Các bước để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh
21/06/2019111
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình có thể chia thành ba giai đoạn thực hiện: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư. Trình tự thực hiện dự án theo các quy định hiện nay cụ thể như sau:
Download Các bước để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh
Mật khẩu : Cuối bài viết
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư:
– Sau khi có ý tưởng đầu tư, Chủ đầu tư cần nghiên cứu thị trường, năng lực đầu tư, khả năng huy động các nguồn lực (vốn, tài sản, công nghệ…) và lựa chọn địa điểm đầu tư trong đó có địa điểm xây dựng công trình.
– Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư:
+ Các dự án quan trọng quốc gia chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
+ Các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
+ Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư.
– Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt thì chuyển sang lập dự án đầu tư.
– Đối với các dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Một số dự án đầu tư xây dựng công trình không cần lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư
– Triển khai thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);
– Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
– Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
– Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
– Thi công xây dựng công trình;
– Giám sát thi công xây dựng;
– Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;
– Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
2.1. Giao đất/ thuê đất: Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa.
2.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi).
2.4. Khảo sát xây dựng (có thể chia 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế).
- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD);
- Lựa chọn nhà thầu KSXD;
- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD;
- Thực hiện khảo sát xây dựng;
- Giám sát công tác khảo sát xây dựng;
- Khảo sát bổ sung (nếu có);
- Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
- Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
2.5. Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:
- Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật);
- Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án);
- Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).
2.6. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:
- Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có);
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
- Thiết kế xây dựng công trình;
- Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định;
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
- Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
- Thay đổi thiết kế (nếu có);
- Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;
- Giám sát tác giả.
2.7. Giấy phép xây dựng.
2.8. Đấu thầu xây dựng:
- Lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án);
- Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
2.9. Thi công xây dựng công trình:
- Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Chọn nhà thầu giám sát thi công;
- Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
2.10. Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư).
2.11. Thực hiện thi công xây dựng công trình:
- Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng…;
- Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);
- Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành;
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
2.12. Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.
2.13. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng
– Nghiệm thu bàn giao công trình.
– Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
– Đưa công trình vào sử dụng.
– Bảo hành công trình.
– Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
– Bàn giao cho sản xuất kinh doanh, vận hành dự án.
Xem sơ đồ giai đoạn thi công và kết thúc dự án đầu tư
Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể, những yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng về kỹ thuật có thể thực hiện đúng trình tự hoặc kết hợp đồng thời các nội dung công việc của các giai đoạn thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng.
Một số văn bản bạn cần thu thập khi bắt đầu:
– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
– Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
– Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
– Nghị định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16
– Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
– Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99
– Nghị định số 111/2006/N Đ-CP ngày 29/06/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu theo luật Xây dựng.
Trên đây là toàn bộ các bước để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có được những tin tức hữu ích, góc nhìn toàn diện khi đang muốn thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể trên cả nhước nắm được quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện và các quy định có liên quan giúp có thể hoàn thành được việc lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng và và thực hiện được hiệu quả nhất.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : đơn giá thi công nhà xưởng
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88
(Tư vấn miễn phí) Nguồn: https://Banvenhadep.net
- Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án
- Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Giấy phép đầu tư là gì?
- Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?