Thủ tục thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng
15/04/2020147
Thủ tục này thực hiện đối với dự án có kết nối hạ tầng kỹ thuật với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài khu vực dự án
- Các nội dung đấu nối bao gồm:
- Đấu nối hệ thống cấp nước
- Đấu nối hệ thống thoát nước
- Đấu nối hệ thống cấp điện
- Đấu nối công trình ngầm đô thị
- Đấu nối giao thông
Việc đấu nối từng hạng mục cụ thể, từng địa phương cụ thể sẽ có hướng dẫn sau đây Hồ sơ xây dựng xin đưa ra quy trình cụ thể ở một số đơn vị cụ thể từ đó để bạn tìm hiểu và là căn cứ để triển khai cho dự án đầu tư của mình
Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021
Hướng dẫn công tác thỏa thuận đấu nối thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Hướng dẫn công tác thỏa thuận đấu nối thoát nước trên địa bàn thành phố
Thời gian qua, công tác quản lý thoát nước trên địa bàn thành phố nói chung và quản lý đấu nối thoát nước nói riêng cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong bối cảnh triển khai việc phân cấp quản lý thoát nước theo Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND thành phố, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý thoát nước và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến môi trường, xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, khách sạn, nhà hàng,… Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện công tác thỏa thuận đấu nối thoát nước như sau:
I. THỦ TỤC THỎA THUẬN ĐẤU NỐI THOÁT NƯỚC THẢI
1. Công tác thỏa thuận đấu nối thoát nước thải
– Thủ tục thỏa thuận đấu nối thoát nước thải áp dụng đối với công trình không phải là nhà ở riêng lẻ (nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện,…).
– Việc thỏa thuận đấu nối thoát nước thải phải được thực hiện trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Trường hợp chủ đầu tư dự án có nhu cầu thỏa thuận đấu nối trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế công trình, đề nghị chủ đầu tư gửi văn bản đến đơn vị thoát nước (hiện nay là Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải) để được xem xét, giải quyết.
– Việc thỏa thuận đấu nối thoát nước chỉ thực hiện đối với nước thải (không thực hiện thỏa thuận đấu nối đối với nước mưa theo Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 27/12/2018).
* Lưu ý: Việc đấu nối thoát nước thải và nước mưa của nhà ở riêng lẻ được thực hiện, kiểm tra và quản lý dựa trên Quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt; các quy định, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thoát nước hiện hành và Giấy phép xây dựng công trình.
2. Vị trí thỏa thuận đấu nối thoát nước thải
a) Đối với khu vực có hệ thống thu gom nước thải (thoát nước chung)
– Khu vực có mương thoát nước thải sau nhà:
+ Nhà ở riêng lẻ: Nước thải đấu nối vào mương thoát nước thải sau nhà.
+ Đối với dự án, công trình khác (nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh,…): Trường hợp nước thải phát sinh từ hoạt động của công trình có lưu lượng lớn thì cho phép đấu nối nước thải vào mương thoát nước dọc đường trước nhà hoặc bên kia đường nhưng phải đảm bảo tách riêng hoàn toàn với nước mưa và được thể hiện rõ trong hồ sơ cấp phép xây dựng; đồng thời, nước thải trước khi đấu nối phải xử lý đảm bảo đạt yêu cầu về môi trường theo quy định hiện hành.
– Khu vực không có mương thoát nước thải sau nhà:
Tất cả các hộ thoát nước đấu nối nước thải vào mương thoát nước dọc đường trước nhà hoặc bên kia đường.
b) Đối với khu vực đã và đang triển khai hạng mục thoát nước riêng hoàn toàn (như Mỹ An, Mỹ Khê,..)
Xem thêm: Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Thực hiện theo Quy định quản lý đấu nối nước thải của dự án hoặc khu vực; nguyên tắc nước thải của công trình, dự án phải đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải riêng tại khu vực.
c) Đối với khu vực ven biển
– Sở Xây dựng sẽ tham mưu UBND thành phố ban hành Quy chế quản lý đặc thù cho khu vực này (về quy hoạch, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật,…), trong đó có quy định về thỏa thuận đấu nối thoát nước thải.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
– Trước mắt, tiếp tục thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố (các dự án nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng,… nước thải phải được xử lý đạt yêu cầu Cột A – QCVN 14:2008/BTNMT trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố) tại Thông báo số 35/TB-UBND ngày 30/3/2018.
d) Đối với khu vực chưa có hệ thống thu gom nước thải
Các hộ thoát nước được miễn thỏa thuận đấu nối thoát nước. Tuy nhiên, các hộ thoát nước phải có giải pháp xả nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm thiểu ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.
3. Yêu cầu đối với thủ tục thỏa thuận đấu nối thoát nước thải
Yêu cầu đơn vị thoát nước (hiện nay là Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải) trong quá trình thỏa thuận đấu nối cần thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4320/SXD-HTKT ngày 07/6/2019 của Sở Xây dựng, cụ thể:
– Công trình phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận) theo quy định, trong đó phải có biện pháp thi công hố móng công trình (nếu có), giải pháp thu gom xử lý nước thải phát sinh trong quá trình vận hành, khai thác.
Xem thêm: Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Trường hợp Chủ đầu tư không cung cấp được các hồ sơ môi trường nêu trên thì tiến hành lập Biên bản chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện xử phạt theo quy định.
– Công trình phải có Giấy phép xây dựng và bản vẽ thoát nước tầng trệt hoặc tầng hầm, trong đó thể hiện quy trình xử lý nước thải, vị trí đấu nối thoát nước (có đóng dấu Cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền).
– Kết quả kiểm tra thực tế công trình (kèm theo Biên bản ghi nhận thực tế phù hợp với 02 nội dung nêu trên).
4. Việc đấu nối thoát nước mưa, xử lý nước ngầm trong thi công xây dựng công trình
– Hệ thống thoát nước mưa của công trình được đấu nối vào mương dọc đường trước nhà. Trường hợp không có mương trước nhà (mặt đường nghiêng một mái và bố trí mương thoát nước một bên) thì cho phép nước mưa chảy tràn vỉa hè hoặc đường thoát hiểm sau nhà.
– Việc đấu nối thoát nước mưa của công trình được thực hiện và kiểm tra dựa trên Giấy phép xây dựng công trình (việc thiết kế, cấp phép xây dựng hoặc phê duyệt dựa trên Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế hệ thống thoát nước trong và ngoài công trình).
– Không cho phép đấu nối nước mưa vào mương thoát nước thải sau nhà hoặc hệ thống thoát nước thải riêng làm quá tải hệ thống thu gom nước thải.
– Việc xử lý nước ngầm đối với các công trình khu vực ven biển đang thi công xây dựng thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố tại Công văn số 3646/UBND-SXD ngày 17/5/2018.
II. TRÌNH TỰ THỎA THUẬN ĐẤU NỐI THOÁT NƯỚC
- Quy tình thực hiện công tác thỏa thuận đấu nối thoát nước
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thỏa thuận đấu nối thoát nước, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (hoặc đơn vị thoát nước) tiến hành thực hiện 03 bước như sau:
– Kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định, kiểm tra thực tế hiện trường (xác định có vi phạm hay không, thành phần hồ sơ đầy đủ hay chưa, so sánh với với thực tế hiện trường…).
– Lập Biên bản làm việc ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ và thực tế hiện trường.
– Có văn bản trả lời cho hộ thoát nước, đồng ý thỏa thuận đấu nối thoát nước hoặc đề nghị bổ sung, điều chỉnh hồ sơ theo kết quả Biên bản làm việc nêu trên.
2. Thành phần hồ sơ đề nghị thỏa thuận đấu nối thoát nước:
– Đối với công trình được cấp phép xây dựng sau ngày ban hành Công văn số 4320/SXD-HTKT ngày 07/6/2019: Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 4320/SXD-HTKT ngày 07/6/2019.
– Đối với công trình được cấp phép xây dựng trước ngày ban hành Công văn số 4320/SXD-HTKT ngày 07/6/2019:
Trong trường hợp trong hồ sơ cấp phép xây dựng không có bản vẽ thoát nước tầng trệt hoặc tầng hầm thể hiện quy trình xử lý nước thải, vị trí đấu nối thoát nước (có đóng dấu Cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền):
– Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (hoặc đơn vị thoát nước) căn cứ trên hồ sơ pháp lý của công trình do hộ thoát nước cung cấp, hướng dẫn hộ thoát nước lập hồ sơ đấu nối thoát nước (không bắt buộc phải thuê đơn vị tư vấn).
– Hồ sơ đấu nối thoát nước thể hiện tối thiểu các nội dung sau: Mặt bằng sơ đồ thoát nước, xử lý nước thải, vị trí đấu nối thoát nước, cao trình, khẩu độ cống đấu nối để xem xét, thỏa thuận đấu nối thoát nước theo quy định.
– Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (hoặc đơn vị thoát nước) phải đóng dấu treo trên bản vẽ hồ sơ đấu nối thoát nước.
III. CÔNG TÁC HẬU KIỂM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Căn cứ để kiểm tra việc đấu nối thoát nước
– Khi công trình đang thi công xây dựng: Giấp phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (cơ sở tối thiểu).
– Sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường), Giấp phép xây dựng (hoặc Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công), Thỏa thuận đấu nối thoát nước.
2. Nội dung kiểm tra đấu nối thoát nước
Kiểm tra bao gồm cả đấu nối nước mưa và đấu nối nước thải.
3. Phát hiện, thông tin và xử lý vi phạm về thoát nước, vệ sinh môi trường liên quan đến thoát nước
Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 6375/SXD-HTKT ngày 20/8/2019 của Sở Xây dựng, cụ thể:
a) Việc phát hiện, thông tin vi phạm về thoát nước, môi trường liên quan đến thoát nước
– Đối với công trình đang thi công (liên quan đến hành vi xả nước ngầm thi công hố móng công trình vào hệ thống thoát nước):
Đội Quy tắc đô thị của UBND các quận, huyện; Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải theo phân cấp quản lý có trách nhiệm phát hiện, tiến hành lập Biên bản, báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý thoát nước.
– Đối với công trình đã đưa vào vận hành, khai thác (liên quan đến thực hiện đảm bảo môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường):
+ Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường phát hiện, tiến hành lập Biên bản, báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Đội Quy tắc đô thị của UBND các quận, huyện phát hiện, tiến hành lập Biên bản, báo cáo về UBND các quận, huyện.
– Đối với các vi phạm hệ thống thoát nước:
Cá nhân, đơn vị phát hiện hoặc được phản ánh thông tin kịp thời gửi thông tin đến Sở Xây dựng (thông qua Thanh tra Sở) hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý để xử lý theo quy định.
– Thời hạn thông tin: Chậm nhất 02 giờ kể từ khi phát hiện hoặc có thông tin.
b) Về thẩm quyền xử lý vi phạm về thoát nước, môi trường
Các đơn vị ngay sau khi phát hiện vi phạm về môi trường, thoát nước liên quan đến môi trường phải thực hiện ngay biện pháp dừng việc xả nước vào hệ thống thoát nước. Trường hợp Chủ đầu tư không hợp tác, chấp hành thì báo ngay cho UBND phường nơi xây dựng công trình để được hỗ trợ, xử lý.
– Đối với công trình đang thi công:
+ Công trình không có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường:
* Thanh tra Sở Xây dựng hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý thoát nước xử phạt theo quy định về quản lý đấu nối thoát nước.
* Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý môi trường xử phạt theo quy định về bảo vệ môi trường.
+ Công trình có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng vi phạm quy định:
Xem thêm: Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý môi trường xử phạt theo quy định về bảo vệ môi trường.
– Đối với công trình đã đưa vào vận hành, khai thác:
+ Thanh tra Sở Xây dựng hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý thoát nước xử phạt theo quy định về quản lý đấu nối thoát nước.
+ Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện theo phân cấp quản lý môi trường xử phạt theo quy định về bảo vệ môi trường.
c) Công khai thông tin phục vụ quản lý, kiểm tra và xử lý
Các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm công khai thông tin theo quy định để có cơ sở phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả, cụ thể:
– Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện có trách nhiệm công khai danh sách các dự án, công trình đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải có trách nhiệm công khai danh sách các dự án, công trình đã được thỏa thuận đấu nối thoát nước.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC
1. Các trường hợp vi phạm về đấu nối thoát nước thì Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (hoặc đơn vị thoát nước) thông báo ngay cho Thanh tra Sở Xây dựng hoặc UBND các quận, huyện (theo phân cấp quản lý thoát nước) để xử lý hành chính theo quy định.
2. Một số nội dung Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải (hoặc đơn vị thoát nước) cần lưu ý trong quá trình thực hiện thỏa thuận đấu nối thoát nước:
– Không thực hiện thỏa thuận đấu nối thoát nước cho các dự án khu đô thị (bao gồm cả nước mưa và nước thải).
– Kiểm tra kỹ mặt bằng thoát nước công trình, không cho phép nhập chung nước thải vào nước mưa trước khi đấu nối thoát nước mưa của công trình.
– Không quy định thời gian thực hiện thi công đấu nối thoát nước trong văn bản thỏa thuận đấu nối (Thời hạn thi công đấu nối thoát nước được thể hiện trong Giấy phép thi công do đơn vị quản lý đường bộ quy định)./.
Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88
(Tư vấn miễn phí) Nguồn: https://Banvenhadep.net
- Các căn cứ chứng minh năng lực tài chính của nhà thầu
- Quy định về quy trình giám sát thi công xây dựng công trình
- Quyết định thành lập công ty là gì ?
- Kinh nghiệm làm hồ sơ hoàn công xây dựng công trình
- Hướng dẫn tải tài liệu 6
- Hướng dẫn tải tài liệu 62