Blog

TCXDVN 375:2006 Thiết kế công trình chịu đông đất – Phần II- Nền móng-Tường chắn và các vấn đề kỹ thuật.

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT
Design of structures for earthquake resistance

PHẦN 2: NỀN MÓNG, TƯỜNG CHẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tổng quát

1.1 Phạm vi áp dụng

1.2 Các tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn

1.2.1 Các tiêu chuẩn tham khảo chung

1.3 Các giả thiết

1.4 Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng

1.5 Các thuật ngữ và định nghĩa

1. 5.1 Các thuật ngữ chung cho toàn bộ Tiêu chuẩn

1. 5.2 Các thuật ngữ bổ sung được sử dụng trong Tiêu chuẩn này

1.6 Các ký hiệu

1.7 Hệ đơn v ị SI

2 Tác động động đất

2.1 Định nghĩa về tác động động đất

2.2 Biểu diễn theo thời gian

3 Các tính chất của đất nền

3.1 Các thông số về độ bền

3.2 Các thông số độ cứng và thông số độ cản

4 Các yêu cầu đối với việc lựa chọn vị trí xây dựng và đất nền

4.1 Lựa chọn vị trí xây dựng

4. 1.1 Tổng quát

4. 1.2 Vùng lân cận đứt gẫy còn hoạt động.

4. 1.3 Độ ổn định mái dốc.

4. 1.4 Các loại đất có khả năng hoá lỏng

4. 1.5 Độ lún quá mức của đất dưới tải trọng có chu kỳ

4.2 Khảo sát và nghiên cứu về nền

4. 2.1 Các tiêu chí chung

4. 2.2 Định dạng nền đất đối với tác động động đất

4. 2.3 Sự phụ thuộc của độ cứng và độ giảm chấn của đất vào mức biến dạng

Thuộc tính TCVN TCXDVN 340:2005
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN 340:2005
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXDVN 340:2005
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 375:2006 về thiết kế công trình chịu động đất do Bộ Xây dựng ban hành

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT
Design of structures for earthquake resistance

PHẦN 2: NỀN MÓNG, TƯỜNG CHẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tổng quát

1.1 Phạm vi áp dụng

1.2 Các tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn

1.2.1 Các tiêu chuẩn tham khảo chung

1.3 Các giả thiết

1.4 Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng

1.5 Các thuật ngữ và định nghĩa

1. 5.1 Các thuật ngữ chung cho toàn bộ Tiêu chuẩn

1. 5.2 Các thuật ngữ bổ sung được sử dụng trong Tiêu chuẩn này

1.6 Các ký hiệu

1.7 Hệ đơn v ị SI

2 Tác động động đất

2.1 Định nghĩa về tác động động đất

2.2 Biểu diễn theo thời gian

3 Các tính chất của đất nền

3.1 Các thông số về độ bền

3.2 Các thông số độ cứng và thông số độ cản

4 Các yêu cầu đối với việc lựa chọn vị trí xây dựng và đất nền

4.1 Lựa chọn vị trí xây dựng

4. 1.1 Tổng quát

4. 1.2 Vùng lân cận đứt gẫy còn hoạt động.

4. 1.3 Độ ổn định mái dốc.

4. 1.4 Các loại đất có khả năng hoá lỏng

4. 1.5 Độ lún quá mức của đất dưới tải trọng có chu kỳ

4.2 Khảo sát và nghiên cứu về nền

4. 2.1 Các tiêu chí chung

4. 2.2 Định dạng nền đất đối với tác động động đất

4. 2.3 Sự phụ thuộc của độ cứng và độ giảm chấn của đất vào mức biến dạng

Thuộc tính TCVN TCXDVN 375:2006
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN 375:2006
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXDVN 375:2006
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338:2005 về kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338:2005 về kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 338 : 2005

KẾT CẤU THÉP

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Steel structures – Design standard

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 338 : 2005 thay thế cho TCVN 5575 : 1991.

TCXDVN 338 : 2005 “Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế” được Bộ Xây Dựng ban hành theo quyết định số ……. …/2005/QĐ – BXD ngày … . tháng .… năm 2005.

1      NGUYÊN TẮC CHUNG
1.1          Các quy định chung

1.1.1          Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế các công trình giao thông, thủy lợi như các loại cầu, công trình trên đường, cửa van, đường ống, v.v…

Khi thiết kế kết cấu thép của một số loại công trình chuyên dụng như kết cấu lò cao, công trình thủy công, công trình ngoài biển hoặc kết cấu thép có tính chất đặc biệt như kết cấu thành mỏng, kết cấu thép tạo hình nguội, kết cấu ứng lực trước, kết cấu không gian, v.v…, cần theo những yêu cầu riêng quy định trong các tiêu chuẩn chuyên ngành.

1.1.2          Kết cấu thép phải được thiết kế đạt yêu cầu chung quy định trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam là đảm bảo an toàn chịu lực và đảm bảo khả năng sử dụng bình thường trong suốt thời hạn sử dụng công trình.

1.1.3          Khi thiết kế kết cấu thép còn cần tuân thủ các tiêu chuẩn tương ứng về phòng chống cháy, về bảo vệ chống ăn mòn. Không được tăng bề dày của thép với mục đích bảo vệ chống ăn mòn hoặc nâng cao khả năng chống cháy của kết cấu.

1.1.4          Khi thiết kế kết cấu thép cần phải:

–                      Tiết kiệm vật liệu thép;

–                      Ưu tiên sử dụng các loại thép do Việt Nam sản xuất;

–                      Lựa chọn sơ đồ kết cấu hợp lí, tiết diện cấu kiện hợp lí về mặt kinh tế – kĩ thuật;

–                      Ưu tiên sử dụng công nghệ chế tạo tiên tiến như hàn tự động, hàn bán tự động, bu lông cường độ cao;

–                      Chú ý việc công nghiệp hóa cao quá trình sản xuất và dựng lắp, sử dụng những liên kết dựng lắp liên tiếp như liên kết mặt bích, liên kết bulông cường độ cao; cũng có thể dùng liên kết hàn để dựng lắp nếu có căn cứ hợp lí;

3

Kết cấu phải có cấu tạo để dễ quan sát, làm sạch bụi, sơn, tránh tụ nước. Tiết diện hình ống phải được bịt kín hai đầu.

1.2          Các yêu cầu đối với thiết kế

1.2.1          Kết cấu thép phải được tính toán với tổ hợp tải trọng bất lợi nhất, kể cả tải trọng theo thời gian và mọi yếu tố tác động khác. Việc xác định nội lực có thể thực hiện theo phương pháp phân tích đàn hồi hoặc phân tích dẻo.

Trong phương pháp đàn hồi, các cấu kiện thép được giả thiết là luôn đàn hồi dưới tác dụng của tải trọng tính toán, sơ đồ kết cấu là sơ đồ ban đầu không biến dạng.

Trong phương pháp phân tích dẻo, cho phép kể đến biến dạng không đàn hồi của thép trong một bộ phận hay toàn bộ kết cấu, nếu thoả mãn các điều kiện sau:

–                      giới hạn chảy của thép không được lớn quá 450 N/mm2, có vùng chảy dẻo rõ rệt;

–                      kết cấu chỉ chịu tải trọng tác dụng tĩnh (không có tải trọng động lực hoặc va chạm hoặc tải trọng lặp gây mỏi);

–                      cấu kiện sử dụng thép cán nóng, có tiết diện đối xứng.

1.2.2          Các cấu kiện thép hình phải được chọn theo tiết diện nhỏ nhất thoả mãn các yêu cầu của Tiêu chuẩn này. Tiết diện của cấu kiện tổ hợp được thiết lập theo tính toán sao cho ứng suất không lớn hơn 95% cường độ tính toán của vật liệu.

1.2.3          Trong các bản vẽ thiết kế kết cấu thép và văn bản đặt hàng vật liệu thép, phải ghi rõ mác và tiêu chuẩn tương ứng của thép làm kết cấu và thép làm liên kết, yêu cầu phải đảm bảo về tính năng cơ học hay về thành phần hoá học hoặc cả hai, cũng như những yêu cầu riêng đối với vật liệu được quy định trong các tiêu chuẩn kĩ thuật Nhà nước hoặc của nước ngoài.

1.3          Các đơn vị đo và kí hiệu chính dùng trong tiêu chuẩn

1.3.1          Tiêu chuẩn này sử dụng đơn vị đo theo hệ SI, cụ thể là:

Đơn vị dài: mm; đơn vị lực: N; đơn vị ứng suất: N/mm(MPa); đơn vị khối lượng: kg.

 

Thuộc tính TCVN TCXDVN 338:2005
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN 338:2005
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXDVN 338:2005
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SINSUNG SU-100 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:2003 về An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5684:2003 về An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5684 : 2003

AN TOÀN CHÁY CÁC CÔNG TRÌNH DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ – YÊU CẦU CHUNG

Fire safety for petroleum and petroleum products facilities – General requirements

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn phòng cháy, nổ cho các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, bao gồm các kho, cảng, cửa hàng và tuyến ống dẫn dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đổi với các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ xây dựng trong hang hầm; các công trình khai thác và chế biến dầu thô; các kho chứa hoá chất gốc dầu mỏ.

2 Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế. TCVN 3254 : 1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung.

TCVN 3255 : 1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung.

TCVN 4090 : 1985 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4530 : 1998 Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 5307 : 2002 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 5334 : 1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Quy phạm kĩ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.

TCVN 6223 : 1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu chung về an toàn.

TCVN 6486 : 1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) – Tồn chứa dưới áp suất – Vị trí, thiết kế, dung lượng và lắp đặt.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau:

3.1 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (Stock for petrolium and petrolium products): cơ sở dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ở dạng lỏng.

3.2 Tuyến ống dẫn dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (Pipelinefor petroleum and petroleum products): bao gồm trạm bơm, bể điều hoà, đường ống chính, ống nhánh, ống phụ, các van chặn trên tuyến, hệ thống bảo vệ điện hoá chống ăn mòn đường ống, hệ thống thông tin liên lạc và các công trình phụ trợ ( trạm tuần tuyến, đường tuần tuyến … ) sau đây gọi tắt là tuyến ống.

3.3 Cảng xuất – nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ ( Hobour for delivery petroleum and petroleum products0: bao gồm cầu cảng (hoặc cảng phao), các công trình trên bờ, dưới nước phục vụ quá trình xuất – nhập, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ trong phạm vi vùng đất, vùng nước của cảng.

Thuộc tính TCVN TCVN 5684:2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 5684:2003
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 5684:2003
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Xếp ngang Đài loan HT-11 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530:1998 về cửa hàng xăng dầu – yêu cầu thiết kế

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4530 : 1998

CỬA HÀNG XĂNG DẦU – YÊU CẦU THIẾT KẾ

1.Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo cửa hàng xăng dầu.

Tiêu chuẩn này áp dụng khi thiết kế các trạm cấp phát xăng dầu nội bộ của cơ quan, xí nghiệp …

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cửa hàng xăng dầu đặt nổi trên mặt nước.

2.Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.

TCVN 4090 – 85 Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4756 – 89 Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện.

TCVN 5334 – 1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.

TCVN 5945 : 1995 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

TCVN 6223 : 1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu về an toàn.

3.Thuật ngữ

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1. Cửa hàng xăng dầu: là công trình xây dựng phục vụ việc bán xăng, điêzien, dầu hoả, khí đốt hoá lỏng, và các loại dầu, mỡ nhờn, với tổng dung tích chứa xăng dầu không lớn hơn 150m3. Ngoài ra có thể có dịch vụ rửa xe, thay dầu.

3.2.Khu bán hàng: là nơi bố trí gian bán hàng, phòng nghỉ trực ban, phòng vệ sinh, gian chứa dầu, mỡ nhờn.

3.3. Dảo bơm: là khu vực được xây cao hơn mặt bằng cửa hàng để lắp đặt cột bơm.

3.4. Các hạng mục xây dựng khác: bao gồm gian rửa xe, tra dầu mỡ, để máy phát điện, hố cát, bể nước, bể xử lý nước thải v.v…

3.5.Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu: là các thiết bị nhằm hạn chế hơi xăng dầu thoát ra không khí khi nạp và xuất xăng dầu.

3.6. Họng nạp kín: là thiết bị được đặt cố định để dẫn xăng dầu từ ô tô vào bể chứa đảm bảo hơi xăng không thoát ra ngoài không khí.

3.7. Van thở: là thiết bị tự động trao đổi khí trong và ngoài bể.

3.8. Thiết bị ngăn lửa: là thiết bị ngăn chặn lửa cháy lan từ bên ngoài vào xăng dầu trong bể.

3.9. Nước thải của cửa hàng xăng dầu bao gồm:

– Nước thải nhiễm xăng dầu: nước rửa bể, rửa xe, sửa các trang thiết bị và nước từ các khu vực nền bãi có vương vãi dầu.

– Nước thải không nhiễm xăng dầu: nước mưa, nước sinh hoạt.

3.10. Công trình công cộng bao gồm: các trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia và các trung tâm thương mại.

Thuộc tính TCVN TCVN 4530:1998
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 4530:1998
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 4530:1998
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 340:2005 về lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các dạng bản vẽ do Bộ Xây dựng ban hành

4.9
191

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 340:2005

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG – PHẦN 1. THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC DẠNG BẢN VẼ

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” quy định các định nghĩa và thuật ngữ được sử dụng khi lập hồ sơ kỹ thuật.

TCXDVN 340:2005 (ISO 10209-1) – “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỹ thuật – Thuật ngữ chung và các loại bản vẽ” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BXD ngày 08 tháng 08 năm 2005.

 

LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT – TỪ VỰNG

Phần 1: THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BẢN VẼ KỸ THUẬT – THUẬT NGỮ CHUNG VÀ CÁC LOẠI BẢN VẼ

Technical product documentation – Vocabulary – Part 1 –Terms relating to technical drawings – General and types of drawings.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định và định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong việc lập hồ sơ kỹ thuật bao gồm các bản vẽ kỹ thuật trong mọi lĩnh vực sử dụng.

Ghi chú: Các thuật ngữ được định nghĩa trong tiêu chuẩn này được in nghiêng

2. Thuật ngữ chung

2.1. Biểu đồ; giản đồ (chart; graph): Hình thể hiện bằng đồ thị, thường nằm trong một hệ toạ độ, thể hiện mối quan hệ giữa hai hệ thống biến số hoặc hơn.

2.2. Mặt cắt (cut; sectional view): Tiết diện được thể hiện phần bị cắt có đường bao quanh

2.3. Chi tiết (detail): Thể hiện dưới dạng bản vẽ một chi tiết cấu tạo hoặc một phần của chi tiết cấu tạo hoặc một tổ hợp, thường được vẽ với tỷ lệ lớn để cung cấp các thông tin cần thiết.

2.4. Sơ đồ (diagram): Bản vẽ trong đó có các kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để chỉ rõ các chức năng của các thành phần trong một hệ thống và mối quan hệ giữa chúng.

2.5. Mặt đứng (elevation): Mặt nhìn trên mặt phẳng thẳng đứng.

2.6. Chi tiết cấu tạo (item):  Cấu kiện, thành phần, bộ phận hoặc đặc trưng vật chất của một vật thể được thể hiện trên một bản vẽ.

2.7. Toán đồ (nomogram): Biểu đồ từ đó có thể xác định các giá trị gần đúng của một hoặc nhiều thông số mà không cần phải tính toán.

2.8. Mặt bằng (plan): Mặt nhìn hoặc mặt cắt, trong mặt phẳng nằm ngang, được nhìn từ trên xuống.

2.9. Tiết diện (section): Thể hiện các dường viền của vật thể nằm trong một hoặc nhiều mặt phẳng cắt.

2.10. Phác thảo (sketch): Bản vẽ được sơ phác bằng tay mà không cần có tỷ lệ.

2.11. Bản vẽ kỹ thuật (technical drawing; drawing): Thông tin kỹ thuật được chứa đựng trong một vật mang tin được thể hiện ở dạng hình vẽ tuân thủ các quy tắc đã thoả thuận và thường phải theo tỷ lệ.

2.12. Mặt nhìn (view): Phép chiếu thẳng góc thể hiện phần nhìn thấy được của vật thể và nếu cần có thể cả các nét khuất của vật thể đó.

Thuộc tính TCVN TCXD218:1998
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXD218:1998
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXD218:1998
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 204:1998 về bảo vệ công trình xây dựng – phòng chống mối cho công trình xây dựng mới

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 204 : 1998

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG – PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI

Protection of buildings – Prevention and protection from subterranean termites for bulding under construction

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn áp dụng cho nhà và công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, trừ các công trình đê đập và cây trồng, có sử dụng vật liệu gốc xenlulô làm trang trí trong và ngoài nhà hoặc làm kết cấu chịu lực, hoặc có chứa, lưu trữ trưng bày các vật liệu, tư liệu, thành phẩm có gốc xenlulô.

Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu biện pháp phòng chống mối ngay từ khâu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng mới hoặc thi công xây dựng cải tạo. Tiêu chuẩn này không bao gồm biện pháp xử lí đối với nhà, công trình đang sử dụng bị mối phá hoại.

Đối tượng cần xử lý chủ yếu: các loại mối đất (subteranean termites) và một số côn trùng hại gỗ khác như mối gỗ khô, mọt cánh cứng.

2. Phân loại yêu cầu phòng chống mối bảo vệ công trình

Để có các giải pháp phòng chống mối phù hợp với chất lượng sử dụng, chất lượng xây dựng và điều kiện kinh tế cho phép, yêu cầu phòng chống mối cho nhà và công trình được chia thành 4 loại sau đây:

Loại A – Yêu cầu phòng chống mối cao, cho các công trình đặc biệt, công trình cao tầng, công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm như các nhà bảo tàng, thư viện, lưu trữ, cơ quan, văn phòng, công trình văn hóa lịch sử, nhà sản xuất, nhà kho có chứa hoặc sử dụng các thành phẩm quý hiếm có bộ phận gốc xenlulô.

Loại B – Yêu cầu phòng chống mối khá, cho các công trình có niên hạn sử dụng trên 50 năm như các cơ quan, văn phòng, khách sạn, cửa hàng, nhà kĩ thuật thử nghiệm, trường học, bệnh viện.

Loại C – Yêu cầu phòng chống mối trung bình cho công trình có niên hạn sử dụng trên 20 năm, nhà ít tầng xây dựng ở vùng có mối hoạt động.

Loại D – Yêu cầu phòng chống mối thấp cho các nhà, công trình ít quan trọng xây dựng ở vùng địa lý không có mối hoạt động như nhà sản xuất, nhà kho làm bằng các vật liệu kết cấu không có gốc xenlulô. Nha có chứa hoặc sử dụng, gia công các vật liệu thành phẩm không có gốc xenlulô.

Loại A, B là loại bắt buộc phải thực hiện các biện pháp phòng chống mối ngay từ khi thiết kế và khởi công xây dựng. Loại C có thể xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp chống mối nhưng chủ yếu phải xử lí hóa chất chống mối cho các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí và hệ thống cửa bằng gỗ. Loại D là loại không áp dụng ngay các biện pháp phòng chống mối trong khi thiết kế, thi công xây dựng.

3. Khảo sát phát hiện mối, thiết kế phòng chống mối

3.1 Việc khảo sát phát hiện mối cho các công trình thuộc loại A, B, C phải do các kĩ sư chuyên ngành phụ trách hoặc ít nhất là kĩ thuật viên bậc 4 về bảo quản gỗ có hiểu biết đầy đủ về sinh học của mối, biết xác định loại gây hại chủ yếu đối với công trình hiện trạng trên khu đất và nhận biết tình trạng mối hoạt động trong khu vực kế cận, như hướng dẫn trong phụ lục A.

3.2. Khi kiểm tra phải xem xét kĩ các nhà hiện trạng cùng trên khu đất có điều kiện địa lí tương tự như ở các vị trí chân tường, các góc tường, các bộ phận trang trí như trần gỗ, tường ốp bằng gỗ, các khung cửa sổ, cửa đi bằng gỗ, đặc biệt là ở tầng trệt và tầng hầm nếu có, đồng thời kiểm tra các cây và các vị trí khả năng có tổ mối trên khu đất. Trong trường hợp có nhà cũ sẽ phá dỡ để khởi công xây dựng nhà mới, phải khảo sát thiết kế phòng chống mối trước lúc phá dỡ ít nhất một tháng để kịp thực hiện một phần các công việc diệt mối có liên quan.

3.3. Sau khi khảo sát phải báo cáo đầy đủ về các vấn đề:

1. Các loài mối chủ yếu đang hoạt động trên khu đất, tên giống và loài mối cụ thể, kèm theo các tiêu bản về mối lính, mối thợ, mối cánh, sơ đồ những nơi mối hoạt động, những nghi vấn nơi có thể có mối để kiểm tra tiếp, kể cả nơi có thể có tổ mối.

2. Các bộ phận kết cấu (cột, kèo, xà gồ) bộ phận trang trí (trần gỗ, tường ốp bằng gỗ, tre) và các khung cửa đi, cửa sổ bằng gỗ, đánh giá mức độ hư hại do mối và các côn trùng khác phá hoại.

3. Đặc điểm của lớp đất nền, độ dốc, độ thấm dung dịch, tìn

Thuộc tính TCVN TCXD 204:1998
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXD 204:1998
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXD 204:1998
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP-750 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5713:1993 về phòng học trường phổ thông cơ sở – Yêu cầu vệ sinh học đường do Bộ Xây dựng ban hành

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5713 : 1993

PHÒNG HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ – YÊU CẦU VỆ SINH HỌC ĐƯỜNG
Classrooms of basic general school – Requirements of school hygiene

Tiêu chuẩn này là bắt buộc áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản về vệ sinh học đường đối với phòng học thường của trường phổ thông cơ sở.

1. Phòng học không được bố trí ở tầng hầm, tầng nửa hầm hay tầng áp mái

2. Mức ồn cho phép không quá55dba.Tường ngăn giữa các phòng học không được xây lửng và đảm bảo cách âm.

3. Phòng học phải được thông gió tự nhiên, đảm bảo vừa thoáng mát về mùa hè vừa kín ấm về mùa đông.

4. Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu phải từ phía tay trái học sinh. Được phép lấy ánh sáng phụ từ phía tay phải học sinh, nhưng ánh sáng đó không át ánh sáng từ phía tay trái.

5. ánh sáng tự nhiên không được gây chói loá mặt bảng.

6. Diện tích cửa sổ so với diện tích sàn nhà phải đảm bảo tỉ lệ từ 1/4 đến 1/5.

7. Phòng học phải có hệ thống chiếu sáng nhâu tạo. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo không gây chói loá mặt bảng và chói mắt học sinh. ánh sáng phải phân bố đều và đảm bảo độ rọi trên mặt bảng và mặt bàn học sinh không được nhỏ hơn 100 lx đối với đèn huỳnh quang, 50lx đối với đèn nung sáng.

8. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo được lắp đặt theo phương thức chiếu sáng chung và ưu tiên sử dụng đèn có ánh sáng trắng.

9. Cửa đi của phòng học không được để đối diện với khu vệ sinh.

10. Phòng học phải có chỗ để mũ, nón, áo mưa gọn: đẹp.

11. Các phòng học chịu hướng bất lợi phải có kết cấu che nắng.

12. Diện tích phòng học phải đảm bảo từ 48m2 đến 54m2 chiều cao phòng học không được thấp hơn 3,3m.

13. Tường và trần của phòng học phải thang, có màu sáng, không có những trang trí phức tạp.

14. Mép tường ở cửa đi và cửa sổ có gia cố bằng lớp vữa mác cao không được có cạnh sắc.

15. Phòng học cần được gia cố nền cũng bằng cách lát gạch hoặc láng nền hoặc rải sỏi, đá dăm…

16. Bảng lớp học

16.1. Bảng phải có kích thước thích hợp với phòng học. Bề mặt của bảng phải thẳng, sơn màu xanh lá cây sẫm, không bóng.

16.2. Bảng phải treo thẳng góc với sàn nhà. Mép dưới của bảng phải ở độ cao từ 75cm đến 85cm.

16.3. Bảng phải có gờ hứng bụi phấn và có khăn lau mềm, ẩm.

17. Bố trí bàn ghế học sinh

17.1. Khoảng cách từ bảng đến dãy bàn đầu (D1) Phải lớn hơn 180cm. Góc nhìn từ chỗ học sinh ngồi ngoài cùng ở dãy bàn đầu đến mép xa của bảng (a) phải lớn hơn 300 (xem hình vẽ).

17.2. Khoảng cách xa nhất của dãy bàn cuối cùng tính bảng (D2) phải nhỏ hơn 1000cm (xem hình vẽ).

17.3. Khoảng cách giữa hai hàng bàn (K1), khoảng cách giữa tường cạnh và các hàng bàn (K2). Khoảng cách từ tường hậu (tường sau lưng học sinh) đến dẫy ghế cuối (D3)

không được nhỏ hơn 50cm (xem hình vẽ).

Thuộc tính TCVN 5713:1993
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 5713:1993
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 5713:1993
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh xếp ngang Inox HT-10 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998 về âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5949: 1998

ÂM HỌC – TIẾNG ỒN KHU VỰC CÔNG CỘNG VÀ DÂN CƯ – MỨC ỒN TỐI ĐA CHO PHÉP
Acoustics – Noise in public and residental areas Maximum permited noise level

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy ðịnh mức ồn tối ða cho phép tại các khu công cộng và dân cư .

Tiếng ồn nói trong tiêu chuẩn này là tiếng ổn do hoạt ðộng của con người  tạo ra, không  phân biệt loại nguồn gây ồn.

Tiêu chuẩn này áp dụng ðể kiểm soát mọi hoạt ðộng có thể gây ồn trong khu công cộng và dân cư

Tiêu chuẩn này không  quy ðịnh mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất, cı sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:

TCVN 5965:1995 âm học – Mô tả và ðo tiếng ồn môi trường – Các đại lượng vàphương  pháp ðo chính.

TCVN 5965:1995 âm học – Mô tả và ðo tiếng ồn môi trường – áp dụng các giới hạn tiếng ồn.

TCVN 6399:1998 âm học – Mô tả và ðo tiếng ồn môi trường – Cách lấy các dữ liệu thÌch hợp ðể sử dụng v˘ng ðất.

3. Gi· trị giới hạn

3.1.  Mọi loại guồn ồn do  hoạt ðộng sản  xuất,  kinh doanh,  dịch  vụ,  sinh  hoạt… không   được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá· giá· trị quy ðịnh trong bảng 1.

3.2. Phương  pháp ðo ồn ðể xác ðịnh mức ồn tại khu công cộng và dân cư được quy  ðịnh  trong  các   tiêu  chuẩn  TCVN   5964:1995;   TCVN   5965:1995   và   TCVN

6399:1998/ISO 1996/2:1987.

Bảng 1 – Giới hạn tối ða cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương ðương)

Thuộc tính TCVN TCVN 5949:1998
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 5949:1998
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 5949:1998
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Xếp ngang Đài loan HT-11 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 306:2004 về nhà ở và công trình công cộng – các thông số vi khí hậu trong phòng do Bộ Xây dựng ban hành

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 306: 2004

NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG- CÁC THÔNG SỐ VI KHÍ HẬU TRONG PHÒNG

DWELLING AND PUBLIC BUILDINGS- PARAMETES FOR MICRO- CLIMATES IN THE ROOM

HÀ NỘI- 2004

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 306: 2004 “ Nhà ở và công trình công cộng – Các thông số vi khí hậu trong phòng” do Viện Nghiên cứu Kiến trúc biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ- Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng ký ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các thông số vi khí hậu trong vùng phục vụ của nhà ở và các công trình công cộng.

1.2. Tiêu chuẩn này quy định các thông số vi khí hậu, ứng với các trạng thái hoạt động sinh lý bình thường của con người trong nhà ở và công trình công cộng, thể hiện bằng các chỉ số về chênh lệch nhiệt độ trong ngoài nhà, phương pháp kiểm tra, đo đạc (chế độ nhiệt ẩm, gió, bức xạ).

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập các thông số vi khí hậu trong vùng làm việc của các nhà, xưởng sản xuất.

1.4. Những quy định ở chương 3, chương 4, phụ lục A và phụ lục B trong tiêu chuẩn này là những điều khoản trước khi áp dụng phải nghiên cứu kỹ các điều kiện áp dụng.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4605-1988. Kỹ thuật nhiệt. Kết cấu ngăn che- Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 5687-1992. Thông gió , điều tiết không khí, sưởi ấm- Tiêu chuẩn thiết kế

GOCT 30494-96. Nhà ở và công trình công cộng – Các thông số vi khí hậu trong phòng.

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được hiểu như sau :

3.1. Các vùng phục vụ trong phòng : là không gian trong phòng, được giới hạn bởi các bề mặt, các bức tường, vách ngăn, trần và nền nhà có chiều cao từ 0,1m đến 2m  tính từ mặt sàn nhà, nh­ng phải cách trần hơn 1m khi trần có thiết bị cấp nhiệt, đồng thời cách 0,5m đối với các bề mặt tường trong và tường ngoài, các cửa sổ và thiết bị cấp nhiệt.

3.2. Phòng có người hoạt động thường xuyên : là những phòng có người hoạt động với thời gian không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc 6 giờ trong một ngày đêm.

3.3. Phòng có người hoạt động tạm thời : là những phòng có người hoạt động với thời gian ít hơn 30 phút liên tục hoặc 2 giờ trong một ngày đêm.

3.4. Vi khí hậu trong phòng : là trạng thái môi trường không khí trong phòng tác động đến tâm sinh lý con người, đặc trưng bằng các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động không khí, bức xạ nhiệt.

3.5. Các chỉ số vi khí hậu tiện nghi : là tổ hợp các giá trị của các chỉ số vi khí hậu, tác động lâu dài và thường xuyên tới con người. Các chỉ số này đảm bảo trạng thái trao đổi nhiệt của cơ thể là có lợi nhất cho sức khoẻ, trong điều kiện cường độ điều chỉnh nhiệt cơ thể là tối thiểu và có trên 80% số người trong phòng có cảm giác dễ chịu.

3.6. Chỉ tiêu cho phép của  thông số vi khí hậu (vùng tiện nghi khí hậu cho phép): là tập hợp các giá trị của thông số vi khí hậu nếu tác động lâu dài và thường xuyên đến con người thì có thể gây ra cảm giác mất tiện nghi nhiệt (gây khó chịu và giảm năng suất lao động trong khi cường độ điều chỉnh nhiệt của cơ thể gia tăng),  tuy vậy các tác động bất lợi cho sức khoẻ con người là ở mức chấp nhận được.

3.7. Thời kỳ lạnh trong năm : là thời kỳ trong năm, được đặc trưng bằng nhiệt độ trung bình ngày đêm của không khí ngoài nhà,  thấp hơn 19,8oC .

3.8. Thời kỳ nóng trong năm : là thời kỳ trong năm, đặc trưng bằng nhiệt độ trung bình ngày đêm của không khí ngoài nhà, lớn hơn 25,5oC .

3.9. Nhiệt độ bức xạ trong phòng : là nhiệt độ bình quân trên diện tích của các bề mặt ngăn che bên trong phòng và các thiết bị cấp nhiệt lấy trung bình theo diện tích.

3.10. Nhiệt độ tổng hợp trong phòng : là chỉ tiêu tổng hợp về nhiệt độ bức xạ và nhiệt độ không khí trong phòng, xác định theo phụ lục A.

3.11. Nhiệt độ của nhiệt cầu kế : là nhiệt độ trong trung tâm của quả cầu rỗng, được đặc trưng bằng sự ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ không khí, nhiệt độ bức xạ và tốc độ chuyển động không khí.

Thuộc tính TCVN TCXDVN 306:2004
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN 306:2004
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXDVN 306:2004
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP-888 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3906: 1984 về Nhà nông nghiệp – Thông số hình học

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3906: 1984 về Nhà nông nghiệp – Thông số hình học

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3906: 1984

NHÀ NÔNG NGHIỆP – THÔNG SỐ HÌNH HỌC

Agricultural buildings – Geometrical parameters

Tiêu chuẩn này quy định các thông số hình học (các kích thước điều hợp cơ bản) của nhà nông nghiệp một tầng và nhiều tầng và phù hợp với tiêu chuẩn “Điều hợp mô đun các kích thước trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản”.

Tiêu chuẩn này quy định bước mô đun và chiều cao mô đun của các tầng nhà theo hệ vuông góc các toạ độ mô đun. Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng khi nghiên cứu:

– Các định mức, tiêu chuẩn, bộ phận công trình điển hình và các tài liệu tiêu chuẩn khác;

– Các thiết kế điển hình, thiết kế cá biệt, và thiết kế thức nghiệm của ngôi nhà;

– Các danh mục, catalô, các thiết kế của kết cấu điển hình và thành phẩm xây dựng;

– Các danh mục, catalô và các thiết kế của thiết bị thay thế cho các cấu kiện của nhà hoặc thiết bị hợp với các cấu kiện thành một thể thống nhất, các thiết bị có kích thước phù hợp với kích thước của các bộ phận bố trí hình khối và kết cấu của ngôi nhà.

Những trường hợp cá biệt không theo tiêu chuẩn này được quy định trong tiêu chuẩn:

“Điều hợp mô đun các kích thước trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản”.

Thuộc tính TCVN TCVN 3906: 1984
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 3906: 1984
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 3906: 1984
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh điều khiển H-Tech GLT-8018 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3904:1984 về nhà của các xí nghiệp công nghiệp – Thông số hình học

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3904 : 1984

NHÀ CỦA CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP – THÔNG SỐ HÌNH HỌC
Buildings of industrial enterprises – Geometrical parameters

Tiêu chuẩn này quy định các thông số hình học (các kích thước điều hợp cơ bản) của các nhà sản xuất, nhà phụ trợ và các nhà kho một tầng và nhiều tầng của các xí nghiệp công nghiệp và phù hợp với tiêu chuẩn. Điều hợp môđun các kích thước trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.

Tiêu chuẩn này quy định bước môđun và chiều cao môdunn của các tầng nhà theo hệ vuông góc các toạ độ môđun.

Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng khi nghiên cứu:

Các định mức, tiêu chuẩn, bộ phận công trình điển hình và các tải liệu tiêu chuẩn khác; Các thiết kế điển hình, thiết kế cá biệt và thiết kế thực nghiệm của ngôi nhà.

Các danh mục, catalô, các thiết kế của kết cấu điển hình và thành phẩm xây dựng;

Các danh mục, catalô, và các thiết kế của thiết bị thay thế các cấu kiện của nhà hoặc thiết bị hợp với các cấu kiện thành một thể thống nhất, các thiết bị có kích thước phù hợp với kích thước của các bộ phận bố trí hình khối và kết cấu của ngôi nhà.

Những trường hợp cá biệt không theo tiêu chuẩn này được quy định trong tiêu chuẩn:

“Điều hợp kích thước theo môđun trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản”

Thuộc tính TCVN TCVN 3904:1984
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 3904:1984
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 3904:1984
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Sankaku S-07 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3905:1984 về nhà ở và nhà công cộng – Thông số hình học

TCVN 3905 : 1984

NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG – THÔNG SỐ HÌNH HỌC
Dwellings and public buildings – Geometrical parameters

Tiêu chuẩn này quy định các thông số hình học (các kích thước điều hợp cơ bản) của nhà ở và nhà công cộng và phù hợp với tiêu chuẩn “Điều hợp môđun các kích thước trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản”.

Tiêu chuẩn này quy định bước môđun và chiều cao môđun của các tầng nhà theo hệ vuông góc các toạ độ môđun.

Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng khi nghiên cứu :

– Các định mức, tiêu chuẩn, bộ phận công trình điển hình và các tài liệu tiêu chuẩn khác;

– Các thiết kế điển hình, thiết kế cá biệt và thiết kế thực nghiệm của ngôi nhà.

– Các danh mục, catalô, và các thiết kế của kết cấu điển hình và các thành phẩm xây dựng.

– Các danh mục, catalô , và các thiết kế của thiết bị thay thế cho các cấu kiện của nhà hoặc thiết bị hợp với các cấu kiện thành một thể thống nhất, các thiết bị có kích thước phù hợp với kích thước của các bộ phận bố trí hình khối và kết cấu của ngôi nhà.

Những trường hợp cá biệt không theo tiêu chuẩn này được quy định trong tiêu chuẩn : “Điều hợp môđun các kích thớc trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản”.

Thuộc tính TCVN TCVN 3905:1984
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 3905:1984
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 3905:1984
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4923:1989 (SEV 1928-79) về Phương tiện và phương pháp chống ồn – Phân loại

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4923 : 1989

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG ỒN – PHÂN LOẠI

Means and methods for deffence from noise – Classification

Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại các phương tiện và phương pháp chống ồn, được sử dụng tại chỗ làm việc của các cơ sở sản xuất, các nhà máy, vùng dân cư và các công trình công cộng.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn SEV 1928-79.

1. Phân loại các phương tiện và phương pháp chống ồn theo cách bảo vệ

– Phương tiện và phương pháp bảo vệ tập thể;

– Phương tiện bảo vệ cá nhân;

2. Phân loại các phương tiện bảo vệ tập thể đối với nguồn ồn

– Phương tiện giảm tiếng ồn tại nguồn;

– Phương tiện giảm tiếng ồn trên đường lan truyền.

2.1. Phân loại  các phương tiện giảm tiếng ồn tại nguồn theo tính chất tác động lên nguồn

– Phương tiện giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh;

– Phương tiện giảm khả năng bức xạ âm của nguồn ồn.

2.2. Phân loại các phương tiện giảm tiếng ồn tại nguồn theo tính chất của nguồn phát sinh (xem phụ lục)

– Phương tiện giảm tiếng ồn cơ khí;

– Phương tiện giảm tiếng ồn khí động;

– Phương tiện giảm tiếng ồn điện từ;

– Phương tiện giảm tiếng ồn thủy động.

2.3. Phân loại các phương tiện giảm tiếng ồn trên đường lan truyền (xem phụ lục)

– Phương tiện giảm tiếng ồn không khí;

– Phương tiện giảm tiếng ồn kết cấu.

3. Phân loại các phương tiện bảo vệ tập thể tùy thuộc vào việc sử dụng nguồn năng lượng phụ

– Phương tiên thụ động, không sử dụng nguồn năng lượng phụ.

– Phương tiện chủ động, sử dụng nguồn năng lượng phụ.

Thuộc tính TCVN TCVN4923:1989
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN4923:1989
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN4923:1989
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Xếp ngang Đài loan HT-11 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4391:1986 về khách sạn du lịch – xếp hạng

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4391 : 1986

KHÁCH SẠN DU LỊCH – XẾP HẠNG
Tourist hotels – Classifications

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung để xếp hạng các khách sạn du lịch hiện có và làm cơ sở thiết kế cải tạo, xây dựng các khách sạn du lịch khác.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cơ sở ăn nghỉ du lịch khác như: Biệt thự, du lịch, Kamping, làng du lịch v.v…

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cán bộ, công nhân viên, xã viên…

1. Xếp hạng khách sạn

1.1. Khách sạn du lịch

Là cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch lưu trú trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu về các mặt: ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.

1.2. Căn cứ vào chức năng sử dụng được xếp hạng theo các loại sau:

a) Khách sạn thành phố;

b) Khách sạn nghỉ mát;

c) Khách sạn quá cảnh.

Khách sạn thành phố:

Là khách sạn du lịch đón tiếp và phục vụ khách du lịch, tham quan giao dịch thương mại, công việc, thăm viếng v.v… loại khách sạn này thường được xây dựng tại các tỉnh thành phố, thị trấn, thị xã.

Khách sạn nghỉ mát:

Là khách sạn du lịch, chủ yếu đón tiếp và phục vụ khách đến nghỉ, sử dụng các tài nguyên du lịch như tắm biển, leo núi, dưỡng bệnh.

Khách sạn quá cảnh:

Là khách sạn du lịch chủ yếu phục vụ khách du lịch lưu lại chờ tiếp tục chuyển đi.

1.3. Khách sạn du lịch được xếp theo 3 hạng sau:

a) Hạng I: Là những khách sạn có chất lượng công trình cao, có trang thiết bị, tiện nghi phục vụ hiện đại, đồng bộ, có đầy đủ các loại dịch vụ, phục vụ tổng hợp, chất lượng phục vụ cao

b) Hạng II: Là những khách sạn đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, trang thiết bị, tiện nghi đầy đủ, song mức độ đồng bộ và dịch vụ tổng hợp có kém hơn khách sạn hạng I.

c) Hạng III: là những khách sạn đảm bảo phục vụ các dịch vụ chính cho khách ăn uống nhanh còn các tiện nghi cho phép kém hơn khách sạn hạng II

Ngoài hạng quy định trên những khách sạn do điều kiện được phép xây dựng mức cao hơn hạng I, được xếp hạng đặc biệt.

1.4. Riêng khách sạn quá cảnh chỉ được xây dựng và cải tạo tiêu chuẩn hạng II và III

2. Yêu cầu để xếp hạng

2.1. Yêu cầu về vị trí quy hoạch và kiến trúc

2.1.1. Khách sạn du lịch phải được xây dựng tại nơi có yêu cầu đón khách du lịch. Ví dụ: thành phố, thị trấn, thị xã, các điểm trên tuyến du lịch, các khu du lịch v.v…

Khách sạn du lịch hạng I chỉ được xây dựng ở các thành phố lớn, trung tâm du lịch hoặc ở vị trí đã được quy hoạch của cơ quan du lịch.

2.1.2. Vị trí khu đất xây dựng khách sạn du lịch các hạng được quy định như sau:

a) Đối với khách sạn du lịch hạng I, II

– Tại trung tâm thành phố, khu du lịch.

– Có vị trí cảnh quan đẹp

– Gần nguồn tài nguyên du lịch

Thuộc tính TCVN TCVN 4391:1986
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 4391:1986
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 4391:1986
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát KS-990 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 13:1991 về phân cấp nhà và công trình dân dụng – nguyên tắc chung

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 13:1991 về phân cấp nhà và công trình dân dụng – nguyên tắc chung

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 13 : 1991

PHÂN CẤP NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG – NGUYÊN TẮC CHUNG
Grades for dwellings and civil works – General principles

Tiêu chuẩn này thay thế cho 20TCN 13: 1964 “Phân cấp công trình kiến trúc dân dụng”

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung về phân cấp nhà và công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.

Chú thích: Khi thiết kế nhà và công trình dân dụng, ngoài những nguyên tắc chung mà phải tuân theo những quy định về phân cấp trong tiêu chuẩn thiết kế cúa từng loại nhà và công trình hiện hành.

Về nguyên tắc chung phân cấp công trình xây dựng, phải theo TCVN 2748: 1991.

1. Quy định chung

1.1. Khi xác định cấp nhà và công trình dân dụng cần xét đến các đặc điểm sau:

a) Tầm quan trọng về kinh tế, xã hội, quy mô và công suất phục vụ của công trình xây dựng.

b) Quy hoạch thành phố, điểm dân cư, khu công trình và môi trường khu vực xây dựng.

c) Mức độ đất vật liệu xây dựng, trang thiết bị cùng trang trí bên trong và ngoài nhà và công trình.

1.2. Trong một tổng thể nhà và công trình có thể quy định cấp khác nhau cho từng công trình đơn vị, tuỳ theo mức độ của chúng.

1.3. Cấp nhà và công trình dân dụng phải được xác định trong luận chứng kinh tế kĩ thuật.

2. Nguyên tắc phân cấp;

2.1. Cấp nhà và công trình được xác định bằng các yếu tố cơ bản là chất lượng sử dụng (khai thác) và chất lượng xây dựng công trình.

2.2. Chất lượng sử dụng của nhà và công trình dân dụng thể hiện ở:

Tiêu chuẩn sử dụng diện tích, khối tích các bộ phận hoặc buồng phòng trong dây truyền sử dụng.

Tiêu chuẩn về trang thiết bị, tiện nghi của nhà và công trình. Mức độ hoàn thiện và trang trí nội ngoại thất

2.3. Chất lượng sử dụng của nhà và công trình chia ra 4 bậc:

Bậc I: Chất lượng sử dụng cao.

Bậc II: Chất lượng sử dụng khá

Bậc III: Chất lượng sử dụng trung bình. Bậc IV: Chất lượng sử dụng thấp

2.4. Chất lượng xây dựng của nhà và công trình phụ thuộc vào độ bền vững và độ chịu lửa của các bộ phận kết cấu chủ yếu của nhà và công trình.

Độ bền vững của nhà và công trình thể hiện ở:

a) Việc sử dụng vật liệu xây dựng và các giải pháp kĩ thuật của các bộ phận kết cấu chủ yếu của nhà và công trình.

b) Khả năng chống lại tác động cơ lí vả các ảnh hưởng khác. Độ bền vững đảm bảo cho công trình có thể sử dụng một cách bình thường trong suốt niên hạn sử dụng.

2.5. Độ bền vững các kết cấu chịu lửa của nhà và công trình chia ra 4 bậc:

Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm

Bậc II: Niên hạn sử dụng trên 50 năm

Bậc III: Niên hạn sử dụng trên 20 năm

Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm

2.6. Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình dân dụng chia thành 5 bậc chịu lửa: I, II, III IV, và V.

Bậc chịu lửa cần thiết của ngôi nhà, áp dụng theo TCVN: 2622: 1978 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình”.

Mức độ cháy và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu, được xác định tuỳ thuộc vào bậc chịu lửa.

Thuộc tính TCVN TCXD 13:1991
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXD 13:1991
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXD 13:1991
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh Hòa Phát HP-888 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748:1991 về phân cấp công trình xây dựng – nguyên tắc chung

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2748 : 1991

PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. NGUYÊN TĂC CHUNG
Classification of buiding – General principles

Tiêu chuẩn này thay thế tiêu chuẩn TCVN 2748 :78

“ Phân cấp nhà và công trình – nguyên tắc cơ bản ”

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung để phân cấp và xác định cấp công trình xây dựng bao gồm các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… nhằm tạo điều kiện để xác định các giải pháp kinh tế kĩ thuật hợp lí khi thiết kế hoạch đầu tư xây dựng.

1. Quy định chung

1.1. Công trình xây dựng được chia thành nhiều cấp trên cơ sở chức năng, tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của chúng.

1.2. Quy định cấp công trình xây dựng phải dựa theo hai yếu tố :

a) Chất lượng sử dụng (khai thác) – nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn bình thường trong thời hạn khai thác chúng.

b) Chất lượng xây dựng công trình – tiêu chuẩn độ bền, tuổi thọ có xét đến việc sử dụng hợp lí các vật liệu, cấu kiện xây dựng và bảo vệ chúng tránh mọi tác động lí học, hoá học, sinh học và các tác động khác của môi trường.

1.3. Phân cấp được quy định riêng cho các công trình có yêu cầu sử dụng .

1.4. Cấp công trình hay cấp hạng mục công trình trong tổng thể công trình do cơ quan đầu tư đề nghị và phải được phê duyệt trong luận chứng kinh tế kĩ thuật.

1.5. Cấp công trình xây dựng được ghi bằng chứ La Mã.

Nếu có yêu cầu đặc biệt thì kí hiệu phải kèm theo chú thích.

2. Nguyên tắc phân cấp và xác định cấp.

2.1. Phân cấp công trình xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

2.1.1. ý nghĩa về mặt kinh tế, dân sinh, quốc phòng, quy mô công suất của tổng thể công trình (cụm dân cư, khu công nghiệp, hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt, hệ thống thuỷ lợi, đường dây tải điện…), mức độ phức tạp về kĩ thuật, mức độ thiệt hại có thể xảy ra mà trong đó nhà và công trình được thiết kế , xây dựng.

2.1.2. Yêu cầu về quy hoạch xây dựng,về xây dựng đô thị (đối với công trình trong các điểm dân cư), và môi trường của khu xây dựng.

2.1.3. Mức độ đầu tư về trang thiết bị, vật tư và tiện nghi trong công trình.

2.1.4. Trữ lượng nguồn nguyên liệu cấp cho công trình.

2.1.5. Các yếu tố khấu hao công trình (trong đó kế cả khấu hao vô hình).

2.2. Theo quy định tại diều 1.3 và các yếu tố tại điều 2.1 công trình xây dựng được chia làm nhiều cấp và được cụ thể theo từng chuyên ngành xây dựng.

Thuộc tính TCVN TCVN 2748:1991
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCVN 2748:1991
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCVN 2748:1991
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh điều khiển H-Tech GLT-8018 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

TCXDVN 299:2003 về Cách nhiệt – Các đại lượng vật lý và định nghĩa do Bộ Xây dựng ban hành

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 299: 2003

(ISO 7345: 1987)

CÁCH NHIỆT – CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thermal insulation- physical quantities and definitions

Lời nói đầu

TCXDVN 299: 2003 (ISO 7345:1987)- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa được chấp nhận từ ISO 7345:1987- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa.

TCXDVN 299: 2003 (ISO 7345:1987)- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa do Viện Nghiên cứu Kiến trúc chủ trì biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ- Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng ban hành.

Phần giới thiệu

TIÊU CHUẨN NÀY LÀ MỘT TRONG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH NHIỆT, BAO GỒM:

– TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251-1987). CÁCH NHIỆT – CÁC ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU – THUẬT NGỮ.

– ISO 9346. CÁCH NHIỆT- TRUYỀN NHIỆT KHỐI- CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA.

– ISO 9288. CÁCH NHIỆT- TRUYỀN NHIỆT BẰNG BỨC XẠ – CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA

CÁCH NHIỆT – CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Thermal insulation- physical quantities and definitions

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

TIÊU CHUẨN NÀY ĐỊNH NGHĨA CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC CÁCH NHIỆT VÀ ĐƯA RA CÁC KÝ HIỆU VÀ ĐƠN VỊ TƯƠNG ỨNG.

GHI CHÚ: DO PHẠM VI CỦA TIÊU CHUẨN NÀY CHỈ GIỚI HẠN TRONG LĨNH VỰC CÁCH NHIỆT NÊN MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA ĐƯA RA Ở MỤC 2 KHÁC VỚI NHỮNG ĐỊNH NGHĨA ĐƯA RA Ở ISO 31/4- CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ CÁC ĐƠN VỊ NHIỆT. ĐỂ PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU ĐÓ, TRƯỚC CÁC THUẬT NGỮ CÓ ĐÁNH DẤU SAO (*) .

Thuộc tính TCVN TCXDVN 299:2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXDVN 299:2003
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXDVN 299:2003
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-07 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 300: 2003 về cách nhiệt – Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu – Thuật ngữ do Bộ Xây dựng ban hành

TCXDVN TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 300: 2003…

(ISO 9251 : 1987)

CÁCH NHIỆT – ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH
CỦA VẬT LIỆU- THUẬT NGỮ
Thermal insulation- heat transfer conditions and properties of materials- vocabulary

Lời nói đầu

TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ chấp nhận từ ISO (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ .

TCXDVN 300: 2003 (ISO 9251:1987)- Cách nhiệt- Điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu- Thuật ngữ do Viện Nghiên cứu Kiến trúc biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ- Bộ Xây dựng đề nghị và được Bộ Xây dựng ban hành.

Phần giới thiệu

TIÊU CHUẨN NÀY LÀ MỘT TRONG SỐ CÁC TIÊU CHUẨN VỀ THUẬT NGỮ DÙNG CHO CÁCH NHIỆT.

Các tiêu chuẩn này bao gồm :

– TCXDVN 299: 2003 (ISO 7345-1987)- Cách nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa .

– ISO 9346- Cách nhiệt- Truyền nhiệt- Các đại lượng vật lý và định nghĩa .

– ISO 9229- Cách nhiệt- Vật liệu và sản phẩm cách nhiệt—Thuật ngữ 1)

– ISO 9288- Cách nhiệt-Truyền nhiệt bằng bức xạ-Các đại lượng vật lý và định nghĩa .

 

CÁCH NHIỆT – ĐIỀU KIỆN TRUYỀN NHIỆT VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA
VẬT LIỆU- THUẬT NGỮ

Thermal insulation- heat transfer conditions and properties of materials- vocabulary

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực cách nhiệt nhằm mô tả các điều kiện truyền nhiệt và các đặc tính của vật liệu.

2. Các điều kiện truyền nhiệt

2.1.Trạng thái ổn định : Là điều kiện truyền nhiệt khi tất cả các thông số liên quan không đổi theo thời gian .

2.2 Trạng thái không ổn định : Là điều kiện truyền nhiệt khi các thông số liên quan biến đổi theo thời gian.

2.3 Trạng thái chu kỳ : Là trạng thái không ổn định trong điều kiện giá trị của các thông số liên quan lặp lại sau những khoảng thời gian đều nhau mà không phụ thuộc vào điều kiện ban đầu .

2.4 Trạng thái chuyển tiếp : Là trạng thái không ổn định trong đó giá trị của các thông số liên quan được biến đổi tiệm cận từ trạng thái ban đầu, đến trạng thái ổn định hoặc trạng thái chu kỳ

2.5 Truyền nhiệt : Là sự truyền năng lượng nhờ dẫn truyền nhiệt, đối lưu nhiệt hoặc bức xạ nhiệt, hoặc tổng hợp tất cả các phương thức trên.

Thuộc tính TCVN TCXDVN 300: 2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXD218:1998
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXDVN 300: 2003
Mật Khẩu Câu hỏi : Giàn phơi thông minh SANKAKU S-06 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 218:1998 về Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định chung

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 218:1998 về Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định chung


Mật khẩu : Cuối bài viết

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 218 : 1998

(ISO 7240-1 : 1988)

HỆ THỐNG PHÁT HIỆN CHÁY VÀ BÁO ĐỘNG CHÁY – QUY ĐỊNH CHUNG

Fire detection and alarm system – General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các bộ phận của hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy, các yêu cầu để nối, lắp đặt, các đặc trưng kỹ thuật, cách thử nghiệm và vận hành từng bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống.

Tiêu chuẩn này được áp dụng và cung cấp các định nghĩa thường dùng trong hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy đối với nhà.

Ngoài ra tiêu chuẩn này còn được dùng để làm cơ sở đánh giá hệ thống dùng với mục đích khác, ví dụ như mỏ, tàu thủy. Tiêu chuẩn này không cản trở việc sản xuất hoặc sử dụng hệ thống có đặc tính chuyên dụng thích hợp để ngăn ngừa rủi ro khỏi những nguy hiểm đặc thù.

Cấu tạo của hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy được thể hiện ở hình 1.

Các đầu báo cháy độc lập: là các thiết bị chứa bên trong một vỏ bọc tất cả các thành phần, có thể trừ nguồn năng lượng, cần thiết để phát hiện cháy và phát ra tín hiệu báo động nghe được. Đầu báo khói độc lập sẽ được đề cập tới trong một tiêu chuẩn khác.

Chú thích: Đầu báo khói độc lập không nối với các thiết bị kiểm tra và thiết bị báo hiệu thì không nằm trong hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy như đã định nghĩa trong tiêu chuẩn này.

2. Quy định chung

2.1. Mục đích của hệ thống phát hiện cháy và báo cháy là nhằm phát hiện cháy ở thời điểm sớm nhất và phát ra tín hiệu báo động để thực hiện những hành động thích hợp (thí dụ: sơ tán người, yêu cầu tổ chức chữa cháy, khởi động thiết bị chữa cháy, điều khiển cửa thoát khói, các bộ phận của quạt).

Hệ thống báo cháy có thể hoạt động được bằng thiết bị phát hiện tự động hoặc bằng tay.

2.2. Những quy định trong điều 2.3 đến 2.7 dùng để hướng dẫn thiết kế và xây dựng hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy.

2.3. Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy phải:

– Phát hiện nhanh chóng kịp thời để thực hiện những chức năng dự tính cho hệ thống.

– Truyền chính xác các tín hiệu phát hiện cháy đến thiết bị chỉ báo và kiểm soát và nếu thích hợp, truyền đến trạm nhận báo động cháy;

– Chuyển tín hiệu phát hiện cháy thành tín hiệu báo động cháy rõ ràng để tập trung sự chú ý của mọi người ngay lập tức và không nhầm lẫn;

– Không nhạy cảm với những hiện tượng khác ngoài những hiện tượng mà chức năng của hệ thống phải phát hiện;

– Báo hiệu ngay lập tức và rõ ràng bất kì một sai sót nào phát hiện được mà có thể gây tác hại cho sự hoạt động chính xác của hệ thống.

2.4. Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy không được:

– Bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một hệ thống khác có hoặc không có liên kết với nó.

– Bị ngừng làm việc một phần hay toàn bộ do cháy hay hiện tượng mà nó được thiết kế để phát hiện, trước khi cháy hay hiện tượng đó đã được phát hiện.
Câu hỏi : Giàn phơi thông minh KS-950 có giá bán trên website www.Chogianphoi.vn bao nhiêu ?
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Thuộc tính TCVN TCXD218:1998
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số / ký hiệu TCXD218:1998
Cơ quan ban hành Không xác định
Người ký Không xác định
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
Lĩnh vực Xây dựng
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Tải xuống TCXD218:1998

Thủ tục lập dự án đầu tư

Thủ tục lập dự án đầu tư
Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Thủ tục lập dự án đầu tư

Bước 1: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Theo Luật đầu tư công 2014 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi là báo cáo:

– Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

– Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.

– Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).

– Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

– Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.

– Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.

– Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế- xã hội của dự án.

– Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).

– Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8 Điều này.

Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay, báo cáo tiền khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu:

– Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

– Lựa chọn hình thức đầu tư.

– Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).

– Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).

– Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).

– Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).

– Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.

– Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).

– Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.

– Phân tích hiệu quả đầu tư.

– Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).

– Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.

– Xác định chủ đầu tư.

– Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.

– Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.

Bước 2: Lập hồ sơ xin trình duyệt dự án đầu tư

– Đối với các dự án đầu tư sửa chữa nhưng không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư để mua thiết bị:

+ Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

+ Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

– Đối với các dự án có đầu tư xây dựng mới:

+ Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.

+ Dự án đầu tư với nội dung nêu trên

+ Ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc.

– Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự ánh đầu tư đã được duyệt:

+ Tờ trình xin xét duyệt lại dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư.

+ Bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh

* Số lượng hồ sơ:

– Các dự án nhóm C: 03 bộ

– Các dự án nhóm B : 05 bộ

– Các dự án nhóm A : 07 bộ

Quy trình Thủ tục đầu tư

1. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đầu tư

1.1. Thẩm quyền của Chính phủ

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

c) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

d) Phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

h) Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp nêu trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

c) Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh vận tải biển;

b)Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

c) In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

d) Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

1.2. Thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, BT.

1.3. Thẩm quyền của Bộ ngành khác

– Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí;

– Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các tổ chức tín dụng;

– Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo hiểm.

1.4. Thẩm quyền của địa phương

a, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh là cơ quan một cửa tại chỗ xử lý các vấn đề cấp phép kỹ thuật liên quan như tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ v.v…:

  • Những dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT và không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  • Dự án phát triển hạ tầng các KCN, KCX, KCNC tại các địa phương chưa thành lập Ban quản lý.

b, Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT:

  • Dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT và không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  • Dự án phát triển hạ tầng các KCN, KCX, KCNC, KKT

 

2. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”

 

 

  • Thủ tục đăng ký đâu tư:

 

 

 

Thủ tục thẩm tra đầu tư:

 

 

Ghi chú:- UBND tỉnh (TP): UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Sở KH & ĐT: Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Ban Quản lý: Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT…

Số bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (ít nhất 01 bộ gốc):

  • – Dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: 10 bộ
  • – Dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (thành phố): 08 bộ
  • – Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý: 04 bộ

3.  Hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư kinh doanh

  1. Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
  2. Luật Đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
  3. Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
  4. Luật số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc hội khoá XII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  5. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
  6. Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về quy định hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
  7. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
  8. Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  9. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
  10. Nghị định số 115/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP.
  11. Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
  12. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển Giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao.
  13. Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
  14. Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
  15. Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
  16. Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 09 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
  17. Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng.
  18. Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
  19. Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
  20. Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam
  21. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  22. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
  23. Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
  24. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
  25. Thông tư số: 01/2013/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (có hiệu lực ngày 15/04/2013).
  26. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiêp số 32/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  27. Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013.

4.  Ưu đãi đầu tư

 

4.1. Thời gian giảm và miễn phí cho thuê đất

 

 

  • Đối với dự án nông nghiệp:
    • – Đặc biệt ưu đãi đầu tư: miễn tiền sử dụng đất
    • – Ưu đãi đầu tư: giảm 70% tiền sử dụng đất
    • – Khuyến khích đầu tư: Giảm 50% tiền sử dụng đất

 

Tham khảo:

  • Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
  • Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước;
  • Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2013).
  • Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyển khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

 

4.2. Ưu đãi thuế XNK khuyến khích đầu tư

Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định việc miễn thuế (Điều 16) & xét miễn thuế (Điều 17) đối với các dự án đầu tư thuộc:

  • Lĩnh vực ưu đãi: Công nghệ cao, R & D; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  • Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn: có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế XNK theo quy định tại Nghị định 124/2008 và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 về địa bàn đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính.
  •  Việc miễn thuế NK đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với hàng hóa NK tạo TSCĐ của dự án, bao gồm:

Thiết bị, máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;

  • Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng;
  • Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu trên;
  • Vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.

 

4.3.  Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ngày 19/06/2013

  • Áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01/7/2013 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (doanh thu làm căn cứ xác định là tổng doanh thu của năm trước liền kề);
  • Thuế suất thuế TNDN phổ thông là 22% từ ngày 01/01/2014 và giảm xuống còn 20% kể từ ngày 01/01/2016;
  • Từ ngày 01/01/2014, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đáp ứng quy mô về vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, giải ngân trong vòng 03 năm kể từ khi được cấp Giấy CNĐT và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

– Tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu; hoặc

– Sử dụng trên ba nghìn lao động.

  • Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
  • Mức 9 năm áp dụng mức thuế suất 50% cho khu vực xã hội hóa hoặc khu vực có lợi thế, khu kinh tế, khu công nghệ cao, lĩnh vực công nghệ cao, cơ sở hạ tầng và phần mềm, đào tạo nghề, y tế, văn hóa và môi trường.
  • Mức 5 năm áp dụng mức thuế suất 50% cho khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Mức 4 năm áp dụng mức thuế suất 50% cho khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
  • Tham khảo:
  • Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
  • Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

Bản vẽ thiết kế là gì ? Các Loại Bản Vẽ Thiết Kế Xây Dựng

Bản vẽ thiết kế là gì ? Các Loại Bản Vẽ Thiết Kế Xây Dựng

Bản vẽ thiết kế được sử dụng để phát triển và truyền đạt ý tưởng về một thiết kế đang phát triển. Trong giai đoạn đầu, họ có thể chỉ đơn giản chứng minh cho khách hàng thấy khả năng của một nhóm thiết kế cụ thể để thực hiện thiết kế. Sau đó, chúng có thể được sử dụng để phát triển và truyền đạt tóm tắt, điều tra các trang web tiềm năng và đánh giá các tùy chọn, phát triển ý tưởng đã được phê duyệt thành một thiết kế mạch lạc và phối hợp, v.v.

Các loại bản vẽ thiết kế xây dựng

Nhiều loại bản vẽ khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình thiết kế và xây dựng các tòa nhà . Một số loại bản vẽ được sử dụng phổ biến hơn được liệt kê dưới đây, với các liên kết đến các bài viết cung cấp thêm thông tin.

Bản vẽ được xây dựng và bản vẽ ghi

Đối với các dự án xây dựng , thông thường các thay đổi sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng vì các tình huống xuất hiện thực tế . Kết quả là, thông thường các bản vẽ được xây dựng sẽ được chuẩn bị, trong quá trình xây dựng hoặc khi công trình hoàn thành, để phản ánh những gì đã thực sự được xây dựng.

Các nhà thầu nói chung sẽ đánh dấu thay đổi đối với bản vẽ tiêu chuẩn sử dụng mực đỏ, và những sau đó có thể được sử dụng bởi các chuyên gia tư vấn để tạo ra các bản vẽ kỷ lục thể hiện hoàn thành dự án .

Bản vẽ lắp ráp

Bản vẽ lắp ráp có thể được sử dụng để thể hiện các mục bao gồm nhiều hơn một thành phần . Chúng cho thấy các thành phần khớp với nhau như thế nào và có thể bao gồm, các mặt phẳng trực giao , các phần và độ cao hoặc các khung nhìn ba chiều , hiển thị các thành phần được lắp ráp hoặc một khung nhìn bùng nổ cho thấy mối quan hệ giữa các thành phần và cách chúng khớp với nhau.

Kế hoạch khối

Các kế hoạch khối thường hiển thị địa điểm của một dự án liên quan đến Bản đồ khảo sát bản đồ. Các quy ước được sử dụng để mô tả ranh giới, đường và các chi tiết khác . Tùy thuộc vào quy mô của dự án , quy mô được đề xuất là:

1: 2500

1: 1250

1: 500

Bản vẽ thành phần

Nói chung, các thành phần là ‘khép kín’ và có nguồn gốc từ một nhà cung cấp duy nhất , thường là đơn vị hoàn chỉnh được cung cấp bởi nhà cung cấp đó thay vì các bộ phận cấu thành. Bản vẽ thành phần cung cấp thông tin chi tiết về các đơn vị cá nhân . Chúng có thể được vẽ ở quy mô lớn như; 1:10, 1: 5, 1: 2, 1: 1, v.v. Chúng có thể bao gồm thông tin như kích thước thành phần , xây dựng , dung sai , v.v.

Bản vẽ khái niệm / bản phác thảo

Bản vẽ khái niệm hoặc bản phác thảo là bản vẽ , thường là tự do, được sử dụng như một cách nhanh chóng và đơn giản để khám phá những ý tưởng ban đầu cho các thiết kế. Chúng không nhằm mục đích chính xác hay dứt khoát, chỉ đơn thuần là một cách điều tra và truyền đạt các nguyên tắc thiết kế và khái niệm thẩm mỹ .

Bản vẽ thi công

Bản vẽ làm việc hoặc bản vẽ xây dựng cung cấp thông tin kích thước, đồ họa có thể được sử dụng; bởi một nhà thầu để xây dựng các công trình , hoặc bởi các nhà cung cấp để chế tạo các thành phần của công trình hoặc để lắp ráp hoặc lắp đặt các thành phần . Cùng với thông số kỹ thuật và hóa đơn số lượng hoặc lịch trình công việc , chúng tạo thành một phần của ‘ thông tin sản xuất ‘, được các nhà thiết kế chuẩn bị và chuyển cho đội xây dựng để cho phép một dự án sẽ được xây dựng.

Bản vẽ thiết kế

Bản vẽ thiết kế được sử dụng để phát triển và truyền đạt ý tưởng về một thiết kế đang phát triển. Trong giai đoạn đầu, họ có thể chỉ đơn giản chứng minh cho khách hàng thấy khả năng của một nhóm thiết kế cụ thể để thực hiện thiết kế. Sau đó, chúng có thể được sử dụng để phát triển và truyền đạt tóm tắt, điều tra các trang web tiềm năng và đánh giá các tùy chọn, phát triển ý tưởng đã được phê duyệt thành một thiết kế mạch lạc và phối hợp, v.v.

Bản vẽ chi tiết

Bản vẽ chi tiết cung cấp một mô tả chi tiết về hình dạng hình học của một phần của một đối tượng như tòa nhà , cây cầu , đường hầm , máy móc, nhà máy , v.v. Chúng có xu hướng là các bản vẽ quy mô lớn thể hiện chi tiết các phần có thể được bao gồm ít chi tiết hơn trên các bản vẽ bố trí chung .

Bản vẽ điện

Một bản vẽ điện , còn được gọi là sơ đồ hệ thống dây điện , là một loại bản vẽ kỹ thuật , cung cấp đại diện hình ảnh và thông tin liên quan đến một hệ thống điện hoặc mạch. Chúng được sử dụng để truyền đạt thiết kế kỹ thuật cho các thợ điện hoặc công nhân khác , những người sẽ sử dụng chúng để giúp lắp đặt hệ thống điện.

Độ cao

Thuật ngữ ‘ cao ‘ đề cập đến một dự báo chính tả của (hoặc đôi khi nội thất) khuôn mặt bên ngoài của một tòa nhà , đó là một hai chiều bản vẽ của tòa nhà của mặt tiền . Vì các tòa nhà hiếm khi có hình dạng hình chữ nhật đơn giản trong kế hoạch, bản vẽ độ cao là hình chiếu góc đầu tiên cho thấy tất cả các phần của tòa nhà khi nhìn từ một hướng cụ thể với phối cảnh được làm phẳng. Nói chung, độ cao được tạo ra cho bốn hướng nhìn , ví dụ: bắc, nam, đông, tây.

Mặt bằng tầng

Mặt bằng sàn là một hình thức chiếu chính tả có thể được sử dụng để hiển thị bố trí các phòng trong các tòa nhà , nhìn từ trên cao. Chúng có thể được chuẩn bị như một phần của quy trình thiết kế , hoặc để cung cấp hướng dẫn xây dựng , thường được liên kết với các bản vẽ , lịch trình và thông số kỹ thuật khác .

Bản vẽ kỹ thuật

Một bản vẽ kỹ thuật là một loại bản vẽ kỹ thuật dùng để xác định các yêu cầu về kỹ thuật sản phẩm hoặc các thành phần . Thông thường, mục đích của bản vẽ kỹ thuật là nắm bắt rõ ràng và chính xác tất cả các đặc điểm hình học của sản phẩm hoặc thành phần để nhà sản xuất hoặc kỹ sư có thể sản xuất vật phẩm cần thiết.

Bản vẽ vị trí / bản vẽ bố trí chung

Bản vẽ bố trí chung (GA, đôi khi được gọi là bản vẽ vị trí ) trình bày bố cục tổng thể của một đối tượng như tòa nhà . Tùy thuộc vào độ phức tạp của tòa nhà , điều này có thể yêu cầu một số dự đoán khác nhau , chẳng hạn như kế hoạch, phần và độ cao , và có thể được trải rộng trên một số bản vẽ khác nhau .

Bản vẽ lắp đặt

Bản vẽ lắp đặt trình bày thông tin cần thiết của các ngành nghề để cài đặt một phần của công trình . Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với việc lắp đặt phức tạp như phòng thực vật , trung tâm dữ liệu , hệ thống thông gió , sưởi ấm dưới sàn , v.v.

Sơ đồ vị trí

Một kế hoạch vị trí là một hỗ trợ tài liệu có thể được yêu cầu của một cơ quan kế hoạch như là một phần của một ứng dụng lập kế hoạch . Một kế hoạch vị trí cung cấp một minh họa về sự phát triển được đề xuất trong bối cảnh xung quanh nó .

Phối cảnh

Vẽ phối cảnh là một kỹ thuật để mô tả các khối lượng ba chiều và các mối quan hệ không gian dựa trên mức độ mắt và điểm biến mất (hoặc điểm) của người xem. Nó có thể cho một ấn tượng thực tế về một khối lượng hoặc không gian sẽ trông như thế nào trong thực tế.

Xây dựng quan điểm bản vẽ của tòa nhà là vô cùng phức tạp, nhưng đã được nhiều đơn giản thời gian gần đây bởi sự phát triển của Computer Aided Design (CAD), xây dựng mô hình thông tin (BIM) và các hình thức khác của computer-generated imagery (CGI) .

Vẽ tỷ lệ

Vẽ tỷ lệ là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả bất kỳ bản vẽ nào minh họa các mục có kích thước nhỏ hơn (hoặc hơn) kích thước thực tế của chúng. Điều này thường là cần thiết khi các vật phẩm quá lớn hoặc nhỏ đến mức không hữu ích hoặc thuận tiện để vẽ nó ở kích thước thực tế của nó.

Phần vẽ

Một bản vẽ mặt cắt cho thấy hình ảnh của một cấu trúc như thể nó đã bị cắt làm đôi hoặc cắt dọc theo một mặt phẳng tưởng tượng khác. Điều này có thể hữu ích vì nó cho tầm nhìn qua các không gian và các cấu trúc xung quanh (thường trên một mặt phẳng thẳng đứng) có thể tiết lộ mối quan hệ giữa các phần khác nhau của các tòa nhà có thể không rõ ràng trên bản vẽ mặt bằng .

Bản vẽ cửa hàng

Bản vẽ cửa hàng có thể được chuẩn bị bởi các nhà thầu , nhà thầu phụ , nhà cung cấp , nhà sản xuất hoặc nhà chế tạo. Chúng thường liên quan đến các thành phần được chế tạo sẵn , cho thấy cách chúng nên được sản xuất hoặc lắp đặt. Họ lấy bản vẽ ý định thiết kế và thông số kỹ thuật do nhóm thiết kế dự án chuẩn bị và phát triển chúng để trình bày chi tiết cách thức thành phần sẽ thực sự được sản xuất, chế tạo, lắp ráp hoặc lắp đặt.

Bản vẽ tổng thể

Bản vẽ tổng thể là một bản vẽ quy mô lớn cho thấy toàn bộ phạm vi của tổng thể dự án xây dựng cho một sự phát triển hiện tại hoặc được đề xuất . Trong hầu hết các trường hợp, bản vẽ tổng thể sẽ được soạn thảo sau một loạt các nghiên cứu và điều tra.

Bản vẽ kỹ thuật

Thuật ngữ ‘ bản vẽ kỹ thuật ‘ có ý nghĩa rất rộng, đề cập đến bất kỳ bản vẽ nào truyền đạt cách thức một cái gì đó hoạt động hoặc cách nó được xây dựng. Các bản vẽ kỹ thuật nhằm truyền đạt một ý nghĩa cụ thể, trái ngược với các bản vẽ nghệ thuật mang tính biểu cảm và có thể được diễn giải theo một số cách. Hầu hết các bản vẽ được chuẩn bị trong quá trình thiết kế và xây dựng các tòa nhà có thể được coi là bản vẽ kỹ thuật .

Mẫu Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật

Mẫu Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật

Mẫu này tuân thủ theo Luật Xây dựng, Nghị định 16/2005; 112/2006 và là phụ lục của Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng.

Download Mẫu Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật

Mật khẩu : Cuối bài viết
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007

của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

 

(Cơ quan quyết định đầu tư)

Số:    

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________

………., ngày……… tháng……… năm………

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA…….

Về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật

 xây dựng công trình ………………..

 

 

– Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

– Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Căn cứ Thông tư số… . ngày… tháng … năm …của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

– Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của (cơ quan phê duyệt)…;

Xét đề nghị của…(Cơ quan, đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo KTKT)... tại Tờ trình số.…. ngày….. ..,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

          Điều 1. Phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình.……… với các nội dung chủ yếu sau:

  1. Tên công trình:
  2. Chủ đầu tư:
  3. Tổ chức tư vấn lập BCKTKT:
  4. Chủ nhiệm lập BCKTKT:
  5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
  6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
  7. Địa điểm xây dựng:
  8. Diện tích sử dụng đất:
  9. Phương án xây dựng :
  10. Loại, cấp công trình:
  11. Thiết bị công nghệ (nếu có):
  12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
  13. Tổng mức đầu tư:

Trong đó:

– Chi phí xây dựng:

– Chi phí thiết bị:

– Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

– Chi phí khác:

– Chi phí dự phòng:

  1. Nguồn vốn đầu tư:
  2. Hình thức quản lý dự án:
  3. Thời gian thực hiện:
  4. Các nội dung khác:

 

          Điều 2. Tổ chức thực hiện.

 

          Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.

 

 

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Các cơ quan có liên quan;

– Lưu:…

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

 

 

 

Câu hỏi : thi công nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Nhật ký thi công là gì ? Pháp luật quy định như nhật ký thi công như thế nào?

Nhật ký thi công xây dựng công trình được pháp luật quy định tại Điều 10 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:

1. Nhật ký thi công xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng. Trường hợp có nhà thầu phụ tham gia thi công xây dựng thì tổng thầu hoặc nhà thầu chính thỏa thuận với nhà thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

2. Chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình.

3. Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:

a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;

b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);

c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);

d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.

4. Trường hợp chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình phát hành văn bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trên công trường thì các văn bản này được lưu giữ cùng với nhật ký thi công xây dựng công trình.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nhật ký thi công xây dựng công trình. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BXD.