Luật đầu tư công 2014 số 49/2014/QH13 mới nhất năm 2021

08/06/202161

Luật đầu tư công 2014 số 49/2014/QH13 mới nhất năm 2021 đang áp dụng, có hiệu lực thi hành quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công.

LUẬT

ĐẦU TƯ CÔNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật đầu tư công.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Điều 3. Áp dụng Luật đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Việc thực hiện chương trình, dự án đầu tư công tại nước ngoài tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Bộ, ngành và địa phương là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, bao gồm:

a) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương);

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

c) Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội;

d) Cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công.

Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý chương trình đầu tư công.

Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công.

Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Chương trình mục tiêu là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn cụ thể.

Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.

Cơ quan chủ quản là bộ, ngành và địa phương quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan của tổ chức chính trị, cơ quan của Quốc hội quản lý chương trình, dự án.

Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công là đơn vị có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công; Sở Kế hoạch và Đầu tư; phòng, ban có chức năng quản lý đầu tư công thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp.

Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.

Dự án khẩn cấp là dự án đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhằm khắc phục kịp thời sự cố thiên tai và các trường hợp bất khả kháng khác.

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công.

Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.

Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

Nợ đọng xây dựng cơ bản là giá trị khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu của dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có vốn bố trí cho phần khối lượng thực hiện đó.

Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công là xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động đầu tư công.

Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Điều 5. Lĩnh vực đầu tư công

Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.

Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư.

Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công

Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:

a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;

b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.

Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.

Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:

Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;

Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:

Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

c) Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

d) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

đ) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

b) Công nghiệp điện;

c) Khai thác dầu khí;

d) Hóa chất, phân bón, xi măng;

đ) Chế tạo máy, luyện kim;

e) Khai thác, chế biến khoáng sản;

g) Xây dựng khu nhà ở;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Thủy lợi;

c) Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

d) Kỹ thuật điện;

đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

e) Hóa dược;

g) Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h) Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

i) Bưu chính, viễn thông;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

d) Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Y tế, văn hóa, giáo dục;

b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

c) Kho tàng;

d) Du lịch, thể dục thể thao;

đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.

Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

Điều 11. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công

Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này.

Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Luật này và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp quản lý đầu tư công liên quan đến tiêu chí phân loại dự án đầu tư công hoặc xuất hiện các yếu tố quan trọng khác tác động tới tiêu chí phân loại dự án đầu tư công.

Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành.

Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cung cấp dịch vụ công.

Điều 13. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.

Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công.

Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.

Hợp tác quốc tế về đầu tư công.

Điều 14. Công khai, minh bạch trong đầu tư công

Nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công, bao gồm:

a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

b) Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;

c) Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;

d) Quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;

đ) Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;

e) Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm theo từng nguồn vốn, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;

g) Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;

h) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;

i) Tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án theo từng nguồn vốn;

k) Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công

Chi phí lập, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.

Chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư của dự án.

Chi phí lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị lập, thẩm định kế hoạch.

Chi phí theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này.

Chi phí thanh tra sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của cơ quan, đơn vị thanh tra.

Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, khuyến khích nhà tài trợ hỗ trợ tài chính để thanh toán các chi phí quy định tại Điều này.

Điều 16. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công

Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không cân đối được nguồn vốn đầu tư.

Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.

Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế hoạch, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.

Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án.

Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.

Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.

2. Tác động tích cực của Luật đầu tư công mới nhất 2021

Luật Đầu tư công quy định nhiều nội dung đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư công và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, với việc ban hành Luật Đầu tư công đã tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác trong quản lý các nguồn vốn đầu tư công

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh Luật bao quát được việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư công

Thứ ba, đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư, là nội dung đổi mới quan trọng nhất của Luật Đầu tư công; đó là điểm khởi đầu quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của chương trình, dự án theo đúng các mục tiêu, định hướng, kế hoạch, quy hoạch và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu tư, nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, góp phần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư công

Thứ tư, tăng cường và đổi mới công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn, coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định chương trình, dự án đầu tư công

Thứ năm, đổi mới mạnh mẽ công tác lập kế hoạch đầu tư; chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm

 

Thứ sáu, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công

Thứ bảy, tiếp tục đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tư công phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp

Thứ tám, với những nội dung đổi mới nêu trên, việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công góp phần quan trọng vào việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả; từ đó tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Thứ chín, với việc quy định rõ ràng, cụ thể các quy định pháp lý trong toàn bộ hoạt động đầu tư trong Luật Đầu tư công, là một bước tiến lớn trong quản lý, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước, góp phần và tạo điều kiện pháp lý để đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88
(Tư vấn miễn phí) Nguồn:  https://Banvenhadep.net