Thuyết minh biện pháp thi công trạm bơm

30/07/2019134

Download Thuyết minh biện pháp thi công trạm bơm

Mật khẩu : Cuối bài viết

Công dụng của máy bơm

Máy bơm có rất nhiều công dụng khác nhau, phục vụ đời sống con người. Xã hội phát triển thì máy bơm càng có vai trò quan trọng. Hiện nay nó được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt.

  • Trong nông nghiệp: máy bơm được dùng rộng rãi trong các hệ thống thuý lợi đế tưới, tiêu nước cho cây trổng và cung cấp nước cho chuồng trại chăn nuôi, cho các cơ sở chế biến nông lâm sản…
  • Trong công nghiệp:
    •  Trong công nghiệp điện lực và cơ khí: Bơm để cấp nước cho lò hơi, cấp nước làm mát, cấp nhiên liệu và dầu bôi trơn, truyền thuỷ lực, điều khiển… ngay cả trong nhà máy điện nguyên tử, công nghệ chế tạo tên lửa vũ trụ cũng có dùng các loại máy bơm.
    •  Trong công nghiệp khai thác: Dùng bơm để hút dầu trong mỏ, dẫn dầu đi xa, tiêu nước ngầm, tiẽu nước mặt và dùng bơm để bấn phá vào các vách…
  • Trong xây dựng: Trong xây dựng thì máy bơm thường dể dùng cấp nước thi công, tiêu thoát nước ngầm và nước mặt, bơm nước hố móng, đào đất, đắp đất…
  • Trong sinh hoạt: Dùng máy bơm sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, thoát nước thải.

Ngoài ra máy bơm còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giao thông vận tải và quốc phòng.

Đặc điểm của trạm bơm trong nông nghiệp

  • Chủ động cho việc xây dựng công trình: Để thực hiện tưới hoặc tiêu cho nông nghiệp thì có nhiều biện pháp công trình thuỷ lợi, trong đó có trạm bơm. Các biện pháp tưới, tiêu úng, cải tạo đất thì biện pháp dùng máy bơm, xây dựng trạm bơm là bắt buộc mà không có biện pháp nào hiệu quả hơn.
  • Việc dùng máy bơm cũng như xây dựng trạm bơm có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện nào khi có nguồn nước, còn các trường hợp khác muốn xây dựng công trình đều phải có những điều kiện quyết định đầu tiên: như muốn xây hồ chứa phải có điều kiện địa hình, lưu vực, địa chất thuận lợi…
  • Chủ động về tưới tiêu: Dùng máy bơm để đưa nước lên cao với mọi lưu lượng, cột nước và thời gian theo ý muốn; còn dùng các phương pháp thuỷ lợi khác thì tính chủ động không cao (không phải lúc nào cũng có thể tưới hoặc tiêu tự cháy được và dẫn đít lưu lượng theo ý muốn)
  • Tính linh hoạt cao: Tính linh hoạt của trạm bơm là có thổ tưới tiêu kết hợp, có thể di động… do vậy có’thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.
  • Vốn đầu tư lớn: Kinh phí xây dựng trạm bơm cao vì máy móc thiết bị nhiều, phức tạp, đắt tiền, kỹ thuật xây dựng đòi hỏi cao, vật liệu xây lắp nhiẻu. Do vậy, vốn đầu tư cho việc xâv dựng trạm bơm bao giờ cũng cao hơn xây dựng các công trình thủy lợi khác có cùng hiệu ích.
  • Giá thành cấp nước cao: Giá thành cấp nước cao do phải chi phí nàng lượng điện hoặc dầu, chi phí quản lý. Do vậy trong quản lý khai thác cần phải phấn đấu giảm nhẹ chi phí để giảm giá thành cấp thoát nước.

BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

Mật khẩu : Cuối bài viết

HẠNG MỤC: TRẠM BƠM ĐIỂM A (SAU ĐIỀU CHỈNH)

 I.GIỚI THIỆU CHUNG.

Trạm bơm điểm A là trạm bơm phối kết hợp giữa Dự án nâng cấp Đô thị Hải Phòng và Dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước mưa, nước thải và Quản lý chất rắn hải Phòng. Do đó trạm bơm điểm A được điều chỉnh như sau:

1, Những phần mục giữ nguyên:

– Diện tích mặt bằng nhà trạm bơm và diện tích khu đất xây dựng trạm bơm.

– Công suất máy bơm và và công suất điện cho toàn trạm

– Hệ thống điện động lực, điều khiển, chiếu sáng và tiếp đất.

– Đường kính ổng đẩy cho các máy bơm và đường kính ống góp chung

– Cao độ đáy cống D500 (cống vào trạm bơm) của Dự án nâng cấp đô thị Hải Phòng.

– Ống đẩy chung của trạm bơm trước mắt vẫn đấu đổ ra sông Lạch Tray như thiết kế của Dự án nâng cấp đô thị Hải Phòng. Khi Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng thi công sẽ đấu nối lại để nước thải chuyển về trạm bơm chính Dư Hàng.

2, Các phần mục điều chỉnh

  • Mặt bằng tổng thể : Dịch chuyển vị trí trạm bơm để dành đất cho xây dựn trạm bơm giai đoạn 2.
  • Phần thiết kế công nghệ:

– Hố đặt máy sâu hơn trước 1.4m (trước: Cao độ đáy hố móng trạm bơm là -1.10m; nay là -2.50m).

– Bổ xung thêm 01 ống sục đường kính 100mm và phụ tùng.

– Thay đổi chiều cao lưới chắn rác (trước : Cao 4.0m; nay cao 3.25m).

– Thiết kế lại đoạn ống xả DN500 đổ ra sông Lạch Tray.

  • Phần thiết kế xây dựng:

– Kéo dài phần tường BTCT trạm bơm thêm 1.4m.

– Đổ bê tông nghèo mác M200 tạo dốc đáy trạm bơm.

– Hạ thấp sàn đặt van của trạm bơm xuống 1.6m (trước là +2.9m, nay là 1.3m)

– Bổ sung các nắp đan (phía trên trạm bơm) để phục vụ công tác tháo nắp song chắn rác và cào rác.

  • Phần thiết kế xây dựng:

– Xây dựng thêm một hố ga thu nước ghép sát vào thành trạm bơm.

  • Kết cấu trạm bơm sau khi điều chỉnh như sau:

– Trạm bơm rộng 45m2 và được chia thành 2 tầng và 1 sàn chứa máy bơm nằm ở phần tầng ngầm:

+ Tầng ngầm là kết cấu tường và sàn bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Chiều dày tường bê tông là 300mm, chiều dày sàn là 200mm. Chiều cao tầng là 6.6m.

+ Tầng nổi là kết cấu khung, sàn bê tông cốt thép toàn khối kết hợp với hệ tường xây chịu lực dày 220. Chiều cao tầng là 3.15m.

  1. VẬT LIỆU SỬ DỤNG.

1.Cốt thép:

– Thép AI( đường kính ≤ 8) Ra = 2100kg/cm2

– Thép AII( đường kính ≥10) Ra = 2700kg/cm2

– Các cáu kiện dùng thép CT3

– Cốt thép được gia công tại xưởng sau đó chở ra công trường và lắp đặt tại vị trí đã thiết kế

  1. Bê tông:

– Bê tông cột, tường, sàn mác M300

– Bê tông lót mác M100

– Vữa xi măng mác M75

– Bê tông là  bê tông thương phẩm được vận chuyển về công trường bằng xe Mix chuyên dụng.

– Vữa được trộn tại chỗ bằng máy trộn 250L

  1. Vật liệu khác:

– Cát đen

– Đá

– Đất đồi

– Cọc tre

– Xi măng bền sunfat cho kết cấu dưới cốt +3.5m ( Do phụ thuộc vào biện pháp đổ bê tông).

Các loại vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều phải được thí nghiệm đạt yêu cầu.

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG TRẠM BƠM.

  1. Thi công phần ngầm trạm bơm:

– Xác định vị trí thi công Trạm bơm, dùng  máy đào kết hợp vói thủ công đào hạ cốt mặt bằng thi công xuống cao độ +2.0m.

– Dùng máy kinh vĩ, xác định vị trí hố móng, dùng cẩu, kết hợp với búa rung, tiến hành hạ cọc cừ Larsen III dài 12 m gia cố hố móng. Cọc cừ được gia cố bằng hệ văng chống ngang H250 (2 tầng văng chống), chi tiết trong bản vẽ thi công.

– Tiến hành đào đất hố móng bằng máy đào PC200 đến hết tầm với, phần còn lại được đào bằng thủ công đến cao độ -3.4m.

– Sau khi đào đất, sửa hố móng sẽ tiến hành gia cố đáy trạm bơm bằng cọc tre, chiều dài 3m mật độ 25 cọc/m2 (đóng bằng đầm cóc).

– Rải cát và đầm chặt K95 dày 30cm.

– Đổ bê tông lót móng mác M100 dày100mm bằng thủ công

– Lắp dựng cốt thép và ván khuôn bản đáy

– Bê tông bản đáy được đổ bằng hộc kết hợp với tời hoặc cẩu.

– Sau khi bê tông đáy được 2 ngày, tiến hành tháo dỡ ván khuôn đáy và lắp dựng cốt thép và ván khuôn tường trạm bơm. Hệ ván khuôn, cột chống được làm bằng thép định hình.

– Do mặt bằng hạn chế và chiều cao tường tầng hầm quá lớn nên ta tiến hành thi công phần thân tầng hầm làm 4 đợt:

+Đợt 1: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường tới cốt từ cốt -2.5m đến

-0.5m.

+Đợt 2: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường từ cốt -0.5m đến +1.5m.

+Đợt 3: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường từ cốt +1.5m đến +3.5m.

+Đợt 4: lắp dựng cốt thép, cốp pha, và đổ bê tông tường từ cốt +3.5m đến +4.3m.

– Tại mỗi vị trí mạch ngừng đều có bản thép dày 2mm hoặc băng cách nước đặt tại tim tường chống thấm và đạt sẵn thép chờ để thi công cốp pha cho đợt sau, khi thi công đến sàn đặt máy bơm phải được đặt cốt thép chờ.

– Sau khi thi công xong các tường của trạm bơm, tiến hành thi công các sàn. Sàn đặt trạm bơm được thi công sau sàn mái của tầng ngầm.

– Thu dọn ván khuôn, cột chống khỏi tầng hầm của trạm bơm, đổ bê tông mác M200 tạo dốc mái trạm bơm.

– Do phần kết cấu ngầm của trạm bơm nằm thấp hơn cốt mực nước ngầm nên ta bố trí hệ thống rãnh thu nước ở đáy trạm bơm và đặt máy bơm nước liên tục để đảm bảo đáy trạm bơm luôn khô nước( xem bản vẽ).Tạo điều kiện thi công thuận tiện

2.2. Thi công phần nổi. (bản vẽ TC:)

– Sau khi thi công xong phần tầng ngầm, lấp cát hố móng, tháo dỡ hệ văng chống ngang sẽ tiến hành thi công phần nổi của trạm bơm.

– Các công tác: cốt thép cột dầm sàn, ván khuôn cột dầm sàn được tiến hành một cách tuần tự theo, tuân theo các tiêu chuẩn về thi công bê tông cốt thép toàn khối. Chia làm 2 đợt:

+Đợt 1: Cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông cột và xây tường chịu lực 220mm

+Đợt 2: Ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông dầm  mái

– Xây tường dày 220mm kết hợp với việc lắp khuôn cửa, lanh tô. . .

– Kết kấu mái được thi công từng bước theo đúng bản vẽ thiết kế bao gồm:

+ Thi công lớp bê tông xỉ tạo dốc 5% mác M100 bằng thủ công

+ Láng vữa mác 75 dày 25 mm

+ Lát lớp gạch lỗ chống nóng dày 150mm

+ Lát so le 2 lớp gạch lá nem

  1. Thi công phần phụ trợ của trạm bơm (bản vẽ TC:)

– Sau khi thi công xong phần kết cấu trạm bơm ta tiến hành thi công phần sân nền và tường rào của trạm bơm.

3.1 Thi công sân nền. (bản vẽ thi công)

– Tiến hành gia cố nền trạm bơm(tại cốt+2m) bằng cọc tre chiều dài 3m đóng  25 cọc/m2

– Tôn nền bằng cát vàng đầm chặt k = 0.95 dày 300mm tại cốt +2.0m bằng đầm cóc

– Tôn nền bằng đất đồi đầm chặt k = 0.95 tới cốt +3.7m.

– Thi công phần kết cấu sân nền dày 500mm tới cốt +4.2

3.2 Thi công lắp đặt đường ống UPVC D500 từ cống hộp vào trạm bơm và ống UPVC D500 từ trạm bơm ra kênh thượng lý(bản vẽ thi công)

– Đường ống xả nước là loại ống UPVC có đường kính 500mm, kéo dài từ trạm bơm ra miệng xả trên kè của sông thượng lý. Phần này được thi công cùng với quá trình thi công cống hộp An Kim Hải.

+ Gia cố nền bằng cọc tre chiều dài 3m đóng  25 cọc/m2

+ Rải lớp cát đệm dày 300mm

+ Lắp đặt đường ống UPVC D500

+ Thi công cửa xả ra sông thượng lý

+ Quá trình lấp cát hố móng và hoàn trả được tiến hành cùng với quá trình thi công cống hộp qua đường Lán Bè.

3.3. Thi công tường rào xung quanh trạm bơm. (bản vẽ TC:)

– Gia cố nền móng tường rào bằng cọc tre như trên tại cốt

– Đổ cát đầm chặt k = 0.95 dày 200mm

– Đổ bê tông lót móng tường rào mác M100 dày 100mm

– Xây móng tường rào bằng đá hộc, vữa xây mác 100 (chú ý lắp đặt hệ thống ống nhựa thoát nước D50 a1500 độ dốc 2%)

– Thi công hệ giằng móng tường rào bằng bê tông cốt thép.

– Xây tường rào xung quanh trạm bơm.

  1. Thi công lắp đặt các thiết bị

– Công tác lắp đặt thiết bị bao gồm các phần việc sau:

+ lắp đặt các thiết bị điện, nước phục vụ trạm bơm

+Lắp đặt các hệ thống đường ống, máy bơm, dầm cầu chạy … theo như bản vẽ thiết kế ( Phần này sẽ được nhà thầu lập chi tiết cụ thể và trình duyệt sau)

+Lắp đặt cửa, hệ thống bảo vệ

  1. Thi công phần hoàn thiện. (bản vẽ TC:)

– Các công tác hoàn thiện được tiến hành sau khi đã xây dựng xong phần thô của trạm bơm bao gồm các công tác chủ yếu sau:

+ Công tác trát tường trạm bơm bằng vữa xi măng mác 50 dày 20 mm

+ Công tác sơn tường trạm bơm gồm 1 lớp màu trắng và 2 lớp vàng nhạt

+ Công tác hoàn thiện tường rào, cổng trạm bơm

  1. YÊU CẦU VỀ KĨ THUẬT THI CÔNG
  2. Công tác cốt thép.

* Theo các tiêu chí kĩ thuật về thi công và nghiệm thu cốt thép

– Tẩt cả các công tác cốt thép được thi công ngay tại xưởng theo thiết kế sau đó được đưa ra lắp dựng tại các vị trí đã thiết kế

  1. Công tác cốp pha

Theo các tiêu chí kĩ thuật về thi công và nghiệm thu ván khuôn

  1. Công tác bê tông.

* Tuân theo các tiêu chí kĩ thuật bên cạnh đó cần chú ý các điểm sau :

  1. Trộn vữa bê tông:

– Bê tông được trộn bằng trạm trộn 60m3/h và được trộn theo đúng theo cấp phối đã được phê duyệt.

  1. Vận chuyển vữa bê tông:

– Bê tông được vận chuyển đến công trường bằng xe Mix chuyên dụng và được vận chuyển đến công trường một cách nhanh nhất tránh làm bê tông phân tầng và vẫn giữ được tính dễ đổ.

  1. Đổ, đầm bê tông:

– Công tác đầm phải đúng kỹ thuật, không được kéo hoặc ghì đầm vào cốt thép và đặc biệt chú ý tới các góc cạnh của kết cấu, các chi tiết chờ sao cho khi dỡ ván khuôn ra bề mặt bê tông không bị rỗ, các chi tiết chờ không bị sai lệch.

– Đầm chặt bê tông bằng máy đầm (đầm dùi, đầm bàn, ..). Đầm tới khi bê tông nổi nước bề mặt là đạt yêu cầu.

– Khi đổ không để vữa bê tông rơi tự do ở độ cao >1,5m, dùng máng tôn dẫn vữa bê tông tới chỗ cần đổ.

– Đối với tất cả các kết cấu thấp hơn cao độ +3.5m thì xi măng dùng cho bê tông là loại xi măng bền sunfat để đảm bảo bê tông không bị ăn mòn

  1. Công tác bảo dưỡng bê tông:

– Gặp thời tiết  không thuận lợi phải có biện pháp cụ thể cho từng trường hợp. Tưới nước bảo dưỡng bê tông hằng ngày bằng nước sạch. Bảo dưỡng bê tông trong 7 ngày (mỗi ngày 3 đến 5 lần bảo dưỡng) cho đến khi lấp đất hố móng thì thôi bảo dưỡng.

  1. Công tác hoàn thiện

– Công tác hoàn thiện được tiến hành theo đúng tiêu chí kỹ thuật và các quy chuẩn và quy phạm đang hiện hành

* Tất cả các công tác khi thi công cần kết hợp với các bản vẽ thiết kế.

V.TỔ CHỨC THI CÔNG TRẠM BƠM

  1. Phương pháp tổ chức thi công

– Hạng mục trạm bơm được tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự là chủ yếu, một só công tác có thể được tiến hành đông thời nếu đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và không gian mặt bằng,

  1. Tổ chức nhân lực, máy móc.

– Trạm bơm là 1 hạng mục nhỏ khối lượng thi công các công ít nên nhà thầu chỉ sử dụng 2 tổ đội hỗn hợp cho tất cả các công tác trong hạng mục. Trong quá trình thi công có kết hợp sử dụng với các loại máy thi công hợp một cách hợp lí, an toàn và hiệu quả

  1. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

– Quá trình thi công được tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

1.An toàn lao động:

Cần chú ý một số vấn đề sau:

– Trước khi thi công phải tổ chức cho cán bộ và công nhân học tập về quy trình quy phạm an toàn lao động.

– Công nhân trực tiếp thi công và công nhân phục vụ được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động: Khẩu trang, găng tay, ủng, kính bảo hộ, mũ.. . và có  chế độ bồi dưỡng độc hại tương ứng.

– Đảm bảo tuyệt đối an toàn tại và bố trí người hướng dẫn giao thông tại vị trí xe ra vào công trường.

– Đảm bảo an toàn cho các công tác dưới hố đào sâu như dùng văng chống để bảo vệ thành hố đào, có thang lên xuống an toàn, có lưới chống các vật dụng rơi xuống hố. . .

– Các công tác trên giáo cao phải có lan can bảo vệ, có dây an toàn. .  .

– Có các biển báo đặt tại các vị trí nguy hiểm để cảnh báo nguy hiểm về điện, hố sâu, máy thi công. . .

-Trên công trường luôn luôn có cán bộ phụ trách về an toàn lao động để giám  sát công tác công tác này.

  1. Vệ sinh môi trường:

– Nhà thầu sẽ bảo đảm hiện trường và các khu vực thi công trong điều kiện đủ vệ sinh. Để không ảnh hướng tới xấu tới môi trường và sinh hoạt của người dân xung quanh cụ thể như :

+ Xe chở vật tư vật liệu phải được che phủ kín đáo để tránh bụi và vương vãi

+ Nước thải và các vật liệu thải được đổ đúng chỗ

+ Có biện pháp vệ sinh tiếng ồn như che chắn, quy định giờ thi công bằng máy

+ . . .

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : xây dựng nhà xưởng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88
(Tư vấn miễn phí) Nguồn:  https://Banvenhadep.net


Thẻ : biện pháp thi công biện pháp thi công trạm bơm trạm bơm