– Đơn giản hoá trong quá trình quản lý cũng như vận hành tại công trường.
– Bảng tính không có code VBA lập trình gì, nhưng bạn có thể học hỏi được cách tổ chức bảng tính để quản lý công trình xây dựng của người Nhật.
– Bạn có thể nghiên cứu ứng dụng, lập trình VBA hoặc C++, C# để tự động hóa thêm, tiềm năng là 1 ứng dụng tốt cho anh/em xây dựng đấy.
– Hãy trao đổi về cách sử dụng, viết thêm hướng dẫn ứng dụng nếu bạn tìm ra xuống dưới đây. Chia sẻ để được chia sẻ, khi bạn nêu ý của mình, có thể nhiều người sẽ chia sẻ với bạn những thứ hay nữa.

Nếu link bị lỗi hãy tải file đính kèm dưới bài này (bạn phải đăng ký tài khoản diễn đàn thì mới tải được). Link là file gốc từ PVTEK Việt Nam, còn file đính kèm bài này tôi có trình bày, biên tập lại cho đẹp hơn 1 chút. Hi vọng tôi có thời gian để nghiên cứu nâng cấp thêm bảng tính này giúp các đồng nghiệp quan tâm.

Phần mềm quản lý công trình xây dựng luôn là phân khúc tốt, chưa có ai làm, cần gì phải lao vào thị trường có đầy người tranh nhau rồi cho mệt. Nếu thu xếp được chắc tôi và các Kỹ sư GXD cũng sẽ nghiên cứu thêm về Phần mềm quản lý công trình xây dựng.

Hy vọng sẽ giúp các nhà thầu đơn giản hoá và tối ưu trong việc quản khối lượng, tiến độ trong các công trình của mình 1 cách hiệu quả và tối ưu.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : sửa giàn phơi linh đàm
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Cách Tính Giá Xây Nhà 3 Tầng Dễ Hiểu Nhất

Nhằm giúp quý khách hàng trả lời các câu hỏi trên, công ty AZhome đã viết bài này. Tất cả thông tin cần hiểu về khoản tiền xây nhà 3 tầng sẽ được mang đến quý gia chủ thông qua bài viết này. Nào, mời quý chủ nhà chúng ta hãy đọc nha.

Số tiền cần để xây nhà 1 trệt 2 lầu được tính như thế nào?
Khoản phí xây dựng mẫu nhà 1 trệt 2 lầu thường được tính bằng cách lấy tổng diện tích thi công nhân cho giá trên 1m2.

Số tiền cần để xây nhà 3 tầng = Tổng diện tích thi công x Đơn giá trên 1m2

* Tổng diện tích xây dựng = Diện tích phần móng + Diện tích sàn trệt + Diện tích lầu 1 + Diện tích lầu 2 + Diện tích mái

* Giá trên 1m2 gồm phần xây thô, vật tư hoàn thiện và chi phí thợ. Ở Bình Dương hiện tại chi phí xây khoảng từ 5.000.000 – 7.000.000 VND/m2. (Thay đổi do diện tích ngôi nhà và vật tư mà khách hàng chọn.)

Công ty thiết kế xây dựng Đất Thủ có 1 lưu ý nhỏ với gia chủ về cách tính tổng diện tích thi công. Nó sẽ là hệ số quy đổi từ các hạng mục thi công ở trong ngôi nhà. Bao gồm: móng, sàn, mái.

– Móng sẽ tính từ 30% đến 50% diện tích sàn (móng đơn thì hệ số 30%, móng đài cọc là 40%, móng băng là 50%…)

– Sàn sẽ được tính 100% diện tích. Sàn được hiểu là phần diện tích có mái che ( như tầng trệt, lầu 1,…Sân thượng có mái che.)

– Mái được tính từ 30% đến 100% diện tích. (Mái Tole sẽ tính 30%, mái bê tông cốt thép tính 50%, với mái ngói kèo sắt 70%…)

Ví dụ minh họa

Nào, mời anh chị cùng tìm giải đáp câu hỏi “để xây nhà 1 trệt 2 lầu kiểu nhà phố 5m x 20m (tổng diện tích xây dựng 100m2) cần bao nhiêu tiền?” nha. Chỉ cần tính ra tổng diện tích thi công rồi nhân với đơn giá tương ứng là xong ngay. Chẳng hạn công trình này sử dụng móng đơn, mái tôn, khi ấy:

Tổng Diện Tích Thi công = Diện tích phần móng đơn quy đổi + Diện tích sàn trệt + Diện tích lầu 1 + Diện tích lầu 2 + Diện tích phần mái quy đổi = 100×0,3 + 100 + 100 + 100 + 100×0.3 = 360 m2

Lấy đơn giá xây 5.000.000 – 7.000.000 VND/m2 nhân cho tổng diện tích xây dựng 360m2. Khi đó chi phí xây nhà 3 tầng bên trên sẽ trong khoảng từ 1.800.000.000 – 2.520.000.000 VND.
Từ cách tính trên, anh chị tính ra dễ dàng các diện tích khác. Ví dụ như chi phí xây nhà 3 tầng 40m2, khoản tiền cần để nhà 1 trệt 2 lầu 60m2, chi phí xây nhà 3 tầng 80m2…

3 Cách giúp tiết kiệm tiền xây nhà 3 tầng
Thiết kế khoa học, thi công chất lượng và mảnh ghép cuối cùng đó là chi phí tiết kiệm. Bộ 3 yếu tố này luôn luôn là mong muốn của đa số anh chị xây nhà 3 tầng tầng chờ đợi.
Dưới đây công ty kiến trúc xây dựng Đất Thủ xin mách nhỏ quý khách hàng một số mẹo nhằm tiết kiệm tiền xây nhà nhất nhé. Mời gia chủ cùng đọc và ngẫm thử.

1. Đừng quá cầu kỳ trong thiết kế gây phát sinh thêm những hạng mục xây dựng
Khi lắng nghe câu chuyện của một khách hàng, anh ấy đã chia sẻ về hành trình lần đầu xây nhà với Đất Thủ. Căn nhà đầu tiên khi xâu dựng anh đã cố đưa vào nó hết những ý tưởng, những gì anh muốn. Anh tận dụng hết mọi diện tích. Kết quả là trên diện tích sàn 90m2, khu vực tầng trệt đã bị chập hẹp. Vì ngoài phòng tiếp khách và bếp anh đã xây thêm một phòng ngủ ở giữa. Khoảng tiền dùng để xây dựng khi ấy vừa bị đẩy lên. Mà trong quá trình sinh hoạt thường ngày lại có thêm những bất tiện, không thoải mái.

Để không rơi vào tình huống trên, trước khi bắt đầu, quý chủ nhà hãy xác định rõ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Những yếu tố nào khách hàng mong muốn có trong không gian sống? Anh chị muốn có nhiều phòng riêng biệt hay muốn không gian mở?…Khi đi từ nhu cầu cụ thể sẽ giúp quý khách hàng có những dự tính đúng hơn về thiết kế. Nhờ đó xác định đúng hạng mục xây dựng cần thiết cho căn tương lai.
2. Cân đối chi phí vật tư thích hợp với số tiền có
Vật liệu xây dựng là khoản chi cao nhất trong tổng giá xây nhà. Vì trong suốt quá trình xây nhà, giữa các loại vật liệu có sự chênh nhau về giá khá lớn. Để kiểm soát được số tiền, quý chủ nhà cần có cái nhìn tổng quan về giá các vật liệu. Tính toán cân đối giữa chúng. Từ đó có sự điều chỉnh cho thích hợp với khoản chi phí đặt ra.

Ví dụ như chủ nhà muốn ngôi nhà ấn tượng ngay từ lần đầu chạm mắt nên đầu tư mạnh vào gạch ốp cột trước nhà. Sau đó để cân đối được khoản tiền cho vật liệu xây dựng, chủ nhà giảm đi khoảng tiền của các thiết bị vệ sinh. Đây cũng là cách đa số quý chủ nhà vẫn làm: bù qua xớt lại những vật liệu hoàn thiện. Sao cho chúng phù hợp với số tiền đã chuẩn bị và sở thích của gia đình.
3. Chọn dịch vụ xây nhà trọn gói – giải pháp giảm thiểu chi phí
Nghe có vẻ không thuyết phục, nhưng thật ra khi chọn xây nhà trọn gói sẽ giúp chủ nhà giảm được số tiền hơn. Vì các công ty sẽ có các kinh nghiệm, các khâu công đoạn hiệu quả, giảm thiểu chi phí cho anh chị. Bên cạnh đó, thường họ sẽ tặng kèm phần xin giấp phép xây dựng cùng với bản vẽ thiết kế cho gia chủ. Các công ty sẽ tính toán thiết kế, xây dựng để ngôi nhà trong số tiền quý khách hàng đưa ra. Hạn chế trường hợp phát sinh, vượt khả năng tài chính. Giúp quý gia chủ tiện theo dõi, dễ cân đối chi phí hơn.

Hợp đồng thi công nội thất mới nhất

Chi tiết mẫu hợp đồng thi công nội thất đầy đủ và mới nhất

Bạn đã tìm được đơn vị thi công nội thất uy tín và đang muốn biết mẫu hợp đồng bao gồm những gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các vấn đề và điều khoản của hợp đồng thi công nội thất mà chúng tôi đưa ra sau đây nhé!

Download Hợp đồng thi công nội thất mới nhất

Mật khẩu : Cuối bài viết

Hợp đồng thi công nội thất có vai trò gì?

Hop Dong Thi Cong Noi That 1

Dù công trình của bạn là lớn hay nhỏ thì hợp đồng thi công vẫn đóng vai trò rất quan trọng như sau:

  • Đảm bảo quyền lợi của bên gia chủ và bên chủ thầu thi công
  • Ghi rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của bên đảm nhận công trình
  • Những yêu cầu và thỏa thuận của hai bên trong quá trình thi công
  • Thời gian bắt đầu khởi công, các giai đoạn nhỏ, hoàn tất dự án, bàn giao…cần được ghi rõ ràng.

Hợp đồng thi công nội thất bắt buộc phải có khi 2 bên làm việc và thỏa thuận với nhau, đây sẽ vừa là cầu nối vừa là bằng chứng để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ các điều khoản và nội dung có trong bản hợp đồng để nắm rõ.

THAM KHẢO: Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất

Những nội dung chính có trong bản hợp đồng thi công nội thất

Với mỗi bản hợp đồng sẽ có sự thay đổi tùy vào sự đàm phán của khách hàng và chủ thầu thi công, sau khi đã thống nhất với nhau sẽ ký kết và hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Một bản hợp đồng thi công nội thất chuẩn sẽ có những nội dung chính như sau:

  1. Thông tin của bên đại diện về mặt pháp lý tiếp nhận hợp đồng này
  2. Thông tin của 2 bên giao dịch: khách hàng và chủ thầu (thông tin cần chuẩn xác)
  3. Một số tư liệu đi kèm của đôi bên: số chứng minh nhân dân, địa chỉ, …
  4. nếu chủ thể là 1 tổ chức: có thể để tên công ty, địa chỉ và số tài khoản giao dịch của công ty luôn.
  5. Nêu rõ những nguyên vật liệu sẽ dùng trong công trình cụ thể: màu sắc, chất liệu, …
  6. Báo giá chi tiết từng khoản cụ thể để không bị phát sinh thêm nhiều chi phí về sau (quyền lợi của khách hàng).
  7. Những khoản mục bên thầu cần mua hay yêu cầu khách hàng cung cấp thì phải ghi rõ trong hợp đồng (quyền lợi của nhà thầu).
  8. các hình thức thanh toán hợp đồng (giai đoạn thanh toán)
  9. Thời gian bắt đầu thi công, tiến độ và thời gian hoàn thành 100% dự án bao lâu? Nếu chậm trễ thời gian thì bên chủ thầu phải đền bù ra sao? (khách hàng cần deal rõ vấn đề này).
  10. Những giấy tờ và thủ tục cấp phép cần những gì thì 2 bên phải trao đổi kỹ lưỡng với nhau.
  11. Những giải quyết và tranh chấp (nếu có về sau) sẽ thực hiện theo mục nào ghi trên hợp đồng
  12. Những khoản bồi thường, hay chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện
  13. Cuối cùng có phần phụ lục đi kèm, chữ ký và mộc đóng dấu của 2 bên.

Hop Dong Thi Cong Noi That 2

Các lưu ý quan trọng khi xây dựng hợp đồng thi công nội thất

  • Nắm rõ nội dung chính mà bản hợp đồng cần có như đã nêu ở trên
  • Mỗi bên giữ 1 bản hợp đồng, khi có bổ sung hay thay đổi gì thì cả 2 bên cần thương lượng lại sửa hợp đồng chứ không được tự ý thêm bớt bất cứ thông tin gì trong hợp đồng. Nếu khi đối chiếu lại thấy thông tin sai lệch thì bên tự chỉnh sửa sẽ bị truy cứu theo pháp luật.
  • Hợp đồng thi công cần được thực hiện bởi người soạn thảo am hiểu và nắm rõ các mục công việc, cũng như các quy tắc liên quan đến xây dựng.
  • Nếu công trình lớn thì cần đến bên thứ 3 làm chứng và giám sát bản hợp đồng để tránh khỏi những tranh chấp xung đột sau này.

Tham khảo các mẫu hợp đồng thi công nội thất đầy đủ nhất

Mẫu hợp đồng thi công nội thất 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THI CÔNG NỘI THẤT

– Căn cứ Bộ Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006.

– Căn cứ vào Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005.

– Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.

Hôm nay, ngày       tháng      năm  2017, tại địa điểm văn phòng công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng  Azhome Việt Nam –Tầng 12A – Tòa Nhà The Pride – Tố Hữu – Hà Đông – Hà Nội

Chúng tôi gồm các bên dưới đây:

BÊN A: CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH

  • Người đại diện : …………………………………………………………………………………
  • Địa chỉ : ……………………………………………………………………………………………
  • CMT …………………………..        Ngày cấp :  …………….. Tại :  ……………………..
  • E-mail :  ……………………………..  Điện thoại : ………………………………..

BÊN B : CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG AZHOME VIỆT NAM

  • Người đại diện : PHẠM VĂN QUANG      Chức vụ : Giám đốc
  • Địa chỉ  : Tầng 12A – Tòa nhà The Pride – Tố Hữu – Hà Nội
  • Mã số thuế : 0109474960
  • Điện thoại : 043.999.3868  – Hotline: 0904.87.33.88 – 0912.07.64.66
  •  Website : https://azhomegroup.vn   Email: cskh.azhome@gmail.com
  • Tài khoản số : 2171.0000.218626
  • Phạm Văn Quang  – Ngân hàng BIDV – CN Từ Liêm – Hà Nội

 

HAI BÊN THỎA THUẬN KÝ KẾT

HỢP ĐỒNG KINH TẾ NÀY VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU

Điều 1. Nội dung công việc phải thực hiện.

Bên A giao cho bên B thực hiện công việc : Cung cấp, thi công và lắp đặt hoàn thiện nội thất theo đúng Hồ sơ thiết kế và báo giá được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng các quy định của pháp luật.

Điều 2. Giá trị của hợp đồng.

Giá trị hợp đồng (Chi tiết theo phụ lục 1 : Báo giá thi công hoàn thiện nội thất căn hộ ) :

……………. VNĐ (Bằng chữ :                                                                                                                             .)

Điều 3: Chất lượng & các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.

Bên B phải thực hiện đúng theo thiết kế, bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu thi công và vật tư lắp đặt theo bản vẽ đính kèm.

Điều 4. Thời gian thi công và nghiệm thu hàng hóa.

4.1 Thời gian thi công:

Tổng thời gian sản xuất, thi công, và hoàn thiện là 30 ngày kể từ ngày bên B nhận được tiền tạm ứng của bên A và bên A xác nhận hồ sơ kỹ thuật thi công.

4.2 Nghiệm thu:

  • Bên A nghiệm thu tại Dự án sau khi Bên B thi công lắp đặt xong.

Điều 5. Thanh toán, tạm ứng.

5.1 Hình thức thanh toán : Tiền mặt.

5.2 Tạm ứng, thanh toán: Thanh toán làm 03 đợt

Đợt 1 : Bên A tạm ứng 40% giá trị Hợp Đồng tương ứng với……………………..( Bằng chữ :………………………………………………..).

Đợt 2 : Bên A tạm ứng 40% giá trị Hợp Đồng tương ứng với……………………( Bằng chữ :   ……………………………………………….. ). Sau khi bên B chuyển hàng lên tập kết tại công trình. Bên A nghiệm thu khối lượng và chất lượng sản phẩm.

Đợt 3 : Sau khi bên B thi công hoàn thiện xong toàn bộ khối lượng của hợp đồng bên A sẽ thanh toán cho bên B tổng giá trị của hợp đồng.

            5.3. Thanh lý hợp đồng :

  1. a) Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp:

– Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;

– Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.

  1. b) Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt ( hủy bỏ).

Điều 6. Hình thức hợp đồng.

Hợp đồng theo đơn giá cố định (theo báo giá của bên B, được bên A chấp nhận).

Điều 7. Tạm dừng, hủy bỏ hợp đồng.

7.1. Tạm dừng thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng có thể được tạm dừng thực hiện trong các trường hợp sau:

–  Do có sự thỏa thuận, thống nhất của hai bên trong quá trình thực hiện;

–  Do xảy ra sự kiện bất khả kháng theo điều 9 của Hợp đồng này.

Một bên có quyền quyết định tạm dừng thực hiện hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết vướng mắc để tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký. Nếu bên tạm dừng không thông báo mà việc tạm dừng đó gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Thời gian tạm dừng và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng sẽ được hai bên thỏa thuận theo thực tế.

7.2. Hủy bỏ hợp đồng:

Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia trong các trường hợp sau:

7.2.1. Bên B cố ý kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng gây chậm tiến độ mà  không có lý do xác đáng.

7.2.2. Bên B cung cấp sản phẩm không đúng theo Điều 1 của hợp đồng này.

7.2.3. Bên B cố ý đưa vào công trình những vật tư không đúng chủng loại, chất lượng theo yêu cầu  nội dung của hợp đồng.

7.2.4. Bên A cố tình cản trở việc thực hiện hợp đồng của Bên B.

7.3. Khi hợp đồng được hủy bỏ thì hợp đồng đó không còn hiệu lực tính từ thời điểm hợp đồng được bị hủy bỏ.

Điều 8: Trách nhiệm của các bên.

8.1. Trách nhiệm của Bên A:

8.1.1. Tạo điều kiện cho Bên B thực hiện hợp đồng.

8.1.2. Bàn giao mặt bằng để Bên B thi công. Nếu bên A bàn giao mặt bằng chậm  thì thời gian thi công tại điều 3 sẽ được điều chỉnh tăng lên tương ứng với số ngày chậm bàn giao mặt bằng.

8.1.3. Bố trí nguồn điện để bên B thuận tiện khi thi công lắp dựng tại công trường.

8.1.4. Cử người có trách nhiệm nhận, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa khi giao nhận, lập biên bản và trả lại Bên B những mặt hàng mà Bên A phát hiện không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã thỏa thuận.

8.1.5. Thanh toán hợp đồng cho Bên B theo đúng quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này. Cử người có trách nhiệm cùng với Bên B làm đối chiếu công nợ theo khối lượng thi công thực tế, giao nhận và thanh lý hợp đồng.

8.2. Trách nhiệm của Bên B:

8.2.1.Thực hiện công việc theo đúng tiến độ của Bên A yêu cầu về số lượng chủng loại đã được quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này.

8.2.2. Nếu công việc thực hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng như yêu cầu của bên A thì phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc sửa đổi bổ sung và làm lại cho đúng với yêu cầu về chất lượng theo nội dung của hợp đồng.

8.2.3. Bên B phải chịu trách nhiệm đền bù toàn bộ những thiệt hại, hư hỏng đến các hạng mục khác trong dự án của bên A do bên B gây ra trong quá trình bên B thi công.

8.2.4. Tuân thủ tất cả các quy định của ban quản lý tòa nhà về an toàn xây dựng, sửa chữa. Nếu vi phạm bên B phải tự nộp phí theo quy định.

8.2.5. Bên B cam kết tự chịu trách nhiệm an toàn về con người trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều 9: Phạt do vi phạm hợp đồng.

9.1. Nếu sau 5 ngày kể từ ngày bên B nhận được tiền tạm ứng của bên A mà Bên B chưa triển khai thi công công việc thì Bên A có quyền hủy hợp đồng theo Điều 6 nêu trên mà không phải chịu bất cứ chi  phí phát sinh nào.

9.2. Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, nếu bên B đơn phương tạm dừng công việc không có lý do chính đáng thì bên B phải hoàn lại toàn bộ tiền tạm ứng cho bên A và không được nhận bất cứ khoản chi phí nào.

9.3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ.

Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Điều 10 :Trường hợp bất khả kháng.

Sự việc bất khả kháng xảy là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như: Thiên tai, động đất, bão lũ, lốc, sóng thần, sạt lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, bạo loạn,….và các thảm họa khác chưa lường hết được.

Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng.

–  Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra.

– Thông báo ngay cho bên kia về sự việc bất khả kháng xảy ra trong vòng 03 ngày sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

– Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự việc bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ  theo hợp đồng của mình.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp.   

Khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tích cực chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua trung gian hòa giải hoặc Tòa án kinh tế thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Bảo hiểm và Bảo hành công trình.

1.Bảo hiểm

Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với người lao động và bảo hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

  1. Bảo hành
  2. a) Bên B có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình sau khi bàn giao cho bên Nội dung bảo hành của sản phẩm bao gồm: khắc phục, sửa chữa khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của bên B gây ra.
  3. b) Thời gian bảo hành sản phẩm được tính từ ngày bên B bàn giao công trình cho bên A. Bên B có trách nhiệm bảo hành toàn bộ các sản phẩm vật tư do mình cung cấp theo khối lượng của hợp đồng tại công trình của bên A trong thời gian sử dụng là 18 tháng, bảo trì trong thời gian 5 năm.
  4. c) Bên B không có trách nhiệm bảo hành sản phẩm do lỗi của bên A gây ra trong quá trình sử dụng.

Điều 13. Hồ sơ hợp đồng.

Hồ sơ hợp đồng bao gồm hợp đồng kinh tế, các tài liệu kèm theo và tài liệu bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng (sau đây gọi là tài liệu kèm theo hợp đồng).

Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng thi công.

Tài liệu kèm theo hợp đồng thi công bao gồm:

– Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật.

– Các Phụ lục hợp đồng, hồ sơ, văn bản liên quan khác.

Điều 14. Điều khoản chung.

  1. Ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng là tiếng Việt.
  2. Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng được bảo quản theo quy định của pháp luật và bảo mật.
  3. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi được hai bên ký kết.
  4. Hợp đồng này gồm có 05 trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                           ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

Mẫu hợp đồng thi công nội thất 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

————

HỢP ĐỒNG THI CÔNG NỘI THẤT

Số:………………….

  • Căn cứ Luật Thương Mại Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam số 36/2005/QH11được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005;
  • Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày… tháng năm, tại văn phòng…., chúng tôi gồm có:

BÊN A (BÊN BÁN):

  • Địa chỉ:
  • Mã số thuế:
  • Điện thoại:
  • Đại diện: (Ông) Chức vụ: Giám đốc

BÊN B (BÊN MUA):

  •  Địa chỉ:
  • Điện thoại:
  • Số CMND:                   Ngày cấp:                    Nơi cấp:

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng thi công nội thất với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

Bên A cung cấp các loại hàng hóa cho bên B với số lượng và giá cả theo chi tiết dưới đây:

Hop Dong Thi Cong Noi That

Bằng chữ: ……………………………………………./)

  • Giá trên đã bao gồm phí vận chuyển và lắp đặt tại công trình trong phạm vi TP.HCM.
  • Gía trên chưa bao gồm 10% Thuế VAT
  • Tổng giá trị có thể thay đổi, nếu có phát sinh tăng hoặc giảm khối lượng sau khi nghiệm thu thực tế.

ĐIỀU 2: CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC YÊU CẦU VẬT LIỆU

  • Báo giá đã bao gồm phụ kiện: ray, lề, tay nắm, tay nâng,… loại phổ thông.
  • Bảng báo giá trên chỉ bao gồm các phần báo giá cơ bản, nếu phát sinh thêm thì sẽ có bảng báo giá kèm theo
  • Hàng hóa được cấp phải đảm bảo theo kích thước, mẫu mã, chất liệu gỗ giống như thỏa thuận giữa hai bên ghi trong hợp đồng.

ĐIỀU 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM GIAO NHẬN

  • Thời gian giao hàng: 15 ngày kể từ ngày Bên A nhận được tiền cọc từ bên B (giao hàng ngày 30/01/2020)
  • Địa điểm giao hàng: …………….
  • Bên A giao hàng cho bên B đúng thời gian và địa điểm thỏa thuận trong hợp đồng.

ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN THANH TOÁN

4.1  Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

4.2 Tài khoản thanh toán:

  • Chủ TK:
  • Số TK:
  • Tại NH:

4.3  Đồng tiền thanh toán:       Tiền Việt Nam

4.4 Thời gian thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A, chia làm 3 đợt như sau:

  • Đợt 1: Thanh toán tạm ứng 40% giá trị hợp đồng, tương ứng số tiền là : …đ (Bằng chữ: …. đồng chẵn./) ngay sau khi ký hợp đồng thi công nội thất.
  • Đợt 2: Thanh toán 40% giá trị hợp đồng tương ứng với số tiền là: ………đ (Bằng chữ: ……………………………………………….đồng ./) Ngay khi bên A tập hợp đủ hàng  tại địa điểm giao hàng trong hợp đồng giữa hai bên.
  • Đợt 3: Thanh toán 100% giá trị còn lại trong hợp đồng tương ứng với số tiền là: ……………đ (Bằng chữ: …………………………………………đồng./) Ngay sau khi bên A bàn giao hoàn thiện cho bên B.

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN

* Trách nhiệm của bên A:

  • Đảm bảo giao hàng đúng thời hạn theo điều 3 của hợp đồng, đủ số lượng, chất lượng theo điều 1 của hợp đồng,
  • Bên A có trách nhiệm bảo hành sản phẩm cho Bên B với thời hạn 24 tháng kể từ ngày giao nhận Bên A chỉ chịu trách nhiệm bảo hành các lỗi kỹ thuật, cong vênh, nứt hỏng tự nhiên và không có trách nhiệm bảo hành các lỗi do người sử dụng.

* Trách nhiệm của bên B:

  • Thanh toán cho bên B đúng theo ĐIỀU 4 của Hợp đồng.
  • Chuẩn bị sẵn mặt bằng cho Bên A giao hàng.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

6.1 Sau khi hợp đồng được ký kết, nếu 1 trong 2 bên đơn phương huỷ bỏ hợp đồng thì phải chịu bồi thường thiệt hại cho đối phương số tiền bằng 50% giá trị hợp đồng.

6.2 Trong quá trình thi công nếu Bên B yêu cầu làm thêm thì phải cọc thêm tiền cho những hạng mục phát sinh.

6.3 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu hai Bên có thoả thuận gì khác thì cùng nhau tiến hành lập Phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ là bộ phận không tách rời của hợp đồng chính.

6.4 Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên nào không thực hiện đúng hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì coi như vi phạm hợp đồng.

  • Trường hợp bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia. Thời gian và mức đền bù thiệt hại do hai bên thỏa thuận để khắc phục.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hai bên phải thông báo cho nhau bằng văn bản và cùng bàn bạc thống nhất giải quyết trên tinh thần hợp tác. Không bên nào được quyền đơn phương sửa đổi các điều khỏan đã ghi trong hợp đồng.
  • Trong trường hợp có tranh chấp không thể tự giải quyết được, Tòa Kinh tế – Tòa án nhân dân Thành Phố là nơi để khởi kiện và bên thua kiện phải chịu mọi chi phí, án phí.

6.5 Trường hợp Bên B chậm thanh toán hợp đồng này thì phải chịu phạt chậm thanh toán theo mức phạt 1%/giá trị chậm thanh toán cho 01 ngày chậm trễ.

6.6 Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

6.7 Thanh lý hợp đồng: Sau khi hai bên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu trong bản hợp đồng này thì mặc nhiên hợp đồng được thanh lý.

6.8 Hợp đồng làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, bên A giữ 01, bên B giữ 01 bản.

                                ĐẠI DIỆN BÊN A                                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

                                ( Ký và ghi rõ họ tên)                                         (Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là những thông tin quan trọng mà một bản hợp đồng thi công nội thất cần có và các mẫu đầy đủ mới nhất hiện nay. Hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về các điều khoản và nội dung để không gặp phải những vấn đề đáng tiếc trong quá trình hợp tác thi công.

AZhome – Đơn vị thi công phong cách thiết kế nội thất chuyển tiếp uy tín

Được nhiều khách hàng lựa chọn làm đơn vị thi công nội thất hàng đầu bởi chính sự uy tín lẫn kinh nghiệm dày đặc trong suốt quá trình hoạt động. Azhome Group đến nay đã có trong mình những chỗ đứng vững trãi trong ngành cũng như rất nhiều những vị khách hàng thân thiết.

Do đó, khi đến với chúng tôi, đội ngũ kiến trúc sư trẻ tuổi của Azhome Group sẽ luôn đem đến cho bạn những mẫu thiết kế đầy tính sáng tạo, hoàn hảo nhất, khiến bạn có được những trải nghiệm hài lòng tuyệt đối.

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết!

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : giàn phơi thông minh

Mật khẩu: 201XXXX (8 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Phần mềm quản lý công trình xây dựng miễn phí bằng Excel VBA

Phần mềm quản lý công trình xây dựng miễn phí bằng Excel VBA


Mật khẩu : Cuối bài viết

Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.

Tìm kiếm trên mạng, các kỹ sư phát triển phần mềm Tư vấn giám sát TVGS GXD thấy PVTEK Việt Nam có chia sẻ bảng tính Excel (gọi là Phần mềm quản lý công trường). Theo PVTEK Việt Nam chia sẻ: đây là phần mềm quản lý công trường của các kỹ sư người Nhật thực hiện tại dự án Vina Tower.

Khi nghiên cứu chi tiết bên trong thấy đây là các bảng tính Excel được tổ chức để thực hiện theo dõi, báo cáo, đánh giá thực hiện khối lượng và tiến độ của:
Gói thầu: Hoàn thiện trong nhà và cung cấp lắp đặt trang thiết bị công trình (MEP)
Dự án: Vinata Tower Khuất Duy Tiến

Các Kỹ sư xây dựng và Kỹ sư MEP Việt Nam tham khảo, hãy cố gắng làm sao ứng dụng được vào công việc nhé. Tôi gợi ý về 1 số lợi ích và hướng đi giúp bạn:
– Đơn giản hoá trong quá trình quản lý cũng như vận hành tại công trường.
– Bảng tính không có code VBA lập trình gì, nhưng bạn có thể học hỏi được cách tổ chức bảng tính để quản lý công trình xây dựng của người Nhật.
– Bạn có thể nghiên cứu ứng dụng, lập trình VBA hoặc C++, C# để tự động hóa thêm, tiềm năng là 1 ứng dụng tốt cho anh/em xây dựng đấy.
– Hãy trao đổi về cách sử dụng, viết thêm hướng dẫn ứng dụng nếu bạn tìm ra xuống dưới đây. Chia sẻ để được chia sẻ, khi bạn nêu ý của mình, có thể nhiều người sẽ chia sẻ với bạn những thứ hay nữa.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Cách lập hồ sơ nghiệm thu
  2. 86 mẫu biên bản nghiệm thu hoàn chỉnh cho công trình xây dựng
  3. Hỏi đáp về hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng
  4. Nghiệm thu công trình là gì? Các bước nghiệm thu công trình
  5. Hồ sơ nghiệm thu PCCC
  6. Phần mềm lập hồ sơ nghiệm thu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

File Excel ước tính Tổng mức đầu tư và tính NPV, IRR cho công trình nhà cao tầng

File Excel ước tính Tổng mức đầu tư và tính NPV, IRR cho công trình nhà cao tầng. File mở bằng Excel 2007 trở lên.


Mật khẩu : Cuối bài viết

Gửi chia sẻ với các bạn 1 file Excel tính mẫu về các giá trị hiệu quả cho 1 dự án nhà cao tầng.

Các bạn tham khảo và thảo luận thêm để hoàn thiện nhé. Sau khi bạn tính toán cho dự án xong, nếu hay và cập nhật hơn hãy up lên diễn đàn chia sẻ lại với đồng nghiệp tham khảo và góp ý giúp bạn nhé.
Mỗi người góp sức up lên 1 tý mới hoàn thiện và phát triển được.
Chúc bạn thành công.
Thân mến.

Câu hỏi : tổng thầu thiết kế nhà xưởng

Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Báo giá thép hòa phát 2021

Doanh Nghiệp Sắt Azhome cũng là đơn vị lâu năm trong lĩnh vực sắt thếp, chính vì vậy nhận được được lắm cảm tình của khách hàng với những siêu phẩm chất lượng. Với kinh nghiệm nhiều năm phía trong lĩnh vực phân phối sắt thép xây dựng, đảm bảo sẽ mang trong mình lại sự hài lòng đối với Quý Khách!

Để nhận được báo giá Thép Hoà Phát tối ưu nhất, Quý khách không ngần ngại liên hệ đi với Chúng tôi. Cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiệt tình, đảm bảo sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách!

Sau đó là bảng giá thành Thép Hoà Phát mới nhất của Azhome Việt Nam chúng tôi :

BẢNG bảng giá SẮT THÉP HÒA PHÁT 2021

STT loại HÀNG ĐVT THÉP HÒA PHÁT CB300
(Đã Bao Gồm VAT)
THÉP HÒA PHÁT CB400
(Đã Bao Gồm VAT)
KÝ HIỆU ở CÂY SẮT HÒA PHÁT HÒA PHÁT
một Thép cuộn phi 6 (Ø 6) 1Kg 13.300 13.300
2 Thép cuộn phi tám (Ø 8) 1Kg 13.300 13.300
3 Thép cuộn phi 10 (Ø 10) Cây (11m.7) 72.996 82.996
4 Thép cuộn phi 12 (Ø 12) Cây (11m.7) 115.665 125.665
5 Thép cuộn phi 14 (Ø 14) Cây (11m.7) 167.864 177.864
6 Thép cuộn phi 16 (Ø 16) Cây (11m.7) 213.169 223.169
7 Thép cuộn phi 18 (Ø 18) Cây (11m.7) 288.737 298.737
tám Thép cuộn phi 20 (Ø 20) Cây (11m.7) 364.262 374.262
9 Thép cuộn phi 22 (Ø 22) Cây (11m.7) 445.190 455.190
10 Thép cuộn phi 25 (Ø 25) Cây (11m.7) 590.549 600.549
11 Thép cuộn phi 28 (Ø 28) Cây (11m.7) 751.696 761.696
12 Thép cuộn phi 32 (Ø 32) Cây (11m.7) 990.358 1.000.358
Sắt cuộn giao qua kg Sắt cây đếm cây

 

Xem chi tiết:  https://baogianoithatxaydung.com/bang-bao-gia-thep-hoa-phat

Lợi ích ngay khi sắm thép Hoà Phát vì công ty Azhome Việt Nam :
Quý người dùng sẽ được bảng giá đúng giá dựa vào khối khoản đặt hàng sau 24h (Giá sẽ có sự ưu đãi đi với các đơn hàng)

siêu phẩm cung cấp đối với quý khách là siêu phẩm của Apple thu được tem nhãn theo chuẩn quy phương thức của nhà máy sản xuất Thép Hoà Phát.

Sau ngay khi nhận hàng, kiểm cụ thể đúng chất số quý khách hàng mới cần thanh toán 100% tiền hàng.

CHÍNH SÁCH CHUNG:

– Đơn giá đã từng bao gồm thuế VAT, đã từng bao gồm chi phí vận chuyển toàn TPHCM một và các tỉnh lân cận.
– Giao hàng tận công trình trong thành phố.
– niềm tin chất lượng đảm bảo dựa trên yêu cầu người dùng.
– Thanh toán 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển lượng ngay khi nhận hàng tại chân công trình.
– Giá thử cách thay đổi dựa vào đã thời điểm bởi thế quý khách vui lòng liên hệ kĩ thuật viên KD để có giá mới nhất.
* Công ty nhận được lắm chi nhánh tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh & những tỉnh lân cận để thuận tiện chuyện sắm , giao hàng nhanh chóng đối với quý khách hàng chắc chắn đúng tiến độ đối với công trình quý người sử dụng.
Bạn có thể quan tâm:  https://baogianoithatxaydung.com/bang-bao-gia-thep-hoa-phat

(Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận bốn, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận tám, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Phú, Quận Tân Bình, Quận Bình Tân, Hóc Môn …)

GHI CHÚ:
* Thép cuộn giao qua cân.

* Thép cây giao dựa vào phương pháp đếm cây.

giá cả thép đã từng bao gồm chi phí vận chuyển & thuế VAT 10% toàn TPHCM & các tỉnh thành lân cận.

Azhome  Việt Nam chúng tôi có đẩy đầy đủ xe tải lớn nhở chắc chắn vận chuyển nhanh chóng cho công trình quý khách! ≫

Dịch vụ

Hồ sơ xây dựng là thành viên của AZhome Group (AZhome) là doanh nghiệp loại có trên 15 năm hoạt động. 

Hồ sơ xây dựng tự hào là một trong những Công ty Tư vấn lớn nhất của Việt Nam.

DỊCH VỤ CUNG CẤP

  • Tư vấn, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở.
  • Tư vấn, xây dưng công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi.
  • Xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình.
  • Sản xuất, tư vấn,  thiết kế nội ngoại thất;
  • Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các khu đô thị và các cộng trình đô thị khác. Tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước, nước ngoài về lĩnh vực lập và tổ chức thực hiện các dự án, lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng. Tư vấn thiết kế soạn thảo hồ sơ mời thầu. Giám sát quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dựng và nghiệm thu công trình.
Mô hình hoạt động Azhome Group

Azhome Group – một trong Top 10 công ty tư vấn thiết kế lớn nhất Việt Nam với chi nhánh trải Khắp Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn chúng tôi tự hào là công tuy chuyên nghiệp trong lĩnh tự tư vấn xây dựng tại Việt nam.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AZHOME GROUP
Trụ sở chính: Tầng 12A, tòa nhà The Pride, Tố Hữu, quận Hà Đông , TP. Hà Nội

Văn phòng đại diện

  • Văn Phòng 1 :  S201 – 2925 Vinhome Smart City, TP. Hà Nội
  • Văn Phòng 2 303 Tố Hữu, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
  • Tại Hải Dương: 141 Tuệ Tĩnh, Phường Bình Hà, TP. Hải Dương
  • Tại Bắc Giang: Số 1 Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang
  • Tại Hải Phòng: Số 16 Nguyễn Trãi, , TP. Hải Phòng
  • Tại Quảng Ninh: Số 288. Giếng Đáy, TP. Hạ Long
  • Tại Vĩnh Phúc: Tầng 7, Việt Hàn Building, TP. Vĩnh Yên
  • Tại Bắc Ninh: Số 29 Ngô Gia Tự, T.P Bắc Ninh
  • Tại Hưng Yên: Số 238 Nguyễn Văn Linh, T.P Hưng Yên
  • Tại Nam Định: Số 458 Trần Hưng Đạo, T.P Nam Địch
  • Tại Đà Nẵng: 99 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 169 Kha Vạn Cân, Thành Phố Thủ Đức
  • Tại Hải Phòng: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng

BÁO GIÁ DỊCH VỤ

BẢNG BÁO GIÁ CHI PHÍ DỊCH VỤ LÀM HỒ SƠ THẦU

Bao gồm các công việc chính (trong trường hợp đối tác cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý):
– Kê khai hồ sơ năng lực: Tài chính, nhân sự, máy móc …
– Làm giá thầu
– Thiết kể bản vẽ biện pháp thi công
– Thuyết minh biện pháp thi công
– Tiến độ thi công
STT Giá trị gói thầu
(tỷ)
Quân đỏ
(triệu)
Quân xanh
(triệu)
1 <=3 9 6
2 4 11 7
3 5 12 7
4 6 13 8
5 7 14 8
6 8 16 9
7 9 17 10
8 10 18 10
9 11 19 11
10 12 20 11
11 13-15 21 12
12 16-18 22 12
13 19-21 23 13
14 22-24 24 13
15 25-30 25 14
16 28-30 26 14
17 31-32 27 15
18 33-35 28 15
19 37-40 29 16
Cứ 3 tỷ tăng 1 triệu

 

Dịch vụ Lập Hồ sơ dự thầu của AZHomeGroup.vn:

– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu dự án trường học
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu nhà máy sản xuất
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu bệnh viện, trung tâm y tế
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu khu du lịch sinh thái
– Dịch vụ lập hồ sơ dự thầu trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng

Hướng dẫn cách tính tiết diện dây dẫn điện trong nhà

Việc lựa chọn dây dẫn điện phù hợp là việc quan trọng nhằm đáp ứng chính xác yêu cầu, an toàn và tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị điện. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản cách tính tiết diện dây dẫn điện cho nhà phố, biệt thự.

Việc chọn dây dẫn điện trong nhà cần phải tính toán và lựa chọn theo các bước sau đây.

1. Xác định nguồn điện sẽ dùng : 1 pha hay 3 pha
2. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện.
3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm 3 loại:
  + Dây ngoài trời, kéo từ cột đồng hồ vào nhà.
+ Dây điện chính tổng cả nhà.
+ Dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

Xác định nguồn điện

Nguồn điện sử dụng trong nhà, nhà phố, biệt thự thông thường là nguồn 1 pha, dưới đây là cách chọn tiết diện dây điện cho nguồn 1 pha.

Tính toán thông số

Tính toán thông số công xuất tổng thiết bị điện trong nhà ở mức cao điểm nhất (dùng đồng thời), dựa vào công thức để có thông số tiết diện dây chính xác. Và luôn nên chọn mua tiết diện dây lớn hơn một cấp để đảm bảo an toàn, và có thêm thiết bị điện mới trong nhà về sau.

Công thức tính tiết diện dây dẫn

Tính công xuất

Bằng cách tính cộng tổng công suất của các thiết bị điện trong nhà mình, và dự trù trong tương lai.
(ví dụ: Quạt 40-60W, Tivi: 40-100W, máy lạnh 750W… cộng tất cả lại có công xuất tổng)

Tính dòng điện

Công thức: I=P/U
Trong đó:
– I: Cường độ dòng điện (A)
– P: Tổng công suất (kW)
– U: hiệu điện thế: 220V
????Dựa vào công xuất tổng và hiệu điện thế, ta có thông số cường độ dòng điện (A), dựa vào công thức bên dưới để tính tiết diện.

Tính tiết diện

Công thức: S=I/J
Trong đó:
– J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm²)
– S: là tiết diện dây dẫn (mm²)
+ Đối với dây đồng: Mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6 A/mm²
+ Đối với dây nhôm: Mật độ dòng điện cho phép Jn = 4,5 A/mm²

????Có thông số tiết diện (S), chúng ta sẽ dựa vào đó để lựa chọn dây điện, xem bên dưới để chọn.

Bảng chọn tiết diện dây dẫn điện
Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện

Lựa chọn dây dẫn

Sau khi có thông số tiết diện (S) luôn nên chọn dây điện lớn hơn tính toán 1 cấp để dự phòng an toàn và nâng cấp phụ tải sau này. Vì thông thường sau một thời gian sẽ phát sinh nhiều thiết bị điện thêm trong nhà.

Dây dẫn ngoài trời

Là dây dẫn từ trụ điện đến đồng hồ điện lực trong nhà.
Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hoàn toàn ngoài trời. Đoạn dây ngoài trời này thường được Điện lực địa phương cung cấp khi đăng ký mở công tơ điện mới. Vì vậy chúng ta không cần quan tâm!

Dây dẫn chính

Là dây từ đồng hồ điện đến tủ chính và từ tủ chính đến các khu vực (ví dụ tầng 1, tầng 2, tầng 3…)

  • Bước 1. Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình ví dụ P = 5 kW.
  • Bước 2. Áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U -> I= 5*1000/220 = 22.72 A.
  • Bước 3: Áp dụng công thức tính tiết diện: S=I/J -> S=22.72/6 = 3.78 mm².
  • Bước 4. Trên thị trường có các loại dây cỡ 4mm² và 6mm². Ta chọn lớn hơn 1 cấp là 6 mm².

???? TƯƠNG TỰ CÁCH TÍNH ĐỂ ĐI DÂY CẤP NGUỒN CHO KHU VỰC (Bếp từ, hồng ngoại, lò vi song, ấm siêu tốc…)

Dây dẫn nhánh

Là dây dẫn điện đến các ổ điện và các thiết bị chiếu sáng như bóng đèn, tủ lạnh, máy lạnh, tivi…

  • Đối với các thiết bị như: ổ cắm điện, công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5 mm².
  • Đối với các thiết bị như: bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5 mm² để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ.
  • Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn.

THÔNG THƯỜNG THEO KINH NGHIỆM TÍNH TOÁN ĐỐI VỚI NHÀ PHỐ CHÚNG TA  HAY CHỌN
Đối với dây cấp nguồn đi từng tầng, phòng trong nhà tùy theo mức độ bố trí đồ dùng sử dụng điện mà ta chọn như sau: chia tải theo tầng chọn tiết diện 4 mm², cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5 mm², dây chiếu sáng chọn 1-1,5 mm².