Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu

21/06/201936

Căn cứ theo Luật Thương mại năm 2005 trình tự đấu thầu bao gồm 5 bước:
– Mời thầu;
– Dự thầu;
– Mở thầu;
– Chấm thầu;
– Ký kết hợp đồng.
Mời thầu

Trước khi mời thầu thì bên chủ đầu tư phải lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ phải đảm bảo: Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu; Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu; Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định. Đồng thời bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.

 

trinh-tu-dau-thau
Dự thầu
Các nhà thầu nộp đơn dự thầu theo các gói thầu đã được quy định bởi chủ đầu tư. Các giai đoạn dự thầu một giai đoạn một gói đầu tư, một giai đoạn hai gói đầu tư, hai giai đoạn một gói đầu tư, hai giai đoạn hai gói đầu tư.
Mở thầu
Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.
Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai. Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu.
Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở.
Chấm thầu
Chấm thầu là hình thức mà chủ dự án xem xét về kỹ thuật cũng như khả năng tài chính của các nhà thầu trong hồ sơ dự thầu đã gửi về cho chủ dự án. Chủ dự án sẽ xem xét về mặt kỹ thuật trước, sau khi chọn được các nhà thầu có kỹ thuật tốt sẽ xem xét đến yếu tố tài chính của các hồ sơ dự thầu đã được chọn vào vòng trong. Nếu nhà thầu nào đưa ra được mức tài chính thấp nhất trong các hồ sơ đã được chọn thì sẽ trúng thầu.
Thông báo kết quả đấu thầu và ký kết hợp đồng
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.
Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bên trúng thầu trên cơ sở sau đây:
– Kết quả đấu thầu;
– Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
– Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
Để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.
Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.